Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
1,11 MB
Nội dung
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tàiCâytiêu (Piper nigum L. ), thuộc họ hồ tiêu Piperaceae có nguồn gốc nhiệt đới ở Ấn Độ, mọc hoang trong các rừng nhiệt đới ẩm ở vùng Ghast tây và Assam được biết đến từ rất lâu đời, khoảng 100 năm TCN. Câytiêu du nhập vào nước ta từ cuối TK XIX và phát triển nhanh. Câytiêu là loạicây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Nó mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ở nước ta. Hạt tiêu là mộtloại gia vị được ưa chuộng trên khắp thế giới. Hạt tiêu có vị cay, có mùi thơm là gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn. Ngoài ra, tiêu còn được dùng trong công nghiệp chế biến hương liệu, nước hoa và trong Y học. Việt Nam là nước nhiệt đới có điều kiện khí hậu thời tiết và đất đai tương đối phù hợp với yêu cầu sinh thái củacâytiêu nên đã hình thành nhiều vùng trồng chính: Miền Đông Nam bộ, các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Trị, Hà Tiên, Phú Quốc… Trong vài năm gần đây, giá hồ tiêutrên thị trường khá ổn định, tiêu đã trở thành một trong những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Vì thế, đã kích thích nghề trồng tiêu phát triển mạnh về diện tích và đầu tư thâm canh chiều sâu. Hiện nay, diện tích trồng tiêucủaĐăkLăk khoảng 7.778 ha, được trồng chủ yếu ở các huyện như EaHleo, Krôngnăng, CưM’gar… BuônĐôn cũng là một trong những huyện có diện tích trồng tiêu đáng kể 671 ha vào năm 2013 (Nguồn: Sở NN & PTNT, 2013). Việc gia tăng về diện tích trồng cũng như việc hình thành các vùng độc canhcâytiêu đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh hại phát triển phong phú cả về chủng loại cũng như số lượng. Trước tình hình đó, để tìm hiểu về hiệntrạngcanh tác, tình hình sâuhạitrêntiêu nhằm góp phần hạn chế táchại do sâuhạitrêntiêu ở địa bàn huyện vì thế đề tài “Điều trahiệntrạngcanhtácvàdiễnbiếncủamộtsốloàisâuhạichínhtrêncâytiêutạihuyệnBuônĐôn–tỉnhĐăk Lăk” được tiến hành. 1.2. Giới hạn của đề tài Do thời gian thực hiện đề tài ngắn (từ tháng 3/2014 đến tháng 5/2014) nên chỉ tiến hành điềutrahiệntrạngcanh tác, thành phần sâuhạivà đề xuất mộtsốbiện 1 pháp phòng trừ tại các xã Wer, Tân Hòa, Ea Bar trong huyệnBuônĐôntrênmộtsố chỉ tiêu cơ bản về sâuhạitiêu (thành phần, mật độ). 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được hiệntrạngcanhtáctiêu ở một các xã Ea Wer, Tân Hòa, Ea Bar trên địa bàn huyênBuôn Đôn. Xác định được thành phần sâuhạitiêuvà thiên địch. Đánh giá được mức độ gây hạivàdiễnbiếncủamộtsốsâuhại chính. Đề xuất biện pháp phòng trừ mộtsốloàisâuhại chính. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình sản xuất hồ tiêutrên thế giới và trong nước 2.1.1. Tình hình sản xuất hồ tiêutrên thế giới Cây Hồ tiêu có nguồn gốc ở vùng Tây Nam Ấn Độ, do xuất xứ từ vùng nhiệt đới ẩm nên cây Hồ tiêu chủ yếu được trồng tại các nước vùng xích đạo. Hiện nay trên thế gới có khoảng 70 nước trồng tiêu, với diện tích khoảng 500.000 ha, trong đó có 7 nước sản xuất chính gồm Ấn Độ khoảng 230.000 ha, Indonesia 170.000 ha, Việt Nam 50.000 ha, Brazil 45.000 ha, Sri Lanka 32.000 ha, Trung Quốc 18.000 ha và Malaysia 13.000 ha, các nước trên chiếm tới 98 % diện tích toàn cầu (Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, 2013). Trước năm 2005, Việt Nam chưa gia nhập vào cộng đồng hồ tiêu thế giới (IPC), diện tích hồ tiêucủa năm quốc gia trong IPC (Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Srilanca và Brazil) chiếm khoảng 85%. Sau khi Việt Nam là thành viên của IPC, diện tích hồ tiêucủa các nước thuộc IPC đạt hơn 98% tổng diện tích hồ tiêu thế giới (Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, 2013). Giai đoạn 2008 – 2013, Việt Nam có diện tích hồ tiêu đứng thứ ba nhưng sản lượng (cả tiêu đen vàtiêu trắng) cao nhất so với tất cả các quốc gia sản xuất tiêu. Đặc biệt, từ năm 2009 đến năm 2013 sản lượng hồ tiêu Việt Nam đạt trên 100 ngàn tấn chiếm từ 31% đến 35% sản lượng hồ tiêu thế giới (bảng 2.1). Sản lượng hồ tiêucủa Ấn Độ ổn định 50 ngàn tấn/năm trong giai đoạn từ 2008 – 2010, sau đó giảm còn 40 ngàn tấn/năm vào năm 2011 sau đó lại tăng lên 50 ngàn tấn vào năm 2013. Sản lượng hồ tiêucủa Brazil có xu hướng tăng nhẹ. Sản lượng hồ tiêucủa Indonesia có xu hướng tăng trong giai đoạn năm 2008 – 2010, đến năm 2011 giảm mạnh còn 41 ngàn tấn, đến năm 2013 còn 40 ngàn tấn. Nguyên nhân là do tiêu đen xuất khẩu trong giai đoạn này khá thấp, khoảng 1400 – 1500 USD/tấn, nên nông dân không chăm sóc tốt vườn tiêu, làm cho câytiêu bị sâu bệnh gây hại nặng giảm năng suất, sản lượng vàdiện tích. Trong khi đó, sản lượng hồ tiêucủa Malaysia và Srilanca có xu hướng tăng nhẹ. 3 Bảng 2.1. Sản lượng hồ tiêutrên thế giới giai đoạn 2008 – 2013 (1000 tấn) Quốc gia Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Ấn Độ 50,00 50,00 50,00 40,00 40,00 50,00 Brazil 33,00 40,70 34,00 35,00 35,00 34,00 Indonesia 46,00 47,50 52,00 41,00 41,00 40,00 Malaysia 23,00 22,70 23,50 27,00 28,00 26,00 Srilanca 15,00 13,81 16,73 13,00 13,00 18,00 Việt Nam 87,00 100,00 110,00 105,00 100,00 120,00 Quốc gia khác 16,00 37,00 24,80 47,00 13,00 45,00 Tổng cộng 289,23 318,62 316,38 308,50 360,60 365,00 (Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, 2013) Tổng quan phản ánh diện tích, sản lượng tiêu toàn cầu hơn 6 năm qua không tăng, nguyên nhân chủ yếu là do tác động xấu bởi thời tiết, sâu bệnh, diện tích tiêu già cỗi chết, năng xuất thấp, diện tích trồng mới gần đây có tăng nhưng thu hoạch chưa nhiều. Chi phí sản xuất ngày càng tăng (Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, 2013). 2.1.2. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam Hồ tiêu được trồng từ Nghệ An trở về phía Nam, gồm có 22 tỉnh với 5 vùng trồng tiêuchính đó là: Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, 2013). Đến năm 2013, nước ta có 26 tỉnh, thành trồng tiêu với diện tích khoảng 60.000 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 55.800 ha, năng suất thu hoạch bình quân 24,2 tạ/ha, tổng sản lượng đạt khoảng 120.000 tấn, tăng khoảng 10% so với năm 2012 (Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, 2013). Sản xuất tiêu phân bổ ở Bắc Trung Bộ 8.000 ha, năng suất bình quân khoảng gần 16 tạ/ha, sản lượng khoảng 12.000 tấn. Duyên hải Nam Trung Bộ 1.300 ha, năng suất bình quân khoảng gần 13 tạ/ha, sản lượng khoảng 1.500 tấn. Tây Nguyên 26.640 ha, năng suất bình quân khoảng gần 30,3 tạ/ha, sản lượng khoảng 59.375 tấn. Đông Nam Bộ 27.500 ha, năng suất bình quân khoảng 23 tạ/ha, sản lượng khoảng 60.000 tấn (Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, 2013). Năm 2012 Việt Nam xuất khẩu 116.962 tấn, năm 2013 xuất khẩu 134.388 tấn, so với năm 2012 tăng 14,9%. Giá bình quân tiêu đen 6.316 USD/tấn, tiêutrắng 9.042USD/tấn. So năm 2012 giá tiêu đen giảm 1,3%, tiêutrắng giảm 0,2%. Thị trường nhập khẩu: Châu Á chiếm 36%, châu Âu 36%, châu Mỹ 21%, châu Phi 7%. 4 Và tổng kim ngạch xuất khẩu là 793,6 triệu đô la (2012) và 899 triệu đô la (2013) (Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, 2013). Việc canhtác Hồ tiêu đang chuyển dần từ canhtác tự phát, cổ truyền, năng suất thấp, tiêu dễ nhiễm bệnh sang canhtác hữu cơ tạo vườn tiêu phát triển bền vững và cho sản phẩm tốt đạt giá trị cao. Nhiều địa phương năng suất bình quân từ 3 - 4 tấn/ha, những nơi được thiên nhiên ưu đãi cộng với lao động cần cù, nhiều hộ đạt năng suất bình từ 5 - 7 tấn/ha như ở Chư Sê, Chư Pứ tỉnh Gia Lai, ở Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, ở Châu Đức, Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, ở Đắk Song tỉnh Đắk Nông, ở Eahleo tỉnh Đắk Lắk, cá biệt có số hộ đạt 9 – 10 tấn/ha. Cây Hồ tiêu đã trở thành cây “mũi nhọn chiến lược”, cây xóa đói giảm nghèo, cây làm giàu của nhiều nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc (Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, 2013). 2.1.3. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở ĐăkLăkTạiĐăk Lăk, trong những năm gần đây câytiêu ngày càng khẳng định vị thế quan trọng, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới, do vậy người dân có xu hướng chuyển đổi những diện tích cà phê và các cây trồng khác không phù hợp cho năng suất thấp sang trồng tiêu ngày càng nhiều hơn (Sở NN & PTNT Đăk Lăk, 2013). Trêndiện tích đất trồng tiêu còn kết hợp trồng xen cây cà phê và các loạicây ăn quả khác, mục đích để che bóng cho tiêu đồng thời tăng thêm thu nhập. Theo báo cáo thống kê của cục thống kê Đăk Lăk, đến ngày 31/12/2013 toàn tỉnh có 7.778 ha tiêu, trong đó diện tích cho thu hoạch là 5.200 ha, năng suất đạt 27,5 tạ/ha, sản lượng 14.040 tấn hạt tiêu (Sở NN & PTNT Đăk Lăk, 