Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 107 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
107
Dung lượng
1,47 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH o0o TRẦN THỊ HIỀN ĐẶCSẮCTIỂUTHUYẾTCỦAPEARLBUCK Chuyên ngành : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Mã số : 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THUẬN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 Lời cảm ơn Sau một thời gian nghiên cứu đề tài: “Đặc sắctiểuthuyếtcủaPearl Buck” đến nay chúng tôi đã hoàn thành luận văn. Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Các Thầy, Cô đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm Ban giám hiệu trường THPT Võ Trường Toản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Tiến sĩ Trần Thị Thuận – Người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn đến Cha Mẹ, người thân, bạn bè, những người luôn quan tâm và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, song những thiếu sót trong luận văn là không thể tránh khỏi, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp. TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011 MỤC LỤC 4TLời cảm ơn4T 2 4TMỤC LỤC4T 3 4TMỞ ĐẦU4T 6 4T1.Lý do chọn đề tài4T 6 4T2.Lịch sử vấn đề4T 7 4T2.1. Ở Việt Nam4T 7 4T2.2. Ở Nước ngoài:4T 8 4T3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4T 10 4T3.1 Đối tượng4T 10 4T3.2 Phạm vi nghiên cứu4T 11 4T4.Phương pháp nghiên cứu4T 11 4T5.Dự kiến đóng góp của luận văn4T 12 4T6.Cấu trúc của luận văn4T 12 4TCHƯƠNG 1: TIỂUTHUYẾTPEARLBUCK VÀ CÁC TIỀN ĐỀ SÁNG TẠO4T 14 4T1.1.Bộ tiểuthuyết Nhà tranh vách đất trong toàn cảnh tiểuthuyếtcủaPearl Buck4T 14 4T1.2. Những tiền đề sáng tạo tiểuthuyếtcủaPearl Buck4T 16 4T1.2.1 Vốn trải nghiệm cuộc sống và văn hóa Trung Hoa- Âu Mỹ4T 16 4T1.2.2.Vốn tri thức và văn chương Trung Hoa- Âu Mỹ4T 18 4T1.2.3 Tài năng và tố chất nghệ sĩ - tính nữ4T 21 4T1.2.4 Ý nguyện củaPearlBuck về việc bắc một nhịp cầu chia sẻ văn hóa Đông –Tây.4T 23 4TCHƯƠNG 2: THẾ GIỚI HIỆN THỰC TRONG BỘ TIỂUTHUYẾT NHÀ TRANH VÁCH ĐẤT 4T 25 4T2.1. Sự gắn kết nông thôn - đất đai - người nông dân Trung Hoa4T 25 4T2.2. Đời sống văn hóa-tinh thần của người nông dân Trung Hoa4T 30 4T2.3. Cuộc sống nông thôn Trung Hoa và những hiểm họa4T 36 4T2.3.1. Thiên tai4T 36 4T2.3.2. Chiến tranh4T 40 4T2.4. Cuộc sống Trung Hoa và sự tiếp nhận văn hóa phương Tây4T 45 4TCHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TIỂUTHUYẾTCỦAPEARL BUCK4T 53 4T3.1 Kết cấu và cốt truyện4T 53 4T3.1.1 Kết cấu4T 53 4T3.1.2 Cốt truyện4T 55 4T3.2 Nhân vật4T 57 4T3.2.1 Những thủ pháp truyền thống4T 57 4T3.2.1.1 Nhân vật - ngoại hình4T 57 4T3.2.1.2 Nhân vật-hành động4T 58 4T3.2.1.3 Nhân vật- thần kỳ4T 60 4T3.2.2 Những thủ pháp hiện đại4T 60 4T3.2.2.1 Nhân vật- tâm lí4T 60 4T3.2.3 Nhân vật- ánh mắt4T 63 4T3.3.Thời gian trần thuật4T 65 4T3.3.1 Thời gian trần thuật tuyến tính4T 65 4T3.3.2 Thời gian trần thuật tâm lí4T 66 4T3.4. Người trần thuật4T 70 4T3.4.1. Người kể chuyện ẩn mặt4T 70 4T3.4.2.Người kể chuyện là nhân vật4T 72 4T3.5.Điểm nhìn trần thuật4T 74 4T3.5.1 Điểm nhìn bên ngoài4T 74 4T3.5.2 Điểm nhìn bên trong4T 75 4T3.5.3 Điểm nhìn di động4T 76 4T3.6 Nghệ thuật kể, tả4T 78 4TCHƯƠNG 4: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦAPEARLBUCK QUA BỘ TIỂUTHUYẾT NHÀ TRANH VÁCH ĐẤT 4T 82 4T4.1 Về nghệ thuật sáng tạo tiểu thuyết4T 82 4T4.2 Về quan niệm nhân sinh4T 85 4T4.3 TiểuthuyếtcủaPearlBuck và sự tiếp nhận của người đọc4T 90 4TKẾT LUẬN4T 94 4TTHƯ MỤC THAM KHẢO4T 98 4TPHỤ LỤC4T 103 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài PearlBuck là nữ văn sĩ Mĩ đầu tiên nhận được giải thưởng Nobel văn chương cao quý. Bà đã để lại di sản tinh thần vô giá với hơn sáu mươi lăm tác phẩm gồm nhiều thể loại. Góp phần quan trọng làm nên tên tuổi củaPearlBuck chính là bộ tiểuthuyết House of Earth. Tác phẩm gồm ba quyển, được viết trong thời gian từ năm 1931 đến năm 1935. Bộ tiểuthuyết vừa phản ánh thế giới tâm hồn và những sinh hoạt đời thường của người dân Trung Hoa vừa phác họa một hình ảnh đất nước Trung Hoa rộng lớn với những vấn đề lớn lao. Bà đặc biệt quan tâm đến hiện tượng giao thoa văn hóa Đông - Tây trong cuộc sống người dân và thể hiện vấn đề này rất chân thực, sinh động. PearlBuck đã kết hợp những nét tiêu biểu trong nghệ thuật xây dựng tiểuthuyết cổ điển phương Đông với tiểuthuyết hiện đại phương Tây để phản ánh hiện thực đất nước, con người Trung Hoa, một dân tộc có bề dày lịch sử, có truyền thống văn hoá lâu đời đang trong quá trình tiếp nhận những luồng văn hoá hoàn toàn mới mẻ. Chính sự kết hợp hài hoà, biện chứng giữa nội dung, tư tưởng và bút pháp nghệ thuật đặcsắc đã tạo nên sự thành công cho bộ tiểu thuyết. PearlBuck đã làm say mê người đọc qua cách phản ánh hiện thực bằng một trái tim đôn hậu, tinh tế, và được chuyển tải bằng văn phong nhẹ nhàng, trong sáng. Tác phẩm củaPearlBuck đã được thế giới công nhận qua giải thưởng Pulitzer năm 1932, giải Nobel văn chương năm 1938. Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam, mặc dù tiểuthuyếtcủaPearlBuck được phát hành rộng rãi nhưng vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu tác phẩm củaPearlBuck một cách hệ thống. Chúng tôi nhận thấy PearlBuck là một người nghệ sĩ giàu lòng trắc ẩn. Tấm lòng của nhà văn đã bộc lộ rõ nét trong House of Earth qua việc ca ngợi nét đẹp tâm hồn của người dân mộc mạc, bình dị và lên án những thế lực đã lấy đi sự sống và niềm hạnh phúc nhỏ bé của họ. PearlBuck không chỉ “sống đẹp” trong những trang sách mà ở ngoài đời, bà nổi tiếng là người tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Cuối cùng, người viết có ấn tượng sâu sắc, thú vị khi quan sát bức tranh cuộc sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân Trung Quốc được thể hiện sinh động qua cảm quan của một nhà văn đến từ phương Tây. Đặc điểm này đem lại sự độc đáo, hấp dẫn cho tác phẩm. Qua đề tài ĐặcsắctiểuthuyếtcủaPearl Buck, chúng tôi mong rằng sẽ giúp người đọc nhận diện được những nét tiêu biểu, đặc trưng trong tiểuthuyếtcủaPearl Buck. Và chúng tôi cũng hy vọng sẽ phát hiện được các giá trị nghệ thuật trên những trang viết của nhà văn nữ giàu sức sáng tạo này. 2.Lịch sử vấn đề 2.1. Ở Việt Nam Trong quyển Hồ sơ văn học Mỹ, Hữu Ngọc có bài viết PearlBuck và tâm hồn Trung Quốc nghìn xưa. Sau những dòng giới thiệu vắn tắt về