Di Sản Văn Hóa
Trang 1I/ Khái niệm Di Sản Văn Hóa :
Có hai loại di sản văn hóa Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO sử dụng trong Công ước quốc
tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Di sản văn hóa phi vật thể là những tập quán , kỹ năng , kiến thức … kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan Các di sản văn hóa được truyền từ đời nay sang đời khác , được cộng đồng bảo tồn , tái tạo để thích nghi với môi trường
Di sản văn hóa vật thể gồm các di tích và các di chỉ Di tích là các tác phẩm kiến trúc , tác phẩm điêu khắc và hội họa , các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo
cổ học , ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình kiến trúc nổi bật Di chỉ là những sản phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo có giá trị nổi bật xét theo quan điểm lịch sử , thẩm mỹ ,
dân tộc học hoặc nhân chủng học
II/ Giới thiệu sơ lược về di sản văn hóa Việt Nam
Miền Bắc : Hồ Hoàn Kiếm , Quốc Tử Giám , khu di tích lịch sử Đền Hùng , khu di tích lịch sử Văn Miếu Hưng Yên , Di tích thành nhà Hồ , Vịnh Hạ Long
( Di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hóa , miền Bắc Việt Nam )
Trang 2Miền Nam : chợ Bến Thành , bến Nhà Rồng , Lăng Thoại Ngọc Hầu , chùa Bà Chuối Xứ ,
( Bến Nhà Rồng ở Bến Bạch Đằng , TPHCM , Việt Nam )
Miền Trung :
+ Khu vực duyên hải miền Trung : Bãi biễn Sầm Sơn , Bãi biển Cữa Lò , Phong Nha – Kẻ Bàng , Địa đạo Vịnh Mốc , kinh thành Huế , Ngũ Hành Sơn , Phố cổ Hội An , …
( Kinh thành Huế ở Huế , Việt Nam )
Trang 3+ Khu vực cao nguyên miền Trung : Hồ Xuân Hương , thung lung Tình yêu , Ga Đà Lạt , Thiền viện Trúc Lâm , Biển hồ Tơ Nưng , nhà mồ Tây Nguyên
( Thiền viện Trúc Lâm tại Đà Lạt , Việt Nam )
Đến nay , Việt Nam có 7 di sản được công nhận là di sản thế giới đó là Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long , Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng , Di sản văn hóa thế giới quần thể di tích Cố đô Huế , Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An , Di sản văn hóa thế giới thánh địa Mỹ Sơn , Di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc cung đình Huế , Di sản văn hóa phi vật thể văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên Những di sản này có giá trị hấp dẫn du lịch rất lớn và thực tế đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng của Việt Nam
III/Thực trang khai thác :
Các di sản thế giới đã được công nhận của Việt Nam luôn được đánh giá cao và được định hướng khai thác để phát triển trở thành các khu, điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, làm động lực cho sự phát triển du lịch của cả nước Chẳng hạn như: Di sản Vịnh Hạ Long được xác định là không gian du lịch chủ yếu của Trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh hay 2 Di sản ở Huế, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn là không gian du lịch chính ở Trung tâm Huế - Đà Nẵng đồng thời của vùng du lịch Bắc Trung Bộ và đặc biệt còn gắn với phát triển du lịch hành lang Đông – Tây Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020, toàn bộ các khu di sản đều nằm trong khu du lịch quốc gia Điều đó cho thấy tầm quan trọng của các di sản trong khai thác giá trị du lịch ở Việt Nam hiện nay
Nhìn chung , các di sản văn hóa Việt Nam đang được Nhà Nước quan tâm , đầu tư đúng mức ,
a) Tích cực :
Vị trí địa lí thuận lợi đã đem lại cho nước ra nhiều di sản có giá trị trải dọc theo chiều dài đất nước , nếu tổ chức khai thác tốt , các di sản này sẽ thúc đẩy nghành du lịch nước ra phát triển thành một nghành trọng yếu
-Thu hút lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân
Quảng bá hình ảnh đất nước qua các danh lam thắng cảnh
Trang 4 Nâng cao chất lượng đời sống của người dân khu vực
Tạo được việc làm cho người dân ở khu vực đó ( bán đồ lưu niệm , hướng dẫn du lịch … )
Giữ được những nét truyền thống thong qua các di sản
b) Tiêu cực :
-Không có chính sách hợp lý, nên hiệu quả trong huy động cộng đồng tham gia bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch yếu
-Môi trường du lịch xuống cấp và hủy hoại, giá trị bị suy giảm, ảnh hưởng đến mục tiêu phát huy
di sản để phát triển du lịch
- Chưa có ý thức bảo tồn của người dân
- Chưa được đầu tư và quan tâm kĩ lưỡng
- Không có đủ cơ sở vật và quảng bá còn kém
- Ăn xin, hang rong chặt chém khách, lừa đảo móc túi cùng với các hoạt động mê tín
( Du khách xả rác khi tham quan đỉnh Lang Biang tại Đà Lạt )
Tác hại:
- Làm xấu hình ảnh đất nước và con người VN
- Gây thiên cảm xấu với người nước ngoài
- Ô nhiễm môi trường
- Lượng khách du lịch sẽ giảm dần
IV/ Các mặt hạn chế trong khai thác Di Sản :
- Ngoại trừ cố đô Huế, hầu như các khu vực có di sản thế giới ở Việt Nam đều chưa có quy hoạch phát triển du lịch cụ thể, nhiều nơi mới chỉ là kế hoạch ngắn hạn và các dự án lẻ, điều này đã dẫn đến việc đầu
tư xây dựng bừa bãi, chưa có những quy định quản lý và phát triển hoạt động du lịch Đây cũng là nguyên nhân của một thực tế hiện nay ở khu vực di sản là kinh phí đầu tư còn hạn chế, các hạng mục đầu tư vụn vặt
Trang 5- Nhận thức của người dân còn chưa cao nhất là ở những nơi địa hình khó khăn, vùng xa như Phong Nha –
Kẻ Bàng, hay Mỹ Sơn
- Việc thực hiện bảo vệ tài nguyên môi trường chưa được đặt lên hàng đầu, thiếu sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong bảo tồn di sản và phát triển du lịch là nguyên nhân của tình trạng vi phạm di sản, bảo tồn tôn tạo không đúng quy cách , suy giảm chất lượng môi trường , ảnh hưởng đến việc nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư mà còn làm suy giảm giá trị và tính bền vững của các di sản
- Cũng như nhiều khu vực du lịch khác, hoạt động du lịch ở các khu vực di sản có tính thời vụ cao, chủ yếu tập trung vào mùa lễ hội hay mùa nắng Vào những thời điểm này lượng du khách đến quá cao gây ra
sự quá tải ngưỡng môi trường là nguyên nhân dẫn đến suy thoái, giảm sút chất lượng môi trường, hủy hoại tài nguyên trong khu vực di sản
- Chất lượng và số lượng của các dịch vụ kèm theo như phòng trọ , khách sạn , nhà hang cũng chưa được cải thiện để phù hợp với lượng khách tham quan
- Vẫn chưa có chiến dịch cụ thể và hiệu quả để tuyên truyền , giới thiệu những di sản văn hóa của đất nước đến người dân và người nước ngoài
- Khai thác quá mức có thể làm xuống cấp các di sản văn hóa
V/ Một số kiến nghị cho vấn đề hai thác và bảo tồn Di San Văn Hóa :
- Có kế hoạch cụ thể để nâng cấp , bảo tồn di sản
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh tại những địa điểm du lịch , đề ra mức phạt cho những hành động phá hoại , gây mất vệ sinh , chèo kéo Đặt ra mức giá quy định về những sản phẩm kèm theo như quà lưu niệm , thức uống , … tránh tình trạng hét giá
- Tiến hành quảng bá những danh lam thắng cảnh , di sản văn hóa của đất nước cho người nước ngoài để thu hút khách du lịch Cụ thể là mở một trang website chính thức bằng Tiếng Anh để giới thiệu về địa điểm , danh lam thắng cảnh và đưa ra những thông tin cơ bản về việc du lịch ở Việt Nam
- Tập trung đầu tư dài hạn , tránh tình trạng đầu tư vụn