1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giám sát đánh giá đầu tư tại vụ thẩm định và giám sát đầu tư bộ kế hoạch và đầu tư

77 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Giám Sát, Đánh Giá Đầu Tư Tại Vụ Thẩm Định Và Giám sát Đầu Tư
Người hướng dẫn TH.S. Phan Thu Hiền
Trường học Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 134,96 KB

Cấu trúc

  • I. QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ (3)
    • 1. Vài nét về Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư (3)
      • 1.1. Bộ kế hoạch và đầu tư (3)
        • 1.1.1. Quá trình hình thành (3)
        • 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức (4)
          • 1.1.2.1. Chức năng (4)
          • 1.1.2.2. Nhiệm vụ (4)
          • 1.1.2.3. Cơ cấu tổ chức (5)
      • 1.2. Vụ thẩm định và giám sát đầu tư – Bộ kế hoạch và Đầu tư (6)
        • 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức (6)
          • 1.2.1.1. Chức năng (6)
          • 1.2.1.2. Nhiệm vụ (6)
          • 1.2.1.3. Cơ cấu tổ chức (7)
        • 1.2.2. Một số hoạt động chủ yếu của Vụ thẩm định và giám sát đầu tư (8)
    • 2. Một số quy định của Nhà nước đối với công tác giám sát, đánh giá đầu tư. 9 1. Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư (9)
      • 2.1.1. Đánh giá tổng thể đầu tư (9)
      • 2.1.2. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư (10)
      • 2.2. Phương thức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư (14)
        • 2.2.1. Tổ chức theo dõi, tổng hợp, phân tích tình hình (14)
        • 2.2.2. Kiểm tra, xem xét thường xuyên (14)
        • 2.2.3. Tổ chức đánh giá về hoạt động đầu tư (15)
      • 2.3. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư (15)
        • 2.3.1. Chế độ báo cáo (15)
        • 2.3.2. Thời hạn báo cáo (16)
      • 2.4. Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư (17)
        • 2.4.1. Khái lược chi phí giám sát (17)
        • 2.4.2. Nội dung chi phí giám sát (17)
        • 2.4.3. Nguồn vốn cho chi phí giám sát (18)
        • 2.4.4. Định mức chi phí giám sát (18)
  • II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ TẠI VỤ THẨM ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ (18)
    • 1. Thực trạng giám sát, đánh giá đầu tư năm 2003-2005 (18)
      • 1.1. Tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm 2003 (18)
        • 1.1.1. Tình hình triển khai thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trong thời (18)
          • 1.1.1.1. Triển khai công tác giám sát, đánh giá đầu tư ở các Bộ, Ngành và Địa phương (18)
          • 1.1.1.2. Tổ chức thực hiện giám sát đánh gía đầu tư ở các Bộ, ngành và địa phương (20)
      • 1.2. Tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm 2004 (21)
        • 1.2.1. Khái lược về tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư (21)
          • 1.2.1.1. Tình hình tổ chức thực hiện ở các bộ, ngành, địa phương và các tổng công ty (21)
          • 1.2.1.2. Giám sát tổng thể về quản lý đầu tư ở các bộ, ngành, địa phương và tổng công ty (23)
      • 1.3. Tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm 2005 (25)
    • 2. Một số vấn đề về quản lý đầu tư nhìn nhận từ giác độ giám sát, đánh giá đầu tư trong thời qua (26)
      • 2.1. Việc chuẩn bị dự án và ra quyết định đầu tư (26)
      • 2.2. Tổ chức thực hiện dự án (29)
      • 3.1. Tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư (32)
        • 3.2.1. Giám sát, đánh giá đầu tư các dự án nhóm A (35)
        • 3.2.2. Tình hình thực hiện giám sát các dự án nhóm A (35)
        • 3.2.3. Một số hoạt động giám sát, đánh giá dự án đầu tư cụ thể (37)
      • 3.3. Một số nhận xét bước đầu về quản lý đầu tư thông qua giám sát tổng thể đầu tư của các bộ, ngành và địa phương (38)
  • III. VÍ DỤ MINH HOẠ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ: DỰ ÁN CẢI TẠO VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HÀ NỘI GIAI ĐOẠN IV (40)
    • 3.1. Các chỉ tiêu chủ yếu theo quyết định đầu tư (40)
      • 3.1.1. Mục tiêu chính (40)
      • 3.1.2. Quy mô, công suất (40)
      • 3.1.3. Địa điểm, diện tích sử dụng: Hà Nội (40)
      • 3.1.4. Tổng mức đầu tư (40)
      • 3.1.5. Nguồn vốn, tiến độ thực hiện: 1999 - 2003 (40)
      • 3.1.6. Đánh giá tổng thể về tính khả thi của quyết định đầu tư (41)
      • 3.1.7. Đánh giá về năng lực của chủ đầu tư (41)
    • 3.2. Tình hình thực hiện dự án (41)
      • 3.2.1. Kế hoạch chi tiết về tiến độ thực hiện dự án (41)
      • 3.2.2. Kế hoạch đấu thầu (41)
      • 3.2.3. Tình hình thực hiện dự án, nhận xét chung (42)
        • 3.2.3.1. Phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, dự toán các hạng mục (42)
        • 3.2.3.2. Thực hiện đấu thầu (43)
        • 3.2.2.3. Khối lượng thực hiện (44)
        • 3.2.3.4. Tiến độ thực hiện (44)
        • 3.2.3.5. Những vấn đề khác (45)
    • 3.3. Đánh giá tình hình thực hiện dự án (46)
      • 3.3.1. Đánh giá (46)
      • 3.1.2. Quy mô đầu tư của dự án so với các quy hoạch liên quan khác (47)
      • 3.3.3. Nguyên nhân chậm tiến độ và biện pháp khắc phục (51)
  • IV. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ NĂM 2003-2005 (52)
    • 1. Những kết quả đạt được (52)
      • 1.1. Hiệu quả đầu tư được nâng cao (52)
      • 1.2. Nội dung báo cáo ngày càng đầy đủ (53)
      • 1.3. Trình độ cán bộ thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư nâng cao (53)
      • 1.4. Sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của xã hội (53)
      • 1.5. Giúp cho việc tổng hợp các hoạt động có liên quan đến đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư (54)
    • 2. Những hạn chế và nguyên nhân (54)
      • 2.1. Hạn chế còn tồn tại (54)
        • 2.1.1. Về nhận thức và tổ chức thực hiện (54)
        • 2.1.2. Thực hiện chưa tốt chế độ báo cáo (55)
        • 2.1.3. Thực hiện giám sát chưa thường xuyên, còn thụ động (56)
        • 2.1.4. Chưa thực hiện tốt nhiệm vụ đánh giá dự án (56)
        • 2.1.5. Về kinh phí thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư (56)
      • 2.2. Nguyên nhân (57)
  • CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ TẠI VỤ THẨM ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ (58)
    • I. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN (0)
    • II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ NHỮNG NĂM TỚI (62)
      • 1. Định hướng về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong cả nước (62)
      • 2. Phương hướng, nhiệm vụ của Vụ thẩm định và giám sát đầu tư (63)
        • 2.1. Bối cảnh hoạt động năm 2006 (63)
    • III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP (65)
      • 1. Một số giải pháp (65)
        • 1.1. Nhóm giải pháp về mặt pháp lý (65)
          • 1.1.1. Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư, rà soát và chấn chỉnh các khâu trong hoạt động đầu tư và xây dựng (66)
          • 1.1.2. Về kế hoạch triển khai (66)
          • 1.1.3. Kiện toàn bộ máy và đào tạo cán bộ (66)
          • 1.1.4. Đẩy mạnh và tổ chức công tác giám sát cộng đồng (67)
          • 1.1.5. Hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến giám sát, đánh giá đầu tư (67)
          • 1.1.6. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp và cộng đồng (68)
          • 1.1.7. Ban hành định mức chi phí giám sát chung, đầy đủ thống nhất giữa các bộ (68)
          • 1.1.8. Quy định cụ thể về việc xử lý các vi phạm đối với công tác giám sát, đánh giá đầu tư (68)
        • 1.2. Nhóm giải pháp về mặt tổ chức thực hiện (69)
          • 1.2.1. Về nhận thức và tổ chức thực hiện (69)
          • 1.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư (69)
          • 1.2.3. Tăng cường hệ thống thông tin cho các ngành, lĩnh vực và trong phạm vi cả nước (70)
      • 2. Kiến nghị (70)

Nội dung

QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ

Vài nét về Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư

1.1 Bộ kế hoạch và đầu tư

Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Ngày 14/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ(thay cho Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết) Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác.

Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quiy định và bổ sung chức năng cho uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.

Ngày 27/11/1986 Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định số 151/HĐBT giải thể uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho uỷ ban kế hoạch Nhà nước.

Ngày 1/1/1993, uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TW, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới Ngày 1/11/1995 Chính phủ đã ra quyết định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và uỷ banNhà nước về hợp tác và đầu tư

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thầu, doanh nghiệp, đăng kí kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Theo nghị định này, bộ kế hoạch và đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu sau a) Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ. b) Trình chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế – xã hội. c) Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả nguồn lực từ nước ngoài để xây dựng trình chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế – xã hội và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. d) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, ubnd tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. e) Làm chủ tịch các hội đồng cấp nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế – kĩ thuật, xét thầu quốc gia, giám sát, đánh giá đầu tư thành lập doanh nghiệp nhà nước; điều phối quản lý và sử dụng nguồn ODA; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác, liên doanh.

CÁC THỨ TRƯỞNG(7 THỨ TRƯỞNG)

CÁC TỔ CHỨC GIÚP BỘ TRƯỞNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC(20TỔ CHỨC) CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP THUỘC BỘ(6 TỔ CHỨC )

CÁC ĐỒNG CHÍ NGUYÊN LÃNH ĐẠO BỘ(3 Đ/C)

VỤ THẨM ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ f) Trình thủ tướng chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ nhà nước g) Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh tế – xã hội. h) Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức trực thuộc bộ quản lý. i) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển chính sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hoá phát triển.

Ta có mô hình cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và Đầu tư như sau:

1.2 Vụ thẩm định và giám sát đầu tư – Bộ kế hoạch và Đầu tư

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

Vụ thẩm định và giám sát đầu tư thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc giám sát, đánh giá đầu tư dự án và giám sát đầu tư.

1.2.1.2 Nhiệm vụ a) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư các quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng lãnh thổ, các dự án đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài do thủ tướng chính phủ quyết định và cho phép đầu tư và các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp phép của bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư Tham gia với các vụ liên quan trong bộ xem xét để bộ có ý kiến đối với các dự án đầu tư, các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền quyết định của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. b) Làm nhiệm vụ thường trực của hội đồng giám sát, đánh giá đầu tư nhà nước về các dự án đầu tư; tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư các dự án đầu tư quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc hội đồng. c) Làm đầu mối tổ chức thực hiện công tác giám sát tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc, giám sát, đánh giá các dự án đầu tư trong nước do thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc thủ tướng giao; phối hợp với các đơn vị trong bộ thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư của nền kinh tế quốc dân. d) Tham gia nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư; chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm cụ thể trong lĩnh vực giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư; hướng dẫn nghiệp vụ giám sát, đánh giá đầu tư, giám sát đầu tư cho các bộ, ngành và địa phương. e) Tổng kết, đánh giá, báo cáo về công tác giám sát, đánh giá đầu tư, giám sát các dự án đầu tư; cung cấp thông tin cần thiết cho mạng thông tin của Bộ. f) Phối hợp với văn phòng bộ quản lý và sử dụng lệ phí giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của nhà nước. g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư giao. Ngoài ra, vụ còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác theo sự phân công của bộ như tham gia xây dựng luật pháp, chế độ chính sách, thanh tra trong bộ và liên ngành.

1.2.1.3 Cơ cấu tổ chức Đầu năm 2005 tổng số cán bộ có 25 người, trong đó gồm 4 lãnh đạo, 21 chuyên viên(có 3 cán bộ tập sự, 2 công chức dự bị) Trong năm đã có một số thay đổi nhân sự, cụ thể là:

- 3 cán bộ về nghỉ hưu;

- 1 chuyển đi cơ quan khác

- 1 cán bộ được thông báo về nghỉ hưu Đến thời điểm cuối năm đơn vị có 21 người, gồm 4 đồng chí lãnh đạo vụ (vụ trưởng và 3 vụ phó), 17 chuyên viên(2 là công chức dự bị, 1 cán bộ được nghỉ chế độ)

Ta có sơ đồ cơ cấu tổ chức của vụ như sau:

Trong năm có 5 cán bộ tham gia các khoá học dài hạn về chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý nhà nước (theo hình thức tại chức); 5 cán bộ học khoá đào tạo ngắn hạn tiền công chức (3 tháng).

Số lượng chuyên viên trực tiếp xử lý công việc là 17 người trong đó có

5 đồng chí mới tuyển dụng So với năm 2004, lực lượng cán bộ giảm đáng kể, đặc biệt là số cán bộ có kinh nghiệm giảm nhiêu Tính bình quân theo quỹ thời gian làm việc thực tế chỉ có 3 cán bộ và 14 chuyên viên làm việc thực tế.

1.2.2 Một số hoạt động chủ yếu của Vụ thẩm định và giám sát đầu tư

Qua một năm công tác, tổng hợp các nhiệm vụ được giao và các công việc đã hoàn thành có thể đánh giá những kết quả của vụ như sau:

Một số quy định của Nhà nước đối với công tác giám sát, đánh giá đầu tư 9 1 Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư

2.1 Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư

2.1.1 Đánh giá tổng thể đầu tư Đánh giá tổng thể đầu tư bao gồm a) Đánh giá tổng thể đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương, vùng lãnh thổ

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương theo các chỉ tiêu phản ánh quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ, cơ cấu đầu tư

- Đánh giá mức độ đạt được so với quy hoạch được duyệt, nhiệm vụ kế hoạch hoặc so với mức đạt được của kỳ trước.

- Xác định các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình và kết quả đầu tư; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hoặc giai đoạn kế hoạch sau; đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Đánh giá tổng thể toàn bộ nền kinh tế do bộ kế hoạch và đầu tư phối hợp với các bộ, ngành tổng hợp thực hiện hàng năm, 5 năm hoặc theo yêu cầu của chính phủ. Đánh giá tổng thể đầu tư của ngành, địa phương do bộ quản lý ngành và UBND cấp tỉnh thực hiện hàng năm và trong từng thời kỳ kế hoạch (thường là 5 năm). b) Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư nhằm đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quản lý đầu tư ở các bộ, ngành, địa phương, phát hiện những sai phạm, những vướng mắc để kịp thời chấn chỉnh hoạt động đầu tư ở các bộ, ngành, địa phương và xử lý kịp thời về mặt cơ chế, chính sách cho thích hợp với tình hình thực tế, gồm:

- Đánh giá tình hình triển khai của các bộ, ngành, địa phương và các cấp về việc:

+ Thực hiện các quy định trong công tác chuẩn bị đầu tư: trình tự lập, thẩm tra, giám sát, đánh giá đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư; sự phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của nhà nước trong việc ra quyết định đầu tư

+ thực hiện các quy định trong quá trình thực hiện đầu tư: quản lý sử dụng đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, huy động các nguồn vốn, trình tự xây dựng cơ bản (lập, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán…)

- Phân tích các nguyên nhân thực hiện tốt và chưa tốt quy chế quản lý đầu tư ở các bộ, ngành, địa phương; phát hiện các vấn đề chưa phù hợp với tình hình thực tế và đề xuất các giải pháp xử lý kể các kiến nghị bổ sung sửa đổi các quy định hiện hành.

Giám sát, đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư do bộ quản lý ngành và UBND cấp tỉnh thực hiện 6 tháng một lần.

2.1.2 Giám sát, đánh giá dự án đầu tư

Giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo các giai đoạn gồm: a) Giám sát chuẩn bị đầu tư

Giám sát chuẩn bị đầu tư là việc theo dõi, kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên đối với cấp dưới về quá trình chuẩn bị và ra quyết định đầu tư của dự án Giám sát, đánh giá chuẩn bị đầu tư được thực hiện trong quá trình nghiên cứu, khảo sát lập dự án đến khi có quyết định đầu tư, gồm các nội dung sau:

- Kiểm tra sự đảm bảo các quy định về pháp lý trong việc chuẩn bị đầu tư(lập, thẩm tra, giám sát, đánh giá đầu tư, phê duyệt dự án); kiểm tra nội dung quyết định đầu tư theo quy định nêu tại điều 30 nghị định 52/cp; đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư của ngành, địa phương; thẩm quyền và trình tự ra quyết định đầu tư đối với dự án. Đối với dự án sử dụng vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động khác của doanh nghiệp chỉ xem xét và đánh giá về sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch của ngành và địa phương.

- Đánh giá tổng thể về tính khả thi của quyết định đầu tư theo những yếu tố chủ yếu của dự án (mục tiêu, quy mô, công nghệ, tiến độ, vốn, nguồn vốn, môi trường và hiệu quả đầu tư); làm rõ những mâu thuẫn (nếu có) giữa quyết định đầu tư và nội dung dự án. Đối với những dự án sử dụng vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động khác của doanh nghiệp chỉ xem xét, đánh giá về mục tiêu, quy mô và bảo đảm môi trường của dự án.

- Đánh giá về năng lực của chủ đầu tư (năng lực về tài chính và chuyên môn, kinh nghiệm quản lý dự án) b) Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư

Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án là việc theo dõi, kiểm tra, xác định mức độ đạt được của quá trình thực hiện dự án theo quyết định đầu tư.

Nội dung giám sát đánh giá quá trình thực hiện đầu tư bao gồm:

- Theo dõi, kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện dự án gồm:

+ Việc chấp hành các quy định về lập, giám sát, đánh giá đầu tư và phê duyệt thiết kế, tổng dự toán; công tác đấu thầu; điều kiện khởi công xây dựng…

+ Việc bố trí kế hoạch huy động và sử dụng vốn của dự án; việc thanh toán trong quá trình thực hiện dự án

+ Việc thực hiện tiến đô, tổ chức quản lý dự án; các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Kiểm tra việc áp dụng và chấp hành các chính sách, chế độ quy định của nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng đối với dự án.

- Đánh giá năng lực của ban quản lý dự án theo phương thức thực hiện đầu tư đã lựa chọn.

- Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu (khối lượng, tiến độ, chất lượng, giải ngân), ảnh hưởng về môi trường và xã hội trong quá trình thực hiện đầu tư.

- Trên cơ sỏ theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện dự án phát hiện những vấn đề phát sinh (thay đổi thiết kế, dự toán, nguồn vốn, các điều kiện khác để thực hiện dự án), các sai phạm hoặc bất hợp lý, những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cần giải quyết.

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cơ quan liên quan xem xét, giải quyết, để đảm bảo tiến độ đầu tư. Đối với dự án sử dụng vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác, giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư chỉ bao gồm một số nội dung sau:

+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tiến độ; các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ TẠI VỤ THẨM ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ

Thực trạng giám sát, đánh giá đầu tư năm 2003-2005

1.1 Tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm 2003

1.1.1 Tình hình triển khai thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trong thời gian qua

1.1.1.1 Triển khai công tác giám sát, đánh giá đầu tư ở các Bộ, Ngành và Địa phương:

Sau khi ban hành Thông tư số 03/2003/TT-BKH, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có các văn bản số 3474 BKH/VPTĐ ngày 12/6/2003 và số 6167 BKH/TĐ&GSĐT ngày 8/10/2003 gửi các UBND tỉnh, thành phố, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Tổng Công ty 91 đề nghị lập và gửi báo cáo tổng hợp giám sát đánh giá 6 tháng và 9 tháng đầu năm 2003 các dự án đầu tư nhóm B,

C thuộc quyền quản lý; đồng thời đề nghị chỉ đạo chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án nhóm A thuộc quyền triển khai giám sát, đánh giá và gửi báo cáo theo quy định. Để đôn đốc thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các văn bản các bộ, các cơ quan ngang bộ, các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, các tổng công ty 91 báo cáo giám sát đấnh giá tổng thể đầu tư (văn bản số 3681 BKH/VPTĐ ngày 19/6/2003 yêu cầu báo cáo 6 tháng và văn bản số 6167 BKH/TĐ&GSĐT ngày 8/10/2003 yêu cầu báo cáo 9 tháng) Đã có nhiều địa phương, Bộ, Ngành gửi Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư Tuy nhiên, nhìn chung tình hình gửi báo cáo chậm so với chế độ báo cáo đã quy định

- Về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 6 tháng: Có 21 tỉnh, thành phố gửi báo cáo (chiếm tỷ lệ chưa tới 34% số các tỉnh, thành cả nước); 17 Bộ và TCty 91 (chưa đến 30% tổng số các cơ quan cần báo cáo).

- Về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 9 tháng: Có 20 tỉnh, thành phố gửi báo cáo (chiếm tỷ lệ chưa tới 30% số các tỉnh, thành cả nước); 14 Bộ và TCty 91 (khoảng 25% tổng số các cơ quan cần báo cáo).

Ngoài ra, số các dự án thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư còn ít: Tổng hợp báo cáo của các Bộ, Địa phương, 6 tháng đầu năm chỉ có 1.830 dự án trên tổng số 6.564 dự án nhóm B, C đang triển khai thực hiện đầu tư ở các địa phương và đơn vị gửi báo cáo (chiếm 27,4% số dự án) Báo cáo 9 tháng số liệu còn sơ lược hơn, chỉ có 1.033 dự án (kể cả các dự án thuộc nhóm A, B, C) có gửi báo cáo giám sát đánh giá trên tổng số 3.827 dự án, đạt tỷ lệ 27%. Đối với việc giám sát, đánh giá các dự án nhóm A, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các văn bản yêu cầu các chủ đầu tư và ban quản lý các dự án báo cáo công tác giám sát, đánh giá đầu tư các dự án (van bản số 4092 BKH/VPTĐ ngày 08/7/2003 nhóm A yêu cầu báo cáo 6 tháng đầu năm, văn bản số 6166 BKH/TĐ&GSĐT ngày 8/10/2003 yêu cầu báo cáo 9 tháng).

Các chủ đầu tư và ban quản lý dự án được yêu cầu báo cáo nêu trên là thuộc các dự án trọng điểm có tỷ trọng sử dụng vốn ngân sách nhà nước cao trong tổng mức đầu tư dự án (số dự án này chiếm khoảng 50% tổng số dự án nhóm A đang triển khai thực hiện) Chỉ có có 40 dự án (chiếm khoảng 60% số dự án có công văn yêu cầu) có báo cao 6 tháng đầu năm và 45 dự án (khoảng 30% số Chủ đầu tư và ban quản lý dự án được yêu cầu báo cao) có báo cáo 9 tháng.

Báo cáo của các chủ đầu tư dự án nhóm A nhìn chung chưa đạt yêu cầu theo quy định nêu trong Thông tư hướng dẫn, các số liệu chủ yếu mang tính chất thống kê, chưa có các phân tích, làm rõ các nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án, chưa làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan; Các kiến nghị còn chung chung.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình giám sát đánh giá đầu tư 9 tháng (văn bản số 6406 BKH/ TĐ&GSĐT ngày 21/10/2003).

1.1.1.2 Tổ chức thực hiện giám sát đánh gía đầu tư ở các Bộ, ngành và địa phương:

Sau khi Nghị định 07/CP có hiệu lực và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn, nhìn chung các địa phương và các bộ đã nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của giám sát, đánh giá đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kết hợp với các bộ, các địa phương, các đơn vị kinh tế đã tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác giám sát, đành giá đầu tư một cách khá rộng rãi Cho đến nay hầu hết các tỉnh, các bộ đã tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác này

Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện còn một số khó khăn, hạn chế cụ thể là:

- Việc hình thành bộ phận đầu mối ở các tỉnh, bộ, ngành, các đơn vị kinh tế và phân giao nhiệm vụ chưa rõ ràng, cụ thể

- Biên chế cán bộ chưa tương sứng với nhu cầu công việc; nhiều sở KH&ĐT gặp khó khăn về bổ sung cán bộ cho các đơn vị đầu mối.

- Năng lực cán bộ có nơi, có chỗ còn hạn chế về chuyên môn, thiếu kinh nghiêm tổ chức công việc.

- Các đơn vị đầu mối chưa có quy trình thực hiện công việc một cách hợp lý, thiếu phương tiện, thiết bị (máy tính, phần mềm quản lý, theo dõi dự án,…), chưa hình thành được cơ sở dữ liệu phục vụ giám sát, đánh giá đầu tư.

- Chưa tạo được nền nếp, chế độ theo dõi, báo cáo theo quy định; chưa phối hợp tốt các đơn vị trong cơ quan để thực hiện nhiệm vụ.

1.2 Tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm 2004

1.2.1 Khái lược về tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư 1.2.1.1 Tình hình tổ chức thực hiện ở các bộ, ngành, địa phương và các tổng công ty:

Nhìn chung, công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã được lãnh đạo các

Bộ, Ngành và địa phương quan tâm hơn nên công tác này đã có những chuyển biến tích cực Tại các địa phương, các bộ, ngành và phần lớn các tổng công ty đã thành lập các đơn vị đầu mối hoặc giao nhiệm vụ cho các đơn vị nội bộ thực hiện công tác này Một số địa phương đã có chỉ thị của UBND hoặc ban hành các quy định cụ thể về việc thực hiện công tác giám sát đầu tư ở địa phương mình như: Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hoạt động giám sát đánh giá đầu tư của các đơn vị đầu mối ở các bộ, ngành, địa phương đang đi vào nền nếp Đặc biệt, công tác giám sát, đánh giá các dự án nhóm A đã được các chủ đầu tư quan tâm hơn so với trước đây

Công tác bồi dưỡng cán bộ đã được triển khai khá rộng rãi ở các bộ, ngành và địa phương Ngoài việc cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn do Bộ

Kế hoạch và Đầu tư tổ chức; các bộ, ngành và địa phương còn tự tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và phổ biến các quy định mới về quản lý đầu tư và xây dựng; ví dụ như tỉnh Quảng Ninh đã mở lớp tập huấn cho trên 60 cán bộ làm công tác quản lý đầu tư ở các ban, ngành, ban quản lý dự án của tỉnh; Bộ Giao thông- VT đã mở lớp bàn về triển khai công tác giám sát, đánh giá đầu tư cho các BQL thuộc Bộ và cán bộ các Sở Giao thông- VT khu vực phíaNam (khoảng 80 đại biểu tham dự), Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Dệt may,…

Một số vấn đề về quản lý đầu tư nhìn nhận từ giác độ giám sát, đánh giá đầu tư trong thời qua

2.1 Việc chuẩn bị dự án và ra quyết định đầu tư:

Số dự án thuộc nhóm A (gồm tất cả các nguồn vốn) được các cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư hàng năm khoảng 25- 30 dự án Số dự án thuộc nhóm B, C được phê duyệt hàng năm vào khoảng 2.500- 2.700 dự án, trong đó số dự án nhóm B chiếm khoảng 26- 30%.

Hiện nay ở các Bộ và địa phương còn có những nội dung quy hoạch chưa sát với thực tế, thiếu cụ thể và thiếu quy chế quản lý thực hiện quy hoạch là yếu tố quan trọng dẫn đến lúng túng trong quá trình chuẩn bị đầu tư (theo quy định tại Nghị định 07/CP còn có nhiều điểm bất cập với thực trạng quy hoạch và quản lý quy hoạch hiện nay).

Các dự án nhóm A là những dự án có quy mô lớn, có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động và phát triển kinh tế xã hội của địa phương hoặc vùng kinh tế Chất lượng chuẩn bị dự án nhóm A có nhiều tiến bộ trong thời gian qua và tốt hơn việc chuẩn bị các dự án nhóm B, vì thường do các công ty tư vấn đầu ngành lập Tuy nhiên, công tác chuẩn bị đầu tư, thẩm định và ra quyết định đầu tư của các dự án này vẫn có nhiều tồn tại, dẫn tới tính khả thi của các dự án được quyết định đầu tư không cao, cụ thể là:

- Thiếu thông tin dự báo hoặc chất lượng dự báo thấp, thiếu chuẩn xác về thị trường, về công nghệ; đặc biệt đối với các dự án sản xuất chưa quan tâm đúng mức đến thị trường, đến tiến trình hội nhập, đánh giá về khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án Đối với các dự án ODA, thủ tục của các nhà tài trợ đa phương hoặc song phương và trong nước còn khác biệt (về hồ sơ dự án, về đấu thầu, hệ thống báo cáo ), dẫn đến việc giải ngân các dự án ODA có tiến bộ trong thời gian qua, nhưng vẫn còn chậm.

- Thiếu các tổ chức tư vấn có đủ năng lực nắm bắt được những thay đổi nhanh chóng về công nghệ và thị trường Hồ sơ dự án chất lượng còn hạn chế, một số nội dung quy định trong hồ sơ cần có, chưa thực hiện được đầy đủ (trên 80% dự án nhóm A cần bổ sung, sửa đổi nội dung dự án trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định, không ít hồ sơ phải bổ sung các thủ tục pháp lý) Việc quyết định đầu tư trong một số trường hợp còn thiếu những thông tin cần thiết Những vấn đề trên dẫn tới kéo dài thời gian xem xét, thẩm định và quyết định đầu tư.

Nhằm từng bước nâng cao chất lượng và trách nhiệm của công tác tư vấn, khắc phục những tồn tại của công tác tư vấn đầu tư, Nghị định 07/CP đã quy định cụ thể về chế tài quản lý chất lượng tư vấn dự án Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 19/2003/QĐ-BXD ngày 3/7/2003 quy định về điều kiện, năng lực hoạt động xây dựng, trong đó có công tác tư vấn đầu tư và xây dựng.

- Công tác chuẩn bị đầu tư thường chậm so với kế hoạch và yêu cầu phát triển Mặc dù đã được giao kế hoạch chuẩn bị đầu tư sớm từ cuối năm trước, nhưng các Chủ đầu tư chậm tổ chức triển khai thực hiện, nên đến cuối năm còn nhiều dự án chưa hoàn thành thủ tục phê duyệt theo kế hoạch chuẩn bị đầu tư

- Công tác thẩm định: Năng lực chuyên môn của các cơ quan tham gia thẩm định còn hạn chế; ý kiến tham gia thường chưa có phân tích, đánh giá kỹ, không kịp thời và thiếu chính kiến rõ ràng

- Theo Nghị định 07/CP, công tác thẩm định và quyết định đầu tư được phân cấp cho các địa phương thực hiện đối với tất cả các dự án; nhưng năng lực, trình độ, đội ngũ cán bộ ở các địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp được với yêu cầu nhiệm vụ được giao; Đặc biệt đối với cấp huyện và xã, chưa được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, chưa được hướng dẫn cả về phương pháp, nghiệp vụ; quy chế chưa chặt chẽ nên việc lập, thẩm định dự án đầu tư còn bất cập Các địa phương cần căn cứ vào quy định chung để có hướng dẫn cụ thể cho các cán bộ liên quan trên địa bàn.

Tổng số các dự án nhóm A đang thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tập trung dự kiến hoàn thành trong năm chỉ khoảng 15% tổng số dự án đang đầu tư (theo con số thống kê được khoảng hơn 120 dự án), tức là mức độ huy động các dự án vào hoạt động trong năm qua là thấp, thời gian thực hiện đầu tư dài Cần có những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn để nâng cao số dự án hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng.

Chủ trương phân cấp là đúng đắn, nhằm tăng cường tính chủ động và trách nhiệm cho các đơn vị cơ sở, thực hiện nhanh, dứt điểm các dự án thiết thực với các địa phương Tuy nhiên, một số địa phương đã sử dụng vốn đầu tư cho các dự án chưa tập trung đầu tư cho các dự án thật sự bức thiết Số dự án đầu tư quá nhiều so với khả năng cân đối vốn, phân tán, không tập trung cho các dự án quan trọng, có ý nghĩa lớn phát triển kinh tế xã hội.

Số các công trình thuộc nhóm B và C đang thực hiện toàn quốc khoảng trên 10.000 dự án, dự kiến khoảng 20% số dự án sẽ kết thúc đầu tư và đưa vào vận hành trong năm là rất thấp so với quy định hiện hành Nếu so với thời gian quy định cho thực hiện đầu tư dự án nhóm B là 4 năm và nhóm C là 2 năm (bình quân chung cho thời gian thực hiện nhóm B và C khoảng 2,7 năm) thì mỗi năm số dự án nhóm B và C phải kết thúc đầu tư đi vào vận hành là 38% tổng số dự án thực hiện trong năm Trong điều kiện hiện nay, đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách, để đảm bảo đầu tư tập trung, kết thúc theo thời hạn quy định thì các bộ, ngành, địa phương chỉ có cách thu hẹp danh mục đầu tư hàng năm; phải lựa chọn thứ tự ưu tiên, kiên quyết cắt bỏ những dự án không bức thiết đầu tư

2.2 Tổ chức thực hiện dự án

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn vướng mắc nhiều, chưa có được các giải pháp đồng bộ để có thể chủ động giải quyết đền bù giải toả đúng tiến độ trong phạm vi kinh phí đã dự trù, thời gian giải toả thường kéo dài, chi phí thường phải điều chỉnh tăng nhiều, ảnh hưởng tới tiến độ đầu tư dự án và hiệu quả kinh tế chung (Cầu Bình Triêu II, đường An Sương An Lạc; Khu Công nghiệp Biên Hoà I, đường vành đai 3 Hà Nội, thuỷ điện Na Hang, thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long ).

- Quá trình nghiên cứu điều tra cơ bản thu thập tài liệu lập dự án, chất lượng dự án thấp, vì vậy quá trình thực hiện đầu tư phát sinh khối lượng hoặc phải bổ sung thêm các hạng mục công trình Hồ sơ thiết kế một số dự án không tốt nên trong quá trình thực hiện phải bổ sung sửa đổi Theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 30% số dự án phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện đầu tư(như các dự án Đường Hồ Chí Minh, giao thông đô thị Hà Nội, hệ thống thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long) Nhiều dự án có mức điều chỉnh vốn đầu tư quá lớn, như Đường HCM 1,5 lần vốn đầu tư, QL.5 gần gấp đôi, Hệ thống thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,25 lần; đại lộ Đông- Tây TP Hồ Chí Minh trên 1,4 lần, đường An Sương- An Lạc trên 2 lần.

- Nhiều dự án, chương trình đầu tư kéo dài hoặc chia thành nhiều giai đoạn thực hiện nhưng tổ chức quản lý không tốt, không tổ chức giám sát chặt chẽ, đánh giá từng giai đoạn, vì vậy không báo cáo kịp thời những sai phạm, những khó khăn vướng mắc để kiến nghị người có thẩm quyền xử lý (như chương trình cà phê chè, dự án trong rừng đầu nguồn miền trung sử dụng vốn ADB, …)

VÍ DỤ MINH HOẠ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ: DỰ ÁN CẢI TẠO VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HÀ NỘI GIAI ĐOẠN IV

Các chỉ tiêu chủ yếu theo quyết định đầu tư

- Xây dựng 2 nhà máy nước Cáo Đỉnh ở huyện Từ Liêm và Nam Dư ở huyện Thanh Trì, công suất mỗi nhà máy là 30.000m 3 / ngày đêm và một hệ thống truyền dẫn và phân phối.

- Lắp đặt mới 25 đồng hồ đo lưư lượng nước khu vực và 60.000 đồng hồ đo lượng nước tiêu thụ, 15.000 đồng hồ thay thế.

- Thay thế và lắp đặt mới 23km đường ống truyền dẫn có đường kính từ 400mm đến 1000mm; 80km đường ống phân khối có đường kính từ 90mm đến 300mm; 500km đường ống dịch vụ có đường kính từ 20 mm đến 63 mm

3.1.3 Địa điểm, diện tích sử dụng: Hà Nội

Diện tích đất sử dụng: 153322m 2

628.94 tỷ (tương đương 48,38 triệu USD)

3.1.5 Nguồn vốn, tiến độ thực hiện: 1999 - 2003

- Vốn vay của Ngân hàng Thế giới: 32.5 triệu USD

- Vốn không hoàn lại của Chính phủ Phần Lan: 1.96 triệu USD

- Vốn dối ứng của Chính phủ Việt Nam: 180.96 tỷ VND

3.1.6 Đánh giá tổng thể về tính khả thi của quyết định đầu tư

Dự án thực hiện nhiệm vụ Cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước Hà Nội giai đoạn IV, thời gian thực hiện dự án từ 1999 – 2003 nhằm nâng công suất của hệ thống cấp nước Hà Nội lên thêm 60.000m 3 /ngày đêm và cải tạo, lắp đặt mới mạng lưới đường ống phù hợp với quy hoạch hệ thống cấp nước

Hà Nội mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt

Dự án đã giải quyết nâng cao khả năng dịch vụ cấp nước cho 5 quận nội thành, lắp đặt gần 60.000 đầu máy đấu nước vào nhà dân góp phần giảm chất lượng thất thoát từ 60% xuống 43% giai đoạn cuối dự án.

3.1.7 Đánh giá về năng lực của chủ đầu tư

Công ty Kinh doanh nước sạch được giao nhiệm vụ làm chủ đâu tư, thành lập Ban quản lý dự án riêng, quản lý dự án theo hình thức chủ nhiệm điều hành dự án.

Ban quản lý dự án đã triển khai dự án theo đúng các thủ tục trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Việt Nam cũng như quy định của nhà tài trợ (WB) Xong đây là dự án lớn, vốn vay quốc tế nên kinh nghiệm còn hạn chế, đặc biệt khó khăn về ngoại ngữ (hơn 60% cán bộ của Ban quản lý có thể làm việc trực tiếp với Tư vấn và nhà thầu do vậy còn hạn chế).

Tình hình thực hiện dự án

3.2.1 Kế hoạch chi tiết về tiến độ thực hiện dự án

- Nhà máy nước Cáo Đỉnh: 1999 – 2001

- Nhà máy nước Nam Dư: 2002 – 2003

- điện cao thế NM Cáo Đỉnh: 2000 – 2001

- Điện cao thế NM Nam Dư: 2002 – 2003

Gói thầu Xây lắp - Đấu thầu quốc tế rộng rãi 33,2 triệu USD Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Gói thầu Tư vấn giám sát công trình - Đấu thầu quốc tế rộng rãi 2,8 triệu USD (TTCP ).

Gói thầu Điện cao thế NM Cáo Đỉnh - Đấu thầu hạn chế trong nước 11,5 tỷ đồng (TTCP…).

Gói thầu Điện cao thế NM Nam Dư - đấu thầu hạn chế trong nước 3,5 tỷ đồng(TTCP…).

3.2.3 Tình hình thực hiện dự án, nhận xét chung

3.2.3.1 Phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, dự toán các hạng mục : số lượng các hạng mục hoàn thành thiết kế kỹ thuật, dự toán, mức hoàn thành theo số lượng hạng mục và theo mức vốn đầu tư: theo quyết định số 1019B/BXD- VKT của Bộ Xây dựng ngày 7/8/1997.

- Nhà máy nước Cáo Đỉnh: 54.302.877.275 đồng

- Nhà máy nước Nam Dư: 64.422.000.523 đồng

3.2.3.2 Thực hiện đấu thầu a) Kết quả lựa chọn nhà thầu Đơn vị: triệu USD Bảng 1: Bảng tình hình thực hiện đấu thầu

T Tên gói thầu và phương thức Tình hình thực hiện

1 Gói thầu mua sắm và Xây lắp - Đấu thầu Quốc tế rộng rãi 33,2 triệu $ 33,2 triệu $ 0$

2 Gói thầu Tư vấn giám sát – Đấu thầu Quốc tế rộng rãi 2,8 triệu $ 2,5 triệu $ 0,3 triệu $

$3 Gói thầu điện cao thế NM Cáo Đỉnh - Đấu thầu hạn chế trong nước

4 Gói thầu điện cao thế NM Nam

Dư - Đấu thầu hạn chế trong nước

3.5 tỷ đ 3.5 tỷ đ 0đ b) Tiến độ thực hiện đấu thầu

- Gói thầu Tư vấn giám sát công trình: 1997 – 1998

- Gói thầu Điện cao thế NM Cáo Đỉnh: 2000

- Gói thầu Điện cao thế NM Nam Dư: 2002 – 2003

Bảng 2: Khối lượng vốn thực hiện

T Chỉ tiêu Tình hình thực hiện

Quý báo cáo (quý II/2004) luỹ kế

So với KH hoặc giá gói thầu

1 Nguồn vốn đã huy động được 628.940

2 Vốn đầu tư thực hiện 25.913 533.239

3 Vốn đầu tư đã được giải ngân 21.914 524.702 83%

4 Giá trị, khối lượng đã thanh toán cho nhà thầu 21.914 524.702 83%

5 Vốn đã được quyết toán (nếu có)

3.2.3.4 Tiến độ thực hiện Đối chiếu kế hoạch tiến độ, đánh giá mức độ đảm bảo, nguyên nhân chậm (nếu có), biện pháp khắc phục:

Hiện nay dự án triển khai chậm hơn so với tiến độ và kế hoạch được duyệt 1 năm.

- Thành phố giới thiệu quy hoạch để thiết kế chi tiết và đấu thầu, xong khi triển khai thu hồi đất GPMB chính quyền và nhân dân địa phương không chấp thuận vị trí giới thiệu đã yêu cầu dịch chuyển sang vị trí khác Do vậy, nảy sinh khảo sát, thiết kế lại làm chậm tiến độ.

- Chính sách và giá đền bù dân cho là thấp nên gây khiếu kiện kéo dài không cho thu hồi đất phải cưỡng chế.

+ Tổng mức đầu tư phải điều chỉnh:

- Do dự án được chuẩn bị, thiết kế từ năm 1996 đến nay quy hoạch đô thị đã thay đổi nên một số hạng mục thay đổi nhiều (đặc biệt trên mạng lưới đường ống) nên gặp rất nhiều khó khăn.

- Khối lượng thực tế so với thiết kế và các hạng mục phát sinh trong quá trình thi công cũng gây ảnh hưởng đến dự án.

- Tiến độ thi công trên mạng lưới chậm do nhà thầu không chủ động kiểm soát được khối lượng Vật tư đòi hỏi tăng trên thực tế thi công, bị động trong khâu nhập khẩu vật tư bổ xung trên mạng lưới, nên nhiều lúc phải chờ vật tư Riêng hạng mục thi công lắp đặt đồng hồ và đầu nối vào nhà chậm, do việc đóng góp một phần phí đầu nối vào nhà của khách hàng chậm nên kế hoạch thi công bị phụ thuộc.

- Chất lượng nước ngầm bãi giếng Nhà máy nước Nam Dư thay đổi khi khoan khai thác (2002) so với khi khảo sát thiết kế (1996) Do vậy, cần phải điều chỉnh phạm vi dự án để bố trí vốn xây dựng bổ xung cụm xử lý Amoni của nhà máy nước Nam Dư.

- Công tác lựa chọn Tư vấn thiết kế, giám sát, đánh giá đầu tư thiết kế và thiết kế chi tiết của cụm xử lý Amoni kéo dài 1 năm do vậy làm dự án phải chậm lại.

- Đã trình Chính phủ và các cơ quan liên quan Bộ Xây dựng, UBND Thành phố HN phê duyệt khối lượng và đơn giá phát sinh cho các tiểu hạng mục đã hoàn thành chuẩn bị quyết toán vốn đầu tư toàn bộ dự án.

- Yêu cầu nhà thầu lập tiến độ chặt chẽ và đẩy nhanh tiến độ thi công cụm Amoni.

- Phối hợp với Chính quyền địa phương để đẩy nhanh tiến độ thu tiền và thi công đầu nối vào nhà trên các khu vực của dự án.

- Môi trường: Dự án tuân thủ những quy định nghiêm ngặt đã được nêu ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại quyết định số 2583/QĐ-MTg ngày 28/10/1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường Dự án được đánh giá tích cực trong yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thể hiện qua kết quả kiểm tra và nhận xét của đoàn đánh giá WB khi kiểm tra dự án định kỳ hàng năm.

- Giải phóng mặt bằng và dân tái định cư: giải phóng mặt bằng của dự án có tổng diện tích đất thu hồi là: 153.322 m 2 trong đó có 2 hộ di dân tái định cư đã thực hiện đúng theo chính sách của Thành phố Hà Nội và kế hoạch giải phóng mặt bằng – tái định cư của dự án đã được thống nhất với WB.

Đánh giá tình hình thực hiện dự án

- Dự án triển khai đúng trình tự thủ tục xây dựng cơ bản: lập báo cáo khả thi, Quyết định phê duyệt đầu tư, Lập kế hoạch đấu thầu và đấu thầu các bước, giải phóng mặt bằng và thực hiện dự án.

- Khối lượng thực hiện dự án nhìn chung đúng theo tiến độ dự án trừ hạng mục phải thay đổi thiết kế do ảnh hưởng khách quan như: hạng mục cụm xử lý Amoni của nhà máy nước Nam Dư hạng mục thi công 60.000 đầu máy đầu nối vào nhà do thay đổi thiết kế nhiều.

Bảng 3: Tình hình giải ngân

T Gói thầu Giá trị hợp đồng Giải ngân %

1 Mua sắm thiết bị và xây lắp – gói 1

33,37 tr $ (thời gian thực hiện 48 tháng)

2 Tư vấn giám sát – gói 2

2.590.000$ (thời gian thực hiện 62 tháng)

3 Điện cao thế Cáo Đỉnh 10,5 tỷ VND 9,092 tỷ VND 87%

Dư 3,5 tỷ VND 2,7 tỷ VND 80%

3.1.2 Quy mô đầu tư của dự án so với các quy hoạch liên quan khác

3.1.2.1 So với quy hoạch phát triển hệ thống cấp nước thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 50/2000/QĐ-TTg ngày 24/4/2000 thì quy mô dự án còn quá nhỏ (khi kết thúc dự án vào năm

2004 giai đoạn I của dự án mới nâng công suất của hệ thống cấp nước thành phố tăng thêm 60.000 m 3 /ngày đêm – đưa tổng công suất của cả hệ thống cấp nước thành phố lên 454.000 m 3 /ngđ) trong khi nhu cầu đòi hỏi là 852.000 m 3 / ngđ (năm 2005).

3.1.2.2 Chi phí đầu tư thực tế của dự án tăng so với quyết định đầu tư đã được phê duyệt đã có sự điều chỉnh tổng mức đầu tư nội dung điều chỉnh như sau: a UBND Thành phố Hà Nội trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng mức đầu tư dự án tại văn bản số 13/TT-UB ngày 9/3/1996 là 545,3 tỷ VND, tương đương 49,57 triệu USD. b Quyết định phê duyệt đầu tư dự án số 435/TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 29/6/1996 là 473 tỷ VND, tương đương với 43 triệu USD cụ thể:

- Vốn Ngân hàng thế giới: 33,1 triệu USD

- Vốn viện trợ không hoàn lại của Phần Lan: 3,65 triệu USD

- Vốn đối ứng trong nước: 68 tỷ VND c Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư của Dự án tại văn bản số 826/CP-KTN ngày 21/7/1998 là 648 tỷ VND, tương đương 48,38 triệu USD, trong đó:

- Vốn vay Ngân hàng thế giới: 32,5 triệu USD

- Vốn hỗ trợ kỹ thuật của Phần Lan: 1,96 triệu USD

- Vốn đối ứng trong nước: 180,96 tỷ VND

Như vậy điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng 5,38 triệu USD, cụ thể:

- Báo cáo khả thi chưa tính chi phí đầu tư cấp nguồn điện cho 2 nhà máy nước: 1,18 triệu USD.

- Thuế nhập khẩu: 2,20 triệu USD

- Khoản thiếu hụt khi trình Báo cáo khả thi ban đầu so với QĐ của Thủ tướng:

3.1.2.3 Nội dung điều chỉnh dự án thực hiện so với quyết định đầu tư đã được phê duyệt: hạng mục xây dựng nhà máy nước Nam Dư cụ thể:

- Dịch chuyển ô đất của nhà máy nước Nam Dư 150m về phía Nam so với vị trí cũ (đã được phê duyệt tại Quyết định số 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/10/1997 về việc giao đất cho Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội để xây dựng nhà máy nước Cáo Đỉnh và Nam Dư) đồng thời với việc xử lý gia cố nền móng các công trình trong nhà máy.

- Xây dựng thêm hạng mục công trình xử lý Amoni tại nhà máy nước Nam

Dư (trên nguyên tắc giá trị gói thầu không thay đổi) với giải pháp tài chính được đề xuất như sau:

- Cho phép điều chỉnh giảm hạng mục đấu nối vào nhà và đường ống tương đương từ 75.000 đầu máy đấu nối vào nhà (trong gói thầu) xuống còn 50.000 đầu máy đấu nối vào nhà (nhu cầu hiện tại) vì trong thời gian qua việc triển khai dự án chậm nên ở một số vị trí của dự án Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội đã thi công đấu nối khoảng 25.000 đầu máy vào nhà bằng nguồn vốn của thành phố và nguồn vốn của công ty.

- Cắt giảm hạng mục 04 giếng thay thế (Công ty Kinh doanh nước sạch

Hà Nội đã thi công bằng nguồn vốn của công ty).

1 Do yêu cầu của chính quyền địa phương di chuyển ô đất nhà máy để giảm diện tích đất cấp cho cá nhân và phần đất kẹt thì mới chấp nhận giao đất và giải phóng mặt bằng.

2 Chất lượng nước ngầm thay đổi, hàm lượng Amoni trong nước thô thay đổi từ 0,2mg/l – 2,5mg/l (năm 1996) tăng lên 5,7mg/l – 11,5mg/l (năm 2002).

3 Mặt khác, tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch số 1329/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành năm 2002 có thay đổi, giảm hàm lượng Amoni cho phép từ 3mg/l xuống 1,5mg/l.

3.1.2.4 Tài chính a Vốn đối ứng: được cấp đầy đủ cho dự án b Thuế của Tư vấn giám sát xây dựng nước ngoài: Theo Hiệp định vay vốn của Ngân hàng thế giới (WB) nguồn vốn vay không được sử dụng đóng góp cho bất kỳ sắc luật thuế nào của nước vay vốn Mặt khác, chi phí cho gói thầu

Tư vấn giám sát xây dựng được giải ngân 100% từ nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới Do vậy trong quá trình đấu thầu cà thực hiện hợp đồng Tư vấn Giám sát giữa Công ty Tư vấn GKW và Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội tư vấn không chịu bất kỳ nghĩa vụ thuế nào hiện tại Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội đang chờ hướng dẫn của Tổng cục Thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế trên. c Giá cước: Theo Hiệp định ký giữa WB và Chính phủ Việt Nam lộ trình tăng giá nước của dự án từ năm 1999 – năm bắt đầu triển khai dự án, giá cước trung bình tăng như sau:

Lộ trình tăng giá nước

Năm 2004 giá nước bình quân là 2.540đ/m 3 mới đạt được 53% giá cam kết

3.1.2.5 Đánh giá về chất lượng nước, trữ lượng nước ngầm qua các giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án:

Nguồn nước ngầm của thành phố có nhiều thay đổi, đặc biệt là chất lượng từ giai đoạn khoan thăm dò 1996 để chuẩn bị đầu tư so với giai đoạn thi công để đưa vào khai thác cụ thể:

- Bãi giếng nhà máy nước Cáo Đỉnh pH giảm từ 6,8 – 7,2 xuống 6,0 – 6,5 đôi khi giảm tới 5,8 làm cho quá trình vận hành và khai thác nhà máy đã xây dựng theo đồ án thiết kế gặp khó khăn.

-Bãi giếng nhà máy Nam Dư xuất hiện nồng độ Amoni khá cao trung bình 5,7mg/l – 11,5mg/l so với lúc khoan thăm dò năm 1996 nồng độ chỉ dao động 0,2mg/l – 2,5mg/l.

ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ NĂM 2003-2005

Những kết quả đạt được

1.1 Hiệu quả đầu tư được nâng cao

Thực hiện tốt công tác giám sát, đánh giá đầu tư đảm bảo cho hoạt động đầu tư chung và từng dự án cụ thể đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội và tiến hành theo đúng khuôn khổ pháp luật, chính sách của Nhà nước.

Ngoài ra thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư tốt còn giúp cơ quan quản lý đầu tư các cấp nắm sát và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư và những tồn tại, khó khăn trong quá trình đầu tư để có biện pháp điều chỉnh thích hợp, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm và tiêu cực gây thất thoát, lãng phí vốn trong quá trình thực hiện đầu tư.

Giúp các cơ quan hoạch định chính sách có tư liệu thực tế để nghiên cứu về cơ cấu đầu tư và chính sách thúc đẩy đầu tư cho từng thời kỳ

1.2 Nội dung báo cáo ngày càng đầy đủ

Chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư thông qua các báo cáo ngày càng đầy đủ mấy năm gần đây, Vụ đã thực hiện giám sát tổng thể tình hình đầu tư trong cả nước và thực hiện giám sát một số dự án nhóm A, trong đó có những dự án quan trọng quốc gia Báo cáo định kỳ giám sát tổng thể đầu tư được quan tâm chỉ đạo thực hiện theo quy định; số lượng dự án nhóm

A được theo dõi, giám sát nhiều hơn.

1.3 Trình độ cán bộ thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư nâng cao

Sau nhiều năm thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư, cán bộ giám sát, đánh giá đầu tư đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và thông tin để đánh giá dự án Việc giám sát, đánh giá đầu tư dự án không chỉ dựa vào các quy định, chính sách của Nhà nước mà còn phải dựa vào kiến thức, kinh nghiệm của các cán bộ giám sát, đánh giá đầu tư Nhờ đó mà đánh giá một cách tương đối chính xác các nội dung trong dự án làm căn cứ quan trọng trong việc ra quyết định hay cấp phép đầu tư Trình độ chuyên môn của cán bộ được nâng lên làm cho việc giám sát, đánh giá đầu tư tiến hành nhanh hơn.

Tiến độ thực hiện liên tục được cải thiện, thời hạn liên tục được rút ngắn, do vậy khối lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã tăng lên đáng kể.

1.4 Sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của xã hội

Như chúng ta đã biết hoạt động đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Như vậy mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư la đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư Và nguồn lực chi phí cho một công cuộc đầu tư là rất lớn, thời gian cần hoạt động của các kết quả đầu tư để có thể thu hồi vốn đã bỏ ra hoặc để các lợi ích thu được tương xứng và lớn hơn những hy sinh về nguồn lực mà nền kinh tế bỏ ra Do đó, để sử dụng các nguồn lực đã chi cho công cuộc đầu tư một cách tiết kiệm nhất nhằm đạt được những kết quả đã dự kiến hoặc để sử dụng các nguồn lực đã xác định cho công cuộc đầu tư nhằm đạt kết quả nhiều nhất, thì làm tốt công tác giám sát, đánh giá đầu tư là một trong những yếu tố góp phần sử dụng tốt hơn các nguồn lực của xã hội.

1.5 Giúp cho việc tổng hợp các hoạt động có liên quan đến đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư.

Việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đã đạt được kết quả bước đầu, cả giám sát tổng thể cũng như giám sát dự án kết quả giám sát tổng thể đã góp phần phản ảnh, cung cấp thêm thông tin tình hình quản lý đầu tư của các

Bộ, ngành, địa phương làm cơ sở để tìm kiếm giải pháp chấn chỉnh kịp thời

Kết quả giám sát đầu tư đã được phản ảnh trong các báo cáo quan trọng của Bộ trình Chính phủ và Quốc hội nhiều dự án nhóm A sau khi thực hiện giám sát, đánh giá đã phát hiện những vấn đề cần xử lý, đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Trên cơ sở các báo cáo này mà các cán bộ giám sát xử lý, phân tích và dự báo được xu thế đầu tư trong tương lai Đây là công việc rất cần thiết và thiết thực vì hiện nay công tác dự báo trong hầu hết các ngành kinh tế của ta còn nhiều yếu kém Để có được những dự báo chính xác trong tương lai,ngoài việc cần có những chuyên gia giỏi, nhạy bén, việc cung cấp số liệu chính xác, kịp thời là điều rất quan trọng Việc chất lượng các báo cáo ngày càng được nâng cao đã góp phần tích cực cho công tác tổng hợp, dự báo.

Những hạn chế và nguyên nhân

2.1 Hạn chế còn tồn tại

2.1.1 Về nhận thức và tổ chức thực hiện

Về nhận thức: Chưa quan tâm đúng mức đến công tác này, tổ chức bộ máy chưa tương xứng với yêu cầu cần có và chưa tổng kết đánh giá thường xuyên công tác này.

Về tổ chức bộ máy thực hiện:

- Năng lực chủ dầu tư, cán bộ giám sát còn thiếu kinh nghiệm tổ chức công việc Đây là điểm yếu chung vì công tác này còn mới, đồng thời chưa nhận được việc chấp hành nghiêm chỉnh của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án.

2.1.2 Thực hiện chưa tốt chế độ báo cáo

Thiếu phương tiện, thiết bị, chưa hình thành được cơ sở dữ liệu phục vụ giám sát, đánh giá đầu tư và tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin nên còn lúng túng trong việc báo cáo và chưa báo cáo đủ các thông tin cần thiết.

Mặc dù số lượng báo cáo và chất lượng báo cáo qua các năm có cải tiến rõ rệt, nhưng điều này không có nghĩa là chất lượng báo cáo đã hoàn hảo.

Một số báo cáo còn sơ sài, dẫn đến hiệu quả thực tế của công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa đạt yêu cầu đề ra Báo cáo giám sát đầu tư mới chỉ chủ yếu phản ánh sơ lược về tình hình thực hiện đầu tư, chưa đi sâu phân tích những mặt được, chưa được Đặc biệt là chưa có báo cáo các nội dung về thất thoát, lãng phí hiệu quả đầu tư.

Báo cáo chưa đáp ứng yêu cầu về thời gian và nội dung báo cáo.

Một số trường hợp chuyên viên chưa có kế hoạch cụ thể, nghiên cứu tài liệu, báo cáo chưa kĩ, chưa thu thập đủ thông tin để phân tích đánh giá sâu và có cơ sở, xem xét chưa toàn diện, ít tính toán kiểm tra, không có các đề xuất kiến nghị hoặc có nhưng ít giá trị, nội dung và hình thức văn bản chuẩn bị chưa cẩn thận, có nhiều lỗi in ấn…

Chưa chủ động, sáng tạo trong khi xử lý công việc (để đảm bảo tiến độ); thiếu kinh phí; vướng mắc về thủ tục.

Phối hợp giữa các bộ, ngành chưa tốt, nhiều yêu cầu triển khai công tác giám sát chưa được sự quan tâm của các bộ, ngành và chủ đầu tư.

2.1.3 Thực hiện giám sát chưa thường xuyên, còn thụ động

Việc giám sát, đánh giá đầu tư trong Vụ chưa thường xuyên, chưa rà soát công việc theo kế hoạch, chưa chủ động xử lý hoặc báo cáo kịp thời xin ý kiến xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; trong quá trình giải quyết vấn đề còn chưa thật sự tập trung thực sự vào công việc, máy móc thụ động.

2.1.4 Chưa thực hiện tốt nhiệm vụ đánh giá dự án

Việc đánh giá dự án nói chung thực hiện còn chậm, một số trường hợp chất lượng chưa tốt (chưa chặt chẽ, chưa sâu, chưa rõ) Công tác đánh giá chưa có khuôn mẫu thống nhất, thiếu tiêu chí, tiêu chuẩn chung và thích hợp với tính chất, yêu cầu công việc (giám sát, đánh giá dự án, điều chỉnh dự án, góp ý đối với các bộ, ngành, địa phương, đối với từng loại dự án); xem xét chưa toàn diện, ít tính toán kiểm tra, không có các đề xuất kiến nghị cụ thể

Tuy xác định nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư là công tác trọng tâm, nhưng chưa tập trung đi sâu vào việc thực hiện công tác này nên kết quả còn hạn chế: nội dung báo cáo giám sát tổng thể chưa sâu, chưa cụ thể, chưa chủ động trong việc giám sát các dự án nhóm A (chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về các dự án cần theo dõi, giám sát); số lượng giám sát các dự án nhóm A còn ít, chất lượng báo cáo chưa tốt.

2.1.5 Về kinh phí thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư

Chưa có quy định cụ thể về chi phí giám sát, đánh giá đầu tư Hiện nay,

Bộ Xây dựng chưa có hướng dẫn về chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đàu tư theo quy định tại NĐ 07/2003/NĐ-CP mặc dù Bộ Tài chính đã có hướng dẫn về việc sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư.

Nguyên nhân dẫn tới một số thiếu sót trên là:

+ Nội dung công việc ngày càng phức tạp, yêu cầu công việc ngày càng cao; trong một số trường hợp cơ sở Luật pháp chưa rõ ràng, chồng chéo mâu thuẫn.

+ Một số trường hợp chưa có kế hoạch cụ thể, chưa thu thập đủ thông tin, phân tích đánh giá chưa sâu.

+ Thiếu kinh phí, vướng mắc thủ tục.

+ Phối hợp giữa các bộ, ngành chưa tốt, có sự chồng chéo và chưa thống nhất giữa các bộ ngành nên hiệu quả hoạt động giám sát, đánh giá chưa cao.

+ Báo cáo của của các bộ, ngành chưa đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian và nội dung báo cáo.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ TẠI VỤ THẨM ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ NHỮNG NĂM TỚI

1 Định hướng về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong cả nước

Trong những năm qua công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc: quy hoạch, kế hoạch đầu tư chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao; quy hoạch, kế hoạch theo ngành chưa gắn chặt với vùng, địa phương; một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác; tình trạng đầu tư dàn trải diễn ra phổ biến; thất thoát, lãng phí diễn ra ở nhiều ngành, lĩnh vực Do đó Nghị quyết 36/2004/QH11 ngày 03/12/2004 về công tác đầu tư xây dựng đã đưa ra định hướng công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên một số vấn đề: a) Rà soát điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy hoạch, kế hoạch đầu tư Gắn quy hoạch với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo tính liên ngành, liên vùng Phân cấp, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng Bộ, giữa các Bộ, giữa Bộ với các tỉnh, thành phố. b) Thực hiện tổng rà soát, đánh giá hệ thống các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, hình thành hệ thống đồng bộ hơn, có tính pháp lý cao hơn c) Có chế định đề cao trách nhiệm và xử lý trách nhiệm cá nhân trong từng khâu đầu tư, nhất là trách nhiệm của người quyết định dự án quy hoạch, dự án đầu tư. d) Thực hiện công khai, minh bạch các quy định pháp luật; các dự án, công trình, từ chủ trương đầu tư, thẩm định, duyệt dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, đấu thầu nghiệm thu, thanh quyết toán; công khai kết quả thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý qua thanh tra, kiểm tra.

2 Phương hướng, nhiệm vụ của Vụ thẩm định và giám sát đầu tư

2.1 Bối cảnh hoạt động năm 2006

Năm 2006, hoạt động của vụ TĐ & GSĐT có một số điểm mới:

2.1.1 Trong bối cảnh chung của đất nước kết thúc kế hoạch 5 năm; đại hội Đảng lần thứ X sẽ có những chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới, phát triển kinh tế và về cơ chế quản lý kinh tế Đây là những điều kiện thuận lợi nhưng đồng thời cũng là những yêu cầu mới cần được nhận thức đầy đủ và vận dụng trong công việc cụ thể của Vụ.

2.1.2 Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện các luật mới liên quan đến hoạt động đầu tư (luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư, luật Đấu thầu) nên sẽ có những thay đổi nhất định trong quản lý đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư Đồng thời năm 2006 Chính phủ và Quốc hội sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện công tác giám sát đầu tư; bộ sẽ giao nhiệm vụ nặng nề hơn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư.

2.1.3 Tổ chức của vụ ổn định, lực lượng cán bộ của Vụ được bổ sung dần theo yêu cầu nhiệm vụ, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác đã được nâng cao một bước

Trong hoàn cảnh nêu trên, Vụ TĐ & GSĐT xác định phương hướng công tác năm 2006 như trình bày dưới đây.

2.2 Phương hướng của Vụ giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư năm 2006

Phương hướng chung công tác năm 2006 của Vụ là tổ chức công việc để tập trung thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư, chuẩn hoá quy trình tiêu chuẩn đối với các công việc chính của Vụ (giám sát, đánh giá đầu tư, thẩm tra dự án và giám sát đầu tư); nâng cao chất lượng công tác, đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý đầu tư trong tình hình mới.

Với phương hướng nêu trên, Vụ TĐ & GSĐT thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng lĩnh vực công tác, trong đó xác định rõ phạm vi và trách nhiệm trong từng công việc cụ thể để tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung và trách nhiệm của từng cán bộ, chuyên viên Hoàn thành dứt điểm việc xây dựng các đề án công tác được Bộ giao, đặc biệt là Nghị định ban hành quy chế quản lý đầu tư vốn nhà nước; tham gia đào tạo hệ thống cán bộ giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư theo kế hoạch của Bộ.

- Hoàn thiện quy trình mẫu thực hiện các công tác giám sát, đánh giá đầu tư, giám sát đầu tư theo yêu cầu quy định (có tiêu chí, tiêu chuẩn, mẫu hoá các loại văn bản, báo cáo)

- Thực hiện đúng quy trình, tăng cường công tac quản lý tiến độ (chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc), chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài cơ quan để đẩy nhanh tiến độ giám sát, đánh giá đầu tư dự án.- Tích cực, chủ động triển khai công tác giám sát đầu tư trên tất cả các mặt

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu về các dự án đầu tư cần theo dõi, giám sát (thiết lập phần mềm quản lý và thu thập thông tin); xây dựng mạng thông tin về công tác giám sát, đánh giá đầu tư.

- Phân công trách nhiệm rõ ràng cho cán bộ, chuyên viên về theo dõi, giám sát các dự án đầu tư.

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giám sát đầu tư thường xuyên (giám sát các dự án nhóm A) và chế độ báo cáo định kỳ theo quy định; đưa công tác giám sát đầu tư đi vào nền nếp.

- Tổ chức nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với các bộ, ngành và địa phương về giám sát và đánh giá đầu tư; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ về công tác giám sát đầu tư.

- Đề xuất trình lãnh đạo Bộ và triển khai đề án giám sát tổng thể đầu tư toàn quốc và một vài ngành điểm.

- Tăng cường hợp tác, phối hợp với các cơ quan đơn vị trong và ngoài cơ quan, trao đổi, rút kinh nghiệm trong các lĩnh vực nghiệp vụ để rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng công tác.

Thực hiện cải cách hành chính, rút ngắn thời hạn thực hiện công việc, thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của Vụ; tăng cường sinh hoạt dân chủ nội bộ đơn vị, kiểm điểm, rút kinh nghiệm các hoạt động của Vụ, chấn chỉnh kịp thời cac thiếu sót.

Vụ tiếp tục thực hiện các công tác khác có liên quan đến hoạt động chung của Vụ như bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng, hướng dẫn đào tạo nghiệp vụ cho các địa phương.

Thực hiện nghiêm túc nội quy làm việc của Vụ, có biện pháp chống và ngăn chặn kịp thời các hành vi sách nhiễu, gây phiền hà đối với các tổ chức và cá nhân trong quan hệ công tác; thực hiện thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong hoạt động của Vụ. Đẩy mạnh phong trào thi đua trong nội bộ đơn vị để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

1.1 Nhóm giải pháp về mặt pháp lý

1.1.1 Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư, rà soát và chấn chỉnh các khâu trong hoạt động đầu tư và xây dựng coi trọng chất lượng giám sát và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả, chống thất thoát.

Rà soát lại các quy hoạch, thực hiện giám sát ngay từ khâu bố trí đầu tư đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, đánh giá tổng thể đầu tư, bố trí kế hoạch tập trung và rà soát lại từng dự án để đảm bảo hiệu quả, thực hiện giám sá thường xuyên trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư (chuẩn bị đầu tư, phê duyệt TKKH, tổng dự toán, đấu thầu, quản lý vốn, ký hợp đồng, thanh quyết toán,

…), tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kế hoạch năm năm, kịp thời rút kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư

Khi xem xét dự án, kiên quyết không phê duyệt dự án đầu tư nếu chưa làm rõ và đảm bảo tính khả thi về nguồn vốn; không ghi kế hoạch vốn đối với các công trình chưa đảm bảo thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trong quá trình thực hiện giám sát đầu tư phát hiện những yếu tố thay đổi so với dự án ban đầu hoặc những vấn đề mới phát sinh phải báo cáo kịp thời và nhất thiết phải đánh giá lại tính khả thi và hiệu quả của dự án trước khi quyết định điều chỉnh hoặc tiếp tục thực hiện

1.1.2 Về kế hoạch triển khai

Có kế hoạch giám sát, đánh giá đầu tư cụ thể và có kế hoạch phối hợp tổ chức kiểm tra thường xuyên công tác này, trong đó cần tập trung kiểm tra các dự án trọng điểm và các dự án có nhiều vấn đề tồn tại

1.1.3 Kiện toàn bộ máy và đào tạo cán bộ Để có bước chuyển biến rõ rệt trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư, cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức các đơn vị đầu mối thực hiện, có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn, tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc giám sát đầu tư và xây dựng các đơn vị đầu mối khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động đầu tư thuộc phạm vi mình quản lý trên cơ sở sử dụng công nghệ tin học các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo việc tổ chức, bố trí cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị đầu mối để trở thành trung tâm giám sát, đánh giá đầu tư có khả năng cung cấp dữ liệu, phân tích, đánh giá thường xuyên về tình hình đầu tư trong phạm vi quản lý của mình, đảm bảo kinh phí cho hoạt động đầu tư của các đơn vị này

Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ giám sát, đánh giá đầu tư trong phạm vi toàn quốc.

1.1.4 Đẩy mạnh và tổ chức công tác giám sát cộng đồng

Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan đang soạn thảo văn bản công tác giám sát của cộng đồng theo quy định

1.1.5 Hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến giám sát, đánh giá đầu tư

Bộ kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ nghị định về quản lý các quy hoạch làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống quy hoạch ngành và lãnh thổ làm tiền đề cho việc xây dựng sự án, bố trí kế hoạch và căn cứ pháp lý thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư.

Rà soát lại các tiêu chuẩn, định mức áp dụng cho giám sát, đánh giá đầu tư Đề nghị Bộ xây dựng sớm ban hành quy định cụ thể về định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định 07/CP.

- Về chế tài thực hiện: Thủ tướng Chính phủ giao Bộ kế hoạch và Đầu tư phới hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, đề xuất các chế tài cụ thể để đảm bảo thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, đánh giá đầu tư trình Chính phủ ban hành Ngoài các chế tài chung quy định trách nhiệm của các cơ quan,cần có các quy định về trách nhiệm cá nhân, hình thức và mức độ xử lý các vi phạm đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư; các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án để xảy tình trạng chậm trễ tiến độ, gây thất thoát, lãng phí trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện và khai thác vận hành các dự án đầu tư.

1.1.6 Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp và cộng đồng

Thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp và cộng đồng để thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư và xử lý các vấn đề phát sinh, ngăn chặn kịp thời ảnh hưởng hoặc hậu quả tiêu cực góp phần chống lãng phí và thất thoát trong đầu tư và xây dựng

1.1.7 Ban hành định mức chi phí giám sát chung, đầy đủ thống nhất giữa các bộ

Năm 2005 Bộ tài chính đã có Thông tư về việc hướng dẫn quản lý sử dụng chi phí giám sát, gồm có: Sơ lược về chi phí giám sát; nguồn vốn cho chi phí giám sát; đánh giá đầu tư; nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư; định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư; Lập dự toán chi phí giám sát, đánh giá đầu tư (Dự toán chi phí giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư; dự toán chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư); thanh toán và tạm ứng chi phí giám sát đầu tư (thanh toán và tạm ứng chi phí giám sát tổng thể đầu tư, thanh toán và tạm ứng chi phí giám sát dự án đầu tư); kiểm tra và quyết toán chi phí đầu tư; trách nhiệm của các cơ quan.

1.1.8 Quy định cụ thể về việc xử lý các vi phạm đối với công tác giám sát, đánh giá đầu tư

1.1.8.1 Xử lý vi phạm các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư

Trong thời hạn quy định mà các Bộ, ngành, địa phương không gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư thì Bộ kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị các hình thức xử lý thích hợp.

Các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, và UBND cấp tỉnh, các chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thì cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cần báo cáo cấp có thẩm quyền và kiến nghị các hình thức xử lý về hành chính hoặc đề nghị ngừng thực hiện dự án

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan trong trường hợp phải ngừng thực hiện dự án do không báo cáo kịp thời

Các cấp có thẩm quyền không được phép điều chỉnh đầu tư đối với các dự án không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định

Các dự án sẽ không được ghi vốn kế hoạch năm sau nếu không có đầy đủ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư năm trước Dự án chỉ phê duyệt quyết toán vốn đầu tư khi thực hiện đầy đủ các quy định giám sát, đánh giá đầu tư 1.1.8.2 Xử lý các vi phạm về quản lý đầu tư và xây dựng trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư

Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư báo cáo kịp thời các cấp có thẩm quyền những trường hợp vi phạm Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trong các hoạt động đầu tư thuộc cấp mình quản lý để xử lý theo quy định.

Ngày đăng: 24/07/2023, 08:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w