đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á

8 460 0
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đầu trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á Nguyễn Thùy Linh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS. TS. Phan Huy Đường Năm bảo vệ: 2006 Abstract: Từ việc nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn của đầu trực tiếp nước ngoài, tập trung phân tích thực trạng thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam, đi sâu phân tích những nhân tố tác động đến thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới Keywords: FDI; Kinh tế tài chính; Đầu trực tiếp nước ngoài; Việt Nam Content I. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi Việt nam ban hành luật đầu nước ngoài năm 1987, vốn đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) đã thực sự trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng phục vụ cho đường lối mở cửa kinh tế và chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhờ những chính sách ưu đãi và hấp dẫn của Chính phủ đối với các nhà đầu nước ngoài mà dòng vốn vào Việt Nam liên tục tăng cả về vốn đăng ký và số dự án, đạt mức kỷ lục là 8,6 tỷ đô la Mỹ năm 1996. Nếu tính cả số vốn tăng thêm thì năm 1996, Việt Nam thu hút được 10,164 tỷ USD. Tuy nhiên, kể từ năm 1997, dòng vốn FDI vào Việt nam liên tục giảm. Nếu lấy năm 1996 làm mốc đánh dấu nhịp độ tăng trưởng FDI vào Việt Nam, thì năm 1997, nhịp độ này giảm 45%, đạt 5,59 tỷ USD vốn đăng ký; năm 1998 nhịp độ này tiếp tục giảm và đạt 5,09 tỷ USD. Những năm 1999-2000, FDI vào Việt Nam giảm mạnh hơn, chỉ đạt 2,56 tỷ USD và 2,83 tỷ USD tương ứng. Sự suy giảm dòng vốn FDI vào Việt nam trong những năm gần đây cho thấy môi trường đầu của Việt Nam đang xuống cấp nghiêm trọng, và kém sức hút đối với các nhà đầu tư. Sau khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997, hàng loạt nước Châu Á đã tiến hành các biện pháp cải thiện môi trường đầu mang tính hấp dẫn và ưu đãi hơn để ngăn chặn sự thoái lui dòng FDI ra khỏi đất nước và thu hút sự trở lại của các nhà đầu nước ngoài. Trong khi đó ở Việt Nam, mặc dù Luật đầu nước ngoài đã được sửa đổi bổ sung 2 lần năm 1990 và 1992, sau đó được thay bằng Luật đầu nước ngoài tại Việt nam năm 1996 và được sửa đổi bổ sung ngày 09 tháng 6 năm 2000, được thay thế bằng Luật đầu năm 2005, nhưng các nhà đầu vẫn gặp rất nhiều khó khăn do những rào cản luật pháp, các thủ tục hành chính, chi phí cao, rủi ro cao. Chính những bất cập trong các chính sách đã khiến dòng vốn FDI vào Việt Nam liên tục giảm, đòi hỏi chính phủ phải có những biện pháp điều chỉnh thích hợp hơn để thu hút mạnh dòng FDI của thế giới vào nước ta. Thực tiễnViệt Nam những năm gần đây cũng cho thấy FDI đang có xu hướng phục hồi trở lại và có xu hướng tăng trưởng mạnh. Cụ thể năm 2005, FDI vào Việt nam là 6,8 tỷ USD thì đến tháng 11 năm 2006 đã đạt gần 9 tỷ USD. FDI ngày càng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo nên mức tăng GDP cao hơn, thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn và giải quyết tốt hơn các vấn đề về công ăn việc làm, nghèo đói, thất nghiệp… Do vậy, sự suy giảm dòng vốn FDI sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 và sự hồi phục của dòng vốn FDI trong vài năm trở lại đây đòi hỏi Chính phủ phải có những giải pháp, chính sách hiệu quả hơn nữa để thu hút mạnh mẽ hơn dòng vốn FDI, để dòng vốn này thực sự đóng góp vai trò quan trọng vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam. Chính vì vậy, luận văn với đề tài: “Đầu trực tiếp nước ngoài vào Việt nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á” góp phần đánh giá thực trạng suy giảm FDI vào Việt Nam kể từ năm 1997; những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đó; và đưa ra một số khuyến nghị nhằm thu hút mạnh mẽ hơn dòng vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu Thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam được thể hiện trong các văn kiện Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu đã khai thác vấn đề vốn đầu nước ngoài dưới nhiều góc độ khác nhau, với các công trình nghiên cứu cụ thể sau: - TS Phùng Xuân Nhạ: Đầu trực tiếp nước ngoài phục vụ Công nghiệp hoá ở Malaixia, kinh nghiệm đối với Việt nam. Nhà Xuất bản nghiên cứu kinh tế và xã hội (2000) - PGS. TS. Mai Ngọc Cường: Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu trực tiếp nước ngoài tại Việt nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2001) - TS. Vũ Trường Sơn: Đầu trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tếViệt nam. Nhà xuất bản thống kê (2001) - TS. Nguyễn Trọng Xuân: Đầu trực tiếp nước ngoài với công cuộc Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở Việt nam. Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội (2002) Ngoài ra còn có một số bài đăng tải trên các tạp chí đề cập đến tình hình và chính sách thu hút FDI tại Việt Nam. Song những công trình trên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và cập nhật được thực trạng thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoàiViệt nam sau những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997. Do đó đề tài: “Đầu trực tiếp nước ngoài vào Việt nam sau khủng hoảng tiền tệ tiền tệ Châu Á” hy vọng sẽ là một công trình nghiên cứu hệ thống, toàn diện và cập nhập về đầu trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997. 3. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn của đầu trực tiếp nước ngoài, luận văn tập trung phân tích thực trạng thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoàiViệt nam, đi sâu phân tích những nhân tố tác động đến thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, từ đó luận văn đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: chính sách và thực trạng thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài của Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á và những tác động của vấn đề này đối với nền kinh tế Việt nam. Phạm vi nghiên cứu: Thu hút đầu trực tiếp nước ngoài vào Việt nam kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu bằng việc sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp chặt chẽ với phương pháp khái quát hoá, trìu tượng hoá và cụ thể hoá trong quá trình phân tích. Các phương pháp cụ thể sử dụng là: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh, logic lịch sử. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn có những đóng góp sau đây: o Làm rõ thực trạng thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997. o Phân tích các nguyên nhân gây ra sự suy giảm dòng vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam kể từ năm 1997 và sự phục hồi của dòng FDI từ năm 2001. o Đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI Chương 2: Thực trạng FDI ở Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997 đến nay Chương 3: Quan điểm định hướng và các giải pháp tăng cường thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian tới. References 1. Nguyễn Bích Đạt, Tình hình và giải pháp tăng cường thu hút đầu nước ngoài trong giai đoạn tới, Bộ kế hoạch và đầu tư, 29/3/2004. 2. Phan Huy Đường, Chính sách kinh tế đối ngoại Việt Nam từ 1986 đến nay, Nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc Gia, Tháng 2/2004 3. Bộ tài chính, Vụ tài chính đối ngoại, Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001-2010, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 2000. 4. Vũ Quốc Bình, Hoàn thiện đồng bộ môi trường pháp lý trong kinh doanh cho các công ty liên doanh với nước ngoài; Tạp chí kinh tế và pháp triển; 1997 5. Lê Văn Châu, Cuộc khủng hoảng tiền tệ ở các nước Đông Nam á - những bài học kinh nghiệm, T/c Kinh tế châu á - Thái Bình Dương, số 2/1998 6. Mai Ngọc Cường, Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu trực tiếp nước ngoài tại Việt nam; Nhà xuất bản chính trị quốc gia; 2001 7. Phạm Đỗ Chí, Phạm Quang Diệu, Kinh tế Việt Nam từ đổi mới đến hội nhập, www.hoithao.viet-studies.org/2005. 8. David Begg, Kinh tế học; Nhà xuất bản giáo dục; 1995. 9. Hà Nội mới, 18 năm FDI vào Việt Nam, thành công và thách thức, Báo Hà Nội mới điện tử, 22/5/2006. 10. Nguyễn Mạnh Hùng, Các dự án đầu Việt Nam đến năm 2010; Nhà xuất bản thống kê; 2001 11. Quốc Hùng, Đằng sau cơ hội mới, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 18, 2006 12. Trần Thu Hương, Lý thuyết rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro trong các dự án FDI của Việt Nam, T/c Nghiên cứu Kinh tế, số 8, 2003. 13. Lê Bộ Lĩnh, Hoạt động FDI ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh; Nhà xuất bản khoa học xã hội; 2002 14. Lê Bộ Lĩnh, Đầu trực tiếp nước ngoài, mạng lưới sản xuất quốc tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá, T/c Những vấn đề Kinh tế Thế giới, số 11, 2003. 15. Luật đầu nước ngoài tại Việt nam và các văn bản hướng dẫn thi hành (đã được sửa đổi, bổ sung); Nhà xuất bản chính trị quốc gia; 2000. 16. Luiz De Mello, Foreign direct investment in developing countries: a selective study; the Journal of developing studies; Vol.34; No. 1; 10/1997. 17. Võ Đại Lược, Về cuộc khủng hoảng tiền tệ, tài chính ở một số nước châu á, T/c Những vấn đề Kinh tế Thế giới, số 3, 1998. 18. Vũ Chí Lộc, Giáo trình đầu nước ngoài; NXB giáo dục; 1997. 19. Mark Mason, Foreign Direct Investment in Vietnam: Government Policies and Corporate Strategies; EXIM Review; Vol17 No.2; 1998. 20. Masaaki Kuroyanagi, Macroeconomic policy management and capital movement in four Asean coutries: Indonesia, Malaysia, the Philippines and Thailand; EXIM review; vol 17; No. q; 1997. 21. Nguyễn An Nguyên, Hai thời đổi mới, BBC Vietnamese.com, 8/4/2006. 22. Phùng Xuân Nhạ, Một số đặc điểm của lý thuyết đầu nước ngoài trực tiếp ở các nước đang phát triển, T/c Những vấn đề Kinh tế Thế giới, số 2, 1997. 23. Phùng Xuân Nhạ, Phân tích ảnh hưởng của đầu nước ngoài trực tiếp theo mô hình của Macdougall Kemp, T/c Những vấn đề Kinh tế Thế giới, số 4, 1996. 24. Phùng Xuân Nhạ, Đầu quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội. 25. Việt nam: 15 năm đổi mới và định hướng phát triển đến năm 2010; Nhà xuất bản chính trị quốc gia; 2002 26. Tào Hữu Phùng, Hoàn thiện môi trường và khuyến khích FDI của Việt nam; Tạp chí tài chính số 5 (463/2003) 27. Vũ Trường Sơn, Đầu trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tếViệt nam; Nhà xuất bản thống kê; 2001 28. Phương Ngọc Thạch, Thu hút đầu trực tiếp nước ngoàiViệt Nam, tồn tại và kiến nghị, T/c Phát triển kinh tế, tháng 11, 2003. 29. Trần Văn Thọ, Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới ở châu á, T/c châu á-Thái Bình Dương, số 4, 1999. 30. Nguyễn Mạnh Tuân, Các nguồn vốn nước ngoàiViệt Nam, thực trạng và những khuyến nghị chính sách, T/c Những vấn đề Kinh tế Thế giới, số 2, 2001. 31. Trần Thị Cẩm Trang, So sánh môi trường đầu trực tiếp nước ngoài của Việt Nam với các nước ASEAN-5 và Trung Quốc: giải pháp cải thiện môi trường FDI của Việt Nam, T/c Những vấn đề Kinh tế Thế giới, số 11, 2004. 32. Trần Nguyễn Tuyên, Hoàn thiện môi trường và chính sách đối với đầu trực tiếp nước ngoàiViệt Nam, T/c Những vấn đề Kinh tế Thế giới, số 6, 2003. 33. Võ Thanh Thu, Quan hệ kinh tế Quốc tế; Nhà xuất bản thống kê; 2003. 34. Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (IPS), Đầu vào Việt nam, quyến rũ ngay từ khi chưa gia nhập WTO, Bản tin ngày 22/5/2006 35. Nguyễn Trọng Xuân, Đầu trực tiếp nước ngoài với công cuộc Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở Việt nam; Nhà xuất bản Khoa học xã hội; 2002 36. Nguyễn Trọng Xuân, Nhìn lại động thái 16 năm thu hút đầu trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, T/c Những vấn đề Kinh tế Thế giới, số 5, 2004. 37. www.mofa.gov.vn/, www.mpi.gov.vn/, www.mot.gov.vn/, www.vnn.vn/. www.gso.gov.vn 38. www.aseansec.org/ 39. www.ASEANsec.org/, IMF 2004. 40. World investment report, UNCTAD 2002 . hiện đại hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam. Chính vì vậy, luận văn với đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á góp phần đánh giá thực trạng. tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam sau khủng hoảng tiền tệ tiền tệ Châu Á hy vọng sẽ là một công trình nghiên cứu hệ thống, toàn diện và cập nhập về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kinh tế tài chính; Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Việt Nam Content I. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi Việt nam ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1987, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngày đăng: 29/05/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan