1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án Tiến sĩ Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội

249 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 249
Dung lượng 512,98 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề (20)
    • 1.1.1. Nghiên cứu về hành vi (20)
    • 1.1.2. Nghiên cứu về hành vi tôn giáo (25)
  • 1.2. Hành vi và hành vi đi lễ chùa (36)
    • 1.2.1. Hành vi (36)
    • 1.2.2. Hành vi đi lễ chùa (44)
  • 1.3. Hành vi đi lễ chùa của sinh viên (47)
    • 1.3.1. Khái niệm sinh viên (47)
    • 1.3.2. Khái niệm về hành vi đi lễ chùa của sinh viên (51)
    • 1.3.3. Biểu hiện của hành vi đi lễ chùa của sinh viên (52)
  • 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên (62)
    • 1.4.1. Định hướng giá trị (62)
    • 1.4.2. Cảm xúc với Phật giáo (63)
    • 1.4.3. Các cơ chế tâm lý xã hội (65)
    • 1.4.4. Truyền thống văn hóa dân tộc (66)
    • 1.4.5. Điều kiện kinh tế (67)
    • 1.4.6. Đặc điểm của ngôi chùa (69)
  • Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
    • 2.1. Tổ chức nghiên cứu (72)
      • 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu (72)
      • 2.1.2. Đặc điểm chùa trên địa bàn Hà Nội (73)
      • 2.1.3. Khách thể nghiên cứu (75)
      • 2.1.4. Tổ chức nghiên cứu (77)
      • 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu (81)
      • 2.2.4. Phương pháp quan sát (82)
      • 2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (83)
      • 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học (83)
      • 2.2.7. Phương pháp chuyên gia (85)
    • 2.3. Tiêu chí đánh giá thang đo (86)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI ĐI LỄ CHÙA CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (72)
    • 3.1. Thực trạng hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội (89)
      • 3.1.1. Khái quát chung về mức độ đi lễ chùa của sinh viên (89)
      • 3.1.2. Khái quát chumng về biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên (0)
      • 3.1.3. Các biểu hiện cụ thể của hành vi đi lễ chùa của sinh viên (0)
      • 3.1.4. So sánh hành vi đi lễ chùa của sinh viên theo các biến số (0)
    • 3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên (133)
      • 3.2.1. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên (133)
      • 3.2.2. Đánh giá từng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên. .119 3.2.3. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của (134)
    • 3.3. Kết quả nghiên cứu các trường hợp điển hình (148)
      • 3.3.1. Người có mức độ đi lễ chùa thường xuyên (148)
      • 3.3.2. Người có mức độ đi lễ chùa thỉnh thoảng (152)
      • 3.3.3. Người đi lễ chùa ở mức độ hiếm khi (155)

Nội dung

Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về hành vi

1.1.1.1 Tiếp cận lý thuyết học tập

Lý thuyết học tập nghiên cứu về hành vi có nền tảng từ lý thuyết điều kiện hóa cổ điển trong nghiên cứu của nhà Tâm lý học, nhà Sinh lý học Lý thuyết này cho rằng tất cả các dạng thức học tập đều là kết quả của những liên tưởng hình thành từ quá trình điều kiện hóa, củng cố và trừng phạt Lý thuyết học tập là hình thức điều hòa cổ điển, trong đó thái độ đối với kích thích được coi là sản phẩm của các quá trình suy nghĩ và hành vi của con người.

Nhà Tâm lý học Saavedra and Silveman (2002) trong bài nghiên cứu Disgust and a specific phobia of buttons (sợ hãi và sự ám ảnh cụ thể về nút), về nối ám ảnh, tác giả rút ra kết luận cảm xúc và nhận thức liên quan đến sự sợ hãi, ghê tởm rất quan trong trong việc hình thành các phản ứng liên quan đến các nỗi ám sợ và phơi nhiễm tưởng tượng (imagery exposure) có tác dụng hiệu quả trong việc giảm sự căng thẳng liên quan đến nối ám sợ nhất định Với cách tiếp cận này, tác giả tin rằng các hành vi bất thường như ám ảnh cũng có thể được học và không được học theo cùng một cách như bất kỳ hành vi nào [142, tr.1376-1379]

Việc bắt chước hành vi được thể hiện rõ nhất trong các nghiên cứu được thực hiện bởi nhà Tâm lý học Bandura và cộng sự (1963) Transmission of aggression through imitation of aggressive models (truyền sự hung hăng thông qua việc bắt chước hành vi hung hăng) Tác giả cho rằng, trẻ em quan sát hình mẫu những hành vi gây hấn sẽ thực hiện các phản ứng nhiều hơn so với nhóm kiểm soát Bé gái có hình mẫu gây hấn cung cho thấy nhiều phản ứng gây hấn vật lý nếu hình mẫu gây hấn là nam nhưng sẽ nhiều phản ứng gân hấn bằng lời nói hơn nếu như các hình mẫu là nữ Bé trai có nhiều khả năng bắt chước cùng giới hơn bé gái Bé trai bắt chước các hành vi gây hấn vật lý hơn bé gái và sự khác nhau trong việc gây hấn bằng lời nói giữa bé trai và bé gái là không nhiều [107, tr.575-582].

Dựa trên ý tưởng, động vật cũng có khả năng giao tiếp và bộc lộ hành vi, nhà Tâm lý học Pepperberg (1987) Acquisition of the same/different concept by an African Grey parrot (Psittacus erithacus): learning with respect to categories of color, shape, and materia (Vẹt xám Châu Phi: tiếp thu khái niệm giống/khác nhau: học về các loại màu sắc, hình dạng và chất liệu), nghiên cứu học vẹt trên đối tượng là con Vẹt xám Alex Châu phi, đã chứng minh một số loài vật không phải là người cũng có khả năng nhận thức để hiểu một cách khái quát một số vấn đề Con Vẹt có khả năng thể hiện rằng chúng hiểu khái niệm “giống” “khác, màu sắc, hình khối và chúng có thể học được cách trả lời các câu hỏi và có thể dùng giọng nói của chúng để phân biệt một số đồ vật Điều này cho thầy, các tình huống quen thuộc có thể ảnh hưởng nhiều đến hành vi [137, tr.423-432]

Các nghiên cứu trên cho thấy, sự sợ hãi có liên quan đến nhận thức và được biểu hiện qua hành động, tiếp xúc là liệu pháp cho sự giảm các cảm xúc căng thẳng Hành vi của con người có thể được bắt chước, giữa nam và nữ khả năng bắt chước và mức độ biểu hiện có sự khác nhau Những tình huống quen thuộc có thể làm ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện của hành vi Tiếp cận lý thuyết học tập trong nghiên cứu “Hành vi đi lễ chùa của TNSV”, gợi ý cách kiểm soát các hành vi của thanh niên tr0ng quá trình đi lễ chùa bằng việc khuyến khích hành vi phù hợp, làm mẫu, hoặc đưa ra các quy định để điều chỉnh các hành vi.

1.1.1.2 Tiếp cận lý thuyết nhận thức

Nhận thức quá trình tác động mạnh, quyết định đến hành vi của con người.

Nhận thức có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc điều chỉnh các chức năng tâm lí làm thay đổi (tăng hay giảm) một hành vi nào đó Quá trình nhận thức đóng vai trò là nhân tố cốt lõi cho việc thúc đẩy hành vi của con người Phản ứng đối với kích thích là những phản ứng tự kích hoạt Lý thuyết nhận thức được nghiên cứu bằng thực nghiệm, mô phỏng bằng máy tính và khoa học thần kinh về nhận thức

Nghiên cứu của nhà Tâm lý học Andrade (doodling) What does doodling do

(2010) (vẽ nghệch ngoạc làm gì), tác giả đã tìm hiểu và phát hiện khi đối diện với một nhiệm vụ nhàm chán, con người thường có xu hướng mơ mộng Khi thực hiện hai nhiệm vụ cùng một lúc, sự chú ý bị phân phối Vẽ nguệch ngoạc ngăn chặn sự mất tập trung trước một nhiệm vụ nhàm chán Vẽ nguệch ngoạc được áp dụng thực tế giúp con người kiểm soát tâm trí tăng khả năng tập trung chú ý [106, tr.100-106] Điều này giúp chúng tôi khi nghiên cứu đưa ra các giải pháp điều chỉnh hành vi bằng phương pháp tìm một hành vi thay thế.

Tác giả Baron-Cohen cùng cộng sự (2001), với nghiên cứu Eyes test The

"Reading the Mind in the Eyes" Test revised version: a study with normal adults, and adults with Asperger syndrome or high-functioning autism (bài kiểm tra "Đọc tâm trí trong mắt" phiên bản sửa đổi: một nghiên cứu với người lớn bình thường và người lớn mắc hội chứng Asperger hoặc tự kỷ chức năng cao đọc suy nghĩ thông qua đối mắt), ông xem đây là thước đo về nhận thức xã hội Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Nữ giới thấu hiểu cảm xúc tốt hơn nam giới” [108, tr.49-72]

Nhà Tâm lý học Laney cùng cộng sự với nghiên cứu False memory – trí nhớ sai

Asparagus, a love story: Healthier eating could be just a false memory away (Măng tây, câu chuyện về sở thích: ăn uống lành mạnh hơn có thể chỉ từ những ký ức sai lầm).

Nghiên cứu được tiến hành khi cấy ghép trí nhớ giả với việc thích ăn măng tây của con người để thay đổi sở thích ăn uống và sự sẵn sàng chi trả tiền cho món măng tây của họ Từ nghiên cứu chúng ta thấy trí nhớ sai tích cực điều này ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của con người [128, tr 291-300]

Năm 2007, Davis và Loftus trong nghiên cứu của mình Internal and external sources of misinformation in adult witness memory, cho rằng, sự hồi ức của con người có thể không đáng tin cậy, nếu câu hỏi chỉ dẫn được đặt lên hàng đầu Tuy nhiên nếu các cuộc phỏng vấn, nhận thức mang tính diễn đạt trung lập, tính chính xác của ghi nhận hồi ức sẽ được tăng lên [116, tr 195-237]

Tiếp cận lý thuyết nhận thức cho biết, trước những việc làm nhàm chán con người sẽ mơ mộng, mất tập trung, nhưng chúng ta có thể điều khiển tâm trí bằng làm một hành động cụ thể nào đó Con người có khả năng nhận thức về nhau qua nhìn vào mắt và nữ giới có khả năng này tốt hơn nam giới Trí nhớ sai có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người Từ những kiến thức này, có thể lý giải một phần về động cơ đi lễ chùa của thanh niên Giải thích được về xu hướng của các hành động khi thanh niên lễ chùa Ngoài ra giúp đưa ra kiến nghị trong việc cấy ký ức tích cực để điều chỉnh hoặc giáo dục hành vi của sinh viên khi lễ chùa.

1.1.1.3 Tiếp cận lý thuyết xã hội

Lý thuyết xã hội nghiên cứu về ảnh hưởng của các quá trình xã hội và nhận thức lên cách mỗi cá nhân tiếp nhận, ảnh hưởng và tương tác hay nói cách khác là bộc lộ hành vi với những người xung quanh Đây là cách bộc lộ nhận thức, cảm xúc, thái độ và hành động của chính chúng ta đối với thế giới.

Nhà Tâm lý học Leon Festinger (1919 – 1989) trong cuốn A Theory of

Cognitive Dissonance (lý thuyết về sự bất hòa nhận thức) tác giả cho rằng các tin đồn có chức năng làm giảm sự không nhất quán trong cảm giác sợ hãi của mọi người mặc dù không trực tiếp trải qua các tác động của trận động đất bằng cách cho mọi người một lý do để sợ hãi Giảm sự hỗn loạn có thể đạt được bằng cách thay đổi nhận thức bằng cách thay đổi hành động, hoặc tiếp thu có chọn lọc thông tin hoặc ý kiến mới

Năm 1963, Stanley Milgram, nhà Tâm lý học nổi tiếng của trường đại học Yale tại Mỹ, đã tiến hành thí nghiệm về “Sự tuân thủ” Behavioural Study of obedience

(nghiên cứu hành vi về sự vâng lời), nghiên cứu cho thấy bất chấp các yếu tố tác động, phần lớn con người sẽ luân tuân thủ đến cũng mệnh lệnh của người cấp trên Milgram cho thấy rằng, ngay cả những người tưởng chừng rất bình thường đều có khẳ năng thực hiện những hành động “xấu xa” đơn giản chỉ vì họ tin mình phải tuân thủ theo mệnh lệnh của một người cấp trên Nghiên cứu này làm nổi bật tầm quan trọng của yếu tố hoàn cảnh trong việc ảnh hưởng của việc chúng ta tuân thỉ như thế nào đối với nhân vật có thẩm quyền Có một số cá nhân chống lại nhân vật có thẩm quyền thì điều này nhấn mạnh cá tính có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ [132, tr 371-378]

Nghiên cứu về hành vi tôn giáo

Tôn giáo là hiện tượng đặc biệt, xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về Tôn giáo ở các góc độ khác nhau Với xu hướng tất yếu của toàn cầu hóa là đa dạng hóa tôn giáo. Không gian lãnh thổ mở rộng dần, khiến con người không chỉ tiếp cận với một hoặc một số tôn giáo của dân tộc mình, mà còn biết tới tôn giáo khác Hành vi tôn giáo là lĩnh vực rất được quan tâm Dưới đây là một số các nghiên cứu:

Tác giả D’Onofrio (1999) trong bài “Understanding biological and social influences on religious affiliation, attitudes, and behaviors: A behavior genetic perspective” (Hiểu các ảnh hưởng sinh học và xã hội đối với tôn giáo, thái độ và hành vi: Một quan điểm di truyền hành vi đăng trên tạp chí nghiên cứu về vai trò của yếu tố di truyền đến hành vi tôn giáo Nghiên cứu cho thấy cặp song sinh giống hệt nhau - ngay cả khi được nuôi dưỡng, giống nhau đáng kể về tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo so với anh em sinh đôi Có sự đồng thuận về hành vi tôn giáo là 30-50% Sự khác biệt về tôn giáo của cá nhân là do yếu tố di truyền, đây là lời giải thích mạnh mẽ nhất. Không phải tính tôn giáo được thừa hưởng, nhưng một số đặc điểm của tính cách có thể ảnh hưởng đến tính tôn giáo, như cởi mở, khiêm tốn hoặc rõ ràng để đặt câu hỏi và nghi ngờ, có thể bị ảnh hưởng về mặt di truyền theo những cách ảnh hưởng đến chúng ta nhiều hơn chúng ta có thể đoán [115, tr 953-984]

Nhà Tâm lý học Steven Reiss (2016) “The 16 Strivings for God” " cho rằng “Đó không chỉ là nỗi sợ cái chết Tôn giáo không thể đạt được sự chấp nhận hàng loạt nếu nó chỉ đáp ứng một hoặc hai mong muốn cơ bản" Tác giả đã cố gắng xác định một lý do chính khiến mọi người bị thu hút bởi tôn giáo Một số người nói rằng mọi người tìm kiếm tôn giáo để đối phó với nỗi sợ chết, những người khác gọi đó là nền tảng cho đạo đức và nhiều lý thuyết khác thì rất nhiều Nhưng trong một cuốn sách mới, một nhà tâm lý học đã nghiên cứu động lực của con người trong hơn 20 năm cho thấy rằng tất cả những lý thuyết này quá hẹp Theo ông, tôn giáo thu hút những người theo dõi vì nó thỏa mãn tất cả 16 mong muốn cơ bản mà con người chia sẻ, đó là: “chấp nhận, tò mò, ăn uống, gia đình, danh dự, lý tưởng, độc lập, trật tự, hoạt động thể chất, quyền lực, lãng mạn, tiết kiệm, tiếp xúc xã hội, địa vị, yên tĩnh và báo thù” [145]

Tác giả Paul-Labrador và cộng sự (2006), trong tác phẩm “Effects of a randomized controlled trial of transcendental meditation on components of the metabolic syndrome in subjects with coronary heart disease” [136, tr 1218-1224], tác giả cho rằng chức năng cơ bản của tôn giáo là đối phó với sự lo lắng Cụ thể hơn, nó giúp mọi người đối phó với sự căng thẳng của sự không chắc chắn từ điều kiện sống của thế giới thứ ba Ở các quốc gia có mức sống tốt hơn, những lo lắng cơ bản về việc cung cấp thực phẩm và bệnh tật thoái trào và tôn giáo mất dần cùng với họ Nếu điều này là đúng thì tôn giáo có chức năng làm dịu chính thay vì chăn bảo mật mà từ đó một đứa trẻ nhỏ có được sự thoải mái Bây giờ chúng ta có bằng chứng khoa học tốt rằng các nghi lễ tôn giáo và cầu nguyện hoạt động theo cách này Mỗi loại tạo ra nhịp tim chậm lại và các dấu hiệu khác của việc làm dịu sinh lý

D.Baston và L.Ventis trong cuốn: “The Religious Experience A social-

Sychologycal perspective” (Kinh nghiệm tô giáo - Viễn cảnh Tâm lý học xã hội) [110] đã xác định đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học Tôn giáo là nghiên cứu tác động tôn giáo mang tính tương hỗ trong cuộc sống của các cá nhân.

Nhà nghiên cứu y học và tâm thần học người Mỹ, Harold G.Koenig, tác giả chính của cuốn “Handbook of Religion and Health” cuốn sổ tay gồm nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của hành vi tôn giáo đối với sức khỏe [124] Tác giả cho rằng: niềm tin tôn giáo tạo nhiều kết quả khác nhau về sức khỏe của con người và họ cũng cho rằng những người theo tôn giáo có lỗi sống lành mạnh hơn Ông cũng đã đưa ra bốn lý do con người đến với tôn giáo: thứ nhất, tôn giáo và đức tin cung cấp hộ trợ xã hội, nghĩa là một người vừa nhận được sự hỗ trợ vừa có thể hỗ trợ được người khác; Thứ hai, các hành vi tôn giáo tăng cường hệ thống đức tin; thứ ba, tôn giao và linh đạo cho người ta luật pháp để tuân theo, hầu điều khiển tức là hướng con người đến hành động để cuộc sống của họ diễn ra suôn sẻ hơn; và thứ tư, đức tin cho các biến cố ý nghĩa, mang lại niềm hy vọng và giảm bớt những tinh trạng căng thẳng trong cuộc sống

Tác giả Đại Trung Tiểu (2010) trong bài viết “ 高高高高高高高高 高高高高高高高” Mỗi năm cứ đến dịp trước và sau kỳ thi tuyển sinh đại học, phụ huynh và học sinh lại đi đền miếu dâng hương cầu phật Khắp các đền miếu đều đông nghịt phụ huynh, học sinh dâng hương, cầu phúc cầu may, giáo viên cũng gia nhập đội ngũ này Tình cảnh này đã xuất hiện từ thời xưa Theo báo, từ tháng 5 trở đi, ở các đền miếu tấp nập phụ huynh và học sinh đang hương nghi ngút Kỳ thi tuyển sinh đại học không chỉ kiểm tra học sinh mà còn kiểm trả cả giáo viên Trường học hoàn toàn có thể lấy kết quả thi đại học để đánh giá giáo viên, nên vô cùng áp lực Đối với trường học mà nói, áp lực cũng không kém. Phải cạnh tranh với các trường học khác, áp lực lên giáo viên, giáo viên áp lực lên học sinh Trước kỳ thi tuyển sinh đại học, họ tranh thủ bớt chút thời gian đến đền miếu thắp nén hương mong cho mình được giảm bớt chút áp lực Trời sinh người, đất dưỡng người, thần phật bảo vệ người, dù cho khoa học phát triển như thế nào, lòng người vẫn hướng về phật [150]

Nhà Tâm lý học Tôn giáo Rambo.LR (1993) trong cuốn sách “Understanding

Religious Conversion” (hiểu về sự chuyển đổi tôn giáo) Tác giả cho rằng con người khi đến với tôn giáo như một quá trình thay đổi bản thân Quá trình này với sự tác động của nhiều yêu tố và sự chuyển đổi đến với tôn giáo được thực hiện qua bảy giai đoạn:Giai đoạn 1: ngữ cảnh – các yếu tố tạo điều kiện hoặc gây cản trở; Giai đoạn 2: khủng hoảng - có thể là cá nhân, xã hội hoặc cả hai; Giai đoạn 3: nhiệm vụ - hoạt động chủ ý trên một phần của chuyển đổi tiềm năng; Giai đoạn 4: gặp gỡ - công nhận tùy chọn R/S khác; Giai đoạn 5: tương tác – Tương tác tùy chọn mở rộng R/S mới; Giai đoạn 6: cam kết – xác định với thực tế R/S mới; Giai đoạn 7: hậu quả - chuyển đổi niềm tin, hành vi hoặc danh tính như là kết quả của cam kết mới Đây là một quá trình phức tạp và khó xác định Có thể xem sự chuyển đổi tôn giáo bị ảnh hưởng bởi sự tương tác của nhiều sự kiện văn hóa, xã hội nhưng tác giả vẫn thừa nhận từ đặc điểm, tính chất của mỗi cá nhân trong quá trình chuyển đổi [129]

Tác giả Rodney Stark (2003), trong cuốn “One True God: Historical

Consequences of Monotheism” Tôn giáo trong các xã hội tiên tiến thường phát triển theo chủ nghĩa độc thần Đã đề xuất yêu tố phần thượng trong hành vi tôn giáo Theo ông, một loại khen thưởng tôn giáo khác bao gồm những thứ sẽ chỉ được thực hiện trong một bối cảnh cụ thể Stark ghi nhận những phần thưởng khác trên thế giới Một ví dụ về một phần thưởng như là cuộc sống vĩnh cửu hay 'thiên đường trên trái đất'. Những phần thưởng này khác với phép lạ theo nhiều cách Trước hết, phân phối không thể được quan sát Thứ hai, các thế giới khác có mức độ lớn hơn nhiều so với phép lạ.

Và thứ ba, sự hiện thực của những phần thưởng này được hoãn lại (thường là cho đến khi chết) Do đó, với những khoản thưởng như vậy, con người có khuynh hướng chấp nhận mối quan hệ lâu dài với đáng tối cao của tôn giáo như Phật, Chúa Nói cách khác, kỳ vọng của các thế giới khác là động lực chính của cam kết lâu dài về tôn giáo [141]

Nhà Tâm lý học và giáo dục học người Mỹ Granville Stanley Hall (1904), ông được mệnh danh là “cha đẻ của tuổi thiếu niên” và là người sáng lập ra tạp chí Tâm lý tôn giáo Các công trình được xuất bản của ông nghiên cứu thực nghiệm ý thức tôn giáo Trong tác phẩm “Adolescence: Its Psychology and Its Relation to Physiology,

Anthropology, Sociology, Sex, Crime, Religion and Education”, ông cho rẳng, ý thức tôn giáo của thanh niên liên quan đến thời kỳ trưởng thành về giới tính và sự dễ bị tác đông Đây cũng là tiền đề cho việc nghiên cứu đâọ đức và giáo dục hành vi đi lễ chùa cho thanh niên [123].

Edward Conze(1904 – 1979), nhà Phật học lỗi lạc người Anh Trong cuốn:

“Buddhism: Its Essence and Development” ( Phật giáo: Bản chất và phát triển của nó), ông cho rằng, đối với một người là hoàn toàn thất vọng với thế giới đương đại, và với chính mình, Phật giáo có thể cung cấp nhiều điểm hấp dẫn, trong sự cao cả siêu việt của đất cổ tích suy nghĩ tinh tế của nó, trong sự huy hoàng của các tác phẩm của nghệ thuật, trong sự vĩ đại của tổ chức của mình trên các quần rộng lớn, và trong chủ nghĩa anh hùng quyết tâm và tinh tế yên tĩnh của những người đang chìm ngập vào trong đó [120]

W Jemes (1842 – 1910), Một trong những người sáng lập ra Tâm lý học Tôn giáo ở Mỹ Trong tác phẩm “The Varieties of Religious Experience” (1999) ông đã lý giải nguồn gốc và chức năng của niềm tin Tôn giáo Ông giải thích Tôn giáo xuất phát từ tâm lý cá thể: “chúng ta thỏa thuận gọi Tôn giáo là tổng thể những tình cảm, hành vi và kinh nghiệm của cá nhân riêng biệt vì nội dung của chúng quy định quan hệ với cái mà chúng đang tôn sùng, Thượng Đế” [146] W jemes dựa trên cơ sở thực dụng về tính chân thực, ông cho rằng tính chân thực của Tôn giáo và của niềm tin Tôn giáo sinh ra từ tính hữu ích, tính thuận lợi của chúng Chức năng chung của mọi Tôn giáo là chuyển từ nỗi đau khổ tinh thần sang sự giải phóng dần dần khỏi nó Nghiên cứu các quá trình hướng tới của giới trẻ, ông cho rằng nó sẽ dẫn người trẻ tuổi tới sự phát triển nội tâm, tới một cuộc sống tinh thần sôi động hơn.

Giáo sư nhân học Oscar Salemink (2005) tại Đại học tự do Amserdam “A world of insecurity: Anthropological perspectives on human security” , có bốn hình thức bất an, con người cần đồi hỏi sự giúp đỡ của thần linh: 1) bất an về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần (cần được chạy chữa); 2) bất an về kinh tế, rủi ro thị thường (tìm kiêm sswj may mắn); 3)những bấp bênh hiện sinh liên quan đến người chết (tìm và chôn cất theo nghi lễ); 4) mạo hiểm có mục đích và quản lý mạo hiểm [121]

Hành vi và hành vi đi lễ chùa

Hành vi

1.2.1.1 Hành vi theo quan điểm của các nhà Tâm lý học hành vi

*Thuyết hành vi cổ điển

J Watson (1878 – 1958) là người đầu tiên đặt nền móng cho thuyết hành vi cổ điển Giải thích về hành vi ông đã đưa ra công thức S ->R (Stimulat: kích thích; Reaction: phản ứng), một kích thích Snbất kỳ đều có thể đem đến một hiệu quả của hành viRn xác định và ngược lại [73, tr 173] Điều này có nghĩa hành vi của con người có thể quan sát, nghiên cứu, phân tích một cách khách quan Theo ông, vấn đề chủ yếu của Tâm lý học là nghiên cứu các kích thích để tạo ra phản ứng của cả người và động vật, chứ không phải tìm ra sự khác nhau giữa các phản ứng đó Hành vi của con người là tất cả các cử chỉ và lời nói đã hình thành trong cuộc sống, là những gì con người đã làm từ lúc sinh ra cho đến lúc chết

E.C Tolman (1886 - 1959), ông giả thiết rằng, nguyên nhân hành vi bao gồm năm biến độc lập cơ bản: các kích thích của môi trường, các động cơ tâm lí, di truyền, sự giáo dục ở nhà trường và tuổi tác Giữa các biến độc lập quan sát được và hành vi đáp lại (phụ thuộc vào biến quan sát được) có một tập hợp những nhân tố không quan sát được mà E.C Tolman gọi là biến trung gian Biến trung gian gồm: hệ thống nhu cầu, hệ thống động cơ giá trị và trường hành vi, là yếu tố quy định hành vi Và công thức hành vi bây giờ cần phải có dạng S -> O -> R [60, tr 188-

K Hull (1884 - 1952) là người đưa ra giả thuyết - diễn dịch của hành vi với công thức: S-O-R (kích thích - cơ thể - phản ứng) Cơ thể ở đây là một số quá trình diễn ra bên trong, không nhìn thấy được Hành vi được bắt đầu bằng sự kích thích từ môi trường bên ngoài hay từ trạng thái nhu cầu và kết thúc bằng phản ứng Hành vi được ông coi là hàm do các biến số nhu cầu cơ thể và môi trường bên ngoài tạo ra. Cường độ của phản ứng phụ thuộc vào cường độ nhu cầu [5, tr 177]

Thuyết hành vi tạo tác của B.F Skinner (1904-1990) Theo quan điểm riêng của ông, cuộc sống con người là thành quả của những củng cố trong quá khứ có 3 dạng hành vi: hành vi không điều kiện, hành vi có điều kiện, và hành vi tạo tác Sự khác biệt đầu tiên giữa hành vi có điều kiện với hành vi tạo tác là hành vi có điều kiện xuất hiện nhằm tiếp nhận một kích thích củng cố, còn hành vi tạo tác nhằm tạo ra kích thích củng cố [60, tr 195] Vì vậy ông cho rằng: kiểm soát được củng cố thì kiểm soát được hành vi, và ông đã đưa ra công thức: S -> r -> s -> R

Tâm lý học hành vi ra đời là bước tiến về kỹ thuật trong Tâm lý học Tâm lý con người không chỉ đóng kín mà nó được thể hiện ra bên ngoài Vì vậy, Tâm lý học hành vi cho rằng chỉ cần căn cứ vào cách cư xử, các biểu hiện bên ngoài (coi trọng hình thức hành vi bên ngoài) có thể nhận biết được các đặc điểm tâm lý bên trong của mỗi người Chính vì thế, các nhà hành vi tập trung vào kỹ thuật, tới mức cực đoan, sai lầm và trờ thành chủ nghĩa hành vi.

1.2.1.2 Hành vi theo quan điểm của Phân tâm học

Thuyết Phân tâm do S Freud (1856- 1939) bác sĩ người Áo xây dựng nên Ông tách con người làm 3 khối: Cái ấy (vô thức), cái tôi (ý thức), cái siêu tôi (siêu thức) Cái vô thức là một trong những khám phá quan trọng nhất của ông nhưng nó là phần bí ẩn nên để hiểu nó là điều không dễ dàng Những hành vi vô thức vẫn thường diễn ra ở bất cứ con người bình thường nào và có nhiều khi người ta không giải thích được tại sao mình lại làm như vậy Theo S Freud, ở con người lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần đều có “những hành vi sai lạc” Những hành vi sai lạc này xuất hiện thay thế cho hành vi mà người ta mong muốn hay đang chờ đợi [68, tr 29]

Cái vô thức theo S.Freud không chỉ là cái sinh lý tự nhiên, là cái mang tính bản năng, di truyền mà còn có mặt khác, đó là hoàn cảnh sống của mỗi người trong xã hội hiện tại Chính sự tác động từ bên ngoài này quyết định sự hình thành cái vô thức và nội dung của nó chẳng có gì ngoài những cái mà người đời đã từng gặp phải trong cuôc sống xã hội của bản thân mỗi người

1.2.1.3 Quan niệm về hành vi của Tâm lý học nhân văn

A.Maslow (1908-1970) được ví là “Người cha tinh thần” của Tâm lý học nhân văn Trong lý thuyết của ông, nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ bậc từ thấp đến cao Theo trường phái này, hành vi của con người không chỉ bao gồm hành vi

“mở” (phản ứng quan sát được) mà con bao gồm hành vi “kín” (là những phản ứng không quan sát được - những trải nghiệm chủ quan con người), hai phần này ít gắn bó với nhau [26, tr 172] Tâm lý học nhân văn cho rằng: con người có thể nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình chứ không phải do vô thức quyết định, con người có thể độc lập quyết định hành vi của mình chứ không phải hoàn toàn do tác động bên ngoài Nghiên cứu cá nhân mang lại nhiều thông tin hơn là nghiên cứu những đặc điểm chung của tập thể [33, tr 162].Trường phái này đã phát triển một kiểu trị liệu tâm lý

“tự giúp mình” để con người ứng phó với những vấn đề nan giải trong cuộc sống.

Như vậy, trường phái Tâm lý học nhân văn dựa trên quan điểm nhìn nhận hành vi người ở góc đô cá nhân mà bỏ qua sự chi phối của cộng đồng xã hội đến hành vi của cá nhân Hành vi của con người là sự tổng hợp của nhiều khuynh hướng, do nhu cầu thúc đẩy Con người có thể nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình chứ không phải do vô thức quyết định và con người có thể độc lâp quyết định về hành vi của mình chứ không phải hoàn toàn do tác động bên ngoài.

1.2.1.4 Hành vi theo quan điểm của Tâm lý học hoạt động

L.X Vugotsky (1896-1934), năm 1925 ông công bố bài viết “ Ý thức như một vấn đề của tâm lý học hành vi” [103, tr 15], được coi là cương lĩnh đầu tiên cua Tâm lý học Mác xít Các tác phẩm của ông được đánh giá là “một hiện tượng kiệt suất trong Tâm lý học Liên Xô” Coi hành vi, tâm lý con người là sự trưởng thành của cơ thể, ông đã xác định cần phải xây dựng “Một khoa học về hành vi của xã hội con người” chứ không phải là hành vi của cơ thể con người và cần phải đặt hành vi và tâm lý con người vào bên trong của quá trình hoạt động, lao động và giao lưu xã hội mới có thể hiểu được tâm lý và hành vi Theo ông, ý thức và hành vi của con người ở đây được hiểu là tồn tại lịch sử, xã hội, lao động có ý thức chứ không phải là “cái túi đựng đầy các phản xạ”

X.L.Rubinstein (1889-1960) cho rằng, trong cấu trúc hành vi của hoạt động, ngoài các phản ứng sinh lý hay vận động được xem như là trả lời máy móc đối với kích thích bên ngoài, còn nói tới các thao tác có ý thức và hành vi ứng xử có ý thức, có tính đến vai trò của ý thức và tự ý thức đối với việc tổ chức các hoạt động Hoạt động phải được hiểu là hệ thống các thao tác hay hành vi ứng xử có sự tham gia của ý thức [60, tr.168]

A.N Leonchiep (1903-1979) nghiên cứu phạm trù hoạt động Ông đã mô tả được cấu trúc vĩ mô của hoạt động Theo ông, hoạt động của chủ thể cùng các điều kiện mục đích, phương tiện tương ứng của hoạt động làm khâu trung gian để tạo mối liên kết khách thể và chủ thể Hoạt động bên trong và hoạt động bên ngoài đều có cùng cấu trúc [28, tr 175] Hoạt động bên trong có nguồn gốc từ hoạt động bên ngoài, là sự hình thành từ các hoạt động bên ngoài.

P.Ia Galperin (1902-1988) đi sâu nghiên cứu hành động là thành phần của hoạt động Học thuyết về sự hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn đã chứng minh một cách thuyết phục Ông đã xác lập và mô tả các bước của một hành động trí óc, hay nói cách khác, quá trình chuyển hóa và cải tổ các hành động từ bên ngoài thành hành động trí óc bên trong [60, Tr.347]

D.N.Udơnatde (1886-1960) dựa trên nền tảng của chủ thể hành vi làm cơ sở nghiên cứu Ông nêu ra hai hình thái hành vi của con người bao gồm hành vi có nguồn gốc bên ngoài và hành vi có nguồn gốc bên trong Còn theo bản chất Tâm lý học, các nhà tâm lý học khác nêu ra ba kiểu hành vi đó là: hành vi bản năng, hành vi kỹ xảo và hành vi lý trí [9, tr 4].

Hành vi đi lễ chùa

Lễ chùa là một hành vi tín ngưỡng tôn giáo Để hiểu khái niệm “lễ chùa”, chúng ta phải nắm rõ bản chất của khái niệm “lễ” Lễ là một hành vi tôn giáo tồn tại ở hầu hết các tôn giáo Dù được trình bày, lý giải ở các góc nhìn khác nhau, song xét đến cùng, nói đến “lễ” là nói đến hành vi, cử chỉ thành kính của con người đối với đấng thần linh hoặc hiện tượng siêu tự nhiên cụ thể nào đó

Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm “lễ” được chú giải cơ bản là: 1) những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện nào đó có ý nghĩa 2) vái, lạy là để tỏ lòng cung kính theo phong tục cũ, gồm tham dự vào các nghi thức tôn giáo 3) nhân người ta có việc mà mình đưa vật gì tặng (dâng) gọi là lễ [102]

Quay trở lại khái niệm “đi lễ chùa”, đặt khái niệm trong bản chất của hoạt động tôn giáo, tức vấn đề thiêng và niềm tin vào thần linh Điều này đúng với lịch sử tôn Phật giáo Trước khi đưa ra một định nghĩa cụ thể, phân tích những khía cạnh liên quan để đảm bảo tính khách quan, khoa học của định nghĩa Ở đây, xét đến cùng, không chỉ các tôn giáo thế giới khác, mà ngay cả Phật giáo, theo dòng chảy của lịch sử, cũng dần dung nạp những yếu tố “thiêng” cho mình Đây chính là một trong những yếu tố cốt lõi để Phật giáo nói riêng, các tôn giáo khác nói chung thu hút được tín đồ - Phật tử của mình

Từ những vấn đề phân tích trên, tác giả có thể rút ra định nghĩa tổ hợp “đi lễ” và

“đi lễ chùa” như sau: đi lễ chùa là một hoạt động tôn giáo của con người khi họ tham gia trực tiếp vào các nghi lễ Phật giáo tại chùa - cơ sở thờ tự của Phật giáo nhằm biểu đạt, gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của cá nhân, tập thể con người tới Chư vị Phật để cầu mong được sự trợ giúp về sức khỏe, tinh thần và vật chất Ở đây, đi lễ, trước hết, là một hành vi tôn giáo của con người ở nơi tôn kính, linh thiêng như cơ sở thờ tự các địa điểm thiêng khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, như cầu mong sức khỏe, gia đình thuận hòa, bình an và phát triển Như vậy, hợp hai tổ hợp trên, có thể hiểu: thứ nhất, bản thân hai bộ phận này cũng bao chứa nhau: trong “đi lễ chùa” có nội hàm “đi lễ”, và trong nghi có lễ và ngược lại Trong sáu cách giải thích thì “nghi” có ba cách và còn lại của “lễ”; nhưng có tới năm cách giải thích lễ và nghi có nội dung bao chứa nhau, gồm khuôn mẫu, phép tắc, đồ lễ Thứ hai, từ đó có thể rút ra định nghĩa: nghi lễ là những khuôn mẫu, phép tắc nghiêm trang đã được quy định trong ứng xử giữa con người, xã hội và thần linh nhằm đem lại những giá trị về đời sống tâm linh, đạo đức, văn hóa và lối sống cũng như để, thông qua đó, đạt được một trạng thái, những nghĩa cử cao đẹp, nhân văn của con người Như vậy, bản thân hai bộ phận này cũng bao chứa nhau: trong nghi có lễ và ngược lại.

Như vậy, “đi lễ chùa” là một khái niệm chỉ một hoạt động văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, trong Phật giáo nói riêng Khái niệm này gắn với bản chất của tôn giáo, tín ngưỡng Ở đây, “đi lễ chùa” được hiểu là một hiện tượng văn hóa tâm linh gắn với mỗi người theo tư tưởng Phật giáo. b Các bước của hành vi đi lễ chùa Đi lễ chùa, một hoạt động gắn liền với đạo Phật đã trở thành một tập tục đẹp luôn được duy trì trong mỗi người con, mỗi gia đình Việt Nam Tuy nhiên, không phải ai đến chùa cũng có những mục đích giống nhau và không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa nên bên cạnh những người đến chùa với đúng nghĩa lễ Phật Với thanh niên, đến chùa không những để dâng hương, tỏ lòng thành kính, bái Phật, giúp bình tâm trở lại mà đôi khi còn giúp họ tìm thấy được con đường hay nói cách khác là cách giải quyết những trăn trở của mình Biểu hiện đi lễ chùa được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, chuẩn bị hành lễ, chuẩn bị hành lễ trước hết là chuẩn bị trang phục khi đi chùa Tác giả Trương Thìn (2004) trong cuốn “Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền, chùa, miếu”, cho rằng khi đi lễ chùa cần phải chuẩn bị y phục chỉnh tề [87, tr 218].

Trang phục đi lễ chùa đầu năm phải thật kín đáo, lịch sự, sạch sẽ, tránh mặc những bộ đồ quá hở hang, lòe loẹt Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả hin, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức Bạn không nên sắm sửa tiền giấy âm phủ, vàng mã để dâng cúng Phật Chuẩn bị hành lễ nên thể hiện sự thành tâm như bài viết của tác giả Nguyên Minh (2012), trong cuộc sách “Về mái chùa xưa” Tác giả đã phân tích về cách sắm lễ khi đến chùa “Lễ vật là phương tiện để bày tỏ lòng thành tâm, nhưng ngay khi sắm lễ, dù nhiều dù ít không quan trọng là lúc bạn phát khởi tâm nguyện đến chùa [96, tr 64]Vì vậy, bạn hãy sắn sửa lễ vật theo ý nguyện của bản thân mình”

Thứ hai, thực hiện nghi lễ tại chùa Thích Nhật Từ (2010), trong cuốn “Thế giới cực lạc – Phân tích ứng dụng kinh A Di Đà” Dâng hoa công đức không bằng làm những việt nhỏ như: giúp đỡ người, nhặt rác, tôn trọng mọi người… Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ Khi hành lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Tùy vào từng môn phái, có thể đứng hoặc quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên Và không nên bước qua mặt những người đang quỳ lạy Có nhiều bạn trẻ quan niệm rằng đến chùa không ít thì nhiều cũng nên bỏ vào hòm công đức một ít tiền Nhiều nơi, có người còn đổi từ tiền chẵn sang tiền lẻ, rồi tới mỗi chỗ thờ Phật kẹp vào một vài tờ tiền, như vậy mới an tâm…Vậy là không có tiền thì ngại không dám đến; mà đến rồi thì

“tiền lẻ nhét đầy tay tượng Phật” hay rải khắp nơi trong chùa

Thứ ba, kết thúc nghi lễ, Với quan niệm chết là sự bắt đầu của cuộc sống mới,cuộc sống nơi vĩnh hằng Từ thời cổ xưa ở Trung Quốc khi vua chúa chết, họ vẫn chôn theo các cung tần mỹ nữ, nơi dương thế để tiếp tục được phục vụ ở thế giới bên kia.Sau này, thay cho việc chôn người thật, người ta làm những hình nhân bằng giấy mã rồi hóa (đốt) Đây chính là khởi thủy của việc đốt vàng mã Hàng nghìn năm trôi qua,khoa học kỹ thuật đã phát triển vượt bậc nhưng các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được người chết có nhận được và sử dụng được số vàng mã đã đốt lễ Nhưng tục đốt vàng mã thì vẫn bảo tồn tới xã hội hiện đại ngày nay Mặc dù đây không phải là tục lệ của nhà Phật Phật giáo coi đốt vàng mã là một hình thức mê tín dị đoan Tuy nhiên,theo xu thế mới, đạo Phật phải chấp nhận đốt vàng mã như một hoạt động thông thường trong khuân viên nhà Chùa Đi lễ Chùa sau khi tạ lễ họ đốt vàng mã Thường đốt vàng mã là việc làm thể hiện sự biết ơn đức Phật Họ đốt rất từ từ, vừa đốt vừa thỉnh cầu, tự mình hóa và chờ đến lúc cháy hết mới rời khỏi

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Khái niệm sinh viên

Sự phát triển của cá nhân được các nhà nghiên cứu xem xét từ 3 góc độ: sự phát triển sinh học, sự phát triển xã hội và sự phát triển tâm lý Ở mỗi lứa tuổi, con người có những đặc trưng riêng Lứa tuổi thanh niên thường được xem như một nhóm xã hội, một “lát cắt chu kì sống” của con người, một tiềm năng, một đội ngũ dự bị, một hiện tại và tương lai của đất nước Về giới hạn lứa tuổi thanh niên có một số quan điểm như sau:

Nhóm các tác giả Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (2005) [31] và nhóm tác giả Dương Diệu Hoa, Nguyễn Ánh Tuyết, Phan Trọng Ngọ, Đỗ Thị Hạnh Phúc (2008)

[37] cho rằng tuổi thanh niên chia thành hai thời kì: Tuổi đầu thanh niên hay học sinh trung học phổ thông từ 15-18 tuổi và tuổi TNSV từ 18- 25 tuổi

Tác giả E Erikson phân chia sự phát triển của các nhân gồm 8 giai đoạn Ở giai đoạn thứ 5 từ 12-20 tuổi Đây là gia đoạn “ngã tư đường” giữa trẻ con và người lớn.

Giai đoạn khẳng định chính mình và nơ hồ về vai trò của bản thân Thnah niên luôn vật lộn với câu hỏi: “ta là ai?” Thanh niên phải thiết lập được những đặc tính xã hội và nghề nghiệp cơ bản của mình hoặc vẫn chưa xác định được vai trò của mình và sẽ thực hiện khi trưởng thành [38, tr 32]

Thanh niên được định nghĩa là những người thuộc nhóm tuổi từ 15 đến

24 Nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc sống và các hành vi gây hại cho sức khỏe bắt đầu trong những năm tuổi trẻ Kết quả là, tuổi trẻ là thời gian của cả rủi ro và cơ hội Khoảng thời gian giữa bắt đầu hoạt động tình dục và hôn nhân thường là thời gian thử nghiệm tình dục và có thể liên quan đến các hành vi rủi ro [106] [125, tr 283] [147] Đây cũng là thời kỳ phát triển thường được đặc trưng bởi sự bất ổn tôn giáo, thời điểm thanh thiếu niên có thể tham gia vào việc khám phá những niềm tin và hành vi khác nhau trước khi cuối cùng nhận được một bản sắc tôn giáo cụ thể [112, tr.

453] [140, tr 552] [114] Ý nghĩa siêu việt được tìm thấy trong tôn giáo có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành và hạnh phúc của thanh thiếu niên, vì niềm tin và giá trị tôn giáo cho phép giới trẻ hiểu được thế giới và hiểu vị trí của họ trong đó [135, tr 197-204] [125, tr 283] Ngoài ra, sự tin cậy có liên quan đến lợi ích sức khỏe tâm thần đáng kể, bao gồm tỷ lệ trầm cảm thấp hơn, lo lắng, tự tử và lạm dụng chất gây nghiện.

Khái niệm sinh viên hay “sinh viên” cũng được hiểu rất thống nhất Theo Từ điển Giáo dục học: Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học [34, tr. 71]; Theo Luật Giáo dục đại học: Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học [76] Từ những quan điểm trên, chúng tôi thống nhất khái niệm “Sinh viên là những công dân có độ tuổi từ 18-25 đang học tập ở bậc đại học, cao đẳng, là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt gồm những người đang trong quá trình chuẩn bị tri thức để trở thành chuyên gia, hoạt động lao động trong một khối lĩnh vực ngành nhất định” Theo cách hiểu này, sinh viên có một số đặc điểm về tâm lý như sau:

Sinh viên là những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ túc hoặc trung học chuyên nghiệp, xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyên môn tại các trường Đại học, Cao đẳng.

Sinh viên là lứa tuổi có sự hoàn thiện về cấu trúc và sự phối hợp giữa các chức năng trong cơ thể Sự phát triển của cơ thể tương đối hoàn chỉnh và ổn định.

Sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ…nhưng cũng gặp nhiều mâu thuẫn, khó khăn và bế tắc.

Sinh viên có khả năng tự ý thức, tự đánh giá, điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi để tự hoàn thiện nhân cách của bản thân Sinh viên có xu hướng chung là tính tích cực xã hội, tính tự lập, độc lập và nhu cầu tự khẳng định phát triển khá cao.

Sinh viên đã hình thành kế hoạch đường đời và xu hướng nghề nghiệp Từ những ước mơ và lý tưởng trừu tượng dần dần trở thành hiện thực, định hướng vào chương trình hoạt động thực tiễn trong hoạt động của họ

Sinh viên có hoạt động chủ đạo là học tập Nhưng không chỉ còn đơn thuần là lĩnh hội tri thức phổ thông mà là quá trình học tập nghề nghiệp – quá trình chuẩn bị trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

Sinh viên là lớp người năng động, luôn nhạy cảm và sẵn sàng tiếp thu cái mới.

So với thanh niên đang đi làm (có thu nhập) thì sinh viên là một nhóm xã hội trong phạm vi nhất định được xã hội hoặc gia đình bảo trợ trong quá trình học tập Đối với xã hội, thanh thiếu niên nói chung và sinh viên nói riêng là một nhóm xã hội được quan tâm.

* Đặc điểm tâm lý của sinh viên theo năm học

Sinh viên năm thứ nhất là những thanh niên vừa rời khỏi ghế nhà trường phổ thông để bước vào ngưỡng cửa của trường đại học Thông thường họ có độ tuổi 17, 18 với đầy sức trẻ, hoài bão và ý chí vươn lên trong học tập, cuộc sống Nhân cách của họ đã và đang phát triển mạnh mẽ và tương đối hoàn thiện, họ có ý thức về hành vi của mình Sinh viên năm thứ nhất có phẩm chất nghề nghiệp, bắt đầu có sự chuyên biệt thuộc một ngành nhất định Họ đến từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau ở nông thôn và thành thị hay các vung sâu, vùng xa Do đó các yếu tố thuộc về bẩm sinh di truyền đã được biến đổi dưới ảnh hưởng của giáo dục gia đình, của trường phổ thông, các phong tục tập quán địa phương và những điều kiện sống, sinh hoạt nói chung Họ vào các trường đại học có một số phẩm chất tâm lý ổn định, đại biểu cho lối sống của một số tầng lớp, giai cấp và của địa phương nơi mà họ sinh ra và lớn lên.

Do vậy, trong tập thể sinh viên năm thứ nhất thường có va chạm mạnh do tính độc đáo của nhân cách con người trẻ và sự khác biệt của các vùng văn hóa Trong quá trình làm quen với cuộc sống tập thể ở môi trường đại học sinh viên thường có hành vi bắt chước lẫn nhau thể hiện bước đầu đồng nhất xã hội

Khái niệm về hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Hành vi đi lễ chùa của thanh niên là một hiện tượng Tâm lý xã hội phức hợp.

Nó là một “hình thức diễn biến tâm linh” được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo Căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng Phật giáo và nhu cầu của thanh niên từ đó hình thành các biểu hiện hành vi tương ứng, phản ánh đặc điểm và cấu trúc tâm lý bên trong của mỗi cá nhân, theo chu ký nhất định hoặc ngẫu nhiên.

Bản chất cốt lõi của hành vi đi lễ chùa của thanh niên những động lực thúc đẩy thanh niên đi lễ chùa, nhận thức, thái độ và hành động của họ như thế nào đối với tín ngưỡng tôn giáo thờ Phật Các yếu tố này tạo nên sức mạnh đặc biệt, đi sâu vào tâm khảm và chi phối các hành vi của con người Khi họ có động lực, nhận thức niềm tin vào một hiện tượng siêu tự nhiên – tính thiêng nào đó cũng là khi họ từng bước thiết lập những hành vi tôn giáo - nghi lễ để gửi gắm tinh thần, thái độ của mình trước các đấng bậc mà họ tôn thờ - và những nguyên tắc nghi lễ dành cho từng loại hình tôn giáo, tín ngưỡng dần được hình thành, quy chuẩn hóa.

Giữa khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng có những khác biệt tương đối: nói đến tôn giáo là nói đến giáo chủ - người sáng lập, có giáo lý, giáo luật và kinh sách, có hệ thống cơ sở thờ tự, có chức sắc tôn giáo và tín đồ Đối với các hiện tượng tín ngưỡng,mặc dù không được quy chuẩn hóa một cách cụ thể những vấn đề trên song chúng ta vẫn có thể thấy ở đó, đối tượng thờ cúng, quy trình nghi lễ và những nội dung mà con người ta bày tỏ đức tin cũng như để cầu nguyện tương đối rõ và ổn định Điều này chúng ta có thể nhận thấy rất rõ trong các loại hình tín ngưỡng như thờ cúng Thần hoàng làng, tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ Ở đó, người ta xác lập rất rõ vị trí, vai trò của từng vị thần, rồi xác định những ngày lễ, quy trình thực hiện một cách cụ thể. Trong Pháp lệnh Tôn giáo, tín ngưỡng năm 2004, Nhà nước ta đã phân biệt rõ cả hai khái niệm này ứng với hai khái niệm là: hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội Còn hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giáo [100].

Lễ chùa là một hành vi tôn giáo Ở đây, những người đến chùa - cơ sở thờ tự của Phật giáo là đến với Phật Họ tham gia trực tiếp vào các nghi lễ Phật giáo tại chùa. Các nghi lễ này có quy định chung nhưng do thói quen, nhu cầu, nhận thức của con người các cách thức này đã có sự thay đổi Tác giả Lê Minh Thiện (2018) cho rằng:

“Hành vi cầu nguyện ở tín đồ Công giáo là những biểu hiện của hoạt động tín ngưỡng tôn giáo thông qua việc sử dụng ngôn ngữ (lời cầu khấn), phi ngôn ngữ (suy nghĩ, lòng tin cậy, kính mến) đối với thiên chúa và được thể hiện qua nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành động cụ thể của chủ thể” [85, tr 44].

Từ các quan niệm về hành vi, lễ chùa, sinh viên, có thể khái quát và đưa ra định nghĩa về hành vi đi lễ chùa của thanh niên như sau: “Hành vi đi lễ chùa của sinh viên là biểu hiện của hoạt động tín ngưỡng Phật giáo của sinh viên, bao gồm các mặt biểu hiện ở nhận thức, niềm tin, hành động và bị thúc đâỷ bởi yếu tố động cơ bên trong.”

Theo quan niệm trên: hành vi đi lễ chùa của sinh viên là biểu hiện bên ngoài của họ trong quá trình hành lễ với các khía cạnh bên trong là động cơ, nhận thức, niềm tin và hành động đối với tín ngưỡng Phật giáo

Biểu hiện của hành vi đi lễ chùa của sinh viên

1.3.3.1 Nhận thức khi đi lễ chùa

“Nhận thức là hoạt động tâm lý của cá nhân, tác động đến đối tượng, qua đó hình thành trong đầu óc chủ thể cảm giác, hình ảnh, biểu tượng hay khái niệm về đối tượng” [81, Tr.114] Để tìm hiểu nhận thức về mục đích cuộc sống của sinh viên, có thể đưa ra 5 mục đích chủ yếu [95]: có địa vị xã hội; thành đạt trong nghề nghiệp; được làm việc theo sở thích; được phục vụ xã hội cho sinh viên lựa chọn.

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên không phải là hoạt động tự phát, mà nó là kết quả của cả một quá trình nhận thức Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh bản thân hiện thực khách quan Đó là sự hiểu biết của sinh viên, là quá trình thao tác, tư duy để giải thích những vấn đề xung quanh và tìm ra những giải pháp cách thức cho bản thân trong quá trình đi lễ chùa Với sinh viên, quá trình này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của họ là một hoạt động có chủ đích. Đặc trưng nổi bật của hoạt động nhận thức là nó không chỉ phản ánh các thuộc tính bên ngoài mà còn phản ánh các thuộc tính bản chất bên trong, các mối quan hệ có tính qui luật; phản ánh các hiện thực xung quanh và còn phản ánh cả cái đã qua và cái sắp tới của hiện thực khách quan – nghĩa là phản ánh của hiện tại, quá khứ và tương lai Hoạt động nhận thức là cơ sở của mọi hoạt động tâm lý con người Nhận thức về đi lễ chùa cuả sinh viên được thể hiện ở hai khía cạnh sau:

Một là, mức độ hiểu biết về đối tượng thờ của chùa - chùa thờ ai Theo truyền thống tín ngưỡng của Việt Nam: đình thờ Thành Hoàng; đền/ điện thờ Thánh; miếu thờ Thần; nhà thờ thờ Chúa; phủ thờ Mẫu; đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và chùa thờ Phật Chùa là cơ sở hoạt động và tuyên truyền Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của nhà sư, tăng ni Mọi người kể cả là tín đồ hay không đều có thể đến thăm viếng, chiêm bái, vãn cảnh, nghe giảng kinh hoặc thực hành các nghi lễ Phật giáo “Phật giáo, ngay từ khi được truyền vào Việt Nam đã được tiếp xúc với các tìn ngưỡng truyền thống của dân tộc, được các nhà thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào hồn dân tộc, tạo nên bản sắc đặc biệt riêng Việt Nam mới có” [75, Tr.18] Phật giáo kết hợp với tín ngưỡng Tứ pháp, kết quả là bốn vị thần: mây, mưa, sấm, chớp được hóa thân thành bốn vị Phật: Phật Pháp Vân, Phật Pháp

Vũ, Phật Pháp Lôi, Phật Pháp Diệu Cùng với bà Man Nương Phật Mẫu, tạo nên một hệ thống Phật bà, điều chưa từng có ở vùng đất phát tích của đạo Phật (các vị Phật Ấn độ xuất thân là nam giới Bên cạnh đó, hầu hết các ngôi chùa miền Bắc còn có gian thờ Mẫu: mẫu Thủy/ mẫu Thoải, mẫu Thiên, mẫu Địa, mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Liễu Hạnh Thờ các vị nhân Thần có công với đất nước như: Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Tuấn, vua Lê Thánh Tông…Như vậy, ở đây, cùng với việc thờ Phật, chùa Việt Nam còn có cả thờ các vị Thần, Thánh, Mẫu, Thành Hoàng, các vị tổ nghề…không ít chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho linh hồn người đã khuất.

Hai là, nhận thức về Đức Phật “Bản thân danh từ Phật không phải là một tên riêng, mà là một danh xưng, hay một từ mô tả, có nghĩa là bậc toàn giác, thông suốt mọi vấn đề trong cuộc sống” [92, tr.50] (Phật 佛 là phiên âm theo âm Hán Việt từ tiếng

Phạn Buddha, cũng đọc là Phật-đà Khi đạo Phật truyền sang nước ta hồi đầu Công Nguyên, từ này đã được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt là Bụt) Từ trước đến nay, tín đồ Phật giáo luôn chống lại khuynh hướng của những người chủ trương không tái sinh là chỉ đặt niềm tin vào một con người thực sự, hiện hữu trong cuộc đời, và tín đồ Phật giáo cũng tìm mọi cách làm giảm đi tầm quan trọng về hiện thân trần tục của Đức Phật Theo lịch sử Phật giáo, “Đức Phật là nhân vật lịch sử, tên đầy đủ của ngài là

Kiều Tất La Thích Ca Tất Đạt La Đức Phật sống vào khoảng 25 thế kỷ trước, ngài là thái tử con vua Tịnh Phan và hoàng hậu Ma Gia, cai trị vương quốc miền Trung Ấn, nay là Nepal Ngài kết hôn với công chúa Da Du Đà La và sinh được một nam hoàng

La Hầu La Năm 29 tuổi, ngài xuất gia tìm đạo cứu khổ Ngài thành Phật năm 36 tuổi”

[47, Tr.38] Như vậy, Đức Phật chính là Thái tử giác ngộ thành Phật Sau khi đắc đạo, ngài tu hành từ nơi này sang nơi khác để giảng dạy về con đường giác ngộ cho những ai hữu duyên, sẵn sàng tu học Đồng thời người lâp ra Tăng đoàn, tổ chức của những tu sĩ đã xuất gia Những điều mà Đức Phật dạy đã được những học trò cùng thời ghi nhớ và tổng hợp lại thành các bộ tài liệu mà sau này được gọi là “kinh”

Sự hiểu biết của thanh niên về chùa thờ ai và Đức Phật là sẽ giúp họ khám phá thế giới xung quanh, kết quả của hoạt động này nhằm tìm ra chân lý hay sự thật về những thuộc tính và quy luật khách quan trong quá trình lễ chùa Nhận thức đúng làm cơ sở cho động cơ, niềm tin và hành động đúng

1.3.3.2 Niềm tin khi đi lễ chùa

Niềm tin là một sản phẩm của thế giới quan, là kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động theo quan điểm của mình, là lẽ sống của con người Theo kết quả nghiên cứu về tình hình thanh niên Việt Nam do ủy ban quốc gia thanh niên Việt Nam tiến hành năm 2001 cho thấy [39] không ít thanh niên tỏ ra hoài nghi trước tất cả và đem niềm tin gửi gắm vào tín ngưỡng, tôn giáo và thần thánh - đó chính là niềm tin tôn giáo

Niềm tin tôn giáo mang tính thiêng liêng, chủ quan Đó là điều kiện để con người đến với tôn giáo Không có niềm tin này thì con người không thể đến với tôn giáo Dù bất kỳ tôn giáo nào, niềm tin tôn giáo cũng đều có tính linh thiêng hiểu hiện ra bên ngoài bằng thái độ hành vi đối với vị giáo chủ, hệ thống giáo lý và cả cách cư xử của con người với con người và con người với môi trường xung quanh.

Tin vào đức Phật Đức Phật là nhân vật duy nhất trong lịch sử các tôn giáo tuyên bố mình không đại diện cho Chúa trời, Thượng đế, Thần linh hay một đáng sáng tạo, thế lực siêu nhiên nào cả Tuy nhiên cuộc đời của ngài, đức hạnh cùng với những lời dạy bảo của ngài là vô cùng kỳ diệu, nên người đời sau đã xem ngài như đáng linh thiêng, tối cao trong trái tim họ Họ tin vào sức mạnh của lòng từ bi vô lượng hướng tới mọi người, mọi loài, người cha hiền cao thượng, luôn yêu thương chúng sinh, sẵn sàng hóa độ mọi tội lỗi sai lầm cho con người Ngài có thể hướng dẫn con người vượt qua những khó khăn trở ngại của cuộc sống đến con đường an vui, hạnh phúc mà tối hậu là sự giác ngộ, giải thoát Ngài không hứa hẹn sự ban ơn hay giáng họa với bất kỳ ai,ngược lại ngài đề cao vị trí con người là tối thượng và cho rằng không có một đấng siêu nhiên hay quyền lực nào có thể phát xét, định đoạt vận mệnh của con người.

Tin vào bản thân cuả thanh niên Việc thực hành giáo lý của đạo phật sẽ giúp họ hoàn thiện bản thân, mang đến sự an vui, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai Giáo lý của đạo Phật về gồm: Giáo lý ngũ giới, có giá trị góp phần hoàn thiện nhân cách, đạo đức và xây dựng nền tảng, kỷ cương gia đình, xã hội; Giáo lý lục hòa, có giá trị tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, toàn xã hội, xây dựng các mối quan hệ hòa hợp, từ lời nói đến việc làm, từ vật chất đến tinh thần; Giáo lý tứ ân, có giá trị gìn giữ truyền thống tri ân và báo ân đối với ông bà cha mẹ, thầy cô giáo và quốc gia, xã hội; Giáo lý nhân quả, luân hồi, nghiệp báo có giá trị lý giải cái khổ của con người qua các kiếp sống, đồng thời lý giải nhiều hiện tượng xã hội, giúp con người thực hành nếp sống thiện; Giáo lý tứ diệu đế, có giá trị nâng cao niềm tin vào con người, vào khả năng giải thoát của con người, từ đó thực hành lối sống trong sạch (bỏ ác, làm lành, tích đức, tạo phước của mỗi người) mà không lệ thuộc vào thần linh; Giáo lý về tam thức có giá trị giải quyết sự khủng hoảng trong tâm thức về thế giới mà con người đang sống, đem lại sự an bình trong tâm thức, là viên ngọc quý của Phật giáo đối với hạnh phúc nhân gian; Giáo lý vô thường, vô ngã giúp con người giảm bớt cái tôi vị kỷ, hướng đến suy nghĩ tích cực và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Để có niềm tin, người theo tôn giáo cần phải có rung cảm tôn giáo, sự hiểu biết cơ bản về giáo lý và tuân thủ những hành vi phép tắc nhất định Niềm tin này khi được hình thành sẽ ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, định hướng nhân cách của cá nhân Cụ thể, nó sẽ tác động đến nhận thức, thái độ tính cảm và thúc đẩy cá nhân thực hành các hành vi tôn giáo trong mối quan hệ giữa bản thân với môi trường xung quanh Và tùy thuộc vào mức độ am hiểu về hệ thống giáo lý, giáo luật mà mỗi cá nhân sẽ thể hiện niềm tin ra đời sống của mình khác nhau

1.3.3.3 Hành động thực hiện các nghi lễ khi đi lễ chùa

Quan sát một quá trình lễ Phật truyền thống chúng ta thấy có cả luật và tục Mỗi nghi thức ấy có vẻ rườm rà nhưng xuất phát từ những quan niệm mang tính duy lý triết học vũ trụ và nhân sinh “Nếu bỏ qua những nghi thức ấy thì buổi lễ dang hương sẽ trở nên trần tục và không còn ý nghĩa văn hóa – tín ngưỡng “linh thiêng” “mầu nhiệm” nơi tâm linh con người nữa” [9, tr 4] a Chuẩn bị hành lễ Đức Phật đã thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, an trụ trong cõi Niết bàn tịnh diệt vô vi, cho nên không còn phụ thuộc vào việc ăn uống Lễ Phật là việc làm nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với ngài, đồng thời cũng là để kết duyên với tam bảo, cải tổ tâm tính, thiện căn tăng trưởng, từng bước thoát khỏi phiền não khổ đau Mỗi khi lễ Phật, người ta thường dâng lễ vật Nhưng nếu sắm sửa bày biện một cách quá cầu kỳ thì lại làm sai lạc ý nghĩa sâu xa của việc lễ Phật

Theo Thượng tọa Thích Thanh Duệ (2005) về việc sắm lễ “Theo giáo lý của đạo Phật, linh thiêng hay không linh thiêng, không phải ở lễ vật dâng cúng to hay nhỏ, nhiều hay ít, sang trọng hay hèn mọn mà trước hết là ở tâm thành của người dân lễ”

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Định hướng giá trị

Theo I T Levukin: “Định hướng giá trị là việc đánh giá các khả năng và tình hình hiện có, để xác định phương tiện và phương pháp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra” [99; tr 68] Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Định hướng giá trị là một trong những biến đổi rõ nét của đặc trưng xu hướng nhân cách và có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của con người Nó mang đậm nét tính xã hội - lịch sử chung của cộng đồng, nét riêng của từng dân tộc, những nét đặc thù của nhóm xã hội, nhóm lứa tuổi, giới nghề nghiệp, tôn giáo, địa phương khác nhau” [27; tr 37]

Với mỗi cá nhân, một sự vật hiện tượng được coi là có giá trị khi nó thỏa mãn được nhu cầu nào đó của họ Sự lựa chọn một hệ thống giá trị tạo nên định hướng giá trị Định hướng giá trị đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các chương trình hành vi ứng xử lâu dài Chúng hình thành trên cơ sở những nhu cầu của chủ thể về việc nắm vững những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể và do tính chất của các quan hệ xã hội quy định[] Quá trình này được cấu thành bởi ba yếu tố tâm lý cơ bản là: nhận thức, đánh giá và hành động Khi cá nhân nhận biết việc đi lễ chùa có ý nghĩa đối với bản thân họ, vấn đề đó có giá trị Quá trình nhận thức cũng diễn ra theo hai giai đoạn, bắt đầu từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính.Hay nói cách khác, từ việc nhận biết những thuộc thính bên ngoài, sự cảm nhận bằng các giác quan đến việc hiểu bản chất bên trong, cũng như việc cảm nhận được vai trò của vấn đề đó đối với đời sống tinh thần của cá nhân Nhờ có nhận thức, cá nhân mới phát hiện ra việc đi lễ chùa đó có phù hợp hay không phù hợp, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định lựa chọn với các giá trị của nó.

Sau khi nhận thực được giá trị của việc đi lễ chùa, là sự bày tỏ thái độ của cá nhân đối với các giá trị xác định Ở cấp độ này, đánh giá của cá nhân chịu ảnh hưởng to lớn bởi yếu tố xúc cảm, tình cảm Đây là quá trình cá nhân ấp ủ về một vấn đề nào đó mà cá nhân có tình cảm với nó Khi đã có sự cân nhắc và tâm niệm, nghĩa là cá nhân đã thỏa mãn vui mừng về lựa chọn của mình Đó là cơ sở động lực để cá nhân sẵn sàng công khai, khẳng định sự lựa chọn và xác định gắn bó với sự lựa chọn đó Hành động: sau khi nhận thức đánh giá, cá nhận sẽ hành động theo những giá trị mà mình đã lựa chọn Các giá trị được biểu lộ, lặp đi lặp lại trong hành động và lối sống của cá nhân.

Cá nhân phải hành động phù hợp và kiên trì theo các giá trị mà họ đã ấp ủ, tâm niệm.

Như vậy, định hướng giá trị là một quá trình phức tạp, lâu dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và nó cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân Đình hướng giá trị có thể thay đổi và phát triển phụ thuộc vào sự phát triển, nhận thức, vào phạm vi hoạt động, quan hệ xã hội và các điều kiện sống, hoạt động của cá nhân Mắc dù định hướng giá trị là phạm trù ý thức mang tính chủ quan nhưng ĐHGT của con người chỉ mang tính tích cực khi hệ thống giá trị mà cá nhân lựa chọn phù hơp với hệ thống giá trị của nhóm, cộng đồng và xã hội.

Cảm xúc với Phật giáo

Mỗi ngày chúng ta trải qua muôn hình vạn trạng các cảm xúc Theo lý thuyết Bánh xe cảm xúc của Tiến sĩ Tâm lý Robert Plutchik, cho dù tâm trạng chúng ta có phong phú ra sao thì vẫn xoay quanh 8 loại cảm xúc chính được phân thành 4 cặp đối lập: Hân hoan (Joy) - Buồn bã (Sadness); Tin tưởng (Trust) - Chán ghét (Disgust); Kinh hãi (Fear) - Tức giận (Anger); Mong đợi (Antici-pation) - Ngạc nhiên (Surprise)

Nhà Tâm lý học Pierre Daco cho rằng “ Cảm xúc là nền tảng của cuộc sống hàng ngày” Mặc dù là những rung cảm diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất đinh nhưng cảm xúc có thể làm thay đổi thể chất, tinh thần của con người và được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi phản ứng cụ thể để đối phó với những tình huống có ý nghĩa đối với cá nhân họ Nếu không có xúc cảm, tình cảm thì quá trình nhận thức thể giới xung quanh của con người không thể hoàn chỉnh được [4, tr 112] Sinh viên đi lễ chùa, xuất phát từ những rung động của cảm xúc, từ đó họ tiếp cận và có những biểu hiện hành vi trong quá trình lễ chùa

Là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, cảm xúc của con người tiếp nhận hoàn cảnh theo hai chiều hướng Đó là tìm kiếm đối với những hoàn cảnh tốt, hoàn cảnh dễ chịu, những hoàn cảnh đem lại cho con người những cảm giác: bình an, vui vẻ, thoải mái…

Và ngược lại, cơ thể luôn tìm cách loại bỏ những hoàn cảnh khó chịu, làm cơ thể mất cân bằng như: sự sợ hãi, lo lắng, chán nản Dù tìm kiếm hay loại bỏ thì những cảm giác này tạo cho sinh viên những cảm xúc khác nhau trong quá trình lễ chùa Cảm xúc có thể tạo cho họ những sức mạnh phi thường, lúc này cơ thể sẽ tiết ra một lượng Aderênalin cơ thể sẽ vận hành một cách hoàn hảo và có thể làm những việc bình thường không làm được Với một bộ não khỏe mạnh, hoàn hảo họ có thể kiểm soát và tự chủ về hành vi của mình Nhưng ngược lại, với một bộ não mệt mỏi những cảm xúc đó sẽ gây sáo trộn, rối loạn, làm mất sự kiểm soát và có những biểu hiện lệch chuẩn. Sinh viên đi lễ chùa xuất phát từ những cảm xúc tích cực, những cảm xúc tiêu cực hay không cảm xúc thì nó cũng sẽ được biểu hiện thông qua cách họ thực hiện các hoạt động lễ tại chùa Những cảm xúc mà chúng ta thường thấy của sinh viên khi đi lễ chùa là cảm xúc tôn kính, yêu quý, thán phục, kính nể đổi với đức Phật và giáo lý của đạo Phật Bên cạnh đó là những cảm giác lo sợ, căng thẳng, áp lực về sự bất an trước các vấn đề trong cuộc sống.

Có thể nói, sinh viên khi đi lễ chùa, cảm xúc cũng là yếu tố tác động đến các biểu hiện hành vi của họ Yếu tố cảm xúc phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cảm nhận các vấn đề, các sự kiện trong cuộc sống Mà với sinh viên, những gì họ cảm nhận chịu sự tác động lớn bởi khả năng thực hiện những trọng trách xã hội Chính vì vậy, xem xét các yếu tố xã hội bên ngoài là rất quan trọng trong việc chi phối đến mức độ biểu hiện các hành vi của sinh viên.

Các cơ chế tâm lý xã hội

Tác giả Trần Quốc Thành (2011), trong cuốn “Tâm lý học xã hội” cho rằng:

“Tại nhiều thời điểm, sự tương tác đặc biệt giữa số đông các cá nhân có thể tạo ra những biến đổi xã hội hết sức to lớn” [83, tr 35] Hiện tượng tâm lý này được truyền đi theo nguyên tắc cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số lượng thành viên của đám đông và cường độ của cảm xúc được lan toả Như vậy, đám đông càng lớn thì các cơ chế tâm lý xã hội diễn ra càng mạnh và nhanh

Trong thực tế, chúng ta thường thấy cơ chế lây lan diễn ra rõ nét nhất, hiệu quả nhất trong đám đông quần chúng Trào lưu xã hội được ví như những con sóng biển, nó có thể rền rĩ một khoảnh khắc rồi tắt, chìm vào lãng quên Nhưng cũng có những trào lưu trở thành “cơn sốt” trong một khoảng thời gian nhất định Và cũng có những trào lưu ăn sâu vào đời sống tâm lý của con người, chảy xuyên ngang qua nhiều thời đại. Lây lan là quá trình chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ tâm sinh lý, xẩy ra một cách nhanh chóng, nằm ngoài cấp độ ý thức, tư tưởng. Chính do lây lan tâm lý mà trạng thái cảm xúc được lan truyền trong đám đông với một cường độ cao và tốc độ nhanh chóng, dẫn tới các hành vi có tính bạo loạn, phá phách tập thể Các hình thức của lây lan trong đời sống xã hội rất đa dạng Ngày nay, đi lễ chùa đã và đang trở thành một trào lưu, luồng tư tưởng lôi cuốn đông đảo người ủng hộ và tham gia, trong đó có sinh viên Trào lưu đi lễ chùa được biểu hiện chủ yếu thông qua các mặt: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin…trong quá trình họ đi lễ chùa.

Vì vậy, tuổi trẻ với những người bạn tôn giáo có xu hướng tôn giáo hơn tuổi trẻ với những người bạn không theo tôn giáo [118, tr 1623] Thanh thiếu niên có nhiều khả năng tham gia các dịch vụ tôn giáo trong hiện tại và tương lai nếu họ có bạn bè tham gia các dịch vụ tôn giáo, ngay cả khi chiếm sự tin cậy và tham dự của cha mẹ Tương tự như vậy, xếp hạng thanh thiếu niên về tầm quan trọng tôn giáo và tâm linh đã được liên kết với sự tin cậy và hỗ trợ của đồng nghiệp [135, tr 109]

Truyền thống văn hóa dân tộc

Văn hóa truyền thống được coi là giá trị di sản của mỗi quốc gia, dân tộc vì nó có nền tảng và là kết quả của cả một quá trình phát triển lâu dài “Truyền thống là những giá trị tinh thần, tư tưởng thể hiện trong kết quả của quá trình hoạt động của các nhóm xã hội được ghi lại dưới hình thức các khái niệm, nghi lễ, cách thức hành vi, ứng xử của các thành viên trong nhóm đối với các quan hệ xã hội [19, tr 72] Một dân tộc có bề dày lịch sử, một nét văn hóa truyền thống nào đó sẽ là điểm đặc trưng rõ nét nhất để phân biệt với các dân tộc khác Nói đến đặc trưng đó, nó sẽ biểu hiện cụ thể ra bên ngoài bằng các hành vi: phong tục, tập quán của từng cá nhân trong dân tộc đó (người dân của quốc gia đó).

Sự hình thành và phát triển nhân cách, hành vi của con người một phần không nhỏ do ảnh hưởng của môi trường xã hội hiện tồn và tính tích cực của cá nhân tạo thành Theo đó, nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành nhân cách là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống Nhân cách là những “phẩm chất xã hội”, là sản phẩm của xã hội hiện tồn ở mỗi thời đại khác nhau, luôn có những kiểu loại nhân cách khác nhau, đặc trưng cho xã hội đó, như nhân cách xã hội thời Cổ đại, Trung cổ, Cận đại, Hiện đại Ở mỗi cộng đồng khác nhau, kinh nghiệm này là khác nhau Chính những điều này đã tạo nên bản sắc của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc và tính cách của con người sống trong đó Như vậy, kinh nghiệm này tạo ra tính quy phạm, quy ước quy định cách sống và hoạt động của từng con người và cả cộng đồng Nó bao gồm tất cả các cái “phải là”, các cách ứng xử giữa các thành viên trong xã hội với nhau, các kỹ năng xã hội nhất định trong quan hệ với tự nhiên và sự vật Quá trình hành thành nhân cách là quá trình con người giao tiếp với các thành viên khác trong cộng đồng, hiểu biết được sự vật xung quanh mình, là quá trình hoà nhập vào “không gian xã hội”, tìm ra chức năng xã hội của mình và thông qua đó, hình thành nên những phẩm chất xã hội của mình Sở thích, thói quen, thị hiếu của người dân trong một quốc gia, dân tộc cũng hình thành do đặc trưng văn hóa, truyền thống Mỗi quốc gia đều có sự khác biệt, thậm chí, trong các vùng miền khác nhau của một quốc gia cũng có những đặc điểm riêng Những sở thích, thói quen, thị hiếu đó được hình thành từ thế hệ này sang thế hệ khác và dần dần trở thành một nét văn hóa truyền thống, nét văn hóa này sẽ trở thành một trong những nguyên nhân hình thành những nhân cách, hành vi của từng cá nhân tham gia trong môi trường “văn hóa” đó.

Phát huy truyền thống “hộ quốc dân an” từ ngàn năm lịch sử, Phật giáo ngày càng chú tâm hơn đến việc thực hiện các hành vi Tôn giáo theo xu hướng “nhật thế”, thâm nhập sâu vào đời sống của con người để trở thành “Phật giáo nhân gian” “Các giá trị văn hóa truyền thống như phù sa lắng đọng của lịch sử; là mạch nguồn nuôi dưỡng, tiếp sức cho các thế hệ; giúp định hình nhân cách cũng như lối sống của con người, làm nên bản sắc dân tộc của lối sống; giúp mối cá nhân có bản lĩnh để tiếp thu cái mới, cái hiện đại mà không bị choáng ngợp và mất phương hướng”

Điều kiện kinh tế

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh tế và tôn giáo là mối quan hệ phổ biến, xuyên suốt trong lịch sử phát triển của nhân loại Tôn giáo có nguồn gốc từ kinh tế, do đời sống sản xuất vật chất sinh ra “Như vậy, chúng ta thấy rằng tôn giáo, một khi đã hình thành, luôn luôn chứa đựng một chất liệu truyền thống, cũng như trong tất cả những lĩnh vực tư tưởng, truyền thống là một lực lượng bảo thủ lớn Song những sự biến đổi xảy ra trong chất liệu đó, đều nảy sinh ra từ những quan hệ giai cấp, do đó từ những quan hệ kinh tế giữa những người gây ra những sự biến đổi ấy” [4, Tr.449] Năm 2006 RobertBarro đưa ra nhận định rằng “tôn giáo ngày càng có vai trò quan trọng với kinh tế thông qua các tác động của đức tin đến những đặc điểm hoạt động kinh tế, như: đạo đức làm việc, tính trung thực và những điều này có thể tạo nên khuynh hướng khuyến khích năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế” [109, Tr.49-72].

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế thì cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao Thu nhập của con người tăng lên kéo theo nhu cầu hưởng thụ ngày càng lớn Bây giờ chúng ta không chỉ có nhu cầu “ăn no, mặc ấm” mà còn hướng tới nhu cầu “ăn ngon, mặc đẹp” Mọi người đã biết hưởng thụ những thú vui của cuộc sống, biết làm phong phú đời sống tinh thần của mình bằng những hoạt động giải trí phi vật chất Như một quy luật của xã hội, cuộc sống giàu có với những giá trị mới đã làm phát sinh nhiều nghi lễ, nhiều nhu cầu giải trí mới Bên cạnh đó, sự giàu có, sung túc cũng gây ra nhiều “phiền toái” cho cuộc sống của con người Cơ chế thị trường làm cho tính thực dụng tăng lên trong các mối quan hệ, trong mọi hoạt động Con người chú ý nhiều hơn đến những nghi thức, “lễ nghĩa” mới Hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo cũng nảy sinh từ cuộc sống vật chất khấm khá của con người Sự phát triển kinh tế xã hội giúp cho thanh niên có cơ hội học tập và rèn luyện, thể hiện bản lĩnh trí tuệ nâng cao trình độ toàn diện Tuy nhiên, những đòi hỏi và thách thức của xã hội hiện đại cũng đang tạo ra sức ép, thách thức mới đối với họ Tệ nạn xã hội, các tiêu cực trong xã hội tác động không ít đến thanh niên Sự tiếp thu thiếu chọn lọc các nguồn thông tin làm biến dạng, xuống cấp, suy thoái tư tưởng đạo đức, lối sống vô kỷ luật và hành vi không phù hợp với giá trị nhân cách của thanh niên Khi con người không tìm thấy sự thoả mãn trong hiện thực, họ sẽ tìm một hoạt động khác thay thế: sử dụng Internet để thay thế cho sự cô đơn, thiếu vắng bạn bè, tìm đến với tâm linh đi lễ chùa, để chạy trốn khỏi những bất mãn trong cuộc sống Trong mỗi hành vi đi lễ chùa ít hay nhiều đều thấy rất rõ sự tác động của một xã hội hiện đại lên cá nhân mỗi người.

Cuộc sống hiện đại, điều kiện kinh tế xã hội phát triển cũng tạo ra những khó khăn nhất định và tạo nhiều áp lực căng thẳng (stress), vì vậy, họ cũng tìm đến những hoạt động khác nhau nhằm giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi Đi lễ Chùa cũng là một hướng lựa chọn cho giới trẻ hiện nay Mục tiêu đi lễ Chùa và theo đạo đúng đắn sẽ tác động tích cực cho toàn thể xã hội Tuy nhiên, vì nhận thức của thanh niên là độ tuổi tích cực nhất trong quá trình nhận thức, song lại thiếu khả năng phân tích, đánh giá nên họ cũng dễ dàng nhận thức lệch hướng.

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổ chức nghiên cứu

2.1.1 Địa bàn nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát sinh viên của 3 Trường Đại học trên địa bàn Hà Nội gồm: trường Đại học Nội vụ Hà Nội; trường Đại học Sư phạm Hà Nội; trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội.

Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi University Of Home Affairs, viết tắt là HUHA) là trường công lập trực thuộc Bộ Nội vụ Trường thành lập năm 1971 tiền thân là trường Trung cấp Văn thư Lưu trữ, có trụ sở chính tại ngõ 36, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội và hai phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Nam Với Sứ mạng: “mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành nội vụ và cho xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế” Hàng năm số lượng sinh viên trúng tuyển vào trường lên tới gần 2000 sinh viên đại học chính quy thuộc 18 ngành học, với số điểm trúng tuyển trong nhiều ngành đào tạo khá cao so với mặt bằng tuyển sinh đại học của cả nước Nằm ở phía tây Hồ tây, trường Đại học Nội vụ được cho là nơi linh khí hội tụ, với rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng như: chùa Thiên Niên, chùa Trấn Quốc, chùa Khai Nguyên (hay còn gọi là chùa Xuân la), chùa Vạn niên

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi national University of

Education, viết tắt là HNUE ) thành lập năm 1951, địa chỉ Số 136 Xuân Thủy, phường

Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội trực thuộc bộ Giáo Dục và ĐàoTạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là trường đại học trọng điểm quốc gia và khu vực, đào tạo các chuyên gia xuất sắc có đóng góp đặc biệt quan trọng cho hệ thống giáo dục và xã hội thông qua các chương trình nghiên cứu, hợp tác đào tạo đại học và sau đại học có chất lượng cao Đây là trường trọng điểm đầu ngành trong hệ thống các trường sư phạm, là trung tâm lớn nhất về đào tạo giáo viên, nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục của cả nước Trường có vai trò nòng cốt cho hệ thống các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lí giáo dục, phát triển các chương trình đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình, sách giáo khoa cho các bậc học, tư vấn các cấp quản lý xây dựng chính sách giáo dục Ngay trong khuôn viên trường có chùa Thánh chúa, được coi là đài sen giữa lòng sư phạm, với tuổi đời gần thiên niên kỷ Ngoài ra gần trường còn có chùa Hà, chùa Cót, chùa Duệ Tú

Trường Đại học Giao thông Vận tải Trường Đại học Giao thông vận tải (tiếng Anh: University of Transport and Communications, tên viết tắt: UTC) Địa chỉ: số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Là một trường đại học công lập đào tạo chuyên ngành các lĩnh vực về kỹ thuật giao thông vận tải - kinh tế của Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Mục tiêu của Trường Đại học Giao thông vận tải hướng tới mô hình đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế; trở thành đại học trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành giao thông vận tải và đất nước; là trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín về Giao thông vận tải và một số lĩnh vực khác; có đẳng cấp trong khu vực và hội nhập Quốc tế; là địa chỉ tin cậy của người học, nhà đầu tư và toàn xã hội Gần trường Đại học Giao thông Vận tải có chùa: Chùa láng, chùa Trung Kính Thượng, chùa Cót

Ba trường được lựa chọn khảo sát đều là trường Đại học công lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thuộc khối xã hội; Trường Đại học Sư phạm Hà nội có cả sinh viên thuộc khối tự nhiên và xã hội Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội là trường thuộc khối khoa học công nghệ Những đặc trưng này là điểm chúng tôi quan tâm, muốn tìm hiểu, nghiên cứu để phát hiện mức độ biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên tại ba trường.

2.1.2 Đặc điểm chùa trên địa bàn Hà Nội

Nghiên cứu Phật giáo tìm hiểu về chùa Việt Nam, có thể rút ra được những đặc điểm cơ bản về chùa Bắc bộ nói chung và chùa trên địa bàn Hà Nội nói riêng Căn cứu vào nguồn tư liệu đã được giới học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, công bố, cùng với nguôn tư liệu do tác giả khảo sát trực tiếp, có thể khái quát thành những đặc điểm cơ bản về chùa trên địa bàn Hà Nội như sau:

Một là, chùa ở Hà Nội thể hiện sự đa dạng về kiến trúc và bài trí thờ tự Về kiến trúc: Ở quy hoạch kiến trúc, chúng tôi ghi nhận có các phong cách chùa truyền thống thường được kiếm trúc theo kiểu chữ Đinh (佛), chữ Công (佛 - 佛), chữ Tam (佛), hoặc chữ Quốc (佛) [75; Tr.58] Cụ thể là: Phong cách theo chữ Đinh có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước, như: chùa Hà, chùa Bộc Phong cách theo chữ Công Chùa chữ Công là chùa có ‘nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ. Đây là phong cách chùa phổ biến nhất hiện nay; Ngoài kiến trúc tổng thể, về chi tiết, chùa ở Hà Nội còn có những hạng mục khác như: Tam quan; Sân chùa; Bái đường; Chính điện; Hành lang; Hậu đường Trong thực tế chùa Hà nội nói riêng còn có nhiều biến thể khác nhau Về bài trí thờ tự: các chùa ở Hà Nội nói riêng, ở Bắc bộ nói chung thường bài trí theo các phong cách liên quan đến quá trình thành đạo của Đức Phật, gắn với đặc thù của Phật giáo miền Bắc Việt Nam

Hai là, chùa Hà Nội có sự giao thoa, hỗn dung tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống khác Bài trí theo phong cách hỗn dung giữa ba tông phái tiêu biểu của Phật giáo Đại thừa ở Việt Nam: Thiền-Tịnh-Mật Yếu tố Thiền tông thể hiện trong Phật điện ở miền Bắc trước hết ở bộ Niêm Hoa: chính giữa là tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi cầm hoa sen, hai bên là hai đại đệ tử Ca Diếp và A Nan Hầu hết bàn thờ Tổ ở Tăng Đường/Nhà Tổ các ngôi chùa Việt ở Miền Bắc đều thờ Thiền sư Bồ Đề Đạt Ma, nói tắt là Đạt Ma, dân gian thường gọi là Đức Tổ Tây Theo phong cách hỗn dung giữa Phật giáo với các tôn giáo và tín ngưỡng khác Ngôi chùa Việt truyền thống ở miền Bắc thờ phụng không những các vị Phật và Bồ tát cũng như các vị hộ trì Phật pháp, mà còn nhiều vị thần của các tôn giáo, tín ngưỡng khác Tựu trung lại, có thể quy các đối tượng thờ ngoài Phật giáo này vào mấy nhóm cơ bản sau: Thần tự nhiên và thần nông nghiệp, tiêu biểu là hệ thống Tứ Pháp Tứ Pháp vốn là bốn vị thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp, biểu trưng tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp Khi đặt chân vào vùng đất Việt, Phật giáo đã nhanh chóng kết hợp với tín ngưỡng Tứ Pháp Do hình thức tương đối giống nhau, nên Phật tử và nhân dân hay nhầm tượng Nam Tào và Bắc Đẩu với tượng Phạm Thiên và Đế Thích Tượng của Khổng Tử và các vị Á Thánh của Nho giáo có thấy được thờ trong các ngôi chùa ở miền Bắc tuy không nhiều

Ba là, chùa ở Hà Nội có sự thống nhất về đặc điểm nghi lễ Nó thể hiện ở sự hòa quyện tư tưởng Thiền - Tịnh - Mật trong nghi lễ Đây được coi là đồng tu trong đời đạo của người xuất gia cũng như toàn bộ hoạt động của Phật giáo ở khu vực này Ngay trong nghi lễ Thường nhật của Phật giáo ở Hà Nội cũng như Phật giáo miền Bắc lấy giáo lý Đại thừa là cốt yếu Ở đây, nếu như phương pháp tự thân tập trung tư tưởng, tu tập để thu nhận tinh hoa bên ngoài vào ta ở trạng thái thiền là một trong những đặc trưng của phép tu tập này thì phương pháp trì chú, chủ trương tiếp nhờ tha lực chính là một đặc trưng của pháp tu Mật tông; riêng Tịnh độ thì đặc trưng là niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà để có được cảnh giới sau này

Kiến trúc chùa truyền thống Việt Nam khá đa dạng, có thể các kiểu chùa như hiện thấy đã xuất hiện trong các thời kỳ lịch sử khác nhau Tính đa dạng còn được biểu hiện qua không gian, ở các phong cách kiến trúc địa phương Tính đa dạng của kiến trúc chùa Việt Nam càng tăng khi xuất hiện những ngôi chùa hiện đại được xây dựng gần đây Nếu chùa đa dạng thì Phật điện cũng đa dạng không kém Cách bài trí tượng thờ ở Phật điện Việt Nam cũng biến chuyển qua thời gian và không gian

Tổng khách thể nghiên cứu của đề tài là 606 người Được phân ra 3 giai đoạn khảo sát nghiên cứu, như sau:

- Khảo sát thăm dò: 20 người (sinh viên)

- Khảo sát thử: 50 người (sinh viên)

- Khảo sát chính thức: 536 người

+ Bằng bảng hỏi: 510 (sinh viên)

+ Phỏng vấn sâu: 21 người (5 sư trụ trì và 16 sinh viên)

+ Nghiên cứu điển hình: 3 người (đối tượng sinh viên)

Trong khảo sát chính thức, số phiếu phát ra là 510, sau khi loại bỏ những phiếu không hợp lệ, chúng tôi sử dụng 480 phiếu để tiến hành xử lý Sự phân bố về đặc điểm giới tính; năm học; trường học; quê quán; tôn giáo; đi làm thêm của khách thể trong mẫu nghiên cứu có tỉ lệ như sau:

Bảng 2.1 Sự phân bổ khách thể trong mẫu nghiên cứu

STT Khách thể nghiên cứu Tổng số (480)

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 160 33,3

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 160 33,3 Trường Đại học Giao thông Vận tải 160 33,3

Vùng cao, vùng sâu, vùng xa 30 6,2

5 Tôn giáo Theo tôn giáo 28 5,8

6 Làm thêm Có đi làm thêm 228 47,5

Bảng 2.1 thể hiện sự phân bổ khách thể nghiên cứu đồng đều ở tiêu chí giữa năm 1 và năm 4; giữa 3 trường: trường Đại học Nội vụ Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Giao thông vận tải Có sự khác biệt giữa giới tính, nữ chiếm: 47,7%, nam chiếm 43,2 % Mặc dù trường Đại học Giao thông Vận tải chiếm đa số là nam giới, nhưng do tỉ lệ nam giới của 2 trường còn lại thấp, đặc biệt là trường Đại học Sư phạm Hà Nội chủ yếu là nữ nên tỉ lệ nữ vẫn chiếm nhiều hơn Có sự khác biệt lớn giữa quên quán: tỉ lệ sinh viên nông thôn chiếm tỉ lệ lớn 67,3 % khác biệt so với thành phố đặc biệt so với vùng cao, vùng sâu vùng xa chỉ có 6,2% Điều này phù hợp do đặc điểm cơ cấu nhân khẩu của nước ta, tỉ lệ dân số các vùng nông thông vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất Số sinh viên theo tôn giáo chỉ có 5,8 % thấp hơn hẳn so với tỉ lệ sinh viên không theo tôn giáo chiếm 94,1% Sinh viên đi lễ chùa thì rất động nhưng số người theo một đạo giáo cụ thể nào đó thì thực tế chưa nhiều Tiêu chí về số sinh viên đi làm thêm và không đi làm thêm thì không có sự khác biệt nhiều.

Luận án được tiến hành từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2020 theo 5 bước.

Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài (từ tháng 12/2015 đến tháng

12/2016) Sau khi xác định tên đề tài, chúng tôi tiến hành sưu tầm, phân loại và tổng quan những tài liệu liên quan Nhằm hệ thống hóa và xây dựng khung lý thuyết của đề tài luận án.

Bước 2: Xây dựng công cụ nghiên cứu (từ tháng 1/2017 đến tháng 7/2017). Trên cơ sở lý luận chúng tôi tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến từ các chuyên gia và lựa chọn bộ công cụ nghiên cứu.

Bước 3: Thử nghiệm và chính xác hóa bộ công cụ liên cứu (từ tháng 1/2017 đến tháng 10/2018) Bảng khảo sát thừ được phát ngẫu nhiên cho 40 sinh viên nhằm khảo sát độ tin cậy, độ hiệu lực của bảng hỏi Sau đó sửa chữa, hoàn thiện và chính xác hóa bộ công cụ nghiên cứu thành phiếu điều tra chính thức.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI ĐI LỄ CHÙA CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Thực trạng hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội

3.1.1 Khái quát chung về mức độ đi lễ chùa của sinh viên

Tìm hiểu mức độ đi lễ chùa của sinh viên, có thể tiến hành khảo sát trên 510 sinh viên thuộc 3 trường Đại học trên địa bàn Hà Nội (trường Đại học Nội vụ Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Giao thông Vận tải) Kết quả thu được với tỉ lệ % các biểu hiện của mức độ đi lễ chùa như sau:

K h ô n g b a o g i ờ H i ếm k h i Th ỉ n h t h o ả n g Th ư ờ n g x u y ên R ấ t t h ư ờn g x u y ên

Mức độ đi lễ chùa

Biểu đồ 3.1 Mức độ đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội

Nhìn vào kết quả được thể hiện trong biểu đồ 1, có thể thấy: sinh viên đi lễ chùa với mức độ thỉnh thoảng cao nhất và thấp nhất là rất thường xuyên Trong tổng số hơn năm trăm thanh niên được điều tra, số người không bao giờ đi lễ chùa chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ Điều này chứng tỏ đi lễ chùa đang là một xu thế khá phổ biến đối với sinh viên Khi được hỏi ngày đi lễ chùa, sinh viên cho rằng ngày đi lễ chùa của họ không cố định Đa phần thì họ vẫn hay đi vào những ngày rằm, mồng một nhưng nếu bận việc thì họ sẽ đi lúc thấy hứng thú Nói chung, sinh viên đi chùa không cố định thời gian, với rất nhiều thời điểm khác nhau và có sự thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố Như chị Tô Thị M chia sẻ: “chùa là nơi đến để cầu nguyện và chia sẻ nỗi buồn, đến chùa vào ngày đầu tháng âm lịch thì cả tháng đó thấy mọi việc suôn sẻ hơn” Khi đến chùa, có thể mọi người thường bắt đầu từ những lý do chưa tốt đẹp nhưng dần dần tất cả có thể sẽ được chuyển thành những điều tích cực Có thể khi đi lễ chùa chúng ta nhìn thấy nhiều khuôn mặt hạnh phúc xung quanh mình trong ngôi chùa, chúng ta cảm thấy hạnh phúc và do đó nó hoạt động như tiếp thêm động lực cho cuộc sống Chùa là nơi mọi người thường đến để lễ Phật Bởi vì nó có một môi trường rất im lặng, thực sự có thể học cách tăng sức tập trung của mình Chúng ta có thể ngồi và dành thời gian một mình và nghĩ về những điều tốt đẹp đã xảy ra Khi đó bằng cách này, con người sẽ không chỉ xây dựng sức mạnh tập trung mà còn biết ơn về bản thân Không những thế, chùa là nơi chúng ta có thể quyên góp cho những người không có khả năng và cũng là nơi nuôi sống những người có những hoàn cảnh đặc biệt Đây là một trong những cách tốt nhất để gia tăng hành động tốt của chúng ta trong cuộc sống, bởi con người không chỉ muốn giàu có bằng tiền mà còn muốn giàu bằng trái tim Điều này càng thôi thúc sinh viên đến chùa lễ Phật

Có thể nhiều người đến chùa để cầu an lành cho bản thân và gia đình Khi cầu nguyện, họ thường bắt đầu với nỗi đau và nỗi buồn, nhưng sau một thời gian, họ nhận được nhiều rung cảm tích cực đến mức họ dần dần quên đi nỗi buồn của mình và sau đó họ luôn tràn đầy năng lượng tích cực Một trong những lý do chính khiến mọi người đến lê chùa không chỉ để được giải tỏa về những áp lực đang xảy ra xung quanh họ, mà còn để nhận được một dấu hiệu nhẹ nhõm và hy vọng Trong cuộc sống, bất cứ khi nào chúng ta gặp khó khăn, chúng ta luôn cần một đối tượng tin tưởng chúng ta thực sự và sẽ không bao giờ rời bỏ chúng ta Cuộc sống luôn có rất nhiều người xung quanh mình, nhưng đôi khi vẫn cảm thấy trông trải Đi lễ chùa, đến với Phật để mỗi người nói chung và sinh viên nói riêng tìm thấy cho mình nhiều điều tích cực cho bản thân.

Như vậy, sinh viên đi lễ chùa ở mức độ thỉnh thoảng là cao nhất, số lượng thanh niên không bao giờ đo lễ chùa là rất thấp Với mức độ này, việc đi lễ chùa đã trở thành hành vi cần được quan tâm đối với số lượng lớn sinh viên như hiện nay Sinh viên thường hay đi lễ chùa nhiều là vào các dịp lễ, nhất là đầu năm mới, ngày rằm mồng một cũng đi nhưng chỉ vào những khi cụ thể như sắp thi, có nhiều thời gian hoặc đi cùng nhóm bạn.

3.1.2 Khái quát chung về biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên chính là chỉ số hành vi mang tính khái quát hóa về biểu hiện của các thành tố nhận thức, niềm tin, hệ thống các thành tố hành động cụ thể và yếu tố động cơ thúc đẩy của sinh viên trong quá trình đi lễ tại chùa Các chỉ số thực trạng này phản ánh cụ thể ở cả tỷ lệ phần trăm (%) mức độ biểu hiện các thành tố trong hành vi.

Bảng 3.7 Biểu hiện các thành tố trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên

TT Biểu hiện hành vi đi lễ chùa ĐTB ĐLC TH

1 Nhận thức của hành vi đi lễ chùa 3.03 0,49 1

3 Niềm tin của hành vi đi lễ chùa 2,88 0,67 2

4 Hành động của hành vi đi lễ chùa 2,78 0,53 3 ĐTB chung 2,90 0,42

Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5

Ngày đăng: 04/07/2023, 17:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w