1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuc trang va giai phap hoan thien cong tac ke 76494

99 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 162,89 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (3)
    • 1.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (3)
      • 1.1.1. Khái niệm và cách phân loại chi phí sản xuất (3)
      • 1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm (4)
      • 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (5)
    • 1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (5)
      • 1.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất (5)
      • 1.2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất (6)
      • 1.2.3. Tài khoản kế toán sử dụng (7)
    • 1.3. Tính giá thành sản phẩm (13)
      • 1.3.1. Đối tượng tính giá thành (13)
      • 1.3.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (13)
      • 1.3.3. Các phương pháp tính giá thành (15)
    • 1.4. Các loại sổ kế toán (17)
      • 1.4.1. Sổ kế toán tổng hợp (17)
      • 1.4.2. Sổ kế toán chi tiết (18)
    • 1.5. Hình thức kế toán áp dụng (18)
      • 1.5.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung (18)
      • 1.5.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (19)
      • 1.5.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (20)
      • 1.5.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ (22)
      • 1.5.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính (23)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ BẠT NHỰA TÚ PHƯƠNG (24)
    • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (24)
    • 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý công ty (27)
    • 2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất (30)
    • 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty (31)
    • 2.2. ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ BẠT NHỰA TÚ PHƯƠNG (33)
      • 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất (33)
      • 2.2.2. Quy trình tính giá thành sản phẩm (34)
    • 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ BẠT NHIỰA TÚ PHƯƠNG (36)
      • 2.3.1. Tại phân xưởng nhựa (36)
      • 2.3.2. Phân xưởng dệt may (56)
      • 2.3.3. Phân xưởng Tráng - Trải (64)
      • 2.3.4. Phân xưởng Gấp – Thành phẩm (65)
    • 2.4. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT (65)
    • 2.5. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (0)
    • 2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ BẠT NHỰA TÚ PHƯƠNG (79)
      • 2.6.1. Những ưu điểm cơ bản (80)
      • 2.6.2. Những hạn chế cần khắc phục (83)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHI SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ BẠT NHỰA TÚ PHƯƠNG (86)
    • 3.1. Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (86)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương (88)
      • 3.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (88)
      • 3.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất chung (89)
      • 3.2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh (90)
      • 3.2.4. Bổ sung báo cáo LCTT vào hệ thống BCTC của công ty (93)
  • KẾT LUẬN (95)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1.1.1 Khái niệm và cách phân loại chi phí sản xuất a Khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cùng các chi phí để sản xuất chế tạo sản phẩm, công việc lao vụ mà DN đã chi ra biểu hiện bằng tiền cho quá trình sản xuất trong một kỳ nhất định

Chỉ có những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất mới được tính vào CPSX CPSX phát sinh thường xuyên trong quá trình hoạt động của DN.Việc xác định đúng khái niệm CPSX sẽ giúp cho DN có cơ sở để tính đúng, tính đủ các loại chi phí và phân bổ nó đúng đối tượng và tính đúng giá thành sản phẩm. b Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu.

* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế.

- CPNVL : Gồm toàn bộ chi phí về các loại NVL chính, NVL phụ, phụ tùng thay thế, nhiên liệu, thiết bị mà DN đã sử dụng vào hoạt động sản xuất trong kỳ

- CPNC : Là toàn bộ số tiền công phải trả, cùng với BHXH, KPCĐ, BHYT của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong DN.

- CP khấu hao tài sản cố định : Là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định cho hoạt động sản xuất của DN.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài : Là toàn bộ số tiền mà DN chi trả về các dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, điện thoại phục vụ cho hoạt động sản xuất của DN.

- CP khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền khác.

* Phân loại CPSX theo khoản mục (công dụng và địa điểm phát sinh).

CP NVL trực tiếp : Bao gồm chi phí về NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho SXSP( không tính những CPNVL sử dụng cho hoạt động ngoài sản xuất).

CPNC trực tiếp : Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất( không tính tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý DN hay các nhân viên khác.

CPSX chung : Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí dụng cụ sản xuất chung, chi phí cho vật liệu sản xuất chung, chi phí dịch vụ mua ngoài, CPKHTSCĐ, chi phí bằng tiền khác.

* Phân loại chi phí theo quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất.

Biến phí : ( chi phí khả biến – chi phí biến đổi) là chi phí thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động theo tỷ lệ thuận. Định phí : (chi phí bất biến – chi phí cố định) là chi phí không thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động.

Chi phí hỗn hợp: Là chi phí bao gồm cả hai yếu tố biến phí và định phí 1.1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm a Khái niệm giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm cấu thành trong những sản phẩm đã hoàn thành Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm sản xuất được khối lượng

SP nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và giá thành thấp nhất Giá thành sản phẩm là căn cứ để xác định giá bán và hiệu quả kinh tế của hoạt động SX b Phân loại giá thành sản phẩm

* Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành

Giá thành kế hoạch : Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.

Giá thành định mức : Là giá thành sản phẩm được tính dựa trên các định mức chi phí hiện hành và tính cho đơn vị sản phẩm.

Giá thành thực tế : Là giá thành sản phẩm được tính dựa trên chi phí sản xuất thực tế phát sinh và sản lượng sản xuất trong kỳ sản xuất kinh doanh.

* Phân loại theo phạm vi tính toán :

Giá thành sản xuất : Bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm (CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CPSX chung) tính cho sản phẩm, công việc hoàn thành

Giá thành toàn bộ : Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN tính cho sản phẩm tiêu thụ.

1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,giữa chúng có sự tương đồng bởi chúng là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà DN đã chi ra trong quá trình sản xuất Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau thể hiện : CPSX xác định trong một kỳ nhất định không tính đến số chi phí đó có liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành hay chưa Ngược lại giá thành sản phẩm lại bao gồm CPSX có liên quan đếnKLSP đã hoàn thành trong kỳ không tính đến nó được chi ra từ kỳ nào.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.2.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là các CPSX phát sinh cần được tập hợp để kiểm tra phân tích, và tính giá thành sản phẩm Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất và trình độ quản lý của mỗi DN mà đối tượng tập hợp CP có thể là :Toàn bộ quy trình công nghệ, từng giai đoạn công nghệ, từng chi tiết, từng mặt hàng

Việc xác định đúng đối tượng chi phí sản xuất sẽ tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý chi phí có hiệu quả và tính giá thành nhanh, đầy đủ và chính xác.

1.2.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sau:

- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Được sử dụng để tập hợp các loại CP có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp CP đã xác định.

- Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí Việc phân bổ chi phí cho từng đối tư ợng được tiến hành theo hai bước: Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức :

Trong đó : H : Hệ số phân bổ chi phí

C : Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng

T : Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ cho các đối tượng cần phân bổ chi phí

Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể:

Trong đó : Ci : Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i

Ti : Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i.

1.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng

- Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

- Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ số chi phí tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

- Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng, tổ sản xuất; cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

- Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất dở dang”: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm Đối với các DN áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì tài khoản 154 chỉ dùng để phản ánh CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ.

- Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”: Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

- Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK 152 “NVL”; TK

214 “Hao mòn TSCĐ”; TK 155 “Thành phẩm”; TK 632 “Giá vốn hàng bán”

* Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất

 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

CPNVL trực tiếp thường chiếm tỷ lệ lớn trong quá trình sản xuất sản phẩm, bao gồm giá trị NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu được dùng trực tiếp cho quá trình tạo ra sản phẩm.

Sau khi xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kế toán tiến hành xác định CPNVL trực tiếp trong kỳ cho từng đối tượng tập hợp chi phí, theo từng TK sử dụng, lập bảng phân bổ CPNVL căn cứ hạch toán tổng hợp CPNVL trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu được tính như sau :

CPNVL Trị giá NVL Trị giá Trị giá NVL Trị giá trực tiếp = xuất dùng + NVL còn - còn lại - phế liệu trong kỳ trong kỳ lại đầu kỳ cuối kỳ thu hồi

Kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về NVL trực tiếp vào

TK 621 “CPNVL trực tiếp ” TK 621 có kết cấu như sau :

+ Bên Nợ: Giá trị NVL trực tiếp xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, công việc, lao vụ trong kỳ.

+ Bên Có: Giá trị NVL sử dụng không hết nhập lại kho, giá trị phế liệu thu hồi, kết chuyển hoặc phân bổ để tính giá thành sản phẩm.

TK 621 không có số dư cuối kỳ

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

CPNC trực tiếp : bao gồm tất cả các khoản CP liên quan đến người lao động trực tiếp SX không phân biệt là thanh toán cho người lao động hay chưa.

Kế toán CPNC trực tiếp sử dụng TK 622 “ CPNC trực tiếp ” TK 622 có kết cấu như sau :

+ Bên nợ : Tập hợp CPNC trực tiếp SXSP, thực hiện lao vụ, dịch vụ.

+ Bên có : Kết chuyển CPNC trực tiếp vào tài khoản tính giá thành.

TK 622 không có số dư cuối kỳ

Xuất kho NVL dùng trực tiếp cho sản xuất

Mua NVL sử dụng ngay cho sản xuất không qua kho

NVL dùng không hết nhập kho

Phế liệu thu hồi K/c CPNVL trực tiếp cho

Tiền lương & phụ cấp lương phải trả cho CN trực tiếp

Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định

Trích trước lương nghỉ phép của CN sản xuất

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí

Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

 Kế toán chi phí sản xuất chung.

CPSXC là những chi phí phục vụ và quản lý ở PXSX, bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, CPNVL và dụng cụ sản xuất, CPKH TSCĐ dùng ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài và chi phí bằng tiền khác dùng ở phân xưởng Cuối mỗi tháng kế toán tiến hành phân bổ và kết chuyển vào đối tượng hạch toán chi phí.

TK 627 có kết cấu như sau :

+ Bên nợ : Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.

+ Bên có : K/ c (phân bổ) CPSXC vào CP sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ TK 627 không có số dư cuối kỳ.

Chi phí NV phân xưởng

Chi phí vật liệu, dụng cụ

Chi phí theo dự toán

Các khoản ghi giảm chi phí SXC

Chi phí khâu hao TSCĐ

Các chi phí SXC khác

TK 133 Thuế GTGT đấu vào

TK 154 Phân bổ (hoặc k/c) CPSXC cho các đối tượng

K/c CPSX chung không được Phân bổ vào giá thành sản phẩm

Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung

 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Tính giá thành sản phẩm

1.3.1 Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc, lao vụ mà DN SX kinh doanh trong kỳ Xác định đúng đối tượng tính giá thành sẽ giúp cho việc lựa chọn phương pháp và tính giá được chính xác và thuận tiện hơn Tuỳ theo đặc điểm, tính chất và mục đích cụ thể của quá trình SX mà đối tượng tính giá thành có thể là: một loại sản phẩm, một tập hợp sản phẩm, nửa thành phẩm.

Kỳ tính giá thành là kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành tính giá cho các đối tượng cần tính giá Kỳ tính giá thành sản phẩm phải được xác định hợp lý, khoa học, đảm bảo tính kịp thời, trung thực Tuỳ theo chu kỳ sản xuất, đặc điểm sản xuất, tính chất sản phẩm mà định kỳ tính giá thành (theo tháng hoặc theo chu kỳ).

1.3.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ a Phương pháp tính CPSX dở dang theo CPNVLTT

Sản phẩm dở dang chỉ tính phần CPNVL chính, các chi phí khác được

Kết chuyển CPSX dở dang đầu kỳ

Kết chuyển CP nhân công trực tiếp K/c CPSX chung

Kết chuyển CPSX dở dang cuối kỳ

CPSX dở dang ĐK + CP NVL chính thực tế sử dụng trong kỳ

SLSP hoàn thành trong kỳ + SLSP dở dang CK x

SL SP dở dang cuối kỳ

CPSP dở dang CK CPSX PS trong kỳ

SL SP hoàn thành trong kú

CK quy đổi thành SP hoàn thành x

SLSP dở dang CK quy đổi thành SP hoàn thành =

SL SPDD cuối kỳ x Tỷ lệ hoàn thành được xác định tính hết cho sản phẩm hoàn thành NVL chính được xuất dùng toàn bộ ngay từ đầu quá trình sản xuất và mức tiêu hao về NVL chính tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau. Đánh giá SP làm dở theo CPNVL chính thực tế sử dụng phù hợp với những doanh nghiệp mà CPNVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, ( thường là > 70%) b Phương pháp tính CP dở dang theo KL công việc hoàn thành tương đương

Phương pháp này áp dụng cho những DN có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí, quy trình công nghệ phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí không thống nhất với đối tượng tính giá thành, yêu cầu thông tin hạch toán cao Theo phương pháp này kế toán phải quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành bằng một hệ số quy đổi Phương pháp này được xác định như sau:

CPSX tính cho SPDD cuối kì

SL SPDD cuối kỳ quy đổi thành

= Tổng số giờ sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ c Phương pháp tính CPSX dở dang theo CP định mức hoặc CP kế hoạch.

Theo phương pháp này CPSX dở dang được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của những công đoạn đã được thể hiện và tỷ lệ hoàn thành. Nếu sản phẩm được chế tạo không phải qua các định mức tiêu hao được thiết lập riêng thì chi phí sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm hoàn thành( hoặc giá thành kế hoạch).

1.3.3 Các phương pháp tính giá thành a Phương pháp tính giá thành giản đơn

Tổng giá CPSX CPSX Các khoản CPSX thành thực = phát sinh + Dở dang - giảm chi - dở dang tế trong kỳ Đầu kỳ phí cuối kỳ

Phương pháp này thường áp dụng cho những DN có quy mô SX giản đơn, b Phương pháp hệ số

Phương pháp này áp dụng khi DNSX ra nhiều loại sản phẩm và các sản phẩm này có thể quy đổi thành sản phẩm chuẩn thông qua hệ số quy đổi. Theo phương pháp này giá thành có thể được tính theo các bước sau :

+ Bước 1 : Xác định tổng sản lượng SP quy ước theo công thức sau: n

Trong đó n : Số loại sản phẩm qi : Số lượng sản phẩm loại i hi : Hệ số sản phẩm loại i Q : Tổng sản lượng SP quy ước

+ Bước 2 : Xác định giá thành của một đơn vị sản phẩm bằng cách lấy

 qi * hi tổng chi phí chia cho tổng số sản lượng sản phẩm quy ước.

+ Bước 3 : Xác định giá thành từng đơn vị sản phẩm bằng cách lấy hệ số từng loại sản phẩm nhân với giá thành một đơn vị sản phẩm quy ước.

+ Bước 4: Tính tổng giá thành từng loại sản phẩm bằng cách lấy sản lượng từng loại nhân với giá thành từng đơn vị sản phẩm. c Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm nhưng giữa chúng không có hệ số quy đổi, nên phải xác định :

Tỷ lệ = Tổng Z thực tế của các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Tổng Z kế hoạch (hoặc định mức) của các loại sản phẩm Tổng giá thành Tổng giá thành kế hoạch thực tế của từng = (hoặc định mức) của x Tỷ lệ loại sản phẩm từng loại sản phẩm d.Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Theo phương pháp này tổng giá thành sản phẩm chính được tính :

Tổng giá thành Giá trị SP Tổng CPSX Giá trị SP Giá trị SP

SP chính = chính dở + phát sinh - phụ thu hồi - chính thu hồi trong kỳ dang ĐK trong kỳ trong kỳ trong kỳ

Phương pháp này áp dụng cho các DN trong một quá trình sản xuất, bên cạnh sản phẩm chính còn thu đựơc sản phẩm phụ. e.Phương pháp đơn đặt hàng

Phương pháp đơn đặt hàng áp dụng cho các DN sản xuất đơn chiếc hay nhỏ theo đơn đặt hàng Giá thành được tính riêng cho từng đơn đặt hàng nên kế toán chi phí phải được chi tiết cho từng đơn đặt hàng Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ CP phát sinh kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng. f.Phương pháp phân bước

Trong trường hợp bán thành phẩm sản xuất ra chỉ để sử dụng cho quá trình sản xuất tiếp theo thì không cần phải tính đến giá thành của chúng mà mục tiêu của tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất.

Công thức tính như sau :

Giá thành CPSX PX1 CPSX PX2 CPSX PXn sản phẩm = phân bổ cho + phân bổ cho + … + phân bổ cho hoàn thành SP hoàn thành SP hoàn thành SP hoàn thành g.Phương pháp định mức

Phương pháp này được áp dụng khi DN đã xây dựng được các định mức về CPNVL, CPNC cũng như có dự toán về chi phí phục vụ và chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm sản xuất ra Công thức tính như sau :

Chênh lệch do thay đổi ĐM +

Chênh lệch do thực hiện ĐM

Các loại sổ kế toán

Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái.

Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

1.4.1 Sổ kế toán tổng hợp : a Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp.

Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;

Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. b Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;

Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên

1.4.2 Sổ kế toán chi tiết

Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái.

Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.

Hình thức kế toán áp dụng

1.5.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Bảng cân đối số phát sinh

Bảng tổng hợp chi tiết

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

1.5.2 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ Nhật ký đặc biệt

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI

Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

1.5.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Sổ, thẻ kế toán chi tiÕt

Sổ, thẻ kế toán chi tiết tổng hợp Bảng chi tiết

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Sổ, thẻ kế toán chi tiÕt

Sổ, thẻ kế toán chi tiết tổng hợp Bảng chi tiết

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối số phát sinh

Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

1.5.4 Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ

- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ

- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản)

- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép

- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính.

Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ

Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

1.5.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định

Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính:

Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

Bảng tổng hợp chi tiết

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ BẠT NHỰA TÚ PHƯƠNG

Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần hóa chất nhựa (trụ sở công ty được đóng tại : Số 7 – Vọng Đức – Hoàn Kiếm – Hà Nội) Công ty được UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 42 / CP – UB ngày 26/4/02 Đến tháng

TOÁN CÙNG LOẠI - Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị

8/200202 đã hoàn thành việc xây dựng và lắp đặt, bắt đầu thời gian chạy thử và bảo hành hoạt động của máy với một dây chuyền sản xuất vải Tarpaulin, vải bao,… đạt công suất trên 300 tấn/tháng Sau một năm hoạt động với nhiều sản phẩm chất lượng cao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng Tháng 9-2003, nhà máy đầu tư lắp thêm một dây chuyền mới nâng tổng công suất trên 600 tấn/ tháng Trong quá trình phát triển của mình, nhà máy luôn xác định rõ mục tiêu, chính sách chất lượng , coi chất lượng sản phẩm là điều quan trọng nhất, đáp ứng và thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng

Công ty nhập toàn bộ thiết bị máy móc của hãng STARLINGER – AUSTRIA theo công nghệ mới nhất từ Châu Âu

Hoạt động với phương châm “ Cung cấp sản phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đa dạng của người tiêu dùng; Hoàn thiện đến tận cùng các dịch vụ sau bán hàng, Sự hài lòng của khách hàng là thành công cuả chúng tôi” Nhà máy luôn đảm bảo khả năng cung cấp các loại sản phẩm như vải bạt Tarpaulin, vải địa kỹ thuật, vải bao container với chất lượng cao nhất nhằm đáp ứng ổn định các yêu cầu đa dạng của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 bao gồm việc phân tích dữ liệu, cải tiến liên tục đồng thời kiểm soát khắc phục phòng ngừa sự không phù hợp Bạt nhựa PE-TARPAULIN thường được sử dụng làm lót ao, đầm nuôi tôm, che phủ công trình xây dựng, che phủ xe tải, tàu thuyền, kho bãi, lều trại, che phủ nhà kính dùng trong nông nghiệp, chống côn trùng Không chỉ có ưu điểm là dộ bền cao, tuổi thọ sử dụng lâu, chịu đựng mọi thời tiết, đáp ứng mọi nhu cầu về độ dày, kích thước và màu sắc, chống xuyên thấu tốt đối với nước, và còn thi công lắp đặt nhanh, giá thành thấp.

Với đội ngũ các cán bộ quản lý nhiều năm kinh nghiệm sản xuất bao bì, bạt nhựa, các kỹ sư trẻ, năng động, sản phẩm của nhà máy luôn đạt chất lượng cao với sự kiểm soát tốt nhất về chất lượng từ đầu vào nguyên liệu đến đầu ra cuối cùng của sản phẩm và các dịch vụ sau bán hàng, đáp ứng được mọi nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Trong tương lai, nhà máy đang từng bước mở rộng sản xuất và tăng sản lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng

Cụ thể là trong năm 2005, Nhà máy đã thực hiện đầu tư mở rộng thêm một dây chuyền nữa để nâng tổng công suất lên 1000 tấn/ tháng Đặc biệt hơn nữa, Nhà máy đã chính thức được công nhận việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào quy trình sản xuất và kinh doanh kể từ năm 2005.

Một số thông tin về công ty :

Tên công ty : Công ty sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương Địa chỉ : Nhà máy số 1: Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội

Nhà máy số 2 : Dương Xá - Gia Lâm – Hà Nội

Hình thức sở hữu : Doanh nghiệp tư nhân

Tổng diện tích : 30.000m2 Điện thoại : 84-4-6787245 Fax : 84-4-6783936

Website : www.tuphuongtarpaulin.com.vn

Hiện nay công ty tăng cường sản xuất các loại mặt hàng bao bì cao cấp và màng phức hợp Các bạn hàng chủ yếu của công ty là các khách hàng trong nước, khu vực ASEAN và thị trường EU. Đến nay với tổng số vốn kinh doanh là 34.034.690.000đ ( trong đó vốn lưu động là 16.435.897.000đ, vốn cố định là 17.598.793.000đ), Công ty sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương đã đứng vững và phát triển trên thị trường với nhiều thành quả tốt đẹp Trong quá trình phát triển, công ty luôn áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho sản xuất, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ lao động, luôn tập trung đầu tư cho sản xuất theo hình thức tái sản xuất.

Trong vài năm gần đây, công ty đã có sự phát triển vượt bậc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dần dần nâng cao lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống của người lao động. Để có thể thấy rõ được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, sau đây chúng ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu mà công ty đạt được trong vài năm gần đây: Đơn vị tính : 1000đ Chỉ tiêu

Nộp ngân sách nhà nước 107.092 204.236 97.144 90.71

Thu nhập bình quân người lao động/ tháng

Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Trong mỗi doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hết sức quan trọng, nó là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình sản xuất kinh doanh, bởi vì các quyết định quản lý có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh Do đó nếu doanh nghiệp tổ chức tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, và ngược lại Trước tình hình và đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, công ty sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương đã có tổ chức bộ máy quản lý như sau:

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Giám đốc : Chịu trách nhiệm trực tiếp với cấp trên về tình hình công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban về việc thực hiện các kế hoạch và chiến lược mà công ty đề ra.

Phó giám đốc : Ngoài việc điều hành các công việc chuyên môn còn cùng giám đốc điều hành công việc chung của công ty Phó giám đốc phụ trách điều hành sản xuất và vấn đề nội chính, Phó giám đốc kinh doanh phụ trách về kinh tế và tình hình đầu tư phát triển công nghệ.

Phòng tổ chức hành chính: Quản lý về mặt nhân sự, giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Phó giám đốc kỹ thuật Phó GĐ kinh doanh

Phòng kế toán tài vụ

Phân xưởng nhựa Phân xưởng dệt may bao bì cao cấp Phân xưởng Phân xưởng gấp TP

Phòng kế hoạch kinh doanh : chịu trách nhiệm lập các kế hoạch tài chính, lập các dự án phân phối vốn, đồng thời có nhiệm vụ theo dõi thông tin về chất lượng sản phẩm, thông số kỹ thuật của từng loại, những biến động về, giá cả, cách thức giao nhận hàng, hình thức thanh toán Ngoài ra phòng có nhiệm vụ theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phòng kế toán-tài vụ: có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra tình hình tài chính của công ty, tiếp nhận các báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của các phân xưởng, phòng ban, từ đó lập các báo cáo tổng hợp về tình hình vốn, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ thẩm định các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh.

Phòng Maketing: có nhiệm vụ khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu của thị trường trong từng giai đoạn để có thể dự báo đúng đắn, sát thực về tình hình thị trường nhằm lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường, lập ra chiến lược kinh doanh của công ty.

Phòng tổ chức tiền lương : có nhiệm vụ thanh tra, bảo vệ, xét thi đua khen thưởng, kỷ luật, chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên. Ngoài ra phòng còn phụ trách lao động tiền lương.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp như vậy là rất hợp lý trong tình hình sản xuất hiện nay của công ty Các phòng ban được bố trí tương đối gọn nhẹ, không chồng chéo và có quan hệ mật thiết với nhau về mặt nghiệp vụ Do đó, công ty có thể dễ dàng kiểm tra việc thực hiện mệnh lệnh của giám đốc và giúp cho giám đốc có những chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời trong hoạt động của công ty Tuy vậy, cơ cấu tổ chức của công ty vẫn có điểm yếu là việc kiểm tra thông tin về tình hình sản xuất của công ty tại các phân xưởng không thể thực hiện một cách thường xuyên, gây khó khăn cho giám đốc trong việc bổ sung kế hoạch cho công tác sản xuất kinh doanh của công ty một cách kịp thời. Đóng gói, gấp thành phẩm

Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

Hiện nay công ty đang SX kinh doanh các mặt hàng chủ yếu sau:

 Bao bì cao cấp màng phức hợp

 Bao bì mềm LDPE, HDPE

 Túi xốp siêu thị các loại

 Các loại hộp carton sóng 3 lớp, 5 lớp

Ngoài ra công ty còn:

Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng do công ty sản xuất và nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ nhu cầu của công ty và thị trường.

Tận dụng các cơ sở hiện có làm nhà cho thuê, văn phòng đại diện cho các tổ chức khác. Để có thể vận hành máy móc thiết bị đạt hiệu quả cao, công ty phải tổ chức bộ máy sản xuất phù hợp với năng lực sản xuất của hệ thống máy móc thiết bị hiện có, đồng thời việc tổ chức sản xuất phải đảm bảo sự hỗ trợ lẫn nhau của các máy móc thiết bị, có khả năng kiểm tra chéo chất lượng của mỗi chi tiết sản phẩm hoàn thành Hiện nay, công ty có hệ thống sản xuất hoạt động từ nhiều năm nay, và đã phát huy tốt năng lực sản xuất của hệ thống thiết bị.

Hiện nay công ty đã và đang đầu tư, xây dựng những dự án đầu tư, cải tiến quy trình công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty được mô tả theo sơ đồ sau:

Thiết kế mẫu sản phẩm Nhập kho phân xưởng nhựa Nhập kho phân xưởng may

Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ

Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty

a Tổ chức bộ máy kế toán

Việc tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ hạch toán kế toán trong một đơn vị là do bộ máy kế toán đảm nhận Để đạt được hiệu quả trong tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động tại đơn vị, cần phải tổ chức hợp lý bộ máy kế toán trên cơ sở định hình được khối lượng công tác kế toán cũng như chất lượng cần phải đạt về hệ thống thông tin kế toán.

Với tình hình hoạt động là sản xuất, công ty sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương đã dựa trên đặc điểm ngành nghề kinh doanh cũng như yêu cầu trong công tác quản lý để tổ chức bộ máy kế toán cho đơn vị mình sao cho đảm bảo được đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm tra của công tác kế toán Do vậy, Công ty sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương đã xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình tập trung với tên gọi là phòng kế toán tài vụ Đây là mô hình chỉ tổ chức duy nhất một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán Bộ máy kế toán phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị.

Phòng tài vụ gồm 5 người và được tổ chức như sau:

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng: kiêm trưởng phòng có trách nhiệm điều hành chung công việc của cả phòng, với nhiệm vụ chính là hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong công ty, giúp giám đốc chấp hành chính sách, chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, sử dụng quỹ tiền lương, và quỹ phúc lợi cũng như việc chấp hành các chính sách tài chính. Đồng thời có trách nhiệm cung cấp các thông tin kế toán cho giám đốc và các cơ quan lãnh đạo.

Kế toán tổng hợp : có trách nhiệm kiểm tra các sổ sách kế toán chi tiết do nhân viên kế toán lập, đồng thời phải thực hiện hạch toán tổng hợp, lập và phân tích báo cáo tài chính, báo cáo kế toán, so sánh đối chiếu các số liệu Ngoài ra kế toán tổng hợp có nhiệm vụ quản lý hệ thống kế toán quản trị, là người đăng ký chữ ký ủy quyền của kế toán trưởng tại tài khoản ngân hàng.

Kế toán vật tư: có nhiệm vụ quản lý và theo dõi, lập chứng từ về tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu trong kỳ.

Kế toán thanh toán : có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ công tác thanh toán, kiểm tra các chứng từ thanh toán, lập các phiếu chi, phiếu thu, uỷ nhiệm chi, viết séc, lập các bảng kê nộp séc, quản lý các giấy tạm ứng và theo dõi việc thanh toán tạm ứng,lập sổ kế toán quỹ tiền mặt đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ, lập, chuyển, nhận và quản lý các chứng từ ngân hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm cập nhật số liệu và cung cấp kịp thời các thông tin thuộc lĩnh vực được giao cho kế toán trưởng.

Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ : có nhiệm vụ quản lý số tiền hiện có của công ty, lập sổ lương, bảng tính lương trình giám đốc ký duyệt trước khi chi lương, quản lý chìa khoá két và mở két khi cần thiết. b Tổ chức công tác kế toán tại công ty.

Ngay từ ngày đầu thành lập công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là nhật ký chứng từ nhưng để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán công ty chuyển sang áp dụng hình thức nhật ký chung với đầy đủ các loại sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, bên cạnh đó còn sử dụng phần mềm kế toánAdsoft vì vậy hàng ngày với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán phần hành chỉ việc vào nhật ký chung sau đó phần mềm sẽ tự động xử lý số liệu.

Chương trình của phần mềm được xây dựng đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước về quy trình xử lý số liệu và chuyển sổ.

Kỳ hạch toán theo quý, niên độ kế toán từ ngày 1/ 1 đến ngày 31/

12 Cuối mỗi năm nhân viên kế toán sẽ khoá sổ một lần. Đơn vị tiền tệ được áp dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ) Nguyên tắc chuyển đổi tiền tệ theo tỷ giá thông báo của ngân hàng ngoại thương công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Công tác hạch toán kế toán tại công ty đảm bảo theo đúng chế độ kế toán do nhà nước quy định về hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán cũng như báo cáo kế toán.

Hệ thống chứng từ : áp dụng theo danh mục chứng từ tại quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.

Hệ thống tài khoản : đảm bảo mở tài khoản theo đúng đối tượng và mở chi tiết đến tài khoản cấp 2 cho những đối tượng cần theo dõi chi tiết Ví dụ : TK 112, TK 331,

Báo cáo kế toán : do yêu cầu của quản lý đơn vị áp dụng chế độ báo cáo theo quý, với hệ thống báo cáo gồm:

- Bảng cân đối kế toán.

- Báo cáo kết quả kinh doanh

- Thuyết minh báo cáo tài chính

Cùng với việc sử dụng hình thức sổ nhật ký chung, công tác kế toán trong công ty còn sử dụng các chứng từ ghi sổ đối với các nghiệp vụ kết chuyển,phân bổ chi phí, phế liệu, thành phẩm Các chứng từ này giúp cho kế toán theo dõi các nghiệp vụ xảy ra khi không có các chứng từ.

ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ BẠT NHỰA TÚ PHƯƠNG

2.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành không thể thiếu được trong bất kỳ một doanh nghiệp nào. Song để tiến hành công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì khâu đầu tiên là phải xác định được đối tượng tập hợp CPSX, tức là xác định phạm vi, giới hạn mà các CPSX cần được tổ chức tập hợp, đồng thời phải xác định được đối tượng tính giá thành sản phẩm.

Tại công ty sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương, sản xuất kinh doanh được tiến hành theo kế hoạch từng tháng, quý, năm Các sản phẩm được tạo ra có những đặc thù riêng, và chúng được sản xuất qua nhiều công đoạn khác nhau với quy trình công nghệ khép kín từ khâu sản xuất đến khâu cuối cùng là tạo ra thành phẩm Mặt khác, sản phẩm cuối cùng của công ty được tiêu thụ ở hai thị trường đó là thị trường nội địa và xuất khẩu vì vậy các chi phí phát sinh cũng được theo dõi chi tiết cho từng loại sản phẩm này

Công ty phân loại chi phí sản xuất theo 3 khoản mục chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Phương pháp hạch toán áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí đều được ghi chép kịp thời và đến cuối quý được tổng hợp lại.

2.2.2 Quy trình tính giá thành sản phẩm. Đầu năm kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành kế hoạch cho từng loại sản phẩm dựa vào bảng giá thành thực tế của sản phẩm nhập kho năm trước, kế hoạch sản xuất , các định mức chi phí về nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ, tiền lương và bảo hiểm xã hội, chi phí khấu hao tài sản cố định,

Sau đó kế toán căn cứ vào bảng giá thành kế hoạch cho từng sản phẩm để tiến hành lập bảng tổng hợp giá thành kế hoạch cho sản phẩm năm nay. Để tính được giá thành thực tế năm nay, kế toán dựa vào bảng phân tích vật tư để lập bảng phân bổ vật tư sản phẩm , đồng thời kế toán cũng dựa vào báo cáo sử dụng vật tư, bảng TK 154

Công ty sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí và đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành nhập kho, vì vậy để tính giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, công ty phải sử dụng giá kế hoạch để phân bổ chi phí sản xuất cho từng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ BẠT NHIỰA TÚ PHƯƠNG

Tại phân xưởng nhựa, đầu ca làm việc công nhân nhận nguyên liệu từ kho nguyên liệu Nguyên liệu đầu vào là các hạt HDPE ( High density poly etylen ), Hạt LDPE ( Low density Poly etylen ) và các hạt màu Qua quá trình làm nóng chảy hạt nhựa và quá trình kéo mỏng. Sau khi qua quá trình cắt sợi ( có sự điều chỉnh độ rộng của sợi ), sợi được cuộn thành các ống sợi Cuối các ca sản xuất bộ phận kiểm tra sẽ cân và ghi kết quả của từng người để bộ phận kế toán theo dõi Bộ phận kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sợi tạo và thông báo cho phòng kỹ thuật Sợi tạo sẽ được nhập vào kho sợi để giao cho phân xưởng dệt may.

* Hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm a Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu chủ yếu phát sinh trong quá trình sản xuất ở công ty bao gồm chi phí về chi phí nguyên vật liệu chính hạt nhựa HDPE và hạt nhựa LDPE, chi phí nguyên vật liệu phụ ( hạt màu ) trực tiếp phục vụ cho sản xuất sản phẩm Các chi phí này được tính riêng cho hai loại sản phẩm là bạt nội địa và bạt xuất khẩu Dưới đây tôi xin đi vào quá trình hạch toán chi phí NVLTT để sản xuất bạt xuất khẩu.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trên TK 621 Tài khoản này được chi tiết thành :

+ TK 621 NĐ : Chi phí NVL trực tiếp dùng để chế tạo bạt nội địa

+ TK 621 XK : Chi phí NVL trực tiếp dùng để chế tạo bạt xuất khẩu Đối với chi phí NVLTT sản xuất bạt Xuất khẩu :

Khối lượng nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất hàng xuất khẩu được phân bổ theo tỷ lệ quy định của bộ phận kỹ thuật cung cấp tuỳ theo từng đơn hàng.

Trong kỳ tính giá thành, đối với hàng xuất khẩu không có sản phẩm dở dang nên khối lượng nguyên vật liệu xuất dùng là lượng tiêu hao thực tế trong tháng

- Xác định khối lượng và giá trị NVLTT xuất dùng trong kỳ

Giá trị NVLTT xuất dùng =  (Khối lượng từng loại x Đơn giá từng loại)

KL NVL tiêu hao cho sản xuất = NVL

TT DD đầu kỳ + KL tạo hạt đầu kỳ +

- KL tạo hạt cuối kỳ

GT NVL tiêu hao cho sản xuất = NVL

TT DD đầu kỳ + GT tạo hạt đầu kỳ +

- GT tạo hạt cuối kỳ

Ví dụ : Ngày 3/12/2009 tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất bạt xuất khẩu như sau :

Tổng khối lượng nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất là44.666,2kg Tỷ lệ và khối lượng của mỗi loại nguyên liệu như sau:

STT Loại NVL Tỷ lệ % Khối lượng Đơn giá Thành tiền

Hàng ngày, khi các đề nghị xuất vật tư của các phân xưởng sản xuất đã được Ban giám đốc công ty ký duyệt cho xuất dùng, thủ kho lập phiếu xuất kho Phiếu xuất kho được lập thành hai liên đặt giấy than viết một lần những người có liên quan phải ký từng liên một Sau khi đã có đầy đủ các chữ ký cần thiết, thủ kho tiến hành giao nguyên vật liệu cho người có trách nhiệm thuộc bộ phận phân xưởng ( Tổ trưởng, tổ phó ) Sau đó dựa trên phiếu xuất kho để vào sổ tổng hợp, chi tiết nguyên vật liệu để theo dõi và cuối tháng lên báo cáo về tình hình sử dụng nguyên vật liệu và đối chiếu số liệu với kế toán tổng hợp để thực hiện tập hợp chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm.

Phiếu xuất kho sẽ được chuyển tới cho Kế toán chi phí sản xuất để kế toán ghi sổ nhật ký chung, sổ tổng hợp và sổ chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Cuối tháng tiến hành phân bổ cho các đối tượng tính giá thành.

Ngày 5/12/09 có đề nghị và quyết định của phó giám đốc về việc xuất kho nguyên vật liệu dùng để sản xuất bạt xuất khẩu số liệu như sau :

+ hạt trắng F600 trị giá 9.370.976 đồng

+ Hạt xanh trị giá 37.483.903 đồng

+ Hạt HD5000M trị giá 371.052.039 đồng

+ Hạt LD710 trị giá 368.164.846 đồng

+ Hạt ZFA trị giá 201.355.784 đồng

+ Hạt ZFB trị giá 275.368.309 đồng

+ Hạt ZF81 trị giá 32.821.252 đồng

Dựa trên các phiếu xuất kho do thủ kho chuyển đến kế toán tổng hợp tiến hành ghi sổ như sau :

Bước 1 : Ghi nhật ký chung

BẢNG : SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Diễn giải Số hiệu tài khoản Số phát sinh

Số ngày tháng Nợ Có Nợ Có

Số trang tr ước chuyển sang xxxxx Xxxxx

5/12/09 5/12/09 Xuất hạt F600 cho sản xuất bạt XK 621XK 9,370,976

5/12/09 5/12/09 Xuất hạt xanh cho sản xuất bạt XK 621XK 37,483,903

5/12/09 5/12/09 Xuất hạt HD5000M cho sản xuất bạt XK 621XK 371,052,039

5/12/09 5/12/09 Xuất hạt LD710 cho sản xuất bạt XK 621XK 368,164,846

5/12/09 5/12/09 Xuất hạt ZFA cho sản xuất bạt XK 621XK 201,355,784

5/12/09 5/12/09 Xuất hạt ZFB cho sản xuất bạt XK 621XK 275,368,309

5/12/09 5/12/09 Xuất hạt ZF81 cho sản xuất bạt XK 621XK 32,821,252

Cộng chuyển sang trang sau xxxxx Xxxxx

Sau khi vào nhật ký, phần mềm sẽ chuyển số liệu sang sổ chi tiết tài khoản và sổ cái TK 621

+ Sổ chi tiết TK621XK - Chi phí NVL trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu

Trên sổ chi tiết tài khoản 621XK thể hiện chi tiết giá trị của từng loại nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất và gia công bạt xuất khẩu.

Số liệu được trình bày theo nội dung kinh tế và thời gian phát sinh nghiệp vụ.

Dựa trên số tổng phát sinh, cuối tháng kế toán kết chuyển sang tài khoản 154XK để tổng hợp chi phí phát sinh trong tháng và tính giá thành sản phẩm.

Sổ cái TK621 dùng để tập hợp các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng trong tháng theo trình tự thời gian và theo yếu tố chi phí (NVL chính, NVL phụ) chứ không phản ánh chi tiết cho từng mặt hàng và nội dung kinh tế.

BẢNG : SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 621XK - Chi phí NVL trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Số hiệu Ngày tháng Nợ Có

* Số dư đầu kỳ Nợ ; 0

5/12/09 5/12/09 Xuất hạt F600 cho sản xuất bạt XK 1521 9,370,976

5/12/09 5/12/09 Xuất hạt xanh cho sản xuất bạt XK 1521 37,483,903

5/12/09 5/12/09 Xuất hạt HD5000M cho sản xuất bạt XK 1521 371,052,039

5/12/09 5/12/09 Xuất hạt LD710 cho sản xuất bạt XK 1521 368,164,846

5/12/09 5/12/09 Xuất hạt ZFA cho sản xuất bạt XK 1521 201,355,784

5/12/09 5/12/09 Xuất hạt ZFB cho sản xuất bạt XK 1521 275,368,309

5/12/09 5/12/09 Xuất hạt ZF81 cho sản xuất bạt XK 1521 32,821,252

* Số dư cuối kỳ Nợ :

Thể hiện tương tự trên sổ cái TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp b Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là một trong yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm Quản lý tốt chi phí nhân công trực tiếp cũng như việc hạch toán đúng và đầy đủ không những cung cấp thông tin hữu hiệu cho quản lý, phản ánh nhu cầu thực sự về lao động tại mỗi phân xưởng để có những biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp mà còn có tác dụng tâm lý đối với người lao động, nâng cao chất lượng lao động Khoản mục chi phí này chiếm khoảng 15 – 20% tổng chi phí sản xuất của toàn công ty

Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương phải trả và các khoản tính theo lương của công nhân trực tiếp SX sản phẩm :

- Lương chính : Khoản thù lao trả cho thời gian lao động Lương chính thường gắn liền với khối lượng sản phẩm hoàn thành của mỗi công nhân vì vậy nó được tính trực tiếp vào đối tượng sử dụng có liên quan ( Bạt nội địa hay bạt xuất khẩu)

- các khoản tính theo lương : BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, KPCĐ + Bảo hiểm xã hội: công ty phải trích lập 22% tổng lương cấp bậc của cán bộ công nhân viên, trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 16% và công nhân viên phải nộp 6%.

+ Bảo hiểm y tế : công ty phải trích lập 4,5% tổng lương cấp bậc của cán bộ công nhân viên, trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 3% và công nhân phải nộp 1,5%.

+ Bảo hiểm thất ngiệp : công ty trich lập 2% tổng lương cấp lương của cán bộ công nhân viên, trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 1% và công nhân phải nộp 1%.

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tập hợp vào TK 621,

622, 627 Cuối kỳ kế toán kết chuyển các chi phí sản xuất về TK 154 (sử dụng sổ cái và sổ chi tiết) để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng được theo dõi theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ chi tiết chi phí của sản phẩm được tính giá thành.

Từ các sổ chi tiết chi phí, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí phát sinh trong tháng theo từng khoản mục để làm cơ sở cho việc lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng Trong bảng tổng hợp này chi phí sản xuất trong tháng của mỗi loại sản phẩm được phản ánh trên một dòng.

Từ các bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng của các phân xưởng, kế toán tính toán tổng hợp chi phí sản xuất quí để lám cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm. a Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo khoản mục tại phân xưởng nhựa :

STT Khoản mục Số tiền

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.295.617.109

2 Chi phí nhân công trực tiếp 28.734.673

3 Chi phí sản xuất chung 186.245.607

Các khoản mục chi phí sẽ được kết chuyển lần lượt vào TK 154 :

Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp :

Có TK 622XK : 28.734.673 Kết chuyển chi phí sản xuất chung :

Bảng : Sổ chi tiết tài khoản

TK 154XK - Chi phí sản xuất dở dang

Tháng 12 Năm 2009 (tại phân xưởng nhựa)

Diễn giải TK đối ứng

Số hiệu Ngày tháng Nợ Có

* Số dư đầu kỳ Nợ ; 0

31/12/09 31/12/09 K/c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 1.295.617.109

31/12/09 31/12/09 K/c chi phí nhân công trực tiếp 622 28.734.673

31/12/09 31/12/09 K/c chi phí quản lí phân xưởng 627.1 12.187.869

31/12/09 31/12/09 K/c chi phí công cụ dụng cụ 627.8 16.162.646

31/12/09 31/12/09 K/c chi phí khấu hao TSCĐ 627.4 139.224.083

* Số dư cuối kỳ Nợ : b Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo khoản mục tại phân xưởng dệt may :

STT Khoản mục Số tiền

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2 Chi phí nhân công trực tiếp 22.583.768

3 Chi phí sản xuất chung 186.245.607

Kết chuyển chi phí vào tài khoản TK 154 :

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp :

Có TK 622XK : 22.583.768 Kết chuyển chi phí sản xuất chung :

Bảng : Sổ chi tiết tài khoản

TK 154XK - Chi phí sản xuất dở dang

Tháng 12 Năm 2009 (Tại phân xưởng dệt may)

Diễn giải TK đối ứng

Số hiệu Ngày tháng Nợ Có

* Số dư đầu kỳ Nợ ;

31/12/09 31/12/09 K/c chi phí nhân công trực tiếp 622 22.583.768

31/12/09 31/12/09 K/c chi phí quản lí phân xưởng 627.1 14.223.524

31/12/09 31/12/09 K/c chi phí công cụ dụng cụ 627.8 12.072.805

31/12/09 31/12/09 K/c chi phí khấu hao TSCĐ 627.4 88.952.605

* Số dư cuối kỳ Nợ : c Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo khoản mục tại phân xưởng tráng trải

STT Khoản mục Số tiền

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 687.517.324

2 Chi phí nhân công trực tiếp 24.387.755

3 Chi phí sản xuất chung 58.134.657

Kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ vào TK 154 :

Kết chuyển chi phí NVLTT :

Có TK 621XK : 687.517.324 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp :

Có TK 622 : 24.387.755 Kết chuyển chi phí sản xuất chung :

Bảng : Sổ chi tiết tài khoản

TK 154XK - Chi phí sản xuất dở dang

Tháng 12 Năm 2009 (Tại phân xưởng tráng trải)

Diễn giải TK đối ứng

Số hiệu Ngày tháng Nợ Có

* Số dư đầu kỳ Nợ ;

31/12/09 31/12/09 K/c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 687.517.324

31/12/09 31/12/09 K/c chi phí nhân công trực tiếp 622 24.387.755

31/12/09 31/12/09 K/c chi phí quản lí phân xưởng 627 58.134.657

* Số dư cuối kỳ Nợ : d Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo khoản mục tại phân xưởng gấp thành phẩm :

STT Khoản mục Số tiền

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2 Chi phí nhân công trực tiếp 23.227.688

3 Chi phí sản xuất chung 56.317.458

Kết chuyển chi phí phát sinh vào TK 154 :

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp :

Có TK 622 : 23.227.688 Kết chuyển chi phí sản xuất chung :

Bảng : Sổ chi tiết tài khoản

TK 154XK - Chi phí sản xuất dở dang

Tháng 12 Năm 2009 (Tại phân xưởng gấp thành phẩm)

Diễn giải TK đối ứng

Số hiệu Ngày tháng Nợ Có

* Số dư đầu kỳ Nợ ;

31/12/09 31/12/09 K/c chi phí nhân công trực tiếp 622 23.227.688

31/12/09 31/12/09 K/c chi phí quản lí phân xưởng 627 56.317.458

* Số dư cuối kỳ Nợ : Để có cái nhìn tổng quát về tình hình phát sinh chi phí ở các phân xưởng phục vụ quá trình sản xuất bạt xuất khẩu, đưa ra bảng thống kê chi phí tại các phân xưởng :

Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC

2.5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM :

Trong công tác tổ chức hạch toán quá trình sản xuất với hai giai đoạn kế tiếp nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và có ý nghĩa như nhau. Giai đoạn tập hợp chi phí sản xuất là việc thực hiện tập hợp chi phí phát sinh theo từng khoản mục chi phí đối với từng đối tượng tính giá, còn giai đoạn tính giá thành sản phẩm được thực hiện sau cùng, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí phát sinh theo từng khoản mục và phân bổ cho từng đối tượng tính giá

Hoạt động sản xuất của công ty được lập kế hoạch theo từng năm và được chi tiết theo từng tháng, với tư cách xác định các định mức về vật tư và tiền lương công nhân sản xuất trong từng công đoạn sản xuất rất cụ thể và chặt chẽ, đồng thời đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại công ty là liên tục, khép kín Công ty đã lựa chọn kỳ tính giá thành vào cuối mỗi tháng, điều này phù hợp với phương pháp hạch toán hàng tồn kho như hiện nay tại công ty, đảm bảo được yêu cầu trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Tại công ty, sản phẩm chỉ được coi là hoàn thành khi đã qua công đoạn cuối cùng, và đối tượng tập hợp chi phí được xác định là toàn bộ quá trình sản xuất và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành

Xuất phát từ đặc điểm quy trình sản xuất, đặc điểm đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm hay còn được gọi là phương pháp kết chuyển chi phí song song Phương pháp này đòi hỏi phải xác định được chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành của thành phẩm.

Citp : là chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá thành thành phẩm

Dđki , Ci : chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i

Qi : là khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí

Q itp : khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i Sau đó, kế toán tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị từng loại sản phẩm:

Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành từng loại sản phẩm

Tổng số sản phẩm hoàn thành từng loại Được biết thực tế tại công ty sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương có kết quả sản xuất sản phẩm bạt xuất khẩu như sau :

Tại PX nhựa SX hoàn thành 44.234 kg ống sợi chuyển hết cho px dệt may tiếp tục chế biến, còn lại 432,2 kg làm dở mức độ chế biến hoàn thành75% PX dệt may nhận 44.234 kg các ống sợi từ PX nhựa chuyển sang tiếp tục chế biến hoàn thành 43.996,7 kg vải dệt chuyển tiếp cho PX tráng trải chế biến, còn lại 237.3 kg làm dở, mức độ chế biến hoàn thành 70% PX tráng trải nhận 43.996,7 kg vải dệt từ PX dệt may chuyển sang tiếp tục chế biến hoàn thành 43.578 kg vải cuộn sau khi được tráng và chuyển cho PX gấp thành phẩm, còn lại 417,8 kg làm dở, mức độ chế biến hoàn thành 65% PX gấp thành phẩm nhận 43.578 kg vải cuộn sau khi được tráng tiếp tục chế biến hoàn thành nhập kho 43.121 kg thành phẩm, còn 457 kg sản phẩm đang chế biến dở, mức độ hoàn thành 60%

 Chi phí tại PX nhựa trong giá thành sản phẩm :

 Chi phí tại PX dệt may trong giá thành sản phẩm :

 Chi phí tại PX tráng trải trong giá thành sản phẩm :

 Chi phí tại PX gấp thành phẩm trong giá thành sản phẩm :

43.121 + (457 x 60%) Sản phẩm của công ty sau khi sản xuất hoàn thành ( kết thúc giai đoạn công nghệ cuối cùng) qua kiểm tra thì có thể xuất tiêu thụ ngay hoặc nhập kho.

Cuối mỗi quí, kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành sản phẩm trên cơ sở các bảng phân bổ chi phí sản xuất của mỗi phân xưởng.

Bảng tính giá thành sản phẩm bạt xuất khẩu :

Khoản mục chi phí Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong giá thành thành phẩm Tổng giá thành

PX nhựa PX dệt may PX tráng trải PX gấp thành phẩm

Kế toán ghi sổ bút toán :

2.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ BẠT NHỰA TÚ PHƯƠNG

Trong những năm qua, đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, công ty đã không ngừng phấn đấu, tìm tòi, sáng tạo, tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh, thu hút khách hàng, đồng thời công ty luôn phấn đấu hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Bên cạnh đó, công ty còn có những chính sách lương bổng, đãi ngộ thoả đáng, quan tâm tới lợi ích của người lao động, vì vậy đã khuyến khích được tinh thần lao động hăng say, nhiệt tình, sáng tạo, và có trách nhiệm ở họ Công ty đã ý thức được vai trò và vị trí quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Nó cung cấp những thông tin cần thiết và quan trọng để ban giám đốc có thể ra quyết định một cách đúng đắn và kịp thời.

Công ty sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương là một doanh nghiệp không nhỏ, trong quá trình phát triển công ty đã tạo dựng được một vị trí ổn định trên thị trường Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự ra đời của nhiều hãng cạnh tranh, nhưng nhờ bộ máy lãnh đạo của công ty năng động, sáng tạo với những biện pháp quản lý có hiệu quả, công ty đã đưa ra những biện pháp phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh với tốc độ tăng trưởng khoảng 20%.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ BẠT NHỰA TÚ PHƯƠNG

Trong những năm qua, đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, công ty đã không ngừng phấn đấu, tìm tòi, sáng tạo, tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh, thu hút khách hàng, đồng thời công ty luôn phấn đấu hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Bên cạnh đó, công ty còn có những chính sách lương bổng, đãi ngộ thoả đáng, quan tâm tới lợi ích của người lao động, vì vậy đã khuyến khích được tinh thần lao động hăng say, nhiệt tình, sáng tạo, và có trách nhiệm ở họ Công ty đã ý thức được vai trò và vị trí quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Nó cung cấp những thông tin cần thiết và quan trọng để ban giám đốc có thể ra quyết định một cách đúng đắn và kịp thời.

Công ty sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương là một doanh nghiệp không nhỏ, trong quá trình phát triển công ty đã tạo dựng được một vị trí ổn định trên thị trường Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự ra đời của nhiều hãng cạnh tranh, nhưng nhờ bộ máy lãnh đạo của công ty năng động, sáng tạo với những biện pháp quản lý có hiệu quả, công ty đã đưa ra những biện pháp phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh với tốc độ tăng trưởng khoảng 20%.

Cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến- chức năng là hợp lý và phù hợp với kế hoạch phát triển lâu dài của công ty Trong đó, các phòng ban được sự chỉ đạo thống nhất của cấp trên để thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, tránh được sự chỉ đạo trùng lặp trong khâu tổ chức và chỉ đạo sản xuất, thông tin giữa cán bộ chỉ đạo và nhân viên được giải quyết nhanh hơn Tất cả những điều đó nhằm làm cho việc kiểm tra chất lượng quản lý sản phẩm đạt hiệu quả cao theo đúng quy trình công nghệ của từng phân xưởng, góp phần nâng cao số lượng và chất lượng của từng sản phẩm Để đạt được thành tích đó phải kể đến sự đóng góp rất lơn của bộ máy kế toán trong công ty đã cung cấp những thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời cho bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là những thông tin trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cùng với kiến thức đã tiếp thu ở trường, em xin đưa ra một số nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương như sau:

2.6.1 Những ưu điểm cơ bản a Về tổ chức bộ máy quản lý

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến của công ty sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương đã chia rõ chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc, các phòng ban, mỗi bộ phận phụ trách một lĩnh vực riêng và đều dưới sự chỉ đạo chung của giám đốc Nó đảm bảo quyền chỉ huy của ban giám đốc và phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng.

Bộ máy quản lý của công ty được bố trí một cách gọn nhẹ, có sự tách biệt khác nhau về chuyên môn nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, có khả năng cung cấp thông tin cho nhau và kiểm tra chéo về mặt nhiệm vụ. Điều đó giúp cho ban giám đốc có được thông tin tổng hợp, chính xác để có thể đưa ra quyết định một cách chính xác và kịp thời nhất. b Về tổ chức bộ máy kế toán

Cùng với sự phát triển chung của công tác quản lý, bộ máy kế toán đã không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý và hạch toán kinh tế của công ty Nhận thức được vai trò của kế toán, công ty đã xây dựng bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực, được phân công phân nhiệm rõ ràng theo từng phần hành kế toán, đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các phần hành Bộ máy kế toán của công ty vẫn đang hoạt động tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao và đang ngày càng hoàn thiện hơn công tác tổ chức và chuyên môn Để có được điều này thì phải nói đến vai trò của trưởng phòng tài vụ, đã điều hành chỉ đạo mọi hoạt động của phòng một cách kịp thời, hợp lý và chặt chẽ. c Về công tác kế toán

Bộ máy kế toán áp dụng trong công ty là mô hình kế toán tập trung.

Mô hình kế toán này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Mô hình kế toán này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất Bên cạnh đó, hình thức này còn thuận tiện trong phân công và chuyên môn hoá công việc đối với cán bộ kế toán cũng như việc trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán và xử lý thông tin Tổ chức theo mô hình này sẽ tạo ra cho công ty một bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt Các phòng ban được sắp xếp một cách hợp lý, phù hợp với quy mô của nhà máy Phòng kế toán tài vụ với chức năng thực hiện công tác tài chính kế toán của công ty đã không ngừng biến đổi cả về cơ cấu lẫn phương pháp làm việc, từng bước hoàn thiện nhằm cung cấp những thông tin tài chính chính xác để Ban giám đốc đưa ra các quyết định đúng đắn về quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Việc tổ chức công tác kế toán của công ty luôn mau chóng hoà nhập với hệ thống kế toán mới, đảm bảo được sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa các bộ phận có liên quan trong công ty.

* Tổ chức nhân sự kế toán

Tuy mới thành lập nhưng công tác kế toán nói chung ở công ty khá chặt chẽ từ khâu tổ chức nhân sự phân công công việc trong công tác kế toán đến khâu quản lý cải tiến để mang lại hiệu quả cao trong công việc. Ban giám đốc công ty không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất cũng như công tác kế toán đặc biệt là trong công tác kế toán Bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ, được tổ chức tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và được phân công phân nhiệm rõ ràng theo từng phần hành kế toán phù hợp với năng lực và kinh nghiệm làm việc Do sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong công tác kế toán nên đã tạo sự chuyên môn hoá trong công tác kế toán.Vì vậy, các nghiệp vụ kế toán từ đơn giản như phản ánh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đến việc lập báo cáo, quyết toán đều được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác Điều đó chứng tỏ tổ chức kế toán tại công ty đảm bảo tốt chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

* Hệ thống sổ kế toán

Ban giám đốc lựa chọn hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, là hình thức sổ tương đối đơn giản, dễ làm và phù hợp với một công ty sản xuất quy mô vừa và nhỏ Với hình thức sổ Nhật ký chung, khối lượng công việc của kế toán viên sẽ giảm bớt và hệ thống sổ sẽ không phức tạp như các hình thức khác Mặt khác, trong công tác kế toán công ty đã áp dụng kế toán máy nên công việc của người kế toán đã giảm hơn rất nhiều đồng thời có thể cung cấp thông tin cho nhà quản lý nhanh chóng và chính xác.

* Khấu hao tài sản cố định

Về cách tính khấu hao tài sản cố định, công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng là hoàn toán hợp lý và phù hợp với quy định của

* Chế độ đối với công nhân viên

Tuy còn nhiều khó khăn xong Ban giám đốc công ty vẫn cố gắng đảm bảo thu nhập cho người lao động Từ năm 2004, công ty đã mua bảo hiểm cho người lao động để đảm bảo đời sống của người lao động khi có rủi ro xảy ra như tai nạn, mất sức lao động ….Bên cạnh đó, Ban giám đốc luôn quan tâm tới chế độ đãi ngộ đối với công nhân viên trong toàn công ty Vào các dịp lễ tết, công nhân viên được thưởng theo thâm niên công tác và có chế độ trợ cấp cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn Sự quan tâm của Ban giám đốc công ty là đòn bẩy kích thích tinh thần lao động của công nhân viên trong công ty

Trong công tác kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm, công ty thực hiện tính giá thành một tháng một lần Tuy có vất vả nhưng như thế mới đảm bảo thông tin về chi phí giá thành thường xuyên hơn giúp cho ban lãnh đạo công ty nắm bắt được sự lên xuống, sự thay đổi của giá thành một cách kịp thời và chính xác Đây là yếu tố quan trong để kế toán lập được kế hoạch chi phí giá thành hiệu quả hơn.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trong kế toán nói chung và trong kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm nói riêng thì công tác kế toán còn một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới

2.6.2 Những hạn chế cần khắc phục. a Kế toán hạch toán cả lương và bảo hiểm xã hội vào TK 334

Hạch toán như vậy là chưa đúng với quy định của bộ tài chính Mặc dù, về mặt giá trị thì chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ là không đổi nhưng về phương pháp tính là sai. b Hạch toán sai khoản chi phí lãi tiền vay vào chi phí sản xuất chung trong kỳ

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHI SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ BẠT NHỰA TÚ PHƯƠNG

Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Từ khi bắt đầu hoạt động, công ty đã dần ổn định cả về tổ chức và sản xuất Về tổ chức, đội ngũ cán bộ thuộc bộ phận văn phòng đều là những người có trình độ đại học Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức gọn nhẹ và có hiệu quả Về sản xuất, công ty hoạt động liên tục mỗi ngày ba ca sản xuất, mỗi ca sản xuất là 8tiếng Số lượng công nhân ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.Mọi chính sách của công ty luôn nghĩ đến quyền lợi của người lao động Đấy cũng là mong muốn của Ban giám đốc hi vọng kích thích khả năng lao động, hăng say sản xuất của công nhân nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường là khó tránh khỏi vì vậy để vượt qua những công ty khác và đứng vững trên thị trường cần thiết công ty phải nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản bằng phương pháp giảm chi phí sản xuất là cách thức nhanh chóng mà lại hiệu quả nhất. Công ty đưa ra mức thưởng và phạt theo khối lượng phế liệu tạo ra của mỗi công nhân để hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu Ngoài ra, Ban lãnh đạo công ty luôn đưa ra những quyết định sáng suốt về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh

Hiện nay, Ban giám đốc công ty đang cố gắng theo đuổi quy trình quản lý mới nhất theo tiêu chuẩn chất lượng để không chỉ tạo danh tiếng, chỗ đứng cho sản phẩm của mình mà để có thể quản lý và kiểm soát tốt nhất hoạt động của nhà máy và để mang lại hiệu quả cao nhất và để ban giám đốc có được quyết định quản lý đúng đắn, kịp thời và hiệu quả

3.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới của công ty Sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương

Do nhu cầu đầu tư phát triển của thị trường, để mở rọng qui mô sản xuất công ty trang bị phòng thí nghiệm và phòng thiết kế phục vụ cho việc nghiên cứu phát tiển sản phẩm mới Tại phân xưởng sản xuất, nâng cao công suất sản lượng, làm giảm giá thành sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Chiến lược đầu tư của công ty là nâng cấp quy trình công nghệ, cải tiến hóa quy trình sản xuất theo công nghệ tiên tiến, đầu tư công nghệ mới để thực hiện tốt các đơn hàng từ đối tác nước ngoài Hướng tới mục tiêu tăng lợi nhuận từ sản phẩm lên khoảng 15-20%.

Duy trì công tác ngiên cứu cải tạo maýy moc thiết bị nhằm giảm hao hụt thành phần nguyên vật liệu Ứng dụng khoa học công nghệ trên dây chuyền sản xuất, hiện đại đồng bộ, mang tính chuyên môn hóa cao.

Doanh nghiệp hi vọng đầu tư trang bị mới thiết bị phân tích thành phần hàm lượng trong sản phẩm, mục đích xác định nhanh các kết quả thử nghiệm và giảm chi phí phải đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm thành phần tại các đơn vị có chức năng nghiên cứu khoa học sản phẩm bao bì bạt nhựa. Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, nguồn lực lao động, nhờ việc thực hiện sắp xếp bố trí lại nhân sự phù hợp theo trình độ, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc tại từng bộ phận làm việc mà hiện nay công ty dã xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lí, phát huy được năng lực và sự đóng góp của các cán bộ công nhân viên Tổ chức mở nhiều lớp huấn luyện chuyên đề về các kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển của đơn vị nói riêng và thích ứng với giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập AFTA và WTO. Ứng dụng tin học trong quản lý và sản xuất, kinh doanh, công ty triển khai toàn bộ vi tính hóa trong các phần hành nghiệp vụ trong công tác quản lý và sản xuất kinh doanh Tại các bộ phận đều có các phần mềm chuyên dùng phục vụ hiệu quả tính kết nối dữ liệu xử lý thông tin giúp công ty nắm bắt nhanh chóng, kịp thời tình hình hoạt đọng sản xuất kinh doanh và tăng năng suất, hiệu suất công tác tại từng bộ phận của công ty.

Duy trì công tác hoàn thiện cải tạo nhà xưởng, khu vực làm việc thoáng mát, rộng rãi Bố trí vị trí máy móc thiết bị phù hợp trên mặt bằng sản xuất Lắp đặt các trang thiết bị xử lý giải nhiệt, xử lý bụi và khí thải. Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động và cải tạo các máy moc thiết bị để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất Định kỳ hằng năm liên hệ phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra chế độ vệ sinh công nghiệp, môi trường tại địa diểm mặt bằng công ty hoạt động, đẻ qua các số liệu đo đạc kiểm tra đó, tiến hành ghi nhận, đánh giá kịp thời nhằm khắc phục các điểm không phù hợp Đồng thời, công ty cũng rất chú trọng đến việc xây dựng cải tạo hệ thống xử lý rác thải.

Công tác xây dựng chiến lược chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp dựa trên những mục tiêu chất lượng đề ra trong từng thời điểm hoạt động, nhằm hướng tới sự thỏa mãn cao nhất cho khách hàng, thông qua các kỳ đánh giá chất lượng nội bộ và kết quả xem xét lãnh đạo để định hướng các mặt hoạt động tại công ty.

Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương

3.2.1 Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Hiện nay, khi hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán ghi

Chi phí tập hợp vào TK 334 bao gồm cả lương và bảo hiểm Hạch toán như vậy không đúng theo quy định của BTC vì theo quy định phải hạch toán như sau :

* Hạch toán lương phải trả

* Hạch toán bảo hiểm tính vào chi phí sản xuất kinh doanh

Nợ TK 622 : 19% tổng lương phải trả CNTT sản xuất

Có TK 338 :19% tổng lương phải trả CNTT sản xuất

Theo như cách hạch toán của công ty về mặt giá trị, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ là không thay đổi nhưng về phương pháp tính là sai.Vì vậy cần phải hạch toán theo đúng quy định của BTC để hoàn thiện công tác hạch toán của công ty.

3.2.2 Hạch toán chi phí sản xuất chung a/ Hạch toán chi phí lãi tiền vay:

Khoản chi phí lãi tiền vay hiện nay được công ty hạch toán như sau:

Nợ TK 627 : Lãi tiền vay

Có TK 335.3 : Trích trứơc tiền chi phí lãi vay

Công ty hạch toán chi phí lãi vay vào chi phí sản xuất chung nhưng theo quy định của Bộ tài chính, chi phí lãi vay được ghi nhận là một khoản chi phí tài chính, hạch toán :

Nợ TK 6426 : Lãi tiền vay

Có TK 3353 : Trích trước tiền chi phí lãi vay

Ta biết rằng chi phí sản xuất chung là những chi phí được dùng để quản lý và phục vụ ở các bộ phận hoặc phân xưởng sản xuất chính Hiện nay, các khoản chi phí được tính vào chi phí sản xuất chung gồm:

+ Tiền lương quản lý phân xưởng

+ Khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất

+ Chi phí điện dùng cho sản xuất

+ Chi phí công cụ, tiền khác dùng cho phân xưởng

Hàng tháng khoản chi phí lãi tiền vay rất lớn nếu tính vào chi phí sản xuất chung thì làm tăng tổng chi phí sản xuất và tăng giá thành sản phẩm. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều các chi tiêu về giá vốn, chi phí, lợi nhuận Vì vậy công ty cần hạch toán và tập hợp đúng chi phí lãi tiền vay vào chi phí quản lý. b/ Hạch toán chi phí bao bì xuất dùng

Hiện nay, giá trị bao bì xuất dùng được hạch toán vào chi phí công cụ, tiền khác ( TK 6278 ) Nhưng theo em, hạch toán như vậy không hợp lý vì bao bì xuất dùng được dùng để gói thành phẩm chứ không phải để phục vụ cho một phân xưởng nào Vì vậy khi coi giá trị bao bì gói hàng là một khoản chi phí sản xuất chung là không hợp lý và nên hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Vì vậy em đề nghị thay đổi cách hạch toán chi phí bao bì như sau :

Nợ TK 621: Giá trị bao bì gói hàng

Có TK 1533: Giá trị bao bì gói hàng 3.2.3 Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh

Hiện nay, chi phí sản xuất kinh doanh được tổng hợp vào TK 154( chi tiết theo từng đối tượng: NĐ, XK, Tạo hạt ).Trong đó, sản xuất bạt xuất khẩu không có sản phẩm dở dang và phế liệu nên tổng chi phí phát sinh cũng chính là tổng giá thành Còn sản xuất bạt nội địa có xác định giá trị sản phẩm dở dang và phế liệu cuối mỗi tháng Hiện nay, chi phí sản xuất được tập hợp như sau:

Sau khi phân bổ từng loại chi phí cho bạt xuất khẩu và bạt nội địa, kế toán tiếp tục phân bổ cho phế liệu, cho thành phẩm và sản phẩm dở dang. Sau đó chi phí được tập hợp vào tài khoản 154 NĐ như sau :

* Đối với chi phí NVLTT

Có TK 621 : Tổng giá trị NVLTT cho sản xuất (Bao gồm cả cho phế liệu)

* Đối với chi phí NCTT

Có TK 622: Chi phí NCTT tính cho thành phẩm và sản phẩm dở dang ( Không bao gồm giá trị NCTT phân bổ cho phế liệu)

* Đối với chi phí sản xuất chung

Có TK 6271: Chi phí quản lý PX phân bổ cho bạt NĐ

Có TK 6274: Chi phí KHTS phân bổ cho thành phẩm và sản phẩm dở dang ( không bao gồm giá trị KH của phế liệu )

Có TK 6277: Chi phí điện phân bổ cho thành phẩm và sản phẩm dở dang

Có TK 6278: Chi phí công cụ, tiền khác phân bổ cho bạt nội địa

* Giá trị phế liệu được tính như sau

Nợ TK 1523 : Giá trị NVLTT phân bổ cho phế liệu

Có TK 154NĐ: Giá trị NVLTT phân bổ cho phế liệu Sau đó, giá trị tạo hạt được hạch toán như sau:

Có TK 1523 : Giá trị phế liệu

Có TK 622 : Giá trị NCTT phân bổ cho phế liệu

Có TK 6274 : Giá trị khấu hao phân bổ cho phế liệu

Có TK 6277 : Chi phí điện cho SX phân bổ cho phế liệu

Nếu hạch toán như vậy vừa phức tạp mà không đúng theo quy định của BTC về kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Theo quy định, tất cả các chi phí NVLTT, NCTT, SXC đều được tập hợp vào bên Nợ TK154 Sau đó các khoản giảm chi phí sẽ được hạch toán và bên Có TK154 Như vậy nhà máy nên

* Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất như sau:

Có TK 621 : Chi phí NVLTT phân bổ cho bạt nội địa

Có TK 622; Chi phí NCTT phân bổ cho bạt nội địa

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho bạt NĐ

* Giá trị phế liệu được hạch toán như sau

Nợ TK 1523 : Giá trị phế liệu kỳ này

Có TK 154NĐ : Tổng chi phí NVLTT, NCTT, chi phí

SXC phân bổ cho phế liệu

* Kết chuyển phế liệu vào giá trị tạo hạt kỳ này

* Kết chuyển chi phí vào thành phẩm

Nợ TK 155NĐ ; Giá trị thành phẩm nhập kho

Có TK 154NĐ : tổng chi phí phân bổ cho thành phẩm

Có thể khái quát quá trình tổng hợp chi phí sản xuất theo sơ đồ sau

TK 621 TK 154NĐ TK 1523 TK 1544

K/C chi phí NVLTT Giá trị phế liệu K/C giá trị tạo hạt

K/C Chi phí NCTT Giá trị thành phẩm

3.2.4 Bổ sung báo cáo LCTT vào hệ thống BCTC của công ty :

So với số lượng Báo cáo theo hướng dẫn của nhà nước thì bộ phận kế toán của công ty còn lập thiếu báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà hiệu quả của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là rất lớn Trong mỗi doanh nghiệp, tiền là một yếu tố rất quan trọng Tại mỗi thời điểm nhất định tiền chỉ phản ánh và có ý nghĩa như hình thái biểu hiện của tài sản lưu động nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh tiền được xem là hình ảnh trung tâm của hoạt động kinh doanh, phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp, đánh giá về khả năng tạo ra tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các luồng tiền Chính vì vậy trong hệ thống báo cáo tài chính cần có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để công khai về sự vận động của tiền Nó không chỉ phục vụ cho công tác quản lý của Ban giám đốc mà còn là báo cáo được nhiều đối tượng quan tâm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đánh giá được các vấn đề sau :

- Đánh giá khả năng tạo ra tiền trong quá trình hoạt động, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền

- Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

- Đánh giá khả năng đầu tư của doanh nghiệp

Mặt khác, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn là công cụ để lập dự toán tiền, xem xét và dự toán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của luồng tiền trong tương lai.

Ngày đăng: 14/07/2023, 07:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w