1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả khả năng phân tích tài chính tại công ty cổ phần may hưng yên

61 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Khả Năng Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần May Hưng Yên
Tác giả Bùi Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn PGS. Mai Siêu
Trường học Công Ty Cổ Phần May Hưng Yên
Chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2005
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 67,43 KB

Cấu trúc

  • Chương I:......................................................................................................2 (4)
    • 1.1 Sự cần thiết của phân tích tài chính tài chính doanh nghiệp (4)
      • 1.1.1 Hoạt động tài chính doanh nghiệp (4)
      • 1.1.2 Tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp (5)
    • 1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp (6)
      • 1.2.1 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp (6)
      • 1.2.2 Trình tự các bước tiến hành phân tích tài chính (7)
        • 1.2.2.1 Thu thập thông tin (7)
        • 1.2.2.2 Xử lý thông tin (7)
        • 1.2.2.3 Dự đoán và ra quyết định (8)
      • 1.2.3 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp (8)
        • 1.2.3.1 Thông tin bên trong doanh nghiệp (8)
        • 1.2.3.2 Thông tin sử dụng bên ngoài doanh nghiệp (12)
      • 1.2.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp (13)
        • 1.2.4.1 Phương pháp so sánh (13)
        • 1.2.4.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ (14)
        • 1.2.4.3 Phương pháp Dupont (14)
      • 1.2.5 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp (16)
        • 1.2.5.1 Phân tích các chỉ tiêu nguồn vốn bao gồm (16)
        • 1.2.5.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính (19)
    • 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích tài chính doanh nghiệp (24)
      • 1.3.1 Các nhân tố chủ quan (24)
      • 1.3.2 Các nhân tố khách quan (25)
  • Chương II....................................................................................................26 (27)
    • 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần may (27)
      • 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần may Hưng Yên (27)
      • 2.1.2 Đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Hưng Yên (27)
      • 2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty (28)
        • 2.1.3.1 Bộ máy tổ chức của công ty (28)
        • 2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính-kế toán (31)
    • 2.2 Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần may Hưng Yên (33)
      • 2.2.1 Mục tiêu và nội dung phân tích tài chính (33)
      • 2.2.2 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp (34)
      • 2.2.3 Phương pháp phân tích tài chính (34)
      • 2.2.4 Nội dung phân tích tài chính (35)
        • 2.2.4.1 Phân tích chỉ tiêu về vốn và tình hình sử dụng vốn (35)
        • 2.2.4.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính (41)
    • 2.3 Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tài công ty cổ phần (44)
      • 2.3.1 Những kết quả đ• đạt được (0)
      • 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân (45)
        • 2.3.2.1 Hạn chế (45)
        • 2.3.2.2 Nguyên nhân (46)
  • Chương III...................................................................................................48 (48)
    • 3.1 Định hướng phát triển của công ty may Hưng Yên (48)
    • 3.2 Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng phân tích tài chính tại công ty cổ phần may Hưng Yên (49)
      • 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần (49)
        • 3.2.1.1 Hoàn thiện nguồn thông tin dùng cho việc phân tích tài chính (49)
        • 3.2.1.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính tại doanh nghiệp (50)
      • 3.2.2 Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác phân tích tài chính (54)
      • 3.2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích tài chính (54)
    • 3.3 Kiến nghị (55)
      • 3.3.1 Kiến nghị từ phía nhà nước (55)
      • 3.3.2 Kiến nghị từ các cơ quan trực tiếp quản lý (55)
  • Kết luận (57)

Nội dung

Sự cần thiết của phân tích tài chính tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Hoạt động tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường, mua các yếu tố đầu vào và tài sản cố định để sản xuất Qua sự kết hợp của doanh nghiệp, các yếu tố đầu vào sẽ tạo ra các sản phẩm đầu ra, các sản phẩm này có thể được tiêu dùng ngay nhưng cũng có thể được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

Như vậy, doanh nghiệp doanh nghiệp dùng tiền của mình để mua nguyên liệu cùng tài sản cố định vào sản xuất nên dòng tiền này là dòng xuất quỹ; sau khi tạo ra sản phẩm doanh nghiệp sẽ bán đi và thu lại được tiền hay còn gọi là tiền nhập quỹ Ta có mô hình dòng vật chất dòng tiền đi ra đi vào ( xuất quỹ) dòng vật chất dòng tiền đi vào đi ra ( nhập quỹ)

Trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa với thị trường, các quan hệ tài chính sẽ được thiết lập Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải tiến hành xử lý các quan hệ tài chính thông qua việc giải quyết các vấn đề như:

-Nên đầu tư vào đâu và bao nhiêu là phù hợp.

-Doanh nghiệp có thể khai thác nguồn vốn từ nguồn nào.

- Hoạt động tài chính sẽ được quản lý như thế nào trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp dù sản xuất kinh doanh trên bất kỳ lĩnh vực nào thì mục tiêu vẫn luôn là tối đa hóa lợi nhuận hay nói cách khác là tối đa hóa vốn chủ sở hữu Với mục tiêu như vậy, hoạt động tài chính doanh nghiệp gồm những hoạt động cơ bản:

-Hoạt động huy động vốn.

-Hoạt động phân phối trong kinh doanh.

Như vậy, hoạt động tài chính của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, nó quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp đó Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới việc cạnh tranh khốc liệt khiến các doanh nghiệp càng phải chú trọng đến hiệu quả của việc phân tích tài chính doanh nghiệp.

1.1.2 Tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý cho phù hợp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp dựa trên các thông tin sẵn có trong doanh nghiệp Do đó, qua việc phân tích này sẽ giúp những người quan tâm đến doanh nghiệp một cách tốt hơn. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp, việc phân tích này sẽ giúp cho họ có cái nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp mình, thấy được những ưu nhược điểm của doanh nghiệp Từ đó, với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận, các nhà quản trị sẽ tìm các biện pháp để doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Đối với nhà đầu tư vào doanh nghiệp như các ngân hàng, các nhà đầu tư, các đại lý,.v.v thì họ quan tâm đến phân tích tài chính để xem xét khả năng của doanh nghiệp như: thực trạng tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ vốn.v.v từ đó họ sẽ quyết định đầu tư cho doanh nghiệp, mức độ như thế nào. Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng có thẩm quyền như cục thuế, các tổng công ty, bộ ngành thì dựa vào phân tích tài chính sẽ giúp cho các nhà chức trách hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Từ đó, họ sẽ có những biện pháp giúp cho doanh nghiệp phát triển.

Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thường được làm theo từng cuối một thời kỳ nhất định Tùy theo yêu cầu của các nhà lãnh đạo công ty mà việc phân tích sẽ được chú trọng như thế nào Tuy nhiên, phân tích tài chính doanh nghiệp có các mục tiêu cụ thể như: Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Dựa vào việc phân tích các tỷ số và các báo cáo đã có sẵn, người phân tích sẽ đưa ra các chỉ số Các chỉ số này sẽ giúp đánh giá tốt hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp Từ đó, giúp các nhà lãnh đạo có cái nhìn tốt hơn về khả năng cũng như các hạn chế của mình để từ đó sẽ đưa doanh nghiệp đi lên.

Bên cạnh đó, phân tích tài chính doanh nghiệp còn giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư khi doanh nghiệp trên đà phát triển Bên cạnh đó cũng giúp cho các nhà đầu tư như các ngân hàng đánh giá tốt hơn về doanh nghiệp

1.2.2 Trình tự các bước tiến hành phân tích tài chính.

Khi thực hiện việc phân tích tài chính, các nhà tài chính phải dùng các thông tin sát thực để có thể đánh giá được tình hình của công ty Các thông tin này có thể lấy từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Thông tin bên trong doanh nghiệp là các thông tin từ các tài liệu kế toán và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh; đây là các báo cáo đặc biệt quan trọng vì đó là các số liệu có thực tại công ty Từ các báo cáo này ta có thể thấy rõ hơn tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách tốt hơn

Bên cạnh các thông tin bên trong doanh nghiệp là các bảng kế toán, doanh nghiệp cũng cần chú trọng tìm kiếm thêm các thông tin bên ngoài doanh nghiệp Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: thông tin từ nền kinh tế, từ ngành, từ các tình hình các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp cũng phải được chú trọng Đây là các thông tin mà nếu doanh nghiệp bỏ qua hoặc thiếu sự quan tâm sẽ dẫn đến những đánh giá thiếu chính xác về doanh nghiệp mình.

Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin từ trong doanh nghiệp là các báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cùng với việc thu thập thông tin ngoài doanh nghiệp, bước tiếp theo của việc phân tích chính là công việc xử lý thông tin.

Trong giai đoạn này, nhà tài chính sẽ dùng các phương pháp đã có cùng các thông tin đã thu thập được, chắt lọc các thông tin quan trọng và xử lý Đây là bước khá quan trọng vì nếu thông tin sàng lọc không kỹ sẽ dẫn đến đánh giá thiếu tính trung thực Việc xử lý thông tin tố sẽ giúp cho các nhà tài chính có những đánh giá xá thực, cũng như xác định nguyên nhân để từ đó có quyết định đúng đắn hơn.

1.2.2.3 Dự đoán và ra quyết định.

Khi đã có phương pháp đúng đắn, có thông tin đầy đủ và xử lý tốt thì bước sau cùng là dự đoán và ra quyết định Có thể nói mục tiêu cơ bản vẫn là việc ra quyết định sao cho cụ thể Mỗi chủ thể sẽ ra quyết định khác nhau tùy thuộc vào sự quan tâm tới nền tài chính doanh nghiệp

Với nhà lãnh đạo doanh nghiệp, thông qua việc đánh giá quá trình hoạt động sản xuất của công ty,các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra các quyết định chính xác hơn về tình hình công ty Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra các cách tốt hơn để quản lý công ty sao cho có hiệu quả cao hơn.

Với nhà đầu tư như ngân hàng thì họ quan tâm đến việc cho vay và triển vọng của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có chiều hướng phát triển đi lên thì ngân hàng sẽ tạo những điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp Ngoài ra, các ngân hàng còn quan tâm đến doanh nghiệp thông qua khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp Nếu khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt, đúng thời hạn, ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay với các lãi suất ưu đãi để đảm bảo việc làm ăn có hiệu quả của doanh nghiệp Đối với bộ ngành trực tiếp quản lý doanh nghiệp như các bộ ngành mà doanh nghiệp trực thuộc thì họ quan tâm đến doanh nghiệp trên góc độ đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành Thông qua việc xem xét doanh nghiệp, các bộ ngành sẽ có biện pháp tốt hơn để quản lý doanh nghiệp.

1.2.3 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.3.1 Thông tin bên trong doanh nghiệp. Để thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp sao cho có hiệu quả, các nhà tài chính cần dùng đến thông tin để phân tích Các thông tin này bao gồm: thông tin bên trong và thông tin bên ngoài doanh nghiệp.

Thông tin bên trong doanh nghiệp bao gồm các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ Các báo cáo này đều được lập từ các thông tin sẵn có của công ty, do vậy mà tính chính xác cao và luôn được sử dụng đẻ đánh giá doanh nghiệp chính xác hơn.

1.2.3.1.1 Bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần là tài sản và nguồn vốn. Phần tài sản biểu thị khả năng hiện có của doanh nghiệp, trong khi phần nguồn vốn biểu thị cơ cấu vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được.

Bên tài sản bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định Tài sản lưu động là những tài sản có khả năng luân chuyển lớn như các loại tiền, các loại chứng khoán trong khi đó, tài sản cố định lại có thời gian dài được sử dụng Các tài sản cố định bao gồm các máy móc, thiết bị giúp cho công ty sản xuất ra sản phẩm.

Trong khi đó, bên nguồn vốn bao gồm hai phần, đó là vốn vay nợ và vốn chủ sở hữu Các khoản nợ có thể là nợ ngắn hạn hoặc là nợ dài hạn. Cùng với các khoản nợ, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lại được tạo ra do khả năng tự có của doanh nghiệp đó Tùy vào loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có cách tạo vốn chủ khác nhau như vốn góp từ liên doanh, từ nhà nước

Trong doanh nghiệp luôn có sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn,được thể hiện ở phương trình sau:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn. hay tài sản lưu động + tài sản cố định = nợ phải trả + vốn chủ sở hữu.

Có thể mô tả bảng cân đối kế toán theo mô hình sau:

Bảng 1.1 Bảng cân đối kế toán của công ty

A-Tài sản lưu động A- Nợ phải trả

1 Vốn bằng tiền 1 Nợ ngắn hạn

2 Khoản phải thu B- Vốn chủ sở hữu

3 Hàng tồn kho 1 Nguồn vốn kinh doanh

2 Các quỹ của doanh nghiệp

3 Lợi nhuận chưa phân phối

1.2.3.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời kỳ nhất định. Báo cáo là một kết quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp; bên cạnh đó, báo cáo còn cho biết tình hình nộp thuế cho nhà nước tại doanh nghiệp đó.

Các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích tài chính doanh nghiệp

Khi phân tích tài chính doanh nghiệp luôn có rất nhiều các nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến Các nhân tố chủ quan bao gồm: do người lãnh đạo, do chất lượng nguồn thông tin sử dụng, do nhân sự thực hiện, do cả việc tổ chức và lựa chọn phương pháp phân tích Còn nguyên nhân khách quan bao gồm hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, do chế độ pháp lý và do kỹ thuật công nghệ.

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

Trước hết, việc phân tích có ảnh hưởng do chính tác động của người lãnh đạo doanh nghiệp Người lãnh đạo là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, là người chủ động đưa ra các quyết định về phân tích tài chính doanh nghiệp Do đó, người lãnh đạo phải là người sáng suốt trong mọi vấn đề, đặc biệt là trong phân tích doanh nghiệp Vì vậy, người lãnh đạo doanh nghiệp cần trau dồi cho mình các kiến thức cũng như kinh nghiệm về phân tích tài chính doanh nghiệp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp dựa chủ yếu vào các thông tin từ doanh nghiệp nên người phân tích cũng cần phải tìm kiếm thông tin sao cho có chất lượng, đúng sự thật để phân tích đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Người thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng giúp cho việc phân tích có hiệu quả Khi người phân tích có trình độ, có chuyên môn thì việc phân tích đúng và hiệu quả, từ đó sẽ giúp doanh nghiệp định hướng đúng trong quá trình hoạt động Và ngược lại, nếu người thực hiện mà trình độ có hạn, không đủ khả năng phân tích tài chính thì từ chỗ phân tích sai sẽ dẫn đến doanh nghiệp sẽ khó có thể phát triển được.

Việc lựa chọn tổ chức và phương pháp phân tích cũng tác động đến doanh nghiệp Nếu sử dụng phương pháp không thích hợp sẽ dẫn đến sự phán đoán sai, từ đó cũng có những ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp

1.3.2 Các nhân tố khách quan

Chỉ tiêu trung bình ngành là một nhân tố khách quan ảnh hưởng tới phân tích doanh nghiệp Một doanh nghiệp luôn sản xuất hàng hóa nhất định và luôn thuộc sự quản lý của ngành đó Mỗi ngành có một hệ thống chỉ tiêu trung bình chuẩn để giúp các doanh nghiệp dựa vào đó để tham chiếu cho mình Trong trường hợp mà doanh nghiệp chưa đạt được yêu cầu đặt ra, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp tốt để quản lý; còn nếu doanh nghiệp hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra, doanh nghiệp cần nên phát

Hệ thống pháp lý cũng ảnh hưởng tới việc phân tích Hệ thống pháp lý có những văn bản hướng dẫn việc thực hiện có hiệu quả hơn; bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần dựa vào đó để việc phân tích đi vào nề nếp.

Khoa học công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc phân tích Máy tính giúp ta lưu trữ được các thông tin như các tỷ lệ, các công thức tài chính hay các bản báo cáo từ các kỳ trước Máy tính sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp lưu trữ, quản lý tốt hơn về doanh nghiệp đó

Như vậy, trong chương này em đã làm rõ các khái niệm cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp, đây cũng là cơ sở cho việc phân tích tại công ty cổ phần may Hưng Yên.

Tổng quan về công ty cổ phần may

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần may Hưng Yên

Công ty may Hưng Yên được thành lập vào năm 1966 và một doanh nghiệp cổ phần thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam Công ty là một doanh nghiệp nhà nước độc lập, có khả năng tự chủ trong kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hưng Yên, có con dấu riêng, hoạt động theo pháp luật của Việt Nam.

Hiện tại, địa chỉ của công ty như sau:

Tên công ty : Công ty cổ phần may Hưng Yên.

Trụ sở chính : 83 Trưng Trắc - Thị xã Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên. Điện thoại : 0321 862214

2.1.2 Đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Hưng Yên

Công ty cổ phần may Hưng Yên là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam chuyên sản xuất hàng may mặc, sản xuất gia công quần áo các loại Công ty có 7 xí nghiệp thanh viên dược phân công chuyên môn hóa cao

Công ty có một đội ngũ lao động dồi dào với hơn 3200 công nhân lành nghề và được đầu tư bằng các trang thiết bị tiên tiến nên hàng năm công ty có thể sản xuất từ 4.000.000 đến 5.000.000 sản phẩm các loại chủ yếu như Jacket, quần âu, áo sơ mi, áo tắm và váy các loại

Sản phẩm của công ty không chỉ có mặt khắp trong nước mà còn có mặt cả ở nước ngoài Các thị trường lớn mà công ty tham gia như: Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan Do chất lượng luôn là yếu tố được coi trọng hàng đầu nên công ty đã vinh dự đón danh hiệu đạt tiêu chuẩn ISO 14001.

Bên cạnh việc chủ yếu sản xuất ra sản phẩm, công ty còn mở các lớp đào tạo nghề may do trực tiếp giáo viên của công ty đảm nhiệm Hàng năm, công ty đào tạo được hàng trăm thanh niên và phần lớn trong số họ được tuyển vào làm cho công ty Không những thế, công ty còn kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà ở khá phát triển.

Có thể nói, công ty luôn là lá cờ đầu trong sản xuất của tỉnh Hưng Yên. Tuy trên thị trường hiện nay, việc cạnh tranh khá vất vả nhưng với sự lỗ lực hết mình của toàn bộ cán bộ công nhân viên, chắc chắn công ty còn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp của mình.

2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty

2.1.3.1 Bộ máy tổ chức của công ty. Đứng đầu công ty là tổng giám đốc Tổng giám đốc có nhiệm vụ tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý một cách có hiệu quả để đảm bảo phát triển vốn cùng các nguồn lực do Nhà nước giao Bên cạnh đó, tổng giám đốc còn chỉ đạo các phòng ban, các xí nghiệp sản xuất.

Giúp việc trực tiếp cho tổng giám đốc là các phó tổng Tại công ty có 3 phó tổng phụ trách các mảng khác nhau, bao gồm: Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh và xây dựng cơ bản, phó tổng giám đốc phụ trách chất lượng sản phẩm và phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất.

Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh và xây dựng cơ bản có nhiệm vụ:

- Chỉ đạo điều hành các phòng ban có liên quan trong việc mua sắm phụ tùng, thiết bị và cung cấp nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.

- Chỉ đạo khâu tiêu thụ sản phẩm; lập các dự án đầu tư phát triển sản xuất, các công việc thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Phó tổng giám đốc phụ trách chất lượng sản phẩm có trách nhiệm:

- Chỉ đạo các phòng ban, các xí nghiệp thực hiện các yêu cầu về chất lượng sản phẩm

- Phụ trách công tác đào tạo của công ty.

Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất có trách nhiệm:

- Chỉ đạo các phòng ban, các xí nghiệp thực hiện các kế hoạch sản xuất.

- Chỉ đạo việc xây dựng các định mức lao động cho công ty.

Phía dưới tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc là các giám đốc trực tiếp điều hành sản xuất của các xí nghiệp may Dưới các giám đốc là các phòng ban như: phòng kế toán, phòng vật tư, phòng xuất nhập khẩu

Phòng kế toán có trách nhiệm tham gia quản lý tài chính của công ty. Bên cạnh đó, phòng tài chính còn có trách nhiệm báo cáo hoạt động tài chính cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Phòng xuất nhập khẩu có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác xuất nhập khẩu của đơn vị Bên cạnh đó, phòng còn có nhiệm vụ theo dõi các hợp đồng mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu sản xuất, chào bán và gia công sản phẩm.

Phòngvật tư có trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác mua sắm, giao nhận, vận chuyển, bảo quản các loại vật tư và đồng thời quản lý các loại vật tư đó.

Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức cán bộ và quản lý lĩnh vực: lao động tiền lương, hành chính quản trị

Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ triển khai sản xuất và chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật cho từng sản phẩm cũng như định mức nguyên phụ liệu trước ban giám đốc và khách hàng.

Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần may Hưng Yên

2.2.1 Mục tiêu và nội dung phân tích tài chính

Công tác phân tích tài chính tại công ty chỉ được chú trọng trong một vài năm gần đây nên việc phân tích tài chính chỉ dừng lại ở việc đánh giá tình hình tài chính chứ chưa đi vào phân tích từng bộ phận tài chính của công ty Chính vì thế nên việc phân tích tài chính chỉ được thực hiện vào thời điểm cuối năm tài chính

Bên cạnh đó, khi thực hiện phân tích tài chính, các nhà phân tích tài chính tại công ty chỉ dựa vào các chỉ tiêu đã có sẵn nên sự đánh giá có giới hạn, thiếu sự linh hoạt, phân tích không đúng trọng tâm nên đã không đánh giá chính xác về sự phát triển của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự phân tích linh hoạt và có cái nhìn tốt hơn về phân tích tài chính doanh nghiệp.

2.2.2 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Tại phòng tài chính của công ty cổ phần may Hưng Yên hiện nay, các thông tin được sử dụng như: các báo cáo công nợ, các bản thanh toán lương đều được lưu trong máy tính Với sự giúp đỡ của máy tính, các thông tin được cập nhật liên tục vào máy khiến cho việc phân tích và tìm các thông tin trở lên dễ dàng hơn.

Hiện tại, thông tin sử dụng cho việc phân tích tài chính là các bản báo cáo tài chính hàng năm như: báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Các báo cáo này cho kết quả chính xác về các nguồn của doanh nghiệp cũng như việc đánh giá thực trạng của công ty chính xác hơn

Khi thực hiện việc phân tích tài chính, phòng tài chính đã dùng hình thức tổ chức công tác tài chính tập trung; tức là các tài liệu, các chứng từ kế toán đều được gửi tập trung về phòng, sau đó các kế toán mới thực hiện việc phân tích của mình.

Như vậy, với các thông tin như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cùng với việc thực hiện phân tích tài chính tập trung đã giúp việc thực hiện trở lên chính xác hơn và cập nhật hơn.

2.2.3 Phương pháp phân tích tài chính

Với thông tin là các bảng báo cáo tài chính như: báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán hàng năm chỉ phản ánh được tình hình tài chính chung của doanh nghiệp còn để định hướng cho doanh nghiệp thì cần phải phân tích tài chính Để phân tích tài chính của công ty có hiệu quả thì cần có phương pháp phân tích tài chính Tại công may Hưng Yên chủ yếu sử dụng hai phương pháp là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ để phân tích.

Với phương pháp so sánh thì công ty chủ yếu so sánh các số liệu năm nay so với năm trước, từ kỳ này so với kỳ trước; so sánh giữa số kế hoạch và số thực tế đã đạt được.Từ đó sẽ đưa ra kế hoạch cho các năm tiếp theo.

Khi sử dụng phương pháp so sánh, công ty chú trọng tới việc phân tích các nhóm tỷ lệ cơ bản như:

- Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán bao gồm các hệ số như: hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời.

- Nhóm tỷ lệ về cơ cấu tài chính bao gồm: hệ số nợ tổng tài sản, hệ số nợ vốn cổ phần, hệ số về khả năng thanh toán lãi vay, hệ số cơ cấu tài sản và hệ số cơ cấu nguồn vốn.

- Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động bao gồm: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, kỳ thu tiền bình quân.

- Ngoài ra công ty còn sử dụng nhóm chỉ tiêu về hệ số sinh lợi doanh thu, hệ số sinh lợi tài sản và hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu.

2.2.4 Nội dung phân tích tài chính

2.2.4.1 Phân tích chỉ tiêu về vốn và tình hình sử dụng vốn.

Phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là các báo cáo tài chính như: báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán Tình hình tài chính của công ty biến động qua các năm nhưng chủ yếu là trong hai năm 2004 và 2005 có sự thay đổi đáng kể thể hiện ở hai bảng sau:

Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần may Hưng Yên ngày 31/12/2004 và 31/12/2005. Đơn vị tính : VNĐ

Tài sản Năm 2004 Năm 2005 Nguồn vốn Năm 2004 Năm 2005

A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 34 946 933 897 40 033 581 989 A Nợ phải trả 78 507 242 939 53 927 048 970

Tiền mặt 581 079 840 588 010 268 I Nợ ngắn hạn 55 299 439 958 34 815 360 362

Hàng tồn kho 3 916 184 000 3 916 456 189 Nợ dài hạn 22 265 164 751 18 951 569 608

Tài sản lưu 153 800 000 297 068 163 Nợ khác 942 638 230 160 119 000 động khác 61 809 875630 58 026 167 094 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 18 342 571 589 44 132 700 113

B.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 54 480 701459 52 711 457 414 Nguồn vốn, quỹ 13 716 230 042 27 610 076 764

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 96 756 809527 98 059 749 083 Tổng nguồn vốn 96 756 809 527 98 059 749 083

( Bảng cân đối kế toán hàng năm 2004-2005)

Ngoài bảng cân đối kế toán làm cơ sở cho việc phân tích thì doanh nghiệp còn dùng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để phân tích Ta có bảng:

Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm

4 Doanh thu từ hoạt động tài chính

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 17 530 467 723 867 980 054

8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

12 Tổng lợi nhuận trước thuế 5 314 413 579 8 516 983 088

13 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

14 Lợi nhuận sau thuế 3 853 244 264 6 132 227 823 ( Nguồn: Công ty cổ phần may Hưng Yên năm 2004-2005)

* Phân tích nguồn vốn và sử dụng và sử dụng vốn. Để xem xét tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, ta có bảng cơ cấu nguồn vốn dưới đây:

Bảng 2.3 Tỷ trọng nguồn vốn năm 2004 -2005 Đơn vị tính: VNĐ

Năm 2004 tỷ lệ % Năm 2005 tỷ lệ

% Vay ngắn hạn 8 749 793 311 9 7 210 257 328 7,353 Các khoản phải trả 28 100 401

Các khoản phải nộp 1 804 575 760 1,865 449 785 550 0,459 Phải trả, phải nộp khác

( Nguồn: Công ty may Hưng Yên)

Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tài công ty cổ phần

2.3.1 Những kết quả đã đạt được

Trước hết, thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính tài công ty đã cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấy được tình hình tài chính của công ty mình trong những năm qua Đây cũng là tiền đề để các nhà lãnh đạo đưa ra các định hướng cũng như giải pháp cho các năm tiếp theo.

Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty đã được các nhà phân tích chú trọng, tính toán và đưa ra các chỉ tiêu chuẩn giúp công ty có cái nhìn chính xác về doanh nghiệp của mình Đây cũng là ưu điểm mà doanh nghiệp cần phát huy.

Cùng với việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính, các nhà phân tích đã kết hợp với phương pháp so sánh và các chỉ tiêu của từng năm Từ so sánh này giúp ta nhận thấy tình hình doanh nghiệp khả quan hơn, điều này doanh nghiệp cần phát huy

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Thực tế cho thấy doanh nghiệp có những kết quả khá khả quan khi phân tích doanh nghiệp Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, doanh nghiệp vẫn tồn tại các mặt hạn chế

Thứ nhất, thông tin sử dụng cho việc phân tích trong doanh nghiệp còn khá hạn chế, tính chính xác chưa cao Thực tế, khi tham gia phân tích tình hình tài chính, công ty chỉ dùng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán mà chưa quan tâm đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ - loại báo cáo giúp ích rất nhiều cho việc phân tích.

Thứ hai, các phương pháp tài chính còn ít và độ chính xác chưa cao Các phương pháp chỉ dừng lại ở việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính và so sánh chúng qua các năm nên có những vấn đề khác bị bỏ sót Vì vậy, công ty cần lưu ý vấn đề này.

Thông thường công tác tổ chức chỉ tập trung vào những ngày cuối kỳ nên không thường xuyên Do đó, doanh nghiệp cần phải tổ chức thường xuyên hơn để đánh giá kịp thời tình hình tài chính của công ty Bên cạnh đó, công tác tổ chức phân tích theo quy trình: tổng giám đốc chỉ đạo, kế toán trưởng phân công, kế toán riêng phụ trách công việc nên người thực hiện phân tích thường bị động Do vậy, doanh nghiệp cần phải chủ động hơn nữa trong công tác phân tích tài chính.

