1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm truyện ngắn bùi hiển

111 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 890,99 KB

Nội dung

Mọi người biết đến tên tuổi của ông với tập truyện ngắn Nằm vạ 1941, còn những tập truyện ngắn sau này thì ít người biết đến hoặc có chăng là một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học bàn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

LÊ THỊ MỸ NGỌC

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN

BÙI HIỂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC

CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số:60 22 34

NGƯỜNG HƯỚNG DẪN:

PGS.TS PHÙNG QUÝ NHÂM

TP HỒ CHÍ MINH - 2006

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô và bạn bè Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đối với PGS.TS Phùng Quý Nhâm, người thầy hướng dẫn khoa học tận tình, chu đáo, cùng với quý thầy cô đã hết lòng giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình tôi thực hiện luận văn này

Biên Hòa, tháng 3 năm 2006

Lê Thị Mỹ Ngọc

Trang 3

MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài

Văn học Việt Nam bước vào thế kỉ XX đã có những sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa, đặc biệt là từ những năm 1930 -1945, nhờ có những điều kiện văn hóa lịch sử mới, nhịp độ phát triển của nó càng khẩn trương hơn Ở giai đoạn này, văn học Việt Nam không chỉ phát triển về đội ngũ nhà văn, nhà thơ mà còn đạt được nhiều thành tựu văn học xuất sắc Có thể nói quá trình hiện đại hóa nền văn học đã đẩy văn học Việt Nam phát triển thêm một bước với nhiều cuộc cách tân văn học sâu sắc ở các thể loại Văn xuôi nghệ thuật giai đoạn này đã có bước phát triển vượt bậc so với văn học trung đại Bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn giai đoạn này, đã có những thành tựu phong phú và vững chắc với hàng loạt phong cách độc đáo, nối tiếp nhau đưa thể văn này đạt đến trình độ nghệ thuật cao Một số truyện ngắn văn học thời kỳ này có thể so sánh với những thành tựu truyện ngắn xuất sắc trên thế giới “Truyện ngắn Việt Nam

1930 – 1945 thực sự đa dạng về phong cách và bút pháp Có thể nói trong lịch sử truyện ngắn hiện đại thế kỉ XX, chưa bao giờ có sự nở rộ phong cách, giọng điệu như mười lăm năm đáng ghi nhớ của văn học – đó là sự ghi tạc của thế hệ sau tên tuổi của các nhà văn danh tiếng: Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân …”[78, tr.182] Thế nhưng không phải nhà văn nào mà sự nghiệp sáng tác của họ cũng được độc giả biết đến một cách đầy đủ, có hệ thống Đó là trường hợp của nhà văn Bùi Hiển Mọi người biết

đến tên tuổi của ông với tập truyện ngắn Nằm vạ (1941), còn những tập truyện ngắn sau này thì

ít người biết đến hoặc có chăng là một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học bàn chung về các truyện ngắn mà họ cho là tâm đắc

Bùi Hiển là nhà văn vốn được đặt trong nhóm các nhà văn viết truyện phong tục sinh hoạt trước Cách mạng tháng Tám ( Tô Hoài, Kim Lân, Bùi Hiển .) Tuy nhiên sáng tác của Bùi Hiển không được giới nghiên cứu văn học đặc biệt quan tâm, nhưng phần lớn truyện của ông vẫn hiện diện trong lòng người đọc Vốn có cách viết nhẹ nhàng, dí dỏm, pha chút trữ tình, Bùi Hiển đã đem đến cho người đọc những trang văn hiện thực về hiện trạng cuộc sống quê hương mình làm sống “lại những phong tục của người dân quê với con mắt quan sát sắc sảo, hóm hỉnh”[6, tr.78] Bên cạnh mảng truyện ngắn về phong tục, Bùi Hiển còn viết nhiều truyện ngắn về cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc Những ngày Cách mạng tháng Tám, Bùi Hiển tham gia tổng khởi nghĩa ở Vinh rồi sau đó làm chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc

Trang 4

đồng thời là Trưởng ty Thông tin tuyên truyền Nghệ An Từ giữa năm 1949 đến 1950, nhà văn

đi vào công tác ở vùng địch hậu Bình Trị Thiên Cuối năm 1950, Bùi Hiển được bổ sung vào thường vụ Chi hội Văn nghệ Liên khu IV Cũng vào dịp này, nhà văn Bùi Hiển được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngay tại chiến khu Thừa Thiên Chính hình ảnh của những người phụ nữ kháng chiến thông qua sự tiếp xúc gặp gỡ nhiều chị cán bộ kháng chiến Thừa

Thiên, mà Bùi Hiển đã có những truyện ngắn hay Truyện ngắn Gặp gỡ (1954) là một trong những truyện như thế Tập truyện Ánh mắt được viết trong 10 năm (1951-1961) bằng tất cả vốn

sống phong phú, tình cảm đậm đà và những kỉ niệm sâu lắng của nhà văn về chiến trường Bình Trị Thiên ( chủ yếu là Thừa Thiên )

Tập truyện và kí Trong gió cát (1965) đánh dấu một đóng góp mới, khiêm tốn nhưng đầy

nhiệt tình của Bùi Hiển vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong bước đi ban đầu những năm 60

Nhà văn có mặt ở vùng tuyến lửa ngay từ những ngày đầu giặc Mỹ điên cuồng bắn phá miền Bắc Chính những năm tháng sống, gắn bó ở các vùng đất: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh …, Bùi Hiển đã có dịp quan sát, ghi chép, tái hiện biểu dương những những tấm

gương chiến đấu anh hùng của quân và dân ta Và tác giả đã cho ra đời các tập truyện Những

tiếng hát hậu phương (1970), Hoa và thép (1972), Giản dị (1975) …

Nói chung, việc nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp của nhà văn Bùi Hiển là một điều còn rất

mới, cần được chú trọng đúng mực Chọn đề tài tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển, chúng

tôi nhận thấy đó là một việc làm cần thiết và có ích

Các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã đánh giá rất cao sở trường truyện ngắn của Bùi

Hiển, cũng như sự đóng góp to lớn của ông vào sự nghiệp văn học nước nhà Họ cho rằng: “Bùi

Hiển chuyên viết truyện ngắn … Nhắc đến sự phát triển của thể truyện ngắn hiện đại Việt Nam, người ta nhớ ngay đến ông”[44, tr.13-14]

Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của Bùi Hiển từ trước Cách mạng tháng Tám đến nay Chúng ta nhận thấy ông là một cây bút truyện ngắn có nhiều kinh nghiệm Nói về số lượng tác phẩm, kể cả các tập truyện ngắn dành cho thiếu nhi nhà văn Bùi Hiển đã để lại khoảng 16 tập truyện ngắn Có được thành tựu đó, chúng ta có thể khẳng định Bùi Hiển không chỉ “nhờ tư tưởng thái

độ sống và có phần nhờ nghệ thuật viết của anh” Riêng Hoàng Minh Châu khẳng định: “Anh là

một trong những bậc thầy viết truyện”[5, tr.13]

Trang 5

Lòng say mê công việc và ý thức trách nhiệm của người cầm bút đã giúp Bùi Hiển ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp sáng tác văn học Dù được đánh giá, phê bình như thế nào Bùi Hiển trước sau vẫn là một nhà văn khiêm tốn, luôn học hỏi để tích lũy kinh nghiệm cho nghề Mỗi truyện cho xuất bản in thành sách đều đã được đăng báo và được đánh giá cao, nhưng đối với nhà văn thì chúng chỉ ở trên “mức trung bình” Thật đúng như lời nhận định của

Chu Nga: “…Bùi Hiển là một nhà văn viết truyện ngắn có nhiều kinh nghiệm Anh thận trọng và

có tinh thần trách nhiệm Ít khi anh viết nhanh, viết vội, lấy tay nghề thay cho chất sống…” Và

Bùi Hiển từng nói: “Tôi không dám hạ bút viết một cái gì, nếu tôi chưa biết và hiểu kĩ lưỡng”[61,

tr.390 -391]

Khi đánh giá sự đóng góp về mặt văn học của nhà văn Bùi Hiển cho nền văn xuôi Việt

Nam, Quang Tuấn đã viết bằng những lời văn thán phục, trân trọng: “Hơn 60 năm cầm bút với

khoảng 40 đầu sách và đều có thành công nhất định ở các thể loại bút ký, truyện thiếu nhi, sách dịch, tiểu luận văn học, song nói cho đến cùng truyện ngắn mới là cái “nghiệp” thật sự của ông”[61, tr.14]

Kết thúc cuộc họp trao đổi về truyện ngắn chống Mỹ, nhà văn Vũ Tú Nam đã phát biểu:

“Nhà văn Bùi Hiển là một trong những nhà văn viết truyện ngắn tốt nhất của chúng ta hiện nay Nhưng đối với Bùi Hiển nói riêng và những người viết văn chúng ta nói chung, bạn đọc còn muốn đòi hỏi cao hơn nữa …”[83, tr.14]

2.Phạm vi nghiên cứu

Bùi Hiển viết rất sớm và những tác phẩm của ông đã được in trước Cách mạng tháng

Tám trên các báo chí Hà Nội như: Ngày nay, Hà Nội tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc

Chủ nhật, Thanh Nghị, Bạn đường Ông viết được nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dịch,

truyện thiếu nhi, ký, hồi ký, tiểu luận văn học, kịch, phê bình văn học… nhưng thành công nhất của ông vẫn là truyện ngắn Ở thể loại truyện ngắn, ông đã có những tập truyện viết trước và sau Cách mạng tháng Tám

Năm 1941, tập truyện ngắn Nằm vạ của Bùi Hiển được Nhà xuất bản Đời nay, HN ấn hành gồm 8 truyện Xuất bản lần thứ 2 (1957), Nxb Hội nhà văn, HN bỏ bớt ba truyện: Thế sự

thăng trầm, Nắng mới, Phán và giáo thêm vào một số truyện : Làm cha, Aùc cảm, Cái đồng hồ, Nhà xác Xuất bản lần thứ 3 (1984), Nxb Văn học, HN gồm 17 truyện Ngoài các truyện đã in

trong lần tái bản (1957), lấy lại truyện Nắng mới ( bản in đầu ) và thêm các truyện: Chiều

Trang 6

sương, Về làng, Nỗi oan của bác đồ gàn, Một trận bão cuối năm, Người chồng, Những nỗi lòng

Vào năm 1969, một nhà sách tư nhân đã in lại Nằm vạ đúng như bản in (1941) của Nxb Đời nay Năm 1990, Nxb Đồng Nai in lại lấy tên sách là Kẻ hô hoán, tác giả có thêm bớt một số truyện

ngắn, cộng lại là 20 truyện ngắn

Năm 1999, tập truyện ngắn Nằm vạ, do Nxb Văn Nghệ Tp HCM tái bản gồm 8 truyện:

Nằm vạ, Phán và Giáo, Hai anh học trò có vợ, Nắng mới, Thằng Xin, Một người thanh niên, Thế sự thăng trầm, Ma đậu Như vậy, tập truyện Nằm vạ của Bùi Hiển đã được bạn đọc hoan

nghênh, nhưng qua đó chúng ta cũng nhận thấy: chưa có sự thống nhất về số lượng tác phẩm

trong tập truyệnï Điều này gây khó khăn rất lớn cho người viết luận văn Hơn nữa, các tập

truyện ngắn khác của Bùi Hiển được viết rải rác vào các thời kỳ, nhưng việc lưu trữ, bảo quản chưa tốt (bản thân nhà văn không còn lưu giữ đủ) Các nhà xuất bản chưa tái bản lại, hoặc có tái bản thì các truyện lại được lựa chọn sắp xếp theo chủ ý riêng Vì thế, chúng tôi không thể tìm đầy đủ tất cả các truyện ngắn trong các tập truyện ngắn của Bùi Hiển Vì những nguyên nhân trên, nên khi viết luận văn chúng tôi chủ yếu dựa vào số lượng truyện ngắn đã được tuyển chọn

trong Tuyển tập Bùi Hiển I (1987) và Tuyển tập Bùi Hiển II (1997)

Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển

3 Lịch sử vấn đề

Bùi Hiển sinh ngày 22/11/1919 ở làng Phú Nghĩa Hạ, nay là xã Tiến Thủy (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) Mảnh đất này từ bao đời nay đã có nhiều nhân tài, nhiều nhà thơ nổi tiếng Và cũng tại đây lại xuất hiện những cây bút văn xuôi tiêu biểu cho ba thế hệ như Bùi Hiển, Nguyễn Minh Châu, Thái Bá Lợi Bùi Hiển thuộc thế hệ những nhà văn hiện thực xuất hiện vào những năm 40, thời kỳ đen tối nhất của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

Trước đây, trong chương trình học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên ít đề cập đến tác

gia Bùi Hiển Cụ thể là chương trình văn học 6 (cũ) có đưa vào giảng dạy truyện ngắn Ngày

công đầu tiên của cu Tý và chương trình văn học 11 có bài đọc thêm là truyện ngắn Chiều sương Nhìn chung, các nhà nghiên cứu ít quan tâm đến tác phẩm của Bùi Hiển, chỉ có một số ít

bàn về truyện ngắn Bùi Hiển Trong số đó cũng có một số bài viết đã đánh giá, nhận xét tinh tế, sâu sắc về tác phẩm của Bùi Hiển

Bùi Hiển là một cây bút truyện ngắn miệt mài, bền bĩ và công phu Đã gần sáu mươi năm

Bùi Hiển sống với nghề viết văn Từ chỗ một người đến với văn như là việc “viết để chơi”,

Trang 7

không hẳn thành cái mộng “sự nghiệp văn chương”, thế mà dần dà Bùi Hiển đã bộc lộ rõ thiên

hướng muốn đi vào con đường sáng tác chuyên nghiệp

Khi nhờ Hồ Mậu Đường là “bạn văn chương bước đầu và mãi mãi” - lời Bùi Hiển ghi trong sổ lưu niệm của Hồ Mậu Đường, đọc hộ một số truyện ngắn khi tác phẩm Nằm vạ còn ở dạng

bản thảo viết tay và (13/4/1940) Bùi Hiển đã nhận được một thư tay với những lời nhận xét khá tinh tế “…Tôi chỉ biết là khá, khá lắm…, tôi không còn biết chê anh vào đâu được Văn anh viết có một vẻ đặc biệt (original), đó là đặc tính tôi thích nhất trong văn chương … Câu chuyện tôi

thích nhất - và có lẽ nhiều người khác - là truyện Ma đậu Với truyện này, tôi không tìm thấy

một nhà văn nào ở ta từa tựa để ghép anh vào Có thể tạm so sánh anh với Guy de Maupassant

vì cái lối tả chân tỉ mỉ và thật thà, vì có nhiều cái hơi hóm hỉnh và tinh nghịch và nhất là cách dùng toàn “thổ âm” (thổ ngữ – BT) trong lúc nói chuyện Cả mấy chuyện kia cũng thế, chuyện nào cũng có vẻ riêng cả và lối tả chân vẫn giống nhau…”[80, tr.14] Chính nhờ sự động viên

khuyến khích đó, sau bốn tháng, Bùi Hiển quyết định gửi một truyện ngắn tới báo Ngày nay – đó lại là truyện Nằm vạ Khoảng ba, bốn tuần truyện Nằm vạ được đăng với lời giới thiệu của

Thạch Lam Và từ đó tác giả tập hợp lại các truyện đã viết gửi ra Hà Nội (12/1940 ) Đến tháng

2/1941 nhà xuất bản Đời nay đã ấn hành tập truyện Nằm vạ của Bùi Hiển

Nổi bật lên là sự cảm nhận chân thành, thắm thiết của của nhà văn Thạch Lam trên báo

Ngày nay (9/1940) Điều này mang đến cho tác giả một niềm động viên, khuyến khích trong

sáng tác văn học, đặc biệt là thể loại truỵên ngắn Dần dà sự nghiệp sáng tác của Bùi Hiển càng phát triển Và truyện của ông càng thu hút được nhiều độc giả Năm 1961, khi nhận xét về

tập truyện Aùnh mắt qua bài viết “Đọc Aùnh mắt”, Vũ Tú Nam cho rằng: “Tập truyện là một bó

hoa, một lời mừng chúc đầy tình yêu của tác giả gửi tới đồng bào Thừa Thiên đã gian khổ anh dũng kháng chiến và hiện nay đang gian khổ anh dũng chống bọn Mỹ – Diệm” Cũng trong năm

đóù, Phan Quang cũng có bài viết “Một vài cảm tưởng khi đọc Ánh mắt - tập truyện ngắn của Bùi

Hiển” Như lời đánh giá của Phan Quang, với tập truyện này, nhà văn Bùi Hiển đã cố gắng tái hiện lại một cách sinh động, chân thật nhất những mất mát to lớn mà người dân nơi đây đã từng

phải gánh chịu Và các truyện ngắn Bùi Hiển đã viết ra trong Ánh mắt đều lấy đề tài từ cuộc kháng chiến ở Thừa Thiên Nhà văn đã thành công khi tái hiện lại chiến trường “Bình Trị Thiên

đau thương và anh dũng”

Trang 8

Năm 1970, Hà Minh Đức đưa ra bài nhận xét chung về “Truyện ngắn chống Mỹ của Bùi

Hiển” Đặc biệt tập truyện “Những tiếng hát hậu phương” của Bùi Hiển luôn đem đến cho người đọc những hình ảnh, sự việc “còn nóng hổi tính thời sự” Và cũng qua các truyện ngắn của Bùi Hiển, người đọc bỗng nhận ra rằng “Trên mảnh đất hậu phương lớn này, ở đâu cũng là

tiền tuyến, cũng phải giáp mặt và vượt lên cái chết để đánh thắng kẻ thù”

Năm 1973, Hà Vinh lại có bài bình về tập Hoa và Thép qua bài “Đọc Hoa và Thép - nhân

vật thanh niên trong những truyện ngắn của Bùi Hiển” Trong bài viết này, Hà Vinh đánh giá rất cao những truyện ngắn của Bùi Hiển, bởi vì các truyện đã thể hiện được tâm tư, tình cảm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại mới Đó là sự “biểu hiện hai mặt “hoa” và “thép” hay sự

“biểu hiện sắc thái chủ nghĩa anh hùng cách mạng” trong lớp người trẻ tuổi Vào năm 1999, Văn Chinh có bài viết “ Nhà văn Bùi Hiển: “Thời khắc con người trở nên người nhất” Theo ông, truyện ngắn của Bùi Hiển đâu chỉ là “cười mỉm vui vẻ” mà sau mỗi trang viết là “cả một bề sâu nhân tính, một thâm trầm nghiêng sang phía bao dung” Bài viết “Tâm tưởng và ngòi bút hướng nội của Bùi Hiển” của Trần Ngọc Vượng lại có một phát hiện mới về những điều mà nhà

văn Bùi Hiển quan tâm, đó là: “… lẽ sống trong đời thường và quá trình hoàn thiện bản thân ở

mỗi con người”

Có thể nói chỉ sau 1975 mới có bài viết về sự nghiệp của nhà văn Bùi Hiển một cách chi tiết hơn Đó là các bài viết của Hà Minh Đức (1970), Nguyễn Đăng Mạnh (1973), Phan Quang (1961), Chu Nga (1995), Hoàng Trung Thông (1999), Nguyễn Hoành Khung (2000), Đỗ Ngọc Thống (2003), Ngô Văn Phú (2003), Hoàng Minh Châu (2003) …Đáng kể nhất là bài viết của

nhóm tác giả (1977) trong sách “Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại (từ sau 1945)”, đã giới thiệu đầy đủ, trọn vẹn về tập truyện ngắn đầu tay Nằm vạ của nhà văn Bùi Hiển Sau đó (1983),

Nguyễn Văn Long đã viết lời tóm tắt về cuộc đời, sự nghiệp về nhà văn Bùi Hiển trong sách

“Từ điển văn học” Năm 1992, một lần nữa các nhà nghiên cứu lại khẳng định phong cách truyện ngắn của Bùi Hiển trong sách “Tác giả văn học Việt Nam ” Và một nhóm nghiên cứu đã viết về sự nghiệp của nhà văn Bùi Hiển trong “Nhà văn Việt nam TK XX” tập V Năm 2000, sách “Tổng tập Văn học Việt Nam”, tập 32 cũng có những lời giới thiệu về nhà văn Bùi Hiển Đến năm 2001, nhà văn Hà Minh Đức lại có bài viết về nhà văn Bùi Hiển trong sách “Văn học

Việt Nam TK XX”

Trang 9

Năm 2003, Nguyễn Đăng Mạnh cùng nhóm đồng chủ biên cho ra đời “Từ điển tác giả tác

phẩm văn học Việt Nam” và nhà văn Bùi Hiển được xem như là một tác giả có sự nghiệp sáng

tác truyện ngắn thành công ngay từ những truyện ngắn đầu tay

Đến với “Tuyển tập Bùi Hiển I” (1987), người đọc được tiếp cận cụ thể hơn với sự nghiệp

sáng tác của Bùi Hiển qua lời giới thiệu của Phan Cự Đệ Vũ Ngọc Phan (1989) với bài viết về

Bùi Hiển trong sách “Nhà văn Việt Nam hiện đại Phan Hồng Giang (1996), cho xuất bản sách

“Ghi chép về tác giả và tác phẩm”

Lần nữa “Tuyển tập Bùi Hiển tập I “(1997) với lời bạt “Với Bùi Hiển” của Hoàng Trung

Thông càng giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về sự nghiệp của nhà văn Bùi Hiển

Năm 2003, NXB Hội nhà văn đã hoàn thành quyển sách “Bùi Hiển tác phẩm và dư luận”

Trong phạm vi giới hạn của đề tài luận văn, chúng tôi sẽ trình bày các ý kiến nổi bật trong các bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài

3.1 Những ý kiến, nhận xét về nội dung truyện ngắn Bùi Hiển

Theo nhà thơ Ngô văn Phú, những năm trước 1945, “ ông từng là công chức tuy không dư

giả gì, nhưng cũng là một bậc trí thức, lại là một nhà văn sớm nổi tiếng ở một thành phố lớn nhất của đất Thanh, Nghệ, Tĩnh”[64, tr.19] Với tập truyện ngắn đầu tay: Nằm vạ (1941), Bùi Hiển đã

được nhiều bạn đọc quan tâm Khi truyện ngắn Nằm vạ – Bùi Hiển được gửi đăng trên báo

Ngày nay (9/1940), Thạch Lam đã viết lời giới thiệu “Ông Bùi Hiển tác giả truyện ngắn đăng dưới đây (Nằm vạ) đã phác họa rất đúng một vài nhân vật ở thôn quê… Đó là một bức tranh có giá trị về cảnh sinh hoạt trong làng xóm…”

Hà Minh Đức đã nhận xét: “Nằm vạ là tập truyện đầu tay cũng là sáng tác gây ấn tượng và

định hình phong cách của Bùi Hiển Nằm vạ là một trong những tác phẩm có giá trị của dòng văn học hiện thực thời kỳ 1939 – 1945”[14, tr.140]

Đánh giá cao về khía cạnh nội dung của tập truyện Nằm vạ, Vũ Tuấn Anh và Bích Thu đã ghi nhận: “Tác giả Nằm vạ đã thể hiện khá thành công trong một loạt truyện viết về đời sống,

sinh hoạt của người dân vùng quê Nghệ Tĩnh, với những tập tục, lề thói mang đậm sắc thái địa phương”[1, tr 677]

Đồng thời hai tác giả trên cũng đánh giá cao sự đóng góp của nhà văn Bùi Hiển trong sự

nghiệp văn học nước nhà “Với tập truyện ngắn đầu tay Nằm vạ, Bùi Hiển đã bộc lộ một phong

cách riêng, tạo được vị trí xứng đáng trong dòng văn học hiện thực đầu thế kỷ Tuy chưa đề xuất

Trang 10

được những vấn đề xã hội, có ý nghĩa rộng lớn, có tầm tư tưởng sâu sắc nhưng bằng niềm cảm thông chân thành đối với người nghèo khổ, những truyện ngắn của ông đã bày tỏ một thái độ, một khuynh hướng sáng tạo đúng đắn và nghiêm túc”[1, tr.679]

Có nhận xét khác về tập truyện ngắn Nằm vạ: “Truyện ngắn Bùi Hiển đã ghi lại một cách

trung thực đời sống đầy vật lộn gian lao của những người dân vùng biển quê ông cũng như cuộc sống nhỏ nhoi, mòn mỏi, bế tắc và hết sức tẻ nhạt của giới viên chức nghèo thành thị”[61, tr 5]

Đọc những truyện trong tập “Nằm vạ” của Bùi Hiển ta càng hiểu và thêm gắn bó với cái vùng Lạch Quèn, Lạch Thơi …“ngày đêm rì rào vỗ sóng và thoảng trong hơi gió cái vị nồng mặn

của biển cả” Trong các trang viết của ông chúng ta bắt gặp những con người chân chất, mộc

mạc Những anh Đỏ, chị Hoe, lão Năm Xười với tâm hồn chất phác, đôn hậu còn mê tín đị đoan nhưng vui vẻ, lạc quan; những ông “Ba Bị dân chài” trông có vẻ dữ tướng nhưng thật thà tốt bụng; những lão Nhiệm Bình vừa đan lưới vừa kể chuyện ma biển”[54, tr.11] Chính ở những

trang viết ấy, Bùi Hiển đã chứng tỏ là một cây bút “vừa độc đáo lại vừa quen thuộc, phổ biến” Nhà văn Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Những nhân vật trong Nằm vạ phần lớn có nguyên mẫu từ

những ông cậu ruột, ông dượng và nhiều bà con họ hàng làm nghề đánh cá trên biển”[54, tr.12]

Đề cập đến mặt hạn chế về giá trị tư tưởng của tập truyện Nằm vạ, Phan Cự Đệ có viết:

“Nằm vạ chưa có cái nhìn bao quát toàn xã hội, chưa có cái căm giận, cái tỉnh táo, sắc sảo như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng khi đập phá cái xã hội người bóc lột người, khi lột mặt nạ từng tên tai to mặt lớn trong tầng lớp thượng lưu lúc bấy giờ”[54, tr.15-16]

Nói về giá trị nội dung của tập truyện Nằm vạ, các nhà văn khác có nhận xét: “Riêng

những truyện về phong tục dân quê vùng Nghệ Tĩnh là những truyện hay”[63, tr.807] Cụ thể là

“Trong tập Nằm vạ (Đời nay - Hà Nội, 1941) ngoài những truyện ngắn về thanh niên, hầu hết

đều bình thường, ông có viết ba truyện ngắn về dân quê vùng Nghệ Tĩnh rất đặc sắc Ba truyện

ấy là Nằm vạ (trang 9), Thằng Xin (trang 87) và Ma đậu (trang 147)”[63, tr.806] Còn nhà văn Phan Cự Đệ thì có nhận xét như sau: “Ngay từ tập truyện ngắn đầu tiên (Nằm vạ) in năm 1941,

Bùi Hiển đã bắt sâu được cái mạch quần chúng ở vùng biển quê anh Anh phát hiện ra ở người dân người dân chài những nét khỏa khoắn, đôn hậu, yêu đời, lạc quan và cái nguồn suối tinh thần trong mát đó sẽ còn tỏa lan trên các trang sách của anh mấy chục năm dài về sau”[54,

tr.12] Nhìn chung, “chủ nghĩa hiện thực trong Nằm vạ dường như bắt nguồn từ một cảm hứng

nhân đạo chủ nghĩa, từ một sự gần gũi, cảm thương cuộc đời những con người bình thường, những

Trang 11

dân chài lam lũ ở vùng biển và những người nghèo khổ, những viên chức nhỏ sống quẩn quanh bế tắc ở thành thị”[54, tr.13]

Các nhà nghiên cứu rất đề cao tấm lòng nhân đạo của nhà văn Bùi Hiển trong việc đã

phản ánh trung thực cuộc sống của con người trong các truyện ngắn: “Chất hiện thực trong Nằm

vạ được bắt nguồn từ một cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, từ sự gần gũi, thương cảm những con người bình thường, những dân chài, lam lũ vùng biển và những viên chức nghèo thành thị”[1, tr

679]

Những trang viết trong tập Nằm vạ phần lớn: “Bùi Hiển tập trung miêu tả cuộc chiến đấu

giữa con người với thiên nhiên, con người với bão tố ngoài biển khơi và làm nổi bật lên hình ảnh đẹp đẽ của con người, con người mưu trí, gan dạ, với tất cả kinh nghiệm từng trải của cuộc đời trên sóng nước”[54, tr.12]

Bùi Hiển một tấm gương lớn về sự học hỏi, tìm tòi, tích lũy bền bĩ, lâu dài Với những năm tháng đi thực tế, ông đã quan sát, thâu nhận, ghi chép từ nhiều người, nhiều cảnh, nhiều việc,

nhiều vấn đề để “tìm ra một khía cạnh mới trong những cái bình thường, thông thuộc nhất”[55, tr.21]

Bùi Hiển là nhà văn tận tụy, có trách nhiệm với nghề Ông có cái nhìn nhạy bén, một trái tim nhân hậu, luôn san sẻ, yêu thương con người Biết bao cảnh, bao người đã hiện lên rất thật, gần gũi, đáng yêu một cách lạ thường Hoàng Minh Châu cho rằng dù là viết về ai, vấn đề gì,

có ý nghĩa nội dung gì thì “chỉ bằng tình tiết ngôn ngữ của nhân vật thoảng qua cũng gợi nhớ tới

nhân vật chính là tác giả, một người muốn nuôi sống hoà hợp với tự nhiên, với “ đạo trời như anh tâm sự”[6, tr.13]

Không lặp lại cách viết của các nhà văn khác, Bùi Hiển tìm cho mình một lối đi riêng biệt, và điều này khiến giới nghiên cứu, phê bình văn học có nhiều ý kiến đánh giá trái ngược

về các tác phẩm của ông Có những điều tranh cãi đó bởi theo Bùi Hiển đã tâm sự “… trong khi

người khác viết về cái cao cả chiến thắng thì tôi lại không thể quên cái mất mát của chiến tranh”[14, tr.231]

Với cách suy nghĩ mới mẻ, xác thực đó nhà văn Bùi Hiển đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác văn học có giá trị Nhìn lại số lượng truyện ngắn Bùi Hiển đã xuất bản chúng ta có thể nhận thấy: Bùi Hiển có cách chọn lựa đề tài vô cùng phong phú, đa dạng Các nhà nghiên cứu

văn học Việt Nam đã nhận xét: “Bùi Hiển thường viết về những đề tài bình dị: những cảnh sinh

Trang 12

hoạt, những phong tục ngồ ngộ ở nông thôn, những mẫu đời viên chức tỉnh nhỏ, những cảnh bố con, vợ chồng, bè bạn gặp gỡ và trò chuyện với nhau …”[50, tr.13-14]

Đánh giá về tập truyện Nằm vạ của Bùi Hiển, nhà thơ Ngô Văn Phú đã viết: “Cả mấy

truyện ngắn trong tập của ông đều đem đến cho tôi một điều gì đó vừa gần gũi, vừa là lạ…”[64,

tr.19]

Và khi đọc tập truyện Nằm vạ của Bùi Hiển, bạn đọc không khỏi ngạc nhiên bởi lối viết

dung dị, mộc mạc, chứa chan tình người trong từng trang truyện Nhà thơ Ngô Văn Phú đặc biệt

tâm đắc với truyện ngắn Chiều Sương Trong một bài viết của mình, ông đã có nhận xét: “…

Truyện Chiều sương của ông cũng gây cho tôi biết bao suy nghĩ Hẳn cái làng chài ấy, phong cảnh trời nước, sông biển, núi non cũng đẹp lắm, nhưng những con người ở trên vùng đất núi sông diễm lệ ấy, mới cực nhọc, vất vả nguy hiểm làm sao…”[64, tr.19] Nhà thơ Ngô Văn Phú

cũng cho rằng: “Một câu chuyện trong chiến tranh của ông, mới thật sự là một truyện ngắn hoàn

hảo, vang động… Ông viết về những mất mát hy sinh, gian khổ và những con người đau khổ bất hạnh Đặc biệt, truyện của ơng hay viết về những người phụ nữ”[64, tr.19]

Trong những năm chống Mỹ cứu nước, nhà văn Bùi Hiển đã đi thực tế chiến đấu ở vùng khu Bốn cũ Chính những ngày tháng gắn bó nơi chiến trường ác liệt này mà Bùi Hiển đã để lại

những sáng tác giàu sức sống và tính chiến đấu cao “Trong các truyện của Bùi Hiển, con người

và sự việc còn nóng hổi hơi lửa của thời sự”[61, tr.409] Để có được những truyện ngắn hay về

cuộc kháng chiến chống Mỹ nhà văn Bùi Hiển phải “… sống ở nơi mũi nhọn của chiến tranh: khu

Bốn Chính nhờ thế mà anh thấy được những điển hình đẹp nhất của tinh thần chiến đấu dũng cảm cũng như đã chứng kiến những tội ác ghê tởm nhất của kẻ thù Vì thế những tác phẩm của anh viết vào thời kỳ này có sức nặng và cảm động được người đọc”[72, tr.9] Phải kể trước hết

đó là truyện Kỷ niệm về đứa con đi xa Theo nhà văn Vũ Tú Nam: “Truyện ngắn Kỷ niệm về đứa

con đi xa của ông mới thật chín và đằm thắm Ở đó, người ta mới thấy những vẻ đẹp thật chín và những con người Việt Nam, ở nhiều thế hệ cùng ra trận, người nào việc ấy, hết sức tự nguyện và đầy ý thức Ở đó, người ta mới thấy tình cha con, tình quân dân, đã hình thành từ nỗi đồng cảm, sự tin yêu …”[64, tr.19]

Hà Minh Đức đã từng đưa ra nhận xét về các vấn đề mà nhà văn Bùi Hiển đặt ra trong

truyện ngắn: “Những vấn đề anh đặt ra gần gũi với đời sống thực tế” [61, tr.411]

Trang 13

Phan Cự Đệ đã từng nhận xét về khả năng viết truyện ngắn và đánh giá sự đóng góp to lớn

của nhà văn Bùi Hiển trong sự nghiệp văn học: “Khối lượng truyện ngắn thật là phong phú, đa

dạng, đã góp phần phản ánh trung thực những chặng đường của Cách mạng Việt Nam, khắc họa được những khuôn mặt đẹp, những điển hình của con người Việt Nam mới trong cuộc đời và sản xuất cũng như trong sinh hoạt thường ngày”[54,48]

Nhà văn Hà Minh Đức đã có lời đánh giá về sự nghiệp văn học của Bùi Hiển như sau:

“Mỗi truyện ngắn của Bùi Hiển đều gắn liền với những vấn đề cơ bản của đời sống cách mạng… Nhưng quan trọng hơn là đi sâu vào miêu tả những tính cách, những mối quan hệ giữa con người với nhau để từ đó nói lên những vấn đề sâu sắc của hiện thực”(1970 ) và “Bùi Hiển vẫn được xem là một tác giả viết truyện ngắn đều tay”[61, tr.413]

Như vậy, điểm qua sự nghiệp sáng tác của Bùi Hiển, ta thấy nhà văn sáng tác xuyên suốt, qua mọi thời điểm lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam và đã thể hiện được những vấn đề có ý nghĩa nhất Có thể lấy lời nhận xét khái quát của nhà văn Vũ Tú Nam để đánh giá thái độ

công dân và phong cách riêng của nhà văn Bùi Hiển qua các giai đoạn sáng tác văn học là: “Từ

hồn nhiên cảm thông trước Cách mạng, qua nhập cuộc dấn thân vào hai cuộc kháng chiến rồi đến trăn trở nghĩ suy trước thời đại mới”[5,13]

3.2 Những ý kiến, nhận xét về nghệ thuật truyện ngắn Bùi Hiển

Khi trả lời nhà văn Hà Minh Đức về nghệ thuật truyện ngắn, Bùi Hiển đã nhấn mạnh:“Tôi

nghĩ rằng truyện ngắn phải gọn, linh hoạt Tôi không thích kể lể nhiều Phong cách truyện của tôi là conte chứ không là nowvelle…”[14, tr.145]

Từ việc tìm cho mình một lối viết truyện ngắn như thế, nên truyện ngắn của Bùi Hiển có những đặc điểm riêng Và rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu đánh giá cao sự đóng góp về nghệ thuật truyện ngắn của ông

Thạch Lam đã viết những lời nhận xét thật tinh tế về lời văn của Bùi Hiển“Lối viết của

ông giản dị và mạnh mẽ, thoáng qua một chút duyên kín đáo và có khiếu nhận xét tinh vi ”

Đánh giá sự khác biệt cơ bản của truyện ngắn Bùi Hiển từ trước 1945 đến nay, nhà văn Vũ Tú Nam cho rằng: “Truyện ngắn của Bùi Hiển khác hẳn với truyện ngắn của Tự Lực văn đoàn Cách tả, ngôn ngữ, chi tiết, hình ảnh, khi đọc rồi như khắc sâu vào trong tâm trí… Truyện Tự Lực

văn đoàn chỉ có bề mặt, còn truyện của Bùi Hiển có hình khối”[64, tr.19]

Trang 14

Có nhà văn cho rằng trong tập Nằm vạ đầy: “Những trang tả người, tả cảnh trong Nằm vạ đầy những chi tiết tạo hình, gân guốc và dữ dội như cái thiên nhiên vùng biển quê anh”[54,

tr.12]

Nhận xét về truyện ngắn của Bùi Hiển một số nhà nghiên cứu đã viết: “Từ các trang viết,

người đọc thấy lấp lánh một cái nhìn hóm hỉnh nhưng đôn hậu của tác giả, bộc lộ một khả năng quan sát tỉ mỉ và tấm lòng giàu tình thương của một người viết khiến cho truyện của ông có một sức hấp dẫn riêng”[44, tr.13-14]

Nhận xét về cách xây dựng nhân vật Phan Cự Đệ đã có nhận xét: “…do bắt sâu vào cái

mạch khỏe khoắn, lạc quan của quần chúng mà các nhân vật của Bùi Hiển ít khi tự dày vò mình hoặc rơi vào tâm trạng bi quan, tuyệt vọng”[54, tr.17]

Hà Vinh có nhận xét rất xác đáng về việc nhà văn Bùi Hiển chọn lựa nhân vật cho việc

xây dựng truyện ngắn: “Anh dành sự chú ý nhất định tìm hiểu và biểu hiện lớp trẻ sẵn lòng yêu

mến thanh niên cộng với một cách nhìn đúng đắn, hòa mình vào đội ngũ nhân vật đông đảo ấy, lắng nghe họ…”[61, tr.421]

Còn đối với nhà văn Hà Minh Đức nhận xét về nhân vật trong truyện ngắn của Bùi Hiển

như sau: “Những con người mà anh nói đến đều gần gũi, quen thuộc, phần lớn là lớp thanh niên

lớn lên sau Cách mạng …”[61, tr.409]

Có thể nhận thấy trong truyện ngắn của nhà văn xuất hiện rất nhiều những gương mặt trẻ

tuổi lạc quan yêu đời, bất chấp gian khổ, ác liệt của chiến tranh “ Anh thích phát hiện ở họ

những mặt tích cực, những phẩm chất và đạo đức mới tốt đẹp Đọc những trang truyện của Bùi Hiển, ta cứ thấy hiện lên cái “Ánh mắt” tin yêu và trân trọng của nhà văn khi nhìn vào lớp nhân vật trẻ; sau tiếng cười trong trẻo đầy sức sống, câu hát lạc quan, lời đùa nghịch có vẻ tếu nhộn …, một tâm hồn trong sáng, tin tưởng của những chiến sỹ thanh niên xung phong ở ngay nơi chiến trường ác liệt ”[61, tr.419-420]

Đúng như lời một nhà văn nhận xét về truyện ngắn của Bùi Hiển: “…Vẫn cái nhìn trân

trọng, yêu thương và tin cậy, vẫn một nhiệt tình đằm thắm, với một quan điểm đúng về lớp trẻ, trong Hoa và thép nhà văn lớn tuổi Bùi Hiển lại xây dựng nhiều nhân vật thanh niên trong những truyện ngắn của anh”[61, tr.419]

Phan Cự Đệ có ý kiến rất mới về sự thay đổi trong hình thức viết truyện ngắn của nhà văn

Bùi Hiển từ trước cách mạng tháng Tám đến nay: “Trong nghệ thuật viết truyện ngắn, Bùi Hiển

Trang 15

chuyển dần từ “hướng ngoại” đến “hướng nội” nhưng bao giờ cũng có ý thức tìm một sự kết hợp hài hoà giữa hai khuynh hướng đó”[54, tr.46]

Nhà văn Vũ Tú Nam đánh giá rất cao truyện ngắn của Bùi Hiển giai đoạn sau Cách mạng

tháng Tám Ông cho rằng “…sức viết, tầm suy nghĩ của Bùi Hiển đã chuyển đoạn, khác hẳn hồi

trước năm 1945”[ 64, tr.19]

Riêng nhà văn Hà Minh Đức đã nhận xét chung về cách viết truyện ngắn của Bùi Hiển“Bùi

Hiển cũng có một lối kể chuyện trang trọng”[61, tr.413]

Còn Nguyễn Văn Long thì lại đưa ra ý kiến nhận xét về ngòi bút truyện ngắn Bùi Hiển

như sau: “Bùi Hiển viết truyện kỹ lưỡng và chặt chẽ, ngôn ngữ được chọn lọc và có bản sắc Năng

lực quan sát tinh tường pha chút hóm hĩnh, sự am hiểu tâm lý con người cùng khả năng miêu tả tinh tế làm cho truyện của ông có sức hấp dẫn”[53, tr.87 ]

Bùi Việt Thắng đã từng nhận xét về đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển: “Bùi Hiển có lối cấu

tạo vấn đề và kiểu nhân vật của Bùi Hiển”

Và Vũ Tuấn Anh và Bích Thu còn cho rằng, Bùi Hiển: “… Bùi Hiển thể hiện một nghệ thuật

viết truyện ngắn già dặn, chững chạc Tác phẩm có lối viết chân thật, giản dị với những đường nét chắc khỏe, những cảm nhận tinh tế, ý vị, hóm hỉnh Kết cấu truyện chặt chẽ, gọn gàng, cách dẫn truyện linh hoạt, ngôn ngữ giàu sắc thái địa phương”[1, tr.679] Nhà văn Vũ Tú Nam nhận

xét về giọng văn của Bùi Hiển: “Văn anh có cái duyên tươi tươi, nghịch nghịch…” Và ông còn cho rằng “Bùi Hiển là một nhà văn hết sức thận trọng tỉ mỉ trong từng ý định, từng câu chữ, từng

chi tiết Điều đó khiến bạn đọc càng tin yêu và quí mến anh”[61, tr.14]

Nhà báo Phan Quang thì đánh giá rất cao việc chọn lựa từ ngữ trong khi viết truyện ngắn

của Bùi Hiển: “Đôi khi chỉ bằng một từ thôi, anh đã tạo nên một hình ảnh sinh động”[61, tr.404] Hoàng Trung Thông đã từng nhận xét: “Giọng văn anh nói chung giản dị khỏe khoắn,

đôi lúc hài hước nhẹ nhàng nhưng khi cần thì cũng châm biếm ra trò”[58, tr.606] Nguyễn Đăng

Mạnh lại cho rằng: “Văn viết như thế phải nói là tinh tế, kỹ lưỡng lắm”

Chọn cho mình một cách thể hiện riêng: “Bùi Hiển ít khi tự đặt mình vào tâm trạng của

người trong cuộc… Anh viết về họ với một sự gần gũi cảm thông và thấp thoáng trong mỗi truyện là một nụ cười châm biếm nhẹ nhàng hoặc đùa vui hóm hỉnh, có khả năng cảm hóa, thuyết phục người đọc”[13, tr.55] Và với những nét riêng đó “Ngay từ tác phẩm đầu tay (Nằm vạ), Bùi Hiển đã đứng vững như một phong cách riêng trong dòng văn học hiện thực công khai 1940-1945”[54,

Trang 16

tr.14-15] Hoàng Minh Châu có nhận xét khái quát về hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn

của nhà văn Bùi Hiển:“Truyện của Bùi Hiển cô đọng mà đa dạng”[61, tr.9] Nhà văn còn nhấn

mạnh đến tính sáng tạo trong việc xây dựng kết cấu của truyện, khẳng định phong cách riêng

của Bùi Hiển: “… Truyện của anh không cốt để kể lại đầu đuôi, thường gợi diễn biến, tiến triển

trong khi đọc, cuối cùng để lại một dấu ấn của người viết có nghề…, nhưng nếu nói phong cách rõ nét riêng trong truyện ngắn Việt Nam …có thể dẫn ra ba người đầu tiên: Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan và Bùi Hiển”[ 61, tr.11]

Và Hà Minh Đức đánh giá rất cao nét riêng trong sáng tác của Bùi Hiển:“Tập truyện

Những tiếng hát hậu phương đã đánh dấu những cố gắng mới trong phong cách sáng tạo của Bùi Hiển”[61, tr.409] Khi viết về những mất mát, hy sinh của quân dân ta, những trang viết của nhà

văn Bùi Hiển đã làm cho người đọc thổn thức Nhà văn đã lên án, gay gắt kẻ thù đã gieo rắc bao khổ đau đến cho con người Đặc biệt, khi viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ nhà văn đã

chứng tỏ một “ngòi bút chính luận đanh thép và sắc sảo”[56, tr.7] Phan Cự Đệ luôn nhấn mạnh

đến sự đóng góp của nhà văn Bùi Hiển về thể loại truyện ngắn - một phong cách riêng trong

nền văn học Việt Nam hiện đại, một phong cách “đã có những nét ổn định và bền vững, tuy

nhiên vẫn luôn luôn mở ra những hướng tìm tòi, trăn trở, khám phá…”[54, tr.14-15] Năm 2001,

nhà văn Ma Văn Kháng đã phát biểu những cảm nhận của bản thân khi đọc lại truyện ngắn của

Bùi Hiển: “Vẫn là truyện ngắn của ngày hôm nay, hiện đại, không hề xưa cũ”

3.3 Nhận xét chung:

Truyện ngắn Bùi Hiển được các nhà nghiên cứu, phê bình tìm hiểu đánh giá từ hơn nửa thế kỷ qua Phần lớn truyện ngắn của ông được nghiên cứu, đánh giá khái quát ở nhiều góc độ: thời đại, nội dung tư tưởng, phong cách nghệ thuật Trong đó, chúng ta phải nhắc đến các nhà nghiên cứu, các nhà văn tên tuổi như: Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức v.v … đã có những đóng góp đáng kể trong việc khẳng định tên tuổi và sự nghiệp truyện ngắn củaBùi Hiển Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá cao truyện ngắn Bùi Hiển và thống nhất ở một số điểm như sau:

- Truyện ngắn của Bùi Hiển đã khám phá vùng biển Quỳnh Lưu - Nghệ An Mảnh đất miền Trung này có sức hấp dẫn đặc biệt đối với ông

- Truyện ngắn Bùi Hiển quan tâm đến các đề tài: cuộc vật lộn gay go, quyết liệt của người dân chài với biển cả; cuộc sống tẻ nhạt, tù túng, mòn mỏi của người viên chức và dân nghèo

Trang 17

thành thị; Phong trào xây dựng hợp tác xã trên quê hương Nghệ Anh; Ý thức, trách nhiệm, nhân cách của con người trong thời đại mới …

- Ngôn ngữ trong truyện ngắn Bùi Hiển là ngôn ngữ đời sống sinh họat đời thường mang đậm chất giọng Trung Bộ

- Bùi Hiển thành công trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn

- Truyện Bùi Hiển có cốt truyện đơn giản; kết cấu độc đáo, hấp dẫn

- Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của Bùi Hiển được tổ chức theo: phương thức trần thuật chủ quan và khách quan

- Văn Bùi Hiển nhẹ nhàng, đằm thắm, giàu chất trữ tình xen lẫn chất giọng hài hước, dí dỏm

- Từ trước tới nay, việc khảo sát truyện ngắn Bùi Hiển chưa nhiều, chưa có hệ thống Tính đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu hòan chỉnh về đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển

Do đó, vấn đề này cần sự tìm tòi, khám phá kỹ hơn Chúng tôi nghĩ rằng, những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình về truyện ngắn Bùi Hiển là cơ sở để chúng tôi vận dụng khảo sát có hệ thống về truyện ngắn Bùi Hiển Mục đích của việc tìm hiểu, khảo sát này là làm

nổi bật Đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển

4.Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã dựa trên quan điểm lập trường Mác xít trong nghiên cứu văn học Chúng tôi đặt việc nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh xã hội Kết hợp với việc xem xét mối quan hệ chặt chẽ của một tổng thể: đối tượng nghiên cứu (truyện ngắn Bùi Hiển) - nhà văn - người tiếp nhận, đồng thời cũng nghiên cứu tác phẩm văn học (truyện ngắn Bùi Hiển) như một cấu trúc văn bản toàn vẹn, một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất giữa nội dung và hình thức

Trước hết, chúng tôi vận dụng những thành tựu của khoa học liên ngành : phương pháp luận nghiên cứu văn học, lí luận văn học, thi pháp học, phong cách học, lịch sử học, văn hóa nghệ thuật, mĩ học …

Chúng tôi còn sử dụng phối hợp các phương pháp cụ thể và chủ yếu như :

4.1.Phương pháp phân tích – tổng hợp

Trang 18

Chúng tôi đi khảo sát từng tác phẩm, khảo sát các yếu tố chính để nêu bật nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật truyện ngắn Bùi Hiển Rồi từ đó, chúng tôi rút ra những nhận xét chung, khái quát, tiêu biểu cho đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Bùi Hiển

4.2 Phương pháp hệ thống

Từ việc phân tích những giá trị nội dung tư tưởng và những thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng trong mỗi tác phẩm để sau đó tổng hợp lại thành những nét đặc trưng nội dung, nghệ thuật xuyên suốt trong cả sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển

4.3 Phương pháp thống kê

Chúng tôi khảo sát các hiện tượng lặp lại một số yếu tố về nội dung và hình thức tác phẩm, xác định tần số xuất hiện của các yếu tố đó để khái quát tổng hợp, hệ thống hóa và chỉ ra những đặc điểm riêng, ổn định ở nhà văn

4.4 Phương pháp so sánh

Để thấy được phong cách riêng của nhà văn Bùi Hiển cũng như sự đóng góp của Bùi Hiển trong nền văn học hiện đại Việt Nam, trong quá trình phân tích người viết có só sánh, đối chiếu với một số cây bút truyện ngắn như: Tô Hoài, Kim Lân, Nam Cao, Thạch Lam … về từng vấn đề có liên quan để thấy được những nét tương đồng và dị biệt giữa các nhà văn này

5 Đóng góp luận văn

Luận văn tập trung vào tìm hiểu Đặc điểm của truyện ngắn Bùi Hiển Về nội dung, luận

văn đánh giá sự đóng góp của Bùi Hiển trong nền văn học hiện đại Khi luận văn hoàn thành sẽ giúp cho mọi người thấy được nét đặc trưng của phong cách truyện ngắn Bùi Hiển Đặc biệt, luận văn sẽ đem đến cho người đọc thấy những yếu tố làm nên đặc điểm phong cách của Bùi Hiển, cũng như sự thống nhất cao độ giữa bút pháp nghệ thuật và nội dung tư tưởng thể hiện trong tác phẩm của nhà văn

Thực hiện luận văn này, chúng tôi mong đóng góp một kết quả nhất định trong việc nghiên cứu cây bút truyện ngắn hiện thực Bùi Hiển trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại Chúng tôi sẽ có một cái nhìn tương đối chính xác, toàn diện hơn về tác phẩm Bùi Hiển nhằm bổ sung thêm một số ý kiến, nhận định bên cạnh những ý kiến, nhận định của lớp người nghiên cứu trước đây Đặc biệt, xét từ góc độ thi pháp, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ hơn đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển Với luận văn này, chúng tôi sẽ góp một tiếng nói khẳng định những đóng góp của Bùi

Trang 19

Hiển về thể loại truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam nói riêng và trong nền văn học Việt Nam nói chung

6.Cấu trúc luận văn

Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn gồm hai chương như sau :

Chương I : Đặc điểm về nội dung của truyện ngắn Bùi Hiển

Chương II : Đặc điểm về nghệ thuật của truyện ngắn Bùi Hiển

Trang 20

Chương 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG

1.1 Vùng khám phá trong truyện ngắn của Bùi Hiển

Mỗi nhà văn thường có một vùng quê riêng để gửi gắm, kí thác, thể hiện Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã viết về cái làng Nghĩa Đô thật sống động; Nam Cao cũng có nhiều truyện ngắn hiện thực viết về làng Vũ Đại … Cũng như các nhà văn, nhà thơ khác Bùi Hiển đã tìm cảm hứng cho sáng tác của mình từ mảnh đất quê hương Vùng biển xứ Nghệ là nơi Bùi Hiển đã từng sống gắn bó như là máu thịt trong suốt thời tuổi trẻ Chính mảnh đất ấy đã đem lại cho nhà văn nhiều truyện ngắn sinh động và có những nét rất riêng Chúng ta có thể

nói:“Ôâng là một nhà văn của người dân chài ở vùng biển khắc nghiệt này”[50, tr.13-14]

Trước Cách mạng tháng Tám, đã có nhiều truyện ngắn đđặc sắc của các nhà văn viết về

người dân Bắc Kỳ: tác phẩm Tắt đèn - Ngô Tất Tố; Bước đường cùng - Nguyễn Công Hoan; Chí

Phèo - Nam Cao; Mẹ già, Khách nợ, Nhà nghèo - Tô Hoài; Đứa con người vợ lẽ - Kim Lân v.v…

Thế nhưng hình ảnh người dân miền Trung trong các tác phẩm giai đoạn này thì hoàn toàn vắng bóng Phải chăng từ ý thức cội nguồn, từ tinh thần trách nhiệm với những con người trên quê

hương, mà Bùi Hiển đã dành hết tâm huyết của mình vào tập truyện “Nằm vạ”

Có thể nói sự thành công của tập truyện Nằm vạ là việc nhà văn chọn được đề tài phù hợp Nhà văn Bùi Hiển hiểu rất rõ vai trò quan trọng của việc khai thác đề tài Ông đã từng nói: “Từ

chỗ chứng kiến một sự việc trong thực tế đến chỗ nảy ra một đề tài có thể nhanh, có thể chậm, nhưng bao giờ công việc xây dựng đề tài cũng là kết quả một quá trình suy nghĩ cảm xúc”[27,

tr.28]

Lần theo những năm tháng mà nhà văn Bùi Hiển cho ra đời tập truyện Nằm vạ, chúng ta càng hiểu hơn tấm lòng của nhà văn dành cho quê hương Nghệ An Thời gian làm công chức ở Vinh, Bùi Hiển thỉnh thoảng có dịp về thăm quê Phú Nghĩa Hạ - một làng chài có phong cảnh

nên thơ Bùi Hiển đã “cặm cụi và lặng lẽ ngồi tập dượt viết truyện ngắn Những truyện ngắn đầu

tiên gồm hai đề tài: đời sống dân chài và đời sống viên chức cùng dân nghèo thành thị”[6, tr.225] Sáng tác đầu tay của Bùi Hiển được bạn bè đồng nghiệp nồng nhiệt tiếp nhận Và Bùi

Hiển vui sướng thổ lộ: “Truyện đầu tiên (Nằm vạ) được đăng báo Ngày nay tháng 9 –1940 Tôi

tập hợp một số truyện, tháng 12 –1940 ra Hà Nội gặp nhà văn Khái Hưng, ông vui vẻ nhận bản thảo và bảy tháng sau thì cuốn Nằm vạ ra đời (Nhà xuất bản Đời nay)[61, tr.216]

Trang 21

Nhưng có lẽ những truyện ngắn thuộc mảng đề tài đời sống người dân chài thì nhà văn Bùi Hiển mới có những nét khám phá mới, lạ Bởi lần đầu tiên người đọc mới hiểu rõ về mảnh đất Nghệ An, về đặc điểm của người nông dân và ngư dân xứ Nghệ Và nhà văn đã tâm sự với nhà

văn Hà Minh Đức như sau: “Đối với tôi, Nghệ An là quê hương thân thiết và tôi đã sống hơn nửa

đời người ở đó… Tôi ở miền biển, nhưng cũng sống và hiểu hết về nhiều miền quê khác ở Nghệ An

… Người nông dân xứ Nghệ rất tốt… Chất người cũng bộc trực và bộc tà bộc tuệch … Đất Nghệ

An nghèo, người nông dân trước đây làm ăn không giỏi, ít sáng kiến trong công việc”[14, tr.140-

41] Ông đã từng được sống trong cái không khí sôi động tấp nập của người làng chài Nhưng cũng có khi cũng tại đây Bùi Hiển lại phải chứng kiến những cảnh tượng thương tâm gây ám ảnh khôn nguôi nơi tâm trí Và rồi những cảnh tang thương lại cứ lởn vởn trong tâm hồn, chúng hiện rõ mồn một không thể nào xóa nhòa được Cứ như thế Bùi Hiển quan sát, ghi chép, rồi buồn lo cho số phận cuộc đời của họ Suốt cuộc đời này nhất là kể từ khi ý thức được trách

nhiệm của người cầm bút, Bùi Hiển luôn tâm niệm: “Dù sống hay chết tôi cũng không thoát khỏi

sự cảm thông chan hòa ấy Hình như nó chính là điều mà tôi đã tiếp nhận được Maupassannt, Daudet, Nguyễn Công Hoan… từ chủ đề thân phận con người nhỏ bé Những trang viết của tôi bao giờ cũng gắng giữ lại cái tình người ấm áp ấy Nó lá cái gì còn lớn hơn cả tình bạn và tình yêu cộng lại Nó đã nâng tôi sống và gắn bó những người dân vùng biển với nhau” [14, tr.224]

Chỉ có tình yêu thương vô hạn với con người như thế, Bùi Hiển mới tạo được dư vị đằm thắm, lạc quan trong những trang truyện ngắn Thiên nhiên dưới mắt con người thật hào phóng nhưng cũng có khi tàn nhẫn và khốc liệt Biết bao ngư dân đã vùi thây dưới dưới lòng biển Thế nhưng cuộc sống vốn vẫn tuần hoàn, người dân biển vì mưu sinh, nên sau mỗi cơn bão chết

người, hại của lại “bình thản ôm rương xuống biển, giong buồm rẽ sóng ra khơi, thầm kỳ mong ở

một ân huệ mới của biển trời, có tính chất đền bù an ủi” (vì theo kinh nghiệm lâu đời, trước và sau bão thường đánh được nhiều cá)[14, tr.148-149]

Truyện ngắn của Bùi Hiển viết trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu hướng về phản ánh những sinh hoạt hàng ngày của những người dân nơi quê hương ông Quê hương của Bùi Hiển – một vùng biển miền Trung với những điều kiện sinh sống, phong tục tập quán riêng không trộn lẫn với các vùng quê khác Chính vì thế nên khi viết đời sống người dân quê hương nhưng những trang viết của Bùi Hiển khác với những trang truyện ngắn Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân …

Trang 22

Cũng viết về quê hương miền Trung của mình - một làng chài đánh cá, Tế Hanh có bài thơ

Quê hương Bài thơ là tình cảm của tác giả trong những ngày tháng xa nhà đi trọ học Và mùi vị

rất riêng của quê hương đã khiến Tế Hanh không thể nào quên, cho dù đó chỉ là cái vị mằn mặn của nước biển, mùi tanh nồng của cá hoà quyện, lan toả vào không gian, thấm đẫm cả vào thân thể của dân chài

“ Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao quanh cách biển nửa ngày sông

Khi trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Dân chài lưới làn da nâu rám nắng

Cả thân mình nồng thở vị xa xăm …”

Quê hương Bùi Hiển cũng thế, một làng chài ven biển - xã Quỳnh Tiến, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Đó là một huyện nằm ở địa đầu phía bắc của tỉnh Nghệ An Huyện Quỳnh Lưu là huyện có đời sống văn hóa cao, có ba thế mạnh: rừng, biển và đồng bằng và nằm trên trục đường quốc lộ từ Bắc vào Nam Xã Quỳnh Tiến của Bùi Hiển, trước Cách mạng tháng Tám

(khi Bùi Hiển viết “Nằm vạ”) có tên là Mành Sơn Dân cư Mành Sơn phần lớn sống trong cảnh

“bán nông bán thương” (một nửa làm ruộng, một nửa buôn bằng thuyền được gọi là đi trẩy), còn một ít dân đi đánh cá ở cửa sông lạch Quyên

Khi viết về quê hương, nhà văn Bùi Hiển không đi sâu vào miêu tả cuộc sống nghèo khó và đặc điểm tính cách “ăn sóng nói gió“ của những người dân biển mà lại thiên về phong tục, tập quán

Nhà văn Bùi Hiển không hề thi vị hóa cuộc sống, cũng không khắc sâu cái nghèo khó, cơ cực của người dân nơi quê ông, mà chủ yếu nhà văn muốn tái hiện cuộc sống sinh hoạt, cũng như cái không khí vui tươi, lạc quan của họ Những người dân chài sống quây quần bên nhau, sẵn sàng chia sẻ vui, buồn trong cuộc sống hàng ngày Nhà văn hiểu rất rõ cái tốt, cái hay cũng cái cái xấu, cái dở trong lối sống của người dân quê ông Có những phong tục lạc hậu, lỗi thời vẫn được người dân duy trì và gìn giữ Bởi nó là sản phẩm của nếp sống, lối suy nghĩ đơn giản, ngây ngô của người dân quê Từ việc nằm vạ, cách ăn nói chân chất, cách ứng xử thiên về bản năng cho đến những cách chữa bệnh kỳ quặc, tin vào những điều huyền bí vẫn hiện diện trong tâm hồn của họ Đứng ở vị trí nhà văn, Bùi Hiển không hề có ý phê phán, lên án mà ông chỉ

Trang 23

nhìn ở góc độ cảm thông là trên hết Chính vì thế, truyện ngắn của Bùi Hiển là những trang viết chân thật về tâm hồn của người dân quê ông “Tôi chỉ đơn thuần muốn phản ánh con người quê tôi đúng như họ có”[11, tr.227] Đặc biệt khi nói về những tật xấu của người ngư dân, Bùi Hiển không hề có ý định bôi nhọ họ mà chỉ bộc lộ một niềm cảm thông vô hạn Ôâng đã nói rất chân

thành về những điều mà mình đã thể hiện trong tác phẩm: “ Người lao động có mặt tốt, mặt

xấu; và cái xấu trở thành thói quen và cũng có nhiều cái tốt trở thành nếp sống … Và khi miêu tả những người lao động nghèo khổ tôi chú ý đến mặt bản năng của họ Cuộc sống càng phóng khoáng thì phần bản năng cũng có nhiều nét khoẻ khoắn”[11, tr.143]

Một trong những phong tục mà người dân quê miền Trung thường nói đến đó là tục nằm vạ Vợ giận chồng, con dâu hờn dỗi mẹ chồng cũng sinh ra nằm vạ Nó khác việc nằm vạ của người dân miền Bắc Người dân miền Bắc nằm vạ khi muốn đòi một thỏa thuận vật chất nào đó Tô Hoài cũng có một số truyện ngắn viết về việc hờn dỗi sinh ra nằm vạ giữa vợ chồng

(Truyện Ông dỗi ), giữa mẹ với con trai, giữa mẹ chồng với con dâu (Truyện Chớp bể mưa

nguồn) chỉ có điều sự việc xảy ra và kết thúc trong một thời gian ngắn, và sự việc không tỏ ra

nghiêm trọng phải nhờ làng phân xử như truyện Nằm vạ của Bùi Hiển

Ở truyện Nằm vạ, chị Đỏ hờn dỗi chồng rồi lăn ra nằm vạ Việc này hoàn toàn khác với việc nằm vạ của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao Chí phèo đã từng

chửi nhau với Lý Cường, rạch mặt nằm vạ tại nhà Bá Kiến chỉ vì muốn xin tiền uống rượu Khi Bá Kiến cho tiền rồi Chí liền thôi trò nằm vạ Còn chị Đỏ chỉ vì một chút hờn giận nhỏ với chồng đã nằm vạ bảy tám ngày liền Sự việc càng trở nên nghiêm trọng hơn, khi người nhà chị Đỏ phải mời làng phân xử Nhưng cuối cùng chị Đỏ đã bật cười khi thấy vẻ lóng ngóng của chồng trong lúc rót nước mời thầy lý Buổi xử kiện đã kết thúc một cách bất ngờ và trò nằm vạ của chị Đỏ đã chấm dứt

Như vậy, những mâu thuẫn trong gia đình là đề tài chung của các nhà văn Chỉ có điều mỗi nhân vật được nhà văn xây dựng có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau Từ đó mỗi nhân vật sẽ có cách ứng xử riêng Nhân vật của Bùi Hiển là những người dân chài ở Nghệ An, còn nhân vật của Tô Hoài lại là những người dân sống ở làng Nghĩa Đô Hai nhà văn đã chọn cho nhân vật của mình một cách bộc lộ tính cách Chính những nét cá tính đó giúp chúng ta hiểu hơn phong tục, tập quán của từng vùng miền Cuộc hờn dỗi của chị Đỏ với chồng được nhà văn Bùi Hiển đẩy tới đỉnh điểm của sự mâu thuẫn Mâu thuẫn giữa họ được thể thật căng thẳng khó giải quyết

Trang 24

êm thấm Thế mà cuối truyện nhà văn đã đưa ra sự giải quyết nhẹ nhàng, nhanh gọn Người kể đã khách quan thuật lại diễn biến câu chuyện Còn ở truyện của Tô Hoài, người kể chuyện thường xuyên bộc lộ nhận xét, tình cảm, cảm xúc trong câu chuyện Sự việc này đã xảy ra thường xuyên trong đời sống nhân vật, nên người đọc tiếp nhận ở một thái độ bình tĩnh

Đến với truyện ngắn Bùi Hiển, lần đầu tiên người đọc được biết đến hình ảnh con người

vùng biển xứ Nghệ Theo Bùi Hiển thì “người dân vùng biển có nhiều nét kỳ lạ lắm …” Không

chỉ cách làm ăn, suy nghĩ và ngay cả đời sống tâm linh của họ cũng vậy Bùi Hiển cố gắng tái tạo lại những con người có thân hình khỏe khoắn, rắn chắc, từng trải, sống hoà quyện với thiên nhiên, con người Trong hồi ký văn học, Bùi Hiển đã viết: “… do sống kề cạnh những người dân chài, tôi nhận thấy tâm sinh lý họ phần nào khác với những người đồng ruộng Nói chung họ khỏe mạnh, vạm vỡ, nói rất to (ăn sóng nói gió) cười rất lớn, cuộc đời vật lộn với sóng gió bão táp tạo cho họ một ý chí kiên cường, khung cảnh sống giữa biển khơi khoáng đạt hình như cũng tạo cho họ tính phóng khoáng vô tư, lạc quan yêu đời (theo cái kiểu giản đơn thô lậu của họ)”[11, tr.147-148] Chính vốn hiểu biết sâu sắc đó đã giúp Bùi Hiển thể hiện thành công về

khía cạnh tâm hồn của họ Trong truyện ngắn Chiều sương: “Có hình ảnh những con ma vật lộn

với sóng gió, tai họa, những cái chết bi thảm là điều không tránh khỏi đối với số phận những chiếc thuyền gỗ thô sơ Ở nơi đây giữa cõi sống và cõi chết nương nhau vấn vít”[11, tr.227]

Người dân chài rất coi trọng đời sống tâm linh Họ cho rằng oan hồn những người dân chài đã khuất vẫn luôn vương vấn, ẩn hiện trên cõi dương gian Những người dân chài thường gặp những oan hồn ấy ở biển khơi Do đó, họ quan niệm có một nơi giành cho người đã mất - cõi âm Nơi đó, những con người kia tồn tại dưới dạng “phi hình thể” hay người ta thường gọi là

“ma” Có điều những “con ma” ấy trong truyện ngắn Bùi Hiển thật hiền lành, cũng biết trò chuyện, biết cô đơn, rất thèm hơi ấm người thân Thỉnh thoảng, các chú chàng nổi lên trên mặt nước đùa nghịch tí chút với người dương, lôi kéo bạn đồng hành vào chốn hiểm nguy Truyện ngắn Bùi Hiển cũng khám phá mối liên hệ tình cảm lạ lẫm đó

Người đi biển thường kể về những “con ma” ấy trong câu chuyện của mình thật đầm ấm

và gần gũi Lão Nhiệm Bình đang kể với “giọng kể từ tốn hiền hòa”

“_ …Có vài lần thuyền neo ngoài khơi, tôi ngồi câu đêm, thấy giằng mạnh ở câu, vội kéo lên Ái chà, sao nặng khiếp…Quả nhiên! Tôi vừa kéo câu lên khỏi mặt nước, thấy hắn xòa một cái, xanh lè cả nước biển, mình hết hồn Nhìn lưỡi câu, con mực vẫn còn nguyên

Trang 25

… Có người họ kể, đêm ở ngoài khơi, trời êm biển lặng, mọi người đang neo ngủ thấy các chú bơi lù lù rồi trèo lên ngồi dăng dăng hai bên mạn thuyền Họ nói : “ Thôi mà, anh em mình, trêu nhau làm gì? ”, thế là cả bọn nhảy sùm xuống bơi đi

Mồ ma ông cụ Bỉnh khi xưa, dạn khiếp Nửa đêm ông ta đi lưới về, qua dưới cây đa trước miếu, một bầy hắn bíu lấy tay Không thấy người đâu nhưng nghe tiếng hắn léo nhéo xin cá Ông

ta đáp: “Chào xin với xỏ, được mấy con cá về cho vợ con đây!” Thấy nhẹ trong rổ, sờ vô thì cá đã biến mất Ông ta nạt “Đồ quỷ, cứ nghịch thôi!” Thế là tiếng cười bật lên ríu rít, lát sau lại thấy nặng rổ”[54, tr.62]

Rồi nhân đà kể chuyện vừa là đáp lời chàng trai vừa hỏi, lão Nhiệm Bình lại say sưa kể về những con thuyền ma khác:

“…_ Thuyền ma à ? À … có một lần, đã lâu lắm, chính mắt tôi thấy Hồi ấy tôi còn trẻ lắm, tôi còn đi trai dưới thuyền mồ ma ông Phó Nhụy …

… Nhưng trên mặt biển, ùn ùn từ đâu đến _ dân chài bảo từ Thủy phủ đùn lên _ một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía …

… Đột nhiên không ai bảo ai, tất cả im lặng: họ vừa ngửi thấy một mùi kỳ dị, một mùi nhạt và ẩm ướt, tanh lợm như mùi rong rêu Rồi một bóng đen dài hiện trong sương, phía trước mặt … Quả nhiên trong sương bóng đen rõ dần thành một chiếc thuyền, trên đó lố nhố những bóng người chèo Họ chèo lặng lẽ dị thường, tưởng như thuyền lướt trên biển dầu …

… Cái bóng cả thuyền lẫn buồm, đen nhờ nhờ, chỉ còn để lại một khoảng trống không trắng toát, khoảng trắng ấy nhòa dần vào màu sương phơn phớt xám”[54, tr.69-70-71-72]

Có trường hợp, có người còn được nhìn thấy, được nói chuyện với người đã mất mà theo

nhà văn Bùi Hiển gọi đó là “một sự xuất phàm” hay “một cảnh tượng kỳ lạ” Bởi lúc ấy duy nhất

hai con người ở cõi âm và cõi dương được gặp nhau, trò chuyện lần cuối cùng Và nhà văn đã

đưa ra những giả định là “mọi người hoa mắt”, “loạn thị giác” Chỉ biết rằng đối với người dân chài nơi đây, họ tin đó là chuyện có thật “…những người trong cuộc đều đoán chắc đã thấy rõ

ràng và kể lại được tách bạch từng tiểu tiết

… Người ta nhận ra được những hình thuyền Buồm không thấy căng lên: không nghe chèo khuấy nước nhưng ba chiếc thuyền tiến vào rất nhanh Ba ngọn đèn vuông toả ánh xanh mờ bí mật, không soi rõ những bóng người lố nhố trên thuyền Thuyền đi rất êm, như cách lướt trong bóng tối, không chạm mặt nước Những hình người không động và im lìm Chợt một bóng người ở

Trang 26

thuyền đầu tách ra tiến đến phía mũi và nói bằng một giọng xa xôi: “Được rồi đó Thôi trở lại, anh em!”

Mụ Can Túc tưởng nhận ra tiếng chồng, hồi hộp hỏi ra “Bố thằng Can đó phải không?” Người kia giơ đèn đến ngang mặt, nhìn vào bờ, hỏi lại: “Tiếng ai như tiếng mẹ thằng Can?” Nhờ ánh đèn, mọi người đều nhận rõ mặt bác Can Túc Bác cười lặng lẽ, miệng dệch đến mang tai Hai mắt lóng lánh một vẻ tinh quái, như giấu một sự bí mật gì

Bác dệch miệng cười rất lâu, rồi nói lớn: “Anh em gửi lời chào bà con cả Anh em ở xa ghé về thăm nhà một tí, giừ đi đây” Chưa ai kịp đáp gì, cũng chưa ai kịp hiểu những sự vừa xảy ra, thì ba chiếc thuyền đã đồng thời quay mũi Người ta tưởng thấy những bóng người cử động như đang chèo, nhưng không hề nghe tiếng nước xao động Ba chiếc thuyền ma lặng lờ quay ra biển, trở về chốn vô cùng…” [5, tr.87-88-89]

Với suy nghĩ nông cạn, lạc hậu, người dân quê ông còn xem các chứng bệnh như một thứ

ma quái ám hại con người và con người có thể chống chọi, đẩy lùi bằng các mẹo dân gian

Ở truyện ngắn Ông Cúm bà Co của nhà văn Tô Hoài, chúng ta cũng bắt gặp cái quan niệm

chữa bệnh lạc hậu Mụ Hối đã chữa bệnh đau đầu bằng lá thầu dầu tía, chữa bệnh sốt bằng gừng giã trộn với rượu, bác Hối thì chữa cho vợ bằng việc cúng Chỉ có điều truyện của Tô Hoài

có cái kết ảm đạm, đau buồn; còn truyện Ma đậu của Bùi Hiển thì lại có cái kết có hậu Ở truyện Ma đậu người bị bệnh đậu mùa được xem là bị “ma đậu” bắt, chỉ có cách canh giữ mỗi

đêm cho cẩn thận thì sẽ không bị bắt đi Ở gia đình chị Đỏ Câu cũng thế, lão Năm Xười được thuê để làm việc ấy Bởi anh Đỏ Câu cũng nghĩ đơn giản rằng roi dâu có thể xua đuổi được ma đậu Mỗi lần chị Đỏ Câu đi đâu về luôn phải vượt qua những cái roi dâu vụt túi bụi chung quanh

mình từ tay của chồng và lão Năm Xười Chưa hết trong sân đất nhà chồng chị còn được vẽ“

trắng xóa những hình vẽ bằng vôi: ngổn ngang những cung tên, những thằng quỷ sứ đầu tròn lông lốc, những mắt hổ phù”[54, tr.19] Hơn nữa, chị Đỏ còn phải “xông khói lá mỳ ky” rồi mới được

vào nhà Cả làng của chị đâu đâu cũng có xác chết Và theo lời kể của lão Năm Xười thì “Giữ

cũng chẳng khỏi Số bắt chết là phải chết” Và lão còn lý giải thêm “Cứ nói thế thôi Có giữ cũng có hơn Từ rày đi đâu về phải cẩn thận, đóng cửa gài then cho hẳn khỏi lọt vào… Hắn sợ khói lá mỳ ky lắm Khi thì hắn bám trên áo, trên đầu, phải lấy roi dâu vụt tứ tung cho hắn sợ, hắn chạy Có nhà dùng mẹo thế này, cũng thông: họ rải nứa khắp sân; hắn có lỏn vào được thì cũng

Trang 27

phải bước trên nứa, nứa kêu rạc rạc, thế là người nhà biết, lấy roi ra vụt mải, cu cậu phải phót qua rào mới thoát thân”[54, tr.76]

Chưa hết, lão còn kể về gương mặt rỗ hoa của mình làm cho chị Đỏ Câu càng tin và lo sợ

hơn “Thấy thì chưa thấy, chứ tôi đã nghe ma đậu nói chuyện rồi đó Độ ấy tôi nằm nghe rõ ràng

hai con ma bàn nhau vào bắt tôi Tôi cầm roi liền xoay người như chong chóng vụt tứ tung Thế mà cũng chẳng thoát, hắn tài lắm Bữa sau tôi lên đậu, cho nên bây giờ mặt mới có hoa thế này đấy chứ”[54, tr.76]

Đọc truyện ngắn của Bùi Hiển, chúng ta lại được biết đến một số quan niệm khác của người dân quê ông chẳng hạn như việc lập gia đình, quan niệm sinh nở, nuôi con theo lối quê Việc dựng vợ gả chồng cho con là một công việc hệ trọng đối với các bậc cha mẹ Bởi họ mong muốn trước khi mất được thấy con “yên bề gia thất”, và mong có cháu bế cháu bồng Chính vì thế, lúc nào họ cũng thúc ép con cái lập gia đình sớm Bởi quan niệm đó mà Vịnh và Cần, hai cậu học trò lớn tuổi lên tỉnh học luôn bị thầy giáo và các bạn học trò chế giễu Và

trong tình cảnh ấy hai anh đã thổ lộ nỗi niềm với nhau “ Lớn lên phải lo gây dựng gia đình, nối

dõi tông đường chứ Ở tỉnh có người già quá mà chưa thành gia thất; độ Tết trước, tôi gặp mấy cô người làng ở tỉnh xa về quê chơi, cô nào cũng cao ngông nghênh thế này mà chưa chồng con gì cả, trông dơ dáng quá…

… anh chỉ thấy nao nao khổ sở, bởi cảm tưởng cô đơn thấm thía Thực các bạn mới đã độc ác quá Và vô lý nữa: anh cưới vợ và có con sớm, bà con trong làng đều mừng anh có phước …”[54,

tr.160]

Chị Đỏ cũng là nạn nhân của lối quan niệm xưa Cha mẹ chị đã buộc chị làm theo những gì

họ đã sắp đặt trước, bởi “…chị là con một; cha mẹ chị nóng lòng mong có cháu bồng bế, dù chỉ là

cháu ngoại ”[54, tr.78]

Viết về quan niệm này, Tô Hoài cũng có truyện ngắn “Vợ chồng trẻ con” Truyện đã phần

nào phản ánh được hiện thực nơi làng quê của Tô Hoài Đồng thời nhà văn cũng góp tiếng nói

phê phán nạn tảo hôn “Có gì đâu Ấy là một thằng nhãi, vừa chẵn mười tuổi Người quen vẫn gọi

nó là cu Phúc Bố mẹ nó, ông bà xã Ngưỡng lấy vợ cho nó Vợ nó là cái Ngói, con ông bà hương Cải Cái Ngói mười hai tuổi Không bao giờ ai lại có lúc nghĩ rằng chúng nó còn non nớt quá Người ta chỉ biết so đôi tuổi hợp thế là có những người khăn đóng áo dài bưng đến nhà cái Ngói một mâm chè mạn

Trang 28

Cùng viết về một vấn đề nạn tảo hôn, nhưng nhà văn Bùi Hiển lại dùng hình thức đối thoại để bộc lộ quan niệm của mình Còn với nhà văn Tô Hoài lại dùng hình thức trần thuật lại sự việc Mỗi câu văn của Tô Hoài đều bộc lộ thái độ chủ quan của người kể chuyện Bùi Hiển có cách đánh giá, nhận định vấn đề thật nhẹ nhàng, đơn giản Còn Tô Hoài lại nhìn nhận vấn đề gay gắt hơn Truyện của ông khiến người đọc cảm thấy ray rứt, xót xa

Người nhà quê thường truyền miệng nhau cách sử dụng những phương thuốc dân gian: vừa hiệu nghiệm lại vừa rẻ tiền Nhà văn Bùi Hiển cũng thu nhận và phản ánh một số kinh nghiệm

trong truyện ngắn của mình Ở truyện ngắn Hai anh học trò có vợ, Vịnh đã có con nên có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái Vịnh thường bạn, nên bảo “chị ấy ăn nhiều canh rau

sam cho mát thai; nếu được canh rau sam nấu với cá rô càng bổ; rằng thỉnh thoảng “chị ấy” nên xông lá dành hoa, để tránh nôn mửa mà đàn bà chửa hay bị”[54, tr.161].] Ở truyện Làm cha, vợ

chồng Thảo_ Thu lần đầu sinh con nên mọi việc phải trông cậy vào bà dì Thảo Ngoài ra, cả hai bà mẹ cũng có mặt để nhắc nhở, bảo ban những việc cần “…Bà bồng thằng bé một cách gượng

nhẹ khéo léo, sai mua hoa chuối Thu ăn cho nhiều sữa, cắm nàng nằm nghiêng: “Mới sinh xong, trong người cái gì cũng lỏng lẻo, mình mà cử động mạnh hoặc nằm nghiêng nó lệch lạc đi Hồi chúng tôi ở cữ, cứ phải nằm sấp mà ăn kia đấy”[54, tr.137]

Với suy nghĩ đơn giản, người dân quê không quan trọng việc đặt tên Đối với họ, đặt tên cốt để gọi, để phân biệt Thông thường họ lấy năm sinh để đặt tên, còn không thì gọi bằng

những cái tên rất mộc mạc, dễ nhớ như: cu, gái … Truyện Hai anh học trò có vợ của Bùi Hiển

cũng phản ánh về vấn đề này Ngay khi vợ Cần chưa sinh con mà Vịnh đã dặn trước về việc đặt

tên: “ _ Cứ theo năm đẻ mà đặt tên, anh ạ; như thế tiện, chả quên tuổi được! …Có người lấy chữ

ngũ phúc mà đặt tên con lần lượt, cũng là ý hay Ở nhà quê cứ quen gọi Cu, Hoe, Lòn, nghe chướng tai quá nhỉ ”[54, tr.162]

Truyện ngắn của Bùi Hiển cũng phản ánh quan niệm sinh nhiều con của người dân quê

Các bà, các mẹ cả đời phải tần tảo chăm sóc con, cháu Ở truyện Làm cha, mẹ Thảo, mẹ Thu, bà dì Thảo “… đã có hai mươi kinh nghiệm nuôi con” Riêng bà dì Thảo vẫn bình tĩnh, chợ đợi để làm cái công việc quen thuộc hàng ngày: chăm sóc những đứa trẻ “… Bà đã dự nhiều đám đẻ

Con gái, con dâu, cháu gọi bác, gọi dì, nội ngoại xa gần, hễ sắp đến kỳ sinh nở lại nghĩ đến bà Bà đợi ở nhà con cháu, chăm sóc cho đứa bé lọt lòng; khoảng vài mươi hôm một tháng, có người khác mời, bà lại xách nón ra đi, nói: “ À, ra cái người An _ nam mình hay đẻ thực!”[54, tr.133]

Trang 29

Tình cảm vợ chồng của người dân quê được kết gắn một cách mộc mạc nhưng lâu bền Mối quan hệ thân thiết giữa tình làng xóm đã khiến họ gần gũi với nhau hơn Việc lấy vợ, lấy

chồng của họ còn do cha mẹ định đoạt Mẹ anh Đỏ đã chọn vợ cho con “đứa dâu mụ vẫn tự hào

mát tay mới chọn được”[54, tr.57] Anh Can cũng được mẹ đi dạm vợ cho “Khi anh mười tám tuổi, mụ mẹ đi dạm con Xin bên hàng xóm cho anh”[54, tr.92], chỉ có điều anh bị cô gái từ chối

bởi có dáng vẻ “như con voi” Hoàn cảnh chị Đỏ Câu cũng thế Chị Đỏ không có cảm tình với anh Câu Từ giọng nói đến tiếng cười, hình dáng của anh đều làm chị khó gần Thế mà cha mẹ

chị vẫn ép uổng con gái “Chưa thấy ai cười vô duyên được đến thế Tiếng cười đã xấu, giọng nói

lại khó nghe hơn Đã hăm mấy tuổi đầu, anh Đỏ nói hãy còn ngọng líu, chân thì nói “chưng” Mặt anh sôn si những mụn, những mụn chưa nặn thì đỏ, mụn nặn rồi thì bầm tím Lông mày sâu róm, rậm và ngắn một cách trơ trẽn; mũi sư tử, răng tróc thuốc nhuộm, vàng luôm nhuôm…Cha mẹ chị Đỏ độc ác Chị đã nhất quyết không lấy anh Câu: có lần chị thề độc, vừa bẻ rắc chiếc đũa ngay trước mặt cha mẹ, vậy mà bố mẹ ham của, cố dùng uy quyền độc đoán ép uổng chị vào mối tơ duyên chênh lệch ấy” [54, tr.74]

Người dân quê rất tin vào các thế lực thần thánh Khi gặp hiểm nguy, gian khổ họ thường tìm đến miếu thờ Họ quan niệm: nếu thành tâm cầu khấn thì sẽ được toại nguyện Vì thế họ cầu mong người thân của họ sẽ sống sót qua cơn bão tố mà trở về Trong nỗi mất mát, đau đớn

khôn cùng, những người dân chài như dựa vào nhau tìm một niềm cảm thông chia sẻ “…một

đám người tụ họp trước miếu thờ dựng cạnh ngả đường ra cửa lạch Họ vào miếu sì sụp khấn vái và hy vọng Nhưng khi trở ra, tiếp xúc với bóng đêm lạnh và nghe rõ tiếng bể rền rĩ, ai nấy lại đều tấm tức muốn khóc Họ đứng tần ngần, không muốn lìa nhau Mối lo buồn chung đã ràng buộc họ”[54, tr.87]

Tình làng xóm, bạn bè, người thân trong gia đình là những tình cảm đáng quý, đáng trân trọng Tuy cuộc sống ở quê còn nhiều thiếu thốn, nhưng con người sống với nhau rất có tình, có nghĩa, có trước có sau Trong những hoàn cảnh khó khăn, họ biết xích lại gần nhau, chở che nhau, cùng động viên nhau sống tốt, đẹp hơn Vịnh và Cần trở thành đôi bạn thân bởi hoàn cảnh của họ có nhiều điểm giống nhau Họ đều đã lớn tuổi, đã có tuổi, đều có vợ ở quê, cùng lên tỉnh trọ học Các bạn trong lớp thường trêu đùa và không bao giờ chơi chung với họ Nhân việc thầy giáo xếp hai anh chung một bàn càng khiến hai người thân thiết hơn Việc Cần mời Vịnh đến ở

cùng, khiến Vịnh “cảm động, không biết nói thế nào để cám ơn, nắm mạnh tay bạn, bỏ ra, rồi lại

Trang 30

nắm mạnh lần nữa” Và Cần như có thêm sự tự tin, sẵn sàng đương đầu với những trò chế giễu

của bạn bè“quay nhìn các bạn học, vẻ đắc thắng và khiêu khích”[54, tr.159] Rồi từ đó, họ trở thành đôi bạn thân thiết “Trong một bầu thân mật, hai anh em kể chuyện mình cho nhau nghe

Đó là chuyện những chàng trai nhà quê, mà sự học đã nhiều lần đứt đi nối lại bởi những cớ giản

dị và hết sức bất ngờ: một mùa lúa được hay mất, một đám tang, cuộc hồi hương đột ngột của người anh cả Vịnh vừa làm giàu ở một tỉnh xa miền mỏ, sự cạnh tranh giữa cha Cần và bác hàng xóm hợm hĩnh vì có con “học trường Đít_lôm, sắp thi ra tham biện”[54, tr.160] Như thế, sự đồng

cảm là mối dây ràng buộc họ khiến hai người càng khăng khít, bền chặt hơn “anh ăn ở với nhau

thực là khăng khít, giống như những đôi bạn hiền trong truyện thời xưa Càng bị chế nhạo, hai anh càng xích lại gần nhau Trước những lời độc ác của các bạn, hai anh nắm chặt tay nhau,và tìm thấy trên nụ cười cùng nở trên đôi miệng một niềm an ủi không cùng”[54, tr.161] Rồi với

một sự quan tâm đặc biệt, ngày chủ nhật Vịnh về quê mang theo “mấy bơ gạo lùa, một thứ gạo

riêng vùng anh trồng”, đem biếu cho Cần Bởi theo anh “đàn bà chửa ăn gọn bụng” Anh vui vẻ

kể lại: “_ Mẹ thằng Bình cũng nhờ ăn gạo ấy mà đẻ nó ra thực chóng, dễ như trở bàn tay, anh

ạ”[54, tr.161]

Những người đàn bà quê thì lại đối đãi với nhau bằng một tình cảm mộc mạc, chân chất Sự thăm hỏi, trao tặng những món quà nho nhỏ là những việc làm thể hiện sự quan tâm của họ

với nhau: “…Chị ta tức tốc đi mua vải, về nhà Thu ngồi xổm trên giường, dọn ở mủng ra nào kéo,

nào kim chỉ, cắt cắt, may may, trông bộ xăng xái Đôi khi Thảo liếc nhìn và mỉm cười cảm động nghĩ đến những bè bạn đàn bà, xinh nhỏ hay hay, lơi lơi mà bền bĩ, kết bằng những sự biếu xén vặt, nhữngý ân cần tủn mủn như tính họ”[54, tr.137]

Tình làng, nghĩa xóm luôn được người dân quê gìn giữ Khi một trong các gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn liền được bà con giúp đỡ, an ủi và chia xẻ Anh Can thường sang chơi và giúp đỡ mẹ con chị Ngò Lúc đầu, chị cũng chẳng có cảm tình với con người đó Nhưng dần dà tiếp xúc với anh, chị thấy anh là một hiền lành, thật thà, chịu khó Ngôi nhà chị mỗi lúc có anh

dường như ấm cúng hẳn lên “Con người to lớn ấy tỏ với chị một thái độ phục tùng lạ Anh ta

vâng lời chị nhất nhất làm theo mỗi việc chị nhờ, cố làm vui lòng và giúp đỡ chị Chị Ngò thấy một chút ấm áp trong lịng chị có thể tin ở sự che chở của bác chài khoẻ mạnh trong đời sống bơ

vơ nhọc nhằn mà chị đang sống, chị bất chợt mình đang mỉm cười với ý nghĩ: ừ coi thế chứ, anh ta cũng không đáng khiếp sợ như chị vẫn tưởng”[54, tr.97]

Trang 31

Truyện ngắn của Bùi Hiển cũng giúp chúng ta hiểu hơn cái tính tò mò, hay để ý, quan tâm đến mọi người, mọi nhà, mọi việc xung quanh của người dân quê Đây là nét cá tính chung của

người dân quê Trong truyện Aùc cảm, Mân lựa chốn ngoại ô để tìm một không khí tĩnh lặng

Hàng ngày việc cơm nước của anh do vú già lo Anh ít khi tiếp xúc với mọi người xung quanh và cũng ít khi ra ngoài trừ khi đi dạy học về Thế mà mọi việc xảy ra xung quanh anh đều biết chính là nhờ từ vú già Mân được bà vú báo cho biết người láng giềng mới “sắp mở một quán

rượu” Rồi vài ngày sau, vú già lại kể chuyện về người làng giềng “Vú kể rằng lúc sáng, một

ông phó lý ghévào hàng hắn uống rượu, rồi ra chợ; một lát sau hắn bắt được trên ghế một cái ví

da, mở ra thấy mấy tờ giấy bạc; hắn vội vàng thuê xe ra chợ, rồi chạy sục khắp chợ tìm cho được người khách lơ đễnh kia, giao giả cẩn thận”[54, tr.153] Ở truyện Nằm vạ, khi biết việc chị Đỏ

nằm vạ bà con đến nhà để hỏi thăm, còn những đứa trẻ con cũng kéo đến để ngắm nhìn Anh đỏ

phải đuổi chúng nó đi và lấy mảng buồm che lại “Chiều đó vài bà con trong họ đến hỏi thăm; có

đôi đứa bé tò mò ghé mắt nhìn vào buồng Anh Đỏ gắt đuổi ra, đem buộc ở cửa một mảng buồm rách làm rèm che”[54, tr.51]

Người dân quê thường nhuộm răng đen Và thói quen ăn trầu cũng được các bà, các mẹ, các chị gìn giữ Bởi theo họ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, là nét đẹp, nét duyên dáng Người dân quê ở xứ Nghệ cũng vậy Truyện ngắn của Bùi Hiển miêu tả rất sinh động những hình ảnh

ấy Chị Đỏ (truyện Ma đậu) đã từng chê hàm răng anh Câu vì “răng trắng thuốc nhuộm, vàng

luôm luôm”[54, tr.74] Mẹ chồng chị Đỏ chầu chực ông lý mãi không gặp Đến hôm thứ năm, bà

phải ra tận bến đò mới đón được ông Bà mừng rỡ, chạy theo ông về nhà Ông lý hẹn “mai

đến” Bà cuống cuồng “ đem đĩa trầu khô vẫn bưng cò kèvào trút vào cơi bà lý…”[54, tr.55] Mụ Phiên vừa đong cá vừa nhai trầu “Mụ Phiên vừa hét, mồm quết trầu há đỏ lòm”[54, tr.100]

Ngay cả vợ Cần cũng có thói quen ăn trầu Chỉ có điều khi lên tỉnh, chị vẫn giữ cái cách sinh

hoạt như ở quê nhà “Vợ anh bụm mơi nhìn loanh quanh, nhổ toẹt được bãi nước trầu vào góc

vách…”[54162]

Cuộc sống của người dân quê còn nhiều thiếu thốn, nên vệ sinh còn rất kém Họ chưa có

ý thức giữ vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt gia đình và vệ sinh cá nhân Truyện ngắn Bạc và

Ông Ba Bị dân chài của Bùi Hiển đã phản ánh sinh động khía cạnh này Cái quán thịt cầy ở chợ

phủ do một mụ già buôn bán Vật dụng trong quán rất thô sơ: cái chõng, cút rượu, vài cái chén

cáu bẩn Hàng ngày mụ bán cho khách những “…đĩa thịt cầy, trông đen đen hơi bẩn…”[58, tr.8]

Trang 32

Khi khách đến ăn “Mụ hàng lanh lẹn lấy thêm rượu, đặt thêm một đôi đũa và một cái chén mà

mụ đã thò ngón tay ngoáy cho bớt bẩn”[58, tr.9] Trong sinh hoạt hàng ngày, người dân quê vẫn

chưa có thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ Nhà chị Ngò cũng thế Con chị Ngò - thằng Còi cả người đầy mụn ghẻ lở Mỗi lần chị Ngò tắm cho nó, vết thương đau xót khiến nó vùng vẫy, khóc thét

lên “…Thằng bé bị lở lói; những nốt lở mưng mủ làm một vòng vàng vàng, xanh xanh quanh cái

vảy tròn nâu thẫm; khi tắm, nốt lở bị cọ loét để lộ những chấm thịt hồng Chị Ngò mài một viên thuốc màu xám lên trôn bát bôi lên Thằng bé bị xót, vùng vẫy không chịu… ”[54, tr.93] Thêm

nữa môi trường sống của người nhà quê cũng rất ẩm thấp, dơ bẩn Đây là câu văn tả gian buồng

của chị Đỏ “…nền đất, trong gian buồng hẹp mà mùi ẩm mốc tanh nhạt đọng thành lớp đặc xông

lên mũi”[54, tr.49] Cuộc sống sinh hoạt ở ngoại ô cũng chẳng khá hơn Nhà văn Bùi Hiển đã tả

lại cảnh sinh hoạt của người dân ở ngoại ô “…Hai dãy nhà lụp sụp nối dài, cửa che bằng phên

chống nghiêng nghiêng hoặc bằng mành tre rất to nan Trên giậu giâm bụt, vắt phơi trơ trẽn những quần áo bẩn thỉu, yếm váy vá chằng đụp…

…Sông lờ đờ lộ dòng hẹp màu vàng đục…

…Mấy người đàn bà lội xuống vo gạo, rửa rau, chè hoặc bèo Họ cũng có ý đứng xa một tí những người đang giặt yếm váy Họ khua tay trên nước mấy cái cho bọt và rác dãn ra theo vòng sóng, đoạn nhúng rổ xuống…

…Nước đọng vũng, mấy con vịt đến khoắng mỏ lục sục, hơi bùn tanh nhạt, có khi thối hoắc, xông lên nặc mũi”[54, tr.149-150]

Cuộc sống nghèo khó đã làm khiến người dân quê có những tính xấu như: tham lam, ăn

cắp, độc ác … Ở truyện Thằng Xin, vì không có việc làm thằng Xin hàng ngày phải đi “hôi cá” và bị mắng chửi, xô đẩy Nhà văn đã tái hiện lại hành động hôi cá của thằng Xin “Thằng Xin

vẫn ngồi rình, lại thò tay bốc một nắm cá trong rổ”[54, tr.101] Không chỉ thằng Xin, mà thằng

năm Chột đã lấy cắp hòm tiền ở nhà mụ Xin để rồi bị chém Và mụ quán đã nhặt tiền của ông Phó làm của riêng mình Thế nhưng từ khi giữ tiền của kẻ vừa bị sát hại, trong lòng mụ không có một chút thanh thản nào Nỗi lo sợ, ám ảnh càng tăng dần khiến bà phải trả lại số tiền Cũng từ đó lòng bà xáo trộn Bà cứ tiếc nuối, nghĩ ngợi về số tiền mà tưởng rằng nó đã thuộc về

mình Bao dự định mà từ trước tới nay bà muốn thực hiện mà chưa làm được “Với năm chục, mụ

có thể mua một chức nhiêu cho đứa con em trai, mở to thêm quán rượu, và nhất là cất lại mả chồng, điều dự định xưa cũ mà vì đồng tiền eo hẹp mụ chưa thực hiện được”[58,15] Và cuối

Trang 33

cùng, bà quyết định lên quan đòi lại cho được số tiền ấy Trớ trêu thay, tiền chẳng đòi được mà bà còn bị bắt giam Người nhà xin mãi bà mới được tha cho về

Bùi Hiển còn tỏ ra hiểu sâu sắc những niềm vui, nỗi buồn, từng niềm mơ ước của mỗi người dân trên quê hương Họ có những mơ ước thật bình dị biết bao, đó là mơ ước được lao

động chính bằng công sức của mình Truyện ngắn thằng Xin – Bùi Hiển đã thể hiện được cái mơ

ước ấy Sinh ra trong gia đình nghèo khó, chẳng có chút vốn liếng gì, thằng Xin không cam chịu cảnh sống như cha mẹ của nó Hắn đã nói thẳng ý định của mình với mẹ:

“Mẹ kiếm trầu cau sang nói với ông Thiệu cho tôi một chân trai dưới thuyền lưới Rầy tôi không đi hôi cá nữa”[54, tr.101] Đã từ lâu “thằng Xin nuôi tha thiết cái ý định góp nhóp để làm giàu … Hắn vui lòng hầu hạ bạn chài, thổi cơm, tát nước, đêm khuya lò dò trong xóm ran tiếng chó để gọi người đi biển … Hắn tính chỉ trong dăm tháng, hắn có thể có tới vài chục quan tiền đủ cưới vợ Hắn định sẽ bàn với mẹ để đi dạm con Chắt bên xóm Đoài, mà hắn đã để ý đến đôi má béo hồng”[54, tr.103]

Viết về quê hương, Bùi Hiển không có ý tái hiện lại bộ mặt xã hội đương thời Trong truyện ngắn của ông chỉ thấy thấp thoáng các đối tượng đại diện cho quyền lực như thầy lý, bác nhiêu… Nhìn chung, họ xuất hiện một cách mờ nhạt, không được nể trọng Theo nhà văn thì đó

là “những ông lý toét, những bác nhiêu, chén rượu thịt chó vào rồi hét oang oang như để cho cả

trời nghe”[54, tr.152] Còn nếu họ được đặc tả kỹ hơn thì cũng chỉ nhằm mục đích gây cười

Chẳng hạn, hình ảnh ông lý trong truyện Nằm vạ :

“Ông lý bước vào, xúng xính trong áo lương rộng và lẹp kẹp đôi giày da Khuôn mặt phì nộn tươi nở như một cái hoa, mà nhụy là cái mũi đỏ choé, to lạ lùng và đâm lỗ chỗ như da trái bưởi”[54, tr.55-56]

Truyện ngắn của Bùi Hiển còn phản ánh những mối quan hệ tình cảm trong gia đình, cũng như cách ứng xử của người dân quê trong cuộc sống

Điều kiện sống của người dân quê Nghệ An rất vất vả Cuộc sống ấy đã ảnh hưởng đến tính cách của họ Phần lớn họ là những người phụ nữ chịu thương, chịu khó nhưng lắm lúc cũng ương ngạnh; hoặc những người đàn ông khỏe khoắn, dẻo dai nhưng lại lầm lì, cục tính Chị Đỏ

(truyện Nằm vạ) bị chồng mắng vì đi ngủ mà không đóng cửa chuồng gà, thế mà chị lại còn lầm

bầm cãi lại:

Trang 34

“_ Quên một bữa cũng chẳng sao ! Chào ồi ! Chăm sóc đến gà gớm Để hắn đẻ trứng nào là

nuốt lống đi trứng ấy mà !”…[54, tr.50] Còn chị Đỏ trong truyện Ma đậu lại ương ngạnh theo

kiểu khác Để trả thù sự áp đặt của gia đình, chị Đỏ tuy lấy chồng nhưng không bao giờ ngủ

cùng chồng “… chị vẫn nằm một mình trên chõng tre đặt cạnh khung cửi và để mặc anh Đỏ lạnh

lẽo phòng không Có lần nhà chồng cất chõng đi, nhưng chị cứng cổ, trải một chiếc chiếu ra đất mà ngủ Sau cùng họ phải đặt chõng vào chỗ cũ…”[54-78] Anh Đỏ ít học, đối xử với vợ có vẻ

thô kệch Còn anh Cần có chút ít chữ nghĩa vẫn ăn nói, đối xử với vợ thật tệ Khi thấy vợ đến

nhà trọ, anh gắt gỏng, không muốn đi cùng sợ bạn bè trông thấy “ … Cần thì thầm với Vịnh:

_ Tôi dặn anh điều này: anh em bạn nhỡ gặp mà hỏi, thì anh bảo đó là người làng, chứ đừng nói vợ tôi, nhé”[54, tr.163]

Các bà mẹ chồng ở quê thường hay soi xét con dâu Các nhà văn thường khai thác mối bất

hòa giữa họ Với truyện Chớp bể mưa nguồn, Tô Hoài đã kể lại sự mâu thuẫn giữa bà Móm với vợ thằng Mi Có điều việc bà Móm ghét bỏ con dâu là do: con dâu bà “Chẳng cưới xin gì hết, nó

đàng hoàng đến nằm vạ nhà người ta”.Cũng như các bà mẹ chồng ở quê, bà mẹ chồng chị Đỏ

cũng “hùng hổ” lên giọng răn dạy con dâu khi thấy nó làm việc sai quấy“… mụ xăm xăm vào

buồng, chống nạnh, bàn tay ngoặt ra sau và hếch mặt nạt !

_ Này con kia, muốn tốt thì ngồi dậy mà lo ăn làm Chẳng ai hơi đâu nuôi đứa nằm ăn vạ

”[54, tr.50] Lúc giận thì bà nạt nộ muốn nhờ “làng” xử tội, thế nhưng khi bình tĩnh, nghĩ lại thì

thầm khen về tính cần cù, đảm đang của cô con dâu“ Chị Đỏ tuy xấu tính thật, nhưng hay làm,

đảm đang tất cả việc trong nhà”[54, tr.57]

Như vậy, với một nhìn tinh tế và một sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc, Bùi Hiển đã mang đến cho người đọc những trang viết đặc sắc về cuộc sống sinh hoạt và phong tục, tập quán của người dân xứ Nghệ

1.2 Những vấn đề đặt ra trong truyện ngắn Bùi Hiển

Truyện ngắn của Bùi Hiển khám phá những nét rất bình thường của cuộc sống (ở xã

Quỳnh Tiến, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) Đó là cuộc sống nơi làng chài ven biển Nghẹâ

An, là cuộc kháng chiến vùng “Bình – Trị – Thiên khói lửa” khi mặt trận vỡ, đó là cuộc sống

sản xuất và chiến đấu ở miền Bắc trong những năm hòa bình và xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ Những năm đất nước hoà bình, ông lại tiếp tục chiêm nghiệm, suy ngẫm để khẳng định những cái tốt, phê phán, chỉ trích những

Trang 35

cái xấu tồn tại trong mỗi con người và trong xã hội Bùi Hiển không đi vào những cái lớn lao,

cái to tát mà ông đi vào cái nho nhỏ của cuộc đời để tìm cái lớn từ trong những cái nho nhỏ ấy

Thông qua những đề tài đã chọn, nhà văn Bùi Hiển đã cố thể hiện những chủ đề mà mình cho là tâm đắc Dù truyện ngắn của ông được viết trước hay sau Cách mạng tháng Tám, đều hướng đến việc xây dựng cuộc sống và rèn luyện nhân cách của con người Mỗi con người sẽ thích nghi dần với môi trường sống và bản chất của con người luôn bộc lộ trong từng sự việc, lời nói, hành động

Mỗi truyện của ông đều thể hiện một khía cạnh đáng quan tâm trong cuộc sống Các vấn đề ấy thật ra rất nhỏ bé, hiện hữu xung quanh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của những người dân nơi quê hương ông và cả những điều ông đi để mà quan sát và phát hiện được khắp mọi nơi Trong giới hạn của luận văn, người viết chỉ phân tích một số chủ đề nổi bật

1.2.1 Cuộc vật lộn gay go, quyết liệt của những ngư dân trước biển cả

Cả một đời gắn bó với vùng biển, Bùi Hiển hiểu rất rõ cuộc sống vất vả, nguy hiểm của những ngư dân Chỉ có điều trong truyện của mình, nhà văn lại phác họa sức chịu đựng dẻo dai, rắn chắc và tâm hồn vui tươi, lạc quan của họ Đọc truyện của Bùi Hiển, người đọc hiểu một điều là bão tố có ghê gớm và khốc liệt bao nhiêu cũng không uy hiếp được tinh thần của dân chài Sau mỗi trận bão, những ngư dân lại xuống thuyền ra khơi Dẫu họ biết rằng trong phút chút biển cả giận dữ có thể nhấn chìm thuyền và lấy đi sinh mạng của họ

Những cơn bão ập đến thật bất ngờ không ai biết được Ngay cả những ngư dân có kinh nghiệm cũng không dự đoán được điều gì Cũng như mọi hôm, ngư dân vui mừng trước buổi sáng đẹp trời Thế mà đến đêm, mọi người phải chứng kiến một cảnh tượng khủng khiếp chưa

từng có: “…gió nổi dậy, như đến từ một nơi nào xa lắm … Nghe tiếng khua động lạo xạo sắc nhọn

của những cành lá như làm bằng thép; rồi một cái miệng vĩ đại nào thổi từng luồng hơi trong không rất dữ dội Tiếng mưa râm ran bao la …Đây thực là một trận mưa thu đột ngột, lộng những cơn gió mạnh ray rứt Bầu trời chứa đựng một nỗi tức giận gì đang muốn nổ bật ra …

… Quá nửa đêm, gió lên mạnh Ngoài kia bể réo sôi, sự náo động của những sức mạnh phi thường, bởi diễn trong bóng tối dầy, càng rợn một sự doạ nạt ghê sợ…

Trang 36

… Qua ngày hăm lăm, khoảng gần sáng, cơn bão tới tốc độ mãnh liệt Gió mạnh như thu góp tự bao giờ, thổi từng trận, bạt ngang trận mưa Người ta nghe tiếng vặn mình kẽo kẹt của những túp lều không chắc chắn Bỗng một vật gì đen đen bay sớt tường rồi rơi sà xuống: đó là một miếng tranh bị bóc từ mái nhà bên cạnh Biển cả càng vang tiếng rầm rộn âm u Sóng mạnh đánh vào các hốc đá, không khí bị ép nổ đùng đùng như súng”[54, tr.84]

Sau trận bão cả làng chài mệt mỏi, xác xơ Các thuyền bị bão dập nát, trôi dạt phơi mình

trên bờ cát Những gia đình có người ra khơi đang mỏi mắt ngóng trông “… Sáng hôm sau trời

bệch mặt ra Làng xóm bơ phờ vì đã thức nhiều trong cái đêm náo động …

… Dải sông vàng khè, như thể đất bùn ở dưới lòng sâu đã khoắng lên Cái làng nhỏ đáng thương nằm giạt, sợ hãi, tê cóng dưới mưa lạnh, có vẻ nhẫn nhục…

… Thuyền nào đã gãy cột, văng lái quay nhào theo sóng rồi đổ ập? Thuyền nào đã rã tan từng mảnh, đánh văng tung toé người ra như những giọt nước? Mẹ và vợ dân chài, hai hôm trước còn tươi cười, nay ngồi ép trong xó lều, nhìn mưa gió qua những chỗ trống dột, và nghiền ngẫm một niềm bi thống mênh mông”[54, tr.85]

Đối với ngư dân, sự sống và cái chết kề trong gang tấc Nguy hiểm nhất là lúc thuyền ra khơi gặp phải sương mù Lúc ấy thuyền thường mất phương hướng và dễ va vào núi đá Có

những thuyền liên tiếp gặp nạn “… thoát nạn này lại đâm liền vô nạn khác”[54, tr.63] Có khi

suốt một đêm, người ngư dân phải chóng chọi với mưa to, gió lớn Trên thuyền chỗ nào cũng

sũng nước Cái lạnh, cái đói, sự mỏi mệt khiến người dân chài gần như tê liệt “… Mặt người nào

người nấy tái mét; tuy có tơi che, quần áo họ ướt mềm dính vào da, và vải đã bở sẵn, khi thấm nước rách toạc nhiều chỗ…

…Đoạn mọi ngườilại ngồi im lặng, co ro, cho mưa giội, sóng nhồi, gió táp Màn mưa xám càng lúc càng sẫm thêm, rồi bóng tối loang khắp không gian Ông nhà nghề bảo:

- Anh em ai có đói, bốc nhúm gạo mà nhai

Nhưng không ai trả lời Họ ngồi thu mình, run run trong cái lạnh của nước ngấm vào da thịt”[54, tr.68]

Trong những lần bão tố, có những ngư dân may mắn thoát chết trở về nhưng bản thân họ phải chịu nỗi đau đớn về thể xác, lẫn tinh thần Bạn chài đã tìm thấy anh Hoe Chước trong tình

cảnh thật thảm hại “Tay anh co quắp còn cắp chặt trong nách một cái chèo ngắn; mặt anh ta tái

nhợt, mắt nhắm nghiền, hai hàm răng cắn khít…”[54, tr.71] Tội nghiệp nhất là cố Năm bị sóng

Trang 37

quật cho đến không ngồi dậy được “Cố thở dài sườn sượt, rồi nói bằng giọng khàn: Thôi chuyến

ni về nằm nhà mà chết cho khoẻ Kiếm được con cá nhọc lắm!”[54, tr.86]

Có những lúc thuyền của ngư dân bị bão đánh giạt ra khơi xa Bỗng đâu xuất hiện một chiếc thuyền lạ, mọi người mừng rỡ cho thuyền chạy theo Thế nhưng sau vài câu trao đổi ngắn giữa những người trên thuyền, thì chiếc thuyền lạ kia biến mất Lúc ấy, mọi người mới biết đó

là một thuyền ma Cùng lúc đó, trước mặt họ là khối núi đá đồ sộ“ trên thuyền ông Phó Nhụy,

mọi người câm lặng, tim bóp chặt trong một lo âu ghê rợn, mở to mắt nhìn trân trân

…Cùng một lúc, tất cả ai nấy đều nhận ra quả có tiếng sóng đánh phòm phọp âm âm như vỗ vào hang hốc Ngay trước mặt, một khối to đen đồ sộ vụt xuất hiện, chỉ cách thuyền vài chục thước …Ông Phó Nhụy thở phào : thuyền ông vừa suýt đâm phải núi đá”[54, tr.71-72]

Con thuyền ông Xin Kính “bị sóng đánh giạt vào núi đá vỡ tan tành”, chỉ một mình anh Hoe Chước sống sót vì “vớ được cây chèo mà nhảy trước xuống biển” mà thoát chết, còn “những

người kia, sau đó, nếu có nhảy khỏi thuyền con thuyền cũng đã muộn và bị sóng quật vào lèn đá đến rã xương”[54, tr.72]

Biết bao gia đình dân chài phải chịu cảnh tang tóc, thê lương Bố, mẹ mất con; vợ mất chồng; con thơ mất cha Gia đình chị Ngò cũng có cùng nỗi đau với những gia đình dân chài

khác Con chị vĩnh viễn mất đi người cha tốt “Chị Ngò goá chồng từ hơn hai năm nay Anh ấy đã

bỏ mình trong một cơn bão tố”[54, tr.94] Không chỉ riêng chị Ngò phải chịu đựng sự mất mát

lớn lao đó Mụ Xin cũng thế Mụ phải một mình nuôi con trong cảnh túng quẫn Người chồng của mụ tuy là một kẻ tàn nhẫn nhưng vẫn là chỗ dựa duy nhất trong cuộc đời bất hạnh của mụ

Chồng mụ vĩnh viễn không trở về Để cuộc đời nghèo khó của mụ càng thêm sóng gió “…một

hôm, một bạn chài tới báo bác Xin đã bị cá mập nuốt Tấn thảm kịch giả dị và ghê gớm: bác Xin lặn xuống gỡ lưới, hồi lâu, bỗng một bong bóng rất lớn nổi lên vỡ bùng trên mặt nước: thế là hết”[54, tr.102]

Nói tóm lại, khi viết về người dân chài nhà văn Bùi Hiển đã tỏ ra rất am hiểu và cảm thông sâu sắc trước những khó khăn, nguy hiểm mà họ phải gánh chịụ

1.2.2 Cuộc sống tẻ nhạt, nhẫn nhục, mòn mỏi của viên chức và dân nghèo thành

Trước Cách mạng tháng Tám, ngoài đề tài viết về người dân chài Bùi Hiển còn có mảng đề tài viết về người viên chức và dân nghèo thành thị Khác với nhà văn hiện thực phê phán như Nam Cao, nhà văn Bùi Hiển lại chọn cho mình một cách thể hiện riêng Khi viết về người

Trang 38

viên chức, nhà văn không chú trọng đến việc miêu tả đời sống vật chất và cũng không nhằm lên án cái xã hội cũ đã bóp chết những ước mơ, khát vọng, hoài bão của họ Bùi Hiển cho rằng họ khổ vì chính sự nhu nhược, hèn yếu Người viên chức luôn phải sống trong sự dằn vặt, trăn trở vì đã lừa dối mọi người và tự lừa dối cả bản thân Họ đau khổ vì không dám nhìn thẳng vào sự thật

của sự việc, vấn đề Ở truyện ngắn Người chồng, Bùi Hiển viết về anh công chức làm ở buồng

sở Lục Lộ – thông Bân Những công việc tẻ nhạt, đơn điệu nơi sở làm đã khiến mấy con người nơi đây: thông Cần, thông Chu, ông Chánh ngoài công việc phải làm vẫn còn thời gian để tiêu khiển các trò như : nói chuyện vặt, châm chọc, chế giễu lẫn nhau Và thông Bân là mục tiêu

trêu ghẹo của bạn bè nơi công sở “Bân bị giễu, mặt đỏ bừng, rồi tái đi, đôi môi bầm rung lập

bập Anh ta cắm đầu, giả cách làm việc Vốn tính xung động, lòng Bân nóng sôi liền Nhưng lại vì nhát, cũng như những lần trước; anh ta nín lặng, chịu nhịn Đã bao lần như thế, dần dà nỗi tức giận chuyển thành một niềm nhẫn nhục chua xót và đè nén”[54, tr.122] Trong trò chơi đùa của

đồng nghiệp, thông Bân chỉ biết cam chịu Chỉ đến khi thông Cần quay sang giễu cợt kẻ khác thì anh cảm thấy hài lòng “Miệng anh há ra trong một cái cười lặng lẽ phô hàm răng thô Anh nhìn

người vừa bị giễu, lòng hơi vui thích Cái nhục vừa chịu, anh thấy vơi nhẹ hẳn đi trong lòng haytự ái vặt của anh Gần như anh tha thứ cho Cần bởi hắn đã cho anh một dịp cười lại người khác như người ta đã cười anh Bân không hiền lành: trái lại nữa Nhưng anh nhát, và sẵn sàng về hùa bên mạnh thế để hy sinh nạn nhân”[54, tr.123] Từ chỗ là nạn nhân của các trò nghịch ngợm, thông

Bân quay lại hạch sách, ức hiếp vợ mình Sự chịu đựng quá mức đã khiến vợ Bân phản kháng một cách mạnh mẽ, bất ngờ Trạng thái chống đối của vợ làm thông Bân ngạc nhiễn xen lẫn nể phục Từ đây anh chấp nhận phục tùng vợ y như mình đã từng cam chịu phục ông chủ và bạn

đồng nghiệp nơi công sở “Người chồng thấy nẩy nở trong lòng một tình cảm mới gần như sự kính

nể Anh cảm thấy trước mình sẽ chịu phục tòng vợ, như bao lâu nay anh đã cam chịu phục tùng ông chánh và bọn đồng nghiệp trên sở làm”[54, tr.130]

Thông Bân muốn quên đi áp lực nơi công sở thì quay về hạch sách vợ, nhưng cuối cùng cũng phải phục tùng vợ Những người viên chức khác vì công việc nhàm chán nơi công sở, lại tìm đến các thú tiêu khiển vô bổ: uống rượu, hát ả đào, hút thuốc phiện … Thế nhưng, sau những giờ phút say sưa, trụy lạc những con người ấy lại phải trở về với cuộc sống đời thường Và bản thân họ lại càng cảm thấy ngột ngạt, chán nản hơn Tịch cũng mang tâm trạng như thế

Trang 39

“Đồng hồ nhà ai điểm 3 tiếng Mọi người chia tay Mấy anh còn trẻ trong bọn vừa đi vừa bàn nhau cách thác cớ nói dối vợ

Tịch nghĩ thầm: “Lạ, ra ngoài đường cũng chẳng thấy dễ chịu chút nào” Không khí u trệ, đặc và nóng.Trời mới giữa giêng, nắng mới chưa hửng mà sao hơi đêm bứt rứt quá chừng Anh đi rất chậm, thở từng hơi dài, nhưng không bớt mệt”[54, tr.29]

Nhà văn Bùi Hiển không chỉ viết về cuộc sống tù túng, chán nản của người viên chức nghèo thành thị mà ông còn bóc trần cái thói sĩ diện, giả tạo cố che đậy cái nghèo khổ của người viên chức nghèo thành thị

Nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao vì có một hoài bão lớn: sáng tác

một tác phẩm văn học có giá trị, mà phải dằn vặt, khổ sở cả đời Còn anh viên chức họa đồ sở

đạc điền trong truyện ngắn Cái đồng hồ của Bùi Hiển chỉ vì một thú vui muốn mua cho mình

một cái đồng hồ mà đã trở thành kẻ nô lệ, phục tùng cho nó Thạch Lam cũng có truyện ngắn viết về cuộc sống nghèo khổ, tù túng của người viên chức nghèo, nhưng so với truyện ngắn của Bùi Hiển thì truyện của Thạch Lam cũng có những nét khác biệt Người viên chức (Sinh) trong

truyện Đói của Thạch Lam đau khổ vì đói rét là nạn nhân trực tiếp của xã hội đương thời Còn người viên chức trong truyện Cái đồng hồ của Bùi Hiển đau khổ chủ yếu về mặt tinh thần và

chính anh lại làm mình khổ nhiều hơn Sinh chua chát nhận ra cuộc đời tối tăm, không lối thoát còn nhân vật của Bùi Hiển lại bằng lòng với tình cảnh ấy và chấp nhận làm kẻ nô lệ, phục tùng

Chính vì thế truyện ngắn Cái đồng hồ của Bùi Hiển để lại trong lòng người đọc một tình cảm

xót xa

Anh viên chức trong truyện của Bùi Hiển mơ ước có được một cái đồng hồ Và khi anh mua được nó thì cũng là lúc anh gặp nhiều phiền tói nhất Lúc đầu anh hân hoan đón nhận chiếc đồng hồ bao nhiêu thì giờ đây nỗi lo lắng lại lớn dần lên bấy nhiêu Anh phải tìm những lời lẽ

để thuyết phục vợ, phải tìm cách để chữa trị cho cái đồng hồ đừng hỏng “Đêm nằm, anh lắng

tai nghe Có lúc hình nhưcái máy im lặng hẳn… Anh bèn lặng lẽ ngồi dậy, rón rén đi ra … Anh ta lại hý hoái sửa chữa, nâng mặt quả lắc lên, nắm cục đồng sẽ kéo Rồi anh ngồi phịch xuống ghế,

da toát mồ hôi lạnh, tim bóp chặt trong niềm bi thống”[54, tr.118-119] Và từ đó anh phải

thường xuyên làm cái công việc gian lận cho cái đồng hồ hoạt động Anh phải điều chỉnh kim

đồng hồ: lúc “đẩy kim tới thêm năm phút”, khi thì “đẩy kim tới thêm mười phút” Và cũng tùy

theo thời tiết anh sẽ vặn kim đồng hồ tới nhiều hay ít Khi trời mưa, anh phải “… vặn thêm đến

Trang 40

mười lăm phút” còn khi trời nắng hanh “… anh chỉ cần ăn gian mỗi buổi từ hai đến ba phút là đủ

lắm” Dần dần anh xem đó là một công việc quen làm trước khi đi ngủ Anh làm việc ấy một

cách đều đặn.“Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, anh lại lén lút đẩy kim tới thêm mười phút: được trừ

hao vậy rồi, giờ sáng mai sẽ đúng

Lâu dần, anh quen với công việc gian lận ấy, mà anh làm trọn vẹn không một lần xao nhãng, như một nghi lễ tôn giáo”[54, tr.120]

Cũng viết về người viên chức thành thị, nhưng truyện ngắn Tô Hoài lại khiến cho người

đọc bị một nỗi ám ảnh khó tả Với truyện Giữa thành phố, Tô Hoài giúp chúng ta hiểu cuộc sống ngột ngạt, tù túng của người viên chức “Chú dẫn cháu vào một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu

Cái cửa hàng đó ở giữa một giữa một phố cụt, lúc nhúc những nnhà hẹp và tối, rộng bằng bề ngang của những bao diêm để cạnh nhau

…Hai người ngồi trong cái gác thì vừa vặn Những tiếng lắc rắc chuyển động xung quanh cái mộng ván nghe đều đều vui tai nhưng sao cứ cảm như mảnh ván bập bênh có thể sập xuống như một cái cạm chuột, lúc nào không biết chừng” (Truyện Giữa thành phố _ Tô Hoài)

Như vậy, truyện ngắn Tô Hoài trước Cách Mạng tháng Tám chủ yếu phản ánh đời sống vật chất nghèo khổ của người viên chức ở thành thị Điều này trái ngược với cách thể hiện của nhà văn Bùi Hiển

Cuộc sống của những người dân nghèo thành thị cũng chẳng sung sướng gì hơn Mỗi người sống bằng một nghề khác nhau Nhưng có lẽ đáng thương nhất là cuộc đời của các cô đào hát Đó là những mảnh đời tăm tối, nghèo túng, tạm bợ Nhìn bề ngoài cảnh trí thật trang nhã, thế nhưng bên trong thì nhàu nát, cũ kỹ Những người thân của họ cũng sống chung đụng trong những gian buồng đơ bẩn, chật hẹp Nhà văn Bùi Hiển rất cảm thương cho thân phận của họ

“Nhà nào cũng chỉ đẹp đẽ được cái mặt bên ngoài, có xa lông, tủ chè bằng gụ Đi sâu chút nữa, cảnh nghèo nàn phơi bầy; chiếc ghế khập khiễng, cánh cửa sổ sún hai ô kính, tấm chăn bông nâu sỉn vứt đống bừa bãi, trên giường trải chiếc chiếu sờn rách dệch dẹo….Người ta sống chung lộn xen kẽ đến kỳ lạ … người bố, người mẹ, ba đứa con vừa trai vừa gái cỡ trên dưới mười tuổi ”[58,

tr.22]

Các cô đào và các bác kép thường dựa vào nhau mà kiếm Với dáng vẻ khắc khổ, lạnh

lùng họ đang cố làm vui lòng khách “ Thực ra bác chỉ lãnh đạm: nghề nghiệp đã rèn cho bác bộ

Ngày đăng: 30/05/2014, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w