1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác lập dự án đầu tư tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam vinaconex thực trạng và giải pháp

99 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Tác Lập Dự Án Đầu Tư Tại Tổng Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Xây Dựng Việt Nam Vinaconex: Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Hoàng Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn T.S. Phạm Văn Hùng
Trường học Trường Đại học
Chuyên ngành Đầu tư
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 194,03 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔPHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM VINACONEX (2)
    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX) (2)
      • 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Vinaconex (2)
      • 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong tổng công ty Vinaconex (5)
        • 1.1.2.1. Ban đầu tư (5)
        • 1.1.2.2. Ban Phát Triển Nhân Lực Tổng Công Ty (6)
        • 1.1.2.3. Ban Đối Ngoại Pháp Chế Tổng Công Ty (7)
        • 1.1.2.4. Ban Tài Chính – Kế Hoạch Tổng Công ty (8)
        • 1.1.2.5. Ban Xây Dựng Tổng Công Ty (9)
        • 1.1.2.6. Ban Giám Sát Kinh Tế - Tài Chính Tổng Công Ty (11)
        • 1.1.2.7. Khối Văn phòng Tổng Công Ty (12)
      • 1.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam ( Vinaconex ) (13)
        • 1.1.3.1. Kinh Doanh Bất Động Sản (13)
        • 1.1.3.2. Lĩnh vực xây lắp (16)
        • 1.1.3.3 Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng (16)
        • 1.1.3.4. Lĩnh vực tư vấn thiết kế (17)
        • 1.1.3.5. Lĩnh vực xuất khẩu lao động và xuất nhập khẩu (17)
        • 1.1.3.6. Ảnh hưởng của các lĩnh vực hoạt động tới công tác lập dự án đầu tư (18)
    • 1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX) (18)
      • 1.2.1. Quy trình lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex (18)
      • 1.2.2. Công tác tổ chức lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex (23)
      • 1.2.3. Phương pháp lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex (24)
      • 1.2.4. Nội Dung lập dự án đầu tư của Tổng công ty cổ phần Vinaconex (27)
        • 1.2.4.1. Khái quát tình hình kinh tế tổng quan, sự cần thiết và mục tiêu đầu tư (27)
        • 1.2.5.2. Nghiên cứu mặt kỹ thuật của dự án (30)
        • 1.2.5.3. Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án đầu tư (31)
        • 1.2.5.4. Phân thích tài chính (31)
        • 1.2.5.5. Phân tích kinh tế xã hội của dự án (37)
    • 1.3. VÍ DỤ MINH HỌA VỀ MỘT DỰ ÁN CỤ THỂ: “DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CHỢ MƠ” (38)
      • 1.3.1. Giới thiệu chung về dự án xây dựng đầu tư xây dựng công trình trung tâm thương mại Chợ Mơ (38)
      • 1.3.2. Quy trình lập dự án đầu tư xây dựng công trình trung tâm thương mại Chợ Mơ (40)
      • 1.3.3. Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình trung tâm thương mại Chợ Mơ (41)
      • 1.3.3. Phương pháp lập dự án đầu tư xây dựng công trình trung tâm thương mại Chợ Mơ (42)
      • 1.3.4. Nội dung lập dự án đầu tư xây dựng công trình trung tâm thương mại Chợ Mơ (45)
        • 1.3.4.1. Sự cần thiết phải đầu tư (45)
        • 1.3.4.2. Mục Tiêu và Quy mô xây dựng của dự án (46)
        • 1.3.4.3. Hình thức đầu tư và tổ chức thực hiện dự án (47)
        • 1.3.4.4. Địa điểm xây dựng và hiện trạng (49)
      • 1.3.5. Phương án giải phóng mặt bằng, bố trí tái kinh doanh (51)
      • 1.3.6. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch tổng mặt bằng (53)
      • 1.3.7. Phương án xây dựng tòa nhà trung tâm (53)
      • 1.3.8. Phân tích tài chính dự án đầu tư xây dựng TTTM Chợ Mơ (54)
        • 1.3.8.1. Tính Tổng mức đầu tư của dự án (55)
        • 1.3.8.2. Nhu cầu vốn của dự án TTTM Chợ Mơ (58)
        • 1.3.8.4. Nguồn vốn (61)
        • 1.3.8.5. Lập các báo cáo tài chính, xác định dòng tiền, tính các chỉ tiêu hiệu quả của dự án (63)
        • 1.3.8.6. Độ nhạy của dự án (66)
      • 1.3.9. Hiệu quả về mặt xã hội của dự án (68)
      • 1.3.10. Quản lý tổ chức thực hiện dự án (69)
      • 1.3.11. Đánh giá tác động môi trường (69)
    • 1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG (0)
      • 1.4.1. Những kết quả đạt được (70)
      • 1.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân trong công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex (73)
        • 1.4.2.1. Những hạn chế trong công tác lập dự án (73)
        • 1.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên (75)
  • CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX) (78)
    • 2.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN (78)
      • 2.1.1. Định hướng trong phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư cảu Tổng công (78)
      • 2.1.2. Định hướng và sự cần thiết của công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) (80)
    • 2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX) (80)
      • 2.2.1. Đối với công tác tổ chức lập dự án (81)
      • 2.2.2. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên lập dự án (81)
      • 2.2.3. Hoàn thiện được quy trình lập dự án hợp lý (82)
      • 2.2.4. Hoàn thiện nội dung lập dự án đầu tư (83)
        • 2.2.4.1. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án (84)
        • 2.2.4.2. Phân tích thị trường (84)
        • 2.2.4.3. Phân tích kỹ thuật (85)
        • 2.2.4.4. Phân tích nhân sự của dự án (86)
        • 2.2.4.5. Phân tích khía cạnh tài chính của dự án (87)
        • 2.2.4.6. Phân tích khía cạnh kinh tế xã - hội của dự án (87)
      • 2.2.5. Hoàn thiện các phương pháp trong quá trình lập dự án (88)
      • 2.2.6. Tăng cường áp dụng khoa học – công nghệ trong quá trình lập dự án (89)
      • 2.2.7. Đầu tư vào hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập dự án (90)
      • 2.2.8. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý (90)
      • 2.2.8. Nâng cao nhận thức trong công tác lập dự án đầu tư (91)
  • KẾT LUẬN (33)

Nội dung

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔPHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM VINACONEX

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX)

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Vinaconex.

Tên đầy đủ : TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY

Tên tiếng anh :VIETNAM CONTRUCTION AND IMPORT – EXPORT JOINT STOCK CORPORATION

Tên giao dịch :VINACONEX,JSC

Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài, được thành lập ngày 27/09/198 theo quyết định số 1118 BXD/TCLĐ của Bộ xây dựng Từ một doanh nghiệp họat động chuyên ngành quản lý lao động nước ngoài, VINACONEX đã xác định mục tiêu đa doanh, đa dạng hóa sản phẩm, hoạt động đa lĩnh vực, từng bước xây dựng nòng cốt, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển và không ngừng lớn mạnh Ngày 10/08/1991 theo quyết định số 432 BXD/TCLĐ của Bộ xây dựng công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xuất nhập khẩ và xuất khẩu lao động Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển trong thời kỳ mới, ngày 20/11/1995 Bộ xây dựng ra quyết định thành lập Tổng công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 90 và được tiếp nhận một số công ty trực thuộc Bộ xây dựng về trực thuộc Tổng công ty. Được chọn là một trong những Tổng công ty Nhà nước đầu tiên thực hiện thí điểm cổ phần hóa toàn Tổng công ty Đến ngày 27/11/2006 Đại hội cổ đông thành lập Tổng công ty cổ phần được tiến hành và Vinaconex chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với giấy chứng nhận đang ký kinh doanh lần đầu vào ngày 01/12/2006 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp.

Vào ngày 05/09/2008 Cổ phiếu của Vinaconex chính thức chào sàn tại sàn

Hà Nội trước sự chứng kiến đông đảo của UBCKNN, đại diện các Bộ ngành ở TW, các thành viên của Tổng công ty Vinaconex Vinaconex sau khi lên sàn đã trở thành một trong những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất Hastc

Trụ sở :Tòa nhà VINACONEX, 34 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại :( 84.4) 224 9292/ (84.4 ) 224 9206

Website :www.vinaconex.com.vn

Vốn điều lệ :2.000.000.000.000 ( Hai nghìn tỷ đồng )

Người đại diện :Ông Nguyễn Văn Tuân – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty. Qua chặng đường hơn gần 20 năm phát triển, VINACONEX hiện Vinaconex có 88 đơn vị đầu mối trực thuộc trong đó có 46 đơn vị có vốn góp chi phối (hơn 51%) hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước với đội ngũ trên 42.283 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên trong đó có nhiều người đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm. Đến nay, VINACONEX đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường, được các khách hàng trong và ngoài nước tôn trọng đánh giá cao, đặt niềm tin để thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm VINACONEX đã trở thành một tổng công ty đa doanh hàng đầu trong ngành xây dựng của Việt Nam với chức năng chính là Kinh doanh bất động sản , xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị,vật tư phục vụ cho ngành xây dựng và ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng…đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng hàng đầu nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phấn đấu trở thành một Tập đoàn kinh tế mạnh của cả nước và trên Thế giới. ĐẠI HỘI ĐỒNG

TRƯỜNG CÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ ĐƠN VỊ CÁC HẠCH TOÁN THUỘC PHỤ KHÁC

CÁC ĐƠN VỊ CÓ GÓP VỐN CHI PHỐI CỦA TỔNG CÔNG TY

CÁC ĐƠN VỊ CÓ GÓP VỐN KHÔNG CHI PHỐI CỦA TỔNG CÔNG TY

Tiểu Ban Tài Chính Tiểu Ban đầu tư Tiểu Ban Niêm Yết

Phát Ban Triển Nhân Lực

Khối Phòng Văn Tông Công Ty

Xây Ban Dựng Đầu Ban Tư

Tiểu Ban Thư Ký – Tổng hợp

Hình 1.1 cơ cấu tổ chức Quản lý của Tổng công ty Vinanonex.

Phụ trách quản lý chung.

Phụ trách lĩnh vực Đầu tư

Phụ trách lĩnh vực Đầu tư Bất Động Sản

Thường trực & Phụ trách quản lý Kinh tế đầu tư & Tổng hợp

Phòng Quản lý Đầu Tư

1.1.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong tổng công ty Vinaconex.

Ban đầu tư được thành lập theo Quyết định số 0462 QĐ/VC-PTNL ngày 10/06/2008 của Hội đồng Quản trị Tổng công ty.

Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của ban đầu tư.

Chức năng của Ban Đầu Tư:

Tham mưu, giúp việc cho Hội Đồng Quản Trị và Ban Tổng Giám Đốc Công ty tìm kiếm cơ hội đầu tư, xác định mục tiêu đầu tư, tổ chức và tập trung nhân lực hợp lý nhằm đạt được mục tiêu đầu tư các dự án của Tổng Công Ty

Tham mưu cho HĐQT& Ban TGĐ công ty trong việc hoạch định chiến lược, kế hoạch hàng năm trong công tác Đầu tư nhằm đưa hoạt động đầu tư của Công ty hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên Thế Giới.

Tham gia trong việc định hướng hoạt động đầu tư cho các Công ty con vàCông ty thành viên liên kết nếu có.

Tổ chức – Cán bộ Phòng Đào tạo

Các chức năng khác do lãnh đạo Tổng công ty giao.

Nhiệm vụ của Ban đầu tư:

Tổ chức thực hiện thủ tục pháp lý đối với các dự án đầu tư của tổng công ty và công ty con, công ty thành viên liên kết (nếu có) theo đúng quy định hiện hành của pháp luật và Tổng công ty.

Quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành khai thác sử dụng các dự án đầu tư của tổng công ty và các công ty con, công ty thành viên liên kết (nếu có) tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật và của Tổng công ty.

Lập báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư Báo cáo phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác kể từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư đưa dự án vào vận hành khai thác sử dụng.

Theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình khai thác, sử dụng dự án đầu tư, đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý, vận hành dự án sau đầu tư…

Tìm hiểu thị trường, nghiên cứu các quy định của pháp luật để tìm kiếm cơ hội và xúc tiến đầu tư ra nước ngòai với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

1.1.2.2 Ban Phát Triển Nhân Lực Tổng Công Ty

Ban phát triển nhân lực được thành lập theo quyết định số 68 QĐ/VC-TCLĐ ngày 19/01/2008 của Hội đồng quản trị Tổng công ty.

Hình 1.3 Cơ cấu tổ chức của ban phát triển nhân lực:

Chức năng chính của ban quản trị nhân lực là quản lý, điều hành, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty Về quản lý điều hành, ban phát triển nhân lực điều hành các giao dịch nội bộ trong công tác tổ chức nhân sự, giải quyết tiền lương, thưởng và thực hiện các chế độ chính sách trong tổng công ty, ban còn điều hành về phân chia, bổ sung hợp lý nhân lực trong các công ty phụ thuộc, đồng thời giải quyết ngăn chặn và xử lý các sai phạm xảy ra Về đào tạo và phát triển, ban phát triển nhân lực thu hút, tuyển dụng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho tổng công ty.

Với những chức năng như vậy, nhiệm vụ của ban phát triển nhân lực được xác định rõ với các nhiệm vụ công tác sau:

- công tác tổ chức: tổ chức bộ máy quản lý một cách khoa học, có hiệu quả. Chủ trì việc xử lý sát nhập, giải thể, chia tách các bộ phận, thay đổi chức năng các bộ phận

- công tác cán bộ: đao tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ Sắp xếp, bố trí cán nhân sự hợp lý, kiểm tra, nhận xét đánh giá nhân lực trong toàn tổng công ty

- công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực.

- công tác về quản lý tiền lương, thưởng, thực hiện các chế độ chính sách

- thống kê, báo cáo, tổng hợp, lưu trữ và phát hành văn bản

- thanh tra, kiểm tra và đôn đốc công việc

1.1.2.3 Ban Đối Ngoại Pháp Chế Tổng Công Ty

Ban đối ngoại pháp chế được thành lập trên cơ sở sáp nhập bộ phận đối ngoại và bộ phận pháp chế của Văn phòng Tổng công ty và bộ phận kinh tế đối ngoại của phòng Thị Trường Tổng công ty theo quyết định số 70 QĐ/VC-TCLĐ của HĐQT.

Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức của ban Đối ngoại Pháp chế.

Phòng Pháp Chế Phòng Đối Ngoại Phòng Quan hệ công chúng.

Ban đối ngoại-pháp chế chủ yếu đảm nhận về pháp chế, đối ngoại nên chức năng chính của ban là tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty về công tác pháp chế, công tác đối ngoại và những vấn đề quan hệ công chúng.

Nhiệm vụ chủ yếu của ban đối ngoại-pháp chế thực hiện trong những công tác sau:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX)

CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX).

1.2.1 Quy trình lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex.

Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch trình, thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo cơ sở vật chất nhằm thực hiện được các mục tiêu nhất định trong tương lai Chính vì vậy mà công tác lập dự án đầu tư phải trải qua nhiều công đoạn và liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau Tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam ( Vinaconex ) quy trình này đã được Ban Đầu Tư của Tổng công ty lập ra Quy trình đã được nghiên cứu và lựa chọn kỹ càng, phù hợp với tính chất và mục tiêu của các dự án mà Tổng công ty thực hiện

Quy trình lập dự án đầu tư xét trên góc độ trình tự lập và phân công nhiệm vụ tại Tổng công ty vinaconex được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau.

Nhận nhiệm vụ từ cấp trên hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư tư

Lập kế hoạch thực hiện

Chuẩn bị lập dự án

Thuê Tổ chức Thẩm tra dự án đầu tư

Thu thập tài liệu liên quan đến dự án

Chuẩn bị các bản vẽ thiết kế cơ sở

Chuẩn bị các VBQPPL liên quan đến dự án

Chuẩn bị các phần mềm lập dự án

Báo cáo xin phép đầu tư

Chấp nhận chủ trương đầu tư

Hình 1.89 Sơ đồ quy trình lập dự án đầu tư tại Tổng công ty Vinaconex.

Bước 1: Nhận nhiệm vụ từ cơ quan cấp trên hoặc xác định được cơ hội đầu tư:Ban đầu tư nhận nhiêm vụ theo sự phân công của Tổng Giám đốc công ty và các thông tin cần thiết Sau đó Ban đầu tư tổ chức thành lập nhóm lập dự án là các cán bộ trực thuộc ban đầu tư Đứng đầu là chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm quản lý chung và phân công công việc, kiểm tra đôn đốc và tổng hợp lập dự án.

Ngoài ra Ban đầu tư còn chịu trách nhiệm nghiên cứu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho Tổng công ty theo định hướng mà Tổng công ty đã vạch ra Khi nhận thấy được cơ hội đầu tư có hiệu quả Ban đầu tư sẽ báo cáo lên Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị. Nếu được thông qua Ban sẽ tiến hành phân công công việc đến các phòng ban.

Bước 2: Lập kế hoạch chi tiết thực hiện:Giám đốc ban phân công cho Tổ

Kinh tế đầu tư và Tổng hợp lập kế hoạch chi tiết thực hiện dự án theo quy định của Tổng công ty trình Giám đốc Ban phê duyệt Nếu trong các dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì việc lập hồ sơ thiết kế do Nhóm Công nghệ kết hợp với Ban xây dựng Tổng công ty lập theo hướng dẫn thiết kế trình Giám đốc Ban.

Bước 3: Sau khi lập xong kế hoạch thực hiện chi tiết, Chủ nhiệm dự án trình báo cáo xin phép đầu tư lên Tổng Giám đốc, Hội đồng quản trị, Khi được Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị chấp nhận chủ trương đầu tư chủ nhiệm dự án liên hệ với UBND tỉnh, Thành phố để xin quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 về khu đất dự án sẽ thực hiện đầu tư về vị trí giới hạn phạm vi quy hoạch, tính chất – chức năng, quy mô dân số, chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất, bố cục quy hoạch, tổ chức hạ tầng kỹ thuật, Sau khi được UBND phê duyệt quy hoạch sử dụng đất nhóm dự án tiến hành lập quy hoạch 1/500 về địa điểm xây dựng, quy mô phân bổ sử dụng đất và các hạng mục xây dựng, sau đó xin thỏa thuận sơ bộ phương án quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội căn cứ vào bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/5000 do công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên khảo sát và đo đạc lập Tiếp theo chủ nhiệm dự án trình lên cơ quan cấp trên xin chấp nhận chủ trương đầu tư.

Bước 4: Chuẩn bị lập dự án:Giám Đốc Ban giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm lập dự án Nhóm giao nhiệm vụ đến từng cán bộ lập dự án để chuẩn bị tài liệu cần thiết cho quá trình lập dự án như: Chuẩn bị văn bản quy phạm pháp luật do Tổ kinh tế đầu tư và tổng hợp kết hợp với Ban đối ngoại pháp chế Chuẩn bị Thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thi công do Tổ công nghệ kết hợp với Ban xây dựng chuẩn bị ( Tổ lại chia nhỏ các mảng công việc phân công đến từng cá nhân như: kiến trúc đường nước, đường điện, nước thải, thông gió,…), chuẩn bị các phần mềm thiết bị liên quan đến lập dự án do Tổ Kinh tế đầu tư và Tổng hợp chuẩn bị…

Bước 5: Lập dự án: Sau khi đã chuẩn bị cho công tác lập dự án xong, chủ nhiệm dự án cùng các thành viên được Giám đốc Ban giao nhiệm vụ lập dự án sẽ tiến hành công tác lập dự án thông qua các tài liệu đã được chuẩn bị ở trên Bằng kinh nghiệm và kỹ năng của mình, trong suốt quá trình thực hiện lập dự án cán bộ lập dự án phải đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng, chủ nhiệm dự án thường xuyên báo cáo tình hình lên Giám Đốc Ban.

Bước 6: Thuê Tổ chức tư vấn độc lập thẩm tra dự án đầu tư Nếu dự án tốt có tính khả thi cao, chủ nhiệm dự án sẽ trình Giám đốc Ban, Giám đốc ban trình lên TGĐ và HĐQT, nếu có thiếu sót sẽ bổ sung thêm Nếu thấy không khả thi sẽ tiếp kiểm tra lại, thuê một tổ chức tư vấn khác kiểm tra Nếu vẫn kết luận không khả thi sẽ hủy bỏ dự án trình lên TGĐ và HĐQT, đưa vào hồ sơ lưu.

Bước 7: Trình Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc:

Sau khi dự án hoàn thành, sản phẩn được HĐQT và TGĐ kiểm tra chất lượng Nếu dự án đã đạt yêu cầu sẽ được yêu cầu sẽ tiến hành giai đoạn thực hiện đầu tư Nếu dự án không được phê duyệt sẽ kết thúc dự án.

Quy trình lập dự án đầu tư xét trên góc độ cấp độ nghiên cứu dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex được thể hiện như sau:

Nếu xem xét theo cấp độ nghiên cứu thì quy trình của dự án đầu tư được lập theo 3 cấp độ nghiên cứu Cấp độ nghiên cứu được thực hiện theo hướng ngày càng chi tiết hơn, chi phí cao hơn và thời gian cần thiết để hoàn thành công việc dài hơn, nhân lực nhiều hơn… do đó mức độ chính xác của dự án ngày càng cao hơn Các cấp độ nghiên cứu gồm:

- Nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tư.

- Nghiên cứu tiền khả thi.

Nhưng đa phần các dự án do Ban đầu tư lập là các dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng kỹ thuật… thuộc các dự án nhóm A, B, C, Nên giai đoạn nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư cũng như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi (Giai đoạn sơ bộ lựa chọn dự án đầu tư) thường ít được chú trọng hơn mà chủ yếu là đi thẳng vào giai đoạn Nghiên cứu khả thi (giai đoạn được xem là cốt lõi của quá trình chuẩn bị đầu tư).

 Giai đoạn nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư: Giai đoạn này nghiên cứu cơ hội đầu tư khá sơ sài, việc xác định đầu vào, đầu ra, hiệu quả kinh tế xã hội của các cơ hội đầu tư thương phụ thuộc vào các ước tính tổng hợp, các dự án tương tự hay nhu cầu thị trường do ý kiến chủ quan của người đề xuất Giai đoạn này chính là tiền đề để ý tưởng phát triển thành nghiên cứu tiền khả thi và giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án đầu tư Để phát hiện được cơ hội đầu tư đa phần Ban đầu tư dựa vào: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đất nước Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước về sản phẩm của dự án Những lợi thế so sánh của Tổng công ty trên Thị trường Hiện trạng sản xuất và cung cấp các mặt hàng đó trên thị trường để tìm ra khoảng trống thị trường cho sản phẩm của dự án Những kết quả sẽ đạt được của Tổng công ty về tài chính, kinh tế, xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư Tại Ban đầu tư của Tổng công ty, Việc nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư ở mọi cấp độ được tiến hành thường xuyên để cung cấp các dự án sơ bộ cho nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, từ đó xác định được danh mục đầu tư cần thực hiện trong thời kỳ kế hoạch của Tổng công ty Mục tiêu của nghiên cứu cơ hội đầu tư là xác định một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ thấy về các khả năng đầu tư dựa trên các thông tin cơ sở những thông tin cơ bản đưa ra đủ để làm cho người có khả năng đầu tư phải cân nhắc xem xét và quyết định có triển khai tiếp các giai đoạn nghiên cứu sau hay không

 Nghiên cứu tiền khả thi Đây là bước tiếp theo đối với các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn Cơ hội đầu tư này thường có quy mô đầu tư lớn hơn, các giải pháp kỹ thuật phức tạp, thời gian thu hồi vốn lâu và có nhiều yếu tố bất định tác động Bước này được tiến hành sâu hơn và chi tiết hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội đầu tư còn thấy chưa chắc chắn nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc để khẳng định lại cơ hội đầu tư đã lựa chọn đảm bảo tính khả thi cho dự án đầu tư

VÍ DỤ MINH HỌA VỀ MỘT DỰ ÁN CỤ THỂ: “DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CHỢ MƠ”

Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp của Việt Nam Để hoạt động xây lắp có hiệu quả Tổng công ty luôn chú trọng công tác lập dự án đầu tư xây dựng công trình, trong đó Ban đầu tư chịu trách nhiệm chính trong công tác này. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Vinaconex em đã được học hỏi và tìm hiểu về công tác lập dự án đầu tư tại tổng công ty nhưng do thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn vì vậy em xin đưa ra một dự án cụ thể để minh họa cho công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) Để tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại Chợ Mơ Ban đầu tư đã tổ chức thành lập nhóm lập dự án đầu tư từ các thành viên của các phòng trực thuộc Ban đầu tư vào nhóm lập dự án và chịu sự quản lý phân công điều hành của Chủ nhiệm dự án Chủ nhiệm dự án tiến hành lập lịch trình soạn thảo, dự trù kinh phí (Trình Giám đốc ban đầu tư phê duyệt) và phân công công việc đến từng thành viên trong nhóm Cụ thể Công tác lập dự án đầu tư xây dựng công trình được tiến hành như sau:

1.3.1 Giới thiệu chung về dự án xây dựng đầu tư xây dựng công trình trung tâm thương mại Chợ Mơ.

Tên Dự án: Trung tâm thương mại Chợ Mơ Địa điểm: 459c – Phố Bạch Mai , Phường Trương Định, Quận Hai Bà

Trưng, Thành Phố Hà Nội

Chủ đầu tư: Tổng Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam

(Vinaconex JSC) Địa chỉ Tòa nhà Vinaconex, khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, Thành xuân – Hà Nội.

Thời gian thuê đất: 50 năm

Tổng mức đầu tư (dự kiến): Khoảng 1400 ÷ 1600 tỷ đồng

Chủ đầu tư hỗ trợ ngân sách: 5,265 tỷ đồng.

Nguồn vốn: Vốn của chủ đầu tư và huy động từ các nguồn hợp pháp khác do chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm.

Thời gian thực hiện: Tháng 8 Năm 2008 – 2011

- Mục tiêu đầu tư: Chợ Mơ là một trong các chợ truyền thống của Hà Nội, với hiện trạng hạ tầng Chợ Mơ truyền thống đang bị xuống cấp và lạc hậu so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Thành phố Hà Nội, không đáp ứng được nhu cầu dân sinh ngày càng phát triển Vì vậy việc đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Chợ

Mơ là rất cần thiết và hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển của Thành phố

- Chức năng công trình bao gồm: Khu văn phòng, Khu trung tâm thương mại, khu khách sạn cho thuê, khu chợ truyền thống tái định cư và các hạng mục phụ trợ khác thuộc dự án

- Quy mô dự án: Đất xây dựng trung tâm thương mại Chợ Mơ, 14.776m2, Đất nằm trong phạm vi mở đường QH: 3.585m2, Đất xây dựng trung tâm thương mại Chợ Mơ:11.191m2, Diện tích xây dựng: 5.618 m2 Tổng diện tích sàn xây dựng: 75.230 m2 Mật độ xây dựng: 50,2%, hệ số sử dụng đất là 6,72lần, Tầng cao trung bình là 13,4 tầng.

Chi tiết tổng diện tích sàn xây dựng:

+ Chợ kinh doanh truyền thống: Bố trí tại tầng hầm thứ nhất (tầng bán ngầm) và một phần tại tầng 1 (khối đế) của Trung tâm thương mại Diện tích xây dựng khoảng 11.030 m2.

+ Trung tâm thương mại: Bố trí tại một phần tầng 1 và toàn bộ các tầng

2, 3, 4, 5 Diện tích xây dựng khoảng 21.344 m2.

+ Khu văn phòng hạng B: Bố trí tại các tầng từ tầng 6 đến tầng 15 khối

A (diện tích xây dựng khoảng 13.680 m2) và các tầng 17 đến 20 của khối B (diện tích xây dựng khoảng 8.304 m2) Tổng diện tích xây dựng văn phòng khoảng

+ Khu khách sạn cho thuê: Bố trí tại các tầng từ tầng 6 đến tầng 16 của khối B, diện tích xây dựng khoảng 22.836 m2.

1.3.2 Quy trình lập dự án đầu tư xây dựng công trình trung tâm thương mại Chợ Mơ.

Quy trình lập dự án xây dựng công trình Trung tâm thương mại Chợ Mơ tại 459c Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội như sau:

 Ban Đầu tư nhận nhiệm vụ từ Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam Vinaconex về ý tưởng đầu tư trung tâm thương mại chợ mơ Giám đốc Ban đầu tư tiến hành tổ chức thành lập nhóm lập dự án gồm

1 chủ nhiệm dự án và 10 thành viên được chia làm 3 tổ: Tổ kinh tế 04 thành viên, tổ kỹ thuật gồm 04 thành viên, tổ khác 02 thành viên Chịu sự lãnh đạo của Chủ nhiệm dự án.

 Chủ nhiệm dự án lập kế hoạch chi tiết cho công tác lập dự án và điều hành công tác lập dự án bao gồm cả ước tính và phân bổ kinh phí soạn thảo (Chi phí lập dự án TTTM Chợ Mơ khoảng 1,478 tỷ đồng), phân công công việc cho các thành viên trong nhóm lập dự án và tổng hợp các kết quả nghiên cứu của dự án Sau khi chủ nhiệm dự án lập xong kế hoạch thực hiện sẽ trình lên Giám đốc ban đầu tư được giám đốc ban phê duyệt Chủ nhiệm dự án tiến hành thực hiện công tác lập dự án Tổ kinh tế gặp Ban pháp chế tài chính thu thập tài liệu liên quan đến dự án về các văn bản quy phạm pháp luật đồng thời lập các hồ sơ pháp lý gửi đến các cơ quan có thẩm quyền như: Tổ công nghệ tiến hành liên hệ đề nghị Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cung cấp thông tin về quy hoạch của công trình như (Diện tích đất,mật độ xây dựng, tầng cao bình quân, hệ số sử dụng đất, quy mô, công năng và các vấn đề có liên quan khác) Đề nghị Sở tài nguyên môi trường và nhà đất đề xuất các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất Đề nghị sở tài chính cung cấp thông tin về giá thuê đất hàng năm tại Chợ Mơ UBND Thành phố Hà Nội cung cấp Quy hoạch sử dụng đất 1/2000 của khu đất chợ mơ tại 459 C Bạch Mai, quận Hai BàTrưng Hà Nội để biết được vị trí, giới hạn, phạm vi quy hoạch, tính chất, chức năng,quy mô dân số, chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất, bố cục quy hoạch, tổ chức hạ tầng kỹ thuật…sau đó tiến hành lập quy hoạch 1/500 về địa điểm xây dựng, quy mô phân bổ và sử dụng đất, xin thỏa thuận sơ bộ phương án quy hoạch tổng mặt bằng 1/500

 Tổ kinh tế nhận nhiệm vụ lập các căn cứ pháp lý để lập dự án, Nghiện cứu dự báo cung cầu thị trường, xây dựng các phương án đền bù giải phóng mặt bằng Tổ kỹ thuật tiến hành xây dựng kiến trúc xây dựng tòa nhà TTTM Chợ Mơ, Bao gồm kiến trúc, thiết bị lắp đặt, phương án xây dựng, phương pháp xây dựng, tiến độ xây dựng và ước tình thời gian hoàn thành trình xây dựng, dựa vào đó tính toán nhu cầu vốn đầu tư theo giai đoạn đầu tư Từ đó tổ kinh tế dựa vào đó xây dựng các bảng biểu tính toán chi phí và doanh thu hàng năm từ đó xác định dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả của dự án sử dụng trong phân tích hiệu quả của dự án.

 Sau khi hoàn thành xong dự án đầu tư Ban đầu tư tổ chức thuê Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Vinaconex 36 Thẩm tra dự án đầu tư Sau quá trình thẩm tra Công ty Tư vấn trả lời kết quả dự án đầu tư Trung tâm thương mại chợ mơ có tính khả thi cao Sau khi nhận được kết quả thẩm tra chủ nhiệm dự án trình Dự án đầu tư lên Giám đốc ban đầu tư, Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị phê duyệt Dự án đầu tư hoàn thành.

1.3.3 Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình trung tâm thương mại Chợ Mơ.

 Sự cần thiết phải đầu tư:

- Nhóm kinh tế kết hợp với ban đối ngoại pháp chế sau khi nhận được chủ trương đầu tư từ cấp trên phối hợp nghiên cứu căn cứ pháp lý, công văn, quyết định để lập ra căn cứ lập dự án Ban đối Ngoại pháp chế cung cấp cho nhóm lập dự án các tài liệu văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Dự án và đồng thời tổ kinh tế tiến hành thu thập, xem xét dựa trên các dự án tương tự mà Tổng công ty đã tiến hành như TTTM Tràng Tiền, TTTM Hà Đông… các tài liệu được UBND TP Hà Nội cung cấp để lập căn cứ pháp lý cho dự án.

- Sự cần thiết phải đầu tư do nhóm kinh tế lập dựa trên quá trình lịch sử của Chợ Mơ do ban quản lý chợ cung cấp, kết hợp với các chủ trương chính sách của Thành phố nhóm kinh tế đã tổng hợp lại đưa ra cơ hội đầu tư và lựa chọn được quy mô đầu tư phù hợp

 Mục Tiêu và Quy mô xây dựng của dự án.

- Tổ kinh tế phụ trách lập mục tiêu của dự án dựa trên các tài liệu về chủ trương của UBND TP Hà Nội và Tổng công ty.

- Quy mô xây dựng của dự án do tổ công nghệ và ban xây dựng kết hợp lập dựa trên các dự án tương tự và các tài liệu qua tìm hiểu về nhu cầu thị trường của tổ kinh tế, thực trạng khu đất và nguồn vốn huy động được của dự án cùng với các Quy định của sở Quy hoạch kiến trúc TP Hà Nội.

 Hình thức đầu tư và tổ chức thực hiện dự án

- Tổ kinh tế kết hợp với Ban tài chính kế hoạch xác định nguồn vốn đầu tư và xá định tài chính của dự án và dự kiến huy động, phân bổ vốn cho dự án Tổ kinh tế lựa chọn hình tức đầu tư và việc thực hiện đầu tư.

- Về việc thực hiện quy hoạch nhóm công nghệ lập quy hoạch dựa trên các quy định, quyết định của UBND TP HN và quy hoạch chi tiết Quận Hai Bà Trưng thực hiện.

 Địa điểm xây dựng và hiện trạng

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG

ra, chủ đầu tư có quy định chung cho các nhà thầu xây dựng phải có phương án phù hợp với yêu cầu vệ sinh, giảm thiểu các loại bụi tung vào không khí và đất cát rơi vãi ra đường, nhất là khi vận chuyển đất Các xe tải chở đất phải có sự che chắn bằng mui, vải bạt.

- Trong giai đoạn thi công xây dựng:

Các phương tiện máy móc gây tiếng ồn phải đạt ở cự ly hợp lý, tránh ảnh hưởng nhiều tới khu dân cư liền kề và các bộ phậnlàm việc khác trong công trường. Lập tiến độ thi công tốt cũng có thể giảm bớt ô nhiễm, ví dụ như tránh việc hoạt động quá nhiều xe, máy Tổ chức tốt việc vận chuyển vật liệu, ví như tránh giờ cao điểm, che đậy chu đáo…

1.54 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX) Đánh giá chung về công tác lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX).

1.4.1 Những kết quả đạt được.

Qua nghiên cứu công tác soạn thảo dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) có thể thấy Tổng công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác lập dự án đầu tư Các dự án được Ban đầu tưTổng công ty lập có chất lượng tốt đã đem lại những thành công nhất định đối vớiTổng công ty và xã hội Có những dự án đã khai thác hiệu quả kinh doanh rất tốt như Dự án Khu công nghiệp Bắc phú cát hoàn thành năm 2005 đi vào họat động đã mang lại doanh thu cho Tổng công ty hàng năm lên đến gần 50 tỷ đồng, hay dự án đầu tư xây dựng cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp dịch vụ tại khu đất No5 sau khi đi vào vận hành khai thác đã mang lại cho công ty 56 tỷ đồng Trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây hoạt động đầu tư xây dựng chiếm vị trí quan trọng trong doanh thu của Tổng công ty, đạt được kết quả như vậy một phần không nhỏ do công tác lập dự án đem lại, tạo ra thu nhập, công ăn việc làm cho các cán bộ nhân viên của Tổng công ty cũng như xã hội ví dụ như dự án đầu tư xi măng

Yên Bình đã giải quyết được 50.000 lao động, góp phần giải quyết lao động dôi dư, tăng thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện tăng phúc lợi xã hội… Số dự án được công ty lập và triển khai ngày càng nhiều qua các năm, với giá trị đầu tư ngày càng cao Cụ thể về tình hình lập dự án của Tổng công ty thể hiện qua bảng sau:

Bảng :Các dự án đầu tư thực hiện từ năm 2003 – 2009.

Tổng mức đầu tư (Tỷ đồng)

1 Dự án khu công nghiệp Bắc phú cát 684,2

2 Dự án Trung tâm xúc tiến thương mại Thanh Hóa 170,7

3 Dự án đầu tư xây dựng cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp dịch vụ tại khu đất No5 1.642.5

4 Dự án đầu tư xây dựng nhà chung cư cao tầng 15T 65,4

5 Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Mơ 1.055

6 Dựa án đầu tư xây dựng xi măng Yên Bình 1.514,97

7 Dự án đầu tư xây dựng trung tâmxúc tiến thương mại Hà Đông 1.108

8 Dự án Trụ Sở Tổng công ty Vinaconex 34 Láng Hạ, Hà Nội 326,95

9 Dự án đầu tư xây dựng công trình khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại Vinaconex - Thảo điền 4.107

10 Dự án đầu tư xây dựng công trình trường công nhân kỹ thuật và xuất khẩu lao động Vinaconex - Sơn Tây 456

Nguồn: Ban đầu tư – Tổng công ty Vinaconex

Các dự án do Ban đầu tư Tổng công ty lập đều có tính khả thi cao và giai đoạn đầu tư thực hiện rất thuận lợi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Tổng công ty cũng như đất nước, ví dụ như dự án đầu tư Trung tâm thương mại Hà Đông sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện đầu tư đi vào vận hàn khai thác đã đem lại hiệu quả kinh tế cho Tổng công ty ở mức doanh thu đem lại hàng năm là 67,25 tỷ đồng thuế nộp cho nhà nước khoảng 10,78 tỷ đồng Đạt được thành tựu này là do sư cố gắng nỗ lực hết mình của các Lãnh đạo và thành viên của ban đầu tư Tổng công ty được Tổng công ty ghi nhận và khen thưởng.

Trong thời gian qua thu nhập của tổng công ty ngày càng tăng cao Để đạt được hiệu quả như vậy một phần do công ty đã thực hiện tốt công tác lập dự án và thực hiện đầu tư làm cho không những tốc độ tăng trưởng của tổng công ty cao mà các dự án của tổng công ty thực hiện cũng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng Từ đó hình thành lên một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong công tác lập dự án và ngày càng chuyên nghiệp tại Ban Đầu tư

Các dự án đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động trong và ngoài nước Mỗi dự án trung bình sử dụng hàng trăm lao động cho thành phố, tỉnh thực hiện dự án Từ đó một phần nào giữ vai trò hỗ trợ nhà nước trong việc giải quyết vấn đề việc làm, tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện ổn định xã hội Cùng đó là các hoạt động phúc lợi cho cán bộ - công nhân viện của Tổng công ty Ví dụ như dự án đầu tư TTTM Hà Đông quá trình thực hiện đầu tư đã sử dụng 300 lao động thủ công và 125 lao động gián tiếp, góp phần làm tăng việc làm, giải quyết lao động dôi dư cho TP Hà Nội, Ngoài ra khi dự án đi vào hoạt động còn tạo thêm 150 kiôt và văn phòng tăng hệ số sử dụng đất điều này làm tăng đáng kể không gian làm việc, tăng việc làm…. Đặc biệt trong giai đoạn gần được coi là giai đoạn họat động hiệu quả của công ty trong lĩnh vực đầu tư Sự phát triển của công ty có chiều hướng đi lên, Thực hiện được các mục tiêu phát triển của Hội đồng quản trị và các cổ đông đề ra.

Tóm lại những kết quả đạt được trong công tác lập dự án tại tổng công ty như sau:

- Về mặt tổ chức thực hiện dự án: Công tác tổ chức thực hiện dự án tại Ban đầu tư của Tổng công ty Vinaconex được thực hiện một cách quy củ và chuyên nghiệp, quy trình lập dự án được xây dựng đầy đủ và thống nhất, đem lại hiệu quả cao cho công tác lập dự án tại Tổng công ty Đặc biệt quy trình phân tích tài chính được thực hiện theo đúng các bước đã đề ra, một số chỉ tiêu cơ bản và chủ yếu của quá trình phân tích tài chính dự án đều được tính toán đầy đủ như xác định quy mô đầu tư, dự tính tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư…

- Về nội dung phân tích các dự án đầu tư: Các chỉ tiêu hiệu quả được đánh giá, tính toán rất cụ thể và chi tiết, thể hiện sự hợp lý trong quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính Chi phí và doanh thu của dự án được tính toán dựa trên cơ sở công suất kinh doanh an toàn của dự án nên tương đối chính xác, giúp cho quá trình thực hiện đầu tư được tiến hành có hiệu quả Các dự án đã quan tâm tương đối đầy đủ các chỉ tiêu hiệu quả cơ bản và quan trọng nhất như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn Những chỉ tiêu tính toán này được dựa trên sự tuân thủ tương đối nghiêm ngặt các yêu cầu của việc phân tích, qua đó có thể xem xét tình hình, kết quả, hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của Tổng công ty Kết quả của quá tình phân tích này sẽ được lấy làm căn cứ quyết định có nên đầu tư vào dự án hay không

- Về phương pháp lập dự án đầu tư: Cán bộ lập dự án của Ban Đầu tư đã sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp trong công tác lập dự án chứ không sử dụng máy móc áp đặt cứng nhắc, tùy từng dự án và từng hoàn cảnh thích hợp để áp dụng các phương pháp khác nhau, tạo được cho dự án được lập một cách chính xác nhất và khả thi nhất.

- Hiệu quả đem lại: Các dự án cho thấy tính cấp thiết phải thực hiện đầu tư, mục tiêu của dự án hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

Kết luận: Nói chung về cơ bản Ban đầu tư của Tổng công ty Vinaconex đã thực hiện một cách nghiêm chỉnh và chấp hành đầy đủ mọi quy trình trong công tác lập dự án đầu tư của Tổng công ty, các dự án được lập đều bám sát với tình hình thực tế và đem lại hiệu quả cao trong họat động lập dự án nói riêng và họat động đầu tư nói chung Tuy nhiên bên cạnh đó công tác lập dự án vẫn còn gặp nhiều khó khăn và những hạn chế nhất định sẽ được đề cập ở phần dưới đây.

1.4.2 Một số tồn tại và nguyên nhân trong công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex.

1.4.2.1 Những hạn chế trong công tác lập dự án

Bên cạnh những kết quả mà Ban đầu tư Tổng công ty đã đạt được, trong quá trình lập dự án vẫn còn tồn tại một số những vướng mắc sau:

 Về kế hoạch và chiến lược đầu tư: Hiện nay tại Ban đầu tư Tổng công tyVinaconex hoạt động lập dự án được triển khai theo kế hoạch cụ thể nhưng kế hoạch còn chưa chi tiết Chính sách, quy định của nhà nước còn thay đổi khiến cho công tác lập dự án bị ảnh hưởng.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX)

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN

2.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2015.

2.1.1 Định hướng trong phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư cảu Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX)

Từ bài học kinh nghiệm, sự thành công của các tập đoàn bất động sản trên thế giới kết hợp với truyền thống phát triển của VINACONEX trong 20 năm qua, Tổng công ty nhận thức sâu sắc rằng VINACONEX cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, tái cấu trúc mạnh mẽ trên con đường vươn lên để trở thành một tập đoàn kinh doanh hàng đầu của Việt Nam và khu vực Dưới sự trợ giúp của đơn vị tư vấn nước ngoài CREDIT SUISSE, Tổng công ty đã vạch ra định hướng phát triển của Tổng công ty trong giai đoạn tới như sau:

Sau hơn một năm khủng hoảng, hiện nay thị trường xây dựng và kinh doanh bất động sản đang có chiều hướng sôi động trở lại Đây chính là nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả họat động đầu tư Để theo kịp sự phát triển của đất nước và của ngành nghề thì Tổng công ty cần có những phương hướng, định hướng nhất định trong thời gian tới Để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, tăng cường sức cạnh tranh, chủ động tham gia hội nhập quốc tế kết hợp với đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp theo tinh thần nghị quyết trung ương đảng, tạo thế và lực mới cho việc thực hiện hoài bão trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam và khu vực. Tổng công ty phấn đấu thực hiện các mục tiêu sau:

- Kiên trì phương châm đa doanh, đa dạng hóa sản phẩm, từng bước chuyển đổi đưa tỷ trọng cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh, nâng cao hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản, đẩy mạnh tính tụ vốn để phát triển bền vững.

- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng:

+ Vinaconex tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực xây dựng: dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước, công trình hạ tầng, công trình ngầm tại Việt Nam.

+ Thắng thầu thực hiện các dự án đầu tư xây dựng có quy mô lớn và mang lại lợi nhuận hợp lý cho Tổng công ty.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên nghiệp, đặc biệt là bộ phận quản lý dự án xây lắp (Các giám đốc dự án, cán bộ quản lý dự án…)

+ Hoàn thiện mô hình nhà thầu quản lý tại tổng công ty.

+ Hình thành một công ty xây dựng nòng cốt quản lý, điều phối các đơn vị thành viên họat động chuyên ngành trong từng lĩnh vực xây dựng cụ thể.

+ Nghiên cứu, ứng dụng tối đa công nghệ mới trong hoạt động xây dựng (tự nghiên cứu, mua công nghệ nước ngoài, hợp tác với các đối tác nước ngoài trong việc nghiên cứu và sử dụng công nghệ).

- Trong lĩnh vực Bất động sản:

+ Là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực: Đầu tư các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư, hạ tầng thương mại, hạ tầng kỹ thuật.

+ Tìm kiếm thực hiện các dự án Bất động sản quy mô lớn và mang lại hợi nhuận cao cho Tổng công ty.

+ Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong lĩnh vực bất động sản (tìm kiếm dự án, chuẩn bị dự án, khai thác dự án, tài chính dự án, phát triển khách hàng và chính sách sau bán hàng).

+ Hoàn thiện mô hình quản lý bất động sản chuyên nghiệp tại Tổng công ty (Bao gồm cả quy chế, quy trình quản lý cụ thể).

+ Hình thành một công ty nòng cốt về bất động sản Dưới công ty này có các đơn vị thành viên hoạt động chuyên ngành trong từng lĩnh vực bất động sản cụ thể (Đầu tư khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư, hạ tầng thương mại, khu vui chơi giải trí, dịhc vụ quản lý bất động sản, dịch vụ tư vấn bất động sản, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản).

- Tái cấu trúc doanh nghiệp:

+ Giai đoạn 1: Hình thành một số công ty nòng cốt của Tổng công ty trong các lĩnh vực bất động sản, xây lắp, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động, đào tạo, cung cấp nhân lực cho tập đoàn VINACONEX sở hữu 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối.

+ Giai đoạn 2: Hình thành các công ty nòng cốt của Tổng công ty trong các lĩnh vực bất động sản, xây lắp do tập đoàn VINACONEX sở hữu 100% vốn, đồng thời tăng cường hiệu quả đầu tư tài chính, đầu tư vốn (Khong nắm cổ phần chi hối) tại một số công ty họat động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và vất liệu xây dựng, kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động, đào tạo và cung cấp nhân lực.

2.1.2 Định hướng và sự cần thiết của công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex).

- Định hướng: Xây dựng đội ngũ chuyên viện lập dự án có kinh nghiệm cao, nâng cao chất lượng lập dự án tại tổng công ty Nâng cao năng lực máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình lập dự án Lập được nhiều dự án đầu tư có chất lượng tốt, tính khả thi cao và đem lại nhiều lợi nhuận cho Tổng công ty:

- Sự cần thiết của công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex: Để phát triển kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay thì nhu cầu đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng trong cả nhu cầu tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu hội nhập Nhà nước ta luôn khuyến khích đầu tư trong mọi lĩnh vực xây dựng, từ xây dựng dân dụng, giao thông, nông nghiệp… Chính điều đó là cơ hội để Tổng công ty Vinaconex phát huy năng lực của mình Để thực hiện được mục tiêu trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam và khu vực Tổng công ty cần hết sức chú ý đến hoạt động đầu tư phát triển trong đó có công tác lập dự án đầu tư Để có những nội dung đầu tư hoàn hảo, có khả năng thành công cao thì Tổng công ty phải có những dự án đầu tư chất lượng cao Những dự án đầu tư được lập ra sẽ như kim chỉ nam hướng dẫn mọi hoạt động của công ty Khi có những dự án chất lượng thì những cán bộ lãnh đạo công ty mới có thể thuyết trình, thuyết phục những đối tác ngân hàng cho vay vốn thực hiện đầu tư Như vậy dự án đầu tư có vai trò hết sức quan trọng và to lớn, thế nên cần phải tìm ra những giải pháp để khắc phục những nhược điểm của Tổng công ty trong công tác lập dự án đầu tư Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu công tác lập dự án tại Ban đầu tư tổng công ty em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau:

Ngày đăng: 17/07/2023, 09:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w