1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ

121 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Kể từ khi nâng cấp quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thành “Đối tác Chiến lược Toàn diện”, mặc dù chịu tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như tình hình của hai nước, song hai bên tiếp

Trang 1

M Ầ

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong suốt chiều dài lịch sử, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được xem

là mối quan hệ lịch sử, truyền thống, thủy chung và trong sáng Mối quan hệ hữu nghị này trong thời hiện đại tiếp tục được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru đặt nền móng, được nhiều thế hệ và nhân dân hai nước vun đắp vững chắc theo thời gian Quan hệ hai nước được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đánh giá “Trong sáng không một gợn mây” và được

nâng cấp lên tầm quan hệ Đối tác Chiến lược năm 2007 trên cơ sở sự tương đồng về lợi ích chiến lược thực sự giữa hai nước Mối quan hệ này tiếp tục được nâng cấp thành “Đối tác Chiến lược Toàn diện” (tháng 9/2016), phản ánh sự phát triển sâu rộng, tin cậy và hiệu quả của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ hòa mình vào dòng chảy chung của lịch sử khu vực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và phồn vinh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới

1.2 Kể từ khi nâng cấp quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thành “Đối tác

Chiến lược Toàn diện”, mặc dù chịu tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như tình hình của hai nước, song hai bên tiếp tục mở rộng và triển khai tất cả các lĩnh vực hợp tác từ chính trị - ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu

tư đến quốc phòng - an ninh, khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, du lịch trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu Với sự tin cậy và chia sẻ nhiều lợi ích chung, hai nước cũng triển khai và thực hiện có hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, đa phương trên các diễn đàn khu vực, quốc tế Đặc biệt, Việt Nam được coi là trụ cột quan trọng trong Chính sách hành động hướng Đông của

Ấn Độ, là đối tác chủ chốt của tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời là một mắt xích vô cùng quan trọng trong quá trình kết nối giữa Ấn

Độ với ASEAN Đây chính là động lực giúp mối quan hệ hai nước tiếp tục vững mạnh, nâng cao uy tín và vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế

Trang 2

1.3 Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, quan hệ Đối tác

chiến lược Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2016 đến năm 2020 vẫn còn một số hạn chế nhất định, ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của mỗi quốc gia Do đó, trong thời gian tới, hai nước tiếp tục phát huy những thành tựu, khắc phục những hạn chế để mở ra nhiều vận hội mới, tạo chất men gắn kết hai dân tộc, hướng tới sự phát triển bền vững Lòng tin chiến lược được vun đắp từ truyền thống của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ hứa hẹn sẽ tạo nên những bước đột phát mạnh mẽ, sâu rộng, thực chất và hiệu quả hơn trong thời gian tới

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quan hệ Đối tác

Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ” để nghiên cứu viết luận văn thạc

sĩ ngành Chính trị học

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Từ trước đến nay, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Sau đây chúng tôi xin điểm qua một số công trình

- Sách “Lịch sử Ấn Độ”, Vũ Dương Ninh (chủ biên, 1995), Nxb Giáo

dục, Hà Nội Nội dung chủ yếu của công trình này là nghiên cứu về lịch sử

Ấn Độ nên quan hệ Việt - Ấn chỉ được trình bày khái quát từ khi hai nước có quan hệ đến những năm 90 của thế kỷ XX

- Sách “Ấn Độ xưa và nay”, Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý, (chủ biên, 1997), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Nội dung chính là giới thiệu một cách khái quát về đất nước, con người, lịch sử Ấn Độ xưa và nay, tác giả cũng giới thiệu khái quát về quan hệ Ấn - Việt thời kỳ lịch sử cổ - trung đại cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX

- Sách “Việt Nam - Ấn Độ 45 năm Quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến lược”, Lê Văn Toan (chủ biên, 2017), Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia Sự thật, Hà Nội, đã hệ thống những thành tựu và hạn chế của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực chính trị, ngoại giao đồng thời cũng trình bày khái quát về những xu hướng phát triển trong thời gian tới

Trang 3

- Sách “Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới”, Trần

Nam Tiến (chủ biên, 2016), Nxb Văn hóa - Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh Công trình hệ thống mối quan hệ Việt - Ấn trên mọi lĩnh vực cũng như nói lên tham vọng của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á và vai trò của Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ

- Các bài viết trên tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á mà chúng tôi tiếp cận như: Võ Minh Hùng (2017), Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: triển vọng

phát triển trong thời gian tới, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 3 (52),

tr.27-33; Vũ Trọng Hùng, Quách Thị Huệ (2019), “Kinh tế nông nghiệp Ấn

Độ - kinh nghiệm cho Việt Nam và triển vọng hợp tác giữa hai nước”, Tạp chí

nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 5 (78), tr.15-21; Đồng Thị Thùy Linh (2020),

“Một số nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ sang Việt

Nam”, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 10 (95), tr.11-19; Trần Hoàng Long, Nguyễn Đắc Tùng (2019), “Hợp tác hải quân Việt Nam - Ấn Độ”, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 5 (78), tr.1-8; Huỳnh Thanh Loan (2017),

“Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ tiếp xúc văn hóa cổ đại đến kết nối nhân dân

ngày nay”, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 2 (51), tr.1-10; Lê Thị

Hằng Nga, Triệu Hồng Quang, Huỳnh Thị Lệ My (2019), “Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind thăm chính thức Việt Nam: ý nghĩa biểu tượng và kết quả

thực tế”, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 2 (75), tr.1-8; Lưu Văn

Quyết, Huỳnh Tâm Sáng (2020), “Nhân tố văn hóa trong quan hệ Việt Nam -

Ấn Độ: từ góc nhìn lịch sử và thời đại”, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và châu Á,

số 6 (91), tr.20-26; Trần Quang Thắng, Nguyễn Thu Trang (2018), “Một số rào cản trong quan hệ thương mại đối với hàng Việt Nam xuất khẩu sang Ấn

Độ”, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 6 (67), tr.29-36; Nguyễn Thu

Trang (2018), “Quan hệ thương mại nông sản Việt Nam - Ấn Độ: thực trạng

và giải pháp”, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 1 (62), tr.31-40;

Nguyễn Xuân Trung (2017), “Quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ: một số

đặc điểm và những rào cản”, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 10 (59),

tr.60-66

Trang 4

- Các bài viết tiếng Anh như: Sonu Trivedi, Shivangi Dikshit (2019),

“Strengthening Ties: Tourism in India and Vietnam”, Vietnam Journal for Indian and Asian Studies, Vol 1, No.1, pp.17-23; Nguyen Xuan Trung (2020),

“Indian Enterprises‟ Investment in Vietnam and the role of Indian Diaspora”, Vietnam Journal for Indian and Asian Studies, Vol 2, No.1, pp.1-9; Tilottama

Mukherjee (2019), “India‟s Southeast Asia Policy: The Pivotal Role of

Vietnam”, Vietnam Journal for Indian and Asian Studies, Vol 1, No.1,

pp.1-16; Tilottama Mukherjee (2020), “Vietnam - The Pillar of India‟s Southeast

Asia policy and the “China factor”: 2000 - 2020”, Vietnam Journal for Indian and Asian Studies, Vol 2, No.1, pp.28-38; Vo Xuan Vinh (2019), India-

Vietnam Relations under Modi 2.0: Prospects and Challenges, ISEAS Yusof Ishak Institute, Issue: 2019 No.82, Singapore, 14 October 2019, pp.1-10…

Như vậy, điểm lại một số công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam -

Ấn Độ, chúng tôi nhận thấy, hầu hết đều trình bày một hay một vài lĩnh vực chủ yếu từ kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2016 đến năm 2020 Vì thế, những nguồn tài liệu quý trên có ý nghĩa gợi mở để chúng tôi hình thành ý tưởng, có giá trị tham khảo quan trọng, cung cấp luận cứ, luận chứng trong việc triển khai và thực hiện luận văn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ

từ năm 2016 đến năm 2020 nhằm đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, kinh tế đến quốc phòng - an ninh, khoa học, văn hóa, giáo dục trong thời gian này; nhận định xu hướng vận động của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

Trang 5

- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ

- Làm rõ bước phát triển của mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh, khoa học, văn hóa, giáo dục từ năm 2016 đến năm 2020

- Rút ra những nhận xét, đánh giá về thành tựu, hạn chế, đặc điểm của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ và dự báo xu hướng phát triển trong thời giai tiếp theo

4 ối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Quá trình phát triển mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ trên nhiều phương diện từ năm 2016 đến năm 2020

4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi của luận văn được

giới hạn như sau:

Về thời gian, luận văn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2016

đến năm 2020 Sở dĩ chúng tôi chọn năm 2016 làm khởi điểm cho công trình nghiên cứu của mình, bởi trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn

Độ Narendra Modi từ ngày 02 - 03/9/2016 hai nước đã thống nhất nâng cấp quan hệ song phương từ Đối tác Chiến lược (2007) lên Đối tác Chiến lược Toàn diện

Về không gian, đó là những vấn đề, sự kiện chính trị - ngoại giao, kinh

tế, quốc phòng - an ninh, khoa học, văn hóa, giáo dục diễn ra trên lãnh thổ hai nước Việt Nam và Ấn Độ Đồng thời những nghiên cứu của đề tài còn mở rộng trong không gian khu vực Đông Nam Á, Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương , các diễn đàn cũng như các nước trên thế giới có tác động đến quan

hệ của hai nước

Về nội dung, luận văn nghiên cứu quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn

diện giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ trên nhiều phương diện từ chính trị -

Trang 6

ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh đến khoa học, văn hóa, giáo dục từ năm 2016 đến năm 2020

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên hệ thống các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng

và Nhà nước về đối ngoại nói chung; những chính sách triển khai trong quan

hệ Việt Nam - Ấn Độ nói riêng Bên cạnh đó, luận văn kế thừa những quan điểm lý luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đối với một số nội dung liên quan

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, chúng tôi dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và

tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu Chính trị học, phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và kết hợp hai phương pháp này để phục dựng bức tranh quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như: phương pháp nghiên cứu tài liệu và xử lý thông tin, phương pháp nghiên cứu

lý thuyết, phân tích, tổng hợp lý thuyết

6 óng góp của luận văn

Luận văn hoàn thành sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:

- Luận văn trình bày một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể về quan hệ

Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh, khoa học, văn hóa, giáo dục (2016 - 2020) Qua đó thấy được, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ không ngừng phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực, góp phần khẳng định tính hiệu quả, bền vững, sự tin cậy chính trị và sự hội tụ chiến lược trong bàn cờ

thế giới của hai nước, tạo ra các cơ hội hợp tác không giới hạn

Trang 7

- Góp phần cung cấp những cứ liệu, luận chứng thuyết phục để làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền về đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam với Ấn Độ nói riêng và Việt Nam với các quốc gia trên thế giới nói chung

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, kết cấu của luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ

Chương 2: Bước phát triển của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ

Chương 3: Nhận xét quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam -

Ấn Độ

Trang 8

Chương 1

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ỘNG ẾN QUAN HỆ

ỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM - ẤN Ộ

1.1 Quan điểm tiếp cận về quan hệ ối tác Chiến lược Toàn diện

1.1.1 Về quan hệ Đối tác Chiến lược

Sau Chiến tranh lạnh, trong quan hệ quốc tế hình thành một số hình thức mới Các quốc gia với thể chế chính trị, kinh tế khác nhau đã tìm những phương cách mới và áp dụng chúng một cách linh hoạt để thúc đẩy quan hệ với nhau Trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, dưới góc nhìn chính trị học, quan hệ quốc tế, người ta thường phân định ra thành bốn cấp độ từ thấp đến cao lần lượt là: Đối tác (Partnership) - Đối tác Toàn diện (Comprehensive Partnership) - Đối tác Chiến lược (Strategic Partnership) và mức cao nhất là Đối tác Chiến lược Toàn diện (Comprehensively Strategic Partnership)

Đối tác (Partnership): Là thuật ngữ chỉ mối quan hệ cộng tác - hợp tác

nhưng ở mức độ cao hơn và cụ thể hơn Các nhà nghiên cứu định nghĩa: “Đối tác bao gồm hai hay nhiều bên hành động cùng nhau để nâng cao hợp tác bằng việc thực hiện những mục tiêu chung Xây dựng những kênh/cơ chế giải quyết các bất đồng/tranh chấp, biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác và phương pháp đánh giá tiến bộ cũng như chia sẻ những thành tựu hợp tác” [61] Hành động cùng nhau chung mục tiêu và chung lợi ích là những tiêu chí của quan

hệ đối tác Một mối quan hệ đối tác bao gồm sự gần gũi, bình đẳng, có đi có lại, và thỏa thuận về những mục tiêu chung

Chiến lược (Strategic): Nghĩa rộng là sự quan trọng có tính toàn cục,

then chốt và có giá trị tương đối lâu dài về mặt thời gian, đặc biệt, trong các bối cảnh liên quan đến việc sử dụng sức mạnh quân sự “Chiến lược” dùng để chỉ tính tổng thể, để tạo sự khác biệt với những chi tiết (chiến thuật); nghệ thuật sử dụng nguồn lực, kết hợp với các giá trị về đạo đức, để đạt được những mục tiêu Trong nhiều tình huống, từ “chiến lược” thường liên quan

Trang 9

đến các lĩnh vực an ninh - quân sự mặc dù không hoàn toàn là một thuật ngữ chỉ dùng trong lĩnh vực an ninh - quân sự

Đối tác Chiến lược (Strategic Partnership) chỉ một mối quan hệ hợp tác

quan trọng (nhưng không nhất thiết chỉ tập trung trong lĩnh vực an ninh - quân sự) vừa có tính hướng vào mục tiêu cụ thể, vừa có hàm ý mong muốn quan hệ lâu dài (quan hệ “win - win” cùng có lợi) Đặc điểm của Quan hệ Đối tác Chiến lược là không có giới hạn về không gian, thời gian; không hạn chế về đối tượng áp dụng; không hạn chế về lĩnh vực hợp tác và không nhất thiết phải mang nội dung an ninh - quân sự

Đối tác Chiến lược là một dạng quan hệ hợp tác phong phú, trong đó thành phần, nội dung, hình thức, mức độ… hoàn toàn tùy thuộc vào sáng kiến của các bên Các nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng, hạn chế duy nhất đối với mối quan hệ đối tác chiến lược là “sức tưởng tượng của các bên tham gia”

Thuật ngữ “Đối tác Chiến lược” lần đầu được sử dụng vào khoảng những năm 1990, 1991 để chỉ quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc Từ đó đến nay, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi Theo quan niệm của giáo sư Valery Loskin (Nga), thì “Đối tác Chiến lược” phải bao gồm những nội dung sau: không tấn công lẫn nhau; không liên minh chống lại các nước khác; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; phải có lòng tin lẫn nhau Đối với

Mỹ, đối tác chiến lược phải bao gồm hợp tác chặt chẽ về quân sự, an ninh

Về hình thức: Đối tác Chiến lược có thể diễn ra linh hoạt (chính thức hoặc không chính thức, song phương hoặc đa phương, diện và mức độ tham gia rộng hoặc hẹp, nhiều hoặc ít…) và có tính mở vì không hướng tới một kết cục cụ thể Trong thực tế, có những mối quan hệ tuy không phải là đối tác chiến lược, nhưng thực chất lại còn hơn cả đối tác chiến lược Ví dụ: quan hệ

Mỹ - EU tuy không phải là đối tác chiến lược, nhưng mối quan hệ hợp tác thì

vô cùng chặt chẽ Còn quan hệ Brazil - EU tuy là quan hệ đối tác chiến lược nhưng mức độ quan hệ không thể so sánh được với quan hệ Mỹ - EU

Trang 10

Như vậy có thể hiểu, quan hệ Đối tác Chiến lược là một hình thức quan

hệ quốc tế, phản ánh nguyện vọng của các chủ thể khi tham gia vào khuôn khổ quan hệ này Nó thể hiện cam kết cao hơn mối quan hệ song phương thông thường nhưng chưa đến mức hình thành một liên minh quân sự Nó là thước đo mức độ ràng buộc, đan xen lợi ích giữa các chủ thể quan hệ quốc tế, vượt ra ngoài phạm vi hữu nghị và hợp tác nhưng chưa đến mức ràng buộc

pháp lý

Với Việt Nam, Đối tác Chiến lược là mối quan hệ chiến lược gắn với ngoại giao, kinh tế Quan hệ Đối tác chiến lược mà Việt Nam quan niệm bao

gồm hợp tác về an ninh, thịnh vượng và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam

An ninh: quan hệ đối tác chiến lược đó sẽ giúp cho Việt Nam củng cố

nền tảng ngoại giao và quốc phòng, hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong việc giữ gìn an ninh, bảo toàn chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ

Thịnh vượng: mối quan hệ kinh tế với đối tác đó phải góp phần quan

trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Nó thể hiện trên các lĩnh vực: quan hệ thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển (ODA) và chuyển giao công nghệ Ví dụ như: thương mại song phương phải đạt kim ngạch tối thiểu 10 tỷ USD, đầu tư song phương đạt từ 5 tỷ USD trở lên,… Nếu các tiêu chí đó chưa đạt được thì phải xét đến quy mô và mức độ phát triển của quốc gia đó

Nâng cao vị thế của Việt Nam: quốc gia đối tác chiến lược phải là

những nước lớn, hoặc cường quốc hạng trung tiêu biểu; có vị thế và ảnh hưởng quan trọng, đáng kể đối với đời sống chính trị thế giới và khu vực

Ngoài 3 tiêu chí an ninh, thịnh vượng, nâng cao vị thế của Việt Nam cần phải có những tiêu chí khác nữa như quan hệ lâu dài, cùng có lợi (mức độ lợi ích có thể chia đều, hoặc hơn kém do hai nước quy định), có niềm tin tưởng vào nhau…

1.1.2 Về quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện

Hiện nay, vẫn chưa xuất hiện một khái niệm chung về khuôn khổ, nội hàm, mục đích và ý nghĩa của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Tuy

Trang 11

vậy, trong nhận thức và qua nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn trình bày quan điểm của mình về vấn đề này như sau:

Theo từ điển Wikipedia: Đối tác Chiến lược Toàn diện hay còn gọi là

đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược [74] Đến nay, Việt Nam có quan

hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Trung Quốc (năm 2008), Nga (năm 2012) và Ấn Độ (năm 2016)

Từ quan niệm về quan hệ Đối tác Chiến lược, có thể thấy, nó được phân thành các cấp độ khác nhau, chủ yếu dựa trên mức độ hợp tác và sự tin

cậy lẫn nhau Mức thấp nhất là quan hệ đối tác toàn diện, khi một hoặc một

số khía cạnh của mối quan hệ giữa các bên tham gia đã đạt đến cấp chiến lược, nhưng thậm chí giữa các khía cạnh hợp tác khác nhau Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời gian cho quan hệ đối tác chiến lược chưa chín muồi,

các bên lựa chọn xây dựng một khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện với ý nghĩa là họ nhấn mạnh vào hợp tác, đồng thời củng cố hơn nữa sự tin cậy lẫn nhau và cùng nhau hướng tới tương lai Một số nước cũng phân loại quan hệ đối tác thành quan hệ đối tác thiết yếu, quan hệ đối tác quan trọng, quan hệ đối tác quan trọng, quan hệ đối tác tự nhiên, trong số những quốc gia khác

Mức độ quan hệ Đối tác Chiến lược thấp hơn là trong một lĩnh vực hẹp

hoặc cho một mục đích cụ thể, ví dụ, quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình hoặc hợp tác và phát triển Các quan hệ đối tác chiến lược kiểu này đã nhanh chóng tăng lên về số lượng

Cấp cao nhất là quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện hoặc quan hệ

đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, bao gồm hai bên trở lên gắn bó lợi ích lâu dài với nhau, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy hợp tác toàn diện, sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực vì lợi ích chung của cả hai bên Đồng thời, các bên liên quan cũng xây dựng lòng tin lẫn nhau ở tầm chiến lược

Trang 12

Mặt khác, xây dựng quan hệ Đối tác Chiến lược không phải là việc một sớm một chiều Hầu hết các hiệp định như vậy được xây dựng dựa trên “mối quan hệ hữu nghị”, “mối quan hệ hợp tác” hoặc “quan hệ đối tác” hiện

có Việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược lên quan hệ đối tác toàn diện một vài năm sau khi ra mắt cũng là một điều phổ biến [58]

Như vậy có thể hiểu: quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện là một

hình thức quan hệ quốc tế, phản ánh nguyện vọng của các chủ thể khi tham gia vào khuôn khổ quan hệ này Nó thể hiện sự hợp tác bình, đôi bên cùng có lợi, đa chiều, rộng khắp và đa tầng với các cấp độ song phương, đa phương bao gồm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh, khoa học - công nghệ, văn hóa - xã hội được tiến hành bởi cả chính phủ

và các nhóm phi chính phủ Nó được thực hiện trên cơ sở tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, nỗ lực mở rộng các lợi ích hội tụ và tìm kiêm điểm chung về các vấn đề lớn, hạn chế sự khác biệt ở những vấn đề nhỏ Nó vượt qua sự khác biệt về hệ tư tưởng và thể chế chính trị và không chịu tác động của các sự

kiện riêng lẻ xảy ra theo thời gian

1.2 Nhân tố khách quan

1.2.1 Bối cảnh thế giới

Trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc, ảnh hưởng toàn diện và mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống

xã hội của các quốc gia, trong đó có mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Thứ nhất, một trong những thành quả, xu thế phát triển mới của nhân

loại trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI là sự ra đời, phát triển mạnh

mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) Theo ông Klaus Schwab, người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới, bản chất của Cách mạng công nghiệp 4.0 rất khác so với các cuộc cách mạnh công nghiệp trước đó Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất thế giới, làm quốc tế hóa sâu sắc quá trình mở rộng sản xuất, phân phối trên phạm vi toàn cầu, tạo nên sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các nước trong khu vực và trên thế giới Cách

Trang 13

mạng khoa học công nghệ đang biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp, làm gia tăng các phát minh, sáng chế và tốc độ ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất và sinh hoạt của con người Đây là những tiền

đề phát triển hoàn toàn mới, phi truyền thống, làm thay đổi tư duy và phương thức quan hệ giữa các nước, đặc biệt là các trung tâm quyền lực đã và sẽ thay đổi đáng kể Cách mạng khoa học công nghệ còn làm thay đổi tư duy của các nước về thế giới quan và chiến lược đối ngoại, thay đổi phương thức quan hệ

giữa các quốc gia Đồng thời, còn đặt ra nhiều thách thức đối với con người

trong thời đại số hóa, nhất là sự nguy hiểm về sức khỏe, an ninh tài chính, an ninh mạng, việc bảo hộ thông tin cá nhân; đòi hỏi thể chế của Nhà nước phải

có đổi mới theo hướng dự báo được những xu thế thay đổi và xây dựng những

giải pháp ứng phó kịp thời

Thứ hai, tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng tích cực hơn

nhờ sự phục hồi của một số nền kinh tế lớn, xu thế hợp tác liên kết toàn cầu

và khu vực vẫn tiếp tục được thúc đẩy Dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế thế giới có thể đạt được 3,6% năm 2017 và 37% năm 2018 Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực tăng trưởng năng động, dự báo đạt 5,5% năm 2017 và 5,4% năm 2018 Các nước tăng cường thúc đẩy liên kết kinh tế, đàm phán các hiệp định tự do thương mại, đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác khu vực, đảm bảo tận dụng những lợi thế của xu hướng toàn cầu hóa, của cách mạng công nghệ, kỷ nguyên công nghệ số và chú trọng các yếu tố phát triển bền vững Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng còn nhiều rủi ro, chưa bền vững do sự điều chỉnh chính sách của một số nước, bất ổn tài chính, tiền

tệ, các vấn đề có thể nảy sinh từ tiến trình cải cách cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, căng thẳng địa chính trị, an ninh quốc tế và chủ nghĩa dân túy

Thứ ba, các vấn đề an ninh phi truyền thống như: biến đổi khí hậu và

các hiện tượng thời tiết cực đoan liên tiếp xảy ra với nhiều hình thức và mức

độ tác động khác nhau Những cơn bão nhiệt đới ở khu vực Tây bán cầu (như Harvey, Irma…) hay những cơn bão gần đây tại châu Á đặt ra những câu hỏi

Trang 14

về hiệu quả hành động của các quốc gia trong ứng phó với biến đổi khí hậu Tình hình tội phạm xuyên quốc gia như buôn lậu ma túy, buôn người vẫn rất nhức nhối và khó có thể thay đổi trong một thời gian ngắn do hậu quả của sự chênh lệnh trình độ phát triển và các nhóm tội phạm xuyên quốc gia An ninh lương thực khả năng ứng phó với dịch bệnh ở cấp độ toàn cầu và khu vực vẫn là nỗi lo của mọi quốc gia Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã tác động

và ảnh hưởng vô cùng to lớn và hậu quả phức tạp đến toàn cầu Một thảm họa

về y tế đã dẫn đến suy thoái trầm trọng về kinh tế toàn cầu, đe dọa nền chính trị và an ninh quốc tế

Thứ tư, sự thay đổi trong tương quan lực lượng giữa các nước lớn Các

cường quốc như Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Australia tiếp tục có những điều chỉnh chiến lược, tạo ra ảnh hưởng lớn đến môi trường và quan hệ quốc

tế, đặc biệt là vành đai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Vai trò của các nước này đang ngày càng tăng trong tiến trình định hình trật tự mới, cục diện mới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương Bước sang thập niên thứ hai thế

kỷ XXI, trọng tâm chiến lược trên thế giới có xu hướng dịch chuyển từ Tây sang Đông, đưa châu Á - Thái Bình Dương trở thành một trong những trung tâm phát triển có vị trí địa - kinh tế và địa - chính trị ngày càng quan trọng trên thế giới, khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn và tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn

Tuy vậy, nhìn tổng thể, bức tranh chung của thế giới qua hai thập niên đầu thế kỷ XXI, chứng minh rằng, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là

xu thế lớn Trong giai đoạn mới, thế giới nổi lên nhiều vấn đề toàn cầu mới

đòi hỏi sự tham gia giải quyết của tất cả các quốc gia Có thể nói, bên cạnh những yếu tố tích cực, những biến động phức tạp của tình hình thế giới đã tạo nên sự thách thức to lớn đối với hòa bình, an ninh của mỗi nước cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới; chính sách của những nước lớn trong việc phát triển quan hệ với khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã chi phối đến sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Trang 15

1.2.2 Bối cảnh khu vực

Trong những thập niên qua, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển với tốc độ cao do tác động của quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa, cho thấy nhiều tiềm năng, triển vọng với việc hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng Tuy vậy, khu vực này tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất

ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên Trong khi đó, xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển là đòi hỏi bức thiết đặt ra cho các quốc gia dân tộc Quan điểm chung đều hướng vào ưu tiên phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh quốc gia

Trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump đã phát động “chiến tranh thương mại”, “chiến tranh công nghệ” đối trọng với sức mạnh kinh tế vượt trội của Trung Quốc Bên cạnh đó, do sức mạnh Mỹ đang suy giảm cùng với việc Mỹ liên tiếp rút khỏi nhiều thỏa thuận đa phương, gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại đã tạo điều kiện cho Trung Quốc lấp “khoảng trống” và giương “ngọn cờ” tự do hóa thương mại để tập hợp lực lượng Với những hoạt động trên làm cho châu Á đang thay đổi nhanh chóng do bức tranh toàn cảnh thế giới đang biến đổi Các nước lớn luôn thực hiện chính sách gây ảnh hưởng, chi phối và tranh thủ các nước khác, các tổ chức quốc tế ở khu vực, củng cố liên minh, đồng minh, đối tác, tăng cường liên kết với các nước trong khu vực để phục vụ cho mục tiêu chiến lược của mình Các động thái điều chỉnh chiến lược của các nước lớn theo hướng gia tăng cạnh tranh, nhưng cũng sẵn sàng thỏa hiệp ở khu vực cũng như trên thế giới sẽ ngày càng quyết liệt, gay gắt hơn, đặt các nước trong khu vực trước những thách thức không nhỏ, vừa phải tranh thủ hợp tác, hạn chế tác động tiêu cực, vừa không để bị lôi cuốn hoặc thành “con bài” trao đổi giữa các nước lớn

Mặt khác, từ đầu thế kỷ XXI đến nay, tính chất bất ổn của Biển Đông càng tăng cao đã thúc đẩy các quốc gia nhìn nhận đầy đủ những lợi ích của mình tại vùng biển này Biển Đông nằm trong phạm vi địa chiến lược của các

Trang 16

quốc gia Đông Nam Á và hầu hết các quốc gia ASEAN đều có lợi ích gắn bó mật thiết với vùng biển này Vì thế hiển nhiên vùng biển này có những ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển và an ninh, ổn định của các quốc gia trong khu vực Xuất phát từ góc độ cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực, trong những năm qua, Trung Quốc càng quyết đoán hơn trong việc thăm dò tài nguyên năng lượng và triển khai các hoạt động quân sự tại Biển Đông Các nước ASEAN đã nhận thức được rằng, Trung Quốc đang tìm cách thống trị quan hệ khu vực bằng cách tập trung vào các quan hệ song phương hoặc các cấu trúc khu vực mà Trung Quốc có thể chiếm ưu thế Tham vọng của Trung Quốc có thể phá hủy sự tin tưởng lẫn nhau (mutual trust) và gia tăng mối quan ngại của các quốc gia ASEAN có yêu sách trong vấn đề Biển Đông Chính mối đe dọa trên thực tế của Trung Quốc tại Biển Đông đã khiến các quốc gia ASEAN ngày càng quan tâm hơn trong việc tăng cường quan hệ với các chủ thể lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, EU, để đảm bảo vấn đề an ninh tại vùng biển này

Nhìn một cách lớn hơn, vị thế châu Á đang tăng lên trong nền kinh tế thế giới Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế gia tăng, kết nối các quốc gia vào nhiều tổ chức hợp tác kinh tế với nhiều cấp độ như ASEAN, và AFTA ở Đông Nam Á, BICTEC ở Đông Nam Á và Nam Á, APEC ở vùng châu Á - Thái Bình Dương, ASEM liên châu lục Á - Âu và WTO với những quy tắc chung mang tính toàn cầu Sự phát triển nhanh chóng năng động của nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương nói chung và các nước ASEAN nói riêng là nhân

tố khách quan thuận lợi đối với quan hệ Việt Nam - Ấn Độ Trong mấy thập niên gần đây, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc, ASEAN, Ấn

