NGÔ THỊ QUỲNH HOA
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM HỘI NGHỊ QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH
THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Quang Trung
Trang 2Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn
Trang 3Nam cùng tồn thể các thày, cơ đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thày PGS TS Trần Quang Trung, người đã trực tiếp và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành bài luận văn này
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các tập thể, các cá nhân, các đồng nghiệp, bạn bè và những người thân đã chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu khoa học
Một lần nữa xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những cơ quan, đơn vị và các cá nhân sự giúp đỡ đã dành cho bản thân tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN x
THESIS ABSTRACT xii
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 3
1.5.1 Về lý luận 3
1.5.2 Về thực tiễn 4
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp cơng lập trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ 5
Trang 5lập trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ 28
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ 32
2.2.1 Tổng quan các văn bản chính sách quy định về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ 32
2.2.2 Tổng hợp kinh nghiệm về quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ 33
2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Trung tâm Hội nghị Quốc gia 37
PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM HỘI NGHỊ QUỐC GIA 39
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm 39
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm 40
3.1.3 Tổ chức bộ máy tại Trung tâm 40
3.1.4 Tình hình nhân lực của Trung tâm 43
3.1.5 Kết quả hoạt động của Trung tâm giai đoạn 2017-2019 44
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 46
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 47
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 48
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50
4.1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM HỘI NGHỊ QUỐC GIA 50
4.1.1 Thực trạng ban hành các văn bản, quy định về quản lý tài chính 50
4.1.2 Phân cấp trong quản lý tài chính tại Trung tâm 51
4.1.3 Thực trạng công tác quản lý thu, chi tài chính tại Trung tâm 53
Trang 64.2.2 Nhóm yếu tố nội tại của Trung tâm 80
4.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM HỘI NGHỊ QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ 86
4.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 86
4.3.2 Giải pháp đề xuất 88 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100 5.1 KẾT LUẬN 100 5.2 KIẾN NGHỊ 101 5.2.1 Các kiến nghị chung 101 5.2.2 Các kiện nghị cụ thể 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình nguồn nhân lực của Trung tâm hội nghị quốc gia 43 Bảng 3.2 Kết quả thu chi tài chính của Trung tâm giai đoạn 2017-2019 44 Bảng 3.3 Số lượng mẫu điều tra 46 Bảng 4.1 Đánh giá của cán bộ, nhân viên về sự phù hợp và triển khai thực hiện
quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị 51 Bảng 4.2 Kết quả đánh giá của cán bộ, nhân viên về năng lực đội ngũ làm
cơng tác tài chính - kế toán tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia 52 Bảng 4.3 Kết quả đánh giá cơ cấu tổ chức và tính hiệu quả của bộ máy kế toán
tại Trung tâm 53 Bảng 4.4 Dự toán thu của Trung tâm Hội nghị Quốc gia giai đoạn 2017-2019 55 Bảng 4.5 Dự toán chi của Trung tâm Hội nghị Quốc gia giai đoạn 2017-2019 59 Bảng 4.6 Kết quả đánh giá của trả lời của cán bộ, nhân viên về nguyên nhân
của tình trạng lập dự toán chậm và chưa sát với thực tế 60 Bảng 4.7 Kết quả thực hiện thu tài chính của Trung tâm Hội nghị Quốc gia
giai đoạn 2017-2019 62 Bảng 4.8 So sánh tình hình thực hiện với dự tốn nguồn thu của Trung tâm 64 Bảng 4.9 Đánh giá của cán bộ, nhân viên về công tác chấp hành thu của
Trung tâm Hội nghị Quốc gia 65 Bảng 4.10 So sánh kết quả thực hiện thu tài chính của Trung tâm Hội nghị Quốc
gia giai đoạn 2012- 2015 và giai đoạn 2016-2019 66 Bảng 4.11 Kết quả thực hiện chi tài chính của Trung tâm Hội nghị Quốc gia
giai đoạn 2017-2019 67 Bảng 4.12 Tình hình trích lập quỹ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia giai đoạn
2017-2019 70 Bảng 4.13 Tình hình thực hiện dự tốn chi tài chính năm 2017-2019 của Trung
tâm Hội nghị Quốc gia 71 Bảng 4.14 Đánh giá của cán bộ, nhân viên về công tác chấp hành chi của Trung
tâm Hội nghị Quốc gia 72 Bảng 4.15 So sánh kết quả thực hiện chi tài chính 2012-2019 của Trung tâm
Hội nghị Quốc gia 72 Bảng 4.16 Đánh giá của cán bộ, nhân viên về cơng tác Quyết tốn thu, chi tài
chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia 74 Bảng 4.17 Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của cơ chế quản lý tài chính của nhà
Trang 9Bảng 4.18 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao của Trung tâm Hội nghị Quốc gia 80 Bảng 4.19 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung của Trung tâm Hội nghị
Quốc gia 81 Bảng 4.20 Chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia quản lý tài chính tại Trung tâm
Hội nghị Quốc gia 82 Bảng 4.21 Đánh giá thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực của Trung tâm
Hội nghị quốc gia 83 Bảng 4.22 Kết quả đánh giá thực trạng về năng lực tài chính của Trung tâm Hội
nghị quốc gia 85 Bảng 4.23 Đánh giá của cán bộ, nhân viên về mức độ phối hợp của các ban và ý
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 4.1 Kết quả đánh giá của cán bộ, nhân viên về cơ cấu bộ máy kế toán Trung tâm Hội nghị Quốc gia 53 Hình 4.2 Mức thu nhập bình quân của người lao động tại Trung tâm Hội nghị
Quốc gia 69 Hình 4.3 Đánh giá của cán bộ, nhân viên về công tác thanh kiểm tra tài chính của
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Thị Quỳnh Hoa
Tên luận văn: “Quản lý tài chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia trong bối cảnh
thực hiện cơ chế tự chủ”
Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong giai đoạn mới, Chính phủ đang đẩy mạnh cải cách đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng quyền tự chủ hoạt động cho các đơn vị Trung tâm Hội nghị Quốc gia là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Văn phịng Chính phủ Hiệu quả hoạt động và công tác quản lý tài chính tại Trung tâm ln là vấn đề quan trọng và được sự quan tâm của các cấp Sự cải tiến, đổi mới trong cơng tác quản lý tài chính đã mang lại các kết quả khả quan: tỷ lệ chênh lệch thu chi tăng theo các năm, cơ cấu tổ chức bộ máy đã từng bước phù hợp với tình hình mới, cơ chế quản lý tài chính cũng ngày một hoàn thiện Bên cạnh những thành công, trong công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia vẫn còn những tồn tại, hạn chế cơng tác kế tốn chưa đáp ứng, các dịch vụ mở rộng chưa mang lại hiệu quả đặt ra Trên góc nhìn của một cán bộ làm việc tại Trung tâm, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Quản lý tài chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính cho Trung tâm trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ trong những năm tiếp theo Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính tại Trung tâm
Nghiên cứu đã hệ thống những khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập, quản lý tài chính tại đơn vị sự ngiệp công lập cũng như vai trò, nguyên tắc quản lý tài chính trong bối cảnh cơ chế tự chủ Nghiên cứu cũng tập trung vào những nội dung cơ bản của công tác quản lý tài chính như: quy định, quản lý, tổ chức thu - chi tài chính, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính gồm: nhóm yếu tố bên ngồi (cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, của Bộ, ngành, doanh nghiệp chủ quản…) nhóm yếu tố nội tại của đơn vị (Hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị, năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý tài chính…)
Trang 12Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm nhận thấy những kết quả đạt được: Doanh thu và hiệu quả kinh tế qua các năm cho thấy đều có sự tăng trưởng khá ổn định: Doanh thu năm 2017 đạt 181 tỷ đến năm 2019 đạt 329 tỷ; Chênh lệch thu chi năm 2017 đạt 29.16 tỷ đến năm 2019 đạt 42.81 tỷ Trung bình giai đoạn 2016-2019 29.35 tỷ tăng gấp 2,2 lần giai đoạn 2012-2015 trước khi chưa thực hiện thay đổi cơ cấu và cơ chế tự chủ Kết quả đó giúp đời sống của cán bộ nhân viên dần được cải thiện Việc quản lý tài chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia trong bối cảnh tự chủ có nhiều thuận lợi, tuy nhiên vẫn còn tồn tại hạn chế trong cơng tác lập dự tốn ngân sách, trong bộ máy quản lý tài chính
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Trung tâm bao gồm Tình hình kinh tế - xã hội, cơ chế quản lý tài chính của nhà nước và đơn vị chủ quản; năng lực quản lỹ của người lãnh đạo và trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý tài chính, năng lực tài chính của đơn vị, sự hỗ trợ của các đơn vị phòng ban và ý thức của đội ngũ cán bộ nhân viên
Trang 13THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ngo Thi Quynh Hoa
Thesis subject: “Financial management at the National Convention Center in the
context of implementing autonomy mechanism”
Major: Economics management Code: 8340410 Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
In the renovation period, the Government is pushing up the reform of public non-business units towards increasing operational autonomy for all units The National Convention Center is a non-business unit of the Government Office Operational efficiency and financial management at the Center are always important issues and attract attention of all upper management levels The improvement and innovation in financial management have brought positive results: the ratio between revenue and expenditure has increased over the years, the organizational structure has gradually been compatible to the new conditions, financial management mechanism is also getting better and better Aside from successes, there are still shortcomings and limits in financial management at the National Convention Center such as accounting work has yet met the requirements and additional services has not yielded targeted effect From the perspective of an official working at the Center, the author boldly chose the topic "Financial management at the National Convention Center in the context of implementing autonomy mechanism"
The research objective of the research is to assess the status of financial management at the National Convention Center, based on which the research propose solutions to improve the quality of financial management for the Center in the context of implementation of autonomy mechanism in the following years The research subjects of the thesis are theoretical and practical issues of financial management at the Center
Trang 14In order to conduct analysis, the thesis uses methods of collecting information, analyzing and processing data with descriptive statistical method, comparison, expert and system analysis The system of research indicators includes a set of annual revenue and expenditure indicators, and ratio comparisons between revenue and expenditure
Researching, analyzing and assessing the status of financial management at the Center has found the achieved results: Revenue and economic efficiency over the years showed a stable growth: Revenue in 2017 reached 181 billion and the number of 2019 reached 329 billion; The difference between revenue and expenditure in 2017 experienced the number of 29.16 billion VND and 42.81 billion VND in 2019; On average, the period of 2016-2019 was VND 29.35 billion, increased by 2,2 times compared to the period of 2012-2015 before the changes in structure and utonomy mechanism has not been implemented As a result, life quality of employees are gradually improved The financial management at the National Convention Center in the context of autonomy has many advantages, but there are still limitations in term of budgeting and financial management structure, etc
The study pointed out the key factors affecting the financial management at the Center, including socio-economic situation, financial management mechanism of the State and the Governing unit; management capacity of leaders and professional qualifications of officials in the financial management structure, financial capacity of the units, the support of divisions and the awareness of staff, etc
Trang 15PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Qua thực tế công tác quản lý tài chính, sử dụng kinh phí, nguồn vốn ngân sách đúng mục đích, hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời với hoạt động thường xuyên của các đơn vị, nó có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường thì việc tìm ra một cơ chế mới cho phép nâng cao hiệu quả quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp là hết sức cần thiết
Trung tâm Hội nghị Quốc gia là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Văn phịng Chính phủ, là nơi tổ chức phục vụ các sự kiện chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước, các hoạt động ngoại giao, các cuộc họp, hội nghị trong nước, quốc tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phịng Chính phủ, các hội nghị và hoạt động khác của các cơ quan Đảng, Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương Để thực hiện tốt chức nhiệm vụ được giao, một vấn đề hết sức quan trọng đó là Trung tâm Hội nghị Quốc gia cần có một nguồn tài chính đảm bảo, một sự quản lý hợp lý, tiết kiệm chi phí của các đơn vị thuộc Trung tâm là một vấn đề hết sức quan trọng
Trung tâm Hội nghị Quốc gia là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện quản lý tài chính như một đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng lại áp dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp Trong thời gian qua, công tác quản lý tài chính tại Trung tâm đã có nhiều thay đổi tích cực, khơng ngừng hồn thiện cơ chế quản lý, cơng tác lập kế hoạch đến phân bổ chỉ tiêu cho các hoạt động sự kiện, phân cấp quản lý, huy động nguồn lực tài chính, kiểm tra, kiểm sốt q trình chi tiêu… và đạt những kết quả đáng khích lệ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ
Trang 16Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu liên quan như Lưu Thái Bình (2015) về Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp cơng, nâng cao chất lượng dịch vụ công đến năm 2020, Hồng Thị Ngân và Bùi Cơng Quang (2017) về cơ chế tự chủ, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp cơng lập, Hồng Xn Thành (2015) về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình kết quả cho thấy các cơng trình nghiên cứu này đã đề cập đến nhiều khía cạnh về quản lý tài chính từ quản lý vĩ mơ đến cơ chế, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức cụ thể Mặc dù số lượng các cơng trình nghiên cứu tập trung ở nhiều khía cạnh, nhiều mặt khác nhau nhưng hiện cịn thiếu vắng cơng trình nghiên cứu một cách hệ thống, tồn diện về cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp cụ thể trong tiến trình cải cách tài chính cơng, đặc biệt trong giai đoạn chuyển dần sang cơ chế tự chủ ở nước ta hiện nay
Xuất phát từ các lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý tài chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ” cho Luận văn thạc sỹ của mình
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính tại trung tâm Hội nghị Quốc gia, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác quản lý tài chính cho Trung tâm Trung tâm Hội nghị Quốc gia trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Trung tâm ở những năm tiếp theo
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp cơng lập trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ;
- Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng cơng tác quản lý tài chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia gia trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác quản lý tài chính cho Trung tâm Hội nghị Quốc gia trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Trung tâm ở những năm tiếp theo
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trang 17- Quản lý tài chính tại các đơn vị nghiệp công lập đang đặt ra vấn đề gì trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ?
- Thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia hiện nay như thế nào? Đâu là những hạn chế chính và nguyên nhân của chúng?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý tài chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia là gì?
- Giải pháp nào để nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính cho Trung tâm Hội nghị Quốc gia trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Trung tâm ở những năm tiếp theo?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp Về quản lý tài chính, đề tài tập trung vào các quy định quản lý tài chính đơn vị đang áp dụng, phân cấp quản lý tài chính trong đơn vị, định mức thu chi tài chính, lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện, thanh tốn và kiểm soát thanh toán, quyết toán thu chi tài chính…
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Địa chỉ: Đường Phạm Hùng, Phường Mễ trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội - Phạm vi thời gian: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được trích xuất từ bộ dữ liệu hoạt động của Trung tâm Hội nghị Quốc gia Thông tin sơ cấp sử dụng cho nghiên cứu được trích xuất từ bộ dữ liệu hoạt động của Trung tâm trong giai đoạn 2012-2019 Các thông tin bổ sung về thực trạng cơng tác quản lý tài chính và các yếu tố ảnh hưởng được thu thập trong năm 2019 thông qua khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý tài chính và các đối tượng thụ hưởng Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2020
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 1.5.1 Về lý luận
Trang 18quản lý tài chính trong bối cảnh tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập trên các khía cạnh: khái niệm quản lý tài chính, nội dung, nguyên tắc, yêu cầu, căn cứ xây dựng cơ chế quản lý tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính và vận dụng vào nghiên cứu quản lý tài chính trong bối cảnh tự chủ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia
1.5.2 Về thực tiễn
Trang 19PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG BỐI CẢNH
THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp cơng lập trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ
2.1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Theo quy định của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 (Chính phủ, 2006), đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp có thu) được xác định bởi các tiêu thức sau:
Là các đơn vị do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, hoạt động cung cấp dịch vụ công trong các lĩnh vực giáo dục, môi trường, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm
Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo một phần hoặc tồn bộ chi phí hoạt động thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chun mơn được giao
Nhà nước cho phép thu một số loại phí, lệ phí, được tiến hành hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức
Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế tốn(Chính phủ, 2006)
Trang 202.1.1.2 Khái niệm quản lý
Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau:
Theo F.W Taylor (1856 - 1915) nêu rõ: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” (Đỗ Minh Cương và cs, 1995)
Theo Henrry Fayol (1841 - 1925) là người đầu tiên xác định nội hàm của khái niệm quản lý quan niệm rằng: “ Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân cơng, điều khiển và kiểm sốt các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra” (Nguyễn Thu Hương, 2014)
Từ những cách tiếp cận khác nhau, ta có thể hiểu quản lý như sau: Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thơng qua nỗ lực của những người khác; Quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng một cách có hiệu quả các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra tỏng điều kiện biến động của mơi trường; Quản lý là q trình phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức
Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu đó là q trình mà chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định Quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lý phải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế hoạch đồng thời tổ chức kiểm tra Ngồi ra nó cịn hàm ý cả mục tiêu, kết quả và hiệu năng hoạt động của tổ chức (Nguyễn Thu Hương, 2014)
2.1.1.3 Khái niệm tài chính
Tài chính là sự thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thơng qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau cảu các chủ thể trong xã hội (Dương Đăng Chinh, 2009)
Trang 21tế và hoạt động tài chính ln gắn liền với sự vận động độc lập tương đối của các luồng giá trị dưới hình thái tiền tệ thơng qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế"
2.1.1.4 Khái niệm quản lý tài chính
Có khá nhiều quan điểm về quản lý tài chính Tuy nhiên, bản chất của quản lý tài chính trong mọi tổ chức nói chung là giống nhau, chỉ là do đặc thù của mỗi ngành nên sẽ có những nét cơ bản riêng
Theo học thuyết quản lý tài chính của mình, Erasonomon cho rằng: Quản lý tài chính là việc sử dụng các thơng tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch hành động, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, TSCĐ và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó (Dương Đăng Chinh, 2009)
Theo tác giả Joseph Massie (2010) thì quản lý tài chính là hoạt động quản lý tiền (quỹ tiền) một cách có chủ đích nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức Hoạt động này bao gồm hai nội dung quan trọng là làm thế nào để có tiền và phân bổ số tiền ấy vào chi tiêu như thế nào?(Joseph Massie, 2010)
Như vậy có thể hiểu quản lý tài chính là hoạt động quản lý việc tạo lập và sử dụng các nguồn tiền để đạt được mục tiêu của cá nhân, tổ chức Từ những quan điểm và cách hiểu như đã đề cập ở trên, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất rằng quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các quá trình kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đã được hoạch định Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính
2.1.2 Cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập
2.1.2.1 Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp
a Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập
Trang 22Đơn vị sự nghiệp công lập là những tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, khơng vì mục tiêu lợi nhuận Khác với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động sự nghiệp cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế nhưng mục đích chính khơng phải vì mục tiêu lợi nhuận Nhà nước duy trì, tổ chức, tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện chính sách phúc lợi cơng cộng khi can thiệp vào thị trường Nhờ đó, nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hoá và tinh thần của nhân dân
Kết quả của hoạt động sự nghiệp chủ yếu là tạo ra các dịch vụ công, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình tái sản xuất xã hội Nhờ việc sử dụng các hàng hóa cơng cộng do hoạt động sự nghiệp tạo ra mà quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội được thuận lợi và ngày càng đạt hiệu quả cao Hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, thể dục, thể thao mang đến tri thức và đảm bảo sức khoẻ cho lực lượng lao động, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng tốt hơn Hoạt động sự nghiệp khoa học, văn hóa mang lại những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, tạo ra những công nghệ mới phục vụ sản xuất và đời sống Vì vậy, hoạt động sự nghiệp ln gắn bó hữu cơ và tác động tích cực tới quá trình tái sản xuất xã hội (Trần Văn Giao, 2011)
Trang 23b Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập
Theo Lê Hữu Khanh (2015), hoạt động của các đơn vị sự nghiệp với vai trò là một bộ phận của nền kinh tế và có vị trí quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân, thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục,
thể thao…có chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân
Thứ hai, thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao như: đào tạo và cung
cấp nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao, khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học, công nghệ; cung cấp các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật,… phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Thứ ba, đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các đơn vị cơng đều có
vai trò chủ đạo trong việc tham gia đề xuất và thực hiện các đề án, chương rình lớn phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
Thứ tư, thơng qua hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của nhà nước đã
góp phần nguồn nhân lực cùng với NSNN đẩy mạnh đa dạng hoá và xã hội hoá nguồn nhân lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội Thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động sự nghiệp của Nhà nước, trong thời gian qua các đơn vị sự nghiệp ở tất cả các lĩnh vực đã tích cực mở rộng các loại hình, phương thức hoạt động, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, mặt khác qua đó thu hút sự đóng góp của nhân dân đầu tư cho sự phát triển của hoạt động sự nghiệp của xã hội (Lê Hữu Khanh, 2015)
c Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính là các đơn vị sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập (đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán) Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp công được phân thành 4 loại đơn vị thực hiện quyền tự chủ vê tài chính (Chính phủ, 2015):
Trang 24- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi hoạt động);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi hoạt động);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp khơng có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm tồn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động)
Việc xác định khả năng tự trang trải chi hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp có thu dựa trên chỉ tiêu sau:
Mức tự bảo đảm chi hoạt động thường xuyên của
đơn vị (%)
=
Tổng số nguồn thu sự nghiệp
x 100 Tổng số chi hoạt động thường xuyên
+ Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi hoạt động là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100%, Nhà nước không phải dùng ngân sách để cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị
+ Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến dưới 100%, Nhà nước vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị
+ Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi hoạt động là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống Áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp hoặc khơng có nguồn thu, nhà nước phải cấp tồn bộ kinh phí hoạt động thường xun cho đơn vị (Chính phủ, 2015)
2.1.2.2 Cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập
a Khái quát cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập
Trang 25thu, khoản chi của đơn vị mình, nhưng khơng vượt q mức khung do Nhà nước quy định Như vậy ta có thể hiểu, tự chủ tài chính là một trục quan trọng trong cơ chế tự chủ của đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp
công lập trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hồn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu, nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động; phát huy tính sáng tạo, năng động, xây dựng “thương hiệu riêng” cho đơn vị mình
Thứ hai, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho
xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước
Thứ ba, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự
nghiệp công lập, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn (Nguyễn Thị Nguyệt, 2019)
b Sự cần thiết phải thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc triển khai giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập đã mang lại một số kết quả tích cực, như các đơn vị sự nghiệp cơng lập đã chủ động sử dụng nguồn kinh phí (NSNN) giao để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả; đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao số lượng, chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp cơng, từ đó phát triển nguồn thu
Trang 26nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đại học tự bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động đã thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động khoảng 2 - 3 lần (Nguyễn Thu Hương, 2014)
Tóm lại, có thể khẳng định việc giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu là đúng hướng, phù hợp với tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị, nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp dịch vụ ngày càng nhiều và phong phú, đa dạng cho xã hội, thu nhập của người lao động đã từng bước được cải thiện Trong cơ chế tự chủ, Nhà nước giao quyền tự chủ cao trong hoạt động quản lý lao động, quản lý tài chính và chủ động trong tổ chức hoạt động chuyên môn cho các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm mục tiêu thực hiện việc quản lý các đơn vị sự nghiệp này tốt hơn so với cơ chế trước đây Cùng với quyền tự chủ, trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập là phải chủ động trong các mặt quản lý khác nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp Do đó cơ chế tự chủ trong hoạt động quản lý của các đơn vị sự nghiệp đã trở thành vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn to lớn cần được tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện, đồng thời khuyến khích các đơn vị sự nghiệp có đủ điều kiện chuyển sang hoạt động theo mơ hình doanh nghiệp
c Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Theo đánh giá của Bộ Tài chính (2017), việc thực hiện cơ chế tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng ở các đơn vị sự nghiệp công lập, bị tác động bởi các nhân tố sau đây:
- Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đối với từng nguồn kinh phí, mối quan hệ và phân cấp quản lý giữa đơn vị sự nghiệp và các cơ quan quản lý quyết định trực tiếp cơ chế quản lý tài chính và quyền tự chủ của đơn vị là các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế TCTC của các đơn vị sự nghiệp có thu
Trang 27tài chính, quyền tự chủ được sắp xếp lao động của các đơn vị sự nghiệp công lập Tuy nhiên, quy định về phân cấp quản lý biên chế hiện nay chưa đảm bảo quyền chủ động thực sự cho các đơn vị Mặt khác, chưa có các quy định để đảm bảo quyền tự chủ tài chính cùng với quyền tự chủ về các mặt hoạt động khác cho các đơn vị sự nghiệp công lập
- Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước là căn cứ để các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo tính độc lập và tự chủ Khi các văn bản này thay đổi có tác động làm thay đổi cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập
- Đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị hoạt động cơng ích nên được cấp ngân sách đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao đồng thời có nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp có thu Do đó quyền tự chủ tài chính đối với các nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập là khác nhau Trong đó có các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền chủ sở hữu theo uỷ quyền của Nhà nước đối với nguồn tài chính từ NSNN cấp và nguồn thu phí, lệ phí, thực hiện quyền sở hữu với tư cách là chủ sở hữu đối với nguồn tài chính từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, từ viện trợ, tài trợ và tương ứng mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đối với từng nguồn kinh phí là khác nhau
- Mối quan hệ và phân cấp quản lý giữa sự nghiệp công lập và các cơ quan quản lý quyết định trực tiếp cơ chế quản lý tài chính và quyền tự chủ của đơn vị Việc xác định mối quan hệ và phân cấp rõ ràng cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa đơn vị sự nghiệp và cơ quan quản lý, giảm sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập Vì vậy việc điều chỉnh nhiệm vụ giữa cơ quan cùng cấp và tăng cường phân cấp cho cơ quan cấp dưới là cần thiết tạo điều kiện cho cơ chế tự chủ tài chính được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả (Bộ Tài chính, 2017)
2.1.3 Quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ
2.1.3.1 Nguyên tắc cơ bản quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp cơng lập
Trang 28Thứ nhất, nguyên tắc hiệu quả Hiệu quả trong quản lý tài chính thể hiện ở
sự so sánh giữa kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội với chi phí bỏ ra.Tuân thủ nguyên tắc này là khi tiến hành quản lý tài chính các ĐVSNCL, Nhà nước cần quan tâm cả hiệu quả về xã hội và hiệu quả kinh tế
Thứ hai, nguyên tắc thống nhất Đây là nguyên tắc thống nhất quản lý tài
chính ĐVSNCL bằng những văn bản luật pháp thống nhất trong cả nước; Thực hiện nguyên tắc quản lý này sẽ đảm bảo tính cơng bằng, bình đẳng trong đối xử với các ĐVSNCL khác nhau, hạn chế những tiêu cực và rủi ro trong hoạt động tài chính, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản thu, chi
Thứ ba, nguyên tắc tập trung, dân chủ Đây là nguyên tắc quan trọng trong
quản lý tài chính đối với các ĐVSNCL thụ hưởng ngân sách nhà nước Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý tài chính ĐVSNCL đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội được sử dụng hợp lý cả ở quy mô nền kinh tế quốc dân lẫn quy mô ĐVSNCL
Thứ tư, nguyên tắc công khai, minh bạch ĐVSNCL là tổ chức công nên việc
quản lý tài chính các đơn vị này phải đáp ứng u cầu chung trong quản lý tài chính cơng, đó là công khai, minh bạch trong động viên, phân phối các nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực về tài chính bởi vì tài chính cơng là đóng góp của xã hội (Bùi Thị Minh Huyền, 2013)
2.1.3.2 Vai trị quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ
Quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp là điều kiện trực tiếp và quan trọng giúp đơn vị sự nghiệp tiến hành các hoạt động và mở rộng các hoạt động này cả về chiều rộng và chiều sâu Nó giúp cho đơn vị sự nghiệp đảm bảo các yếu tố đầu vào, cải thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, đảm bảo khả năng thanh toán và cải thiện đời sống cho người lao động trong đơn vị sự nghiệp (Ngơ Bích Thủy, 2014)
Trang 29Về mặt ý nghĩa, quản lý tài chính có một vị trí đặc biệt quan trọng có tác dụng chi phối đến hiệu quả của các loại hình quản lý khác Thơng qua quản lý tài chính để phát huy các chức năng vốn có của tài chính: kiểm tra, giám đốc tài chính của đơn vị nhằm phục vụ cho hoạt động của đơn vị (Ngơ Bích Thủy, 2014)
2.1.3.3 u cầu đối với quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ
Nghiên cứu của Hoàng Thị Ngân và cs (2017) cũng đã làm rõ được yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập cũng như chủ trương đổi mổi tổ chức và hoạt dộng của đơn vị sự nghiệp công lập Đặc biệt, nhóm tác giả đã phân tích rõ nội dung cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Vướng mắc, bất cập và cơ chế bảo đảm thực hiện tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập cũng được nhóm tác giả đưa ra thảo luận Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu này mới chỉ đề cập trọng tậm và cơ chế tự chủ, giải pháp tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ hoạt động mà không nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp này
Để có thể đảm bảo nguồn tài chính dồi dào, nâng cao tính chủ động, đảm bảo khả năng tài chính các đơn vị sự nghiệp phải xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch tài chính trên cơ sở đầu tư hợp lý, khắc phục các nguy cơ rủi ro tài chính, khơng ngừng tiết kiệm các chi phí kinh doanh, đẩy mạnh cơng tác gia tăng nguồn thu ngoài NSNN, Các yêu cầu quản lý tài chính được thể hiện cụ thể như sau: Tập trung được nguồn lực tài chính để giải quyết các nhiệm vụ quan trọng, đúng với chức năng của đơn vị; Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính cho hoạt động của đơn vị; Nâng cao được tính chủ động, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn lực tài chính; Nâng cao chất lượng hiệu quả, hiệu lực hoạt động của đơn vị sử dụng nguồn lực tài chính (Hồng Thị Ngân và cs, 2017)
2.1.4 Nội dung quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ
2.1.4.1 Quản lý văn bản pháp quy tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập
Trang 30a Quy định về các khoản thu, định mức thu
Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định
Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách - xã hội theo quy định của nhà nước Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự tốn chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ (Trịnh Đức Cẩn, 2012)
b Quy định về sử dụng nguồn tài chính
- Quy định sử dụng nguồn tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ thường được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau đây:
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
Căn cứ tính chất cơng việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc
Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định (Nguyễn Ngọc Toại, 2016)
- Đối với việc chi trả tiền lương, tiền công và thu nhập cho cán bộ viên chức và người lao động, quy định quản lý tài chính cần thể hiện được các nguyên tắc sau:
Trang 31Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tính theo đơn giá tiền lương quy định Trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan có thẩm quyền quy định đơn giá tiền lương, đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định;
Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch tốn chi phí riêng, thì chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước Trường hợp khơng hạch tốn riêng chi phí, đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định
Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN Tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị được xác định tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị, trong đó: Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (Nguyễn Anh Thái, 2008)
- Việc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất cơng tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu; khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định (gọi tắt là tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định) do đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm từ các khoản thu sự nghiệp và các khoản khác theo quy định của Chính phủ Trường hợp sau khi đã sử dụng các nguồn trên nhưng vẫn không bảo đảm đủ tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định, phần còn thiếu sẽ được NSNN xem xét, bổ sung để bảo đảm mức lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ (Nguyễn Ngọc Toại, 2016)
c Quy định về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm
Trang 32dụng theo trình tự như sau:
- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp luật Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa khơng q 3 tháng tiền lương, tiền cơng và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm Mục đích của việc trích lập các quỹ này được thể hiện như sau: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động; Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngồi đơn vị theo hiệu quả cơng việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (Lưu Thái Bình, 2015)
d Quy chế chi tiêu nội bộ
Thực tế cho thấy các đơn vị ban hành các quy chế về nhiệm vụ, chức năng, tổ chức bộ máy, chi tiêu nội bộ nhưng quy chế chi tiêu nội bộ là loại quy chế quan trọng nhất vì khi có quyết định thành lập hoặc chuyển đổi mơ hình hoạt động của đơn vị cần có quy chế chi tiêu nội bộ xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, chế độ, nề lối, quan hệ làm việc chung của cả đơn vị
Thông qua quy chế để điều chỉnh các hoạt động về tổ chức, nề lối làm việc chung của cả cơ quan và đòi hỏi mọi đối tượng trong cơ quan phải thực hiện
Trang 33phải ban hành quy chế chi tiêu nội bộ Văn bản này để hướng dẫn cán bộ, cơng chức, viên chức và những người có liên quan khi tham gia vào các công việc biết rõ trách nhiệm của mình, trách những việc làm sai pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng Mặt khác quy chế chi tiêu nội bộ cò là chuẩn mực để thủ trưởng cơ quan tiến hành kiểm tra, đánh giá các công việc của cấp dưới
Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu khơng thể, khơng có quy chế chi tiêu nội bộ vì thiếu quy chế này thì việc tự chủ về tài chính hồn tồn khơng thể thực hiện được, một quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng theo quy trình sau đây:
- Về tên loại quy chế: Phải đảm bảo tính thống nhất theo hướng dẫn - Việc ban hành quy chế: Cần dựa vào các quy định của pháp luật nhà nước Quy chế ban hành phải vận dụng chính xác các chế tài mà các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên quy định
- Quy chế là văn bản: Phải được biên soạn cơng phu vì có liên quan đến quyền lợi trách nhiệm, nghĩa vụ của nhiều người, được sử dụng lâu dài, được áp dụng trên phạm vi rộng trong toàn bộ cơ quan nên việc xây dựng phải có quy trình khoa học
- Ban hành quy chế là văn bản quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của những người giữ chức vụ phải làm, quan hệ làm việc trong cơ quan khi giải quyết một công việc nhất định; trách nhiệm của mỗi chức vụ, mỗi bộ phận trong đơn vị; cách thức phối hợp để có hiệu quả; tiêu chuẩn để đánh giá công việc… (Nguyễn Thu Hương, 2014)
2.1.4.2 Sự phân cấp trong quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Sự phân cấp trong quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập là phân ra, chia thành các cấp, các hạng để quản lý tài chính Phân cấp trong quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp cơng lập có sự chuyển giao quyền lực quản lý xuống các cấp dưới để thực hiện cho sát tình hình thực tiễn, đồng thời, để giảm bớt khối lượng cho cấp trên khỏi phải trực tiếp giải quyết những việc sự vụ Việc phân cấp phải gắn trách nhiệm với quyền hạn rõ ràng và bảo đảm tính thống nhất từ trung ương đến cơ sở Phân cấp có thể theo hai hướng: một hướng nằm ngang là sự phân chia căn cứ vào sự khác nhau của các công việc của một cấp; hướng nằm dọc (thẳng đứng) là sự phân chia theo cơ cấu thứ bậc công việc giữa các cấp khác nhau (Trần Đức Cẩn, 2012)
Trang 34nguyên tắc như sau: Bảo đảm tính thống nhất của quyền lực, bảo đảm tính hiệu quả, bảo đảm tính phù hợp, phù hợp với đặc điểm của đơn vị hành chính - lãnh thổ Sản phẩm cuối cùng của q trình phân cấp quản lý tài chính là một hệ thống quy định pháp luật về phân định thẩm quyền quản lý tài chính và cơ chế thực hiện những thẩm quyền đó Cụ thể như sau:
- Xác định những thẩm quyền đặc biệt của trung ương trong việc quản lý tài chính đối với các lĩnh vực công tác cụ thể nhằm bảo đảm tính thống nhất trong quản lý tài chính;
- Xác định những thẩm quyền riêng của từng cấp chính quyền theo tiêu chí “cấp tốt nhất”;
- Xác định thẩm quyền chung của hai (hoặc một số) cấp chính quyền và cơ chế phối hợp trong việc thực hiện thẩm quyền chung đó Thực tiễn quản lý tài chính cho thấy khơng loại trừ sự tác động của một số chủ thể lên cùng một đối tượng và khách thể quản lý Trong trường hợp này, không nên tuyệt đối hoá việc phân định thẩm quyền theo nghĩa “mỗi việc chỉ do một chủ thể đảm nhiệm” Vấn đề đặt ra là cần xác định phạm vi trách nhiệm của mỗi chủ thể “đồng quản lý” và có cơ chế quản lý thích hợp;
- Quy định các điều kiện về tài chính, tổ chức, nhân sự để bảo đảm thực hiện thẩm quyền được phân định, đặc biệt là những thẩm quyền mới được chuyển giao;
- Xác định cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện thẩm quyền là kết quả của phân cấp quản lý tài chính
Thủ trưởng các đơn vị dự tốn chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cơ quan chủ quản và pháp luật Nhà nước về quyết định của mình trong phạm vi được phân cấp, đồng thời căn cứ vào các quy định hiện hành của nhà nước và của đơn vị về chế độ, định mức chi tiêu, đặc thù hoạt động của từng bộ phận để xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ (Nguyễn Văn Tiến, 2009)
2.1.4.3 Tổ chức quản lý thu, chi tài chính trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập
a Lập dự tốn thu, chi tài chính
Trang 35khơng (zero basic budgeting method) Mỗi phương pháp lập dự tốn trên có những đặc điểm riêng cùng những ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng khác nhau
Phương pháp lập dự toán trên cơ sở là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến Như vậy phương pháp này rất rõ ràng, dễ hiểu và dễ sử dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sở bền vững cho nhà quản lý trong đơn vị trong việc điều hành mọi hoạt động Phương pháp lập dự toán cấp không là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ khơng dựa trên kết quả hoạt động thực tế của năm trước Như vậy, đây là phương pháp lập dự toán phức tạp hơn do không dựa trên số liệu, kinh nghiệm có sẵn Tuy nhiên, nếu đơn vị sử dụng phương pháp này sẽ đánh giá được một cách chi tiết hiệu quả chi phí hoạt động của đơn vị, chấm dứt tình trạng mất cân đối giữa khối lượng công việc và chi phí thực hiện, đồng thời giúp đơn vị lựa chọn được cách thức tối ưu nhất để đạt được mục tiêu đề ra
Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp truyền thống, đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp cho những hoạt động tương đối ổn định của đơn vị Trong khi đó, phương pháp lập dự tốn cấp khơng phức tạp hơn, địi hỏi trình độ cao trong đánh giá, phân tích, so sánh giữa nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của đơn vị nên chỉ thích hợp với những hoạt động không thường xun, hạch tốn riêng được chi phí và lợi ích (Chính phủ, 2016)
Việc lập dự tốn thu, chi tài chính cần phải xác định rõ các nguồn thu và khoản chi để tránh bị trùng lặp hay bỏ sót Trong đơn vị sự nghiệp cơng lập, các nguồn thu và khoản chi thường bao gồm:
- Nguồn thu: Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để thực hiện các nhiệm vụ được giao, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn viện trợ/tài trợ hay biếu, tặng theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác
- Khoản chi: Chi thường xuyên, chi quản lý hành chính, chi mua sắm và sửa chữa tài sản cố định, chi cho hoạt động sản xuất… và trích lập các quỹ theo quy định Cụ thể như sau:
Trang 36động (chi tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí cơng đồn theo quy định ); Chi quản lý hành chính (vật tư văn phịng, dịch vụ cơng cộng, thông tin liên lạc, cơng tác phí, hội nghị phí ); Chi hoạt động nghiệp vụ (chi cho công tác giảng dạy, chi cho việc duy tu bảo dưỡng, sửa chữa đường bộ, chi cho công tác nghiên cứu giống cây mới ); Chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí (chi cho việc in vé thu phí, lương nhân viên thu phí, lệ phí, mua sắm, sửa chữa các thiết bị, cơng nghệ thu phí, chi trả trợ cấp độc hại, mua sắm bảo hộ lao động ); Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định); Chi mua sắm tài sản, sữa chữa thường xuyên cơ sở vật chất (nhà cửa, máy móc thiết bị ); Chi khác (chi cơng tác phí, hội nghị, hội thảo; chi trả tiền điện nước, tiền vệ sinh, )
+ Chi hoạt động không thường xuyên, gồm: Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, Chương trình mục tiêu quốc gia; Chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước; Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà ước quy định; Chi đầu tư phát triển (đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sữa chữa lớn tài sản, chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định )
+ Trích lập các quỹ, gồm: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Quỹ khác… (Chính phủ, 2016)
b Chấp hành dự toán thu, chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập
Chấp hành dự tốn là q trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi được giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp cơng lập có trách nhiệm tổ chức thực hiện thu, chi đối với các nguồn tài chính theo quy định của pháp luật và quy định quản lý tài chính của đơn vị
Trang 37động của các đơn vị sự nghiệp Tuy nhiên, với chủ trương đổi mới tăng cường tính tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sẽ có xu hướng giảm dần nhằm làm giảm bớt gánh nặng đối với NSNN
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm các khoản thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật, theo chế độ được phép để lại đơn vị Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sự nghiệp có xu hướng ngày càng tăng Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức khai thác các nguồn thu hợp pháp này nhằm tăng cường năng lực tài chính của đơn vị (Lưu Thái Bình, 2015)
Đối với đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định Trong trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng nhưng không vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách - xã hội theo quy định của Nhà nước Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được cơ quan Nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ
Trang 38(nếu có); Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài; Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết; Các khoản chi khác theo quy định Trích tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo đúng chế độ quy định (trích tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ; riêng ngành y tế 35% số thu viện phí sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hố chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao) Nguồn cải cách tiền lương trong năm đơn vị chưa sử dụng hết phải chuyển sang năm sau thực hiện và không được sử dụng cho mục đích khác Xác định chênh lệch thu chi từ hoạt động dịch vụ, sự nghiệp, thực hiện phân phối chênh lệch thu lớn hơn chi theo đúng chế độ tài chính quy định (trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng)
Quá trình thực hiện chi các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện chi theo đúng dự toán được giao, chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, bảo đảm sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm; kinh phí kinh phí đặc thù cuối năm chi không hết phải hoàn trả lại ngân sách hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau chi tiếp theo quy định của chế độ tài chính hiện hành (Lưu Thái Bình, 2015)
Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính phải tổ chức rà soát lại quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định để thực hiện chi tiêu, bảo đảm quy chế phải quy định rõ các nội dung chi theo chế độ, mức chi của từng nội dung chi
Tổ chức hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao; xây dựng Quy chế quản lý đối với hoạt động dịch vụ để làm căn cứ thực hiện; đăng ký, kê khai nộp thuế đối với tất cả các loại hình hoạt động dịch vụ với cơ quan thuế theo quy định của Luật thuế
- Các khoản thu từ nhận viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phải nộp ngân sách theo chế độ Đây là những khoản thu không thường xun, khơng dự tính trước được chính xác nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (Lưu Thái Bình, 2015)
Trang 39Căn cứ nhu cầu đầu tư và khả năng cân đối các nguồn tài chính, đơn vị chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư đã được phê duyệt, đơn vị quyết định dự án đầu tư, bao gồm các nội dung về quy mô, phương án xây dựng, tổng mức vốn, nguồn vốn, phân kỳ thời gian triển khai theo quy định của pháp luật về đầu tư
Đơn vị sự nghiệp cơng được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền
Các đơn vị sự nghiệp được Nhà nước cho phép khai thác mọi nguồn thu để bổ sung nguồn tài chính cho các đơn vị Khoản thu của các đơn vị sự nghiệp không vì mục đích lợi nhuận Tuỳ theo tính chất và đặc điểm hoạt động, Nhà nước cho phép đơn vị sự nghiệp ở một số lĩnh vực được thu một số khoản mang tính chất sự nghiệp như phí, lệ phí… Mục đích của các khoản thu này là nhằm xoá bỏ dần tình trạng bao cấp qua ngân sách, giảm nguồn kinh phí cấp phát từ NSNN, trang trải thêm cho các hoạt động của đơn vị, huy động sự đóng góp của các tổ chức và dân cư, không phải xuất phát từ mục đích lợi nhuận như các khoản thu của các doanh nghiệp Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động vì nhiệm vụ chính trị là chính, nếu có thu thì chủ yếu là để tự trang trải cho hoạt động của mình khơng vì mục tiêu lợi nhuận
Với các nguồn thu và nội dung chi như trên, đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ thực hiện nhiệm vụ thu, chi theo quy định hiện hành của Nhà nước và của đơn vị, đảm bảo nguyên tắc minh bạch, hiệu quả Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ (Lưu Thái Bình, 2015)
c Cơng tác quyết tốn thu, chi tài chính tại đơn vị sự nghiệp cơng lập
Trang 40tốn trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự tốn từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo Để có thể tiến hành quyết tốn thu chi, các đơn vị phải hồn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách
Báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định tại Thông tư số 107/201//TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế tốn hành chính, sự nghiệp (thay cho Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Báo cáo quyết tốn phải thuyết minh chi tiết cụ thể về tình hình biên chế, lao động quỹ lương; tình hình thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ cơ bản thường xuyên của đơn vị, tình hình kinh phí chưa quyết tốn, tình hình nợ, tình hình sử dụng các quỹ và phân tích đánh giá những nguyên nhân các biến động phát sinh, nêu ra kiến nghị xử lý (Bộ Tài chính, 2017)
Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết tốn có thể đánh giá hiệu quả phục vụ chính của đơn vị sự nghiệp công lập, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng thời rút ra ưu, khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý để làm cơ sở cho việc lập kế của năm sau
Theo Nguyễn Anh Thái (2008), cơng tác quyết tốn được diễn ra tốt cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tổ chức bộ máy kế toán theo quy định nhưng đảm bảo tinh giản, gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả
- Mở sổ sách theo dõi đầy đủ và đúng quy định - Ghi chép cập nhật, phản ánh kịp thời và chính xác - Thường xuyên tổ chức đối chiếu, kiểm tra
- Cuối kỳ báo cáo theo mẫu biểu thống nhất và xử lý những trường hợp trái với chế độ để tránh tình trạng sai sót (Nguyễn Anh Thái, 2008)
d Thanh tra, kiểm tra giám sát cơng tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập
Để đảm bảo các quy định về các mục thu chi ngân sách, cần tiến hành việc kiểm tra quy trình quản lý tài chính các ĐVSNCL:
Kiểm tra việc lập dự toán ngân sách