Mối quan hệ giữa dải hội tụ nhiệt đới và xoáy thuận nhiệt đới trên biển Đông

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH BÃO pps (Trang 32 - 34)

biển Đông

2.5.1 Dải hội tụ nhiệt đới ở khu vực Biển Đông

Dải hội tụ nhiệt đới là khu vực thời tiết xấu giữa hai luồng gió của hai bán cầu hội tụ lại mà gây luồng thăng, hoặc giữa luồng tín phong nam và bắc bán cầu, hoặc giữa tín phong của bán cầu mùa hạ và gió mùa vượt xích đạo xuất pháp từ bán cầu mùa đông.

Miền hội tụ rộng 80 - 600 km, tùy theo cường độ hội tụ và góc hội tụ giữa hai luồng gió. Dải hội tụ nội chí tuyến chân chính chỉ hình thành trên biển, còn trên đất liền chỉ là một đường vạch theo trục của của các áp thấp nội chí tuyến, đó là hiện tượng quan sát thấy trên biển Đông.

Điều kiện hình thành : Dải hội tụ nhiệt đới trong khu vực Ðông Nam Á được hình thành khi có sự kết hợp của:

Sự khơi sâu và phát triển mạnh của áp thấp Ấn Miến

Sự hình thành các trung tâm áp thấp (xoáy thuận) trên Biển Đông Việt Nam và vùng biển Philipin .

Tính chất dải hội tụ nhiệt đới:

Thời gian tồn tại kéo dài trung bình từ 5 đến 7 ngày, nhưng cũng có thể đến 2 tuần tùy thuộc vào các trung tâm áp thấp trên biển.

Vị trí trục dải hội tụ nhiệt đới thường có khuynh hướng biến đổi nhanh , phụ thuộc vào khuynh hướng chuyển động của các xoáy thuận trên biển, đặc biệt khi các xoáy thuận này là bão.

+ Dải hội tụ nhiệt đới trên biển Đông di chuyển theo chuyển động biểu kiến của mặt trời:

 Về mùa hạ, do áp thấp Mianma khơi sâu, hút gió mạnh từ vịnh Bengan lên, luồng gió mùa Tây Nam từ vịnh Bengan tràn về Việt Nam tới tận biển Đông, đẩy lùi cao áp Tây Thái Bình Dương về phía Đông Philipin. Ở phía Nam vĩ tuyến 12 0 B, trong các tháng VI - VII, dải hội tụ vắt ngang từ phía Nam Philipin qua giữa biển Đông sang vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ, và chỉ tràn lên phía Bắc khi áp thấp Mianma đầy lên, gió từ vịnh Bengan suy yếu.

Từ tháng VIII gió vịnh Bengan nhường ưu thế hoàn toàn cho gió mùa Nam Thái Bình Dương, dải hội tụ nhiệt đới xuất hiện một cách rõ rệt với phía trên là tín phong từ lưới cao áp Thái Bình Dương và phía dưới là gió mùa xuất pháp từ Nam Thái Bình Dương đi lên. Vị trí của dải hội tụ nhiệt đới lúc này là khoảng 20 -220B, vắt từ eo biển Basy đến đông bằng Bắc Bộ theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam.

Tháng IX dải hội tụ vắt ngang qua Huế. Tháng X ở Nam Bộ. Tháng XI trở về xích đạo.

 Mùa đông, mặt trời chuyển động biểu kiến về Nam xích đạo, kéo dải hội tụ nhiệt đới di chuyển về phía Nam xích đạo, nên không ảnh hưởng tới biển Đông.

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH BÃO pps (Trang 32 - 34)

w