Độ có nền kinh tế phát triển nhanh chóng trong thời gian dài làm thế giới kinh ngạc và khâm phục Ở trong khu vực như vậy, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ có điều kiện thuận lợi phát triển

Quan trọng hơn, các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng thành Cộng đồng (2015) dựa trên ba trụ

Trang 17

cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu Trong đó, Ấn Độ là một trong mười bên đối thoại quan trọng của ASEAN Đánh giá cao tầm quan trọng của Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung, Ấn Độ coi trọng địa vị vai trò của mình với chính sách Hành động hướng Đông, đặt Đông Nam Á vào vị trí quan trọng là bộ phận cầu nối hợp tác châu Á - Thái Bình Dương và xây dựng quan hệ cân bằng với các nước lớn Đây chính là yếu tố để liên kết chặt chẽ mối quan hệ Ấn Độ và ASEAN nói chung và quan hệ Ấn Độ - Việt Nam nói riêng

Xuất phát từ bối cảnh quốc tế và khu vực sang những năm cuối của thập niên thứ hai thế kỷ XXI, đã tác động sâu sắc tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của tất cả các quốc gia, trong đó có Ấn Độ và Việt Nam Điều này đặt ra cho hai nước những nhận thức mới trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để vượt qua khó khăn, thách thức và tận dụng cơ hội, thuận lợi cho sự phát triển có chiều sâu và thực chất hơn quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

phương, toàn diện với các nước, trong đó có Ấn Độ

Trang 18

Trên lĩnh vực kinh tế, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng bình

quân khá cao, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát luôn được kiểm soát ở mức thấp; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; nợ công giảm, nợ xấu được kiểm soát GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 vẫn đạt khoảng 6%/năm với 1.200 tỷ USD (riêng năm 2020 tăng trưởng GDP vẫn đạt 2,91%

là mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới) Quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng lên (năm 2020, GDP đạt 271,2 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người đạt 2.779 USD/người) Quy mô nền kinh tế tăng 1,4 lần trở thành nền kinh tế có quy mô đứng thứ 4 trong ASEAN Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động tăng từ 4,3%/năm giai đoạn

2011 - 2015 lên 5,9%/năm giai đoạn 2016 - 2020 Liên tiếp trong 4 năm 2016

- 2019, Việt Nam luôn đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới,

là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất Riêng năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến nước ta, gây nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội, nhưng với sự nỗ lực cố gắng vượt bậc, đất nước đã đạt được những kết quả, thành tích đặc biệt hơn so với các năm trước Trong khi kinh tế thế giới suy thoái, tăng trưởng âm gần 4%, kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng 2,91%, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới

Trong bối cảnh bất ổn địa chính trị, Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò kết nối, tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác và làm sâu sắc thêm lòng tin giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực Việt Nam đã chuẩn bị rất tốt các hành trang hội nhập kinh tế quốc tế, với các hiệp định CPTPP, EVFTA, EVIPA, RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được ký kết sau 8 năm đàm phán Đây được coi là dấu ấn hội nhập đặc biệt của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 khi thúc đẩy thành công ký kết một Hiệp định bao gồm 10 quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam và 5 đối tác thương mại lớn là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand; chính thức tạo nên khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới Việt

Trang 19

Nam đã liên tiếp ký kết 5 và đã thực thi 4 Hiệp định thương mại tự do Với việc ký kết 3 Hiệp định thương mại gần đây, Việt Nam đã mở ra thị trường rộng lớn chưa từng có, bên cạnh RCEP là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương Quốc Anh (UKVFTA), nâng tổng số hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam đã ký kết lên con số 16 Việt Nam trong năm 2020 vươn lên trở thành nước dẫn đầu khu vực về tốc độ tăng trưởng GDP và là nước đi đầu trong hội nhập kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Về chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững và

tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tựu nổi bật Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết

15 FTA khu vực và song phương và đang đàm phán 2 FTA với các đối tác khác Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó

có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của

Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á Do đó, việc tham gia và thực thi các FTA sẽ mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm

Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các tổ chức của Liên hợp quốc đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế và vai trò ngày càng cao ở khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn trọng Bên cạnh đó, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, như: Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 -

2016, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013 - 2017, Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016 - 2018 Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với toàn bộ 5

Trang 20

nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, toàn bộ G7, 13/20 nước G20 Quan hệ chặt chẽ với độ tin cậy gia tăng đã tạo điều kiện thuận lợi để duy trì hòa bình, ổn định và môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc

Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam cùng lúc đảm nhận 3 trọng trách: Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN

và Chủ tịch AIPA Trong bối cảnh vô cùng khó khăn của đại dịch Covid-19

và những thiệt hại nặng nề do thiên tai bão lũ song Việt Nam đã hoàn thành tốt cả ba trọng trách, góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực

Ấn Độ, với 282 trên 543 ghế Hạ viện Chưa một đảng phái chính trị nào ở Ấn

Độ thắng lợi với cách biệt lớn như thế từ năm 1984 Chiến thắng của ông đã ngay lập tức phủ sóng các mạng xã hội cùng vô vàn các trang báo quốc tế, với những niềm tin rằng phong cách cầm quyền tân tâm, có phần quyết liệt và lạ

kỳ của vị chính trị gia này sẽ thay đổi diện mạo cho Ấn Độ, đưa quốc gia này bước vào một thời đại mới - “thời đại Narendra Modi”

Sau khi lên nhậm chức Thủ tướng Ấn Độ vào tháng 5/2014, N Modi tiến hành điều chỉnh và thực thi hàng loạt chính sách để nâng tầm vị thế cho

sự trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ Trên phương diện kinh tế, với chính sách kinh tế Modinomics, trong khi nền kinh tế toàn cầu có xu hướng tăng trưởng

Trang 21

chậm lại, Ấn Độ trở thành điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng GDP nhanh chóng từ 6,9% (năm 2013 - 2014) lên mức 7,2% (năm 2014 - 2015), 7,6% (năm 2015 - 2016), 6,7% (năm 2017 - 2018), 7,5% (2018 - 2019) Tỷ lệ thâm hụt ngân sách giảm xuống còn 3,9% GDP (năm 2015 - 2016), chỉ số lạm phát được khống chế ở mức 5,39% (tháng 4/2016) Nhờ những chính sách cải cách của Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, FDI vào Ấn Độ đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ trong khi FDI vào các nước trên toàn cầu lại tiếp tục suy giảm Năm 2015, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc, trở thành quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất trên thế giới với 63 tỷ USD, con số này tăng lên 75 tỷ USD vào năm 2016 [31] Khu vực dịch vụ của Ấn Độ là ngành phát triển nhanh trên thế giới, chiếm 60% nền kinh tế và 28% việc làm trong khi sản xuất và nông nghiệp là hai lĩnh vực quan trọng khác của nền kinh tế Ấn Độ Năm 2019, GDP của Ấn Độ đạt 2.940 tỷ USD,

đã vượt qua Anh và Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới [33]

Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Ấn Độ đã không tránh khỏi làn sóng dịch bệnh Covid-19 Theo số liệu công bố của Bộ Thống

kê và Thực thi chương trình Ấn Độ vào cuối tháng 8/2020, trong quý I/2020 của năm tài chính 2020 - 2021 (tháng 4 - 6/2020), GDP theo giá cố định của nước này chỉ đạt khoảng 37,8 tỷ USD, sụt giảm khoảng 23,9% so với mức tăng trưởng dương 5,2% của cùng kỳ năm trước Đây là mức sụt giảm GDP mạnh nhất kể từ khi các số liệu kinh tế theo quý của Ấn Độ bắt đầu được công

bố năm 1996 và là mức giảm mạnh nhất trong nhóm các nền kinh tế lớn trên thế giới (theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD) Trong đó, đầu tư nước này giảm tới 47% so với năm trước, tiêu dùng hộ gia đình giảm gần 27% [71]

Trên phương diện đối ngoại, Ấn Độ không còn đi theo chính sách cân bằng “thận trọng, dè dặt”, mà nhanh chóng thúc đẩy quan hệ với Mỹ và Nhật Bản Tương tự, trên phương diện ngoại giao láng giềng, Chính phủ Modi cũng phá vỡ thông lệ Tháng 5/2014, N Modi mời lãnh đạo của tất cả các

Trang 22

quốc gia Nam Á tham gia lễ nhậm chức Thủ tướng của mình Sau đó, N Modi đến thăm các nước láng giềng Ấn Độ, có ý đồ đóng vai trò lãnh đạo Nam Á, định hình lại quan hệ quốc tế khu vực Nam Á

Chính sách đối ngoại của Thủ tướng N Modi có liên quan mật thiết đến việc thay đổi định vị chiến lược của Ấn Độ Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ N Modi định vị Ấn Độ là lực lượng lãnh đạo, không phải là lực lượng cân bằng đi theo chiến lược “Không liên minh 2.0”1 Trên phương diện quan

hệ nước lớn, Ấn Độ chủ trương hình thành “Liên kết đa phương” (Multiple Alignment) với các nước lớn theo các vấn đề Với ngoại giao láng giềng, để đảm bảo vị thế “lãnh đạo Nam Á” của Ấn Độ, Chính phủ N Modi đưa ra một loạt các chính sách ngoại giao láng giềng, trong đó có “Láng giềng trước tiên”, “Hành động hướng Đông”, “Liên minh phía Tây”… Trên sân chơi đa phương, Modi tích cực đề xuất chủ trương của Ấn Độ, như thúc đẩy Liên hợp quốc thành lập Ngày Quốc tế Yoga vào ngày 21/6 hằng năm, xây dựng cơ chế

đa phương do Ấn Độ làm chủ đạo, như Liên minh Năng lượng Mặt trời quốc

tế (ISA),…

Chính phủ N Modi đã có những điều chỉnh trong sách lược ngoại giao, đặc biệt là điều chỉnh và cải thiện đáng kể quan hệ với Trung Quốc và Nga Ngày 27 - 28/4/2018, lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức cuộc gặp không chính thức lần đầu tiên tại Vũ Hán, nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo, cải thiện mối quan hệ Trung - Ấn Cùng với đó, tháng 5/2018, N Modi tới Nga tham dự cuộc gặp thượng đỉnh không chính thức với Tổng thống Nga Putin Trên phương diện ứng phó với chiến lược

“Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” do Mỹ đề ra, khi tham dự Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 01/6/2018, Thủ tướng Modi đã bày tỏ quan

1 Tháng 2/2012, Trung tâm nghiên cứu chính sách (CPR) của Ấn Độ từng đưa ra một báo cáo quan trọng

“Không liên minh 2.0: chính sách ngoại giao và chiến lược thế kỷ XXI của Ấn Độ” Nội dung cơ bản là ủng

hộ việc xây dựng một con đường chiến lược cho Ấn Độ mà không hoàn toàn bác bỏ con đường “không liên kết”, thể hiện “quyền tự chủ chiến lược” với trọng tâm của khu vực châu Á và hai mối quan tâm an ninh cấp bách nhất của Ấn Độ là Trung Quốc và Pakistan; hướng tới chủ nghĩa đa phương và cách tiếp cận với các thể chế quốc tế [73].

Trang 23

điểm tương đối “cân bằng” của Ấn Độ về chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”

Tháng 5/2019, lần thứ hai N Modi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử

Hạ viện Ngày 02/11/2019, Ấn Độ ban hành bản đồ chính trị mới, đưa vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ với Trung Quốc và Pakistan vào bản đồ Ấn

Độ Đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát đột ngột, chính sách đối ngoại của Chính phủ N Modi cũng theo đó tăng tốc điều chỉnh Theo đó, Ấn Độ chủ trương quan hệ tốt với Mỹ, đối phó với Trung Quốc, đẩy mạnh quan hệ với các quốc gia châu Âu, xoa dịu Nga, huy động Nhật Bản, chỉnh đốn, phối hợp với các quốc gia láng giềng Ấn Độ định vị Trung Quốc là “kẻ gây rắc rối” của Ấn Độ, cần phải quản lý, các nước lớn khác đều là lực lượng Ấn Độ

nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam

Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam

đã diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ Do sự xâm nhập diễn ra một cách hòa bình và có nhiều điểm tương đồng về phong tục, tập quán, tín ngưỡng của cư dân Việt, văn hóa Ấn Độ đã bén rễ ở vùng đất này, hòa quyện vào văn hóa bản địa, trở thành một bộ phận khó tách rời và góp phần làm phong phú nền văn hóa Việt Nam Mối liên hệ lâu đời và bền chặt này làm cơ sở vững chắc cho quan hệ hai nước sau này [14]

Bước sang thời kỳ cận đại, Việt Nam và Ấn Độ đều trở thành mục tiêu xâm lược của cường quốc thực dân phương Tây Trong quá trình xâm chiếm

Trang 24

thuộc địa, cả Việt Nam và Ấn Độ đều rơi vào ách thống trị của thực dân phương Tây Vì vậy hai nước đã cùng nhau cố gắng tiến hành cuộc đấu tranh gian khổ và cùng giành độc lập Đầu thế kỷ XX các sĩ phu yêu nước của Việt Nam đã chủ trương tổ chức Đông Á đồng minh và Chấn Hoa hưng Á nhằm liên kết các chí sĩ yêu nước trong vùng đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc Nhà cách mạng Phan Bội Châu đã từng viết bài giới thiệu thân thế, sự nghiệp của Mahatma Gandhi, ca ngợi cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, lấy

đó làm tấm gương để khích lệ cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Mahatma Gandhi đã lôi cuốn sự chú ý của Nguyễn Ái Quốc tới Ấn Độ Trong nhiều bài báo viết vào những năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã hào hứng miêu tả lại cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức của nhân dân Ấn Độ, ca ngợi ý chí kiên cường đấu tranh vì tự do, độc lập của các tầng lớp nhân dân Ấn Độ không phân biệt tôn giáo hay giàu nghèo…

Đầu năm 1927, tại Brussels (Bỉ) diễn ra “Hội nghị quốc tế của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc”, được tổ chức theo sáng kiến của Hội Liên hiệp thuộc địa mà Nguyễn Ái Quốc là một người tham gia sáng lập và Motilal Nehru (cha của Jawaharlal Nehru) đã tham dự với tư cách

là đại diện chính chính thức của Đảng Quốc đại Ấn Độ Tại diễn đàn này, Nguyễn Ái Quốc và Motilal Nehru, hai con người ưu tú, đại diện cho hai dân tộc bị áp bức đã có dịp tiếp xúc với nhau lần đầu tiên, khởi đầu cho một tình bạn tốt đẹp giữa Nguyễn Ái Quốc và gia đình Nehru Chính lòng yêu nước và cuộc đấu đấu tranh giải phóng dân tộc đã đưa Jawaharlal Nehru và Nguyễn Ái Quốc hai vĩ nhân, hai tâm hồn lớn gặp nhau

Là dân tộc từng bị chủ nghĩa thực dân áp bức gần hai thế kỷ, các nhà lãnh đạo cách mạng Ấn Độ rất thiện cảm với cuộc đấu tranh vì độc lập và tự

do của nhân dân Việt Nam Chính vì vậy, ngay sau khi giành được độc lập (1947) Chính phủ lâm thời Ấn Độ do Jawaharlal Nehru đứng đầu đã tuyên bố

Trang 25

không đồng tình với hành động xâm lược của thực dân Pháp chống lại Đông Dương Tháng 6/1946 trên đường sang Pháp để đàm phán hòa bình, Chủ tịch

Hồ Chí Minh cùng các đại biểu trong đoàn đã dừng chân tại Calcutta (Ấn Độ) Tại đây Hồ Chí Minh đã có những cuộc tiếp xúc với các chính khách và giới báo chí Ấn Độ Trong các cuộc tiếp xúc này, Người đã bày tỏ sự ủng hộ của Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với phong trào đòi độc lập hoàn toàn của Ấn Độ, đồng thời, Người cũng tỏ lòng mong muốn nhận được sự ủng hộ của nhân dân Ấn Độ đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam

Tháng 12/1946, khi cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam bùng nổ, đáp lại thư kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các nhà lãnh đạo và nhân dân thế giới, Thủ tướng Jawaharlal Nehru và M Gandhi đã tỏ rõ thái độ ủng

hộ của Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam Tháng 01/1947, những người lãnh đạo Ấn

Độ đã kêu gọi nhân dân Ấn Độ ủng hộ nhân dân Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống thực dân dân và chỉ ra rằng cuộc đấu tranh mà nhân dân châu Á chống xâm lược phương Tây để giải phóng dân tộc, cũng là cuộc đấu tranh nhân dân Ấn Độ Vì vậy, Chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố lấy ngày 21/7/1947 là

“Ngày Việt Nam” Vào ngày này nhiều thành phố trên đất nước Ấn Độ đã tổ chức nhiều hoạt động với sự tham gia của đông đảo sinh viên, công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác để ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam

Ngay sau khi Ấn Độ giành được độc lập, Chính phủ và nhân dân Việt Nam rất vui mừng trước thắng lợi của nhân dân Ấn Độ Trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ nhưng khi biết Ấn Độ giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự tay thảo điện chúc mừng gửi Thủ tướng Jawaharlal Nehru, người bạn cũ của mình với những lời tràn đầy tình cảm Ngày 30/1/1948 lãnh

tụ Mahatma Gandhi qua đời Mặc dù trong hoàn cảnh kháng chiến khó khăn, chia sẻ sự mất mát to lớn với nhân dân Ấn Độ, Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam đã chỉ thị các địa phương tổ chức truy điệu Mahatma Gandhi vào ngày 20/02/1948

Trang 26

Năm 1950, nước Cộng hòa Ấn Độ ra đời, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhiệt liệt chúc mừng Chính phủ và nhân dân Ấn Độ Việc Ấn Độ giành độc lập và sự ra đời của Nhà nước Cộng hòa Ấn Độ đã tạo điều kiện cho một bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ Cũng từ thời gian này, Chính phủ Việt Nam đã có mối liên hệ với Nhà nước Ấn Độ độc lập, Chính phủ Ấn Độ đã chấp nhận một đại diện Chính phủ Việt Nam tại Ấn Độ, đồng thời cho phép Việt Nam tổ chức Phòng thông tin tuyên truyền cho cuộc kháng chiến của Việt Nam tại New Delhi [8; tr.76] Đỉnh cao của mối quan hệ hai nước thời kỳ này là sự thiết lập quan hệ đầy đủ giữa hai nước, tháng 01/1972, Ấn Độ nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên cấp đại sứ Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử hai nước, chấm dứt việc Ấn Độ giữ quan hệ “cân bằng” giữa hai miền Nam - Bắc, nghiêng hẳn về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bất chấp sự phản ứng chỉ trích của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, mở ra một giai đoạn mới phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước

Sau đó cho đến 1975 quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị

- ngoại giao tuy có những bước thăng trầm, do biến động của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt là sự thay đổi trong quan hệ giữa các nước lớn, nhưng nhìn chung là ngày càng gắn bó và phát triển tốt đẹp Sau ngày Việt Nam hoàn toàn độc lập, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao phát triển lên tầm cao mới Tình hữu nghị giữa New Delhi và Hà Nội kể từ năm 1975 đã tăng cường theo quan hệ gần gũi về văn hóa và kinh tế

- xã hội giữa hai nước Trải qua nhiều năm, tình hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam đã đạt đến giai đoạn phát triển mới, đưa New Delhi

và Hà Nội xích lại gần nhau hơn đó là việc Việt Nam đưa quân đội vào Camphuchia, Ấn Độ ủng hộ việc làm này của Việt Nam

Bên cạnh đó, trong thời điểm khi Việt Nam đang bị bao vây, cấm vận, hai chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi đến Việt Nam chỉ diễn

ra trong vòng 3 năm (1985 - 1988) Đây cũng là thời gian mà tình hình ở Ấn

Độ rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi người đứng đầu Chính phủ phải quan tâm

Trang 27

giải quyết, nhưng Thủ tướng Rajiv Gandhi đã tới thăm Việt Nam hai lần trong khoảng thời gian ngắn Điều này cho thấy, Thủ tướng rất có tình cảm đối với nhân dân Việt Nam và quan tâm tới quan hệ với Việt Nam Điều đặc biệt có ý nghĩa và cần nhấn mạnh là, cả hai chuyến thăm này diễn ra trong thời điểm khó khăn nhất do khủng hoảng kinh tế - xã hội và sự bao vây cấm vận của các thế lực thù địch

Chuyến thăm thứ hai được tiến hành ngay sau khi Trung Quốc vừa đánh chiếm một số đảo của Việt Nam ở Trường Sa2 đã mang đến cho nhân dân Việt Nam nguồn cổ vũ và động viên to lớn Trong diễn văn đáp từ lãnh đạo Việt Nam ở chuyến thăm này, Thủ tướng Rajiv Gandhi khẳng định: “Ấn

Độ đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, chúng tôi sẵn sàng ủng hộ các bạn trong các nỗ lực phát triển kinh tế và sẽ luôn đứng về phía Việt Nam trong bất kỳ hoàn cảnh nào Ấn Độ sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam theo yêu cầu” [6; tr.341]

Những chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ và kết quả tốt đẹp của nó đã nâng quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, trở thành một trong những sự kiện có tầm quan trọng bậc nhất của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong thời kỳ này, đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ phát triển lên một bước mới Đánh giá về ý nghĩa của hai chuyến thăm Việt Nam này, V.P.Dat - nhà nghiên cứu nổi tiếng về quan hệ quốc tế người Ấn Độ đã nhận xét như sau:

“Các nhà lãnh đạo Việt Nam - Ấn Độ nhiều lần viếng thăm lẫn nhau, nhưng quan hệ hai nước thật sự được nâng lên quy mô mới sau khi Rajiv Gandhi trở thành Thủ tướng và đến thăm Việt Nam từ ngày 28/11/1985” [17; tr.375]

Với chính sách cải cách kinh tế của Ấn Độ và chính sách đổi mới của Việt Nam, nhìn chung đã tạo ra một môi trường thuận lợi và tạo ra nhiều cơ hội mới thúc đẩy thương mại và hợp tác giữa hai nước Sự gia nhập của Việt Nam vào ASEAN 7/1995 và chính sách hướng Đông của Ấn Độ - chính sách trùng hợp hướng Tây của ASEAN và sức ép của chủ nghĩa khu vực - không

2 Tháng 3/1988, Trung Quốc đánh chiếm 6 đảo ở quần đảo Trường Sa thì tháng 4/1988, Thủ tướng Rajiv Gandhi đến thăm Việt Nam

Trang 28

còn nghi ngờ gì nữa mở ra một chủ chương mới trong việc khám phá lại và khôi phục lại quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN, đem lại niềm tin cho các nhà lãnh đạo Ấn Độ, những người tin vào sự hội nhập sẽ để lại những kết quả có lợi về chính trị, kinh tế Sau khi Narendra Modi trở thành Thủ tướng mới của

Ấn Độ, tháng 11/2014, trong Hội nghị Cấp cao Đông Á tại Myanmar, Thủ tướng N Modi đã nâng cấp Chính sách hướng Đông thành Hành động hướng Đông, tiếp tục coi Việt Nam là một trụ cột quan trọng

Rõ ràng, những thử thách của lịch sử đã gắn bó vận mệnh hai dân tộc Việt Nam và Ấn Độ bên nhau Nền tảng của mối quan hệ hữu nghị đó là ý chí kiên cường đấu tranh giành độc lập tự do, tinh thần sẵn sàng hy sinh để bảo vệ công lý và sự phấn đấu không mệt mỏi cho đất nước giàu mạnh, cho thế giới hòa bình Đặc biệt mối quan hệ gắn bó sâu sắc, tình cảm tốt đẹp của nhân dân hai nước thông qua các tổ chức đoàn kết hữu nghị của mình, luôn luôn là mối quan hệ tốt đẹp, trong sáng, thủy chung Tình đoàn kết Việt Nam - Ấn Độ luôn là nhân tố đảm bảo tương lai, hạnh phúc cho hai dân tộc, đảm bảo hòa bình cho khu vực và góp phần giữ gìn hòa bình thế giới

1.3.2 Vị trí của Việt Nam và Ấn Độ trong chính sách đối ngoại giữa hai quốc gia

1.3.2.1 Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Chính sách đối ngoại từ năm 1945 của Việt Nam đến nay luôn coi trọng quan hệ với Ấn Độ Ngày 9/3/1987, Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có Chỉ thị số 04-CT/TW về tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với Ấn Độ, trong đó quán triệt chủ trương của Đảng về tầm quan trọng chiến lược trong tăng cường hợp tác với Ấn Độ về mọi mặt Từ đó đến nay, đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy quan hệ với các nước bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, trong đó có Ấn Độ Vị trí và vai

trò của Ấn Độ thể hiện những điểm sau:

Thứ nhất, Ấn Độ có vị trí địa chiến lược rất quan trọng, là nước lớn ở

châu Á và có vai trò lớn ở Nam Á, ảnh hưởng nhất định ở Đông Nam Á

Trang 29

Trong Chiến tranh lạnh, Việt Nam luôn đặt quan hệ với Ấn Độ ở hàng thứ hai (chỉ sau Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa), thậm chí thời kỳ 1975 - 1990 đặt cao hơn quan hệ với Trung Quốc Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) khẳng định rằng, Việt Nam không ngừng tăng cường

và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Cộng hòa Ấn Độ, nước có vị trí đặc biệt quan trọng ở châu Á và trên thế giới, người bạn lớn đã luôn giành cho nhân dân Việt Nam những tình cảm tốt đẹp, sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình Sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, Việt Nam rất coi trọng việc củng cố những

mối quan hệ truyền thống trên tinh thần muốn làm bạn, đối tác tin cậy với tất

cả các nước trên thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển

Thứ hai, Việt Nam nhận thức được Ấn Độ có thực lực và tiềm năng lớn,

đang nổi lên mạnh mẽ cả về kinh tế, quốc phòng và vị thế để trở thành cường quốc châu Á, từng bước vươn ra toàn cầu Do đó, Ấn Độ có vai trò quan trọng đối với Việt Nam để tạo cân bằng và đan xen về lợi ích giữa các nước lớn, góp phần làm tăng vị thế của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, nhất là trong bối cảnh mới khi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đang hiện hữu cũng như sự trỗi dậy của nhân tố Trung Quốc trong khu vực

Thứ ba, Việt Nam rất cần vốn, trình độ khoa học công nghệ, năng lực

quản lý và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là công nghệ thông tin, các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp là những lĩnh vực mà Ấn Độ rất có thế mạnh Việt Nam cũng sẽ có cơ hội để xuất khẩu các hàng hóa nông sản, tiểu thủ công nghiệp sang Ấn Độ, đặc biệt là thâm nhập vào các thị trường các bang Đông Bắc chậm phát triển

Thứ tư, đối với Việt Nam, Ấn Độ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong

việc cân bằng địa chính trị khu vực Mặc dù không trực tiếp liên quan và không tuyên bố chủ quyền đối với tranh chấp ở Biển Đông, nhưng sự hiện diện của Ấn Độ ngày càng được công nhận là một trong những cán cân quyền lực ở vùng biển này Ấn Độ giữ vai trò nước lớn thông qua hợp tác với các nước để tăng cường xây dựng các thể chế khu vực và đóng góp vào việc duy

Trang 30

trì cán cân quyền lực, gìn giữ hòa bình, ổn định tại Biển Đông Việt Nam và

Ấn Độ có mối quan hệ truyền thống và hữu nghị, trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ, Việt Nam được coi là một trong những đối tác quan trọng nhất Thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn

Độ đi vào thực chất và hiệu quả cũng sẽ là cơ hội thuận lợi cho Việt Nam trong việc thực hiện chiến lược cân bằng ảnh hưởng nước lớn ở khu vực, kiềm chế những hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông [4; tr.3]

1.3.2.2 Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ

Chiến tranh lạnh kết thúc, Ấn Độ thực hiện đổi mới tư duy về đối ngoại, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, từ bỏ tư duy giáo điều chống phương Tây Để sớm trở thành siêu cường châu Á và có vai trò toàn cầu, chính sách đối ngoại của Ấn Độ luôn liên kết với các mục tiêu phát triển, an ninh và nâng cao vị thế, trong đó phát triển kinh tế là quan trọng nhất, với ba khu vực ảnh hưởng chính là: toàn cầu, khu vực Nam Á, khu vực Ấn Độ Dương và châu Á

- Thái Bình Dương Những nội dung chủ yếu trong chính sách hướng Đông/Hành động hướng Đông của Ấn Độ cho thấy, Việt Nam ngày càng có

vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong chính sách đối ngoại của quốc gia này, nhất là trong bối cảnh khu vực Nam Á, Đông Nam Á có nhiều biến động phức tạp, khó lường như hiện nay

Thứ nhất, Chính sách hướng Đông/ Hành động hướng Đông có phạm vi

không gian rộng lớn chạy dài từ New Zealand lên Đông Nam Á cho đến tận vùng Đông Bắc Á Trong chính sách này, Đông Nam Á trở thành khu vực được Ấn Độ quan tâm đặc biệt, mà Việt Nam với mối quan hệ hữu nghị, truyền thống lâu đời được coi là tâm điểm của khu vực Ấn Độ coi Việt Nam

là cửa ngõ để mở rộng quan hệ với các nước ASEAN và sau đó vươn ra khu vực Điều này được các nhà lãnh đạo Ấn Độ nhiều lần khẳng định

Năm 2007, khi trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại New Delhi trước thềm chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tuớng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh khẳng định: “Chúng tôi coi sự hợp tác

Trang 31

với Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập với toàn khu vực Ấn Độ và Việt Nam có chung các mục tiêu và thường có quan điểm tương đồng trong nhiều vấn đề quốc tế Chúng tôi hy vọng, Việt Nam ủng hộ

Ấn Độ tăng cường quan hệ hợp tác và liên kết với khu vực ASEAN [34] Tháng 9/2016 trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng

Ấn Độ Narendra Modi cũng khẳng định Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và trong phát triển quan hệ của Ấn

Độ với ASEAN [19; tr.8-9]

Thứ hai, xét về lợi ích an ninh, Việt Nam có vị thế địa - chiến lược và

địa - chính trị quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ

Việt Nam là nước láng giềng với Trung Quốc, là nơi tiếp giáp cả phần đất liền và biển giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á, lại có bờ biển dài, hướng

ra biển Đông Địa thế Việt Nam được xem như “ban công nhìn ra Thái Bình Dương” - nơi con đường giao thông huyết mạch trên biển của thế giới đi qua với tầm nhìn rộng, bao quát Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á, mà còn là vùng biển quan trọng của các nước châu Á - Thái Bình Dương Vùng biển này có giá trị địa - chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự, có tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc phòng, an ninh của các quốc gia có liên quan; là “bàn đạp” chiến lược để mở rộng ảnh hưởng ở ông Nam Á, khống chế Tây Thái Bình Dương, Đông Bắc Ấn Độ Dương Đây là tuyến đường giao thương trên biển quan trọng, đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hóa và có tác động trực tiếp đến các nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các cường quốc Chính vì vậy mà Biển Đông đã trở thành một trong những “điểm nóng” về lợi ích của nhiều nước lớn

Là quốc gia có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực, Việt Nam là cầu nối trên đất liền giữa phần lớn nhất của lục địa Á, Âu với khu vực Đông Nam

Á, đa sắc tộc, giàu tài nguyên; Hoàng Sa, Trường Sa nằm trên tuyến hành lang đường biển thuận tiện với khoảng 50% khối lượng hàng hóa luân chuyển

Trang 32

của thế giới đi qua vùng biển này Cùng với tài nguyên phong phú, dân số khá lớn;… những điều kiện này đã khiến Việt Nam có vị trí địa - chính trị quan trọng bậc nhất trong khu vực và trên thế giới Mặc dù là quốc gia Nam Á và không thuộc khu vực Biển Đông, nhưng Ấn Độ có lợi ích cả về kinh tế và an ninh - chính trị ở vùng biển này Bên cạnh lợi ích giao thương biển, lợi ích của Ấn Độ còn được thể hiện qua hoạt động khai thác tài nguyên dầu khí, đặc biệt là với Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh năng lượng

Bên cạnh đó, Việt Nam có vai trò quan trọng trong chính sách quốc phòng của Ấn Độ Ấn Độ đánh giá cao khả năng và ý chí chiến đấu của quân đội Việt Nam Ấn Độ muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam để cùng giải quyết những vấn đề chung Với vị trí địa - chính trị quan trọng và tiềm năng phát triển, Việt Nam được nhiều học giả Ấn Độ nhận định là cường quốc tiềm năng tại Đông Nam Á Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010,

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony khẳng định, Việt Nam chiếm vị trí chiến lược trong chính sách của Ấn Độ Năm 2014, Thủ tướng Narendra Modi điều chỉnh Chính sách hướng Đông sang Hành động hướng Đông là do

Ấn Độ đã có một thực lực lớn hơn để có thể bảo vệ lợi ích quốc gia ở hướng Đông trước các mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng

Thứ ba, xét về lợi ích ảnh hưởng trong các cơ chế khu vực, Ấn Độ nhìn

nhận Việt Nam là cầu nối quan trọng cho Ấn Độ để tăng cường hợp tác trong các cơ chế đa phương tại châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam

Á nói riêng Đông Nam Á với ASEAN ngày càng chiếm vị trí trung tâm trong các liên kết khu vực cũng như giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu

Trước chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm

2007, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh khẳng định: “Ấn Độ coi hợp tác với Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong quá trình Ấn Độ hội nhập toàn khu vực” [34] Với ASEAN, Việt Nam là thành viên quan trọng trong tổ chức khu vực Đông Nam Á, trong khi ASEAN là tác nhân định hình then chốt, là trụ cột trọng tâm của Hành động hướng Đông Do đó, trong tầm nhìn của Ấn

Trang 33

Độ, Việt Nam với mối quan hệ truyền thống hữu nghị sẽ là cầu nối giúp Ấn

Độ thúc đẩy và mở rộng hợp tác liên kết với ASEAN Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhận định: “Việt Nam là một thành viên không thể thiếu của ASEAN và là một trụ cột rất quan trọng trong chính sách Hành động hướng Đông của chúng tôi Việt Nam là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN và Ấn

Độ trong giai đoạn 2015 - 2018 và cả hai nước đều cam kết tăng cường mối quan hệ đối tác trong các khuôn khổ Hợp tác Ấn Độ - ASEAN và Mekong - sông Hằng” [63] Sự tham gia chiến lược của Ấn Độ vào các cơ chế khu vực

là bước đệm quan trọng cho vai trò quốc tế của Ấn Độ trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu

Thứ tư, xét về lợi ích kinh tế, với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên

nhiên phong phú, con người thông minh, năng động, cần cù, môi trường kinh

tế ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, Việt Nam là đối tác tiềm năng, là thị trường xuất khẩu, đầu tư, thương mại, triển vọng, hấp dẫn các doanh nghiệp Ấn Độ đến đầu tư, kinh doanh Bên cạnh đó, các mỏ dầu ở ngoài khơi Việt Nam có một sức hấp dẫn to lớn đối với Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Ấn Độ và Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, đặc biệt là kinh tế của Ấn

Độ trong bối cảnh bất ổn kéo dài ở khu vực Trung Đông Vì vậy, Việt Nam trở thành yếu tố quan trọng trong Chính sách hướng Đông/Hành động hướng Đông của Ấn Độ

Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ có nền tảng vững chắc từ truyền thống hữu nghị, sự tin cậy chính trị và sự hội tụ chiến lược trong bàn cờ thế giới Tiềm năng hợp tác song phương rất lớn trong bối cảnh cả hai nước đang là hai nền kinh tế phát triển năng động, thuộc hàng nhanh nhất thế giới Năm 2007,

quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược và năm

2016 tiếp tục được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện cùng với

những thành tựu trong hợp tác trên một số lĩnh vực chính như chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng, khoa học - công nghệ và văn hóa - giáo

Trang 34

dục Đó là những minh chứng hùng hồn cho vai trò của không chỉ Việt Nam

mà cả Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của hai nước

Trong thế kỷ XXI, với thế và lực mới, Ấn Độ và Việt Nam ngày càng nâng cao vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới Trong bối cảnh hiện nay, Ấn Độ không chỉ là cường quốc khu vực Nam Á, mà còn có tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu Trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng, trên cả phương diện kinh tế, an ninh

và ảnh hưởng Với vị trí địa - chính trị, địa - chiến lược quan trọng hiện nay, Việt Nam là đối tác ưu tiên hàng đầu ở Đông Nam Á của Ấn Độ

1.4 Khái lược quan hệ Việt Nam - Ấn ộ trước năm 2016

Quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có từ lâu đời được hai vị lãnh tụ kiệt xuất là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng J Nehru đặt nền móng, trở thành giá trị và tài sản vô giá, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp và đã trở thành nền tảng để Việt Nam - Ấn Độ có những bước đi chiến lược mới trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang có

nhiều biến động phức tạp hiện nay

Trên cơ sở mối quan hệ chính trị - ngoại giao đã được thiết lập, duy trì

và củng cố theo thời gian phát triển đi lên của hai nước, quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục được đẩy mạnh và chiếm vị trí nổi bật trong quan

hệ hai nước Ngày 07/01/1972, Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam và Ấn Độ đã dần đi vào chiều sâu và là hình mẫu cho sự hợp tác hòa bình, hữu nghị giữa hai quốc gia, hai dân tộc, cùng nhau hợp tác phát triển vì sự phồn vinh của mỗi nước Tháng 7/2007, Ấn Độ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển lên một tầm cao mới

Trong những năm gần đây, mối quan hệ Việt - Ấn ngày càng nồng ấm hơn khi có ngày càng nhiều các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ cấp cao giữa lãnh đạo

hai nước Về phía Việt Nam, năm 2003, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sang

thăm Ấn Độ Tiếp đó là những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam

Trang 35

như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2007), Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (2009), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (2010), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2011), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2012), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (2013), và chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (10/2014) Trong đó, đáng chú ý nhất là cuộc viếng thăm của Tổng

Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Ấn Độ (2013) đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp Tuyên bố chung 32 điểm giữa hai quốc gia được hình thành, tập trung vào các cam kết chiến lược, hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa và hợp tác an ninh quốc phòng Điều đó thể hiện một sắc thái chính trị riêng có cho quan hệ

giữa hai quốc gia Về phía Ấn Độ, Thủ tướng Atal BehariVajpayee đã có

chuyến thăm Việt Nam vào năm 2001 Tiếp đó là các chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil (11/2008), Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (10/2010), Phó Tổng thống Hamid Ansari (01/2013) nhân dịp tham dự buổi lễ

bế mạc Năm Hữu nghị giữa Việt Nam - Ấn Độ và nhất là cuộc viếng thăm của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee (9/2014) đến Việt Nam Những kết quả tốt đẹp trong quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước tạo tiền đề và là động lực thúc đẩy quan hệ trên các lĩnh vực khác như kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng phát triển ngày một sâu rộng, thực chất, hiệu quả hơn

Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ là một trong

những điểm nhấn quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt - Ấn trước năm 2016 Kim ngạch buôn bán hai chiều của hai nước có bước phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua, từ khoảng 50 triệu USD (1980) lên trên 1

tỷ USD (2006) Ấn Độ là một trong mười đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 2,592 tỷ USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm 2012 Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,160 tỷ USD (tăng 53,7%) và nhập khẩu của Việt Nam từ

Ấn Độ đạt 1,432 tỷ USD (tăng 31,1%) [46] Tại cuộc hội đàm giữa Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (9/2014),

Trang 36

Tổng thống Ấn Độ cho biết, kim ngạch thương mại hai chiều tăng khoảng 3,5 lần kể từ năm 2007 và cả hai bên nhất trí sẽ đưa kim ngạch thương mại đạt mục tiêu 7 tỷ USD vào năm 2015 và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để đạt 15 tỷ USD vào năm 2020 Trên lĩnh vực đầu tư, Việt Nam đang trở thành đích đến đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Ấn Độ Tính đến tháng 6/2013, Ấn

Độ đã đầu tư hơn 74 dự án vào Việt Nam với tổng số vốn lên tới 2,5 tỷ USD trong các lĩnh vực: khai khoáng dầu khí, khai khoáng và chế biến khoáng sản, sản xuất đường, công nghệ thông tin, chế biến nông sản…

Hợp tác quốc phòng - an ninh là một trụ cột quan trọng của quan hệ đối

tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ Hai nước đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại

an ninh quốc gia Đáng chú ý nhất là Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ lần thứ tám tại Thành phố Hồ Chí Minh (8/11/2013) Hai bên

đã tăng cường các cuộc gặp cấp cao giữa Bộ Quốc phòng hai nước, hợp tác về đào tạo cán bộ, đặc biệt là hợp tác về hải quân, mở rộng hợp tác không quân

và thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp quốc phòng Sau khi Tổng thống

Pranab Mukherjee thăm Việt Nam (9/2014), Ấn Độ đã dành gói tín dụng 100 triệu USD cho Việt Nam để hiện đại hóa quốc phòng và thắt chặt mối quan hệ hợp tác năng lượng Khoản tín dụng mới này sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho hợp tác quốc phòng giữa hai bên Với những biến đổi to lớn về địa chính trị ở khu vực, nhất là việc Trung Quốc ngày càng hung hăng khẳng định chủ quyền trái phép tại Biển Đông thì những động thái trên đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ của Ấn Độ, mong muốn sẽ đóng một vai trò lớn hơn về an ninh ở khu vực này

Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, thương mại tốt đẹp,

giao lưu văn hóa và ngoại giao nhân dân giữa Việt Nam và Ấn Độ không

ngừng được củng cố và phát triển Tháng 6/2012 đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời đánh dấu 5 năm thiết lập quan hệ “Đối tác Chiến lược” giữa hai nước Hai nước phối hợp

tổ chức “Năm Hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ” với nhiều hoạt động

Trang 37

phong phú và đa dạng như tổ chức các hội thảo để ôn lại truyền thống, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, tổ chức liên hoan phim, triển lãm nghệ thuật, tuần

ẩm thực Nhân dịp này, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, Hội đồng quan hệ văn hóa Ấn Độ (ICCR) và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) đã tổ chức Hội thảo “Văn minh Chăm, mối liên hệ giữa Việt Nam

và Ấn Độ” tại Đà Nẵng Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam (9/2014), Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã

dự Lễ khai trương Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ (thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) Bên cạnh đó, hai nước thường xuyên tổ chức các Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Ấn và các hoạt động văn hóa nghệ thuật như chương trình Giao lưu thanh niên ASEAN - Ấn Độ 2014 và các hoạt động giao lưu khác Việc xúc tiến đường bay thẳng giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng là một trong những bước tiến mới trong mối quan hệ giữa hai quốc gia,

là sự kết nối thực tế của hai nền văn hóa, kết nối con người với con người

Tiểu kết chương 1

Việt Nam - Ấn Độ, là hai quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có quan hệ truyền thống, lâu đời, cùng chia sẻ với nhau những giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế Trong lịch sử, Ấn Độ và Việt Nam luôn hỗ trợ nhau trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, giành độc lập, tự do Ngày nay, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ càng thể hiện rõ tình bạn tin cậy, tình cảm sâu sắc mà lãnh đạo và nhân dân hai nước dành cho nhau Từ quan hệ song phương, trong bối cảnh mới, Việt Nam - Ấn Độ đã nâng quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược năm 2007 Có thể nói, kể từ đó đến trước khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện (9/2016), quan hệ hai nước đã phát triển thực chất hơn trên nhiều lĩnh vực Với những thành quả ấy là nền tảng và cơ sở vững chắc khi tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến đổi nhanh chóng, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường sự

ổn định, hòa bình và phát triển ở khu vực, đem lại nhiều lợi ích cho cả Việt Nam và Ấn Độ

Trang 38

Chương 2 BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ

ỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM - ẤN Ộ

2.1 Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

2.1.1 Củng cố quan hệ song phương

Thập niên thứ hai thế kỷ XXI, trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, đặc biệt là xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa ngày càng diễn

ra mạnh mẽ, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói chung và trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao nói riêng vẫn được duy trì và phát triển đi vào chiều sâu, có những bước phát triển mới, bền vững hơn Trong giai đoạn mới, quan hệ Việt Nam

và Ấn Độ không ngừng được củng cố và tăng cường qua các chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo cấp cao cũng như các đoàn đại biểu của các bộ, ban ngành hai nước Những chuyến thăm này được coi là những mốc quan trọng

trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ giữa hai quốc gia

Mở đầu là chuyến viếng thăm của Thủ tướng N Modi đến Việt Nam từ ngày 02 đến ngày 03/9/2016 trên đường tới Trung Quốc dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ trong vòng

15 năm đã cho thấy rõ rằng: “New Delhi không còn do dự khi mở rộng sự hiệ diện của mình ở vùng ngoại vi của Trung Quốc Chính phủ N Modi không giấu mong muốn đóng một vai trò quyết đoán hơn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Chính bản thân Thủ tướng N Modi đã khẳng định rằng Ấn

Độ sẽ là một mỏ neo cho hòa bình, thịnh vượng và ổn định ở châu Á, châu Phi Vì thế không có gì ngạc nhiên khi Ấn Độ sẽ tiếp cận với nhiều tham vọng hơn ở Việt Nam” [20; tr.3] Thủ tướng N Modi đã có nhiều hoạt động tại Hà Nội như: hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, chứng kiến lễ

ký kết 12 văn kiện hợp tác giữa hai nước; chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; đến đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, đặt vòng

Trang 39

hoa và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm nhà sàn Bác Hồ và đến

thăm chùa Quán Sứ tại Hà Nội [10; tr.1-2]

Nhận định về chuyến thăm này, tờ Vnexpress cho rằng: “Chuyến thăm

của Thủ tướng Ấn Độ dự kiến mang lại nhiều hỗ trợ về quân sự cho Việt Nam, báo hiệu sự hiện diện lớn hơn của Delhi ở Đông Nam Á” [49] Theo tờ Thanh Niên, chuyến thăm của Thủ tướng N Modi “mang nhiều ý nghĩa quan trọng cho quan hệ song phương cũng như các giá trị khác trong khu vực”

[32] Về phía Ấn Độ, các tờ báo nổi tiếng như The Hindu, The Times of India,

The Indian Express, Hindustan Times, The Economic Times và The Diplomat… cũng có bài viết về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng N Modi Theo The Diplomat, Ấn Độ được dự đoán sẽ xuất khẩu một loạt thiết bị

quân sự cho Việt Nam, bao gồm ngư lôi chống ngầm Varunastra và tên lửa

hành trình siêu thanh BrahMos [48] Tờ The Economic Times nhận xét, việc

Thủ tướng N Modi chọn đến thăm Việt Nam trước khi sang thăm Trung Quốc có ý nghĩa biểu tượng, báo hiệu sự hiện diện chiến lược ngày càng tăng

của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á [52]

Báo chí Trung Quốc cũng đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ

tướng Ấn Độ N Modi Tờ Global Times cho rằng chuyến thăm là một phần

trong sự thay đổi rõ rệt trong chính sách của Ấn Độ đối với vấn đề Biển Đông, chuyến thăm đặc biệt quan trọng vì nó diễn ra trong bối cảnh Tòa Trọng tài Quốc tế vừa bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở

Biển Đông [30]

Có thể nói, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Modi đã đem lại những kết quả nổi bật: hai bên đã ra Tuyên bố chung, 12 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực đã được kí kết, bao gồm: Hiệp định khung giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ấn Độ về hợp tác khai thác và sử dụng vũ trụ cho mục đích hòa bình; Nghị định thư giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao

Ấn Độ về việc kỷ niệm “Năm Hữu nghị 2017”; Nghị định thư sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Bản ghi nhớ về hợp tác y tế; Bản ghi nhớ về

Trang 40

Hợp tác công nghệ thông tin; Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Hội đồng Ấn Độ về các vấn đề quốc tế; Bản ghi nhớ về hợp tác an ninh mạng; Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa và đánh giá chất lượng; Thỏa thuận kỹ thuật về trao đổi thông tin hàng hải phi quân sự; Thỏa thuận về việc xây dựng hạ tầng thông tin cho việc đào tạo Công nghệ thông tin chất lượng cao; Hợp đồng về cung cấp tàu tuần

tra cao tốc

Việc ký kết những văn kiện hợp tác nêu trên một mặt củng cố mối quan

hệ truyền thống vững mạnh giữa hai nước thông qua quyết định về “Năm Hữu nghị 2017”, mặt khác thúc đẩy và mở rộng hợp tác trên những lĩnh vực mới như hợp tác về khai thác và sử dụng vũ trụ cho mục đích hoà bình, hợp tác về

an ninh mạng, trao đổi thông tin hàng hải phi quân sự, hợp tác xây dựng hạ tầng thông tin cho việc đào tạo công nghệ thông tin chất lượng cao…[10; tr.2]

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Modi rõ ràng có tác động tích cực đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt nổi bật ở lĩnh vực hợp tác chính trị - ngoại giao, từ đó tiếp tục củng cố, tăng cường, phát triển quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ trong suốt chiều

dài lịch sử, đi từ quan hệ Đối tác Chiến lược (2007), Việt Nam và Ấn Độ đã trở thành Đối tác Chiến lược Toàn diện (tháng 9/2016) của nhau Nhận định

về điều này, Thủ tướng N Modi nhấn mạnh: “Quyết định nâng cấp nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện đã nắm bắt được nội dung và con đường của sự hợp tác của chúng ta trong tương lai Điều đó sẽ cung cấp một hướng đi mới, xung lực mới và chất liệu mới cho sự hợp tác song phương Nỗ lực của chúng ta sẽ góp phần mang lại ổn định, an ninh và thịnh vượng trong khu vực này” [53] Điều này chứng tỏ, Ấn Độ luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam và Việt Nam là trụ cột của Chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ Việt Nam cũng tái khẳng định sự ủng hộ nhất quán đối với Ấn Độ trong việc triển khai chính sách này Trong chuyến thăm, việc hai bên lấy năm 2017 là “Năm Hữu Nghị Việt Nam - Ấn Độ” để kỷ niệm

Ngày đăng: 04/07/2023, 10:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w