Các hạn chế tồn tại là do các nguyên nhân khác nhau và tựu trung lại là do hai nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:

Trước hết phải kể đến trình độ người làm công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Do người phân tích thiếu trình độ sẽ dẫn đến việc phân tích sai lầm, tạo cho doanh nghiệp chưa có cái nhìn chính xác và đầy đủ Đây cũng là nguyên nhân chủ quan rất quan trọng của doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải quan tâm.

Thứ hai, tại doanh nghiệp, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp còn chưa được chú trọng Thực tế tại doanh nghiệp cho thấy công tác này chỉ mang tính hình thức nên việc phân tích chưa cao, gây lên tình trạng doanh nghiệp chưa nhận rõ về tình hình của mình.

Trước hết, trong ngành may chưa có một chỉ tiêu cụ thể để cho doanh nghiệp so sánh Do vậy, doanh nghiệp chưa thực sự đánh giá tình hình của mình một cách chính xác Đây cũng là hạn chế ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

Thứ hai, luật pháp chưa có các chính sách cụ thể nên các doanh nghiệp khó có khả năng nắm bắt tình hình để thực hiện việc phân tích cho đúng và kịp thời.

Thứ ba, Nhà nước chưa có các chính sách đầy đủ để giúp các doanh nghiệp phát triển như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển.

Định hướng phát triển của công ty may Hưng Yên

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đang có sự khởi sắc một cách rõ rệt và là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà nước phát triển Với xu hướng phát triển của thời đại, công ty may Hưng Yên cũng có những mục tiêu cho riêng mình với các mục tiêu như:

Trước hết, công ty sẽ phát triển mạng lưới kinh doanh trong toàn tỉnh và các tỉnh lân cận, tạo thị trường ổn định và phát triển tại các tỉnh này.

Thứ hai, công ty sẽ cử cán bộ đi đào tạo nhằm nâng cao trình độ Bên cạnh đó, công ty sẽ tự đào tạo thêm công nhân lành nghề để đáp ứng nhu cầu của phát triển.

Thứ ba, huy động được nguồn vốn từ phía các nhà tài trợ, các ngân hàng.

Ngoài ra, công ty còn cần phải nâng cao hơn nữa khả năng phân tích tài chính để phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp, thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau:

- Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp.

- Hoàn thiện về phương pháp phân tích tài chính.

- Hoàn thiện về nội dung phân tích tài chính.

Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng phân tích tài chính tại công ty cổ phần may Hưng Yên

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần may Hưng Yên

Phân tích tài chính không chỉ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu về tình hình của công ty mình, mà còn giúp các nhà đầu tư và các cơ quan chức năng đánh giá về doanh nghiệp Chính vì vậy, việc phân tích càng phải được coi trọng hơn bao giờ hết Do đó, em xin mạnh dạn đưa ra một số các giải pháp cho công ty nhằm định hướng cho doanh nghiệp phát triển.

3.2.1.1 Hoàn thiện nguồn thông tin dùng cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp.

Thông tin là yếu tố rất cần thiết cho một doanh nghiệp Trong kinh doanh, việc nắm chắc thông tin tạo nên sự thành công của doanh nghiệp đó. Thông tin bao gồm nhiều loại: thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của các đối thủ, thông tin về ngành, các thông tin về thị trường chứng khoán, các chính sách của các ngân hàng, thông tin về các yếu tố đầu vào các loại thông tin này luôn có khi doanh nghiệp kinh doanh và khá quan trọng Công ty cổ phần may Hưng Yên là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh quần áo nên việc cập nhật thông tin càng quan trọng hơn bao giờ hết Ví dụ như: nếu thông tin về mẫu mốt hay tình hình các doanh nghiệp bạn sản xuất kinh doanh không kịp thời công ty có thể mất đi khả năng tung ra sản phẩm trong năm đó; khi đó, doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận giảm Vì vậy, công ty cần phải cập nhật thông tin một cách linh hoạt hơn.

Một loại thông tin mà doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm chính là thông tin tại doanh nghiệp đó Thông tin bên trong doanh nghiệp bao gồm các thông tin về tình hình hoạt động của các xí nghiệp may, các phòng ban phải luôn được cập nhật tại phòng kế toán để từ đó mới đánh giá đúng tình hình sản xuất của công ty.

Có thể nói, doanh nghiệp phải luôn cập nhật thông tin một cách thường xuyên và liên tục Để làm được điều đó, công ty cần nối mạng giữa các phòng ban, các xí nghiệp may với nhau

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo quan trọng của doanh nghiệp Nếu như bảng cân đối kế toán cho thấy nguồn lực của doanh nghiệp, báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy thu nhập và các chi phí phát sinh thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ lại cho thấy các luồng tiền vào, ra của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm ba luồng tiền: từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động đầu tư và từ hoạt động tài chính

Vì vậy, ngoài các bảng báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, các kế toán cần xem xét thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm đánh giá tốt hơn tình hình tài chính của công ty.

3.2.1.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính tại doanh nghiệp.

Quá trình phân tích tài chính tại công ty cổ phần may Hưng Yên đã thu được một số những kết quả như: giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất của đơn vị mình, giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về doanh nghiệp Tuy nhiên, với các phương pháp như phân tích các chỉ số và so sánh giữa các năm cho thấy việc phân tích tài chính của doanh nghiệp trở lên chưa cụ thể Điều đó đã dẫn đến việc đánh giá tình hình của doanh nghiệp chưa cụ thể và độ chính xác chưa cao.

Ngoài các phương pháp mà doanh nghiệp đã ứng dụng như phương pháp so sánh, còn có phương pháp khác Dupont có rất nhiều ưu điểm Thực tế cho thấy phương pháp này được rất nhiều nước áp dụng, chứng tỏ tính khoa học và tính sát thực của phương pháp này khá cao Bản chất của phương pháp này cũng là phân tích các tỷ số tài chính, nhưng các tỷ số này có quan hệ khá mật thiết với nhau.Ta có tỷ số:

Re = Rr  vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản = –––––––––––––––– x ––––––––––––––– x ––––––––––––– Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Tỷ số này cho ta thấy một đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu Qua phân tích tại công ty cho ta thấy: năm

2004, tỷ số ROE đạt được là 0,139 trong khi năm 2005, con số này tăng lên 0,21 Vì vậy, qua kết quả này ta có thể thấy doanh nghiệp đã biết cách sử dụng đồng vốn thực sự có hiệu quả Đây cụng là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp

Ngoài ra, dựa vào tỷ số trên, các ngân hàng và các nhà đầu tư sẽ quan tâm hơn nữa đến doanh nghiệp và có các chính sách tài trợ cho doanh nghiệp.

* Phân tích điểm hòa vốn.

Phân tích điểm hòa vốn chính là phương pháp quan trọng đối với doanh nghiệp Thực chất, phân tích điểm hòa vốn chính là phân tích điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các chi phí.

Doanh thu được xác định từ số lượng hàng hóa bán ra nhân với giá bán, trong khi đó tổng chi phí lại được cấu thành từ hai yếu tố là chi phí bất biến và chi phí khả biến.

Chi phí bất biến là loại chi phí không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể khi sản lượng thay đổi Chi phí này bao gồm: khấu hao tài sản cố định, tiền thuê, lãi vay Trong khi đó, chi phí khả biến lại phụ thuộc vào sự thay đổi của sản lượng như: vật tư, nhân công trực tiếp

Khi phân tích điểm hòa vốn, người ta thường chú ý tới việc phân tích các chỉ tiêu như: phân tích sản lượng hòa vốn, phân tích doanh thu hòa vốn và phân tích thời gian hòa vốn.

Gọi các chỉ tiêu trong phân tích như sau:

F: Tổng chi phí cố định

V: Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm

Q: Lượng sản phẩm tiêu thụ

P: Giá bán một đơn vị sản phẩm

C: Tổng chi phí trong kỳ

Sản lượng hòa vốn khi doanh thu bằng chi phí, hay: R = C

P Q = F + V Q nên điểm hòa vốn xảy ra khi Q = F

–––– P-V do đó, doanh thu hòa vốn được xác định là: R = F.P = F

––– P còn chỉ tiêu thời gian hòa vốn được tính bằng công thức:

Thời gian = Doanh thu hòa vốn x 12 tháng

–––––––––––––––– hòa vốn Tổng doanh thu

Kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị từ phía nhà nước

Doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trên lãnh thổ đất nước nên chịu tác động lớn từ các chính sách luật của Nhà nước Các chính sách này không chỉ quy định các ngành nghề mà doanh nghiệp được phép kinh doanh mà còn quy định về các tiêu chuẩn giúp việc kinh doanh có hiệu quả hơn

Vì vậy, để việc kinh doanh của doanh nghiệp ổn định và phát triển, nhà nước cần có các hệ thống văn bản pháp quy chuẩn giúp các doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp tham gia trong nền kinh tế đều chịu tác động từ các ngành nhất định Do vậy, Nhà nước cũng cần quan tâm hơn nữa đến các ngành quản lý để từ đó các ngành quan tâm hơn đến doanh nghiệp

3.3.2 Kiến nghị từ các cơ quan trực tiếp quản lý

Trước hết, về phía Bộ tài chính: cần có các văn bản rõ hơn và chi tiết hơn hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Bên cạnh đó, Bộ tài chính cũng cần đưa ra nhiều phương pháp phân tích tài chính chính xác và cụ thể hơn nhằm giúp các doanh nghiệp có thể đánh giá tốt hơn tình hình của mình.

Công ty cổ phần may Hưng Yên là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc

Bộ Công Nghiệp và tổng công ty Dệt may Việt Nam Thông thường, tại tổng công ty chưa có các văn bản quy định rõ chỉ tiêu ngành nên khó đưa ra cách đánh giá chung giữa doanh nghiệp với nhau Chính vì vậy, ngành cần có các chỉ tiêu cụ thể để giúp các doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng của mình.

Ngày đăng: 24/07/2023, 09:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w