1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình kinh doanh du lịch trên địa bàn ba vì

70 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 214,73 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU (1)
  • CHƯƠNG I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH (2)
    • I. Các khái niệm về du lịch (2)
      • 1.1. Ngành du lịch (4)
      • 1.2 Khách du lịch (5)
      • 1.3 Thị trường du lịch (6)
      • 2. Các loại hình du lịch (8)
        • 2.1 Theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi (9)
        • 2.2 Theo nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch( hay mục đích chuyến đi) (9)
        • 2.3 Căn cứ vào môi trường tài nguyên( thiên nhiên, nhân văn) (10)
    • II. Vai trò của ngành du lịch (10)
      • 1. Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch (10)
      • 3. Về mặt chính trị (12)
    • III. Vài nét về tình hình du lịch ba vì (1999-2005) (12)
      • 1. Điều kiện kinh tế xã hội ba vì nói chung (12)
        • 1.1. Vị trí địa lý (12)
        • 1.2 Điều kiện về tài nguyên thiên nhiên (12)
        • 1.3. Điều kiện về khí hậu (13)
        • 1.4 Tài nguyên nhân văn (14)
        • 1.5 Điều kiện về giao thông (14)
        • 1.6. Điều kiện dân sinh- kinh tế vùng Du lịch (15)
      • 2. Thực trạng du lịch Ba Vì từ năm 1999-2005 (15)
        • 2.1 Vị trí ngành du lịch trong nền kinh tế của huyện (15)
        • 2.3 Thực trạng về cơ sở vật chất (16)
        • 2.4 Kết quả kinh doanh du lịch của Ba Vì từ năm 1999-2005 (19)
          • 2.4.1 Tổng số khách du lịch theo loại khách từ năm 1999-2005 (19)
          • 2.4.2 doanh thu du lịch theo loại sản phẩm du lịch (20)
  • CHƯƠNG II. CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CHỦ YẾU ĐỂ NGHIÊN CỨU NGÀNH DU LỊCH (21)
    • I. Một vài nét về phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê (21)
      • 1. Chỉ tiêu thống kê là gì (21)
      • 2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê (21)
    • II. Cơ sở vật chất và đội ngũ lao động trong ngành du lịch (22)
      • 1. Khái niệm cơ sở vật chất và cấu thành của cơ sở vật chất (22)
      • 2. Lao động trong ngành du lịch (24)
    • III. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh du lịch (26)
      • 1.1. Tổng số du khách (26)
      • 1.2. Số ngày khách du lịch (27)
      • 1.3. Độ dài lưu trú bình quân một khách(n) (28)
      • 2. Doanh thu du lịch (28)
        • 2.1 Doanh thu bình quân khách (29)
        • 2.2 Doanh thu một số bộ phận kinh doanh chủ yếu của du lịch (30)
        • 3.1 Lao động trong doanh nghiệp du lịch (30)
        • 3.2 Năng suất lao động trong doanh nghiệp du lịch (32)
  • CHƯƠNG III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN BA VÌ (34)
    • I. Phân tích sự biến động một số chỉ tiêu chủ yếu của du lịch ba vì qua các năm (34)
    • A. Phân tích biến động về khách du lịch (34)
      • 1. Phân tích biến động của số khách (34)
      • 2. Phân tích biến động thời vụ của khách du lịch (36)
      • 3. Phân tích biến động về kết cấu khách du lịch (37)
      • 4. Phân tích biến động của tổng số khách đến hàng năm dựa vào đồ thị hình cột (40)
    • B. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA DOANH THU (41)
      • 2. Biến động thời vụ của doanh thu du lịch (44)
      • 3. Phân tích biến động cơ cấu doanh thu du lịch (44)
      • 4. Phân tích biến động của tổng doanh thu bằng phương pháp đồ thị (47)
    • C. Phân tích biến động của số lượng lao động và năng suất lao động (48)
      • II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành du lịch (50)
      • IV. Dự đoán số khách du lịch và doanh thu du lịch cho các năm tiếp theo (53)
        • 1.1 Dự đoán theo năm (53)
        • 1.2 Dựa đoán theo quý (56)
        • 2. Vận dụng vào dự báo doanh thu du lịch (58)
          • 2.1 Dự đoán theo năm của doanh thu du lịch Ba Vì (58)
          • 2.2 Dự đoán doanh thu du lịch Ba vì theo quý cho hai năm tiếp theo (60)
    • PHẦN 3: KẾT LUẬN (62)
      • I. Kế hoạch quy hoạch và phát triển du lịch Ba Vì đến năm 2020 (62)

Nội dung

VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH

Các khái niệm về du lịch

1.Khái niệm chung về du lịch

Hoạt động du lịch có từ rất sớm song đến nay khái niệm du lịch được hiểu rất khác nhau:

Du lịch: Đó là sự khởi hành lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.

Mầm mống đầu tiên của hoạt động kinh doanh du lịch bắt đầu xuất hiện từ cuộc phân chia lao động xã hội lần thứ hai thủ công nghiệp xuất hiện và sau đó tách ra khỏi ngành nông nghiệp truyền thống và sau đó hoạt động kinh doanh du lịch càng ngày càng rõ ràng hơn và xuất hiện các ngành nghề mới trong nhân dân để phục vụ nhu cầu của những người khi rời khỏi nhà của mình đó là các dịch vụ đảm bảo chỗ ăn, chỗ ở có người hướng dẫn khi đi thăm quan, các của tiệm, Bar, vũ trường…

Theo khái niệm về Du lịch của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào tháng 6/1991 thì Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên trong khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước và mục đích của chuyến đi không phải là để thực hiện hoạt động kiếm tiền trong phạm vi nơi đến thăm.

Theo pháp lệnh về du lịch của Việt Nam, tại điều mười thuật ngữ Du lịch được hiểu như sau: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

Du lịch là tổng thể của những hiện tượng và mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách Du lịch, nhà kinh doanh du lịch,chính quyền sở tại, cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu trú khách du lịch.

Vì vậy từ mối quan hệ giữa các chủ thể có liên quan đến hoạt động du lịch ta có các cách tiếp cận khác nhau về du lịch:

Với cách tiếp cận trên góc độ của người đi du lịch

Thì du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời ở ngoài nơi lứu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau,với mục đích hoà bình và hữu nghị Với họ du lịch như một cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm sống, sự thỏa mãn một số các nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình.

Với cách tiếp cận từ góc độ người kinh doanh du lịch

Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch, qua du lịch thì các doanh nghiệp du lịch bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra nhằm phục vụ nhu cầu của khách, đồng thời qua đó đạt được mục đích số một của mình là tối đa hoá lợi nhuận.

Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương.

Thì Du lịch được hiểu là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách và du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú tmạ thời của cá thể đồng thời du lịch là cơ hội để bán sản phẩm của địa phương tăng thu ngoại tệ và thu nhập cho địa phương từ các khoản về thuế, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng.

Tiếp cận trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại

Du lịch là một hiện tượng kinh tế-xã hội, với họ hoạt động du lịch tại địa phương mình vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu về nền văn hoá của các người ngoài địa phương mình, và người nước ngoài và là cơ hội để kiếm việc làm, phát triển nghề thủ công truyền thống của dân tộc

Du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế- xã hội phổ biến, hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế ký hiệu WTTC cộng nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép Với mọi quốc gia thì du lịch là ngành thu ngoại tệ quan trọng và trong một huyện nói riêng thì đóng góp vào giá trị sản xuất của huyện.

Du lịch là một ngành kinh tế xã hội hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội, du lịch là hiện tượng kinh tế- xã hội phức tạp, ngành du lịch chỉ phát triển khi các ngành khác cùng phát triển vì khi đi du lịch thì khách hàng không những chỉ tiêu dùng sản phẩm du lịch mà còn cả các sản phẩm của các ngành khác như: làm thủ tục visa, đổi tiền, gọi điện, giửi thư đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng, tư nhân các sản phẩm đó thuộc các ngành tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao thông vận tải, văn hoá, hải quan, bưu chính viễn thông…

Theo định nghĩa của Khoa Du lịch và khách sạn trường đại học Kinh

Tế Quốc Dân Hà Nội thì Du lịch là ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị- xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp.

Thị trường du lịch khai thác thị truờng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn Ngành du lịch là ngành khai thác kinh tế-xã hội có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu du lịch tham quan giải trí, nghỉ dưỡng có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các dạng nhu cầu cần thiết khác

*Đặc điểm ngành du lịch:

- Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế lại vừa có đặc điểm của ngành văn hoá.

- Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt

- Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng có tính chất đa dạng và cao cấp của khách du lịch

-Du lịch là sự tổng hợp của nhiều lĩnh vực kinh doanh lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, các hoạt động giải trí, quảng cáo, hoạt động xúc tiến trong kinh doanh.

Tính đa dạng và cao cấp thể hiện nhu cầu du lịch thường chịu tác động bởi nhiều yếu tố( tâm lý, thu nhập….), trong quá trình thực hiện chuyến đi khách du lịch luôn có nhu cầu về nhiều loại dịch vụ hàng hoá khác nhau để mang tới sự thoải mãi, hài lòng và sẵn sàng chấp nhận mức chi cao hơn so với những chi phí sinh hoạt thông thường.

-Ngành du lịch đòi hỏi điều kiện đảm bảo các yêu cầu về an ninh chính trị trật tự và an toàn xã hội.

Có rất nhiều các khái niệm về khách du lịch quốc tế của các tổ chức quốc tế:

- Theo định nghĩa của hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989 thì khách du lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những vị khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình.

Vai trò của ngành du lịch

Tại hội nghị OSAKA ở Nhật Bản về du lịch có 78 nước tham gia đã khẳng định du lịch là ngành lớn nhất tạo ra GDP và việc làm của thế giới, chiếm tới 1/10 mỗi loại đầu tư cho du lịch và các khoản thu từ thuế liên quan tới du lịch cũng tăng cao Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng chung và cao cấp của khách du lịch, ngành du lịch ra đời mạng lại nguồn thu nhập lớn cho những nước có được sự ưu đãi của thiên nhiên về du lịch không chỉ có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội, chính trị Ở một số nước du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là ngành thu ngoại tệ cho đất nước dưới hình thức xuất khẩu tại chỗ mạng lại sự tăng trưởng nhanh làm thay đổi vị thế của mình trên trường quốc tế như Thái lan, Xingapo, Hồng kông, Inđônêxia…

1 Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch

- Du lịch đặt hiệu quả cao so với các ngành khác tỷ lệ lãi từ 2- 4 lần

- Du lịch tham gia tích cực vào quá trình sản xuất tạo nên thu nhập quốc dân (sản xuất đồ lưu niệm, hàng chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật)

- Du lịch tham gia tích cực vào quá trình làm câm bằng cán cân thanh toán quốc tế qua việc thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hoá tại chỗ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Du lịch thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành ( công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), ngành dịch vụ và công nghiệp ngày càng chiếm tỷ lệ cao còn nông nghiệp đang ngày càng giảm, ở các nước phát triển thì dịch vụ luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng sản phẩm xã hội.

- Du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân.

- Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia nó là cầu nối giao lưu kinh tế có quan hệ chặt chẽ với chính sách mở cửa của đảng và nhà nước, mở rộng du lịch quốc tế gắn với tăng lượng khách phục vụ trong đó sự đi lại tìm hiểu thị trường của các doanh nhân được chú trọng từ đó thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc tế.

- Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo vì hoạt động du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành, du lịch phát triển đòi hỏi các ngành giao thông vận tải, tài chính, bưu điện, công nghiệp, nông nghiệp hải quan, cơ sở hạ tầng được cải tạo.

- Giải quyết công ăn việc làm cho người dân

- Du lịch tạo sự phát triển đồng đều ở các vùng do tài nguyên thiên nhiên thường có nhiều ở vùng núi, xa xôi,vùng ven biển, hẻo lánh việc khai thác đưa những tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phải có đầu tư về mọi mặt giao thông, bưu điện, văn hoá, sự phát triển này làm cho bộ mặt của vùng thay đổi, đồng thời giảm sự tập trung dân cư ở các trung tâm lớn.

- Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo về các thành tựu kinh tế,

- Du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân thông qua việc du khách ở các địa phương, đất nước khác tới và giao lưu văn hoá.

- Tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia với nhau

- Góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự do nhu cầu du lịch đòi hỏi, ngoài ra do đời sống dân nhân được nâng cao cho nên tình trạng các tệ nạn xã hội giảm đáng kể.

- Tạo điều kiện học hỏi lẫn nhau trong quá trình toàn cầu hóa.

Vài nét về tình hình du lịch ba vì (1999-2005)

1 Điều kiện kinh tế xã hội ba vì nói chung

Ba vì nằm trong toạ độ 21 0 01 vĩ bắc, 105 độ kinh đông cách thị xã Hà Đông và Hà Nội 53 Km, Ba vì còn tiếp giáp nhiều khu vực kinh tế Khu công nghiệp Việt Trì, thuỷ điện hoà bình, tiếp cận các trung tâm văn hoá lớn của nước như làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, tổng diện tích của huyện là 428,04 km2 Với trị trên Ba vì rất có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế và điệu kiện phát triển mạnh về kinh tế du lịch, giao lưu văn hoá- xã hội Là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp vừa là nơi cung cấp sản phẩm nông, lâm nghiệp.

Ba vì có vị trí đặc biệt quan trọng của tỉnh Hà Tây đó là tuyến du lịch( Ao Vua, Suối Hai, Đồng Mô), tiềm năng du lịch của Ba Vì là rất lớn.

1.2 Điều kiện về tài nguyên thiên nhiên: Địa hình Ba Vì thấp dần từ Nam xuống Bắc Từ Tây sang Đông được chia làm 3 tiểu vùng khác nhau Mỗi tiểu vùng đều có lợi thế riêng về phát triển du lịch

* Tài nguyên vùng núi Ba Vì:

Núi Ba Vì gồm 3 đỉnh hợp thành, đỉnh cao nhất là đỉnh Vua 1.270, đỉnhTản viên cao 1227m đỉnh Ngọc Hoa cao 1131m Ngoài ra còn có các đỉnh thấp như đỉnh Hang Hùm, đỉnh Gia Dễ Núi và sườn núi có nhiều tập đoàn cây nhiệt đới, cây á ôn đới, có nhiều loại thực vât quý hiếm, và nhiều động vật quý hiếm như chồn, cáo, gấu, tê tê…Từ độ cao 600 m trở lên là rừng tự nhiên trùng điệp, nhiều tầng, nhiều lớp đa dạng sắc thái.

Do địa hình núi cao có các dòng suối tự nhiên từ khối núi đổ về có độ dốc lớn, về mùa mưa nước suối chảy qua các tảng đá lớn nhấp nhô dưới những lùm cây xanh tạo nên các thác rất ngoạn mục, đó là các thác Khoang Xanh, thác Mơ, các thác ở Ao Vua Các suối nhỏ chảy từ núi Ba Vì xuống, đó là những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà trời đã ban cho Ba Vì ở trên đỉnh núi

Ba Vì du khách còn thấy đựơc giải sông Đà uốn quanh núi Ba vì, thấy cảnh hồ Suối Hai, cảnh Đồng Mô Trước đây thực dân Pháp đã xây dựng nơi đây thành các khu nghỉ mát cuối tuần cho các quan chức cao cấp pháp, cảnh đẹp của vùng đồi núi Ba Vì còn được tôn lên nhờ truyền thuyết Sơn tinh.

* Tài nguyên vùng Hồ Suối Hai: Đây là hồ do con người tạo lên, diện tích của hồ rộng 1045 ha, diện tích mặt hồ là 950 ha, dung tích 48,5 triệu m 3 , giữa hồ nổi nên những đảo lớn nhỏ tạo thành quần thể phong phú đa dạng, đảo lớn nhất rộng 73ha, trên đảo có thể xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ phát triển thể thao đua ngựa, cắm trại,quanh đảo có thể làm bãi tắm, câu cá Lòng hồ có nhiều loại cá Hồ suối hai còn có thể được coi là một chiếc gương khổng lồ in bóng núi Tản viên. Đây cũng là một đặc điểm độc đáo của vùng bán sơn đại.

* Hiện vùng còn phát hiện ra một số xã có nguồn nước khoáng có thể phát triển thành các khu chữa bệnh tăng cường sức khoẻ cho mọi người.

1.3.Điều kiện về khí hậu:

Khí hậu Ba Vì chia làm 3 vùng: Đồng bằng khí hậu nóng ẩm, đồi gò khí hậu lục địa, vùng núi khí hậu mát mẻ.

1 4 ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU BA VÌ

Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Độ ẩm không khí(%) 86 84.3 84.3 82 84.15

Nhiệt độ thấp nhất trung bình

Nhiệt độ cao nhất trung bình

20.6 30.5 32 24.7 26.9 Độ ẩm trung bình 17.5 28.9 31.3 20.3 24.5 Đặc điểm khí hậu Ba Vì có thể nuôi trồng nhiều loại động thực vật quý hiếm, có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái ở miền núi mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Xung quanh núi Ba Vì có nhiều nơi thờ Sơn Tinh như ở đình Tây Đằng, đền Và ở Sơn Tây, đền Bố Tản Lĩnh, Lăng Ngô Quyền ở Sơn Tây, ở

Ba Vì có rất nhiều nơi được xếp hàng di tích lịch sử ở Ba vì có nhiều lễ hội phong tục tập quán độc đáo như lễ hội đình Tây Đằng, Chu Quyến… Lễ hội của người Dao, người Mèo, người Mường về các tục ăn hỏi, uống rượu cần, múa sạp, ném còn mỗi một dân tộc có nét độc đáo riêng đó là những tài nguyên văn hoá ngàn đời nay đã được lưu truyền qua các thế hệ từ người cổ Việt nước Văn Lang.

1.5 Điều kiện về giao thông

Từ Hà Nội, Hà Đông theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây lên Ba Vì có 4 tuyến giao thông chính chỉ cần một giời đi xe ô tô có thể đến các điểm du lịch ở Ba Vì

- Tuyến đường Hà Nội đi Sơn Tây lên Ba Vì theo quốc lộ 87, 89 chạy qua điểm du lịch Ao Vua, K9, Đá Chông, Suối Tiên,… , sang Đền Hùng, PhúThọ.

- Tuyến Hà Nội- Hà Đông đi Sơn Tây lên Bất Bạt qua các điểm du lịch Ao Vua, Suối Hai, Vườn Cò, Đầm Long…lên quê hương Tản Đà.

- Tuyến Hà Nội- Hà Đông đi Trung Hà dọc theo quốc lộ 32 đi qua các di tích lịch sử chùa Mía, làng kháng chiến Vật Lại.

- Tuyến Hà Nội đi theo đường cao tốc Láng- Hoà Lạc theo quốc lộ 21 lên khoang xanh, Suối Mơ, Hóc Cua, vườn quốc gia.

Giao thông của Ba Vì rất thuận lợi cho phát triển Du lịch

1.6.Điều kiện dân sinh- kinh tế vùng Du lịch

Du lịch Ba Vì tập trung chủ yếu ở vùng núi và một phần vùng đồi gò, đất đai vùng này gồm đất nâu vàng phù sa cổ, tại vùng đồi gò có nhiều điều kiện chăn nuôi bò vắt sữa, dê, thỏ, nuôi ong những điều kiện trên thuận lợi cho việc cung cấp hoa quả tươi, thực phẩm tươi, sữa bò, mật ong sản phẩm đặc sản phục vụ cho du khách.

Các xã vùng đồng bằng ven sông có nhiều nghề truyền thống như nón Phú Châu, tranh Cổ Đô, đồ mộc Tản Hồng

Phân tích những tiềm năng du lịch của Ba Vì cho thấy: các điều kiện về vị trí địa lý địa hình, đất đai, tài nguyên, khí hậu,giao thông đều rất thuận lợi cho phát triển du lịch môi trường sinh thái, thu hút du khách,bên cạnh đó tài nguyên nhân văn phong phú đa dạng …Đã tạo lên lợi thế quan trọng trong phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch điền giã, du lịch thể thao, chữa bệnh…song việc đầu tư khai thác tiềm năng còn hạn chế, chưa đồng bộ

2 Thực trạng du lịch Ba Vì từ năm 1999-2005

2.1 Vị trí ngành du lịch trong nền kinh tế của huyện

Vào năm 1988 và những năm tiếp theo đảng bộ và nhân dân Ba Vì đã dành nhiều công sức, tâm trí, khảo sát, xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch Ao vua, trên cơ sở vừa đầu tư vừa khai thác, nhiều điểm du lịch mới được mở ra như Thác đa, Khoang xanh, Tản đà, Thác mơ……, tốc độ phát triển của ngành du lịch qua các năm tăng cao trung bình qua các năm từ 1999-2004 là

27,6% tổng doanh thu năm 1999 là 5,2 tỷ đồng năm 2004 đạt 18,1 tỷ đồng.

Tỷ trọng du lịch năm 2004 chiếm 1,2% trong tổng giá trị sản xuất của huyện. Kinh doanh du lịch trên địa bàn hiện tại có các loại hình chủ yếu sau:

- Du lịch môi trường sinh thái

- Du lịch thể thao leo núi

- Du lịch lễ hội tâm linh

- Du lịch nghiên cứu khoa học

- Du lịch nghỉ ngơi an dưỡng, giải trí

Các loại hình kinh doanh du lịch đan xen tại một điểm du lịch, nhiều điểm du lịch chưa mở rộng được hình thức vui chơi nên còn chồng chéo đơn điệu, chưa tạo lên mối liên hệ chặt chẽ giữa các điểm trong thời gian tới quy hoạch cần tập trung giải quyết tính liên hoàn trong kinh doanh du lịch nhằm phát huy thế mạnh của từng điểm du lịch.

2.2 Thực trạng sử dụng đất của vùng du lịch:

CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CHỦ YẾU ĐỂ NGHIÊN CỨU NGÀNH DU LỊCH

Một vài nét về phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê

1 Chỉ tiêu thống kê là gì

Chỉ tiêu thống kê là lượng gắn với chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện địa điểm củ thể Tính chất của hiện tượng cá biệt được khái quát hoá trong chỉ tiêu thống kê

Chỉ tiêu thống kê có hai mặt: khái niệm và mức độ, khái niệm có nội dung là định nghĩa và giới hạn về thuộc tính, số lượng, thời gian của hiện tượng Còn mức độ có thể biểu hiện bằng các loại thang đo khác nhau, phản ánh quy mô hoặc cường độ của hiện tượng

Căn cứ vào nội dung có thể chia chỉ tiêu thống kê thành hai loại: chỉ tiêu chất lượng biểu hiện tính chất, trình độ phổ biến, mối quan hệ của tổng thể và chỉ tiêu khối lượng biểu hiện quy mô của tổng thể.

2 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê

+ Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp các chỉ tiêu phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt,giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan

+ Tác dụng của hệ thống chỉ tiêu thống kê:

- Trên giác độ thu thập thông tin xác định nhu cầu thông tin cần thu thập cho một hiện tượng nghiên cứu nào đó

- Trên giác độ phân tích chỉ tiêu lượng hoá các mặt cơ cấu và mối liên hệ cơ bản của đối tượng nghiên cứu

+ Sự hình thành của hệ thống chỉ tiêu: được hình thành từ hai nguồn

- Từ các nhóm chỉ tiêu được xây dựng cho những nghiên cứu riêng

- Qua sự tổng hợp theo những biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp

+ Những căn cứ trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê:

- Căn cứ vàog mục đích nghiên cứu vì mục đích nghiên cứu quyết định nhu cầu thông tin về những mặt nào đó của đối tượng nghiên cứu nó giúp ta lựa chọn các chỉ tiêu sát thực nhất.

- Căn cứ vào tính chất và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

- Căn cứ vào khả năng, nhân tài vật lực cho phép để có thể tiến hành thu thập tổng hợp chỉ tiêu trong sự tiết kiệm nghiêm ngặt lựa chọn chỉ tiêu nào cần thiết hơn đưa vào.

+ Những yêu cầu của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê.

- Hệ thống chỉ tiêu phải có khả năng nêu được mối liên hệ giữa các bộ phận, giữa các mặt, giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan trong phạm vi nghiên cứu

- Trong hệ thống chỉ tiêu phải có chỉ tiêu mang tính chất chung các chỉ tiêu mang tính bộ phận và các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản ánh toàn diện và sâu sắc các tổng thể nghiên cứu.

- Trong hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo thống nhất về nội dung, phương pháp và phạm vi tính toán của các chỉ tiêu cùng loại.

Cơ sở vật chất và đội ngũ lao động trong ngành du lịch

1 Khái niệm cơ sở vật chất và cấu thành của cơ sở vật chất:

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp du lịch là hệ thống các yếu tố vật chất trực tiếp dùng để thực hiện quá trình phục vụ khách du lịch và kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.

Do đặc điểm du lịch là ngành kinh doanh cung cấp đa dạng các loại sản phẩm dịch vụ khác nhau nên trong mỗi doanh nghiệp du lịch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật có thể được hình thành từ nhiều bộ phận cấu thành:

- Hệ thống công trình kiến trúc phục vụ cho hoạt động kinh doanh cung cấp sản phẩm dịch vụ lưu trú cho khách du lịch, khách sạn, nhà nghỉ với hệ thống buồng phòng các trang thiếp bị phục vụ lưu trú.

- Hệ thống các công trình kiến trúc nhằm phục vụ cung cấp các sản phẩm dịch vụ ăn uống, giải trí, các hoạt động bổ trợ khác như hội nghị, hội thảo, nhà hàng, bar, vũ trường.

- Hệ thống các cửa hàng phục vụ kinh doanh thương mại cung cấp các sản phẩm vật chất, hàng lưu niệm, tiêu dùng, dịch vụ bổ trợ, cắt tóc giặt là.

- Hệ thống các phương tiện, các trang thiết bị, thực hiện cung cấp các dịch vụ vận chuyển khách du lịch như các đội xe.

- Hệ thống cơ sở sản xuất với các trang thiết bị thuộc doanh nghiệp du lịch nhằm cung cấp các hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hỗ trợ cho các bộ phận kinh doanh dịch vụ.

- Hệ thống các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật khác như bãi cắm trại ….

Ngoài ra còn có Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội là những phương tiện vật chất không phải do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của toàn xã hội.Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viên của toàn dân, hệ thống thông tin viễn thông, cấp thoát nước, mạng lưới điện, các rạp chiếu phim, nhà hát…

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế- xã hội của một đất nước Đối với ngành du lịch thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Điều kiện về kinh tế liên quan đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch như vốn để duy trì và phát triển hoạt động du lịch. Đối với ngành thống kê có nhiệm vụ thống kê quy mô và sự biến động cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp du lịch nhằm cung cấp những thông tin tổng quan về đặc điểm mức độ và khả năng cung cấp sản phẩm du lịch:

-Như số lượng buồng nghỉ

-Số lượt khách có thể phục vụ nghỉ ngơi

-Số chỗ ngồi ăn cho khách

2 Lao động trong ngành du lịch

+ Lao động trong doanh nghiệp du lịch:

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch thì nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng các yếu tố, nguồn lực là chủ thể để tiến hành mọi hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

Lao động trong doanh nghiệp du lịch nói chung thực hiện hai chức năng cơ bản trong hoạt động đó là:

- Chức năng kinh doanh theo chức năng này lao động thực hiện các nhiệm vụ trong kinh doanh để tạo ra các sản phẩm du lịch cung cấp cho khách đồng thời trong quá trình đó tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp.

- Chức năng văn hoá- giao tiếp tiếp xúc, giao tiếp cá nhân đối với khách du lịch để giới thiệu sản phẩm du lịch tạo ra những ấn tượng tốt đẹp thuyết phục khách du lịch bằng những việc làm củ thể bằng những kiến thức kỹ nẵng giao tiếp và văn hoá du lịch.

+ Phân loại lao động trong doanh nghiệp du lịch:

- Nhóm lao động quản trị( với chức năng quản lý)

- Nhóm lao động thực hiện

Lao động quản trị gồm:

- Giám đốc doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm chung về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

-Phó giám đốc doanh nghiệp là người do giám đốc uỷ quyền phụ trách từng lĩnh vực công tác nhất định, đối với doanh nghiệp kinh doanh theo nhiều lĩnh vực, quy mô thị trường rộng

-Trưởng các phòng chức năng bao gồm các Maketing, nhân sự…đóng vai trò tham mưu trợ giúp giám đốc giải quyết các công việc chuyên sâu theo từng lĩnh vực liên quan

- Trưởng các bộ phận tác nghiệp là bộ phận trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh để cung cấp các sản phẩm dịch vụ bộ phận lễ tân, buồng…

Lao động thực hiện gồm:

-Nhân viên Marketing là các nhân viên chuyên nghiên cứu về thị trường tuỳ theo sự phân công công việc của trường phòng

-Nhân viên lễ tân có nhiệm vụ đón tiếp khách đến du lịch

-Nhân viên buồng: có nhiệm vụ kinh doanh buồng, đáp ứng nhu cầu lưu trú cho khách du lịch.

- Nhân viên phục vụ bàn, Bar có nhiệm vụ phục vụ ăn uống của khách

- Hướng dẫn viên du lịch có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ đáp ứng du lịch theo chuyến, tua.

Do đặc điểm ngành du lịch là ngành có tính thời vụ cho nên lao động trong ngành du lịch cũng thường xuyên thay đổi vào những mùa vụ du lịch thì các doanh nghiệp thường thuê thêm nhân viên, nhân viên hợp đồng theo mùa vụ.

+ Thống kê lao động trong du lịch cần thống kê quy mô, cơ cấu và biến động của lao động trong doanh nghiệp du lịch

- Thống kê số lao động hiện có

Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh du lịch

Đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh bất kỳ một ngành nào đó thì kết quả kinh doanh là điều phản ánh đúng nhất quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Đối với ngành du lịch thì kết quả phán ánh chính xác nhất là tống số lượt khách đến và doanh thu của ngành.

Tổng số du khách là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ phản ánh kết quả hoạt động du lịch trong kỳ ( tháng, quý, năm)

Nội dung của chỉ tiêu: số khách du lịch là tổng số lượt khách đến và tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ du lịch trong kỳ đáp ứng được 3 đặc trưng cơ bản:

-Điểm đến không phải là môi trường thường xuyên

- Thời gian không vượt quá một năm

- Mục đích của chuyến đi không phải là kiếm tiền

Kết cấu khách du lịch: theo nguồn khách thì có khách quốc tế và khách nội địa

+ Phương pháp xác định chỉ tiêu khách du lịch:

-Khách du lịch quốc tế

* Với phạm vi doanh nghiệp cộng tất cả số lượng khách đến từ quốc gia khác mà doanh nghiệp phục vụ trong kỳ nguồn dữ liệu từ báo cáo đăng ký khách xác định và tổng hợp theo, ngày, tuần, tháng….

* Với phạm vi toàn ngành nên tổng hợp nguồn dự liệu từ các cửa khẩu theo phương pháp này số khách du lịch quốc tế với phạm vi toàn ngành bằng lượt khách đến từu các cửa khẩu hàng không, biển theo mục đích du lịch dựa vào việc đăng ký xuất nhập cảnh, có một số khách du lịch không đăng ký xuất hiện sai số.

- Khách du lịch trong nước:

Với khách du lịch trong nước thì không có ranh giới rõ ràng về mặt không gian.

* Với phạm vi từng doanh nghiệp du lịch thì số khách du lịch trong nước là tổng số lượt khách cư trú trong nước đến và tiêu dùng các sản phẩm du lịch của du lịch trong kỳ.

* Với phạm vi toàn ngành thì khách du lịch trong nước được xác định theo tư liệu tổng hợp từng doanh nghiệp kết hợp từ kết quả điều tra chọn mẫu để xác định hệ số tính trùng số khách du lịch trong nước= ∑ số khách du lịch trong nước của các doanh nghiệp du lịch* hệ số tình trùng hệ số tính trùng sẽ được điều chỉnh khi có sự biến động lớn

1.2 Số ngày khách du lịch

Số ngày khách là số cộng dồn toàn bộ ngày du lịch của toàn bộ khách trong kỳ:

Số ngày khách du lịch= ∑ i =1 n quy mô đoàn khách i*độ dài lưu trú của đoàn khách i

- Với phạm vi toàn ngành có thể xảy ra tính trùng nhưng việc tính trùng này không có ảnh hưởng lớn đối với việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Số ngày khách du lịch là tổng số ngày khách các đơn vị kinh doanh du lịch qua các báo cáo thống kê định kỳ

- Với phạm vi doanh nghiệp: số ngày khách du lịch là tổng số ngày khách cộng dồn mà doanh nghiệp tập hợp trong kỳ.

Nguồn dữ liệu được tổng hợp từ báo cáo đăng ký khách qua hai chỉ tiêu: quy mô đoàn khách, độ dài lưu trú.

1.3 Độ dài lưu trú bình quân một khách(n) n=N/K trong đó N là số ngày khách

Là chỉ tiêu phản ánh đặc trưng về lưu trú của khách du lịch có thể được sử dụng để so sánh về kết quả du lịch giữa các doanh nghiệp, đơn vị, địa phương, vùng.

+ Khái niệm: Doanh thu du lịch là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kỳ nghiên cứu do hoạt động phục vụ các loại sản phẩm bao gồm những chi phí cuả khách về dịch vụ và hàng hoá du lịch.

Cấu thành doanh thu du lịch:

Theo đối tượng phục vụ:

Doanh thu phục vụ khách du lịch quốc tế Doanh thu phục vụ khách du lịch trong nước Theo loại sản phẩm dịch vụ du lịch:

Doanh thu lưu trú: là toàn bộ số tiền từ việc cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch cho thuê buồng phòng, các dịch vụ bổ trợ.

Doanh thu lữ hành bao gồm toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động chuyên trở khách du lịch đi lại thăm quan.

Doanh thu các dịch vụ vui chơi giải trí:là toàn bộ sô tiền thu được từ việc thực hiện các dịch vụ tổ chức cho khách du lịch thăm gia các hoạt động thể thao(xem phim, ca múa nhạc, các hoạt động sinh hoạt tập thể)

Doanh thu các dịch vụ khác( bao gồm các dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của khách)

Doanh thu hàng hoá dịch vụ bao gồm toàn bộ số tiền thu được từ việc bàn các hàng hoá vật chất cho khách du lịch, lưu niệm, tiêu dùng…

Doanh thu ăn uống du lịch là toàn bộ số tiền thu được từ việc cung cấp các sản phẩm phục vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách du lịch.

+ Ý nghĩa của thống kê nghiên cứu doanh thu du lịch:

- Doanh thu du lịch không chỉ phản ánh khối lượng kết quả hoạt động kinh doanh du lịch mà còn thể hiện một cách gián tiếp về chất lượng mức độ thu hút tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ du lịch, phản ánh trình độ hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật, mức độ phục vụ của đơn vị kinh doanh du lịch

- Doanh thu du lịch liên kết các chỉ tiêu chi phí, nguồn lực hoạt động kinh doanh cho phép hình thành các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch và của toàn ngành.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN BA VÌ

Phân tích biến động về khách du lịch

1 Phân tích biến động của số khách:

Bảng 1: Phân tích biến động của số khách du lịch trong giai đoạn(1999-2005) Đơn vị:người các chỉ tiêu khách

Lượngtăn g tuyệt đối định gốc

Tốcđộ tăngđịn h gốc năm K δ i (lượt khách) Δ i (lượt khách) t i (%) Ti(%) ai(%) Ai (%)

Lượng tăng tuyệt đối bình quân trong 6 năm: δ − = K n−1 n −K 1 = 615249−142920

6 x720.5 (người) Tốc độ phát triển bình quân: t

Tốc độ tăng bình quân : a − = t − −1 =1,2754-1=0,2754 (lần)= 27,54%.

Nhìn vào bảng ta thấy lượng tăng tuyệt đối liên hoàn của các năm hầu như tăng chỉ có riêng năm 2001 là giảm20464 lượt khách, tốc độ phát triển năm đó là 91,92%, tốc độ tăng liên hoàn giảm 8.08%, điều này giải thích tại sao doanh thu du lịch của năm 2001 lại tăng chậm như vậy có 371004 nghìn đồng, đó là do điều kiện thời tiết mưa nhiều vào mùa du lịch quý III năm

2001, thời điểm đó đáng nhẽ là thời gian mà lượng khách du lịch đến Ba vì là nhiều nhất trong năm nhưng quý đó chỉ có 12409 lựơt khách chỉ bằng có 5,33

% khách của cả năm Điều đó cho ta thấy rằng thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của ngành du lịch.

Năm 2000 và năm 2002 lượng tăng tuyệt đối lần lượt là 110265 và126010 lượt khách tương ứng với tốc độ phát triển là 117,15 % và 154,14% năm 2000 có sự đột phá về lượng khách đến Ba vì do việc mở rộng các dịch vụ, các loại hình du lịch tăng sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, Điều này cho chúng ta thấy rằng với ngành du lịch thì sự mới mẻ và phong phú với các sản phẩm loại hình du lịch luôn là cần thiết và cần phải đổi mới từng ngày từng giời.

Năm 2003 lượng tăng tuyệt đối liên hoàn là 557 khách tốc độ tăng là 0,16%như vậy năm 2003 lượng tăng tuyệt đối liên hoàn nhỏ hơn lượng tăng bình quân 78720,5 lượt và tốc độ tăng bình quân 27,54% là do việc đường xá, giao thông công trình đang được làm mới

Năm 2004 lượng khách tăng 246562 lượt tương ứng với tốc độ tăng 68,62% lớn hơn tốc độ tăng bình quân, đây là sự tăng đột biến của giai đoạn này làm cho doanh thu trong năm tăng 8151717 nghìn đồng Năm 2005 mặc dù doanh thu tăng nhiều 6595100 nhưng lượng khách thì không tăng mới

9393 lượt tại sao có sự tăng doanh thu lơn như vậy là vì năm 2005 một loạt các công ty du lịch tăng giá vé và các sản phẩm du lịch.

2 Phân tích biến động thời vụ của khách du lịch

Bảng 2 Biến động thời vụ của khách du lịch theo quý.

Quý I Quý II Quý III Quý IV Tổng

Ii 0,518 1,193 1,37 0,919 1 y − 0 = 92276.7 lượt Qua bảng 4 ta thấy rằng lượng khách đến Ba Vì vào quý I là ít nhất chỉ số thời vụ = 0,518< 1 lúc này là lúc nhàn rỗi nhất trong năm, quý IV có chỉ số thời vụ = 0,919 1 do thời tiết đã bắt đầu nóng và nhu cầu du lịch đang lên cao, tuy nhiên thì nhu cầu đi du lịch vẫn cao nhất vào quý III, lúc đó với cái nóng oi bức,ngột ngạt của mùa hè thì người dân muốn tìm đến những vùng có khí hậu mát mẻ, thoải mái thiên nhiên tươi đẹp và không đâu xa xôi gần ngay các thành phố lớn đó là Ba Vì rất gần các thành phố nơi có đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu của du khách với các cảnh quan thiên nhiên đẹp môi trường trong lành.

3 Phân tích biến động về kết cấu khách du lịch

Bảng 3 Phân tích biến động kết cấu khách du lịch (1999-2005) đơn vị:lượt người

Tổng số khách Khách quốc tế Khách trong nước Tuyệt đối Người

Nhìn vào bảng ta thấy rằng lượng khách quốc tế đến Ba vì không đều nhau lúc tăng lúc giảm nhưng tỷ trọng khách quốc tế thì càng ngày càng giảm so với tổng số du khách đến Việt Nam, khách việt nam thì có tỷ trọng ngày càng nhiều, tăng nên theo cả số tương đối và số tuyệt đối Khách quốc tế là khách có chi tiêu nhiều hơn vì vậy chúng ta phải có biện pháp thu hút khách du lịch quốc tế bên cạnh đó có biện pháp làm ngày càng tăng khách trong nước.

Bảng 4.Phân tích biến động của kết cấu khách đơn vị: %

Năm δ i Δ i t i (lần) T i (lần) nội địa quốc tế nội địa quốc tế nội địa quốc tế nội địa quốc tế nội địa quốc tế

Linh Thị Mai Hương Thống kê 44A

Nhìn vào bảng ta thấy rằng xu hướng tỷ trọng khách du lịch trong nước ngày càng tăng chỉ có năm 2000 và năm 2003 là lượng tăng tuyệt đối liên hoàn của tỷ trọng khách du lịch quốc tế tăng lên là 0,72 % và 0,1% còn lại các năm khác đều giảm cũng trong hai năm đó thì tốc độ phát triển của tỷ trọng khách du lịch quốc tế trong tổng số khách là lớn hơn 1, còn lại các năm khác thì tốc độ phát triển của tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Ba Vì nhỏ hơn 1, điều này cho thấy rằng xu hướng tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Ba Vì ngày càng giảm đặc biệt là năm 2004 thì tốc độ phát triển là 0,288% trong khi đó tốc độ phát triển của tổng số du khách đến Ba Vì là 168,62% rất lớn tốc độ phát triển của tỷ trọng khách du lịch trong nước ngày càng tăng chỉ có năm

2000 thì giảm là 0,72% còn lại các năm khác đều tăng, tốc độ phát triển của các năm đều lớn hơn 1 trừ có năm 2000 là nhỏ hơn 1, điều này cho thấy rằng xu hướng tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Ba Vì ngày càng giảm và khách nội địa đến Ba Vì ngày càng tăng điều này cho chúng ta thấy rằng cần có biện pháp để thu hút khách quốc tế đến với Ba Vì vì khách quốc tế thường chi tiêu nhiều hơn khách việt trong hành trình đi du lịch của mình, đồng thời phải tìm hiểu các nhu cầu của số đông đó là khách trong nước, để có biện pháp làm tăng thu nhập cho các doanh nghiệp du lịch

4 Phân tích biến động của tổng số khách đến hàng năm dựa vào đồ thị hình cột:

Biểu đồ thể hiện tổng số khách du lịch đến Ba vì từ năm

Trục hoành biểu thị các năm từ năm 1999-2005

Trục tung biểu thị giá trị đạt được ở đây chính là tổng số khách du lịch đến Ba Vì trong từng năm.

Nhìn vào đồ thị ta thấy rằng: từ năm 1999 đến năm 2003 lượng khách đến Ba vì xấp xỉ nhau năm tăng, năm giảm không có xu hướng rõ ràng chỉ đến năm 2004 và 2005 thì lượt khách đến Ba Vì tăng nhanh chóng từ dưới

Linh Thị Mai Hương Thống kê 44A

PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA DOANH THU

1.Phân tích biến động của doanh thu

Bảng 5: phân tích biến động của doanh thu du lịch trong giai đoạn

(1999-2005) đơn vị : nghìn đồng các chỉ tiêu

Lượngtăn g tuyệt đối định gốc

Lượng tăng tuyệt đối bình quân: δ − = y n−1 n − y 1 = 22485300−2936937

6 258060.5 (nghìn đồng) Tốc độ phát triển bình quân: t =

Tốc độ tăng bình quân: a

Ta thấy lượng tăng tuyệt đối bình quân trong 6 năm là 3 tỷ 258triệu 60 nghìn đồng nhưng lương tăng tuyệt đối liên hoàn lại không đều nhau từ năm 1999 đến năm 2003 tăng rất chậm nhất là hai năm 2001 và năm 2003 con số đó dưới 1 tỷ Củ thể năm 2001 tăng 371004 nghìn đồng tương ứng với tốc độ tăng liên hoàn là 7,69 %, năm 2003 tăng 721001 nghìn đồng tưng ứng với tốc độ tăng liên hoàn là 10,27% nhỏ hơn tốc độ tăng bình quân là 40,4% Trong khi đó năm 2000 là thì lượng tăng tuyệt đối liên hoàn lai là 1tỷ 886 triệu 442 nghìn đồng tốc độ tăng liên hoàn là 64,23% rất lớn đây là sự đột phá của du lịch Ba vì trong giai đoạn trước đó gần tăng gấp đôi năm trước do việc mở rộng các dịch vụ du lịch cắm trại qua đêm và các hinh thức mới phong phú như ở công ty du lịch Đầm Long tạo bãi biển nhân tạo rất là thú vị và hấp dẫn du khách Năm 2002 lượng tăng tuyệt đối liên hoàn là 1823099 nghìn đồng gần bằng năm 2000 nhưng tốc độ tăng liên hoàn của năm 2002 chỉ là 35,1%. Nhìn chung mấy từ năm2001-2003 thì doanh thu du lịch ba vì không có sự chuyển biến mới doanh thu vẫn tăng nhưng không đều nhau có năm tăng nhiều năm tăng ít vì bản thân ngành du lịch của Ba Vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đó là điều kiện về nước, khí hậu và do hệ thống đường xa đang nâng cấp vao năm 2003 nên ảnh hưởng đến lượng khách đến với Ba Vì, nếu hệ thống nước cạn thì sẽ không thực hiện được việc leo thác và hệ thống suối ở các khu du lịch khó mà hoạt động được như ở công ty du lịch Suối Mơ, Suối Tiên, hay ở công ty thuỷ sản và dịch vụ du lịch Suối Hai nếu nước ở hồ suối hai cạn thì công ty phải ngừng hoạt động Năm 2004 do hệ thống đường xá đã được kiên cố đường nhựa chải rộng hết nên giao thông rất thuận lợi phục vụ cho nhu cầu đi lại của du khách, có thể đi thăm quan rất nhiều điểm du lịch trong chuyến đi của mình vì vậy du lịch 2004 tăng cao 8tỷ 151 triệu 717 nghìn, tốc độ tăng liên hoàn là 105,34% tăng gấp đôi năm trước Năm 2005 lượng tăng tuyệt đối liên hoàn là 6 tỷ 595 triệu 100 nghìn, tốc độ tăng liên hoàn là 41,5% do việc tăng giá cả của một loạt các công ty du lịch do với các dịch vụ và vé thắng cảnh của mình làm cho doanh thu du lịch tăng Chỉ trong

Linh Thị Mai Hương Thống kê 44A hai năm 2004 và 2005 doanh thu du lịch Ba Vì đã tăng 14 tỷ746 triệu 817 nghìn, một kết quả rất đáng mừng đối với du lịch Ba Vì tạo đà cho Ba Vì phát triển các loại hình du lịch khác phong phú hơn trong thời gian tới.

2 Biến động thời vụ của doanh thu du lịch

Bảng 6 Biến động thời vụ của doanh thu theo quý Đơn vị: nghìn đồng

Quý năm quýI quýII quýIII quýIV tổng

Như vậy qua phân tích chỉ số thời vụ ta thấy doanh thu du lịch cao nhất vào quý III vào quý III là mùa bận rộn nhất của ngành du lịch Ba Vì

IIII=1,72585 gần gấp đôi mức bình quân chung của cả năm, tiếp đó là đến quý

II chỉ số thời vụ là 1,0547 gần bằng mức bình quân chung cuả cả năm, tiếp đó nữa là đến quý IV với chỉ số thời vụ là 0,719

Ngày đăng: 04/07/2023, 13:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w