1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp áp dụng iso 14000 với ngành dệt may

63 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Áp Dụng ISO 14000 Với Ngành Dệt May
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 97,48 KB

Cấu trúc

  • I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO 14000 (1)
    • 1. Giới thiệu về ISO - Tổ chức quốc tế tiêu chuẩn hoá (1)
      • 1.1. ISO là gì? (1)
      • 1.2. Tính chất của ISO (1)
        • 1.2.1. Tính thống nhất (1)
        • 1.2.2. Uy tín (2)
        • 1.2.3. Phạm vi tiêu chuẩn hoá rộng (2)
        • 1.2.4. Quản lý phân quyền (2)
        • 1.2.5 Cơ cấu hạ tầng quốc gia (2)
        • 1.2.6. Sự hỗ trợ mang tính khu vực (3)
    • 2. Hệ thống quản lý môi trường (3)
      • 2.1. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (3)
        • 2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển (3)
        • 2.1.2. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (4)
        • 2.1.3. Các bước áp dụng ISO 14000 (5)
        • 2.1.4. Phạm vi của ISO 14000 (6)
        • 2.1.5. Mục đích của ISO 14000 (7)
      • 2.2. Hệ thống quản lý môi trường - ISO 14001 (7)
        • 2.2.1. Khái niệm (7)
        • 2.2.2. Các yêu cầu của HTQLMT (8)
          • 2.2.2.1. Cam kết của lãnh đạo (8)
          • 2.2.2.3. Lập kế hoạch môi trường (8)
          • 2.2.2.4. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm (8)
          • 2.2.2.5. Đào tạo nhận thức và năng lực (8)
          • 2.2.2.6. Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài (9)
          • 2.2.2.7. Kiểm soát các tài liệu và hoạt động môi trường liên quan (9)
          • 2.2.2.8. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp (9)
          • 2.2.2.9. Kiểm tra - đánh giá - hành động khắc phục phòng ngừa (9)
          • 2.2.2.10. Xem xét của lãnh đạo (9)
          • 2.2.2.11. Cải tiến liên tục (9)
        • 2.2.3. Lợi ích của việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 (9)
      • 2.3. ISO 14024 - Nhãn sinh thái (11)
        • 2.3.1. Khái niệm (11)
        • 2.3.2. Các yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái (11)
          • 2.3.2.1. Nhãn sinh thái phải được phản ánh chinh xác, trung thực và có thể xác minh được (11)
          • 2.3.2.2. Nhãn sinh thái không được gây ra sự hiểu nhầm hoặc khó hiểu (11)
          • 2.3.2.3. Nhãn sinh thái có thê so sánh (12)
          • 2.3.2.4. Nhãn sinh thái không được tạo ra những rào cản không cần thiết cho hoạt động thương mại (12)
          • 2.3.2.5. Nhãn sinh thái phải tạo ra được sự cải thiện môi trường liên tục dưa trên những định hướng thị trường (12)
        • 2.3.3. Lợi ích của việc áp dụng nhãn sinh thái ISO 14024 (12)
          • 2.3.3.1. Đối với môi trường (12)
          • 2.3.3.2. Đối với chính phủ (12)
          • 2.3.3.3. Đối với doanh nghiệp (13)
          • 2.3.3.4. Đối với người tiêu dùng (13)
      • 2.4. Sự cần thiết phải áp dụng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường (13)
        • 2.4.1. Xuất phát từ thực trạng ô nhiễm môi trường và tính cấp thiết của vấn đề bảo vệ môi trường (13)
        • 2.4.2. Xu hướng quốc tế hoá (14)
        • 2.4.3. ISO 14000 bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (15)
      • 2.5. Bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc áp dung ISO14000 (15)
        • 2.5.1. Vai trò của Nhà nước (16)
        • 2.5.2. Xây dựng một cơ cấu chuyên ngành (16)
        • 2.5.4. Xây dựng tiêu chí phù hợp, quá trình cấp chứng nhận phải công (16)
        • 2.5.4. Giải đáp kịp thời, nhanh chóng những vướng mắc của các doanh nghiệp về ISO 14000 (17)
  • II. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY , THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO14000 (19)
    • 1. Ngành dệt may và tổng công ty dệt may Việt Nam (19)
      • 1.1. Vài nét về ngành dệt may (19)
        • 1.1.1. Đặc điểm (19)
        • 1.1.2. Thuận lợi (20)
        • 1.1.3. Khó khăn (21)
      • 1.2. Tổng công ty dệt may Việt Nam (23)
        • 1.2.1. Tình hình phát triển (23)
          • 1.2.1.1. Trước khi thành lập tập đoàn ( tháng 12/ 2005) (23)
          • 1.2.1.2. Tình hình phát triển từ khi chuyển sang mô hình tập đoàn: . 24 (25)
        • 1.2.2. Tập đoàn dệt may Việt Nam trong thời kì tới (28)
    • 2. Thực trạng áp dụng ISO 14000 (29)
      • 2.1. Tình hình áp dụng ISO 14000 (29)
      • 2.2. Nhận thức người tiêu dùng (31)
      • 2.3. Thuận lợi và khó khăn (32)
        • 2.3.1. Những thuận lợi cơ bản (32)
          • 2.3.1.1. Chủ quan (32)
          • 2.3.1.2. Khách quan (34)
        • 2.3.2. Thách thức (35)
          • 2.3.2.1. Về phía quản lý nhà nước (35)
          • 2.3.2.2. Người tiêu dùng (36)
          • 2.3.2.3. Doanh nghiệp (37)
    • 3. Tình hình quản lý môi trường (38)
      • 3.2. Tình hình quản lý môi trường ở nước ta (41)
    • 1. Sự cần thiết (42)
      • 1.1. Nhận thức từ doanh nghiệp (42)
      • 1.2. Áp lực từ phía người tiêu dùng (44)
      • 1.3. Áp lực từ phía xã hội (45)
    • 2. Giải pháp (46)
      • 2.1. Chính sách và giải pháp ở cấp vĩ mô (46)
        • 2.1.1. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý (46)
        • 2.1.2. Nhóm giải quyết nhằm tăng cường công tác giáo dục và quảng bá về nhãn sinh thái (47)
        • 2.1.3. Nhóm giải phápvề tài chính nhằm hỗ trợ công tác xây dựng chương trình quản lý nhãn sinh thái (49)
      • 2.2. Chính sách và biện pháp với tập đoàn dệt may Việt nam (51)
        • 2.1.1. Nâng cao nhận thức và ý thức của tất các thành viên trong (51)
        • 2.2.2. Xây dựng chiến lược (51)
        • 2.2.3. Tham gia thương mại điện tử (52)
        • 2.2.4. Chú trọng đào tạo về nghiệp vụ (52)
    • 3. Kiến nghị (52)
      • 3.1. Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chương trình (52)
      • 3.2. Cần xây dựng một cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả (52)
      • 3.3. Tổ chức cấp nhã môi trương nhanh chóng, xây dựng tiêu chí phù hợp (52)
      • 3.4. Cần phải có quá trình công khai và tư vấn thích hợp (53)
      • 3.5. Tổ chức đăng ký và cấp giấp chứng nhận (53)
      • 3.6. Định ra mức phí hợp lý (53)
  • IV. KẾT LUẬN (54)

Nội dung

SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO 14000

Giới thiệu về ISO - Tổ chức quốc tế tiêu chuẩn hoá

ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization For Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin ISO có trụ sở ở Genera (Thuỵ Sĩ) và là

Tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau, ở một số nước, Tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ Tại Việt Nam, Tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục tiêu chuẩn đo lường Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc.

Hiện nay, ISO có khoảng trên 180 Uỷ ban kỹ thuật chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các thành viên chấp thuận, nó được công bố và tiêu chuẩn Quốc tế Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm tiêu chuẩn quốc gia của mình.

Tổ chức ISO đưa ra những thủ tục về xây dựng tiêu chuẩn, những thủ tục này được đưa ra công khai và rõ ràng cho tất cả các bên tham gia vào tổ chức ISO ở khắp nơi trên thế giới Hệ thống ISO có khả năng giải quyết những vấn đề khác nhau Tiêu chuẩn ISO là nơi thể hiện một sự nhất trí cao nhất có thể có được giữa các bên tham gia vào tổ chức đối với những vấn đề liên quan đến kỹ thuật cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và những ý kiến của mọi người.

ISO được khắp nơi trên thế giới biết đến Sở dĩ có được uy tín như vậy, một phần là do tính trung lập của tổ chức ISO có được vị trí cao trong các tổ chức quốc tế (các tổ chức đại diện của liên hợp quốc, Tổ chức thương mại quốc tế, phòng thương mại quốc tế ) Trong nhiều ngành, ví dụ như cơ khí, dệt, công nghệ thông tin tiêu chuẩn ISO được áp dụng một cách rộng rãi và được đánh giá rất cao.

1.2.3 Phạm vi tiêu chuẩn hoá rộng:

ISO xử lý một loạt các hoạt động của con người cũng như bí quyết trong sản xuất kinh doanh, từ cái nhỏ nhất như những đặc điểm tính năng và kích thước đến các vấn đề lớn như hệ quản lý môi trường trong công ty - ISO cũng hợp tác với những tổ chức quốc tế như đại diện của Liên Hiệp Quốc, thông qua những thoả thuận làm việc với IEC (Uỷ ban Điện tử - kỹ thuật thế giới) và ITU (Hiệp hội viễn thông thế giới).

ISO là một tổ chức có qui mô lớn Trong đó có sự tham gia của khoảng

130 nước, hơn 800 ủy ban và tiểu ban kỹ thuật, ngoài ra, các tiểu ban và uỷ ban này còn được sự trợ giúp của nhóm làm việc Tất cả các tiểu ban và uỷ ban này đều chịu sự điều hành chung của Ban Quản lý công nghệ Chủ tịch uỷ ban chịu trách nhiệm chỉ đạo để dẫn đến việc thống nhất về mặt kỹ thuật cần thiết Bộ phận thư ký của các uỷ ban, nơi làm các công tác về hành chính và các giấy tờ thủ tục sao cho phù hợp với qui định của tổ chức ISO, do các thành viên của ISO lập ra Cơ cấu quản lý phân quyền hỗ trợ để đảm bảo rằng các quyết định đưa ra, trước đó, đã được thực hiện rất chu đáo và đáng tin cậy Những quyết định đó được đưa ra với các thủ tục đơn giản và mức chi phí tối thiểu.

1.2.5 Cơ cấu hạ tầng quốc gia:

Hệ thống ISO không thể thực hiện chức năng của mình mà không có một cơ sở hạ tầng quốc gia vững chắc của thành viên ISO Hạ tầng cơ sở quốc tế tạo ra hàng nghìn tiêu chuẩn quốc tế thống nhất trong đề xuất tham gia vào ISO hàng năm, lựa chọn và hướng dẫn hàng chục nghìn cá nhân đang phục vụ trong các tổ chức mang tính quốc gia để bảo vệ quan điểm của quốc gia mình trước các uỷ ban của ISO Các quốc gia thành viên của ISO là tổ chức đại diện cao nhất về tiêu chuẩn của mỗi nước đó và họ có đủ khả năng để xử lý những ý kiến đóng góp từ các quốc gia yêu cầu hệ thống ISO làm việc hiệu quả hơn.

1.2.6 Sự hỗ trợ mang tính khu vực:

Rất nhiều thành viên của ISO cùng lúc cũng là thành viên của các tổ chức khu vực có chương trình hợp tác với ISO trong việc tiêu chuẩn hoá và những liên quan đến tiêu chuẩn Những thành viên này đảm bảo mối quan hệ hợp tác với ISO với tư cách là thành viên đầy đủ đống thời họ cũng tham gia vào việc hoạch định và thống nhất những tiêu chuẩn quốc gia và khu vực sao cho phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế.

Hệ thống quản lý môi trường

2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển:

Hột trong những nhà hoạt động xã hội đã đề cập đến việc bảo vệ môi trường và Rachel Carson, một nhà sinh vật biển Cuốn sách "Mùa xuân yên tĩnh" năm 1962 của bà đã rất nổi tiếng trong việc khuyến khích mọi người quan tâm đến sinh thái Trong những năm 60 và 70, con người đã nhận thấy vấn đề môi trường thế giới đang nghiêm trọng Tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh -môi trường tự nhiên đang ở mức báo động- vì vậy vào năm 1969, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật bảo vệ môi trường Năm 1971, hội nghị môi trường thế giới đã được triệu tập tại Stockhom Tại đây, hai kết quả quan trọng dã được thông báo: Thứ nhất là chương trình môi trường (UNEP) của Mỹ đã được thiếp lập; Thứ hai là hội đồng thế giới môi trường và phát triển (WCED) đã được thiết lập Năm 1987, WCED đã xuất bản 1 báo cáo kêu gọi các ngành công nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường.

Năm 1992, hội nghị về môi trường và phát triển của Mỹ (hay còn gọi là

ISO 14000 Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường

Hệ thống quản lý môi trường

Kiểm tra đánh giá môi trường Đánh giá kết quả hoạt động môi trường

Khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn về sản phẩm

Ghi nhãn sinh thái Đánh giá chu trình sống của sản phẩm hội nghị thượng đỉnh Trái đất) ở Rio de Janeiro, đó là kết quả của báo cáo của

WCED Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO được đề nghị tham gia Trong suốt năm 1991, ISO cùng với hội đồng quốc tế về kỹ thuật mạng thiết lập nên nhóm tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham dự của 25 nước

SAGE cho rằng việc nhóm ISO xây dựng tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế và các công cụ thực hiện và đánh giá là rất thích hợp ISO cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế tại hội nghị thượng đỉnh tại Rio de

Janiero năm 1992 Ngay trong năm này, ISO thành lập Uỷ ban kỹ thuật 207

(TC 207) là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý môi trường quốc tế và các công cụ cần thiết để thực hiện hệ thống này Công việc của TC

207 được chia trong 6 tiểu ban và 1 nhóm làm việc đặt biệt Canada là ban thư ký của uỷ ban kỹ thuật TC 207 và 6 quốc gia khác đứng đầu 6 tiểu bang.

Ban kỹ thuật 207 (TC207) do tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế - ISO thành lập để xây dựng các tiêu chuẩn ISO 14000 Cũng giống như tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường tập trung vào hệ thống quản lý hơn là các hoạt động kỹ thuật ISO muốn tìm kiếm tiêu chuẩn mới tương tự về cơ cấu và triết lý để những nơi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 có thể xây dựng hệ thống quản lý chất lượng song song với tiêu chuẩn ISO

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm các tiêu chuẩn liên quan với hệ thống quản lý môi trường (như ISO 14001, 14024 ) và những tiêu chuẩn liên quan với các công cụ quản lý môi trường.

Sơ đồ: Hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000

2.1.3 Các bước áp dụng ISO 14000:

Bước 1 : Chuẩn bị và lập kế hoạch tiến hành dự án

+ Thành lập ban chỉ đạo dự án Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường + Trang bị cho Ban chỉ đạo các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi trường.

+ Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường.

+ Lập kế hoạch hành động.

+ Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty.

+ Phân tích và xem xét những khía cạnh môi trường và những ảnh hưởng của chúng, so sánh với các điều khoản luật hiện hành và những yêu cầu khác có liên quan.

+ Đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường

Bước 2 : Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường:

+ Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000 cho nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo.

+ Xây dựng chương trình quản lý môi trường.

+ Lập kế hoạch cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể cho xây dựng hệ thống.

+ Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản.

+ Xem xét và cung cấp đầu vào cho những qui trình văn bản nhằm bao quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môi trường.

+ Xây dựng sổ tay quản lý môi trường.

Bước 3 : Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường.

+ Đảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả.

+ Sử dụng các kỹ thuật năng suất xanh như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường.

+ Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thực hiện các hành động cần thiết nhằm đảo bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các qui trình và sở tay quản lý môi trường.

Bước 4 : Đánh giá và xem xét.

+ Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của công ty.

+ Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo. + Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000.

+ Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo để xem xét, thực hiện các hành động khắc phục.

Bước 5 : Đánh giá - xem xét và chứng nhận hệ thống.

+ Tổ chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của hệ thống.

+ Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận. + Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức.

+ Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp.

+ Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận.

Bước 6 : Duy trì chứng chỉ

+ Thực hiện các hành động khắc phục

+ Thực hiện đánh giá giám sát

+ Tổ chức các kỳ hợp xem xét của lãnh đạo.

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế - ISO đã qui định phạm vi của ISO

14000 " Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, tạo thuận lợi cho một tổ chức đề ra chính sách và mục tiêu, có tính đến các yêu cầu pháp luật và thông tin về các tác động môi trường đáng kể. Tiêu chuẩn này không nêu lên các chuẩn cứ về kết quả hoạt động môi trường cụ thể".

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY , THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO14000

Ngành dệt may và tổng công ty dệt may Việt Nam

1.1 Vài nét về ngành dệt may:

Việt Nam, nước có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa với trên 80 triệu dân cư và tỷ lệ tăng trưởng GDP vào loại cao trên thế giới (7%-8%/ năm), là nơi rất thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp dệt may Trên thực tế, dệt may đã trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm và có đóng góp to lớn trong nền kinh tế quốc dân của nước ta, đặc biệt là đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu Bằng chứng là năm 2005, dệt may là một trong sáu ngành xuất khẩu lớn của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai cả nước. Đây là một ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động và sản xuất ra mặt hàng phục vụ cho việc may mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người Ở nước ta, dệt may đã có mặt từ rất lâu và đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống nhân dân.

Trước hết, yêu cầu nguyên liệu của ngành dệt may hoàn toàn có thể đáp ứng được ở nước ta do sự tồn tại và phát triển của các vùng nguyên liệu rộng lớn Ngành dệt may phát triển sẽ thúc đẩy nghề trồng dâu nuôi tằm vốn phù hợp với điều kiện khí hậu và kinh nghiệm nuôi trồng của nhân dân.

Yêu cầu của dệt may về nguồn nhân lực cũng không quá khắt khe, chủ yếu là về số lượng chứ không đòi hỏi cao về trình độ Dân cư Việt Nam đông đảo và có trình độ tương hợp nên ngành dệt may sẽ gải quyết được việc làm cho đại đa số lao động trong nước.

Trình độ công nghệ cho ngành dệt may không cao, Việt Nam có khả năng đáp ứng được Với hệ thống máy móc thiết bị cũ, các doanh nghiệp dệt may đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể song họ vẫn rất quan tâm đầu tư mua sắm các thiết bị hiện đại của ngành dệt may thế giới như: dây chuyền chải thô CX-4000 của Ý, máy ghép của Thuỵ Sỹ, máy lạnh CIAT của Pháp,YORT của Mỹ, máy nhuộm cao áp Đài Loan, máy dệt kim của Bỉ, …

Các thị thường xuất khẩu chủ yếu của dệt may nước ta là EU, Mỹ, Nhật Bản, trong đó Mỹ,EU là thị trường chủ lực Mỗi thị thường này có các đặc điểm khác nhau và tại đây chúng ta gặp phải sự cạnh tranh lớn của các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, …

Về tác động đến môi trường, dệt may gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường bởi bụi, tiếng ồn, nước thải và các hoá chất độc hại Cùng với sự phát triển của ngành, lượng chất thải này sẽ càng lớn mà công nghệ xử lí hiện nay khó có thể đảm nhận được Bên cạnh đó ngành dệt may còn có một số sản phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng Điều này cần được khắc phục để ngành sẽ ngày càng phát triển cao và khẳng định hơn nữa vai trò của mình trong nền kinh tế trong những năm sắp tới,.

Nước ta có điều kiện phù hợp với việc phát triển ngành dệt may không chỉ về khí hậu, nguồn nhân lực, nguyên liệu mà còn về hình hình phát triển kinh tế, xã hội Các yêu cầu về nguồn lực các yếu tố đầu vào đều có thể được đáp ứng đầy đủ: có rất nhiều nơi, nhiều cơ sở đào tạo nghề dệt may; các vùng nguyên liệu, các nơi sản xuất truyền thống đang được khôi phục và đầu tư phát triển Đầu ra cho sản phẩm ngành dệt may dễ dàng vì Việt Nam có thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn và các thị thường xuất khẩu tiềm năng tại Mỹ,

EU, Nhật Bản, Nhu cầu về sản phẩm dệt may cũng tăng nhanh trong những năm gần đây do sự quan tâm của người dân tới vấn đề ăn mặc và việc họ chịu chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm mang tính thời trang.

Nước ta có truyền thống lâu đời trong lĩnh vực dệt may và đã xây dựng được một vị thế tương đối ổn định trên thị trường trong nước và trên thế giới: năm 2005, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đứng thứ 2 trong nước, thứ 16 trên thế giới và là nhà xuất khẩu lớn thứ 7 tại Mỹ Ngành dệt may nước ta được đánh giá cao trong mắt bạn bè quốc tế và dần có sức cạnh tranh với hàng dệt may Trung Quốc.

Theo số liệu của Quỹ hỗ trợ phát triển, hiện tổ chức tài chính này đã cho vay vốn ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu cho trên 2.200 doanh nghiệp với doanh số cho vay khoảng 30.000 tỷ đồng, để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đối với những hàng hoá là thế mạnh của Việt Nam trong đó có ngành dệt may Những đơn vị được hỗ trợ đều mở rộng được thị thường, gia tăng xuất khẩu.

Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của ngành nên đã chú trọng phát triển dệt may thành ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn Thủ tướng Chính phủ, ngoài các chính sách khuyến khích đầu tư , đã phê duyệt các chiến lược phát triển và với nhiều cơ chế hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 một cách rất chi tiết.

Như vậy có thể khẳng định dệt may nước ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi và trên thực tế đã được quan tâm phát triển Tuy nhiên, ngành còn có rất nhiều khó khăn cần khắc phục.

Tiềm năng phát triển của nước ta cao song lại chưa tận dụng và khai thác được triệt để Vẫn xảy ra tình trạng khan hiếm lao động ở các khu công nghiệp Quan hệ lao động trong ngành dệt may - lĩnh vực cần nhiều lao động nhất - đang rất căng thẳng Tình hình đình công liên miên và cuối năm 2005 và đầu năm 2006 tác động đến hầu hết doanh nghiệp Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ đình công gần đây là chế độ chính sách ở một số doanh nghiệp chưa thoả đáng đồng thời cách thức gải quyết cũng chưa hợp lí.

Ngành dệt may nước ta chưa khai thác được tiềm năng phát triển vùng nguyên liệu trong nước và chất lượng nguyên liệu trong nước chưa cao nên vẫn phải nhập 80% từ nước ngoài Chính vì thế, mỗi biến động giá cả nhập khẩu bông, hoá chất, tơ sợi trên thị thường ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các doanh nghiệp dệt may.

Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng của sản phẩm vải,may mặc của người tiêu dùng Cụ thể, tổng số 200 doanh nghiệp nội địa sản xuất ở mức hạn chế (500 triệu mét vải/năm), trong chỉ có 30% là đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ,

Thực trạng áp dụng ISO 14000

2.1 Tình hình áp dụng ISO 14000:

Theo thống kê trung tâm năng suất Việt Nam năm 2002, Việt Nam có

321 tổ chức/doanh nghiệp được nhận chứng chỉ ISO, trong đó, 309 doanh nghiệp nhận chứng chỉ ISO 9000 và 12 doanh nghiệp nhận chứng chỉ ISO

14000, tăng 23,94% so với năm 2001 Đến nay, theo số liệu không chính thức, có gần 50 tổ chức, doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩnISO 14001: 1998.

Tính đến tháng 12/2002, Việt Nam có 1.046 tổ chức/ doanh nghiệp được cấp chứng chỉ có hệ thống quản lý phù hợp với tiêu chuẩn, trong đó, chứng chỉ về ISO vẫn chiếm hàng đầu với 1019 chứng chỉ (bảng 2 - phụ lục)

Từ danh sách có thể thấy: các doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực rất gần với những nhóm sản phẩm đã được các chương trình nhãn sinh thái trên thế giới lựa chọn Từ năm 1999, các nhà sản xuất Việt Nam mới bắt đầu được nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14000 và chỉ có 2 tổ chức Trong các năm sau, số lượng các tổ chức áp dụng ISO 14000 tăng nhanh hơn và chuyển dần từ phía các công ty, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sang phía các công ty, tổ chức liên doanh hoặc trong nước Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với Việt Nam.

Việc áp dụng ISO 14001, bên cạnh lợi ích là giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, còn trở thành một công cụ kinh doanh nhạy cảm và cần thiết đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu Vì trong một chừng mực nào đó, ISO

14001 vẫn đang được xem là một rào cản phi thuế quan thương mại Những quy định của WTO làm cho việc chứng nhận phù hợp với ISO 14001 trở thành một điều kiện của kinh doanh như một chứng minh tin cậy của bên cung cấp về khả năng quản lý môi trường tốt của mình.

Trong thời gian qua, để mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện cho hàng hoá từ nước ngoài vào trong nước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, khái niệm về nhãn sinh thái dường như vẫn chưa tiếp cận được đến chiến lược kinh doanh của các nhà sản xuất hàng tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu Điều này có thể được chứng minh bằng tình hình thực tế

Từ sau 2010, chương trình nhãn sinh thái của Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động một cách toàn diện Cần tiếp tục duy trì và không ngừng hoàn thiện nội dung chương trình hoạt động.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến các hệ thống quản lý khác như hệ thống phân tích nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn, hệ thống thực hành sản xuất tốt, hệ thống an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, hệ thống an toàn chất lượng sản phẩm, hệ thống trách nhiệm xã hội Việc áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn đã thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp Việt Nam đối với vấn đề xã hội nói chung và đối với chất lượng môi trường nói riêng Đây là một trong những điều kiện tạo sức mạnh giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng năng lực xuất khẩu và phát triển bền vững trong thời kì hội nhập.

Trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi áp dụng các tiêu chuẩn do giới hạn về chất lượng, thiết bị, phương tiện, chi phí, phương pháp sản xuất,…

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị yếu thế trong việc lấy chất lượng hàng hoá làm phương tiện cạnh tranh, chưa có nhận thức đúng đắn và gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng Hơn nữa, mối quan tâm của các doanh nghiệp mang tính thời vụ, năng lực tài chính yếu.

2.2 Nhận thức người tiêu dùng:

Các chương trình nhãn sinh thái, các tổ chức khi tìm hiểu hiệu quả của nhãn sinh thái trên thế giới đã tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu dựa trên sự hiểu biết và những kiến thức về môi trường, về sản phẩm thân thiện với môi trường và thái độ thừa nhận của người tiêu dùng trong quá trình mua sắm, sử dụng, loại bỏ sản phẩm và sự sẵn lòng chi trả cho những sản phẩm thân thiện với môi trường của người tiêu dùng để gải quyết các vấn đề môi trường

Qua thu thập và nghiên cứu tài liệu cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam có rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết rất mơ hồ về sản phẩm hay gắn việc tiêu dùng sản phẩm trong hoạt động bảo vệ môi trường Mặc dù trong thời gian gần đây, trên thị thường đã xuất hiện một số sản phẩm đã quảng cáo hoặc có biểu tượng về nhãn sinh thái trên sản phẩm của mình Ví dụ, bột giặt bảo vệ môi trường,bếp điện tìm kiếm năng lượng, giấy có thể tái chế, sử dụng ít tài nguyên, giảm tác động tới môi trường,… Những lời quảng cáo đó mới chỉ do nhà sản xuất tự công bố mà chưa có một cơ quan, tổ chức nào công nhận nó thật sự có những tính năng đó hay không Lời quảng cáo còn chung chung, chưa cụ thể nên chưa thật sự gây được sự chú ý, tin tưởng của người tiêu dùng

Mức độ ảnh hưởng đến việc lựa chọn trong các quyết định mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường của người tiêu dùng còn thấp Sự sẵn lòng chi trả không cao, đối với họ, những sản phẩm đó dường như đắt hơn và họ có thiên hướng mua rẻ hơn là mua "xanh"

Qua thực tế điều tra 1440 người tiêu dùng, tổng hợp ý kiến với 9 câu hỏi cho thấy, người Việt Nam bắt đầu có nhận thức về nhãn sinh thái nhưng tỉ lệ chưa cao, mới đạt 34%, trong đó chỉ có 4% là ưa chuộng Họ đều hiểu mục đích của việc sử dụng nhãn sinh thái chủ yếu để bảo vệ sức khoẻ con người (72%) và cho rằng mua sản phẩm xanh đắt hơn (64%) (bảng 3 - phụ lục)

Tỉ trọng những người có nhận thức đúng đắn và hiểu biết về nhãn sinh thái là cao, song vẫn còn tồn tại không ít người không hoặc ít quan tâm đến nhãn sinh thái Việc phổ biến thông tin về nhãn sinh thái và tác dụng của nhãn sinh thái đến người tiêu dùng chưa hiệu quả, có tới 45% số người tiêu dùng được hỏi chưa từng nghe nói về nhãn sinh thái Đây là một thiếu sót lớn cần được khắc phục.

2.3 Thuận lợi và khó khăn:

Tình hình quản lý môi trường

3.1 Thực trạng môi trường thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng:

Theo báo cáo của chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường sau:

Thứ nhất là sự khan hiếm về nguồn tài nguyên nước Trên trái đất chỉ có

35 triệu km 3 nước ngọt trên 1,4 tỷ km 3 nước các loại Phần nước ngọt mà con người có thể tiếp cận được gồm lượng dòng chảy trên các lục địa và nước ngầm có thể khai thác chỉ có 47 nghìn km 3 , chiếm một phần rất nhỏ trong tổng lượng nước trên trái đất.

Hiện nay, 80 quốc gia chiếm 40% dân số thế giới đang chịu đựng sự thiếu nước nghiêm trọng; 1,1 tỷ người vẫn thiếu nước uống an toàn; 2,4 triệu người thiếu điều kiện vệ sinh thích hợp, phần lớn ở các quốc gia khu vực châu Phi và châu Á Hàng năm có hơn 5 triệu người chết vì các bệnh tật có liên quan đến thiếu nước và thiếu các điều kiện vệ sinh. Ở Việt Nam, lượng nước sinh hoạt cấp cho mỗi người/ ngày chỉ khoảng

100 -150 lít, lượng nước phân bố không đều gây ra hạn hán và lũ lụt ở nhiều vùng Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp ngày càng cao.

Nguyên nhân của việc thiếu nước sạch và nhu cầu về nước tăng là do sự tăng trưởng dân số, phát triển công nghiệp, mở rộng tưới tiêu trong nông nghiệp, chính sáh yếu kém trong quản lý nguồn nước.

Thứ hai là nạn phá huỷ tài nguyên rừng Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, rừng là một hệ sinh thái tự duy trì, rộng lớn và phức tạp nhất trong tất cả các hệ sinh thái trên trái đất Rừng đang bị phá huỷ nghiêm trọng, đặc biệt là trong vòng 30 năm qua, có những khu rừng bị phá huỷ hoàn toàn Theo ước tính của UNEP, hàng năm có 14,6 triệu ha bị phá huỷ nhưng chỉ có 5,2 triệu ha tái sinh Trong đó, tỷ lệ phá rừng nhiệt đới khoảng 1%/ năm 70% diện tích bị phá huỷ vĩnh viễn trở thành đất nông nghiệp.

Trong những năm 90 của thế kỷ XX, khoảng 94 triệu ha rừng nguyên sinh, chiếm 2,4% tổng diện tích rừng trên thế giới bị biến mất Phạm vi rừng tự nhiên của thế giới năm 1995 còn lại khoảng 2,780 triệu ha, chiếm 21,4% diện tích thế giới.

Ngoài những nguyên nhân thuộc nhân tố tự nhiên như côn trùng, dịch bệnh, cháy rừng và các thảm họa thiên nhiên còn có những nhân tố do con người gây ra là sự mở rộng đất nông nghiệp, khai thác quá mức gỗ công nghiệp, gỗ làm chất đốt và các sản phẩm khác từ rừng Con người phá rừng là do sức ép dân số, nhu cầu thị thường, thương mại đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng và các chính sách kinh tế vĩ mô chưa phù hợp.

Thứ ba là sự ô nhiễm không khí Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, sự tập trung lượng khí thải CO2, CO, SO2, trong bầu khí quyển, những khí gây nên hiệu ứng nhà kính.

Hoạt động sản xuất dịch vụ của con người đã thải vào không khí nhiều chất ô nhiễm, hậu quả không chỉ xảy ra ở một quốc gia, một khu vực mà trên phạm vi rộng lớn Có thể kể ra những hậu quả này như mưa axit, một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng trong vài thập kỉ qua, đặc biệt là ở khu vực châu Âu, Bắc Phi và Trung Quốc, hàng trăm hồ đã suy giảm cá do sự axit hoá, thiệt hại rừng ở châu Âu,… trở thành những vấn đề môi trường nóng bỏng và được ưu tiên quan tâm gải quyết hiện nay.

Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng Các loại khí độc hại trong các khu công nghiệp và ô nhiễm bụi tăng đến mức báo động, nhất là ở các thành phó lớn, các nút giao thông, nồng độ bụi có khi lớn gấp 2-5 lần nồng độ cho phép.

Vấn đề tiếp theo là sự suy giảm đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là một nhân tố quan trọng đối với sự sống, sự tồn tại của con người trên hành tinh, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị khai thác quá mức, tốc độ và tỷ lệ biến mất cao hơn nhiều so với sự tuyệt chủng trong thiên nhiên Đó là do sự chuyển đổi sử dụng đất, thay đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm, khai thác không bền vững tài nguyên thiên nhiên và sự xuất hiện của nhiều loài sinh vật lạ,…

Sự tăng trưởng dân số cùng với tiêu dùng không bền vững, sự tăng lên của lượng chất thải và ô nhiễm, sự phát triển đô thị và xung đột quốc tế là những nhân tố mạnh mẽ góp phần vào sự biến mất đa dạng sinh học.

Vấn đề ô nhiễm khu vực bờ biển và bờ biển, nguồn tài nguyên biển và bờ biển có sự suy giảm do nhu cầu sử dụng tài nguyên của con người tăng lên Sự tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa và du lịch tại các khu vực ven biển và bờ biển, con người đang biến biển thành nơi chứa đựng rác thải. Hiện nay, rác thải là nguồn lớn nhất gây ô nhiễm biển và môi trường ven biển. Cuối cùng là vấn đề ở những khu đô thị Dân số tại các khu đô thị tăng nhanh làm tăng nan thất nghiệp, đói nghèo, các vấn đề về dịch vụ, sự quá tải của hệ thống cơ sở hạ tầng, thiếu đất, vốn, chỗ ở và suy thoái môi trường. Việc thu gom rác thải và hệ thống quản lý chất thải kém hiệu quả đã gây ra ô nhiễm đô thị nghiêm trọng và nguy hại tới sức khoẻ con người Các thành phố công nghiệp cũng đang phải đối mặt với hàng loạt các kỹ thuật sản xuất gây hại đến môi trường và việc loại bỏ rác thải không hợp lý.

Vấn đề môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết, nếu con người không có những hành động cụ thể để cải thiện tình hình thì chính con người đang tự tước bỏ cuộc sống của mình và xoá bỏ sự sống của thế hệ tương lai.

3.2 Tình hình quản lý môi trường ở nước ta: Để quản lý và bảo vệ môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc, khuyến khích các doanh nghiệp có trách nhiệm, nghĩa vụ khi tham gia vào công tác bảo vệ môi trường Trong kế họach hành động bảo vệ môi trường nói chung và trên con đường xây dựng một chương trình cấp và quản lý nhãn sinh thái ở Việt Nam nói riêng, có một số yêu cầu cụ thể liên quan tới các mặt hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Sự cần thiết

1.1 Nhận thức từ doanh nghiệp

Hiện nay, Vinatex đã hoạt động dưới mô hình công ty mẹ, công ty con. Với vai trò là nòng cốt của ngành dệt may trong quan hệ đối tác nhất là các đối tác lớn nước ngoài và là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn Tập đoàn Doanh nghiệp Việt nam đã định ra một hướng đi nhằm đạt đến sự phát triển toàn diện Chính vì vậy, một trong những khía cạnh mà tập đoàn luôn luôn quan tâm một cách thích đáng là vấn đề bảo vệ môi trường Ngoài các mục tiêu kinh tế đề ra trong chiến lược phát triển đến năm 2015, doanh nghiệp đã tập trung đầu tư những thiết bị, nguyên liệu và xử lý chất thải nhằm hạn chế nhất đến môi trường và coi đây là nội dung của chiến lược phát triển lâu dài.

Mặt khác, triển vọng gia nhập WTO đã mở ra cho doanh nghiệp Việt nam nói chung và tập đoàn dệt may nói riêng nhiều cơ hội và cách thức Đó là những cơ hội để tăng lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị phần, quảng bá sản phẩm của Việt nam đến các nước trên thế giới Nhưng bên cạnh những cơ hội là thách thức.Sử dụng mô hình năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter, ta nhận thấy doanh nghiệp Việt nam đang phải chịu sự tác động của ba đối tượng:

Thứ nhất nguồn cung ứng: Mặc dù là một nước có điều kiện phát triển trồng dâu nuôi tằm, bông đay và các nguyên liệu cho Doanh nghiệp, nhưng do chưa có sự quy hoạch cụ thể, đầu tư thích đáng, nên hầu hết 70% - 80% nguyên liệu là hàng nhập khẩu Để vững mạnh Doanh nghiệp này cần tập trung giải quyết vấn đề trên Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là vấn đề mang tính chất sống còn, quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp Mà vấn đề chính là những đối thủ cạnh tranh hiện tại như là Trung Quốc, ấn Độ, Indonexia, về khâu thiết kế, giá thành sản phẩm, đặc biệt là yêu cầu của khách hàng về mức độ thân thiện của sản phẩm đối với môi trường Chính vì vậy việc áp dụng ISO 14001 và ISO 14024 sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng vào doanh nghiệp và giúp Doanh nghiệp dễ dàng đón nhận những cơ hội từ phía thị trường.

Hiện nay, mặc dù nhửng nhà kinh doanh, nhập khẩu ở EU đã có niềm tin rất lớn và rất ưa chuộng các sản phẩm dệt may Việt nam, nhưng dù hạn ngạch đã được dỡ bỏ, khối lượng sản phẩm xuất khẩu vào EU củng không tăng lên đáng kể Đó chính là sự xuất hiện rào cản thương mại phi thuế quan ở các nước này Đoán nhận được sức mạnh của những sản phẩm thân thiện với môi trường và sự khó khăn của các nước đang phát triển Họ đã tạo ra được rào cản nhằm bảo vệ thị trường trong nước, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh Vì vậy áp dụng ISO 14001 và ISO 14024 chính là một bước đi mang tính chiến lược đảm bảo sự vững mạnh chống lại công cụ bảo hộ phi thuế quan này này

Cuối cùng, việc áp dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng khẳng định sự vững mạnh về mặt năng lực tài tính, trình độ quản lý, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ và chất lượng sản phẩm, tạo ra niềm tin cho khách hàng và chính phủ các nước Có thể nói việc áp dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng vào tập đoàn Doanh nghiệp Việt nam phải được tiến hành ở từng đơn vị thành viên.

Và thực tế cho thấy các Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thường không có khả năng hoặc vững mạnh về tài chính đến mức mà có thể sản sàng chi trả một khoản tiền khoảng 100 triệu để làm ISO Điều đó củng có nghĩa khi doanh nghiệp đã có sự vững mạnh nhất định về tài chính, vị thế nhất định trên thương trường thì mới áp dụng Vi dụ như May 10, ngày nay đã trở thành một thương hiệu mạnh, ngày nay đã áp dụng hệ thống này và điều kiện để thâm nhập các thị thi trường trên thế giới kể cả Mỹ và EU, do vậy củng không phải là khó khăn với công ty. Áp dụng ISO 14001 và ISO 14024 cũng chính là đã khẳng định sự vững mạnh của công ty, đánh dấu một bước chuyển lớn trong việc thực hiện chiến lược dài hạn, hướng tới sự phát triển bền vững.

Nói chung, tập đoàn đã xác định được vai trò cũng như tầm quan trọng của việc áp dụng ISO với doanh nghiệp mình, do vậy các doanh nghiệp không ngừng chủ động tích cực tìm kiếm hỗ trợ từ nước ngoài, tìm hiểu thông tin, thủ tục nhanh chóng tiến hành áp dụng hệ thống này vào doanh nghiệp mình. Xác định được tính chất chiến lược của việc áp dụng ISO trong sự phát triển lâu dài.

1.2 Áp lực từ phía người tiêu dùng:

Với thị trường trong nước

Hiện nay với mức sống ngày càng tăng, vốn hiểu biết ngày càng rộng, người dân Việt nam quan tâm hơn đến vến đề môi trường gắn với sản phẩm. Mặc dù còn mới nhận thức được nhưng cũng đã chi phối người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm cho mình Tuy nhiên, nhìn chung thì Việt nam vẫn là một nước đang phát triển, nên mức độ thân thiện với môi trường của sản phẩm chưa phải là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định đến việc mua hàng Do vậy, hiện nay áp lực từ người tiêu dùng trong nước về việc áp dụng ISO là chưa lớn Tuy nhiên, trong một tương lai gần nó sẽ trở thành một vấn đề quan trọng Do vậy doanh nghiệp phải chuẩn bị cho mình để sẵn sàng đón nhận những khách hàng tiềm năng đó.

Với thị trường nước ngoài:

Thứ nhất: Sự vận động hướng tới mở cửa thị trường cũng có nghĩa là tập đoàn sẽ làm ăn với doanh nghiệp nước ngoài nhiều hơn nữa Do vậy, các đơn vị thành viên của tập đoàn buộc phải có hệ thống quản lý chất lượng được cấp chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001 như là điều kiện tiên quyết cho việc ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận.

Thứ hai: Với những khách hàng trực tiếp tiêu dùng sản phẩm cũng có tác dụng lớn đến vấn đề này Những sản phẩm được cấp nhãn sinh thái là những sản phẩm rất được ưa chuộng tại các nước phát triển, mức độ thân thiện với môi trường là yếu tố làm cho doanh nghiệp có thể lựa chọn sản phẩm doanh nghiệp này mà không chọn sản phẩm doanh nghiệp khác Và chính yêu cầu đó của người tiêu dùng lại tác động đến các đối tác doanh nghiệp nước ngoài và những đòi hỏi của họ về chứng chỉ này.

1.3 Áp lực từ phía xã hội:

Hiện nay, môi trường đang trở thành vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu: ô nhiểm không khí, nồng độ bụi cao, rừng bị phá huỷ, thủng tầng ôzôn, mưa axit, hiệu ứng nhà kính là những biểu hiện xác thực và đáng lo ngại nhất nhất của việc ô nhiểm mổi trường Chính vì vậy, bảo vệ môi trường không còn là vấn đề của các nước phát triển, không phải là vấn đề của một quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu Không những nhà nước phải tích cực hỗ trợ tài chính, nhân lực, đào tạo cho quản lý môi trường mà bản thân các doanh nghiệp cũng phải nhận thức được vai trò này, việc áp dụng ISO cần phải xuất phát từ mong muốn bảo vệ môi trường và được khẳng định trong việc đầu tư công nghệ mới, tiêu dùng năng lượng sạch, giảm thiểu chất thải vào môi trường.

Mặt khác, tập đoàn cũng chịu áp lực từ chính vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt là lĩnh vực xã hội Là đơn vị đầu tàu của dệt may, tập đoàn phải là một tấm gương sáng, đi đầu trong các hoạt động Bảo vệ môi trường, là một điểm tựa vững mạnh để giúp đỡ các đơn vị thành viên mở rộng thị phần và khả năng cạnh tranh.Xuất phát từ những nguyên nhân đó,cần phải thực hiện một số giải pháp nhằm đẩy nhanh việc áp dụng ISO ở tập đoàn dệt may Việt Nam.

Giải pháp

2.1 Chính sách và giải pháp ở cấp vĩ mô

2.1.1 Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý

Cho đến nay , hệ thống các quy định, đối với vấn đề môi trường và thương mại của Việt nam còn chưa đầy đủ, không cập nhật và không đồng bộ.

Có rất nhiều những tiếu chuẩn môi trường được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế nên vượt quá khả năng của các doanh nghiệp trong nước Sự nỗ lực của các bộ nghành, sự cố gắng của nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với áp dụng ISO ở Việt nam nói chung và tập đoàn dệt may nói riêng Để góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý, cần quan tâm một số nội dung sau:

+ Xây dựng hoàn thiện luật về quyền sở hữu trí tuệ:

Hiện tại , Việt nam chưa có riêng một bộ luật về quyền sở hữu trí tuệ. Các quy định về quyền sở hữu trí tuệ mới chỉ để cập trong luật dân sự nên còn sơ sài, thiếu cơ sở cho việc xác định và giải quyết các tranh chấp, xung đột pháp lý liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Để đáp ứng yêu cầu thực tế, cần nhanh chóng xây dựng một bộ luật riêng về quyền sở hữu trí tuệ, trong đó nên có những quy định liên quan đến bảo hộ bản quyền đối với các bí quyết công nghệ, giải pháp kỹ thuật thân thiện với môi trường, các phát minh sáng chế góp phần giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay.

+ Hoàn thiện luật bảo vệ môi trường

Năm 1993, luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua Đến nay, chúng ta đang trong quá trình thảo luận để hoàn thiện luật bảo vệ môi trường sửa đổi Theo thông tư của luật sửa đổi, nhiều chương, nhiều khoản sẽ quy định và về các vấn đề như tính chất của môi trường, phòng ngừa hạn chế tác động xấu đối với môi trường, quản lý và nâng cao chất lượng môi trường sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, hội nhập hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường có liên quan đến ISO 14000 Nhanh chóng hoàn thiện luật môi trường sửa đổi sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho xây dựng và hoàn thiện chương trình nhãn sinh thái ở Việt Nam.

Ban hành quy chế xây dựng và thực hiện chương trình cấp nhãn sinh thái.

Quốc hội cần phải sớm soạn thảo và ban hành quy chế xây dựng và thực hiện chương trình cấp nhãn sinh thái quốc gia để thống nhất tổ chức và tạo thuận lợi cho các bên liên quan, cụ thể cần quy định rõ các nội dung sau:

- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chương trình nhãn sinh thái quốc gia, phân công, phân cấp cho các bị nghành liên quan.

- Thủ tục lựa chọn sản phẩm trên nhóm sản phẩm cấp nhãn sinh thái.

- Thủ tục thiết kế tiêu chí môi trường của sản phẩm.

- Quy trình và thủ tục đăng ký cấp ISO 14000.

- Nội dung và yêu cầu quản lý, giám sát sao việc cấp chứng chỉ.

2.1.2 Nhóm giải quyết nhằm tăng cường công tác giáo dục và quảng bá về nhãn sinh thái:

Chú trọng công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, hiểu biết ISO 14000.

Nguồn nhân lực có chuyên môn sâu rộng về các vấn đề môi trường nói chung, nhãn sinh thái nói riêng có vai trò rất quan trọng việc tư vấn cho chương trình nhãn sinh thái và phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện chương trình có hệ thống, khoa học và hiệu quả.

ISO 14000 là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt nam, chúng ta hầu như chưa có nguồn nhân lực đáng kể có khả năng đáp ứng được yêu cầu thực tế khi triển khai chương trình Vì vậy công tác GD&ĐT nguồn nhân lực có chuyên môn, hiểu biết và có năng lực hoạt động cho lĩnh vực này cần được chú trọng Để được đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cần phải:

+ Đưa nội dung giảng dạy về môi trường, và về ISO vào chương trình giảng dạy của tất cả các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.

+ Hình thành môn học chuyên ngành về quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 và môn học về nhãn sinh thái đối với tất cả các khao chuyên ngành môi trường của các trường đại học (Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh

Tế, Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ).

+ Đào tạo, bổ sung kiến thức về nhãn sinh thái cho các đối tượng hiện là cán bộ kinh tế, kỹ thuật và các lĩnh vực liên quan.

+ Thành lập trung tâm tư vấn và hệ thống cơ sở dữ liệu ISO 14001 và ISO 14024.

Theo các chuyên gia tư vấn môi trường và nhãn sinh thái các ngành công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện công tác bảo vệ môt trường và chương trình ISO

14000 một cách theo phương pháp luận khoa học và đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn Các chuyên gia tư vấn cũng là nhân tố đưa các tiếp cận môi trường hiệu quả vào thực tiễn sản xuất kinh doanh Mặt khác theo kinh nghiệm của một số nước, để phát huy sức mạnh của đội ngũ chuyên gia và hỗ trợ các doanh nghiệp một cách thiết thực, hiệu quả, cần hoàn thành các trung tâm tư vấn về môi trường và nhãn sinh thái Các trung tâm này, ngoài chức năng trực tiếp tư vấn cho các doanh nghiệp, còn đóng vai trò trung gian “môi giới” giữa doanh nghiệp với các tổ chức đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 14001 và 14024Nếu thực hiện môi giới thành công, doanh nghiệp có thể vay được tiền ngân hàng để đầu tư thực hiện chương trình, đồng thời được cấp nhãn sinh thái, lúc đó các thông tin tư vấn mới được trả tiền tư vấn.

Mặt khác, để hỗ trợ một cách thiết thực và hiệu quả cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả cơ quan tư vấn, cần thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về các thông tin liên quan đến sản phẩm đã và sẽ được xem xét cấp ISO.

Hệ thống cơ sở dữ liệu này củng có thể bao gồm cả những thông tin mới nhất, cập nhật nhất về các chương trình nhãn sinh thái khác Cần đảm bảo khả năng dễ dàng tiếp cận với hệ thống này.

Quảng bá về nhãn sinh thái trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước biết.

Cần xây dựng một chương trìng quảng bá về ISO thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thúc đẩy việc tuyên truyền, ủng hộ của doanh nghiệp và người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, thêm vào đó cần đặc biệt giới thiệu các mô hình điển hình thành công về ISO 14000 trong và ngoài nước (May 10) để học tập kinh nghiệm Có thể sử dụng các phương tiện quản cáo như: báo, đài phát thanh, các chương trình truyền hình địa phương và trang website về nhãn sinh thái.

Cuối cùng chương trình cũng nên thành lập một hệ thống thông tin quốc tế có vai trò như một trung gian giữu chương trình với các nhà sản xuất nước ngoài, tạo điều kiện cho các đối tượng này tham gia tích cực hơn vào quá trình hoạt động của chương trình, đồng thời phổ biến tên tuổi của chương trình trên thông tin quốc tế.

2.1.3 Nhóm giải phápvề tài chính nhằm hỗ trợ công tác xây dựng chương trình quản lý nhãn sinh thái:

+ Giải pháp về đầu tư liên doanh liên kết:

Các doanh nghiệp dệt may cần chủ động khai thác các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực, đồng thời tạo điều kiện thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập, phù hợp với các bước đi của chương trình xây dựng và thực hiện ISO 14000.

Kiến nghị

3.1 Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chương trình

Từ các chương trình nhãn sinh thái của Mỹ, EU, Thái Lan nhà nước có một vai trò rất quan trọng ở Việt nam nhà nước cần phát huy trên cả hai góc độ.Trên góc độ gián tiếp, Nhà nước đưa ra định hướng, chiến lược, thực hiện công tác đối ngoại như: tham gia vào các tổ chức, công ước, hiệp định quốc tế có liên quan đến ISO 14001 và ISO 14024 và một số công việc khác mà tư nhân không thể đảm nhiệm được.Trên góc độ trực tiếp, Nhà nước khởi xướng chương trình, tiến hành tổ chức và quản lý chương trình, chỉ đạo các bộ nghành, các viện nghiên cứu phối hợp xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình Trong điều kiện Việt nam, khi tiềm lực tài chính còn yếu, Nhà nước còn có vai trò là nhà tài trợ, tạo điều kiện về cở sở vật chất cho chương trình được hoạt động mội cách hiệu quả nhất.

3.2 Cần xây dựng một cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả Để xây dựng được chương trình cần tập hợp rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học, đại diện của ngành công nghiệp, hiệp hội thương mại, nhà sản xuất, tổ chức người tiêu dùng, tổ chức môi trường và các bên khác có liên quan Bộ phận này sẽ thảo luận, đóng góp ý kiến trong quá trình lựa chọn sản phẩm và xây dựng tiêu chí.

3.3 Tổ chức cấp nhã môi trương nhanh chóng, xây dựng tiêu chí phù hợp

Việc tổ chức cấp nhã phải nhanh chóng, muốn vậy cần có một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, thủ tục hành chính thông thoáng và chỉ nên thông qua một cửa Các tiêu chí đánh giá về môi trường của sản phẩm, dịch vụ có những điểm chung và thống nhất ở tất cả các nước trên thế giới, nhưng cần được thiết lập và điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt nam.

Yếu tố quyết định chất lượng của các tiêu chí là cơ sở khoa học của việc xác lập các tiêu chí đó Đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và dễ áp dụng của các tiêu chí.

3.4 Cần phải có quá trình công khai và tư vấn thích hợp

Yêu cần về tính công khai và tư vấn thích hợp nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng cho các hoạt động của chương trình đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của thực tế Để ra quyết định cuối cùng về lựa chọn sản phẩm, chương trình cần dựa vào ý kiến của ban tư vấn, tổ chức đối thoại với các chuyên gia, cán bộ quản lý, trước hết là bộ tài nguyên và môi trường, bộ thương mại, bộ công nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

3.5 Tổ chức đăng ký và cấp giấp chứng nhận Đây là bước mang tính chất hành chính nhưng có có ý nghĩa rất quan trọng góp phần làm cho chương trình thực hiện một cách nhanh chóng có hiệu quả Chính vì vậy nên cần quy định cụ thể sau bao nhiêu ngày khi đã nhận đơn của doanh nghiệp xin cấp nhãn thì sẽ đăng ký và cấp nhãn nhằm tránh tình trạng xin cho, điều này sẽ rất dễ dẫn tới tiêu cực.

3.6 Định ra mức phí hợp lý

Phí áp nhãn góp một phần bù đắp vào chi phí quản lý của chương trình nhưng trong điều kiện của Việt nam, cần định ra một mức phí phù hợp, nếu không sẽ làm cho chí phí của sản phẩm tăng lên mà người cuối cùng gánh chịu sẽ là người tiêu dùng Khi giá tăng sẽ làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu giảm, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp Điều này sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp dán nhãn môi trường.

Ngày đăng: 21/07/2023, 12:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w