Đề cương ôn tập Pháp luật kinh tế

18 1.9K 47
Đề cương ôn tập Pháp luật kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 Mọi thông tin trình bày ở trên đều mang tính chất tham khảo !!! Câu 2: Tăng cường hệ thống pháp luật tại VN là khách quan? Tại sao? Tăng cường hệ thống pháp luật tại VN là khách quan vì: - Muốn quản lý nền kinh tế bằng pháp luật đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật kinh tế hoàn thiện, nhằm tạo môi trường kinh doanh, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tự chịu trách nhiệm Hệ thống pháp luật hoàn thiện phải đảm bảo 4 yếu tố: phù hợp, thống nhất, toàn diện và pháp lý. - Thực tế hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam hiện nay chưa hoàn thiện, còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo Câu 3: Phân biệt quản lí nhà nước về kinh tế với quản lí kinh doanh của chủ thể kinh doanh? Tiêu chí QLNN về kinh tế QL SX kinh doanh Chủ thể quản lý Cơ quan NN các cấp (Quốc hội, Chính phủ, HĐND, UBND các cấp…) Bộ máy quản lý doanh nghiệp Phạm vi Toàn bộ ngành, lĩnh vực nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu Tạo môi trường thuận lợi cho sx kinh doanh, điều tiết các mối quan hệ trong kinh tế ptiển ổn định theo định hướng và có trật tự Mục tiêu chính là vì lợi nhuận Phương pháp tác động, QL kinh tế NN sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô như các chính sách, pháp luật về thuế, lãi suất, tài phán v.v Sử dụng các công cụ điều tiết vi mô Chi phí quản lý Chi ngân sách Nhà nước Tính vào giá thành sản xuất – kinh doanh Tính chất Mang tính quyền lực nhà nước Không mang tính quyền lực nhà nước Câu 4: Trình bày ưu nhược điểm của chế độ trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh? Chủ thể kinh doanh gắn với chế độ trách nhiệm vô hạn về tài sản trong kinh doanh là các chủ thể kinh doanh trong đó có ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của chủ thể kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình, không phân biệt tài sản đó bỏ ra kinh doanh hay không. Ưu điểm: - Đối với chủ sở hữu: +,Có khả năng huy động vốn vay lớn hơn số vốn đầu tư vào kinh doanh. +, Tạo được sự tin tưởng với đối tác, khách hàng - Đối với người cho vay: Có khả năng thu hồi nợ vượt quá tài sản còn lại đầu tư vào kinh doanh của chủ sở hữu vì chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng cả tài sản không đầu tư vào kinh doanh. Nhược điểm: - Đối với chủ sở hữu: +, Không có sự phân tán rủi ro từ chủ sở hữu sang chủ nợ -> không khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn trực tiếp vào kinh doanh +, Không dám đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm -> mất cân đối nền kinh tế Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 Mọi thông tin trình bày ở trên đều mang tính chất tham khảo !!! - Đối với người cho vay: Khó có khả năng kiểm soát, xác định tài sản đảm bảo tiền vay. Câu 5: Trình bày ưu nhược điểm của chế độ trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh? Chủ thể kinh doanh gắn với chế độ trách nhiệm hữu hạn về tài sản trong kinh doanh là các chủ thể kinh doanh trong đó chủ sở hữu hoặc các đồng chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình. Ưu điểm: - Đối với chủ sở hữu: +, Tạo ra sự phân tán rủi ro từ người góp vốn đầu tư trực tiếp vào kinh doanh sang các chủ nợ  Thuận lợi trong việc huy động vốn góp từ các tổ chức, cá nhân khác nhau đầu tư trực tiếp vào kinh doanh. +, Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm -> Cân bằng nền kinh tế - Đối với người cho vay: Dễ dàng xác định, kiểm soát tài sản đảm bảo tiền vay Nhược điểm: - Đối với chủ sở hữu: Hạn chế trong việc huy động vốn vay để bổ sung vốn kinh doanh - Đối với người cho vay: Khó có khả năng đòi các được các khoản nợ nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Câu 6: Trong quá trình kinh doanh, công ty TNHH 1 thành viên không được giảm vốn điều lệ? Tại sao? Công ty TNHH 1 thành viên là công ty do 1 cá nhận hoặc 1 tổ chức có tư cách pháp nhân làm chủ sở hữu. Trách nhiệm tài sản trong kinh doanh: Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty TNHH 1 thành viên không được giảm vốn điều lệ vì đây là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu do đó không có cơ chế kiềm chế giữa các đồng chủ sở hữu; mặt khác chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Nếu pháp luật cho phép công ty TNHH 1 thành viên được giảm vốn điều lệ, chủ sở hữu có thể lợi dụng quy định này để giảm vốn điều lệ nhằm trốn tránh các nghĩa vụ về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác dẫn đến quyền lợi của các chủ nợ không được đảm bảo. Vậy để đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ, pháp luật quy định công ty TNHH 1 thành viên không được giảm vốn điều lệ. Câu 7: Trong các biện pháp bảo đảm hợp đồng, biện pháp nào là biện pháp phi tài sản? Ý nghĩa của biện pháp đó? Biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng là cách thức, biện pháp dự phòng nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, các bên có thể thoả thuận áp dụng một hoặc một số biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng sau: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 Mọi thông tin trình bày ở trên đều mang tính chất tham khảo !!! Trong các biện pháp bảo đảm hợp đồng trên, biện pháp bảo đảm hợp đồng bằng tín chấp là biện pháp phi tài sản Tín chấp, là việc tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm(bằng tín chấp) cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ. Ý nghĩa: - Giúp các cá nhân, hộ gia đình nghèo tiếp cận được nguồn vốn vay khi không có tài sản đảm bảo. - Nâng cao vai trò của tổ chức chính trị và tổ chức xã hội nghề nghiệp. Câu 8: Ưu nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng hoà giải? Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh có sự tham gia của bên thứ 3 độc lập, do 2 bên tranh chấp chỉ định hay chấp nhận, giữ vai trò trung gian hỗ trợ cho các bên tìm kiếm những giải pháp phù hợp để giải quyết tranh chấp. Ưu điểm của phương pháp hoà giải: + Đảm bảo được uy tín, bí mật cho các bên tham gia hoà giải + Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém. + Có sự tham gia của bên thứ 3 trong quá trình giải quyết tranh chấp mà bản thân thương lượng không có, bằng kỹ năng hoà giải và sự tín nhiệm của các bên, người hoà giải có thể sẽ giúp cho các bên tham gia hoà giải dễ đi đến thống nhất và quyết định nhanh chóng giúp tranh chấp được giải quyết nhanh hơn. + Tham gia hoà giải sẽ không có tình trạng kẻ thắng, người thua  Không gây sự đối đầu giữa các bên, giữ được mối quan hệ vốn có. Nhược điểm của phương pháp hoà giải: + Người hoà giải phải có kỹ năng hoà giải. + Phán quyết do các bên tham gia hoà giải tự ra quyết định do đó không mang tính cưỡng chế nhà nước. Nếu một trong các bên cố tình không thi hành để kéo dài thời gian tranh chấp sẽ dẫn đến có thể tranh chấp không thể giải quyết vì quá thời gian khởi kiện nếu muốn khởi kiện ra toà án. + Phải chia sẻ thông tin cho bên thứ 3  uy tín, bí quyết kinh doanh cũng ít nhiều bị ảnh hưởng so với thương lượng. + Do không công khai nên thiếu sự tác động của dư luận xã hội. Câu 9: Ưu nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thương lượng? Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh mà không cần đến vai trò của bên thứ 3. Khi có tranh chấp các bên cùng nhau bàn bạc, thoả thuận để giải quyết. Ưu điểm: - Thuận tiện, đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém, tiết kiệm thời gian Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 Mọi thông tin trình bày ở trên đều mang tính chất tham khảo !!! - Đảm bảo được uy tín, bí mật kinh doanh cho các bên tham gia hoà giải. Nhược điểm: - Đòi hỏi sự thống nhất cao và thiện chí giữa các bên - Phán quyết do các bên tham gia thương lượng tự ra quyết định do đó không mang tính cưỡng chế nhà nước. Nếu một trong các bên cố tình không thi hành để kéo dài thời gian tranh chấp sẽ dẫn đến có thể tranh chấp không thể giải quyết vì quá thời gian khởi kiện nếu muốn khởi kiện ra toà án. - Do không công khai nên thiếu sự tác động của dư luận xã hội. Câu 10: Phán quyết của trọng tài thương mại có giá trị chung thẩm? Tại sao? Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ 3 độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện. Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm nghĩa là phán quyết có hiệu lực thi hành ngay và không thể kháng cáo, kháng nghị.(Trường hợp phán quyết của trọng tài sai pháp luật thì Toà án có thể huỷ bỏ). Vì: - Trọng tài đưa ra phán quyết nhân danh ý chí của các bên đương sự và dựa trên sự thoả thuận của các bên: chọn trọng tài viên, thời điểm giải quyết - Tổ chức trọng tài là tổ chức xã hội nghề nghiệp nên không phân cấp quản lý – Có vị trí pháp lý độc lập. Câu 11: Ưu nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài thương mại? Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ 3 độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện. Ưu điểm: - Đảm bảo được bí mật, uy tín cho các bên vì theo nguyên tắc không công khai. - Thời gian giải quyết tranh chấp hầu như được xác định vì phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm, không có kháng cáo, kháng nghị. -> Giải quyết tranh chấp nhanh chóng hơn so với toà án. - Cơ quan trọng tài hoàn toàn trung lập, các trọng tài viên có trình độ chuyên môn cao giúp xác định tốt quyền và trách nhiệm của các bên Nhược điểm: - Chi phí tốn kém và nhiều thủ tục hơn so với thương lượng và hoà giải. - Do chỉ được yêu cầu cung cấp chứng cứ nên các trọng tài viên có thể gặp khó khăn trong quá trình điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng. - Phán quyết của trọng tài không mang tính cưỡng chế nhà nước. Nếu 1 trong 2 bên không thi hành thì bên còn lại phải thực hiện thủ tục yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài đối với bên không thi hành phán quyết. - Do không công khai nên thiếu sự tác động của dư luận xã hội. Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 Mọi thông tin trình bày ở trên đều mang tính chất tham khảo !!! Câu 12: Ưu nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng toà án? Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết, buộc các bên có nghĩa vụ thi hành. Ưu điểm: - Phán quyết của Toà án mang tính cưỡng chế nhà nước, các bên buộc phải thi hành nếu không thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành phán quyết của Toà án. - Xét xử theo nguyên tắc công khai nên có sự tác động của dư luận xã hội. - Trình tự thủ tục chặt chẽ, nếu phán quyết lần 1 chưa phù hợp với ý chí của các bên thì các bên có thể kháng cáo. Nhược điểm: - Khó đảm bảo được uy tín, bí mật kinh doanh của các bên do Toà xét xử theo nguyên tắc công khai. - Do trình tự và thủ tục chặt chẽ nên thời gian giải quyết thường kéo dài và tốn kém về chi phí, ảnh hưởng không tốt tới quá trình hoạt động kinh doanh. - Nếu có yếu tố nước ngoài, phán quyết của toà án khó được chấp nhận trong phạm vi quốc tế, việc sử dụng ngôn ngữ, quy tắc tố tụng của một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Câu 13: Tại sao toà án chỉ mở thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh khi có đơn khởi kiện hợp pháp? Tranh chấp trong kinh doanh là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về mặt lợi ích, về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh doanh. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh là việc lựa chọn phương thức thích hợp để loại trừ các bất đồng, mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các bên tranh chấp. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh được áp dụng phổ biến bao gồm: Thương lượng, hoà giải, giải quyết bằng trọng tài, giải quyết bằng toà án. Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng toà án, để yêu cầu toà án mở thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, một trong các bên tranh chấp phải có đơn khởi kiện hợp pháp. Vì: +. Các bên đều có quyền tự chủ, tự định đoạt. Để đảm bảo quyền lợi cho các bên, toà án không mở thủ tục giải quyết khi không có đơn yêu cầu hợp pháp. + Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp, khi phát sinh tranh chấp, các bên có thể lựa chọn các phương thức giải quyết, không nhất thiết phải giải quyết tranh giấp bằng toà án. Câu 14: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều phải lập ban kiểm soát. Đúng hay sai? Tại sao? Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt các thành viên công ty kiểm soát các hoạt động của công ty. Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 Mọi thông tin trình bày ở trên đều mang tính chất tham khảo !!! Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, ban kiểm soát bắt buộc phải thành lập khi công ty có từ 11 thành viên trở lên, trường hợp có ít hơn 11 thành viên, công ty có thể thành lập ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Vậy ý kiến: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều phải lập ban kiểm soát là sai. Câu 15: Sự cần thiết phải điều chỉnh các quan hệ Tài chính bằng pháp luật? Pháp luật tài chính là hệ thống các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tài chính của các chủ thể, nhằm thiết lập, duy trì một trật tự xã hội nhất định đối với các hoạt động tài chính. Sự cần thiết phải điều chỉnh các quan hệ tài chính bằng pháp luật: + Trong hoạt động của Nhà nước có hoạt động tài chính - hoạt động mang tính công quyền, phải được thể chế hoá bằng pháp luật. + Từ bản chất của quan hệ tài chính: Để hoà giải các mối quan hệ về lợi ích, nhà nước phải sử dụng đến pháp luật. Điều chỉnh các quan hệ tài chính bằng pháp luật còn đảm bảo tính kế hoạch, tính công khai và mối quan hệ vừa chi phối vừa phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động tài chính với các hoạt động kinh tế xã hội khác. + Từ tính chất, đặc điểm của quan hệ tài chính trong nền kinh tế thị trường: Quan hệ tài chính ngày càng trở lên phong phú và phức tạp, chịu sự tác động của các quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Để quản lý hoạt động tài chính, bảo đảm tính minh bạch, Nhà nước phải sử dụng pháp luật. + Để sử dụng hiệu quả nguồn tài chính: Nguồn tài chính là có hạn, trong khi nhu cầu là vô hạn, để các nguồn tài chính được sử dụng nhằm tối đa hoá lợi ích và giảm thiểu các chi phí, các quan hệ tài chính phải được pháp luật điều chỉnh. + Từ các thuộc tính của pháp luật: Tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về hình thức, tính đảm bảo được thực hiện bằng nhà nước Câu 16: Người có quyền yêu cầu toà mở thủ tục giải quyết phá sản khi công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản? Doanh nghiệp, HTX không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. Toà án nhân dân có thẩm quyền thụ lý đơn và tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX khi có đơn yêu cầu toà án nhân dân mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX. Khi công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản, người có quyền yêu cầu toà án mở thủ tục giải quyết phá sản là: + Chủ nợ có đảm bảo một phần và chủ nợ không có đảm bảo + Người lao động + Cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần theo quy định tại Điều lệ công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo Quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Nếu Điều lệ công ty không quy định và không tiến hành được Đại hội đồng cổ đông, thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian ít nhất là 6 tháng liên tục có quyền nộp đơn đối với công ty cổ phần đó. Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 Mọi thông tin trình bày ở trên đều mang tính chất tham khảo !!! Câu 17: Cán bộ công chức không được thành lập, quản lý kinh doanh? Tại sao? Các trường hợp cấm thành lập, quản lý kinh doanh? Cán bộ, công chức không được thành lập, quản lý kinh doanh vì: + Nếu để cán bộ, công chức tự do kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến công việc của một công chức nhà nước(không hoàn thành nhiệm vụ, không quan tâm đến công việc, ) + Do việc kinh doanh mục đích là để đạt được lợi ích cho bản thân mình nên khó tránh khỏi việc lạm quyền để phục vụ lợi ích riêng của công ty, mưu đồ trục lợi Các trường hợp cấm thành lập, quản lý kinh doanh: + Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; + Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; + Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân VN; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân VN; + Cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; + Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; + Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. Câu 18: So sánh thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty hợp danh? Giống nhau: + Đều là thành viên của công ty hợp danh + Đều phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên góp không đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty và thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc góp không đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây ra. + Được chia lợi nhuận theo tỉ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty + Có quyền tham gia họp, thảo luận, biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên về tình hình, các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình. + Được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng với tỉ lệ vốn góp vào công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản. Khác nhau: Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 Mọi thông tin trình bày ở trên đều mang tính chất tham khảo !!! Chủ thể Ít nhất 2 thành viên. Thành viên hợp danh là cá nhân. Không bắt buộc phải có thành viên góp vốn, thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trình độ chuyên môn Thành viên hợp danh phải có trình độ chuyên môn về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty. Không cần có trình độ chuyên môn về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Chế độ trách nhiệm Chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp đã cam kết. Chuyển nhượng vốn Thành viên hợp danh không được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại. Được chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định. Hoạt động Được hoạt động nhân danh công ty Không được hoạt động nhân danh công ty Câu 19: Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân? Theo bộ luật dân sự 2005, Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Được thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì: Tài sản của doanh nghiệp không tách bạch với tài sản của doanh nghiệp. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp, vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự khai > Vi phạm điều 3 trong điều kiện được công nhận là pháp nhân > Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Câu 20: Nội dung các nguyên tắc giao kết hợp đồng? Tại sao khi giao kết hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc đó? Nguyên tắc giao kết hợp đồng là các tư tưởng chỉ đạo mà trong quá trình giao kết các bên cần phải tuân theo. Các nguyên tắc: - Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. - Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng. Khi giao kết hợp đồng, phải tuân thủ các nguyên tắc vì: Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 Mọi thông tin trình bày ở trên đều mang tính chất tham khảo !!!  Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái với đạo đức xã hội: Bộ luật Dân sự quy định cho các chủ thể được tự do giao kết hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể có thể thoả mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần. Dựa trên nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thể đều có thể tham gia giao kết bất kỳ một giao dịch/ hợp đồng dân sự nào, nếu muốn. Tuy nhiên, hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp luật, được pháp luật công nhận và bảo vệ khi ý chí của các bên giao kết hợp đồng phù hợp với ý chí của nhà nước. Hay nói cách khác, sự tư do ý chí giao kết hợp đồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định – giới hạn lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng  Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng: Do các bên tham gia quan hệ hợp đồng có địa vị pháp lý bình đẳng, hợp đồng giao kết dựa trên ý chí của các bên tham gia giao kết, các bên tham gia giao kết có quyền tự do bày tỏ ý chí của mình trong khi giao kết hợp đồng. Vì vậy, các bên tham gia giao kết phải tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Câu 21: Một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là các bên tham gia phải hoàn toàn tự nguyện? Tại sao? Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: 1. Người tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự 2. Mục đích và nội dung của hộp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. 3. Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện 4. Đối với hợp đồng mà pháp luật có quy định về hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đó. Khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên tham gia giao kết phải hoàn toàn tự nguyện vì: - Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về một vấn đề cụ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên đối với nhau. - Khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên tham gia giao kết có địa vị pháp lý bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau Câu 22: So sánh cầm cố và thế chấp tài sản? Cầm cố tài sản là việc một bên(bên cầm cố) giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia(bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Thế chấp tài sản là việc một bên(bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia(bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên thế chấp. Giống nhau:  Đều là các quan hệ đối nhân, dùng TS để bảo đảm trong giao dịch.  Về hình thức: phải lập thành VB (có thể là VB độc lập hoặc là một điều khoản trong hợp đồng chính)  Về thời hạn: do các bên thỏa thuận, nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn cầm cố/ thế chấp TS thì thời hạn cầm cố/thế chấp TS được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố/thế chấp.  Về TS cầm cố/thế chấp: Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 Mọi thông tin trình bày ở trên đều mang tính chất tham khảo !!! o Đều có thể là động sản o Phải được phép giao dịch và bảo đảm giá trị thanh toán cao o Do bên nhận cầm cố/ thế chấp giữ hoặc bên thứ 3. Bên cầm cố hoặc bên thế chấp có trách nhiệm báo cáo với bên nhận cầm cố hoặc bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ 3 đối với TS của người giao dịch (nếu có) o Có thể cầm cố/thế chấp nhiều TS để bảo đảm thực hiện 1 nghĩa vụ Khác nhau: Tiêu chí Cầm cố tài sản Thế chấp tài sản Bản chất Có sự chuyển giao tài sản Không có sự chuyển giao tài sản mà chỉ giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp Loại tài sản Động sản và các giấy tờ có giá Động sản, bất động sản, tài sản được hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê cũng như hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản đó nếu pháp luật có quy định và do các bên thoả thuận, tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp. Thời điểm có hiệu lực Khi bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố Khi bên thế chấp chuyển giao giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản cho bên nhận thế chấp Mức độ rủi ro Bên nhận cầm cố nắm giữ trực tiếp tài sản nên ít rủi ro hơn Bên nhận thế chấp không trực tiếp nắm giữ tài sản nên rủi ro cao hơn. Câu 23: Khoản nợ thuế của NSNN có được thanh toán khi doanh nghiệp phá sản hay ko? Nếu có thanh toán theo thứ tự thứ mấy khi DN phá sản? Tại sao? Sau khi thanh toán các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản đảm bảo, việc phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp, HTX được thực hiện theo thứ tự: - Thứ nhất: Phí phá sản - Thứ 2: Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xá hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết. - Thứ 3: Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng - Thứ 4: Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, HTX sau khi đã thanh toán đủ các khoản trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về: o Xã viên hợp tác xã o Chủ doanh nghiệp tư nhân o Các thành viên của công ty, các cổ đông của công ty cổ phần o Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước. [...]... của kinh tế thị trường: Để phát huy những ưu điểm vốn có, hạn chế, thủ tiêu các nhược điểm của kinh tế thị trường, để giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phổ biến, thường xuyên và cơ bản trong nền kinh tế, Nhà nước phải quản lý nền kinh tế bằng pháp luật Từ những ưu thế của nhà nước: Nhà nước là chủ thể có quyền lực đặc biệt về kinh tế, chính trị, có quyền duy nhất ban hành và sử dụng pháp luật. .. nền kinh tế bằng pháp luật? Sự cần thiết phải quản lý nhà nước nền kinh tế bằng pháp luật: - - - Từ vị trí, vai trò của hoạt động kinh tế: Hoạt động kinh tế quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Nó luôn ẩn chứa tính chất phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới lợi ích của mọi chủ thể trong xã hội  Nhà nước cần can thiệp một cách mạnh mẽ vào lĩnh vực kinh tế Từ những... phá sản, pháp luật phá sản quy định thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh Đây là biện pháp thiết thực và hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp, HTX thoát khỏi tình trạng phá sản, góp phần tạo dựng một nền kinh tế ổn định Mọi thông tin trình bày ở trên đều mang tính chất tham khảo !!! Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 Khi việc tổ chức lại hoạt động kinh doanh không khả... pháp luật Mọi thông tin trình bày ở trên đều mang tính chất tham khảo !!! Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế - Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 Từ những thuộc tính khách quan của pháp luật: tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, tính được đảm bảo bằng Nhà nước Pháp luật đã có một vai trò không thể thiếu được cho sự quản lý của Nhà nước đối với đời sống kinh tế - xã hội... Được đưa ra phương án phục hồi kinh doanh cho Doanh nghiệp, HTX Câu 27: Chứng minh pháp luật phá sản là cơ sở bảo vệ quyền lợi của bản thân doanh nghiệp, HTX? Mọi thông tin trình bày ở trên đều mang tính chất tham khảo !!! Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 Pháp luật phá sản là cơ sở bảo vệ quyền lợi của bản thân doanh nghiệp thông qua các quy định như: - - Ấn... Câu 31: Chứng minh công ty cổ phần là chủ thể kinh doanh? Chủ thể kinh doanh là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật Công ty cổ phần là chủ thể kinh doanh vì: - - Công ty cổ phần có vốn đầu tư kinh doanh: Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần Việc góp vốn vào công ty được thực... Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế - - - Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 Công ty cổ phần thực hiện hạch toán kinh doanh: Theo cơ cấu tổ chức, công ty cổ phần có bộ phận thực hiện hạch toán kinh doanh Công ty cổ phần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước: Khi phát sinh nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước, công ty cổ phần thực hiện nộp thuế theo quy định Công ty cổ phần chịu sự... tin trình bày ở trên đều mang tính chất tham khảo !!! Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc... hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn Công ty cổ phần thực hiện hành vi kinh doanh: Công ty cổ phần thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục trên thị trường nhằm mục tiêu sinh lợi nhuận và tự chịu trách nhiệm về hành vi kinh doanh của mình Mọi thông tin trình bày ở trên đều mang... bắt buộc nào Sự đảm bảo của Các quyết định không được các quyết định pháp luật đảm bảo thi hành Trọng tài thương mại Sau khi xem xét, trọng tài thương mại có thể đưa ra phán quyết có tính bắt buộc thi hành Kết hợp giữa thoả thuận và tài phán  Có sự chi phối của pháp luật Tuân theo quy định của pháp luật Phán quyết của trọng tài thương mại được pháp luật công nhận và cơ quan thi hành án có quyền buộc . thống pháp luật tại VN là khách quan vì: - Muốn quản lý nền kinh tế bằng pháp luật đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật kinh tế hoàn thiện, nhằm tạo môi trường kinh doanh, bảo đảm quyền tự do kinh. quản lý nhà nước nền kinh tế bằng pháp luật? Sự cần thiết phải quản lý nhà nước nền kinh tế bằng pháp luật: - Từ vị trí, vai trò của hoạt động kinh tế: Hoạt động kinh tế quyết định đến sự. công ty cổ phần đó. Trả lời một số câu hỏi Pháp luật kinh tế Writed by Hà Huy Khánh CQ48/21.08 Mọi thông tin trình bày ở trên đều mang tính chất tham khảo !!! Câu 17: Cán bộ công chức không

Ngày đăng: 28/05/2014, 12:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan