Quản Lý Khai Thuế Giá Trị Gia Tăng Bằng Phương Thức Điện Tử Với Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Tại Cục Thuế Tỉnh Ninh Bình.docx

117 3 0
Quản Lý Khai Thuế Giá Trị Gia Tăng Bằng Phương Thức Điện Tử Với Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Tại Cục Thuế Tỉnh Ninh Bình.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuế giá trị gia tăng với vai trò tác đôṇg điều tiết thu nhâp̣ của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa chiụ thuế giá trị gia tăng (GTGT) cũng như là khoản thu quan trọng của NSNN nên thuế GTGT có vai trò rất lớn. Tỷ trọng thu từ thuế GTGT (trừ hoàn) chiếm 24,4% trong tổng thu NSNN giai đoạn 2011 – 2020. Quản lý kê khai thuế giá trị gia tăng là khâu đầu tiên trong hệ thống quản lý thuế giá trị gia tăng và là khâu chiếm nhiều thủ tục nhất trong bộ thủ tục hành chính thuế. Quản lý kê khai thuế giá trị gia tăng có chức năng tiếp nhận, xử lý thông tin từ người nộp thuế và cung cấp thông tin cho các chức năng tiếp theo. Do vậy, Việc thực hiện tốt chức năng quản lý kê khai thuế giá trị gia tăng không chỉ có ý nghĩa trong việc nâng cao ý thức và tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính thuế mà còn là cơ sở để cơ quan thuế thực hiện tốt các chức năng tiếp theo trong chu trình quản lý thuế giá trị gia tăng: quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế; thanh tra, kiểm tra thuế. Trong tiến trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý khai thuế gia tăng là công tác rất được chú trọng. Khai thuế giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cá nhân và tổ chức nộp thuế. Đối với doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đi lại, in ấn do không phải đến trực tiếp cơ quan thuế để nộp hồ sơ. Đối với ngành Thuế, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, việc khai thuế giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử hạn chế tình trạng quá tải vào thời điểm khai thuế, thuận lợi trong quá trình lưu trữ dữ liệu của người nộp thuế. Cục Thuế tỉnh Ninh Bình triển khai thực hiện khai thuế bằng phương thức điện tử theo chỉ thị 01/2015/CT-UBND ngày 22/5/2015. Thành công của ngành thuế Ninh Bình có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn thu thuế GTGT của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD) trên địa bàn do Ninh Bình là địa phương có sự đầu tư mạnh mẽ trong xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, các cụm kinh tế cũng như các khu đô thị và bộ mặt nông thôn mới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý thuế GTGT bằng phương thức điện tử đối với các doanh nghiệp NQD vẫn còn những bất cập cần phải được nghiên cứu, mổ xẻ và phân tích một cách nghiêm túc đó là: về chính sách có nhiều thay đổi, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng trong khi nguồn nhân lực, vật lực có hạn nên thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải vào thời điểm doanh nghiệp kê khai thuế, người gửi tờ khai chậm, chi phí khi sử dụng dịch vụ vẫn còn cao, lỗi khi nhận tờ khai điện tử vào hệ thống quản lý thuế, đôi lúc hệ thống bị lỗi không gửi được tờ khai thuế, một số doanh nghiệp vẫn kiên quyết giữ phương thức kê khai thuế truyền thống. Những bất cập ấy nếu không được giải quyết một cách thấu đáo sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tính minh bạch của quản lý thuế đặc biệt là quản lý khai thuế cũng như làm giảm lòng tin và tính tự giác của người khai thuế. Xuất phát từ thực tế trên, học viên chọn đề tài: “Quản lý khai thuế giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình” 2. Tổng quan nghiên cứu Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, học viên đã có cơ hội tiếp cận, tham khảo một số công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài như sau: Phạm Thị Mai (2016) với nghiên cứu “Nghiên cứu hiệu quả quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Cục thuế Ninh Bình”, luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu này tác giả đã làm rõ những cơ sở lý luận về thuế GTGT và quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp. Tác giả nghiên cứu và tiếp cận theo các nội dung như đăng ký thuế, quản lý kê khai và nộp thuế, xử lý hoàn thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế GTGT, công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT và công tác thanh ra kiểm tra thuế GTGT. Trên cơ sở thực trạng hiệu quả quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế Ninh Bình, đề xuất thêm những giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế Ninh Bình. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2016) với đề tài nghiên cứu “ Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại văn phòng Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên”, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Đối với nghiên cứu này tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tễn về quản lý kê khai thuế và ứng dụng CNTT trong quản lý kê khai thuế, phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại văn phòng Cục thuế tinh Thái Nguyên. Từ đó, đề xuất một số giải pháp về nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý kê khai thuế tại văn phòng Cục thuế tinh Thái Nguyên. Trương Thị Phương Thảo (2017) “Quản lý kê khai qua mạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia. Trpng bài viết này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý kê khai thuế qua mạng, phân tích tình hình thực tiễn và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhờ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trịnh Thị Hải Yến (2018) với nghiên cứu “Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình” luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuế và thuế GTGT đối với các DNNQD, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình giai đoan 2015-2017, đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. Nguyễn Đình Anh Tú (2019) “Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Chi cục Thuế huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.Trong bài viết này, tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận cơ bản về công tác quản lý thuế GTGT, đặc biệt đi sâu về công tác quản lý thuế GTGT đối với đối tượng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chỉ ra những khó khăn khi quản lý thuế GTGT với nhóm đối tượng nộp thuế này. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất năm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn; Lê Thái Hà Giang (2020) cùng nghiên cứu “Quản lý kê khai thuế của Chi cục Thuế khu vực Bắc Vinh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyên Nghi Lôc, tỉnh Nghệ An” luận văn thạc sĩ khoa học quản lý Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn này được tác giả xây dựng khung nghiên cứu về quản lý kê khai thuế, phản ánh được thực trạng công tác Quản lý kê khai thuế của Chi cục Thuế khu vực Bắc Vinh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyên Nghi Lôc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý kê khai thuế của Chi cục Thuế khu vực Bắc Vinh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2025. Các nghiên cứu đã chỉ ra được những hạn chế, và nêu được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế, thu thuế, khai thuế GTGT. Các đề tài, bài viết và công trình nghiên cứu trên đã khái quát một số nội dung cơ bản của công tác thuế cũng như các quy trình quản lý thuế, tập trung nghiên cứu việc xây dựng và ban hành luật thuế, tổ chức thực hiện các luật thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế và đưa ra hệ thống các nhóm giải pháp nghiên cứu hoàn thiện hệ thống luật pháp về thuế nhưng chưa đề cập sâu và có hệ thống đến công tác khai thuế GTGT bằng phương thức điện tử đặc biệt đối với đối tượng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặc dù, nghiên cứu về công tác quản lý thuế GTGT ở Ninh Bình đã được thực hiện bởi Phạm Thị Mai (2016) nhưng nghiên cứu ở khía cạnh hiệu quả quản lý thu thuế GTGT. Do vậy, nghiên cứu của tác giả về “Quản lý khai thuế giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Ninh Bình” sẽ lấp đầy khoảng trống nghiên cứu. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài hướng tới những mục tiêu cơ bản sau: - Xây dựng được khung nghiên cứu về quản lý khai thuế giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử. - Phản ánh được thực trạng công tác quản lý kê khai thuế GTGT bằng phương thức điện tử đối với các DN NQD tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình quản lý giai đoạn 2017-2021, xác định được điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý kê khai thuế GTGT bằng phương thức điện tử đối với các DN NQD tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình quản lý giai đoạn 2017-2021 - Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thuế GTGT bằng phương thức điện tử tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý khai thuế GTGT bằng phương thức điện tử đối với doanh nghiệp NQD tại cục thuế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý khai thuế GTGT bằng phương thức điện tử đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo quy trình quản lý khai thuế với những nội dung cơ bản sau: Bộ máy quản lý khai thuế GTGT bằng phương thức điện tử; Quản lý tình trạng khai thuế GTGT; Xử lý hồ sơ khai thuế GTGT, Xử lý vi phạm về việc nộp hồ sơ khai thuế GTGT. Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Cục thuế tỉnh Ninh Bình dưới góc độ Cục Thuế tỉnh Ninh Bình quản lý trực tiếp khai thuế đối với NNT. Phạm vi thời gian: Để phục vụ nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ năm 2017 đến năm 2021; điều tra thực tế bằng bảng hỏi vào tháng 7/2022; đề xuất giải pháp đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Khung nghiên cứu Đề tài được thực hiện theo khung nghiên cứu thể hiện tại hình 1.1 5.2. Quy trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu luận văn, dự kiến áp dụng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng theo các bước sau: Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận để xác định khung nghiên cứu về quản lý khai thuế GTGT bằng phương thức điện tử đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế. Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các báo cáo, thống kê của Cục thuế tỉnh Ninh Bình, Cục thống kê tỉnh Ninh Bình để phân tích thực trạng quản lý khai thuế GTGT bằng phương thức điện tử đối với doanh nghiệp NQD của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017-2021. Các phương pháp thực hiện chủ yếu là phương pháp thống kê, so sánh số liệu qua các năm. Bước 3: Tiến hành điều tra khảo sát bằng bảng hỏi để có thêm cơ sở phân tích thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thuế Giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử đối với doanh nghiệp NQD của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình. Phương thức là sử dụng bảng hỏi để thu thập ý kiến. Nội dung điều tra: Bộ máy quản lý khai thuế GTGT bằng phương thức điện tử; Quản lý tình trạng khai thuế GTGT; Xử lý hồ sơ khai thuế GTGT, Xử lý vi phạm về việc nộp hồ sơ khai thuế GTGT. Đối tượng điều tra: Học viên sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để thực hiện khảo sát. Hiện tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình có 558 doanh nghiệp NQD đang hoạt động. Vì vậy để lấy mẫu với kích thước 100 doanh nghiệp, tác giả chọn ngẫu nhiên với bước nhảy k = 5. Trên cơ sở danh sách các doanh nghiệp NQD hoạt động được Cục Thuế tỉnh Ninh Bình quản lý, tác giả thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên với bước nhảy k = 5, nghĩa là cứ cách 5 doanh nghiệp thì chọn 1 doanh nghiệp vào mẫu. Số phiếu phát ra là 100, số phiếu thu về là 82, số phiếu hợp lệ là 78. Trong phân tích để xác định ý kiến phản hồi người người tham gia trả lời câu hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thước đo 5 bậc sẽ phân tích thông qua sử dụng tần suất và số phần trăm (%), và để phân tích diễn đạt số liệu rõ ràng, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert. Bước 4: Phân tích thực trạng tác quản lý khai thuế Giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử đối với doanh nghiệp NQD của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình nhằm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu; xác định các điểm mạnh, hạn chế của công tác quản khai thuế GTGT bằng phương thức điện tử đối với doanh nghiệp NQD của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình. Phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế công tác này. Phương pháp phân tích dựa trên các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thuế GTGT bằng phương thức điện tử. Bước 5: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý khai thuế GTGT bằng phương thức điện tử đối với doanh nghiệp NQD của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đến 2025. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương, cụ thể như sau: Tên chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý khai thuế giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế. Tên chương 2: Phân tích thực trạng quản lý khai thuế giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017-2021 Tên chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý khai thuế giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đến 2025.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  NGUYỄN THỊ LAN ANH QUẢN LÝ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG BẰNG PHƯƠNG THỨC ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  NGUYỄN THỊ LAN ANH QUẢN LÝ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG BẰNG PHƯƠNG THỨC ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế sách Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN Hà Nội-2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi đọc hiểu hành vi vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân nghiên cứu tự thực không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường tính trung thực lời cam đoan Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan Anh LỜI CẢM ƠN Luận văn kết trình học tập, nghiên cứu nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm q trình cơng tác thực tiễn nỗ lực cố gắng thân Em xin trân trọng cảm ơn thầy, cô Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Phòng Đào tạo sau Đại học động viên tạo điều kiện để tơi yên tâm với công việc nghiên cứu Hơn hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền - người hướng dẫn, bảo tận tình, động viên em suốt trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán công nhân viên Sở, Ban ngành gồm: Các phòng, ban chức Cục thuế tỉnh Ninh Bình, Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Ninh Bình … hỗ trợ cung cấp tài liệu để em có sở thực tiễn bổ sung vào viết Mặc dù cố gắng hoàn thành nội dung nghiên cứu tất lực nhiệt tình thân, nhiên Luận văn khơng thể tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận ý kiến đóng góp quý báu thầy, đồng nghiệp để em hồn thiện luận văn Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG BẰNG PHƯƠNG THỨC ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ 1.1 Thuế giá trị gia tăng khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh 1.1.1 Thuế giá trị gia tăng .8 1.1.2 Khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh 11 1.2 Quản lý khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh Cục Thuế 15 1.2.1 Khái niệm mục tiêu quản lý khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh cục thuế 15 1.2.2 Bộ máy quản lý khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh Cục Thuế 19 1.2.3 Quy trình quản lý khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh Cục Thuế 22 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý khai thuế doanh nghiệp quốc doanh Cục Thuế .29 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG BẰNG PHƯƠNG THỨC ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 – 2021 33 2.1 Cục Thuế tỉnh Ninh Bình .33 2.1.1 Lịch sử hình thành 33 2.1.2 Chức nhiệm vụ Cục Thuế tỉnh Ninh Bình 34 2.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân lực Cục Thuế tỉnh Ninh Bình 36 2.2 Doanh nghiệp quốc doanh khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh Cục Thuế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017 - 2021 41 2.2.1 Doanh nghiệp quốc doanh khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử Cục Thuế tỉnh Ninh Bình .41 2.2.2 Khai thuế GTGT phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh Cục Thuế tỉnh Ninh Bình 44 2.3 Thực trạng quản lý khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh Cục Thuế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017 - 2021 47 2.3.1 Bộ máy quản lý khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh .47 2.3.2 Quản lý tình trạng khai thuế giá trị gia tăng 53 2.3.3 Xử lý hồ sơ khai thuế 55 2.3.4 Xử lý vi phạm việc nộp hồ sơ khai thuế 60 2.4 Đánh giá quản lý khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp ngồi quốc doanh Cục Thuế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017 – 2021.63 2.4.1 Đánh giá việc thực mục tiêu quản lý khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh 63 2.4.2 Điểm mạnh quản lý khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh .66 2.4.3 Hạn chế quản lý khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh 67 2.4.4 Nguyên nhân hạn chế 69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG BẰNG PHƯƠNG THỨC ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGỒI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ TỈNH NINH BÌNH ĐẾN 2025 73 3.1 Định hướng hoàn thiện quản lý khai thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp quốc doanh Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đến 2025 73 3.1.1 Mục tiêu quản lý khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh đến 2025 73 3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh đến 2025 74 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý khai thuế gía trị gia tăng doanh nghiệp quốc doanh Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đến 2025 76 3.2.1 Hồn thiện máy quản lý khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh .76 3.2.2 Hồn thiện quản lý tình trạng kê khai thuế người nộp thuế 78 3.2.3 Hoàn thiện xử lý hồ sơ khai thuế 79 3.2.4 Hoàn thiện xử lý vi phạm việc nộp hồ sơ khai thuế 80 3.2.5 Một số giải pháp khác 80 3.3 Một số kiến nghị để thực có hiệu cơng tác quản lý kê khai thuế giá trị gia tăng phương thức điện tử doanh nghiệp quốc doanh Cục Thuế tỉnh Ninh Bình 81 3.3.1 Kiến nghị với Tổng cục Thuế Bộ Tài 81 3.3.2 Kiến nghị với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình 82 3.3.3 Kiến nghị với doanh nghiệp quốc doanh .83 KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN GTGT HTKK KK-KTT KTQM NNT NQD NSNN TCT TMS TNHH Doanh nghiệp Giá trị gia tăng Hỗ trợ kê khai Kê khai Kế toán thuế Khai thuế phương thức điện tử Người nộp thuế Ngoài quốc doanh Ngân sách nhà nước Tổng cục thuế Phần mềm quản lý thuế tập trung Trách nhiệm hữu hạn

Ngày đăng: 24/07/2023, 12:02

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan