Bảo hộ mậu dịch

2 483 2
Bảo hộ mậu dịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

bảo hộ mậu dịch trong thương mại quốc tế

Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó. Lý lẽ bảo vệ cho chế độ bảo hộ mậu dịch đối với nền kinh tế: Bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ Tạo nên nguồn tài chính công cộng Khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp Thực hiện phân phối lại thu nhập Các chính sách bảo hộ mậu dịch cơ bản hiện nay Một loạt các chính sách có thể được sử dụng để đạt được mục tiêu bảo hộ. Chúng bao gồm: - Thuế quan : Thông thường, thuế quanđược áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu. Mức thuế thường khác nhau tùy theo loại hàng hoá nhập khẩu. Thuế nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu, và làm tăng giá hàng hoá nhập khẩu trong các thị trường nội địa, do đó làm giảm số lượng hàng nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được xem là giúp đỡ các ngành công nghiệp địa phương, . - Hạn ngạch nhập khẩu : Để giảm số lượng và vì thế làm tăng giá thị trường của hàng hóa nhập khẩu. Những ảnh hưởng kinh tế của hạn ngạch nhập khẩu là tương tự như thuế quan, ngoại trừ doanh thu thuế thu được từ thuế quan thay vào đó sẽ được phân phối cho những người nhận được giấy phép nhập khẩu. - Rào cản hành chính: Các nước đôi khi sử dụng các quy tắc hành chính của họ (ví dụ liên quan đến an toàn thực phẩm , tiêu chuẩn môi trường, an toàn điện, …) như là một cách để tạo rào cản đối với hàng nhập khẩu. - Thuế chống bán phá giá: Là biện pháp nhằm ngăn chặn hàng hóa nước ngoài bán phá giá vào thị trường có thể gây ra cho các công ty địa phương nhiều thiệt hại. Trong thực tế, thuế chống bán phá giá thường được sử dụng như một hình thức áp đặt thuế quan đặc biệt với nước ngoài. - Trợ cấp trực tiếp: Chính phủ trợ cấp bằng cách trao cho doanh nghiệp trong nước các hình thức thanh toán một lần hoặc các khoản vay giá rẻ khi họ không thể cạnh tranh tốt với hàng nhập khẩu nước ngoài. Các khoản trợ cấp được dùng với mục đích "bảo vệ" người lao động, và giúp doanh nghiệp trong nước thích nghi với thị trường thế giới. - Trợ cấp xuất khẩu : Trợ cấp xuất khẩu thường được các chính phủ sử dụng để tăng xuất khẩu thông qua những ưu đãi về cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tỷ giá ngoại tệ : Một chính phủ có thể can thiệp vào ngoại hối trên thị trường để hạ thấp giá trị của nội tệ bằng cách mua ngoại tệ trong thị trường ngoại hối. Làm như vậy sẽ tăng chi phí nhập khẩu và giảm chi phí xuất khẩu, dẫn đến một sự thay đổi trong cán cân thương mại. Tuy nhiên, chính sách này chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn, vì nó sẽ rất có thể dẫn đến lạm phát trong nước, mà từ đó sẽ làm tăng chi phí xuất khẩu và giảm giá tương đối của hàng nhập khẩu. Trên thực tế, các biện pháp được sử dụng nhiều nhất trong bối cảnh thương mại hiện nay trên thế giới là thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp và chống bán phá giá. Trong đó thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu là bộ đôi chính sách phổ biến nhất Xét về các nhóm ngành, có thể thấy nhóm ngành công nghiệp chế tạo có tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu giảm nhanh nhất từ 40% trong năm 2005 xuống còn 2,1% trong năm 2009. Nhóm ngành này dường như không có sức cạnh tranh nên việc hệ số bảo hộ cao hay thấp hầu như không có ý nghĩa Với nhóm ngành nông lâm thủy sản, tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu giảm từ 7,4% trong năm 2005 xuống 0,52% trong năm 2009. Có lẽ ở Việt Nam chỉ có duy nhất nhóm ngành này là có thể cạnh tranh, mà tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu giảm là một thiệt thòi cho Việt Nam. Do tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa không hợp lý đối với sản phẩm đầu vào lẫn đầu ra, cụ thể là thuế nhập nguyên liệu cao hơn nhập sản phẩm hoàn chỉnh, nên khả năng cạnh tranh của nhóm này trên thị trường thế giới là thua kém Điều quan trọng hơn cả là một số ngành có hệ số lan tỏa cao đến nền kinh tế nhưng tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu lại âm (tức là không được bảo hộ gì về mặt sản xuất), dẫn đến những ngành này không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Mặt khác, vì hệ số lan tỏa của những ngành này cao hơn mức bình quân nên đó cũng là một nguyên nhân khiến nhập siêu gia tăng. Để hạn chế tình trạng này, Chính phủ cần xây dựng chính sách thuế nhập khẩu phù hợp để bảo hộ sản xuất trong nước, hạn chế nhập siêu, nhất là với nhóm ngành chăn nuôi và những ngành có hệ số lan tỏa lớn. Ngoài ra, việc nhanh chóng tái cấu trúc kinh tế để làm tăng phần giá trị gia tăng trong nước cũng là một trong những cách thức hữu hiệu để việc bảo hộ sản xuất trong nước đạt hiệu quả nhưng vẫn không vi phạm các cam kết với WTO. . hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó. Lý lẽ bảo vệ cho chế độ bảo hộ mậu dịch đối với nền kinh tế: Bảo vệ ngành công nghiệp. nghiệp Thực hiện phân phối lại thu nhập Các chính sách bảo hộ mậu dịch cơ bản hiện nay Một loạt các chính sách có thể được sử dụng để đạt được mục tiêu bảo hộ. Chúng bao gồm: - Thuế quan : Thông thường,. Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc

Ngày đăng: 31/05/2014, 21:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan