1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoat dong kinh doanh xuat khau mat hang thuy tinh 76625

83 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Khẩu Mặt Hàng Thủy Tinh Và Gốm Xây Dựng Của Công Ty Kinh Doanh Và Xuất Nhập Khẩu Viglacera: Thực Trạng Và Giải Pháp
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Đề Tài Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 205,15 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (4)
    • 1.1. Khái niệm, thực chất, vai trò của xuất khẩu (4)
      • 1.1.1. Một số khái niệm cở bản (4)
      • 1.1.2. Sự cần thiết và vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của Công ty ở nước ta (5)
        • 1.1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của các công ty trong nền kinh tế thị trường (5)
        • 1.1.2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các Công ty ở nước ta (6)
    • 1.2. Các hình thức xuất khẩu chính (8)
      • 1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp (8)
        • 1.2.1.1. Khái niệm (8)
        • 1.2.1.2. Ưu, nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp (9)
      • 1.2.2. Xuất khẩu ủy thác (9)
      • 1.2.3. Xuất khẩu tại chỗ (9)
      • 1.2.4. Buôn bán đối lưu (10)
        • 1.2.4.1. Khái niệm (10)
        • 1.2.4.2. Đặc tính của mua bán đối lưu (10)
        • 1.2.4.3. Các loại hình mua bán đối lưu (10)
      • 1.2.5. Gia công quốc tế (11)
        • 1.2.5.1. Khái niệm (11)
        • 1.2.5.2. Các hình thức gia công quốc tế (11)
      • 1.2.6. Tạm nhập tái xuất (12)
      • 1.2.7. Đấu giá quốc tế (12)
        • 1.2.7.1. Khái niệm (12)
        • 1.2.7.2. Các loại hình thức đầu giá (13)
      • 1.2.8. Giao dịch tịa hội trợ và triển lãm (13)
        • 1.2.8.1. Khái niệm (13)
        • 1.2.8.2. Các loại hội trợ và triển lãm (13)
      • 1.2.9. Giao dịch tại sở giao dịch (13)
      • 12.9.1. Khái niệm (13)
        • 1.2.9.2. Các hình thức giao dịch tại sở giao dịch (14)
    • 1.3. Hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu (14)
      • 1.3.3. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu (14)
        • 1.3.3.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu (14)
        • 1.3.3.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu (17)
      • 1.3.2. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu (18)
      • 1.3.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng (18)
      • 1.3.4. Tạo nguồn hàng xuất khẩu (20)
      • 1.3.5. Thực hiện hợp đồng (23)
        • 1.3.5.1. Xin giấy phép xuất khẩu (23)
      • 1.3.6. Một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh xuất kahảu của các Công ty KDQT (28)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG (30)
    • 2.1. Vài nét về Công ty Kinh doanh và Xuất khẩu trực thuộc Tổng công ty Viglacera (30)
      • 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty (30)
      • 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty (31)
      • 2.1.3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của Công ty (32)
        • 2.1.3.1. Ban điều hành (32)
        • 2.1.3.2. Các phòng, ban nghiệp vụ (37)
      • 2.1.4. Một số đặc điểm kinh tế của Công ty (38)
        • 2.1.4.1. Một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh (38)
        • 2.1.4.2. Các đặc điểm cơ bản về vốn, lao động của Công ty (39)
      • 2.1.5. Khái quát chung tình hình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK (42)
        • 2.1.5.1. Kết quả sản xuất kinh doanh (42)
        • 2.1.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty (43)
        • 2.1.5.3. Về thị trường và bạn hàng xuất nhập khẩu (44)
        • 2.1.5.4. Các mặt hàng chủ yếu được xuất nhập khẩu (45)
    • 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK (46)
      • 2.2.1. Các hình thức xuất khẩu của Công ty kinh doanh và XNK (46)
      • 2.2.2. Hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK (48)
        • 2.2.2.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu (48)
        • 2.2.2.2. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu (50)
        • 2.2.2.3. Đàm phán ký kết hợp đồng (51)
        • 2.2.2.4. Tạo nguồn hàng xuất khẩu (51)
        • 2.2.2.5. Thực hiện hợp đồng (52)
    • 2.3. Những đánh giá chung (54)
      • 2.3.1. Một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Kinh doanh và XNK (54)
      • 2.3.2. Những thành công, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK (56)
        • 2.3.2.1. Những thành công đã đạt được trong hoạt động xuất khẩu của Công ty (56)
        • 2.3.2.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân (57)
  • CHƯƠNG III: ỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG (59)
    • 3.1 Một số dự báo và định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK đến 2006-2010 (59)
      • 3.1.1. Những thời cơ và thách thức chủ yếu đối với Công ty Kinh doanh và XNK (59)
      • 3.1.2. Một số dự báo thị trường xuất khẩu ngành kinh doanh của Công ty (60)
      • 3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Công ty Kinh (63)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK (65)
      • 3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu (67)
      • 3.2.3. Cần chú trọng đến công tác đàm phán ký kết hợp đồng (67)
      • 3.2.4. Xây dựng giá bán hợp lý (68)
      • 3.2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, tạo ra những sản phẩm tinh xảo, chất lượng cao (68)
      • 3.2.6. Tăng cường đầu tư vào hoạt động xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu và sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu (69)
      • 3.2.7. Thực hiện các biện pháp bán hàng mới (70)
      • 3.2.8. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ làm công tác xuất khẩu (71)
      • 3.2.9. Tiết kiệm chi phí sản xuất và chi phí vận tải (71)
    • 3.3. Mốt số kiến nghị (72)
      • 3.3.1. Với quản lý nhà nước và Bộ Thương Mại (72)
        • 3.3.1.1. Kiến nghị đối với nhà nước (72)
        • 3.3.1.2. Kiến nghị với bộ thương mại (74)
      • 3.3.2. Với Tổng công ty (76)
  • KẾT LUẬN (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (78)

Nội dung

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Khái niệm, thực chất, vai trò của xuất khẩu

1.1.1 Một số khái niệm cở bản

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của của một quốc gia.

Xuất khẩu nhằm mục đích thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh, khai thác các ưu thế, tiềm năng đất nước và nâng cao đời sống nhân dân Khác với hoạt động mua bán sản phẩm diễn ra trong thị trường nội địa, hoạt động xuất khẩu phức tạp hơn hơn nhiều Bởi vì đây là hoạt động buôn bán vượt qua biên giới quốc gia, thị trường thế giới là vô cùng rộng lớn, khó kiểm soát, thanh toán bằng ngoại tệ mạnh đồng thời còn phải tuân thủ theo những tập quán, thông lệ quốc tế cũng như luật pháp của từng địa phương.

Thị trường xuất khẩu là nơi diễn ra quá trình trao mua bàn hàng hoá và dịch vụ với nhau vi ngoài biên giới quốc gia Vì thế thị trường xuất khẩu cũng mang đầy đủ chức năng cơ bản của thị trường nói chung đó là chức năng thừa nhận và thực hiện, điều tiết và kích thích thông tin của thị trường Ngoài ra thị trường xuất khẩu còn có đặc điểm mà nhờ chúng có thể phân biệt các thị trường khác nhau như thị trường nội địa.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện từ xuất nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và cả công nghệ cao Tất cả các hoạt động buôn bán trao đổi này đều nhằm mục đích là đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia

1.1.2 Sự cần thiết và vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của Công ty ở nước ta

1.1.2.1 Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của các công ty trong nền kinh tế thị trường

Với mỗi doanh nghiệp,thương mại bảo đảm cho quá trình sản xuất, kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục Các mục tiêu của doanh nghiệp chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá Tuy nhien, trong kinh doanh không phải lúc nào các Công ty cũng tìm kiếm được nhiều cơ hội từ thị trường nội địa, đặc biệt khi cùng một lúc có sự xuất hiện của nhiều Công ty khác nhau cùng kinh doanh một loại hình sản phẩm hay dịch vụ. Điều này đã dẫn dến một hệ quả là thị trường nội địa vốn đã nhỏ bé nay càng bị thu hẹp khiến cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty sẽ bị sút giảm đáng kể.

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa buộc các Công ty phải giá để tăng khả năng cạnh tranh, điều đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty nếu như Công ty không tìm cho mình một hướng đi mới Để khắc phục tình trạng này một giải pháp đối với các Công ty là mở rộng thì trường ra nước ngoài bằng con đường xuất khẩu và đây là cũng là giải pháp tối ưu để giải quyết vần đề tiêu thụ sản phẩm của Công ty Quy luật cạnh tranh đã chỉ ra rằng Doanh nghiệp nào thích nghi với những biến động của thị trường sẽ tồn tại và phát triển và ngược lại nếu không nhanh nhạy nằm bắt các biển đổi của thị trường sẽ bị đào thải

Trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế Thế giới đã có những biến đổi sâu sắc cùng với xu thế hội nhập, khu vực hoá và toàn cầu hoá đã đem lại nhiều cơ hội nhưng chứa đựng nhiều thách thức đối với các Công ty KDQT.

Cơ hội chỉ xuất hiện khi các Công ty KDQT tạo dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.

1.1.2.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các Công ty ở nước ta

Một nền kinh tế nếu chỉ chú trọng vào thị trường nội địa mà không quan tâm phát triển Thương mại Quốc tế thì kết quả tất yếu sẽ xảy ra là quốc gia đó sẽ rơi vào vòng xoáy của sự tụt hậu Ý thức được tầm quan trọng của Thương mại Quốc tế và nguy cơ của sự tụt hậu nhanh chóng, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm và nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi để các Công ty ở Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.

Nếu xét về địa lý Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Thương mại Quốc tế Nước ta nằm trong khu vực có tốc độ phát triển cao, vị trí địa lý thuận lợi cho cả vận chuyển đường hàng không, đường biển, dân số đông và khí hậu nhiệt đới gió mùa Thế mạnh của ta là hàng may mặc, hải sản, nông sản, giày dép tuy nhiên đa số sản phẩm của Việt Nam chưa được thị trường thế giới biết đến Chính vì vậy, xuất khẩu là một trong những con đường để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của Việt Nam.

Chúng ta có thể thấy rõ hơn vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu dưới hai giác độ sau:

 Đối với nến kinh tế Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa thì xuất khẩu có vai trò đặc biệt đối với nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như nền kinh tế thế giới Xuất khẩu là một trong những yếu tố cơ bản hất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự phát triển kinh tế quốc gia.

- Xuất khẩu là động lực thúc đẩy CNH – HĐH ở Việt Nam: Để phát triển kinh tế - xã hội, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế và chủ động hội nhập về kinh tế, vai trò quan trọng của hoạt động xuất khẩu là rất quan trọng không thể bàn cãi được Đảng và Chính phủ ta đã coi xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế trọng yếu của đất nước.Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phụ tình trạnh nghèo và chậm phát triển của nước ta Để công nghiệp hóa đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghiệ tiên tiến… Nguồn vốn để nhập khẩu có thể hình thành từ các nguồn chủ yếu như:

- Thu tù hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ

Tuy nhiên, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, phục vụ CNH – HĐH là xuất khẩu Xuất khẩu sẽ tạo nguồn thu ngoại tế để đáp ứng nhu cầu ngoại tế cho mua sắm may móc thiết bị, phục vụ CNH – HĐH, đồng thời là nguồn để trả nợ nước ngoài, giúp cân bằng và lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế, ổn định tình hình kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển…

- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tê, thúc đẩy sản xuất phát triển

Cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùng thế giới ngày càng thay đổi mạnh mẽ Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại Vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH – HĐH phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.

Qúa trình chuyển dịch cơ cấu về thực chất là quá trình tổ chức và cơ cấu lại nền kinh tế để tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế Tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển thể hiện ở chỗ:

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thận lợi.

- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.

- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

- Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi đuợc với thị trường.

- Xuất khẩu có tác động tích đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân

Các hình thức xuất khẩu chính

Xuất khẩu trực tiếp (direct export) là hình thức nhà sản xuất giao dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức của mình.

Trong hoạt động thương mại quốc tế thì phần lớn hàng ở thị trường thế giới thực hiện qua hình thức xuất khẩu trực tiếp (trên 2/8 kim ngạch buôn bán) Hình thức xuất khẩu trực tiếp này chỉ được ưu thích khi doanh nghiệp đã phát triển đủ mạnh để tiến tới tổ chức bán hàng riêng của mình, để có thể kiểm soát trực tiếp thị trường.

1.2.1.2 Ưu, nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp

- Giảm bớt lợi nhuận trung gian sẽ làm tăng chênh lệnh giữa giá bán và chi phí, tức là làm tăng lợi nhuận cho công ty.

- Người sản xuất có liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng, với thị trường, biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng do đó có thể thay đổi sản phẩm và các điều kiệm bán hàng trong trường hợp cần thiết.

Hình thức này làm tăng rủi ro trong kinh doanh, nhà sản xuất phải đối đầu trực tiếp với tập hợp những khó khăn, thách thức của thị trường nước ngoài Do những khác biệt về môi trường kinh doanh, văn hóa, ngôn ngữ, chính trị, luật pháp, sở thích tiêu dùng…sự khác biệt này đòi hỏi nhà sản xuất phải biết cách thích nghi, thay đổi… để có thể tồn tại và phát triển sản phẩm của mình tại thị trường nước ngoài.

Là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê và nhận làm dịch vụ xuất khẩu hoạt động này được thực hiện trên cở sở hợp đồng ủy thác xuất khẩu giữa các doanh nghiệp, phù hợp với những quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

1.2.3 Xuất khẩu tại chỗ Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu mới đang có xu hướng phát triển mạnh và phổ biến ở các nước đang phát triển Hình thức xuất khẩu có đặc điểm: là hàng hóa xuất khẩu không cần phải vượt qua biên giới quốc gia mà đối tác và doanh nghiệp vẫn có thể đàm phán trực tiếp với nhau, đối tác

(người mua) là người tìm đến doanh nghiệp Mặt khác, doanh nghiệp tránh được một số thủ tục va những rủi ro như: không phải làm thủ tục thông quan hàng hóa, mua bảo hiểm hàng hóa, thuê phương tiện vận chuyển và rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa… Do đó, giúp doanh nghiệp giảm được một khoản chi phí lớn.

Hình thức xuất khẩu tại chỗ được những quốc gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều công ty nước ngoài đóng tại quốc gia đó khai thác tối đa và đã mang lại những kết quả to lớn

Là phương thức giao dịch trao đổi hàng hàng, xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhâp khẩu người bán đồng thời là người mua gia đi và nhần về những hàng hòa có giá trị tương đương (trao đổi hàng – hàng)

1.2.4.2 Đặc tính của mua bán đối lưu

- Cân bằng về mặt hàng: Mặt hàng quý hiến đổi lấy mặt hàng quý hiến, hàng tồn kho đổi lấy hàng tồn kho, hàng rẻ tiền đổi lấy hàng rẻ tiền.

- Cân bằng về mặt giá cả: Hàng tính giá đắt đổi hàng tính giá đắt và ngược lại.

- Tổng giá trị phải ngang nhau.

- Cân bằng về các điều kiện mua bán, điều kiện cơ sở giao hàng, hàng giao giá shilp thì nhận hàng giá shilp.

Mua bán đối lưu được sử dụng rỗng rãi ở các nước đang phát triển Vì thiếu ngoại tệ tự do, các nước này dùng đổi hàng để cân đối nhu cầu trong nước.

1.2.4.3 Các loại hình mua bán đối lưu

- Hàng đổi hàng: là hình thức mua bán đối lưu mà hai bên trao đổi trực tiếp với nhau những hàng hóa có giá trị tương đương và diễn ra cùng một thời điểm.

- Mua đối lưu: Là hình thức mua bán đối lưu mà một bên sẽ cam kết mua lại của bên kia một lượng hàng đã xác định cụ thể với giá trị tương đương trong tương lai.

- Trao đổi bù trừ: Là hình thức mua bán đối lưu mà hai bên trao đổi hàng hàng trên cơ sở ghi nhận lại hàng giao và hàng nhận đến cuối kỳ mới đối chiếu bù trừ cho nhau bằng tiền hoặc kết chuyển số dư.

- Mua bồi hoàn: Là hình thức mua bán đối lưu mà một bên cam kết nhận lại một lượng hàng hóa có giá trị tương đương nhằm bồi hoàn cho bên kia một lượng ngoại tệ đã được xác định trước trong tương lai.

Hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu

1.3.3 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu

1.3.3.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu

Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là nhằm tìm kiếm cơ hội thuận lợi, có hiệu quả cho việc thâm nhập thị trường nước ngoài của doanh nghiệp Nghiên cứu thị trường để tìm thị trường cho các hàng hóa, dịch vụ trong một khoảng thời gian và nguồn tài lực hạn chế Thị trường quốc tế chụi ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau, thường là đa dạng, phong phú hơn nhiều so với thị trường nội địa Các nhân tố này có thể mang tính vĩ mô (như các yếu tố môi trường kinh tế, chính trị-luật pháp, văn hóa, môi trường cạnh tranh…) hoặc vi mô (như tập tính và phương thức hoạt động của thị trường) có trường hợp thể hiện rõ ràng song có khi tiềm ẩn, khó nắm bắt được Việc định dạng các nhân tố này cho phép doanh nghiệp xác định rõ nội dung cần tiến hành nghiên cứu trên thị trường quốc tế Nó cũng là căn cứ để doanh nghiệp lựa chọn thị trường, cách thức thâm nhập thị trường và các chính sách marketing xuất khẩu.

 Thông thường công tác nghiên cứu thị trường bao gồm 3 vấn đề chủ yếu sau:

- Nghiên cứu chính sách ngoại thương của các quốc gia

Chính sách ngoại thương của các quốc gia bao gồm:

- Xác định và dự báo biến động cung cầu hàng hóa trên thị trường quốc tế Cầu là khối lượng hàng hóa mong muốn mà người tiêu dùng có khả năng tiêu thụ ở một mức giá nhất định.

Cung hàng hóa là khối lượng hàng hóa mà những người bán có thể đáp ứng ở một giá cả nhất định.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cung - cầu hàng hóa trên thị trường quốc tế mà khi nghiên cứu thị trường nước ngoài các Công ty KDQT cần phải nghiên cứu đó là:

+Những nhân tố làm biến đổi dung lượng thị trường có tính chu kỳ như:

Sự vận động của tình hình kinh tế các nước trên thế giới; Tính chất thời vụ trong quá trình sản xuất, phân phối và lưu thông hàng hóa.

+ Những nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến dung lượng thị trường như: Tiến bộ khoa học và công nghệ; Biện pháp, chế độ chính trị; Thị hiếu tiêu dùng; Phong tục tập quán…

- Thông tin giá cả và phân tích cơ cấu giá các loại giá cả quốc tế.

Các doanh nghiệp khi tổ chức KDQT cần phải năm vững thông tin giá cả và phân tích cơ cấu giá cả giá để đưa ra mức giá phù hợp với sản phẩm của mình sao cho giá cả của sản phẩm có sức cạnh tranh hơn đối thủ.

Việc tiến hành nghiên cứu đầy đủ, toàn diện của một Công ty KDQT giúp Công ty có thể dự đoán chính xác xu hướng biến đổi của nó, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 Để tiến hành nghiên cứu thị trường quôc tế Công ty KDQT cần phỉ thu thập thông tin, tổ chức tìm kiếm nguồn tin và có phương pháp thu thập, xử lý thông tin có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu Có hai nguồn thông tin cơ bản về thị trường nước ngoài sau đây:

- Các nguồn thông tin thứ cấp:

Là tất cả những tin tức đã được công bố như tin tức và tài liệu thương mại, tạp chí, sách báo, thông tin của các tổ chức quốc tế, của các tổ chức khu vực…

+ Ưu điểm của nguồn thông tin này là chi phí thu thập rất rẻ, thông tin thu thập được rất đa dạng

+Nhược điểm của chúng là kém tính cập nhật, độ tin cậy không cao và không phản ánh được nhiều khía cạnh quan trọng của thị trường như tập tính, thị hiếu, sở thích tiêu dùng.

Các thông tin sơ cấp chỉ nên sử dụng khi nghiên cứu khái quát thị trường để có những đánh giá sơ bộ.

- Các nguồn thông tin sơ cấp

Là nguồn thông tin do bản thân doanh nghiệp tự thu thập trên thị trường thông qua trao đổi trực tiếp với thương nhân và khách hàng nước ngoài Có ba phương pháp chính để thu thập thông tin sơ cấp là:

+ Phỏng vấn: dựa trên các câu trả lời của khách hàng và người tiêu dùng theo những câu hỏi có mục đích của người điều tra.

Phương pháp này có ưu điểm là có thể khai thác được nhiều ý kiến của khách hàng, người tiêu dùng Tuy nhiên mức độ mã hóa thông tin không cao, chi phi cao và mất nhiều thời gian.

+ Quan sát: cán bộ điều tra có thể trực tiếp tiến hành hoặc thông qua thiết bị kỹ thuật như camera, ghi âm… Ưu điểm của phương pháp này là khai thác được nhiều thông tin Nhược điểm là độ chính xác không cao, tốn nhiều thời gian, chi phí cao.

+ Thử nghiệm thị trường: là phương pháp thu thập thông tin về những mối liên hệ nhân quả liên quan đến khách hàng qua hành vi ứng sử của khách hàng trước những thử nghiệm của doanh nghiệp về chủng loại giá cả, phương thức phân phối, cách thức quảng cáo.

Phương pháp này có ưu điểm: là lượng hóa và mã hóa được thông tin. Nhược điểm: là có thể gây ra sự lúng túng, phân vân trong việc lựa chọn tấn suất, mang tính chất tương đối chủ quan, ngẫu nhiên.

1.3.3.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu

Lựa chọn thị trường xuất khẩu cho hoạt động KDQT của doanh nghiệp là khâu khởi đầu đầy khó khăn quyết định sự thành công trong tương lai của doanh nghiệp Nó đòi hỏi những phân tích và cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định Việc lựa chon thị trường xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào những kết quả nghiên cứu thị trường và chiến lược mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG

Vài nét về Công ty Kinh doanh và Xuất khẩu trực thuộc Tổng công ty Viglacera

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu với tên giao dịch quốc tế là Trading And Export – Import Company, viết tắt là Tradimex là một công ty nhà nước trực thuộc Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng Công ty được thành lập ngày 17/5/1998 theo quyết định số 217/BXD – TCLĐ của Bộ Xây Dựng trên cơ sở sắp xếp và cơ cấu lại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trực thuộc Bộ Xây Dựng Trụ sở chính đặt tại: Số 2 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy – Hà Nội.

Công ty là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ như luật định, tự chụi trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong số vốn do tổng công ty quản lý, có con dấu, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng Tổng công ty bao gồm gần 40 nhà máy, xí nghiệp thành viên với trên 10 000 cán bộ công nhân viên Đến nay, do có sự sát nhập của nhiều nhà máy, đơn vị nên hiện nay Tổng công ty còn 26 đơn vị trực thuộc. Hiện nay, Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu là một công ty lớn, có uy tín tại Việt Nam với các chuyên viên giỏi, có năng lực thực hiện công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất cho các đơn vị thành viên Trong giai đoạn hiện nay, Công ty đã thiết lập được mối quan hệ về kỹ thuật, kinh tế với nhiều đối tác tại trên 22 quốc gia trên các lĩnh vực:

- Nhập khẩu công nghệ, thiết bị dây truyền sản xuất

- Hợp tác sản xuất kinh doanh

Trải qua gần 10 năm họat động, với bề dày kinh nghiệm Công ty đã và đang đi vào ổn định củng cố và ngày càng phát triển xứng đáng là một trong những Công ty hàng đầu kinh doanh và xuất nhập khẩu lớn ở Việt Nam

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị của Tổng công ty thủy tinh, gốm xây dựng và một số đơn vị thuộc bộ xây dựng, trong quyết định số 217/BXD- TCLĐ có nêu rõ chức năng và nhiệm vụ của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu như sau:

 Nghiên cứu quy luật cung cầu trên thị trường về các loại sản phẩm do các đơn vị thành viên sản xuất để xây dựng phương án tiêu thụ làm cho công tác sản xuất kinh doanh của tổng công ty hòa nhập và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

 Đại diện các đơn vị thành viên và nhận ủy thác của các đơn vị này trong việc nhập khẩu nguyện liệu sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm của Tổng công ty ra thị trường nước ngoài.

 Xây dựng tổ chức triển khai quản lý hệ thống đại diện, đại lý, của hàng, cộng tác viên… hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty.

 Cân đối lập kế hoạch về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm do các đơn vị thành viên sản xuất, trình ban quản lý và Tổng giám đốc phê duyệt.

 Xây dựng chương trình tiếp thị ngắn hạn, dài hạn trình Tổng công ty phê duyệt trên cơ sở đó thực hiện nhiệm vụ được giao, điều tiết ổn định thị trường.

Hiện nay, Công ty có hai chi nhánh trực thuộc tại thành phố Hồ ChíMinh và Nha Trang được Tổng công ty giao cho quản lý Các chi nhánh này đóng vai trò là đại diện và đầu mối phân phối các sản phẩm của Tổng công ty tại khu vực Miềm Nam và Miền Trung.

2.1.3 Cơ cấu, tổ chức bộ máy của Công ty Để đáp ứng sự phát triển của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty thủy tinh, gốm xây dựng, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao và yêu cầu của thị trường trong giai đoạn mới Công ty đã thực hiện công tác tổ chức kinh doanh và xuất nhập khẩu của bộ máy 210 cán bộ, nhân viên theo sơ đồ ở hình 1.

Ban điều hành của công ty bao gồm: Giám đốc Công ty và các Phó giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Công ty thông qua các phòng ban nhiệm vụ.

 Giám đốc Công ty có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Là đại diện pháp nhân của Công ty và chụi trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu được Chủ tịch HĐQT phê duyệt tại Quyết định số 64/TCT – HĐQT ngày 11 tháng 7 năm 2000 Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty.

- Nhận vốn và tài sản (kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước do Tổng công ty giao để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Tổng công ty giao.

- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao, xây dựng quy chế huy động vốn sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, báo cáo Tổng công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện quy chế đó đạt hiệu quả.

- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm Công ty trình Tổng công ty phê duyệt.

Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK

2.2.1 Các hình thức xuất khẩu của Công ty kinh doanh và XNK

Là đơn vị trực thuộc Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng nên hình thức xuất khẩu chủ yếu của Công ty là xuất khẩu ủy thác Công ty ủy thác cho các đơn vị thành viên theo những đơn đặt hàng từ phía nước ngoài, mặt khác Công ty cũng chủ động trực tiếp tìm kiếm bạn hàng nhằm xuất khẩu mặt hàng thủy tinh và gốm xây dựng ra thị trường nước ngoài

Hiện nay, Công ty đang cố gắng tìm cách xuất khẩu thông qua giao dịch tại hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, thông qua các trung gian ở nước ngoài Có thể thấy trong những năm qua Công ty đã tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm như: Hội chợ Gốm sứ Quảng Châu – Trung Quốc ViệtNam năm 2003, Hội chợ Tây Ban Nha, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ tháng 6 – 2003, Hội chợ Gốm sứ tại Việt Nam năm 2005… Thông qua các hội trợ này Công ty đã xuất khẩu được một số lượng sang thị trường nước ngoài Tuy khối lượng hàng xuất khẩu theo hình thức này còn khiêm tồn nhưng cũng đã phản ánh được những cố gắng không ngừng của Công ty.

Ta có kết quả hoạt động xuất khẩu theo các hình thức xuất khẩu của Công ty dưới biểu đồ sau: Đvt: 1000.000đ

Biểu đồ: Các hình thức xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK

(Nguồn: Phòng XNK Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu)

Qua biều đồ trên ta thấy hình thức xuất khẩu ủy thác luôn đạt giá trị lớn đồng thời chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty qua các năm Do đó, đây là hình thức xuất khẩu chủ yếu của Công ty.

Hình thức xuất khẩu trực tiếp cũng tăng dần qua các năm về mặt giá trị.

Ta có thể thấy hình thức xuất khẩu này tăng khá nhanh qua các năm cụ thể là: năm 2002 đạt 1,350 tỷ đồng, năm 2003 đạt 1,431 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2002; năm 2004 đạt 1,531 tỷ đồng tăng 6,5% so với năm 2003; năm 2005 đạt 1,653 tỷ đồng tăng 7,4% so với năm 2004 Kết quả phản ánh hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài, tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng… đã gặt hái được một số kết quả, nhưng so với hình thức xuất khẩu ủy thác thì vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ khoảng 15% chủ yếu cung cấp cho các công trình xây dựng mà phía Việt Nam thắng thầu Hy vọng rằng hình thức xuất khẩu

2002 2003 2004 2005 xuất khẩu trực tiếp xuất khẩu ủy thác kim ngạch xuất khẩu trực tiếp sẽ dần dần chiếm ưu thế trong hình thức xuất khẩu của Công ty, bởi vì điều này sẽ giúp cho Công ty chủ động hơn trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

2.2.2 Hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK 2.2.2.1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu

 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu

Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu là một khâu quan trọng và rất cần thiết đầu tiên đối với bất cừ Công ty KDQT nào Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá trình điều tra để tìm triển vọng bán hàng cho một hay một nhóm sản phẩm nhất định, kể cả phương thức thực hiện mục tiêu đó Khi mở rộng ra thị trường quốc tế, các Công ty KDQT theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau và bất cứ công ty nào cũng mong muốn và cố gắng đạt được mục tiêu cơ bản của nó là lợi nhuận hoặc thị trường Để có thể đạt được mục tiêu đó thì nghiên cứu thị trường là hoạt động nghiệp vụ đầu tiên tạo tiền đề cho những nghiệp vụ tiếp theo Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu từ khi mới thành lập Công ty đã chú trọng đến vấn đề này Công ty đã cử một số cán bộ xuất khẩu kiêm nghiên cứu về thị trường nhưng kết quả đạt được của việc nghiên cứu thị trường rất còn hạn chế và yếu kém.

Những thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu là những thông tin thứ cấp do ngân sách của Công ty dành cho công tác này còn hạn hẹp Vì vậy, tính cập nhật của các thông tin này thường kém, độ tin cậy không cao, không phản ánh được khía cạnh quan trọng của thị trường Các thông tin sơ cấp về thị trường không đủ chi phí để thu thâp

Khả năng thăm quan, khảo sát thị trường nước ngoài của Công ty còn rất hạn chế vì mỗi chuyến đi chi phí khá tốn kém, hiệu quả không cao do trình độ ngoại ngữ, khả năng tìm kiếm, khai thác, xử lý thông tin của cán bộ còn yếu,lợi ích đem lại không đủ bù chi phí

Hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty chưa được tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính và dựa trên kết qủa nghiên của Tổng công ty.

Công ty chưa thực sự có một số bộ phận chuyên trách về thị trường, mà chỉ do các cán bộ làm công tác xuất khảu kiêm nhiệm luồn vai trò này.

 Lựa chon thị trường mục tiêu xuất khẩu

Với uy tín của thương hiệu Viglacera, sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hơn 22 quốc gia trên thế giới chủ yếu tập trung ở Châu Á, vùng Đông Âu và một số nước thuộc EU Trong phương hướng phát triển của mình Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu đã xác định các thị trường xuất khẩu tiềm năng cần phải tập trung để đẩy mạnh là:

- Thị trường Nga và Đông Âu Đây được coi là thị trường truyền thống có nhiều tiềm năng cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm Các sản phẩm sứ vệ sinh và gạch ốp lát đang tiêu thụ tốt ở thị trường này chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu Để đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường này, những năm gần đây Công ty mới tiến hàng các hoạt động khảo sát, tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng và các đặc tính về khí hậu để tiến hàng nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm cho phù hợp.

- Thị trường EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản Đây là các thị trường mà Công ty mới chỉ thực hiện xuất khẩu vài lô hàng

Xứ vệ sinh và gạch Graniet, chiếm khoảng 15% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu của Công ty thường thông qua các đối tác trung gian với mục đích thăm dò thị trường và giới thiệu sản phẩm Các thị trường này có thu nhập cao nên đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm, do đó là thị trường mục tiêu mà Công ty cần phải chú trọng thời gian tới.

- Thị trường Trung Đông, Tây Á và Nam Á: Đây cũng là khu vực có thu nhập khác, có khí hậu khô, nóng nên các mặt hàng như sứ vệ sinh và gạch ốp lát rất có tiềm năng tiêu thụ Hiện nay, Công ty đang thông qua một số đối tác trung gian để tiêu thụ các sản phẩm của mình

- Thị trường Asean: Đây là thị trường có quan hệ gần gũi và lâu năm, có vị trí địa lý gần với Việt Nam, do đó hàng hoá xuất khẩu sang thị trưdờng này có nhiều thuận lợi như chi phí vận chuyển thấp, ít bị rủi ro…Đối với khu vực này, Công ty đặc biệt coi trọng thị trường Đông Dương vì đây là các thị trường mà đặc tính tiêu dùng tương đương với thị trường Việt Nam Trị giá xuất khẩu của Công ty sang các nước này đã chiếm tới 20% kim ngạch xuất khẩu của mình.

Những đánh giá chung

2.3.1 Một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Kinh doanh và XNK

Hiện nay, Công ty cũng rất chú trọng tới công tác xuất khẩu các mặt hàng của Tổng công ty để nhằm tăng thu ngoại tệ Nếu ở phần trên, chúng ta tập trung đánh giá tình hình hoạt động nhập khẩu của Công ty thì ở phần này để đánh giá xem tình hình hoạt động xuất khẩu trong thời gian qua của Công ty ta cần tập trung phân tích và đánh các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận… do hoạt động xuất khẩu đem lại.

Dựa trên các số liệu thu thập được của phòng Kế toán Công ty cung cấp ta có bảng sau:

Bảng4: Kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty

Doanh thu XK (Triệu USD) 1,78 1,73 2,46 4,98

Tổng chi phí XK (Triệu USD)

- Chi phí sản xuất hàng XK

- Thuế xuất khẩu, thuế lợi tức

- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ

- Phí kiểm định, giám định, quan

- Tỷ suất lợi nhuận XK

- Tỷ suất ngoại tệ XK

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính của Công ty Kinh doanh và XNK

 Về doanh thu: Doanh thu xuất khẩu của Công ty còn hạn chế những năm qua đã có bước tăng trưởng khá.

Cụ thể là: từ 1,78 triệu USD năm 2001 thì đến năm 2004 là 4,98 triệu USD. Để có được kết quả như vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã, Công ty rất coi trọng việc theo dõi cũng như đánh giá các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế của thị trường nước ngoài để có thể cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường xuất khẩu.

Doanh thu tăng nên lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu đem lại cũng được cải thiện Trong năm 2001 là 0,845 triệu USD, năm 2002 là 1,124 triệu USD tăng 24,8% so với năm 2001 Năm 2003 do giá đồng USD tăng làm cho chi phí xuất khẩu nên lợi nhuận chỉ đạt 0,828 triệu USD Sang năm 2004 do hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường xuất khẩu của Công ty được đẩy mạnh nên lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu tăng lên rõ rệt đạt mức 1,645 triệu USD.

 Về chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu

Theo tính toán ta thấy năm 2001 cứ một đồng USD chi phí xuất khâu của Công ty đem lại 1,39 USD doanh thu, nhưng trong năm 2002 chỉ đạt 1,08 USD giảm 2,8% so với năm 2001 Năm 2003 đã tăng lên 1,5USD và năm

2004 cứ một đồng USD chi phí xuất khẩu thu được 1,49 USD doanh thu.

2.3.2 Những thành công, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK

2.3.2.1.Những thành công đã đạt được trong hoạt động xuất khẩu của Công ty

Là một thành viên chụi sự quản lý của Tổng công ty Viglacera nhưng Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu vẫn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình Mặc dù vấp phải nhiều khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu đã từng bước khắc phục những khó khăn, từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường và không ngừng phát triển Để đạt đượcđiều này yếu tố con người mang tính chất quyết định và đặc biệt quan trọng đối với Công ty Kinh doanh thương mại.

Trong quá trình thực hiện xuất khẩu sản phẩm của Công ty ra thị trường nước ngoài, một thành công lớn nhất phải kể đến của Công ty Kinh doanh vàXuất nhập khẩu nói riêng và Tổng công ty Viglacera nói chung đó là sự kiệnTổng công ty Viglacera đã thành lập được hai chi nhánh của mình tại nướcNga và Mỹ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hoạt động kinh doanh củaTổng công ty Với hai chi nhánh này Tổng công ty có thể mở rộng mạng lưới phân phối của mình sang khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu…từng bước khẳng định vị trí thương hiệu Viglacera trên thị trường quốc tế Điều đó sẽ làm kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty không ngừng tăng lên trong những năm tới

2.3.2.2 Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đạt được, hoạt động xuất nhập khẩu cuả Công ty trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của Công ty, cụ thể là:

- Mặc dù kim ngạch xuất khẩu những năm qua có tăng nhưng Công ty vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của mình và các đơn vị thành viên Theo đánh giá hiện nay, sản xuất của các nhà máy của Công ty mới chỉ đạt 88,33% công suất thiết kế.

- Tình hình mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu tương đối lớn, do đó chưa tiết kiệm được nguồn ngoại tệ trong khi phần lớn các dây truyền sản xuất của Công ty được vay từ ngân hàng nên việc cân đối tài chính còn rất nan giải.

- Tuy chất lượng sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn ISO 9000 nhưng mẫu mã sảm phẩm chưa đa dạng, màu sắc chưa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

- Do phải nhập nhiều nguyên liệu để phục vụ sản xuất nên giá cả các sản phẩm của Công ty còn cao kém sức cạnh tranh so với các sản phẩm trong và ngoài nước

Những hạn chế trên của hoạt động sản kinh doanh và xuất nhập khẩu là kết quả của nhiều nguyên nhân, cả khách quan cũng như chủ quan, có thể kể đến như sau:

+ Do công tác nghiên cứu thị trường của Công ty mới được chú trọng nên bước đầu đạt hiệu quả chưa cao.

+ Do Công ty chưa đảm bảo được nguyên liệu cũng như hóa chất để phục vụ sản xuất, bên cạnh đó hoạt động khai thác chế biến còn nhiều hạn chế nên hàng năm vẫn còn nhập khẩu một lượng tương đối lớn nên còn khó khăn cho việc hạ giá thành sản phẩm.

+ Do các sản phẩm của Công ty phải cạnh tranh khốc liệt với các hãng nổi tiếng, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh cũng như có tiềm lực tài chính mạnh.

+ Do việc phối hợp giữa các ban ngành trong nước về việc chống buôn lậu và gian lận thương mại chưa được tốt gây nhiều sức ép cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty ngay tại thị trường nội địa nên hiệu quản sản xuất, kinh doanh chưa cao, chưa khai thác lợi thế theo quy mô để giảm giá thành sản phẩm.

+ Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực trong những năm qua đặc biệt là những năm mới đi vào hoạt động nên đồng tiền các nước ASEAN mất giá nhiều hơn so với VNĐ nên các nước này có lợi thế cạnh tranh hơn.

ỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG

Một số dự báo và định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK đến 2006-2010

3.1.1 Những thời cơ và thách thức chủ yếu đối với Công ty Kinh doanh và XNK

Theo lộ trình gia nhập AFTA của Việt Nam thì đến năm 2006 toàn bộ 10.150 mặt hàng đã đăng kí sẽ có mức thuế suất từ 0 – 5% trong đó mặt hàng thủy tinh và gốm xây dựng là một trong số 15 mặt hàng giảm thuế nhanh vào năm 2003 Việt Nam gia nhập AFTA đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong đó có Tổng công ty Viglacera nói chung và Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu nói riêng Cũng như các doanh nghiệp khác, các sản phẩm của Công ty sẽ được hưởng những ưu đãi chung như được hưởng mức thuế nhập suất từ 0 – 5%, các thủ tục xuất khẩu hàng hóa sẽ đơn giản hóa… khi xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Mặt khác, Công ty sẽ có cơ hội mở rộng thêm thị trường, tìm kiếm thêm nhiều đối tác kinh doanh, thuận lợi hơn trong việc mở các chi nhánh của mình ở thị trường các nước Đông Nam Á Bên cạnh đó, các Công ty cũng sẽ được hưởng những hỗ trợ chung từ phía chính phủ các nước trong khu vực như loại bỏ hạn ngạch nhập khẩu, các chính sách thông thoáng trong hoạt động xuất nhập khẩu, sự hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu va tìm hiểu thị trường xuất khẩu.

Khi hiệp định CEPT/AFTA thực sự có hiệu lực, Chính phủ buộc phải xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu trong khi đay là công cụ chủ yếu để bảo hộ nền sản xuất trong nước Đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp Nhà nước vốn đã quen với sự bảo hộ của Chính phủ Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập, lúc này các doanh nghiệp hoàn toàn phải đứng trên “đôi chân” của mình, phải tạo dựng cho sản phẩm của mình có uy tín, chất lượng, giá cả cạnh tranh để có thế đứng vững trên thị trường.

Một thách thức lớn nhất đó là sự cạnh tranh gay gắt không chỉ ở thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế Với lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu giữa các nước trong khu vực với nhau như hiện nay thì có nghĩa là các sản phẩm gạch ốp lát, gạch ngói xây dựng, sứ vệ sinh của các nước Malaysia, Philipin, Thái Lan… sẽ tự do cạnh tranh với các sản phẩm của Công ty ngay trên thị trường trong nước mà cả trên thị trường của các nước khác trong khu vực Trong cuộc cạnh tranh này sẽ không có chỗ cho các doanh nghiệp khôn năng động, không tìm cho mình một hướng đi riêng.

Nhận thức được sự cạnh tranh gay gắt này, ngay từ đầu năm 2004 các Công ty thành viên của Tổng công ty Viglacera trong đó có Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu đã thiết lập thêm một số chi nhánh tại nước ngoài, tích cực tham gia các hội trợ, triển lãm, đổi mới công nghệ, cải tiến chất lượng và mẫu mã từng bươc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm mang thương hiệu Viglacera trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Có thể nói chính những áp lực của sự cạnh tranh khi Hiệp định CEPT/AFTA thực sự có hiệu lực đã thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, năng động hơn trong các hoạt động xuất khẩu và chủ động hơn trước những thay đổi của thị trường.

3.1.2 Một số dự báo thị trường xuất khẩu ngành kinh doanh của Công ty Kinh doanh và XNK giai đoạn 2006-2010

Giai đoạn 2001 – 2005 đánh dấu nhiều thay đổi trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Vơi việc thành lập hai chi nhánh của Tổng công ty tại thị trường Nga và Mỹ đã mở ra nhiều hướng mới cho hoạt động xuất khẩu của Công ty Trong giai đoạn 2006 – 2010, mục tiêu của Công ty là vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ buôn bán với các thị trường truyền thống, thúc đẩy các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu.

Trong giai đoạn 2006 – 2010, nhu cầu về các sản phẩm gạch ốp lát, gạch ngói xây dựng, các loại kính nổi dùng trong xây dựng và tranh trí nội thất của thị trường Nga, một số nước Đông Âu và Bắc Mỹ có xu hướng chững lại do các hạng mục công trình xây dựng ở khu vực này hầu hết đã hoàn tất. Tuy nhiên để duy trì hoạt động xuất khẩu sang thị trường này, Công ty cần phải đa dạng hóa loại hình sản phẩm Gần đây, Công ty đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới đó là gương tráng bạc cao cấp mang thương hiệu Viglacera dùng trong trang trí nội thất Sản phẩm này đã tham gia hội chợ thương mại tổ chức tại Nga và được khách hàng Nga rất ưu chuộng và đánh giá cao. Đối với thị trường Châu Á, theo sự nhận định của các chuyên gia kinh tế thị khu vực Châu Á là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao nhất thế giới với nhiều trung tâm kinh tế lớn như Hông Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… với tốc độ đô thị hóa cao như hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm thủy tinh và gốm xây dựng của khu vực này là rất cao Đây chính là cơ hội để Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, đối với một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hông Kông… đây là những quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Châu Á, để có thể xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này yếu tố quan trọng nhất không phải là chính sách giá mà yếu tố để cạnh tranh đó chính là chất lượng và mẫu mã của sản phẩm Để có thể cạnh tranh được trên thị trường này đòi hỏi Công ty phải có một chiến lược rõ ràng trong đó cải tiến chất lượng và mẫu mã là phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục.

Thị trường các nước Đông Nam Á cũng là một thị trường đầy tiền năng, trong đó Lào và Campuchia là hai quốc gia đang có tốc độ phát triển ngành xây dựng tương đối cao Hiện nay, hàng vật liệu xây dựng của Thái Lan đang chiếm lĩnh thị trường tại Lào, người dan Lào cũng rất ưu chuộng hàng của Thái Lan Nhu cầu tiêu thụ hàng sứ vệ sinh, gạch ngói xây dựng, gạch ốp lát tại Lào hiện nay là rất lớn, ở Viên Chăn có rất nhiều cửa hàng kinh doanh chuyên ngành vật liệu xây dựng.

Các sản phẩm của Thái Lan bán ở thị trường Lào và Campuchia có đặc điểm là chất lượng sản phẩm lại không cao bằng các sản phẩm của Công ty nhưng hình thức và mẫu mã rất đa dạng và thường xuyên thay đổi Để sản phẩm của Công ty cũng được ưu chuộng tại Lào và Campuchia, trong thời gian tới Công ty nên tập trung vào khâu cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm Hiện tại hầu hết sản phẩm của Công ty bán trên thị truờng đều là những sản phẩm có kiểu dáng cũ không còn phù hợp với xu thế tiêu dùng chung Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho sản phẩm của chúng ta chưa chiếm lĩnh được thị trường Lào và Campuchia.

Một số thị trường khác cũng đầy hứa hẹn đó là thị trường Châu Phi, hiện nay Công ty đã thiết lập mối quan hệ buôn bán với một số nước như Irắc, Libi, Thổ Nhĩ Kì… trong đó Irắc là quốc gia đang trong thời kỳ tái thiết đất nước sau chiến tranh do đó nhu cầu xây dựng là rất lớn Trong thời gian tới khu vực này cũng trở thành khu vực có tốc độ đô thị hóa cao vì thế đây cũng là một thị trường tiềm năng của Công ty.

Dự báo thị trường xuất khẩu là một công việc quan trọng mà bất kỳCông ty kinh doanh quốc tế nào cũng phải thực hiện trước khi ra một kế hoạch kinh doanh cho một giai đoạn cụ thể Dựa trên những thông tin thu thập được từ hoạt động dự báo thị trường các nhà Quản trị của Công ty có thể dễ dàng đưa ra các chiến lược xuất khẩu phù hợp với đặc điểm của từng thị trường.

3.1.3 Định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK giai đoạn 2006-2010

Dựa trên những dự báo về thị trường xuất khẩu mặt hàng thủy tinh và gốm xây dựng của Công ty giai đoạn 2006 – 2010, Công ty có thể hoạch định chiến lược phát triển xuất khẩu trong thời gian tới như sau:

 Trở thành nhà cung cấp các sản phẩm thủy tinh và gốm xây dựng hàng đầu khu vực Đông Nam Á với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Đây là một mục tiêu hoàn toàn có thể thực hiện được trong giai đoạn 2006 – 2010 Cùng với sự hỗ trợ của Tổng công ty Viglacera, Công ty dự kiến đến năm 2006 sẽ đưa vào hoạt động thêm một nhà máy sản xuất kính nổi đặt tại Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư là 854.307 tỉ đồng, trong đó Công ty là cổ đông sáng lập và giữ cổ phần chi phối Qúy III/2003, nhà máy kính nổi Đà Nẵng đã khởi công xây dựng tại Khu công nghiệp Liên Chiểu – Tp Đà Nẵng với công suất thiết kế là 30 triệu m2/ năm, nâng công xuất sản xuất kính của Tổng công ty lên tới khoảng 100 triệu m2/năm.

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK

3.2.1 Tăng cường nghiên cứu về thị trường xuất khẩu, khảo sát và tìm kiếm thị trường xuất khẩu, xác định thị trường mục tiêu và tập trung vào thị trường tiềm năng

Nghiên cứu các thông tin về thị trường xuất khẩu các thông tin về đối thủ cạnh tranh và xác định thị trường mục tiêu là vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, Công ty nào có trong tay các thông tin về thị trường xuất khẩu về đối thủ cạnh tranh một cách sớm nhất thì cơ hội kinh doanh sẽ dành cho Công ty đó Để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác nghiên cứu thị trường, khảo sát, xác định thị trường mục tiêu Công ty cần tiến hành một số biện pháp như:

- Chú trọng xây dựng và thực hiện chiến lược xuất khẩu chủ động trên cơ sở thế mạnh của Công ty và nhu cầu thị trường nước ngoài.

Một trong những điểm mạnh của Công ty là các sản phẩm kính nổi, đây là loại kính hiện nay đang được thị trường quốc tế ưa chuộng bởi tính an toàn trong sử dụng, mẫu mã đẹp và có thể sử dụng trong xây dựng hoặc trong trang trí nội thất Gía thành các sản phẩm kính nổi của Công ty hiện nay thấp hơn các đối thủ cạnh tranh khác do chúng ta chủ động khai thác được nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước Vì thế, Công ty cần tận dụng thế mạnh này của mình để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm kính nổi của mình sang thị trường nước ngoài.

- Thành lập một bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh Bộ phận này sẽ chuyên trách đảm nhận việc thu thập xử lý thông tin về thị trường về đối thủ cạnh tranh Đối với những thông tin về đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường thường là rất khó thu thập Công ty nên trực tiếp tiến hàng nghiên cứu bằng cách tiến hàng thu thập các thông tin về các hoạt động của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, về mức giá, về hệ thống kênh phân phối… Hoặc để có những thông tin cụ thể hơn Công ty có thể cử nhân viên sang làm việc tại Công ty của đối thủ cạnh tranh với mục đích tìm kiếm các thông tin nội bộ của họ, các chuyên gia Marketing gọi đó là

Sau khi tiến hành nghiên cứu, phân tích đánh giá những thông tin thu thập được Công ty sẽ có những dự báo chính xác nhất về nhu cầu trong tương của thị trường, những hoạt động sắp tới của đối thủ cạnh tranh Để từ đó Công ty có thể điều chỉnh về sản phẩm, mức giá dự kiến và các hoạt động khác sẽ phải tiến hành để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu trong tương lai của khách hàng và những biện pháp đối phó với khách hàng

- Đầu tư, thay thế đổi mới các trang thiết bị xử lý, lưu trữ thông tin hiện đại Đây là việc làm cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc của cán bộ nghiên cứu thị trường, tạo điều kiện cho việc thu thập và xử lý thông tin được chính xác, nhanh chóng không bị bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh.

- Đối với những thị trường trọng điểm Công ty cần tiến hành các hoạt động điều tra khảo sát định lượng thông qua các chương trình phỏng vấn Có thể phỏng vấn cá nhân trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua thư Phương pháp này đòi hỏi Công ty phải xác định được mẫu nghiên cứu sau đó gửi các câu hỏi tới mẫu đã các định Phương pháp này tương đối tốn kém nhưng những thông tin đó có độ chính xác cao.

Công ty cũng có thể dùng phương pháp quan sát, quan sát hành độn, tình huống Tuy nhiên quan sát chỉ thu cung cấp được một lượng thông tin rất hẹp, chỉ phán ánh được những gì đang xảy ra ngay tại thời điểm quan sát.

- Tiến hành mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao cho cán bộ nhân viên nghiên cứu thị trường Tạo điều kiện cho họ được tiếp xúc với thị trường nước ngoài nhằm nâng cao khả năng tư duy lẫn kinh nghiện trong công tác nghiên cứu thị trưòng.

Khi tiến hành nghiên cứu thị trường Công ty cần phải lựa chọn và phân đoạn thị trường, loại bỏ những thị trường không phù hợp, không nên xác định phạm vi nghiên cứu quá rộng dễ gây lãng phí về thời gian và tiền bạc, thời gian mà kết quả thu được lại không cao

- Công ty cũng cần phải chú trọng vào một số thị trường trọng điểm có tiền năng Hiện nay, các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản cần được chú trọng vì đây là những thị trường có tiền năng rất lớn đối với mặt hàng thuỷ tinh và gốm xây dựng xuất khẩu của Công ty.

3.2.2 Đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu

Hiên nay, Công ty có hai hình thức xuất khẩu chủ yế là xuất khẩu uỷ thác và xuất khẩu trực tiếp trong đó hình thức xuất khẩu uỷ thác chiếm tỷ trọng lớn, hình thức xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 15% Để nâng có hiệu quả kinh doanh xuất khẩu trong thời gian tới Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu cần đa dạng các hình thức xuất khẩu, đặc biệt là tăng cường hình thức xuất khẩu trực tiếp thông qua việc tìm kiếm các bạn hàng Hình thức xuất khẩu trực tiếp sẽ giúp Công ty chủ động hơn với thị trường và năm bắt nhanh chóng thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, để từ đó có thể điều các chính sách xuất khẩu phù hợp cho từng thị trường riêng lẻ.

3.2.3 Cần chú trọng đến công tác đàm phán ký kết hợp đồng Đối với công tác đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu, Công ty cần chủ động đưa ra các mức giá phù hợp và có tình chất cạnh tranh so với các sản phẩm khác đang có mặt trên thị trường đó, chấp nhận lãi ít hoặc hoà vốn để thăm dò thị trường cũng như kiểm chứng khả năng tiêu thụ sản phẩm củaCông ty trên thị trường đó Biện pháp này Công ty có thể áp dụng với các thị trường như EU khi Công ty đang bước đầu thâm nhập vào thị trường này.Còn trong trường hợp làm ăn với các thị trường là bạn hàng quen thuộc các sản phẩm Viglacera đã khẳng định được vị trí của mình, thì khi có các trường hợp đột biến xảy ra trong thời gian thực hiên hợp đồng như hàng đến chậm hoặc bên mua thanh toán chậm ngoài ý muốn thì hai bên nên chủ độngđàm phán để giữ được quan hệ làm ăn lâu dài

3.2.4 Xây dựng giá bán hợp lý

Về giá bán, các đơn vị thành viên trong Tổng công ty có trách nhiệm xây dựng giá sàn xuất khẩu của đơn vị mình dựa trên các yếu tố sau:

* Giá bán của các sản phẩm cùng loại trên thế giới.

* Hoạch toán trên nguyên tắc cân bằng tài chính của doanh nghiệp dựa trên tỷ trọng của sản lượng xuất khẩu trong toàn bộ sản lượng của đơn vị theo phương châm lấy đông bù ít, lấy nội địa bù cho xuất khẩu.

