1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thực trạng và ảnh hưởng của thừa cân, béo phì ở trẻ 6 11 tuổi tại thành phố bắc ninh

123 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 4,26 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN (0)
    • 1.1. Định nghĩa, phân loại (0)
      • 1.1.1. Định nghĩa (0)
      • 1.1.2. Cách đánh giá thừa cân, béo phì ở trẻ em (13)
      • 1.1.3. Phân loại (16)
    • 1.2. Dịch tễ học thừa cân, béo phì ở trẻ em (17)
      • 1.2.1. Tình hình thừa cân, béo phì của trẻ em trên thế giới (17)
      • 1.2.2. Tình hình thừa cân, béo phì của trẻ em tại Việt Nam (21)
    • 1.3. Ảnh của thừa cân, béo phì ở trẻ em (23)
      • 1.3.1. Ảnh của thừa cân, béo phì đến sức khỏe (24)
      • 1.3.2. Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến học tập của trẻ em (28)
      • 1.3.3. Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến tâm lý, xã hội (29)
    • 1.4. Đặc điểm của địa điểm nghiên cứu (30)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu (0)
      • 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu (31)
      • 2.1.2. Thời gian nghiên cứu (31)
      • 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu (31)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (31)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (31)
      • 2.2.2. Mẫu nghiên cứu (31)
    • 2.3. Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu (34)
      • 2.3.1. Các chỉ số nghiên cứu (34)
      • 2.3.2. Các biến số trong nghiên cứu (35)
    • 2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu và đánh giá (38)
      • 2.4.1. Tuổi (38)
      • 2.4.2. Cân nặng (38)
      • 2.4.3. Chiều cao (39)
      • 2.4.4. Vòng eo, vòng mông (39)
      • 2.4.5. Huyết áp (40)
      • 2.4.6. Lipid, Đường máu, HCCH (40)
      • 2.4.7. Dậy thì sớm (42)
      • 2.4.8. Các bệnh kèm theo (43)
      • 2.4.9. Kết quả học tập (43)
    • 2.6. Xử lý và phân tích số liệu (44)
      • 2.6.1. Các biện pháp khống chế sai số (44)
      • 2.6.2. Xử lý và phân tích số liệu (45)
    • 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu (45)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (46)
    • 3.1. Thực trạng thừa cân, béo phì ở trẻ 6 - 11 tuổi tại các trường tiểu học thành phố Bắc Ninh (0)
    • 3.2. Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì đến sức khỏe của trẻ 6-11 tuổi tại một số trường tiểu học thành phố Bắc Ninh (50)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (64)
    • 4.1. Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 6-11 tuổi tại một số trường tiểu học thành phố Bắc Ninh năm 2014-2015 (0)
      • 4.1.1. Tỉ lệ thừa cân, béo phì (64)
      • 4.1.2. Phân bố tỉ lệ TCBP theo giới (66)
      • 4.1.4. Phân bố tỉ lệ TCBP theo địa dƣ (67)
    • 4.2. Ảnh hưởng của TCBP đến sức khỏe và học tập của trẻ 6-11 tuổi tại một số trường tiểu học thành phố Bắc Ninh (68)
      • 4.2.1. Ảnh hưởng của TCBP đến sức khỏe (68)
      • 4.2.2. Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì đến học tập (77)
  • KẾT LUẬN (80)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (94)

Nội dung

TỔNG QUAN

Dịch tễ học thừa cân, béo phì ở trẻ em

1.2.1.Tình hình thừa cân, béo phì của trẻ em trên thế giới

Trong những năm qua, tỉ lệ TCBP ở trẻ em đã gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, điều đáng lo ngại là sự gia tăng TCBP ở trẻ em toàn cầu với tỉ lệ trung bình là 10%, xu hướng dịch tễ của TCBP đang thay đổi trên toàn thế giới, đặc biệt cao ở các nước phát triển, song nó không chỉ phổ biến ở các nước phát triển mà còn đang tăng nhanh ở các nước đang phát triển, kể cả những nước mà tình trạng suy dinh dưỡng vẫn còn phổ biến, hơn 40% trẻ emBắc Mỹ và Địa Trung Hải, 38% trẻ em Châu Âu, 27% trẻ em vùng Tây TháiBình Dương và 22% trẻ em ở Châu Á bị TCBP Năm 2010, kết quả phân tích trên 450 điều tra cắt ngang về TCBP của trẻ em ở 144 nước trên thế giới cho thấy có khoảng 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị TCBP (trong đó 35 triệu trẻ em từ các nước đang phát triển, 8 triệu trẻ em từ các nước đã phát triển), 92 triệu trẻ em có nguy cơ bị thừa cân Tỉ lệ TCBP của trẻ em trên thế giới đã tăng từ 4,2% năm 1990 lên 6,7% vào năm 2010 Ƣớc tính đến năm 2020 tỉ lệ TCBP của trẻ em sẽ đạt tới 9,1% (khoảng 60 triệu trẻ em trên thế giới bị TCBP) [81].

Biểu đồ 1 3 Khuynh hướng béo phì trẻ em nam từ 6-20 tuổi [59]

Biểu đồ 1 4 Khuynh hướng béo phì trẻ em nữ từ 6-20 tuổi [59]

Từ biểu đồ 1.3 và 1.4 cho thấy, tỉ lệ béo phì đang gia tăng theo thời gian Dự đoán vào năm 2050 tỉ lệ béo phì gia tăng cho nam giới là 35% (nhóm 6 - 10 tuổi), 23% (nhóm 11-15 tuổi) và 25% cho nhóm dưới 20 tuổi. Tương tự cho nữ giới là 20% (nhóm 6- 10 tuổi), 35% (nhóm 11-15 tuổi) và 25% cho nhóm dưới 20 tuổi.

Nhiều nghiên cứu gần đây đã đƣa ra những con số đáng báo động ở châu Âu Trong một nghiên cứu từ 27 quốc gia trong liên minh Châu Âu, tỉ lệ TCBP ở trẻ dưới 4 tuổi có sự khác nhau: Tây Ban Nha có mức cao nhất 32% và Romania có tỉ lệ thấp nhất khoảng 12% Tại Anh tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ trai 2-18 tuổi năm 1985 là 10,2% tăng lên 23,7% năm 2008, trẻ gái từ 11,6% tăng lên 24,8% Tại Pháp, tỉ lệ trẻ em thừa cân đã tăng từ 3% năm 1965 lên 5% năm 1980, 16% năm 2000 và 17,8% năm 2006 Với tốc độ tăng này thì đến năm 2020 cứ 4 trẻ em thì có 1 em có nguy cơ bị thừa cân [79].

Hiện nay, bệnh béo phì ở Hoa Kỳ đang đƣợc quan tâm hàng đầu của ngành y tế và toàn xã hội, theo nghiên cứu từ năm 1971-1974, tỉ lệ BP ở trẻ nam 6-11 tuổi là 18,2%, nữ là 13,9% và đến năm 1988-1991 thì tỉ lệ này đã là22,3% và 22,7%, đáng chú ý TC trẻ em gái 4-5 tuổi tăng từ 5,8% năm 1974,lên 10,8% năm 1994 Vào năm 2004, ở trẻ em 6-17 tuổi tỉ lệ TCBP rất cao

35,1% (nam) và 36% (nữ), từ năm 2003 đến năm 2007, tỉ lệ béo phì trẻ em tăng 10% Một nghiên cứu khác của Bacardi tại Mexico năm 2007 cho thấy tỉ lệ trẻ em TCBP 6-14 tuổi cũng khá cao chiếm 28% Năm 1998, tỉ lệ trẻ em Hoa Kỳ gốc Châu Phi bị thừa cân là 21,5%, trẻ Hoa Kỳ gốc Tây Ban Nha là 21,8% [56].

Tại các nước trong khu vực: Tuy tỉ lệ TCBP tăng từ 13 triệu trẻ năm

1990 lên 18 triệu năm 2010, cao nhất trong 3 Châu lục, tỉ lệ TCBP lứa tuổi trẻ em cũng gia tăng nhanh chóng, hồi cứu 15 nghiên cứu về TCBP của trẻ em ở các nước Châu Á cho thấy tỉ lệ này từ 5,1% đến 19,9% [84] Hiện nay, béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề sức khoẻ ƣu tiên thứ hai trong phòng chống bệnh tật ở các nước châu Á và được xem như là một trong những thách thức đối với ngành dinh dƣỡng và y tế [47], [64].

Tại Nhật Bản, năm 1976, tỉ lệ TCBP ở lứa tuổi 6 - 14 tuổi là 6,1% (nam) và 7,1 % (nữ), tăng lên là 11,2 % (nam) và 10,2% (nữ) năm 2000 [21]. Tại Ấn Độ tăng từ 9,8% lên 11,7% (2006 - 2009) [58].

Tại Hàn Quốc năm 2012, tỉ lệ TCBP ở trẻ 2-5 tuổi là 12,2% và trẻ vị thành niên là 18% [21].

Tại Trung Quốc, các cuộc điều tra theo 4 giai đoạn khác nhau tỉ lệ TCBP ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi tăng rất nhanh từ 15% lên 29%, đặc biệt ở các vùng đô thị Tỉ lệ TCBP ở trẻ em trai 7 - 17 tuổi là 14,7% (nam) và 5,6% (nữ)

[73], tăng lên 28,8% (nam ) và 16,3% (nữ) [55].

Những dữ liệu trên cho thấy tỉ lệ TCBP đang gia tăng trên toàn cầu Rất khó khăn cho bất cứ ai béo phì muốn giảm cân Vì vậy, không bao giờ là quá sớm để bắt đầu phòng chống béo phì Ngăn ngừa bệnh béo phì trong những năm đầu đời của một đứa trẻ, thậm chí cả trong thời kỳ mang thai Theo Doak C M. và cộng sự khi nghiên cứu các biện pháp can thiệp nh m phòng ngừa bệnh béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên cho thấy có thể ngăn chặn bệnh béo phì ở trẻ nhỏ và vị thành niên thông qua các chương trình trường học được có

1.2.2.Tình hình thừa cân, béo phì của trẻ em tại Việt Nam Ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, TCBP ở trẻ em đang tăng nhanh trong cả nước và đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng.

Trước năm 2000, hầu như chưa có TCBP ở trẻ em dưới 5 tuổi, sau 5 năm tỉ lệ TCBP ở trẻ em dưới 5 tuổi chung của cả nước đã là 1,7%, trong đó TCBP ở thành phố Hồ Chí Minh là cao nhất (6,3%), Khánh Hòa, Cà Mau (4,2%), Bạc Liêu (3,9%), Đồng Nai (3,6%), Bình Dương (3,2%), Hậu Giang,

Hà Nội (2,9%), Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu (2,4%), TCBP gặp ở tất cả các nhóm tuổi Đến năm 2007, tỉ lệ này đã tăng gấp đôi tại 10 tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh cao nhất (14,1%), Hải Phòng (11,8%), một số thành phố khác có tỉ lệ TCBP trẻ em cũng khá cao (khoảng 10-11%) nhƣ Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Hà Nội có tỉ lệ TCBP trẻ em thấp hơn cả (6,9%) Sau 10 năm (tổng điều tra toàn quốc năm 2009 - 2010 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia), tỉ lệ TCBP ở trẻ dưới 5 tuổi đã tăng gấp 5 lần (5,6%), ở trẻ 5-19 tuổi là 11% (vùng nông thôn 9,3%, thành phố 19,8%, thành phố trực thuộc trung ƣơng 31,9%) [3].

Tỉ lệ và tốc độ gia tăng TCBP khác nhau giữa các vùng, đặc biệt là các thành phố lớn, thành phố trực thuộc trung ƣơng:

TP.Thái Nguyên, năm 2003 tỉ lệ TCBP ở học sinh tiểu học là 7,3% [41] đến năm 2012 đã tăng lên 18,2% [30].

TP Đà Nẵng, tỉ lệ thừa cân học sinh tiểu học là 4,9% và nguy cơ thừa cân là 8,7% [35], năm 2014 tại 2 trường tiểu học Trần Văn Ơn, Nguyễn Phan Vinh là 55,3% và 37,3% [21].

TP Huế, tỉ lệ thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học là 2,2% năm 2002, đến năm 2008 đã là 8,3% [17].

TP Buôn Ma Thuột, năm 2004 tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học là 10,4%, trong đó tỉ lệ trẻ em trai là 11,1% và trẻ em gái là 9,5% [36].

TP Biên Hòa tỉ lệ thừa cân và béo phì là 7,22% [38].

Tại TP Hà Nội cũng nhƣ các thành phố lớn khác tỉ lệ TCBP gia tăng nhanh ở tất cả các lứa tuổi Năm 2002, tỉ lệ TCBP ở trẻ từ 4-6 tuổi là 4,9%, ở trẻ 7-12 tuổi là 7,9% [23], ở trẻ 6-11 tuổi là 9,9% [13] Sau 10 năm tỉ lệ TCBP ở trẻ 4-9 tuổi đã là 23,3% [27].

Tại TP Hồ Chí Minh là thành phố có tỉ lệ TCBP và tốc độ gia tăng TCBP cao nhất trong cả nước ở lứa tuổi học đường và tiền học đường Điều tra hàng năm của Trung tâm Dinh dƣỡng thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ TCBP của trẻ em dưới 5 tuổi đã tăng từ 2,2% năm 1999 lên 10,9% năm

2008 [25], ở học sinh tiểu học năm 2002-2003 cho thấy 9,4% trẻ em bị thừa cân, béo phì nhƣng tới năm học 2008-2009 thì tỉ lệ này đã lên tới 28,5% ở 2 trường thuộc Quận 10 [34].

Bên cạnh đó, một số các nghiên cứu đã chỉ ra mức độ TCBP của học sinh tiểu học là khác nhau giữa nông thôn và thành thị, giữa học sinh nam và nữ Nghiên cứu cắt ngang năm 2007, tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ở học sinh từ 9-11 tuổi thấy tỉ lệ béo phì tại các trường ở trung tâm thành phố cao hơn các trường ở ngoại thành, cụ thể tại TP Hà Nội tỉ lệ béo phì của các trường ở Quận Đống Đa là 7,1%, ở huyện Đông Anh là 1,1% Tại TP Hồ Chí Minh, trường học ở Quận 1 có tỉ lệ béo phì là 41,1%, ở Quận 7 có tỉ lệ là 10,8% Nhƣ vậy, tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tiểu học nam cao hơn ở trẻ nữ, ở thành thị cao hơn ở nông thôn [7].

Ảnh của thừa cân, béo phì ở trẻ em

Thừa cân, béo phì có ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe, tâm lý và kết quả học tập của trẻ Trẻ thường dễ mặc cảm, tự ti, xấu hổ, hay bị bạn bè trêu chọc, khó hòa nhập với cộng đồng Béo phì ở trẻ thường là do sự tăng sản các tế bào mỡ chứ không phải là do các tế bào mỡ to bất thường như ở người trưởng thành Vì vậy, béo phì ở trẻ em thường khó điều trị và sẽ chuyển thành béo phì người lớn Như vậy thừa cân, béo phì ở tuổi niên thiếu là yếu tố nguy cơ làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của trẻ em tương lai [70].

Người ta nhận thấy 50% phụ nữ trưởng thành mắc béo phì ở tuổi thanh thiếu niên, 30% người lớn béo đã béo trong suốt thời kỳ trẻ em, 80% thanh thiếu niên sẽ tiếp tục béo khi trưởng thành và mức độ béo ngày càng nghiêm trọng ở trẻ thì béo càng dai dẳng tới tuổi trưởng thành Béo phì đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mạn tính không lây nhƣ bệnh mạch vành, tăng huyết áp, viêm xương khớp, sỏi mật, bệnh đái tháo đường typ II không phụ thuộc Insulin… Béo phì thường kết hợp với tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong

[40] Không những vậy, TCBP còn ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập của trẻ Trẻ TCBP thường dễ mặc cảm, tự ti, xấu hổ, hay bị bạn bè trêu chọc, khó hòa nhập với cộng đồng [44].

1.3.1 Ảnh của thừa cân, béo phì đến sức khỏe

1.3.1.1 Thừa cân, béo phì và bệnh tim mạch, đặc biệt là tăng huyết áp

Béo phì có liên quan chặt chẽ đến bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ Bệnh tim bao gồm bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh mạch ngoại vi. Hiện nay ba yếu tố nguy cơ liên quan dinh dƣỡng đã đƣợc xác định, đó là tăng huyết áp, hàm lƣợng cholesterol trong máu và lƣợng acid béo trong khẩu phần.

Nghiên cứu của Framinham và NHANES III nhận thấy BMI tăng thì huyết áp cũng tăng theo, đặc biệt ở người trên 60 tuổi, Kết quả nghiên cứu thấy huyết áp tâm thu trung bình giảm 1,6 mmHg và tâm trương giảm 1,1 mmHg khi người TCBP giảm 1 kg cân nặng [48].

Nghiên cứu của Hee Man Kim và cộng sự nghiên cứu 2.272 nam và nữ tuổi 10-18, tại Korean ghi nhận thừa cân dẫn đến tăng HA hơn trẻ em không thừa cân cả hai giới (với OR= 4,55 tăng HA tâm thu và OR= 2,65 tăng HA tâm trương, p

Ngày đăng: 20/07/2023, 22:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w