2013). Câytiêu được trồng ở 14 huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Các huyện có diện tích trồng tiêu lớn là: huyện EaH’leo 2.363 ha, Cưkuin 1.390 ha, Cưmgar 970 ha, Krông Năng 890 ha, thị xã Buôn Hồ 500 ha Từ năm 2008 đến nay diện tích tiêucủa tỉnh có xu hướng tăng chậm nhưng về mặt năng suất và sản lượng thì có bước phát triển vượt bậc. Nếu năm 2008 năng suất tiêu trung bình chỉ đạt 22,3tạ/ha thì đến năm 2013 năng suất trung bình đạt 27,5 tạ/ha tăng khoảng 1,2 lần so với năm 2008. Điều này thể hiện trình độ thâm canhcâytiêucủa người dân trong tỉnh đã được cải thiện đáng kể, nhất là việc áp dụng các biện pháp sản xuất thâm canhcâytiêu theo hướng bền vững. Huyện có sản lượng tiêu lớn nhất là 5 EaH’leo (3610 tấn), CưM’gar (2570 tấn), Cưkuin (2030 tấn), Krông Năng (1325 tấn) Về mặt năng suất, thành phố Buôn Ma Thuột có năng suất bình quân cao nhất (39,2 tạ/ha), CưM’gar (35,5 tạ/ha), Krông Buk (33,9 tạ/ha), thị xã Buôn Hồ (32,7 tạ/ha) và Ea Kar (28 tạ/ha) (Sở NN & PTNT Đăk Lăk, 2013). 2.2. Vị trí và phân loạicủacâytiêuCâytiêu có tên khoa học là Piper nigrum L., thuộc lớp Magnoliophyta, bộ Piperales, họ Piperaceae, chi Piper là một chi quan trọng về kinh tế và sinh thái học trong họ tiêu Piperaceae bao gồm khoảng 1000 đến 2000 loàicây thân bụi, thân thảo vàcây dây leo. Sự đa dạng trong chi này được quan tâm trong nghiên cứu và tìm hiểu sự tiến hóa của thực vật (Dyer L.A. và Palmer A.N., 2004). 2.3. Nguồn gốc và sự phân bố 2.3.1. Nguồn gốc Câytiêu (Piper nigrum L) có nguồn gốc từ bang tây Ghats và Assam (Ấn Độ), sau đó được người Hindu mang tới Java (Indonesia) vào khoảng 600 năm trước công nguyên (Trần Văn Hòa, 2001). Tuy nhiên, Chivalier (1925) cho biết câytiêu chắc chắn là cây bản địa ở Đông Dương, bằng chứng là Balanca đã tìm thấy tiêu dại ở vùng núi Ba Vì, miền Bắc Việt Nam. Ở Campuchia, người Stiêng đôi khi cũng thu hoạch tiêu trong rừng (trích bởi Nguyễn Tăng Tôn và ctv, 2005). Ravindran và ctv (2000) cho rằng các giống tiêu trồng có nguồn gốc từ các giống tiêu mọc hoang, sau đó được thuần hóa và tuyển chọn. Trong số hơn 100 giống tiêu được biết đến, có nhiều giống đã và đang dần mất đi trong sản xuất bởi nhiều lý do khác nhau như bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng. Mộtsố giống tiêu bản địa dần dần được thay thế bằng một vài giống tiêu cao sản được tuyển chọn và lai tạo. Parthasarathy và ctv (2005) cho rằng câytiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ, chiếm vị trí quan trọng nhất trong tất cả các loại gia vị. Kerala, Karnataka và Tamil Nadu là những bang trồng tiêuchính ở Ấn Độ. Trong đó, 90% sản lượng hồ tiêucủa Ấn Độ đến từ bang Kerala. Nguồn gốc của hồ tiêu là cây sống trong môi trường rừng nhiệt đới ẩm của bang tây Ghats. Những giống hiện đang trồng có lẽ có nguồn gốc từ những loài hoang dại thông qua quá trình thuần hóa và chọn lọc. Trên 100 giống được phát hiện ở Ấn Độ hầu hết đến từ Kerala, kế đến là Karnataka. 2.3.2. Đặc điểm thực vật học củacây hồ tiêu 6 Hệ thống rễ: thường có từ 3 - 6 rễ cái, một chùm rễ phụ ở dưới đất, trên đốt thân có rễ bám. Rễ cọc chỉ có khi câytiêu trồng bằng hạt, có thể ăn sâu đến 2,5 m làm nhiệm vụ hút nước. Rễ cái phát triển từ hom tiêu, có thể ăn sâu tới 2 m. Rễ phụ mọc thành chùm, phát triển theo chiều ngang rất dày đặc, phân bố nhiều ở độ sâu 15 – 40 cm làm nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng cho cây. Rễ bám (rễ khí sinh), mọc từ đốt thân chính hoặc thân củacây tiêu, bám vào nọc (nọc sống, nọc chết, nọc xây) nhiệm vụ chính là giữ cây bám chắc vào trụ đỡ (Phan Hữu Trinh và ctv, 1987). Câytiêu thuộc loại thân bò, tăng trưởng nhanh nhất có thể đạt 5 - 7cm/ngày. Cấu tạo thân tiêu gồm nhiều bó mạch libe có kích thước khá lớn, nên có khả năng vận chuyển nước, muối khoáng từ dưới đất lên thân rất mạnh. Do vậy khi thiếu nước câytiêu héo rất nhanh. Thân câytiêu có màu đỏ nhạt (non) đến nâu xám, nâu xanh, xanh lá cây đậm. khi già hóa mộc thì màu nâu sẫm. nếu phát triển tốt thì có thể vươn tới 10 m (Phan Quốc Sủng, 1998). Trêncâytiêu có 3 loại thân: thân tược, thân lươn và thân cho trái Thân tược (thân vượt) mọc ra từ các mầm nách lá ở những thân tiêu nhỏ hơn 1 tuổi, mọc thẳng hợp với thân chínhmột góc nhỏ hơn 45 độ, thân này phát triển rất mạnh nếu làm hom để giâm thân thì câytiêu ra hoa chậm hơn thân mang trái nhưng tuổi thọ kéo dài hơn (25 - 30 năm) (Phan Hữu Trinh và ctv, 1987). Thân lươn là thân phát sinh từ các mầm nách gần sát gốc của bộ khung thân chínhcủacâytiêu trưởng thành. Đặc trưng của thân lươn là bò sát đát và các lóng rất dài. Chúng làm tiêu hao nhiều dinh dưỡng cần xén bỏ hàng năm (Phan Hữu Trinh và ctv, 1987). Thân cho trái còn gọi là thân ngang hay thân ác được phát sinh từ các mầm nách trêncâytiêu lớn hơn một năm tuổi. Thân này ngắn hơn thân tược, lóng ngắn, khúc khuỷu và thường mọc thân cấp 2, lấy thân này nhân giống mau ra trái nhưng tuổi thọ thấp (Phan Quốc Sủng, 1998). Lá tiêu thuộc loại lá đơn, có nhiều dạng: bầu tròn, thuôn dài, hình trứng. Gân lá chìm hay nổi, nhiều hay ít tùy theo giống (Nguyễn Mạnh Chinhvà Trần Đăng Nghĩa, 2007). Hoa tiêu thuộc loại hoa đơn tính hoặc lưỡng tính. Các giống tiêu trồng đa số là đơn tính (Nguyễn Mạnh Chinhvà Trần Đăng Nghĩa, 2007). 7 Quả tiêu thuộc loại quả mọng, lúc non màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng và đỏ (Nguyễn Mạnh Chinhvà Trần Đăng Nghĩa, 2007). Trái tiêu chỉ mang một hạt có dạng hình cầu, đường kính 4 - 8 mm (thay đổi tùy giống, điều kiện chăm sóc, sinh thái). Từ khi hoa nở đến trái chín kéo dài 7 – 10 tháng (Phan Hữu Trinh và ctv, 1987). 2.3.3. Yêu cầu sinh thái Nhiệt độ thích hợp cho cây hồ tiêu từ 20 – 30 0 C. Khi nhiệt độ không khí cao hơn 40 0 C và thấp hơn 10 0 C đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng. Cây hồ tiêu sẽ ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ 15 0 C kéo dài. Nhiệt độ 6 – 10 0 C trong thời gian ngắn làm nám lá non, sau đó lá trêncây bắt đầu rụng (Tôn Nữ Tuấn Nam và ctv, 2008). Hồ tiêu là loạicây ưa bóng ở mức độ nhất định. Ánh sáng tán xạ nhẹ phù hợp với yêu cầu sinh lý về sinh trưởng và phát dục, ra hoa đậu quả củacây hồ tiêuvà kéo dài tuổi thọ của vườn cây hơn, do vậy trồng hồ tiêutrên các loạicây trụ sống là kiểu canhtác thích hợp cho cây hồ tiêu (Tôn Nữ Tuấn Nam và ctv, 2008). Cây hồ tiêu ưa thích điều kiện khí hậu nóng ẩm. Lượng mưa trong năm cần từ 1500 - 2500 mm phân bố tương đối điều hòa. Hồ tiêu cũng cần một giai đoạn hạn tương đối ngắn sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa tốt và ra hoa đồng loạt vào mùa mưa năm sau. Cây hồ tiêu cần ẩm độ không khí cao từ 70 - 90%, nhất là vào thời kỳ ra hoa (Tôn Nữ Tuấn Nam và ctv, 2008). Đất đai: tiêu có thể trồng trên đất đỏ bazan, đất sét pha cát, đất phù sa bồi, đất xám, đất dễ thoát nước đặc biệt không ngập úng. Đất giàu mùn, tơi xốp thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, giàu dinh dưỡng, độ pH thấp nhất 4,5 tốt nhất trong khoảng 5,5 - 7, tầng đất canhtáctrên 70 cm tốt nhất 1m trở lên, đất có độ dốc dưới 3% (Nguyễn Tăng Tôn, 2007). 2.4. Kỹ thuật trồng hồ tiêu Theo Nguyễn Tăng Tôn (2007) kỹ thuật trồng hồ tiêu gồm các yêu cầu phương thức nhân giống chọn cây giống có năng suất cao, chất lượng tốt không nhiễm sâu bệnh hại. Hom giống: thân tược (dây thân): mau cho quả, năng suất cao và tuổi thọ kéo dài (15 - 20 năm), tỷ lệ hom sống 90%; thân lươn: cho quả chậm hơn và phải đôn tiêu, thường năm thứ tư sau khi trồng. 8 Kỹ thuật cắt hom: lấy hom bánh tẻ, mỗi hom 4-6 đốt. Không sử dụng đoạn hom cách ngọn 20 - 25cm, cắt hom vào mùa mưa khi cây mẹ 1 - 2 năm tuổi . hom tiêu cắt xong cần ươm ngay, vận chuyển xa phải tưới nướcc đều. Xử lí hom giống để tiêu mau ra rễ, trước khi giâm hom tiêu được ngâm trong dung dịch NAA nồng độ 500 - 1000 ppm hoặc IBA nồng độ 50 - 55ppm. Ươm hom sau khi xử lí có thể ươm vào luống hay bầu. Khoảng cách và mật độ trồng Theo Nguyễn Tăng Tôn (2007) tiêu được trồng trên trụ sống ở mỗi vùng khác nhau. Đông Nam bộ: cây keo dậu (Leucaena leucocephala), lồng mức (Wrighita annamensis), gòn (Ceiba pentandra), đỗ quyên (Gliricidia sepium) trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5 hay 2,5 x 3 mật độ 1300 - 1600 trụ/ha ngoài ra, câytiêu còn tận dụng cho leo lên 1 sốloàicây khác như muồng, cườm, xà cừ, bơ , mít nhưng ít phổ biến. Duyên hải miền trung: lồng mức, keo dậu, mít (Artocarpus heterophyllus) trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5 hay 2,5 x 3 mật độ 1300 - 1600 trụ/ha ngoài ra, câytiêu còn tận dụng cho leo lên 1 sốloàicây khác như hoa sữa, núc nác, muồng,keo nhưng ít phổ biến. Tây nguyên keo dậu, giả anh đào, muồng đen (Cassi siamea), lồng mức trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5 hay 2,5 x 3 mật độ 1300 - 1600 trụ/ha. Thời vụ trồng tiêu Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của từng vùng, thường trồng vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều và kết thúc trước mùa khô khoảng 2 – 2,5 tháng. 2.5. Sâuhạivà thiên địch trêncâytiêu 2.5.1. Sâuhạitrêntiêu Bọ ăn lá, Longitarsus nigripennis (Coleoptera: Chrysomelidae) là sâuhại nghiêm trọng nhất trêntiêu ở Ấn Độ và phạm vi ảnh hưởng của nó là 20 - 30% ở vùng đồng bằng của Malabar (bắc Kerala) và dưới 5 - 10% ở Wynad and Travancore (nam Kerala) (Directorate of Agriculture, Madras, 1954) (trích bởi Devasahayam, 2000). Con trưởng thành Longitarsus nigripennis ăn chồi non, lá và hoa. Trên những chồi non và hoa, chúng cắn vào mô và làm đen bộ phận bị hại. Trên lá để lại những 9 lỗ thủng tròn không đều nhau. Chồi non bị hại nghiêm trọng. Lá và hoa bị hại sẽ héo và rụng dẫn đến sự xâm hạicủa vi sinh vật thứ yếu. Tuy nhiên, sự gây hạicủa ấu trùng còn gay gắt và nguy hiểm hơn. Ấu trùng đục vào trong quả và ăn bên trong. Quả bị hại thường thành từng nhóm 2 - 4 quả vàmột ấu trùng có thể gây hại cho một cụm quả. Quả bị hạibiến vàng rồi đen và rụng. Ấu trùng gây hại làm cho phần ngoài của hoa bị khô, gây hại chủ yếu ở cuống hoa. Chúng gây hại nghiêm trọng ở những khu vực thiếu ánh sáng trong vườn ươm. Những trụ tiêu có cây che bóng cũng bị hại nặng hơn (Premkumar và Nair,1988). Rệp vảy, Lepidosaphes piperis (Homoptera: Diaspididae) là côn trùng gây hại chủ yếu trêntiêu ở vùng cao. Mộtsốloài khác được ghi nhận trêntiêu ở Ấn Độ, Lepidosaphes piperis và Aspidiotus destructor (Homoptera: Diaspididae) là quan trọng hơn. Ở vùng đồi Shevroy (quận Salem , Tamil Nadu), 47,5 % dây tiêu trong 6 vườn tiêu được ghi nhận có sự gây hạicủa Aspidiotus destructor (Venkatesan và ctv, 1992). L. piperis (Homoptera: Diaspididae) tạo thành một lớp vỏ cứng bao trên thân chínhcủa các dây tiêu non, lá đã trưởng thành và quả. L. piperis gây hại làm lá bị đốm vàng và khô, những dây tiêu non chết, những dây tiêu già hơn thì các nhánh bên bị hại rũ xuống và khô. L. piperis cũng gây hại những thân giâm đã già trong vườn ươm ở đồng bằng (Koya và Devasahayam, 1995). Chín loài rệp sáp có tên lần lượt là Icerya sp., I. aegyptiaca (Dgl.), Planococcus sp., P. citri (Risso), P. minor (Mask.), Ferrisia virgata (Ckll.), Pseudococcus sp., P. longispinus (Targioni) và P. orchidicola Takahashi (Homoptera: Pseudococcidae) được ghi nhận gây hạitrên tiêu. Rệp sáp thường gây hạitrên những bộ phận non củacâytiêu như chồi non, lá non, quả non, thường không quan sát được triệu chứng gây hại rõ ràng trên vườn; tuy nhiên, sự gây hại nghiêm trọng của P. longispinus trên chồi non làm héo cây con trong vườn ươm. Tập đoàn Planococcus sp. gây hại các bộ phận dưới đất làm biến vàng dẫn đến chết những dây tiêu non trên đồng và trong vườn ươm (Devasahayam và ctv, 1988; Koya và ctv, 1996). Bọ cánh cứng ăn lá được ghi nhận trêntiêu gồm Neculla pollinaria Baly (Coleoptera: Chrysomelidae), Pagria costatipennis Jacoby (Coleoptera: Chrysomelidae) (Nair,1975) (trích bởi Devasahayam, 2000), Hermaeophaga sp. 10 [...]... nghiên cứu Điều trahiệntrạng canh táctiêucủamộtsố xã thuộc địa bàn huyệnBuônĐôn 17 Điềutra thành phần sâuhạitiêuvà thiên địch Điềutradiễnbiến mật số củamộtsố loài sâu gây hạichính Đề xuất mộtsốbiện pháp phòng trừ đối với sâuhạichính 3.6 Phương pháp nghiên cứu 3.6.1 Điều trahiệntrạng canh táctại các xã Ea Wer, Ea Bar, Tân Hòa thuộc huyệnBuônĐôn a Phương pháp Điềutra theo... thiên địch trêncâytiêutạihuyệnBuônĐôn Mức độ xuất hiệncủa các loàisâu hại, thiên địch Mức độ xuất hiệncủasâuhại hoặc thiên địch được đánh giá theo mức sau: - : Xuất hiện rất ít, tần số bắt gặp 50% số trụ theo dõi Qua thời gian điều tra, kết hợp với các tài liệu phân loại côn trùng đã ghi nhận thành phần sâu hạitrêncây tiêu tại 3 xã Ea Wer, Tân Hòa và Ea Bar của huyện. .. hồ tiêu đạt 3000 – 4000 kg/ha (chiếm 64 %) 22 Nghề trồng tiêu đã sớm được hình thành và trở thành một trong những ngành nghề chủ lực của nông nghiệp huyện Kết quả điềutra 50 hộ trồng tiêu về kỹ thuật canhtác được thể hiện ở bảng 4.3 Bảng 4.3 Hiệntrạng kỹ thuật canhtáctiêucủa nông dân tại các xã Ea Wer, Tân Hòa, Ea Bar huyệnBuônĐôn Năm 2014 STT Chỉ tiêu ghi nhận Mật độ trồng Số hộ 3 m x 2,5 m... VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đánh giá hiện trạng canhtác tiêu của nông dân tại các xã Ea Wer, Ea Bar, Tân Hòa trên địa bàn huyệnBuônĐôn tỉnh ĐăkLăk Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyệnBuôn Đôn, năm 2013 toàn huyện có 671 ha đất trồng tiêu, trong đó 3 xã: Ea Wer, Tân Hòa và Ea Bar là những xã có diện tích trồng tiêu lớn nhất với tỷ lệ tương ứng là 26,83%, 25,34% và 21,91% Các xã có diện tích tiêu hạn... thuận lợi cho các loàisâuhại gây tổn thất nghiêm trọng cho người trồng Với kết quả điềutra ngoài thực địa, triệu chứng gây hại ngoài đồng kết hợp với quan sát dưới kính lúp soi nổi Dựa vào các khóa định loại đã xác định được thành phần sâuhạitrêntiêutại 3 xã Ea Wer, Tân Hòa, Ea Bar Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5 Bảng 4.5 Thành phần sâuhạitrên các vườn tiêutạihuyệnBuônĐôn 26 Tên Việt Nam . trên tiêu nhằm góp phần hạn chế tác hại do sâu hại trên tiêu ở địa bàn huyện vì thế đề tài Điều tra hiện trạng canh tác và diễn biến của một số loài sâu hại chính trên cây tiêu tại huyện Buôn. cứu Điều tra hiện trạng canh tác tiêu của một số xã thuộc địa bàn huyện Buôn Đôn. 17 Điều tra thành phần sâu hại tiêu và thiên địch. Điều tra diễn biến mật số của một số loài sâu gây hại chính. Đề. phần và đếm số lượng các loài sâu hại chính để quy đổi mật số. Sơ đồ 3.1. Sơ đồ điều tra về thành phần sâu bệnh hại và thiên địch trên vườn tiêu b. Chỉ tiêu điều tra Thành phần sâu hại và thiên