CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN TRỒNG RỪNG HẤP THỤ CO 2 THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH
D ỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐỐI VỚI HẤP THỤ CO 2
Do sự ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính (chủ yếu là khí CO2) đối với sự nóng lên của trái đất nên sự tăng lượng khí CO2 trong khí quyển là một trong những vấn đề môi trường đáng quan tâm nhất hiện nay Để giảm mức độ tăng của khí
CO2 hay giảm mức độ khí CO2 phát sinh chúng ta cần phải áp dụng các công nghệ làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường Khí CO2 phát sinh phải được giữ lại bởi khí quyển hoặc giữ lại bởi hệ sinh thái biển và hệ sinh thái trên cạn, được biết đến như là thùng chứa cacbon Và chiến lược phủ xanh rừng là một phương pháp tạo ra các thùng chứa cacbon nhỏ.
Việc bao phủ diện tích đất rừng sẽ giúp làm giảm sự nóng toàn cầu bằng cách lưu giữ cacbon thông qua sự hấp thụ của cây và hệ thực vật khác Trong quá trình quang hợp thì cây quang hợp ánh sáng từ mặt trời để chuyển thành năng lượng hoá học dưới dạng chất glucose đồng thời thải khí ôxy Cacbon trong glucoses được sử dụng để tạo ra cellulose - vỏ cây và được giữ đến khi cây chết và phân huỷ Theo cách này, việc tăng trưởng của cây sẽ làm giảm lượng khí CO2 do khí thải nhà kính tạo ra trong không khí Dịch vụ này của rừng cần được tiếp thị và cần được tăng cường bằng nhiều hoạt động như: trồng rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, giảm tác động từ việc chặt phá rừng và các hoạt động khác tăng cường quản lý rừng
Mặc dù lợi ích của việc lưu giữ lại cacbon trong việc giảm hiệu ứng nhà kính là hiển nhiên thì cho đến nay vẫn không có một cơ chế chính thức nào để thực hiện vấn đề này Thậm chí ngày nay, mặc dù với sự phát triển mạnh của các dịch vụ thương mại hoá cùng sự cam kết thực hiện của các quốc gia đối với vấn đề này đã được bàn đến trong hội nghị Kyoto năm 1997, nhưng hầu hết những người chủ rừng vẫn không thể chuyển đối “tài sản” “cacbon” thành tiền như họ có thể làm với gỗ hay các sản phẩm của rừng khác.
C Ơ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM)
CDM là một công cụ được phát triển nhằm thực hiện các biện pháp đối với sự biến đổi khí hậu Đây là một cơ chế linh hoạt nhằm định lượng và bán lượng khí hiệu ứng được giảm phát thải giữa các nước công nghiệp hóa phải đạt được một chỉ tiêu giảm phát thải và các nước đang phát triển.
CDM là một trong ba cơ chế linh hoạt của Nghị định thư Kyoto, trong đó nó cho phép các nước phát triển đạt được các chỉ tiêu về phát thải khí nhà kính bắt buộc thông qua đầu tư thương mại các dự án trồng rừng tại các nước đang phát triển, sẽ nhằm hấp thụ khí CO2 từ khí quyển và làm giảm lượng phát thải khí nhà kính (Trích: Khả năng hấp thụ của một số loại rừng trồng ở Việt Nam – PGS.TS Ngô Đình Quế và cộng sự). 1.2.2 Lợi ích từ các dự án CDM
Thứ nhất, dự án CDM mang lại lợi ích không chỉ cho các bên tham gia dự án mà còn góp phần rất lợi làm giảm lượng phát thải khí nhà kính nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên của trái đất.
Thứ hai, nguồn thu từ các dự án CDM sẽ giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường như cải thiện được môi trường đất, nước, không khí Kèm theo đó, là nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài bổ sung vào nguồn vốn trong nước đóng góp làm tăng phúc lợi xã hội như tạo công ăn việc làm, phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo Đây cũng là cơ hội tốt nhận được qua quá trình chuyển giao công nghệ xanh, sạch mang lại lợi ích kinh tế và tăng lợi ích môi trường.
Thứ ba, bên cạnh đó, các dự CDM cũng tạo ra những lợi ích thiết thực cho các nước phát triển - những nước bắt buộc phải quan tâm đến lượng giảm phát thải GHG và hậu quả về môi trường do quá trình phát triển gây nên Dự án CDM là một hình thức để các nước phát triển có được tín dụng giảm phát thải với chi phí thấp hơn chi phí biên tại nước đó Mặc khác, đây còn là nguồn đầu tư mới cho các doanh nghiệp ở các nước này, một lĩnh vực mới đầy triển vọng.
Cuối cùng, từ quá trình mua bán chứng chỉ giảm phát thải (CERs) sẽ làm tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo Qua quá trình này góp phần đạt được mục tiêu cao nhất của nghị định thư Kyoto.
1.2.3 Các lĩnh vực thuộc dự án CDM
CDM gồm các dự án thuộc các lĩnh vực sau:
Nâng cao hiệu quả năng lượng sử dụng cuối
Nâng cao hiệu quả cung cấp năng lượng
1 Thiết kế và xây dựng dự án 2.Phê duyệt quốc gia
Văn kiện thiết kế dự án
Các Bên tham gia dự án Các nhà đầu tư
Báo cáo thẩm tra/báo cáo chứng nhận/đề nghị ban hành
CERs Ban chấp hành/đăng ký
Nông nghiệp (giảm phát thải CH4 và N2O)
Các quá trình công nghiệp (CO2 từ sản xuất xi măng, HFCs, PFCs, SF6)
Các dự án bể hấp thụ cacbon (chỉ áp dụng đối với lĩnh vực trồng rừng và khôi phục rừng)
1.2.4 Các bước thực hiện CDM
Hình 1.1 Các bước thực hiện dự án CDM
Chu trình dự án CDM trên đây gồm 7 giai đoạn cơ bản: thiết kế và xây dựng dự án, phê duyệt quốc gia, thẩm định và đăng ký, tài chính của dự án, giám sát, thẩm tra/chứng nhận và ban hành CERs Bốn giai đoạn đầu được tiến hành trước khi chuẩn bị dự án, ba giai đoạn sau được thực hiện trong suốt thời gian thực hiện dự án.
P HƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CDM
Có nhiều phương pháp có thể dùng để đánh giá hiệu quả của dự án CDM như: Phân tích chi phí - lợi ích (CBA), phương pháp danh mục kiểm tra (checklist), phương pháp phân tích đa mục tiêu, phân tích chi phí hiệu quả (CEA) Đối với đề tài này, tôi đã chọn phương pháp CBA cho dự án mình đang nghiên cứu.
1.3.1 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
CBA là quá trình xác định và so sánh những lợi ích và chi phí của một dự án, chương trình chính sách hay hoạt động phát triển theo quan điểm xã hội CBA được hiểu là phân tích tài chính của dự án theo nghĩa rộng hay phân tích kinh tế Khác với phân tích tài chính, ngoài tính các chi phí và lợi ích thực, trong quá trình tính CBA cần cố gắng lượng hoá các chi phí và lợi ích ẩn càng nhiều càng tốt, những chi phí và lợi ích không lượng hoá được bằng tiền cần được liệt kê đầy đủ và đánh giá một cách định tính
1.3.2 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích dự án CDM Đối với phương pháp CBA có trình tự 5 bước :
- Xác định chi phí lợi ích
- Đánh giá chi phí lợi ích
- Tính toán các chỉ tiêu
- Phân tích rủi ro và độ nhạy
- Kết luận và kiến nghị
1.3.2.1 Bước 1: Xác định các chi phí và lợi ích của dự án
Quá trình này chính là liệt kê đầy đủ các chi phí và lợi ích liên quan đến dự án theo quan điểm xã hội theo các nguyên tắc sau:
Một lợi ích bị mất đi được coi là một chi phí, ngược lại một chi phí tiết kiệm được coi là một lợi ích.
Không tính thiếu, tính trùng, nhận dạng đúng và đủ các khoản chi phí, lợi ích.
Phải có đơn vị đo lường chung.
Chi phí của dự án CDM: Cũng như các dự án thông thường khác, dự án
CDM cũng bao gồm các chi phí thường xuyên, chi phí không thường xuyên và chi phí cơ hội Chi phí thường xuyên là các khoản chi cho quản lý và vận hành dự án hàng năm gồm có chi phí bao dưỡng, nguyên vật liệu, nhân công, nhà xưởng Chi phí không thường xuyên là những khoản chi phát sinh ngay khi dự án mới bắt đầu thực hiện và không thường xuyên trong suốt đời dự án gồm có khoản đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc, thiết bị Chi phí cơ hội phát sinh do sự thay đổi về công nghệ, tỷ lệ lãi suất, biến động kinh tế, xã hội.
Ngoài các chi phí kể trên, dự án CDM còn chịu các khoản chi phí CDM như chi phí thiết kế, xây dựng dự án, thuế CERs, chi phí giao dịch
Lợi ích của dự án CDM: Ngoài doanh thu như các dự án thông thường khác, dự án CDM còn có doanh thu trực tiếp từ bán CERs và các lợi ích khác đóng góp vào sự phát triển bền vững như uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, xoá đói giảm nghèo, giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp vào nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu
1.3.2.2 Bước 2: Đánh giá chi phí lợi ích Đây là bước quan trọng của quá trình CBA, là quá trình lượng hóa bằng tiền tệ các giá trị chi phí và lợi ích đã mô tả ở bước 1 Các chi phí và lợi ích được quy đổi theo giá cả thị trường, còn các chi phí và lợi ích không quy đổi được thì ta sử dụng phương pháp giá ẩn – là mức giá thị trường đã được điều chỉnh sao cho phản ứng đúng chi phí cơ hội kinh tế.
Tuy nhiên, thực tế thì không phải bất cứ lợi ích hay chi phí nào cũng có thể lượng hóa bằng tiền tệ được Đó là các chi phí và lợi ích không mang tính hữu hình như những lợi của cảnh quan đối với cuộc sống người dân trong khu vực, hay hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp trong thị trường , mà chúng không có giá trên thị trường, do vậy chúng ta sử dụng các phương pháp định giá gián tiếp như phương pháp thay thế, chi tiêu ngăn ngừa, đánh giá ngẫu nhiên, chi phí du hành để lượng giá Tuy nhiên, việc lượng giá các chi phí và lợi ích vô hình là khá khó khăn và nhiều khi không thể quy đổi được ra giá trị tiền tệ, những lợi ích và chi phí này sẽ được tham vấn lấy ý kiến của các chuyên gia, và đánh giá về mặt định tính.
Sau khi quy đổi các giá trị theo thời gian của dự án (theo đơi vị tháng hoặc năm).Dưới đây là bảng tổng hợp chi phí và lợi ích theo thời gian:
Bảng 1.1 Bảng minh họa tổng hợp chi phí và lợi ích theo thời gian
Năm Tổng lợi ích (Bt) Tổng chi phí (Ct) Lợi ích ròng hàng năm
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.3.2.3 Bước 3: Tính toán các chỉ tiêu
Trong CBA có các chỉ tiêu cần dùng là: Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất lợi ích
– chi phí (BCR), hệ số hoàn vốn nộp bộ (IRR) Ngoài ra một số dự án người ta còn sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PB). Để đánh giá hiệu quả của một dự án bất kì, điều cần làm đầu tiên đó là chọn biến thời gian và tỷ lệ chiết khấu phù hợp.
Chọn biến thời gian: Về mặt lý thuyết, phân tích kinh tế các dự án cần phải kéo dài trong khoảng thời gian thích hợp sao cho phản ánh đầy đủ mọi chi phí và lợi ích của dự án Trong khi chọn biến thời gian thích hợp, cần lưu ý:
− Thời gian sống hữu ích của dự án để tạo ra các sản phẩm đầu ra và các lợi ích kinh tế cơ sở mà dự án được thiết kế Khi lợi ích dự kiến của dự án không đáng kể thì thời gian sống hữu ích của dự án coi như kết thúc.
− Tỷ lệ chiết khấu trong phân tích kinh tế của dự án tỷ lệ nghịch với NPV.
Chọn tỷ lệ chiết khấu (r): Đây là công đoạn quan trọng, do một sự thay đổi nhỏ của r sẽ làm thay đổi giá trị hiện tại ròng và như vậy có thể cho kết quả phân tích sai Tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn phải đảm bảo:
− Không phản ánh lạm phát, mọi giá cả sử dụng trong phân tích là thực hoặc giá USD không đổi (Cần phân biệt giữa tỷ lệ chiết khấu thực và tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa).
Tỷ lệ chiết khấu thực = tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa – lạm phát
Ngoài ra, có thể tính tỷ lệ chiết khấu thực theo công thức: r i−m1+m
− Xác định và điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu căn cứ vào chi phí cơ hội của đồng tiền, chi phí của việc vay mượn và hệ thống xã hội về ưu tiên theo thời gian. Đối với phân tích tài chính, tỷ lệ chiết khấu được chọn là tỉ lệ lãi suất của vốn vay Nếu vốn được vay từ nhiều nguồn với lãi suất khác nhau thì tỷ lệ chiết khấu được tính bằng cách lấy bình quân gia quyền của các tỷ lệ lãi suất. Còn vốn tự có thì tỷ lệ chiết khấu được lấy từ tỷ lệ lãi suất tiền gửi kì hạn một năm tại Ngân hàng thương mại Riêng trong CBA thì tỷ lệ chiết khấu phải phản ánh chi phí cơ hội của tiền và sự ưa thích về mặt thời gian của xã hội Nói cách khác tỷ lệ chiết được lựa chọn phải phán ánh được mức sinh lời trung bình của tiền trong kinh tế.
Sau khi đã lựa chọn biến thời gian và tỷ lệ chiết khấu, chúng ta tiến hành tính toán các chỉ tiêu của dự án :
Giá trị hiện tại ròng (NPV)
H ẤP THỤ CO 2 CỦA MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG CDM
1.4.1 Một số loại rừng trồng ở Việt Nam theo CDM Để ước tính khả năng hấp thụ CO2 của một số loại cây trồng dưới đây, các tác giả đã sử dụng phương pháp lập ô tiêu chuẩn, chọn một số cây để cân đo khối lượng sinh khối tươi và khô Từ đó có tổng khối lượng tích luỹ CO2 trong quá trình quang hợp để tạo thành sinh khối rừng trồng Thông qua các kết quả phân tích thu được, các tác giả đã xây dựng hệ số quy đổi tính lượng CO2 hấp thụ từ trữ lượng rừng và xây dựng đường hồi quy tuyến tính giữa lượng CO2 hấp thụ với năng suất gỗ và năng suất sinh trưởng học. Ở Việt Nam, giá trị hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng như rừng trồng keo lai, rừng trồng keo tai tượng, rừng trồng keo lá chàm, rừng trồng bạch đàn Urophylla,
… lá rất lớn Vì vậy những loại cây này là lựa chọn hàng đầu của các nhà lâm nghiệp khi trồng rừng với mục đích giảm phát thải GHG (theo CDM) Dưới đây sẽ là mô hình một số loại rừng trồng tiêu biểu.
Nghiên cứu tiến hành đo đếm sinh khối và trữ lượng cacbon của rừng trồng keo lai ở các tuổi từ 2 – 8 tuổi tại một số khu vực : Bắc Kạn, Thừa Thiên Huế, QuảngBình,… nhằm xây dựng mô hình tính toàn trữ lượng cacbon Dưới đây là số liệu mà tác giả kế thừa từ nghiên cứu của PGS.TS Ngô Đình Quế và cộng sự: Địa điểm Mật độ
Sinh khối khô (tấn/ha) Cacbon hấpthụ(tấn /ha)E
CO 2 hấp thụ(tấn/ ha)G
Nguồn: Khả năng hấp thụ CO 2 và một số loại rừng trồng ở Việt Nam – PGS.TS Ngô Đình Quế và cộng sự. Để xây dựng mô hình tính toán lượng CO2 hấp thụ, chúng ta có thể xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa lượng CO2 hấp thụ với năng suất sinh học và năng suất gỗ thông qua xây dựng đường hồi quy tuyến tính của keo lai. Đường hồi quy tuyến tính của keo lai: Theo kết quả phân tích xây dựng phương trình tương quan – hồi quy tuyến tính giữa lượng CO2 hấp thụ hàng năm (biến phụ thuộc Y) và năng suất gỗ (biến độc lập X) của PGS.TS Ngô Đình Quế và cộng sự đã đưa ra phương trình tương quan giữa X và Y như sau:
Và mối quan hệ giữa năng suất sinh học (biến độc lập Z) là :
Y = 1,9 Z + 0,18 (với hệ số tương quan r 2 = 0,99) 1.4.1.2 Rừng thông nhựa
Thừa kế từ kết quả nghiên cứu của PGS.TS Ngô Đình Quế và cộng sự, chúng ta xây dựng phương trình tương quan – hồi quy giữa lượng hấp thụ CO2 hàng năm (biến Y) với năng suất gỗ (biến X) và năng suất sinh học (biến Z) như sau:
Y = 1,81 Z + 0,78 (hệ số tương quan r 2 = 0,99) 1.4.1.3 Rừng keo tai tượng
Cũng xây dựng tương tự hàm hồi quy tuyến tính như hai loại cây trên, ta có phương trình hồi quy tuyến tính giữa các đại lượng:
Y = 0,93 X + 7,43; ( hệ số tương quan r 2 = 0,68) Y=1,89 Z + 0,37; (hệ số tương quan r 2 =0,98) 1.4.1.4 Rừng bạch đàn Uro:
Kết quả nghiên cứu đưa ra mối tương quan giữa lượng hấp thụ CO2 (y) với năng suất gỗ (X) và năng suất sinh học (Z) như sau:
Y=1,00X -2,50; hệ số tương quan r 2 = 0,61 Y=1,89Z + 0,1; hệ số tương quan r 2 =0,99
Về tính toán các hệ số quy đổi cho các rừng thông nhựa, keo lai, keo tai tượng,và bạch đàn Uro ở các độ tuổi khác nhau được thể hiện dưới bảng sau :
Bảng 1.3 : Hệ số chuyển đổi tính CO 2 hấp thụ dựa vào trữ lượng rừng của một số loài cây được nghiên cứu:
Loại cây Các hệ số
Nguồn:Khả năng hấp thụ CO 2 và một số loại rừng trồng ở Việt Nam – PGS.TS Ngô Đình Quế và cộng sự.
B/A- Tỷ số giữa sinh khối gỗ khô(tấn/ha) lâm phân (m3/ha)
C/B- Tỷ số giữa sinh khối trên mặt đất/Sinh khối gỗ khô
D/C- Tỷ số giữa tổng sinh khối/ Tổng sinh khối trên mặt đất.
E/D- Tỷ số giữa tổng lượng cacbon hấp thụ/ tổng sinh khối
G/E- Hệ số chuyển đổi sang CO2
NIRI : Viện nghiên cứu Nissho Iwai – Nhật Bản
Như vậy, chúng ta có thể tính lượng CO2 hấp thụ dựa vào phương trình tuyến tính khi biết năng suất và năng suất sinh học hoặc dựa vào các hệ số quy đổi số lượng Theo kết quả tính toán thực tế ở VIeettj Nam với rừng keo tai tượng, keo lá tram, thông nhựa và bạch đàn Uro dựa vào hệ số quy đổi ở trên cho thấy:
Các rừng keo lai 3-12 tuổi với mật độ từ 800-1350 cây/ha có năng suất từ
11,43 ở cây 3 tuổi và 24,21 m 3 /ha/năm ở cây 7 tuổi Lượng CO2 hấp thụ trong sinh khối rừng giao động từ 60 – 407,37 tấn/ha Kết thu được cho thấy lượng CO2 hấp thụ phụ thuộc lớn vào tuổi rừng và trữ lượng rừng.
Các rừng keo tai tượng 3-12 tuổi với mật độ trung bình từ 825-1254 cây/ha có năng suất từ 11,04 - 21,58 m3/ha/năm Lượng CO2 hấp thụ dao động từ 57,63 tấn ở cây 3 tuổi đến 281,40 tấn/ha ở cây 12 tuổi.
Đối với rừng thông nhựa : lượng CO2 được hấp thụ dao động trong khoảng 18,81 – 467,69 tấn/ha Ở rừng thông nhựa 13 tuổi với trữ lượng 71,04 m3/ha hấp thụ được lượng CO2 là 163 tấn/ha và quy đổi thành tiền trên 500 USD/ha (giá bán là 5 USD/tấn CO2) Như vậy chỉ riêng giá trị về CO2 cũng đã tương đương toàn bbooj giá trị dầu tư trồng rừng Đô là chúng ta chưa kể đến với cá rừng trên 20 tuổi còn có giá trị thu hoạch nhựa hang năm tring bình khoảng 2,5-3 kg nhựa/cây/năm, và gái trị về gỗ và củi,…
Ở rừng bạch đàn Uro 3-13 tuổi với mật độ trung bình từ 1200-1800 cây/ha có năng suất dao động từ 15,42-24,46 m3/ha/năm Lượng CO2 hấp thụ trong sinh khối rừng dao động từ 107,87 tấn/ha ở cây 3 tuổi đến 387,71 tấn/ha ở cây 12 tuổi.
1.4.2 Lợi ích kinh tế của việc hấp thụ CO 2 của môi trường rừng theo cơ chế
1.4.2.1 Tổng quan về thị trường CERs của quốc tế và Việt Nam
Thị trường CERs quốc tế
Nghị định thư Kyoto chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 16/02/2005, mở ra một triển vọng mới cho thị trường cácbon quốc tế Nghị định thư Kyoto yêu cầu các nước phát triển phải giảm mức phát thải GHG của mình trong thời kỳ cam kết đầu tiên (từ 2008 – 2012) trung bình ở mức 5,2% so với mức phát thải năm 1990.
Nhu cầu thị trường GHG được coi là tương đương với lượng giảm GHG được yêu cầu Nó có thể được xác định theo công thức sau:
Lượng giảm GHG cần thiết = (lượng giảm phát thải từ 2008 - 2012)
Vậy nhu cầu giảm phát thải và nhu cầu CERs trong 5 năm từ 2008 – 2012 sẽ là một nguồn cầu tương đối lớn.
Theo ước tính của Cơ quan năng lượng Quốc tế (IAEA), tổng lượng phát thải
CO2 tương đương (CO2e) trong lĩnh vực năng lượng của 24 nước thuộc các nước phát triển trong năm 2000 là 11.130 (triệu tấn) và dự đoán năm 2010 là 20.054 triệu tấn
CO2e Các nước này đã có các biện phát giảm nhẹ trong nước, phát triển các bể hấp thụ cácbon, mua bán CERs từ các dự án CDM và ERUs từ các dự án JI Ước tính mức cung lượng phát thải từ 1.177 – 2.064 triệu tấn CO2e mỗi năm Nguồn cung CERs có thể đạt từ 55 – 183 triệu tấn CO2e mỗi năm. Để thực hiện được điều đó, trong thời gian gần đây một số nước và tổ chức quốc tế như Hà Lan, Bỉ, Anh, Nhật Bản, Ngân hàng thế giới đã hình thành các quỹ, các chương trình nhằm hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện dự án dạng CDM tại các nước đang phát triển để thu được CERs hoặc chuyển giao CERs trên thị trường quốc tế.
Ví dụ như: Đan Mạch dự kiến lượng phải giảm phát thải mỗi năm là 25 Mt
CO2e, để thực hiện được cam kết của mình Đan Mạch đã có chương trình mua 6,25 MtCO2e bằng CERs từ các dự án, đồng sử dụng và chuyển đổi nhiên liệu Các nước được ưu tiên hợp tác là Malaysia, Thái Lan, Nam Phi và Indonexia
Hay Chính phủ Italia dự kiến mua hàng năm 12 MtCO2e từ tín dụng IJ và CDM để thực hiện cam kết Cho đến nay họ đã đóng góp 7,7 triệu USD cho quỹ đa quốc gia CDCF và thành lập quỹ cácbon Italia cùng với ngân hàng thế giới và một số tổ chức của Italia cùng tham gia với vốn đầu tư ban đầu là 15 triệu USD tiền công quỹ từ việc bán CERs.
Thị Trường CERs Việt Nam
K INH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC TÍNH TOÁN LỢI ÍCH KINH TẾ HẤP THỤ C02 CỦA MÔI TRƯỜNG RỪNG TRONG KHUÔN KHỔ CDM
1.5.1 Hiện trạng thực hiện CDM trong lâm nghiệp của một số nước
1.5.1.1 Dự án Lâm nghiệp cộng đồng và sự lưu trữ Cacbon thí điểm tại Scolel Te – Chiapas – Mexico.
Mục tiêu và hoạt động: Tái trồng rừng ở rừng nhiệt đới và những vùng đất cao và kết hợp giữa nông nghiệp và lâm nghiệp trên những mảnh đất nhỏ của nông dân.
Diện tích: 2000 ha trên tổng só 13,200 ha (quy mô dự án tuỳ thuộc vào nguồn tài trợ)
Đối tác (hiệp hội tín dụng, viện nghiên cứu, Đại học Edinburgh, Liên đoàn môtô quốc tế, vv…)
1.5.1.2 Dự án quỹ FACE – Innoprise, Sabah, Malaysia
Mục tiêu dự án : Dự kiến sẽ hấp thụ khoảng 4,3 triệu tấn CO2 trong vòng
Diện tích : 25,000 ha cây dầu nước thuộc khu vực rừng nhiệt đới ở vùng đất thấp.
Đối tác : Công ty Innoprise (hợp tác với QUỹ Sabah, Sabah, Malaysia) và tổ chức FACE (Hấp thụ CO2 trong lâm nghiệp) thuộc Ban Điện lực Hà Lan – Hà Lan.
1.5.1.3 Dự án Kompong Cham, Campuchia
Mục tiêu: thực hiện nông lâm kết hợp có sự tham gia của cộng đồng, ước tính đạt 1 triệu tấn CO2 được hấp thụ trong vòng 10 năm.
Diện tích : 10.000 ha rừng trồng.
Đối tác: Chính phủ và các nhà đầu tư Campuchia,…
1.5.2 Kinh nghiệm tính toán lợi ích kinh tế hấp thụ CO 2 của rừng theo CDM Chúng ta có thể sử dụng cacbon thay cho CO2 để làm thước đo cho sự giảm phát thải khí nhà kính Hai cách tiếp cận này là như nhau, bởi ta có thể quy đổi từ lượng cacbon được hấp thụ về CO2 và ngược lại Trước hết để thống nhất về cùng một đại lượng, chúng ta xem xét cách chuyển đổi từ Cacbon sang CO2 dưới đây:
Cách chuyển đổi từ Cacbon sang CO 2 :
Lượng cacbon trong CO2 là tỉ lệ giữa trọng lượng của Cacbon và CO2 Trọng lượng nguyên tử cacbon là 12 đvc, trong khi trọng lượng của CO2 là 44 đvc, bởi nó bao gồm hai nguyên tử Oxi Vì vậy để chuyển đổi từ cacbon sang
CO2, ta sử dụng công thức sau:
1 tấn cacbon = 44/12 tấn CO 2 =3,67 tấn CO 2
Do vậy, nếu giá 1 tấn Cacbon là 30 USD, thì giá 1 tấn CO2 theo cách quy đổi ở trên là 30/3,67 = 8 USD/tấn CO2
(Theo cách tính của Tiến sĩ Joseph Romm - Uỷ viên cao cấp tại Mỹ)
1.5.2.1 Dự án Lâm nghiệp cộng đồng và sự lưu trữ Cacbon thí điểm tại Scolel Te – Chiapas – Mexico.
Phương pháp ước lượng khí nhà kính : Sử dụng mô hình CO2 Fix, ước tính được trữ lượng CO2 tích luỹ ròng trong toàn bộ vòng đời của cây là 15000 – 333000 tấn Cacbon Theo cách quy đổi ở trên thì vòng đời của cây sẽ hấp thụ được từ 55050 –
1222 110 tấn CO2 Theo giá bán của dự án là 10 USD/tC, vậy giá bán mỗi tấn CO2e xấp xỉ 3 USD Theo cách tính này thì giá trị thương mại thu được của việc hấp thụ CO2 được tổng hợp dưới đây :
Bảng 1.7 : Giá trị thương mại của sự hấp thụ CO 2 tại Scolel Te – Chiapas –
Lượng Cacbon hấp thụ ròng
Giá trị thương mại (USD)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Ngoài ra, dự án còn đem lại những lợi ích sau cho địa điểm thực hiện dự án:
Lợi ích kinh tế và xã hội: Xây dựng một nền nông lâm nghiệp bền vững, cải thiện phúc lợi của phụ nữ và người dân trong làng.
Lợi ích môi trường: bảo tồn và tăng đa dạng sinh học rừng, giảm thiểu sự xói mòn đất, và tạo ra các vùng đệm để làm giảm sự di trú vào trong rừng.
Nguồn: EPA/USIJI (1998), Tipper and de Jong (1998), Witthoeft-Muehlmann
1.5.2.2 Dự án quỹ FACE – Innoprise, Sabah, Malaysia
Phương pháp và lợi ích ước tính khí nhà kính : sử dụng mô hình Fix CO2 ước tính được 707,000 tấn Cacbon thu được trong toàn bộ vòng đời của rừng.
Bảng 1.8 : Giá trị thương mại của sự hấp thụ CO 2 tại Sabah, Malaysia.
Lượng Cacbon hấp thụ ròng
(USD/CO 2 e) Giá trị thương mại (USD)
Nguồn : Tác giả tổng hợp
Một số lợi ích khác thu được từ dự án như :
Lợi ích kinh tế xã hội : số tiền thu được từ gỗ là 800 triệu USD Đồng thời cũng đào tạo về kỹ thuật trồng cây cho mọi tầng lới nhân viên tham gia dự án Với điạ phương, thì tạo việc làm cho hơn 150 người.
Lợi ích về môi trường : Cải thiện ít nhất 25,000 ha rừng đã bị suy thoái.
Nguồn: FACE Foundation (1998), Stuart and Moura-Costa (1998), Witthoeft-Muehlmann (1998) as cited by IPCC (2000).
1.5.2.3 Dự án Kompong Cham, Campuchia
Phương pháp tính lợi ích kinh tế: Theo ước tính, lượng CO2 hấp thụ trong vòng 10 năm của dự án là 1 triệu tấn Tại tời điểm dự án triểu khai, giá bán mỗi tấn CO2 là 3 USD/ tấn Như vậy lợi ích thu được từ việc giảm thiểu CO2 là = 3 x 1.000.000 = 3.000.000 USD.
Một số lợi ích khác mà dự án đem lại ngoài lợi ích kinh tế như:
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư tại địa bàn thực hiện dự án.
Cải thiện chất lượng đất thông qua việc trồng lại rừng ở đây.
C ÁC BƯỚC THỰC HIỆN XÁC ĐỊNH LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỊCH VỤ HẤP THỤ C0 2 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG RỪNG
Thông qua một số phương pháp tính toán lợi ích kinh tế của các quốc gia trên thế giới, ta có thể đưa ra các bước thực hiện như sau:
1.6.1 Bước 1: Tính toán trữ lượng Cacbon được hấp thụ bởi rừng theo một số các phương pháp sau
1.6.1.1 Phương pháp sinh khối và hấp thụ cácbon của lớp thực vật trên bề mặt đất Để có được số liệu về hấp thụ cácbon, khả năng và động thái quá trình hấp thụ cácbon của rừng, người ta phải tính từ sinh khối của rừng Chính vì vậy điều tra sinh khối cũng chính là điều tra hấp thụ cácbon của rừng (Ritson and Sochacki, 2003) Các phương pháp xác định sinh khối và hấp thụ cácbon trên mặt đất được trình bày ở dưới đây (Brown, 1997; McKenzie et al., 2000; Snowdon et al., 2000; Snowdon et al., 2002):
Theo phương pháp này, tổng lượng sinh khối trên bề mặt đất có thể được tính bằng cách nhân diện tích của một lâm phần với mật độ sinh khối tương ứng (thông thường là trọng lượng của sinh khối trên mặt đất/ha) Cácbon thường được tính từ sinh khối bằng cách nhân hệ số chuyển đổi là cố định 0,5 Vì vậy việc chọn hệ số chuyển đổi có vai trò rất quan trọng cho tính chính xác của phương pháp này.
Bảng 1 9 Mật độ sinh khối trung bình một số kiểu rừng ở Australia
Kiểu rừng Mật độ sinh khối
(tấn/ha) Kiểu rừng Mật độ sinh khối
Rừng kín cao 450 Rừng mở thấp 200
Rừng kín trung bình 356 Trảng cây gỗ cao 200
Rừng kín thấp 300 Trảng cây gỗ trung bình 150
Rừng mở cao 279 Trảng gỗ thấp 100
Rừng mở trung bình 272 Rừng trồng 244
Nguồn: Snowdon và cộng sự., 2000
1.6.1.2 Phương pháp rác hữu cơ trên mặt đất
Phương pháp lập ô, đo đếm và phân tích cácbon trong rác hữu cơ trên mặt đất đã được phát triển một cách cơ bản và được giới thiệu bởi nhiều tổ chức quốc tế, IPCC, FAO, Văn phòng Quốc gia về khí nhà kính Australia, Canada… và rất nhiều các tổ chức và tác giả khác (IPCC, 1997; McKenzie et al., 2000; IPCC, 2003).
Phương pháp thích hợp để điều tra rác hữu cơ là, trên mỗi ô tiêu chuẩn đo đếm ở rừng trồng, lập 03 ô tiêu chuẩn có kích thước (2 x 2m), thu lượm và cân toàn bộ rác hữu cơ, tính trung bình lượng rác hữu cơ trên 1m2 Từ đó tính được lượng rác hữu cơ/ha cho lâm phần.
1.6.1.3 Phương pháp sinh khối dưới mặt đất
Sinh khối dưới mặt đất của lâm phần là trọng lượng phần rễ sống của cây Rễ cây chiếm một phần quan trọng trong tổng sinh khối lâm phần Theo Cairn et al (1997),sinh khối của rễ cây trong rừng dao động từ khoảng 3 tấn/ha đến 206 tấn/ha, tùy theo loại rừng Tuy nhiên, điều tra để xác định tổng lượng rễ cây dưới mặt đất là công việc khó khăn, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức.
1.6.1.4 Phương pháp cácbon trong đất
Mặc dù hầu hết cácbon được hấp thụ bởi các hệ sinh thái trên mặt đất là qua lá và hấp thụ cácbon phần lớn nằm trên sinh khối trên mặt đất, hơn một nửa cácbon hấp thụ được sẽ chuyển xuống dưới mặt đất thông qua rễ và các quá trình phân hủy, tiết dịch của rễ kết hợp với lá và gỗ rơi rụng xuống đất
1.6.1.5 Phương pháp thông qua trữ lượng gỗ: Để tính lượng Cacbon hấp thụ, ta tiến hành theo hai bước sau:
Tính toán trữ lượng gỗ thu hoạch dựa theo công thức:
Tính toán trữ lượng Cacbon theo công thức:
Y : lượng Cacbon hấp thụ được (kg/ha)
G : Tổng diện tích ngang (m2/ha)
Hai công thức (i) và (ii) lấy từ kết quả nghiên cứu từ Luận văn thạc sĩ khoa học : ô Dự bỏo năng lực hấp thụ CO 2 của rừng tự nhiờn lỏ rộng thường xanh ằ - Phạm TuấnAnh(http://www.socialforestry.org.vn/Document/DocumentVn/Bao%20cao
%20tom%20tat%20de%20tai%20CO2%20Tuan%20Anh.Vn.pdf).
1.6.1.6 Phương pháp sử dụng các phần mềm, mô hình để tính toán ra trữ lượngCacbon mà rừng hấp thụ được:
Hiện nay trên thế giới sử dụng mô hình tiêu biểu: Mô hình nghiên cứu sinh khối và hấp thụ cácbon và động thái CO2Fix được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp châu Âu, đã được sử dụng cho rừng nhiều nước trên thế giới.
Nhiều nghiên cứu đã xác định lượng các bon và các bon hấp thụ ở nhiều loại rừng khác nhau Brown và Pearce (1994) có đưa ra các số liệu đánh giá lượng cacbon và tỷ lệ thất thoát đối với rừng nhiệt đới Một khu rừng nguyên sinh có thể hấp thu được 280 tấn các bon/ha và sẽ giải phóng 200 tấn các bon nếu bị chuyển thành du canh du cư và sẽ giải phóng nhiều hơn một chút nếu được chuyển thành đồng cỏ hay đất nông nghiệp Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn các bon và con số này sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng bị chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp Chi tiết về trữ lượng các bon cho một số kiểu rừng nêu ở Bảng 3.
Bảng 1.10 : Trữ lượng Cacbon cho một số kiểu rừng
1.6.2 Bước 2: Quy đổi trữ lượng Cacbon ra CO 2 tương đương, theo công thức
CO2: lượng CO2 hấp thụ
1.6.3 Bước 3: Tính toán ra lợi ích kinh tế
Lợi ích thu được từ buôn bán chứng chỉ giảm thiểu Cacbon (CREs))
Mỗi CREs tương đương với một tấn CO2 Vậy lợi ích kinh tế của việc hấp thuCO2 có thể được tính theo công thức:
T IỂM NĂNG PHÁT TRIỂN MUA BÁN C ACBON (CO 2 ) TRONG LÂM NGHIỆP
Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2007 cho rằng, một trong các ngành gây phát thải đáng kể là sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) Phát thải do thay đổi sử dụng đất chiếm tới 20% tổng phát thải toàn cầu Với quy định hiện hành của Nghị định thư Kyoto thì chỉ có các hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng là được chấp nhận và được coi là giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu phát thải GHG Trên thực tế, lượng khí nhà kính hấp thụ do việc trồng rừng và tái trồng rừng là không đáng kể và mức phát thải do thay đổi sử dụng đất - chủ yếu do các hoạt động phá rừng và chuyển đổi rừng - vẫn tiếp tục diễn ra ở mức cao Một số nước có lượng phát thải lớn từ hoạt động này gồm Indonesia và Brazil
Nhận thức được vấn đề này, sáng kiến về giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển lần đầu tiên được đưa ra bởi Indonesia tại cuộc họp các bên lần thứ 13 Sáng kiến này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước đang phát triển và một số nước phát triển, mở ra một hướng đi mới trong nỗ lực của Quốc tế về việc giảm nồng độ GHG Những triển vọng trong việc phát triển thương mại các bon trong lâm nghiệp thể hịên thông qua các cơ chế sau:
● Cơ chế phát triển sạch : Giai đoạn I của cơ chế phát triển sạch sẽ hết hiệu lực vào năm 2012 Tuy nhiên hịên nay đây vẫn là cơ chế khá hiệu quả trong việc cắt giảm phát thải, đặc biệt trong các lĩnh vực Năng lượng, giao thông, quản lý chất thải Với lĩnh vực lâm nghiệp, xu hướng chung là vẫn duy trì nhưng cần phải đơn giản hóa các thủ tục trong việc xây dựng dự án, thẩm định và phê duyệt;
● Cơ chế Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD) : Đây là cơ chế mới được khởi xướng và đang nhận được sự ủng hộ to lớn của cộng đồng Quốc tế Hiện cơ chế này đang được tiến hành thử nghiệm ở nhiều quốc gia như Indonesia, Brazil, Việt Nam, vv Hiện nay REDD đang được xem xét ở nhiều mô hình sử dụng đất khác nhau như giảm phát thải từ phá rừng, chuyển đổi rừng, các hoạt động sử dụng đất phù hợp nhằm tăng trữ lượng các bon.
● Cơ chế các bon tự nguyện : Đây cũng là một tiềm năng lớn trong việc thương mại giá trị các bon của rừng Hoạt động này dựa sự tự nguyện của các bên trong việc mua bán các bon.
T IỂU KẾT CHƯƠNG I
Trong chương I đã cho thấy được khái quát về CDM, quy trình cũng như lợi ích của một dự án CDM Bên cạnh đó chúng ta cũng có cái nhìn tổng quan về lợi ích kinh tế cũng như môi trường của sự hấp thụ CO2 trong ngành lâm nghiệp Dựa trên các kinh nghiệm tính toán lợi ích kinh tế của dịch vụ hấp thụ CO2 trong ngành lâm nghiệp trên thế giới, tác giả đã thiết lập được các bước thực hiện để xác định lợi ích kinh tế của dịch vụ hấp thụ của CO2 này.
Trong các chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi nghiên cứu về một dự án trồng rừn/tái trồng rừng theo cơ chế sạch (AR-CDM) tại một địa bàn cụ thể, từ đó xem xét lợi ích mà dự án này đem lại là bao nhiêu và tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án Đây cũng chính là các nội dung sẽ tiếp tục được đưa ra và hoàn thiện trong các phần tiếp theo của chuyên đề này.
HIỆN TRẠNG DỰ ÁN TRỒNG RỪNG THEO CƠ CHẾ SẠCH (AR-CDM) Ở CAO
T ỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ TÁI TRỒNG RỪNG THEO CƠ CHẾ SẠCH
Trồng rừng (Afforestration)/ Tái trồng rừng (Reforestration) theo Cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) là một trong những cơ chế linh hoạt mềm dẻo của Nghị định thư Kyoto cho phép điều chỉnh việc tạo lượng cácbon tích luỹ trong các khu rừng ở các nước đang phát triển và bán lượng dự trữ cácbon này - gọi là Tín chỉ cácbon – cho các nước phát triển phải thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo quy định của Nghị định thư Kyoto.
AR-CDM là một ví dụ về việc chi trả dịch vụ môi trường mà các khu rừng đem lại nhằm tăng nguồn tài chính phục vụ các hoạt động bảo tồn và phục hồi rừng sau này. Đối với nhiều nước đang phát triển có nền công nghiệp còn yếu kém với nguồn thu nhập chủ yếu từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, AR-CDM chính là một biện pháp tăng thu nhập từ các hoạt động môi trường Các dự án AR-CDM có thể là các dự án liên quan đến nông lâm kết hợp, độc canh hoặc trồng rừng nguyên liệu hỗn hợp, các dự án phục hồi cảnh quan rừng trên đất suy thoái hoặc đất ở các khu bảo vệ, các dự án rừng cộng đồng, các dự án trồng rừng/ tái trồng rừng tập trung vào sản xuất gỗ, năng lượng sinh khối và quản lý lưu vực
Hình 2.1 : Chu kỳ dự án AR-CDM
Nguồn: Báo cáo chuyên đề biến đổi khí hậu và cơ chế thương mại Cacbon trong lâm nghiệp – Vũ Tấn Phương.
2.2.1 Những lợi ích và trở ngại khi phát triển AR-CDM tại Việt Nam
Chúng ta có xu hướng kì vọng các AR-CDM sẽ tạo ra các lợi ích kinh tế tương đối lớn và không nhận thức rõ các rủi ro và chi phí phát sinh Để xúc tiến và phát triển AR- CDM, cần phải nhận thức rõ ràng các lợi ích cũng như các trở ngại và rủi ro Trước hết ta xem xét các lợi ích thu được do các dự án AR-CDM đem lại: a) Lợi ích từ việc thực thi AR-CDM tại Việt Nam
Đóng góp cùng với quốc tế vào nỗ lực bảo vệ môi trường toàn cầu
Việt Nam phê chuẩn công ước khung của Liên hiệp quốc về thay đổi khí hậu (16/11/1994) và Nghị định thư Kyoto (25/9/1997) Tham gia các hoạt động CDM, Việt Nam mong muốn thể hiện sự sẵn sàng đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường toàn cầu Xúc tiến và thực thi các dự án CDM ở Việt Nam sẽ tăng cường vị thể của Việt Nam trên trường quốc tế vể bảo vệ môi trường.
Đầu tư bổ sung từ nước ngoài
Việc thực thi các dự án CDM sẽ tăng cường cơ hội đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là từ các nước phát triển.
Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài
Chuyển giao công nghệ là một trong những lợi ích mà các nước chủ nhà được hưởng trong thực thi dự án CDM Khác với CDM ngành năng lượng, hiện tại có rất ít công nghệ mới áp dụng cho AR-CDM Nhưng ta không thể phủ nhận rằng sẽ xuất hiện các công nghệ mới sẽ được tiếp tục tìm ra và áo dụng cho AR-CDM trong tương lai gần.
Bảo vệ môi trường tại Việt Nam
AR-CDM là các dự án trồng rừng, sẽ giúp tăng độ che phủ của rừng trên đất trống – đồi trọc và góp phần bảo vệ đầu nguồn, phục hồi đa dạng dinh học, giảm xói mòn đất và phòng chống sạt lở.
Các lợi ích kinh tế từ việc bán CER Đây là lợi ích kinh tế đặc trưng của các dự án CDM, tuy nhiên mức độ kinh tế phụ thuộc và giá mỗi tín chỉ CER và chi phí giao dịch cho tiến trình CDM.
Xây dựng và thực thi AR-CDM đòi hỏi phải có sự trợ giúp kĩ thuật từ các chuyên gia tư vấn xây dựng PDD, giao tiếp với các nhà đầu tư và DOE và giám sát sự thay đổi sinh khối.
Tạo thu nhập ngắn hạn và dài hạn cho các cộng đồng nông thôn
Cộng đồng nông thôn tham gia thực thi dự án sẽ có thu nhập tiền công trồng và chăm sóc rừng Họ cũng sẽ có thu nhập từ lâm sản và các sản phẩm nông – lâm kết hợp từ dự án giống như các dự án trồng rừng thông thường khác.
Thu được bài học về chính sách thiết kế và biện pháp giảm phát thải khí nhà kính (GHG) Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và ngành lâm nghiệp (LULUCF) là một nguồn phát thải GHG quan trọng, trong khi giám sát và giảm phát thải GHG trong ngành là khó khăn nhất Việc thực thi các dự án AR- CDM có thể thu được các bài học hữu ích trong thiết kế các chính sách giảm phát thải GHG và các biện pháp LULUCF tại Việt Nam. b) Trở ngại trong phát triển lâm nghiệp nói chung
Đầu tư ban đầu lớn kèm theo thời gian thực hiện dài hạn
Phát triển lâm nghiệp đặc biệt phải chi nhiều trong giai đoạn đầu mà lại không đem lại lợi nhuận trước mắt Chính vì vậy sức sống về thương mại trong thương mại lâm nghiệp nhìn chung là thấp mặc dù phát triển lâm nghiệp đóng góp rất lớn cho sự phát triển bền vững Mặc khác, hầu hết cư dân nông thôn là người nghèo và có xu hướng đầu tư vào canh tác nông nghiệp do có thể thu được lợi nhuận sớm hơn nhiều so đầu tư vào rừng.
Rủi ro trong đầu tư trồng rừng
Sự hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào ngành lâm nghiệp vẫn còn hạn chế vì những rủi ro thiên tai và những bất trắc do con người gây ra: cháy rừng, sạt lở đất và bão
Điều kiện tiếp cận hiện trường khó khăn
Do các chương trình trồng rừng của chính phủ, nhiều diện tích đất nơi có thể tương đối dễ dàng tiếp cận và có thể trồng rừng thì hầu hết đều đã được trồng rừng Diện tích đất trống ở Việt Nam còn rất lớn, hầu hết diện tích này nằm ở những vùng xa xôi rất khó tiếp cận. c) Những trở ngại cụ thể đối với việc thực thi một dự án AR-CDM
Các lợi ích kinh tế bổ sung còn chưa rõ ràng từ AR-CDM:
CER từ AR-CDM mang tính chất tạm thời do không thường xuyên của AR- CDM Vì vậy, hiện tại giá CER dự kiến thấp Ngoài ra, lợi ích thu được từ bán CER có thể bị triệt tiêu do chi phí giao dịch trong các dự án AR-CDM quy mô nhỏ, như chuẩn bị PDD, xác minh, kiểm định và giám sát.
Chi phí giao dịch cao:
Chi phí chuẩn bị PDD, xác minh và kiểm định đều cao vì thành viên tham gia dự án phải phụ thuộc vào các tư vấn có kinh nghiệm trong việc xây dựng PDD và hiện tại tất cả các DOE đều là các công ty nước ngoài.
Sự mơ hồ của phương pháp AR-CDM:
D Ự ÁN TRỒNG RỪNG VÀ TÁI TRỒNG RỪNG THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM Ở HUYỆN C AO P HONG – H ÒA B ÌNH 37 1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của Huyện Cao Phong - Hòa Bình
2.2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của Huyện Cao Phong - Hòa Bình
2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên a) Vị trí địa lí:
- Huyện Cao Phong nằm giữa tỉnh Hoà Bình, tiếp giáp với:
Thị xã Hoà Bình và huyện Đà Bắc ở phía Bắc,
Huyện Kim Bôi ở phía Đông
Xã Tân Lạc ở phía Tây,
Xã Lạc Sơn và Tân Lạc ở phía Nam.
- Huyện chạy dài theo đường quốc lộ số 6 từ Hà Nội đi các tỉnh Hoà Bình, Sơn
La, Lai Châu, với tổng diện tích là 25.460 ha Độ che phủ hàng năm là 27% năm 2006.
- Địa bàn dự án là hai xã Xuân Phong và Bắc Phong thuộc huyện Cao Phong cách 100 km về phía Tây của Hà Nội Các khu vực được chọn để thực hiện dự án nằm rời rạc tại hai xã Xuân Phong và Bắc Phong của huyện Cao Phong –Hoà Bình với diện tích thực thi là khác nhau
Diện tích mỗi điểm dự án được minh họa bảng dưới đây
Bảng 2.1 : Diện tích mỗi điểm dự án
Xã Điểm dự án Làng Diện tích (ha)
Xuân Phong Điểm 1 Lũ Cú 23.50 Điểm 2 Nhoi 73.50 Điểm 3 Cẩn 106.63
Bắc Phong Điểm 4 Bắc Sơn 71.66 Điểm 5 Mã 89.97
Nguồn: UBND huyện Cao Phong (2007) b) Địa hình
- Cao Phong có độ cao trên 200 m Địa hình nhìn chung là ít dốc, độ dốc của núi bình quân là 10 -25 o v à có nhiều núi đá vôi dốc.
- Huyện Cao Phong có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và khô về mùa đông Nhiệt độ bình quân năm cao, 23,6 o C (1975 – 2004). Nhìn chung thời tiết của huyện Cao Phong thường lạnh hơn và lượng mưa nhiều hơn so với các huyện khác của tỉnh Hoà Bình. c) Đất đai và sử dụng đất
- Do địa hình đa dạng và phức tạp, Cao Phong có nhiều loại đất khác nhau Trên vùng đồi và núi, có đất ferarit vàng nhạt phát triển trên đá macma trung tính và đá vôi Tại vùng đất thấp có đất phù sa Nhìn chung, đất ở vùng thấp của Cao Phong có độ phì tương đối cao và có thể trồng nhiều loại cây, có thể trồng nhiều loại cây công nghiệp.
- Theo thực trạng sử dụng đất của huyện Cao Phong, đất nông nghiệp chỉ chiếm14%, trong khi đó đất chưa sử dụng là đất rừng chiếm tỉ lệ khá cao 40% Hai xãXuân Phong và Bắc Phong có tình hình sử dụng đất khác nhau Chi tiết thể hiện dưới bảng:
Bảng 2.2 : Hiện trạng sử dụng đất huyện Cao Phong năm 2006
Loại đất Tổng diện tích của huyện Xã Bắc Phong Xã Xuân Phong
1 Đất nông nghiệp Đất canh tác Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nông nghiệp khác
2 Đất phi nông nghiệp Đất ở
Sông, hồ, mặt nước Đất khác
3.Đất nông nghiệp chưa sử dụng Đất bằng phẳng chưa sử dụng
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 25.460 100% 2.329 100% 3.111 0,0%100%
Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Cao Phong (2007).
2.2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội a) Dân số và lao động
− Huyện Cao Phong có 8.886 hộ gia đình với số dân là 41.597 người (năm
2006) Mật độ là 49 người/km 2 Tỷ lệ tăng dân số hàng năm của huyện trong giai đoạn 2000 – 2006 là 1,6% Dân cư đô thị năm 2006 là 4.484 người và dân cư nông thôn là 37.113 người Phần lớn dân cư của huyện là người dân tộc thiểu số Mường.
− Huyện có hai dân tộc là dân tộc Kinh và dân tộc Mường Người Mường chiếm đại đa số với 12,477 người chiếm 99%, trong khi đó người Kinh chỉ có 98 người, chiếm 1 %.
− Riêng xã Bắc Phong có 898 hộ với 4.392 nhân khẩu (năm 2006) Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2000 – 2006 là 1,4% Và xã Xuân Phong có 696 hộ với 3.499 người (năm 2006) Tỷ lệ tăng dân số bình quân của xã Xuân Phong từ 2000 – 2006 là 1,2%.
− Về lực lượng lao động: toàn huyện có 23.551 người, chiếm gần 57% (2006) tổng số dân của huyện Trong khi đó số lao động của xã Bắc Phong và Xuân Phong năm 2006 lần lượt là: 53,5% và 56,6%
− Phần lớn dân cư ở khu vực dự án đều là những người làm nông nghiệp Vì vậy thu nhập của họ rất thấp Hơn nữa, thời gian nông nhàn khá nhiều Đây cũng là một trong những yếu tố khiến các chuyên gia lựa chọn địa điểm triển khai dự án là hai xã Bắc Phong và Xuân Phong này.
Dưới đây là tổng hợp chi tiết về số lượng dân cư, lao động của huyện trong các năm từ 2000 – 2006, qua đó cũng thấy được tốc độ tăng trung bình hàng năm của các chỉ tiêu này:
Bảng 2.3 : Hộ gia đình, dân số và lao động huyện Cao Phong
Năm 2000 Năm 2006 Tỷ lệ tăng trung bình hàng năm
Nguồn: UBND huyện Cao Phong (2007) b) Cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu kinh tế của huyện thay đổi rất chậm (tính đến thời điểm điều tra dự án –
2000) Cụ thể: giá trị sản phẩm thủ công, xây dựng và khu vực dịch vụ có tăng tương đối, nhưng vẫn chiễm tỉ lệ rất nhỏ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng cao (72,4% ) (năm 2002)
- Bên cạnh đó, tốc độ phát triển kinh tế của huyện năm 2002 khá cao Theo bản báo cáo kế hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội của huyện Cao Phong, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2002 là 8,0% Tuy nhiên, tốc độ phát triển trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp rất thấp (6,5%) Trong khi đó, tốc độ phát triển của ngành công nghiệp, xây dựng rất cao (12%).
- GDP bình quân đầu người ước tính 3,0 triệu đồng / người (năm 2002) Tuy nhiên, đây là GDP của toàn huyện, trên thực tế con số này của riêng hai xã thực hiện dự án thì thấp hơn nhiều.
Dưới đây là tốc độ phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế theo ngành của huyệnCao Phong – Hoà Bình năm 2002:
Bảng 2.4 : Tốc độ phát triển kinh tế năm 2002
Hạng mục Giá trị (tỷ đồng, theo giá năm 2002) Tỷ lệ tăng trưởng
Nguồn: “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tổng thể huyện Cao Phong tới năm 2010”
Bảng 2.5 : Cơ cấu kinh tế theo ngành năm 2002
Hạng mục Giá trị (tỷ đồng, theo giá hiện hành) Tỷ lệ (%)
2 Giá trị bổ sung trên đầu người 3,00 -
Nguồn: “ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thế huyện Cao Phong tới năm 2010” 2.2.2 Khái quát về dự án
Để tăng diện tích rừng trồng và độ che phủ rừng của Việt Nam, chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã đồng ý thực hiện các cam kết của các nước công nghiệp đặt ra tại Hội nghị Môi trường Liên hiệp quốc ở Kyoto, Viện nghiên cứu Nisshoiwai (NIRI) đã thiết kế một dự án môi trường liên quan đến rừng trồng với diện tích 200,000 ha tại 10 tỉnh của Việt Nam.
Hòa Bình là một trong 10 tỉnh được chọn để thực hiện dự án rừng trồng môi trường với diện tích là 20,000 ha, trong đó 7,000 ha được tài trợ bởi quỹGreen Fund và phần còn lại 13,000 ha thì được tài trợ bởi Chính phủ NhậtBản.
N GUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ VÀ KHÓ KHĂN
− Thứ nhất, hầu hết những khó khăn khi triển khai thí điểm dự án AR-CDM tại hai xã thuộc huyện Cao Phong – Hòa Bình đều xuất phát từ vị trí
− vốn có của hai xã này: như vị trí địa lí hay chất lượng đất nơi đây.
− Thứ hai, cơ sở hạ tầng của hai xã còn rất nghèo nàn, đặc biệt là hệ thống giao thông Điều này phản ánh rằng chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển kinh tế tại hai xã còn khá thấp vì vậy chưa thể chú trọng phát triển các công trình công cộng.
− Thứ ba, trình độ dân trí của người dân của xã không cao cũng là một trở ngại khi thực thi dự án, do việc nhận thức cũng như tiếp thu một số kĩ thuật trồng cây của các hộ tham gia dự án còn gặp không ít khó khăn.
=> Tóm lại, mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế Tuy nhiên hai xã Bắc Phong và Xuân Phong đã được các chuyên gia đánh giá và chọn lựa trên nhiều yếu tố trong quá trình điều tra để cho phù hợp nhất trong việc thực thi dự án trồng rừng theo cơ chế sạch Tất cả những khó khăn này sẽ được dần dần được khắc phục với sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà tài trợ khi dự án đi vào hoạt động.
T IỂU KẾT CHƯƠNG II
Chương II chúng ta đã cùng nhau nghiên cứu về một dự án AR-CDM, những lợi ích cũng như những trở ngại trong việc thực thi dự án ở Việt Nam Bên cạnh đó, bước đầu chúng ta có được cái nhìn tổng quát về địa bàn dự án cũng như tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại có những khó khăn trong việc thực hiện dự án
Vậy dự án này đem lại lợi ích kinh tế là bao nhiêu và nếu dự án không thực hiện theo CDM thì lợi ích thu được so với khi dự án thực hiện theo CDM khác nhau như thế nào? Trong chương tiếp theo sẽ làm rõ tất cả những vấn đề trên, đồng thời việc tiến hành đánh giá hiệu quả của dự án cũng được thực hiện ở chương III này.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỊCH VỤ HẤP THỤ CO 2 TRONG DỰ ÁN AR-
K HÁI QUÁT VỀ MỘT SỐ LỢI ÍCH DO DỰ ÁN ĐEM LẠI
Các lợi ích của dự án đem lại được tổng hợp dưới đây:
Bảng 3.1 : Khái quát lợi ích do dự án đem lại
Lợi ích tổng quát Lợi ích cụ thể Phương pháp
I Lợi ích kinh tế (B) 1 Lợi ích từ bán lâm sản (B 1 )
2 Lợi ích từ bán CER (B 2 )
3 Tăng thu nhập cho các hộ gia đình (B 3 ).
Giá thị trường Giá thị trường Điều tra và ước tính
II Lợi ích môi trường 1 Cải thiện độ màu mỡ của đất (B 6 )
2 Cải thiện chất lượng nước mặt và tăng lưu lượng nước.
3 Giảm xói mòn và suy thoái đất
4 Đóng góp vào nỗ lực chống biến đổi khí hậu
5 Tăng đa dạng sinh học.
6 Thay đổi cảnh quan khu vực dự án.
7 Tăng độ che phủ của rừng
8 Chế độ thủy văn ổn định.
Phân tích định tính Chi phí thay thế
Chi phí phòng ngừa Chi phí thay thế
Chưa tìm được phương pháp thích hợp
III Lợi ích xã hội 1 Tạo công ăn việc làm
2 Cải thiện mức sồng của người dân địa phương.
Thu thập điều tra Thu thập điều tra
Nguồn: Tác giả tổng hợp Ở các phần tiếp theo sẽ đi sâu phân tích từng lợi ích, trước hết là lợi ích về kinh tế:
3.1.1.1 Lợi ích thu được từ việc bán lâm sản Đây là một giá trị sử dụng trực tiếp của rừng Các giá trị lâm sản có thể thu được từ việc khai thác rừng như: gỗ, củi, các sản phẩm khác,… Để tính toán được giá trị kinh tế thu được từ việc bán lâm sản, ta có thể sử dụng các phương pháp tính theo giá thị trường để tính Theo ước tính, lợi ích từ bán lâm sản trong toàn bộ 16 năm thực hiện dự án là 22.535 triệu VND (Theo Báo cáo giữa kì: Nghiên cứu xúc tiến năng lực AR-CDM tại Việt Nam – tài liệu dự án).
3.1.1.2 Lợi ích thu được từ việc bán tín chỉ cacbon Để tính toán lợi ích kinh tế của việc hấp thụ CO2 do buôn bán CER, ta sẽ tiến hành theo các bước đã được xây dựng ở chương I. a) Bước 1 + 2 :
Tính toán trữ lượng Cacbon được hấp thụ bởi dự án, từ đó quy đổi ra lượng CO2 bị hấp thụ theo công thức:
CO 2 = 3,67 * C Đối với dự án AR-CDM tại Cao Phong, các nhà nghiên cứu đã tính toán lượng giảm phát thải GHG trực tiếp thông qua CO2, do vậy theo cách tính này thì bước 1 và 2 có thể được lược bỏ. b) Bước 3: Tính toán ra lợi ích kinh tế
Xác định giá bán CERs
Lợi ích mang lại từ việc bán CERs bổ sung vào lợi ích của dự án AR-CDM là một khoản không phải là lớn Giá trị lợi ích này phụ thuộc vào giá CERs trên thị trường cacbon Tuy nhiên giá CERs là không cố định mà phụ thuộc vào lượng cung và cầu trên thị trường Như đã trình bày ở chương 1, đối với các nước phát triển cần giảm phát thải CO2 thì nhu cầu của họ về CERs sẽ lớn hơn, và tùy thuộc từng khu vực khác nhau thì giá CERs cũng khác nhau.
Thị trường này đang này đang trở nên sôi động trên phạm vi toàn cầu Thời điểm năm 2003 giá 1 CER chỉ khoảng 3-4 USD nhưng hiện nay giá đã vọt lên cao. Tháng 10/2004, 1 CER được bán với giá 3 - 8 USD, đến tháng 2/2005 đã tăng lên 7 -
10 USD Càng đến gần thời kỳ cam kết cắt giảm GHG đầu tiên (2008 - 2012) theo Nghị Định Thư Kyoto, các nước phát triển càng chịu nhiều sức ép Với những nền kinh tế phát triển, việc giảm phát thải GHG trong nước sẽ tốn những khoản tiền lớn hơn nhiều so với việc đầu tư ở các nước đang phát triển Nhu cầu CER rất lớn, trong khi nguồn cung cấp chỉ có hạn nên giá mua bán CER trên thị trường thế giới đã tăng lên rất nhanh chỉ trong ít tháng qua và dự báo còn tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới sau khi Nghị định thư chính thức có hiệu lực
Trên thị trường Châu Âu được dự báo là có mức giá CERs cao nhất là 25USD/tCO2e Và theo IUFCCC dự báo rằng trong giai đoạn từ năm 2008 – 2013, mức giá tại Châu Âu sẽ giao động trong khoảng 29 – 38 USD/tCO2e Đối với thị trường Trung Quốc mức giá CERs giao động trong khoảng 20USD/tCO2e, còn tại Ấn Độ - nước có điều kiện tương đồng với nước ta có mức giá từ 10- 22 USD/tCO2e.
Thị trường này ở nước ta còn mới, tính đến tháng 4 năm 2009 mới có 4 dự án được Ủy ban EB của Liên Hợp Quốc phê duyệt và bán trên thị trường với mức giá từ 8-18 USD/tCO2e Ví dụ như dự án thu hồi khí ở mỏ Rạng Đông được bán với mức là
Từ thực trạng biến động của thị trường CERs, cùng với điều kiện hiện nay ở Việt Nam dự án trồng rừng ở Cao Phong – Hoà Bình sẽ bán tín chỉ CERs theo các kịch bản giá khác nhau.
Xác định lợi ích từ bán CERs
Lợi ích từ việc bán CERs của dự án có được nhờ việc giảm lượng phát thải CO2 thông qua dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án AR-CDM Lợi ích này tính theo công thức:
B 2 = Tổng lượng giảm phát thải CO 2 * P CERs
B2 là: Lợi ích từ việc bán CERs
PCER là : Giá 1CER (1tCO2e).
Như vậy muốn xác định được lợi ích B2 (lợi ích bán CERs) chúng ta cần biết tổng lượng CO2 được hấp thụ trong toàn bộ dự án cũng như phải đưa ra một mức giá bán CERs cho phù hợp.
Dưới đây là bảng tổng hợp lượng hấp thụ CO2 theo từng năm trong toàn bộ chu trình dự án :
Bảng 3.2 : Lượng CO 2 được hấp thụ trong các năm thực hiện dự án Đơn vị : Tấn CO 2 e
Năm Trữ lượng ròng của khí nhà kính Trữ lượng CO 2 e bị rò rỉ Lượng CO 2 hấp thụ hàng năm
Tổng số năm thực hiện dự án 16
Lượng CO2 bị hấp thu hàng năm 2.665
Nguồn: Báo cáo giữa kì – nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam
Theo tài liệu dự án: “Báo cáo giữa kì – nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam”, lượng CO2 được hấp thụ bởi rừng qua 16 năm dự án theo thiết kế là 2.665 tấn CO2e Để quy đổi xem giá trị kinh tế thông qua lượng CO2 hấp thụ, chúng ta có thể sử dụng phương pháp giá thị trường Hiện tại trên thị trường trao đổi tín chỉ cacbon, có rất nhiều mức giá khác nhau Vậy để mang tính khách quan chúng ta có thể xem xét các kịch bản giá bán tín chỉ một tấn CO2e:
Bảng 3.3 : Kịch bản giá bán CER Đơn vị: triệu đồng
Các kịch bản giá 2 USD (Thấp) 5 USD (Trung bình) 10 USD (cao)
Tính cho một năm dự án 90,61 226,525 453,05
Tính cho cả dự án 1449,93 3624,825 7249,65
Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp
Như vậy, tổng giá trị kinh tế thu được từ bán tín chỉ CER (tính cho cả dự án cũng như tính cho một năm thuộc dự án) thì có sự chênh lệch khá lớn giữa các kịch bản giá khác nhau: lợi ích với kịch bản giá cao (10USD/CER) gấp 5 lần so với kịch bản giá thấp (2USD/CER).
3.1.1.3 Tăng thu nhập của người dân địa phương Để thấy rõ được dự thay đổi trong thu nhập của người dân địa phương, chúng ta sẽ so sánh thu nhập bình quân hàng năm của họ trước và sau khi triển khai dự án.
Bảng 3.4 : Thu nhập bình quân hàng năm của các hộ trong khu vực dự án (trước khi có dự án) Đơn vị: triệu đồng/năm/hộ
Khu vực Phía Bắc và Đông
Bắc Xuân Phong Khu vực hồ
Nguồn Báo cáo giữa kì – nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam: Để có được mức thu nhập bình quân hàng năm của các hộ thì chúng ta ước tính dựa theo các giả định sau:
- Diện tích rừng trồng bình quân của mỗi hộ tham gia dự án là 1 ha.
- Diện tích cỏ làm thức ăn gia súc bình quân mỗi hộ sẽ trồng là 0,1 ha
- Diện tích rừng trồng là 308,5 ha và 30 ha cỏ.
- Có khoảng 320 hộ tham gia
Bảng 3.5 : Lợi ích hàng năm các hộ nhận trong khu vực dự án khi dự án triển khai Đơn vị: triệu đồng/hộ
Hỗ trợ vật tư cho các hộ Khuyến khích tiền mặt và lợi nhuận
Trồng rừng Sản xuất cỏ làm thức ăn gia súc
Trồng và chăm sóc rừng
Chia sẻ lợi nhuận từ lâm sản
Chia sẻ lợi nhuận từ bán t-CER
Trung bình (triệu đồng/hộ/năm) 26,5375
Nguồn: Báo cáo giữa kì – nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam:
Đ ÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN TRỒNG RỪNG THEO CDM Ở C AO P HONG , SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
phương pháp CBA Để đánh giá hiệu quả của dự án AR-CDM, ta có thể đánh giá thông qua một số các tiêu chí như hiệu quả về kinh tế, hiệu quả về môi trường và xã hội, và các phương pháp có thể sử dụng tương ứng cho mỗi tiêu chí này Chi tiết được tóm tắt dưới bảng sau: