Trong bối cảnh đại dịch Covid19 diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn, tính riêng năm 2021 có rất nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ thanh lý. Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tìm cách cải thiện tình hình tài chính và gia tăng lợi nhuận của mình. Chính vì vậy lợi nhuận được coi là tiêu chí quan trọng, là mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp đều phải hướng tới. Chỉ khi nào doanh nghiệp có lợi nhuận thì mới có điều kiện tích lũy để tái đầu tư mở sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các vấn đề phúc lợi đối với công nhân viên và đối với xã hội
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái quát về doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp (DN) là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều các nhân Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi doanh nghiệp chứ không phải bởi các cá nhân. Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp 2005: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản xuất hoặc cung ứng trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Như vậy, thuật ngữ doanh nghiệp dùng để chỉ một chủ thể kinh doanh độc lập có đủ những đặc trưng pháp lý và thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định Thực tế hiện nay doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dưới nhiều quy mô cụ thể và goi tên khác nhau
1.1.1.2 Phân loại doanh nghiệp a Phân loại theo nguồn gốc tài sản đầu tư vào doanh nghiệp (hình thức sở hữu tài sản)
Doanh nghiệp tổ chức theo mô hình công ty bao gồm: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh
- Công ty nhà nước: Công ty nhà nước độc lập vầ Tổng công ty Nhà nước
- Công ty cổ phần: Công ty cổ phần nhà nước (100% vốn nhà nước ) và doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước.
- Công ty TNHH: bao gồm Công ty TNHH Nhà nước một thành viên và Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên và doanh nghiệp có vốn góp chi phối của nhà nước.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Hình thức thành lập và hoạt động là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Doanh nghiệp các tổ chức chính trị - xã hội (doanh nghiệp đoàn thể): Những doanh nghiệp đoàn thể ra đời từ những năm bắt đầu chuyển đổi giữa hai cơ chế kinh tế kinh tế nước ta đều sử dụng quy chế pháp lý của doanh nghiệp nhà nước, đây là sự bất cập và tất yếu phải chuyển những doanh nghiệp này sang hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên.
Là tổ chức kinh tế tập thể ngoài mực tiêu kinh tế còn có các mục tiêu xã hội thiết thực trong điều kiện nền kinh tế nước nhà nên nó có đặc điểm riêng trong việc thành lập, quản lý hoạt động và chế độ tổ chức Tuy vậy trong hoạt động nó hoạt động như một loại hình doanh nghiệp. b Phân loại theo giới hạn trách nhiệm
Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
Các loại hình này bao gồm: Bao gồm các công ty hợp danh, các loại hình doanh nghiệp tư nhân, trong kinh doanh các loại hình doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm vô thời hạn, đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp tuyên bố phá sản.
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
Là các loại hình doanh nghiệp còn lại trừ các công ty hợp danh và các doanh nghiệp tư nhân Các doanh nghiệp này có trách nhiệm hữu hạn c Phân loại theo hình thức pháp lý của các tổ chức kinh doanh
Nếu xem xét doanh nghiệp từ ý nghĩa là một chủ thể pháp lý và từ thực tiễn Việt Nam khái quát lại các mô hình cơ bản:
Công ty cổ phần: là doanh nghiệp, trong đó có cổ đông là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
Công ty TNHH: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên
Công ty hợp danh: là loại hình doanh nghiệp ít được lựa chọn để thành lập ở Việt Nam.
Doanh nghiệp tư nhân: là loại hình chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Các công ty Nhà nước, trước hết là công ty nhà nước độc lập thực chất là một loại hình công ty TNHH một thành viên.
1.1.2 Lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm về lợi nhuận
Nhà kinh tế học hiện đại P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus định nghĩa rằng: “Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi” hoặc cụ thể hơn là “ Lợi nhuận được định nghĩa như là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập của một công ty và tổng chi phí”.
Còn Karl Marx cho rằng: “Giá trị thặng dư hay cái phần trội lên trong toàn bộ giá trị của hàng hoá trong đó lao động thặng dư chính là lao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá thì tôi gọi là lợi nhuận”. Ông đã nhìn lợi nhuận ở góc độ khoa học hơn, hiểu được nguồn gốc cũng như bản chất của lợi nhuận.
Như vậy, ta có thể thấy rằng, lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền chênh lệch giữa doanh thu (DT) và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được
DT đó Lợi nhuận được xem là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận được xem là mục đích kinh doanh của doanh nghiệp và là một chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp.
1.1.2.2 Vai trò của lợi nhuận a Đối với doanh nghiệp
XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động SXKD là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của DN Lợi nhuận của DN là số tiền chênh lệch giữa tổng DT và tổng chi phí mà DN bỏ ra để đạt được DT đó.
Trong nền kinh tế thị trường, muốn tối đa hoá lợi nhuận thì hoạt động kinh doanh của DN rất phong phú và đa dạng Các DN không chỉ tiến hành SXKD các loại hàng hoá theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, mà có thể tiến hành các hoạt động khác Khi đó LN của doanh nghiệp được tập hợp từ ba nguồn lợi nhuận khác nhau đó là LN từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác Ta có công thức xác định lợi nhuận của các doanh nghiệp như sau:
Tổng lợi nhuận trước thuế của DN
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận hoạt động tài chính
- Lợi nhuận từ hoạt động SXKD:
Là lợi nhuận thu được từ các hoạt động SXKD thường xuyên và chủ yếu của doanh nghiệp Là khoản chênh lệch giữa DT tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và chi phí đã bỏ ra của khối lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ Đây là phẩn lợi nhuận chủ yếu trong tổng lợi nhuận trước thuế của DN.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:
Là chênh lệch giữa DT hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính Hay có thể hiểu lợi nhuận từ hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa các khoản thu và chi có tính chất nghiệp vụ tài chính trong quá trình DN thực hiện việc kinh doanh.
Là lợi nhuận thu được từ các hoạt động riêng biệt phát sinh trong kì, những khoản lãi này phát sinh không thời xuyên Lợi nhuận khác được xác định bằng chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác.
Việc xác định kết cấu lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng, giúp cho DN xác định được các hoạt động tạo ra lợi nhuận Từ đó xem xét lợi nhuận đạt được của từng hoạt động để đưa ra đánh giá và quyết định chiến lược phù hợp sao cho đạt hiệu quả tốt hơn, mang lợi nhuận cao hơn.
1.2.1.1 Xác định lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Công thức xác định lợi nhuận từ hoạt động SXKD:
Lợi nhuận từ hoạt động
Trị giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ
Chi phí quản lý doanh nghiệp
DT thuần là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được thu được trong kỳ phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Công thức tính DT thuần là:
DT thuần = DT bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ DT
- DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và chi phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
- Các khoản giảm trừ DT bao gồm: chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
Giá vốn hàng bán: hiểu một cách đơn giản là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể (trong một kỳ) Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm Chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí để tạo ra một sản phẩm như chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hàng hóa, chi phí nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển…
(1.3) Đặc biệt, đối với từng loại hình công ty khác nhau thì sẽ có những cách định nghĩa về giá vốn hàng bán khác nhau:
- Công ty sản xuất kinh doanh:
GVHB = Giá thành sản xuất + Chênh lệch giá thành phẩm tồn kho
GVHB = Giá vốn hàng mua + Chênh lệch hàng tồn kho Chênh lệch HTK = Hàng tồn kho - Hàng tồn kho đầu kỳ cuối kỳ
Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa.
Chi phí bán hàng bao gồm:
- Chi phí nhân viên bán hàng: bao gồm các khoản tiền lương, tiền công phải trả trực tiếp cho nhân viên bán hàng và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định của nhân viên bán hàng;
- Chi phí vật liệu bao bì: Giá trị của các loại vật liệu, bao bì sử dụng trực tiếp cho quá trình bán hàng;
- Chi phí công cụ, đồ dùng: Giá trị phân bổ các loại công cụ, đồ dùng sử dụng cho quá trình bán hàng như quầy tủ, máy tính cá nhân…;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: giá trị hao mòn các loại tài sản cố định sử dụng trong quá trình bán hàng như khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển…;
- Chi phí bảo hành: toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình bảo hành sản phẩm, hàng hóa theo các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng như chi phí sửa chữa, chi phí thay thế linh kiện bị hư hỏng trong thời gian bảo hành;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ các giá trị dịch vụ mà DN phải trả để phục vụ quá trình bán hàng như tiền thuê nhà, thuê tài sản, các dịch vụ thông tin quảng cáo, tiền điện nước, chi phí thông tin…;
SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIA TĂNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
Trước đây khi kinh tế đất nước còn trong thời kỳ bao cấp, vấn đề thực hiện lợi nhuận không được coi trọng do đa số cho rằng LN là sản phẩm của sự bóc lột sức lao động Do đó các doanh nghiệp chỉ SXKD theo chỉ tiêu kế hoạch, lãi phải nộp ngân sách còn lỗ thì được nhà nước cấp bù Từ đó sinh ra tâm lý chây ỳ theo dây chuyền, không có động lực để sản xuất, lao động để tạo ra lợi nhuận, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh rất thấp.
Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh chuyển thành môi trường cạnh tranh, không còn sự bao cấp của Nhà nước Lúc này các DN đã có quyền tự quyết định về SXKD và tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất tổ chức hạch toán kinh doanh, hay nói cách khác là lời ăn lỗ chịu Không còn Nhà nước bao cấp, các doanh nghiệp bắt buộc phải tự phấn đấu mở rộng sản xuất, đẩy mạnh kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận Lợi nhuận và nâng cao lợi nhuận trở thành mục tiêu theo đuổi không ngừng đối với sự phát triển của mỗi DN.
1.3.1 Đối với nền kinh tế
Trong quá trình SXKD, doanh nghiệp cũng phải trích một phần lợi nhuận của mình để nôp thuế thu nhập doanh nghiệp Đó là cách để DN thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Thu từ thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của Nhà nước để thực hiện vai trò đầu tàu quản lý vĩ mô của mình như: đầu tư vào các ngành kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, điện nước, cầu cống, cảng biển)…, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, thực hiện chức năng quản lý đất nước, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, cung cấp phúc lợi xã hội Từ đó làm cho nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển và góp phần thu hút cả nhà đầu tư ở trong và ngoài nước.
1.3.2.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh
- Lợi nhuận là đích đến cuối cùng của mọi hoạt động SXKD, đồng thời cũng là mục tiêu phát triển của hầu hết các doanh nghiệp Lợi nhuận là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả SXKD Do đó việc nâng cao lợi nhuận có ý nghĩa hết sức quan trọng.
- Lợi nhuận ảnh hưởng đến tất cả các mặt hoạt động của DN, tác động trực tiếp đến tình hình tài chính của DN, việc thực hiện nâng cao lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được ổn định, vững chắc.
- Lợi nhuận có thể được giữ lại dùng cho tái sản xuất mở rộng của DN.Lợi nhuận tạo ra sau mỗi kỳ một phần được sử dụng vào việc đầu tư mở rộng sản xuất, gia tăng quy mô doanh nghiệp Vì vậy nếu thua lỗ hoặc LN không đáng kể, doanh nghiệp không thể thực hiên tái sản xuất mở rộng Khi đó DN sẽ tụt hậu và mất dần thị phần trên thị trường.
- Lợi nhuận sau thuế có thể dùng cho việc trích lập các quỹ phúc lợi , quỹ khen thưởng nhằm nâng cao, hỗ trợ đời sống công nhân viên và khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn Qua đó tạo động lực thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.
- Lợi nhuận góp phần nâng cao vị thế và uy tín của DN trên thương trường Lợi nhuận cao sẽ tạo uy tín cho các nhà đầu tư và các ngân hàng, doanh nghiệp có thể sẽ huy động vốn linh hoạt hơn cho hoạt động SXKD tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận sau này, các nhà cung cấp sẽ dễ dàng bán chịu hoặc có các điều khoản ưu đãi hơn với các doanh nghiệp có uy tín.
1.3.2.2 Tự chủ kinh doanh và tài chính
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển được các doanh nghiệp buộc phải tạo ra lợi nhuận và không ngừng tìm ra các phương hướng, biện pháp để nâng cao lợi nhuận Dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp mà chỉ tạo ra môi trường cạnh tranh cho tất cả các DN Nhà nước chỉ đưa ra các chính sách điều tiết vĩ mô , tạo điều kiện cho các doanh nghiêp tự chủ trong SXKD, cạnh tranh trong môi trường lành mạnh DN được quyền tự chủ kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình Doanh nghiêp nào năng động, sáng tạo, quản lý, kinh doanh tốt, huy động, sử dụng vốn hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận qua từng năm thì doanh nghiêp đó mới có thể đi xa được trên thương trường
Như vậy, lợi nhuận là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Phấn đấu tăng lợi nhuận luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay Muốn vậy, DN cần nghiên cứu để phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực, loại bỏ những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực làm giảm lợi nhuận của DN.
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của DN
Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, DN nào "Trường vốn" có lợi thế về vốn thì có lợi thế kinh doanh Khả năng có vốn dồi dào sẽ giúp DN dành được thời cơ trong kinh doanh, có điều kiện để mở rộng thị trường từ đó tạo điều kiện cho DN tăng DT và tăng lợi nhuận.
Khi đã có khả năng về vốn nhất định, mỗi DN cần phải bảo toàn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả.
1.4.1.2 Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm a Nhân tố về chi phí
Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là những khoản chi phí liên quan tới việc sản xuất ra sản phẩm và đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao tài sản cố định và các khoản chi phí liên quan tới tiêu thụ sản phẩm Đây là các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp phải nghiên cứu ảnh hưởng của nó để có biện pháp giảm thiểu chi phí góp phần tăng lợi nhuận.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những khoản chi phí liên quan tới việc sử dụng nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, do đó nó tác động chặt chẽ tới lợi nhuận.
Vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến chi phí vật tư, để từ đó có những biện pháp giảm tối thiểu các khoản chi phí này, mà không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm các khoản tiền lương tiền thưởng và phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia vào sản xuất Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, do cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, còn sử dụng nhiều lao động trực tiếp vào sản xuất, do đó chi phí nhân công trực tiếp còn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất. Để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh,đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm biện pháp giảm chi phí tiền lương công nhân trực tiếp trên một đơn vị sản phẩm Tuy nhiên việc hạ thấp tiền lương phải hợp lý vì tiền lương là một hình thức thù lao trả cho người lao động Với sự phát triển của xã hội, đời sống vật chất ngày càng cải thiện đòi hỏi tiền lương cũng phải được nâng cao.
Mặt khác tiền lương hợp lý cũng là đòn bẩy kích thích sự sáng tạo và tinh thần hăng say làm việc.Vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là phải đảm bảo gia tăng tiền lương cho người lao động nhưng tốc độ tăng tiền lương không vượt quá tốc độ tăng của sản xuất.
- Chi phí về quản lý sản xuất kinh doanh: Là các khoản chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp, bao gồm các khoản chi phí liên quan tới bộ máy quản lý doanh nghiệp và của phân xưởng như chi phí văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền lương cho nhân viên quản lý Các doanh nghiệp cần có các giải pháp để giảm khoản chi phí này đến mức tối đa có thể.
- Các khoản chi phí liên quan đến tiêu thụ sản phẩm
Trong kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm là để bán, vì vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm được doanh nghiệp quan tâm, đầu tư nhiều công sức tiền của để thoả mãn được nhiều nhất nhu cầu của khách hàng và thắng được đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên ta đã biết, chi phí tiêu thụ sản phẩm là một yếu tố chi phí đầu vào, việc tăng chi phí này sẽ làm tăng tổng chi phí và làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp Do đó các doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch, khoản chi phí này cần phải được cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả của nó thể hiện qua công tác tiêu thụ sản phẩm. b Tiêu thụ sản phẩm
Nếu chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình SXKD thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm tạo ra thu nhập để bù đắp khoản chi phí đó và tạo ra lợi nhuận DT tiêu thụ sản phẩm được xác định:
DT tiêu thụ trong kỳ = Khối lượng sản phẩm tiêu thụ x Giá bán đơn vị sản phẩm
Như vậy DT tiêu thụ phụ thuộc vào hai yếu tố:
Thứ nhất: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
Nhìn chung khối lượng sản phẩm tiêu thụ càng lớn chứng tỏ công tác tiêu thụ tốt, hoạt động kinh doanh có lãi Mặt khác khối lượng sản phẩm tiêu
(1.17) thụ lại phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất, chất lượng của sản phẩm cũng như kết cấu mặt hàng tiêu thụ.
- Khối lượng sản phẩm sản xuất đảm bảo đúng kế hoạch thường xuyên, liên tục sẽ tạo điều kiện tăng sản lượng, sản phẩm tiêu thụ Ngược lại, nếu sản xuất sản phẩm quá ít hay quá nhiều, mẫu mã không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì hàng hóa không tiêu thụ được, sẽ gây ứ đọng vốn.
- Chất lượng sản phẩm sản xuất cũng ảnh hưởng tới khối lượng sản phẩm tiêu thụ Sản phẩm với chất lượng cao đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng sẽ được thị trường chấp nhận và có khả năng tiêu thụ được nhiều Nâng cao chất lượng sản phẩm lại liên quan đến nhiều khâu, như nâng cao thiết bị máy móc, trình độ công nhân và do vậy sẽ tác động không nhỏ tới chi phí sản xuất.
Vì vậy, các doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ sản xuất hợp lý, và đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa phù hợp với trình độ công nhân và mức chi phí đầu tư hợp lý.
- Cơ cấu mặt hàng kinh doanh:
THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH TRUE MILK
2.1.1 Lịch sử hình thành của Công ty Cổ phần sữa TH True Milk
TH True MILK - tên đầy đủ là Công ty Cổ phần sữa TH True Milk, tên giao dịch quốc tế là TH Joint Stock Company, là một công ty thuộc tập đoàn
TH được thành lập vào năm 2009 tại Nghệ An. Đây là thương hiệu sữa Việt 100% chuyên sản xuất, cung cấp sữa và những sản phẩm từ sữa Mặc dù mới có mặt tại thị trường được hơn 10 năm, nhưng TH True Milk đã chứng tỏ được sự vượt trội của mình trên thị trường sữa tại Việt Nam.
Lịch sử hình thành và phát triển của TH True Milk:
Bảng 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của TH True Milk
Giai đoạn Sự kiện của Công ty Cổ phần sữa TH True Milk
Công ty Cổ phần sữa TH True Milk là công ty trực thuộc quản lý của tập đoàn TH, được thành lập ngày 24/02/2009 với sự tư vấn tài chính của Ngân hàng Bắc Á.
Năm 2011 – 2013 Tập đoàn Sữa TH true MILK chính thức khai trương cửa hàng TH true mart đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 26/05/2011.Ngày 30/08/2011 tiếp tục khai trương cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh Công ty đã xây dựng trang trại bò sữa lớn nhất Đông Nam Á.
TH đạt 3 giải thưởng tại Hội chợ Quốc tế Gulfood Dubai. Tháng 05 - 10/2016, Tập đoàn TH xây dựng tổ hợp trang trại bò sữa TH tại Moscow và tỉnh Kaluga, Liên Bang Nga. Công ty đã được xuất khẩu sữa sang Trung Quốc.
TH lần thứ 3 được tôn vinh Thương hiệu Quốc gia, đứng thứ
2 trong Top 10 Công ty thực phẩm uy tín nhất năm 2020. Ngoài ra, công ty đã nhập khẩu 1.620 bò sữa từ Mỹ về Nghệ
An và đã đạt tới 30% thị phần trong phân khúc sữa tươi tại các kênh bán lẻ thành thị.
Nguồn: Công ty TH True Milk
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
- Công ty hoạt động theo đúng chức năng đã đăng ký trong giấy phép kinh doang đăng kí kinh doanh về Chế biến và kinh doanh sữa tươi tiệt trùng
- Mục đích chủ yếu: Được đào tạo rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp đi lên cùng những kinh nghiệm thu thập được trong quá trình phát triển nên khi thành lập công ty đã xác định định hướng kinh doanh của mình là đem lại những sản phẩm sữa sạch, chất lượng nhất cho người tiêu dùng với tác phong làm việc chuyên nghiệp, đồng thời góp giải quyết công ăn việc làm đóng góp nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước ổn định và nâng cao đời sống công nhân viên.
- Hoạt động chính của công ty là: Thương mại, sản xuất buôn bán các thực phẩm liên quan về sữa.
2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ được giao và nhu cầu thị trường.
- Đổi mới, hiện đại hóa nghành thời trang và phương thức quản lý đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo toàn vốn và phát triển vốn.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty
Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội Cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Phó tổng giám đốc (PTGĐ) Sản xuất
- Theo dõi tình hình kinh tế sản xuất của công ty, đảm bảo yếu tố kỹ thuật, các hoạt động xuất nhập nguyên liệu
- Các hoạt động nghiên cứu để đổi mới sản phẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lường chất lượng, kiểm tra giám sát chặt chẽ quy trình
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần sữa TH
Nguồn: Công ty Cổ phần sữa TH True Milk
- Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu
- Nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường
- Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing
- Tham mưu cho ban điều hành về chiến lược Marketing, sản phẩm và khách hàng
- Thiết lập các mối quan hệ với truyền thông
PTGĐ tài chính và PTGĐ nhân sự
- Điều hành công việc của nhân viên thuộc quyền quản lý của bộ phận tài chính và nhân sự
- Lập kế hoạch hoạt động, phân công, giao việc cho nhân viên bộ phận
- Có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc của nhân viên
- Xem xét, đánh giá ra quyết định khen thưởng, kỷ luật xét tăng lương, thăng chức theo đúng quy định của công ty
PTGĐ nguồn vốn và xây dựng cơ bản
Chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn, cân đối cơ cấu nguồn vốn
- Chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt động của trang trại.
- Đề xuất, tham mưu và thực hiện các quyết định của Ban Giám đốc về công tác xây dựng sơ đồ bộ máy tổ chức, nhân sự Công ty, định biên nhân sự phù hợp nhu cầu sản xuất kinh doanh thực tế của trang trại.
- Thực hiện công tác hành chính tổng hợp, soạn thảo nội quy, quy chế, quy định, chương trình công tác, kế hoạch và văn bản chỉ đạo điều hành, quản lý trang trại cho Ban giám đốc phê duyệt làm cơ sở tổ chức thực hiện.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác quản trị văn phòng Công ty
2.1.4 Khái quát tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần sữa TH True Milk giai đoạn 2020 - 2022
2.1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần sữa TH True Milk giai đoạn 2020 – 2022
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2021 là 75.060.943 triệu đồng, tăng 17.623.345 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng tỷ lệ tăng30,68% Nguyên nhân là do năm 2021, công ty bán được nhiều sản phẩm.Tuy nhiên, năm 2022 DT của Công ty chỉ đạt 69.214.737 triệu đồng, giảm5.846.206 triệu đồng, tương ứng giảm 7,79% so với năm 2021 Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty đã sụt giảm Nguyên nhân chủ yếu là số lượng khách mua hàng giảm đi đồng thời do ảnh hưởng từ đại dịch Covid khiến tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần sữa TH True Milk nói riêng đều giảm sút
- Các khoản giảm trừ DT: Trong 3 năm 2020, 2021 và 2022 Công ty không có phát sinh một khoản giảm trừ DT nào Điều này chứng tỏ chất lượng các sản phẩm sữa của Công ty có chất lượng tốt Vì thế, Công ty không phải chịu các khoản giảm giá nào.
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần sữa TH
True Milk giai đoạn 2020 – 2022 Đơn vị: Triệu đồng
Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 57.437.598 75.060.943 69.214.737 17.623.345 30,68 (5.846.206) (7,79)
2 Các khoản giảm trừ DT - - - - - - -
3 DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 57.437.598 75.060.943 69.214.737 17.623.345 30,68 (5.846.206) (7,79)
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.060.986 10.934.170 10.842.104 1.873.184 20,67 (92.065) (0,84)
6.DT hoạt động tài chính 245.968 330.011 218.893 84.043 34,17 (111.117) (33,67)
7 Chi phí tài chính 2.712.534 3.921.167 3.258.623 1.208.634 44,56 (662.544) (16,90) Trong đó :Chi phí lãi vay 2.712.534 3.921.167 3.258.623 1.208.634 44,56 (662.544) (16,90)
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 938.202 1.222.826 1.345.221 284.624 30,34 122.395 10,01
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.844.028 2.198.603 1.571.615 354.575 19,23 (626.988) (28,52)
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.525.192 2.124.546 1.684.389 (400.645) (15,87) (440.157) (20,72)
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 631.298 531.137 421.097 (100.161) (15,87) (110.039) (20,72)
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1.893.894 1.593.410 1.263.292 (300.484) (15,87) (330.118) (20,72)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 2020-2022)
- Giá vốn hàng bán: Năm 2021 là 64.126.773 triệu đồng, tăng
15.750.161 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng tỷ lệ tăng 32,56% Giá vốn hàng bán tăng là do DT tăng năm 2021 lớn hơn so với mức tăng DT năm
2020 là 30,68% Điều này cho thấy rằng Công ty chưa có sự quản lý tốt trong việc đàm phán giá cả với các doanh nghiệp Trong khi đó năm 2022 DT của
Công ty chỉ đạt 69.214.737 triệu đồng, giảm 5.846.206 triệu đồng, tương ứng giảm 7,79% so với năm 2021 Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của
Công ty đã sụt giảm Nguyên nhân chủ yếu là lượng sản phẩm sữa của công ty bán ra giảm sút Năm 2022 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế và cũng ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh của các đối thủ trong ngành cũng trở nên gay gắt hơn.
THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH
2.2.1 Thực trạng lợi nhuận của Công ty Cổ phần sữa TH True Milk
2.2.1.1 Tình hình thực hiện doanh thu
Doanh thu của Công ty Cổ phần sữa TH True Milk bao gồm DT bán hàng và cung cấp dịch vụ, DT từ hoạt động tài chính và DT khác.
Bảng 2.6 Tình hình thực hiện DT của Công ty Cổ phần sữa TH True
Milk giai đoạn 2020 – 2022 Đơn vị: Triệu đồng
(%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 57.437.598 97,34 75.060.943 98,07 69.214.737 98,28 17.623.345 30,68 (5.846.206) (7,79)
2 DT hoạt động tài chính 245.968 0,42 330.011 0,43 218.893 0,31 84.043 34,17 (111.117) (33,67)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 2020-2022)
Tổng DT: Năm 2021 DT này đạt 59.004.886 triệu đồng tăng triệu 17.534.970 triệu đồng, tương ứng với mức tăng là 29,72% Lý do mà DT có sự chênh lệch và tăng mạnh như vậy là do DT bán hàng và cung cấp dịch vụ,
DT hoạt động tài chính và DT khác đồng thời tăng lên trong năm 2021 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 17.623.345 triệu đồng, tương ứng tăng30,681%; DT từ hoạt động tài chính tăng 84.043 triệu đồng so tương ứng34,17% so với năm 2020. Đơn vị: Triệu đồng
Doanh thu bán hàng Doanh thu HĐ tài chính Thu nhập khác
Biểu đồ 2.1 Tình hình doanh thu của công ty 2020 – 2022
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 2020-2022)
Trong giai đoạn 2020 – 2022, tổng doanh thu của công ty lần lượt là 59.004.886 triệu đồng năm 2020, 76.539.856 triệu đồng năm 2021 và 70.427.525 triệu đồng năm 2022 Doanh thu năm 2021 tăng 17.534.970 triệu đồng so với năm 2020 Sang năm 2022, tổng DT của công ty giảm 6.112.331 triệu đồng, tương ứng giảm 7,99% triệu đồng so với năm 2021 Lý do doanh thu của công ty giảm là do khoản mục DT bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 5.846.206 triệu đồng tương ứng giảm 7,79%; DT từ hoạt động tài chính giảm 111.117 triệu đồng tương đương 33,67% và DT khác giảm 155.006 triệu đồng tương ứng giảm 13,49% so với năm 2021.
Nhìn chung việc tăng DT của công ty trong năm 2021 cho thấy công ty hoạt động khá hiệu quả Tuy nhiên DT năm 2022 lại giảm xuống Do công ty trong năm 2022 nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ sữa của công ty giảm xuống do khách hàng không tích trữ thực phẩm như trong năm 2021.
2.2.1.2 Tình hình thực hiện chi phí
Chi phí của công ty bao gồm các khoản mục là giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh và chi phi chí khác Dựa vào số liệu bảng trên ta đưa ra những nhận xét như sau: Đơn vị: triệu đồng
Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khác
Biểu đồ 2.2 Tình hình chi phí giai đoạn 2020 – 2022
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 2020-2022)
Tổng chi phí của công ty năm 2021 đạt mức 74.415.308 triệu đồng, tăng 17.935.614 triệu đồng so với năm 2020 là 56.479.694 triệu đồng, tương đương tăng 31,76% Lý giải vì sao năm 2021 mức chi phí của công ty tăng mạnh do công ty vay vốn từ ngân hàng nên chi phí lãi vay tăng cao Bên cạnh đó các loại chi phí cũng tăng lên trong giai đoạn này.
Năm 2022 thì tổng chi phí này của công ty giảm xuống còn 68.743.136 triệu đồng, giảm 5.672.172 triệu đồng, tương ứng giảm 7,62% Tuy giảm ít nhưng cũng là đáng mừng vì doanh nghiệp đã giảm mức vay và các khoản chi phí, vì chi phí cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, cụ thể:
Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tăng mạnh từ 48.376.612 triệu đồng năm 2020 tăng lên 64.126.773 triệu đồng vào 2021, tăng 15.750.161 triệu đồng, tương ứng tăng 32,56% Sự tăng DT tác động không nhỏ tới giá vốn hàng bán do công ty mua nguyên vật liệu, hàng hóa để mở rộng thị trường kinh doanh Sự gia tăng giá vốn hàng bán đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường Điều đáng mừng là năm
2022 thì giá vốn hàng bán của doanh nghiệp giảm, giảm 5.754.141 triệu đồng tương ứng giảm 8,97% Cho thấy doanh nghiệp đang từng bước kiểm soát sự gia tăng giá vốn hàng bán
Bên cạnh sự tăng mạnh của giá vốn hàng bán vào năm 2021, thì các khoản chi phí cũng tăng vào năm 2021 Chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng 284.624 triệu đồng, tương ứng tăng 30,34% Chi phí quản lý bán hàng tăng 109.394 triệu đồng, tăng 2,87% Và chi phí khác tăng 582.802 triệu đồng tương ứng tăng 91,04% so với năm 2020 Như đã nói ở trên thì vào năm 2022 do kiểm soát tốt hơn nên các khoản chi phí giảm và dẫn tới tổng chi phí năm
2022 giảm Sự cắt giảm được các khoản chi phí giúp cho lợi nhuận của LN đạt hiệu quả
2.2.1.3 Tình hình thực hiện lợi nhuận trước thuế
Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy, năm 2021 thì lợi nhuận trước thuế giảm từ 2.525.192 triệu đồng xuống còn 2.124.548 triệu đồng, giảm 400.644 triệu đồng tương ứng giảm 15,87% so với năm 2020 Và năm 2022, lợi nhuận lại tiếp tục giảm 440.159 triệu đồng tương ứng giảm 20,72% so với năm 2021. Lợi nhuận giảm là do tình hình kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong năm 2022
Bảng 2.7 Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Cổ phần sữa TH
3 Lợi nhuận trước thuế 2.525.192 2.124.548 1.684.389 (400.644) (15,87) (440.159) (20,72) Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 2020-2022)
Việc lợi nhuận trước thuế giảm đi một phần cũng do công tác quản lý chi phí chưa được chú trọng khi chi phí giá vốn và chi phí quản lý kinh doanh còn tăng cao Trong thời gian tới, Công ty nên chú trọng việc quản lý, tối thiểu hóa chi phí và có những biện pháp kinh doanh hiệu quả nhằm nâng cao
DT và lợi nhuận trong thời gian tới. Đơn vị: Triệu đồng
Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế
Biểu đồ 2.3 Tình hình lợi nhuận của công ty 2020 – 2022
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 2020-2022)
Như vậy giai đoạn 2020 - 2022 là thời kỳ thực sự khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp Giá xăng dầu tăng, ảnh hưởng từ đại dịch Covid, chi phí lãi vay tăng dẫn đến tất cả các yếu tố liên quan đến chi phí đầu vào đều tăng rất cao Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch kinh doanh và khả năng cạnh tranh Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Công ty cuối kì dương vẫn là một kết quả đáng khích lệ Điều này cho thấy Công ty đã có những nỗ lực lớn, có những đường lối chính sách phù hợp để đối phó với tình hình khó khăn của nền kinh tế, tuy nhiên công tác quản lý chi phí của Công ty cũng cần phải được nâng cao để giảm thiểu được những chi phí không cần thiết
2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của Công ty Cổ phần sữa
- Tỷ suất sinh lời trên DT (ROS): Từ biểu đồ 2.4, ta thấy lợi nhuận trên DT giảm dần qua 3 năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 3,30; 2,12; 1,83. Điều này cho biết cứ 100 đồng DT thuần tạo ra được 3,30 đồng lợi nhuận năm 2020; 2,12 đồng lợi nhuận năm 2021 và 1,83 đồng năm 2022 Qua đó năm 2021 giảm 1,18 đồng so với năm 2020; năm 2022 giảm 0,29 đồng so với năm 2021
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH TRUE MILK
- Trải qua nhiều khó khăn và thách thức, Công ty Cổ phần Sữa TH True Milk đã có những thành tựu và kết quả đáng mừng trong kinh doanh Trở thành một doanh nghiệp hàng đầu cung cấp thực phẩm liên quan về sữa Sản phẩm tiêu thụ năm sau lớn hơn năm trước, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế không ngừng tăng lên, lợi nhuận thu được từ dịch vụ và cung cấp hàng hóa cũng tăng lên, góp phần làm gian tăng lợi nhuận của công ty.
- DT thuần của công ty có sự tăng trưởng tương đối nhanh, trong đó tăng cao nhất là vào năm 2021 đạt 8.123 triệu đồng cho thấy công ty đã không ngừng nỗ lực cố gắng để gia tăng DT
- Tỷ trọng nợ phải trả của Công ty có xu hướng tăng nhanh, tăng từ64,82% năm 2020 lên 68,84% trong năm 2021 Như vậy để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận doanh nghiệp đã vay và chiếm dụng vốn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh
- Tính đến tháng 6-2021, TH đã có hơn 100 sản phẩm tham gia thị trường sữa và đồ uống tốt cho sức khỏe Những năm gần đây, TH luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số, cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành Đặc biệt, năm 2020-2021, dù dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và sức mua nhưng các sản phẩm của TH vẫn được người tiêu dùng yêu quý, đón nhận.
- Trong những năm qua, công ty xây dựng đội ngũ nhân viên, chính sách quản lý nguồn lực theo hướng gắn liền với quyền lợi cá nhân với kết quả thực hiện của từng công việc mà mỗi nhân viên đảm nhận Hoạt động đào tạo cán bộ và công nhân viên được diễn ra liên tục bổ sung nguồn nhân lực để phát triển kinh doanh Đội ngũ cán bộ công nhân viên được bổ sung và sàn lọc thường xuyên, hàng ngày bổ sung kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạt động sản xuất kinh doanh Và có càng thêm nhiều công nhân viên lâu năm và đầy kinh nghiệm trong công ty Điều đó đồng nghĩa với việc giúp cho công ty phát triển mạnh mẽ và phát triển bền vững.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu mà Công ty Cổ phần sữa TH True Milk đã đạt được, tình hình tài chính còn nhiều tồn tại cần khắc phục:
Thứ nhất, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty có chiều hướng giảm từ 1.893.893 triệu đồng năm 2020 xuống còn 1.263.291 triệu đồng năm 2022 và tỷ suất lợi nhuận trên DT vẫn còn thấp cho thấy khả năng sinh lời còn kém
Thứ hai, nợ phải trả có xu hướng tăng lên, từ 28.171.012 triệu đồng năm 2020 lên 29.215.458 triệu đồng đồng nghĩa là mức độ rủi ro trong kinh doanh của Công ty ngày càng cao.
Thứ ba, khả năng thanh toán tức thời của công ty còn khá thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2020 – 2022, cụ thể: năm 2020 đạt 0,39 lần, năm
2021 đạt 0,29 lần và năm 2022 đạt 0,26 lần Khả năng thanh toán này có chiều hướng giảm dần qua các năm, mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng giảm làm tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán.
Thứ tư, Khoản phải thu tăng lên trong giai đoạn 2020 – 2022 cho thấy vốn bị chiếm dụng khá lớn nên dễ dẫn đến rủi ro thanh toán Cụ thể: năm
2021 đạt 16.723.042 triệu đồng (tăng 2.654.782 triệu đồng so với 2020) Năm
2022 đạt 19.237.012 triệu đồng (tăng 2.513.970 triệu đồng so với năm 2021).
Thứ năm, hàng tồn kho tăng lên trong giai đoạn 2020-2022, năm 2020 đạt 439.531 triệu đồng, năm 2021 đạt 608.514 triệu đồng và năm 2022 đạt 691.543 triệu đồng Điều này cho thấy rằng hàng tồn kho bị tồn đọng khá lớn, làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng chi phí tồn trữ, bảo quản.
2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế a Nguyên nhân chủ quan
Về khoản mục tiền và tương đương tiền, công ty chưa tính toán việc dữ trữ quỹ tiền mặt một cách hợp lý.
Một nguyên nhân nữa là do công tác quản trị chi phí còn kém đặc biệt là chi phí về nhân công, trong khi hiệu quả mang lại thấp.
Công ty gánh nhiều chi phí tài chính Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao trong khi giá thành sản phẩm thấp dẫn tới tình trạng bán ra thì nhiều mà lãi thu về lại ít.
Việc giảm lợi nhuận cũng đến từ nguyên nhân thu hẹp thị trường xuất khẩu, trong bối cảnh giá vật tư đầu vào tăng như hiện nay thì chi phí đội lên khá lớn, chi phí cao hơn nhiều khiến giá thành sản phẩm tăng, lợi nhuận giảm.
Công ty đã có những quan tâm nhất định trong công tác phân tích tài chính tuy nhiên vẫn chưa triệt để Đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn chưa cao dẫn đến việc phân tích chưa chính xác.
Bên cạnh đó cơ sở vật chất tại công ty chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện tại chưa có phòng riêng cho bộ phận chuyên trách phân tích tình hình tài chính Cơ sở vật chất còn chật hẹp, ảnh hưởng tới không gian làm việc dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. b Nguyên nhân khách quan
Giá các loại nguyên vật liệu xây dựng biến động, thị trường bất động sản đóng băng do ảnh hưởng của đại dịch Covid trong giai đoạn 2020 - 2022. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc công ty dự trữ hàng tồn kho với số lượng lớn.
Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng; nền kinh tế thế giới suy thoái, giá cả đầu vào tăng cao, thu nhập của người dân thấp, hàng hóa tồn kho nhiều, các doanh nghiệp phải có những chính sách kích cầu, khuyến mại, giảm giá… dẫn đến chi phí bán hàng, chi phí quản lý tăng, làm giảm đi hiệu quả kinh doanh Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản chưa tốt.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH TRUE MILK
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH
Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được và những khó khăn còn tồn tại cũng như những nhận định về cơ hội và thách thức trong những năm tới, công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất lâu dài nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thay đổi không ngừng của ngành kinh tế Công ty sẽ duy trì và phát triển tập thể vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh sản phẩm về sữa, sẵn sàng mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp lớn để tạo thế mạnh trong lĩnh vực cung cấp sữa hàng đầu Việt Nam:
Mục tiêu chiến lược là dẫn đầu thị trường sữa tươi vào năm 2025
- Là doanh nghiệp có sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý và hệ thống phân phối tốt Việt Nam.
- Trở thành doanh nghiệp có cơ cấu, quản trị điều hành chuyên nghiệp được công nhận.
- Trở thành một doanh nghiệp có môi trường làm việc mà tại đó nhân viên có thể phát huy tốt nhất khả năng, đóng góp vào thành tựu chung và trở thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu mà nhân viên đánh giá là lý tưởng để làm việc.
- Phát triển quản trị nguồn nhân lực chiến lược.
- Duy trì và quản lý hoạt động với mục tiêu phát triển bền vững.
- Hoạch định và thực thi các lĩnh vực quản lý Kiến thức, Cải tiến và Sự thay đổi.
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH TRUE MILK
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tình hình hoạt động SXKD, qua phân tích lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2020, 2021, 2022 nhận thấy công ty đã phát huy những thành tích trong hoạt động SXKD, đang từng bước nỗ lực phấn đấu gặt hái tiếp thành công trong những năm tới Công ty đã có những thành tựu và nhiều sự thuận lợi khi tham gia cơ chế thị trường, ổn định theo đà chung của đất nước Dựa trên phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, em xin đề ra giải pháp chủ yếu làm nâng cao được lợi nhuận của Công ty như sau:
3.2.1 Tăng vốn chủ sở hữu và giảm hệ số nợ
Mặc dù vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng qua từng năm nhưng công ty cần phải nỗ lực hơn nữa, cần có thêm kế hoạch để làm tăng vốn chủ sở hữu cho công ty, giúp công ty tăng khả năng sản xuất kinh doanh và nâng cao lợi nhuận cho công ty Vì vậy trong thời gian tới công ty cần thực hiện những giải pháp như sau :tăng cường thu hồi các khoản nợ không để vốn bị khách hàng chiếm dụng, vì các khoản nợ của công ty đang cao và có tăng qua 3 năm Công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền, đặc biệt là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, cần có kế hoạch đưa các khoản tiền đó đem lại được hiểu quả và lợi nhuận
3.2.2 Tăng khả năng thanh toán
Trong kinh tế thị trường, khả năng thanh toán là khả năng của những người tiêu thị có đủ sức mua bằng tiền để mua hàng hóa trên thị trường. Chính vì vậy, việc tăng khả năng thanh toán trong công ty sẽ giúp đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu và phải trả một cách chính xác hơn Từ đó sẽ giúp cho công tu có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tài chính của DN Bên cạnh đó, điều này cũng giúp tìm ra những nguyên nhân của sự ngưng trệ trong các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được khả năng tiềm tàng giúp DN làm chủ tình hình tài chính, nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự sống còn của DN Chính vì vây, DN cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của DN, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Qua đây, có thể thấy rằng, việc tăng khả năng thanh toán của DN sẽ giúp cho các DN đánh giá chính xác tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn của DN…Trên cơ sở đó, đưa ra những quyết định quan trọng trong việc nâng cao khả năng thanh toán của DN.
3.2.3 Các giải pháp tác động làm tăng doanh thu thuần
3.2.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, để nâng cao uy tín với khách hàng trong, ngoài nước đồng thời duy trì ổn định tình xi hình kinh doanh và xa hơn nữa là tăng doanh thu thuần và LNST cho công ty thì chất lượng sản phẩm dịch vụ là nhân tố hàng đầu
Nâng cao chất lượng phục vụ vừa cuốn hút nhóm khách hàng hiện có vừa thu hút được những khách hàng mới
3.2.3.2 Hạ giá bán sản phẩm dịch vụ
So với nhiều công ty cùng ngành, mức giá sản phẩm dịch vụ của công ty hiện nay còn khá cao Trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục nghiên cứu kỹ thị trường để điều chỉnh giá bán các sản phẩm dịch vụ thấp hơ, tăng khả năng cạnh tranh.
3.2.3.3 Thực hiện chương trình khách hàng thân thiết
Việc thực hiện chương trình khách hàng thân thiết này sẽ thu hút được nhiều khách hàng, khuyến khích khách hàng quay trở lại trong thời gian tiếp theo để sử dụng dịch vụ
Thực hiện chương trình chăm sóc khách hàng, đặc biệt là đối với những khách hàng thân thiết: điều này sẽ giúp cho các khách hàng cảm thấy được quan tâm, được đánh giá cao, cảm nhận được sự thân thiện, và muốn gắn bó với công ty lâu hơn nữa Từ đó sẽ mang lại doanh thu thuần nhiều hơn cho công ty
3.2.3.5 Tạo ra các sản phẩm và phát triển thị trường mới
Tạo ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng: tạo ra những gói dịch vụ phòng, với những đặc điểm riêng, tạo ra những thực đơn, món ăn mới nhằm tạo nên sự mới mẻ, khác biệt
Trong những năm qua vừa qua cán bộ của Công ty đã nỗ lực tìm đầu ra cho sản phẩm, song việc làm này chưa hiệu quả một cách triệt để do vậy chưa mang lại hiệu quả cao đầu ra cho sản phẩm đôi lúc còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù công ty đã giành được các hợp đồng lớn song chưa có tính liên tục. Năm 2022 DT thuần của công ty giảm mạnh so với năm 2021 do có ít các hợp đồng cung cấp thực phẩm sữa và bị cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác. Để giải quyết được việc này phòng kinh doanh phải chủ động phối hợp với nhau, xây dựng giá bán và cơ chế riêng phù hợp, ưu đãi các đơn đặt hàng số lượng lớn như thực hiện theo giá kỳ hạn, ưu đãi về thời gian trả chậm hoặc các ưu đãi khác phù hợp nhằm khuyến khích tiêu thụ cho đối tượng này.
Hàng tháng Công ty cần tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm dựa trên số liệu sổ sách kế toán, và kế hoạch tiêu thụ, qua đó có thể đánh giá những mặt đã làm được để phát huy và chỉ ra những tồn tại cần khắc phục kịp thời trong tháng sau Đồng thời, công ty cần giao cho phòng tiếp thị bán hàng nghiên cứu vì việc điều tra nghiên cứu thị trường nắm giữ vai trò rất quan trọng trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường, làm tốt công tác này giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời nhu cầu và sức mua của thị trường.
3.2.3.6 Công tác markerting, quảng cáo và quan hệ công chúng
Tăng cường công tác markerting, quảng cáo và quan hệ công chúng: việc quảng cáo cần được đẩy mạnh trên cả phương tiện thông tin đại chúng, nhằm vào các đối tượng khách Việt sẵn sàng trả tiền cho những dịch vụ cao cấp.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay quảng cáo là sản phẩm là một chiến lược kinh doanh rất quan trọng, hầu hết các doanh nghiệp đều dùng các hình thức quảng cáo độc đáo để gây sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp mình và để đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường Sản phẩm của Công ty dù có tốt đến mấy, mẫu mã sản phẩm đẹp đến đâu nếu không có cách đưa thông tin sản phẩm đến khách hàng thì chắc chắn khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp có những thông tin cụ thể mà họ biết qua quảng cáo.
Quảng cáo sản phẩm là biện pháp hữu hiệu để cung cấp cho khách hàng hệ thống thông tin sản phẩm của doanh nghiệp, làm cho họ hiểu rõ hơn về sản phẩm của doanh nghiệp Thực tế ở Công ty Cổ phần sữa TH True Milk cho thấy chiến lược quảng cáo còn ít và đơn điệu Công ty chỉ tiến hành quảng cáo và giới thiệu sản phẩm qua các tạp chí chuyên nghành về xây dựng và thông qua catalog mà chưa chú trọng đến việc quảng cáo trên internet và truyền hình, một phần là do chi phí cho việc quảng cáo còn hạn hẹp và chưa đề cao tầm quan trọng của quảng cáo. Để góp phần đấy mạnh tiêu thụ sản phẩm thì công ty cần có sự đầu tư thích đáng cho quảng cáo, bổ sung thêm ngân sách cho quảng cáo hàng năm.Công ty có thể quảng cáo nhiều hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng như quảng cáo trên phương tiện giao thông, website tin tức, quảng cáo biển tấm lớn tại những trục đường chính hay tham gia các hội chợ chuyên ngành hình thức này không tốn nhiều chi phí mà mang lại hiệu quả cao.
3.2.3.7 Quan hệ hợp tác Đẩy mạnh hợp tác với các bộ, ban, ngành, các cơ quan của Chính phủ và các công ty liên doanh nước ngoài hoặc các văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt nam: Đây sẽ là nguồn cung cấp một lượng lớn, ổn định và thường xuyên các khách hàng tiềm năng của công ty Điều này sẽ mang lại doanh thu thuần lớn cho công ty
3.2.4 Các giải pháp tác động làm giảm chi phí
3.2.4.1 Quản lý nguyên liệu đầu vào
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước
Hoạt động kinh doanh thương mại không thể thiếu được sử quản lý điều hành củaNhà nước vì hàng loạt chính sách thuế, lãi suất, các quy định đối với hoạt động kinh doanh đều do nhà nước đặt ra Trong những năm qua nhà nước đã có nhiều chính sách khai thông thị trường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, trong thực tế ngành kinh doanh vật tư ngành xây dựng đã phát sinh không ít khó khăn cần tới sự điều chỉnh các chính sách vĩ mô của Nhà nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Từ đó góp phần cho hiệu quả chung của nền kinh tế, xuất phát từ hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần sữa TH True Milk, em xin đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước như sau:
- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh thương mại như thủ tục xin giấy phép kinh doanh, giấy phép nhập khẩu, thủ tục hải quan, thuế…tránh việc gây phiền nhiễu cho các doanh nghiệp đồng thời ngăn chặn triệt để tình trạng vòi tiền, ăn hối lộ của một số cán bộ cơ quan trong ngành.
- Xây dựng các kế hoạch đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phát triển hệ thống thông tin liên lạc Xây dựng các tuyến đường mới chất lượng cao, thuận tiện cho việc chuyển chở hảng hàng hóa từ các tỉnh thành phố ra các tỉnh vùng sâu, vùng xa Quy hoạch, nâng cao, sửa chữa và xây dựng mới mạng lưới cầu cảng, kho vãi thuận tiện cho việc bốc xếp và lưu trữ hàng hóa.
- Đảm bảo ổn định tăng trưởng kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát Tạo ra một môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh.
- Hạn chế thay đổi các chính sách pháp luật, khi tiến hành thay đổi các chính sách pháp luật cần có những biện pháp ban hành thông tư văn bản cụ thể hướng dẫn thi hành kịp thời tránh tình trạng doanh nghiệp chưa kịp hiểu văn bản này thì đã có thông tư, nghị định mới Đồng thời Nhà nước cũng phải tiến hành, rà soát lại các văn bản pháp luật, có những sửa chữa kịp thời nhằm tạo điều kiện hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Bên cạnh các chính sách đầu tư, Nhà nước cần có sự hỗ trợ các DN thông qua hệ thống thông tin của phòng Thương mại Việt Nam, các đại sứ quán và các tham tán thương mại tại nước ngoài Việc cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho doanh nghiệp về sự biến động của thị trường thế giới là rất quan trọng bởi nó có ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu như thay đổi giá cả một số nguyên vật liệu, tỷ giá hối đoái…Vì vậy, các hoạt động hỗ trợ này từ các cơ quan Nhà nước này phải mang tính liên tục và có tính chính xác cao để doanh nghiệp có thời gian đối phó với các nhân tố luôn biến đổi từng ngày này.
3.3.2 Kiến nghị đối với công ty
- Ban lãnh đạo công ty nên dự toán tình hình biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào để có những biện pháp điều chỉnh và đối phó kịp thời Ví dụ như trích lập các khoản dự phòng cho năm sau.
- Công ty nên đề ra những chương trình hoạt động cụ thể và chính sách đãi ngộ cán bộ công nhân viên để tạo động lực cho nhân viên, giúp họ làm việc hiệu quả hơn.
- Công ty nên tìm cách tiếp cận các nguồn vốn nhanh chóng để có thể thi công các công trình còn dở dang Như là tìm nhà đầu tư phù hợp để kí kết và thực hiện những công trình lớn còn dở dang trong năm trước.
- Trong giai đoạn nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, công ty nên thành lập nhóm chuyên gia phụ vụ cho việc lập kế hoạch kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ.
- Không ngừng cập nhật, áp dụng tiến bộ kĩ thuật mới tiên tiến trên thế giới vào hoạt động SXKD cũng như quản lí DN.
- Cần có những hoạch định chiến lược cũng như kế hoạch ró ràng trong việc thực hiện hoạt động liên doanh, liên kết nhằm cải thiện và tạo nguồn thu từ các hoạt động này.