TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Khái niệm, nhiệm vụ và yêu cầu của điều tra thống kê
1 Khái niệm điều tra thống kê
Thống kê kinh tế xă hội là một trong những công cụ trọng yếu để nhận thức xã hội Điều này không còn xa lạ đối với nhận thức của người quản lý cũng như với người làm công tác thông tin kinh tế Ngay từ đầu những người dùng tin đã ý thức được rằng: Thông tin kinh tế xã hội là tri thức đem lại những thay đổi trong ý thức của người dùng tin bởi lẽ rất dễ nhận thấy nếu không có thông tin thì cũng không có quyết định của quản lý Quá trình nghiên cứu thống kê gồm các giai đoạn: thu thập số liệu, xử lý tổng hợpvà phân tích, dự báo Điều tra thống kê là cách thu thập thông tin một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất để thu thập thông tin về các hiện tượng kinh tế xã hội Như vậy, điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập tài liệu về hiện tượng nghiên cứu, dựa trên hệ thống chỉ tiêu đã xác định trước.
Khái niệm điều tra thống kê nêu trên rất cô đọng nhưng lại hàm chứa một lượng thông tin xúc tích có liên quan bản chất và quyết định đến sự thành bại của quá trình nghiên cứu thống kê.
Ví dụ: - Điều tra mức sống dân cư.
- Điều tra tình hình bỏ học của học sinh
- Điều tra tình hình việc làm.
- Tổng điều tra dân số.
2 Nhiệm vụ của điều tra thống kê Điều tra thống kê là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê Điều tra thống kê giúp chúng ta thu thập thông tin về các hiện tượng kinh
4 tế xã hội mà ta cần nghiên cứu trước khi tiến hành xử lý, phân tích và đánh giá.
Do vậy, điều tra thống kê có nhiệm vụ là thu thập tài liệu về các đơn vị tổng thể cần thiết cho các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê. Chất lượng của thông tin thu thập được qua điều tra thống kê quyết định đến quá trình đánh giá, phân tích, và tổng hợp số liệu điều tra sau này và do vậy sẽ quyết định đến tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê, đáp ứng được nhu cầu của người cần thu thập thông tin, phục vụ cho công tác quản lý và nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng kinh tế xã hội.
3 Yêu cầu của điều tra thống kê Để đảm bảo chất lượng của số liệu điều tra tốt và có chất lượng, dễ dàng cho tổng hợp, phân tích và đánh giá thì chất lượng của thông tin thu thập được qua điều tra thống kê phải đảm bảo những yêu cầu về tính chính xác, kịp thời và đầy đủ Muốn vậy thì quá trình điều tra thống kê phải đảm bảo nhưng yêu cầu như đã nêu trên, tức là phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đầy đủ.
- Chính xác : Nghĩa là tài liệu điều tra phải phản ánh đúng trạng thái của các đơn vị tổng thể, vì vậy phải ghi chép trung thực , có trình độ chuyên môn và có tinh thần trách nhiệm.
- Kịp thời : Là cung cấp tài liệu đúng lúc cần thiết để phát huy hết tác dụng của tài liệu đó Yêu cầu kịp thời được khẳng định bởi thời gian kết thúc việc thu nhập ghi trong tài liệu điều tra
- Đầy đủ : Có nghĩa là tài liệu điều tra phải được thu thập theo đúng nội dung và số đơn vị tổng thể đã quy định trong văn kiện điều tra Tài liệu điều tra đầy đủ mới đáp ứng được mục đích nghiên cứu, đảm bảo việc xử lý được hoàn toàn.
Phân loại điều tra thống kê
Các hiên tượng nghiên cứu thường rất phức tạp Do tính chất phức tạp của các hiện tượng mà chúng ta nghiên cứu và dễ dàng cho thu thập tài liệu cũng như cho quá trình quản lý, do vậy mà đòi hỏi thống kê phải có các loại điều tra khác nhau Chính vì vậy mà điều tra thống kê được phân ra các loại sau:
1 Xét theo tính chất liên tục hay không liên tục của việc ghi chép tài liệu ban đầu, điều tra thống kê chia làm 2 loại sau a Điều tra thường xuyên Điều tra thường xuyên là thu thập tài liệu một cách thường xuyên liên tục theo thời gian.
Loại điều tra này thường dùng với các hiện tượng cần được theo dõi liên tục do nhu cầu quản lý.
Thí dụ:- Biến động nhân khẩu của địa phương ( sinh, tử, đi, đến )
- Số công nhân có mặt nơi làm việc.
- Số sản phẩm sản xuất. b Điều tra không thường xuyên Điều tra không thường xuyên là loại điều tra tiến hành thu thập tài liệu không thường xuyên và liên tục không theo một chu kỳ nhất định, tuỳ theo nhu cầu từng thời điểm mà ta tiến hành điều tra Loại điều tra này thường dùng cho các hiện tượng cần theo dõi thường xuyên nhưng chi phí điều tra lớn (điều tra dân số, điều tra nông nghiệp, tài sản cố định ….) hoặc không xảy ra thường xuyên (điều tra dư luận, điều tra mức sống dân cư, điều tra tình hình việc làm của dân số…)
2 Xét theo phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế điều tra thống kê chia làm 2 loại: a Điều tra toàn bộ
6 Điều tra toàn bộ là loại điều tra được tiến hành thu thập tài liệu của tất cả các đơn vị thuộc tổng thể điều tra,(vì vậy còn gọi là tổng điều tra )
Tổng thể điều tra là tổng thể hợp thành các đơn vị, yếu tố, hiện tượng riêng biệt có liên kết với nhau về một hay một số đặc điểm chung nào đó như người, con gia súc, tài sản, xí nghiệp…mà ta tổ chức thu thập thông tin ở các đơn vị đó
Ví dụ : Tổng điều tra dân số cả nước vào thời điểm 1/4/1999 thì tất cả dân số từ trẻ sơ sinh đến người già là tổng thể điều tra.
- Ưu điểm: Điều tra toàn bộ cung cấp tài liệu đầy đủ nhất cho nghiên cứu thống kê, có lợi ích rất lớn và cho biết quy mô của tổng thể.
- Hạn chế: Nhưng cũng có mặt hạn chế là chi phí lớn hơn, thời gian dài hơn và chất lượng tài liệu thu được không cao bằng các loại điều tra khác. Trong nhiều trường hợp không thể tiến hành điều tra toàn bộ được, thậm chí không cần thiết phải tiến hành điều tra toàn bộ (Giả sử như đối với đối tượng của nghiên cứu tổng thể không toàn bộ) b Điều tra không toàn bộ Điều tra không toàn bộ là thu thập tài liệu của một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung.Tổng thể chung là tổng thể bao gồm các đơn vị hợp thành tổng thể , hoặc là các đơn vị thuộc đối tượng điều tra.
Ví dụ: toàn bộ số lượng sản phẩm ngành may xuất khẩu- chẳng hạn áo zacket được sản xuất ra trong kỳ, giả dụ sản xuất được 1000 sản phẩm, thì
1000 sản phẩm đó được gọi là tổng thể chung, từng cái áo zacket là đơn vị tổng thể chung.
- Ưu điểm: Do khối lượng điều tra tương đối ít nên chi phí tương đối thấp , có thể làm nhiều hơn điều tra toàn bộ, với nội dung điều tra rộng hơn, thời gian điều tra ngắn hơn. Điều tra không toàn bộ có các loại điều tra sau:
+ Điều tra chọn mẫu. Điều tra chọn mẫu là loại điều tra không toàn bộ, trong đó người ta chỉ chọn ra một số đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu để tiến hành điều tra thực tế Các đơn vị này được chọn theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo tính đại biểu Kết quả của điều tra chọn mẫu được dùng để suy rộng cho tổng thể chung
* Ưu điểm của điều tra chọn mẫu
- Thời gian điều tra nhanh hơn nhiều so với điều tra toàn bộ, vì vậy có tính kịp thời cao.
- Tiết kiệm được khá nhiều chi phí vật chất và lao động.
- Do số đơn vị điều tra ít nên có thể mở rộng nội dung điều tra đi sâu nghiên cứu nhiều mặt của hiện tượng.
- Tài liệu thu được có độ chính xác cao bởi vì ít đơn vị điều tra.
- Không đòi hỏi một tổ chức lớn, chỉ cần một cơ quan hoặc một nhóm nhân viên nghiên cứu cũng có thể tiến hành được Điều tra chọn mẫu có nhiều ưu điểm và đạt hiệu quả cao như vậy cho nên loại điều tra này được sử dụng rất phổ biến.
Song hành với những ưu điểm này thì luôn có những hạn chế Hạn chế ở đây là rất nhỏ: tồn tại sự sai số trong chọn mẫu và điều tra này không cho biết quy mô của tổng thể.
* Ứng dụng điều tra chọn mẫu. Điều tra chọn mẫu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực Cụ thể như:
* Trong nông nghiệp: Điều tra năng suất sản lượng cây trồng Điểu tra chất lượng đàn gia súc
* Trong công nghiệp: Điều tra chất lượng sản phẩm Điều tra năng suất lao động Điều tra tình hình sử dụng thời gian lao động
Kiểm tra chất lượng hàng hoá Điều tra thị trường về giá cả, nhu cầu thị trường, thị hiếu
* Trong các lĩnh vực khác: Điều tra dư luận xã hội Điều tra tâm lý xã hội Điều tra tệ nạn, tiêu cực xã hội Điều tra hiệu quả phương pháp điều trị mới, sử dụng thuốc mới trong Y học
* Trong điều tra dân số: Điều tra biến động dân số và nhà ở hàng năm Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình hàng năm
Các cuộc điều tra chọn mẫu luôn có sai số, cả sai số chọn mẫu và sai số phi chọn mẫu.
Các số liệu điều tra mẫu thường chỉ đại diện được cho phạm vi lãnh thổ toàn tỉnh.
Trong điều tra chọn mẫu có các loại chọn đơn vị điều tra đặc trưng.
+ Điều tra trọng điểm: Chỉ điều tra ở bộ phận chủ yếu của tổng thể chung Kết quả điều tra không suy rộng cho toàn tổng thể, nhưng vẫn giúp ta nắm những đặc điển cơ bản của hiện tượng
Ví dụ: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây vụ đông, thông qua chỉ tiêu năng xuất và sản lượng cây trồng của cả 9 tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Kết quả điều tra không suy rộng cho toàn bộ tổng thể mà chỉ dùng để nhận định đánh giá tình hình chủ yếu của tổng thể.
+ Điều tra chuyên đề: chỉ điều tra một số ít , thậm chí chỉ một đơn vị tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu chi tiết mọi khía cạnh khác nhau của đơn vị đó Loại điều tra này thường nhằm nghiên cứu kỹ những điển hình (tốt,xấu) để phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, rút ra các kinh nghiệm.
Những vấn đề chủ yếu của điều tra thống kê
Để điều tra thống kê được chính xác, kịp thời, đầy đủ, cần coi trọng việc tổ chức điều tra và lập phương án điều tra
Phương án điều tra bao gồm:
1.Xác định mục đích điều tra:
Tìm hiểu vấn đề gì?
Phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu nào?
Ví dụ trong vận dụng Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình hàng năm:
Xác định số lượng, cơ cấu và phân bổ dân số, tỷ suất sinh, tăng tự nhiên và di cư của dân số.
Thu thập một số chỉ tiêu phục vụ yêu cầu nghiên cứu kế hoạch hoá gia đình như: sử dụng các biện pháp tránh thai, nguồn tiếp nhận, thời gian và hiệu quả sử dụng, lý do không sử dụng, tình trạng nạo phá thai và những biến chứng
2.Xác định đối tượng và đơn vị điều tra: Đối tượng điều tra là toàn thể các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu cần được thu thập tài liệu Từ đó quy định rõ phạm vi hiện tượng nghiên cứu. Đơn vị điều tra là đơn vị thuộc đối tượng điều tra và được thu thập tài liệu.
Là nơi phát sinh ra các tài liệu được thu thập trong mỗi lần điều tra.
Ví dụ 1: Điều tra năng suất lao động trong doanh nghiệp A năm 2004. Đối tượng điều tra là tổng thể lao động trong doanh nghiệp A năm 2004. Đơn vị điều tra là đối tượng điều tra ( trong điều tra toàn bộ), là số đơn vị được chọn ra để thu thập tài liệu từ đối tượng điều tra ( điều tra không toàn bộ).
Ví dụ 2: Vận dụng trong Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình hàng năm.
Phạm vi điều tra: tiến hành điều tra trên phạm vi các địa bàn mẫu do trung ương chọn và thông báo cho tỉnh. Đối tượng điều tra: là toàn bộ nhân khẩu thực tế thường trú của hộ và các biến động dân số xảy ra trong khoảng thời gian quy định trên phạm vi các địa bàn điều tra chọn mẫu đã chọn. Đơn vị điều tra: là các hộ thuộc địa bàn được chọn mẫu.
Nội dung là mục lục các tiêu thức cần thu thập trên các đơn vị điều tra và được diễn đạt thành những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng hoặc được thiết kế thành những biểu mẫu khoa học.
Ví dụ vận dụng trong cuộc Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình hàng năm.
Nội dung điều tra được quy định trên 2 loại phiếu điều tra:
Thứ nhất: Phiếu điều tra biến động dân số, gồm các nội dung cơ bản sau:
Các thông tin định danh
Họ và tên các nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ
- Quan hệ với chủ hộ, giới tính
- Tháng năm sinh theo dương lịch
- Tình trạng hôn nhân hiện tại
- Hoạt động chính trong 12 tháng qua
- Số người chết của hộ
Thứ hai: Phiếu điều tra kế hoạch hoá gia đình, thu thập những thông tin sau đây của những phụ nữ hiện đang có chồng trong độ tuổi từ 15 – 49 tuổi:
- Các thông tin định danh
- Họ và tên phụ nữ
- Tháng năm sinh theo dương lịch
- Số con hiện còn sống và số con đã chết
- Hoạt động chính trong 12 tháng qua
- Các biện pháp tránh thai đang sử dụng
- Thời gian sử dụng biện pháp tránh thai
- Nơi cung cấp các phương tiện tránh thai
- Hiệu quả sử dụng biện pháp tránh thai hiện tại
- Lý do không sử dụng biện pháp tránh thai
- Tình hình nạo/ phá thai, hút điều hoà kinh nguyệt và tai biến do nạo phá thai
Là ghi chép lần đầu trên tình hình của đơn vị điều tra và phải theo sự hướng dẫn cụ thể thống nhất.
4 Xác định thời điểm điều tra, thời điểm điều tra và thời kỳ kết thúc điều tra
Thời điểm điều tra là mốc thời gian quy định để ghi chép tài liệu thống nhất của tất cả các đơn vị điều tra.
Thời kỳ điều tra là độ dài thời gian được quy định để thu thập tài liệu của tất cả các đơn vị điều tra trong cả thời kỳ đó.
Ví dụ: trong cuộc Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình hàng năm thì thời điểm điều tra là 0 h ngày 1/4 hàng năm.
5 Biểu điều tra và bảng giải thích cách ghi biểu
Biểu điều tra là loại bảng in sẵn theo mẫu quy định trong văn kiện điều tra để ghi chép tài liệu của đơn vị điều tra.
Bảng giải thích cách ghi biểu giúp người điều tra thống nhất nội dung và phương pháp ghi chép tài liệu.
6 Sai số trong điều tra thống kê
Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa các trị số của tiêu thức điều tra thu thập được so với trị số thực tế của hiện tượng nghiên cứu.
Từ đó thường xảy ra các loại sai số như sau:
6.1 Các loại sai số a) Sai số do ghi chép tài liệu.
Sai số này xảy ra do các nguyên nhân sau: o Do người điều tra vô tình cân, đo, đong, đếm và ghi chép sai. o Do đơn vị điều tra không hiểu đúng câu hỏi dẫn đến trả lời sai. b) Sai số do tính chất đại biểu của số đơn vị được chọn trong điều tra chọn mẫu.
6.2 Các biện pháp hạn chế sai số a) Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra.
Lập phương án điều tra khoa học, tỉ mỉ.
Chuẩn bị cán bộ điều tra.
Coi trọng công tác tuyên truyền sâu rộng mục đích cuộc điều tra, nhất là đối với những cuộc điều tra phạm vi rộng. b) Kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra.
Trước hết kiểm tra tài liệu thu thập được: kiểm tra nội dung và số đơn vị điều tra có đầy đủ hay không, độ chính xác như thế nào.
Kiểm tra các con số trong các phép tính toán.
Kiểm tra tính đại biểu của đơn vị được chọn trong điều tra chọn mẫu.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU TRA CƠ SƠ SẢN XUẤT KINH DOANH CÁ THỂ
TẠI SAO PHẢI TỔ CHỨC ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là cơ sở kinh tế thuộc sở hữu tư nhân, chưa đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp.
Trong quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước thì thông tin về hoạt động kinh doanh của của các loại hình kinh doanh là yếu tố quan trọng để ra quyết định cũng như phục vụ cho nhu cầu quản lý và hoạch định kế hoạch, chính sách của các bộ ngành, cơ quan chính quyền các cấp và yêu cầu của nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể cũng là một trong số những loại hình kinh doanh vì vậy chúng ta cũng phải thu thập thông tin về các cơ sở SXKD cá thể Thu thập thông tin về các cơ sở SXKD cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nhằm :
- Tính toán các chỉ tiêu thống kê phản ánh số lượng , tình hình, kết quả hoạt động của khu vực sản xuất kinh doanh cá thể, phục vụ yêu cầu tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu tài khoản quốc gia và các chỉ tiêu thống kê khác.
- Cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu phân tích, quản lý, hoạch định kế hoạch, chính sách của các bộ ngành, cơ quan chính quyền các cấp và yêu cầu của các nhà nghiên cưú trong và ngoài nước.
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP NHẬN DẠNG CƠ SỞ SXKD CÁ THỂ PHI NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
* Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể bao gồm các loại hình sau :
1 Tại một địa điểm xác định có 2 hoạt động kinh tế phi nông, lâm nghiệp diễn ra, nhưng mỗi hoạt động kinh tế nói trên thuộc sở hữu của hộ gia đình khác nhau hoặc của cá nhân hoặc nhóm người khác nhau được xác định là 2 cơ sở SXKD cá thể.
2 Một hoạt động kinh tế thuộc sở hữu của 1 hộ gia đình hoặc 1 cá nhân hay 1 nhóm người nhưng diễn ra tại 2 địa điểm khác nhau trên cùng địa bàn xã, phường thì chỉ được tính là 1 cơ sở SXKD cá thể.
3 Một hoạt động kinh tế thuộc sở hữu của 1 hộ gia đình hoặc 1 cá nhân hay 1 nhóm người nhưng diễn ra tại 2 địa bàn xã, phường khác thì được tính là 2 cơ sở SXKD cá thể.
4.Cơ sở sản xuất kinh doanh theo mùa/ vụ tạm ngừng hoạt động vẫn thuộc đối tượng điều tra Ví dụ : Cơ sở sản xuất đường từ mía, nhưng đến thời điểm điều tra tạm ngừng do chưa đến mùa /vụ, vẫn tiến hành điều tra cơ sở này.
5 Cơ sở SXKD diễn ra trong 1 phạm vi địa bàn nhất định, mặc dù không cố định tại 1 địa điểm ( ví dụ: Bán hàng trên xe đẩy; xay sát lưu động trên các ghe, thuyền …) vẫn được tính là 1 cơ sở SXKD cá thể.
6 Hộ gia đình, cá nhân, nhóm người nhận làm gia công cho đơn vị, cá nhân khác ( gia công hàng may mặc, gia công làm đồ gỗ…), hoặc tham gia sản xuất một công đoạn nào đó của 1 sản phẩm do đơn vị, cá nhân đặt hàng đều được xác định là các cơ sở SXKD cá thể.
7 Hộ gia đình, cá nhân, nhóm người tự đứng ra nhận thi công công trình,hạng mục công trình, hoặc những công việc liên quan đến xây dựng ( khoan giếng, cắt bê tông, sơn chống thấm, sơn, vôi nhà cửa…) có địa chỉ giao dịch ổn định, kể cả địa chỉ thường trú, được xác định là cơ sở cá thể ngành xây dựng.
8 Kinh doanh tại nhà và tại chợ phiên
- Một người kinh doanh tại nhà, nhưng cũng kinh doanh tại chợ phiên (có địa điểm xác định ) ở cùng 1 xã Trường hợp này chỉ tính là một cơ sở kinh doanh thương nghiệp tại chợ.
- Một người kinh doanh tại nhà, nhưng cũng kinh doanh tại chợ phiên ở khác xã được tính là 2 cơ sở: 1 cơ sở kinh doanh tại nhà; 1 cơ sở kinh doanh tại chợ, (vì ở 2 địa bàn điều tra khác nhau).
9 Một giáo viên vừa dậy học chính khoá ở trường, vừa thuê địa điểm mở lớp dạy thêm ( có mời một số giáo viên khác cùng tham gia giảng dạy ) được tính là một cơ sở dịch vụ giáo dục.
10 Các cơ sở cá thể SXKD có địa điểm ổn định ở trong khuôn viên của các cơ quan, công sở ( chụp ảnh; bán hàng lưu niệm; phục vụ ăn uống; sửa chữa xe…), được xác định là các cơ sở SXKD cá thể ( ngoại trừ căng tin của cơ quan, do cán bộ nhân viên của cơ quan phục vụ).
11 Các cơ sở kinh doanh cá thể ( ăn uống, dịch vụ chụp ảnh, bán văn hoá phẩm…) có địa điểm ổn định, kinh doanh thường xuyên, tại những nơi phải trả phí vào cửa như công viên, sân vận động, bảo tàng…đều được xác định là các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.
12 Trung tâm môi giới nhà đất, dịch vụ tư vấn nhà đất do một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện được xác định là cơ sở SXKD cá thể.
13 Các hoạt động bán xổ số, sách, báo, hàng nước, hàng quà vặt …có địa điểm xác định, hoạt động thường xuyên được xác định là cơ sở SXKD cá thể.
14 Hoạt động vận tải với các phương tiện nhỏ như xe lam, xích lô, xe ôm được tổ chức thành nghiệp đoàn, tổ tự quản, hoặc một cá nhân tự kinh doanh có địa điểm ổn định ( kể cả tại địa chỉ thường trú ) được xác định là cơ sở vận tải cá thể.
PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA CƠ SỞ SXKD CÁ THỂ DO TỔNG CỤC THỐNG KÊ BAN HÀNH
Thu thập một số thông tin về cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nhằm:
- Tính toán các chỉ tiêu thống kê phản ánh số lượng , tình hình, kết quả hoạt động của khu vực sản xuất kinh doanh cá thể, phục vụ yêu cầu tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu tài khoản quốc gia và các chỉ tiêu thống kê khác.
- Cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu phân tích, quản lý, hoạch định kế hoạch, chính sách của các bộ ngành , cơ quan chính quyền các cấp và yêu cầu của các nhà nghiên cưú trong và ngoài nước.
II Đối tượng, đơn vị, phạm vi điều tra.
1 Đối tượng điều tra Đối tượng điều tra là các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hoạt động trong tất cả các ngành kinh tế ( trừ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản) hiện có tại thời điểm 1/10/2004 và thời điểm 1/10/2005 ( kể cả các cơ sở tạm thời đóng cửa tại thời điểm điều tra vì lý do thời vụ hoặc lý do khác).
Mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là một đơn vị điều tra.Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể được định nghĩa như sau :
Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là cơ sở kinh tế thuộc sở hữu tư nhân,chưa đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp.
Cơ sở SXKD cá thể do một người, một hộ gia đình, hoặc nhóm người (tổ hợp tác) quản lý và tổ chức SXKD ( có ít nhất một lao động chuyên nghiệp thực hiện hoạt động SXKD tại cơ sở đó) nhưng chưa đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã
3.1 Điều tra mẫu về số lượng và một số đặc điểm của cơ sở SXKD cá thể.
- Mỗi huyện, quận trên phạm vi cả nước chọn một số xã, phường làm địa bàn điều tra
- Tiến hành điều tra toàn bộ các cơ sở SXKD cá thể hoạt động trong các ngành kinh tế ( trừ ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) thuộc phạm vi xã /phường đã được chọn làm địa bàn điều tra
3.2 Điều tra mẫu về kết quả và chi phí SXKD của các cơ sở SXKD cá thể
- Sử dụng lại toàn bộ số lượng và danh sách các đơn vị mẫu đã được chọn và điều tra kết quả chi phí SXKD năm 2004 để làm dàn mẫu điều tra năm 2005.
- Tuy nhiên, cần rà soát và xử lý, điều chỉnh ( trong trường hợp mẫu điều tra có những biến động) theo đúng hướng dẫn tại mục VII của phương án này.
III Nội dung điều tra.
Phần I : Thu thập những thông tin về nhận dạng, một số đặc điểm của cơ sở SXKD cá thể và ứng dụng công nghệ thông tin.
Phần II : Thu thập thông tin về kết quả, chi phí SXKD của các cơ sở
SXKD cá thể năm 2005 có bổ xung chi tiết thông tin về tài sản cố định so với năm 2004, nhằm phục vụ yêu cầu tính toán hệ thống tài khoản quốc gia.
Nội dung điều tra của phần I&II sẽ được thể hiện chi tiết trong các phiếu thập thông tín sau :
- Phiếu 01/CT : Phiếu thu thập thông tin về cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể ( áp dụng cho điều tra số lượng)
Phiếu này để điều tra mẫu số lượng cơ sở SXKD cá thể Mỗi cơ sở cá thể được ghi vào một phiếu 01/CT.
Phiếu 02/CT : Phiếu thu thập thông tin về cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể ( áp dụng cho điều tra kết quả, chi phí hoạt động công nghiệp, xây dựng) Phiếu này dùng để phỏng vấn cơ sở SXKD cá thể về kết quả, chi phí hoạt động công nghiệp , nhưng do mẫu điều tra kết quả đại diện đến cấp huyện, quận , trong khi đó, mẫu điều tra chi phí chỉ đại diện đến cấp tỉnh, thành phố, nên những phiếu phỏng vấn mẫu điều tra quả kết quả sẽ bỏ trống.
1 Lao động không phải trả công, trả lương : là những người thường xuyên tham gia hoạt động SXKD, nhưng cơ sở không phải trả công, trả lương ( bằng tiền hoặc bằng hiện vật) Những lao động này thường là chủ cơ sở và những người trong gia đình chủ cơ sở.
2 Thu nhập bình quân 1 người/ tháng của lao động không phải trả công, trả lương: Là tổng thu nhập từ SXKD của cơ sở trong năm chia (:) lao động không phải trả công, trả lương BQ năm chia (:) số tháng hoạt động trong năm
Tổng thu nhập từ SXKD = DT thuần - chi phí - các khoản chi không được tính vào chi phí kinh doanh.
- Các khoản chi không được tính vào chi phí SXKD, như trả lãi tiền vay ngoài tổ chức tín dụng, ngân hàng; thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và các khoản nộp khác liên quan đến SXKD của cơ sở.
3 Tổng giá trị tài sản cố định: Chỉ tính TSCĐ thuộc sở hữu của cơ sở sử dụng vào hoạt động SXKD Không tính những TSCĐ đi thuê.
- Giá trị TSCĐ theo nguyên giá: Tài sản trị giá từ 5 triệu đồng trở lên và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên được xác định là TSCĐ.
+ Tài sản cố định mua sắm: Căn cứ vào hoá đơn mua tài sản để xác định nguyên giá.
+ Tài sản cố định xây dựng mới: Căn cứ vào chi phí thực tế xây dựng tài sản cố định; trường hợp không tính được chi phí thực tế xây dựng tài sản cố
2 0 định thì căn cứ vào giá xây dựng do nhà nước quy định theo từng cấp nhà, từng địa phương để xác định nguyên giá.
Những tài sản cố định không đủ chứng từ , hoá đơn làm căn cứ xác định nguyên giá thì căn cứ vào hiện trạng tài sản cố định và giá của loại tài sản cố định này hoặc tài sản tương tự đang bán trên thị trường để định giá.
- Giá trị khấu hao: Chỉ tính khấu hao TSCĐ thuộc sở hữu của cơ sở sử dụng vào hoạt động SXKD.
Mức khấu hao 1 năm = nguyên giá/số năm sử dụng
Mức khấu hao 1 tháng = Mức khấu hao 1 năm/12 tháng
- Doanh thu tính thuế : Đối với cơ sở có đóng thuế có thể phỏng vấn trực tiếp chủ cơ sở hoặc khai thác qua sổ bộ thuế của đội thuế.
3 Các khoản nộp ngân sách: Gồm các loại thuế, phí, lệ phí cơ sở phải nộp vào ngân sách theo chế độ hiện hành.
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ KHU VỰC
Khái quát về tỉnh Ninh Bình
1 Sơ lược lịch sử hình thành tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là mảnh đất được hình thành từ lâu đời, gắn liền với nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước Tuy vậy, thì tỉnh Ninh Bình mới thực sự được tái lập từ tháng 12/1991 theo Nghị quyết của Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá VIII, tách tỉnh Ninh Bình ra khỏi tỉnh Hà Nam Ninh cũ thành 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Hà.
Trải qua nhiều thay đổi, cho đến nay Ninh Bình vẫn là tỉnh nhỏ về mặt diện tích, dân số và đơn vị hành chính Năm 2004, diện tích tự nhiên của Ninh Bình là 1.384,2 km 2 , với dân số trung bình có 911,6 nghìn người, có 8 đơn vị hành chính thuộc tỉnh là 2 thị xã: Ninh Bình ( 8 phường, 6 xã, diện tích 48,4 km 2 , dân số 101,4 nghìn người ), thị xã Tam Điệp ( có 3 phường, 4 xã, 106, 8km 2 , 51,8 nghìn người) và 6 huyện là: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên
Mô, Yên Khánh, Kim Sơn.
2 Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Ninh Bình
Ninh Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng- nằm ở Nam đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hoá.
Là tỉnh, tuy có diện tích tự nhiên vào loại nhỏ nhưng địa hình lại khá đa dạng, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, vừa có vùng bán sơn điạ, vừa có vùng trũng, ven biển Vùng đồi núi, nửa đồi núi với các dãy núi đá vôi trùng
3 0 điệp, núi có nhiều sa thạch, đất sét, đồi đất thấp đan xen với các thung lũng lòng chảo hẹp, đầm lầy, ruộng trũng ven núi đá, có nhiều tài nguyên khoáng sản, nhất là trữ lượng đá vôi rất lớn có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng như xi măng, vôi, bột đá đồng thời có nhiều hang động, danh lam thắng cảnh lịch sử có tiềm năng để phát huy ngành kinh tế du lịch- dịch vụ, phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi dê
- Hệ thống đường bộ: Với địa bàn không lớn nhưng hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Ninh Bình khá hoàn chỉnh từ Bắc xuống Nam theo quốc lộ 1A, 1B, từ Tây sang Đông theo quốc lộ 10, quốc lộ 12, cùng với hệ thống tỉnh lộ được đầu tư nâng cấp trong những năm qua rất thuận lợi cho giao lưu, thông thương, nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, hội nhập với bên ngoài như hiện nay.
- Đường sắt: Chạy qua Ninh Bình có chiều dài khoảng 20 km song song với quốc lộ 1A, có 4 nhà ga, trong đó có 3 ga chuyên phục vụ vận tải hàng hoá
- Hệ thống đường thuỷ, sông ngòi: Hệ thống sông ngòi của Ninh Bình khá phong phú với tổng chiều dài gần 500km, có một số con sông quan trọng trong giao thông đường thuỷ như: sông Đáy, sông Hoàng Long, Ninh Bình còn có Cảng Ninh Phúc ( còn gọi là cảng Ninh Bình), mấy năm qua cũng được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, nạo vét luồng lạch đảm bảo cho các tầu vận tải lớn vào bốc xếp hàng hoá dễ dàng, nhất là tới đây khi khu công nghiệp Ninh Phúc “lấp đầy” các nhà máy, xí nghiệp.
- Về đặc điểm dân cư: Dân cư sống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chủ yếu là người kinh, tiếp đến là người Mường, người các dân tộc khác cũng có nhưng không đáng kể.
3.Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình
- Ninh Bình là 1 tỉnh mà sản xuất nông nghiệp là chính, có thể nói gần như là một tỉnh thuần nông với 86,4% số nhân khẩu nông thôn theo kết quả điều tra năm 2005 Vì vậy, vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực luôn luôn được coi là mặt trận hàng đầu đối với Ninh Bình. Thực tế công cuộc xây dựng và phát triển trong suốt những năm qua, thành tựu lớn nhất, quan trọng nhất trên lĩnh vực kinh tế của tỉnh Ninh Bình là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bao gồm cả lĩnh vực lâm nghiệp và thuỷ sản, đặc biệt là sản xuất lúa Trong những năm gần đây, diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Ninh Bình tiếp tục phát triển, năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2004 , diện tích lúa cả năm đạt 81,4 nghìn ha, năng suất lúa bình quân cả năm đạt 56,58 tạ/ha, sản lượng cả năm đạt 460,9 nghìn tấn
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng đạt được những kết quả quan trọng. Ngành công nghiệp Ninh Bình phát triển mạnh mẽ kể từ khi tái lập tỉnh từ năm 1992 trở laị đây- do được tỉnh quan tâm, tập chung tháo gỡ khó khăn, đầu tư đổi mới công nghệ,thiết bị sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng, sản phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú hơn, chất lượng đảm bảo có tín nhiệm với khách hàng.Toàn tỉnh hiện có 3 khu công nghiệp : Ninh Phúc, Gián Khẩu, Tam Điệp- đã thu hút nhiều dự án đầu tư, một số dự án chuẩn bị đi vào sản xuất kinh doanh, ngoài ra còn có 17 cụm công nghiệp, 9 khu du lịch trên địa bàn các huyện, thị xã
- Các ngành dịch vụ cũng được phát triển mạnh mẽ, nhất là từ khi bước vào thời kỳ đổi mới Từ năm 1997 trở lại đây do khai thông, mở rộng được thị trường nên kim ngạch xuất khẩu trong tỉnh tăng lên đáng kể, từ 2002- 2004 kim ngạch xuất khẩu hàng năm đã đạt trên 10 triệu USD.
Kết quả các hoạt động dịch vụ khác năm 2004 đều tăng đáng kể so với những năm trước đây: So với năm 2000 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh
3 2 thu dịch vụ tăng102,5%, số lượt khách đến thăm quan du lịch tăng 88,6%, trong đó khách quốc tế tăng 262,7%; doanh thu bưu điện tăng 181,2%
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP ) năm 2004- tính theo giá so sánh 1994- tăng 129,2% so với năm 1995, bình quân hàng năm tăng 9,8% GDP tính theo giá hiện hành năm 2004 đạt 3.812,1 tỷ đồng gấp 2,76 lần năm 1995 và gấp 1,7 lần so với năm 2000
Như vậy, về tình hình kinh tế, do kết quả đạt được ( như đã nêu trên) trên các lĩnh vực kinh tế đã góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế Ninh Bình chuyển dịch đúng hướng: Theo hướng giảm nhanh tỉ trọng các ngành nông nghiệp- lâm nghiệp thuỷ sản, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ
3.2.Về tình hình xã hội
Hướng phân tích hoạt động thương mại, dịch vụ khu vực kinh tế cá thể của tỉnh Ninh Bình
Phân tích thống kê là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê, từ các biểu hiện về lượng nhằm nêu lên một cách tổng hợp bản chất và
3 8 tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong các điều kiện thời gian và không gian cụ thể Khi phân tích thống kê, người ta căn cứ vào các tài liệu báo cáo và điều tra đã được tổng hợp để tính các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và biểu hiện các chỉ tiêu đó dưới dạng bảng số liệu hoặc đồ thị thống kê nhờ vào sự hỗ trợ của các phương pháp chuyên môn của khoa học thống kê, rút ra những kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết
Trong thống kê kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chủ yếu của phân tích là đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ ra những nguyên nhân hoàn thành hoặc không hoàn thành các mục tiêu, nêu rõ sự biến động và xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các hiện tượng có liên quan, phát hiện ra các năng lực tiềm tàng có thể khai thác trong nền kinh tế, chỉ ra những mặt cân đối lớn, những mặt thuận lợi và khó khăn, những yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội
Hoạt động thương mại, dịch vụ khu vực kinh tế cá thể của tỉnh Ninh Bình qua hai năm 2004, 2005 luôn có sự thay đổi về quy mô, cơ cấu Quy mô và sự biến động về quy mô của hoạt động thương mại, dịch vụ khu vực kinh tế cá thể tỉnh Ninh Bình được thể hiện thông qua số lao động hoạt động SXKD cá thể, số vốn kinh doanh cá thể và số lượng cơ sở SXKD thương mại, dịch vụ cá thể. Để phân tích quy mô và biến động quy mô của hoạt động thương mại, dịch vụ khu vực kinh tế cá thể của tỉnh Ninh Bình qua số liệu điều tra của hai năm 2004 và 2005 ta có thể sử dụng một số phương pháp thống kê sau để phân tích :
1.Quy mô và biến động quy mô
1.1Phương pháp dãy số thời gian a) Khái niệm : Dẫy số thời gian là một dẫy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Lượng tăng giảm tuyệt đối
Phản ánh sự thay đổi về quy mô (khối lượng)mủ cao su xuất khẩu qua thời gian Tuỳ vào mục dích nghiên cứu cụ thể ta có các loại lượng tăng (giảm) sau:
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: là hiệu số giữa quy mô mủ cao su xuất khẩu kỳ nghiên cứu so với quy mô kỳ đứng liền trước đó. δ i =Υ i −Υ i−1 i=(2,n) δ i : lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
Yi: Quy mô xuất khẩu thời gian i
Yi-1 : Quy mô xuất khẩu thời gian i-1
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: là chênh lệch giữa Quy mô xuất khẩu thời kỳ nghiên cứu với Quy mô xuất khẩu kỳ được chọn làm gốc: Δ i =Υ i −Υ 1 i=2 ,n
Trong đó: Δ i : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc
Yi : Quy mô xuất khẩu thời gian i
Y1 : Quy mô xuất khẩu thời gian được chọn là gốc
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình: là số bình quân của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
Là chỉ tiêu tươg đối động thái, phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian Đơn vị tính là lần hoặc %, tuỳ vào mục đích nghiên cứu ta có các tốc độ phát triển sau:
- Tốc độc phát triển liên hoàn: phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau: t i = Υ i Υ i−1 i=(2,n) Trong đó ti: là tốc độ phát triển liên hoàn
- Tốc độ phát triển định gốc: phản ánh sự biến động của hiện tượng trong thời gian dài. Τ i = Υ i Υ 1 i=2 ,n
Trong đó Ti: là tôc độ phát triển định gốc
- Tốc độ phát triển trung bình: là số bình quân của các tốc độ phát triển liên hoàn. ¯ t = n−1 √ t 2 t 3 t n = n−1 √ Τ n = n−1 √ Υ Υ n 1
Chỉ tiêu này phản ánh Quy mô xuất khẩu đã tăng (giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu khác nhau, ta có 3 loại tốc độ tăng ( giảm) sau:
- Tốc độ tăng( giảm) liên hoàn: phản ánh tốc độ tăng hoặc (giảm) giữa hai thời gian liền nhau. a i = δ i Υ i−1 = Υ i −Υ i −1 Υ i−1 =t i −1
Trong đó ai: tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
- Tốc độ tăng (giảm) định gốc: phản ánh sự tăng (giảm) của hiên tượng trong thời gian dài.
Trong đó: Ai là tốc độ tăng (giảm ) định gốc
- Tốc độ tăng (giảm) trung bình: là mức bình quân của các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn. ¯ a=¯ t −1
Trong đó a là tốc độ tăng (giảm) trung bình t là tốc độ phát triển trung bình
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm):
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn ứng với một quy mô cụ thể là bao nhiêu.
Năm chỉ tiêu phân tích trên có nội dung, công thức tính khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau giúp cho việc phân tích dễ dàng chính xác hơn b.Tác dụng.
Phương pháp dẫy số thời gian trong thống kê thương mại được vận dụng để:
- Nêu lên mức độ bình quân theo thời gian, biến động tương đối, biến động tuyệt đối và bình quân lượng biến
- Biểu hiện xu hướng cơ bản.
-Chỉ rõ đặc điểm biến động thời vụ.
- Dự báo thống kê ngắn hạn mức độ của lao động, vốn, tài sản, giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, dự trữ, mua bán hàng hoá, chi phí lưu thông và lợi nhuận trong thương mại.
1.2).Phương pháp đồ thị thống kê a.Khái niệm
Phơng pháp đồ thị thống kờ là Phơng pháp trỡnh bày và phõn tớch cỏc thông tin thống kê bằng biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê Phương pháp đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng cấu hiện tượng Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của htg bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật, thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ nên có tác dụng tuyên truyền, cổ động rất tốt Đồ thị thống kê có thể biểu thị:
- Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu
- Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.
- So sánh các mức độ của hiện tượng.
- Mối liên hệ giữa các hiện tượng.
- Trình độ phổ biến của hiện tượng.
- Tình hình thực hiện kế hoạch. b.Phân loại đồ thị thống kê
* Căn cứ theo nội dung phản ánh có thể phân chia đồ thị thống kê thành các loại sau:
- Đồ thị hoàn thành kế hoạch, định mức
* Căn cứ vào hình thức biểu hiện, có thể phân chia đồ thị thống kê thành:
- Biểu đồ diện tích (vuông, chữ nhật, tròn).
- Đồ thị đường gấp khúc.
- Bản đồ thống kê. c Những yêu cầu chung đối với việc xây dựng đồ thị thống kê.
Khi xây dựng một đồ thị thống kê phải chú ý sao cho người đọc dễ xem, dễ hiểu và đảm bảo chính xác muốn vậy cần lưu ý các vấn đề sau:
- Xác định quy mô đồ thị cho vừa phải:
Quy mô của đồ thị được quyết định bởi chiều dài, chiều cao và quan hệ tỷ lệ giữa hai chiều đú Quy mụ của đồ thị to hay nhỏ cũn phải căn cứ vào mục đớch sử dụng Trong cỏc bỏo cỏo phõn tớch, không nờn vẽ cỏc đồ thị quỏ lớn Quan hệ tỷ lệ giữa chiều cao và chiều dài của đồ thị thụng thường được dùng từ 1:1,33 đến 1:1,5.
- Lựa chọn loại đồ thị cho phự hợp
Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động thương mại dịch vụ khu vực kte cá thể của tỉnh Ninh Bình (lấy số liệu năm 2004,2005 để minh họa)
1 Phân tích biến động quy mô và sự biến động quy mô về hoạt động thương mại, dịch vụ khu vực kinh tế cá thể của tỉnh Ninh Bình
Quy mô và cơ cấu hoạt động thương mại, dịch vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua có sự tăng lên đáng kể, đặc biệt là trong hai năm gần đây là năm 2004 và 2005
Nhìn chung, thông qua số liệu điều tra qua 2 năm 2004 và 2005, ta thấy được rất rõ ràng quy mô và cơ cấu của hoạt động này đã tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng Điều này càng biểu hiện rõ nhất thông qua sự tăng lên của số lượng các cơ sở kinh doanh cá thể, số lao động hoạt động, giá trị sản xuất của các cơ sở kinh doanh cá thể
Tất cả các chỉ tiêu trên được biểu hiện rõ hơn qua bảng số liệu tổng hợp sau về hoạt động thương mại, dịch vụ cá thể của tỉnh Ninh Bình qua số liệu điều tra sau:
Bảng 1: Bảng tổng hợp số liệu về hoạt động thương mại, dịch vụ khu vực kinh tế cá thể của tỉnh Ninh Bình theo số liệu điều tra 2 năm 2004-2005
1.Số cơ sở (cơ sở) 14452 18386
2 Lao động (người) 18566 23851 3.GO (triệu đồng) 315194 456087,5 4.Doanh thu ( triệu đồng) 1814904 2324253 Đây là bảng số liệu tổng hợp về hoạt động thương mại, dịch vụ khu vực kinh tế cá thể của tỉnh Ninh Bình Qua bảng tổng hợp trên ta sẽ lần lượt đi phân tích từng chỉ tiêu một để thấy được sự biến động của hoạt động qua hai năm. Đầu tiên ta xét đến sự biến động của cơ sở SXKD và số lao động của hoạt động thương mại, dịch vụ Ta có bảng số liệu sau về sự biến động này:
Bảng 2: Biến động của cơ sở SXKD và lao động của hoạt động thương mại, dịch vụ cá thể của tỉnh Ninh Bình qua 2 năm 2004-2005
Bảng 3:Bảng biểu hiện cơ cấu lao động hoạt động SXKD thương mại, dịch vụ cá thể của tỉnh Ninh Bình chia thưeo địa bàn năm 2004-2005 năm Địa bàn
2004 2005 số lượng (ngườI) % số lượng (ngườI) %
Bảng 4: Biểu hiện cơ cấu số lượng cơ sở SXKD thương mại dịch vụ cá thể của tỉnh Ninh Bình chia theo địa bàn 2004-2005 năm Địa bàn
2004 2005 số lượng (cơ sở ) % số lượng (cơ sở ) %
Qua số liệu trên, ta thấy rằng số lượng các cơ sở kinh doanh thương nghiệp – dịch vụ cá thể chia theo ngành sản xuất và chia theo địa bàn của tỉnh Ninh Bình đã tăng lên đáng kể Nếu như tính đến thời điểm 1/10/2004, toàn tỉnh có 20.014 cơ sở thì đến cùng thời điểm năm 2005, con số đó là 23.942 cơ sở tăng 19,6% so với năm 2004.
Các ngành sản xuất có số lượng các cơ sở tăng nhanh là ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ; năm 2004 là 10.580 cơ sở, đến năm 2005, số cơ sở tăng lên 13.781 cơ sở, tăng 30,26% Bên cạnh đó, ngành dịch vụ cũng tăng lên với các loại hình dịch vụ như tài chính, tín dụng, giáo dục – đào tạo, các hoạt động văn hóa và thể thao, đây là những ngành hứa hẹn trong tương lai sẽ còn tăng hơn nữa do đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao và do nhu cầu vui chơi giải trí và chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng cao.
Về số lao động hoạt động thương mại - dịch vụ cá thể trên địa bàn toàn tỉnh cũng tăng lên đáng kể cả về số lượng và chất lượng chuyên môn Tính đến ngày 1/10/2004, trên địa bàn toàn tỉnh có 26.530 lao động cá thể hoạt động trong các ngành thương mại - dịch vụ thì đến thời điểm 1/10/2005 đã có 31.835 lao động tăng 20% so với năm 2004.
Trong những năm qua, do tác động của cơ chế thị trường, các chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, các dự án đầu tư phát triển của tỉnh,cùng với các điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau mà tốc độ phát triển quy mô, cơ cấu ngành hoạt động của mạng lưới kinh doanh cá thể toàn tỉnh và mỗi địa phương trong tỉnh cũng khác nhau.
Xét về ngành kinh tế, thì ngành thương nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành; năm 2004 ngành thương nghiệp có 10580 cơ sở và
13074 lao động chiếm 73,2% về số cơ sở và 70,42% số lao động trong toàn bộ tổng thể Đến năm 2005, số cơ sở của ngành thương nghiệp là 13871 cơ sở và có 17239 lao động hoạt động trong ngành này, chiếm 58,8 % số cơ sở và 54% tổng lao động trong năm 2005, tăng 31,1% cơ sở và tăng 31,9% số lao động so với năm 2004 Ngành vận tải chiếm 23,2% tổng số cơ sở, 25% tổng số lao động trong năm 2005, giảm 0,1% cơ sở và tăng 0,35 số lao động so với năm 2004.
Tuy nhiên, một số ngành hoạt động có số lượng cơ sở giảm như khách sạn nhà hàng, các ngành dịch vụ trong năm 2004 giảm 23,7% 9 (giảm 387 cơ sở ) chủ yếu do các cơ sở SXKD mang tính tự phát, không ổn định và thường không chuyên sâu một hoạt động nào mà có thể tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh và trong cơ chế thị trường có sự chuyển đổi linh hoạt vì mục đích chính là lợi nhuận.
Xét quy mô cơ cấu theo lãnh thổ thì thị xã Ninh Bình chiếm tỷ trọng cao nhất, trong năm 2004 thị xã Ninh Bình có tổng số 4322 cơ sở chiếm20,6% số cơ sở và có 6110 lao động chiếm 23% lao động toàn tỉnh Năm 2005 tỷ lệ này tăng lên tương ứng là 23,2% tổng cơ sở ( 4443 cơ sở ) và tăng 245 tổng số lao động toàn tỉnh Tiếp đến là huyện Kim Sơn, chiếm 14,1% tổng số cơ sở và 13,8% tổng số lao động trong năm 2005 Các huyện, thị xã còn lại mỗi địa phương trung bình chiếm 10,95 số cơ sở và 10,6% tổng số lao động Riêng hai huyện Gia viễn và Hoa Lư là hai huyện có dân số thấp hơn nên là hai huyện có quy mô thương nghiệp dịch vụ nhỏ hơn cả Tuy nhiên, xem xét về sự phát triển số lượng cơ sở và lao động so với năm 2004 thì huyện YênKhánh có tốc độ tăng cao nhất: 31,5% cơ sở và 31,8% lao động, sau đó đến huyện Hoa lư: 28,8% số cơ sở và 28,2% số lao động; thị xã Ninh Bình 28,7%
5 6 và 27,3% ; các huyện, thị như huyện Yên Mô , thị xã Tam Điệp, Nho Quan, Gia Viễn tăng trong khoảng từ 12-18,2% và 9,6-18,9%, riêng huyện Kim Sơn tương đối ổn định, chỉ tăng 2,7% số cơ sở và tăng 0,5% số lao động so với năm 2004.
2.Phân tích quy mô, cơ cấu hoạt động thương mại - dịch vụ khu vực kinh tế cá thể của tỉnh Ninh Bình bằng phương pháp đồ thị
Từ bảng số liệu về số lượng các cơ sở kinh doanh khu vực kinh tế cá thể phân chia theo ngành sản xuất và phân chia theo địa bàn, ta thấy rằng số lượng các cơ sở nhìn chung tăng lên và năm 2005 tăng so với năm 2004 Điều này sẽ được biểu hiện rõ hơn qua đồ thị biểu hiện cơ cấu, biểu đồ biểu diễn sự phát triển số lượng cơ sở kinh doanh phân theo ngành và biểu đồ biểu diễn số lượng cơ sở kinh doanh theo địa bàn:
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, trong năm 2005, cơ cấu số lượng cơ sở kinh doanh ngành thương nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, ngành này chiếm 58% về số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh trong toàn bộ các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2005 Tiếp đó là đến các cơ sở kinh doanh về khách sạn, nhà hàng chiếm 23,2%, sau đó đến ngành vận tảI chiếm 11,5% Các cơ sở về hoạt động dịch vụ chiếm tỉ trọng nhỏ nhất, chỉ có 7,3%.
Còn ở biểu đồ so sánh sự phát triển số lượng cơ sở kinh doanh theo ngành hoạt động qua 2 năm 2004 và 2005 ta cũng thấy rất rõ rằng, sự phát triển về ngành thương nghiệp là rất nhanh và rất rõ, ngành này tăng lên về số lượng, số lao động hoạt động qua 2 năm trên rất nhanh Chỉ có ngành vận tải qua 2 năm trên là hầu như không tăng lên Sở dĩ như vậy là do trong 2 năm qua trên địa bàn toàn tỉnh đã giảm đi một số lượng lớn các loại hình vận tải thô sơ như xe bò kéo, xích lô … và một phần các phương tiện cơ giới đã hết thời gian được phép lưu hành Tuy vậy thì cũng có sự tăng thêm về số lượng các phương tiện vận tải hiện đại và có chất lượng.
Một số kiến nghị và giải pháp để phát triển hoạt động thương mại - dịch vụ khu vực kinh tế cá thể của tỉnh Ninh Bình
1 Đánh giá chung hoạt động thương mại, dịch vụ của khu vực kinh tế cá thể tỉnh Ninh Bình a.Những mặt đạt được
Hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh liên tục phát triển từ năm này qua năm khác và năm sau cao hơn so với năm trước, đã đóng góp vào tổng mức bán lẻ của tỉnh khá lớn, góp phần tăng giá trị sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế địa phương; đồng thời với sự phát triển kinh doanh của khu vực kinh tế cá thể là quá trình giải quyết việc làm, mang lại thu nhập cho hàng ngàn lao động cá thể từ thành thị đến nông thôn, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh doanh được nâng lên, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước Bên cạnh đó, với sự phát triển của hoạt động thương mại, dịch vụ cá thể đã góp phần đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong tỉnh cũng như nhân dân các tỉnh lân cận. b.Những mặt chưa được
Tuy vậy, sự vươn lên của khu vực kinh doanh cá thể vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định, đó là:
- Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
- Quy mô kinh doanh của các cơ sở nhỏ lẻ, manh mún; cơ sở vật chất dùng cho kinh doanh - nhất là tài sản cố định còn nghèo nàn , lạc hậu; năn minh thương mại đối với khách hàng còn khiếm khuyết; kết quả kinh doanh bình quân mỗi cơ sở còn thấp.
- Còn không ít cơ sở chưa làm tốt các quy định và nghĩa vụ đối vớiNhà nước trong kinh doanh như: kinh doanh không đăng ký, kinh doanh ngoài mục đích đăng ký; kinh doanh lẫn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
6 3 lượng; trốn thuế hoặc dây dưa thuế; lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; làm mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường,.v.v
- Mạng lưới cơ sở kinh doanh phân bố tự phát, tập trung phần lớn ở các khu vực thành thị và các trục giao thông chính, trong khi một số vùng núi, vùng xa, vùng sâu các cơ sở kinh doanh thưa thớt, đơn điệu, kém phát triển.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau đây:
- phần lớn lao động khu vực cá thể với trình độ thấp hoặc không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ do không được đào tạo, họ kinh doanh theo cách “làm ăn nhỏ” bằng những kinh nghiệm ít ỏi của mình
- một bộ phận cơ sở kinh doanh nhất là ở địa bàn nông thôn không lấy kinh doanh làm chính, hoạt động chỉ để tận dụng thời gian lao động nông nhàn, lao động ngoài độ tuổi và để hỗ trợ thêm thu nhập cho gia đình.
- Công tác quản lý trong khu vực cá thể kinh doanh đã có nhiều giải pháp tích cực và đã có hiệu quả rõ rệt, song có mặt, có thời gian, có nơi chưa được thường xuyên sâu sát, chưa có những điều chỉnh hợp lý kịp thời.
- Chưa có quy hoạch, kế hoạch và định hướng riêng cho sự phát triển các cơ sở cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn toàn tỉnh cũng như mỗi địa phương toàn tỉnh.
2.Những kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ khu vực kinh tế cá thể của tỉnh Ninh Bình trong những năm tiếp theo
Có thể nói, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ cá thể ở Ninh Bình những năm qua đã có những bước tiến đáng kề trong nền kinh tế thị trường, nhưng để phát triển theo hướng tích cực, vững chắc và đạt kết quả, hiệu quả cao hơn, những năm tiếp theo cẩn có sự tăng cường quản lý nhà nước và làm tốt công tác thống kê về thu thập thông tin của hoạt động thương mại, dịch vụ trên một số mặt chủ yếu sau:
Nguyễn Đại Nghĩa Thống kê
- Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên giữa các cơ quan chức năng hữu quan trong công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể thực hiện dúng pháp luật, đúng quy định và nghĩa vụ trong kinh doanh; khuyến khích các cơ sở thực hiện luật thuế giá trị gia tăng, đồng thời kiên quyết xử lý các cơ sở kinh doanh không tuân thủ pháp luật, trốn thuế, dây dưa thuế, kê khai doanh thu thấp so với thực tế …
- Bằng cỏc hỡnh thức thớch hợp, tạo điều kiện và khuyến khớch cỏc cơ sở cá thể thành lập hiệp hội kinh doanh, nơi tụ hội trao đổi kinh nghiệm kinh doanh, kiến thức thị trường, liên kết, liên doanh, tập trung vốn đầu tư, phân công thị trường, phân công ngành hàng hoạt động.
- Mở các lớp đào tạo ngắn ngày, thiết thực, phù hợp cho các chủ cơ sở kinh doanh về marketing, đồng thời tuyên truyền ý thức giữ gìn môi trường, học tập luật định liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các cơ sở kinh doanh.
- Tăng cường công tác thống kê thu thập thông tin về kết quả của hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ khu vực kinh tế cá thể của tỉnh Ninh Bình trong những năm tiếp theo.
- Phải có kế hoạch thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ kinh tế cá thể của tỉnh một cách thường xuyên, liên tục để nắm bắt được kịp thời thông tin của hoạt động này để có thể đưa ra được những quyết định chính xác trong công tác quản lý cũng như có thẻ đưa ra những kế hoạch, phương hướng trong thời gian tiếp theo.