1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm trung ương 2

89 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm trung ương 2
Người hướng dẫn PGS – TS Phạm Quang
Trường học Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2009
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 474,92 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2 (3)
    • 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPDPTƯ2 (3)
      • 2.1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty (4)
      • 2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (4)
        • 2.2.1. Khái quát về quy trình công nghệ (4)
        • 2.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất của từng sản phẩm (4)
    • 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty CPDPTƯ2 (6)
  • PHẦN II: HÌNH THỨC KẾ TOÁN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN (11)
    • 1. Hình thức kế toán (11)
    • 2. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty (12)
      • 2.1. Bộ máy kế toán trong công ty (12)
      • 2.2. Hệ thống tài khoản kế toán (14)
    • 3. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty CP Dược phẩm trung ương 2 (0)
    • 4. Tình hình sử dụng máy tính trong công ty (16)
      • 4.1 Số lượng máy tính trong công ty (16)
      • 4.2 Phần mềm công ty sử dụng (16)
  • PHẦN III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPDPTƯ2 (19)
    • 1. Những vấn đề chung về công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất tại công ty CPDPTƯ2 (19)
      • 1.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất (20)
      • 1.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất (21)
    • 2. Các khoản mục chi phí sản xuất tại công ty CPDPTƯ (21)
      • 2.2. Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất tại công ty CPDPTƯ2 (21)
        • 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (21)
          • 2.2.1.1. Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (21)
          • 2.2.1.2. Trình tự hạch toán (23)
        • 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (33)
          • 2.2.2.1. Đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp (33)
          • 2.2.2.2 Trình tự hạch toán (34)
        • 2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (43)
          • 2.2.3.1. Đặc điểm chi phí sản xuất chung (43)
          • 2.2.3.2. Trình tự hạch toán (43)
        • 2.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang (53)
          • 2.2.4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất (53)
          • 2.2.4.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang tại công ty CPDPTƯ2 (59)
      • 2.3. Kế toán tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty CPDPTƯ2 (62)
        • 2.3.1. Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành SX sản phẩm tại công ty (62)
        • 2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty (62)
  • PHẦN IV: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN (66)
    • 1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán tại công ty CPDPTƯ (66)
    • 2. Về bộ máy kế toán của công ty (67)
    • 3. Về vận dụng chế độ kế toán (0)
    • 4. Về tổ chức các phần hành kế toán (69)
    • 5. Về tổ chức kiểm tra kế toán (69)
      • 6.1. Ưu điểm (70)
        • 6.1.1. Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm (70)
        • 6.1.2. Đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành (71)
        • 6.1.3. Trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (72)
        • 6.1.4. Về việc tập hợp chi phí sản xuất (72)
      • 6.2. Hạn chế (75)
        • 6.2.2.1. Về kế toán chi phí nguyên vật liệu (75)
        • 6.2.2.2. Về hạch toán công cụ dụng cụ xuất dùng (75)
        • 6.2.2.3. Về phân loại chi phí sản xuất chung (76)
        • 6.2.2.4. Kế toán quản trị (76)
    • 7. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần Dược phẩm TƯ I (77)
      • 7.1. Về hệ thống tài khoản (77)
      • 7.2. Về hạch toán sản phẩm hỏng (77)
      • 7.3. Về việc tập hợp chi phí sản xuất (78)
      • 7.4. Về đánh giá sản phẩm dở dang (79)
      • 7.5 Về kế toán quản trị (80)
  • KẾT LUẬN (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (84)

Nội dung

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPDPTƯ2

Công ty CP dược phẩm TW2 tiền thân là xưởng bào chế dược phẩm của cục Quân y,có nhiệm vụ sản xuất thuốc phục vụ quân đội được thành lập năm

1947 tại chiến khu Việt Bắc. Để đáp ứng nhiệm vụ ngày càng to lớn: Ngày 8-11-1960 Xí nghiệp dược phẩm TW2 được thành lập và chuyển sang Bộ Y tế quản lý.

Xí nghiệp có nhiều thành tích sản xuất ra nhiều loại thuốc có chất lượng cao phục vụ cho công tác phòng bệnh cho nhân dân và phục vụ hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.Năm 1985,Xí nghiệp dược phẩm TƯ2 đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động

Theo quyết định số 388/HDDBT ngày 7/5/1992,Xí nghiệp dược phẩm TW2 được công nhận là doanh nghiệp Nhà nước,là thành viên của Tổng công ty dược Việt Nam – Bộ Y tế.

Theo quyết định số 3699/QĐ-BYT ngày 20-10-2004 của Bộ y tế chuyển

Xí nghiệp dược phẩm TƯ2 – Tổng công ty dược Việt Nam thành công ty cổ phần Công ty cổ phần dược phẩm TƯ2 chính thức hoạt động từ tháng 3 năm

2005 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103006888 cấp ngày 03/03/2005 của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.

Tên tiếng Anh: CENTRAL PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch: DOPHARMA Địa chỉ: Số 9 Trần Thánh Tông – Phường Bạch Đằng – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại: (04)39716279, (04)39716291

Email: Dopharma.co@vnn.vn

Website: www.dopharma.vn – www.dopharma.com.vn

2.Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất của công ty cổ phần dược phẩm trung ưng 2

2.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty:

+ Kinh doanh nguyên vật liệu làm thuốc, dược liệu hóa chất, tinh dầu, thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng.

+ Kinh doanh máy móc thiết bị y tế, máy móc, thiết bị, bao bì phục vụ sản xuất thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng. + Tư vấn khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược + Dịch vụ môi giới đầu tư, môi giới thương mại và ủy thác xuất nhập khẩu. + Sản xuất thuốc

+ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa

+ Mua bán máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế.

2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

2.2.1 Khái quát về quy trình công nghệ

Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây truyền công nghệ khép kín với điều kiện kỹ thuật môi trường và vệ sinh đạt các tiêu chuẩn quy định về cấp độ vệ sinh cao nhất.

Công ty CPDPTƯ2 luôn chú trọng đầu tư cho công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Năm 2010, dây truyền sản xuất kháng sinh tiêm bột đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn này.

2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất của từng sản phẩm

Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, sản xuất thuốc phải tuân thủ theo những yêu cầu tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt và cụ thể đối với mỗi loại sản phẩm Do Đóng chai Trình bày

Nguyên liệu, tá dược Pha chế Dập viên

Pha chế Đóng chai Hàn ống

Gián nhãn Ống tiêm Tẩy rửa Hấp sấy

NK thành phẩm vậy, mỗi phân xưởng có chức năng, nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm thuốc khác nhau nên đặc điểm quy trình công nghệ của từng sản phẩm cũng khác nhau Quy trình sản xuất các loại sản phẩm của công ty:

Sơ đồ 1.1: Quy trìnhcông nghệ sản xuất thuốc viên non betalactam và thuốc viên betalactam

Sơ đồ 1.2.: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm nước

Pha chế Đóng lọ Xiết lắp

Gián nhãn Ống tiêm Tẩy rửa Hấp sấy

Sơ đồ 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc bột tiêm

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty CPDPTƯ2

Công ty Dược phẩm TW2 được thành lập theo quyết định của Bộ y tế về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước là công ty dược phẩm trung ương 2 thành công ty cổ phần Vì vậy tổ chức bộ máy quản lý cũng thay đổi cho phù hợp Cụ thể:

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết Đại hội cổ đông thành lập có nhiệm vụ: Thảo luận và thông qua điều lệ, bầu hội đồng quản trị và ban kiểm soát và thông qua phương án sản xuất kinh doanh và đầu tư…

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý do đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty.

- Ban giám đốc công ty: Hội đồng quản trị có trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo một bộ máy điều hành bao gồm một giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý Bộ máy quản lý cấp cao của công ty gồm giám đốc và 2 phó giám đốc.

- Giám đốc: Là người có quyền điều hành cao nhất hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, được hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc tuyển dụng và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao như: Quyết định tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty…

- Phó giám đốc: Gồm một phó giám đốc phụ trách sản xuất và một phó giám đốc phụ trách khoa học công nghệ Thay mặt giám đốc điều hành các công việc kinh doanh, quản lý sản xuất khi giám đốc vắng mặt Cụ thể:

+ Phó giám đốc sản xuất: Giúp giám đốc điều hành sản xuất, các phòng ban liên quan đến sản xuất ở các phân xưởng, các bộ phận sản xuất, các phòng ban liên quan đến sản xuất như phân xưởng kinh doanh phụ…

+ Phó giám đốc phụ trách khoa học công nghệ: Giúp giám đốc điều hành các bộ phận thuộc khối kĩ thuật như: phòng nghiên cứu,phòng kiểm nghiệm,phòng đảm bảo chất lượng…

- Kế toán trưởng công ty do giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định mức lương và các lợi ích khác Quyền hạn và nhiệm vụ của kế toán trưởng thực hiện theo đúng Luật kế toán và các quy định của nhà nước về công tác kế toán.

Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt toàn thể cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị, điều hành công ty Ban kiểm soát có quyền hạn và trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo tài chính…

Các phòng ban chức năng:

- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm điều hành bộ máy hành chính bao gồm công tác tổ chức cán bộ, công nhân lao động, luân chuyển công tác.

- Phòng bảo vệ: Có chức năng phục vụ, đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty, tránh hiện tượng ăn trộm thuốc đưa ra bên ngoài cũng như đưa chất độc hại vào thuốc có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

- Phòng kinh doanh: Giải quyết các vấn đề về chi phí đầu vào, phân tích thông tin thị trường, từ đó lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

- Phòng tài chính kế toán và phòng kế hoạch: Thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cần thiết trong quá trình hoạt động của công ty cho Ban giám đốc nhằm phục vụ công tác quản lý kinh tế, lập báo cáo tài chính trung thực để cung cấp thông tin cho các cổ đông trong và ngoài công ty.

- Phòng thị trường: Chịu trách nhiệm về phân phối, quảng cáo, các chính sách khuyến mãi, khuếch trương sản phẩm mới đến người tiêu dùng.

- Phòng nguyên cứu phát triển: Chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sản xuất của công ty bao gồm các vấn đề nghiên cứu các loại tá dược, các loại thuốc mới, nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới nhằm áp dụng vào trong sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.

HÌNH THỨC KẾ TOÁN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

Hình thức kế toán

Công ty CPDPTƯ2 là doanh nghiệp có quy mô lớn Công ty đã áp dụng hình thức nhật ký chứng từ để tổ chức hệ thống sổ kế toán Theo hình thức kế toán này các sổ sách mà công ty sử dụng là: Sổ cái các tài khoản, bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký chứng từ và các sổ chi tiết đều theo đúng mẫu của Bộ. Quá trình ghi sổ kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ:

Sơ đồ 1-6 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký - chứng từ

Trong đó: : Ghi trong kỳ

: Ghi cuối kỳ : Quan hệ đối chiếu

- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết.

- Cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào nhật ký chứng từ Còn các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, sau đó lấy số liệu tổng cộng của bảng phân bổ vào các bảng kê và nhật ký chứng từ liên quan.

- Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu vào nhật ký và bảng kê ghi vào sổ cái.

- Số liệu trên sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ,bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.

Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

2.1 Bộ máy kế toán trong công ty

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, thống nhất đã hỗ trợ tốt cho việc kiểm tra đôn đốc các bộ phận phòng ban, phân xưởng trong công ty, góp phần nâng cao công tác quản lý chung trong công ty Nhờ có bộ máy kế toán luôn cung cấp thông tin trực tiếp và kịp thời cho ban lãnh đạo công ty nên ban lãnh đạo công ty luôn bao quát và giám sát được hoạt động sản xuất kinh doanh của các phân xưởng cũng như các phòng ban.

- Phòng tài chính kế toán có sự phân công công tác cho từng kế toán viên, mỗi người thường đảm nhiệm từ hai công việc trở lên phù hợp với năng lực của từng người, tránh tình trạng một người phải gánh quá nhiều việc hay chồng chéo Thể hiện qua sơ đồ sau:

Kế toán TSCĐ, xác định kết quả SXKD, lập BCTC

Kế toán TGNH, tiền lương, BHYT, BHXH KPCĐ

Kế toán công nợ vào, kế đầu toán XDCB, kiểm tra CP khuyến mại, thành viên BKS.

Kế toán công nợ đầu ra, kế toán kho 1524, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm toàn công ty (4PX), tính giá thành sx phụ (PX cơ điện), tổng hợp thuế, tổng hợp chi phí sx, kế toán tiêu thụ toán Kế

1531, 155 quỹ- Thủ quỹ lưu động, công quỹ đoàn, tiết kiệm CBC NV phận Bộ viết hóa đơn – viết hóa đơn, bán hàng và kiểm khuyến tra mại

Sơ đồ 1-6 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty CPDPTƯ2

- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ giúp Ban giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán theo đúng chế độ hiện hành Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tài chính kế toán của công ty.

- Kế toán tiền mặt, kiêm kế toán kho 1522 – Vật liệu phụ, 1523 – nhiên phụ liệu tạm ứng, phải thu khác và phải trả khác.

- Hai kế toán tiền gửi NH và tiền lương, các khoản trích theo lương.

- Kế toán công nợ đầu vào, kế toán XDCB, kiểm tra chi phí khuyến mại.

- Kế toán công nợ đầu ra, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm toàn công ty, tổng hợp thuế, tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán tiêu thụ.

Hai kế toán kho vật liệu, công cụ: 1521 – Nguyên liệu chính, 1525 – Vật liệu xây dựng, 1527 – Bao bì, 1531 – công cụ dụng cụ cho sản xuất, 155 – thành phẩm.

- Thủ quỹ làm nhiệm vụ quản lý quỹ lưu động, quỹ công đoàn và tiết kiệm của cán bộ công nhân viên.

- Kế toán phụ trách viết hóa đơn bán hàng và kiểm tra khuyến mại.

2.2 Hệ thống tài khoản kế toán

Công ty đã căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp, tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hóa hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của đơn vị mình Danh mục tài khoản của công ty đã đáp ứng được yêu cầu ghi chép và phản ánh vào sơ đồ tài khoản của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Một số tài khoản của công ty được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý

Ví dụ: - tài khoản 111- tiền mặt: Được mở chi tiết thành 1111 – tiền mặt Việt Nam, 1112 – tiền mặt ngoại tệ (USD), 1113 – tiền mặt ngoại tệ (EUR), 1118 – vàng bạc, kim khí quý, đá quý.

3 Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty CP Dược phẩm trung ương 2.

- Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng tại công ty được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, kỳ chứng từ theo quy định của Luật kế toán và Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán.

- Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch

- Công ty áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:+ Công ty mở sổ chi tiết cho từng loại tiền.

+ Tiền mặt, TGNH và các khoản có công nợ gốc ngoại tệ được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại ngày phát sinh nhiệm vụ.

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ: Áp dụng theo chuẩn mực kế toán số 03 – TSCĐHH – Ban hành theo quyết số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 và thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 hướng dẫn chuẩn mực trên.

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền tháng.

- Nguyên tắc xác định các khoản phải thu, phải trả:

+ Nguyên tắc xác định các khoản phải thu khách hàng dựa theo hợp đồng và ghi nhận theo hóa đơn bán hàng xuất cho khách hàng.

+ Nguyên tắc xác định các khoản phải trả người bán dựa theo hợp đồng và ghi nhận theo hóa đơn mua hàng của bên mua.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản vay và nợ dài hạn:

+ Đối với các khoản vay của các ngân hàng được căn cứ trên hợp đồng vay, khế ước vay và chứng từ ngân hàng.

+ Đối với các khoản vay của các cá nhân là CBCNV trong công ty được căn cứ trên Giấy tiền gửi.

+ Các khoản vay có thời hạn thanh toán trên một năm tài chính được hạch toán là vay dài hạn Điều kiện ghi nhận của các tài khoản vay dựa trên hợp đồng vay và số tiền vay hoặc giá trị hàng hóa, máy móc thiết bị được nhận từ bên cho vay

+ Các khoản vay của công ty có thể bằng tiền VNĐ hoặc bằng ngoại tệ tùy thuộc vào nhu cầu thực tế phát sinh.

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:

+ Doanh thu hoạt động bán hàng bao gồm: Doanh thu bán dược phẩm và bán phế liệu thu hồi, được ghi nhận khi hàng được chuyển giao quyền sở hữu cho khách hàng, phát hành hóa đơn tài chính và được người mua chấp nhận thanh toán không kể đã thu được tiền hay chưa.

- Nguyên tắc ghi nhận giá vốn: Giá vốn được ghi nhận căn cứ vào số lượng và giá trị hàng bán ra trong kỳ và phù hợp với doanh thu đã ghi nhận.

- Các nghĩa vụ về thuế: Công ty áp dụng các chính sách thuế theo quy định của các luật thuế hiện hành tại Việt Nam tại mỗi thời kỳ.

4 Tình hình sử dụng máy tính trong công ty

4.1Số lượng máy tính trong công ty

Trong thời đại công nghệ thông tin nên trong các công ty nói chung và công ty dược phẩm trung ương 2 nói riêng sử dụng bằng máy tính và phần mềm kế toán là chuyện dễ hiểu, mà nhất là trong phòng kế toán phải xử lý số liệu

Phòng kế toán của công ty có 10 bộ máy vi tính thì tình hình sử dụng máy vi tính là 10/10 và trong công ty còn kết nối mạng nội bộ Việc kết nối mạng nội bộ sẽ tiết kiệm được thời gian thu thập chứng từ và tính toán.

4.2 Phần mềm công ty sử dụng

Công việc hạch toán chứng từ kế toán tại công ty được thực hiện bằng phần mềm LIGHT SOFT.

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cung loại

- báo cáo KT quản trị

Sơ đồ 1-8 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy

Trong đó: : Ghi trong kỳ

Tình hình sử dụng máy tính trong công ty

4.1Số lượng máy tính trong công ty

Trong thời đại công nghệ thông tin nên trong các công ty nói chung và công ty dược phẩm trung ương 2 nói riêng sử dụng bằng máy tính và phần mềm kế toán là chuyện dễ hiểu, mà nhất là trong phòng kế toán phải xử lý số liệu

Phòng kế toán của công ty có 10 bộ máy vi tính thì tình hình sử dụng máy vi tính là 10/10 và trong công ty còn kết nối mạng nội bộ Việc kết nối mạng nội bộ sẽ tiết kiệm được thời gian thu thập chứng từ và tính toán.

4.2 Phần mềm công ty sử dụng

Công việc hạch toán chứng từ kế toán tại công ty được thực hiện bằng phần mềm LIGHT SOFT.

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cung loại

- báo cáo KT quản trị

Sơ đồ 1-8 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy

Trong đó: : Ghi trong kỳ

- Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán và các bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, ghi có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng được thiết kế sẵn trên phần mềm may tính.

- Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Nhật ký chứng từ, Sổ cái …) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

- Cuối tháng,kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ(cộng sổ) và lập báo cáo tài chính.Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính chính xác,trung thực của thông tin đã được nhập trong kỳ.Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra.Thực hiện các thao tác in báo cáo tài chính theo quy định.Cuối tháng,cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục lưu trữ theo quy định về sổ kế toán

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPDPTƯ2

Những vấn đề chung về công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất tại công ty CPDPTƯ2

1.1 Nội dung chi phí sản xuất và việc quản lý chi phí sản xuất của công ty

Công ty cổ phần CPDPTƯ2 có hai loại hình sản xuất kinh doanh là sản xuất chính và sản xuất phụ Các phân xưởng sản xuất chính trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm dược phẩm để tiêu thụ trên thị trường, còn phân xưởng sản xuất phụ (phân xưởng cơ điện) sản xuất ra các sản phẩm lao vụ cung cấp lẫn nhau và cung cấp trực tiếp cho các phân xưởng sản xuất chính mà không qua sản xuất phụ có thể được bán ra bên ngoài.

Chính do đặc điểm sản xuất kinh doanh đó mà chi phí sản xuất của công ty được phân loại như sau:

 Chi phí sản xuất chính: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, bao bì, chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất tại các phân xưởng sản xuất chính.

 Chi phí sản xuất phụ: Bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất phụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

 Chi phí sản chung: Bao gồm các chi phí về tiền lương và các khoản trích lương của cán bộ công nhân viên phục vụ tại các phân xưởng sản xuất chính, chi phí khấu hao tài sản cố định, sửa chữa máy móc thiết bị ở các phân xưởng sản xuất chính, chi phí vật liệu, dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho việc quản lý sản xuất ở các phân xưởng sản xuất chính.

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm thì chi phí sản xuất của công ty được chia làm ba khoản mục ứng với các khoản mục trong giá thành sản xuất sản phẩm

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, bao bì, công cụ dụng cụ,… phát sinh tại phân xưởng.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp, thưởng và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ

- Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ những chi phí phát sinh tại phân xưởng gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sản xuất phụ phục vụ sản xuất chính và các chi phí bằng tiền khác…

Tại phân xưởng cơ điện, mọi chi phí đều được tập hợp vào khoản mục chi phí sản xuất của hoạt động sản xuất phụ sẽ được phân bổ vào chi phí sản xuất chung tại các phân xưởng sản xuất chính theo các tiêu thức phân bổ.

1.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành ở phân xưởng, trong đó có 4 phân xưởng sản xuất chính (phân xưởng tiêm, phân xưởng bột tiêm, phân xưởng betalactam, phân xưởng viên non betalactam) và một phân xưởng sản xuất phụ (phân xưởng cơ điện) Trong mỗi phân xưởng lại chia thành các tổ sản xuất, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất riêng biệt Ở mỗi phân xưởng lại sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau theo các quy trình công nghệ khác nhau Do đó chi phí sản xuất của công ty cũng phát sinh ở nhiều địa điểm, nhiều bộ phận liên quan đến nhiều sản phẩm khác nhau Mặt khác, chủng loại sản phẩm của công ty là trên 200 loại sản phẩm,quy trình công nghệ khép kín, sản phẩm sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn và thay đổi liên tục.

Với những đặc điểm kể trên, công ty chọn đối tượng kế toán chi phí sản xuất của công ty là hạch toán theo từng phân xưởng sản xuất Việc tập hợp chi phí sản xuất được kế toán tiến hành hàng tháng.

1.3 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất

Với việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất ở trên công ty đã áp dụng phương pháp xác định chi phí sản xuất theo công nghệ (hay theo địa điểm phát sinh chi phí) Do mỗi phân xưởng đều có quy trình công nghệ riêng nên mỗi phân xưởng đều tiến hành tập hợp chi phí cho phân xưởng đó Công ty kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nên các nghiệp vụ thường xuyên trong kỳ Để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm thì kế toán tập hợp các chi phí phát sinh theo khoản mục chi phí chi tiết cho từng phân xưởng và sau đó phân bố cho từng sản phẩm. Để thấy rõ được tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm TƯ1, trong thời giới hạn của một chuyên đề thực tập chuyên ngành, em xin trình bày nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm đối với sản phẩm thuốc kháng sinh Ampicilin 0,025g, vỉ 10 viên, hộp 100 vỉ do phân xưởng viên betalactam sản xuất vào tháng 9 năm 2009.

Các khoản mục chi phí sản xuất tại công ty CPDPTƯ

2.2.Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất tại công ty CPDPTƯ2. 2.2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.2.1.1 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm, nó tham gia cấu thành thực thể sản phẩm, tạo ra đặc trưng vật lý cho sản phẩm Tại công ty nguyên liệu đầu vào rất phong phú và đa dạng với hơn 2000 loại được chia thành: Vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu xây dựng, bao bì. Trong đó, nguyên vật liệu chính là yếu tố cơ bản tạo nên thực thể sản phẩm, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chí phí sản xuất, thường là 70% - 80 % trên tổng chi phí sản xuất như bột Ampicilin để sản xuất viên Ampicilin, bột Tetracylin để sản xuất viên Tetracylin Chất lượng các loại bột trên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm thuốc viên, do đó nguyên vật liệu chính được công ty hết sức chú trọng Mặt khác quá trình vận chuyển bảo quản gặp nhiều khó khăn Nguyên vật liệu rất dễ cháy nổ, nguy hiểm độc hại (như cồn

96 o thuốc…) Chính vì vậy vật tư được quản lý chặt chẽ và kế toán theo dõi chi tiết theo phương pháp thẻ song song.

Tại công ty, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, vì thế nguyên vật liệu sử dụng ở các phân xưởng cũng khác nhau. Để quản lý và bảo quản tốt nguyên vật liệu, đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ cho các đối tượng sử dụng, nguyên vật liệu được quản lý tại các kho riêng Nguyên vật liệu xuất cho sản xuất chính được tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm:

- Nguyên liệu chính (theo dõi trên TK 1521 – nguyên liệu chính): Là những nguyên liệu mà sau quá trình chế biến sẽ tạo thành thực thể chủ yếu của sản phẩm như: Acid Ascobic (viên), bột Ampicilin, bột Tetracylin….

- Nguyên vật liệu phụ (theo dõi trên TK 1522 – vật liệu phụ): Gồm những nguyên vật liệu không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng lại có tác dụng nhất định trong sản xuất sản phẩm như làm tăng chất lượng sản phẩm, phục vụ quản lý, ví dụ như: bột sắn tinh chế, Ethanol (cồn các nồng độ),Amidon,cao nhân trần, , tảo bột, đường dùng trong viên bao phim, Ether dầu hỏa, Titan dioxid

- Bao bì (theo dõi trên TK 1527 – Bao bì): là các vật liệu dùng để đóng gói sản phẩm như: Chai, lọ, nút chai, nút lọ, các hòm cát tông,nhãn, đơn …

Nguyên vật liệu ở công ty được mã hóa theo từng nhóm, từng loại để tiện theo dõi, kiểm tra và nhập liệu vào máy tính Nguyên vật liệu được chứa ở nhiều kho khác nhau, các thủ kho theo dõi những nguyên vật liệu ở kho mình, cuối tháng so sánh với số liệu trên máy tính ở phòng tài vụ.

Công ty quản lý và hạch toán nguyên vật liệu theo cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị Cách xác định giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng như sau:

Kế toán nhập số lượng còn giá trị thì do phần mềm tự động tính và điền số liệu theo phương pháp bình quân gia quyền theo công thức: Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ Giá thực tế NVL tồn kho đầu tháng + Giá thực tế NVL nhập kho trong tháng

Số lượng NVL tồn kho đầu tháng + Số lượng NVL nhập kho đầu tháng

Khi đó giá trị vật tư xuất dùng được tính theo công thức:

Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng xuất x Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ Trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu, ngoài giá trị nguyên vật liệu xuất kho dùng trực tiếp cho sản xuất còn bao gồm giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp không qua kho được hạch toán thằng vào chi phí theo đúng giá mua thực tế vật liệu mua vào.

 Tài khoản sử dụng Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại công ty là từng phân xưởng sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng được tập hợp theo từng phân xưởng Do vậy TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được theo dõi chi tiết cho từng phân xưởng Ví dụ:

TK 621 – XVP: Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng penicilin viên

TK 621 – XKS: Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng kháng sinh tiêm

TK 621 –XTT: Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng tiêm

TK 621 – XTV: Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng viên nonbeta

Nguyên liệu được xây dựng định mức tương đối chính xác, hàng tháng, hàng quý bộ phận điều độ kế hoạch sản xuất ở phòng kế hoạch được giao nhiệm vụ lập “Bảng kế hoạch sản xuất” cho từng tháng, từng quý đối với tất cả các loại sản phẩm Căn cứ vào sự tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu thụ và năng lực sản xuất của công ty, bộ phận này đưa ra kế hoạch sản xuất cho từng loại sản phẩm, từ đó tiến hành lập “phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức” chi tiết cho từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng thành hai liên, một liên giao cho phân xưởng, một liên giao cho kho Khi thực hiện xuất nguyên vật liệu để trực tiếp chế biến sản phẩm, nhân viên phân xưởng sẽ đem xuống kho để thủ kho ghi số liệu thực xuất Cuối tháng khi hết hạn mức thủ kho tiến hành thu lại phiếu của phân xưởng lĩnh, tính ra tổng số vật tư đã xuất và số hạn mức còn lại cuối tháng để ký vào cả hai liên, sau đó trả phân xưởng 1 liên, chuyển cho kế toán nguyên vật liệu một liên để ghi sổ. Đối với một số loại nguyên vật liệu mà nhu cầu sử dụng trong tháng ít, khi phát sinh nhu cầu thì bộ phận lĩnh vật tư sẽ lập “phiếu xuất kho” Các chứng từ xuất kho sau khi được chuyển về phòng kế toán sẽ được đối chiếu với thẻ kho về chỉ tiêu số lượng để làm căn cứ xác định giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền tháng.

Quy trình nhập liệu trên phần mềm effect

Tại mục nhóm: Chọn phiếu nhập vật tư, hàng hóa, thành phẩm, công cụ.

Mục ngày: Căn cứ vào ngày nhập kho trên phiếu nhập kho để vào

Mục chứng từ: Căn cứ vào số liệu nhập kho để vào, nếu không có để trống

Mục số hóa đơn: Căn cứ vào số trên phiếu nhập kho để vào

Mục diễn dải: Phiếu nhập vật tư, hàng hóa, thành phẩm, công cụ

Mục đơn vị khách hàng: Đánh tên nhà cung cấp

Mục VLSPHH: Gõ mã vật liệu Nếu có nhiều loại vật liệu sản phẩm chọn nút chi tiết để nhập liệu.

Mục kho: Gõ tên kho nhập vật liệu về

Mục số lượng: Căn cứ vào số lượng trên phiếu nhập để nhập liệu

Mục đơn giá: Gõ số trên phiếu nhập kho

Mục nợ: Nhập nguyên vật liệu chính: nợ 1521 nhập nhãn: 152, nhập bao bì 1527, nhập hàng hóa: 156

Mục có: 331 (phần mềm mặc định)

Mục tiền: gõ số tiền

Sau khi nhập liệu xong kế toán viên chọn lưu (Alt + L) để lưu dữ liệu

Bảng 2-1 Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức

PHIẾU LĨNH VẬT TƯ THEO

QĐ Liên bộ TCKT-TC

Số 583 - LB Ngày 20 tháng 9 năm 2009

Tên đơn vị lĩnh: PX Ampicilin-viên

Tên nhãn hiệu và quy cách vật tư Đơn vị tính

Số lượng thực phát Giá đơn vị

Tinh bột sắn DBO2 Kg 22.3 22.3

Cộng thành tiền (viết bằng chữ): ………

Phụ trách cung tiêu Phụ trách phân xưởng Thủ kho

Hàng tháng, khi nguyên vật liệu xuất kho tới các phân xưởng, kế toán căn cứ vào “phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức” hoặc “phiếu xuất kho” để nhập số liệu vào máy tính Khi nhận phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức kế toán chỉ định khoản chuyển nguyên vật liệu từ kho vật tư sang kho phân xưởng, chỉ đến khi nhận được phiếu xuất kho cho sản xuất kế toán mới định khoản xuất kho cho sản xuất. Để kế toán có thể cập nhập tình hình xuất kho vật tư, hàng ngày song song với việc thực hiện nhập xuất kho thì thủ kho ghi vào các phiếu nhập kho, phiếu xuât kho số lượng thực nhập xuất tại kho Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho do thủ kho chuyển lên sẽ căn cứ ghi sổ chi tiết vật tư đúng số lượng nhập kho Đến cuối tháng, kế toán sử dụng phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ để tính ra giá vật tư xuất dùng trong tháng và tính ra số tồn kho.

Kế toán căn cứ vào “sổ chi tiết vật liệu” lập bảng cân đối vật tư theo mã của các TK 1521, 1522, 1527 Bảng này theo dõi tình hình nhập xuất của từng loại vật tư về số lượng theo từng phân xưởng sản xuất Từ đó kế toán sẽ lập được “bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ” làm căn cứ lên nhập ký chứng từ số 7 – Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty.

Bảng 2-2 BẢNG CÂN ĐỐI VẬT TƯ THEO MÃ (SL – 152)

Từ ngày 01/09/2009 Kho: Kho xưởng Ampicilin-viên Tài khoản: 1521 – Nguyên vật liệu chính

Mã Tên vật tư Đv đo

SL tồn đầu SL nhập SL xuất SL tồn

Bột sắn tinh chế Kg 138 660 138 660

Bảng 2-3: BẢNG CÂN ĐỐI VẬT TƯ THEO MÃ (SL 152)

Từ ngày 01/09/2009 đến 30/09/2009 Kho: Kho xưởng Ampicilin – viên Tài khoản: 1522 – nhãn

Mã Tên vật tư Đv đo SL tồn đầu SL nhập SL xuất SL tồn

Bảng 2-4 BẢNG CÂN ĐỐI VẬT TƯ THEO MÃ (SL – 152)

Từ ngày 01/09/2009 đến 30/09/2009 Kho: Kho xưởng Ampicilin- viên Tài khoản: 1527- Bao bì

Mã Tên vật tư ĐV đo SL tồn đầu SL nhập SL xuất SL tồn

Giấy nhôm dẻo hồng khổ

Kế toán viên chỉ việc nhập liệu các chứng từ, máy tính tự động tính giá nguyên vật liệu chính xuất kho trong tháng khi đồng bộ số liệu được chuyển tự động vào mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong thẻ tính giá thành sản phẩm Tại mỗi phân xưởng, thống kê phân xưởng cũng cập nhật số nguyên vật liệu nhập, xuất trong tháng, tới kỳ thống kê phân xưởng nộp “báo cáo tình hình sử dụng nguyên phụ liệu” cho kế toán giá thành, khi nhận báo cáo này, kế toán viên phải kiểm tra đối chiếu với số liệu trong máy của mình xem đã khớp đúng chưa trước khi đồng bộ để tính giá thành Việc kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện phần lớn tại các phân xưởng Để sản xuất ra một sản phẩm cần qua nhiều chặng, mỗi chặng thống kê phân xưởng lại nộp báo cáo cho kế toán để so sánh đối chiếu Mỗi một sản phẩm đều được sản xuất qua ba chặng:

- Chặng pha chế: Đầu tiên là quá trình chuyển nguyên vật liệu chính từ kho tới phân xưởng, căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức kế toán nhập liệu vào máy tính Đây là quá trình chế biến nguyên vật liệu ban đầu thành bán thành phẩm A Trong chặng này không phát sinh phụ liệu hay tá dược.

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Đánh giá khái quát về công tác kế toán tại công ty CPDPTƯ

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước, đẩy mạnh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tháng 7/2007, Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương 2 đã chính thức được thành lập Từ một doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế tập trung khi chuyển sang cơ chế thị trường gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty đã có sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế cũng như trong công tác quản lý sản xuất Có thể nói rằng để đạt được thành tựu như ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực không ngừng của ban giám đốc và cản bộ công nhân viên trong công ty Công ty đã không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất, quản lý công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, quy mô tiêu thụ sản phẩm, luôn tìm tòi nghiên cứu cải tiến hợp lý hóa sản xuất Và đặc biệt đẻ có được một vị thế vững chắc trên thị trường, công ty chú ý đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị hiện đại và các dây chuyền sản xuất, sản xuất thêm nhiều mặt hàng thuốc mới để nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Chính nhờ những nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty hiện nay, sản phẩm của công ty không những được thị trường trong nước chấp nhận mà còn được đem xuất khẩu ở thị trường ngoài nước.Công ty xứng đáng là ngọn cờ đầu của ngành sản xuất thuốc Bộ y tế ViệtNam Tất cả là nhờ công ty đã có bộ máy tổ chức quản lý tốt, trong đó có sự đóng góp to lớn của bộ máy kế toán và đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm.

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương 2,bằng những nhận thức của bản thân cùng với những kiến thức được học trong trường và quá trình tìm hiểu thực tế, em có một số nhận xét về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm nối riêng ở công ty như sau:

Về bộ máy kế toán của công ty

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, công ty đã tăng cương công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán thực sự trở thành một trong những công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý Những thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua có sự đóng góp tích cực của công tác kế toán trong lĩnh vực quản lý tài chính tại công ty.

Bộ máy kế toán của công ty khá gọn nhẹ và hiệu quả, được tổ chức hoàn chỉnh bao gồm 10 kế toán viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Có sự phân công hợp lý, phù hợp với khối lượng công việc và năng lực của các kế toán viên Việc phân công lao động được thực hiện khoa học, phân công, phân nhiệm, chuyên môn hóa công việc đối với kế toán viên góp phần tăng tính đối chiếu, kiểm tra trong công tác kế toán Chính vì thế, công tác hạch toán tại công ty được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, tránh được tình trạng chồng chéo dẫn đến nhầm lẫn và sai sót Hơn nữa, các nhân viên của phòng kế toán đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và kinh nghiệm thực tế lâu năm cùng với tinh thần tận tâm, nhiệt tình trong công việc. Ngoài ra, các nhân viên trong phòng kế toán đã xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp với nhau và với các phòng ban khác Điều này tạo được rất nhiều thuận lợi cho công tác kế toán của công ty.

Công ty chọn hình thức kế toán tập trung là rất phù hợp với quy mô và lĩnh vực hoạt động, tổ chức theo mô hình tập trung đã tạo điều kiện cho kế toán trưởng kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất đối với mọi mặt hoạt động nghiên cứu, sản xuất kinh doanh của công ty Đồng thời giữa phòng kế toán và các phòng ban khác đã có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho công việc tiến hành nhanh chóng, thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác Với đội ngũ lao động kế toán có năng lực, kinh nghiệm phòng kế toán đã xử lý các nghiệp vụ linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả, cung cấp thông tin có chất lượng cao cho công tác quản lý và lãnh đạo tại công ty.

3 Về vận dụng chế độ kế toán

- Nhìn chung hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng tại công ty đầy đủ và hợp lý căn cứ trên các quy định của chế độ chứng từ kế toán do Bộ Tài chính ban hành Hệ thống chứng từ sử dụng đáp ứng nhu cầu quản lý đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Trình tự luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý, không chồng chéo, phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty. Có quy định rõ về trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân về lập, phê duyệt, luân chuyển chứng từ Chứng từ được lập, ghi lại đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết có đủ các chữ ký theo quy định Các chứng từ được thu thập, phân loại và lưu trữ theo quy định Nhờ thế, công tác kế toán nói chung được thực hiện minh bạch, rõ ràng, có căn cứ vững chắc và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty được tiến hành nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đáp ứng đầy đủ thông tin cần thiết cho Ban giám đốc.

- Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính Trên cơ sở hệ thống tài khoản thống nhất công ty chi tiết thêm các tiểu khoản phù hợp với yêu cầu quản lý, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, gớp phần phản ánh thông tin rõ ràng, thuật lợi cho việc theo dõi các đói tượng hạch toán chi phí sản xuát và tính giá thành sản xuất sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu hạch toán, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Hệ thống sổ sách được sử dụng khá đầy đủ từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp Các sổ sách được thiết kế phù hợp với đặc điểm công tác kế toán tại công ty Hình thức ghi sổ là Nhật ký- chứng từ phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn Hình thức ghi sổ này tránh việc ghi chép trùng lặt, tiện lợi cho việc phân công ghi chép và lữu trữ tài liệu kế toán Ngoài ra việc tổ chức luân chuyển chứng từ, sổ sách ở phòng kế toán cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành được nhanh chóng.

- Các báo cáo tài chính được lập theo đúng mẫu, thời hạn và được gửi đến các cấp, cơ quan theo đúng quy định Các báo cáo tài chính đã đáp ứng nhu cầu về thông tin tài chính cho lãnh đạo công ty, các cổ đông.

4 Về tổ chức các phần hành kế toán

Các phần hành kế toán của đơn vị được tổ chức thực hiện khá hoàn chỉnh Các phương pháp kế toán áp dung trong mỗi phần hành được lựa chọn phù hợp với từng đặc điểm của từng phần hành Hiện nay, các phần hành kế toán của đơn vị đang được thực hiện với sự trợ giúp của phần mềm kế toán. Nhờ đó, công tác kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác, góp phần nâng cao tính chính xác và kịp thời của thông tin kế toán, giảm bớt khối lượng công việc của kế toán viê Việc lưu trữ tài liệu kế toán và kết xuất các báo cáo tài chính và các báo cáo khác cũng thuận tiện hơn nhiều.

5 Về tổ chức kiểm tra kế toán

Việc tổ chức kế toán được thực hiện bởi kế toán trưởng Công việc kiểm tra diễn ra thường xuyên, giúp công việc kế toán được thực hiện theo đúng trình tự Do phần lớn công việc được thực hiện trên phần mềm, điều này đòi hỏi việc kiểm tra chặt chẽ hơn, có như vậy khi phát hiện sai sót mới dễ dàng khắc phục được Việc tập hợp chi phí sản xuất cơ bản được thực hiện rất tốt, chi phí của công đoạn nào được tập hợp cho công đoạn đó, rất phù hợp với quy trình sản xuất của công ty.

6 Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty.

Giữ vai trò chủ yếu của công tác kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã cung cấp kịp thời, hiệu quả những thông tin cần thiết về chi phí sản xuất cũng như giá thành sản xuất sản phẩm góp phần làm tăng lợi nhuận và nâng cao tính cạnh tranh của công ty trên thị trường Bộ phận kế toán của công ty đã tổ chức ghi chép, theo dõi thường xuyên và liên tục các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, phản ánh các thông tin về chi phí, giá thành trên các báo cáo giá thành, thẻ giá thành Sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhân viên kế toán, nhân viên thống kê phân xưởng và giữa các phần hành kế toán với nhau đã giúp cho việc tính giá thành được nhanh chóng Dựa vào những thông tin đó, ban lãnh đạo kịp thời đề xuất biện pháp phù hợp để quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm Về cơ bản công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty đã đạt được những ưu điểm sau:

6.1.1 Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm.

Công ty có ba phân xưởng sản xuất chính, mỗi phân xưởng sản xuất một số mặt hàng cùng tính chất, hoạt động độc lập với nhau Quá trình sản xuất được chuyên môn hóa, trong một thời gian nhất định trên dây chuyền sản xuất chỉ tạo ra một loại sản phẩm duy nhất, sau khi hoàn thành xong sản phẩm đó mới chuyển sang sản xuất sản phẩm khác Mặt khác, mỗi sản phẩm cần những loại nguyên vật liệu khác nhau, với đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng biệt, có định mức vật tư, các công đoạn sản xuất khác nhau Do đó việc xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho từng mặt hàng cụ thể là phù hợp với quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất và sản phẩm Đồng thời tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng sản phẩm giúp cho việc theo dõi tình hình sản xuất, chi phí của sản phẩm chi tiết, dễ kiểm tra, tổng hợp theo các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho quá trình quản lý và ra quyết định sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nào phù hợp cũng như điểu chỉnh các chi phí sản xuất một cách hợp lý.

Công ty tổ chức kế hoạch chi phí sản xuất về cơ bản theo ba khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung theo đúng chế độ quy định và theo dõi theo từng phân xưởng sản xuất. Việc sử dụng tài khoản và mở sổ chi tiết cho sản phẩm là hợp lý Qua quá trình tập hợp, phân loại hệ thống hóa các chi phí thì bộ phận kế toán nắm được số lương tiêu hao cho từng đối tượng, giúp việc quản lý chi phí được chi tiết, rõ ràng, đồng thời cũng giúp cho việc tính giá thành một cách chính xác, đúng với thực tế sản xuất kinh doanh.

6.1.2 Đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành.

Hiện nay đối tượng tính giá thành của công ty là các sản phẩm nên giá thành được tính ra tương đối chính xác, thể hiện rõ giá trị của sản phẩm, là cơ sở để đưa ra giá bán phù hợp nhằm đem lại lợi nhuận cho công ty.

Công ty sử dụng phương pháp phân bước kết chuyển tuần tự có tính giá thành bán thành phẩm kết hợp với chọn tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý: Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo tiêu thức giờ công thực tế Điều này giúp cho việc kế toán giá thành được chính xác Phương pháp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp là khá đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty, vẫn đảm bảo được tính chính xác tương đối,cung cấp thông tin nhanh nhậy cho các nhà quản trị.

Kỳ tính giá thành theo tháng là hợp lý vì chu kỳ sản xuất ngắn, hoạt động sản xuất liên tục, cần có sự theo dõi thường xuyền do đã đã cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời.

6.1.3 Trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Về tổ chức các phần hành kế toán

Các phần hành kế toán của đơn vị được tổ chức thực hiện khá hoàn chỉnh Các phương pháp kế toán áp dung trong mỗi phần hành được lựa chọn phù hợp với từng đặc điểm của từng phần hành Hiện nay, các phần hành kế toán của đơn vị đang được thực hiện với sự trợ giúp của phần mềm kế toán.Nhờ đó, công tác kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác, góp phần nâng cao tính chính xác và kịp thời của thông tin kế toán,giảm bớt khối lượng công việc của kế toán viê Việc lưu trữ tài liệu kế toán và kết xuất các báo cáo tài chính và các báo cáo khác cũng thuận tiện hơn nhiều.

Về tổ chức kiểm tra kế toán

Việc tổ chức kế toán được thực hiện bởi kế toán trưởng Công việc kiểm tra diễn ra thường xuyên, giúp công việc kế toán được thực hiện theo đúng trình tự Do phần lớn công việc được thực hiện trên phần mềm, điều này đòi hỏi việc kiểm tra chặt chẽ hơn, có như vậy khi phát hiện sai sót mới dễ dàng khắc phục được Việc tập hợp chi phí sản xuất cơ bản được thực hiện rất tốt, chi phí của công đoạn nào được tập hợp cho công đoạn đó, rất phù hợp với quy trình sản xuất của công ty.

6 Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty.

Giữ vai trò chủ yếu của công tác kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã cung cấp kịp thời, hiệu quả những thông tin cần thiết về chi phí sản xuất cũng như giá thành sản xuất sản phẩm góp phần làm tăng lợi nhuận và nâng cao tính cạnh tranh của công ty trên thị trường Bộ phận kế toán của công ty đã tổ chức ghi chép, theo dõi thường xuyên và liên tục các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, phản ánh các thông tin về chi phí, giá thành trên các báo cáo giá thành, thẻ giá thành Sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhân viên kế toán, nhân viên thống kê phân xưởng và giữa các phần hành kế toán với nhau đã giúp cho việc tính giá thành được nhanh chóng Dựa vào những thông tin đó, ban lãnh đạo kịp thời đề xuất biện pháp phù hợp để quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm Về cơ bản công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty đã đạt được những ưu điểm sau:

6.1.1 Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm.

Công ty có ba phân xưởng sản xuất chính, mỗi phân xưởng sản xuất một số mặt hàng cùng tính chất, hoạt động độc lập với nhau Quá trình sản xuất được chuyên môn hóa, trong một thời gian nhất định trên dây chuyền sản xuất chỉ tạo ra một loại sản phẩm duy nhất, sau khi hoàn thành xong sản phẩm đó mới chuyển sang sản xuất sản phẩm khác Mặt khác, mỗi sản phẩm cần những loại nguyên vật liệu khác nhau, với đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng biệt, có định mức vật tư, các công đoạn sản xuất khác nhau Do đó việc xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho từng mặt hàng cụ thể là phù hợp với quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất và sản phẩm Đồng thời tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng sản phẩm giúp cho việc theo dõi tình hình sản xuất, chi phí của sản phẩm chi tiết, dễ kiểm tra, tổng hợp theo các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho quá trình quản lý và ra quyết định sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nào phù hợp cũng như điểu chỉnh các chi phí sản xuất một cách hợp lý.

Công ty tổ chức kế hoạch chi phí sản xuất về cơ bản theo ba khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung theo đúng chế độ quy định và theo dõi theo từng phân xưởng sản xuất. Việc sử dụng tài khoản và mở sổ chi tiết cho sản phẩm là hợp lý Qua quá trình tập hợp, phân loại hệ thống hóa các chi phí thì bộ phận kế toán nắm được số lương tiêu hao cho từng đối tượng, giúp việc quản lý chi phí được chi tiết, rõ ràng, đồng thời cũng giúp cho việc tính giá thành một cách chính xác, đúng với thực tế sản xuất kinh doanh.

6.1.2 Đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành.

Hiện nay đối tượng tính giá thành của công ty là các sản phẩm nên giá thành được tính ra tương đối chính xác, thể hiện rõ giá trị của sản phẩm, là cơ sở để đưa ra giá bán phù hợp nhằm đem lại lợi nhuận cho công ty.

Công ty sử dụng phương pháp phân bước kết chuyển tuần tự có tính giá thành bán thành phẩm kết hợp với chọn tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý: Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo tiêu thức giờ công thực tế Điều này giúp cho việc kế toán giá thành được chính xác Phương pháp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp là khá đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty, vẫn đảm bảo được tính chính xác tương đối,cung cấp thông tin nhanh nhậy cho các nhà quản trị.

Kỳ tính giá thành theo tháng là hợp lý vì chu kỳ sản xuất ngắn, hoạt động sản xuất liên tục, cần có sự theo dõi thường xuyền do đã đã cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời.

6.1.3 Trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được xem là một phần hành chủ yếu trong công tác hạch toán do đó có sự thống nhất và bao quát về thông tin, kế toán phân xưởng có trách nhiệm tập hợp thông tin đầy đủ, đúng đắn để cuối tháng kế toán chi phí giá thành tính toán, phân bổ các loại chi phí và lập thẻ tính giá thành cho các sản phẩm Sự phân công trách nhiệm cụ thể như vậy thể hiện sự chuyên môn hóa cao trong tổ chức hạch toán Công việc được kế toán viên sử dụng máy tính, thực hiện tỉ mỉ, phản ánh chi phí sản xuất bỏ ra một cách khoa học Đối với công ty có quy mô sản xuất lớn như công ty cổ phần dược phẩm TƯ2 thì công tác kế toán như hiện nay là một mô hình phù hợp.

Việc quản lý chi phí cũng như tổ chức quản lý chi phí sản xuất là một yếu tố quan trọng trong việc tăng hay giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Là một đơn vị sản xuất và kinh doanh dược phẩm, sản phẩm đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng ngoại nhập, để có thể tồn tại trong thị trường hoạt động sản xuất của công ty phải tuẩn thủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm do Bộ Y tế quy định Trong quá trình sản xuất, công ty đã chú trọng đến công tác quản lý chi phí sản xuất để góp phần hạ giá thành sản phẩm mà không làm giảm chất lượng sản phẩm Công ty đã có biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công

6.1.4 Về việc tập hợp chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất của sản phẩm nào được tập hợp trực tiếp cho sản phẩm đó, các chi phí dùng chung cho nhiều sản phẩm được tập hợp sau đó phân bổ theo tiêu thức giờ công lao động Điều này phản ánh đúng chi phí sản xuất sản phẩm, thuận lợi cho việc tính giá thành của sản phẩm, và với sự trợ giúp của phần mềm kế toán công việc trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.

Đối với chi phí nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu tại công ty là các loại chất bột có tính dược liệu Do đặc điểm của ngành dược nước ta chưa có khả năng sản xuất ra dược liệu, nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khấu với giá khá cao Công ty đã quan tâm đến việc quản lý bằng cách xây dựng định mức chi phí sản xuất, hợp lý, vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm Việc xây dựng định mức sản xuất là do phòng kế hoạch đảm nhiệm Hàng tháng, hàng quý phòng kế hoạch căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm và nhu cầu vật tư xác định trên cơ sở định mức chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm do phòng nghiên cứu phát triển xác định và ý kiến tham khảo của phòng thị trường, phòng kinh doanh sẽ lập “Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức” và chuyển cho mỗi bộ phận sử dụng vật liệu đó Đây là cách tiết kiệm chi phí từ đó góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty.

Bên cạch đó việc sản xuất những sản phẩm đặc thù riêng với sự đa dạng của các loại nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất, trước những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, công dụng, mẫu mã sản phẩm đòi hỏi công ty phải có sự quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu nhằm tập hợp chính xác, đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trong tính giá thành sản xuất sản phẩm Tại công ty, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, vì thế nguyên vật liệu sử dụng trong các phân xưởng là khác nhau Để quản lý và bảo quản tốt các nguyên vật liệu, đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ cho các đối tượng sử dụng, nguyên vật liệu được bảo quản tại các kho riêng.

Đối với chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm, là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong các loại chi phí cấu thành nên giá thành sản xuất sản phẩm Việc tính toán và hạch toán đầy đủ chính xác chi phí nhân công trực tiếp, cững như việc trả lương thỏa đáng, kịp thời cho người lao động gớp phần khuyến khích, động viên họ hăng say làm việc đóng góp hết sức mình vào xây dựng công ty, đảm bảo lợi ích cho công ty Đồng thời việc quản lý tốt thời gian lao động, quản lý tốt quỹ lương phải trả của công tý tiến tới quản lý tốt chi phí và giá thành từ đó hạ thấp giá thành sản xuất sản phẩm, những vẫn đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động.

Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và theo cấp bậc, phương pháp này sẽ đánh giá chính xác nhất tiền lương mà công nhân viên nhận được khi kết hợp với các hình thức thưởng phạt, bởi như vậy mới khuyến khích người lao động hăng say làm việc.

Đối với chi phí sản xuất chung

Các khoản mục chi phí sản xuất chung được phân chia khá tỉ mỉ Chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho từng phân xưởng sau đó được phân bổ cho từng sản phẩm Việc tập hợp chi phí như thế đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc theo dõi, kiểm tra để xác định nguyên nhân cũng như mức độ tác động của chi phí sản xuất chung đến giá thành sản xuất sản phẩm để đề ra các chủ trương thích hợp.\

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần Dược phẩm TƯ I

Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 cùng với những kiến thức lý luận học tập em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau:

7.1 Về hệ thống tài khoản.

Công ty đang sử dụng hệ thốn tài khoản tương đối phù hợp với công tác kế toán tại công ty, tuy nhiên để phù hợp với quyết định mới của Bộ Tài Chính, công ty cần có những bổ sung điều chỉnh Tuy nhiên để công tác kế toán được thực hiện khoa học và các kế toán viên có thể theo dõi chi tiết về tập hợp chi phí cho từng phân xưởng Công ty có thể mở chi tiết TK 1541,

1542 cho từng phân xưởng như sau:

1541.4: Phân xưởng kháng sinh tiêm

7.2 Về hạch toán sản phẩm hỏng.

Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm ta thấy công ty không hạch toán sản phẩm hỏng Những thiệt hại về sản phẩm hỏng thực chất đã tính vào chi phí sản xuất Do đó, sản phẩm hoàn thành nhập kho sẽ gánh chịu chi phí lớn, giá thành sản phẩm sẽ không chính xác. Việc kế toán chi phí về thiệt hại sản phẩm hỏng sẽ góp phần phản ánh chính xác giá thành, đồng thời nếu số sản phẩm hỏng quá lớn công ty có thể có các biện pháp giải quyết để hạn chế hao hụt Do vậy, công ty nên xây dựng hệ thống các định mức chi phí đối với từng đơn vị sản phẩm của từng loại sản phẩm để thực hiện được sự kiểm tra thường xuyên, kịp thời tình hình và kết quả thực hiện các định mức kinh tế, kỹ thuật Từ đó phát hiện kịp thời, chuẩn xác những khoản chi phí vượt định mức để đề ra các biện pháp ngăn chặn. Đồng thời công ty cũng nên sử dụng tài khoản để hạch toán riêng biệt các khoản thiệt hịa do sản phẩm hỏng gây ra.

7.3 Về việc tập hợp chi phí sản xuất.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công ty gồm kho vật tư và kho phân xưởng, đầu tiên là nguyên vật liệu được nhập kho vật tư, sau đó hàng tháng chuyển từ kho vật tư sang kho phân xưởng để phục vụ cho sản xuất Hiện nay, cùng một loại nguyên vật liệu được theo dõi bởi kế toán nguyên vật liệu, thủ kho và thống kê phân xưởng Điều này làm mất thời gian, không hiệu quả trong công tác kế toán Với sự trợ giúp của hệt thống máy tính và mạng nội bộ doanh nghiệp có thể thực hiện việc trao đổi dữ liệu cũng như đồng bộ hóa số liệu giữa các máy tính của phòng tài vụ, tại kho và tại phân xưởng Như vậy có thể giảm bớt công việc của nhân viên trong công ty.

Hiện nay, chi phí nguyên vật liểu của công ty xuất cùng cho sản xuất tính theo phương pháp bình quân gia quyền trong khi phương pháp hạch toán hàng tồn kho công ty đang áp dụng là theo phương pháp nhập trước xuất trước Điều này khiến việc tập hợn chi phí sản xuất chưa thật chính xác Công ty cần chuyển việc tính giá nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp nhập trước xuất trước Như vậy, khi áp dụng phương pháp này sẽ phù hợp và bám sát sự biến động của giá cả thị trường hiện nay, sẽ cung cấp những thông tin chính xác và kịp thời cho các nhà quản trị Mặc dù phương pháp này phải tiến hành thường xuyên và phảm làm nhiều công việc nhưng với sự hỗ trợ của máy tính thì công việc này sẽ trở nên đơn giản hơn.

Chi phí nhân công trực tiếp

Công ty cần nhanh chóng đưa việc hạch toán chi phí tiền lương từ Excell sang thực hiện hoàn toàn bằng phần mềm kế toán Có như thế mới cung cấp được thông tin nhanh chóng, kịp thời.

Muốn giảm chi phí nhân công cần tăng năng suất lao động, cần nghiên cứu, cải tiến công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất để tránh lãng phí sức lao động, nghiên cứu bố trí lao động phù hợp với trình độ, tay nghề Công ty cần đầu tư thêm máy móc hiện đại phcuj vụ cho sản xuất thay thế dần sức lao động Bên cạnh đó khuyến khích, động viên các nhân viên nhiệt tình trong công việc, có chế độ khen thưởng (bằng vật chất hay tinh thần như: Có quà biếu vào các dịp lễ hay cho đi du lịch, nghỉ mát) khi đã hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra…

Chi phí sản xuất chung. Để nâng cao tính chính xác của giá thành và tính hiệu quả của kế toán quản trị, công ty cần phân biệt được chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi, xác định mức công suất bình thường để từ đó phân bổ chi phí sản xuất chung cố định vào sản xuất.

7.4 Về đánh giá sản phẩm dở dang.

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được phần mềm tính toán bằng tổng giá trị các bán thành phẩm chưa đi vào sản phẩm hoàn thành Điều này chỉ mang tính tương đối chính xác vì mặc dù giá trị nguyên phụ liệu trong sản phẩm chính tỷ trọng lớn nhưng không phải là toàn bộ, bên cạnh đó còn có các chi phí khác như tiền lương hay chi phí sản xuất chung Việc tập hợp chí phí tiền lương được kế toán tiền lương tập hợp cho các đối tượng là các sản phẩm hoàn thành, điều này làm giảm công việc kế toán Tuy nhiên để sản xuất ra bán thành phẩm thì cũng cần phải có lao động và các chi phí sản xuất chung khác như điện, nước … Như vậy công ty cần điều chỉnh phần mềm kế toán cho phù hợp để tính giá thành không hcir của thành phẩm mà cả giá thành bán thành phẩm.

7.5 Về kế toán quản trị.

Kế toán là hoạt động ghi chép và phản ánh các hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra trong một doanh nghiệp nhằm quản lý hoạt động đó ngày một hiệu quả hơn Vì vậy, kế toán cũng được coi là một công cụ quản lý cơ bản của nhà quản lý với chức năng cơ bản là cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định kinh doanh nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và hoạt động tổ chức quản lý doanh nghiệp Thực tế đã chỉ ra rằng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của donah nghiệp thì kế toán quản trị đóng vai trò rất quan trọng vì nó là đầu mối cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà quản lý đưa ra các quyết định, ảnh hưởng đế thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Hiện nay khi công ty đã tiến hành cổ phần hóa, công ty cần xem xét xây dựng báo cáo kế toán ngày càng cao Để đáp ứng yêu cầu quản lý, coogn ty cầ xem xét xây dựng bộ phận kế toán chuyên về kế toán quản trị Việc xây dựng mô hình kết toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong công ty cần được đảm bảo:

- Đảm bảo sự phù hợp của mô hình kế toán quản trị với đăc điểm sản xuất kinh doanh.

- Đáp ứng được các yêu cầu quản lý cụ thể theo từng chỉ tiêu quản trị doanh nghiệp.

- Bộ phận kế toán quản trị được xây dựng phải khả thi và tiết kiệm, thực sự đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Công ty nên xây dựng một số báo cáo quản trị để có thể quản lý tốt hơn công việc sản xuất kinh doanh của mình.

♦ Để phục vụ cho mục đích sử dụng nội bộ của người quản lý trong doanh nghiệp, việc phân tích chi phí thành 2 loại định phí và biến phí, đồng thời thể hiện nó trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết Vì vậy, phòng kế toán công ty nên lập Báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí, trong đó thể hiện các chỉ tiêu chính sau đây:

Báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí

Tổng số Một đơn vị sản phẩm

Mỗi doanh nghiệp có tính chất, đặc điểm kinh doanh khác nhau, có chính sách và chiến lược kinh doanh khác nhau, vì vậy một kết cấu chi phí hợp lý là kết cấu chi phí phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí với phần định phí lớn hơn, dẽ đại lại lợi nhuận nhiều hơn trong trường hợp doanh thu tăng, ngược lại, trong trường hợp doanh thu giảm thì rủi ro sẽ lớn hơn Như vậy, báo cáo này, nhà quản lý sẽ biết được biến phí, định phí từ đó đề ra các quyết đinh hợp lý trong từng thời kỳ.

♦ Đặc điểm của công ty là bao gồm nhiều phẩn xưởng sản xuất riêng biệt, mỗi phân xưởng là một địa chỉ chi phí, tạo ra khối lượng sản phẩm riêng và đóng góp và thu nhập chung cho doanh nghiệp Do vậy, để quản lý hiệu quả, ban quản trị cần số lượng lớn các thông tin từ số lượng lớn nhiều báo cáo thu nhập toàn doanh nghiệp Công ty cần lập báo cáo bộ phận theo phân xưởng để qua đó ban quản lý có thể biết được tình hình sản xuất kinh doanh của từng phân xưởng, mức độ đóng góp của từng phân xưởng vào lợi nhuận của công ty.

BÁO CÁO BỘ PHẬN THEO PHÂN XƯỞNG

Chi tiêu Tổng cộng PX tiêm PX bột tiêm PX viên  PX viên 

Ngày đăng: 14/07/2023, 18:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w