Ky nang song trong sinh vien

7 418 1
Ky nang song trong sinh vien

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngoài kỹ năng cứng trong sách vở, những kỹ năng thực hành xã hội (kỹ năng mềm) quyết định rất lớn đến thành công trong sự nghiệp và tương lai của giới trẻ. Thế nhưng với sinh viên, bài học thực tế này đang thiếu.

Sinh viên với kỹ năng sống: Bài học chưa được dạy Thứ hai, 14/12/2009, 01:33 (GMT+7) Ngoài kỹ năng cứng trong sách vở, những kỹ năng thực hành xã hội (kỹ năng mềm) quyết định rất lớn đến thành công trong sự nghiệp và tương lai của giới trẻ. Thế nhưng với sinh viên, bài học thực tế này đang thiếu. Ngại vào đời Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu giáo dục Việt Nam cho thấy, trong 100 sinh viên tốt nghiệp có 83 trường hợp bị đánh giá thiếu kỹ năng mềm, 37 sinh viên không tìm được việc làm thích hợp vì nguyên nhân kỹ năng là chủ yếu. Theo Bộ LĐTB-XH, cứ 2.000 hồ sơ xin việc được nộp thì chỉ có 40 hồ sơ đạt yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng mà doanh nghiệp cần. Đây chưa hẳn là một con số tuyệt đối chính xác nhưng cũng đủ để đánh giá thực trạng tổng quan về chất lượng thật của sinh viên so với yêu cầu thực tế của xã hội. Đặc biệt, tháng 10-2009, Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TPHCM) công bố kết quả khảo sát 2.000 học sinh - sinh viên tại 4 thành phố lớn nhất cả nước (Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ) thì hơn 80% học sinh, sinh viên lạc quan và có nhiều ước mơ đẹp cho tương lai nhưng lại thiếu hẳn khả năng hoạch định tương lai, đặc biệt là kỹ năng sống và thái độ dám dấn thân. Trong đó, những kỹ năng mà xã hội cần như khả năng lãnh đạo, biết làm việc độc lập, tham gia các hoạt động xã hội, có niềm đam mê trong lĩnh vực nào đó, năng khiếu, sở thích… không hề được sinh viên đánh giá cao. Có thể thấy, ước mơ của sinh viên hiện nay rất thực dụng nhưng lại không cụ thể, hiểu biết và động cơ còn rất mơ hồ về việc thực hiện ước mơ. Một con số đáng lưu ý nữa là có đến trên 50% sinh viên cho biết họ tiếp tục học lên cao hơn vì lý do ngại vào đời. “Ham học là một suy nghĩ tích cực nhưng với điều kiện đất nước hiện nay sinh viên khi tốt nghiệp ngại dấn thân vào đời mà tiếp tục học, sở hữu bằng cấp cao hơn là một gánh nặng cho ngành giáo dục” - TS Hồ Thiệu Hùng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, chia sẻ. Ông Lý Trường Chiến, Chủ tịch Tập đoàn Trí Tri, cho rằng: Những hạn chế của sinh viên VN hôm nay khi vào đời là thiếu kỹ năng thực hành xã hội, đặc biệt là kỹ năng “mềm” như kiến thức tổng quát, khả năng giao tiếp, truyền đạt ý tưởng, làm việc nhóm… Đây là hệ quả tất yếu của cách dạy nhồi nhét thiếu thực tế. Và vì vậy, có đến 89,4% học sinh - sinh viên cho rằng tư vấn của nhà trường và thầy cô không ảnh hưởng đến định hướng tương lai của các em. Đưa kỹ năng sống vào nhà trường Sinh viên Nguyễn Thị Kim Khuyên (ĐH Ngoại thương TPHCM) cho biết: “Khi đi học, em đã được dạy rằng kiến thức trong sách vở là quan trọng và phải đạt điểm cao trong các kỳ thi mới được công nhận là học giỏi. Nhưng trên thực tế các nhà tuyển dụng họ không chú trọng vào những tấm bằng “đỏ” - khá, giỏi mà cái họ cần là kỹ năng. Như vậy, từ nhỏ đến sau khi tốt nghiệp ĐH, chúng em chỉ được dạy những kỹ năng cứng (kiến thức trong sách vở) còn những kỹ năng mềm để áp dụng trong thực tiễn hoàn toàn thiếu”. Một sinh viên Trường ĐH Mở cho rằng, vấn đề kỹ năng thực hành xã hội cũng mới được quan tâm và được nhà trường thực hiện chỉ ở mức tuyên truyền cho có nên chưa đánh đúng vào nhu cầu của sinh viên. Mặc khác, với cách dạy và học hiện nay cũng khó để sinh viên có nhiều thời gian để tự khám phá, tìm hiểu sở thích của mình. Một nguyên nhân khác mà sinh viên cũng đưa ra chính là câu lạc bộ đội nhóm hoạt động trong trường còn thiếu hiệu quả, chủ yếu là các hoạt động đoàn hội là chủ yếu. Chia sẻ những âu lo của của sinh viên, Th.S Trần Đình Lý, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên & Quan hệ doanh nghiệp (Trường ĐH Nông Lâm TPHCM), cho rằng, giữa đào tạo của nhà trường và doanh nghiệp có “độ chênh” quá lớn. Để giải quyết bài toán này, các trường nên đưa việc dạy kỹ năng sống vào giảng đường hay tổ chức các lớp học ngoại khóa mời đại diện các doanh nghiệp giảng dạy, tư vấn hoặc môn tự chọn để tích lũy cho sinh viên. Khi nhà trường cùng doanh nghiệp cùng ngồi lại thì sẽ giúp sinh viên xóa được việc lầm tưởng những kiến thức mà mình lĩnh hội trong 4 - 5 năm trời ngồi trên giảng đường ĐH đã là quá đầy đủ để làm việc được ở bất cứ vị trí nào. Theo chuyên gia Bùi Đức Chính, Giám đốc Công ty BCC, khi dạy kỹ năng làm việc nhóm (kỹ năng mềm) chúng ta không dạy bằng lý thuyết suông mà phải cụ thể bằng hành động để người học rèn luyện, ứng dụng và phải thực hành một cách liên tục trong cuộc sống chứ không phải kiểu “mì ăn liền” hay “cưỡi ngựa xem hoa” thì không hiệu quả. Dưới góc nhìn của một chuyên gia tâm lý, Th.S Nguyễn Thị Tâm cho rằng, thế kỷ 21 được cho là thế kỷ của kỹ năng nên việc học những kỹ năng thực hành xã hội đòi hỏi cá nhân phải học – áp dụng liên tục. Hiện nay, nhà trường, doanh nghiệp xã hội đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề trang bị kỹ năng sống cho cho giới trẻ và đang có những phối hợp để thực hiện. Tuy nhiên, sự cố gắng từ 3 thành tố này cũng trở thành số không nếu thiếu sự năng động, tự ý thức, tự bản thân từ phía người học. Để hoạch định tương lai, cá nhân cần phải tự học, tự phát triển năng lực, đồng thời việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai của giới trẻ cũng cần giáo dục ngay từ khi các em cắp sách đến trường. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Không chỉ là những lời nói suông THỨ HAI, 21 THÁNG 12 2009 12:23 BẢO TRÚC Năm học mới 2009-2010, một nội dung được nhắc đến rất nhiều đó là việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy. Tuy nhiên, đây không phải là việc muốn làm là làm được và làm cũng không hẳn có kết quả ngay, phải có sự kết hợp cả gia đình, nhà trường và xã hội. Theo một nghiên cứu mới được ngành giáo dục công bố, có 37% sinh viên ra trường không tìm được việc làm do yếu, thiếu yếu tố kỹ năng thực hành xã hội (làm việc theo nhóm, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, giao tiếp…); 83% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng sống. Một cuộc nghiên cứu khác được thực hiện trên đối tượng là học sinh THCS, THPT, sinh viên năm thứ nhất của một số trường ĐH, CĐ ở Hà Nội về thực trạng kỹ năng sống để thiết kế một chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp cũng cho thấy, với 1043 phiếu hỏi, có trên 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống; 77,7% chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng sống; 76,4% trả lời rất cần được tập huấn kiến thức về kỹ năng sống. Hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống. Từ kết quả này cho thấy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ”, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” hay “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”… Nhưng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải phù hợp với lứa tuổi, cấp học, văn hóa của từng vùng… sao cho học sinh cảm thấy gần gũi với cuộc sống của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, chứ không chỉ trên sách vở hay những lời nói suông. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nên bắt đầu từ việc định hướng và định hình cho các em những hành vi tốt đẹp. Có thể giáo dục kỹ năng sống cho các em từ bậc học mầm non, bởi ở lứa tuổi này các em đang hình thành hành vi cá nhân và tính cách. Nhưng ở lứa tuổi này chỉ nên dạy cho trẻ những điều dễ nhớ, dễ học, dễ hiểu như biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước mọi người, biết bảo vệ mình trước người lạ để không bị xâm hại, lạm dụng… Việc giáo dục kỹ năng sống cũng cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của học sinh, chứ không phải sự áp đặt. Giáo viên giảng dạy cũng phải là giáo viên có kiến thức tâm lý, chuyên về giáo dục tâm lý, kỹ năng sống, chứ không nên kiêm nhiệm hay dạy theo ngẫu hứng. Và quan trọng hơn hết là cần có sự phối kết hợp gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội. Nhưng, do Bộ GD&ĐT chưa ban hành bộ chuẩn về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để định hướng chung, nên mỗi trường dạy một kiểu. Cùng với đó, việc giáo dục kỹ năng này tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các tiết học về giáo dục công dân. Nhiều gia đình đã tìm đến các trung tâm, nhà văn hoá để mong con em mình được dạy nhiều hơn những kỹ năng cần có trong cuộc sống. Nhưng ở đây, mỗi nơi dạy kỹ năng sống theo một cách khác nhau, phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên. Cách tổ chức lớp học cũng vẫn nặng về thuyết giảng kết hợp hỏi - đáp. Ngay bản thân nhiều bậc phụ huynh cũng chưa hiểu hết về cái gọi là kỹ năng sống. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên ban chấp hành TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Phó trưởng Ban thanh niên trường học: Học kỹ năng sống cũng giống như học bơi, muốn biết bơi thì phải xuống nước tập bơi chứ không thể đứng trên bờ nhìn mà biết được. Để rèn luyện kỹ năng sống, nên cho các em chơi những trò chơi tương tác, những trò chơi dân gian để các em rèn luyện tính tập thể, khả năng làm việc nhóm; cho các em đi thăm quan các di tích lịch sử, thăm quan thắng cảnh; tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường; tham gia các trò chơi vận động, trò chơi đối kháng để từ đó xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm. Kỹ năng sống sẽ được hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong chính những môi trường hoạt động cụ thể như vậy chứ không phải chỉ từ những bài giảng trên lớp. Nếu chỉ từ những bài giảng, các em không thể tự hình thành kỹ năng sống cho mình mà chỉ có thể hình dung chung về nó. Tiến sĩ Tâm lý Huỳnh Văn Sơn - diễn giả của chương trình cho biết: “Những kỹ năng sống không chỉ giúp mỗi sinh viên tồn tại đúng nghĩa trong cuộc đời mà còn giúp các bạn biết bảo vệ chính mình để có cuộc sống an toàn trong tương lai, định hướng một cách hợp lý cho hạnh phúc Kỹ năng sống rất đa dạng và phong phú, vấn đề là mỗi cá nhân phải tích cực để tự rèn luyện. Tham gia các hoạt động xã hội, nghiên cứu tài liệu, tham gia các diễn đàn, trò chuyện - tư vấn trực tuyến là những hình thức rèn luyện kỹ năng sống một cách hiệu quả. Từ những kỹ năng sống rất cần thiết cho sinh viên hôm nay như kỹ năng tự nhận thức bản thân, tự đánh giá chính mình đến những kỹ năng sống sẽ là hành trang rất có giá trị cho ngày mai trong cuộc đời của sinh viên như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng nói trước công chúng đều là những "thanh công cụ" mà mỗi bạn trẻ cần biết trang bị cho chính mình ” Với mong muốn trang bị cho các bạn trẻ những kỹ năng cơ bản nhất để bước vào cuộc sống hiện đại, từ năm 2007, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Viet Nam) và Báo Người Lao động cùng phối hợp tổ chức những chương trình nói chuyện chuyên đề mang tên “Bạn trẻ và kỹ năng sống”, do Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn phụ trách phần nội dung. Chương trình được thực hiện lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh và tháng 6 năm 2008 được tổ chức tại TP. Đà Nẵng. Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn đang trao đổi về kỹ năng sống với sinh viên. Trao đổi với báo giới, ông Takashi Fujii - Tổng giám đốc Dai-ichi Life Viet Nam cho biết: Chương trình “Bạn trẻ và kỹ năng sống” đã trở nên rất thân thuộc với sinh viên (SV) các trường đại học, cao đẳng ở TP. Hồ Chí Minh. Lần này tổ chức tại TP. Đà Nẵng, nơi có hàng vạn SV đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, những người thực hiện hy vọng qua chương trình này sẽ gợi mở cho các bạn trẻ ý thức tự trau dồi và rèn luyện kỹ năng sống. Từ đó, các bạn trẻ sẽ tự tin hơn trên hành trình bước tới tương lai của mình. Người phụ trách nội dung chương trình, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: Kỹ năng sống rất đa dạng và phong phú, vấn đề là mỗi cá nhân phải tích cực để tự rèn luyện. Tham gia các hoạt động xã hội, nghiên cứu tài liệu, tham gia các diễn đàn, trò chuyện, tư vấn trực tuyến… là những hình thức rèn luyện kỹ năng sống một cách hiệu quả. Từ những kỹ năng sống rất cần thiết cho SV hiện nay, như kỹ năng tự nhận thức bản thân, tự đánh giá chính mình đến những kỹ năng rất có giá trị cho ngày mai của các bạn trẻ như kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng nói trước công chúng… đều là những hành trang rất cần thiết mà mỗi bạn trẻ nên trang bị cho mình. Những kỹ năng sống không chỉ giúp mỗi SV tồn tại đúng nghĩa trong cuộc đời mà còn giúp cho các bạn trẻ biết bảo vệ chính mình để có cuộc sống an toàn trong tương lai, định hướng một cách hợp lý cho hạnh phúc. Đã có gần 1.000 SV các trường đại học, cao đẳng và THCN trên địa bàn Đà Nẵng đến tham dự buổi giao lưu, nói chuyện chuyên đề “Bạn trẻ và kỹ năng sống” được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng). Nhiều câu hỏi như: Yêu có cần kỹ năng? Muốn trở thành giám đốc, phải trang bị kỹ năng nào? Công thức để học các kỹ năng sống như thế nào? Làm sao để định hướng tương lai… đã được đông đảo các bạn SV tham gia chương trình chuyển đến Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn. Với cách dẫn chuyện vui nhộn, hấp dẫn, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn đã lần lượt giải đáp những thắc mắc của SV một cách thấu đáo… Những câu hỏi liên quan đến vấn đề định hướng tương lai, tâm lý của nhà tuyển dụng, SV vừa mới ra trường cần phải có những kỹ năng nào để tìm kiếm việc làm thích hợp… đã được ông Takashi Fujii trả lời một cách chân thực trên phương diện là một người đứng đầu doanh nghiệp tại Việt Nam. Những lý giải đó thực sự là những bài học xác thực nhất về tương lai, khi những SV này bước chân vào cuộc sống của một người trưởng thành. Phát biểu cảm nhận của mình sau buổi nói chuyện, nhiều SV cho rằng, những năm ngồi trên ghế giảng đường đại học, các bạn chỉ được thầy cô giáo truyền thụ những kiến thức nghề nghiệp mang tính chuyên ngành và rất hiếm khi được trang bị những kỹ năng sống theo hình thức trò chuyện tương tác hấp dẫn như thế này. Rất nhiều SV khẳng định: Buổi giao lưu đã mang đến cho họ thêm nhiều phương pháp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng ứng xử trước nhiều tình huống trong cuộc sống. Văn hóa giao tiếp xã hội, cách thức để lắng nghe người khác, thể hiện bản thân, hoạch định tương lai cho mình là những điều hết sức cần thiết, nhưng họ không biết học ở đâu. SV đi học xa gia đình rất cần một sự định hướng trong các hoạt động học tập, tình yêu, sự nghiệp. Vì vậy, những buổi nói chuyện chuyên đề như thế này cần được tổ chức nhiều hơn để SV có điều kiện bồi dưỡng những kiến thức ngoài ghế giảng đường. Tội phạm trẻ vị thành niên đang gia tăng; hành vi ứng xử tiêu cực khi các em gặp phải sự cố bất thường nho nhỏ trong cuộc sống; những báo động đỏ về những phong cách không giống ai, cách sống, cách suy nghĩ kỳ quặc… Giới trẻ hiện nay có lẽ đang thiếu trầm trọng kỹ năng sống. Thực tế hiện nay, không ít người trẻ đã quen sống trong sự bao bọc của gia đình. Khi đến trường, lại chỉ biết vùi đầu vào việc học. Chính vì vậy vừa bước ra đời, chứng kiến những chuyện không giống như màu hồng trong cổ tích, lập tức bị khủng hoảng, thậm chí còn nảy sinh ra nhiều suy nghĩ tiêu cực, ý nghĩ chán đời. Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn ( ĐH Sư Phạm TPHCM) khẳng định: những kỹ năng văn hóa sống không chỉ giúp các bạn tồn tại đúng nghĩa trong cuộc đời mà còn giúp các bạn biết bảo vệ chính mình để có cuộc sống an toàn trong tương lai, định hướng một cách hợp lý cho hạnh phúc… Giá trị của bài học kĩ năng sống Có một câu chuyện rất hay về việc giáo dục kỹ năng sống. Chuyện rằng, ông bà Clinton hiểu hơn ai hết rằng khi tham gia vào sàn đấu chính trị, họ sẽ phải chịu rất nhiều áp lực, chỉ trích, thóa mạ, bôi nhọ từ vô số đối thủ. Với một đứa trẻ thì đó là điều rất khủng khiếp nên họ đã đặt con mình ngồi đó và đóng vai thành những đối thủ chính trị đang “khẩu chiến” như thật. Cô bé đã có lúc phải thét lên vì quá sợ hãi. Nhưng chính nhờ sự chuẩn bị này, người ta chứng kiến một Chelsea rất vững vàng trước những biến cố của đời sống gia đình. Đó chính là hiệu quả của việc chuẩn bị cho con cái tinh thần, kỹ năng đối mặt với những thử thách của cuộc sống. Song, không phải bậc phụ huynh nào cũng nhận ra điều này. Các bạn trẻ trong chương trình Học kỳ trong quân đội. Học kỹ năng sống ở đâu? Một trong những chương trình rèn luyện kỹ năng sống được đánh giá cao hiện nay là chương trình Học kỳ trong quân đội. Tham gia lớp học thú vị này, bạn sẽ có những ngày hè trải nghiệm thật thú vị và sẽ được sống trong một môi trường quân đội có tính kỷ luật cao, như những người chiến sĩ thực thụ. Các bạn sẽ được rèn luyện kỹ thuật bản thân, cách đương đầu với thiên nhiên hoang dã, cách hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, kỹ năng sinh tồn, huấn luyện hải quân, học cách chia sẻ cảm quan về người khác, cách hành quân đêm, cách xây bếp dã chiến, nấu ăn trong rừng… Rất nhiều các bạn trẻ đã tham gia trải nghiệm và tự nhận ra mình đã trưởng thành rất nhiều. Các bạn trẻ cũng có thể tham gia các mạng xã hội dạy về kỹ năng sống. Một trong những mạng xã hội dạy về kỹ năng sống được nhiều sinh viên quan tâm trong thời gian gần đây là www.khoidaumoi.com. Phải đến ngày 1.1.2010, trang web này mới chính thức ra mắt, nhưng ngay từ thời điểm này đã có hàng trăm sinh viên đăng tham gia diễn đàn. Chỉ với 1 USD phí thành viên/tháng, thông qua các buổi chia sẻ online và offline, các chuyên gia tâm lý sẽ cung cấp cho các bạn trẻ những kỹ năng về công việc, để từ đó các bạn có thể biến chúng thành những công cụ sắc bén giúp ích cho con đường lập nghiệp của bản thân. Với sự hỗ trợ và ủng hộ của nhiều anh chị doanh nhân trẻ, ban quản trị mạng hy vọng sẽ tạo lập nên một sân chơi bổ ích và có ý nghĩa xã hội to lớn dành riêng cho các sinh viên Việt Nam. Đây sẽ là nơi để sinh viên giao lưu, chia sẻ và định hướng nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng cho sinh viên Việt Nam đồng thời qua đó các doanh nghiệp có thể tuyển dụng những ứng viên tài năng thông qua www.khoidaumoi.com. Nghị quyết TW4 khoá VII Đảng ta đã khẳng định : “Vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người…Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không…phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ thanh niên”. Nước ta là quốc gia có dân số khá trẻ, có khoảng 30 triệu người trong độ tuổi thanh niên ( 15 - 34 tuổi), chiếm 38% dân số, đây vừa là một lợi thế về nguồn nhân lực, nhưng đồng thời cũng tạo nhiều sức ép về giáo dục, y tế, việc làm và các vấn đề xã hội khác liên quan đến thanh niên. Trong hàng loạt vấn đề đặt ra đối với thanh niên hiện nay thì vấn đề nghề nghiệp và việc làm được nhiều thanh niên quan tâm nhất. Kết quả những cuộc điều tra khảo sát cho thấy gần 40% thanh niên ( trong đó chiếm 50% là đối tượng sinh viên) lựa chọn các nghề như kỹ sư, bác sĩ, giáo viên; 16% muốn trở thành nhà kinh doanh; 12% chọn nghề quản lý xã hội và công tác chính trị…Hiện vẫn còn hàng triệu thanh niên chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định, trong đó một bộ phận lớn chưa được đào tạo nghề nghiệp hoặc đào tạo mang tính hình thức, chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường đang đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao. Tuy nhiên, dù bất kể hoàn cảnh nào thì thanh niên Việt Nam vẫn là người phản ánh và thể hiện rõ nhất hình ảnh của dân tộc Việt Nam với những đức tính lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, giàu lòng nhân ái, tự tôn và tự hào về truyền thống con rồng chaú tiên. Vì vậy, mọi cơ chế chính sách đầu tư cho thanh niên cũng chính là đầu tư cho việc giữ gìn và nâng cao những giá trị chuẩn mực tốt đẹp của người Việt Nam trong một thế giới hội nhập, hợp tác, phát triển nhưng cũng đầy biến động khôn lường. Vì thế, vấn đề cốt lõi của công tác thanh niên trong thời kỳ mới không phải chỉ tuỳ thuộc vào thanh niên và tổ chức Đoàn, Hội mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội và của cả dân tộc Trong 20 năm đổi mới vừa qua, một thế hệ TN “8X” đã ra đời và từng bước trưởng thành. Có thể nói ít có thời kỳ nào mà tuổi trẻ Việt Nam lại có cơ hội và vai trò to lớn đến thế trong tiến trình đổi mới và hội nhập Nhằm nâng cao nhận thức và tìm hiểu đời sống tâm sinh lý, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, các vấn đề tế nhị trong tình yêu, tình bạn cũng như các kỹ năng cần có trong học tập và đời sống của sinh viên, sáng ngày 03/06/2010, tại Hội trường Trung tâm Giáo dục Quốc phòng & An ninh, Tổ Y tế thuộc Phòng Công tác Sinh viên – Học sinh, Trường Đại học Trà Vinh phối hợp với Công ty Ý tưởng Việt TP.HCM tổ chức buổi tư vấn tâm lý với chủ đề “Tìm hiểu tâm sinh lý và kỹ năng sống trong sinh viên” với sự tham gia tư vấn của TS. Huỳnh Văn Sơn - Trưởng Bộ môn Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cùng các chuyên gia tư vấn tâm lý. Đến tham dự buổi tư vấn có hơn 1.000 SV – HS của Trường ĐHTV cùng các Thầy cô thuộc Trường, các cán bộ thuộc Tỉnh đoàn Trà Vinh. Mở đầu chương trình, chuyên viên tâm lý Đào Lê Hòa An đã gửi đến các bạn một trò chơi mang tính đồng đội, giúp các bạn nhận ra cái “tôi” của mình và hướng đến một sự đoàn kết thống nhất. Với hoạt cảnh “Thôi mà” , TS. Huỳnh Văn Sơn đã phân tích sâu 2 kỹ năng trong tình yêu là “kỹ năng từ chối ” và “kỹ năng sống trong tình yêu” cùng các ví dụ giúp các bạn SV – HS có thể vận dụng hiệu quả 2 kỹ năng trên trong những tình huống thực tế. Tiến sĩ cũng đã đề cập đến “kỹ năng bày tỏ trong tình yêu giữa hai giới” , phân tích sự bình đẳng giới trong tình yêu, trong cuộc sống bên ngoài cũng như cách để có một tình yêu trong sáng và bền lâu. Đặc biệt, TS. Huỳnh Văn Sơn phân tích sâu “kỹ năng hoạch định mục tiêu trong cuộc đời” thông qua những phương pháp cơ bản và đơn giản nhất, những bài học nhỏ để các bạn có thể tự hoạch định mục tiêu cho công việc hiện tại cũng như tương lai của chính bản thân. Đây là một kỹ năng rất quan trọng, giúp các bạn xác định được mục tiêu của bản thân trong học tập cũng như trong cuộc sống, từ đó xây dựng kế hoạch phấn đấu để đạt được kết quả cao nhất. Qua các trò chơi Công ty Ý tưởng Việt mang đến, bên cạnh mục đích giải trí, các trò chơi ấy còn mang đến cho các bạn những kỹ năng vô cùng cần thiết trong học đường và cuộc sống như: “kỹ năng làm việc nhóm”, “kỹ năng phản biện” và “kỹ năng thoát hiểm” . Cũng trong buổi tư vấn, các bạn đã được TS. Huỳnh Văn Sơn giải đáp trực tiếp những thắc mắc trong tình bạn, tình yêu và cuộc sống đời thường mà các bạn thường gặp phải. Buổi tư vấn kết thúc trong không khí trao đổi vui tươi và cởi mở, mang đến cho các bạn SV – HS những hiểu biết thêm về vấn đề tâm sinh lý và kỹ năng sống, đồng thời lời giải đáp rất nhiệt tình của các chuyên gia về những vướng mắc trong các lĩnh vực tình bạn, tình yêu và cuộc sống giúp các bạn yên tâm hơn trong học tập và tự tin hơn trong cuộc sống. . tìm hiểu đời sống tâm sinh lý, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, các vấn đề tế nhị trong tình yêu, tình bạn cũng như các kỹ năng cần có trong học tập và đời sống của sinh viên, sáng ngày. Công tác Sinh viên – Học sinh, Trường Đại học Trà Vinh phối hợp với Công ty Ý tưởng Việt TP.HCM tổ chức buổi tư vấn tâm lý với chủ đề “Tìm hiểu tâm sinh lý và kỹ năng sống trong sinh viên” . thách của cuộc sống. Song, không phải bậc phụ huynh nào cũng nhận ra điều này. Các bạn trẻ trong chương trình Học kỳ trong quân đội. Học kỹ năng sống ở đâu? Một trong những chương trình

Ngày đăng: 29/05/2014, 14:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Không chỉ là những lời nói suông

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan