1.1 Khái niệm về quá trình hình thành sản phẩm cơ khí 1.1.1 Khái niệm về sản phẩm cơ khí Trong quá trình sản xuất kinh doanh và dịch vụ các mặt hàng cơ khí, sản phẩm cơ khí có thể là nhữ
Trang 1CHƯƠNG 1
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
§1.1 Khái niệm về quá trình hình thành
Trang 21.1 Khái niệm về quá trình hình thành sản
phẩm cơ khí
1.1.1 Khái niệm về sản phẩm cơ khí
Trong quá trình sản xuất kinh doanh và dịch vụ các mặt hàng cơ khí, sản phẩm cơ khí có thể là những chi tiết kim loại thuần túy hoặc một cụm máy được lắp ghép từ những chi tiết kim loại và phi kim loại hay một máy hoàn chỉnh để đáp ứng một nhu cầu sử dụng nào đó
Trang 3Ví dụ:
● Nhà máy sản xuất phụ tùng máy nổ, sản phẩm
cơ khí ở đây có thể là Piston, xéc măng, thanh
truyền v.v… hay nhà máy sản xuất ổ bi thì sản
phẩm cơ khí là ổ bi được lắp ghép từ các chi tiết
kim loại như vòng bi, viên bi v.v… Còn bộ phận
phi kim loại ở đây có thể là vòng cách được chế tạo
từ nhựa v.v…
Trang 4
• Sản phẩm cơ khí có thể là máy móc thiết
cơ khí được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu nào
đó mà xã hội và thị trường yêu cầu.
Trang 7●Kích thích tạo ra nhu cầu chính đáng
mới, qua đó tạo thị trường mới
Trang 8Nghiên cứu – Phát triển
là một khâu rất quan trọng có sức mạnh khoa học công nghệ đủ hoàn thành các công việc
●Nghiên cứu cải tiến sản phẩm đang sản xuất.
●Nghiên cứu sản xuất những sản phẩm mới do thị trường yêu cầu.
●Nghiên cứu các công nghệ mới đang ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất
Trang 9Từ thực tế làm việc của thiết bị chế thử
chúng ta sẽ tiến hành những thay đổi về các mặt như nguyên lý, kết cấu, vật liệu v.v…
để thỏa mãn điều kiện tối ưu
Trang 10Chuẩn bị sản xuất và tổ chức sản xuất
Đây là công đoạn quan trọng nhất của quá trình sản xuất sản phẩm
Chuẩn bị sản xuất bao gồm:
● chuẩn bị về thiết kế
●chuẩn bị về công nghệ
Trang 11Chuẩn bị về thiết kế
Công việc này thường thuộc bộ phận NC–
PT
Căn cứ vào yêu cầu sử dụng, thiết kế ra
nguyên lý của thiết bị, từ nguyên lý thiết kế
ra kế cấu thực sau đó đưa ra bộ phận chế thử kiểm nghiệm kết cấu và sửa đổi hoàn chỉnh rồi mới đưa sang chuẩn bị sản xuất.
Trang 12Chuẩn bị về công nghệ
Nhà công nghệ chế tạo căn cứ vào kết cấu
đã được thiết kế để chuẩn bị những tài liệu
công nghệ hướng dẫn quá trình sản xuất và tổ chức sản xuất
Ngày nay nhờ trang bị kỹ thuật hiện đại như
sử dụng các thiết bị vi tính với phần mềm
mạnh đã giúp cho các nhà công nghệ hoàn
thành nhanh chóng công việc này với thời gian cần thiết để nhanh chóng đưa vào sản xuất
hàng loạt
Trang 13Tóm lại:
Công nghệ chế tạo máy là một lĩnh vực khoa học
kĩ thuật có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế và tổ chức thực hiện quá trình chế tạo sản phẩm cơ
khí đạt các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật nhất định
trong điều kiện quy mô sản xuất cụ thể Một mặt CNCTM lí thuyết phục vụ cho công việc chuẩn
bị về công nghệ có hiệu quả nhất Mặt khác nó nghiên cứu các quá trình hình thành các bề mặt chi tiết và lắp ráp chúng thành sản phẩm.
Trang 141.2 Quá trình sản xuất và quá trình công nghệ
1.2.1 Quá trình sản xuất
1.2.2 Quá trình công nghệ
1.2.3 Các thành phần của qui trình công nghệ
Trang 151.2.1 Quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất là quá trình con người tác
động vào tài nguyên thiên nhiên để biến nó thành sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người
Quá trình sản xuất trong nhà máy cơ khí là tập hợp các hoạt động có ích để biến nguyên vật liệu hay bán thành phẩm thành sản phẩm
Trang 17Xác định quá trình công nghệ hợp lý rồi ghi
thành văn kiện công nghệ thì các văn kiện công nghệ đó gọi là quy trình công nghệ
Trang 181.2.3 Các thành phần của qui trình công nghệ
Trang 19Nguyên công
Là một phần của quá trình công nghệ, được
hoàn thành liên tục, tại một chỗ làm việc và do
một hay một nhóm công nhân cùng thực hiện
Nếu thay đổi một trong các điều kiện: tính liên tục, hoặc chỗ làm việc thì ta đã chuyển sang một nguyên công khác
Trang 20Ví dụ
Tiện một trục bậc như hình 1.1, có thể có 3 phương
án gia công như sau:
A
D
Trang 21Phương án 1 : Tiện đầu B xong rồi trở đầu tiện C
ngay, đó là một nguyên công.
Phương án 2 : Tiện đầu B cho cả loạt, xong mới
tiện đầu C cũng cho cả loạt trên máy đó, như vậy
ta đã chia thành 2 nguyên công vì tính liên tục
không bảo đảm
Phương án 3 : Tiện đầu B trên máy số 1; tiện đầu
C trên máy số 2; Như vậy cũng là 2 nguyên công vì chỗ làm việc đã thay đổi mặc dù tính liên tục vẫn bảo đảm
Trang 22Gá :
Là một phần của nguyên công được hoàn thành trong một lần gá đặt chi tiết (một lần kẹp chặt) Một nguyên công có thể có một hay nhiều lần gá.
ví dụ:
Trên hình 1-1 tiện một đầu rồi trở đầu kia để tiện
là hai lần gá.
Trang 23Vị trí:
Là một phần của nguyên công, được xác định bỡi một vị trí tương quan giữa chi tiết gia công với máy hoặc dụng cụ cắt.
Ví dụ: Hình 1-1 nếu dùng ụ phân độ dể phay hai rãnh then, thì sẽ có hai vị trí khi phay rãnh A, D Như vậy một lần gá có thể có một hoặc nhiều vị trí.
Trang 24BƯỚC:
Là một phần của nguyên công được đặc trưng bỡi:
Gia công một bề mặt hoặc nhiều bề mặt cùng một lúc.
Sử dụng một dao hay một nhóm dao ghép.
Cùng một chế độ cằt
Thay đổi một trong ba yếu tố trên là đã chuyển qua bước khác
Ví dụ: Trên hình 1-1 nếu dùng phương án 1 thì nguyên công
có hai bước khác nhau.
Trang 25Đường chuyển dao:
Là một phần của bước để hớt đi mộ lớp kim loại, sử dụng cùng một dao và một chế độ cắt.
Ví dụ:
Trên hình 1-1 khi tiện đầu B của trục, do lượng
dư quá lớn ta phải cắt hai lần với n,s,t như
nhau, đó là hai đường chuyển dao.
Trang 26Động tác
Là một hành động của công nhân để điều khiển máy thực hiện việc gia công hay lắp ráp.
Ví dụ:
Đưa dao vào, rút dao ra, nhấn nút mở máy, quay ụ dao, xiết mâm cặp, …
Trang 27§1.3 Hình thức tổ chức sản xuất và dạng sản
xuất
1.3.1 Các hình thức tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất theo dây chuyền
Tổ chức sản xuất không theo dây chuyền
1.3.2 Dạng sản xuất
Dạng sản xuất đơn chiếc
Dạng sản xuất hàng loạt
Dạng sản xuất hàng khối.
Trang 281.3.1 Các hình thức tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất theo dây chuyền:
Mỗi nguyên công hoàn thành tại một địa điểm nhất định nhưng có quan hệ với nhau về mặt thời gian và không gian Ta còn gọi là tuân thủ nhịp gia công T (phút) và bước vận chuyển L (mét)
Số lượng nguyên công phải được tính toán
thông qua nhịp sản xuất và độ tin cậy của từng nguyên công
Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây
chuyền luôn luôn mang lại hiệu quả kinh tế
Trang 29Tổ chức sản xuất không theo dây chuyền
Mỗi nguyên công được thực hiện một cách độc lập, không có liên quan về không gian và thời gian với các nguyên công khác
Hiệu quả kinh tế ở phương pháp này thấp
bố trí thiết bị thường theo nhóm máy: Tiện,
phay, bào, mài …
Phương pháp này phù hợp với sản xuất nhỏ, sửa chữa, chế tạo phụ tùng thay thế v.v…
Trang 301.3.2 Dạng sản xuất
Dạng sản xuất là một khái niệm cho ta hình dung về quy mô sản xuất một sản phẩm nào đó Nó giúp cho việc định
hướng hợp lí cách tổ chức kĩ thuật -
công nghệ cũng như tổ chức toàn bộ
quá trình sản xuất.
Trang 31Các yếu tố đặc trưng cho dạng sản xuất là:
• Sản lượng tính bằng đơn vị sản phẩm hoặc sản lượng.
• Tính ổn định về số lượng và chủng loại sản phẩm.
• Tính lặp lại của quá trình sản xuất.
• Mức độ chuyên môn hóa trong sản xuất.
Trang 32Sản lượng chi tiết cần chế tạo trong một năm của nhà máy được tính như sau:
• N 0 - Số sản phẩm trong một năm theo kế hoạch
• m – Số lượng chi tiết như nhau trong một sản
Trang 33Dạng sản xuất đơn chiếc
Sản lượng ít, thường từ 1 đến vài chục chiếc,
chủng loại nhiều, tính lặp lại không biết trước
Đôi với dạng sản xuất này ta phải tổ chức kỹ
thuật công nghệ như sau:
Thiết bị vạn năng đáp ứng tính đa dạng của sản phẩm Máy móc được bố trí theo loại máy, thành từng bộ phận sản xuất khác nhau.
Trình độ thợ đa năng có thể thực hiện được
nhiều công việc khác nhau
Trang 34Dạng sản xuất hàng loạt
Sản lượng không ít, sản phẩm được chế tạo từng loạt theo chu kỳ xác định và có tính tương đối ổn định
Tùy theo sản lượng và mức độ ổn định sản phẩm
mà ta chia ra loạt nhỏ, loạt vừa và loạt lớn
Dạng sản xuất loạt nhỏ gần với sản xuất đơn
chiếc, còn sản xuất loạt lớn thường dùng nhiều
thiết bị chuyên dùng, qui trình công nghệ được
thành lập một cách khá tỉ mỉ.
Trang 35Dạng sản xuất hàng khối.
Có sản lượng lớn, sản phẩm ổn định, trình độ
chuyên môn hóa sản xuất cao
Trang thiết bị, dụng cụ, công nghệ chuyên dùng, qui trình công nghệ được thiết kế và tính toán
chính xác
Việc bố trí thiết bị theo thứ tự nguyên công của qui trình công nghệ và tạo thành dây chuyền sản xuất Trình độ thợ đứng máy không cần cao
nhưng phải có thợ điều chỉnh máy giỏi
Trang 36Sản xuất theo kiểu dây chuyền ta phải tính nhịp sản xuất:
công hoặc lắp ráp, trong khoảng thời gian đó đối tượng sản xuất được hoàn thiện và được chuyển ra khỏi dây chuyền sản xuất.
N – số sản phẩm hoàn thiện trong thời gian T
Để đảm bảo tính đồng bộ thì phải thỏa mản điều kiện: