MụC LụC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ HOÀNG LINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH[.]
Chính sách phát triển du lịch của quốc gia
Quan điểm phát triển du lịch của mỗi quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển du lịch của quốc gia đó Chính sách quản lí của nhà nước có thể ủng hộ hoặc không ủng hộ hoạt động du lịch Thông qua các công cụ quản lý của mình, nhà nước có thể đề ra các đường lối khuyến khích phát triển du lịch, ban hành các chính sách và biện pháp đồng bộ, tiến hành thực hiện cơ chế quản lý gọn nhẹ, hoàn thiện hệ thống pháp luật từ khâu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đến khâu thực thi, kiểm tra giám sát thực hiện chúng Điều này, một mặt tạo nhận thức xã hội để kết hợp đồng bộ các hoạt động định hướng cho du lịch phát triển; một mặt tạo sự an toàn, tiện lợi nhắm làm tăng thêm sức hấp dẫn, sức thu hút và sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch.
Các chính sách phát triển du lịch của quốc gia, của vùng có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực thúc đẩy du lịch rất lớn nhƣ chiến lƣợc phát triển du lịch quốc gia trong mỗi giai đoạn đã xây dựng các chiến lƣợc về sản phẩm du lịch,nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch, giữ gìn và tôn tạo phát triển tài nguyên du lịch, chính sách về đầu tư du lịch, giáo dục và đào tạo, định hướng thị trường du lịch
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các đề tài nghiên cứu về du lịch Tỉnh Quảng Ngãi đã có rất nhiều nhƣ:
“Quy hoạch phát triển ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch nghiên cứu theo đơn đặt hàng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi); và “Chiến lƣợc phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020” – Tác giả: Th.s Lê Hoàng Tân.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu cụ thể về mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành và khách du lịch… Mỗi một nghiên cứu lại mang một ý nghĩa và mục đích khác nhau, nội dung phân tích không trùng lặp.
Riêng đề tài nghiên cứu về đặc điểm nguồn khách dưới góc độ phân tích cụ thể trên phạm vi Tỉnh Quảng Ngãi chƣa có nghiên cứu nào chi tiết Do đó “
Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi” là đề tài mới, chƣa có nghiên cứu tiền nhiệm.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm của nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi dưới góc độ vĩ mô.
Theo địa giới hành chính Quảng Ngãi phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp các tỉnh Gia Lai, Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông Diện tích 5.152,95 km².
Số liệu hiện trạng từ năm 2009 hết năm 2015
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực địa: Bao gồm các khảo sát, thu thập thông tin tƣ liệu để đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến năm 2015 Với phương pháp thực địa giúp phân tích các tư liệu một cách sát thực hơn tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Quảng Ngãi Từ đó phân tích đặc điểm nguồn khách đến Quảng Ngãi, tìm ra những hạn chế trong công tác thu hút khách du lịch của Tỉnh và đề ra các phương pháp thu hút nhiều khách du lịch đến với Quảng Ngãi.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Tổng hợp và phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém và nguyên nhân, các xu hướng phát triển du lịch của khu vực và thế giới trong hoàn cảnh mới từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn tiếp theo phù hợp tình hình, nhiệm vụ của giai đoạn phát triển mới.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đề án có liên quan trên địa bàn và mô hình phát triển du lịch của một số địa phương có điều kiện tự nhiên tương tự.
Những đóng góp mới của đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách du lịch đối với sự phát triển của điểm đến du lịch trên cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng Với nguồn khách du lịch quốc tế, nội địa tập trung phân tích rõ đặc điểm: Về động cơ, mục đích, đối tƣợng, khả năng chi trả của khách khi tới du lịch Quảng Ngãi.
- Đề tài đã phân tích rõ thực trạng và các giải pháp thu hút khách du lịch mà ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện Đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm giúp ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tăng cường thu hút khách du lịch đến trong thời gian tới.
Nội dung nghiên cứu
Chương 1 Cơ sở lý luận về nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch của điểm đến.
Chương 2 Thực trạng nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.
Chương 3 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch đếnQuảng Ngãi.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA ĐIỂM ĐẾN
Một số lý luận cơ bản về KDL và điểm đến du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, KDL là “người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc ngành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” Khách du lịch gồm có khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
- Khách du lịch nội địa: Là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Khách du lịch quốc tế: Là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam ra ngước ngoài du lịch.
Lý do đi du lịch của con người rất đa dạng và khác nhau Họ đi du lịch để thỏa mãn trí tò mò, khám phá, thƣ giãn, tìm hiểu Họ rời khỏi nơi cƣ trú thường xuyên của mình để đến địa phương, vùng, lãnh thổ, quốc gia khác mà không vì mục đích khác ngoài đi du lịch Nơi mà họ đến gọi chung là điểm đến du lịch.
Dưới mỗi góc độ nghiên cứu có mỗi quan điểm khác nhau về điểm đến du lịch
- Đứng dưới góc độ địa lý: Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà du khách đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu tùy theo mục đích chuyến đi của mình.
- Đứng ở góc độ kinh tế: Điểm đến du lịch du lịch là một vùng, một nơi hoặc một đất nước có sức hấp dẫn đặc biệt đối với dân cư ngoài địa phương và có những thay đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch gây nên Nói cách khác, điểm đến du lịch là bất cứ địa điểm lớn hay nhỏ có tài nguyên du lịch và có hoạt động du lịch phát triển.
Vì vậy, có thể hiểu điểm đến du lịch là những khu vực địa lý rộng hơn điểm thu thu hút / hấp dẫn và bao gồm một số điểm hấp dẫn cùng các tiện nghi và dịch vụ bổ trợ cần thiết cho khách du lịch Sự tồn tại của điểm hấp dẫn là điều kiện để kích thích phát triển thành nơi đến du lịch Và nơi đến phát triển lại làm nảy sinh các điểm hấp dẫn bổ sung để khai thác thị trường khách có hiệu quả hơn.
1.1.2.2 Các yếu tố cấu thành điểm đến
Các điểm đến đƣợc hình thành bởi 3 nhóm yếu tố sau:
- Nhóm 1: Các yếu tố liên quan đến sức hấp dẫn của điểm du lịch nhƣ vị trí địa lý, giá trị tài nguyên du lịch, các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội (chính sách của Nhà nước, bầu không khí chính trị, tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự quảng bá du lịch ) Tài nguyên và vị trí của điểm du lịch là điều kiện đầu tiên quyết định sự hình thành và phát triển điểm đến du lịch Dù tài nguyên nhân tạo hay tự nhiên hoặc các sự kiện đều có tác dụng gây ra động lực ban đầu cho sự thăm viếng của khách du lịch Bên cạnh đó, sự ủng hộ, tạo điều kiện của các cơ quan có liên quan, các nhân tố kinh tế chính trị xã hội thuận tiện cho du lịch phát triển để tạo nên hình ảnh đặc biệt, riêng biệt của điểm đến du lịch.
- Nhóm 2: Các yếu tố đảm bảo sự đi lại của khách đến điểm du lịch nhƣ hệ thống phương tiện giao thông vận tải hiện có và khả năng phát triển trong tương lai Để một nơi đến tồn tại và phát triển cần phải dự vào các yếu tố giao thông Các phương tiện giao thông và hệ thống đường sá nối liền với các thị trường gửi khách góp phần hình thành nên điểm đến Và trong bản thân của nơi đến cũng cần các dịch vụ vận chuyển phong phú để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
- Nhóm 3: Các yếu tố đảm bảo cho nhu cầu lưu trú và ăn uống trong thời gian khách lưu lại tại điểm du lịch như hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, cơ sở phục vụ vui chơi giải trí Các dịch vụ lưu trú và ăn uống của nơi đến không chỉ cung cấp nơi ăn nghỉ mang tính vật chất mà còn tạo ấn tƣợng khó quên về một nét văn hóa phi vật chất của đời sống người dân bản xứ Sự thay đổi da dạng của các cơ sở cung cấp dịch vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Các dịch vụ bổ sung của điểm đến nhƣ các dịch vụ tiện nghi, các hoạt động bổ sung (dù không phải chỉ riêng có ở điểm du lịch mà có thể có tại nơi khách sinh sống nhƣng lại mong muốn tham gia các hoạt động trong chuyến du lịch) Khả năng cung cấp các tiện nghi, các dịch vụ bổ sung cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau của các lĩnh vực kinh doanh trong ngành Du lịch, tính chất của một ngành kinh tế tổng hợp của hoạt động du lịch Quy mô của điểm đến tăng lên sẽ kích thích các tiện nghi, dịch vụ bổ sung tăng theo.
1.1.2.3 Đặc điểm của điểm đến du lịch
- Tính phụ thuộc vào các giá trị của tài nguyên du lịch: Thông qua số lƣợng, mật độ nguồn tài nguyên để xác định khả năng khai thác thu hút khách cho điểm du lịch Trong du lịch, việc khai thác nguồn tài nguyên này chủ yếu dựa vào giá trị của chúng Với các giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, cảnh quan, hệ sinh vật của nguồn tài nguyên chúng góp phần tạo nên nét đặc trƣng trong sản phẩm du lịch của mỗi vùng Từ đó hình thành nên đặc điểm của điểm du lịch.
- Tính không tách biệt: Trong du lịch, sản xuất và tiêu dùng diễn ra cùng một thời điểm, khách du lịch phải đến tận nơi có tài nguyên du lịch để cảm nhận giá trị vẻ đẹp của điểm đến Đây là một trong những đặc điểm không thể tách biệt đƣợc nguồn tài nguyên và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch, cũng nhƣ không thể di dời, hoán đổi vị trí cho nhau Chỉ khi nào khách du lịch đến tại điểm du lịch thì hoạt động sản xuất ra sản phẩm du lịch của vùng đó mới diễn ra. Đây chính là đặc điểm của điểm du lịch Do tính không tách biệt này nên sẽ tạo ra đặc tính không thể dự trữ (nếu sản phẩm không đƣợc khách du lịch tiêu dùng hôm nay thì sẽ không thể cất trữ để hôm sau đem ra bán lại); tính thời vụ (mức giá xác định cho sản phẩm của điểm du lịch vào mùa cao điểm phải đủ để bù đắp chi phí cho mùa thấp điểm) Việc dự báo khả năng, đặc tính của thị trường phải đảm bảo tính chính xác để đầu tƣ xây dựng điểm đến du lịch.
- Tính đa dụng: Một điểm đến du lịch phải có cả nguồn tài nguyên du lịch phong phú đa dạng và hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất tốt thì mới đủ điều kiện để phát triển du lịch Hai thành phần này không chỉ phục vụ nhu cầu của khách du lịch mà còn phục vụ đời sống của dân cƣ sở tại một cách trực tiếp và gián tiếp.
Từ đó tạo ra sự thay đổi bộ mặt địa phương Thực tế các công trình hạ tầng chung xây dựng phục vụ đời sống dân cƣ sẽ đƣợc dùng cho du lịch khi kinh doanh du lịch bắt đầu hoạt động Chỉ có các công trình dùng riêng cho hoạt động du lịch nhƣ khách sạn, công viên chủ đề là các công trình chỉ tồn tại khi có hoạt động du lịch Mặt khác các công trình này không chỉ phục vụ riêng cho du lịch mà các ngành nghề khác cũng tham gia sử dụng Điều này tạo nên tính đa dạng của điểm đến.
- Tính bổ sung: Thực chất đây là một mối quan hệ ràng buộc nhau trong khi tiến hành kinh doanh du lịch Một sản phẩm du lịch có sự kết hợp của nhiều thành phần (có cả hàng hóa, dịch vụ, giá trị tài nguyên ), có sự tham gia của nhiều nhà kinh doanh (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, công ty lữ hành ) nên rất khó đánh giá chất lƣợng sản phẩm Các yếu tố này bổ sung cho nhau để tạo nên một sản phẩm tốt, tạo nên dấu ấn của một điểm du lịch tốt Kiểm soát chất lƣợng của chúng là một vấn đề khó khăn cần có sự tham gia của nhiều thành phần, đặc biệt là vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại điểm đến du lịch này.
Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách
1.2.1 Đặc điểm về nhân khẩu của khách du lịch
Các nội dung nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu của khách du lịch bao gồm: Độ tuổi, giới tính, thu nhập bình quân đầu người, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tôn giáo, nguồn gốc, chủng tộc… Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu của khách du lịch, các nhà quản lý điểm đến có thể đƣa ra những chiến lƣợc quảng bá, phát triển du lịch và nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch của điểm đến phù hợp với nhu cầu khách.
1.2.2 Các đặc điểm về tiêu dùng du lịch
1.2.2.1 Động cơ và mục đích đi du lịch của khách du lịch
- Động cơ đi du lịch của khách:
Con người khi có khả năng về kinh tế và có thời gian nhàn rỗi, nhưng chƣa chắc họ đã đi du lịch nếu nhƣ họ chƣa có động cơ đi du lịch Theo các nhà tâm lý “Động cơ là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người hành động Động cơ du lịch chỉ ra nguyên nhân tâm lý khuyến khích người ta đi du lịch, đi đâu, theo loại hình du lịch nào, điều này thường được biểu hiện ra bằng các hình thức nhƣ nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, tìm kiếm điều mới lạ”. Để nắm bắt được động cơ du lịch của mọi người nhằm kích thích họ đi du lịch theo các loại hình du lịch, các nhà tâm lý đã chia làm năm loại động cơ chủ yếu sau:
+ Động cơ tái hồi sức khoẻ: Thông qua du lịch nhƣ nghỉ ngơi, điều dƣỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, tham quan v.v để giải toả tâm lý căng thẳng và phục hồi sức khoẻ.
+ Động cơ về giao tiếp xã hội: Thông qua du lịch để thăm người thân, bạn bè, thăm lại nơi đã từng ở và công tác, tiếp xúc với các dân tộc khác nhau, khảo sát xã hội v.v.
+ Động cơ về mở rộng kiến thức về văn hoá: Thông qua du lịch để tìm hiểu phong tục tập quán, nghệ thuật, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tôn giáo tín ngƣỡng.
+ Động cơ về thể hiện mình: Thông qua du lịch để đi khảo sát khoa học, giao lưu học thuật, tham dự hội nghị, hội thảo v.v tạo ra sự chú ý của mọi người đối với mình.
+ Động cơ về kinh tế: Thông qua du lịch để tìm hiểu thị trường, tìm các cơ hộ đầu tƣ, xây dựng các mối quan hệ kinh doanh v.v nhằm đạt mục đích kinh tế.
Nghiên cứu về động cơ du lịch của con người có một ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác thị trường khách du lịch cũng như giải quyết mối quan hệ cung-cầu của ngành Du lịch.
- Mục đích đi du lịch của khách:
Căn cứ vào mục đích của chuyến đi du lịch: Con người đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau, nhƣng trong đó có mục đích chính của chuyến đi nhƣ:
+ Tham quan văn hoá- lịch sử: Đây là một trong những mục đích mang tính phổ biến nhất và là cốt lõi của các chương trình du lịch Con người khi đi du lịch với những mục đích khác nhau, nhƣng cái cốt lõi vẫn là tìm hiểu truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, nếp sống của cộng đồng dân cƣ nơi họ đến du lịch Vì thế, việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn và xã hội ở đây để phục vụ khách du lịch (trong đó cả khách du lịch nội địa lẫn khách du lịch quốc tế) đóng một vai trò quyết định Ví dụ: Khi khách du lịch đến Hà Nội ai cũng mong muốn được biết Hà Nội có từ bao giờ và ngay cả những người ở Hà Nội cũng không thể biết hết đƣợc các di tích lịch sử nổi tiếng ở đây và mong muốn đƣợc đi tham quan tìm hiểu.
+ Nghỉ dưỡng: Du lịch được coi như một phương tiện nhằm tái hồi sức lao động của con người sau những tháng, năm lao động vất vả Các chuyến du lịch với mục đích nghỉ dƣỡng đã có từ rất lâu, đặc biệt khi du lịch chƣa trở thành hiện tƣợng xã hội phổ biến mà chỉ dành cho tầng lớp giàu có và giai cấp thống trị Ngày nay, đi du lịch với mục đích nghỉ dƣỡng đã trở nên phổ biến với đông đảo các tầng lớp dân cư tham gia Đông đảo nhất là những người lao động có thu nhập tương đối cao, những người sống ở thành phố chịu nhiều áp lực của tiếng ồn, ô nhiễm môi trường do khói và bụi, những người già có tiền tích luỹ sau nhiều năm làm việc hoặc có con thành đạt trợ cấp cho đi du lịch nghỉ dƣỡng.
+ Mục đích công vụ: Hiện nay, nhiều người đi công tác, dự các cuộc hội nghị, hội thảo, tham dò đầu tư, thương mại và kết hợp với mục đích du lịch Số lượng khách đi với mục đích này rất lớn và nhiều nước đặt ra mục tiêu trở thành trung tâm hội nghị, hội thảo và triển lãm của thế giới và khu vực Khi đi du lịch với mục đích này, khách thường có khả năng thanh toán cao, họ là cán bộ cao cấp của Nhà nước, của các tổ chức và các tập đoàn lớn Ngoài việc chi phí cho chuyến đi do các tổ chức này bảo trợ với mức cao, họ còn có khả năng thanh toán cao do vậy doanh thu từ loại hình du lịch này rất lớn Mặt khác, do mối quan hệ họ còn là người xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho đất nước đến tham quan và du lịch.
+ Mục đích thăm thân: Những chuyến du lịch với mục đích thăm thân ngày càng phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thế giới rộng mở, con người có thể đi làm việc và định cƣ ở bất cứ nơi nào trên trái đất, họ mong muốn trở về quê hương để thăm người thân kết hợp với du lịch.
- Mục đích chữa bệnh: Những chuyến du lịch với mục đích chữa bệnh đã phát triển từ xa xưa, chủ yếu tại những nơi có nguồn nước khoáng, vùng núi và vùng ven biển với mục tiêu khai thác các tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, không khí, cỏ cây thiên nhiên, v.v) phục vụ việc điều dƣỡng và chữa bệnh cho con người.
+ Mục đích thể thao: Những người đi du lịch với mục đích này gồm hai loại: Các vận động viên thi đấu và khách du lịch đi xem các sự kiện thi đấu thể thao Đối với loại thứ nhất, du lịch phục vụ các đoàn vận động viên đi thi đấu trong các giải thế giới, khu vực (Olympic, Wodl Cup, SeaGame v.v) hoặc đi tập huấn kết hợp với tham quan du lịch Loại thứ hai là các cổ động viên, khán giả đi xem các cuộc thi đấu thể thao kết hợp với tham quan du lịch Không phải ngẫu nhiên, các nước thường cạnh tranh với nhau trong việc đăng cai các cuộc thi đấu thể thao của quốc tế và khu vực nhằm phát triển các hoạt động du lịch.
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút KDL của điểm đến du lịch
1.3.1 Các nhân tố vĩ mô
1.3.1.1 Giá trị của nguồn tài nguyên du lịch
Nguồn tài nguyên và giá trị của chúng đối với hoạt động du lịch là nhân tố đầu tiên quyết định khả năng thu hút khách của điểm đến du lịch Số lƣợng, chất lƣợng, mật độ, danh tiếng, sự công nhận, khoảng cách từ điểm du lịch đến thị trường gửi khách, sức chứa của điểm du lịch là các chỉ số để đo lường khả năng sử dụng nguồn tài nguyên cho hoạt động du lịch, là cơ sở cho việc quy hoạch phát triển du lịch của vùng, quốc gia Thể loại tài nguyên đồng thời cũng là nhân tố góp phần quyết định loại hình du lịch, tính thời vụ của dòng khách và của điểm du lịch Nói cách khác, tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành nên sản phẩm du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch và là một bộ phận cấu thành nên tổ chức lãnh thổ du lịch Sự phong phú, đa dạng và độc đáo của tài nguyên du lịch tạo nên sự đa dạng, phong phú của sản phẩm du lịch, làm tăng thêm độ hấp dẫn, khả năng thu hút khách du lịch.
Tài nguyên du lịch chia làm 2 loại cơ bản :
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: Địa hình và vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn và hệ động thực vật.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: Di sản và di tích, lễ hội và các làng nghề, các đối tƣợng gắn liền với dân tộc học, các sự kiện.
1.3.1.2 Chính sách phát triển du lịch của quốc gia
Quan điểm phát triển du lịch của mỗi quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển du lịch của quốc gia đó Chính sách quản lí của nhà nước có thể ủng hộ hoặc không ủng hộ hoạt động du lịch Thông qua các công cụ quản lý của mình, nhà nước có thể đề ra các đường lối khuyến khích phát triển du lịch, ban hành các chính sách và biện pháp đồng bộ, tiến hành thực hiện cơ chế quản lý gọn nhẹ, hoàn thiện hệ thống pháp luật từ khâu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đến khâu thực thi, kiểm tra giám sát thực hiện chúng Điều này, một mặt tạo nhận thức xã hội để kết hợp đồng bộ các hoạt động định hướng cho du lịch phát triển; một mặt tạo sự an toàn, tiện lợi nhắm làm tăng thêm sức hấp dẫn, sức thu hút và sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch.
Các chính sách phát triển du lịch của quốc gia, của vùng có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực thúc đẩy du lịch rất lớn nhƣ chiến lƣợc phát triển du lịch quốc gia trong mỗi giai đoạn đã xây dựng các chiến lƣợc về sản phẩm du lịch,nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch, giữ gìn và tôn tạo phát triển tài nguyên du lịch, chính sách về đầu tư du lịch, giáo dục và đào tạo, định hướng thị trường du lịch
1.3.1.3 Điều kiện về an ninh, chính trị của đất nước
Quá trình phát triển của ngành Du lịch cho thấy chỉ những nơi nào có bầu không khí hòa bình, tình hình chính trị ổn định, xã hội an toàn thì nơi đó mới có điều kiện tốt để du lịch phát triển Mối quan hệ tốt của các quốc gia thể hiện ở đường lối chính sách và các ưu đãi ngoại giao đối với hoạt động du lịch mà các quốc gia dành cho nhau là một điều kiện quan trọng để du lịch phát triển Tình hình chính trị, trật tự xã hội đảm bảo sự an tâm, yên ổn về mặt tâm lý của khách du lịch Họ có thể tự do đi lại, giao tiếp, gặp gỡ, làm quen, tìm hiểu mà không có sự lo sợ hoặc gặp trở ngại nào Các biến cố chính trị nhƣ nội chiến, khủng bố, chiến tranh tôn giáo, sắc tộc có ảnh hưởng rất xấu đến khả năng thu hút khách du lịch, làm cản trợ hoặc ngƣng trệ các hoạt động du lịch.
Ngoài ra, thiên tai, hạn hán, bão lụt, các loại dịch bệnh cũng ảnh hưởng mạnh đến hoạt động du lịch do KDL bị đe dọa về tính mạng và doanh nghiệp du lịch không dám mạo hiểm trong kinh doanh.
1.3.1.4 Hệ thống cơ sở vật chất của ngành Du lịch
Hệ thống cơ sở hạ tầng, các khu lưu trú được xây dựng nhiều và phát triển, đáp ứng nhu cầu nghỉ dƣỡng của KDL, làm tăng tính phục vụ và tăng giá trị gia tăng của điểm đến hơn.
Hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất chung của xã hội bao gồm: Mạng lưới giao thông, hệ thống cung cấp điện nước, các công trình công cộng Mục đích của việc xây dựng các công trình này là để phục vụ nhu cầu dân cư địa phương.
Cơ sở vật chất kỹ thuật quyết định nhịp độ phát triển du lịch, góp phần quyết định chất lƣợng dịch vụ hàng hóa Số lƣợng, chất lƣợng, mức độ hiện đại,khả năng khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật góp phần quyết định sự phát triển du lịch của quốc gia, địa phương Cụ thể hơn, chúng góp phần quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch; qua đó, quyết định mức độ khai thác tài nguyên du lịch và thỏa mãn nhu cầu du lịch Vì vậy, việc phát triển du lịch thường gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Một trong những biểu hiện quan trọng của hệ thống này đối với hoạt động du lịch là những tác động từ kết quả của quá trình phát triển của hệ thống giao thông vận tải Ngày càng có nhiều loại hình giao thông và số lượng phương tiện vận chuyển tăng nhanh chóng cùng với sự gia tăng về tốc độ vận chuyển,tính an toàn, sự tiện nghi làm gia tăng thêm sự thoải mái, tiện lợi giá cả giảm xuống tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chuyến du lịch của các tầng lớp dân cƣ.
1.3.1.5 Cộng đồng dân cư địa phương
Xét trong mối quan hệ tổng thể của ngành Du lịch, cộng đồng dân cƣ địa phương có vị trí khá quan trọng Chúng như là một nhân tố có sự tác động hai mặt đến việc thu hút khách du lịch, đến sự triển hoạt động du lịch địa phương, vùng, quốc gia.
Một mặt, lối sống độc đáo của cộng đồng của dân cƣ là một nguồn tài nguyên hấp dẫn có thể sử dụng khai thác cho hoạt động du lịch Chúng thể hiện qua các phong tục tập quán, cách ứng xử với cộng đồng, xã hội, môi trường tự nhiên Đây là nét văn hóa thú vị và có sức hút rất lớn đối với khách du lịch. Ngoài ra, khi du lịch phát triển sẽ làm tăng thêm nhận thức của cộng đồng dân cƣ Ngƣợc lại, qua các hoạt động tích cực của mình nhƣ thái độ, cách cƣ xử , cộng đồng dân cư địa phương giúp cho khách du lịch hiểu rõ hơn giá trị văn hóa của dân tộc, đất nước mình.
Mặt khác, cộng đồng dân cư địa phương có thể gây những ảnh hưởng xấu đến khách du lịch nếu nhận thức của họ đối với sự phát triển của du lịch không đúng đắn Một trong những góp phần lớn của cộng đồng dân cư địa phương vào lợi ích kinh tế du lịch là việc sản xuất ra các mặt hàng thủ công cung cấp cho khách du lịch như một loại hàng hóa lưu niệm Nhu cầu hàng hóa này tăng lên đem lại cho người dân khoản lợi lớn có khả năng khiến họ chạy theo lợi nhuận trước mắt nên sản xuất cẩu thả, làm mất đi nét đặc trưng- vốn là đặc điểm thu hút KDL Hậu quả là làm giảm sức thu hút hấp dẫn khách Hơn nữa, việc làm mất đi hình ảnh đẹp, sa sút khả năng thu hút còn thể hiện ở thái độ đối xử với khách du lịch của người dân địa phương.
Vì vậy, dân cư địa phương và các thành phần của chúng góp phần không nhỏ cho việc thu hút, khai thác khách du lịch của địa phương, vùng và quốc gia.
1.3.2 Các nhân tố vi mô
1.3.2.1 Hệ thống sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp du lịch đáp ứng nhu cầu của đoạn thị trường khách của mình chính là nhân tố đầu tiên thu hút khách du lịch Sản phẩm và dịch vụ phong phú, đa dạng sẽ phù hợp với mọi thành phần, lứa tuổi, thị trường gửi khách, khả năng kinh tế, trình độ của khách Vấn đề doanh nghiệp cần qua tâm để thu hút khách là làm sao để tạo ra đƣợc một hệ thống sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng đối tƣợng khách nhằm khẳng định đƣợc đẳng cấp sản phẩm, vị thế của mình trên thị trường.
Chất lƣợng sản phẩm nói chung đƣợc thể hiện ở chất lƣợng phục vụ du lịch Đây là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch Cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường du lịch buộc các doanh nghiệp phải đƣa ra các giải pháp hoặc là cạnh tranh về giá hoặc là cạnh tranh về chất lƣợng phục vụ Và bản thân chất lƣợng cũng là một nhân tố góp phần quyết định giá của dịch vụ du lịch Cơ sở kinh doanh du lịch nào có khả năng đảm bảo phục vụ khách du lịch với chất lƣợng cao sẽ thu hút đƣợc khách du lịch có khả năng thanh toán cao, tăng uy tín trên thị trường Muốn đảm bảo cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt trước hết cần một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng; các dịch vụ hàng hóa không chỉ của ngành Du lịch mà của những ngành khác có liên quan cũng cần đảm bảo đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách du lịch Chất lƣợng sản phẩm du lịch ở doanh nghiệp đƣợc nghiên cứu nhƣ sau :
Các giải pháp thu hút KDL
1.4.1 Đầu tư cho công tác nghiên cứu đặc điểm nguồn khách
Công tác nghiên cứu đặc điểm nguồn khách sẽ giúp các địa phương tập trung hướng tới được nguồn khách chủ yếu để hướng tới tùy thuộc vào độ tuổi giới tính mức chi trả của đối tƣợng khách Từ đó sẽ giúp đƣa ra các sản phẩm mang tính đặc thù phụ vụ nhu cầu của khách hàng.
1.4.2 Xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù Đối với công tác thu hút khách du lịch, việc xây dựng một sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương thường rất khó khăn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính của nguồn tài nguyên và định hướng quan điểm phát triển của các nhà quản lý Đối với khách du lịch, việc lựa chọn một điểm đến thường dựa vào mức độ đặc sắc, danh tiếng của điểm đến nào đó, thể hiện ở các khía cạnh nhƣ tài nguyên, hệ thống các dịch vụ, cơ sở phục vụ Vậy nên, một địa phương muốn thực hiện các hoạt động thu hút khách du lịch, trước hết phải có một quy hoạch, định hướng và quan điểm khai thác phát triển du lịch làm sao vừa khai thác được các điều kiện của địa phương vừa thỏa mãn đƣợc yêu cầu của khách du lịch đồng thời giảm tối đa sự trùng lắp giữa các địa phương khác nhau Nói cách khác, xây dựng một sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của địa phương sẽ mở ra khả năng thu hút khách du lịch rất lớn.
1.4.3 Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
Ngành Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành liên vùng cao Để phục vụ một khách du lịch, chúng ta thấy có sự góp mặt của nhiều ngành nghề, đơn vị khác nhau nhƣ: Các đơn vị kinh tế (doanh nghiệp khách sạn, vận chuyển, ăn uống ) và các đơn vị phi kinh tế (hải quan, an ninh ); các đơn vị phục vụ trực tiếp (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển ) và các đơn vị phục vụ gián tiếp (ngành kinh doanh thương mại, nông sản, thực phẩm ) Để du lịch phát triển mạnh và đúng hướng, chúng ta cần một cơ quan nhà nước đứng ra điều hành, liên kết các đơn vị có liên quan để đề ra giải pháp phát triển du lịch thích hợp, đúng với điều kiện và định hướng phát triển kinh tế địa phương, quốc gia Các cơ quan này chịu trách nhiệm quy hoạch định hướng phát triển du lịch, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, thực hiện các chiến dịch quảng bá du lịch ở tầm vĩ mô, phối hợp liên ngành, liên vùng để cùng làm du lịch, cùng nhau tháo gỡ các vướng mắc, triển khai các chương trình hành động quốc gia/địa phương về du lịch Các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các văn bản quản lý và khuyến khích phát triển du lịch về các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các loại thuế, các ƣu đãi trong đầu tƣ Đồng thời cũng phải xây dựng môi trường du lịch lành mạnh cho cả các đơn vị kinh doanh du lịch và khách du lịch Điểm du lịch không phát triển nếu nơi đó không đảm bảo đƣợc an ninh, an toàn cho khách Tình trạng ăn xin, chèo kéo khách du lịch mua hàng, hàng rong đeo bám khách tại các điểm tham quan là một trong những vấn đề cần giải quyết để đảm bảo an toàn cho khách Trang bị các thiết bị đảm bảo an toàn cho khách tại các điểm tham quan nhƣ phao cứu sinh trên thuyền, gia cố lan can bậc cấp tại các điểm du lịch bắt buộc khách phải leo trèo Để phát triển các loại dịch vụ bổ sung về đêm cho khách du lịch, nên thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh như tăng cường kiểm tra trật tự trị an của khu phố, tạo sự an tâm tin tưởng trong lòng khách Tại các doanh nghiệp, nên chú trọng các vấn đề đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch qua việc trang bị, bảo trì các thiết bị an ninh, các biện pháp để tuyên dương nhân viên có công lao trong việc bảo vệ khách
Một công việc không kém phần quan trọng trong hoạt động thu hút KDL là sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương Nói cách khác, cộng động dân cư địa phương là một trong những nhân tố quyết định nên hoạt động thu hút khách du lịch Nhận thức của dân cƣ giúp tạo ấn tƣợng tốt trong lòng khách du lịch, đời sống và các phong tục tập quán tạo ra giá trị sản phẩm du lịch Các nhà quản lý du lịch nên có các chương trình giáo dục nhận thức cho dân chúng về các đóng góp tích cực của du lịch vào đời sống của người dân, vai trò của người dân trong việc tạo ra sản phẩm, cách thức cƣ xử với khách du lịch, và các biện pháp để người dân tham gia bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch của mình khi khai thác kinh doanh.
Dân cư địa phương còn là một nguồn nhân lực lao động tốt bổ sung trong tương lai Việc giáo dục nhận thức từng bước như thế sẽ bồi dưỡng kiến thức tƣ duy kinh doanh du lịch cho mai sau Đây là giải pháp cần chú ý vì không chỉ giúp dân cư nhận thức về du lịch mà còn là bước chuẩn bị nhân lực cho việc phát triển du lịch ở các thế hệ tiếp theo
1.4.4 Khai thác, bảo tồn và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch
Do tài nguyên du lịch là nguồn tài nguyên hữu hạn, trong quá trình tổ chức kinh doanh, nguồn tài nguyên du lịch của chúng ta sẽ bị biến dạng, thay đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực, chủ quan và khách quan Nếu chúng ta khai thác không có mục đích định hướng rõ ràng sẽ làm giảm thời gian khai thác tài nguyên có hiệu quả cho kinh doanh du lịch Xu hướng khai thác tài nguyên theo hướng bền vững hiện nay là một xu thế tất yếu Vì vậy, trong kinh doanh đầu tƣ để khai thác điểm đến du lịch song vẫn phải đầu tƣ tôn tạo, bảo vệ tài nguyên nhằm phục vụ lâu dài trong tương lai Nguồn vốn đầu tư tôn tạo có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ ngân sách, vay vốn, vốn viện trợ
1.4.5 Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội phục vụ phát triển du lịch và cơ sở kỹ thuật của ngành Du lịch
Cơ sở vật chất quan trọng không chỉ với đời sống của người dân mà còn phục vụ cho khách du lịch Trong quá trình thực hiện chuyến đi của mình, khách du lịch sử dụng cả hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng của ngành Du lịch Vì vậy, đây là một trong những nhân tố thu hút và lưu giữ khách du lịch Để thực hiện đƣợc điều này, điểm du lịch nên đầu tƣ cải tạo, xây dựng mới không chỉ theo quy hoạch phát triển tổng thể của địa phương mà còn theo quy hoạch phát triển của ngành Du lịch.
Với cơ sở hạ tầng xã hội, dựa trên quy hoạch, và xây dựng nâng cấp các tuyến đường bộ dựa vào lợi thế của tài nguyên và mục đích chung của xã hội. Với cảng biển, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của địa phương phối hợp với ban quản lý cảng ký kết các văn bản về điều kiện ƣu tiên để phục vụ khách du lịch như khu vực đón khách, khu vực bán hàng lưu niệm, thủ tục lên đất liền Phối hợp với cơ quan quản lý hàng không xúc tiến mở các đường bay mới đến thị trường quốc tế, tổ chức các tuyến famtrip, tham gia các chương trình giao lưu quản bá du lịch, tổ chức trung tâm thông tin du lịch tại sân bay
Với hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, xây dựng hệ thống khách sạn,nhà nghỉ phù hợp với các thị trường khách cụ thể mà chúng ta nhắm tới Đầu tư nâng cấp, xây mới các cơ sở vui chơi giải trí vừa hiện đại vừa đặc biệt để đáp ứng nhu cầu khách du lịch và của cả người dân địa phương Nguồn vốn đầu tư đƣợc huy động từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt chú trọng đến các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức liên doanh, liên kết, hoặc 100% vốn nước ngoài để xây dựng các khu nghỉ biển cao cấp, sang trọng.
1.4.6 Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng, thể hiện trình độ phát triển du lịch ở một địa phương, một cấp độ quản lý vĩ mô, các cơ quan quản lý nhà nước nên xây dựng một chính sách phát triển nguồn nhân lực có tính định hướng lâu dài thông qua việc thực hiện các hoạt động nhƣ xây dựng các học viện du lịch, xây dựng các trung tâm đào tạo nghề theo mô hình kết hợp giữa trường học- khách sạn/doanh nghiệp du lịch, tổ chức các hội thi tay nghề hàng năm, tổ chức giao lưu, hội thảo trao đổi khoa học giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch ; vận động tìm các nguồn tài trợ để xin học bổng cho nhân viên trong Sở du lịch đi tu nghiệp ở nước ngoài hoặc mời các chuyên gia trong nước và nước ngoài đến thảo luận, hướng dẫn
1.4.7 Đẩy mạnh công tác xúc tiến Đứng ở tầm vĩ mô, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có những tác động tích cực để đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch nhằm đƣa hình ảnh du lịch của địa phương đến các thị trường khách trọng điểm hoặc tiềm năng Các Sở du lịch, Sở du lịch- Thương mại của các địa phương là đơn vị chủ chốt đứng ra làm cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau để xây dựng một chính sách quảng bá du lịch cho địa phương của mình đúng với sở thích, đặc điểm tâm lý của từng thị trường nhất định trong việc tổ chức các triển lãm, hội chợ, đặt văn phòng đại diện ở nước ngoài, đặt văn phòng thông tin du lịch tại các đầu mối giao thông, tổ chức các đoàn famtrip nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, tổ chức các hội thảo nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch, xúc tiến các hoạt động liên kết các ban ngành có liên quan, thành lập hiệp hội du lịch, tham gia các hiệp hội du lịch khu vực và quốc tế, tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, các cuộc thi nghiệp vụ, thiết kế web-site, tạp chí du lịch và các ấn phẩm du lịch đẹp mắt ấn tƣợng, có chất lƣợng cao
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm của nguồn KDL đối với sự phát triển của điểm đến du lịch
Nghiên cứu đặc điểm KDL thông qua các nội dung trên chính là nghiên cứu về cầu du lịch Dựa vào quan hệ cung cầu nên việc phân tích đặc điểm khách là cơ sở để khai thác nguồn cung một cách có định hướng để đầu tư và phát triển nguồn cung hợp lý Trên cơ sở đó chúng ta đề ra các giải pháp để thu hút khách du lịch đến với địa phương Thu hút lượng khách lớn sẽ :
- Mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước, địa phương Thông qua tiêu dùng của khách, nguồn ngoại tệ của chúng ta thu về sẽ tăng lên, biến đổi cán cân thu chi, có tác dụng luân chuyển tiền tệ, hàng hóa từ nơi này đến nơi khác Thu hút đƣợc khách du lịch đến điểm du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế còn đẩy mạnh đƣợc hoạt động xuất khẩu tại chỗ, nhất là những mặt hàng dễ hƣ hỏng, ít bị rủi ro, các yêu cầu về đóng gói, bảo quản không phức tạp Đối với doanh nghiệp, nguồn khách là mục tiêu, quyết định sự sống còn bởi các khoản chi tiêu của khách vào việc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ đem lại doanh thu, lợi nhuận cho đơn vị Sự lớn mạnh về chất lƣợng và số lƣợng của nguồn khách quyết định mức độ thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Việc thu hút đƣợc khách đến với điểm du lịch sẽ kích thích các doanh nghiệp trong và ngoài ngành Du lịch tạo ra một khối lƣợng hàng hóa và dịch vụ với chất lƣợng cao để đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách Điều này bắt buộc các doanh nghiệp ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn lao động giỏi để sản xuất ra sản phẩm Do đặc điểm riêng của mình, nếu không có nguồn khách để tiêu thụ thì sản phẩm sẽ không còn có giá trị Và qua quá trình tiêu dùng, khách du lịch mới khẳng định chất lƣợng sản phẩm; cũng từ đó mà số lƣợng khách du lịch đến điểm du lịch quyết định tổng số lƣợng sản phẩm sản xuất ra.
Thu hút đƣợc lƣợng khách lớn còn góp phần khẳng định vị trí của điểm du lịch trên bản đồ du lịch địa phương, quốc gia Một điểm du lịch nổi tiếng,ngoài lý do về giá trị của nguồn tài nguyên, sản phẩm, nó còn đƣợc khẳng định bởi sự lớn mạnh của nguồn khách đến tại điểm đó Nhƣ vậy, nghiên cứu nguồn khách như trên để làm cơ sở cho hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường khách để có kế hoạch mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo đội ngũ lao động, đa dạng hóa các loại hình du lịch, các dịch vụ bổ sung, hoàn thiện và đổi mới các kế hoạch marketing nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
- Mang lại hiệu quả xã hội: Thu hút khách du lịch làm tăng hoạt động kinh doanh du lịch, từ đó góp phần phục hồi và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc, nâng cao nhận thức của người dân, giải quyết công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nghèo đói, nâng cao mức sống cho dân cư địa phương
Dựa trên cơ sở lý luận về nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút KDL của điểm đến, giúp đề ra các giải pháp để thu hút khách du lịch đến với địa phương Thu hút lượng khách lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương, mang lại hiệu quả xã hội và tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người Từ cơ sở lý luận trên sẽ giúp việc phân tích đặc điểm và thực trạng thu hút KDL đến Quảng Ngãi cụ thể và chi tiết ở chương kế tiếp.
ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH VÀ THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN QUẢNG NGÃI
Thực trạng phát triển du lịch Tỉnh giai đoạn 2010 – 2015
2.1.1 Quá trình phát triển du lịch Tỉnh
Ví trí địa lý là lợi thế trong giao lưu kinh tế và liên kết phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch của tỉnh Quảng Ngãi tương đối toàn diện gồm đầy đủ biển đảo, di tích lịch sử văn hóa, bản sắc các dân tộc thiểu số.v.v…là điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang từng bước được đầu tư nâng cấp và phát triển liên tục, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế -xã hội trong đó có du lịch.
Kinh tế- xã hội của tỉnh có sự phát triển nhanh so với mặt bằng chung của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của cả nước, là tiền đề vững chắc cho sự phát triển nhanh ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi.
Nguồn lực lao động trong nhân dân khá dồi dào, có trình độ, hệ thống cơ sở đào tạo phát triển; năng lực ứng dụng khoa học công nghệ tương đối cao.
Môi trường đầu tư khá thuận lợi, có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế- xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
2.1.2 Các kết quả đạt được
- Du lịch phát triển và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong nền kinh tế của Tỉnh Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu về lƣợng khách, thu nhập tăng với tốc độ khá cao góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; giá trị GDP từ du lịch tăng dần góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng và phát triển về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa đã đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển du lịch Quảng Ngãi để từng bước đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
- Thị trường KDL ngày càng được mở rộng, đặc biệt là thị trường khách du lịch nội địa.
- Sản phẩm du lịch đang dần hình thành, từng bước được đa dạng và nâng cao chất lượng để khẳng định vị thế đối với du lịch cả nước và tạo tiền đề phát triển du lịch trong giai đoạn tiếp theo
- Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh góp phần tích cực vào nỗ lực đƣa hình ảnh Quảng Ngãi đến với du khách trong và ngoài nước; bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ tài nguyên du lịch, giải quyết công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo…
- Công tác xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ góp phần nâng cao hình ảnh tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch, thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ và khách du lịch.
- Công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu du lịch và các dự án lớn đã đƣợc xây dựng, phê duyệt là định hướng cho công tác quản lý và thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản lý tài nguyên du lịch.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đƣợc quan tâm, chú trọng: Chất lượng nguồn nhân lực du lịch tăng lên đáng kể, chương trình đào tạo nghề du lịch từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh.
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được quan tâm: Chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước dần từng bước được nâng cao, đội ngũ cán bộ, công chức đƣợc bồi dƣỡng về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và lý luận chính trị Thực hiện tiêu chuẩn hóa trong quản lý nhà nước các hoạt động du lịch Công tác thanh, kiểm tra được tiến hành thường xuyên giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch hoạt động đúng pháp luật.
- Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch đƣợc nâng lên, khẳng định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính chiến lƣợc lâu dài góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh.
2.1.2.1 Kết quả của lĩnh vực kinh doanh lưu trú và ăn uống a Lưu trú
Giai đoạn 2010 - 2014, thu hút đƣợc các thành phần kinh tế đầu tƣ vào hệ thống cơ sở lưu trú tạo nên tốc độ phát triển khá nhanh.
Năm 2010 toàn tỉnh mới chỉ có 60 cơ sở lưu trú du lịch với 1.800 buồng, đến nay - năm 2014 có 80 cơ sở với 2.500 buồng Quy mô cơ sở lưu trú đạt hơn
31 buồng/1cơ sở, tốc độ tăng trưởng là 5,6%/ năm, thuộc vào loại trung bình, phần lớn tập trung tại thành phố Quảng Ngãi
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút KDL của Tỉnh
2.2.1 Các nhân tố vĩ mô
2.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên…có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Quảng Ngãi có nhiều cảnh đẹp, trong đó đáng chú ý là 12 cảnh đẹp đã đƣợc Nguyễn Cƣ Trinh làm thơ tặng Đó là các địa danh: Thiên Ấn Niêm Hà, Long Đầu hí thủy, La Hà thạch trận, Liên Trì dục nguyệt, Hà Nhai vãng độ, Cổ Lũy cô thôn, An Hải sa bàn, núi Thạch Bích tà dương, Vân Sơn, Thiên Bút phê vân, Thạch Cơ điếu tấu Ngoài ra bãi biển Sa Huỳnh cũng đƣợc coi là một danh thắng của Quảng Ngãi, gần giống nhƣ Lăng Cô của Huế Có thể đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên theo địa hình nhƣ sau: a) Tài nguyên du lịch ở vùng đồi núi và trung du: Với diện tích vùng đồi núi và trung du khá lớn (chiếm 2/3 tổng diện tích toàn tỉnh) tài nguyên du lịch vùng đồi núi của tỉnh Quảng Ngãi khá phong phú với khu du lịch văn hóa sinh thái Trà Bồng (núi Cà Đam), khu bảo tồn tự nhiên khu vực Ba Tơ; hệ thống các thác nước như thác Trắng, thác nước Trịnh ; cảnh quan các sông, hồ nước, các thắng cảnh nhƣ núi Cà Đam, núi Thiên Ấn, núi Long Đầu
Núi Cà Đam (tên chữ là Vân Phong), nằm ở phía Tây Nam của huyện Trà Bồng và phía Đông Nam của huyện Tây Trà Đứng từ vùng đồng bằng nhìn lên phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Ngãi thấy hình núi cao vọt lên giữa lớp lớp núi. Núi Cà Đam đƣợc xem là một trong những cảnh đẹp của tỉnh Quảng Ngãi Đây cũng là căn cứ địa của nghĩa quân dân tộc Cor chống Pháp từ năm 1938 đến năm
1945 Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Cà Đam được chọn làm căn cứ địa của tỉnh, là trung tâm đầu não của cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (tháng 8/1959).Cà Đam có khí hậu mát mẻ, thích hợp phát triển du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng núi.
Núi Thiên Ấn thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, nằm cách cầu Trà Khúc khoảng 2 km về phía Đông với độ cao chỉ hơn 100 m nhƣng có hình thù rất độc đáo Đứng từ hướng nào nhìn núi cũng có hình thang cân, đường lên núi quanh co với phong cảnh hai bên hữu tình Trên đỉnh núi bằng phẳng có một ngôi chùa cổ được bao bọc bởi những hàng cây cổ thụ xanh tốt Người xưa gọi là “Thiên Ấn niêm hà” (ấn trời đóng trên sông) Thiên Ấn đƣợc xem là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi và chùa Thiên Ấn trên đỉnh núi đƣợc xem là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của cả miền Trung.
Núi Long Đầu nằm không xa núi Thiên Ấn, ngay sát quốc lộ 1A, cạnh phía Bắc cầu Trà Khúc Vào mùa lũ, nước sông Trà Khúc dâng cao, nước cuộn xoáy nơi vực sông dưới chân núi, người xưa hình dung như đầu rồng đang giỡn nước nên gọi là Long Đầu hý thủy, gắn với chuyện vua Nam Chiếu bên bờ sông Trà.
Ngoài ra còn các núi nhƣ Thạch Bích (huyện Sơn Hà), Cao Muôn (huyện
Ba Tơ), núi Lớn (huyện Mộ Đức) Rừng núi ở Quảng Ngãi tương đối hùng vĩ, là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng. b) Tài nguyên du lịch ở vùng biển và hải đảo: Với đường bờ biển dài gần 130 km, tài nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi khá phong phú và hấp dẫn với các bãi biển đẹp, các cảnh quan bờ biển kỳ thú và hấp dẫn du khách, các hòn đảo thanh bình và còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, trong lành Trong số các tài nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi, đáng kể nhất là Mỹ Khê, Sa Huỳnh và đảo Lý Sơn.
Bờ biển Mỹ Khê dài trên 10 km với ba cảnh quan độc đáo và hấp dẫn là
Cổ Lũy cô thôn, Thạch Cơ điếu tẩu và An Hải sa bàn Bờ biển Sa Kỳ - Cổ Lũy có hình cong lƣỡi liềm với bãi cát vàng sạch sẽ, rặng phi lao xanh mát bên bờ biển xanh ngắt, không khí trong lành là nơi thuận lợi cho hoạt động nghỉ dƣỡng và tắm biển Cửa Sa Kỳ có mỏm núi cao An Vĩnh với nhiều phiến đá tự nhiên hình thoi như được bàn tay con người gọt giũa và sắp đặt, với hang đá lộ thiên có tên gọi là Hầm Rượu, những vết đá lõm như dấu bàn chân được người dân nơi đây đặt tên là "bàn chân ông khổng lồ" và chơi vơi ngoài mép nước là tảng đá nhô cao đƣợc đặt tên là “Thạch cơ điếu tẩu” Phía Bắc cửa biển có bãi cát lớn hình tròn và lõm ở giữa với tên gọi là An Hải sa bàn.
Vùng bờ biển Sa Huỳnh nằm ở cực nam của tỉnh, thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ Trên bờ biển Sa Huỳnh có nhánh núi Trường Sơn chạy áp sát biển tạo thành những gành đá rất đẹp Cũng chính vì vậy địa hình Sa Huỳnh rất đa dạng với những ngọn núi màu xanh nhiều cung bậc, với những động cát vàng rực, những đàm nước xanh biếc Sa Huỳnh còn có Hòn Me, Hòn Khỉ, Động cát
Ma Vương chứa đựng di chỉ văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng Đảo Lý Sơn rộng 10,33 km² gồm hai đảo với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, cảnh quan đẹp thích hợp với những du khách ƣa khám phá và thiên nhiên hoang dã đƣợc quy hoạch là một trong 16 Khu bảo tồn biển Quốc gia Trên đảo có bốn di tích quốc gia: Đình làng An Hải, Âm Linh Tự(nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa - Trường Sa), ChùaHang, Đình làng An Vĩnh và 01 di sản phi vật thể Quốc gia (lễ khao thề línhHoàng Sa) Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng đã đƣợc tìm thấy trên đảo, nhƣ suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa và 24 chùa,am…Ngoài ra đảo còn đƣợc thiên nhiên ban tặng đặc sản tỏi nổi tiếng Đảo Lý
Sơn với các giá trị đặc trƣng về biển, đảo, văn hóa kết hợp lễ Khao thế lính Hoàng Sa trở thành điểm tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật của tỉnh, có khả năng phát triển thành sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn khách du lịch.
Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên của Quảng Ngãi khá phong phú và đa dạng, nếu đƣợc đầu tƣ khai thác hợp lý sẽ tạo nên đƣợc những sản phẩm có đặc trƣng riêng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài tỉnh.
2.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hóa vật chất cũng nhƣ tinh thần do bàn tay và khối óc của người dân Quảng Ngãi sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử của mình Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, những sản phẩm thủ công và các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vất thể nhƣ văn nghệ dân gian, lễ hội, ẩm thực.v.v đều là những nguồn tài nguyên quan trọng cần được nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc riêng của Quảng Ngãi nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế a) Di tích lịch sử - văn hóa: Quảng Ngãi là một tỉnh có bề dày phát triển lịch sử khá lâu đời, do vậy đã để lại nhiều di tích lịch sử quý giá Tính đến nay toàn tỉnh đã có 29 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, 171 di tích cấp tỉnh Các di tích này đƣợc chia thành các nhóm di tích khác nhau, bao gồm:
- Nhóm các di tích khảo cổ học.
- Nhóm các di tích lịch sử, cách mạng.
- Nhóm các di tích kiến trúc, nghệ thuật.
* Nhóm di tích khảo cổ học: Bao gồm nhóm di tích văn hóa Sa Huỳnh, nhóm di tích khảo cổ thuộc nền văn hóa Chăm Pa và các di tích thành lũy.
+ Nhóm di tích văn hóa Sa Huỳnh: Nhóm di tích này phân bố tại các địa phương Long Thạnh, thuộc huyện Đức Phổ, Bình Châu và Sa Huỳnh Đây là nền văn hóa khá đặc sắc đã cho thấy vào buổi đầu công nguyên chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ phát triển cao trong khu vực Đặc biệt là đồ gốm Sa Huỳnh với những trang trí lắc đen, trắng trên nền đỏ và những hoa văn sóng nước rất độc đáo và tinh tế có giá trị cao không những đối với khoa học, mà còn thu hút sự quan tâm của du khách Mộ chum Sa Huỳnh cũng là một loại di vật độc đáo của nền văn hóa này thể hiện mối quan hệ gắn bó với các cƣ dân hải đảo Đông Nam Á và thế giới quan của người tiền sử ở đây.
+ Nhóm di tích khảo cổ thuộc nền văn hóa Chăm Pa.
Đặc điểm nguồn KDL đến Quảng Ngãi
2.3.1 Đặc điểm về nhân khẩu của khách du lịch đến Quảng Ngãi
- Phân theo đối tƣợng KDL đến Quảng Ngãi
Bảng 2.1 Thống kê về các thị trường khách đến Quảng Ngãi
TT CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2009 Giai đoạn 2010-2013
1,1 Khách du lịch quốc tế đến lƣợt 20.000 25.000 27.400 30.268 36.389
1,2 Khách du lịch nội địa 293.000 305.000 337.600 396.243 432.452
Nhật Bản % 13 14 Đài Loan % 1 1 Úc % 2 3
(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi)
Theo số liệu bảng 2.1 cho thấy thị trường khách nội địa chiếm tỷ lệ lớn, chiếm hơn 90% thị phần Số lƣợng khách nội địa đến Quảng Ngãi năm 2009 là
293 000 lƣợt, đến năm 2013 tăng lên 432 452 lƣợt Khách nội địa đến từ khắp nơi trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh trong vùng, chủ yếu với mục đích nghỉ dưỡng biển, công vụ Khách nội địa, đặc biệt là khách có lưu trú ngày càng có khả năng chi trả cao và đòi hỏi dịch vụ có chất lƣợng tốt.
Thị trường khách du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng khách đến Quảng Ngãi, nhưng có chiều hướng tăng dần Số lượng khách quốc tế đến Quảng Ngãi năm 2009 là 20 000 lƣợt, đến năm 2013 tăng lên 36 389 lượt Khách quốc tế đến Quảng Ngãi bằng nhiều đường khác nhau, nhưng chủ yếu từ Đà Nẵng - trung tâm phân phối khách khu vực miền Trung Sở thích của KDL quốc tế là khám phá, tìm hiểu bản sắc văn hóa địa phương, du lịch sinh thái và một số là khách thương mại công vụ tại các khu công nghiệp. Đặc điểm là có khả năng chi trả cao và đòi hỏi chất lượng dịch vụ, môi trường tốt.
Phân thị trường khách quốc tế theo quốc tịch cho thấy KDL quốc tế đếnQuảng Ngãi chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và từng bước mở rộng sang các tỉnh Nam Lào Nguồn khách quốc tế du lịch vào Quảng Ngãi năm 2010 nhƣ: Nhật Bản (14%); Hàn Quốc (10%); Pháp (17%); Trung Quốc là quốc gia chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm 19% năm 2010 trong tổng số lƣợng khách Quốc tế đến Quảng Ngãi.
- Phân theo nghề nghiệp: Khách tới Quảng Ngãi chiếm số lƣợng lớn nhất là các doanh nhân (du lịch nghỉ dƣỡng); tiếp đến là học sinh sinh viên (du lịch tìm hiểu lịch sử văn hóa như văn minh sa huỳnh…); đến viếng hương tại nghĩa trang Trường Sa.
- Độ tuổi đến nhiều nhất là từ 24-34 tuổi.
- Giới tính: Nam giới nhiều hơn nữ giới.
2.3.2 Đặc điểm tiêu dùng du lịch của KDL đến Quảng Ngãi
Bảng 2.2 Mục đích chuyến đi của khách
TT CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2009 Giai đoạn 2010-2013
Du lịch nghỉ dƣỡng % 60 80 kết hợp công việc % 30 10
(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi)
Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây, lƣợng khách du lịch nói chung đến với Quảng Ngãi chƣa nhiều, chủ yếu là khách công vụ, một lƣợng nhỏ là khách tham quan, nghiên cứu, nghỉ dƣỡng Nằm giữa hai tuyến du lịch đang rất thu hút du khách là "Con đường di sản miền Trung" và "Con đường xanh Tây Nguyên", nhƣng khách dừng chân ở Quảng Ngãi rất ít.
Mục đích chuyến đi của khách quốc tế tới Quảng Ngãi chủ yếu là du lịch nghỉ dƣỡng, đặc biệt là nghỉ dƣỡng ven biển và đảo, với các điểm du lịch hấp dẫn nhƣ: Đảo Lý Sơn rộng 10,33 km² gồm hai đảo với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, cảnh quan đẹp thích hợp với những du khách ƣa khám phá và thiên nhiên hoang dã đƣợc quy hoạch là một trong 16 Khu bảo tồn biển Quốc gia Trên đảo có bốn di tích quốc gia: đình làng An Hải, Âm linh tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa - Trường Sa), Chùa Hang, Đình làng An Vĩnh và 01 di sản phi vật thể Quốc gia (Lễ khao thề lính Hoàng Sa) Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng đã đƣợc tìm thấy trên đảo, nhƣ suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa và 24 chùa, am…Ngoài ra đảo còn đƣợc thiên nhiên ban tặng đặc sản tỏi nổi tiếng Đảo Lý Sơn với các giá trị đặc trƣng về biển, đảo, văn hóa kết hợp lễ khao thề lính Hoàng Sa trở thành điểm tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật của tỉnh, hấp dẫn khách du lịch.
Khách du lịch nội địa từ trung ương, các địa phương bạn và các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trong tỉnh thông qua việc tổ chức hội thảo, hội nghị, hoạt động Team Building và các kỳ nghỉ, du lịch, sự kiện nhân các ngày lễ lớn.
Các điểm du lịch KDL thích đến tham quan tại Quảng Ngãi gồm:
+ Đảo Lý Sơn được mệnh danh là “vương quốc tỏi”, vì đặc sản gỏi tỏi có chất lượng, vị hương thơm ngon Đảo Lý Sơn là một trong những điểm đến hút khách ở Quảng Ngãi Khách tới đây chủ yếu với mục đích tham quan.
+ Bãi biển Sa Huỳnh thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi Đây là điểm đến lý tưởng của du khách để nghỉ ngơi và tham quan lý tưởng.
+ Núi Răng Cƣa thuộc huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, nổi tiếng với độ cao và hình dạng độc đáo.
+ Bãi biển Mỹ Khê là bãi tắm nổi tiếng với bãi cát mịn, không gian mênh mông cùng rừng dương xanh thẳm tuyệt đẹp.
+ Di chỉ khảo cổ giai đoạn “hậu kỳ đồ đá mới” nơi lưu giữ những hiện vật có giá trị, tƣ liệu quý về giai đoạn “hậu kì đồ đá mới” ở khu vực Nam Trung Bộ.
+ Di tích lịch sử Sơn Mỹ cũng là điểm đến đƣợc nhiều du khách quan tâm khi tới Quảng Ngãi.
Khách du lịch quốc tế có thể đến Quảng Ngãi bằng nhiều con đường khác nhau Khách có thể đến bằng đường không qua cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, sân bay Chu Lai (Quảng Nam) và sân bay Phú Bài - Huế rồi sau đó đi bằng đường bộ đến Quảng Ngãi hoặc theo tuyến du lịch xuyên Việt (kể cả bằng đường bộ và đường sắt).
2.3.2.3 Đi du lịch với ai
Do khách du lịch đến với Quảng Ngãi chủ yếu là khách công vụ với mục đích công tác và nghỉ dưỡng nên họ thường đi với nhóm ít hoặc đông người, tùy vào mục đích chuyến đi và loại hình du lịch khách chọn.
- Khách công vụ đi với mục đích công tác thường đi với nhóm nhỏ từ 4-6 người Khách công vụ như các doanh nhân, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa tới Quảng Ngãi để làm việc.
- Với khách hàng đi với mục đích nghỉ dưỡng thường đi với nhóm số lƣợng nhỏ nhƣ đi cùng bạn bè hoặc đi với các thành viên trong gia đình; hoặc đi với nhóm lớn nhƣ nghỉ dƣỡng cùng các thành viên trong cơ quan Khách đi nghỉ dƣỡng phân theo nghành nghề chủ yếu là khối văn phòng; chia theo độ tuổi thường là những người lớn tuổi đã nghỉ hưu,…
- Với khách hàng đi với mục đích khám phá và trải nghiệm họ thường đi với nhóm nhỏ từ 2-4-6 người Và khách ở độ tuổi trẻ từ 15-24; chủ yếu là nam giới.
2.3.2.4.ức chi tiêu bình quân và thời gian lưu trú bình quân của khách
Mức chi tiêu bình quân của KDL quốc tế tăng từ 68 USD một ngày năm
2009 lên 75 USD ngày năm 2013; của khách nội địa từ 550.000 đồng lên 720.1 ngày (Xem thêm thông tin chi tiết: Tổng quan về cuộc điều tra chi tiêu của KDL quốc tế và nội địa vào Quảng Ngãi bảng 2.1; 2.2; 2.3; phần mục lục 4.1 và tài liệu sách chi tiêu khách du lịch năm 2013 của Tổng cục Thống kê)
Bảng 2.3 Mức chi tiêu và ngày lưu trú của KDL
TT CHỈ TIÊU Đơn vị tính
1,1 Khách du lịch quốc tế đến lƣợt 20.000 25.000 27.400 30.268 36.389
1.1.1 Ngày lưu trú bình quân ngày 2,4 2,5 2,6 2,7 2,7
1.1.2 Mức chi tiêu trong ngày USD 68 70 72 74 75
1,2 Khách du lịch nội địa 293.000 305.000 337.600 396.243 432.452
1.2.1 Ngày lưu trú bình quân ngày 1,8 1,9 2 2,1 2,2
1.2.2 Mức chi tiêu trong ngày
(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi)
Thời gian lưu trú của khách: Theo bảng thống kê 2.3 thì từ năm 2009 -
2013 thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế tăng từ 2,4 ngày lên 2,7 ngày, khách nội địa từ 1,8 lên 2,2ngày.
2.2.3.5 Thời gian đến Quảng Ngãi du lịch
Các giải pháp thu hút khách ngành Du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện 62
2.4.1 Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
Công tác quản lý nhà nước về du lịch được chủ động tăng cường, tiến hành thường xuyên, nhằm đưa hoạt động du lịch phát triển đúng định hướng của tỉnh Sở đã hướng dẫn các quy định về hồ sơ pháp lý quản lý du lịch cộng đồng huyện đảo Lý Sơn; triển khai hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn huyện Lý Sơn và tập huấn giới thiệu chương trình trải nghiệm cho các hộ homestay ở Lý Sơn Hướng dẫn hồ sơ và tổ chức thẩm định cơ sở lưu trú du lịch, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định Tổ chức thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch đồng thời hướng dẫn hồ sơ, thủ tục bảo đảm doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật.
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng chú trọng hơn đến công tác đầu tƣ, chỉnh trang cơ sở vật chất kỹ thuật, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đƣợc thành lập mới đã đáp ứng đƣợc nhu cầu ăn nghỉ và nhu cầu tham quan, giải trí của khách du lịch Đến tháng 12/2015, toàn tỉnh có khoảng 275 cơ sở lưu trú với 3.800 buồng, trong đó số lượng nhà nghỉ chiếm khoảng 80%. Tổng số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là 13 doanh nghiệp, trong đó có 02 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.
Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch đƣợc chủ động thực hiện, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Ngãi tại các hội chợ, hội thảo và các sự kiện du lịch trong nước Nhiều bài viết cùng hình ảnh, video clip giới thiệu về tiềm năng du lịch Quảng Ngãi, đặc biệt là du lịch Lý Sơn đƣợc đăng tải và phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng Các ấn phẩm quảng bá du lịch đƣợc quan tâm đầu tƣ, đổi mới Song song đó, du lịch Quảng Ngãi cũng tăng cường hợp tác với các địa phương có kinh nghiệm phát triển du lịch biển nhƣ Đà Nẵng, Quảng Nam Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch Lý Sơn, đón các đoàn famtrip đến khảo sát dịch vụ du lịch Quảng Ngãi, tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm mô hình du lịch cộng đồng tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
2.4.2 Xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù
Sản phẩm du lịch Quảng Ngãi ngày càng đƣợc đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng hơn, trong đó nổi bật là các sản phẩm gắn với du lịch biển, đảo.
Ngoài du lịch biển, các sản phẩm du lịch văn hóa nhƣ tham quan di tích lịch sử văn hóa, bản sắc dân tộc cũng có những dấu ấn riêng nhờ những nổi bật của hệ thống tài nguyên gắn với các danh nhân, với lịch sử chiến tranh của dân tộc trên địa bàn và với bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
Du lịch gắn với sự kiện cũng là sản phẩm đang đƣợc quan tâm của ngành
Du lịch Quảng Ngãi Thành phố Quảng Ngãi ngày càng chứng tỏ vị trí thích hợp tổ chức các sự kiện quan trọng nhƣ hội nghị, hội thảo, hội chợ, thể thao
Du lịch thăm làng nghề cũng đã đƣợc hình thành tại các làng nghề nhƣ trồng tỏi Lý Sơn, mạch nha, kẹo gương Đức Tân (Mộ Đức), dệt thổ cẩm Làng Teng (Ba Tơ).v.v gắn việc tham quan với mua bán hàng lưu niệm. Ở Quảng Ngãi có khu chiến tích Sơn Mỹ, bệnh xá Đặng Thùy Trâm: phù hợp cho những người lính mỹ đi thăm lại chiến trường xưa; Do đó, tỉnh Quảng Ngãi đã và đang xây dựng phát triển sản phẩm du lịch, Tour du lịch mang tính đặt thù “ Du lịch thăm lại chiến trường sưa; Văn minh Sa Huỳnh , Về với Mỹ Khê , Trở lại với Sơn Mỹ , Hành trình đến Vương quốc tỏi ,
Hành trình theo dòng nhật ký Đặng Thuỳ Trâm
Bên cạnh việc phát triển sản phẩm, hệ thống các dịch vụ đi kèm gồm ăn uống và mua bán các sản vật tự nhiên nhƣ cá bống sông Trà, tỏi Lý Sơn, quếTrà Bồng đã góp phần làm hấp dẫn thêm các chương trình du lịch
2.4.3 Khai thác, bảo tồn và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch
- Phát triển bền vững, phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du lịch chung của cả nước và chiến lược phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây nguyên.
- Khai thác hợp lý, có hiệu quả các lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch, phát triển có trọng điểm để hình thành các khu, điểm du lịch hấp dẫn, tạo thương hiệu cho du lịch Quảng Ngãi, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành Du lịch vào tổng thu nhập của tỉnh.
- Phát triển du lịch gắn với huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập của các doanh nghiệp và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Bảo tồn, tôn tạo và phát triển bền vững môi trường, tài nguyên du lịch, phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và năng lực tham mưu của các cơ quan chuyên môn, năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp.
- Phát triển du lịch gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
2.4.4 Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội phục vụ phát triển du lịch và cơ sở kỹ thuật của ngành Du lịch
Trong chương trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, vào chiều 21/10/2015, ông Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở VHTTDL đã trình bày tham luận về những giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Tham luận nêu rõ: Trong những năm qua, du lịch Quảng Ngãi đã có những bước chuyển biến nhất định Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được đầu tư, nâng cấp và phát triển.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 13 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 2 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế Đến năm 2015 đã tạo việc làm cho hơn 2.900 lao động Cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch và tuyến đường bộ gắn với các khu, điểm du lịch ngày càng hoàn thiện; các tuyến đường thủy được đầu tư, đổi mới về phương tiện, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu đi lại và tham quan của khách du lịch. Để phát triển du lịch Quảng Ngãi trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong nhiệm kỳ tới cần tập trung huy động nguồn vốn Trung ương, ngân sách địa phương và đặc biệt vốn doanh nghiệp để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, đầu tƣ các cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ du lịch Ƣu tiên đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, địa phương (Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Lý Sơn); trong đó chú trọng hỗ trợ, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án của Tập đoàn Vingroup, Saigontourist, Tập đoàn Mường Thanh trên địa bàn tỉnh (Trích báo cáo tham luận tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX)
2.4.5 Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực
Chất lƣợng lao động du lịch trên địa bàn tỉnh thay đổi tích cực, lực lƣợng lao động đã qua đào tạo tăng từ 6% lên hơn 60%; mặc dù lƣợng lao động chƣa qua đào tạo đến năm 2012 còn khá cao (khoảng 30%), nhƣng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch đã được ngành Du lịch địa phương quan tâm.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN TỈNH QUẢNG NGÃI
Quan điểm phát triển du lịch Quảng Ngãi
- Phát triển bền vững, phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du lịch chung của cả nước và chiến lược phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây nguyên.
- Khai thác hợp lý, có hiệu quả các lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch, phát triển có trọng điểm để hình thành các khu, điểm du lịch hấp dẫn, tạo thương hiệu cho du lịch Quảng Ngãi, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành Du lịch vào tổng thu nhập của tỉnh.
- Phát triển du lịch gắn với huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập của các doanh nghiệp và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Bảo tồn, tôn tạo và phát triển bền vững môi trường, tài nguyên du lịch, phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và năng lực tham mưu của các cơ quan chuyên môn, năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp.
- Phát triển du lịch gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ngãi
Phát triển du lịch của tỉnh trở thành một trong những tâm điểm nằm trong chuỗi du lịch miền Trung - Tây Nguyên theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch biển, đảo, núi thế mạnh về hệ thống di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng gắn với quá trình phát triển của Khu Kinh tế Dung Quất và đô thị mới Vạn Tường.
Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Quảng Ngãi cơ bản trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ, tạo tiền đề đến năm 2025 là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang bản sắc văn hóa Quảng Ngãi, thân thiện với môi trường, đưa Quảng Ngãi trở thành một trong những điểm đến đạt mức trung bình khá của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và của cả nước.
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025:
+ Trong năm 2016, thu hút đƣợc 700.000 lƣợt khách du lịch, trong đó khách quốc tế là 54.000 lƣợt; tổng thu du lịch đạt 620 tỷ đồng, trong đó thu ngoại tệ là 6,5 triệu USD
+ Đến năm 2020 đạt 950.000 trong đó có 70.000 lƣợt khách quốc tế; đến năm 2025 đạt 1.350.000 lƣợt khách, trong đó có 90.000 lƣợt khách quốc tế.
+ Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn 2014 - 2020 đạt 10 - 15%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt 8 - 10%/năm Tốc độ tăng trưởng khách nội địa giai đoạn 2014 - 2020 đạt 7 - 9%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 6 - 7%/năm.
+ Ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế giai đoạn 2014 - 2020 đạt từ 2,8 ngày – 3,0 ngày; giai đoạn 2021 - 2025 đạt 3,0 ngày – 3,5 ngày Mức chi tiêu bình quân giai đoạn 2014 - 2020 đạt từ 78 USD – 90 USD/người/ngày đêm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt 100 USD/người/ngày đêm.
+ Ngày lưu trú trung bình của khách nội địa giai đoạn 2014 - 2020 đạt từ2,4 ngày – 2,9 ngày; giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 3,0 ngày – 3,4 ngày Mức chi tiêu bình quân giai đoạn 2014 - 2020 đạt từ 750.000 VNĐ – 850.000VNĐ/người/ngày đêm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 900.000 VNĐ – 1.000.000VNĐ/người/ngày đêm.
Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách đến Quảng Ngãi
- Số lượng cơ sở lưu trú: Đến năm 2020 có 4.000 buồng và đến năm 2025 có 5.800 buồng, trong đó tỷ lệ buồng đạt chất lương 3 sao trở lên chiếm 15 – 25% theo từng giai đoạn.
- Chỉ tiêu việc làm: Đến năm 2020, tạo việc làm cho 13.000 người, trong đó lao động trực tiếp 4.200 người Đến năm 2025 có 16.000 lao động trong đó có 5.200 lao động trực tiếp.
- Về văn hoá, xã hội: Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, các giá trị di tích cảnh quan, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giảm nghèo, phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần nhân dân, cải thiện điều kiện sống cho đồng bào các dân vùng sâu, vùng xã…
- Về môi trường: Phát triển du lịch “xanh”, du lich cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; gắn hoạt động du lịch vời gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Về quốc phòng, an ninh: Gắn phát triển du lịch đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; giữ vững quốc phòng, an ninh đặc biệt là vùng biển, đảo.
3.3 Các giải pháp để tăng cường thu hút khách đến Quảng Ngãi
3.3.1 Thực hiện và rà soát lại công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Quảng Ngãi
Khẩn trương rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể du lịch của tỉnh để có cơ sở pháp lý lập quy hoạch và dự án đầu tƣ vào các khu, điểm du lịch theo quy định.
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch chi tiết của các khu du lịch :
Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Vạn Tường… để đầu tư xây dựng đem lại hiệu quả.
- Từ năm 2010 đến nay thực hiện hoàn thành công tác quy hoạch các khu, điểm du lịch, dịch vụ đã đƣợc xác định trong quy hoạch tổng thể du lịch của Tỉnh tại địa bàn các huyện, thành phố để có cơ sở pháp lý lập các dự án đầu tƣ và thu hút đầu tƣ vào các khu, điểm du lịch.
- Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch sau khi đƣợc phê duyệt, quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tƣ của các nhà đầu tƣ theo dự án đƣợc duyệt; kiểm tra xử lý kịp thời các dự án đã đƣợc cấp phép nhƣng không thực hiện đúng, đề nghị thu hồi giấy phép những dự án đầu tƣ không hiệu quả; không đúng tiến độ để cấp lại cho các doanh nghiệp khác có năng lực, đầu tƣ.
Quy hoạch, đầu tư phát triển một số điểm tham quan cảnh quan, sinh thái như: Thác Trắng, hồ Đồng Cần (Minh Long), thác Cà Đú (Trà Bồng), suối Chí (Nghĩa Hành), rừng Nà (Mộ Đức), suối Mơ, núi Phú Thọ -Cổ luỹ Cô thôn (Tƣ Nghĩa), Khu cảnh quan đầu mối công trình thuỷ lợi Thạch Nham (Tƣ Nghĩa – Sơn Hà).
Xây dựng đập dâng sông Trà Khúc để tạo cảnh quan khu du lịch 2 bên bờ sông Trà và phát triển dịch vụ du lịch trên sông
3.3.2 Xây dựng và triển khai các chương trình phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của Quảng Ngãi
- Xây dựng các làng nghề: Ngoài việc sắp xếp xây dựng các làng nghề truyền thống hiện có như: Làng nghề sản xuất đường phèn, đường phổi, kẹo gương (TP.Quảng Ngãi) tạo thành các sản phẩm phục vụ du lịch; cần phát triển các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Thêu ren (TP Quảng Ngãi ), mây tre đan, chế tác sừng (Sơn Tịnh), dệt thổ cẩm (làng Teng-Ba Tơ), sản phẩm từ cây quế (Trà Bồng), sản phẩm phục vụ khách du lịch nhƣ cá bống Sông Trà.
- Xây dựng các làng văn hoá du lịch thôn Tƣ Cung (Tịnh Khê- Sơn Tịnh) gắn với khu chứng tích Sơn Mỹ, xây dựng làng văn hoá dân tộc thôn Nước Đan(Ba Trang - Ba Tơ) gắn với tuyến du lịch theo dòng nhật ký Đặng Thuỳ Trâm,làng văn hoá dân tộc Tịnh Đố (xã Thanh An - Minh Long) gắn với điểm du lịchThác Trắng (Minh Long)…
- Phát triển các làng trồng hoa, trồng rau chuyên canh, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của làng cà phê vườn (TP Quảng Ngãi) để phục vụ du lịch…
- Phát triển các dịch vụ: Ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, bảo hiểm đáp ứng yêu cầu.
3.3.3 Thực hiện công tác phối kết hợp liên ngành, liên vùng trong du lịch
Tăng cường phối hợp liên ngành, các cấp chính quyền để làm tốt trách nhiệm trong việc giữ gìn an ninh, an toàn, văn minh cho khách du lịch ; xử lý nghiêm các hành vi cướp giật, hành hung, lừa đảo KDL Tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh lữ hành, các địa phương có điểm du lịch, khu du lịch, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cần chú trọng hướng dẫn khách tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán và tín ngưỡng của địa phương.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch, các tổ chức cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cƣ trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
- Mở rộng hợp tác phát triển du lịch giữa các trung tâm du lịch trong cả nước Tổ chức ký kết thỏa thuận về du lịch đưa đón khách tham quan ở các doanh nghiệp lữ hành quốc tế để thực hiện mở các tuyến du lịch với Lào, Campuchia, Thái Lan và các nước khác trong khu vực, nhằm khai thác nguồn KDL bằng đường bộ trục hành lang Đông - Tây và đường hàng không đến các tỉnh miền Trung, đến Quảng Ngãi và ngƣợc lại
3.3.4 Đảm bảo khai thác, bảo vệ, tôn tạo để nâng cao giá trị nguồn tài nguyên du lịch Quảng Ngãi