ĐỐI CƠNG MINH
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU – CHI NHÁNH NĂM CĂN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán
Trang 2ĐỐI CƠNG MINH MSSV: 6797171416
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU
– CHI NHÁNH NĂM CĂN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths NGUYỄN TRƯƠNG THANH THỦY
Trang 3trường đã tạo điều kiện và hỗ trợ theo sát, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho các sinh viên về môn học đại cương ,chuyên ngành cũng như các kinh nghiệm của các quý thầy cô
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Năm Căn, em xin chân thành cảm ơn cơ quan đã tạo cơ hội cho các thực tập sinh vị trí giao dịch viên có tạo điều kiện để tìm hiểu nội dung cơng việc qua các hoạt động cụ thể như : tìm hiểu các quy định của Ngân hàng về các sản phẩm thẻ, các nghiệp vụ tiền gửi, cho vay tiêu dùng…, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, giải đáp các thắc mắc trong phạm vi khả năng, hướng dẫn khách hàng sử dụng các giao dịch tại Ngân hàng Giúp khách hàng nộp tiền qua máy CDM, tư vấn hỗ trợ và phối hợp với Ngân hàng để hoản tất quy trình giao dịch của khách hàng
Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Ths Nguyễn Trương Thanh Thủy đã hướng dẫn , hỗ trợ em hoàn thành bài báo cáo này Trong thời gian làm bài báo cáo thực tập khó tránh được những sai sót mong cơ bỏ qua Đồng thời, do trình độ lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi được những sai sót, rất mong em sẽ nhận được những ý kiến đóng góp để có thể học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm
Trang 4tích, nhận xét được ghi rõ trong phần tài liệu ttham khảo
Ngoài ra, bài báo cáo sử dụng một số nhận xét, đánh giá, các quan điểm cũng nhờ số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác được trích dẫn và chú thích rõ nguồn gốc
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN IV
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1MỤC TIÊU CHUNG 2
1.2.2MỤC TIÊU CỤ THỂ 2
1.3 CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1PHẠM VI KHÔNG GIAN 3
1.4.2PHẠM VI THỜI GIAN 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1KHÁI NIỆM VỀ NHTM 5
2.1.2KHÁI NIỆM VỀ CHO VAY CỦA NHTM 5
2.1.3KHÁI NIỆM VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM 5
2.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI CHO VAY TIÊU DÙNG 6
2.2.1ĐẶC ĐIỂM CVTD 6
2.2.2PHÂN LOẠI CVTD 7
2.3 QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG 8
2.4 RỦI RO VÀ CÁC LOẠI RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG 13
2.4.1RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG 13
2.4.2CÁC LOẠI RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG 13
Trang 82.5.3.3 Phương pháp so sánh .18
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU – CHI NHÁNH NĂM CĂN 19
3.1 SƠ LƯỢC VỀ TỈNH CÀ MAU VÀ HUYỆN NĂM CĂN 19
3.1.1SƠ LƯỢC VỀ TỈNH CÀ MAU 19
3.1.2 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN NĂM CĂN .20
3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 21
3.2.1SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TỈNH CÀ MAU–CHI NHÁNH NĂM CĂN 24
3.2.2SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CÀ MAU –CHI NHÁNH NĂM CĂN 24
3.3TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM TỈNH CÀ MAU 27
3.3.1TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM TỈNH CÀ MAU .31
3.3.2CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TỈNH CÀ MAU –CNNĂM CĂN 35
3.3.3NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK .38
3.3.4THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –CHI NHÁNH NĂM CĂN 42
3.3.5:CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NĂM CĂN 48
Trang 9TỈNH CÀ MAU – CHI NHÁNH NĂM CĂN .56
4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU– CHI NHÁNH NĂM CĂN 56
4.1.1ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .56
4.1.2ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU –CHI NHÁNH NĂM CĂN 57
4.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU – CHI NHÁNH NĂM CĂN 58
4.2.1NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG 58
4.2.2NHÓM GIẢI PHÁP CHUN MƠN .61
4.2.3NHĨM GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN 62
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 64
5.1 KIẾN NGHỊ 64
5.2 KẾT LUẬN 68
Trang 10Bảng 3 2: Cơ cấu huy động vốn của Agribank giai đoạn 2017-2019 30
Bảng 3 3: Tình hình cho vay tại Agribank giai đoạn 2017-2019 32
Bảng 3 4: Lãi suất cho vay khách hàng giai đoạn 2017 – 2019 .33
Bảng 3 5: Chất lượng cho nợ vay tại Agribank 34
Bảng 3 6: Lãi suất sản phẩm vay tín chấp tại Agribank .36
Bảng 3 7: Phí phạt trả nợ trước hạn tại Agribank .36
Bảng 3 8: Các sản phầm cho vay tiêu dùng tại Agribank 37
Bảng 3 9:Hồ sơ cho vay Agribank 39
Bảng 3 10: Dư nợ CVTD và tỉ trọng CVTD tại Agribank – CN Năm Căn giai đoạn 2017-2019 41
Bảng 3 11: Cơ cấu CVTD theo thời hạn 42
Bảng 3 12: Dư nợ CVTD theo hình thức vay 45
Trang 11Hình 3 1: Cơ cấu tổ chức của Agribank CN Năm Căn .25
Hình 3 2: Tổng VHĐ và tăng trưởng VHĐ của Agribank năm 2017 – 2019 29
Hình 3 3: Cơ cấu huy động vốn của Agriabnk giai đoạn 2017-2019 30
Hình 3 4: Tổng dư nợ vay và tăng trưởng dư nợ vay giai đoạn 2017-2019 .32
Hình 3 5: Tỉ lệ nợ xấu trên dự nợ vay giai đoạn 2017-2019 .35
Hình 3 6:Quy trình cho vay tiêu dùng tại Agribank 37
Hình 3 7: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn 42
Hình 3 8: Dư nợ CVTD theo mục đích vay 44
Hình 3 9: Tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tại Chi nhánh giai đoạn 2017-2019 46
Trang 12CVTD : Cho vay tiêu dùng
SME : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
NHTM : Ngân hàng thương mại
Trang 13Trong nền kinh tế hội nhập công nghệ tiến bộ với nhiều phát triển của tiện ích từ internet banking, việc cạnh tranh cải thiện các tín dụng nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng huy động vốn cũng như sinh lợi nhuận của các NH đang trở nên cực kì gay gắt Thị trường tài chính tiêu dùng như một miếng bánh ngon trong nền kinh tế hay cịn được ví như là thước đo sức sống của nền kinh tế Chính vì thế, tín dụng tiêu dùng được các Ngân hàng tập trung khai thác, đẩy mạnh và luôn luôn cải thiện, nâng cấp nghiệp vụ để thu hút mảng thị trường đẩy mạnh tiềm năng này
Trong tình hình “dầu sơi lửa bỏng” như hiện nay, các NH đã tìm nhiều phương pháp để nâng cao tầm nhìn, chiến lược phát triển cũng như hình ảnh thương hiệu để giúp đẩy mạnh việc gia tăng lợi nhuận của ngân hàng Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank) cũng mang lại nhiều sứ mệnh, chiến lược để đẩy mạnh phát triển chất lượng NH và đóng góp cho nền kinh tế
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Năm Căn tuy chỉ là một Chi nhánh thuộc Agribank nhưng lại nằm ở vị trí trung tâm của huyện Năm Căn trên đường Hùng Vương gần khu vực chợ Năm Căn Agribank Chi nhánh Năm Căn còn được cho là nơi giao thoa giữa nhiều địa phương trong tỉnh Cà Mau, không những hỗ trợ giải đáp thắc mắc và cung cấp vốn cho các doanh nghiệp trong huyện, Agribank Năm Căn cịn có nhiều cơ hội huy động được các nguồn vốn từ các cá nhân hay doanh nghiệp ngoài huyện Năm Căn và có tiềm lực gia tăng lợi nhuận lớn từ các hoạt động cho vay và đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng
Trang 14dùng được người lao động hưởng ứng mạnh mẽ vì khơng những đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn giúp nâng cao đời sống của người lao động đối với môi trường làm việc giúp tăng năng suất lao động và sự cống hiến cho xã hội của họ
Song đi kèm với hoạt động cho vay luôn là những rủi ro về việc thanh toán Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng, hạn chế những rủi ro và cải tiến để bắt kịp nền kinh tế công nghệ thị trường luôn phát triển, ln đổi mới qua từng thời kì Qua những vấn đề nêu trên cùng với những trải nghiệm thực tế trong quá trình thực tập nên nghiên cứu sẽ đi vào “Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau – CN Năm Căn ”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau – CN Năm Căn từ năm 2017 đến năm 2019, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu cho vay tiêu dùng mà tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau – CN Năm Căn đề ra cho thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh của tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau – CN Năm Căn trong giai đoạn từ năm 2017 – 2019
- Phân tích đánh giá tình hình cho vay tiêu dùng tại tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau – CN Năm Căn
- Đưa ra biện pháp giảm thiểu rủi ro và tăng chất lượng cho vay tiêu dùng
1.3 CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trang 154 Ngân hàng cần phải triển khai những giải pháp gì để hồn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng và đạt được mục tiêu của hoạt động CVTD?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian
Do việc thực tập diễn ra tại tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau – CN Năm Căn nên các số liệu liên quan được thu thập tại đó Ngồi ra, nghiên cứu còn tham khảo từ nhiều nguồn trên internet, tạp chí sách báo hoặc các nhân viên, chuyên viên làm việc tại chi nhánh
1.4.2 Phạm vi thời gian
Để nâng cao tính thiết thực đề tài nên số liệu sẽ được thu thập trong 3 năm gần nhất so với thời điểm hiện tại (từ năm 2017 – 2019)
1.5: Lược khảo tài liệu
Để chuẩn bị đề tài nghiên cứu của mình thì việc lược khảo các tài liệu liên quan là rất cần thiết, đặc biệt là các tài liệu có liên quan đến “phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng” Sau đây là một số tài liệu được lược khảo trong đề tài:
- Nguyễn Ngọc Nhi (2014), Luận văn tốt nghiệp “Phân tích thực trạng và giải pháp cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Vũng Liêm”, trường Đại học Cần Thơ Đề tài này đã làm rõ được thực trạng cho vay tiêu dùng của NH, nêu ra một số điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động cho vay tại NH, tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp hoàn thiện cho vay tiêu dùng bám sát vào thực tế của NH để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NH Tuy nhiên, đề tài này chưa phân tích cụ thể các chỉ tiêu đánh giá các hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH, quy trình tín dụng chưa được nêu cụ thể và bộ hồ sơ cho vay tại NH chưa được tác giả đề cập đến
Trang 16phương hướng phát triển trong năm 2014
- Trần Thị Phương Thúy (2013), Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long”, trường Đại học Cửu Long Đề tài đã tập trung nghiên cứu bằng việc sử dụng các dạng phân tích số liệu tương đối và tuyệt đối, bên cạnh đó tác giả sử dụng các chỉ tiêu để làm bật vấn đề cho vay tiêu dùng, sự so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn của đề tài rất rõ ràng và phù hợp với NH Tuy nhiên, đề tài vẫn còn những nét hạn chế như cách xử lý số liệu trình bày chưa rõ ràng làm người đọc khó tiếp thu vấn đề, nhiều biểu đồ không cần thiết Giai đoạn từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014 còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ và chưa đi sâu vào những nguyên nhân ảnh hưởng của từng vấn đề phân tích
Trang 172.1.1 Khái niệm về NHTM
Luật các Tổ chức tín dụng (2010) đã định nghĩa Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác dựa trên quy định của Luật này cho mục đích thu lợi nhuận
2.1.2 Khái niệm về cho vay của NHTM
Ngân hàng nhà nước, năm 2016 có định nghĩa về hoạt động cho vay như sau “ Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi.”
Tính đến nay hoạt động cho vay được cho là nguồn thu lợi nhuận chính cho các NHTM Ban đầu, các NHTM có xu hướng tập trung vào phân khúc khách hàng SME nhưng về sau lại có sự chuyển dịch sang phân khúc khách hàng cá nhân và đặc biệt là thị trường cho vay tiêu dùng Đối với các nước phát triển, tỷ trọng cho vay tiêu dùng đã chiếm hơn 40% trên tổng dư nợ nhưng ở Việt Nam tỉ trọng cho vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng dư nợ ( Tạp chí Ngân hàng, 2005) Qua đó, các NHTM đã nhận ra được “miếng bánh ngon” là thị trường cho vay tiêu dùng vô cùng rộng lớn đầy tiềm năng trên đất nước có 96,2 triệu dân và nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ
2.1.3 Khái niệm về cho vay tiêu dùng của NHTM
Các khái niệm, quan điểm về cho vay tiêu dùng xuất hiện rất nhiều trong các bài báo cáo, nghiên cứu Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm (2010), cho vay tiêu dùng được định nghĩa như:
Trang 18nhân, hay hộ gia đình một khoản tiền để sử dụng vào các mục đích tiêu dùng kèm theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định
Hiện nay, các ngân hàng trên thế giới đều nhắm đến và tối ưu tín dụng cho vay tiêu dùng vì CVTD là một trong những khoản sinh lời cao nhất cho ngân hàng mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức về rủi ro, thời gian và chi phí thẩm định tài chính khách hàng
2.2 Đặc điểm và phân loại cho vay tiêu dùng 2.2.1 Đặc điểm CVTD
Cho vay tiêu dùng thường là các khoản vay nhỏ lẻ nên giúp Ngân hàng có thể phân tán được rủi cho vay tốt hơn các khoản vay thường Mặt khác, những khoản vay tiêu dùng trung, dài hạn và có giá trị lớn nhằm phục vụ cho mục đích mua đất, xây sửa nhà cửa, mua xe…lại ẩn chứa mức rủi ro tín dụng cao hơn các khoản vay thường khác Theo Khuất Duy Tuấn (2005), CVTD thường có những đặc điểm sau:
- CVTD thường có mức lãi suất cao hơn các khoản cho vay khác trong lĩnh vực thương mại và cơng nghiệp Vì rủi ro của việc CVTD rất cao do công tác thẩm định thường gặp khó khăn và mất nhiều thời gian dẫn đến thiếu thông tin thẩm định
- Các khách hàng vay tiêu dùng phần lớn có nhu cầu phụ thuộc vào chu kì kinh tế và ít co giãn với lãi suất Khách hàng vay tiêu dùng chú trọng vào khoản phải thanh toán nhiều hơn là mức lãi suất họ phải trả ( mức lãi suất nói lên chi phí của khoản vay) Một phần là do tính chất của khoản vay tiêu dùng khơng vì mục đích kinh doanh nên ít khách hàng quan tâm đến phần chi phí phải trả này
- Lãi suất cho vay tiêu dùng tính theo lãi kép
Trang 192.2.2 Phân loại CVTD
Có nhiều cơ sở, quan điểm để phân loại cho vay tiêu dùng từ nhiều nguồn Cho vay tiêu dùng có thể phân loại như sau dựa theo Khuất Duy Tuấn (2005)
Căn cứ vào hình thức cho vay:
* Trả góp: vay trả góp là hình thức vay mà người tiêu dùng sẽ phải trả nợ
gốc và lãi theo các kỳ hạn ( thường là tháng ) và số tiền trả mỗi lần là như nhau Vay trả góp thường áp dụng cho các khoản vay lớn hoặc do thu nhập của người đi vay không đủ để thanh toán hết số nợ vay trong 1 lần
* Phi trả góp: đây là khoản vay được người vay thanh toán khi đáo hạn
hợp đồng theo thỏa thuận giữa bên tín dụng và bên cho vay Vay tiêu dùng phi trả góp thường là những khoản vay được cấp cho các nhu cầu vay nhỏ như thanh tốn viện phí, mua sắm các dụng cụ trong gia đình, chi trả các chi phí sửa chữa… và khoản vay này thường có thời hạn khơng dài
* Tuần hoàn: là khoản vay mà người vay được ngân hàng cho phép sử
dụng thẻ tín dụng hoặc các loại séc cho thấu chi trên tài khoản vãng lai Dựa vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập theo kỳ của khách hàng để thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn tuân theo một hạn mức tín dụng nhất định
* Tín chấp: là hình thức vay khơng cần tài sản đảm bảo nhưng ln có
mức lãi suất cao (gấp 2 đến 3 lần so với vay thế chấp) Cá nhân có thể dùng uy tín của mình hoặc cơng ty đang cơng tác để thỏa mãn mục đích cá nhân Vay tín chấp thường có số tiền từ 10 triệu đồng trở lên và trả góp linh hoạt từ 1 đến 5 năm
* Thế chấp: là hình thức vay sử dụng tài sản đảm bảo như: nhà cửa, đất
Trang 20Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ:
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Đây là hình thức phối hợp giữa Ngân
hàng và các điểm bán lẻ Khách hàng đi mua sắm tại các điểm bán lẻ và Ngân hàng là người thanh tốn thay Sau đó, Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ của khách hàng định kì theo qui định
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Ngân hàng trực tiếp cho vay và các khách
hàng đi vay sẽ trả nợ và lãi định kì theo qui định của Ngân hàng
Mục đích vay
+ Cư trú: là các khoản vay tài trợ cho việc mua sắm, xây dựng hoặc cải
tạo nhà cửa cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình
+ Phi cư trú: là các khoản vay nhằm tài trợ cho các chi phí xe cộ, chi phí
học hành, giải trí, du lịch…
Thời hạn khoản vay:
Ngắn hạn: Gồm những khoản vay có thời hạn nhỏ hơn 1 năm Khoản
vay này thường áp dụng lãi suất ngắn hạn và để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân
Trung và dài hạn: Gồm những khoản vay có thời hạn lớn hơn 1 năm
Là những khoản vay có mục đích lớn như sản xuất kinh doanh, đầu tư vào xây dựng, dự án Các khoản vay trung và dài hạn thường có lãi suất cao để bù đắp phần rủi ro ẩn chứa theo thời gian
2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng
Trang 21Tiếp nhận hồ sơ của khách
hàng
Thẩm định điều kiện vay
tiêu dùng Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn Phân tích và Phân tích tín dụng khách hàng va y thẩm định vốn
Kiểm tra thông tin về khách hàng vay vốn
Xét duyệt cho vay tiêu dùng cá nhân Ký kết hợp đồng và giải ngân Thu nợ và đưa ra phán quyết tín dụng mới Hình 2 1: Quy trình cho vay tiêu dùng chung của Ngân hàng
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng
Hồ sơ vay tiêu dùng bao gồm hồ sơ khách hàng và hồ sơ khoản vay Thông thường hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị thường có: hồ sơ cá nhân, hồ sơ chứng minh nơi ở và thu nhập Mỗi ngân hàng thường có những qui định và yêu cầu riêng về hồ sơ khoản vay nhưng phổ biến nhất là đơn đề nghị vay vốn Trên đơn đề nghị thường sẽ có đầy đủ thơng tin về việc vay tiêu dùng của khách hàng như: thông tin, sản phẩm vay, hạn mức và lãi suất cũng như các thông tin về nghề nghiệp, thu nhập, số điện thoại tham chiếu…
Bước 2 : Thẩm định điều kiện vay tiêu dùng cá nhân
Sau khi đã tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, ngân hàng sẽ bắt đầu tiến hành kiểm tra và thẩm định việc vay tiêu dùng của cá nhân Đây cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình cho vay tiêu dùng vì đây là căn cứ cho quyết định của Ngân hàng có cung cấp vốn vay cho cá nhân hay khơng và tính chính xác của quyết định này
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
Trang 22Ngân hàng cịn kiểm tra tính phù hợp của khách hàng với các sản phẩm vay
vốn tiêu dùng cá nhân
Bước 4: Kiểm tra thông tin về khách hàng vay vốn
Sau khi kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn, Ngân hàng sẽ bắt đầu tiến hành kiểm tra các thông tin mà khách hàng kê khai có giống trên hồ sơ khách hàng cung cấp cho Ngân hàng hay không? Thông thƣờng, bộ phận thẩm định sẽ gọi điện cho khách hàng và các số điện thoại mà khách hàng cung cấp để xác minh hoặc đi thực tế tại nơi kinh doanh và nơi sinh sống của khách hàng để xác thực thơng tin
Bước 5: Phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn
Đây là bước mà bộ phận thẩm định sẽ tiến hành thẩm định địa bàn như: nơi ở, địa chỉ làm việc hoặc kinh doanh nhằm xác minh các tư cách và năng lực về pháp lý và hành vi nhân sự
Bước 6: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng được thực hiện sau khi hồ sơ khách hàng đã được kiểm tra và xác thực tính chính xác Bộ phận phân tích tín dụng của Ngân hàng sẽ bắt đầu phân tích về thu nhập, lịch sử trả nợ (đã bị nợ xấu hay chưa), khả năng thanh toán của khách hàng trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai nhằm xác định mức độ rủi ro và đưa ra biện pháp để hạn chế rủi ro Sau khi phân tích hoàn tất, bộ phận phê duyệt sẽ tiến hành xét duyệt cho khách hàng vay tiêu dùng Do tính cạnh tranh của các Ngân hàng trong nền kinh tế phát triển và hiện đại, Ngân hàng cần phải tối ưu chi phí và thời gian cho việc thẩm định
Bước 7: Xét duyệt cho vay tiêu dùng
Trang 23Bước 8: Ký kết hợp đồng vay và giải ngân
Sau khi được xét duyệt, Ngân hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng cho vay với khách hàng Nội dung chính của hợp đồng vay thường bao gồm:
Thông tin về khách hàng Mục đích sử dụng khoản vay Lãi suất
Thời hạn tín dụng Đảm bảo
Điều kiện thanh toán
Khách hàng sẽ được giải thích rõ ràng các điều khoản có trên hợp đồng cũng như thơng tin khoản vay và thời hạn thanh toán Khách hàng cần nắm rõ những thơng tin này và thực hiện thanh tốn nợ đúng hạn để tránh bị nợ xấu
Sau đó, khách hàng sẽ đến các phòng giao dịch của Ngân hàng để tiến hành giải ngân tiền vay và sử dụng số tiển cho mục đích vay Nhân viên tín dụng của Ngân hàng vẫn sẽ xem xét và theo dõi khoản vay, nếu có dấu hiệu lừa đảo hay chiếm đoạt Ngân hàng sẽ có tồn quyền để thu hồi khoản vay bất cứ lúc nào
Bước 9: Thu nợ và đưa ra phán quyết tín dụng mới
Ngân hàng sẽ thực hiện việc nhắc và thu nợ hàng tháng nhằm đảm bảo khách hàng thanh toán nợ đúng hạn (số tiền thanh toán bao gồm: tiền vay gốc và lãi suất) Khi khách hàng khơng đủ khả năng thanh tốn hay thanh tốn nợ quá hạn, Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét và phân tích lại khả năng tài chính của khách hàng để có thể đưa ra những phán quyết tín dụng mới
Những chỉ tiêu dùng trong phân tích cho vay tiêu dùng
Trang 24Vịng quay vốn tín dụng = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ
𝐷ư 𝒏ợ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
trong đó: Dư nợ bình qn = ( 𝐷ư 𝑛ợ đầ𝑢 𝑛ă𝑚+𝐷ư 𝑛ợ 𝑐𝑢ố𝑖 𝑛ă𝑚 )
2
Chỉ tiêu đo lường vòng luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng Vịng quay vốn càng nhanh thì càng chứng tỏ được việc thu hồi nợ và đầu tư vốn của Ngân hàng càng nhanh Chỉ tiêu này cịn phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao thì Ngân hàng có chất lượng tín dụng cao và việc đầu tư cũng có độ an tồn cao
Hệ số thu nợ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦
Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận của Ngân hàng trong việc cho vay Việc cho vay càng có hiệu quả thì hệ số thu nợ càng cao và số vốn Ngân hàng sẽ thu được trên doanh số vay của Ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn = 𝑁ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đối với các khoản vay và chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chỉ tiêu này càng lớn chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và có nhiều rủi ro Hiện nay, Ngân hàng nhà nước quy định tỷ lệ nợ quá hạn của từng Ngân hàng không được vượt quá 3%.
Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ đế𝑛 ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ đế𝑛 ℎạ𝑛 x 100%
Trang 252.4 Rủi ro và các loại rủi ro thường gặp trong cho vay tiêu dùng 2.4.1 Rủi ro trong cho vay tiêu dùng
Rủi ro cho vay tiêu dùng xảy ra khi khách hàng khơng thanh tốn nợ vay đúng hạn hay ngân hàng chỉ thu được một phần nợ gốc và lãi vay hoặc không thu được cả gốc và lãi của khoản vay như đã cam kết trong hợp đồng Vay tiêu dùng cá nhân đem lại nhiều lợi ích, giải pháp ngắn hạn cho khách hàng cũng như lợi nhuận về lâu dài cho ngân hàng Mặt khác, khoản vay này cũng còn ẩn chứa nhiều rủi ro và những bất lợi cho cả bên vay và bên cho vay
2.4.2 Các loại rủi ro thường gặp trong cho vay tiêu dùng
Rủi ro CVTD có thể gây bất lợi đến cả bên vay và bên cho vay Có nhiều cách phân loại rủi ro cho vay tiêu dùng nhưng theo “Luật các tổ chức tín dụng 2010”các loại rủi ro thường gặp khi vay tiêu dùng là:
Rủi ro từ lãi suất vay: vay tiêu dùng thường có mức lãi rất cao do các
khoản vay tiêu dùng thường vay bằng hình thức tín chấp (khơng cần tài sản đảm bảo) Khách hàng cần cân nhắc khi vay tiêu dùng tín chấp vì lãi suất của khoản vay này thường cao hơn các khoản vay khác nên áp lực thanh toán nợ vay rất lớn dễ dẫn đến nợ xấu Cách tốt nhất để hạn chế lãi suất vay là khi khách hàng không bị nợ xấu, thanh toán các khoản đã vay đúng hạn các khoản vay, có lịch sử tín dụng tốt sẽ được xem xét duyệt cho vay tín chấp với mức lãi suất thấp hơn mức thông thường
Rủi ro từ những ràng buộc pháp lý: theo như những ràng buộc pháp lý
trong hợp đồng vay, khi bên vay khơng thanh tốn nợ đúng hạn hay thanh toán trễ, tổ chức cho vay được quyền sử dụng các biện pháp, nghiệp vụ để đòi nợ hay nghiêm trọng hơn là bên cho vay sẽ kiện bên vay ra tòa Khách hàng vay vốn một khi bị nợ xấu sẽ rất khó thậm chí là khơng thể vay tiền tại ngân hàng, hay các cơng ty tài chính khác
Rủi ro từ các nguyên nhân khác: khách hàng chưa hiểu hết nội dung
Trang 26Ngồi ra, cịn có các rủi ro khách quan khác như tai nạn, mất khả năng lao động, chi trả…vì những lý do đó nên bên cho vay thường khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm khoản vay để giảm bớt gánh nặng cho gia đình khi những rủi ro xuất hiện
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay tiêu dùng 2.5.1 Các nhân tố khách quan
Nhân tố từ phía mơi trường
Giống như các thể chế kinh tế khác, các ngân hàng thương mại cũng hoạt động và chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh như môi trường kinh tế xã hội, môi trường quản lý, các mơi trường về văn hóa và các chính sách kinh tế của nhà nước
Môi trường kinh tế xã hội đặc trưng là trình độ phát triển kinh tế, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, mức sống của dân cư cùng với chế độ xã hội có ảnh hưởng khá mạnh đến mức tiêu dùng dân cư Môi trường này mà ổn định là một trong những điều kiện thúc đẩy dân cư tiêu dùng, hạn chế tiết kiệm do đó dẫn đến mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước cũng là một nhân tố vĩ mơ khác có tác động sâu rộng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại Mơi trường pháp lý có ảnh hưởng đến trật tự, tính ổn định và tạo điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng diễn ra thông suốt, đảm bảo sự phát triển bền vững, hạn chế những rắc rối gây tổn hại đến lợi ích của các bên tham gia quan hệ vay mượn Nếu hệ thống pháp luật có quy định đầy đủ cụ thể các vấn đề về cho vay tiêu dùng sẽ thúc đẩy người tiêu dùng tìm đến ngân hàng đồng thời cũng khuyến khích tính tích cực của các ngân hàng tham gia lĩnh vực này Ngược lại, nếu tất cả quy định đều mang tính chung chung khơng rõ ràng sẽ khiến cả ngân hàng và khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc đi đến một thỏa thuận chung
Trang 27Hoạt động cho vay tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của hệ thống các chính sách và chương trình kinh tế của nhà nước, nếu nhà nước tăng đầu tư hoặc đưa ra các biện pháp thơng thống để khuyến khích đầu tư trong nước và tăng đầu tư nước ngoài như giảm các thủ tục rườm rà, giảm thuế cho các công ty mới thành lập, tạo công ăn việc làm cho người lao động Đây rõ ràng là tiền đề thuận lợi để phát triển cho vay tiêu dùng Mặt khác, các chính sách giảm thuế thu nhập, áp dụng lãi suất ưu đãi đối với cho vay hộ nông dân, hộ nghèo, các hộ dân tộc ở miền núi, các chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm thực hiện cơng bằng xã hội Tất cả các biện pháp nảy sẽ có ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng của dân cư trước mắt và lâu dài
Nhân tố từ phía khách hàng
Trong nhóm nhân tố nảy, trước hết phải kể đến đạo đức khách hàn, được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm Vì nếu thật sự khách hàng cho thu nhập cao, ổn định để trả nợ, thậm chí đưa ra được điều kiện đảm bảo tốt thì chưa chắc họ đã có thiện chí để trả nợ Bởi lẽ, khi đi vay, người vay vẫn có ý định trả nợ đầy đủ, nhưng trong sử dụng tiền vay ,có thể do tư cách, do lịng tham muốn làm giàu nhanh chóng họ sử dụng vốn vay sai mục đích đã hứa vì khơng phải lúc nào người cho vay cũng có đầy đủ thơng tin của người đi vay Mặt khác, với những lĩnh vực có rủi ro cao thì khả năng năng mang lại lợi nhuận cũng cao do đó người vay sẽ tìm mọi cách để được khoản vay đó Nên trước khi cho vay, các cán bộ tín dụng phải đánh giá độ tín nhiệm của khách hàng trên cơ sở tính thật thà của người vay, ý muốn kiên quyết của khách hàng trong việc thực hiện tất cả giao ước trong hoạt động tín dụng, điều này được thể hiện một phần trong hồ sơ của người xin vay
Trang 28họ sẵn sàng thanh toán tiền cho ngân hàng để tránh những rắc rối về mặt pháp lý có thể gây ảnh hưởng đến nghề nghiệp công việc của họ Ngược lại, với những cá nhân hoặc hộ gia đình có thu nhập không ổn định hoặc thu nhập ở mức trung bình thì việc thu hồi nợ của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn do họ khơng biết trước thời điểm nhận được thu nhập là khi nào và bao giờ mới tích lũy được để trả nợ cho ngân hàng
Ngày nay, phần lớn các món vay tiêu dùng quy định nguồn trả là thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai ngoại trừ các khoản nợ cho vay ngắn hạn
Tài sản đảm bảo là cơ sở pháp lý có thêm nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng ngoài nguồn thu nợ thứ nhất, mang tính dự phịng rủi ro Mặc dù nắm giữ tài sản đảm bảo song nếu khách hàng không trả nợ thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thu nhập vì muốn phát mại tài sản phải có thời gian và phải mất chi phí khác liên quan, đó là chưa kể có thể tại thời điểm đó giá trị tài sản trên thị trường khơng được duy trì như khi khách hàng định giá để cho vay Vì vậy, tài sản đảm bảo khơng giữ vai trị quyết định trong việc khách hàng vay hay khơng mà nó chỉ là một tiêu chuẩn để xét duyệt khi cho vay
2.5.2 Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại nằm trong các quy định và các định hướng phát triển của ngân hàng Nếu ngân hàng khơng có một định hướng tồn thể về phát triển cho vay tiêu dùng thì cũng có nghĩa là khơng có một hoạt động nào dành cho sự phát triển của hoạt động nảy
Trang 29
Nếu như đạo đức người vay được xếp vào vai trò hàng đầu các nhân tố khách quan thì đạo đức cán bộ tín dụng cũng ở vị trí tương đương trong nhóm các nhân tố chủ quan Nhiều cán bộ tín dụng vì vậy mà làm tổn hại cho cả ngân hàng và khách hàng Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, các khách hàng sẵn sàng tìm đến ngân hàng khác nếu họ cảm thấy khơng đáng tin cậy vào cán bộ trực tiếp quản lý khoản vay của họ, nếu bên cạnh trình độ nghiệp vụ cao và trình độ hiểu biết sâu rộng, các cán bộ ngân hàng phải thường xuyên trau dồi đạo đức, đặt lợi ích khách hàng và ngân hàng lên hàng đầu, sẵn sàng từ chối khoản vay nếu thấy có vấn đề càng khơng vì nhu cầu cấp thiết của người vay mà ép họ tư lợi cho bản thân
Kỹ thuật và thủ tục thẩm định hiệu quả và không rườm rà là một trong những phương thức quan trọng trong thu hút khách hàng Tuy nhiên sự tồn tại các kỹ thuật và thủ tục này là khơng chỉ nhằm mục đích đó mà nhằm đưa ra các đánh giá đúng đắn về khách hàng, về các khoản vay, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho các khoản vay Một hệ thống kỹ thuật thẩm định hợp lý, khoa học, thống nhất là yếu tố quyết định chất lượng thẩm định và do đó quyết định chất lượng khoản vay
Bên cạnh các yếu tố trên, yếu tố vốn cũng giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tín dụng nói riêng Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác, muốn tiến hành kinh doanh ngân hàng cũng phải có vốn Vốn tự có của ngân hàng càng lớn thì khả năng mở rộng phạm vi cho vay và tăng cường cung cấp các sản phẩm dịch vụ,… Mặt khác, khi có vốn lớn, các ngân hàng cũng có điều kiện đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, máy móc cơng nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của ngân hàng đồng thời đảm bảo được an toàn, hạn chế được rủi ro trong hoạt động
2.5.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.5.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập và sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các biểu bảng và báo cáo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tỉnh Cà Mau – Chi nhánh Năm Căn
Trang 30-Bảng lãi suất huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tỉnh Cà Mau – Chi nhánh Năm Căn
2.5.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Tổng hợp số liệu thứ cấp và các thông tin thực tế để phân tích thực trạng huy động vốn và cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn Việt Nam Đánh giá tình hình hoạt động thực tế, đề xuất giải pháp hoàn thiện cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tỉnh Cà Mau – Chi nhánh Năm Căn
2.5.3.3 Phương pháp so sánh
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ra sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế qua đó tìm ra giải pháp khắc phục
So sánh tương đối: là tỷ lệ % là chỉ tiêu kì phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
Trang 31CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH
CÀ MAU – CHI NHÁNH NĂM CĂN 3.1 Sơ lược về Tỉnh Cà Mau và huyện Năm Căn
3.1.1 Sơ lược về tỉnh Cà Mau
Cà Mau là một tỉnh ven biển ở cực Nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long Diện tích tự nhiên trên 5.359 km2 Dân số trên 1,2 triệu người Địa hình Cà Mau là đồng bằng thuần nhất, sông rạch chằng chịt, như một bán đảo có 3 mặt giáp biển, vùng biển Mũi Cà Mau hằng năm phù sa bồi lắng ngầm vươn ra biển khoảng 80m Bờ biển Cà Mau dài 254 km, vùng biển và thềm lục địa rộng trên 71.000 km², tiếp giáp với vùng biển quốc tế và nhiều nước trong khu vực Đơng Nam Á; có trữ lượng hải sản lớn và giàu tài nguyên khác; thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, vận tải biển và du lịch biển Cà Mau có hệ sinh thái rừng ngập nước diện tích trên 100.000 ha rừng với đặc trưng rừng đước,
rừng đước ở phía mũi Cà Mau lớn thứ 2 trên thế giới; rừng tràm ở U Minh
Hạ (có khu rừng nguyên sinh), còn nhiều loại động, thực vật phong phú và quý
hiếm Rừng Cà Mau có giá trị cân bằng môi trường sinh thái cho sự phát triển bền
Trang 32Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Đầm Dơi và có 101 xã, phường, thị trấn
3.1.2 Sơ lược về huyện Năm Căn
Năm Căn là một huyện của tỉnh Cà Mau, Việt Nam
Trang 33với 1 chủ điền)". Thời thuộc Pháp, vùng phố chợ Năm Căn (khi đó thuộc quận Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu), đã trở thành thị tứ sung túc, hai bên bờ sơng mọc lên nhiều lị than, nhà cửa san sát, dân cư tấp nập, có bến tàu đị, có đường xe hơi đi từ Cà Mau về đến Năm Căn, Ngay sông Cửa Lớn cũng được nhiều người quen gọi là sông Năm Căn Huyện Năm Căn được chia tách từ huyện Ngọc Hiển, đi vào hoạt động ngày 01/01/2004 Ngày 20 tháng 12 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành
Quyết định số 1150/QĐ-BXDcông nhận thị trấn Năm Căn là đô thị loại IV
3.2 Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập theo Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Trải qua mỗi thời kỳ phát triển với những tên gọi gắn với sứ mệnh khác nhau, xuyên suốt 32 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn khẳng định vị thế, vai trò của một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nơng thơn, có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội
Trang 34Là một trong các ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trị chủ lực trong hệ thống ngân hàng, Agribank ln phát huy vai trị tiên phong, gương mẫu của một Ngân hàng thương mại Nhà nước trong việc dẫn dắt hệ thống các tổ chức tín dụng thực thi nghiêm túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, nhất là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Agribank đang triển khai hiệu quả 07 chương trình tín dụng chính sách (Cho vay theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn; Cho vay hộ gia đình, cá nhân thơng qua Tổ vay vốn/tổ liên kết; Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Cho vay gia súc, gia cầm; Cho vay tái canh cà phê; Cho vay chính sách phát triển thủy sản; Tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch”) và 02 Chương trình mục tiêu Quốc gia (xây dựng Nơng thơn mới, giảm nghèo bền vững)
Agribank không ngừng đơn giản hóa thủ tục cho vay, cải tiến mơ hình, phương thức cho vay, kết hợp với chính quyền địa phương, Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai trên 68.000 tổ vay vốn với gần 1,5 triệu thành viên; Triển khai an toàn 68 Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng với gần 8.200 phiên giao dịch, phục vụ hơn 800 nghìn khách hàng tại trên 400 xã trên tồn quốc, tạo điều kiện thuận lợi đối với hộ gia đình, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận vốn vay và dịch vụ ngân hàng Triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng, đến nay doanh số cho vay chương trình đạt trên 7.400 tỷ đồng với 193.000 hộ gia đình, cá nhân được bổ sung vốn phục vụ nhu cầu hợp pháp và cấp thiết, nâng cao đời sống của người dân tại các địa bàn nông thôn…
Trang 35NHTM Nhà nước trong việc cung ứng vốn và SPDV ngân hàng tiện ích phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo đúng mục tiêu cơ cấu lại, góp phần tạo những bước bứt phá trong tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam
Thông qua chủ động thực hiện đầu tư tín dụng và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, Agribank đang mở ra cơ hội cho hàng triệu người nông dân Việt Nam được tiếp cận với kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu trên thế giới, ứng dụng thành quả cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa nền nơng nghiệp Việt Nam có những bước tiến lớn trong gia nhập “sân chơi” toàn cầu
Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank rất quan tâm đến công tác hỗ trợ an sinh xã hội với nhiều dự án, chương trình tài trợ tổng thể và dài hạn trên khắp cả nước, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam
Trải qua 32 năm xây dựng và trưởng thành, Agribank duy trì được sự tăng trưởng ổn định cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả hoạt động Nhiều năm liên tiếp, Agribank nằm trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đạt nhiều giải thưởng do các tổ chức quốc tế trao tặng Đặc biệt, đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập 26/3/2018, Agribank vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất – phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam dành cho tập thể có cơng lao đóng góp vào cơng cuộc xây dựng đất nước, thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới
Trang 363.2.1 Sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau– Chi nhánh Năm Căn
Tên doanh nghiệp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh Năm Căn
Tên viết tắt ( Agribank - Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development)
Trụ sở chính Số 2 đường Láng Hạ, phường Thành Cơng, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Hotline 1900558818
Fax 0290.3832312
Website https://www.agribank.com.vn
Địa chỉ 01 Hùng Vương, khóm 1, Thị trấn Năm Căn, Huyện Năm
Căn, tỉnh Cà Mau
Agribank chi nhánh Năm Căn chính thức hoạt động như một chi nhánh trực thuộc Hội sở Mục tiêu của ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam đề ra cho chi nhánh Năm Căn là phấn đấu trở thành một trong những chi nhánh đạt chất lượng cao trong hệ thống các chi nhánh do địa thế thuận lợi Ngân hàng Agribank nói chung và Ngân hàng Agribank chi nhánh Năm Căn nói riêng là được phát triển bởi những yếu tố: Sự chuyên nghiệp, tận tâm, gần gũi, sẻ chia Qua đó thể hiện sự thân thiện và đáng tin cậy mà Agribank muốn đem lại cho khách hàng
3.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau – Chi nhánh Năm Căn
Trang 37Quỹ Giao dịch viên
Cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng
Kiểm sốt viên
GĐ phòng KHCN GĐ phòng KHDN GĐ phòng DVKH Giám đốc chi nhánh
liên quan đến việc huy động vốn và cho vay KHCN, dịch vụ thu chi hộ, dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước
Quy mô hạ tầng Chi nhánh tương đối lớn, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại: máy nộp tiền (CDM), máy điều hòa, ghế ngồi, nước uống, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong thời gian giao dịch tại chi nhánh
Cơ cấu các phịng ban:
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank CN Năm Căn
GĐ chi nhánh: Phụ trách chung và đại diện cho các bộ phận phòng ban, lập kế
Trang 38GĐ Phòng DVKH ( Dịch vụ khách hàng): Kiểm tra giám sát thường xuyên
hoạt động của phòng, đảm bảo thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Hỗ trợ các giao dịch viên khi phòng giao dịch quá tải, xử lý kịp thời và chính xác các tình huống khẩn cấp, khiếu nại dịch vụ từ khách hàng Chịu trách nhiệm về việc kiểm sốt các chứng từ một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ
Kiểm soát viên: Chịu trách nhiệm nghiệp vụ tại bộ phận dịch vụ khách hàng về
tuân thủ pháp luật, tuân thủ các chính sách, thủ tục, nghiệp vụ của Ngân hàng, phê duyệt chứng từ, kiểm tra tính chính xác, trung thực và hợp lý các số liệu báo cáo
Quỹ: Nhận tiếp quỹ tiền mặt từ Hội sở và đảm bảo điều hòa giao dịch trong
ngày Thực hiện các giao dịch thu chi hộ, ủy nhiệm chi, kiểm đếm tiền, trao đổi tỷ giá, phân loại tiền một cách chính xác nhằm đảm bảo việc thu đủ, chi đúng, an toàn ngân quỹ Thực hiện kiểm quỹ và cân đối tồn quỹ tối thiểu theo quy định
CSR ( Giao dịch viên) : Thực hiện các nghiệp vụ về tiền gửi, cho vay, rút tiền,
kế toán và các thủ tục giấy tờ GDV thực hiện hầu hết các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng, tư vấn bán chéo các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng
GĐ Phịng KHCN: Có trách nhiệm trong việc điều phối hoạt động kinh doanh
về mảng tín dụng cá nhân, ln bảo đảm và thúc đẩy nhân viên đạt đúng chỉ tiêu kinh doanh được đề ra, tiến hành các buổi thăm dò thị trường để có phương pháp tiếp cận hợp lý và chuyện nghiệp đối với khách hàng là cá nhân Phòng KHCN là bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng cá nhân Chủ yếu khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ Thực hiện hầu hết các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng Bộ phận trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các cá nhân
Cán bộ tín dụng KHCN: Tư vấn hỗ trợ cho các khách hàng cá nhân có nhu cầu
vay vốn đầu tư, vay tiêu dùng như: vay mua nhà, mua ô tô, du học,…tư vấn cho các cá nhân có nhu cầu mở thẻ tín dụng,… Tham gia các cuộc khảo sát thị trường để nắm bắt nhu cầu và cải tiến cách thức hoạt động, tiếp cận cá nhân
Trang 39cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp
Cán bộ tín dụng KHDN: Phục vụ khách hàng doanh nghiệp các nhu cầu về
cho vốn sản xuất kinh doanh như: cho vay bổ sung vốn lưu động, đầu tư, mua sắm tài sản, Tham gia các cuộc khảo sát thị trường để nắm bắt nhu cầu và cải tiến cách thức hoạt động và tiếp cận doanh nghiệp
3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam tỉnh Cà Mau
Với lịch sử phát triển mạnh mẽ và những mục tiêu phát triển trong dài hạn, Agribank luôn luôn cải thiện, nâng cấp chất lượng dịch vụ đa dạng để đáp ứng nhu cầu và gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng giúp cho hình ảnh của Ngân hàng được biết đến rộng rãi hơn
Để hiểu hơn những mục tiêu nổ lực của Agribank, ta có thể đánh giá các hoạt động của Ngân hàng thơng qua tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank trong giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tổng tài sản 228,8 277,8 323,3 Tổng thu nhập 16,9 24,9 31,1 Tổng chi phí 6,6 8,8 10,7
Nguồn: Số liệu thu thập tại Ngân hàng
Bảng 3 1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Agribank tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017-2019
Nhìn chung tổng tài sản của Agribank tăng mạnh trong suốt 3 năm khoảng 94,5 tỷ đồng Năm 2019, là năm đầu tiên triển khai lộ trình mới cũng mang lại một thành tích mở màn đáng nể góp động lực phát triển cho các năm tiếp theo Mức tăng trưởng tổng tài sản của Agribank năm 2019 so với năm 2018 là 17.4% và là 41%, so với năm 2017 Qua đó ta thấy được các hoạt động kinh doanh cốt lõi của Agribank liên tục được nâng cấp và thu hút nhiều khách hàng
Trang 40động và các hoạt động kinh doanh cốt lõi như tín dụng tiêu dùng, các phân khúc khách hàng cá nhân và SME
Qua việc phân tích sơ bộ về bảng số liệu trên ta thấy được Agribank luôn nỗ lực, cải thiện chất lượng sản phẩm mới có thể thu hút được các phân khúc khách hàng cũng như mở rộng cơ cấu huy động và kinh doanh của Ngân hàng Hành trình 3 năm của Agribank ( 2017 – 2019) đã khép lại với nhiều thành tích tiêu biểu và rực rỡ ( tổng tài sản năm 2019 là 323,3 tỷ đồng)
Huy động vốn mang lại nhiều ý nghĩa và lợi ích cho Ngân hàng nói riêng và
cả nền kinh tế nói chung Nắm giữ vai trò trung gian trong việc điều chuyển và cung cấp vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp nên huy động vốn luôn là vấn đề hàng đầu được các Ngân hàng quan tâm Duy trì và đẩy mạnh được nguồn vốn huy động sẽ giúp Ngân hàng đáp ứng được các nhu cầu bổ sung vốn kịp thời cho các doanh nghiệp hay các nhu cầu tiêu dùng cá nhân trong ngắn và dài hạn của cá nhân
Trong giai đoạn phát triển Agribank luôn tận dụng và liên tục đưa ra các gói huy động đa dạng, hướng đến sự tiện dụng và mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng nhằm đóng góp và nâng cao tối đa nguồn vốn huy động của chính Ngân hàng giúp đáp ứng kịp thời các nhu cầu sử dụng vốn của nhiều nguồn
Tổng VHĐ và tăng trưởng VHĐ của Agribank năm 2017-2019
Năm 2017 2018 2019
Tổng vốn huy động (tỷ đồng) 201,3 236,8 277,9