TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SX&TM VIỆT HÙNG
Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH SX&TM Việt Hùng là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1995 theo quyết định số 3865/GP/TLDN của UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 16 tháng 11 năm
1995 Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102001631 do Sở Kế Hoạch và Đầu
Tư Hà Nội cấp Công ty có tài khoản mở tại Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy, có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật.
Hiện nay trụ sở chính của Công ty đặt tại 32-95/8 Chùa Bộc - Đống Đa -
Hà Nội Đây là trụ sở chính của Công ty là nơi gặp gỡ và trao đổi các sản phẩm về Cơ khí nội thất Văn phòng - Trường học, các sản phẩm về ngành đúc…của Công ty với khách hàng Với tổng diện tích của văn phòng giao dịch là 360 m2, phòng làm việc và môi trường ở đó rất tốt tạo điều kiện tốt nhất cho việc giao dịch với khách hàng Công ty có tên giao dịch là: Viethung Trading & Produce Company Limited.
1.1.2 Sự phát triển của công ty
Công ty đã có hơn 14 năm kinh nghiệm sản xuất và thương mại Là nhà cung cấp các sản phẩm nội thất văn phòng, phụ tùng ô tô, bảo hộ lao động, giá kệ công nghệ, các sản phẩm ngành đúc… do công ty sản xuất và nhập khẩu.Với phương châm “Cùng nhau phát triển” Công ty mong muốn được hợp tác với quý khách hàng gần xa và mong muốn được phục vụ quý khách hàng ngày càng tốt hơn.
Qua quãng thời gian hoạt động và phát triển Công ty TNHH SX&TM Việt Hùng đã không ngừng đầu t mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lợng trang thiết bị kỹ thuật, cải tạo hệ thống nhà xởng, đào tạo và tuyển dụng đội ngũ công nhân, các cán bộ công nhân viên giỏi thành thạo tay nghề chuyên môn, đa dạng hoá sản xuất Hoàn thiện bộ máy quản lý, mở rộng thi trờng trong và ngoài nớc
Một số chỉ tiêu kết quả công ty qua các năm Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2008/ 2007
Tổng chi phí 19.834.129.147 16.232.066.366 (3.602.062.781) (18,16) Thu nhập khác
Tổng lợi nhuận trước thuế
(Trích nguồn : từ phòng kế toán tổng hợp)
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường cũng như nhiều Công ty khác Công ty TNHH SX&TM Việt Hùng được quyền chủ động quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong nội bộ để phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và hoạt động có hiệu quả Hiện nay, Công ty đang tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng Theo kiểu cơ cấu này, toàn bộ hoạt động của công ty đều chịu sự quản lý thống nhất của Giám đốc Công ty Với 115 cán bộ công nhân viên, Công ty thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý, cho đến thời điểm này bộ máy quản lý của Công ty được bố trí theo sơ đồ sau:
PGĐ Công ty G§ NM NH¤M
TuyÕn 2 Khu vùc SX míi
Bán hàng §C.PX Đùn ép §C.PX Anãt §C.PX Sơn, phủ fil
TuyÕn 1 Khu vùc SX cò
Báo cáo: Tổng giám đốc - Tổng công ty.
Trách nhiệm: Giám đốc giữ vai trò chỉ đạo chung toàn công ty, chỉ đạo tới phân xưởng, các phòng ban, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và cũng là người đại diện quyền lợi cho cán bộ công nhân toàn công ty.
Phó giám đốc sản xuất - kỹ thuật
Trách nhiệm: Phụ trách hệ thống quản lý chất lượng của công ty.Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo phòng kỹ thuật, phòng luyện kim, phân xưởng đúc I, đúc II, phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhiệt luyện, phân xưởng kết cấu, phân xưởng công nghệ cao Phụ trách công tác khoa học kỹ thuật, công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, công tác đào tạo cán bộ và nâng cao tay nghề công nhân.
Phó giám đốc kinh doanh
-Trách nhiệm: Được giám đốc uỷ quyền trực tiếp chỉ đạo và giải quyết các việc sau đây:
+Công tác tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, tổ chức đấu thầu để tiêu thụ tối đa sản phẩm và khai thác năng lực của toàn công ty.
+Tổ chức kinh doanh vật tư , thiết bị và các dịch vụ khác theo giấy kinh doanh của công ty đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.
+Phụ trách công tác nhập vật tư , nhiên liệu từ các nguồn trong và ngoài nước đảm bảo tính cạnh tranh cao.
+Xúc tiến chuẩn bị hợp đồng kinh tế đảm bảo tính pháp lý và tính kinh tế trình giám đốc.
+Xúc tiến thương mại và khai thác hiệu quả kinh tế trong các liên doanh.
+Phụ trách hệ thống kho , hệ thống đại lý của công ty Đề xuất phương án đầu tư phát triển bộ phận phụ trách
+Chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động của các phong nghiệp vụ và toàn bộ phận liên quan
+Phụ trách công tác xây dựng cơ bản , phòng chống bão lụt trong công ty.
Phó giám đốc nội chính
+Dự trù nhân lực quý , năm cho các bộ phận công ty
+Tìm nguồn nhân lực mới đáp ứng yêu cầu , trình giám đốc ký hợp đồng lao động.
+Tiến hành thường xuyên sàng lọc , sắp xếp và tư vấn giám đốc về tính hợp lý trong công tác nhân sự , mâu thuẫn nảy sinh trong công tác này.
+Tiến hành xây dựng tiêu chuẩn hoá thủ tục tiếp nhận lao động Xây dựng tiêu chuẩn cho các chức danh của công ty , xây dựng chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty và thường xuyên hoàn chỉnh đảm bảo phù hợp với sự phát triền của công ty.
+Chỉ đạo công tác thuộc chức năng phòng tổ chức , đảm bảo tính đúng đắn trong hoạt động của công ty khi thực hiện các chế độ đối với người lao động.
+Nghiên cứu đề xuất các biện pháp để phát hiện, sử dụng hiệu quả tài năng lao động trong công ty
+Tổ chức và thường xuyên hoàn chỉnh công tác ăn ca, nhà khách
+Chỉ đạo quan hệ tốt với địa phương, giải quyết các công tác hành chính, an ninh với địa phương.
+Chỉ đạo trực tiếp công tác bảo vệ an ninh, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môI trường trong công ty.
+Chỉ đạo mọi hoạt động của phòng ban theo sơ đồ mô hình quản lý đã ban hành.
+Lập kế hoạch tài chính để phục vụ kế hoạch sản xuất và kế hoạch phát triển của công ty.
+ Lập báo cáo tài chính kế toán và xác định chi phí chất lượng.
+Quản lý, phân công và kiểm soát công việc của phòng tài chính kế toán.
Trưởng phòng thí nghiệm KCS
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra và thử nghiệm của công ty gồm: kiểm tra vật tư đầu vào, kiểm tra trong quá trình và kiểm tra cuối cùng sản phẩm
+Bảo trì, hiệu chuẩn dụng cụ, thiết bị đo lường thử nghiệm.
+ Xem xét và sử lý các sản phẩm không phù hợp.
+ Lập kế hoạch và theo dõi bảo trì thiết bị của công ty theo định kỳ qui định (tháng, năm).
+Theo dõi công tác sửa chữa thiết bị, đáp ứng yêu cầu sản xuất
+Thiết kế, lập qui trình sửa chữa lớn thiết bị và giám sát nghiệm thu kết quả.
+ Lập biên bản các hư hỏng lớn thiết bị Kiểm tra định kỳ để đánh giá năng lực hoạt động thiết bị của công ty Lập kế hoạch mua sắm thiết bị mới và thanh lý thiết bị cũ, hư hỏng.Quản lý việc giao nhận và điều phối thiêt bị của công ty.
+Lập qui trình công nghệ đúc và nhiệt luyện cho các sản phẩm
+Tham gia thiết kế và lập quy trình công nghệ tổng hợp đối với một số sản phẩm có nguồn gốc đúc đòi hỏi mức chính xác cơ khí thấp và bình thường, theo chỉ định của phó giám đốc kỹ thuật.
+Kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện công nghệ đúc, nhiệt luyện.
+ Xác định thông số kỹ thuật cho các nguyên liệu, vật liệu để sản xuất sản phẩm liên quan.
+ Lập định mức tiêu hao vật tư năng lượng , lao động cho sản phẩm liên quan.
Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về thiết kế và lập quy trình công nghệ tổng hợp sản xuất sản phẩm Soạn thảo tiêu chuẩn nghiệm thu sản phẩm, soạn thảo kế hoạch chất lượng, xác định thông số kỹ thuật cho nguyên liệu, vật tư đầu vào
+Soạn thảo hợp đồng, đơn hàng mua nguyên liệu, vật tư phụ tùng đáp ứng yêu cầu sản xuất.
+Đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng.
+ Giám sát theo dõi hoạt động thực hiện hợp đồng của nhà cung ứng +Tổ chức cấp phát và quyết toán vật tư
+Tổ chức thực hiện lưu kho, bảo quản, vận chuyển vật tư và sản phẩm.
Trưởng phòng kinh tế - kế hoạch
+Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên nhu cầu thị trường và các hợp đồng đã ký với khách hàng
+Tìm hiểu nhu cầu thị trường , khách hàng để đề xuất các đặc tính phù hợp của sản phẩm.
+Xem xét hợp đồng bán hàng và các hợp đồng khác theo yêu cầu của giám đốc.
+Quảng cáo và xúc tiến bán hàng.
+Tổ chức thực hiện giao hàng.
+Quản lý các cửa hàng sản phẩm của công ty.
+Liên hệ với khách hàng thực hiện bảo hành sản phẩm sau bán hàng +Chủ trì việc xử lý và giải quyết khiếu nại của khách hàng.
+Thực hiện thuê ngoài gia công sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Giám đốc nhà máy nhôm (phó giám đốc công ty)
+Thay mặt công ty giải quyết những công việc được uỷ quyền.
+Chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy nhôm.
+Phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các cán bộ lãnh đạo từ cấp đốc công trở lên , sắp xếp và bố trí cán bộ công nhân , tổ chức sản xuất theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo phân cấp của công ty.
+Duyệt kế hoạch sản xuất , vật tư ,điều độ sản xuất tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
+Đề xuất các biện pháp phát huy nguồn lực để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
+Được huy động cán bộ của công ty trong việc được giải quyết những vấn đề nảy sinh trong sản xuất kinh doanh của nhà máy nhôm.
Phó giám đốc nhà máy nhôm
Phó giám đốc nhà máy nhôm giúp giám đốc điều hành theo sự phân công à uỷ quyền của giám đốc : chịu trách nhiệm trước giám đốc , trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc sản xuất và kỹ thuật
+Chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của các bộ phận :phòng thiết kế -công nghệ ,phòng KCS-TN , xưởng ép đùn nhôm , xưởng a nốt , mạ mầu E.D, xưởng sơn tĩnh điện, phủ trang trí phim và bao gói sản phẩm.
+Chuẩn bị nguồn nhân lực , thiết bị và kiểm soát các hoạt động của các bộ phận được phụ trách.
+Tổ chức kiểm tra nhân lực , thiết kế và kiểm soát các hoạt động sản xuất của các bộ phận được phụ trách.
Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất và quy trình sản xuất kinh doanh chính của Công ty
Công ty TNHH SX&TM Việt Hùng thuộc loại hình doanh nghiệp được tổ chức dưới dạng Công ty TNHH Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh là sản xuất ra các mặt hàng cơ khí Quy trình sản xuất của Công ty được khái quát qua sơ đồ sau:
Nguyên vật liệu: Tôn, Sắt, Thép
Phân xưởng Sơn tĩnh điện
Tổ Tẩy rửa hoá chất
Tổ Phun sơn, Mạ điện
Bộ phân KCS Đóng gói Nhập kho
Theo sơ đồ trên quy trình sản xuất của Công ty thể hiện một quy trình theo bước tuần tự từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đến khâu đóng gói sản phẩm nhập kho.
Bắt đầu từ nguyên vật liệu từ tôn, sắt, thép các loại được kiểm tra của bộ phận Kỹ thuật đạt theo yêu cầu (bao gồm biên bản kiểm nghiệm vật tư đúng theo hợp đồng mua bán, theo hoá đơn) thì được tiến hành làm thủ tục nhập kho Nhập kho xong tiến hành xuất kho theo đơn đặt hàng Nguyên liệu được chuyển đến phân xưởng Cơ khí Sau đó được chuyển đến tuần tự theo các bước ở các tổ khác nhau Tiếp theo được chuyển sang Phân xưởng sơn tĩnh điện Bộ phận KCS kiểm nghiệm đạt chất lượng thì tiến hành đóng gói nhập kho.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Phòng Tài chính - Kế toán thực hiện toàn bộ công tác hạch toán, kế toán, ngoài ra ở các phân xưởng Công ty có bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra chứng từ, thực hiện chấm công hàng ngày và chuyển lên phòng Kế toán.
Bộ phận kế toán gồm có 7 cán bộ kế toán với nghiệp vụ kinh tế khá thành thạo, mỗi người đảm nhiệm nhiều phần hành khác nhau Cụ thể:
Nhiệm vụ của từng kế toán viên
* Kế toán tổng hợp giá thành tiêu thụ sản phẩm
Là người tổng hợp số liệu kế toán đưa ra các thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán do các phần hành kế toán cung cấp Kế toán tổng hợp ở công ty đảm nhận việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, theo dõi tình hình tiêu thụ của công ty, đến kỳ báo cáo, kế toán tổng hợp tiến hành lập báo cáo năm trình cấp trên duyệt.
Nội dung công việc cụ thể:
- Ghi chếp kế toán quản trị chi phí sản xuất trực tiếp và tính giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm.( Hàng ngày).
- Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản xuất của sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang( Hàng tuần, quý, tháng)
- Thống kê các chỉ tiêu liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản xuất.( Hàng tuần, tháng, quý)
- Lập các báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm( Hàng tháng, quý, năm)
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công kế toán trưởng( Khi có yêu cầu)
* Kế toán tài sản cố định và các cửa hàng đại lý
Là người có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, hàng tháng căn cứ vào nguyên giá tài sản cố định, vào mức khấu hao tài sản cố định đã được duyệt để xác định mức khấu hao, đồng thời lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định cho từng đối tượng Kế toán còn có nhiệm vụ theo dõi hoạt động bán hàng ở cửa hàng đại lý.
* Kế toán tiền lương, thanh toán với người bán
Là người theo dõi tình hình thanh toán các khoản mua hàng hoá, tài sản cố định, nguyên vật liệu Theo dõi tình hình nhập - xuất- tồn nguyên vật liệu.Cuối tháng lập bảng phân bổ nguyên vật liệu cho các đối tượng sử dụng và thực hiện việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, lập bảng phân bổ tiền lương và trích nộp các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ.
* Kế toán thanh toán vốn bằng tiền
Là người thực hiện các công việc liên quan đến Ngân hàng Hàng tháng theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, theo dõi sổ số dư trên tài khoản ở Ngân hàng, đồng thời là người viết phiếu thu, phiếu chi.
Là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt và thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt và theo dõi thu nhập của cán bộ công nhân viên.
* Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Là người chịu trách nhiệm về nguyên vật liệu đầu vào , đầu ra Theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ qua phiếu xuất kho, phiếu nhập kho để tổng hợp và có kế hoạch sản xuất cho phù hợp
Bên cạnh sự hỗ trợ của các nhân viên kinh tế ở các phân xưởng, phòng
Kế toán còn nhận được sự giúp đỡ của các bộ phận khác có liên quan, vì vậy phòng kế toán luôn đảm bảo cung cấp thông tin, số liệu đầy đủ, kịp thời
BỘ MÁY TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Kế toán tổng hợp giá thành tiêu thụ sản phẩm
Kế toáng TSCĐ và các cửa hàng đại lý
Kế toán tiền lương thanh toán cho người bán
Kế toán thanh toán vốn bằng tiền, ngân hàng
Kế toán NVL , công cụ, dụng cụ
1.4 Hình thức sổ kế toán của Công ty Để phù hợp với quy mô cũng như khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời các thông tin cho các đối tượng liên quan, Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung.
Theo hình thức này Công ty sử dụng các loại sổ kế toán:
+ Bảng cân đối số phát sinh và bảng phân bổ.
Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, và theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi sổ cái Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ cái.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH SX&TM VIỆT HÙNG
Quy trình hạch toán
MÔ HÌNH VẬN ĐỘNG CHI PHÍ TRONG CÔNG TY TNHH SX&TM VIỆT HÙNG
Chi phí NC trực tiếp
CPSX dở dang Doanh thu bán hàng
Thành Phẩm Giá vốn hàng bán
Các chi phí sản xuất sản phẩm
Chi phí NVL trực tiếp Chi phí SX chung
Lợi nhuận thuần trước thuế
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp CPSX có liên quan trực tiếp đến kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới tính chính xác của thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp CPSX Vì vậy, xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp CPSX, phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức kế toán tập hợp CPSX, từ việc hạch toán ban đầu đến việc tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên tài khoản sổ chi tiết.
Sản phẩm của Công ty đa dạng về chủng loại nhưng các sản phẩm được sản xuất cùng trên một quy trình công nghệ Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ và trình độ hạch toán, đối tượng tập hợp CPSX ở Công ty được xác định là nhóm sản phẩm của cả quy trình công nghệ chứ không tập hợp theo từng tổ sản xuất.
2.2.2 Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty
Công ty cơ khí Việt Hùng sản xuất sản phẩm đa dạng nhiều mặt hàng và số lượng lớn nên công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục và phân bổ chi phí sản xuất theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng:
TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
TK 627- Chi phí sản xuất chung.
TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Tập hợp chi phí sản xuất
2.3.1 Tập hợp khoản mục chi phí NVLTT, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
2.3.1.1 Nội dung và phương pháp tập hợp chi phí NVL trực tiếp
* Nội dung chi phí NVL trực tiếp
Là một doanh nghiệp công nghiệp, Công ty TNHH SX&TM Việt Hùng luôn coi tiết kiệm NVL là nhiệm vụ trung tâm của cán bộ trong Công ty ở tất cả các khâu từ khi mua về đến khi đưa vào sản xuất Ở đây, NVL đưa vào sản xuất đều được quản lí theo định mức, do bộ phận phòng kĩ thuật lập Mỗi loại sản phẩm đều có bảng dự toán chi phí và đưa xuống các phân xưởng, các quản đốc phân xưởng sẽ thực hiện phân công, phân phối NVL đến từng đối tượng lao động theo định mức kĩ thuật đã lập sẵn Và hàng tháng các phân xưởng được quyết toán với phòng vật tư.
Chi phí NVL đưa vào sản xuất chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất mà Công ty phải bỏ ra, chiếm hơn 50% tổng chi phí sản xuất đối với mỗi sản phẩm Việc sản xuất các sản phẩm phải mất nhiều thời gian, nhiều loại chi tiết và nhiều loại vật liệu và phải qua nhiều kì hạch toán.
Với số lượng nguyên vật liệu có trên 3.000 loại khác nhau, do đó việc quản lí nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm của Công ty được tập trung ở 4 kho và thành lập mã vật tư nội bộ cho các mặt hàng của công ty:
Kho NVL chính: Tôn các loại, sắt thép, Crom
VD: Mã vật tư nội bô ký hiệu Fr Cho các mặt hàng Fe rô, LM Cho các mặt hàng kim loại màu….
Kho vật liệu phụ: Sơn, que hàn, gạch Crom, than điện cực…
VD: Mã vật tư nội bô ký hiệu LD cho vật liệu đúc,
Kho phụ tùng thay thế: Pistong, bạc đệm
Kho nhiên liệu: Ôxi, xăng, dầu
Tại các kho này các nghiệp vụ nhập - xuất được diễn ra một cách thường xuyên phục vụ cho quá trình sản xuất khi có đơn đặt hàng.
Trước hết, phòng vật tư căn cứ vào tình hình và nhu cầu sản xuất của sản phẩm lên kế hoạch mua vật liệu và cử người đi mua vật liệu về Dựa vào các hoá đơn mua vật liệu, phòng vật tư sẽ viết phiếu nhập kho (Phiếu nhập kho được viết thành 4 liên: 1 liên lưu tại phòng vật tư, 1 liên lưu tại kho, 1 liên kèm với hoá đơn để thanh toán, 1 liên lưu tại kế toán kho) Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu sản xuất thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cán bộ phòng kĩ thuật sẽ lập định mức về số lượng qui cách và phẩm chất vật tư cho các sản phẩm.
Khi có lệnh sản xuất, cần phải xuất kho nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất Phòng vật tư sẽ căn cứ vào định mức đã lập viết phiếu xuất kho cho từng bộ phận sản xuất (Phiếu xuất kho được ghi làm 4 liên: 1 liên người nhận vật tư giữ, 1 liên thủ kho giữ, 1 liên phòng vật tư giữ,1 liên lưu tại kế toán kho ).
Căn cứ vào phiếu xuất kho thủ kho ghi thẻ kho Định kì kế toán xuống kho kiểm tra việc ghi chép trên thẻ kho của thủ kho và kí xác nhận vào thẻ kho rồi mang toàn bộ phiếu nhập - phiếu xuất về phòng kế toán.
Khi các phiếu nhập - phiếu xuất được đưa về phòng kế toán, kế toán vật liệu căn cứ vào phiếu nhập - phiếu xuất phân cho từng loại sản phẩn kế toán chi tiết kho vào máy tính cho sản xuất sản phẩm cho từng đối tượng.
Kế toán NVL vào đối tượng sản phẩm theo chi tiết vật tư của phiếu xuất kho cho sản phẩm đúc phụ tùng G13 chất lượng cao tháng 3/2009 như sau
Cụ thể số liệu tháng 03năm 2009
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC
Ngày 02 tháng 03 năm 2009 Nợ TK 6211
- Họ và tên người nhận hàng: Bà Dung
- Bộ phận: Phân xưởng Đúc I
- Lý do xuất kho: Xuất kho NVL chính cho sản xuất Phụ tùng thép G13
- Xuất tại kho: Phân xưởng Đúc I
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ,
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Sắt phế liệu thu gom FR0020 Kg 28.512 8.800 250.905.600
2 Phe rô Măng gan M1 C cao FR0008 Kg 1.232 26.000 32.032.000
3 Phe rô Măng gan M1 C thấp FR0007 Kg 5.632 57.000 321.024.000
4 Phe rô ty tan FR0004 Kg 352 73.000 25.696.000
5 Phe rô Crôm C nội cao FR0009 Kg 668 34.000 22.712.000
6 Niken luyện kim NI0006 Kg 123 520.000 63.960.000
7 Nhôm hợp kim Ma nhê LM0151 Kg 49 42.000 2.058.000
8 Dây thép đen F3 TT0018 Kg 7.2 13.000 93.600
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bảy trăm mươi tám triệu bốn trăm tám mốt nghìn hai trăm đ ồng.
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC
Ngày 02 tháng03 năm 2009 Nợ TK:6211
- Họ và tên người nhận hàng: Bà Dung
- Bộ phận: Phân xưởng Đúc
- Lý do xuất kho: Xuất kho NVL phụ cho sản xuất Phụ tùng thép G13
- Xuất tại kho: Bà Hương
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, SP, hàng hóa
Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất
2 Cát tuyển VICOSIMEX LD0043 Kg 49.280 580 28.582.400
3 Đất sét Di Linh LD0044 Kg 3.872 430 1.664.960
4 Nước thuỷ tinh TD0009 Kg 8.880 2.605 23.132.400
7 Que hàn cắt 4 QH0004 Kg 70 14.500 1.015.000
10 A xít bo ríc HC0029 Kg 5.2 10.500 54.600
11 Bột riếc côn LD0042 Kg 10.5 15.000 157.500
12 Bột ma nhe zit LD0027 Kg 2.816 3.845 10.827.520
13 Hỗn hợp đầm lò DN0038 lit 352 2.455 864.160
14 Sạn đầm lò LD0028 Kg 7.251 3.582 25.973.082
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm linh hai triệu, sáu trăm năm mươi nghìn, tám trăm bốn mươi hai đồng.
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC
Ngày 02 tháng 03 năm 2009 Nợ TK:6211
- Họ và tên người nhận hàng: Bà Dung
- Bộ phận: Phân xưởng Đúc
- Lý do xuất kho: Xuất kho NVL phụ cho sản xuất Phụ tùng thép G13
- Xuất tại kho: Bà Hương
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ, SP, hàng hóa
Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất
18 Than bột cốc DN0028 kg 73.9 2.000 147.800
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười bảy triệu, chín trăm hai mươi bảy nghìn, bảy trăm đồng.
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ phiếu xuất kho vật tư kế toán chi tiết vật tư vào máy vật tư xuất dùng cho sản xuất trong tháng theo mã vật tư và tính giá vốn vật tư trong tháng, máy tính tổng hợp và lên bảng phân bổ vật liệu, sổ cái TK152, sổ cái TK621,…theo yêu cầu quản trị của công ty như sau:
BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU VÀ CCDC (TRÍCH)
Người lập biểu Kế toán trưởng
Bảng tổng hợp xuất vật tư cho sản xuất sản phẩm được dựa trên cơ sở số lượng vật tư xuất kho và đơn giá vật tư bình quân tháng
Nguyên vật liệu xuất sử dụng cho sản phẩm nào được hạch toán trực tiếp cho sản phẩm đó Từ máy tính kế toán chi tiết in sổ chi tiết có liên quan theo quy định của doanh nghiệp
Cụ thể số liệu tháng 03 năm 2009 được định khoản và được ghi vào các sổ như sau
Căn cứ vào chi phí thực tế máy tính định khoản cho SP Đúc thép G13 tấm lót như sau:
(chi tiết :sp đúc thép G13)
Từ bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ máy tính đồng thời ghi sổ sổ cái các tài khoản liên quan &sổ nhật ký chung theo trình tự phát sinh các nghiệp vụ ở công ty.
SỔ NHẬT KÝ CHUNG ( TRÍCH )
Diễn giải Đã ghi Sổ Cá i
3 Chi phí NVL cho GKG NTĐ Hải phòng
3 Chi phí NVL phụ cho SP thép G13 621
3 Chi phí nhiên liệu cho SP thép G13
3 Bà Nguyệt nộp tiền gửi vào ngân hàng
3 Ông Nhã thanh toán tiền mua ferô.
3 Kết chuyển chi phí NVLTT
Ngày 31tháng 03 năm 2009Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
SỔ CHI TIẾT Tài khoản 621 Sản phẩm: Đúc phụ tùng G13 Tháng 03 năm 2009
CT Diễn giải TKĐƯ Số tiền
1152 31/03 Chi phí NVLC cho SP thép G13 1521 718.481.200
1622 31/03 Chi phí NVL phụ cho SP thép G13 1523 102.650.842
1800 31/03 Chi phí nhiên liệu cho SPthép G13 1524 17.927.700
Sổ chi tiết TK 621 được ghi vào cuối tháng, tổng số chi phí ghi trong sổ chi tiết bên Nợ TK 621 sẽ được kế toán kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm như sau:
(Chi tiết: Đúc SP thép G13 Tấm lót).
(Chi tiết: Đúc SP thép G13 Tấm lót ).
Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đối với các loại sản phẩm khác cũng được tiến hành tương tự như vậy.
2.3.1.2 Nội dung và phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Ở Công ty TNHH SX&TM Việt Hùng, chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Khoản tiền đó bao gồm: Tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phụ cấp (Nếu có).
Bộ phận chi phí nhân công trực tiếp này chiếm khoảng 10% - 12% chi phí sản xuất sản phẩm trong giá thành sản phẩm Do đó, việc hạch toán đúng, đủ chi phí này có quyết định rất lớn đến việc tính toán hợp lí, chính xác giá thành sản phẩm Sử dụng hợp lí lao động là tiết kiệm chi phí lao động sống, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp.
Tiền lương là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Như vậy, tiền lương là số tiền thù lao lao động phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản này doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất Như vậy, các khoản tiền lương cùng với các khoản trích theo lương hợp lại thành chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm của Công ty Việc tính toán chi phí về lao động sống phải trên cơ sở quản lí và theo dõi quá trình huy động sử dụng lao động trong quá trình sản xuất Ngược lại, việc tính đúng, tính đủ thù lao lao động, một mặt sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động, thúc đẩy việc sử dụng lao động hợp lí và có hiệu quả. Đó cũng chính là biện pháp tích cực góp phần giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà Công ty TNHH SX&TM Việt Hùng đặt ra cho công tác hạch toán chi phí nhân công ở Công ty mình.
Bảng định mức nhân công cho hàng Thép đúc công ty ban hành cho SP
STT Nội dung diễn giải ĐVT Đơn giá
I Bi đạn kg 490 Đúc kg 360
2 Hàng thép chịu nhiệt+ Răng cầu kg 1.320
3 Sản phẩm đúc phụ tùng13 ( Tấm lót) kg 1.801
4 Hàng phục vụ công ty thép thường kg 1.263
5 Thép hợp kim + thép Mn 13# kg 968
Dựa vào bảng thanh toán lương, bảng phân tích công kế toán lương lập bảng phân bổ
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG ( Trích)
Trong tháng 03/2009 số tiền lương thực tế phải trả cho Sản phẩm đúc phụ tùng13 ( Tấm lót) được ghi:
(Chi tiết: đúc phụ tùng13 ( Tấm lót)
Và các khoản trích theo lương cũng được kế toán ghi vào sổ cái &Nhật kí chung.
Phương pháp tính giá thành
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY VIỆT HÙNG
Nhận xét về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và tổng giá thành sản phẩm tại Công ty
Trải qua hơn 14 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH SX&TM Việt Hùng đã khẳng định được chỗ đứng của mình bằng các sản phẩm sản xuất được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước và các nước khác Đầu năm 2005, Công ty cơ khí Việt Hùng đã chính thức hoàn thành nhà máy Nhôm đi vào hoạt động với hệ thống sản phẩm giàn không gian.
Công ty TNHH SX&TM Việt Hùng luôn chấp hành mọi quy chế, chính sách của Nhà nước, tuân thủ pháp luật hoạt động sản xuất kinh doanh lấy thu bù chi đảm bảo có lãi Từ vốn nhỏ ban đầu, đến nay số vốn đó đã lên hàng trăm tỷ đồng Với đội ngũ kế toán làm việc độc lập, tự tin và có tinh thần trách nhiệm cao sẽ là một nguồn nhân lực vững mạnh, chủ chốt cho Công ty về vấn đề tài chính để Công ty tồn tại và phát triển.
Công ty hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên vì với số lượng nguyên vật liệu lớn, có nhiều loại khác nhau đòi hỏi phải kiểm tra thường xuyên tình hình nhập, xuất, tồn để từ đó Công ty có kế hoạch sản xuất kế hoạch nhập kho nguyên vật liệu Với cách làm này khi Công ty xuất nhập nguyên vật liệu cho sản xuất, công việc nhập xuất được diễn ra nhanh chóng, cán bộ kiểm kê theo dõi chi tiết chính xác Tránh tình trạng thiếu thừa Phương pháp này tốt hơn phương pháp kiểm kê định kỳ vì để cuối tháng mới tập hợp kiểm kê thì mất nhiều thời gian khi đó lại phải phân loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật theo một trình tự thống nhất Từ phiếu xuất kho đến bảng tổng hợp đến bảng phân bổ đến sổ nhật ký chung đến sổ cái Khi đó các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất sẽ được kế toán tập hợp đầy đủ, không bỏ xót Chi phí sản xuất chung không thể tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm mà phải tập hợp gián tiếp thông qua tiêu thức phân bổ. Đối với một số chi phí sản xuất chung như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiêu thụ có thể tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm nên chi phí khấu hao tài sản cố định được sử dụng cho từng phân xưởng, mỗi phân xưởng sản xuất một loại sản phẩm tương ứng và có công tơ riêng.
Tuy nhiên để thống nhất chi phí sản xuất chung tập hợp gián tiếp qua tiêu thức phân bổ, kế toán Công ty đã tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung lại, rồi phân bổ theo tiêu thức đã chọn cho từng sản phẩm. Ở Công ty TNHH SX&TM Việt Hùng, chi phí sản xuất chung có thể phân bổ theo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu Nếu phân bổ theo doanh thu bán hàng có thể dẫn tới sự chậm trễ trong khi tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành do đó Công ty đã chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung của Công ty theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là hợp lý và chính xác hơn.
Sau khi tập hợp chi phí sản xuất để tính tổng kế toán phải xác định được số lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang Xác định được sản phẩm dở dang đúng chính xác, hợp lý giúp kế toán xác định được đúng và hợp lý nhất giá thành sản phẩm Với sản phẩm bi đạn, trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là hợp lý vì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, lại được bỏ ra ngay từ xuất không có gì khó
Với đội ngũ công nhân lớn được đào tạo lành nghề, đội ngũ cán bộ công nhân viên đông có trình độ chuyên môn cao với phong cách làm việc tự chủ và độc lập, tháo vát đã giúp cho công ty ngày càng phát triển về uy tín, chất lượng.Công ty ngày càng hoàn thiện hệ thống máy móc tự động, công nghệ hiện đại để đẩy nhanh tốc độ làm việc tạo ra nhiều sản phẩm và giảm bớt sự nặng nhọc cho người lao động Bên cạnh những ưu điểm nhìn thấy, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành sản phẩm vẫn còn một số hạn chế, chưa hợp lý.
Một số hạn chế của Công ty
3.2.1 Công ty đã tập hợp chi phí cho từng loại sản phẩm như bi, đạn, nghiền, tấm lót, thanh ghi nhưng việc tính giá thành chưa theo hợp đồng, đơn đặt hàng, do đó chưa xác định được thực lỗ, lãi cho mỗi mặt hàng tiêu thụ vì vậy đối với những lượng hàng lớn Công ty cần có những phương pháp xác định chi phí nhanh chóng, đáp ứng kịp thời cho việc quản lý và ký kết hợp đồng mới cho những khách hàng mới với những sản phẩm cùng loại.
3.2.2 Việc mua vật tư đầu vào chưa được chào giá hoặc đấu thầu nhất là những vật tư mua với khối lượng lớn, chính vì vậy hạn chế cho việc cạnh tranh giá vật tư đầu vào.
3.2.3 Chi phí sản xuất Công ty phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nó rất phù hợp với sản phẩm thường xuyên sản xuất và có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chiếm trong giá thành ổn định, với công ty thì mới có một số sản phẩm giàn không gian, tỷ trọng nguyên vật liệu lớn hơn sản phẩm khác do vậy việc phân bổ chi phí chung như vậy còn hạn chế, ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành, Công ty cần phân theo các nhóm có chi phí nguyên vật liệu cùng loại để phân bổ chi phí sản xuất chung. lợi nhuận Một số biện pháp quan trọng để nâng cao lợi nhuận đó là tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm.
Qua một thời gian nghiên cứu và thực tập tại Công ty TNHH SX&TM ViệtHùng dựa vào thực trạng của Công ty và kiến thức đã học, em mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại.
Những biện pháp thực hiện nhằm khắc phục hạn chế
3.3.1 Thứ nhất: Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu tiêu hao trong sản xuất
Nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng chủ yếu trong sản xuất là: Fero, thép Muốn tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao Công ty nên khuyến khích công nhân chấp hành nghiêm chỉnh các định mức tiêu hao mà Công ty đề ra, giảm hao phí đến mức thấp nhất trong quá trình thu, mua, vận chuyển, không để xảy ra tình trạng vật tư bị hao hụt, hư hỏng.
Công ty nên cải tiến kỹ thuật , đầu tư máy móc sản xuất hiện đại để sản phẩm đạt chất lượng cao, tránh hao phí trong quá trình sản xuất Ngoài ra nên tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập vào với giá rẻ hơn, tận dụng phế phẩm và công cụ dụng cụ để tiết kiệm chi phí
3.3.2 Thứ hai: Hạ thấp chi phí bán hàng
Do công ty ngày càng mở rộng thị trường, sản phẩm có uy tín chất lượng nên được nhiều khách hàng biết đến, doanh thu bán hàng tăng lên nên chi phí bán hàng tăng Chi phí bán hàng tăng do Công ty chưa có cửa hàng, các bến bãi nhiều để thuận lợi cho quá trình bán hàng, quá trình vận chuyển Đây là một khoản tiết kiệm đáng kể về chi phí.
Tại công ty TNHH SX&TM Việt Hùng các khoản chi phí khác khá lớn và có xu hướng tăng lên, đây là yếu tố chi phí mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh và kiểm soát được bằng cách cắt giảm chi phí hội nghị, quà cáp không cần thiết để lấy tiền dành vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh, các khoản chi phí này phát sinh không thường xuyên, khó kiểm tra kiểm soát nên dễ bị lạm dụng Vì vậy Công ty cần xác định mức chi tiêu các khoản chi phí và có chứng từ hợp lý, hợp lệ.
3.3.4 Thứ tư: Nâng cao năng suất lao động
Công ty không ngừng cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, bên cạnh đó Công ty tăng cường công tác giáo dục, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, nghiêm chỉnh chấp hành kỹ thuật lao động, làm tốt công tác bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện lao động, bồi dưỡng trình độ cho công nhân, có chế độ tiền lương, tiền thưởng phù hợp Phát huy phong trào tiết kiệm trong Công ty.
3.3.5 Thứ năm: Nghiên cứu thị trường
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, Công ty không những giữ vững thị trường mà còn phải tìm kiếm thị trường tiềm năng Công ty cố gắng nhập nguyên vật liệu đầu vào trực tiếp, tránh tình trạng qua trung gian khi đó giảm được chi phí không cần thiết Ngoài ra Công ty nên đấu thầu, cạnh tranh công khai khi mua nguyên vật liệu và trang thiết bị kỹ thuật để mua với giá phải chăng.
Về thị trường đầu ra không kém phần quan trọng, Công ty nên tăng cường đội ngũ cán bộ thị trường, tiến hành nghiên cứu thị trường về nhu cầu người tiêu dùng để từ đó đưa ra chiến lược cạnh tranh về sản phẩm, về chất lượng, về mẫu
Thiệt hại sản xuất bao gồm thiệt hại do sản xuất và do ngừng sản xuất, những khoản chi phí đó nếu phát sinh sẽ dẫn đến lãng phí nhân lực, vật lực Để giảm bớt tổn thất cần thường xuyên giáo dục về tinh thần trách nhiệm, về lao động an toàn, tránh cao tình trạng tai nạn lao động xảy ra gây thiệt hại về nhân lực và tài sản.
Tóm lại, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng đối với công ty sản xuất, nhất là Công ty TNHH SX&TM Việt Hùng, một công ty sản xuất nhiều mặt hàng với lượng lớn, vì vậy để đạt lợi nhuận cao công ty phải giảm chi phí sản xuất và hạ thấp tổng giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận cho công ty nói riêng và cho Ngân sách nhà nước nói chung. Công ty đã và đang hoàn thiện về mọi mặt để ngày càng phát triển.