tiểu sử và sự nghiệp văn chương củaPearl Buck, Hữu Ngọc đã khẳng định: “Sáng tác củaPearlBuck gồm tám mươi lăm tác phẩm lớn nhỏ. Trong số đó, mảng đề tài về Trung Quốc cổ truyền, đặc biệt về nông dân là đóng góp giá trị nhất. Nhờ sự thông cảm của tác giả, người đọc có cảm giác thâm nhập vào đời sống hàng ngày của các nhân vật”[21, 605]. Trong bài viết của mình, Hữu Ngọc nhận định tác phẩm The Good Earth củaPearlBuck đã miêu tả rất chính xác phong tục, tập quán của người nông dân Trung Quốc. Họ phải đối diện với nhiều nỗi gian lao vất vả, đói kém và là nạn nhân trong những cuộc chiến tranh tương tàn trước cách mạng. Ngoài ra, ông còn đề cập đến cuộc xung đột giữa cũ và mới, Đông và Tây trong tiểuthuyết Gió Đông, gió Tây (East Wind, West Wind) củaPearlBuck “Trong một gia đình quý tộc giàu có, các cụ nệ cổ cố ngăn cản mà không được, các thanh niên hăm hở theo cuộc sống phương Tây với sự tôn trọng tự do cá nhân” [21, 606]. Như vậy, Hữu Ngọc đã giới thiệu đến độc giả một cách khái quát giá trị nội dung, tư tưởng trong những tác phẩm nổi tiếng củaPearlBuck Trong quyển 103 nhà văn đoạt giải Nobel, tác giả Đoàn Tử Huyến đã trình bày sơ lược cuộc sống củaPearl Buck. Đồng thời, ông nêu lý do Viện hàn lâm nghệ thuật Thụy Điển trao tặng PearlBuck giải Nobel : “Vì các tác phẩm mô tả cuộc sống đa diện mang tính sử thi của người dân Trung Quốc trong những biến động dữ dội đầu thế kỉ XX và vì những kiệt tác tự truyện” [12, 79]. Tạp chí Châu Mĩ ngày nay, số 3/2009, có bài viết của thạc sĩ Phạm Thị Hương Giang Tính song trùng trong phương thức tự sự củaPearl S. Buck qua bộ tiểuthuyết House of Earth. Bài viết này thể hiện sự quan tâm của tác giả đối với nghệ thuật xây dựng tiểuthuyếtcủa Pear Buck, đặc biệt về hai phương diện tự sự là kết cấu và điểm nhìn: “Bộ tiểuthuyết House of Earth có kết cấu tương đối tương đồng với tiểuthuyết chương hồi Trung Quốc, tức cũng phân chia ra từng chương mục, phát triển cốt truyện theo chiều thời gian tuyến tính. Thảng hoặc, có đoạn xáo trộn về thời gian, gợi nhắc lại đặc điểm tính cách và tâm lý đặc trưng của nhân vật’’ [66, 52,53]. Ngoài ra, tác giả khẳng định ở phương diện kết cấu, tiểuthuyếtcủaPearlBuck đã ‘khéo léo lồng ghép trong đó những phạm trù đặc trưng của lối tự sự phương Tây’ [68, 54] được thể hiện ở cách kết thúc để ngỏ, tạo nên nhiều liên tưởng, nghĩ suy cho người đọc. Xét từ yếu tố điểm nhìn, tác giả Phạm Thị Hương Giang đánh giá ‘Bộ tiểuthuyết House of Earth được tự sự ở ngôi thứ ba, gắn với điểm nhìn ‘toàn tri’ của người kể. Đây cũng là hình thức thuật truyện tuân theo phương thức ‘thuyết thư’ điển hình củatiểuthuyết cổ điển Trung Quốc’ [66, 55]. Với điểm nhìn này, người kể chuyện luôn đứng trên nhân vật, hiểu rõ tất cả các sự kiện, diễn biến tâm lý cũng như hành động của từng nhân vật, để từ đó, trình bày một cách kĩ càng, rành rẽ cho người đọc. Có thể nhận thấy, bài nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hương Giang đã nhận xét và trình bày khá cụ thể, rõ ràng hai vấn đề tiêu biểu trong nghệ thuật thể hiện tiểuthuyếtcủaPearl Buck. Tuy nhiên, thế giới nghệ thuật xây dựng tiểuthuyếtcủa nhà văn này vẫn còn những điểm sáng khác cần được tìm hiểu, nghiên cứu. Trong bài viết Đất lành – Pearl Sydenstricker Buck, tác giả Phạm Văn Tuấn đã trình bày về cuộc sống củaPearlBuck tại Trung Hoa, ‘Ngay từ thuở nhỏ, cô Pearl Sydenstricker đã tò mò, tìm hiểu dân địa phương, thích lắng nghe các câu chuyện và mong muốn viết lại những điều mắt thấy, tai nghe tại một miền đất mà nhiều người phương Tây chưa hề biết tới. Cô đã học lịch sử Trung Hoa với một ông thầy địa phương, hiểu rõ triết lý Khổng Giáo’[83]. Qua quyển tiểuthuyết Đất lành, tác giả Phạm Văn Tuấn đã ca ngợi PearlBuck vì bà đã hiểu được đời sống tinh thần của người dân trên mảnh đất vốn còn rất xa lạ với các nước phương Tây lúc bấy giờ: “Qua tác phẩm, độc giả nhận ra sự hiểu biết tường tận của tác giả về đất nước Trung Hoa và người Trung Hoa, tác giả biết cả tư tưởng và nội tâm của người Trung Hoa, đây là giai cấp mà người Cộng sản đã khai thác và dùng làm hạt nhân trong công cuộc cách mạng”[83]. Trong bài viết, Phạm Văn Tuấn cũng điểm vài nét xã hội Trung Hoa cuối thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn đất nước này phải gánh chịu những thiệt hại do các thế lực quân phiệt trong nước và sự xâm lược của Pháp, Nhật Bản, Tây Ban Nha gây nên. Trong bài Nữ văn sĩ của hai thế giới, tác giả Mai Hiền đã nhận xét khái quát về cuộc sống củaPearlBuck tại Trung Hoa. Tác giả khẳng định khoảng thời gian này có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp văn chương củaPearlBuck “Dẫu chỉ sống ở đất Trung Hoa khoảng ba chục năm, quãng thời gian chỉ bằng một phần ba cuộc đời bà đã sống, song đất và người nơi đây đã khơi nguồn mạch cho văn nghiệp của bà, giúp bà viết nên hơn sáu chục cuốn tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bốn vở kịch và một kịch bản phim nổi tiếng ”[92]. Ngoài ra, tác giả trình bày cảm nhận về diễn từ nhận giải Nobel củaPearlBuck “Có thể xem bài đáp từ của bà như một bách khoa toàn thư thu nhỏ về văn học Trung Hoa nói chung và về tiểuthuyết Trung Hoa nói riêng. Những ai còn xa lạ với văn học của đất nước rộng lớn và có bề dày lịch sử này, khi đọc diễn văn đáp từ củaPearlBuck sẽ phần nào hiểu được "Thủy hử", "Tam quốc diễn nghĩa", "Hồng lâu mộng", "Tây du ký", "Phong thần truyện", "Nho lâm ngoại sử" [92] 2.2. Ở Nước ngoài: Vào năm 2010, nhà xuất bản 2TSimon2T 2T&2T 2T Schuster2T đã phát hành quyển PearlBuck ở Trung Quốc: Hành trình đến Đất lành ( PearlBuck In China: Journey To The Good Earth), của Hilary Spurling. Tác giả khẳng định với The Good Earth, “Pearl Buck là người đầu tiên đưa đất nước Trung Hoa đến gần với các nước phương Tây” ( PearlBuck was the first person to make China accessible to the West). Và trên một vài phương diện nào đó, PearlBuck khẳng định cuộc sống của bà thuộc về Trung Hoa nhiều hơn Mĩ. Điều này thể hiện qua hồi ức của bà : “Tôi đã nói tiếng Trung Quốc trước và nói một cách dễ dàng”(I spoke Chinese first and more easily) [17, 2] PearlBuck đã khẳng định Trung Hoa có một ý nghĩa đặc biệt trong tâm hồn của bà “Nước Mĩ là nơi mà nhiều người hướng về, nhưng thế giới mà tôi muốn đến là Châu Á”( If America was for dreaming about, the world in which I lived was Aisa – PearlBuck ) [17, 2]. Hilary Spurling giới thiệu khái quát một số tiểuthuyếtcủaPearlBuck như The Good Earth, This Proud Heart, The Time Is Noon, Other Gods, Pavilion of Woman, Maureen Corrigan, giảng dạy văn chương ở trường đại học Georgetown, có công trình nghiên cứu PearlBuck ở Trung Hoa (Pearl Buck In China). Tác giả nhận xét từ khi quyển tiểuthuyết ‘bom tấn’ The Good Earth cuảPearlBuck ra đời, tên tuổi và những sáng tác của bà đã lan rộng ở phương Tây và Trung Quốc, từ một nhà văn phụ nữ mờ nhạt bà trở thành một nhà văn nổi tiếng. Và PearlBuck đã sở hữu một năng lực đặc biệt, bà biết vận dụng những kỉ niệm cùng với trí tưởng tượng phong phú của mình trong quá trình sáng tác, vì vậy, tác phẩm của bà vừa hiện thực vừa mang chất trữ tình. Năm 1996, tiến sĩ Peter Conn, giảng dạy tại trường đại học 2TCambridge2T có bài viết: Tiểu sử của một nhà văn hoá: Pearl Buck, (Pearl Buck Biography) [69]. Ông cho biết khi PearlBuck lên bốn tuổi, bà đã nói tiếng Trung Quốc rất chuẩn xác, đã gắn bó với cuộc sống nghèo khổ của người dân bản địa. Năm 1917, bà kết hôn với ông John Lossing Buck, một chuyên gia canh nông người Mĩ. Gia đình bà sống nhiều năm ở tỉnh An Huy, một vùng nông thôn cằn cỗi. PearlBuck đã tiếp xúc với hàng ngàn người nông dân nghèo khổ, bần cùng. Và một thập kỉ sau đó, nơi này đã đi vào những tác phẩm của bà về đề tài Trung Quốc, trong đó quyển tiểuthuyết The Good Earth đã gây được tiếng vang. Peter Conn khẳng định PearlBuck đã công bố hơn bảy mươi tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác, bao gồm cả những tiểuthuyết bán chạy nhất. Năm 1983, nhà xuất bản New Century đã giới thiệu quyển Pearl Buck, một người phụ nữ trong cuộc xung đột ( 2TPearl2T 2TBuck2T: 2T A2T 2TWoman2T 2Tin Conflict2T), tác giả quyển sách là 2TNora Stirling. Ông đã trình bày khá chi tiết về những năm tháng PearlBuck sinh sống ở Trung Quốc, Mĩ, những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời nhà văn. Ngoài ra, trong quyển sách này, Nora Stirling nhận xét các sáng tác củaPearlBuck đã được các nhà phê bình chú ý và đánh giá cao. Đồng thời, Nora Stirling cũng giới thiệu những sáng tác tiêu biểu củaPearl Buck, như tiểuthuyết Pavilion of Woman. Tác giả cũng đánh giá cao các hoạt động mang tính chất từ thiện củaPearl Buck. 2TNăm 2010, nhà văn Anchee Min, người Mĩ gốc Hoa đã công bố quyển sách Pearl ở Trung Hoa: Một quyển tiểuthuyết (Pearl in China: A Novel). Anchee Min cho biết “Pearl Buck đã dành tình yêu thương của mình cho người dân Trung Hoa” (Buck had taught her to love the Chinese people). Chính vì vậy, quyển The Good Earth củaPearlBuck đã thể hiện rất xúc động, chân thực cuộc sống của người dân Trung Hoa. Tác phẩm trên tạo nên nhiều tình cảm tích cực cho những độc giả người Mĩ, họ cảm thấy thân thiện, gần gũi với người dân ở một đất nước rất xa xôi và còn nhiều xa lạ với mình. Điều ấy đã cho thấy tiểuthuyết The Good Earth có vai trò, ý nghĩa như một nhịp cầu, nối liền hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây. Những bài viết trên đã thể hiện sự quan tâm, chú ý của độc giả cũng như các nhà nghiên cứu về PearlBuck cũng như các sáng tác của bà. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy các tác giả chú trọng đến cuộc sống củaPearlBuck và giá trị nội dung tư tưởng trong các tác phẩm nhiều hơn là đánh giá về nghệ thuật xây dựng tiểuthuyết độc đáo của nhà văn. Tóm lại, những sáng tác của Pear Buck, đặc biệt là bộ tiểuthuyết House of Earth đã đáp ứng được nhu cầu tinh thần cho người đọc. Những nhà nghiên cứu đã trình bày nhiều khía cạnh khác nhau trong các công trình nghệ thuật độc đáo củaPearl Buck. Chúng tôi nhận thấy các bài viết ấy có những khơi gợi quý giá, định hướng cho nhiều công trình nghiên cứu khác để đi vào thế giới văn chương củaPearl Buck. Chính vì vậy, chúng tôi tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước với tất cả sự cầu thị để thực hiện đề tài này. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng Chúng tôi thực hiện đề tài này dựa trên việc khảo sát, phân tích bộ tiểuthuyết House of Earth củaPearlBuck gồm ba tập đã được dịch ra tiếng Việt: 1. PearlBuck (2001) , Mấy người con trai Vương Long, bản dịch của Nguyễn Thế Vinh, NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh 2. PearlBuck (1959) , Sống vì đất, bản dịch của Nguyễn Công Phú, NXB Như Nguyên 3. PearlBuck (2001), Vương Nguyên, gia đình phân tán, bản dịch của Nguyễn Thế Vinh, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dịch lại nhan đề bộ tiểuthuyết dựa trên nội dung, tư tưởng được thể hiện trong tác phẩm: Tiếng Anh Tiếng Việt Bộ tiểuthuyết House of Earth Nhà tranh vách đất Quyển tập 1 The Good Earth Đất lành Quyển tập 2 Sons Những người con trai Quyển tập 3 A House Divided Gia đình phân tán [...]... thuật xây dựng tiểu thuyết, đánh giá về quan niệm nhân sinh của nhà văn, nhận xét về những giá trị củatiểuthuyếtPearlBuck trong việc đáp ứng nhu cầu tinh thần cho độc giả CHƯƠNG 1: TIỂUTHUYẾTPEARLBUCK VÀ CÁC TIỀN ĐỀ SÁNG TẠO 1.1.Bộ tiểuthuyết Nhà tranh vách đất trong toàn cảnh tiểuthuyếtcủaPearlBuck Sáng tác trong khoảng 40 năm, PearlBuck đã để lại hơn ba mươi quyển tiểu thuyết, ba quyển... trong tiểuthuyết của PearlBuck Thứ hai, tìm hiểu thế giới hiện thực trong tiểuthuyết của PearlBuck được thể hiện qua bộ tiểuthuyết Nhà tranh vách đất Thứ ba, khảo sát nghệ thuật xây dựng bộ tiểuthuyết Nhà tranh vách đất củaPearlBuck qua những yếu tố: nhân vật, kết cấu, cốt truyện, nghệ thuật trần thuật Cuối cùng, nêu nhận xét tổng quát về sự đóng góp củaPearlBuck trong nghệ thuật viết tiểu thuyết, ... bộ tiểuthuyết Nhà tranh vách đất có sự gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa tiểuthuyết cổ điển Trung Hoa và văn chương hiện đại Âu Mĩ Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn bộ tiểuthuyết Nhà tranh vách đất để chỉ ra ĐặcsắccủatiểuthuyếtPearlBuck 1.2 Những tiền đề sáng tạo tiểuthuyếtcủaPearlBuck 1.2.1 Vốn trải nghiệm cuộc sống và văn hóa Trung Hoa- Âu Mỹ M Bakhtin từng nhận định “Cái quyết định tiểu thuyết. .. hơn nhằm tìm ra các giá trị, đặc điểm khác trong những sáng tác của nhà văn PearlBuck 6.Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, luận văn được triển khai thành bốn chương Chương 1: TiểuthuyếtPearlBuck và các tiền đề sáng tạo Trong chương này chúng tôi sẽ giới thiệu bộ tiểuthuyết Nhà tranh vách đất trong toàn cảnh tiểuthuyếtcủaPearlBuck Từ đó, người đọc sẽ có cái... phẩm của bà vừa có những nét nghệ thuật tiểuthuyết phương Tây hiện đại vừa mang đậm dấu ấn củatiểuthuyết cổ điển Trung Hoa Và trong diễn từ nhận giải Nobel văn chương, PearlBuck khẳng định “Chính tiểuthuyết Trung Hoa chứ không phải tiểuthuyết Mỹ đã làm khuôn mẫu cho tôi trong việc viết văn” [86] Vậy, nữ sĩ đã tiếp nhận tiểuthuyết Trung Hoa như thế nào? Những năm tháng sống ở Trung Hoa, Pearl Buck. .. sáng đối với tiểuthuyết phương Tây cũng như với người viết tiểuthuyết phương Tây” [85] Trong diễn từ nhận giải Nobel, PearlBuck đã phân tích sâu sắc vị trí của thể loại tiểu thuyết trong nền văn học Trung Hoa, cũng như ảnh hưởng của thể loại văn học này trong sự nghiệp sáng tác của bà Do đối tượng tiếp nhận củatiểuthuyết cổ điển Trung Hoa là nhân dân, nên ngôn ngữ dùng trong tiểuthuyết chính là... 23] Yếu tố không - thời gian nghệ thuật được vận dụng đa dạng trong tác phẩm Nhìn chung, những tiểuthuyếtPearlBuck có sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật xây dựng tiểuthuyết hiện đại phương Tây và tiểuthuyết truyền thống phương Đông Đặt bộ tiểuthuyết Nhà tranh vách đất vào toàn cảnh tiểuthuyếtcủaPearl Buck, chúng tôi nhận thấy trong tác phẩm này nhà văn đã tập trung thể hiện những vấn đề bà thường... tác của nhà văn Đồng thời, trong chương này, chúng tôi lý giải, phân tích những nhân tố đã hình thành nên phong cách sáng tác củaPearlBuck Chương 2: Thế giới hiện thực trong bộ ba tiểuthuyết Nhà tranh vách đất Chương này được triển khai nhằm khảo sát, tìm hiểu những mảnh hiện thực được thể hiện trong bộ ba tiểuthuyết Nhà tranh vách đất củaPearlBuck Chương 3: Nghệ thuật xây dựng tiểu thuyếtcủa Pearl. .. Bucl qua bộ ba tiểuthuyết Nhà tranh vách đất Trong chương này, chúng tôi phân tích những nghệ thuật đặcsắc làm nên vẻ đẹp trong thế giới tác phẩm tiểuthuyếtcủaPearlBuck trên một số phương diện: kết cấu và cốt truyện, nhân vật, bối cảnh không – thời gian, nghệ thuật trần thuật Chương 4: Đóng góp củaPearlBuck cho văn học nhân loại Chương này tổng kết lại những đóng góp củaPearlBuck trong nghệ... sống của người dân bản địa mà thông qua người gia sư Trung Quốc bà còn có cơ hội tìm hiểu những tác phẩm văn học kinh điển của đất nước này Ở đây, tiểuthuyết là sản phẩm đặc biệt của người bình dân Và đó hoàn toàn là tài sản của họ PearlBuck tìm thấy những giá trị nghệ thuật đặc biệt trong những trang tiểuthuyết cổ điển Trung Quốc “Tôi tin tiểuthuyết Trung Hoa có một khả năng khai sáng đối với tiểu . tác phẩm. Qua đề tài Đặc sắc tiểu thuyết của Pearl Buck, chúng tôi mong rằng sẽ giúp người đọc nhận diện được những nét tiêu biểu, đặc trưng trong tiểu thuyết của Pearl Buck. Và chúng tôi cũng. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PEARL BUCK QUA BỘ TIỂU THUYẾT NHÀ TRANH VÁCH ĐẤT 4T 82 4T4.1 Về nghệ thuật sáng tạo tiểu thuyết4 T 82 4T4.2 Về quan niệm nhân sinh4T 85 4T4.3 Tiểu thuyết của Pearl Buck và sự. góp của luận văn4T 12 4T6.Cấu trúc của luận văn4T 12 4TCHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT PEARL BUCK VÀ CÁC TIỀN ĐỀ SÁNG TẠO4T 14 4T1.1.Bộ tiểu thuyết Nhà tranh vách đất trong toàn cảnh tiểu thuyết của Pearl