Mốt số kiến nghị

3.3.1 Với quản lý nhà nước và Bộ Thương Mại

3.3.1.1 Kiến nghị đối với nhà nước

 Cần lập Qũy hỗ trợ xuất khẩu và khen thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước Bên cạnh đó cấn có những biện pháp để hỗ trợ giá cho hoạt động quảng cáo, tham gia hội trợ triển lãm nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước

Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều có quỹ hỗ trợ xuất khẩu và khen thưởng cho các đơn vị trong và ngoài nước để tham gia hội trợ triển lãm ở nước ngoài Các quỹ hỗ trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm thị trường, bạn hàng xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật có thể hình thành từ hai nguồn:

- Đóng góp của các doanh nghiệp tham gia

Bên cạnh đó, không ngừng tìm kiếm các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế Hàng năm, các tổ chức quốc tế như WTO, World Bank đều trích một phần ngân sách của tổ chức để hỗ trợ cho các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt Nam phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh.

Nhà nước phải có chính sách giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm Vật liệu xây dựng như nguyê liệu, hóa chất, bột màu… giảm giá cho hoạt động quảng cáo, tham gia hội trợ triển lãm đối với nhóm hàng mà Nhà nước đang tập trung phát triển.

Mặc dù, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu nhưng những chính sách này vẫn chưa thực sự thuận lợi cho các doanh nghiệp trong đó có Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Nhiều chính sách lẽ ra các doanh nghiệp xuất khẩu đáng được hưởng, nhưng đành bỏ qua vì thủ tục quá rườm rà và thời gian đợi chờ quá lâu Nếu Nhà nước khắc phục được nhược điểm này trong chính sách hỗ trợ xuất khẩu và cải cách triệt để thủ tục hành chính thì sẽ giúp cho các Công ty trong đó có Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu đẩy mạnh được xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước. Đề nghị Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ về vận tải, thành lập các hãng vận tải lớn hoặc thu gom các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ để thuê các hãng vận tải lớn của nước ngoài, có năng lực cao trong vận chuyển, nhằm giúp các doanh nghiệpp giảm cước vận tải khi xuất khẩu sản phẩm.

 Tổ chức các trung tâm xúc tiến xuất khẩu ở những thị trường trọng điểm nhằm tìm kiếm thị trường phục vụ cho quá trình kinh doanh của Công ty trên thị trường nước ngoài Để cung cấp thông tin đầy đủ và có chất lượng về thị trường nước ngoài đòi hỏi các trung tâm, nhân viên thu thập thông tin phải có điều kiện tiếp xúc liên tục với những biến động trên thị trường nước ngoài Các Công ty kinh doanh quốc tế thường không có điều kiện để liên tục cử cán bộ đi nghiên cứu thị trường nước ngoài Do vậy, họ thường phải sử dụng những thông tin sơ cấp mà đặc điểm của thông tin này là tính chính xác và tính cập nhật không cao Như vậy, những quyết định của Công ty có thể trở thành bất hợp lý.

 Nhà nước cần tăng cường kiểm tra chất lượng của hàng hóa đuợc sản xuất tại Việt Nam đang lưu thông trên thị trường quốc tế và ngay tại các đơn vị sản xuất

Thị trường nước ngoài hầu hết rất khắt khe về chất lượng, sản phẩm của Việt Nam cung cấp ra thị trường cao nhưng không đều Muốn nâng cao uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế cần phải chú trọng vào việc giữ chữ “tín” về chất lượng là yếu tố đầu tiên sau đó đến thời gian giao hàng… Khi sản phẩm của ta chiến được lòng tin của khách hành thì việc mở rộng thị trường xuất khẩu xẽ không còn khó nữa.

 Tiếp tục mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường

 Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, Nhà nước cần hoàn thiện hơn hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ tốt các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

3.3.1.2 Kiến nghị với bộ thương mại

Hiện nay, nhìn chung thì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp Việt Nam, của hàng hóa và dịch vụ và toàn nền kinh tế nước ta so với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc còn thấp và chuyển biến châm. Trước tình hình này, Bộ Thương Mại phải có những chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế Cụ thể:

 Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động các nguồn vốn đầu tư để đầu tư theo chiều sâu

Muốn cạnh tranh và hội nhập thắng lợi thì việc huy động mọi nguồn vốn để đầu tư theo chiều sâu tức là đầu tư vào đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất để hoàng hóa sản xuất ra có chất lượng cao hơn, mẫu mã phong phú đẹp hơn với giá thành hạ Đây là một hướng đầu tư lâu dài và hiệu quả.

Công ty có thể huy động vốn ODA, FDI từ một số các tổ chức nước ngoài,của Chính phủ một số nước như Nhật Bản, Đan Mạch, Hà Lan… hoặc có thể huy động các nguồn vốn của Việt kiều ta ở nước ngoài… Điều quan trọng phải đặt ra đối với các doanh nghiệp là sử dụng các nguồn vốn đó như thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất.

 Định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng chiến lược thị trường Đây là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế Xây dựng một chiến lược thị trường, giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu ngày cành được mở rộng, người tiêu dùng tại thị trường các nước tiếp cận được với các hàng hóa, dịch vụ mới với chủng loại đa dạng hơn chất lượng tốt hơn, từng bước khẳng định thương hiệu của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có mặt tại thị trường trên thị trường thế giới, ngay cả thị trường khó tính nhất Kết hợp với chính sách về sản phẩm, giá, phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp đã được khách hàng ở các nước như Nhật Bản,

 Định hướng đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam

Yếu tố con người đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam Muốn bình đẳng trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp phải có đội ngũ kỹ thuật, quản lý giỏi về nghiệp vụ, tốt về phẩm chất chính trị, đạo đức.

Ngày đăng: 14/07/2023, 07:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2002), Giáo trình “Quản trị dự án và doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài - FDI”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình “Quản trị dự án vàdoanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài - FDI”
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2002
2. PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2002), Giáo trình “Kinh doanh quốc tế”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình “Kinh doanh quốctế”
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2002
3. PGS.TS Nguyễn Bách Khoa (2003), Giáo trình “Marketing thương mại quốc tế”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình “Marketing thươngmại quốc tế”
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Bách Khoa
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2003
4. Vũ Hữu Tửu (2002), Giáo trình “Kỹ thuật nghiệp vụ ngoạithương”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.Tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoạithương”
Tác giả: Vũ Hữu Tửu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2002
5.ThS Nguyễn Hà (2005), “Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Thương mại, số 14/2005, trang 2 – 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triểnkinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, "Tạp chí Thương mại
Tác giả: ThS Nguyễn Hà
Năm: 2005
7. PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (2005), “Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 83, tháng 4/2005, trang 17 – 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội và thách thức đối vớihoạt động xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam”, "Tạp chí Kinh tế và pháttriển
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Năm: 2005
8. Phan Tiến Ngọc (2004), “Lượng hoá tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Tạp chi Thương mại, số 31/2004, trang 2 – 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lượng hoá tác động của xuất khẩu đếntăng trưởng kinh tế Việt Nam”, "Tạp chi Thương mại
Tác giả: Phan Tiến Ngọc
Năm: 2004
9. TS Phan Trọng Phức (2005), “Cơ hội, thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế và định hướng phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 83, tháng 4/2005, trang 44 – 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội, thách thức trong quá trình hộinhập kinh tế và định hướng phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam”," Tạp chíKinh tế và phát triển
Tác giả: TS Phan Trọng Phức
Năm: 2005
10. TS. Hà Văn Sự (2005), “Nghĩ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Thương mại, số 16/2005, trang 3 – 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướngvề xuất khẩu ở nước ta hiện nay”, "Tạp chí Thương mại
Tác giả: TS. Hà Văn Sự
Năm: 2005
11. TS Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 327, tháng 8/2005, trang 3 – 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, "Tạp chí Nghiên cứu kinhtế
Tác giả: TS Nguyễn Vĩnh Thanh
Năm: 2005
12. Đậu Phi Thuẩn (2004), “Hoàn thiện các công cụ kinh tế nhằm thức đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá”, Tạp chí Thương mại, số 31/2004, trang 2 -4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện các công cụ kinh tế nhằm thứcđẩy các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá”, "Tạp chí Thương mại
Tác giả: Đậu Phi Thuẩn
Năm: 2004

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w