NHÃNHẠCHUẾđượcđềnghịcôngnhận là disảnvănhóathếgiới Đợt 1 (năm 2001) chúng ta đềnghị hát Chèo tàu (xã Tân Hội, Đan Phượng, Hà Tây) và hệ thống 32 điệu múa Thái (Quỳnh Nhai, Sơn La) nhưng cả hai đều không đượccông nhận, lý do vì sao, thưa ông ? GS Tô Ngọc Thanh: Trong đợt 1 có 47 hồ sơ của các nước trên thếgiới gửi đến UNESCO và 32 hồ sơ hợp lệ. 2 hồ sơ của Việt Nam nằm trong số đó. Ban giám khảo đã bỏ phiếu và chọn 19 disảnvănhóađềnghịcông nhận, trong đó có các loại hình nghệ thuật nổi tiếng thếgiới như Kinh kịch của Trung Quốc, Kịch Nô của Nhật Bản, Sử thi của Ấn Độ . Từ năm 1989, UNESCO đã ra lời kêu gọi các nước điều tra, nghiên cứu tình hình các giá trị vănhóa phi vật thểđể chuẩn bị cho việc xét công nhận, nhưng ta chưa có sự chuẩn bị kịp thời và đầy đủ. Xin ông cho biết việc lựa chọn các disảnđược tiến hành theo tiêu chí nào ? GS: UNESCO đã đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn cho kỳ xét tới là kiệt tác vănhóa phải thỏa mãn 6 tiêu chuẩn. 1- Có giá trị nổi bật của một kiệt tác thể hiện tài năng sáng tạo của con người; 2- Bắt rễ trong truyền thống vănhóa hoặc trong lịch sử vănhóa của cộng đồng; 3 - Đóng vai trò xác định bản sắc vănhóa của cộng đồng, có tầm quan trọng như là cội nguồn của cảm hứng và giao lưu vănhóa làm cho các cư dân và cộng đồng gần gũi nhau hơn, đồng thời có vai trò trong nền vănhóa đương đại của cộng đồng; 4 - Biểu hiện cao về trình độ kỹ xảo và chất lượng kỹ thuật; 5- Biểu hiện cho bản sắc vănhóa sống động. 6 - Đang nằm ở bờ vực của sự mai một. Và ta đã thành lập một ủy ban (gồm đại diện Bộ Vănhóa - Thông tin, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam và một số chuyên gia), sau khi xem xét và cân nhắc các tiêu chuẩn đã đềnghị chọn Múa rối nước và Nhãnhạcđể đưa vào danh sách đề cử. Vì sao Nhãnhạcđược lựa chọn thưa ông ? GS: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Nhãnhạc xuất hiện vào triều đại nhà Hồ (1400-1414), được tổ chức và thực hiện theo những nguyên tác và thể chế của Nhãnhạc đời Chu, Trung Quốc. Nhãnhạc phát triển từ thời Lê, tiếp tục đến thời Nguyễn. Nó có 3 chức năng chính lànghi lễ như ở trong các lễ tế Nam giao, tế Thái miếu, tế Văn miếu, tiếp đón đại sứ; phục vụ thiết triều của Vua (kể cả thường triều và đại triều); phục vụ các sinh hoạt của vua chúa trong cung như sinh nhật, yến tiệc . Nhãnhạc bao gồm cả múa, trong đó có hai điệu múa chính biểu hiện sự bình ổn và hài hòa của xã hội là múa văn và múa võ, đều do các con trai của quan văn võ trong triều thực hiện. Người múa xếp theo hình vuông, mỗi chiều 8 người, thành 64 người múa. Các nhạc cụ dân tộc được dùng biểu diễn như nhị, nguyệt, tỳ, sáo, sênh tiền, mõ, trống nhỏ, đàn tranh dùng cho Tiểu nhạc; kèn bầu, trống, tù và, mõ dùng cho Đại nhạc. Nhãnhạclà loại hình âm nhạc mang tính chất chuyên nghiệp, bác học. Hiện nay, Nhãnhạc đang ở tình trạng ra sao, thưa ông ? GS: Nhãnhạc đang có nguy cơ mai một cùng với sự sụp đổ của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Hiện còn sưu tầm được hai thể loại, đó là Tiểu nhạc và Đại nhạc. Tiểu nhạc gồm các bản nhạc nhẹ nhàng, xưa kia dùng trong thiết triều và yến tiệc, còn Đại nhạc dùng trong các lễ trọng. Ngoài ra còn sưu tầm được một số có bài hát được dùng trong các sinh nhật của quan lại, vua chúa. Các nghệ nhân của dòng nhạc này, chúng tôi được biết có 3 người đang sống ở thành phố Huế. Đó là cụ La Cháu gần 90 tuổi, cụ Nguyễn Kế và cụ Trần Kích đều ngoài 80. Họ vốn là những người đã chơi nhạc trong Dàn nhạc Cung đình của Vua Bảo Đại trước đây. Công tác nghiên cứu sưu tầm thể loại nhạc này được tiến hành từ trước tới nay ra sao ? GS: Năm 1977, Giáo sư, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, bấy giờ là Viện trưởng Viện Âm nhạc, tập hợp được một số nghệ nhân, sử dụng phim mầu của Đông Đức trước đây quay một số tiết mục nhạc cung đình Huế, nhưng rồi sau phim này bị hỏng. Tháng 3-1994, trong Thập kỷ quốc tế về vănhóa dân tộc, Hội thảo Giữ gìn và phát huy giá trị disảnvănhóa vùng Huếđược tổ chức tại Huế. Kết quả, ta cùng với tổ chức UNESCO cùng bàn làm đề án gấp rút sưu tầm những gì con lại về dòng nhạc này. Hai vị giáo sư Nhật Bản đã đềnghị Quỹ Japan Foundation tài trợ kinh phí khoảng 100.000 USD cho việc sưu tầm toàn bộ vốn Nhãnhạc còn lại ở Việt Nam. Cụ Kích và cụ Kế được mời dạy cho 15 sinh viên bộ môn Nhãnhạc thuộc khoa Âm nhạc cổ truyền, Đại học Nghệ thuật Huế. Các cử nhânNhãnhạc đầu tiên này tốt nghiệp năm 1999, đang công tác tại Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế và biểu diễn trong Đoàn Nghệ thuật cung đình Huế tại Nhà hát Duyệt Thị Đường. Sau đó, Đại học Nghệ thuật Huế đã tuyển sinh các học viên mới. Nếu Nhãnhạcđượccôngnhận sẽ có ý nghĩa ra sao ? GS: Có thể nói, công chúng nghe loại nhạc này còn rất ít, hay nói đúng hơn là hiếm người biết thưởng thức và biết được giá trị của nó để thưởng thức. Thực sự nó đang trên bờ vực của sự diệt vong, bởi theo sử sách ghi lại thì hiện nay, vốn Nhãnhạc chỉ còn lại 1/3. Chúng ta phải tiếp tục sưu tầm ở Huế và các nơi khác trong cả nước, đồng thời tiếp tục duy trì việc đào tạo ở Đại học Nghệ thuật Huế. Nó cũng cần đượcgiới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng đểnhân dân trong nước và bạn bè quốc tế hiểu biết về Nhãnhạc nhiều hơn. TÙNG SƠN thực hiện (theo báo THỂ THAO & VĂN HÓA) . NHÃ NHẠC HUẾ được đề nghị công nhận là di sản văn hóa thế giới Đợt 1 (năm 2001) chúng ta đề nghị hát Chèo tàu (xã Tân Hội,. về văn hóa dân tộc, Hội thảo Giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa vùng Huế được tổ chức tại Huế. Kết quả, ta cùng với tổ chức UNESCO cùng bàn làm đề