1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ở việt nam

203 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Năng Kinh Tế Của Phụ Nữ Nông Thôn Trong Mô Hình Hợp Tác Xã Kiểu Mới Ở Việt Nam
Tác giả Phạm Thị Hương Giang
Người hướng dẫn TS. Phùng Quốc Chí, TS. Phan Vĩnh Điển
Trường học Viện Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội Việt Nam
Chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển
Thể loại luận án tiến sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 308,59 KB

Cấu trúc

  • 1.1. CÁCNGHIÊNCỨULIÊNQUANĐẾNMÔHÌNHHỢPTÁCXÃVÀHỢPTÁCXÃ KIỂU MỚI (27)
    • 1.1.1. Cácnghiên cứuquốctế (27)
    • 1.1.2. Cácnghiên cứuởViệt Nam (28)
  • 1.2. CÁCNGHIÊNCỨULIÊNQUANĐẾNLAOĐỘNGNỮNÔNGTHÔNVÀQUY ỀNN Ă N G K I N H T Ế C Ủ A P H Ụ N Ữ N Ô N G T H Ô N T R O N G M Ô H Ì N H HỢPTÁCXÃ (31)
    • 1.2.1. Cácnghiên cứuquốctế (31)
    • 1.2.2. Cácnghiên cứuởViệt Nam (35)
  • 1.3. CÁCNGHIÊNCỨUVỀTÁCĐỘNGCỦANÂNGCAOQUYỀNNĂNGKINH TẾCỦAPHỤNỮNÔNGTHÔNĐẾNSỰPHÁTTRIỂNKINHTẾ-XÃHỘI (40)
    • 1.3.1. Tácđộngcủanângcaoquyềnnăngkinhtếcủaphụnữnôngthônđế nquátrìnhpháttriển vềkinhtế (40)
    • 1.3.2. Tácđộngcủanângcaoquyềnnăngkinhtếcủaphụnữnôngthônđế (41)
  • 1.4. NHỮNGVẤNĐỀĐẶTRAVÀHƯỚNGNGHIÊNCỨUCỦALUẬNÁN (42)
    • 1.4.1. Nhữngvấnđềđặt racần tiếptụcnghiêncứu (42)
    • 1.4.2. Hướngnghiêncứu củaluậnán (43)
    • 2.1.1. Khái niệmvềmô hìnhhợp tácxãkiểumới (46)
    • 2.1.2. Kháiniệmvềquyềnnăngkinhtếcủaphụnữnôngthôntrong mô hình HTXkiểu mới (52)
  • 2.2. NỘID U N G V À T I Ê U C H Í Đ Á N H G I Á Q U Y Ề N N Ă N G K I N H T Ế C Ủ A PHỤNỮNÔNGTHÔNTRONGMÔ HÌNHHỢPTÁCXÃ KIỂUMỚI (59)
    • 2.2.1. Nộidungquyềnnăngkinhtếcủaphụnữnôngthôntrongmôhìnhhợptá cxãkiểumới (59)
    • 2.2.2. Tiêuchí đánh giá quyềnnăngk i n h t ế c ủ a p h ụ n ữ n ô n g (61)
  • 2.3. CÁCYẾU TỐẢNHHƯỞNG ĐẾNQUYỀNNĂNGKINHTẾ CỦA PHỤ NỮNÔNGTHÔNTRONGMÔHÌNH HỢPTÁCXÃKIỂU MỚI (64)
    • 2.3.1. Cácyếutốvĩmô (64)
    • 2.3.2. Cácyếu tốvimô (66)
  • 2.4. KINHN G H I Ệ M N Â N G C A O Q U Y Ề N N Ă N G K I N H T Ế C Ủ A P H Ụ N Ữ NÔNGTHÔNTRONGMÔHÌNHHỢP TÁCXÃCỦAMỘTSỐNƯỚCTRÊN THẾGIỚI VÀBÀIHỌCKINHNGHIỆMCHOVIỆTNAM (71)
    • 2.4.1. Kinh nghiệm về bảo đảm và thực hiện quyền năng kinh tế củaphụnữnôngthôntrongmôhìnhhợptácxãcủamộtsốnướctrên thếgiới (71)
    • 2.4.2. BàihọckinhnghiệmchoViệtNamvềnângcaoquyềnnăngkinhtế củaphụnữnôngthôn trongmô hìnhhợptácxãkiểu mới (76)
  • 3.1. TỔNGQUANVỀTHỰCTRẠNGMÔHÌNHHỢPTÁCXÃKIỂUMỚIVÀPHỤNỮ NÔNGTHÔNTHAMGIAPHÁTTRIỂNKINHTẾỞVIỆTNAM (79)
    • 3.1.1. Thựctrạngpháttriểncủamôhìnhhợptácxã kiểumớiởViệtNamhiện (79)
  • nay 67 3.1.2. Thựctrạng phụnữnông thônthamgiaphát triển kinhtế (0)
    • 3.2.1. Sựthayđổivềnănglựckiểmsoát,địnhđoạt,chiphốinguồn lựcsảnxuất (92)
    • 3.2.2. Sựthayđổivềnănglựcti ếp thu,sửdụngcáckiếnthức,kỹnăng (97)
    • 3.2.4. Sựthayđổivềnănglựctham gia,raquyếtđịnhvàthụhưởngthànhquảtrongmô hìnhhợptácxãkiểumới (103)
    • 3.3. PHÂNTÍCHTHỰCTRẠNGCÁCYẾUTỐẢNHHƯỞNGĐẾNQUYỀN NĂNGKINHTẾCỦAPHỤNỮNÔNGTHÔNTRONGMÔHÌNHHỢPTÁC XÃKIỂUMỚI ỞVIỆTNAM (106)
      • 3.3.1. Nhómyếu tốvĩmô (0)
      • 3.3.2. Nhómyếutốvi mô (0)
    • 3.4. ĐÁNHGIÁCHUNG VỀQUYỀNNĂNG KINHTẾCỦAPHỤNỮNÔNGTHÔNTRONGMÔ HÌNH HỢPTÁCXÃKIỂUMỚIỞVIỆTNAM (119)
      • 3.4.1. Điểmmạnhvànguyên nhân (119)
      • 3.4.2. Hạnchếvànguyênnhân (121)
    • 4.1. BỐIC Ả N H Q U Ố C T Ế V À T R O N G N Ƣ Ớ C T Á C Đ Ộ N G Đ Ế N Q U (0)
      • 4.1.1. Bối cảnhquốctế (128)
      • 4.1.2. Bốicảnhtrongnước (129)
    • 4.2. PHÂNTÍCHSWOTVỀQUYỀNNĂNGKINHTẾCỦAPHỤNỮNÔNG THÔNTRONGMÔHÌNHHỢPTÁCXÃ KIỂUMỚIỞ VIỆTNAM (132)
      • 4.2.1. Điểmmạnh (133)
      • 4.2.2. Điểmyếu (134)
      • 4.2.3. Cơhội (134)
      • 4.2.4. Tháchthức (135)
    • 4.3. QUANĐIỂMVỀNÂNGCAOQUYỀNNĂNGKINHTẾCỦAP H Ụ N Ữ NÔNGTH ÔN TRONGMÔ HÌNHHỢPTÁC XÃKIỂUMỚIỞVIỆT NAM (136)
      • 4.3.1. ChủtrươngcủaĐảngvền â n g c a o q u y ề n n ă n g k i n h t ế c ủ (136)
    • 4.4. GIẢIPHÁPNÂNGCAOQUYỀNNĂNGKINHTẾCỦAPHỤNỮNÔNGTHÔ (140)
      • 4.4.1. NhómgiảiphápvềchínhsáchthúcđẩysựpháttriểncủamôhìnhHT Xkiểumớivàsựthamgiacủaphụnữnôngthôntrongmôhìnhhợptácxãkiểu mới 127 4.4.2. Nhóm giảiphápliênquanđếncácnộid u n g v ề q u y ề n n ă n g kinhtếcủaphụnữ nôngthôn trongmô hìnhHTXkiểumới (140)
      • 4.4.3. Nhómgiảiphápnângcaohiệuquảhoạtđộngcủacáchợptác xãvànâng cao năng lựctựchủcủaphụnữnông thôn (150)
    • 4.5. KHUYẾNNGHỊ (151)
      • 4.5.1. ĐốivớiChínhphủ,cácbộ,n g à n h , U ỷ b a n n h â n d â n tỉnh/ thànhphố (151)
      • 4.5.2. Đốivới Hội Liên hiệp PhụnữViệtNam (153)

Nội dung

CÁCNGHIÊNCỨULIÊNQUANĐẾNMÔHÌNHHỢPTÁCXÃVÀHỢPTÁCXÃ KIỂU MỚI

Cácnghiên cứuquốctế

Cuốn sách “Hợp tác xã: Nguyên tắc và thực tiễn trong thế kỷ 21” củatác giả Kimberly A.Zeuli và Robert Cropp, Đại học Winsconsin - Madison(2004) [105] là công trình nghiên cứu về HTX được quan tâm nhiều trên thếgiới Với 9 chương giới thiệu về HTX, lịch sử hình thành, phát triển của HTXtrên thế giới; lịch sử hình thành, xu hướng và luật HTX của Mỹ, vai trò, tráchnhiệm và thông tin của HTX, quản lý tài chính của HTX, quy trình thành lậpmột HTX, lợi ích và hạn chế của HTX, các nộid u n g đ ề c ậ p đ ư ợ c c o i l à t à i liệu cơ bản nhất về HTX, được các lãnh đạo HTX và xã viên, các chuyên gianghiên cứu về HTX, các sinh viên của Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới sửdụng Cùng liên quan đến lý luận về mô hình HTX, trong cuốn sách “àn vềhợp tác: Một hư ng dẫn cho sự phát triển hợp tác xã kiểu m i” của tác giảBrian M Henehan và Bruce L Anderson, Đại học

Cornell ấn hành năm2001[95], các tác giả đã đưa ra những khái niệm cơ bản về quá trình hìnhthànhHTXmới,trongđónêurõ6giaiđoạnđểhìnhthànhHTX,cácnhântố chính cho sự thành công của việc xây dựng các HTX thế hệ mới;các khókhăn, cạm bẫy trong quá trình thành lập HTX ở mỗi giai đoạn hình thànhHTX;các nhân tố chính dẫn đến thất bại trong thành lập HTX Nghiên cứucũng chỉ ra những bài học về HTX thế hệ mới, làn sóng đầu tư để thành lậpcácHTXdịchvụ nôngnghiệp giátrịtăngthêm.

MinhchứngthêmvềquátrìnhhìnhthànhHTX,tácg i ả J o h n O’Connor, trong công trình nghiên cứu “Các xu hư ng quốc tế về cơ cấu tổchức của các hợp tác xã nông nghiệp”,Báo cáo của Hiệp hội nghiên cứu vàphát triển các ngành công nghiệp nông thôn năm 2001 [104], cung cấp thôngtin hữu ích về những yếu tố cơ bản để có thể thành lập HTX; nguyên nhân vàyếu tố tác động chính để nông dân quyết định thành lập HTX; đưa ra cấu trúccủa HTX truyền thống với 7 nguyên tắc hợp tác Nghiên cứu đưa ra phân tíchvề quá trình hình thành, phát triển của các HTX thế hệ mới, đặc điểm chínhcủa các HTX kiểu mới và một số mô hình cơ bản của HTX thế hệ mới ở mộtsố nước trên thế giới Nghiên cứu chỉ ra các vấn đề và xu hướng trong chiếnlượcphát triển,quảnlývốn,quảntrịvàkiểmsoátnguồnlựccủacácHTX.

Về vai trò của HTX trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vữngđến năm

2030, nghiên cứu“Vai trò của hợp tác xã trong thực hiện các mụctiêu phát triển bền vững - khía cạnh kinh tế” của Tổ chức Lao động quốc tếnăm 2014 [101], phân tích sâu về những tác động của HTX đến việc thực hiệnmục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc, các mục tiêumà quốc gianào cũng phải thực hiện, gợi mở cách nhìn, cách suy nghĩ và đưara những phân tích cơ bản về đóng góp của mô hình HTX trong thực hiện cácmụctiêupháttriểnbềnvững.

Cácnghiên cứuởViệt Nam

Liênm i n h h ợ p t á c x ã V i ệ t N a m ( 2 0 1 6 ) t r o n g c u ố n s á c h “Phátt r i ể n kinh tế tậpthể trong30nămđổimiởViệtNam”[46],trêncơsởkế thừacác kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã tổng kết phát triển lý luận mới vềkinh tế hợp tác và HTX, đưa ra các vấn đề lý luận và thực tiễn cho phát triểnkinhtếhợptácvàHTXtrongthờigiantới.Cuốnsách“TưtưởngHồChíMinhvềhợptácxã, nhữngvấnđềlýluậnvàthựctiễn”doLiênminhhợptácxãViệtNamthựchiện(2008)

[45],đãđưaranhữngquanđiểmcơbảncủaChủtịchHồChíMinhvềHTX;mụcđích,ýnghĩacủaviệc hợptác,cáchìnhthức,biệnpháptổ chức thực hiện HTX; những chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong pháttriểnHTXnôngnghiệp,nhữngtưtưởngnàychođếnnayvẫncònnguyêngiátrị.Liên minh HTX Việt Nam (2002) cũng phát hành cuốn sách “Phong trào hợptác xã quốc tế qua gần hai thế kỷ”[44], trong đó đưa ra những nét cơ bản vềviệc hình thành, phát triển của HTX trên thế giới và kinh nghiệm của một sốnướcvềpháttriểnHTX,từđórútranhữngkinhnghiệmc h o ViệtNam. Đối với mô hình HTX trong nông nghiệp, đã có một số công trình bànvề cơ sở lý luận và thực tiễn, ví dụ như: Cuốn sách “Đổi m i chính sách nôngnghiệp ở

Việt Nam:ối cảnh, nhu cầu và triển vọng”của tác giả Đặng KimSơn, Trần Công

Thắng, Đỗ Liên Hương, Võ Thị Thanh Tâm, Phạm Thị KimDung, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (2014) [67], không chỉ tổngquan về tình hình kinh tế vĩ mô, về nông nghiệp và nông thôn Việt Nam tronggiai đoạn từ năm 2000 đến nay, mà còn đề cập đến những cải cách chính sáchvà công tác thi hành chính sách nông nghiệp trong thời gian qua; phân tíchnhững thách thức và cơ hội cho phát triển nông nghiệp Việt Nam; đưa ranhững đề xuất cho đổi mớic h í n h s á c h n ô n g n g h i ệ p V i ệ t N a m t h e o h ư ớ n g phát triển bền vững, trong đó có giải pháp phát triển HTX Cuốn sách “Tưtưởng hợp tác xã, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” của BộKếhoạch và Đầu tư (2012) [10], đã đưa ra một số bài viết của các chuyên gianghiênc ứ u v ề t ư t ư ở n g H T X t r o n g n ư ớ c v à t r ê n t h ế g i ớ i , t h a m k h ả o L u ậ tHTXcủamộtsốquốcgia,nghiêncứukinhnghiệmhoạtđộngcủacácHTX trên thế giới để bổ sung, hoàn thiện khung khổ pháp luật Việt Nam về HTX,tìmkiếmphươngthứchoạtđộng hiệuquảcho hệthống HTXởViệtNam.

LuậnántiếnsỹcủaNguyễnTháiNguyên ( 1 9 9 5 ) vớiđềtài“Phươn ghư ngvà giải pháp kinh tế chủy ế u đ ể p h á t t r i ể n c á c h ợ p t á c x ã k i ể u m i trong nông nghiệp Việt Nam”[58] cung cấp các thông tin, luận điểm cơ bảnvề mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới và mối quan hệ của HTX với pháttriển kinh tế nông hộ Luận án tiến sỹ của Lưu Hoài Chuẩn

(2002) với đề tài“Sự hình thành và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong quá trìnhcông nghiệphóa, hiệnđạihóaở nôngthônViệtNam” [22] cungcấpc á c thôngtin,lýluậnvềluậnđiểmhìnhthành,pháttriểnkinhtếhợptácvà HTXở Việt Nam, những quan điểm sai lầm về phát triển HTX và phương hướngphát triển HTX ở nông thôn Luận án tiến sỹ của Phùng Quốc Chí (2010) vớiđề tài “Phát triển hợp tác xã trong quá trình công nghiệp hóa đến năm2020”[26], cung cấp các luận điểm khẳng định vai trò của HTX kiểu mới vàtínhưuviệtcủamôh ìn hnàysovớimô hìnhHTXkiểucũ.Đềtài“Nghiên cứu tính bền vững của mô hình kinh tế tập thể do Hội LHPN Việt Nam hỗ trợtriển khai: Nghiên cứu trường hợp ở 3 t nh miềnắc” của Trần Quang Tiến(2015) đã phân tích thực trạng hoạt động một số mô hình kinh tế tập thể doHội LHPN Việt Nam triển khai tại một số tỉnh phía Bắc để đánh giá khả năngphát triển bền vững của các mô hình đó, đóng góp của các mô hình kinh tế tậpthể, trong đó có mô hình HTX trong tạov i ệ c l à m , t ă n g t h u n h ậ p c h o p h ụ n ữ vàxâydựng nôngthôn mớitạicácđịa bànnghiêncứu[85]. Để phục vụ cho các nghiên cứu về quan điểm, định hướng của Đảng,chínhs á c h c ủ a N h à n ư ớ c t r o n g p h á t t r i ể n H T X , B ộ K ế h o ạ c h v à Đ ầ u t ư (2015) đã phát hành cuốn sách “Một số nội dung cơ bản và các văn bản quyphạmpháp luậtchủyếuvềHTX”[11], trongđó hệthống hóacácnội dung và văn bản pháp luật cơ bản về HTX, về phong trào HTX trên thế giới và sự pháttriển HTXởViệtNam.

Về đánh giá thực trạng phát triển mô hình HTX ở Việt Nam, Bộ Kếhoạch và Đầu tư (2017) đã ban hành “Tài liệu phục vụ Hội nghị trực tuyến vềsơ kết thi hành

Luật HTX năm 2012” [12] và năm 2019 đã ban hành Báo cáoTổngkết15nămthựchiệnNghịquyếtTrungương5(KhoáIX)vềtiếptụcđổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể [13] Đây là nhữngđánhgiáquantrọngtrongtriểnkhaicácchínhsách,luậtphápcủaViệtNamvềHTX, thực trạng phát triển HTX hiện nay và các giải pháp cơ bản trongpháttriểnHTXởViệtNamtrongthờigiantới.

CÁCNGHIÊNCỨULIÊNQUANĐẾNLAOĐỘNGNỮNÔNGTHÔNVÀQUY ỀNN Ă N G K I N H T Ế C Ủ A P H Ụ N Ữ N Ô N G T H Ô N T R O N G M Ô H Ì N H HỢPTÁCXÃ

Cácnghiên cứuquốctế

Nghiên cứu về quyền năng kinh tế của phụ nữ, Tuyên bố và cương lĩnhhành động Bắc Kinhđ ư ợ c t h ô n g q u a H ộ i n g h ị t h ế g i ớ i l ầ n t h ứ t ư v ề p h ụ n ữ tại Bắc kinh (1995) [111] đã đưa ra khái niệm gần như đầu tiên về quyền năngkinh tế của phụ nữ Về sau này, các cơ quan liên quan đến công tác phụ nữ,bình đẳng giới của quốc tế và Liên hợp quốc đã đưa rac á c k h á i n i ệ m v ề quyềnnăngkinhtếcủaphụnữvớicáchtiếpcậnmớinhưTổchứcOxfam,UN Women.

Về quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong HTX, công trìnhnghiên cứu của tác giả Berhane Ghebremichael “Vai trò của hợp tác xã trongnâng cao quyền năng cho phụ nữ”, đăng trên tạp chíQuản trị kinh doanh vànghiên cứu xã hội họcsố 5, tháng 5/2013 [96], chỉ ra vai trò của HTX trongnâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ: Tạo cơ hội việc làm và thu nhập bềnvữngchophụnữthôngquatạođiềukiệnchophụnữtiếpcậnvốnsảnxuất, tiếp cận thị trường; hỗ trợ phụ nữ để họ có thể tự tổ chức hoạt động sản xuấtkinh doanh của bản thân; tạo điều kiện cho phụ nữ có thể tiếp cận các dịch vụđểtựtạoviệclàmtrongkhuvựckinhtếphichínhthức;tạođiềukiệnnângcaoki ếnthức,kỹnăng,kinhnghiệmchophụnữ;tạođiềukiệnđểphụnữtựtin trong vai trò lãnh đạo quản lý không chỉ trong kinh tế mà còn trong giađình và xã hội Nghiên cứu cũng khẳng định so với các mô hình kinh tế khác,HTX có hiệu quả hơn trong nâng cao quyền năng cho phụ nữ nghèo và thúcđẩy bình đẳng giới Thông qua HTX, người phụ nữ có thể cải thiện cuộc sốngcủab ả n t h â n H ọ r ấ t h à i l ò n g v ớ i c á c d ị c h v ụ d o H T X c u n g c ấ p H ọ đ ư ợ c cộng đồng công nhận và độc lập hơn trong gia đình Như vậy, HTX đóng vaitrò rất quan trọng trong nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua một loạtcác phương thức khác nhau 80% người được phỏng vấn cho rằng HTX tốthơncácloạihìnhkinhtếtưnhânkháctrongthúcđẩybìnhđẳnggiới.Tươngtự như vậy, 70% chorằngHTXt ố t h ơ n c á c d o a n h n g h i ệ p N h à n ư ớ c t r o n g thúc đẩy bình đẳng giới.Nguyên tắc “mỗi thành viên một lá phiếu” đảm bảomọi thành viên đều có quyền bình đẳng trong việc ra quyết định dựa trên vốnsở hữu và mọi thành viên đều được phân phối lại một cách bình đẳng và phùhợp vớivốngópcủa mình. Đồng quan điểm với tác giả Berhane Ghebremichael, hai tác giả LisaSchincariol McMurtry và JJ McMurtry thuộc Tổ chức Lao động quốc tế vàLiên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) (2015) trong tác phẩm “Tăng cường bìnhđẳng gi i thông qua hợp tác xã” [106] đã chỉ ra mối liên hệ mạnh mẽ giữa sựtham gia của phụ nữ vào HTX với giảm nghèo cho phụ nữ Trong đó các tácgiả nhấn mạnh vai trò của HTX trong nâng cao quyền năng kinh tế của phụnữ; khẳng định so với các mô hình kinh tế khác, HTX có hiệu quả hơn trongnâng cao quyền năng cho phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới;nghiên cứu nàyđãgópphầnđưaragiảthuyếtnghiêncứucủaNCSlàmôhìnhHTXsovới các mô hình kinh tế khác sẽ là mô hình hiệu quả trong việc nâng cao quyềnnăngkinhtế củaphụnữnôngthôn.

Nhấn mạnh thêm các quan điểm trên, công trình nghiên cứu“ G i i không chl à s ố l i ệ u t h ố n g k ê - T ì n h h ì n h p h ụ n ữ t r o n g c á c h ợ p t á c x ã ở k h u vực Châu Á - Tháiình Dương trong 10 năm”của tác giả

Nandini Azad doLiên minh HTX thế giới ấn hành năm 2017 [107] , sau khi phân tích các vấnđề liên quan đến tình hình phụ nữ trong các HTX như quản trị HTX, nâng caonăng lực, lợi ích và dịch vụ, chính sách pháp luật nhằm tăng cường sự thamgia của phụ nữ trong HTX, nghiên cứu đã khẳng định HTX sẽ giúp phát huyvai trò của phụ nữ thông qua nâng cao năng lực, tạo việc làm, tăng thu nhập,cung cấp kỹ thuật công nghệ, tài chính, tiếp cận thị trường Nghiên cứu chorằng sự tham gia của phụ nữ trong HTX chưa tương xứng với năng lực củaphụ nữ Đặc biệt phụ nữ trẻ và sự tham gia trong các cấp điều hành, ở vị trílãnh đạo cấp cao thì tỷ lệ nữ càng thấp, cụ thể nữ chủ tịch Hội đồng quản trịHTX chỉ chiếm 10%, việc thiếu đại diện của phụ nữ ở cấp cao trong HTXđược cho là tư tưởng gia trưởng, bảo thủ, định kiến với phụ nữ hoặc thiếu sựgiáo dục, định hướng kỹ năng đã cản trở sự tiếp cận của phụ nữ vào các vị trílãnh đạo cấp cao trong HTX Nghiên cứu khẳng định phải quan tâm các giảipháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các HTX ở mọi vị trí, đặc biệtvị trí quản lý và lãnh đạo [107] Nghiên cứu của Oxfam chỉ ra rằng chỉ có 10-20% số người đang sở hữu ruộng đất là phụ nữ; các trang trại quản lý bởi nữchỉ chiếm 50%; 2/3 số trang trại do nam quản lý; phụ nữ chỉ chiếm 14% trongsố các nhàquảnlý ở khuvựcsảnxuất nôngnghiệp[84].

Về các yếu tố ảnh hưởng của mô hình HTX đến quyền năng kinh tế củaphụ nữ, theo đánh giá của Liên minh HTX thế giới, mô hình HTX với tínhchất dân chủ và tự nguyện là cơ chế lý tưởng cho thúc đẩy bình đẳng giới.

Nógiảiphóngnhữngtiềmnăngtiềmtàngcủaphụnữ,chấmdứtsựphânbiệtđối xử và đói nghèo của phụ nữ, tổ chức phụ nữ vào HTX là phương thức quantrọng đểthúcđẩysựpháttriểnvề xã hộivà kinhtếchophụnữ[96].

NghiêncứucủaLisaSchincariolMcMurtryvàJJMcMurtrychỉravới7 nguyên tắc hoạt động, HTX có vai trò quan trọngt r o n g n â n g c a o q u y ề n năng kinh tế của phụ nữ, trong đó có 3 lợi ích chính là tiếp cận thị trường laođộng, cải thiện điều kiện làm việc và lợi ích về xã hội Nghiên cứu cũng chothấy phụ nữ được tiếp cận thị trường lao động theo cả con đường trực tiếp vàgián tiếp Trực tiếp là HTX tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp cận vốn sản xuất và thịtrường cho sản phẩm Do được cung cấp các dịch vụ tài chính, pháp lý, thịtrường, HTX giúpphụ nữ bắtđầukhởi nghiệp và khởis ự k i n h d o a n h K h i phụ nữ thành lập HTX, họ vừa tự tạo việc làm vừa tạo ra việc làm cho nhữngphụ nữ khác (và cả nam giới) Hơn nữa, một số HTX có mục tiêu tuyển dụngnhững phụ nữ yếu thế như phụ nữ nghèo, phụ nữ bị bạo lực giới, phụ nữ hạnchế trong tiếp cận giáo dục và đào tạo Điều này mở ra cơ hội cho tất cả cácnhómphụnữ,khôngđểaibịbỏlại phía sau[106].

Nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về“Vai trò của hợptác xã trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững - khía cạnh kinh tế”,báocáo trongcuộc họp ngày 8-10/12/2014 [101], đã đưa ra mộtb ả n g x á c định các đóng góp về khía cạnh kinh tế của hợp tác xã trong thực hiện trongmục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 trong đó tập trung vào 13/17 mụctiêu: Mục tiêu 1) Xóa bỏ đói nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi; Mục tiêu 2)Xóa đói, đạt được an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩynôngnghiệpbềnvững;Mụctiêu5)Đạtđượcbìnhđẳnggiớivàtraoquyềncho phụ nữ và trẻ em gái; Mục tiêu 6) Bảo đảm tính sẵn có, quản lý bền vữngtài nguyên nước và vệ sinh cho tất cả mọi người; Mục tiêu 7) Bảo đảm sự tiếpcận nguồn năng lượng có giá cả phải chăng, tin cậy, bền vững và hiện đại chotấtcảmọingười;Mụctiêu8)Thúcđẩytăngtrưởngkinhtếbềnvững,toàn diện, liên tục, tạo việc làm đầy đủ và năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọingười; Mục tiêu 9) Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu, thúc đẩycông nghiệp hóa toàn diện và bền vững và tăng cường đổi mới; Mục tiêu 10)Giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia; Mục tiêu 11) Hình thành cácthành phố và nơi định cư của con người toàn diện, an toàn, có khả năng chốngchịu và bền vững; Mục tiêu 12) Bảo đảm mô hình sản xuất tiêu dùng bềnvững;Mụctiêu14)Bảotồnvàsửdụngbềnvữngđạidương,biểnvànguồnlựcbiểnđểpháttriểnb ềnvững;Mụctiêu16)Thúcđẩycácxãhộihòabìnhvàtoàndiệnvìpháttriểnbềnvững,tạokhảnăngti ếpcậncônglýchotấtcảmọingườivà xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm, giải trình và toàn diện; Mụctiêu17)Tăngcườngcácphươngthứctriểnkhaivàlàmmớimốiquanhệđốitáctoàn cầu vì phát triển bền vững Nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức đốivớimôhìnhHTXtrongthờigiantới,tậptrungvàocácvấnđề:Môitrườngchínhsách;quymôc ủaHTX;quảnlý;cảitiến,đổimới;tínhlinhhoạt.

Nghiên cứu của Gita (1993) chỉ ra rằng 57,7% phụ nữ trong các HTXdẫn đầu trong việc tổ chức các chương trình văn hóa trong cộng đồng trongkhi ở các khu vực khác chỉ có 10,7% phụ nữ tham gia [96] HTX không chỉthành công trong thúc đẩy phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội mà còn thúcđẩyvaitròquảnlýcủaphụnữ.Tuynhiênchođếnnaysựthamgiacủaphụnữcũng nhưvai tròquản lý của phụnữtrong cácHTXcòn rất thấp.

Cácnghiên cứuởViệt Nam

Tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về quyền năng của phụ nữ và vaitrò của phụ nữ nông thôn Tác giả Hoàng Bá Thịnh trong cuốn sách

“Giáotrìnhxãhộihọcvềgii”(2014),đãđưaracáckháiniệmvềgiới,vềphụnữvà về nam giới, đồng thời cuốn sách cũng có thể sử dụng làm tài liệu chonghiên cứu phụ nữ, nghiên cứu giới; và một vài chuyên ngành xã hội học liênquankhácnhư:xãhộihọcgiađình,xãhộihọclaođộngvànghềnghiệp…

Cuốn sách gồm 10 chương đề cập đến: Khái niệm và đối tượng nghiên cứu; lýthuyết phát triển và vai trò của phụ nữ trong phát triển; Sơ lược phong trào nữquyềnv à l ý t h u y ế t n ữ q u y ề n ; B ấ t b ì n h đ ẳ n g , b ì n h đ ẳ n g g i ớ i v à c ô n g b ằ n g giới

; Bản sắc giới - vai trò giới; Giới và giáo dục; Giới và lao động; Giới vàquảnlý,sức khoẻ;Quan hệgiớitronggiađình.

Cùng chủ đề về giới và nữ quyền, tác giả Lê Thị Quý trong cuốn sách“Giáo trình xã hội học Giới”( 2 0 1 0 ) [ 6 5 ] , đ ã đ ư a r a n h ữ n g k i ế n t h ứ c c ơ b ả n vềgiới,phongtràophụnữquốctế,các lýthuyếtvềtrườngpháinữquyền, vấn đềphụnữgiớiởviệtnam;giớivàcácvấnđềxã hội-tệnạnxãhội.

Nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ, trong đó có phụ nữ nông thôn, tácgiả Nguyễn Thị Phương Thuý trong bài viết “Một số vấn đề về phát triểnnguồn nhân lực nữ ở Việt Nam thực trạng và những thách thức” (2017) [43],đã nêu ra bức tranh toàn cảnh về nguồn nhân lực nữ, trong đó có nhân lực nữnông thôn, trong đó điểm đáng chý ý vẫn là thực trạng được đào tạo chuyênmôn kỹ thuật của lao động nữ nông thôn rất hạn chế, mặc dù đây là lực lượngchiếm đến gần 70% tổng lực lượng lao động nữ Cùng liên quan đến chủ đềthực trạng lao động nữ, tác giả Trần Quý Long trong bài viết “Đặc điểm vàmột số chiều cạnh thực trạng của lao động nữ không qua đào tạo” (2018)[43], đã đưa ra những quan điểm phân tích về lao động nữ nông thôn cho thấynhóm này có tỷ lệ chưa qua đào tạo lớn hơn nhóm thành thị, gây ra bất lợi chobản thân người phụ nữ trong hoạt động sinh kế cũng như các đối tượng đượchưởng lợi từ họ Nghiên cứu về việc làm của nữ thanh niên nông thôn, tác giảNguyễn Tuấn Anh trong bài viết “Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, việc làmcủa nữ thanh niên nông dân hiện nay” (2018) [43] đã đưa ra phân tích về tìnhhìnhlàmtráingành,tráinghềcủanữthanhniênnôngdânvànănglựcđápứn g các yêu cầu công việc của nữ thanh niên nông dân thấp, thiếu cả trình độchuyênmôn,kỹnăngnghềvà kỹnăng xã hội, tinhọc,ngoạingữ.

Trong các nghiên cứu về phụ nữ nông thôn, một số nghiên cứu ViệnNghiên cứu Gia đình và Giới, Chính phủ Úc, UN Women (2016) về “Phụ nữhoạt động nông nghiệp và tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam”[94],đã đưa ramột số kết quả:

Các chính sách về đất đai đã tạo điều kiện cho phụ nữ và namgiới nông dân trong phát triển và mở rộng sản xuất nông nghiệp, quyền sửdụng đất đã mang tên vợ và chồng, tạo điều kiện để phụ nữ dễ dàng tiếp cậnthủ tục vay vốn nhưng thực tế chủ yếu nam giới được hưởng lợi, điều này hạnchế những đóng góp của phụ nữ nông thôn Nghiên cứu cũng đã chỉ ra một sốthách thức chủ yếu của phụ nữ nông dân trồng lúa hay trồng cây ăn quả: Thunhập bình quân thấp; diện tích đất nông nghiệp nhỏ, manh mún; điều kiện vaytíndụngbấtlợichophụnữ;chủyếusảnxuấtdựatrênkinhnghiệm;cơkhíhóa chủ yếu ở hộ nam giới; tiếp cận thị trường đầu vào hạn chế; mức độ tiếpcậnnguồnlực,ra quyếtđịnhcủaphụnữthấphơnnamgiới.

Về yếu tố chính sách liên quan đến tiếp cận các dịch vụ khuyến nông,thông tin, công nghệ ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận thông tin của phụ nữnông thôn, Nghiên cứu trong tác phẩm Tóm tắt Chính sách 2014 về phụ nữnôngthôncủaTổchứcNông nghiệp vàLươngthựcc ủ a L i ê n h ợ p q u ố c (FAO) và UN Women (2014) cho rằng các yếu tố chính sách cùng với cácgánh nặng chưa được giải quyết của hộ gia đình và/hoặc các nghĩa vụ xã hộicó tác động tiêu cực đến năng suất lao động của phụ nữ trong sản xuất nôngnghiệpvà các khuvựcphi nôngnghiệp[93].

Nghiên cứu của Nguyễn Viết Đăng, Quyền Đình Hà, Nguyễn TuyếtLan, Nguyễn Minh Thu, Đỗ Thanh Huyền (2006), “Khảo sát vai trò của phụnữ trong nông nghiệp và nông thôn xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên”[32],đã đưa ra một ví dụ về vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp và nông thôn, ởđó phụ nữ có tỷ lệ tham gia khá cao trong các tổ chức đoàn thể, chiếm tỷ lệthấpt r o n g b ộ m á y c h í n h q u y ề n ; p h ụ n ữ đ ó n g v a i t r ò c h í n h t r o n g s ả n x u ấ t nông nghiệp, tuy nhiên tiền công một tháng của phụ nữ thấp hơn nam giới khilàm thêm bên ngoài; phụ nữ chưa hoàn toàn bình đẳng trong quyết định cáccông việc lớn trong gia đình, kiểm soát tài sản, thừa kế Nghiên cứu cũngkhuyến nghị các giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp vàpháttriểnnôngthôntại địabànnghiêncứu.

Nghiên cứu trong Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Thanh Nhàn năm2017v ớ i t i ê u đ ề “Đảmb ả o q u y ề n c ủ a p h ụ n ữ ở n ô n g t h ô n V i ệ t N a m h i ệ n n ay”[ 5 6 ] ,l à c ô n g t r ì n h n g h i ê n c ứ u c h u y ê n s â u v à t o à n d i ệ n v ề đ ả m b ả o quyền của phụ nữ ở nông thôn; góp phần hình thành tư duy đầy đủ về quyềncủa phụ nữ ở nông thôn và đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn; cung cấpluậncứ khoa học góp phầnhoàn thiện chính sách, pháp luậtv ề đ ả m b ả o quyền cho phụ nữ ở nông thôn; cung cấp những khuyến nghị giúp cho côngtác tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về quyền của phụ nữ ở nông thôn cóhiệu quả và chất lượng hơn Luận án tiến sỹ của Hoàng Bá Thịnh năm 2001với tiêu đề

“Vai trò của người phụ nữ trong công nghiệp hóa nông thôn:Nghiên cứu khu vực đồng bằng sông Hồng”[ 6 9 ] ,đã cung cấp các thông tinvề vai trò chủ yếu của phụ nữ trong công nghiệp hóa nông thôn cả về lý luậnvàthực tiễnởkhuvực đồng bằngsôngHồng.

NghiêncứucủaTrầnThịXuânLan,bàiviếttrêntạpchíXãhộihọcsố3 (123) 2013“Phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế cộng đồng”[54],đãđưa ra kết luận phần lớn phụ nữ nông thôn khẳng định họ thường xuyên phảiliên kết hợp tác trong sản xuất kinh doanh để phát triển, thông qua liên kết, họhuy động được sức mạnhc ộ n g đ ồ n g t r o n g h ỗ t r ợ đ ổ i c ô n g l a o đ ộ n g , g i ú p nhau tư liệu sản xuất, giúp xóa đói giảm nghèo, vị thế của phụ nữ nông thôntrong gia đìnhvàngoàixã hộitănglên.

Về các tác động của cuộc CMCN 4.0, tác giả Vũ Thị Minh Ngọc trongbàiviết“Mộtsốtháchthứcđốivớilaođộngnữnôngthônchưaquađàotạo trong cách mạng 4.0” (2018) [43] đã phân tích thực trạng những hạn chế củalực lượng nữ lao động nông thôn chưa qua đào tạo ở Việt Nam và những vấnđề xã hội mà lực lượng này sẽ gặp phải trong bối cảnh CMCN 4.0, từ đó cónhững khuyến nghị một số giải pháp từ phía nhà nước, các tổ chức xã hội vàbản thân nhóm đối tượng này Nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậuđối với phụ nữ nông thôn, tác giả Đặng Thanh Nhàn trong bài viết “Ứng phócủa nữ nông dân với thiên tai và biến đổi khí hậu - những thách thức trong kỷnguyênsố”( 2 0 1 8 )

[ 4 3 ] đ ãp h â n t í c h v ền hữ ng t h á c h t h ứ c m à p h ụ nữ nôngthônt r o n g k h u v ự c n ô n g n g h i ệ p p h ả i đ ố i m ặ t k h i ứ n g p h ó v ớ i t h i ê n t a i v à biếnđổikhíhậutrongbối cảnhCMCN4.0.

Các nghiên cứu về phụ nữ trong HTX ở Việt Nam, có nghiên cứu củaHội LHPN Việt Nam phối hợp với Tổ chức phát triển Hà Lan “Nghiên cứu ràsoát mô hình HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp do nữ quản lý” (2017)

[40], đãphát hiện và phản ánh những yếu tố cơ bản chi phối sự thành công, cản trở sựphát triển của HTX do nữ quản lý, những yếu tố chủ yếu tạo nên thành côngtrong phát triển kinh doanh của các HTX do nữ quản lý, những yếu tố chủ yếucản trở sự phát triển của các HTX có nữ làm quản lý và đưa ra một số khuyếnnghị chính sách Nghiên cứu của Chương trình chung Sản xuất và thương mạixanhtăngcơhộivàviệclàmthunhậpchongườinghèoởnôngthôn(năm2012)về

“Sử dụng cách tiếp cận theo chuỗi giá trị đối với phát triển kinh tế địaphương và nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ: Nghiên cứu điển hình từHTXHoaTiếnViệtNam”làmộttrongsốrấtítnghiêncứuđãđềcậpđếnquyềnnăngkinhtếc ủaphụnữvớimộtsốgiảiphápcơbảnbanđầunhằmthúcđẩysựthamgiavànângcaoquyền năngkinhtếcủaphụnữnôngthôn[25].

CÁCNGHIÊNCỨUVỀTÁCĐỘNGCỦANÂNGCAOQUYỀNNĂNGKINH TẾCỦAPHỤNỮNÔNGTHÔNĐẾNSỰPHÁTTRIỂNKINHTẾ-XÃHỘI

Tácđộngcủanângcaoquyềnnăngkinhtếcủaphụnữnôngthônđế nquátrìnhpháttriển vềkinhtế

Phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số thế giới và một bộ phận lớn trong sốphụ nữ trênthế giới đang thất nghiệp.Phụnữ sẽtham giangày càngn h i ề u vào tiến trình phát triển của quốc gia Việc tham gia hạn chế của phụ nữ trongquá trình phát triển có thể làm giảm năng suất lao động của một quốc gia, hạnchế tiềm năng xóa đói giảm nghèo và duy trìtiến bộ kinhtế; suy yếuk h ả năng quản lý nhà nước của một quốc gia và giảm bớt hiệu lực của các chínhsách phát triển Nghiên cứu của Tổ chức Important India (2018) cho thấy sựphân biệt đối xử theo giới đã kìm hãm khả năng tăng trưởng của nền kinh tếvà nâng cao mức sống cho nhân dân Tổn thất về sản lượng là do sự phi hiệuquả trong phân bổ các nguồn lực sản xuất giữa nam giới và phụ nữ trong hộgiađình[102].

Nghiênc ứ u c ủ a C ơ q u a n L i ê n h ợ p q u ố c về b ì n h đẳ ng v à tr a o q u y ề n cho phụ nữ (UN Women) và Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (2016) chothầy: Trong lực lượng lao động ở nông thôn, phụ nữ nông thôn chiếm 70%,nếu phụ nữ nông thôn không có việc làm, thất nghiệp, nền kinh tế Thế giớiphải gánh chịu những mất mát to lớn Nâng cao quyền năng cho phụ nữ nôngthôn sẽ mang lại lợi ích kinh tế nhiều hơn không chỉ cho cá nhân mà cho toànxã hội Trước đây, phụ nữ nông thôn chỉ ở nhà, làm công việc nội trợ, ngàynay họ bước ra ngoài xã hội và kiếm tiền như các thành viên nam khác trongxã hội Nâng cao quyền năng cho phụ nữ nông thôn giúp phụ nữ tự đứng trênđôi chân của mình, trở nên độc lập, có thể kiếm tiền cho gia đình và đóng gópvàosự pháttriểnkinh tế củaquốc gia.MộttrongcácmụctiêucủaChiếnlược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo là thúc đẩy tăng trưởng kinhtế nhanh và bền vững tập trung vào phát triển nông nghiệp và các vùng nôngthôn, bảo đảm bình đẳng giới và cải thiện cuộc sống của người dân đặc biệt làcác nhóm dễ bị tổn thương Trong khi đó, hiện tại sản xuất nông nghiệp củaViệt Namphụthuộc chủ yếuvàolaođộngnữ[24].

Như vậy, việc nâng cao quyền năng cho phụ nữ nông thôn để họ thamgia đầy đủ vào mọi mặt của nền kinh tế - xã hội là yếu tố cần thiết để khôngchỉ giúp bản thân người phụ nữ phát triển mà còn giúp gia đình của họ, cộngđồng của họ phát triển và cao hơn nữa là giúp xây dựng một quốc gia mạnhhơn, thực hiện các mục tiêu toàn cầu về phát triển, bền vững và nâng cao chấtlượng cuộc sốngchocả phụnữ,namgiới,giađìnhvàcộngđồng.

Tácđộngcủanângcaoquyềnnăngkinhtếcủaphụnữnôngthônđế

Lợiíchchínhcủaviệcnângcaoquyềnnăngchophụnữnôngthônđólà nó sẽ đem lại lợi íchc h o t o à n x ã h ộ i Đ ồ n g t i ề n m à p h ụ n ữ l à m r a k h ô n g chỉgiúp họ,haygia đình của họ màcòngiúptoànxãhộiphát triển.

Theot h ố n g k ê c ủ a O x f a m ( 2 0 1 7 ) , 7 0 % n h ữ n g n g ư ờ i n g h è o k h ổ t r ê n thế giới sống ở khu vực nông thôn, trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn Nâng caoquyền năng cho phụ nữ nông thôn có thể giảm đói nghèo Đôi khi, người namgiớit r o n g giađìnhk h ô n g t h ể ki ếm đủt i ề n đá pứ n g nhuc ầ u c ủ a c ác t h à n h viên tronggiađình[108].Nhữngthunhậpmàngườiphụnữđónggópthêmsẽgiúpgiađình thoátrakhỏi bẫyđói nghèo.

Có nhiều bằngchứngchot h ấ y t r ẻ e m c h ị u t h i ệ t t h ò i t r ự c t i ế p t ừ v i ệ c mẹ chúng mù chữ hoặc không được đến trường (tỉ lệ tử vong và suy dinhdưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh cao hơn); người mẹ được đến trường, thu nhậpcủa hộ gia đình tăng lên gắn liền tỉ lệ sống của trẻ em cao hơn, mức độ dinhdưỡngtốthơn.Thunhậptăngthêmtronghộgiađìnhđượcngườimẹquảnlý thì có thể có tác động tích cực lớn hơn so với những thu nhập này do nam giớiquản lý (nghiên cứu ở Băng-la-desh, Brazil) Việc nâng cao quyền năng kinhtế sẽ giúp người phụ nữ có cơ hội tăng thu nhập, tham gia vào quản lý cácnguồnthunhậptronggiađìnhtừđótácđộngtíchcựcđếnsựpháttriểncủatrẻcũng nhưcủacácthànhviên kháctronggiađình.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ nông thôn sẽ làm giảm bạo lực giađình.Phụ nữ có trình độ giáo dục thấp, có thu nhập thấp và không có quyềnkiểm soát,quản lý kinh tế và các nguồn lực sản xuất trong gia đình dễ bị bạolựcgia đìnhhơnphụnữcótrìnhđộcao.

NHỮNGVẤNĐỀĐẶTRAVÀHƯỚNGNGHIÊNCỨUCỦALUẬNÁN

Nhữngvấnđềđặt racần tiếptụcnghiêncứu

Qua tiếp cận các công trình nghiên cứu quốc tế và trong nước về quyềnnăngkinh tếcủaphụnữnông thôntrongmô hìnhHTXkiểumớichothấy:

Thứ nhất,trên thế giới hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu liênquan đến khái niệm, nguyên tắc hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng đến sự pháttriển của các HTX nói chung và các HTX thế hệ mới Những nghiên cứu nàycungc ấ p nh iề ul uậ n điểm,t h ô n g t in q u a n tr ọ n g , m a n g t í n h l ýl u ậ n v à th ực tiễn cao Ở Việt Nam, đã có các nghiên cứu về mô hình HTX kiểu mới, quátrình hình thành và phát triển của HTX trong thời gian qua với những pháthiện, những luận điểm mang tính lý luận, thực tiễn về quan điểm, quá trìnhhình thànhvàphát triển củamô hình HTXkiểu mới ởViệt Nam.

Liên quan đến các nghiên cứu về phụ nữ tham gia các mô hình HTX,trên thế giới, trong hơn 10 năm trở lại đây, đã có một số nghiên cứu về vai tròcủa HTX với nâng cao quyền năng, trong đó có quyền năng kinh tế cho phụnữ Các nghiên cứu này đều khẳng định rõ vai trò, tầm quan trọng của việctham gia HTX đối với việc nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ ỞViệtNam,đãcócácnghiêncứuvềvaitròcủaphụnữnôngthôntrongqu átrình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo quyền củaphụ nữởnôngthônViệtNamhiệnnay.

Thứ hai,ở Việt Nam, trong phạm vi nguồn thông tin dữ liệu NCS đượctiếpcận,hiệnnaychưacónhữngnghiêncứulàmrõs ự cầnthiếtphảinângc ao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn; khái niệm, nội dung, tiêu chíđánh giá quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn cũng như quyền năng kinhtế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới; ảnh hưởng của môhình HTX kiểu mới đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn; thông quamô hình HTX kiểu mới, vai trò, tiềm năng của các thành viên HTX, trong đócó các lao động nữ, thành viên nữ được phát huy, được khẳng định và thừanhận ;chỉc ó m ộ t s ố n g h i ê n c ứ u c ó n h ữ n g m ố i l i ê n q u a n n h ấ t đ ị n h Đ â y chính là khoảng trống nghiên cứu mà Luận án tiếp cận để bổ sung các luậnđiểm,pháthiện.

Hướngnghiêncứu củaluậnán

Luận án nghiên cứu quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong môhình HTX kiểu mới theo phương pháp luận của kinh tế phát triển, nghĩa lànghiên cứu các yếu tố nguồn lực cho nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữnông thôn; mối quan hệ giữa tham gia mô hình HTX kiểu mới đến nâng caoquyền năng kinh tế cho phụ nữ nông thôn Tiếp cận một cách tổng thể mốiquanh ệ g i ữ a c á c y ế u t ố đ ể đ ư a r a c á c g i ả i p h á p p h ù h ợ p n h ằ m n â n g c a o quyềnn ă n g k i n h t ếc h o p h ụ n ữ n ô n g t h ô n t r o n g m ô h ì n h H T X k i ể u m ớ i ở Việt Nam.

Luận án làm rõ cơ sở lý luận về mô hình HTX kiểu mới và quyền năngkinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới một cách có hệthống,baogồm:kháiniệm,đặctrưngcơbản,nguyêntắchoạtđộngcủamô hình HTX kiểu mới; khái niệm, nội dung, tiêu chí cơ bản về quyền năng kinhtế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới; các yếu tố ảnh hưởngđến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mớitheo lý thuyết phát triển bền vững, phát triển nguồn nhân lực, có sự tham giavàtăngtrưởngbaotrùm.

Luận án phân tích, đánh giá thực trạng quyền năng kinh tế của phụ nữnôngt hô nt r o n g m ô hì nh HT X kiểum ớ i tr ê n p h ạ m vit o à n q u ố c v ànghiêncứ u thực địa tại 3 tỉnh đại diện 3 vùng miền (Thái Nguyên, Quảng Bình, CầnThơ) trong bối cảnh phát triển mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, có sự tác độngcủa cuộc CMCN 4.0 và biến đối khí hậu diễn ra gay gắt, từ đó có các kết luậnvề sự phát triển của mô hình HTX kiểu mới; tác động của mô hình HTX kiểumới đến việc nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ nông thôn; các yếu tốảnh hưởng đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTXkiểu mớiởViệtNam.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận án đề xuất quan điểm và giải phápchủ yếu nhằm nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong môhình HTX kiểu mới ở Việt Nam, góp phần nâng cao quyền năng kinh tế củaphụnữnôngthôn,đónggópchopháttriểnbềnvữngcủakhuvựcnôngthônvà đấtnước.

Chương 1 tập trung tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoàinước liên quan đến mô hình HTX, HTX kiểu mới và quyền năng kinh tế củaphụ nữnôngthôntrongmôhìnhHTX.Đólà:

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu cơ sở lý luận về HTX, quyềnnăng kinh tế của phụ nữ, các mô hình phát triển HTX ở một số nước trên thếgiới và phân tích tác động của mô hình HTX đối với việc nâng cao vai trò,quyền năngcủa phụ nữ,trongđó cóphụnữnôngthôn. Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về HTX, quá trình hình thành vàphát triểncủa HTX,v ề v a i t r ò c ủ a p h ụ n ữ ở n ô n g t h ô n , p h ụ n ữ h o ạ t đ ộ n g trong nông nghiệp, góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về HTX, vaitrò của HTX trong phát triển nông nghiệp nông thôn, vai trò của phụ nữ nôngthôn trongquátrìnhpháttriểnđấtnước.

Tuynhiên,tr on g p h ạ m vit à i l iệ uđ ư ợ c t iế pc ậ n , c h ư a c ó n gh iê n c ứ u nào về sự tham gia của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới, vaitrò, tác động của mô hình HTX kiểu mới đối với nâng cao quyền năng kinh tếcủa phụ nữ nông thôn ở Việt Nam, các yếu tố cản trở quá trình tham gia HTXkiểu mới ở khu vực nông thôn Việt Nam Mặt khác, chưa có khái niệm chínhthống ở Việt Nam về quyền năng kinh tế của phụ nữn ô n g t h ô n , c á c y ế u t ố ảnh hưởng đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong bối cảnhchuyểnđổivềkinhtế- xãhộiởViệtNam.Đâychínhlàkhoảngtrốngđểđềtàinghiêncứu.

2.1 KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI VÀQUYỀNNĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔNT R O N G M Ô

Khái niệmvềmô hìnhhợp tácxãkiểumới

2.1.1.1 Khái niệmhợp tácxã và hợptácxãkiểumới

HTX là một khái niệm mang tính phổ biến trên thế giới, nó được khởinguồn và xuất phát từ mong muốn, ước mơ về một xã hội dân chủ, công bằng,một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, nhất là những người yếu thếtrong xã hội bởi đây là một tổ chức dựa trên các giá trị tương trợ, tự chịu tráchnhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết Theo tiếng Anh, “hợp tácxã”là “cooperative”cónguồngốctừ“cooperation”tứclà“hợptác”.

Cơ sở lý luận của phát triển HTX được hình thành cùng với quá trìnhphát triển HTX gần 200 năm qua trên thế giới, gắn liền với cuộc cách mạngcông nghiệp, sự hình thành chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường hiện đại màChâu Âu, trước hết là Anh, Pháp và Đức là cái nôi của nó Tư tưởng HTX gắnliền với các nhà tư tưởng, đồng thời là các nhà tổ chứcH T X n ổ i b ậ t n h ư Owen (Anh), Fourier và Saint Simon (Pháp), Schulze-Delitzsch, Reiffeisen vàHass (Đức) gắn với sự phát triển của các nước theo chủ nghĩa tư bản và tiếpđến là tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghenvà Lênin gắn vớis ự p h á t t r i ể n c ủ a các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.C h ủ t ị c h H ồ C h í M i n h đ ã nghiên cứu,sáng tạotưtưởng vềHTXphùhợpvớibối cảnh Việt Nam.

Ngày nay, bản chất của HTX thể hiện sinh động trong định nghĩa doLiênminhHTXquốctế-tổchứcđạidiệncủacácHTXcủahơn100nước tham gia (trong đó Việt Nam đăng ký tham gia từ năm 1988) đã đưa ra địnhnghĩa về hợp tác xã từ rất sớm (năm 1945) như sau: “Hợptác xã là tổchức/hiệp hội tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyệnnhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và vănhóa thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát mộtcáchdâ nc h ủ ” [ 1 0 5 ,Tr.1].T h e ođ ó , b ả n c h ấ t c ủ a H T X n ằ m ở c h ỗ : T h à n h viênvừalàđồngsởhữu,vừalàkháchhàngsửdụngcácsảnphẩm,dịchv ụcủa HTX hoặc vừa là đồng sở hữu, vừa là người lao động trong HTX, bìnhđẳngvớinhau;HTXtrêncơsởnhucầucủathànhviênphảitựchủtổchứ csản xuất, kinh doanh, hoạt động bình đẳng trên thị trường.T h à n h v i ê n H T X có vai trò kép vừa là chủ sở hữu vừa là khách hàng của HTX Tổ chức HTXcũng là một tổ chức có vai trò kép: Vừa là tổ chức hoặc một hiệp hội hợp tác;vừatạo rasảnphẩm, dịchvụ chung cungcấp chotấtcảcácthành viên HTX.

Như vậy, quan điểm về hợp tác xã của các nhà tư tưởng thời kỳ đầu vàLiênminhHTXquốctếcósựthốngnhấtcơbảnvềmộtsốnguyêntắcvậnhànhhợp tác xã như sau: (1) Xã viên bầu ra người đại diện cho mình một cách dânchủ; (2)Xãviênnhậnthùlaotươngxứngvớisốngàylàmviệc,lượngcôngviệchoàn thành và trình độ kỹ thuật; (3) Lợi nhuận của hợp tác xã được chia làm 2phần:tíchlũy(tàisảnchungkhôngchia)vàphầnchiachoxãviên; (4)Nguyêntắctổchứccởimở,chophépngườingoàihợptácxãđượcgópvốn.

Liên minh hợp tác xã quốc tếc ũ n g đ ư a r a c á c n g u y ê n t ắ c h o ạ t đ ộ n g của HTX là: (1) Thành viên tự nguyện và rộng mở; (2) Kiểm tra dân chủ bởicác thành viên; (3) Sự tham gia kinh tế của thành viên HTX; (4) Độc lập và tựchủ;( 5 ) G i á o d ụ c đ à o t ạ o v à t h ô n g t i n ; ( 6 ) S ự h ợ p t á c g i ữ a c á c H T X ;

( 7 ) Quantâmđếncộngđồng[71,Tr.15-17]. Đến năm 2002, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệmtươngtựnhưngđầyđủhơnvềHTX:"Hợptácxãlàmộttổchứctựchủcủa những người tình nguyện liên kết lại với nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầuvà mong muốn về kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua việc thành lập mộtdoanh nghiệp sở hữu tập thể, góp vốn bình đẳng, chấp nhận việc chia sẽ lợiích và rủi ro, với sự tham gia tích cực của các thành viên trong điều hành vàquản lýdânchủ" [85]. Ở Việt Nam, khái niệm HTX cũng thay đổi qua các giai đoạn khácnhau Luật HTX năm 1996 đưa ra khái niệm “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tựchủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng gópvốn,gópsứclậpratheoquyđịnhcủaphápluậtđểpháth u y sứcmạnhcủ atập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn cáchoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước”[60] Luật HTX năm 1996 đã tạo ra độnglựcvàsứcsốngmớichokhuvựckinhtếhợptácvàHTX,tuynhiênđâyl àvăn bản luật đầu tiên về HTX nên còn nhiều điểm bất cập, quy định về môhìnhtổchức HTX gầngiốngmôhình doanh nghiệp.Đến LuậtH T X n ă m 2003 quy định: “HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình,phápn h â n ( s a u đ â y g ọ i c h u n g l à x ã v i ê n ) c ó n h u c ầ u , l ợ i í c h c h u n g , t ự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sứcmạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiệncó hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [61] LuậtHTX năm 2003 đã kế thừa quy định của Luật HTX năm 1996, tiếp tục khẳngđịnh vai trò của kinh tế hợp tác xã, khẳng định HTX hoạt động như một loạihìnhdoanh nghiệp,cótư cáchphápnhân, tự chủ, tự chịu tráchn h i ệ m t h e o quy định của pháp luật Qua nhiều giai đoạn phát triển từ mô hình HTX kiểucũ, đến mô hình HTX kiểu mới ngày nay, theo Luật Hợp tác xã hiện hành(năm2012),khẳngđịnhrõHTXkhôngphảilàdoanhnghiệpmàlà:“tổchức kinhtếtậpthể,đồngsởhữu,cótưcáchphápnhân,doítnhất07thànhviêntự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất,kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng yêu cầu chung của thành viên, trên cơsở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tácxã”[62].

Ngày nay, khái niệm mô hình HTX kiểu mới được dùng để chỉ nhữngHTX làm ăn có hiệu quả cao, thu hút được nhiều thành viên, giúp kinh tế hộphát triển. Mặt khác, khi khoa học và công nghệ phát triển đến trình độ cao,kinht ế h ộ p h á t t r i ể n đ ã đ ế n g i ớ i h ạ n , m u ố n á p d ụ n g đ ư ợ c k h o a h ọ c c ô n g nghệ,tạ or a sả n p h ẩ m cóq u y m ôl ớ n , c hấ t lượng c a o đ ể c ó h àn g h ó a x u ấ t khẩu giá trị cao đòi hỏi người ta phải có sự liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trịđểdễ dàngápdụngcơ giớihóa,tựđộnghóa.

Từ khái niệm về mô hình HTX của quốc tế và của Việt Nam qua cácgiai đoạn, Luận án sử dụng khái niệm: “HTX kiểu mới là các HTX được thànhlập, tổchức và hoạt độngtheođúng bảnchất, nguyêntắcđ ư ợ c q u y đ ị n h trong Luật Hợp tác xã; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả cao theochuỗigiátrị,gópphầntạo việclàmvànângcao thunhậpcho thànhviên”.

2.1.1.2 Nguyên tắc hoạt động và đặc trưng cơ bản của mô hình hợptácxãkiểumới

Nguyên tắc hoạt động của mô hình HTX kiểu mới được quy định trongLuật HTXnăm2012,baogồm:

Một là, cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập,rakhỏiHTX.HTXtựnguyệnthànhlập,gianhập,rakhỏiliênhiệphợptácx ã Tự nguyện là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của hợp tác xã, liênhiệp hợp tác xã Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gianhập,rakhỏihợptácxã,liênhiệphợptácxãkhicónhucầuhợptác,nhucầu sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và không tổ chức nào cóquyền épbuộc.

Hai là, HTX kết nạp rộng rãi thành viên Thành viên cốt lõi, là đối tác,là khách hàng, là thị trường của HTX, không có thành viên sẽ không tồn tạiHTX Đối với HTX việc phát triển thành viên là tăng cường nguồn lực, tăngcường thị trường, sử dụng dịch vụ, sản phẩm Đây là nền tảng để HTX pháttriểnbềnvữngtrongkinh tếthịtrường và hộinhậpquốctế.

Ba là, thành viên HTX có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhaukhông phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt độngcủa HTX; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt độngsản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung kháctheo quy định của điều lệ Bình đẳng là bản chất, là giá trị ưu việt của mô hìnhhợptác xã Thành viên hợp tác xã được bình đẳng trong quyếtđ ị n h v ề t ổ chức, quản lý, điều hành, hoạt động, chiến lược, kế hoạch phát triển và phânphối…khôngphụ thuộcvào trìnhđộ,vốngóp vàvị trítrong HTX.

Bốn là, HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trướcpháp luật Tự chủ, tự chịu trách nhiệm vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của HTX.Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanhtrướcpháp luật vàtrướcHTX,trướcthànhviên HTXvàcộng đồngxãhội.

Năm là, thành viên HTXv à H T X c ó t r á c h n h i ệ m t h ự c h i ệ n c a m k ế t theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ Thu nhập củaHTX đượcphân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viênhoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã.Khithành viên có hợp đồng với HTX thì phải thỏa thuận về phân phối thu nhậpsau khi thực hiện hợp đồng Phân chia lợi nhuận dựa trên mức độ sử dụng sảnphẩm,dịchvụcủa HTX.

Sáu là, HTX quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợptác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong HTX và thông tin vềbản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Tập trung đào tạo nângcao trình độ nghiệp vụ, kĩ năng làm việc đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhân viênnghiệp vụ làm việc thường xuyên tại HTX Quan tâm đào tạo nghề, nâng caotaynghềchothànhviênvàcóđầu tưvềkinhphí chohoạtđộngnày.

Bảy là, HTX chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên và hợptác với nhau nhằm phát triển phong trào HTX trên quy mô địa phương, vùng,quốc gia và quốc tế Chăm lo cho thành viên là trách nhiệm của HTX Thànhviên được đáp ứng càng nhiều các nhu cầu, quyền lợi thì thành viên càng gắnbóvớiHTX. Đặc trưng cơ bản của mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam có thể kháiquátnhưsau[72,tr.275]:

Kháiniệmvềquyềnnăngkinhtếcủaphụnữnôngthôntrong mô hình HTXkiểu mới

Thuật ngữ “Quyền năng của phụ nữ” được toàn thế giới quan tâm, đặcbiệt, được đề cập nhiều trong các văn bản trong và ngoài nước liên quan đếnbình đẳnggiới,vìsựtiếnbộcủaphụ nữ.

Trước hết, thuật ngữ “quyền năng” của phụ nữ có thể hiểu là năng lựcđịnh đoạt, chi phối nguồn lực để phụ nữ được thực hiện các quyền của mình.Tại sao thế giới lại phải đặt ra vấn đề quyền năng của phụ nữ Xuất phát từthời nguyên thủy trong lịch sử đã có thời kỳ gọi là mẫu quyền, tuy nhiên khichế độ tư hữu, giai cấp xuất hiện, nam giới đã dần thống trị và chuyển sanggiai đoạn phụ quyền Ăng-ghen nhận định “Sự thay thế Mẫu quyền bằng Phụquyền là một cuộc cách mạng triệt để nhất và cũng dễ dàng nhất mà loàingười đã trải qua Cuộc cách mạng này đánh dấu sự thất bại toàn cầu củagiớiphụnữ”[65].Từđâyđãcósựmấtcânbằngquyềnlựcgiữanamvànữ trên phạm vi toàn cầu ở các mức độ khác nhau trong các quốc gia khác nhau.Tuy nhiên, chính các nhà tư tưởng, các nhà cách mạng nam giới là nhữngngười đầu tiên phát hiện ra điều này và họ là những người đề ra vấn đề giảiphóngphụnữ.

Ngay từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, các nhà xã hội chủ nghĩa (XHCN)không tưởng là Thomas More (1478-1535), người Anh; S.Furier (1772-1837),người Pháp; Robert Owen (1771-1858), người Anh đã đề cập đến quyền conngười của phụ nữ S.Furier là người đã đặt ra từ “Chủ nghĩa nữ quyền” Lịchsử nữ quyền phương Tây khẳng định mục tiêu thực thi quyền của phụ nữ làxây dựng và bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội bình đẳngcho phụ nữ Điều này bao gồm trước hết là quyền bình đẳng trong giáo dục vàviệc làm Ngoài ra còn các quyền khác cũng vô cùng quan trọng như quyềnkiểm soát cơ thể toàn vẹn và tự chủ; được tạo cơ hội như nhau trong pháttriển;quyềnsởhữutàisản;quyềnsinhsản;quyềnthamgiachínhtrị,thamgi a các cơ quan công quyền; quyền bầu cử; quyền tự do kết hôn, bình đẳngtrong gia đình; tự do tôn giáo; bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi bạo lực giađình, quấy rối tình dục; quyền tại nơi làm việc và cuối cùng là chống lại mọihình thức phânbiệtđốixửvớiphụnữ[64,Tr.33].

“Nâng cao quyền năng của phụ nữ” là một vấn đề được quan tâm trênphạmvitoàncầu,tuyvậyđiềuđángngạcnhiênlàtrênthếgiớichưacómộtkháinhiệmchung.

“Nângcaoquyềnnăngcủaphụnữ”đượcsửdụngphổbiếntronglĩnhvựcliênquanđếnbìnhđẳnggi ớivànóđềcậpđếncácvấnđềvềnângcaoquyềnnăngkinhtế,sựthamgiachínhtrịvàgiáodụcch ophụnữvàtrẻemgái.

Theo tổ chức Oxfam, “Nâng cao quyền năng của phụ nữ là một quátrình mà ở đó cuộc sống của người phụ nữ được chuyển từ trạng thái hạn chếvề quyền lực do các định kiến giới sang trạng thái mà ở đó họ có quyền bìnhđẳng vớinamgiới” [108].

Theo Team Workcategory, thuật ngữ “Nâng cao quyền năng cho phụnữ” dùng để chỉ việc tạo một môi trường ở đó phụ nữ có thể tự quyết định vềlợiíchcủacánhânhọcũngnhưcủacộngđồng.Nângcaoquyềnnăngchophụn ữlàviệctăngcườngvàcảithiệnsứcmạnhvềxãhội,kinhtế,chínhtrịvà pháp lý của phụ nữ nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ và tạo chohọ sự tự tin để yêu cầu được đảm bảo quyền của mình Các quyền đó baogồm: (1) Quyền được sống tự do với giá trị, uy tín và lòng tự trọng của bảnthân; (2) Quyền quyết định toàn bộ cuộc sống của họ cả trong và ngoài giađình, nơi làm việc; (3) Quyền được tự quyết định và lựa chọn; (4) Quyền bìnhđẳng trong tham gia các hoạt động xã hội, tôn giáo và cộng đồng; (5) Quyềnbình đẳng về địa vị trong xã hội;

(6) Quyền được thụ hưởng về kinh tế - xãhội; (7) Quyền được quyết định về tài chính và kinh tế; (8) Quyền bình đẳngvề cơ hội giáo dục; (9) Quyền bình đẳng về cơ hội việc làm mà không bị bấtcứ rào cản giới nào; (10) Quyền được làm việc trong môi trường thuận tiện vàan toàn” [105].

2.1.2.2 Khái niệm quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trongmôhìnhHTX kiểumới

Mộttrong những quyềnnăngthườngđược bànluận nhiều vàh ư ớ n g đến nhiều nhất, coi đó như một trong những quyền năng mang tính quyết địnhcho việc nâng cao quyền năng toàn diện của phụ nữ đó là quyền năng kinh tế.Một số khái niệm đã được quốc tế công nhận liên quan đến nâng cao quyềnnăng kinh tế cho phụ nữ, trong đó phải kể đến các khái niệm thông dụng nhấtnhưsau:

Tuyên bố và cương lĩnh hành động Bắc Kinh năm 1995 đã đưa ra thuậtngữ về nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ cho rằng: “Nâng cao quyềnnăng kinh tế của phụ nữ là đảm bảo phụ nữ tiếp cận bình đẳng với các nguồnlựckinhtếbaogồmđấtđai,tíndụng,khoahọcvàcôngnghệ,đàotạonghề, thông tin, liên lạc và thị trường, đây là công cụ để thúc đẩy sự tiến bộ và nângcao quyền năng của phụ nữ và trẻ em gái, nó bao gồm cả việc thông qua nângcao năng lực của họ để họ được thụ hưởng các lợi ích của việc tiếp cận bìnhđẳngvớicácnguồnlực,kể cảnguồnlựcquốc tế”[111].

Theo tổ chức Oxfarm,“Quyền năng kinh tế của phụ nữ- Womeneconomic empowerment” có được khi phụ nữ được quyền định đoạt và hưởnglợi từ các nguồn lực, tài sản, thu nhập và thời gian của họ và khi họ có khảnăng quản lý rủi ro và cải thiện tình trạng kinh tế và điều kiện sống của mình.Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ sẽ đóng góp vàoviệc nâng caoquyền năng cho phụ nữ bởi nó nhấn mạnh khả năng phụ nữ được tiếp cận vàkiểm soát nguồn lực sản xuất và được công nhận là chủ thể tham gia đầy đủvào nềnkinhtế [108].

Vậy tại sao người ta lại chú trọng đến việc nâng cao quyền năng kinh tếcủa phụ nữ Khi phụ nữ được làm việc, kinh tế sẽ phát triển Sự tăng lên củaphụ nữ trong lực lượng lao động sẽ làm giảm khoảng cách tham gia của phụnữ và nam giới trong lực lượng lao động, làm cho kinh tế phát triển nhanhhơn Có những bằng chứng ở một số quốc gia chỉ ra rằng sự chia sẻ thu nhậpgia đình của phụ nữ thông qua đóng góp về kinh tế của họ hoặc thay đổi trongchi tiêu sẽ mang lại lợi ích cho những đứa trẻ trong gia đình Sự tăng lên củaphụ nữvà trẻ emgáitronggiáodụcsẽlàmkinhtếpháttriểncaohơn.

Về mặt khái niệm, có sự tranh luận về việc sử dụng khái niệm “traoquyền” hay “tăng quyền năng” kinh tế cho phụ nữ Những người ủng hộ sửdụng khái niệm

“tăng quyền năng” cho rằng các quyền của phụ nữ vốn sẵn cónênchỉcầngiúphọnângcaoviệcsửdụngcácquyềnđó.Sửdụng“traoquyền”dễdẫnđếnsựhiểulầ m,địnhkiếncoiphụnữnhưđốitượngyếuthế.Tuynhiên,cũngcóquanđiểmnhấttrívớikháiniệm

Nâng cao quyền năng kinh tếc h o p h ụ n ữ , t r o n g đ ó c ó p h ụ n ữ ở k h u vực nông thôn có vai trò quan trọng góp phần đạt được bình đẳng giới, giảmnghèo và đóng góp cho sự phát triển kinh tế bởi việc nâng cao quyền năngkinhtếsẽgiúptăngkhảnăngtiếpcậncủaphụnữđếncácnguồnlựckinhtếvà cơ hội như việc làm, dịch vụ tài chính, tài sản và các nguồn lực sản xuấtkhác,pháttriểnkỹnăngvà thôngtinthịtrường.

Quanghiên cứucác quan điểm, khái niệm củaquốc tế vàV i ệ t N a m liên quan đến quyền năng kinh tế của phụ nữ, dưới góc độ kinh tế phát triển,Luận án tiếp cận thuật ngữ “Quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trongmô hình HTX kiểu mới” với khái niệm sau:“Quyền năng kinh tế của phụ nữnông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới là năng lực của phụ nữ nôngthôn trong kiểm soát, định đoạt, chi phối các nguồn lực sản xuất;tiếp thu, sửdụng các kiến thức, kỹ năng trong phát triển sản xuất; phân tích, quản lý, ứngdụng thông tin trong phát triển sản xuất;tham gia, ra quyết định và được thụhưởng thànhquả trongmô hìnhhợptácxãkiểu mới”.

2.1.3 Vai trò của nâng cao quyền năngkinh tế chop h ụ n ữ n ô n g thôntrongmôhìnhhợptácxãkiểumới

2.1.3.1 Vai trò của nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nôngthônđếnquátrìnhpháttriển vềkinhtế

Phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số thế giới và một bộ phận lớn trong sốphụ nữ trênthế giới đang thất nghiệp.Phụnữ sẽtham giangày càngn h i ề u vào tiến trình phát triển của quốc gia Việc tham gia hạn chế của phụ nữ trongquá trình phát triển có thể làm giảm năng suất lao động của một quốc gia, hạnchế tiềm năng xóa đói giảm nghèo và duy trìtiến bộ kinhtế; suy yếuk h ả năng quản lý nhà nước của một quốc gia và giảm bớt hiệu lực của các chínhsáchpháttriển.Mộtsốnghiêncứuchothấysựphânbiệtđốixửtheogiớiđã kìm hãm khả năng tăng trưởng của nền kinh tế và nâng cao mức sống chonhân dân. Tổn thất về sản lượng là do sự phi hiệu quả trong phân bổ cácnguồnlực sản xuấtgiữanamgiới và phụnữtronghộgiađình[102].

Trong lực lượng lao động ở nông thôn, phụ nữ nông thôn chiếm 70%,nếu phụ nữ nông thôn không có việc làm, thất nghiệp, nền kinh tế Thế giớiphải gánh chịu những mất mát to lớn Nâng cao quyền năng cho phụ nữ nôngthôn sẽ mang lại lợi ích kinh tế nhiều hơn không chỉ cho cá nhân mà cho toànxã hội Trước đây, phụ nữ nông thôn chỉ ở nhà, làm công việc nội trợ, ngàynay họ bước ra ngoài xã hội và kiếm tiền như các thành viên nam khác trongxã hội Nâng cao quyền năng cho phụ nữ nông thôn giúp phụ nữ tự đứng trênđôi chân của mình, trở nên độc lập, có thể kiếm tiền cho gia đình và đóng gópvào sựpháttriểnkinhtế của quốc gia.

NỘID U N G V À T I Ê U C H Í Đ Á N H G I Á Q U Y Ề N N Ă N G K I N H T Ế C Ủ A PHỤNỮNÔNGTHÔNTRONGMÔ HÌNHHỢPTÁCXÃ KIỂUMỚI

Nộidungquyềnnăngkinhtếcủaphụnữnôngthôntrongmôhìnhhợptá cxãkiểumới

Từ phân tích ở trên có thể nêu một số nội dung chính của quyền năngkinh tếcủaphụ nữnôngthôn trong môhình HTXkiểu mớinhưsau:

2.2.1.1 Nănglựckiểmsoát,địnhđoạt,chiphốicácnguồnlựcsảnxuất Đây là năng lực của phụ nữ nông thôn để tiếp cận, kiểm soát, định đoạt,chi phối các nguồn vốn, tín dụng hay nói cách khác là năng lực để được sởhữu, quản lý, sử dụng đất và sở hữu, sử dụng các phương tiện sản xuất hoặccác tài sản, phương tiện khác phục vụ cho phát triển kinh tế hộ gia đình trongmô hìnhHTXkiểu mới.

Trong các yếu tố nguồn lực sản xuất, vốn và đất đai được coi là nguồnlực chính cho nông dân cũng như phụ nữ nông thôn phát triển sản xuất Cácnước đều có chính sách tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tuy nhiênngười nông dân nói chung và phụ nữ nông thôn thường gặp nhiều khó khăntrong tiếp cận với tín dụng chính thức, do vậy họ phải phụ thuộc vào mạnglưới tín dụng phi chính thức ở nông thôn Mặt khác, việc sở hữu tài sản củaphụnữnôngthônthườnghạnchếnênkhókhănchohọđượctrởthànhchủthể độc lập trong vay vốn phát triển sản xuất Năng lực tiếp cận vốn và sở hữutài sản là một trong các nội dung quan trọng trong quyền năng kinh tế của phụnữ nông thôn khi tham gia vàomô hình HTX kiểu mới vì khi tham gia vàoHTXhọcóthểvayvốndễdàng,thuậnlợihơn,từđócónguồnvốnlớnhơnđể chủ động quyết định đầu tư phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập.Tiếng nói, sự tham gia, vai trò và thu nhập của họđ ư ợ c H T X g i ú p đ ỡ , đ à o tạo,nângcaohiệuquả.

2.2.1.2 Năng lực tiếp thu, sử dụng các kiến thức, kỹ năng phát triểnkinhtế

Một trong những nội dung quan trọng khác trong quyền năng kinh tếcủa phụ nữ nông thôn là năng lựctiếp thu, sử dụng các kiến thức,k ỹ n ă n g phát triển kinh tế Để có năng lực này, phụ nữ nông thôn phải được tạo điềukiện tiếp cận các hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, kiếnthứckhoahọckỹthuật,kiến thức phát triển sản xuấtkinhdoanh.

Việc tiếp cận các loại hình đào tạo nghề, các lớp tập huấn chuyển giaokhoa học kỹ thuật, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứngyêu cầu của mô hình HTX kiểu mới là yếu tố quan trọng giúp nâng cao quyềnnăng kinh tế cho phụ nữ nông thôn khi tham gia vào mô hình HTX kiểu mới.Khiđượctiếpcậnvớicácloạihìnhđàotạo,bồidưỡng nângcaonănglực,ph ụ nữ nông thôn sẽ tham gia HTX với vai trò chủ động hơn, có tiếng nói vàvai trò rõ nét hơn trong tham gia hoạch định kế hoạch cũng như thực hiện cácmục tiêu phát triển của HTX Những phụ nữ nông thôn có năng lực cao hơnthường sẽ được tham gia công tác quản lý HTX và đóng vai trò quan trọnghơn cácthànhviênkháctrong HTX.

2.2.1.3 Năng lực thu thập, phân tích, quản lý, ứng dụng thông tin đểra cácquyếtđịnhtrongphát triển kinhtế

Thông tin về đầu vào cho sản xuất và thông tin về đầu ra cho sản phẩm,dịch vụ và nguồn thông tin quan trọng cho phụ nữ nông thôn trong các quyếtđịnh phát triển sản xuấtkinhdoanhcủa bảnthân và đónggópcho sựp h á t triển của HTX.

Năng lực thu thập, phân tích, quản lý, ứng dụng các nguồn thông tin thịtrường để quyết định loại sản phẩm, dịch vụ, quyết định tổ chức hoạt độngphát triển kinh tế và tham gia các khâu của hoạt động phát triển kinh tế trongmôhìnhHTXkiểumớilànộidungquantrọngtrongquyềnnăngkinhtếcủa phụ nữ nông thôn Nắm bắt thông tin nhanh, kịp thời, chính xác là yếu tố thenchốt cho việc thành công của việc lựa chọn loại hình sản xuất phù hợp vớinguồnlực,trình độ củaphụ nữnôngthôntrong môhình HTXkiểu mới.

2.2.1.4 Năng lực tham gia, ra quyết định và được thụ hưởng thànhquảtrongmôhìnhHTX kiểumới Đây là một nội dung rất quan trọng trong quyền năng kinh tế của phụnữ Nó thể hiện năng lực, sự chủ động, sự thay đổi về mặt bản chất trongquyền năng kinh tế của phụ nữ Khi phụ nữ nông thôn được tiếp cận với cácnguồn lực phát triển sản xuất, được tiếp cận các hoạt động nâng cao năng lựcvà nguồn thôngtin phục vụcho sảnxuất, họsẽ cónăng lực tốt hơnt r o n g tham gia, gia quyết định và được thụ hưởng nhiều hơn thành quả của mô hìnhHTX kiểu mới phù hợp với khả năng đóng góp của họ trong mô hình HTXkiểu mới.

Tiêuchí đánh giá quyềnnăngk i n h t ế c ủ a p h ụ n ữ n ô n g

Từ nội dung quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hìnhHTX kiểu mới, có thể xác định một số tiêu chí chủ yếu để đánh giá thực trạngquyềnnăngkinhtếcủaphụnữnôngthôntrongmôhìnhHTXkiểumớinhưsau:

2.2.2.1 Sự thay đổi về năng lực kiểm soát, định đoạt, chi phối cácnguồnlựcsản xuất Đây là tiêu chí thể hiện sự tăng hoặc giảm về năng lực kiểm soát, địnhđoạt, chi phối các nguồn vốn, tín dụng, đặc biệt là nguồn tín dụng chính thức;sở hữu, thuê mướn, sử dụng đất; sở hữu, sử dụng các phương tiện sản xuất; sởhữu tài sản, phương tiện khác phục vụ cho phát triển kinh tế trong mô hìnhHTXkiểumới.

Sự tăng hoặc giảm về năng lực kiểm soát, định đoạt, chi phối nguồn lựcsảnxuấtsẽquyếtđịnhviệcphụnữnôngthôncóbịtácđộngtiêucựccủamạng lướitíndụngphichínhthứcvàhọcótrởthànhchủthểđộclậptrongvayvốnpháttriểnsảnxuấtha ykhông Đồngthờinósẽthểhiệnsự thayđổivề tiếngnói, sựthamgia,vaitròvàthunhậpcủaphụnữnôngthôntrongmôhìnhHTXkiểumới. Để đo lường tiêu chí này, có thể có một số chỉ số: Tỷ lệ được vay vốntăng lên và phù hợp với nhu cầu vay; nguồn vay vốn; mục đích vay vốn (vaykinh doanhhaytiêudùng); thờigianvayvốn;khảnăngtrảnợvốnvay…

2.2.2.2 Sự thay đổi về năng lực tiếp thu, sử dụng các kiến thức, kỹnăng trongpháttriểnsảnxuất

Sự thay đổi trong tiếp cận các hoạt động đào tạo nghề, tập huấn chuyểngiao khoa học kỹ thuật, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,kiến thức, kỹ năng sẽ tác động đến năng lực của phụ nữ nông thôn trong tiếpthu, sử dụng các kiến thức, kỹ năngtrong tham gia các hoạt động kinh tế vàcáchoạtđộngkhác của HTX.

Việctăngmứcđộtiếp cậncáchoạtđộngđàotạo,bồidưỡng sẽgiúpphụ nữ nông thôn nâng cao năng lực nghề, năng lực tổ chức sản xuất, đượctrang bị các kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp hoặc thực hiện có hiệu quả hoạtđộng kinh tếcủabảnthân,đáp ứng yêu cầu mô hình HTXkiểumới.

HTX kiểu mới với các nguyên tắc hoạt động là quan tâm giáo dục, đàotạo,bồi dưỡng cho thành viên HTX, cán bộ quản lý, người lao động trongHTX, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, kĩ năng làm việc đội ngũ cán bộchủ chốt, nhân viên nghiệp vụ làm việc thường xuyên tại HTX, quan tâm đàotạo nghề, nâng cao tay nghề cho thành viên sẽ là mô hình tạo điều kiện thuậnlợi cho phụ nữ nông thôn tiếp cận nhiều hơn với các hoạt động đào tạo, bồidưỡng, từ đó nâng cao năng lực của bản thân, đặc biệt là các năng lực về nghềnghiệp, sản xuất kinh doanh, yếu tố quan trọng giúp họ tham gia sản xuất cóhiệuquả. Để đo lường tiêu chí này có thể có một số chỉ số: Mức độ tham gia cáchoạt động nâng cao năng lực cho phụ nữ nông thôn; thời gian tập huấn; nộidung tập huấn (so sánh trước và sau khi tham gia HTX); mức độn â n g c a o kiếnthức,kỹnăng.

2.2.2.3 Sự thay đổi về năng lực thu thập, phân tích, quản lý, ứngdụngthôngtintrongpháttriển sản xuất Đối với phụ nữ nông thôn, rào cản lớn nhất của họ là khó tiếp cận cácnguồn thông tin phục vụ cho sản xuất Sự thay đổi về năng lực thu thập, phântích, quản lý, ứng dụng thông tin là tiêu chí quan trọng để làm thay đổi nhậnthức, kiến thức về đầu vào cho sản xuất, đầu ra cho sản phẩm, dịch vụ, thôngtin về thị trường, từ đó phụ nữ nông thôn có đầy đủ các thông tin cần thiết đểquyết định loại sản phẩm, dịch vụ sẽ sản xuất, quyết định tổ chức hoạt độngphát triển kinh tế và tham gia các khâu của hoạt động phát triển kinh tế trongmô hìnhHTXkiểu mớimộtcáchhiệuquả hơn.

Mô hình HTX kiểu mới với một trong các tiêu chí hoạt động là thànhviên được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sảnxuất, kinh doanh, tài chính sẽ là mô hình tạo điều kiện thuận lợi cho thànhviên, trong đó có phụ nữ nông thôn tăng mức độ tiếp cận với các nguồn thôngtin theocáchìnhthức,các kênhphùhợp. Để đo lường tiêu chí này có thể có một số chỉ số: Việc cung cấp cácthông tin liên quan đến sản xuất của phụ nữ nông thôn, nội dung thông tin,nguồn cung cấp thông tin; mức độ ứng dụng thông tin trong ra các quyết địnhsảnxuất.

2.2.2.4 Sự thay đổi về năng lực tham gia, ra quyết định và được thụhưởngthànhquảtrongmôhìnhHTXkiểumới

Một trong những tiêu chí quan trọng trong đánh giá quyền năng kinh tếcủaphụnữnôngthônrõrệtnhất,cóthểđođếmđượcđólàmứcđộtăngthu nhập, ổn định việc làm, tăng vai trò trong trong gia đình và xã hội Phụ nữnông thôn khi có thu nhập, việc làm ổn định, bền vững, tăng tiếng nói sẽ đónggóp tích cực tronggiađìnhvàxãhội,đượcgiađình,xãhộikhẳng định.

Với các nguyên tắc hoạt động của mô hình HTX kiểu mới là thành viênHTX có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góptrong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX; được bình đẳngtrong quyết định về tổ chức, quản lý, điều hành, hoạt động, chiến lược, kếhoạch phát triển và phân phối… không phụ thuộc vào trình độ góp vốn, vị trítrong HTX; được chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên và hợptác với nhau, đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi của thành viên sẽ là mô hìnhtạo điều kiện cho thành viên đảm bảo thu nhập, việc làm, nâng cao vai tròtrong gia đìnhvàxã hội. Để đo lường tiêu chí này có thể thông qua các chỉ số: Sự tham gia tronghợptác xã:Vịtrí, nhậnthức về HTX, quyềnlợinhậnđ ư ợ c t ừ H T X , c h ấ t lượng các dịch vụ của HTX, sự tham gia họp bàn về các công việc của HTX;Mứcđộổn định,pháttriểnvềviệclàm,thunhậpcủaphụnữnông thôn.

CÁCYẾU TỐẢNHHƯỞNG ĐẾNQUYỀNNĂNGKINHTẾ CỦA PHỤ NỮNÔNGTHÔNTRONGMÔHÌNH HỢPTÁCXÃKIỂU MỚI

Cácyếutốvĩmô

Các chính sách ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận nguồn lực sản xuất củaphụ nữ nông thôn Chính sách về sở hữu đất đai của một quốc gia ảnh hưởnglớnđến việc sở hữu tài sảncủa phụnữ, trongđócóphụnữ nôngt h ô n Ở nhiều nước, phụ nữ chưa có quyền độc lập trong việc sở hữu đất đai, quản kýtài sản điều hành kinh doanh, thậm chí không có cả quyền đi lại khi không cósự đồng ý của người chồng.

Sự phân biệt quyền hạn theo giới đã hạn chếnhững cơ hội lựa chọn dành cho phụ nữ trong nhiều mặt của cuộc sống,thườngđãhạnchếrấtlớnđếnkhảnăngthamgiahoặchưởnglợitừsựphát triển của họ Nhiều phụ nữ không được sở hữu đất đai, và với những phụ nữnào cóđượcquyền đó thìthường chỉđượcphần sởhữu ít hơn củanamgiới. Đối với các quốc gia, chính sách để người dân được vay vốn sẽ ảnhhưởng lớn đến khả năng tiếp cận vốn của họ Thông thường, người phụ nữnông thôn sẽ có những rào cản để có thể được vay vốn: Nam giới trong giađình đã vay vốn; phụ nữ không được sở hữu đất đai, tài sản nên không có tàisảnthế chấpđểvayvốn.

Thủ tục vay vốn cũng là yếu tố ảnh hưởng vì đa phần phụ nữ nông thôntrình độ học vấn không cao nên nếu thủ tục quá phức tạp họ không có khảnăngtiếpcậnvốnvay.Việccácngânhàngcóđịađiểmthuậntiệnchokhuvực nông thôn là yếu tố quan trọng để người phụ nữ nông thôn có thể tiếp cậnvay vốn vì đa phần phụ nữ nông thôn sẽ đến những tổ chức tín dụng, ngânhàngngaygầnkhuvực sinhsống.

Chínhs á c h ả n h h ư ở n g đ ế n m ứ c đ ộ t i ế p c ậ n c á c h o ạ t đ ộ n g n â n g c a o kiến thức, kỹ năng phát triển sản xuất của phụ nữ nông thôn Đa số phụ nữnông thôn ở các quốc gia đang phát triển có trình độ và kỹ năng nghề nghiệpthấp.Chínhsáchđàotạonghềlàyếutốquantrọnggópphầnnângcaotrìnhđộ vàkỹnăngnghềnghiệp của phụnữnôngthôn.

Các chính sách liên quan đến tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, thôngtin, công nghệ ảnh hưởng đến mức độtiếpcận thông tinc ủ a p h ụ n ữ n ô n g thôn và cùng với các gánh nặng chưa được giải quyết của hộ gia đình và/hoặccác nghĩa vụ xã hội có tác động tiêu cực đến năng suất lao động của phụ nữtrong sảnxuấtnôngnghiệpvàcác khu vựcphi nôngnghiệp.

Chính sách về lao động, việc làm sẽ ảnh hưởng đến mức độ có việc làmổn định,tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn Ở nhiều quốc gia, hệ thốngchínhsá ch c h ư a đ á p ứngđ ư ợ c y êu c ầ u pháttriểnkinh t ếc ủ a phụn ữ nông thôn Luật pháp mới áp dụng với khu vực chính thức trong khi tỉ lệ phụ nữnông thônthamgia khuvực phichínhthứclớn. Để các chính sách trên đi vào cuộc sống, tác động trực tiếp đến nângcao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn, Chính quyềnđ ị a p h ư ơ n g , chính quyền cơ sở đóng vai trò quan trọng, kể cả trong cụ thể hoá các thànhcác chính sách đặc thù của địa phương, bố trí nguồn lực, tổ chức thực hiện.Nếu chính quyền địa phương, chính quyền cơ sở nhận thức không đầy đủ,không quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiệncác chính sách sẽ làm hạn chế hiệu quả nâng cao quyền năng kinh tế của phụnữnôngthôntrongmô hìnhHTX.

Cácyếu tốvimô

2.3.2.1 Nhómyếutốtừhợp tácxã Đặcđiểm cơbảncủa phụ nữ nông thôn là:t h a m g i a n h i ề u l o ạ i h ì n h kinh tế nhưng phần lớn là sản xuất hộ gia đình, manh mún, khôngk ị p t h ờ i nắm bắt được cung cầu thị trường, ít có điều kiện tập huấn về pháp luật, khoahọc kỹ thuật, kiến thức kinh doanh, ít có điều kiện tiếp cận các nguồn lực đểphát triển sản xuất; một bộ phận phụ nữ nông thôn chưa nắm bắt được đầy đủquyền lợi của mình, còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong tiếp cận nguồnlực,t h ô n g t i n , k i ế n t h ứ c đ ể n â n g c a o q u y ề n n ă n g c ủ a m ì n h , n h ấ t l à q u y ề n năngkinhtế; thườngphảilàmkinhtếvàlàmnội trợ tronggiađình.

Xéttrên tiêuchí về quyền năng kinh tếcủa phụ nữ nôngthôn vàc á c yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn, vớinguyên tắc hoạt động và các đặc trưng cơ bản củam ô h ì n h H T X k i ể u m ớ i , đâylàm ô h ì n h có thểg i ú p nâ ng c a o q u y ề n n ă n g kinht ế c ho p h ụ nữnôn gthôn trongđiềukiệnHTXvận hànhtheođúng nguyêntắc.

Với bảy nguyên tắc hoạt động, mô hình HTX kiểu mới có vai trò quantrọngtrongnângcaoquyềnnăngkinhtếcủaphụnữnôngthôn,trongđócó3 lợi ích chínhlàtiếp cậnt h ị t r ư ờ n g l a o đ ộ n g , c ả i t h i ệ n đ i ề u k i ệ n l à m v i ệ c v à lợi ích về xã hội; tạo cơ hội cho phụ nữ nông thôn tiếp cận vốn sản xuất và thịtrường chosảnphẩm.

Một trong những khía cạnh của nâng cao quyền năng kinh tế đó là giúpphụ nữ tiếp cận với các nguồn lực và cơ hội làm kinh tế Mô hình HTX kiểumới đóng vai trò quan trọng trong tạo cơ hội cho phụ nữ nông thôn tiếp cậnvới các nguồn lực sản xuất như đất đai, máy móc, tín dụng, thị trường, kỹthuật công nghệ để nâng cao thu nhập và giảm bớt gánh nặng của mình Họcũng có thể tiếp cận các thị trường mới Có sự gắn kết mạnh mẽ giữa sự thamgia HTX kiểu mới và giảm nghèo cho phụ nữ nông thôn do thu nhập đượcnânglênthôngqua cáchoạtđộngkinhtếmới.

Mô hình HTX kiểu mới cung cấp một cơ chế mà ở đó các nguồn lựcđược tập hợp lại và phụ nữ có thể sử dụng cho quá trình sản xuất và bán sảnphẩm, dịch vụ của họ Phụ nữ nông thôn cũng có thể có năng lực đàm phánvới các trung tâm bên ngoài để tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho công việccủa họ ví dụ hợp đồng với các chuyên gia hoặc các tổ chức khác thuộc khuvực tư nhân Phương thức hợp tác trong HTX cũng giúp tạo sự chuyển dịchcác giao dịch tài chính và các hoạt động kết nối nguồn lực, nâng cao khả năngkinh doanhvà lợinhuận.

Với nguyên tắc quan trọng là giáo dục, tập huấn và cung cấp thông tincho thành viên, mô hình HTX kiểu mới có cơ chế, hoạt động để cung cấp chocác thành viên cơ hội tiếp cận các hoạt động nâng cao kiến thức pháp luật,trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, tiếp cận thông tin thị trường nâng cao năng lựccảtrongsảnxuấtvàquảnlý.TrướchếtbởimôhìnhHTXkiểumớivậnhànhvớitưcáchlàmộttổc hứckinhtếtựchủ,cóvịthếtrongviệckếtnốivớicáccơquancủa Chính phủ và các tổ chức dạy nghề khác để cung cấp các khoá đào tạochuyênnghiệp,bàibản,hiệuquả,chấtlượngchothànhviên.MôhìnhHTXkiểu mớicóvịthếđểđượctiếpnhậncácnguồnthôngtinchínhthốngvềquyhoạchsảnxuất,thôngtinthịtr ường…

BằngviệcthamgiamôhìnhHTXkiểumới,phụnữnôngthônsẽđượctạođiềukiệnnângcaokiếnth ức,kỹnăng,kinhnghiệmmànếuthamgiacácloạihìnhkháchọrấtkhótiếpcận.KhimôhìnhHTX kiểumớiápdụngcáctiếnbộvềkhoahọc,côngnghệ,ởđócácthànhviêncóthểtiếpcậncáckỹnăngmớil àmtăngkhảnăngcạnhtranhcủahọtrênthịtrườnglaođộng.

Mô hìnhH T X k i ể u m ớ i c ó t í n h c h ấ t l à t ậ p h ợ p c ủ a n h ó m n g ư ờ i v ớ i tính chất tự nguyện để đáp ứng nhu cầu chung của họ về kinh tế, xã hội, vănhóa, đồng sở hữu và vận hành theo cơ chế thị trường Phụ nữ nông thôn trongmô hình HTX kiểu mới có thể được phát triển về kinh tế xã hội vì mô hìnhHTX kiểu mới theo đuổi những giá trị rộng hơn mục tiêu lợi nhuận Mô hìnhHTX kiểu mới đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, hoặc cung cấp việclàm tự thân cho các thành viên, cung cấp các dịch vụ cho thành viên cũng nhưnhữngngườikhôngphảithànhviên.

Mô hình HTX kiểu mới không chỉ được coi là cơ chế quan trọng giúpthúc đẩy những lợi ích về kinh tế đối với các thành viên, mà còn giúp thànhviên nâng cao vai trò xã hội thông qua việc thiết lập môi trường dân chủ dựatrên sự tự do, bình đẳng, mọi người sống, làm việc trong môi trường hòa bình,chăm sóc lẫn nhau, chia sẻ với nhau như trong một gia đình HTX có thể tạomôi trường an toàn giúp nâng cao sự tự tin cho phụ nữ, họ có thể xác địnhđược những thách thức cho bản thân, quyết định và quản lý rủi ro cho bảnthân Sự tham gia của phụ nữ trong mô hình HTX kiểu mới không chỉ manglại lợi ích về xã hội và kinh tế cho phụ nữ mà còn giúp nâng cao địa vị xã hộicủa phụ nữ trong cộng đồng Những thay đổi tích cực về tình trạng kinh tế- xã hội của bản thân đã giúp phụ nữ tham gia thực hiện các hoạt động, dự ánmới trongHTX.

Nhận thức về quyền được sử dụng đất là một nhân tố ảnh hưởng đếnkhả năng sở hữu đất đai của phụ nữ nông thôn Khi người phụ nữ nông thônkhông biết hoặc không quan tâm đến quyền sử dụng đất của họ thì khả nănghọđượcđứngtênsởhữutàisảnvàsửdụngđấtđaisẽhạnchế.KhithamgiamôhìnhHTXkiểum ới,vớinhữnghoạtđộngtậphuấnvềphápluậttrongđócóLuậtĐất đai, cung cấp thông tin liên quan đến quyền, lợi ích, phụ nữ nông thôn sẽđượcnângcaonhậnthứcvềquyềnsởhữutàisảnvàquyềnsửdụngđất. Để có thể tham gia học nghề, phụ nữ nông thôn phải đạt được trình độhọc vấn nhất định Trình độ văn hoá hạn chế là rào cản lớn đối với phụ nữnông thôn tham gia học nghề Mô hình HTX kiểu mới với các hình thức đàotạonghềlinhhoạt,phụthuộcvàotrìnhđộcụthểcủathànhviênHTXsẽlàmô hìnhcó thểgiúp nângcaonănglực chothành viên.

Phần lớnd o v a i t r ò c ủ a p h ụ n ữ n ô n g t h ô n n ặ n g h ơ n g ấ p b a l ầ n t r o n g sản xuất, công việc nội trợ và chăm sóc gia đình Vai trò này bắt nguồn từ tụclệ văn hoá tồn tại ở các khu vực nông thôn nhiều hơn khu vực thành thị Dovậy phụ nữ nông thôn thường không có thời gian tham gia các hoạt động tậphuấn.MôhìnhHTXkiểumớivớicáchoạtđộngchiasẻgiữacácthànhviênvà thời gian tập huấn linh hoạt sẽ là mô hình hỗ trợ phụ nữ nông thôn có thờigianthamgia hoạtđộngtậphuấn.

Vốn xã hội được hiểu là vốn được tạo ra thông qua việc đầu tư vào cácquan hệ xã hội hoặc mạng lưới xã hội để tạo ra lợi ích Phụ nữ nông thôn thiệtthòi hơn trong việc tạo dựng các mạng lưới xã hội để phục vụ cho hoạt độngkinhdoanh Docóquy mônhỏ,không phải là thành viêncủa cáctổc h ứ c nghề nghiệp do đó khó tiếp cận các thông tin về đầu tư, thị trường Mặt khác,họ cũng hạn chế tham gia mạng lưới một cách thường xuyên bởi vì phụ nữcònphảiđảmnhậnvaitrònộitrợvàchămsócconcái,ngườithân.Vìvậy, phụ nữ ít cơ hội tiếp xúc với những người mang lợi ích cho việc kinh doanhnhư các nhà hoạch địnhchínhsáchhay đại diệnchocơ quanhoạchđ ị n h chínhsách Việctham giacáchội,đoànthể,nhóm,tổlàyếutố ảnhhưởng đến việc tiếp cận thông tin của phụ nữ nông thôn Mô hình HTX kiểu mới làkênh cung cấpthôngtin chínhthống,hữuíchchophụnữnông thôn.

Phụnữnôngthôncómộtsốhạnchếchunglàtínhcơđộng,sựthíchứng không cao, do đó khó cạnh tranh trong điều kiện thị trường lao độngnhiềub i ế n đ ộ n g ; d o g ắ n l i ề n v ớ i t h i ê n c h ứ c m a n g t h a i , si n h c o n , n uô i c o n nhỏ, chăm sóc người già, người ốm, nội trợ gia đình… nên thường gặp khókhăn trong quá trình tìm kiếm việc làm; tính quyết đoán, tự chủ, nhanh nhạy,nắm bắt thời cơ, mạo hiểm, của lao động nữ nông thôn thường kém , do đótínhcạnhtrạnhkhi thamgiathịtrườnglao độngkhôngcao.

Do sức khỏe kém, trình độ văn hóa thấp, sự hiểu biết xã hội hạn chế,phụ nữ nông thôn so với phụ nữ thành thị thường tự ti, mặc cảm, không hòanhập được với sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội, chất lượnglao động kém không đáp ứng được nhu cầu về việc làm của thời kỳ CMCN4.0, không có điều kiện, khả năng tham gia thị trường lao động ở các đô thị,cáckhucôngnghiệpvà thịtrườnglaođộngquốctế.

Hoàn cảnh gia đình và số con trong gia đình cũng có thể là nhân tố ảnhhưởng đến khả năng tham gia học nghề của phụ nữ nông thôn Những phụ nữítconthường sẽ cóthểthu xếpthời gianthamgiatậphuấn Nhữnghộgiađình nghèo, đông con thường sẽ tập trung thời gian nhiều hơn cho việc cónguồn thu nhập ngắn hạn để trang trải cuộc sống hàng ngày Hoàn cảnh giađình có tác động đến việc tiếp cận thông tin của phụ nữ nông thôn Phụ nữnông thôn trong các gia đình có thu nhập trung bình trở lên, có tivi, điện thoạithông minhcó khảnăngtiếp cậnnhiềuthôngtin hơn các giađình khác.

Phụ nữ nông thôn, đặc biệt ở các nước đang phát triển có một số đặcđiểml à n ạ n n h â n c ủ a n h ữ n g h ủ t ụ c , t ậ p q u á n t r u y ề n t h ố n g l ạ c h ậ u , c ủ a t ệ phân biệt đối xử trọng nam, khinh nữ vẫn tồn tại thâm căn cố đế trong xã hộinông thôn; vừa là người sản xuất nuôi sống gia đình, vừa là người nội trợtrong gia đình, vừa là người tham gia các hoạt động quản lý, hoạt động cộngđồng; là người sinh đẻ, chăm sóc con cái, người già,người ốm trong gia đình;trình độ học vấn thấp, sự hiểu biết về kinh tế - xã hội hạn chế, ít có điều kiệntiếp cận và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, khoa học và công nghệ; ítcó điều kiện thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần; bất bình đẳng với namgiới trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực phát triển kinh tế gia đình,cũngkhôngphảilàngườiquyết địnhnhững vấnđềquan trọng củagiađình.

KINHN G H I Ệ M N Â N G C A O Q U Y Ề N N Ă N G K I N H T Ế C Ủ A P H Ụ N Ữ NÔNGTHÔNTRONGMÔHÌNHHỢP TÁCXÃCỦAMỘTSỐNƯỚCTRÊN THẾGIỚI VÀBÀIHỌCKINHNGHIỆMCHOVIỆTNAM

Kinh nghiệm về bảo đảm và thực hiện quyền năng kinh tế củaphụnữnôngthôntrongmôhìnhhợptácxãcủamộtsốnướctrên thếgiới

Nhật Bản có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển, nhưng họ vẫn chútrọngv à o p h á t t r i ể n n ô n g n g h i ệ p , p h ầ n l ớ n n g ư ờ i n ô n g d â n N h ậ t B ả n đ ề u thamgiahợptácxãnôngnghiệp.

Về mặttổchức HTX nông nghiệpNhật Bảnchia làm 3c ấ p Ở c ấ p trung ương là Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản bao gồm: Liên hiệpHTX nông nghiệp quốc gia Nhật Bản, Liên đoàn bảo hiểm HTX nông nghiệpquốcgia,TổngcôngtydulịchNokyo,ngoàiracòncóLiênđoànxuấtbảnvà thông tin HTX nông nghiệp quốc gia Cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trungương có Liên hiệp HTX nông nghiệp và Liên đoàn HTX địa phương hoặc vănphòngcủacácLiênđoànQuốcgia.Ởcấpthànhphố,làngthìcóHTXnông nghiệp đa chức năng cơ sở và HTX chuyên ngành cơ sở (hiện cả nước NhậtBản có khoảng gần 800 HTX với gần 9,0 triệu xã viên bao gồm cả xã viênthường xuyên và xã viên kết hợp) Ngoàira, trong HTX nông nghiệp còn cóHộiphụnữ(nâng cao đời sống) và Hội thanh niên (khuyến khích thanh niênthamgia vàoHTXnôngnghiệp). Ở Nhật Bản, phụ nữ có vai trò tích cực trong các tổ chức, hiệp hội sảnxuất nông nghiệp Có thể xem xét một ví dụ về HTX do phụ nữ làm chủ ởNhật Bản là HTX thuỷ sản của phụ nữ, thành lập năm 1959, đến tháng 4/2014có gần 44.000 thành viên. HTX được thành lập với mục đích tăng sự tham giacủaphụnữ,bảovệmôitrườngtronglĩnhvựcthuỷsản,tăngtiêudùngthuỷsản sau thảm hoạ động đất ở Nhật Bản HTX tổ chức các hoạt động tập huấnphòng chống thiên tai, hình thành mạng lưới các ngư dân, trồng cây bảo vệ bờbiển, các lớp dạy nấu ăn từ thuỷ sản cho các bà mẹ và trẻ em; khuyến nghịchính sáchvớiLiên hiệpHTXnôngnghiệpquốcgia[107].

2.4.1.2 ẤnĐộ Ở Ấn Độ, HTX đã ra đời từ rất lâu và trở thành lực lượng vững mạnh,thamg ia h ầ u h ế t c á c h o ạ t đ ộ n g k i n h t ế c ủ a đ ấ t n ư ớ c N g ư ờ i n ô n g d â n c o i HTXlàphươngtiệnđểtiếpnhậntíndụng,cácyếutố“đầuvào”vàcácdịchvụcầnthi ếtchosảnxuấtnôngnghiệp.KhuvựcHTXcóphạmvihoạtđộngrất rộng, trong các lĩnh vực tín dụng, chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, hàngthủ công mỹ nghệ và xây dựng nhà ở với tổng vốn hoạt động khoảng 18,33 tỷUSD Nổi bật nhất là các HTX tín dụng nông nghiệp, chiếm tới 43% tổng sốtíndụngtrongcảnước.

Nhận rõ vai trò của các HTX trong nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Ấnđộ đãthành lập công ty quốc gia phát triển HTX; khuyến khích sự phát triểncủa khu vực HTX thông qua xúc tiến xuất khẩu; sửa đổi luật HTX; tạo điềukiệnchoc á c HT Xtựchủvànăngđộnghơn;chấnchỉnh hệt h ố n g tíndụng

HTX; thiết lập mạng lưới thông tin hai chiều giữanhững người nghèo nôngthôn vớicáctổchứcHTX.

Về phụ nữ tham gia HTX, có thể lấy ví dụ về mô hình tự tạo việc làmcho phụ nữ vận hành dưới dạng HTX (Self-Employed Women’s Association-SEWA) là mô hình thành công của Ấn Độ Hiện mô hình có 1.24 triệu phụ nữtừ 17 quận của bang Gujarat của Ấn Độ tham gia HTX tổ chức phụ nữ thànhcác nhóm, giúp họ xác định các vấn đề và nhu cầu của họ bao gồm tiếp cậnnguồnlựcsảnxuất;nângcaonănglựcquảnlývàsựtựtincủaphụnữ;kếtnốiphụnữvớicáctổc hứcphụnữ,vớicácnhàcungcấpdịchvụcôngcộngvàtưnhân;hình thành mối quan hệ với chính quyền địa phương các ấp để vận động chínhsáchvàđưatiếngnóicủaphụnữđếnvớicácnhàhoạchđịnhchínhsách[98].

2.4.1.3 TháiLan Ở Thái Lan, mô hình HTX tiêu biểu là HTX nông nghiệp và HTX tíndụng. HTX nông nghiệp được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của xã viêntrong các lĩnh vực vay vốn, gửi tiết kiệm và tiền ký quỹ, tiêu thụ sản phẩm, hỗtrợ phát triển nông nghiệp và các dịch vụ khác Thông qua sự trợ giúp củaChính phủ, ngân hàng nông nghiệp và HTX nông nghiệp, xã viên được vayvốn với lãi suất thấp, thời hạn ưu đãi thích hợp cho việc kinh doanh hoặc sảnxuất của họ HTX công nghiệp phát triển mạnh và trở thành một trong nhữngyếu tố quan trong trong sự phát triển kinh tế của Thái Lan Để tạo điều kiệncho khu vực HTX phát triển và khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Thái Lanđã thành lập Bộ nông nghiệp và HTX; ban hành nhiều chính sách, như chínhsách giá, tín dụng, góp phần ổn định giá nông sản tại thị trường trong nướcthấphơngiáthịtrường thế giới,khuyến khíchxuấtkhẩu.

Về sự tham gia của phụ nữ trong các HTX, ở Thái Lan có mô hình Tổhợp tác phụ nữ trong HTX Theo văn bản hướng dẫn của các HTX nôngnghiệpthìTổhợptácphụnữtrongHTX(CWG)đượccácthànhviênHTXvà gia đình họ thành lập để điều hành các hoạt động kinh doanh nhỏ tận dụng kỹnăng sản xuất các sản phẩm truyền thống địa phương Mỗi tổ gồm từ 20-50thành viên là phụ nữ, hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau theo nhu cầu và kỹnăng của từng thành viên Nhìn chung, các Tổ hợp tác phụ nữ này có 3 vai tròchính: phát triển kinh tế, cải thiện chăm sóc sức khỏe gia đình và các hoạtđộng xã hội Hiện nay, những tổ hợp tác này có nguồn thu nhập tăng thêm,ngoài làm nông nghiệp bằng cách bán các sản phẩm như thức ăn chế biến vàhàng thủ công mỹ nghệ Trên khắp cả nước, có khoảng 1,300 tổ hợp tác phụnữđượct h à n h lậpvới h ơ n 1 0 0 c á c sả n ph ẩm đượcc h ứ n g n h ậ n c h ấ t l ư ợ n g theo chươngtrình"Mỗivùngmột sảnvật"(OTOP)[55].

HTX ở Trung Quốc có lịch sử phát triển 60 năm Trung Quốc luôn coiphát triển HTX là một khía cạnh quan trọng trong phát triển nông nghiệp vàkinh tế nông thôn do vậy có nhiều chính sách bảo đảm,hỗtrợc h o s ự p h á t triển của HTX. Tính đến năm 2017, có 6,27 triệu hộ nông dân tham gia vàohơn 54.000HTX.

Nổi bật trong các mô hình HTX ở Trung Quốc là các HTX Cung tiêu(SMCs) tại Sơn Đông, Trung Quốc được phát triển và hỗ trợ bởi chính phủTrung Quốc từ những năm 1950, với cấu trúc năm cấp: quốc gia, tỉnh, thànhphố tự trị, thị xã, thôn làng cùng đi cùng mạng lưới phân phối toàn quốc theochiều ngang và dọc SMCs đã có hệ thống tổ chức, hoạt động và dịch vụ sángtạo với cấu trúc hoàn chỉnh; vô số pháp nhân và có mạng lưới toàn quốc.SMCs đóng vai trò quan trọng tại đất nước rộng lớn với các hộ nông dân quymô nhỏ, nhận được sự ủy nhiệm và hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc, đã vàđanghìnhthànhmộtcấutrúc nhiềungườithamgia.

Sự phát triển của SMCs được đánh dấu bởi 4 chuyển biến nổi bật:Từmôhìnhhoạtđộngtruyềnthốngsangtíchhợpphânphốitrựctuyếnvàngoại tuyến; thay thế dịch vụ mua bán đơn giản bằng dịch vụ vận hành toàn diện(sản xuất, phân phối, chế biến,tài chính );từ hợp tác tiếp thị và cungc ấ p đơn lẻ hình thành hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực khác nhau; chuyển đổisự phụ thuộc vào việc tự cung cấp các dịch vụ thành cung cấp dịch vụ mở vàcó sự phối hợp với nhau Bên cạnh đó, họ đổi mới dịch vụ kỹ thuật nôngnghiệp và tăng cường ứng dụng thông qua các viện nghiên cứu khoa học:

Giảiquyếtcácvấnđềkỹthuậtthôngquacácviệnnghiêncứutrựcthuộc.Thànhlập trung tâm nghiên cứu công nghệ và cơ sở trình diễn công nghệ; cử chuyêngia kỹ thuật; tổc h ứ c đ à o t ạ o c ô n g n g h ệ ; t h ú c đ ẩ y t h í đ i ể m t r ồ n g s ả n p h ẩ m mới và ứngdụngcông nghệ mới.

Từ đó, cung cấp dịch vụ nông nghiệp toàn diện thông qua hợp tác tíchhợp, thành lập một tổ chức thống nhất của nền kinh tế hợp tác tích hợp sảnxuất, cung cấp, tiếp thị và tín dụng, xây dựng một nền tảng dịch vụ toàn diện.SMCs cũng chú ý phát triển chế biến nông nghiệp để mở rộng chuỗi côngnghiệp và nâng cấp chuỗi giá trị; khuyến khích gia tăng giá trị cho các sảnphẩm nông nghiệp tại địa phương, mang lại nhiều lợi ích hơn cho nông dân;phát triển nông nghiệp liên quan đến chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp địnhhướng đổi mới, nông nghiệp giải trí; phát triển du lịch, ăn uống và nhà ở, cácdự án chăm sóc sức khỏe và chăm sóc người già dựa trên tài nguyên thiênnhiên,disảnvănhóavà cácnhà nôngsẵncó.

Tổ chức Liên minh HTX cung ứng và tiếp thị Trung Quốc là tổ chức cónhiều hỗ trợ cho các HTX trong đó có các hoạt động thúc đẩy vai trò của phụnữ trong các HTX thông qua các hoạt động tập huấn cho phụ nữ, xây dựngtrangw e b t r a o đ ổ i t h ô n g t i n , hỗt r ợ tà ic h í n h , h ỗ tr ợv ố n …

Th ôn g q u a c á c hoạt động này, nhiều phụ nữ nông thôn đã được nâng cao thu nhập, đóng góptích cực cho sự phát triển của HTX, nâng cao quyền năng về xã hội và kinh tếtrongHTX,đónggóptích cực chosựpháttriểncủađấtnước [107].

BàihọckinhnghiệmchoViệtNamvềnângcaoquyềnnăngkinhtế củaphụnữnôngthôn trongmô hìnhhợptácxãkiểu mới

Từ kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về mối liên hệ giữa môhình HTX kiểu mới với quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong môhình HTXkiểu mới,có thể rútramộtsố bàihọcsau:

Thứ nhất,mô hình HTX kiểu mới là mô hình hiệu quả trong nâng caoquyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn không chỉ đối với các nước trên thếgiới mà cả ở Việt Nam Mô hình này đóng vai trò quan trọng trong nâng caoquyềnnăngkinhtếcủaphụnữnôngthônthôngquacáccơchếđặcthùcủanó.MôhìnhHTXk iểumớitạođiềukiệnchophụnữnôngthônđượctiếpcậnnguồnvốnsảnxuấtvàthịtrường,từđó cóviệclàmổnđịnhvàthunhậpbềnvững.

Thứ hai,để tăng tỷ lệ phụ nữ nông thôn tham gia mô hình HTX kiểumới, cầnđẩy mạnh, đổimớicông tác tuyêntruyền, phổ biếnc h ủ t r ư ơ n g , chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế tập thể, HTX; cập nhật và thông tinkịp thời biểu dương các gương điển hình tiên tiến của phụ nữ trong lĩnh vựckinh tế hợp tác Trong chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng mô hình và hỗ trợ kết nốitiêuthụsảnphẩm, c ần huyđộngđượcnguồn lựcvàsự tham gia,phối hợpchặt chẽ của các bên liên quan như: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Liênminh HTX, ngành Công thương, ngành Nông nghiệp, đặc biệt là Ủy ban nhândân cácđịaphương

Thứba,đểnângcaoquyềnnăngkinhtếcủaphụnữnôngthôntrongmô hình HTX kiểu mới, HTX cần phải là mô hình thực sự theo đặc trưng củaHTXkiểum ớ i The o đ ó , cầ n t ạ o c ơ c h ế , ch ín h sá c h đểH T X hoạt đ ộ n g c ó hiệ u quả, vận hành theo đúng quy địnhcủaL u ậ t H T X n ă m 2 0 1 2 , t h a m g i a đầy đủ vào chuỗi giá trị, mang lại lợi ích cả về năng lực, sự tham gia, vai tròvàthụhưởngcủamọithànhviên,trongđócó phụnữ.

Thứ tư,cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cậncác nguồn lực phát triển sản xuất, các chương trình đào tạo, tập huấn,giáodục,c u n g c ấ p t h ô n g t i n đ ể p h ụ n ữ n ô n g t h ô n t h a m giac h ủ đ ộ n g t r o n g m ô hình HTX kiểu mới Cần tạo điều kiện cả về chính sách, các chương trình dựán để thúc đẩy quá trình tham gia của phụ nữ nông thôn trong các HTX, từ đóphụ nữ nông thôn có thể tiếp cận, kiểm soát và quản lý các nguồn lực để pháttriểnsảnxuất,tăngthunhập,nângcaođịavịxãhội.

Chương 2 hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về mô hình HTXkiểu mới và quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTXkiểu mới bao gồm: khái niệm mô hình HTX kiểu mới; nội dung, tiêu chí vềquyềnn ă n g k i n h t ế c ủ a p h ụ n ữ n ô n g t h ô n t r o n g m ô h ì n h H T X k i ể u m ớ i Trong đó Luận án đưa ra khái niệm:“Quyền năng kinh tế của phụ nữnôngthôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới là năng lực của phụ nữ nông thôntrong kiểm soát, định đoạt, chi phối các nguồn lực sản xuất;tiếp thu, sử dụngcác kiến thức, kỹ năng trong phát triển sản xuất; phân tích, quản lý, ứng dụngthông tintrongphát triển sảnxuất;tham gia, ra quyết địnhv à đ ư ợ c t h ụ hưởng thành quả trong mô hình hợp tác xã kiểu mới”; các tiêu chí đánh giáquyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới: (1)Sựthayđổivềnăng lực kiểmsoát,định đoạt,chiphối cácnguồn lựcsảnxuất;

(2) Sự thay đổi về năng lực tiếp thu, sử dụng các kiếnt h ứ c , k ỹ n ă n g t r o n g pháttriểnsảnxuất;

(3)Sựthayđổivềnănglựcvềnănglựcphântích,quảnlý, ứng dụng thông tin trong phát triển sản xuất;

(4) Sự thay đổi về năng lựctham gia, ra quyết định và được thụ hưởng thành quả trong môhìnhH T X kiểu mới.

Chươngn à y đ ã h ệ t h ố n g h o á c á c y ế u t ố ả n h h ư ở n g đ ế n q u y ề n n ă n g kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới (nhóm yếu tố vĩmô; nhóm yếu tố vi mô từ mô hình HTX kiểu mới, từ bản thân phụ nữ nôngthôn), đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới từ đórút ra bốn bài học cho Việt Nam về nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữnôngthôntrongmôhìnhHTXkiểumới.

Chương3:THỰCTRẠNGQUYỀNNĂNGKINHTẾCỦAPHỤNỮNÔNGTH ÔNTRONG MÔ HÌNHHỢPTÁCXÃKIỂUMỚI ỞVIỆTNAM

TỔNGQUANVỀTHỰCTRẠNGMÔHÌNHHỢPTÁCXÃKIỂUMỚIVÀPHỤNỮ NÔNGTHÔNTHAMGIAPHÁTTRIỂNKINHTẾỞVIỆTNAM

Thựctrạngpháttriểncủamôhìnhhợptácxã kiểumớiởViệtNamhiện

3.1.1.1 Sự phát triển của các chính sách liên quan đến mô hình hợptácxãở ViệtNam

Nước ta trải qua nhiều giai đoạn phát triển gắn liền với sự thay đổi quantrọng trong tư duy về kinh tế tập thể và hợp tác xã theo hướng ngày càng phùhợp hơn với nhận thức chung của quốc tế về tổ chức HTX và phù hợp hơn vớilợiíchcủa ngườidân.

Thời kỳ trước đổi mới, khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạchhoá tập trung, đã đề cao tuyệt đối vai trò kinh tế tập thể, gần như phủ địnhhoàn toàn kinh tế hộ, kinh tế tư nhân, quan hệ lợi ích giữa Nhà nước - HTX -xã viên không được phân định rạch ròi, HTX được phát triển nhanh về sốlượng và tăng quy mô chủ yếu bằng các biện pháp hành chính Nhà nước PháttriểnHTX thờikỳ này cóđặcđiểm cơbảnlàHTX mangt í n h c h ấ t q u ố c doanh, “nửa nhà nước”, chủ nghĩa kinh tế tập thể, tuyệt đối hóa vai trò tập thể,phủ địnhvaitrò kinhtếhộ và kinh tếcáthể,phủ địnhsở hữu cáthể.

Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, kinh tế hộ, kinh tế cá thể đã đượccông nhận, được phát triển mạnh ở cả thành thị và nông thôn Song song vớiquá trình này là sự thay đổi cơ cấu quan trọng trong khu vực HTX.S a u C h ỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư về khoán sản phẩm đếnnhómlaođộngvàngườilaođộngtrongHTXvàNghịquyếtsố10-NQ/TW ngày05/4/1988vềđổimớiquảnlýkinhtếnôngnghiệp,đặcbiệt,khibướcvào thời kỳ đổi mới, yêu cầu về chuyển đổi về cơ chế quản lý, thay đổi cơ cấutổ chức của HTX, những yếu kém, bất cập của mô hình cũ được bộc lộ rõ nét,nhiều HTX tan rã Sự ra đời của Luật HTX năm 1996 là bước mở đầu cho sựra đời của mô hình HTX kiểu mới Tuy nhiên, đây là văn bản luật đầu tiên vềHTX nên còn nhiều điểm bất cập, quy định về mô hình tổ chức HTX gầngiống mô hình doanh nghiệp, vì vậy không tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ,thựcchấtđốivới hìnhthức KTTT.

Luật HTX năm 2003 đã khác về cách tiếp cận Hành lang pháp lý choHTX trở nên đồng bộ, cụ thể, và đầy đủ hơn; bước đầu góp phần tạo bướcchuyển biến trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân về mô hình tổ chứcHTX Tuy vậy, Luật HTX năm 2003 chưa làm rõ bản chất hợp tác xã; chưalàm rõ cái gì là lợi thế, lợi ích riêng của HTX hấp dẫn xã viên, nhân dân, tổchức tham gia HTX Hạn chế lớn nhất của giai đoạn này là việc chuyển đổiHTX chưa được tiến hành triệt để, nhiều HTX chỉ chuyển đổi trên hình thứcnên hiệuquả hoạtđộngcủaHTXítthayđổi.

Luật HTX (sửa đổi năm 2012) với khái niệm và những quy định cụ thểhơn về HTX đã giải quyết hầu hết những vấn đề còn tồn tại từ những văn bảnpháp luật trước đó; trong đó xác định mô hình HTX theo đúng với bản chấtHTX và sát với quan điểm quốc tế Luật HTX năm 2012 đã làm rõ sự khácbiệt cơ bản giữa hợp tác xã với doanh nghiệp, quy định đầy đủ 7 nguyên tắchợptácxãmangtínhphổbiếntrênthếgiới,đồngthờicótínhđếnđiềukiệncụ thể củaViệt nam bằng cách bổ sung thêm nguyên tắc mở và nguyên tắcgiao dịch kinh tế giữa hợp tác xã với các thành viên Luật HTX năm 2012nhấn mạnh hơn về tính cộng đồng, hợp tác trong các HTX, lấy tiêu chí phụcvụthànhviênlàmmụctiêuhoạtđộngchính.

Mô hình HTX ở Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn phát triển Có thểtóm tắt so sánh sự giống nhau và khác nhau về bản chất giữa mô hình HTXkiểu cũvà mô hìnhHTXkiểumới ở ViệtNamnhưsau:

Bảng 3.1 So sánh mô hình HTX kiểu cũ và mô hình HTX kiểu mớiở ViệtNam Tiêuchí Hợptácxã kiểucũ Hợptácxãkiểu mới

1.Tính chất - Tổchứckinhtế-hànhchính nhànước

- Lợi ích phân phối bình quântheo quy định chung của Nhànước

- Phải hoạt động hiệu quả, tốiđahóaíchthànhviên

- Tổ chức của cá nhân ngườilà chính; tổ chức kinh tế đốinhân

Tạo ra sản phẩm, dịch vụ theokếhoạchnhànướcchỉ đạo. Đápứngt r ư ớ c h ế t n h u c ầ u chungvềkinhtế,vănhóa,xãhội của thànhviên.

3.Đốitượngp hục vụ quan hệ của

T h à n h v i ê n H T X g ó p v ố n vàoHTXđượctrảlạivốngóp ậ p khirakhỏiHTX trungs ả n x u ấ t , k hô ng c ó sả n xuất cáthể,tưnhân.

- Thành viên vẫn sở hữu tưnhân tư liệu sản xuất và cócách o ạ t đ ộ n g k i n h t ế t ư nhân,cáthể.

Tài sản chung là “tài sản tậpthể”trộnlẫn:Tàisảnnhànướ c,c á t h ể c ủ a x ã v i ê n v à chungcủacộngđồngxãviên

TàisảnchungcủaH T X thuộcs ởhữucộngđ ồ n g thànhviên,k hôngđượcchia.

- Quyềnbiểuquyếtbìnhđẳnggiữ a các thành viên, mỗi thànhviênmộtphiếu

Theo các quy định chung củaNhànước:chiađềub ì n h q uân,phânphốitheolaođộng.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụtài chính theo quy định củapháp luật, thu nhập của HTXđượcphân phốinhưsau:

- Trích lập các quỹ: Quỹ đầutưpháttriển,quỹ dựp h ò n g tài chính Trích lập các quỹkhácdođạihộithànhviênquy ết định;

- Thu nhập còn lại sau khi đãtríchlậpcácquỹtheoquyđịnh đượcphânphốichothànhv i ê n ,

+ Chủ yếu theo mức độ sửdụng sản phẩm, dịch vụ củathành viên, HTX thành viên;theo công sức lao động đónggópcủathànhviênđốivới HTXtạoviệclàm;

+ Phần còn lại được chia theovốn góp;

+ Tỷ lệ và phương thức phânphối cụ thể do điều lệ HTX,liênhiệpHTXquyđịnh.

- Thu nhập đã phân phối chothànhv i ê n , H T X t h à n h v i ê n là tài sản thuộc sở hữu củathành viên, HTX thành viên.Thành viên, HTX thành viêncó thể giao thu nhập đã phânphốichoHTXquảnlý,sửd ụngt h e o t h ỏ a t h u ậ n v ớ i

Nguồn:Nguyễn Minh Tú (chủ biên) 2010, Mô hình tổ chức hợp tác xãkiểu mới: Góp phần xây dựng xã hội hợp tác đoàn kết, cùng chia sẻ sự thịnhvượng vàquảnlý mộtcáchdânchủ[72,tr.275].

Ngày nay, mô hình HTX kiểu mới ngày càng phát huy hiệu quả, khẳngđịnhsựpháttriểnvàđónggópthiếtthựctrongnềnkinhtế.Tínhđến31/12/2018, theo số liệu báo cáo của 63 tỉnh/thành, cả nước có 22.861 HTX,trongđó c ó 1 3 8 5 6 HTX n ô n g n g h i ệ p ( c h i ế m 60,6%),1 1 8 3 QuỹTínd ụ n g

Qũy TDND (1.183 quỹ) 5,1% nhân dân và 7.822 HTX phi nông nghiệp, thu hút gần 6 triệu thành viên thamgia

[13], trong đó có 3.769.964 thành viên tham gia HTX nông nghiệp [8],chiếm 62,8% tổng số thành viên HTX Mặc dù khó khăn nhưng hiệu quả hoạtđộng của các HTX những năm gần đây ngày càng ổn định và có xu hướngphát triển Các HTX từng bước hoạt động đúng bản chất, ngày càng tập trunghơnv à o v i ệ c h ỗt r ợ k in ht ế h ột h à n h v i ê n t h ô n g q u a c u n g c ấ p c á c d ị c h v ụ hoặc việc làm cho thành viên, nhất là HTX nông nghiệp; nhiều loại hình HTXmới được thành lập như HTX môi trường, HTX trường học, HTX y tế…Doanh thu bình quân của một HTX năm 2018 đạt 4.477,3 triệu đồng/HTX,tăng3.622,7triệuđồngsovớinăm2003[13].

Hình3.1.Cơcấuhợptácxã trong cácngành,lĩnhvựcnăm2018

Nguồn: Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TWHội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (khóa IX) về tiếp tụcđổimới,phát triểnvànângcao hiệu quả kinhtếtập thểcủa Bộ

Kếhoạch và Đầu tư,Hà Nội

Bảng 3.2 Tình hình hoạt động của các hợp tác xã ở Việt

Namgiai đoạn 2013-2018 Năm Tổngs ốHTX

Tổng sốlaođộ ngthường xuyêntr ongHT X (người)

Tổng sốvốn hoạtđộng củaHTX (Triệuđồn g)

Doanh thubình quânmột HTX(Triệ uđồng/nă m)

Lãi bìnhquâ n mộtHTX (Triệuđồn g/năm)

Thu nhậpbình quâncủa laođộngth ƣờngxuy êntrongH TX (triệu đồng/năm)

Nguồn: Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số

13-NQ/TWHội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (khóa IX) về tiếp tụcđổimới,phát triểnvànângcaohiệu quảkinhtếtậpthểcủaBộ

Kếhoạchvà Đầu tư,Hà Nội Đốivớ i c á c HT X n ô n g n gh iệ p, c ó 55% hoạt đ ộ n g hi ệu q u ả [ 8 ] Q u y mô,v ốnvàcáclĩnhvựchoạtđộngcủaHTXđượcmởrộng,nhiềuHTXcóquy mô toàn xã, huyện Trình độ cán bộ quản lý HTX được nâng cao Một sốHTX có đội ngũ cán bộ tâm huyết, có kinh nghiệm, nhạy bén với cơ chế thịtrường, mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh củaHTX Thông qua HTX, các hột h à n h v i ê n c ó đ i ề u k i ệ n t h a m g i a v à đ ư ợ c h ỗ trợ của Nhà nước, của các chương trình, dự án phát triển kinh tế- x ã h ộ i t ạ i địaphương.Nhờđó,thunhậpcủangườilaođộngcũngnhưcủathànhviên,hột hànhviênđượccảithiện,gópphầngiảiquyếtviệclàm,đảmbảoansinh xãh ộ i t r ê n đ ị a b à n T u y n h i ê n , t r o n g g i a i đ o ạ n h i ệ n n a y , c á c H T X n ô n g nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn so với các thành phần kinh tế khác. MặcdùLuậtHTXrađờiđãtạocơsởpháplýquantrọng,giúpcácHTXđổimớivà phát triển, thích ứng với nền kinh tế thị trường, mở rộng cả về quy mô,phạm vi và các lĩnh vực hoạt động nhưng cơ chế, chính sách hỗ trợ HTX nôngnghiệp cònít,chậmđược banhành.

Tuynhiên,trongthờig ia nqua,các HTXpháttriểnch ưa tươngxứngvới tiềm năng Nhiều HTX vẫn ở trong tình trạng năng lực nội tại còn yếu, kểcả về trang thiết bị, cơ sở vật chất, trình độ công nghệ, trình độ quản lý Điềuđáng chú ý là năng lực, trình độ cán bộ trong khu vực HTX cơ bản còn hạnchế, chưa thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường. Một số HTX thực hiệnđăng ký lại còn hình thức, phương thức hoạt động không thay đổi, hoạt độngsản xuất kinh doanh còn thụ động, chưa đáp ứng được các quy định của LuậtHTX năm 2012 Sự liên kết, hợp tác giữa các HTX chưa chặt chẽ, hiệu quảthấp,vaitròcủaliênhiệphợp tácxã chưađượcpháthuy.

3.1.2 Thựctrạng phụnữnôngthônthamgia pháttriển kinhtế Ở Việt Nam, phụ nữ nông thôn là lực lượng lao động quan trọng, cóđóng góp tích cực trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.Theo số liệu từ Tổng điều tra dân số năm 2019, phụ nữ chiếm 50,2% tổng dânsố Trong tổng lực lượng lao động ở nông thôn, phụ nữ chiếm 47,4% [77](năm2013là48,8%)[75] (XemBảng3.3.)

Trongt ổ n g l ự c l ư ợ n g l a o đ ộ n g n ữ , s ố l a o đ ộ n g t r o n g l ĩ n h v ự c n ô n g , lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất là 36% [65] Về tỷ lệ tham gia lựclượng lao động, năm 2018, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chênh lệch đángkểgiữanam(82,3%)vànữ(71,6%)vàkhôngđồngđềugiữacácvùng.Cảnamgiới và nữ giới đều có sự chênh lệch này, song mức độ chênh lệch của nữ giới(khoảng 14,4 điểm phần trăm) lớn hơn của nam giới (khoảng 11,7 điểm phầntrăm);có77%phụnữnôngthônthamgialựclượnglaođộngởnôngthôn[77].(Xembảng3.4).

Bảng3.3.Phânbốlựclƣợnglaođộngtheothànhthị,nôngthôn(2013-2019) Đơn vị:%

Phânbố lực lƣợnglaođộng Tỷtrọngnữ Phânbố lực lƣợnglaođộng Tỷtrọngnữ

3.1.2 Thựctrạng phụnữnông thônthamgiaphát triển kinhtế

Sựthayđổivềnănglựckiểmsoát,địnhđoạt,chiphốinguồn lựcsảnxuất

Phụ nữ nông thôn thường gặp khó khăn khi tiếp cận với các nguồn lựcnhư tài chính, tín dụng, công nghệ thông tin Ở nông thôn, đa phần phụ nữthiếu hoặc không có tài sản thế chấp hoặc cùng đứng tên với chồng trong giấychứng nhận quyền sử dụng đất nhưng một số ngân hàng có xu hướng mongmuốn làm việc với nam giới hơn phụ nữ Theo Oxfam, chỉ 10-20% số ngườiđangsở h ữ u r u ộ n g đ ấ t l à p h ụ n ữ ; p h ụ n ữ c hỉ c h i ế m 14%t r o n g s ố c á c n h à quản lý ở khu vực sản xuất nông nghiệp.Tỷ lệ hộ gia đình có nam giới là chủsởhữuquyềnsửdụngđấtduynhấtlà74,2%,trongkhiđóởvùngnôngthônđồngbằnglà40,6% Trongkhi36%giấychứngnhậnsửdụngđấtcủangườiKinhcótêncảvợvàchồngthìconsốnàyởn gườidântộcthiểusốchỉlà21%[2]…

DohiểuchưađúngvềLuậtĐấtđainênnhiềungườivàmộtsốtổchứcở nông thôn quan niệm chỉ người đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụn đấtmới có quyền sử dụng đất Tuy nhiên, theo quy định của Luật Đất đai năm2013, thời điểm được nhà nước giao quyền sử dụng đất, thì những người cóquyền sử dụng đất như vợ, chồng các con đều được ghi vào Giấy Chứng nhậnquyền sử dụng đất chứ không căn cứ vào ai là người đại diện ký GiấyChứngnhận quyền sử dụng đất Như vậy theo quy định của Luật Đất đai năm2013,phụ nữ có đầy đủ quyền về sử dụng đất do đó khi tham gia vào HTX kiểu mớisảnxuất theochuỗi giátrịgiatăng,họcó thể bàn bạcvớigiađình, chồng, con để góp vốn bằng đất canh tác vào hợp tác xã, sản xuất theo chuỗi giá trị để thuđượclợinhuậncaohơn.

Theo nghiên cứu của UNDP năm 2013 về tiếp cận đất đai của phụ nữtrong xã hội Việt Nam, tỷ lệ hộ gia đình ở đô thị thực hiện việc đưa tên cả haivợ chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cao hơn hẳn so với tại cácđịabànnôngthôn.Tỷlệphụnữđứngtêntronggiấychứngnhậnquyềnsửdụngđất hoặc đứng tên cùng chồng có xu hướng cao hơn nếu như mảnh đất họ sinhsống là do chính cha mẹ đẻ để lại, mảnh đất được cấp cho vợ hoặc chồng vànhữngmảnhđấthọcùngmuasaukhikếthôn[21].Vìvậy,việctuyêntruyềnđểphụnữnôngthônh iểuđúngvềquyềnsửdụngđấttheoquyđịnhcủaLuậtđấtđaivàcácvănbảnhướngdẫnthihànhlàrấ tquantrongvàcầnthiết.

Về tiếp cận vốn, phụ nữ nông thôn thường ít được vay vốn và số vốnđượcvaythườngíthơnnamgiới.Điềutradânsốnôngthôn2006,vớiviệcthu thập số liệu về các khoản vay dành cho mục đích sản xuất và kinh doanh,cho thấy trên quy mô cả nước chỉ có 31% hộ gia đình nông thôn được vay vốndành cho mục đích sản xuất và kinh doanh, xét theo tỷ trọng tương ứng thì cóíthộgiađìnhdophụnữlàmchủhộđượctiếpcậnvốn:24%sovới33%hộgiađìnhd onamgiớilàmchủhộ.Trongkhicórấtnhiềunguồnvốnvayưuđãichophụnữnông thôn,mộtđánhgiámớiđâycủacácchínhsáchansinhxã hội cho thấy các chương trình này có xu hướng bị phân đoạn, được thựchiện bởi nhiều cơ quan khác nhau tại địa phương, và ít phối hợp với cácchươngtrìnhđàotạovàkhuyếnnông[82].

Mặc dù chưa có nghiên cứu tổng thể về việc tham gia HTX có tạo điềukiệnchothànhviên,trongđócóphụnữtiếpcậnnguồnlựcsảnxuất,nhưngkết quả nghiên cứu 150 phụ nữ nông thôn (tại Thái Nguyên, Quảng Bình,CầnThơ)chothấy,đốivớicácphụnữthamgiaHTXđượcphỏngvấn,tỷlệđượcvayvốntăngvàk hảnăngtrảnợđúnghạntăng.Cụthể,sosánhtrướcthờiđiểmthamgiaHTX,chỉcó39%đượcvay vốnsảnxuất,saukhithamgiaHTX,đãcó52,4%

0% Trước khi tham gia HTX Sau khi tham gia HTX chịđượcvayvốn;vềkhảnăngtrảnợđúnghạn,trướckhithamgiaHTXcó4%khôngthểtrảnợđún ghạn,saukhithamgiaHTXtỷlệnàylà0%.

Hình 3.2: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia hợp tác xã theo tỷlệtiếpcậnvốnthờiđiểmtrướcvàsauthamgiahợptácxã

Nếu so sánh giữa phụ nữ nông thôn tham gia HTX và không tham giaHTX, cho thấy tỷ lệ được vay vốn của nhóm phụ nữ nông thôn tham gia cácloại hình kinh tế khác cao hơn so với nhóm tham gia HTX (75% so với 53%).Tuy nhiên nếu so sánh về các hình thức hỗ trợ của HTX cho phụ nữ với nhómphụ nữ không tham gia HTX cho thấy ở nhóm phụ nữ nông thôn tham giaHTX tỷ lệ các chị được nhận hỗ trợ vật chất và hỗ trợ kỹ thuật lớn hơn nhiềuso vớinhóm khôngtham giaHTX:36,2% đượcđàotạovềq u ả n l ý k i n h doanh (tỷ lệ này ở nhóm không tham gia HTX là 26%); 75,4% đượcđào tạovề chuyên môn kỹ thuật là (tỷ lệ này ở nhóm không tham gia HTX là38%);27,5% được hỗ trợ máy móc, trang thiết bị sản xuất (tỷ lệ này ở nhóm khôngtham gia HTX là 20%); 14% được hỗ trợ xây dựng thương hiệu (tỷ lệ này ởnhómkhôngthamgia HTXlà 7%).

Có tham gia HTX Không tham gia HTX

Tư vấn ĐT về ĐT về Hỗ trợ Hỗ trợ quản lý chuyên kết nối máy kinh môn kỹ thương móc doanh thuật mại thị trang chotrường thiết bị các thành viên

XâyHỗ trợ Hỗ trợ dựngxâynguyên thương dựngvật hiệunhà liệu/cây xưởngcon giống

Hình 3.3: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia và không tham giahợptácxãtheocác hìnhthứchỗtrợ thànhviên

Như vậy, trong phạm vi nhóm phụ nữ nông thôn tham gia HTX đượcphỏng vấn, nếu so sánh thời điểm trước và sau khi tham gia HTX thì khi thamgia HTX, phụ nữ nông thôn được vay vốn nhiều hơn Nếu so sánh giữa nhómphụ nữ nông thôn tham gia HTX và nhóm phụ nữ nông thôn không tham giaHTX, tuy tỷ lệ được vay vốn của nhóm tham gia HTX thấp hơn nhưng tỷ lệđượchỗtrợ cácnguồnlựckháclạilớnhơn. Đây cũng là điều kiện cơ bản hỗ trợ phụ nữ nâng cao quyền năng kinhtế.Phỏng vấn nhóm PN tham gia HTX cho thấy sau khi tham gia HTX, 52%người được phỏng vấn cho biết khả năng tiếp cận nguồn tài chính tăng lênnhiều hoặc rấtnhiều.

Hộp 3.1 Sự thay đổi về tiếp cận nguồn lực sản xuất của phụ nữ nôngthôntrongmôhìnhhợp tácxãkiểu mới

“Trước khi tham gia HTX tôi không được vay vốn do gia đình thuộc hộ cậnnghèo, không có tài sản thế chấp Từ tháng 6/2016, sau khi tham gia HTXKhoaideo,tôiđãđượcHTXtạođiềukiệnđểvayvốncủaNgânhàngtheohìnhthứ ctínchấpvớisốvốn50triệu/ nămvaytrong3nămđểmuavậttưhànghoáđầuvàochosảnxuất.VớisựhỗtrợcủaHTXtron gtưvấn,đàotạovềkỹthuậtsảnxuất,kếtnốibánsảnphẩm,đếnnaytôikhôngcònkhoảnn ợquáhạnnàovàviệclàm,thunhậpđượcổnđịnh,cảithiệnhơnnhiều”.

(Ý kiến của chị Nguyễn Thị Liên, thành viên HTX Khoai Deo, xã Hải Ninh,huyện Quảng Ninh, tỉnhQuảng Bình)

Ngoài ra, việc tham gia HTX đã hỗ trợ các nguồn lực khác cho sự pháttriển kinh tế của phụ nữ nông thôn 100% phụ nữ nông thôn tham gia HTXđược cung ứng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho thành viên, trong đó 60,9%được HTX cung ứng sản phẩm dịch vụ đầu vào cho sản xuất kinh doanh củathànhviên; 62,5%đượccung cấpcáchoạtđộngđàotạo,chuyển giaokhoa họckỹ thuật; 81,9% đượchỗ trợ tiêu thụsản phẩm dịchvụ đầur a ; 6 1 , 2 % được tạo việc làm; 21% được hỗ trợ tín dụng; 22,6% được hỗ trợ kiểm tra,giámsátquátrìnhsảnxuất kinhdoanh.

Cung ứng sản phẩm, DV đầu vào ĐT, chuyển giao KHKT, nghề nghiệp Tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của thành viên

Tạo việc làm cho thành viên HTX

Tiín dụng cho thành viên

Kiếm tra, giám sát quá trình SXKD

Hình 3.4: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia hợp tác xãtheo các hìnhthức hỗtrợ củahợp tácxãvớithànhviên

Trong nhóm phụ nữ nông thôn tham gia HTX, với thời gian tham giatrung bình 3-4 năm, khi đánh giá về mức độ hài lòng đối với dịch vụ do HTXcungcấp,33,33%thểhiệnmứchàilòngcaonhất(mức5,trongthangđánhgi á từ 1-5), 65,8% thể hiện mức hài lòng từ 3-4 Tuy đây chỉ là kênh thamkhảo nhưng có thể khẳng định, đối với nhóm phụ nữ tham gia HTX đượcphỏngvấn,vềcơbảnHTXđápứngđượcyêucầuvềdịchvụcungứngđốivới thànhviên sovớithờiđiểmtrước khithamgia HTX.

Sựthayđổivềnănglựcti ếp thu,sửdụngcáckiếnthức,kỹnăng

Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2019, tỷ lệ lao động nữ đã quađào tạo trong tổng số lao động nữ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật có sựtăng lên nếu so sánh năm 2013 và 2019, tuy nhiên còn ở mức thấp, chưa đápứng yêu cầu, còn đến79,5% lao động nữ chưa qua đào tạo [77] Các loại hìnhđàotạonghềdànhchophụnữthườnglàngắnhạnvàđượctậptrungvàocác kỹ năng “truyền thống” Điều này hạn chế việc tiếp cận với đào tạo kỹ thuậtnông nghiệp, dẫn đến bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận và áp dụng côngnghệmới và cácphươngpháp giúptăngnăngsuất caohơn.

Bảng 3.5 Tỷ lệ lao động nữ khu vực nông thôn và lao động nữ có trìnhđộ chuyên môn Đơn vị:%

2 Tỷ lệ % lao động nữ đã quađàotạotrongtổngsốlaođộn gnữtheotrìnhđộchuyên môn,kỹthuật

Nguồn: *Tổng cục Thống kê (2014),Báo cáo điều tra Lao động, việc làmnăm 2013; **Tổng cục Thống kê (2019),Kết quả tổng điều tra dân số vànhà ởthờiđiểm0hngày01/4/2019,Hà Nội.

Qua phỏng vấn 150 phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới (tạiThái Nguyên, Quảng Bình, Cần Thơ), nghiên cứu mức độ tiếp cận các hìnhthức đào tạo nâng cao năng lực khi tham gia HTX so sánh với thời điểm trướckhi tham giaHTX có thể cho thấy HTX đã tạo điều kiệnc h o p h ụ n ữ n ô n g thôn trong mẫu khảo sát tham gia nhiều hơn vào các hoạt động nâng cao nănglực Trước khi tham gia HTX chỉ có 38% được tham gia các hoạt động tậphuấn nâng cao năng lực, sau khi tham gia HTX, con số này tăng đáng kể, lênđến 94,4% Điều này cho thấy HTX tạo môi trường và điều kiện thuận lợi chophụ nữ nâng cao năng lực Lý do trước khi tham gia HTX không được tậphuấn nâng cao năng lực là không có ai mời tham gia (58,4%) Những phụ nữnông thôn tham gia HTX được tập huấn về các kiến thức liên quan đến lập kếhoạch kinh doanh, quản lý HTX(68%), kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt (32%).Cáclớp tậphuấn chủyếu do Liên minhHTXvàHội LHPNcáccấptổ chức.

Có tham gia tập huấn Không tham gia tập huấn 62

Có tham gia tập huấn Không tham gia tập huấn

Hình 3.5: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia hợp tác xã theo tỷlệ tham gia hoạt động nâng cao năng lực trước khi tham gia hợp tác xã Nguồn:Kếtquảkhảosát củaNCS năm2019

Hình 3.6: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia hợp tác xã theo tỷlệthamgia hoạtđộngnâng cao năng lựcsaukhi thamgiahợptácxã

So sánh giữa nhóm phụ nữ nông thôn có tham gia HTX và nhóm khôngtham giaHTX cho thấy, sau khi tham gia HTX hoặc loại hình kinh tế hiện tại,nhóm không tham gia HTX có tỷ lệ được tập huấn nâng cao năng lực chỉchiếm 75,6%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm tham gia HTX là 94,4% Như vậyHTX vẫn là nơi tạo điều kiện tốt cho phụ nữ nông thôn trong nâng cao nănglựctừđónângcao quyềnnăng kinhtế củabảnthân.

Hộp 3.2 Sự thay đổi về năng lực của phụ nữ nông thôn trong mô hìnhhợptácxãkiểumới

“Trước khi tham gia HTX, tôi không được tham gia một lớp tập huấn nào dokhông có nơi nào mời tham gia Từ tháng 8/2018, tôi đã đươc tập huấn kỹthuật trồng vú sữa theo quy trinh Việt Gap thời gian 30 ngày Qua tập huấntôi thấy năng lực được nâng lên nhiều, áp dụng hiệu quả trong trồng cây vúsữanênnăngsuấtcaohơn,thunhậpổnđịnhhơn”.

(Ý kiến của chị Trần Thị Tuyết Trang, thành viên HTX vườn cây ăn tráiTrườngKhương A,xã TrườngLong,huyện PhongĐiền,TpCần Thơ)

Về mức độ năng lực của phụ nữ nông thôn được nâng lên sau khi thamgia các hoạt động tập huấn của HTX, với thời gian tham gia HTX từ 3-4 năm,số lần tham gia tập huấn bình quân 2 đợt/năm, mỗi đợt bình quân 2-4 ngày,100% phụ nữ nông thôn tham gia HTX cho biết sau khi tham gia HTX kiếnthức, kỹ năngđược nâng lên, trong đó 19,4% chor ằ n g đ ư ợ c n â n g l ê n r ấ t nhiều và59%cho rằngnănglựcđượcnânglênnhiều.

Phụnữnôngthôncómộtsốhạnchếchunglàviệctiếpcậncácthôngtin đặc biệt là thông tin liên quan đến lao động, sản xuất, thị trường do vậytính cơ động, sự thích ứng của lao động nữ nông thôn không cao, khó cạnhtranh trong điều kiện thị trường lao động nhiều biến động Mặt khác, do gắnliền với thiên chức mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, chăm sóc người già,người ốm, nội trợ gia đình… nên không còn thời gian vật chất để tiếp cận cácthôngtincần thiếtcho cuộcsốngvàchosản xuất.

Xét về việc tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trong đó cókhuyến nông, thông tin đại chúng và các nguồn khác (ví dụ như họ hàng,bạnbè,dịchvụ,hàngxóm,hộihọp),TheoTổngcụcthốngkê,43%hộgiađình do nam giới làm chủ hộ được nhận thông tin từ các cán bộ khuyến nông 12tháng trước điều tra so với 35% gia đình do phụ nữ làm chủ hộ Hơn nữa, cáchộgiađìnhdonamgiớilàmchủhộcótiếpcậnthôngtinđạichúngtốthơnvới 51% hộ nhận được thông tin thông qua thông tin đại chúng so với 45% hộgiađìnhdophụnữlàmchủhộ[74] Đối với 150 phụ nữ nông thôn tham gia HTX ở 3 tỉnh Thái Nguyên,Quảng Bình, Cần Thơ, qua phỏng vấn cho thấy: Đối với hoạt động cung cấpthông tin, nâng cao nhận thức, trong nhóm các chị tham gia HTX, trước khitham giaHTX, chỉcó49% phụ nữ được nghecác thông tin liên quanđ ế n công việc sản xuất kinh doanh của mình và sau khi tham gia HTX, 100% phụnữ được cung cấp các thông tin, trong đó 46% là thông tin liên quan đến thịtrường sản phẩm, 20,4% là thông tin liên quan đến kỹ thuật, công nghệ sảnxuất,2 1 , 2 % l à t h ô n g t i n l i ê n q u a n đ ế n đ ầ u v à o c h o s ả n x u ấ t v à 1 1 , 5 % l à thôngtin liên quanđến loại hìnhkinhtếmàmình thamgia.

Trướckhitham gia HTX,trong sốc á c c h ị đ ư ợ c n g h e t h ô n g t i n l i ê n quan đến phát triển kinh tế thì có đến 55,3% từ phương tiện thông tin đạichúng, và số còn lại từ hội thảo/tập huấn/truyền thông Sau khi đã tham giaHTX, nguồn thông tin cung cấp cho các chị ngoài tỷ lệ 34,6% từ hội thảo/tậphuấn/truyền thông, có đến 30,2% từ doanh nghiệp/HTX cung cấp Đánh giátổng thể, sau khi tham gia HTX, 100% các chị cho biết được cung cấp thôngtin nhiềuvà rất nhiềusovớitrướckhithamgia HTX.

Hộp 3.3 Sự thay đổi về tiếp cận thông tin của phụ nữ nông thôn trongmô hình hợp tác xãkiểumới

“Tôi tham gia HTX từ tháng 7/2017 Trước khi tham gia HTX, tôi khôngđược tiếp cận các thông tin liên quan đến sản xuất vì gia đình chỉ làm bánhgio bán qua ngày Sau khi tham gia HTX, tôi đã được HTX cung cấp nhiềuthông tin về HTX, về kỹ thuật sản xuất an toàn, được tư vấn trong sản xuất,hỗtrợnguồnnguyênvậtliệuđầuvào”.

(Ý kiến của chị Đàm Thị Huệ, thành viên HTX chăn nuôi, sản xuất nông sảnsạch KimPhượng,huyệnĐịnh Hoá,tỉnh TháiNguyên)

TT về thị trường sản phẩm

TT về kỹ thuật công nghệ sản xuất

TT về nguồn vật tư, đầu vào cho sản xuất

TT về loại hình kinh tế mà mình tham gia

Hình 3.7: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia hợp tác xãtheotỷlệcácloạithôngtinđƣợchợptácxãcungcấpchothànhviên Nguồn:K ếtquảkhảosát củaNCS năm2019

Trong phạm vi mẫu khảo sát, so sánh giữa nhóm phụ nữ nông thôn cótham gia HTX và nhóm không tham gia HTX cho thấy, ở nhóm không thamHTX mà tham gia loại hình kinh tế khác, vẫn có đến 15% phụ nữ không đượctiếp cận các thông tin liên quan đến ngành nghề sản xuất của mình, trong khitỷ lệ này ở phụ nữ nông thôn tham gia HTX là 0% Đối với việc ứng dụngthôngtintrongraquyếtđịnhsảnxuất,đốivớinhómphụnữnôngthôntham gia HTX, 100% các chị cho biết khi được tiếp cận thông tin sẽ giúp ra quyếtđịnht ố t h ơ n t r o n g s ả n x u ấ t k i n h d o a n h , t ỷ l ệ n à y ở n h ó m k h ô n g t h a m g i a HTXlà 95,7%.

Sựthayđổivềnănglựctham gia,raquyếtđịnhvàthụhưởngthànhquảtrongmô hìnhhợptácxãkiểumới

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến quý 2 năm 2018, trong tổnglựclượnglaođộngcảnướccógần743,8nghìnlaođộngthiếuviệclàmvàgầ n 1,1 triệu lao động thất nghiệp, tình trạng thất nghiệp ở nữ cao hơn nam,chiếm tới 53,3% trong tổng số lao động thất nghiệp cả nước Tình trạng thiếuviệc làm luôn là vấn đề phổ biến ở khu vực nông thôn, hiện có gần 84,4% laođộng thiếu việc làm sinh sống ở khu vực này. Khác biệt giới về thị phần laođộng thiếu việc là không đáng kể khoảng 5,7% (trong đó, nam thiếu việc làmchiếm 52,8% và nữ thiếu việc làm là 47,2% trong tổng số lao động thiếu việclàmcảnước) [76].

Tác động của cuộc CMCN 4.0 đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho phụnữ để họ có thể phát huy năng lực, nắm bắt xu hướng phát triển của khoa họccôngnghệcũngnhưgiúphọvượtquađượcnhữngtháchthức,chuyểnbiếncủanền kinh tế Tuy vậy,cuộc Cách mạng này cũng đưa lại những tác động khólườngđếntínhchấtcủaviệclàmtruyềnthống,gâyranguycơphávỡthịtrườnglaođộng,laođộngb ịdưthừadomáymócthaythếconngườivàgiatăngáplựcdosựchuyểndịchcủanguồnlựclaođộng.Kểcảcóđượcviệclàmthìngườilaođộngtạicácnhàmáytrongkỷnguyênnàysẽphảiđápứngcácyêu cầucaohơnvà làm việc trong một môi trường hay cách tổ chức không còn giống như hiệnnay Đặc biệt, thách thức này lại càng lớn đối với các nước đang phát triển vàtrong những ngành nghề sử dụng nhiều lao động thủ công, lao động không đòihỏikỹnăngcao,trongđóphụnữchiếmmộttỷlệđôngđảo[87].

Tương tự như nhiều nơi trên thế giới, ở Việt Nam, chịu áp lực nặng nềnhất là những ngành thâm dụng lao động như may mặc, da giày, nơi thu hútphần lớn lao động nữ nông thôn Cuộc CMCN 4.0 được dự đoán là sẽ khiếncho lao động trong các ngành này phải đối mặt với nguy cơ mất việc rất cao.Trongbứctranhchungnày,laođộngnữcủaViệtNamsẽlàđốitượngphảiđối mặt với nhiều rủi ro, thách thức nhiều nhất do thường tập trung trong cáclĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn thấp hoặc những công việc có tính bềnvững vàổnđịnhkhôngcao.

Lao động nữ nông thôn có một số hạn chế chung là tính cơ động, sựthích ứng của lao động nữ nông thôn không cao, do đó khó cạnh tranh trongđiều kiện thị trường lao động nhiều biến động; do gắn liền với thiên chứcmang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, chăm sóc người già, người ốm, nội trợ giađình… nên thường gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm; trình độvăn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp, hiểu biết xã hội hạn chế;tính quyết đoán, tự chủ, nhanh nhạy, nắm bắt thời cơ, mạo hiểm, của lao độngnữ nông thôn thường kém , do đó tính cạnh trạnh khi tham gia thị trường laođộng không cao Phụ nữ nông thôn so với phụ nữ thành thị thường tự ti, mặccảm, không hòa nhập được với sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xãhội, chất lượng lao động kém không đáp ứng được nhu cầu về việc làm củaCNH, HĐH; không có điều kiện, khả năng tham gia thị trường lao động ở cácđôthị,cáckhu côngnghiệpvàthị trườnglaođộngquốctế.

Theo báo cáo nghiên cứu về kinh tế hợp tác do Oxfam và Viện RCDqua khảo sát đối tượng nông dân, trong đó có phụ nữ cho thấy có rất nhiềuthay đổi tích cực về kinh tế của hộ gia đình khi tham gia các mô hình liên kết,cụ thể là HTX Ở khía cạnh kinh tế, 80,9% cho biết liên kết làm tăng doanhthu cho hộ, 77,8% khẳng định tăng lợi nhuận Về hiệu quả xã hội: 85,6%người dân được hỏi khẳng định các mô hình hợp tác liên kết giúp nâng caotính tương trợ, gắn kết trong cộng đồng, giảm bớt những nguy cơ cạnh tranhkhônglànhmạnhnhưtựhạgiá,phágiálẫnnhau,giúptăngnănglựcđàmphán.

Hộp3.4.Sựthayđổivềnănglựcthamgiavàthụhưởngcủaphụnữnông thôn trong môhình hợptácxãkiểumới

“Giađìnhtôithuộchộcậnnghèo,trướckhithamgiaHTX,tôitrồngch èvớit h u n h ậ p k h o ả n g 2 t r i ệ u / t h á n g T ừ t h á n g 1 2 / 2 0 1 8 , s a u k h i t h a m g i a HTXđược1năm,thunhậ pcủagiađìnhđãcảithiện,bìnhquân4triệu/ thángvìHTXgiớithiệukỹthuậttrồngcây antoàn,hỗtrợvay vốn.Tôi cũng được tham gia bàn bạc các hoạt động của HTX Hy vọng thời giantớit h u nhậpcủa giađìnhsẽtănghơn”.

(Ý kiến của chị Đặng Thị Bích, thành viên HTX nông sản an toàn xã LiênMinh,huyệnVõNhai,tỉnhTháiNguyên)

Cácthayđổitíchcựccònđượcthểhiệnởtỷlệcaotheođánhgiávềmứcđộápdụngkhoahọckỹthu ật,tiếpcậnthôngtinvềsảnxuất,giảmônhiễmmôitrườngtrongsảnxuấtnôngnghiệp,vàcảithiệnsứ ckhỏechonôngdân[84].

Qua khảo sát 150 phụ nữ nông thôn tham gia HTX ở các tỉnh TháiNguyên, Quảng Bình, Cần Thơ về sự tham gia, ra quyết định trong mô hìnhHTX cho thấy, 92,3% phụ nữ tham gia HTX được bànb ạ c , b à y t ỏ ý k i ế n trong các hoạt động của HTX, 90,1% được quyết định các vấn đề của HTX vàtham gia các quy trình bỏ phiếu bầu ban lãnh đạo, 80,1% được chia sẻ kinhnghiệm, cung cấp thông tin, 73,9% được đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp Khitham gia ýkiếntại cáccuộc họp, 92,5% phụ nữ được ghi nhậný k i ế n v à 100%ýkiếnđóng gópcó manglạilợiíchchoHTX.

Xét về lợi ích kinh tế đối với phụ nữ nông thôn, về tác động của HTXđến việc làm và thu nhập của phụ nữ nông thôn đối với nhóm phụ nữ đượcphỏng vấn cho thấy, có 15,3% cho thấy khi tham gia HTX công việc ổn địnhhơn rất nhiều, có đến 56,25% các chị cho biết công việc ổn định hơn nhiều,tương ứng với đó, 11,8% cho biết thu nhập được tăng lên nhiều, 58,33% chobiết thunhập tăngnhiều sovớitrướckhi vàoHTX.

PHÂNTÍCHTHỰCTRẠNGCÁCYẾUTỐẢNHHƯỞNGĐẾNQUYỀN NĂNGKINHTẾCỦAPHỤNỮNÔNGTHÔNTRONGMÔHÌNHHỢPTÁC XÃKIỂUMỚI ỞVIỆTNAM

3.3.1.1 Chính sách thúc đẩy phụ nữ nông thôn tham gia mô hìnhHTX kiểumới

Thời gian qua các chính sách nhằm nâng cao quyền năng của phụ nữnông thôn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng hoàn thiện, ViệtNam đã có các chính sách thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ nông thôn nóiriêng tham gia các hoạt động kinh tế, trong đó có mô hình HTX Nổi bật làChương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nôngthôn mới; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Kếhoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự pháttriển bền vững đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 622/QĐ-TTgngày 10/5/2017… Phụ nữ nông thôn ngày càng được tiếp cận và hưởng lợi từcácchínhsách,chươngtrìnhnày.

Mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 2531/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chínhphủ) [52] để ra mục tiêu giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, laođộng, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữngười dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động;Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bìnhđẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Quyết định số939/QĐ-TTg ngày30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗtrợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” yêu cầu Trung ương Hội Liênhiệp phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp hỗ trợ thành lập 1.200tổhợptác/hợp tác xã dophụnữquản lý[53].Tuynhiên,một sốvăn bảnchưa giúpgiải quyếtcác vấnđề giới nảy sinh trên thực tế, việc thựcthic á c q u y định của pháp luật vẫn là vấn đề cần phải quan tâm nhiều hơn để mang lại lợiíchchophụnữ.

3.3.1.2 Chính sách và việc thực thi các chính sách hỗ trợ phụ nữnông thôn tiếpcận nguồn lựcsảnxuất

Mặc dù pháp luật Việt Nam thừa nhận cả nam giới và phụ nữ đều cóquyền bình đẳng trong quyền sử dụng đất; nhưng trên thực tế, ít phụ nữ đượcđứngtêngiấytờsửdụngđất,dẫnđếnsựhiểulầmvềquyềnsửdụngđấtchỉcó ở nam giới Từ năm 1988 ruộng đất đã được nhà nước cấp cho các hộ giađình nông thôn theo nhân khẩu, nên quyền sử dung đất thuộc về tất cả các hộthành viên trong gia đình Nhưng Còn đa số giấy tờ chứng nhận quyền sở hữusử dụng ruộng đất đều do nam giới đứng tên, điều đó không có nghĩa là ngườinam giới trong gia đình có toàn quyền quyết định Luật Đất đai năm 20032013đã quy định tất cảGiấy chứngnhận quyềnsử dụng đất mớiphảib a o gồm tên của cả hai vợ chồng, các con và các thành viên trong gia đình nếu cóquyền sửdụngkhiđược giaoquyềnsửdụngđất.

Phụ nữ nông thôn vẫn bị phân biệt đối xử, bất bình đẳng trong tiếp cậncácnguồnlực,cácngânhàngcoigiấychứngnhậnquyềnsửdụngđấtlàtàisản thế chấp, trong khi phụ nữ khó tiếp cận quyền đất đai, nên cũng khó tiếpcận tín dụng, khiến họ phải tiếp cận “tín dụng đen”.Ở V i ệ t N a m , c h ỉ c ó 9 % số chủ trang trại là phụ nữ và phụ nữ làm nông nghiệp quy mô nhỏ có khảnăng tiếp cận đất đai thấp hơn hẳn so với nam giới[ 6 4 ] S ự h i ể u l ầ m , đ á n g tiếc này phải được các ngân hàng xem xét lại các quy định cho vay tiền bằngthế chấp phải có chữ ký cả vợ lẫn chồng… Mặt khác, HTX và các tổ chứckhác cầnđẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; nhất là, LuậtĐất đaichophụnữnôngthôn.

Ngoài khả năng tiếp cận giới hạn với quyền sởh ữ u đ ấ t đ a i , p h ụ n ữ nông thôn còn đối diện với các rào cản khi tiếp cận tín dụng Thủ tục vay vốncũng là yếu tố ảnh hưởng vì phụ nữ nông thôn thường không có tài sản thếchấp và trình độ học vấn không cao nên nếu thủ tục quá phức tạp họ không cókhảnăngtiếpcậnvốnvay Việccácngânhàngcóđịa điểmthuậntiệnchokhu vực nông thôn là yếu tố quan trọng để người phụ nữ nông thôn có thể tiếpcận vay vốnvì đa phầnphụnữ nôngthôn sẽ đến những tổ chức tínd ụ n g , ngân hàng ngay gần khu vực sinh sống Ngân hàng Chính sách xã hội đượcthành lập năm 2003 là đơn vị cung cấp tín dụng chủ yếu cho các hộ gia đìnhcó thu nhập thấp và khu vực nông thôn, tuy nhiên do phần lớn khách hàng ởkhu vực xã xôi, khó khăn (rào cản về địa lý), do đó không đáp ứng được nhucầutàichínhcủaphầnđôngdân sốnôngthôn.

Với việc thu thập số liệu về các khoản vay dành cho mục đích sản xuấtvà kinh doanh, cho thấy trên quy mô cả nước chỉ có 31% hộ gia đình nôngthôn được vay vốn dành cho mục đích sản xuất và kinh doanh, và rằng, xéttheo tỷ trọng tương ứng thì có ít hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ được tiếpcận vốn: 24% so với 33% hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ Trong khi córất nhiều nguồn vốn vay ưu đãi cho phụ nữ nông thôn, một đánh giá mới đâycủa các chính sách an sinh xã hội cho thấy các chương trình này có xu hướngbị phân đoạn, được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau tại địa phương, vàítphốihợpvớicácchươngtrình đàotạo vàkhuyếnnông [31].

Ngoài ra, khi tranh chấp tài sản phát sinh, các tranh chấp này thôngthườngđượcdànxếpthôngquatiếntrìnhhoàgiải,quađóhầuhếtcáctranhchấpđấtđaiđư ợcxétxửtrướckhiđưaratoàán.Cácyếutốnhưgiađìnhvàáplựcxãhội,vàcácmốiquanhệquyềnlựcthi ếubìnhđẳnggiữavợ,chồngvàíthiểubiếtvề pháp luật đất đai của phụ nữ nông thôn có thể đóng vai trò như các rào cảnlớnngăncản phụnữ tiếpcậncácquyềncủahọ vớiđấtđai theophápluật[21].

Chínhvìthếcónhiềutrườnghợpchịemđượckhuyênbằnglòngtừbỏquyềnsửdụng đất nhường cho anh em của họ, hoặc goá phụ và phụ nữ li dị mất đất củahọ cho gia đình chồng cho dù họ quyền sử dụng đất và có đóng góp công sứchayđầutưđểtạolậptàisảntrongquátrìnhhônnhân.

Tất cả các nghiên cứu chỉ rõ việc tiếp cận đất đai ở Việt Nam được xácđịnh trên hết theo các tập quán địa phương của quan hệ họ hàng, thừa kế vàtruyềnl ạ i , b ấ t c h ấ p c á c b ả o h ộ c ủ a p h á p l u ậ t , c h o n ê n t r ê n t h ự c t ế n h ữ n g người vợ không có quyền bình đằng trong việc kiểm soát đất đai và tài sản;con gái thường không được hưởng thừa kế tài sản ngang bằng với con trai; vàcon dâu có ít quyền đòi hỏi về các tài sản chung ban đầu thuộc về gia đìnhchồng Tất cả các vấn đề này đặc biệt đúng với các gia đình duy trì truyềnthốngtruyềnđờivàhônnhântheophụhệ,vàđâylàtìnhtrạngchungtrongđ ạibộphậnngườidânViệt Nam.

Nghiên cứu căn cứ trên các bằng chứng thực nghiệm từ Điều tra mứcsống hộ gia đình đã nêu bật tầm quan trọng sâu xa của việc đảm bảo quyền lợiđấtđaicủaphụnữ.Cáckếtquảchỉrarằng,sựhiểulầmvềquyềnđứngtênchủ hộ trong“ G i ấ y c h ứ n g n h ậ n q u y ề n s ử d ụ n g đ ấ t ” l à q u y ề n c ủ a n g ư ờ i chồng; nên quyền nắm giữ chung của cả vợ và chồng trong sổ đỏ đặc biệt cótác dụng tích cực và hữu hiệu với việc tự làm chủ của phụ nữ trong sản xuấtnông nghiệp, đặc biệt với các gia đình có nam giới là chủ hộ Quyền sử dụngđất được đăng ký chung cũng làm giảm tỷ lệ phụ nữ tham gia vào công việcnội trợ và tăng trình độ học vấn tối đa của phụ nữ trong gia đình Xét về vấnđề dễ tổn thương, có những bằng chứng thực tế chứng minh rằng quyền sửdụng đấtchunglàmgiảmtỷlệnghèophổbiếntrongcáchộ gia đình.

Nghiên cứu 300 phụ nữ nông thôn ở Thái Nguyên, Quảng Bình, CầnThơ trong tiếp cận vốn vay cho thấy, để được vay vốn, họ sẽ phải có các tàisảnthếchấphoặcphải cótínchấp.18,80%phụ nữnôngthônchobiếtphảicó thế chấp bằng tài sản hoặc hàng hoá để được vay vốn; 56,39% cho biết cần cótínchấp.Nhưvậykhingườiphụnữnôngthônkhôngcótàisảnthếchấpvàkhôngcótổchứchội, đoànthểđứngratínchấpthìsẽkhócókhảnăngđượcvayvốn.

Bảng3.6.Điềukiệnđểđƣợcvayvốn Điềukiệnđểđƣợcvayvốn Môhình thamgia Tổng cộng

Có thamgia HTX Điều kiện đểđược vaykhoảnvay đó

Nguồn:KếtquảkhảosátcủaNCSnăm2019 3.3.1.3 Các chính sách và việc thực thi các chính sách hỗ trợ phụ nữnông thôn tiếp cận các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹnăngtrongmôhìnhhợptácxãkiểumới

Ngoài việc tiếp cận đất đai còn có các yếu tố khác góp phần tạo rachênh lệch giới ở các khu vực nông thôn trong đó có sự khác biệt trong tiếpcậnđàotạo nghề,cácdịch vụkhuyếnnông,thôngtin,côngnghệ.

Những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật đang được áp dụng trong nôngnghiệp đã tạo ra những bước tiến vượt bậc trong sản xuất - kinh doanh, nhưnglại làm giảm đáng kể số lượng việc làm của lao động giản đơn do được máymócthaythế,đồngthờiđòihỏilaođộngphảicótrìnhđộkỹthuậtcaohơn. Điều này đang tạo ra nhiều bất lợi cho phụ nữ nông thôn, vốn được coi là cótrìnhđộ kỹthuậtthấphơn.

Theo Nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm2014[7],cóđến71%laođộngnữnôngthônkhôngcókhảnăngtiếpcậnđàotạonghề,trongk hiđóconsốnàyvớilaođộngnamlà60%.Hơnnữa,cácloạihìnhđàotạonghềdànhchophụnữthườn glàngắnhạnvàđượctậptrungvàocáckỹnăngcủaphụnữ“truyềnthống”.Điềunàyhạnchếviệctiế pcậnvớiđàotạokỹthuật nông nghiệp, dẫn đến bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận và áp dụngcông nghệ mới và các phương pháp giúp tăng năng suất cao hơn Trình độ vănhoáhạnchếlàràocảnđốivớiphụnữnôngthônthamgiahọcnghề.

Nghiêncứu300phụnữnôngthônở3tỉnhTháiNguyên,QuảngBình,CầnThơchothấyk hôngcósựkhácbiệtvềnguyênnhânkhôngđượcthamgiatậphuấncủanhómphụnữthamgiaHT X(thờiđiểmtrướckhithamgiaHTX)vànhómphụnữkhôngthamgiaHTX.Cóđến54,64%làdo khôngcóaimời thamgiatậphuấn;32.24%cólớptậphuấnnhưngkhôngcóthờigianthamgia.Nguyênnhânchủq uantừphíangườiphụnữkhôngmuốnthamgiatậphuấnchỉchiếm12,56%.

Bảng 3.7 Nguyên nhân không tham gia tập huấn, đào tạonâng caonănglực Nguyênnhân

Vì cónơitổchứcnhưng không có thời gian thamgia

Với các đặc trưng củamô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam,k h i t h a m giamôhìnhHTXkiểumớisẽcótácđộngtíchcựcđếnquyềnnăngkinhtếc ủaphụnữnôngthônởcác khía cạnh:

ĐÁNHGIÁCHUNG VỀQUYỀNNĂNG KINHTẾCỦAPHỤNỮNÔNGTHÔNTRONGMÔ HÌNH HỢPTÁCXÃKIỂUMỚIỞVIỆTNAM

NÔNGTHÔNTRONG MÔ HÌNH HỢPTÁC XÃKIỂUMỚIỞVIỆT NAM

- Về năng lực kiểm soát, định đoạt, chi phối các nguồn lực sản xuất,trong số các phụ nữ tham gia HTX, so sánh trước thời điểm tham gia HTX,tăng số người đượcvay vốn, tăngkhả năng trả nợ đúng hạn.P h ụ n ữ n ô n g thôn tham gia mô hình HTX kiểu mới được HTX hỗ trợ vật chất và hỗ trợ kỹthuật lớnhơnnhiềusovớinhómkhôngthamgia HTX.

- Về năng lực tiếp thu, sử dụng các kiến thức,k ỹ n ă n g p h á t t r i ể n k i n h tế, phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới được tăng cơ hội tham giacác hoạt động tập huấn nâng cao năng lực so với thời điểm trước khi tham giaHTX, đặc biệt các kiến thức liên quan đến lập kế hoạch kinh doanh, quản lýHTX,kỹthuậtchănnuôi,trồngtrọt.

So sánh giữa nhóm có tham gia HTX và nhóm không tham gia mô hìnhHTX kiểu mới cho thấy, sau khi đã tham gia HTX hoặc loại hình kinh tế hiệntại, nhóm không tham gia HTX có tỷ lệ được tập huấn nâng cao năng lực thấphơn nhóm tham gia HTX Như vậy HTX vẫn là nơi tạo điều kiện tốt cho phụnữtrong nâng cao nănglựctừđónâng caoquyền năng kinhtếcủabảnthân.

- Về năng lực thu thập, phân tích, quản lý, ứng dụng thông tin để ra cácquyếtđ ị n h t ro n g p há tt ri ển k i n h t ế:Ph ụnữn ô n g t h ô n t r o n g môh ì n h H

T X kiểu mới được tăng mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật, tiếp cận thông tin vềpháp luật, sản xuất kinh doanh, thị trường sản phẩm; thông tin liên quan đếnđầuvàochosảnxuất;thôngtinvềgiảmônhiễmmôitrườngtrongsảnxu ất nông nghiệp và cải thiện sức khỏe Đánh giá tổng thể, sau khi tham gia HTX,100% các chị cho biết được cung cấp thông tin nhiều và rất nhiều so với trướckhi thamgiamôhìnhHTXkiểumới.

So sánh giữa nhóm có tham gia HTX và nhóm không tham gia mô hìnhHTX kiểu mới cho thấy, ở nhóm không tham HTX mà tham gia loại hình kinhtế khác, vẫn có đến 15% phụ nữ không được tiếp cận các thông tin liên quanđến ngành nghề sản xuất của mình, trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ tham gia môhìnhHTXkiểumớilà 0%.

- Về năng lực tham gia, ra quyết định và thụ hưởng từ mô hình HTXkiểu mới:Trong mô hình HTX kiểu mới, vai trò, tiếng nói của phụ nữ nôngthôn được nâng lên, phụ nữ là thành viên HTX được bàn bạc, bày tỏ ý kiếntrong các hoạt động của HTX, được quyết định các vấn đề của HTX, đượcchiasẻkinh nghiệm,cung cấpthôngtin,đượcghinhậnýkiến.

Cácm ô h ì n h h ợ p t á c l i ê n k ế t g i ú p n â n g c a o t í n h t ư ơ n g t r ợ , g ắ n k ế t tro ng cộng đồng, giảm bớt những nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh như tựhạ giá, phá giá lẫn nhau, giúp tăng năng lực đàm phán từ đó giúp phụ nữ nôngthôn trong mô hình HTX kiểu mới được tăng doanh thu cho hộ gia đình vàtăng lợi nhuận.Phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới có công việcổnđịnhhơnrất nhiều,thunhậpđượctănglên.

- Thời gian qua, các chính sách nhằm nâng cao quyền năng của phụ nữnông thôn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng hoàn thiện,ViệtNam đã có các chính sách thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ nông thôn nóiriêng tham gia các hoạt động kinh tế, trong đó có mô hình HTX Nổi bật làChương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nôngthôn mới; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020;KếhoạchhànhđộngquốcgiathựchiệnChươngtrìnhNghịsự2030vìsựph át triển bền vững đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 622/QĐ-TTgngày 10/5/2017… Phụ nữ nông thôn ngày càng được tiếp cận và hưởng lợi từcácchínhsách,chươngtrìnhnày.

- Xu thế kinh tế hợp tác, HTX ngày càng phát triển là một quy luậtkhách quan Các định hướng về phát triển mô hình HTX kiểu mới của ViệtNam hiện nay đều rất phù hợp với chủ trương nâng cao quyền năng kinh tếcủa phụ nữ, trong đó có phụ nữ nông thôn với đặc thù là nhóm người chiếm tỷlệ lớn trong những người nghèo, người ít được tiếp cận các cơ hội sản xuấtkinhdoanhdịchvụvàchịuảnhhưởngtrựctiếpcủathiêntai,biếnđốikhíhậu.

- CùngvớiquátrìnhCNH,HĐHmạnhmẽhiệnnay,cácchínhsáchpháttriển hợp tác xã kiểu mới sẽ hỗ trợ phụ nữ nông thôn có phương thức sản xuấtkinhdoanhmới,thamgiavàochuỗigiátrị,từđóđảmbảoviệclàm,thunhập.

- Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ,đặc biệt CMCN 4.0, đã đem lại các tiến bộ về năng suất lao động, hiệu quảkinh doanh và sự thay đổi nhu cầu sử dụng lao động, trong đó có phụ nữ nôngthôn, mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ để họ có thể phát huy năng lực, nắm bắtxu hướng phát triển của khoa học công nghệ cũng như giúp họ vượt qua đượcnhữngtháchthức,chuyểnbiến củanềnkinhtế.

- Về năng lực kiểm soát, định đoạt, chi phối các nguồn lực sản xuất:Phụ nữ nông thôn vẫn bất bình đẳng với nam giới trong tiếp cận và kiểm soátcác nguồn lực phát triển kinh tế gia đình,đ a s ố k h ô n g p h ả i l à n g ư ờ i q u y ế t định những vấn đề quan trọng của gia đình Mặc dù có nhu cầu vay vốn cao,có nhu cầu tham gia mô hình HTX kiểu mới nhưng phụ nữ nông thôn gặp khókhănkhivayvốnởcác ngânhàngvà các quỹtín dụng.

- Sự hạn chế hiểu biết về pháp luật:Mặc dù pháp luật về đất đai quyđịnh người phụ nữ hoàn toàn có quyền bình đẳng về quyền sử dụng đất nhưnam giới; song do hiểub i ế t c ủ a c ả n a m v à n ữ ở n ô n g t h ô n , c ù n g v ớ i c á c h ủ tục thừa kế trước đây về đất đai dẫn đến sự thiếu bình đẳng và hạn chế quyềnsử dụng đất của người phụ nữ, nhất là phụ nữ ở nông thôn nên dẫn đến ảnhhưởng lớntrong việcnângcaoquyềnnăngkinh tế củahọ.

- Về năng lực tiếp thu, sử dụngcác kiến thức, kỹ năng phát triển kinhtế:Trình độ và kỹ năng nghề nghiệp của phụ nữ nông thôn còn thấp do vậyhạn chế khả năng tham gia các loại hình kinh tế như doanh nghiệp Mặt khácđối với phụ nữ nông thôn làm kinh tế hộ sẽ không có điều kiện tham gia cáclớp tập huấn nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học côngnghệ tạo sản phẩm năng suất cao, không có điều kiện học tập, giao lưu, thụhưởng các giá trị văn hóa tinh thần Tham gia mô hình HTX kiểu mới sẽ tạođiềukiệnchophụnữnôngthônkhắc phụcnhữngđiểmhạnchếtrên.

-Việc năng lực thu thập, phân tích, quản lý, ứng dụng thông tin để racác quyết định trong phát triển kinh tế:Phụ nữ nông thôn ít có điều kiện tiếpcận các nguồn thông tin và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, khoa họcvàcôngnghệtừđóảnhhưởngđếnsựraquyếtđịnhtrongsảnxuấtvàthamgia công tác quản lý trong mô hình HTX kiểu mới Để phát huy vai trò trongmô hình HTX kiểu mới, lao động nữ nông thôn cần có những hiểu biết nhấtđịnhv ề k h o a h ọ c k ỹ t h u ậ t ứ n g d ụ n g t r o n g s ả n x u ấ t n ô n g n g h i ệ p , v ề ả n h hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và các biện pháp ứngphó, phòng ngừa thiên tai, bãolũ;đặcbiệt nhậnthức đượcả n h h ư ở n g c ủ a cuộcC M C N 4 0 đ ế n n ề n k i n h t ế n ô n g n g h i ệ p v à n g u ồ n l a o đ ộ n g n ữ n ô n g thôn ở nước ta… Những hạn chế xuất phát từ nhận thức đã và đang trở thành“rào cản”thamgiamôhìnhHTXkiểumới đối vớiphụnữnôngthôn.

- Về năng lực tham gia, ra quyết định và thụ hưởng từ mô hình HTXkiểu mới:Do trình độ văn hóa thấp, sự hiểu biết về pháp luật, xã hội hạn chế một bộ phận phụ nữ nông thôn rơi vào các tình trạng tự ti, mặc cảm, khônghòa nhập được với sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội, từngbước mất dần vai trò và vị trí của mình trong các hoạt động kinh tế, văn hóa,xã hội, hoạt động quản lý, lãnh đạo, cộng đồng ở nông thôn. Việc e ngại khitham gia mô hình HTX kiểu mới cũng như năng lực tham gia, ra quyết địnhtrongmôhìnhHTXkiểumớilàmgiảmmứcđộthụhưởngthànhquảcủahọtừmôhì nh HTXkiểu mới,giảmthunhậpvà ảnhhưởngđếnviệclàm.

BỐIC Ả N H Q U Ố C T Ế V À T R O N G N Ƣ Ớ C T Á C Đ Ộ N G Đ Ế N Q U

4.1 BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYỀNNĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNHH Ợ P TÁC XÃKIỂUMỚIỞVIỆTNAM

Tình hình kinh tế, chính trị thế giới hiện nay đang diễn ra hết sức phứctạp, căng thẳng, xung đột và chiến tranh cục bộ có thể diễn ra bất cứ lúc nào ở nhiều nơi trên thế giới Tuy nhiên, xu hướng hòa bình và hợp tác vẫn là xuhướngphổbiếnhiệnnaytrênthếgiới.

Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ,đặc biệt cuộc CMCN 4.0, chuyển đổi số đã đem lại các tiến bộ về năng suấtlao động, hiệu quả kinh doanh và sự thay đổi nhu cầu sử dụng lao động, trongđó có phụ nữ nông thôn, mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ để họ có thể phát huynăng lực, nắm bắt xu hướng phát triển của khoa học công nghệ cũng như giúphọ vượt qua được những thách thức, chuyển biến của nền kinh tế CMCN 4.0sẽ là cơ hội để phụ nữ nông thôn tiếp cận với các tri thức mới, khoa học kỹthuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đưalại những tác động khó lường đến tính chất của việc làm truyền thống, gây ranguy cơ phá vỡ thị trường lao động, lao động bị dư thừa do máy móc thay thếcon người và gia tăng áp lực do sự chuyển dịch của nguồn lực lao động, trongđó cólựclượnglaođộngnữnôngthôn.

Những ảnh hưởng hiện hữu của biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầugây suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên nước, suy thoái tầngôzôn, suy thoái đất và hoang mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại khóphânhủy,dịchbệnh,nhấtlàđạidịchCOVID-19…ảnhhưởngtrựctiếptới cuộc sống con người đặc, biệt đối với khu vực nông thôn, sản xuất dựa vàonông nghiệp,nơilựclượnglaođộng chínhlà phụnữ.

ViệtNam đang trong quá trình hội nhập sâur ộ n g v à o t h ị t r ư ờ n g t h ế giới với nhiều cơ hội và thách thức đan xen.Với việc tham gia vàoc á c t ổ chức khu vực và thế giới như AEC, CPTPP…, hàng hóa các nước sẽ tràn vàothị trường nước ta với thuế suất rất thấp, nhiều mặt hàng có thuế suất gần nhưbằng không… đòi hỏi các HTX phải có chiến lược nâng cao chất lượng hànghóavàan toàn vệsinh thựcphẩmtheotiêuchuẩnVietgap,Globalgap…

Quá trình hội nhập quốc tế đem đến những điềuk i ệ n t h u ậ n l ợ i v à những khó khăn thách thức mà các HTX phải đối mặt Về điều kiện thuận lợi,vốn là một tổ chức kinh tế còn yếu kém về nội lực, xu hướng toàn cầu hóa(chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực kinh tế) tạo điều kiện mở rộng thị trường trongnước và nước ngoài Các HTX trong đó có HTX nông nghiệp có môi trường,điều kiện để học hỏi kinh nghiệm, tham gia hội nhập quốc tế, đẩy mạnh cảicách, đổi mới tư duy, vươn lên mạnh mẽ hơn, chấp nhận cạnh tranh không chỉở địa phương, trong nước mà cả ởphạm vi thế giới Hơnnữa, còn tạor a c ơ hội để các hợp tác xã nông nghiệp từ bỏ cách làm cũ, lạc hậu để hướng tớikinh doanhvănminh,hiện đạihơn.

Ngoàira,khithamgiahộinhậpquốctế,cáchợptácxãnông nghiệpcòn được tiếp cận với nhiềunguồn vốnvà công nghệ sản xuất - kinh doanhtiên tiến Về khó khăn, hội nhập kinh tế quốc tế, đồng nghĩa với việc dần xóabỏ hàng rào thuế quan, xóa bỏ sự bảo hộ của Nhà nước sẽ tạo nên sức ép cạnhtranh gay gắt đối với các hợp tác xã ngay trên thị trường nội địa.Điều kiệnvốn ít, còn non trẻ về kinh nghiệm quản lý, thương trường, thiếu hiểu biết vềnhu cầu luật lệ, nhu cầu, thị hiếu, hệ thống phân phối, kinh doanh ở thị trườngnướcngoài…lànhữngkhókhănrấtlớnđốivớicáchợptácxãnôngnghiệp tham gia hội nhập quốc tế Thêm vào đó, đến thời điểm này, sự liên kết, hợptác giữa các hợp tác xã nông nghiệp với nhau và với các doanh nghiệp thuộccác thành phần kinh tế khác còn rất hạn chế Điều này làm tăng nguy cơ phảichịu rủi ro thị trường đối với các hợp tác xã nông nghiệp Tham gia hội nhậpquốc tế sẽ làm tăng sự rủi ro đối với sự tồn tại củaH T X n ô n g n g h i ệ p ; b ê n cạnh đó là phát sinh thêm các vấn đề kinh tế- x ã h ộ i t i ê u c ự c n h ư p h á s ả n , thất nghiệp, ô nhiễmmôi trường, bệnh tật, nghèođói, tện ạ n x ã h ộ i t h ê m vào nữa là những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, biếnđổi khí hậu ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nôngnghiệp.

Trong cuộc CNMC 4.0, phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn nóiriêng ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng trong nền kinh tế cũng nhưkhẳngđịnhvaitrò,vịtrícủamìnhtrongxãhội;mởranhiềucơhộichophụnữ để họ có thể phát huy năng lực, nắm bắt xu hướng phát triển của khoa họccông nghệ cũng như giúp họ vượt qua được những thách thức, chuyển biếncủanềnkinhtế.CMCN4.0vớinhữngđộtphátchưatừngcóvềcôngnghệ-sự hội tụ của điện thoại thông minh, điện toán đám mây, Internet vạn vật, trítuệ nhân tạo tinh vi, thành phố thông minh và rô bốt tiên tiến vào chuỗi giá trịtoàn cầu có thể tương tác sẽ tác động đến toàn bộ quy trình cung ứng đầu vào,sảnxuấtđếncungcấpdịchvụchokhách hàng.Chuỗicungứngđượckhâunối chặt chẽ, thực hiện từ xa đã góp phần tăng năng suất, tiết kiệm thời gian,giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, tài nguyên và giải phóng sức laođộng của con người Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với việc nângcao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mớikhi các HTX cũng phải chuyển đổi về chất để thích ứng được với sự thay đổinhanh chóng của công nghệ Mặt khác, phụ nữ nông thôn có cơ hội giảm gánhnặngviệcnhànhờsự hỗtrợcủacôngnghệ tự độngvàsựchiasẻviệcnhàcủa namgiới,nhờđó,họcónhiềuthờigianthamgiavàonềnkinhtếchínhthứcvàtiếpcậnviệclàmtốt ,mứclươngcao,cónhiềucơhộithăngtiếntrongsựnghiệp.

Tuy nhiên, phụ nữ nông thôn phải đối mặt với khác nhiều thách thức,nổi bật là nguy cơ mất việc làm do trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp Ở mộtsốngànhnhưdịchvụ,sảnxuấtnôngnghiệp,nhữngảnhhưởngcủaC M C N 4.0vàtrítuệnhântạocóphầnđếnmuộnhơnnênphụnữnôngthôncóthểhọc tập, đào tạo để chuẩn bị đủ năng lực tham gia vào thị trường này Xuhướng sản xuất trong nông nghiệp thời kỳ 4.0 là sản xuất trên quy mô lớn, tậptrung, áp dụng cơ khí hóa và tự động hóa trong các trang trại, HTX, doanhnghiệp.

Do vậy phụ nữ nông thôn cần phải cập nhật kiến thức, nâng cao trìnhđộđể thamgia vàotrongquátrìnhsảnxuấtnày.

Sự hình thành và phát triển xã hội thông tin, các phương tiện thông tin,truyền thông hiện đại, nền kinh tế số, thông tin mạng tác động mạnh mẽ đếnkhả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ nông thôn Nhu cầu và khả năng tiếpcận thông tin trực tuyến ngày càng cao của người dân trong cả nước (Zalo chobiết họ có 100 triệu tài khoản ở trong và ngoài nước, nhưng chủ yếu là trongnước Facebook năm 2018 là 33,86 triệu người dùng và ước tính đến 2022 là40,55 triệu người dùng Số người sử dụng internet năm 2018 là 64 triệu người(chiếm 67% dân số), 70 triệu dân sở hữu điện thoại di dộng) [68], kể cả vùngsâu,v ù n g x a ; v i ệ c p h á t t r i ể n đ ế n đ ộ k h ó k i ể m s o á t , k i ể m c h ứ n g c ủ a c á c thông tintrênmạng xã hội vànhữngtácđộng tiêuc ự c c ủ a n ó , c ù n g v ớ i những hạnc h ế t r o n g c ô n g t á c đ ị n h h ư ớ n g d ư l u ậ n v à s ự h ạ n c h ế v ề t r ì n h độ,nănglực,khảnăngquảntrịthôngtincủabộphậnlớnngườidân,tron gđóc ó p h ụ nữ nôngt h ô n , nhữngn gư ời c ó tỷ lệđà ot ạ o ở b ậ c c ao th ấp hơ n cácnhó mphụnữkhác. Đối với phụ nữ nông thôn, tác động của biến đổi khí hậu rõ nét hơn đốivớicáclựclượnglaođộngkhác.Cáchộnôngthônvàhộnghèolàđốitượng bị tác động lớn nhất bởi các cú sốc kinh tế và biến đổi khí hậu Việt Nam làquốc gia chịu ảnh hưởng lớn của các thảm hoạ tự nhiên, đặc biệt là bão lũ.Cườngđộvàtầnsuấtcủacácthảmhoạnàyđangcódấuhiệugiatăngcùngvớicác tác động của biến đổi khí hậu Tình trạng xâm ngập mặn xảy ra ngày mộtnghiêmtrọngởcáctỉnhphíaNamkhiếndiệntíchcanhtáccủanôngdâncàngbịco hẹp Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiềuvào thời tiết Khi nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậutăngsẽảnhhưởngrấtlớntớisảnxuấtnôngnghiệp,nhấtlàtrồngtrọt.

Sự bất thường của khí hậu không những dẫn tới sự tăng dịch bệnh, dịchhại, giảm sút năng suất mùa màng, mà còn có thể gây ra các rủi ro nghiêmtrọng khác Trong thời gian qua, ở nhiều địa phương, mùa màng đã bị mấttrắng do thiên tai (lũ lụt và hạn hán) Nhiều người dân khu vực nông thôn,trong đó lực lượng phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn phảid i c ư r a t h à n h p h ố t ì m v i ệ c làmhoặc chuyểnđổingànhnghềđể đảmbảocuộcsống.

PHÂNTÍCHSWOTVỀQUYỀNNĂNGKINHTẾCỦAPHỤNỮNÔNG THÔNTRONGMÔHÌNHHỢPTÁCXÃ KIỂUMỚIỞ VIỆTNAM

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra mạnh mẽ ở nướcta hiện nay, khi mà đa số nam giới và phụ nữ trẻ, khỏe, có trình độ học vấnđều đi tìm kiếm việc làm ở các thị trường lao động ngoài nông thôn, thì ở khuvực nông thôn, mặc dù đội ngũ lao động cơ bản là lao động nữ và với chấtlượng không cao nhưng họ có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong đờisống kinh tế, xã hội nông thôn Việc nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữnông thôn là một tất yếu khách quan để đảm bảo phát huy vai trò của họ cũngnhư nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho họ trong quá trình CNH, HĐH.Với đặc trưng của mô hình HTX kiểu mới, việcphụ nữ nông thônt h a m g i a mô hình HTX kiểu mới sẽ góp phần nâng cao quyền năng kinh tế cho đốitượng này.

Phân tích SWOT về quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong môhình HTXkiểumớichothấy:

- Phụ nữ nông thôn là một chủ thể quan trọng tích cực thúc đẩy quátrình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; lao động nữ nông thôn có vị trítrung tâm và đóng vai trò quyết định trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xãhội,c ộ n g đ ồ n g ở n h i ề u v ù n g n ô n g t h ô n ; c ó m ặ t ở m ọ i l o ạ i h ì n h l a o đ ộ n g trong đời sống xã hội nông thôn, chiếm hơn 50% lực lượng lao động nữ trongcácHTX.

- Phụ nữ nông thôn là lực lượng chủ yếu trong các lĩnh vực hoạt độnggiáo dục, y tế, văn hóa, tuyên truyền, lãnh đạo, quản lý cộng đồng Mô hìnhHTX kiểu mới với mục tiêu đáp ứng trước hết nhu cầu chung về kinh tế, vănhóa, xã hội của thành viên là mô hình phù hợp với vai trò đa dạng của phụ nữnông thôn.

- Lao động nữ nông thôn vượt trội về sự dẻo dai, bền bỉ, chăm chỉ, cầncù, kiên nhẫn;nhiều sángtạo, năng động, khéoléo vàluôn tuânt h ủ , p h ụ c tùng cácnguyêntắc,cácquiđịnh,phùhợpvới mô hìnhHTXkiểumới.

- Lao động nữ nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu lao độngnông thôn; là dạng lao động đa năng (có thể đồng thời làm tốt ở nhiều lĩnhvực: sản xuất, kinh doanh, nội trợ, nuôi dạy con, chăm sóc người già, ngườiốm, tham gia quản lý, lãnh đạo xã hội và cộng đồng ) Mô hình HTX kiểumới với đặc trưng về tính tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng,tương trợ,hợptácvớinhauphù hợpvớiđặcđiểmcủalao độngnữnông thôn.

- Phụ nữ nông thôn vừa đóng vai trò xây dựng, đào tạo nguồn nhân lựcmớivừalànguồnnhânlựctrựctiếpthamgiavàoquátrìnhbiếnđổicơcấ ulaođộng,cơcấuviệclàm,cơcấungànhnghềvàcơcấukinhtế-xãhộinông thôn Môhình HTX kiểumớivới các hoạt động hỗ trợ thành viên tiếpc ậ n kiếnthức,kỹnăngsẽtạođiềukiệnnâng cao nănglựcchophụnữnôngthôn.

- Phụ nữ nông thôn bất bình đẳng với nam giới trong việc tiếp cận vàkiểm soát các nguồn lực phát triển kinh tế gia đình, cũng không phải là ngườiquyết địnhnhữngvấnđề quantrọng củagia đình.

- Mặc dù có nhu cầu vay vốn cao nhưng phụ nữ nông thôn gặp khókhăn khi vay vốn ở các ngân hàng và các quỹ tín dụng do phần lớn khôngđứng tên các tài sản để có thể thế chấp Ngân hàng Điều đó hạn chế cơ hộipháttriểnkinhtế và thamgiamôhìnhHTXkiểu mới.

- Trìnhđộhọcvấn,sựhiểubiếtvềphápluật,kinhtế- xãhộihạnchế,ítcóđiềukiệntiếpcậnvànângcaotrìnhđộchuyênmôn,kỹthuật,khoahọcvàc ôngnghệcủađạibộphậnphụnữnôngthôncònhạnchế.Điềunàyảnhhưởngđếnsựraquyếtđị nhtrongsảnxuấtvàthamgiahoạtđộngcủaHTXkiểumới.

- Bảnthânngườiphụnữvẫncòntưtưởngtựti,anphậnvàthụđộng.Điềunàyđãhạnc hếsựđộclậpsuynghĩ,sángtạovàkhảnăngcốnghiếncủaphụnữ,đóchínhlàlựccảnbêntron gkìmhãmhọ.Nhiềuphụnữngạiphátbiểuýkiến,khôngbộbạchchínhkiến,ngạitranhlu ậnvớinamgiới,mặcdùýkiếncủahọcóthểlàchínhxác.Nhiềuphụnữkhôngmuốnhọct ậpđểnângcaotrìnhđộ,từchốitham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật… Điều này hạn chế sự tham giahiệuquảcủaphụnữnôngthôntrongcácmôhìnhhợptácxãkiểumới.

- Các chính sách về hỗ trợ nâng cao nguồn nhân lực nữ trong đó cónguồn nhân lực nữ nông thôn là cơ hội quan trọng trong nâng cao quyền năngcho phụnữnôngthôn.

- Xu thế kinh tế hợp tác, hợp tác xã ngày càng phát triển là một quy luậtkháchquan.CácđịnhhướngvềpháttriểnHTXcủaViệtNamhiệnnayđều rất phù hợp với chủ trương nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, trong đócó phụ nữ nông thôn với đặc thù là nhóm người chiếm tỷ lệ lớn trong nhữngngười nghèo, người ít được tiếp cận các cơ hội sản xuất kinh doanh dịch vụ vàchịu ảnhhưởngtrựctiếpcủathiêntai,biếnđối khíhậu.

- Cùng với quá trình CNH, HĐH mạnh mẽ hiện nay, các chính sáchphát triển hợp tác xã kiểu mới sẽ hỗ trợ phụ nữ nông thôn có phương thức sảnxuất kinh doanh mới, tham gia vào chuỗi giá trị, từ đó đảm bảo việc làm, thunhập,nângcaoquyềnnăng của phụnữnôngthôn.

- Quá trình hội nhập quốc tế là cơ hội để phụ nữ nông thôn chủ động,tích cựcthamgiathị trường lao độngquốctế (cảtrong nướcvànướcngoài).

- Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ,đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã đem lại các tiến bộ vềnăng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và sự thay đổi nhu cầu sử dụng laođộng,trongđócóphụnữnôngthôn,mởranhiềucơhộichophụnữđểhọcóthểphát huy năng lực, nắm bắt xu hướng phát triển của khoa học công nghệ cũngnhưgiúphọvượtquađượcnhữngtháchthức,chuyểnbiếncủanềnkinhtế.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ là cơ hội để phụ nữ nông thôntiếp cận với các tri thức mới, khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất,kinh doanh.

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa lại những tác động khólường đến tính chất của việc làm truyền thống, gây ra nguy cơ phá vỡ thịtrường lao động, lao động bị dư thừa do máy móc thay thế con người và giatăng áp lực do sự chuyển dịch của nguồn lực lao động, trong đó có lực lượnglaođộngnữnôngthôn.

QUANĐIỂMVỀNÂNGCAOQUYỀNNĂNGKINHTẾCỦAP H Ụ N Ữ NÔNGTH ÔN TRONGMÔ HÌNHHỢPTÁC XÃKIỂUMỚIỞVIỆT NAM

4.3.1.1 Chủ trương của Đảng về nâng cao quyền năng kinh tế củaphụnữnôngthôn ViệtNam

Trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế có vai trò quan trọng gópphần đạt được bình đẳng giới, đóng góp cho quá trình phát triển bền vững.Trao quyền kinh tế giúp tăng khả năng tiếp cận của phụ nữ đến các nguồn lựckinh tế và cơ hội như việc làm, dịch vụ tài chính, tài sản và các nguồn lực sảnxuất khác, phát triển kỹ năng và thông tin thị trường Phụ nữ nông thôn ngàycàng có nhiều đóng góp quan trọng trong nền kinh tế cũng như khẳng định vaitrò,vịtrícủamìnhtrongxãhội.Sựpháttriểnkhôngngừngcủacôngnghệđã và đang mang lại nhiều tiến bộ về năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh vàsựthayđổinhucầu sửdụnglaođộng,trong đó cólao độngnữnôngthôn.

Nhận thức được vai trò to lớn của phụ nữ trong đó có lực lượng laođộng nữ nông thôn và những rào cản trong nâng cao quyền năng kinh tế chophụ nữ, Chỉ thị số 21 - CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư TW Đảng vềtiếptụcđẩymạnhcôngtácphụnữtrongtìnhhìnhmớiđãchỉrõ“Xâydựngvà thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phụ nữ ở vùng cao, vùng sâu, biêngiới, hải đảo, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, đơn thân,cao tuổi, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ, lao động nữ di cư, chuyển đổinghề Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, thành lập HTX, tổ liên kết dophụ nữ làm chủ Tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia đào tạo, bồi dưỡngnâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học, tiếp cận với khoa học, công nghệ đápứng yêucầuhộinhậpvà pháttriểncủa đấtnước” [15].

Nghịq u y ế t Đ ạ i h ộ i đ ạ i b i ể u t o à n q u ố c l ầ n t h ứ X I I c ủ a Đ ả n g n ê u r õ định hướng “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần củaphụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tàinăng Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện luật pháp và chính sách đối với laođộngn ữ , t ạ o đ i ề u k i ệ n v à c ơ h ộ i đ ể p h ụ n ữ t h ự c h i ệ n t ố t v a i t r ò v à t r á c h nhiệm của mình trong gia đình và xã hội Kiên quyết đấu tranh chống các tệnạnxãhộivàxửlýnghiêmminhtheophápluật cáchànhvibạolực,buônbán,xâ mhạinhânphẩmphụnữ” [30,Tr.163].

Xu thế kinh tế hợp tác, HTX ngày càng phát triển là một quy luật kháchquan.Kinh tế hợp tác, HTX là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, là mộtthành tố không thể thiếu trong chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng thúcđẩy phát triển kinh tế bền vững nhằm phát triển cộng đồng, bảo đảm an ninhxã hộichomộtbộphậnlớndâncưvà trậttự,antoànxã hội.HTXđangtạora công ăn việc làm ổn định cho những người ít có cơ hội tham gia thị trường laođộng cạnh tranh Ngoài ra, HTX còn có khả năng thực hiện các hoạt động trợgiúp xã hội, xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững mà các tổ chức khác khóthực hiện có hiệu quả như HTX Phát triển kinh tế hợp tác là bảo đảm cho sựpháttriểnbền vữngtrong quátrình hội nhập quốctếcủaViệtNam.

Pháttriểnkinhtếhợptác,HTXcóvaitròquantrọngtrongsựnghiệpcôngnghiệphóa,hi ệnđạihóađấtnướcvàbảovệTổquốcViệtNamxãhộichủnghĩa.NghịquyếtĐạihộiđạibi ểutoànquốclầnthứXIIcủaĐảngchỉrõ:“Khuyếnkhíchpháttriểnbềnvữngkinhtếhợptá c,nòngcốtlàHTXvớinhiềuhìnhthứcliênkết,hợptácđadạng;nhânrộngcácmôhìnhkinh tếhợptáchiệuquả;tạođiềukiệnchokinhtếhộpháttriểncóhiệuquảtrêncáclĩnhvựcnông nghiệp,côngnghiệp,dịchvụ;gópphầnhìnhthànhchuỗigiátrịtừsảnxuấtđếnchếbiếntiêuthụ ,bảođảmhàihòalợiíchcủacácchủthểthamgia.Tạođiềukiệnhìnhthànhnhữngtổhợpn ông-côngnghiệp-dịchvụcôngnghệcao”[30,Tr.293].

Trướcy ê u c ầ u t á i c ơ c ấ u n ề n k i n h t ế , đ ổ i m ớ i m ô h ì n h t ă n g t r ư ở n g , nhất là tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thờigiant ớ i c ầ n t ậ p t r u n g c h u y ể n đ ổ i m ô h ì n h H T X , x â y d ự n g , p h á t t r i ể n c á c HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012; bảo đảm nguyên tắc tự nguyện,bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ, dựa trên sở hữu của các thành viênvà sở hữu của HTX, phát triển kinh tế hộ thành viên và kinh tế hợp tác cùngphát triển Trong đó, cần chú trọng phát triển HTX nông nghiệp, tạo động lựctái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựngnông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại áp dụng khoa học công nghệ caolàđịnhhướngrấtquantrọng.

DướitácđộngcủaCMCN4.0vàtrítuệnhântạo,xuhướngtươngtácđểsảnxuấ ttậptrungtạothuậnlợichoápdụngkhoahọccôngnghệlàquyluậttấtyếu.Pháttriể nHTXlàmộtnhiệmvụrấtquantrọngcủaquátrìnhxây dựng nông thôn mới; HTX và thành viên của HTX là chủ thể của quá trìnhphát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp,chế biến, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch Phát triển kinh tế hợptác, HTX bền vững cả về tự nhiên và xã hội Bảo đảm môi trường sản xuất,kinhd o a n h , d ị c h v ụ a n t o à n , l à n h m ạ n h ; a n t o à n v ệ s i n h t h ự c p h ẩ m ; g i ả m thiểu rủi ro do bệnh tật, thiên tai và quá trình biến đổi khí hậu gây ra; thu hẹpkhoảng cách về cơ hội phát triển giữa đô thị và nông thôn, giữa các nhóm cưdân thành thị; hỗ trợ người nghèo, những nhóm đối tượng khó khăn trong quátrình pháttriển.

Tất cả những định hướng về phát triển HTX phù hợp với định hướngtrong nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, trong đó có phụ nữ nông thônvới đặc thù là nhóm người chiếm tỷ lệ lớn trong những người nghèo, người ítđược tiếp cận các cơ hội sản xuất kinh doanh dịch vụ và chịu ảnh hưởng trựctiếp của thiêntai,biến đốikhíhậu.

4.3.2 Quan điểm về nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nôngthôntrongmôhìnhhợp tácxãkiểu mớiở ViệtNam

HTX kiểu mới là mô hình hiệu quả trong nâng cao quyền năng kinh tếcủa phụ nữ nông thôn Việt Nam Thông qua mô hình HTX kiểu mới, phụ nữnông thôn có thể nâng cao đời sống kinh tế, vai trò trong gia đình và xã hội.HTX kiểu mới đóng vai trò quan trọng trong nâng cao quyền năng kinh tế củaphụ nữ nông thôn thông qua các cơ chế đặc thù của nó Nó tạo điều kiện chophụ nữ được tiếp cận nguồn vốn sản xuất và thị trường, từ đó phụ nữ sẽ cóviệclàmvàcóthểtạođượcviệclàmchonhữngphụnữkhác.Mặtkhácmộtsố HTX được thành lập với mục tiêu tuyển dụng những phụ nữ yếu thế (phụnữ khuyết tật, bị bạo lực giới, phụ nữ trình độ thấp…) từ đó tạo thu nhập chocácnhómphụ nữyếuthế,manglạilợiíchxãhộitolớn. Để nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn Việt Nam trongmô hình HTX kiểu mới, cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ tiếp cậncác nguồn lực phát triển sản xuất, các chương trình đào tạo, tập huấn, giáodục, cung cấp thông tincho phụ nữ Nhưng quan trọnghơn làc á c k h u n g chính sách, pháp luật choHTX cần được lồng ghép giới và hỗ trợ các nhu cầucủa phụ nữ, khôngchỉ nhucầu về kinh tếmàc ả n h u c ầ u v ề s ứ c k h ỏ e , g i á o dục và phát triển cộng đồng Cần tạo điều kiện cả về chính sách, các chươngtrình dự án để thúc đẩy quá trình tham gia của phụ nữ nông thôn trong cácHTX, từ đó phụ nữ nông thôn có thể tiếp cận,kiểm soát và quản lý các nguồnlựcđểpháttriểnsảnxuất,tăngthunhập,nângcaođịa vịxã hội.

GIẢIPHÁPNÂNGCAOQUYỀNNĂNGKINHTẾCỦAPHỤNỮNÔNGTHÔ

4.4.1 Nhóm giải pháp về chính sách thúc đẩy sự phát triển của môhình HTX kiểu mới và sự tham gia của phụ nữ nông thôn trong mô hìnhhợptácxãkiểumới

- Việc xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách hỗ trợ về KTTT phảiphùhợpvớicơchếthịtrường,bảođảmđồngbộ,cótínhkhảthitrêncơs ởbảo đảm bản chất, phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chứcKTTT, HTX, tránh sự ỷ lại, lợi dụng chính sách hỗ trợ của nhà nước; việc xâydựng các chính sách hỗ trợ phải căn cứ vào nhu cầu và trình độ phát triển củatổ chứcKTTT,HTX, vàphù hợp vớikhảnăng nguồn lựccủanhànước.

- Nhà nước cần rà soát, nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện cácquy định còn bất cập tại Luật Hợp tác xã năm 2012 theo hướng: Mở rộng đốitượng điều chỉnh là tổ hợp tác; đơn giản hóa các thủ tục hành chính;khuyếnkhích mở rộng quy mô (số lượng thành viên, tỷ lệ vốn góp của thành viên, tàisảnchungkhôngchia…).

- Rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan (đất đai,thuế,tíndụng…),tạohànhlangpháplýthuậnlợiđểcácthànhphầnkinht ếdễ dàng thành lập, tham gia, phát triển, rút khỏi các loại hình KTTT, cho phùhợp với xu thế phát triển hợp tác xã quốc tế và tình hình thực tế của Việt Namtrong mỗigiaiđoạnpháttriển.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về chính sách, pháp luậtHTX nhằm nâng cao nhận thức cho toàn bộ hệ thống chính trị, cán bộ, đảngviên về bản chất, vị trí, vai trò của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội. Quántriệt sâu sắc vai trò của KTTT, HTX trong nền kinh tế thị trường, xu thế pháttriểntrongmốiquanhệvớicác chủthểkinhtế khác.

- Xâydựngn ộ i d u n g v à ph ươ ng p h á p đ à o t ạ o , tu yê n t r u y ề n p h ù h ợ p cho từng đối tượng để việc tuyên truyền thiết thực và hiệu quả, với nhiều hìnhthức đa dạng, phong phú như: Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tổ chứccuộc thi tìm hiểu về HTX, mở các chuyên san, chuyên mục về phát triểnKTTT, HTX trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức triển lãm, hộichợ giới thiệu các sản phẩm của HTX, xây dựng các phim phóng sự, phimtruyền hìnhvềHTX,phátđộng phong tràothiđuatrongcácHTX…

- Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy sự tham gia tích cực và bìnhđẳng của phụ nữ trong HTX Có thể có các chương trình giáo dục, truyềnthông trên đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Báo chí. Nhànước cần có hoạt động biểu dương, tôn vinh, ghi nhận các đóng góp của phụnữ nông thôn trong phát triển HTX, góp phần ủng hộ thúc đẩy phụ nữ nôngthôn tham gia phát triển kinh tế xã hội Cung cấp các thông tin, bài học tốt vềsự tham gia của phụ nữ trong các HTX ở mọi vị trí quản lý, thành viên, quanhệsở hữu,thunhập…

- Cần có chính sách cụ thể hơn trong cải thiện môi trường lao động vàsinh hoạtở nôngthôn.

4.4.2 Nhómg i ả i p h á p l i ê n q u a n đ ế n c á c n ộ i d u n g v ề q u y ề n n ă n g kinhtếcủa phụnữnông thôntrong môhìnhHTXkiểu mới

4.4.2.1 Giảiphápnângcaonănglựckiểmsoát,địnhđoạt,chiphối các nguồn lựcsảnxuất a) Tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ nông thôn tiếp cận các nguồn lựcđất đai,phươngtiệnsảnxuất

- Cần thúc đẩy việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai theoLuật Đất đai 2013 để phụ nữ tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn mà cònnângcaosựantoànchochínhhọ.Vớiphụnữnôngthôn,quyềnsửdụngđấtlà một phương tiện bảo đảm ans i n h x ã h ộ i , đ ồ n g t h ờ i c ũ n g l à p h ư ơ n g t i ệ n duy nhất để thoát nghèo.S o v ớ i n a m g i ớ i t h ì p h ụ n ữ n ó i c h u n g v à p h ụ n ữ nôngthônnóiriêngthườngítcócơhộitrongviệctiếpcậnvayvốntíndụng do đó cần tính đến những khác biệt giữa nam và nữ trong tiếp cận và sử dụngvốnv ay đểc ó c h í n h sá c h , c h ế đ ộ r i ê n g đố i v ớ i n a m vàn ữ n ô n g d â n t r o n g triểnkhaichínhsáchtín dụnghiệnnay.

- Khuyến khích, trợ giúp làm sổ đỏ theo qui định mới và hỗ trợ thủ tụcvăn bản hóa chúc thư Hai hoạt động giúp tạo ra các cơ sở thực tế về pháp lýđể nâng cao khả năng tiếp cận đất đai của phụ nữ và tạo nhận thức tốt vềquyền bình đẳng của phụ nữ với đất đai cho các đối tượng khác nhau của xãhội là đăng ký làm sổ đỏ theo qui định mới có tên của cả hai vợ chồng và vănbản hóa chúc thư có chứng nhận của chính quyền địa phương Ngoài việc huyđộng nhiều hơn nữa các tổ chức phi chính phủ để trợ giúp cho người dân ở bađiểm được lựa làm sổ đỏ hay đổi sang sổ đỏ theo quy định mới cũng như vấnđề văn bản hóa chúc thư,nên vận động sự tham gia tích cực của các cơ quanđoàn thể của nhà nước và các tổ chức phi quan phương (người cao tuổi, giàlàng, trưởng bản, trưởng tộc) tại địa phương tham gia vào hoạt động này.Sựthamgiacủacácđốitượngcókhảnăngtạoracácràocảnđốivớiviệctiếp cận đất đai của phụ nữ sẽ có tác động quan trọng đến việc thay đổi nhận thứcvề quyền bình đẳng trong tiếp cận đất đai của phụ nữ của các nhóm đối tượngnày[21].

- Tư vấn, hỗ trợ giúpcácHTX và thành viênHTX tiếpc ậ n đ ư ợ c v ớ i các chính sách ưu đãi vay vốn và ưu đãi khác của Nhà nước Hỗ trợ về tàichính và công nghệ cho phụ nữ nông thôn thông qua HTX Liên minh HTXViệt Nam, Liên minh HTX các tỉnh, thành phố và các cán bộ làm công tác tưvấn hỗ trợ cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức các văn bản mới củaĐảng, Nhà nước về các chính sách ưu đãi đối với kinh tếh ợ p t á c ,

H T X T ừ đó, tuyên truyền, thông tin, phổ biến rộng rãi cho các HTX được biết và vậndụng phù hợp với thực tế của từng HTX Nếu các HTX, các hộ thành viênHTX yếu ở khâu nào thì cán bộ tư vấn giúp họ ở chỗ đó như: tư vấn cho họ vềlãisuấtưuđãitrongvayvốncủacácngânhàng,phươngpháplậpdựánđểv ay vốn, các chính sách, điều khoản cụ thể về ưu đãi trong thực hiện quyền sửdụng đất của HTX và hộ gia đình, chính sách ưu đãi trong xúc tiến thươngmại, tìm kiếm thị trường, chính sách cụ thể trong ưu tiên đào tạo, bồi dưỡngđối vớicánbộHTXnhưmiễngiảmhọcphí,tiềnăn ở,đilại… b) Tạo hành lang pháp lý cho phụ nữ nông thôn tiếp cận các nguồn lựcsản xuất

- Làm rõ vai trò của Chính phủ, các tổ chức tài chính trong việc tạohành lang pháp lý cho phụ nữ nông thôn tiếp cận nguồn lực sản xuất,kinhdoanh và tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia năng động trên thương trường;cầntạo cơ hội và khuyến khích kết nối HTX do phụ nữ làm chủ, HTX có phụ nữtham gia, không chỉ trong từng nền kinh tế mà cả ở quy mô khu vực để tạo cócơhộiđượcchiasẻvàđượclắngnghecũngnhưpháthuymạnhmẽhơnvaitrò vàđónggópcủaphụnữnôngthônvàonềnkinhtế.

- Thực hiện cho HTX vay vốn ưu đãi tín chấp từ ngân hàng chính sáchthông qua tổ chức Hội phụ nữ với thủ tục đơn giản trong giai đoạn đầu mớithành lập; bổ sung hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các HTX; cho phéptài sản hình thành từ dây chuyền thiết bị được dùng làm tài sản thế chấp vayngânhàng.TăngvốnđiềulệchoQuỹhỗtrợpháttriểnHTXtạiTrungương và địa phương, ưu tiên một tỷ lệ nhất định dành cho HTX dop h ụ n ữ n ô n g thôn làm quản lý. Đối với các khoản vốn vay từ ngân hàng thương mại, cácngânhàngthươngmạithiếtkếcác sảnphẩmphùhợpvớiđặcthùcủatừ nglĩnh vực hoạt động của HTX do nữ làm quản lý Cho các hộ nông dân vaythông qua các tổ liên kết, tổ vay vốn, tổ hợp tác, HTX để nông dân quen dầnvớivới tinhthầnhợp tác,vàgắn vớiliênkết theo chuỗisản phẩm,dịchvụ.

- Nghiên cứu ban hành cơ chế huy động nguồn lực xã hội phát triểnHTX, đặc biệt là cơ chế đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị để hỗ trợ choHTXpháttriển.

4.4.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực tiếp thu, sử dụng các kiến thức,kỹnăngpháttriểnsản xuất a) Nângcaonhậnthứcvềvaitròcủaphụnữnôngthônvàtácđộng củahợptácxãkiểumớiđếnnângcaoquyềnnăngkinhtếchophụnữnôngthôn

- Tổ chức các hoạt động cung cấp kiến thức cho phụ nữ vềL u ậ t

H ợ p tác xã 2012 về những điều kiện để trở thành thành viên HTX; về các quyền,lợi ích và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã; Nắm vững các điều kiện đểthành lập HTX; Vai trò, nhiệm vụ ban quản lý HTX, những hoạt động mà banquảnlýcầntriểnkhaiđể duytrìvàpháttriểnHTX…

- Để phát huy vai trò trong HTX, cần có các hoạt động cung cấp kiếnthức cho lao động nữ nông thôn về khoa học kỹ thuật ứng dụng trong sản xuấtnông nghiệp, về sự cần thiết của việc thay đổi giống vật nuôi cây trồng;vềcáchphòngngừa bệnhdịchgiasúcgiacầm, vềc á c h chế b i ế n vàbảo qu ản lương thực, thực phẩm tươi sống; về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sảnxuất nông nghiệp và các biện pháp ứng phó, phòng ngừa thiên tai, bão lũ; đặcbiệt nhận thức được ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 đến nền kinh tế nôngnghiệpvànguồnlaođộngnữnôngthônởnước ta…

KHUYẾNNGHỊ

4.5.1 ĐốivớiChínhphủ,cácbộ,ngành,Uỷbannhândântỉnh/thànhphố

- Chỉ đạo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Nghị quyết củaĐảng về kinh tế hợp tác, HTX một cách kiên quyết, mạnh mẽ hơn, thực chấthơn, tránh bệnh hình thức, nặng về báo cáo thành tích Đặc biệt rà soát, sửađổi, bổ sung các chính sách khuyến khích phụ nữ nông thôn tham gia mô hìnhHTXkiểumới.

- Tăngcườngchỉđạocácbộ,ngànhkiểmtraởcácđịaphươngvàcơsở,xây dựng các đề án chuyên đề củng cố, phát triển kinh tế hợp tác, HTXtrong các ngành, lĩnh vực; tổ chức các hội nghị đánh giá kết quả triển khai gắnvớitổngkếtvànhânrộngmôhìnhHTXkiểumớitrongtừngngành,lĩnhvực để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác, HTX,đánhgiávai tròcủaphụnữnôngthôntrongmô hìnhHTXkiểumới.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Nghiên cứu, trình Chính phủcơ chế đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị để hỗ trợ cho HTX phát triển (sửađổi bổsung Quyếtđịnhsố62/2013/QĐ-TTg).

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn hàng năm ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ đào tạo tập huấn cho cán bộHTX và thành viên HTX trong đó có phụ nữ nông thôn từ nguồn của Chươngtrình nông thôn mới cho Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam để tổ chức tậphuấn cho phụ nữ làm quản lý HTX; hỗ trợ Hội phụ nữ các cấp kiểm tra, giámsáthoạtđộngcủa HTXtheoquyđịnhLuậtHTX năm2012.

- Ngân hàng Nhà nước: Nghiên cứu, ban hành chính sách tạo điều kiệndễ dàng hơn cho HTX do nữ làm quản lý được vay vốn từ Ngân hàng Chínhsách - Xã hội với lãi suất ưu đãi, vaytín chấp thông qua tổ chức hội phụ nữ,cho các hộ nông dân vay thông qua các tổ liên kết, tổ vay vốn, tổ hợp tác,HTX;chophéptàisảnhìnhthànhtừdâychuyềnthiếtbịđượcdùnglàmt àisảnthế chấpvayngânhàng.

- Bộ Tài chính: Phối hợp với các bộ, ngành, Liên minh HTX Việt Namtrình Thủ tướng đề án tăng vốn điều lệ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX; nghiên cứunâng mức hỗ trợ đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho phụ nữ nông thônthamgiaHTXphù hợpvớiđiềukiệnthựctế.

- Liên minh HTX Việt Nam: Ưu tiên cho các HTX do nữ quản lý vayvốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX; ưu tiên cho HTX có nữ làm quản lý do hộiphụ nữvận độngthành lậpvayvốntừQuỹhỗtrợpháttriểnHTXcủa tỉnh.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương: Ưu tiên hỗtrợ đầu tư kết cấu hạ tầng cho các HTX có phụ nữ nông thôn làm quản lý dohộip h ụ n ữ v ậ n đ ộ n g t h à n h l ậ p t ừ n g u ồ n c ủ a c h ư ơ n g t r ì n h n ô n g t h ô n m ớ i ; thông tin rộng rãi về quy hoạch vùng sản phẩm nông nghiệp; phối hợp với hộiphụ nữ hỗ trợ HTX xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với quyhoạchngành,sảnphẩm.

- Có kế hoạch nghiên cứu, đánh giá kết quả hoạt động của các mô hìnhkinhtếhợptác,HTXdocáccấpHộihỗtrợ,nhấtlànhữngmôhìnhHTXcósự hỗtrợtừTrungươngHội.

- Tổ chức rà soát lại toàn bộ các HTX do Hội LHPN hỗ trợ thành lập đểxácđịnhnhữngthànhcôngvànhữngtồntạicầnkhắcphục,từđóxâydựng kếh o ạ c h c ủ n g c ố l ạ i h o ạ t đ ộ n g c ủ a c á c H T X d o H ộ i L H P N c á c c ấ p v ậ n động thành lập theo quy định tại Luật HTX năm 2012; vận động thành viêngópthêm vốnvà nângmứcvốn góp;vận độngH T X t h u h ú t t h ê m t h à n h viên,nhấtlàphụnữnôngthôn.

- Hội LHPN các cấp xem xét kỹ khả năng thành công, tính bền vữngcủaviệcthànhlậpHTX:việcthành lậpHTXphảithựcsựxuấtpháttừ nhucầu chung của thành viên về sản xuất kinh doanh; thành viên nhận thức đượcphải liên kết để tăng sức mạnh của từng thành viên và của cả tập thể; tuân thủcác nguyên tắc, giá trị của tổ chức HTX; khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra,đặc biệt, khả năng tìm kiếm và đào tạo, bồi dưỡng được cán bộ quản lý HTXđủ trình độ, năng lực quản lý, điều hành HTX phát triển bền vững Từ đó,khuyến cáo, định hướng cho người dân trước khi quyết định thành lập HTX;tránh chạy theo phong trào thành lập HTX để được nhận hỗ trợ của nhà nước,đểcóthànhtíchđạt chuẩnnôngthôn mới.

- Tiếptụctriểnkhaicácgiảipháp,hoạtđộngcanthiệp,hỗtrợcácmôhìnhHTXđư ợcđánhgiálàcókhảnăngpháttriểnbềnvững;phốihợpvớiLiênminhHTXViệtNamvàBộN ôngnghiệpvàPTNT,BộKếhoạchvàĐầutưđểtranhthủnguồnlựcpháttriểncácHTXdoph ụnữnôngthônlàmquảnlý.

- Hội phụ nữ các cấp rà soát tiềm năng, hỗ trợ thành lập mới HTX. Việchỗ trợ thành lập mới bắt đầu tại các xã có Hội Phụ nữ mạnh và có uy tín; bắtđầu với những xã mà chính quyền địa phươngq u a n t â m v à ủ n g h ộ c a o ; b ắ t đầu với những nơi có phụ nữ đã từng hoạt động trong công tác xã hội hoặc cókinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp cụ thể; trên cácmô hình sẵn có của các chị em phụnữ và bắt đầu bằng việc hỗ trợ củng cố,phát triển những nhóm này thành các HTX bởi các yếu tố này tạo tiền đề chosựthành công,làmmôhìnhhọctập vànhân rộngcho cácđịabànkhác.

- Chú trọng vào hỗ trợ tập huấn, nâng cao năng lực, giám sát hoạt độngvàcótưvấnkịpthờicần thiết,hỗtrợcácHTXgiảiquyếtkhókhănvư ớngmắc trong quá trình hoạt động (vốn tín dụng, kết nối cung cầu, tiếp cận thôngtin,chínhsách,hỗ trợliênkết,đăngkýthương hiệu).

- Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu cho ban giám đốc HTX về quảntrịđ i ề u h à n h H T X , q u ả n l ý t à i c h í n h , x â y d ự n g k ế h o ạ c h c h i ế n l ư ợ c v à t ổ chứccáchoạtđộngmarketing.

Chương 4 tập trung phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước; phân tíchđiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với quyền năng kinh tế của phụnữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới (theo mô hình phân tích SWOT).Từ phân tích này vàt h ự c t r ạ n g q u y ề n n ă n g k i n h t ế c ủ a p h ụ n ữ n ô n g t h ô n trong mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam, Luận án đã hệ thống hoá chủtrương của Đảng, đề xuất quan điểm nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữnôngthôn trong môhình HTXkiểu mớiởViệt Namgiaiđoạn2020-2030.

Theo đó, Luận án đề xuất ba nhóm giải pháp nâng cao quyền năng kinhtế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới, bao gồm: (1) Nhómgiải pháp về chính sách thúc đẩy sự phát triển của mô hình HTX kiểu mới vàsự tham gia của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới; (2)Nhóm giải pháp liên quan đến các nội dung về quyền năng kinh tế của phụ nữnông thôn trong mô hình HTX kiểu mới:Giải pháp nâng cao năng lực kiểmsoát, định đoạt, chi phối các nguồn lực sản xuất, giải pháp nâng cao năng lựctiếp thu, sử dụng các kiến thức, kỹ năng phát triển sản xuất, giải pháp nângcao năng lực thu thập, phân tích, quản lý, ứng dụng thông tin trong phát triểnsảnxuất,giảiphápnângcaonănglựcthamgia,raquyếtđịnhvàthụhưởngt ừ thành quả từ mô hình hợp tác xã kiểu mới;(3) Nhóm giải pháp nâng caohiệuquảhoạtđộngcủacáchợptácxãvànângcaonănglựctựchủcủaphụn ữ nông thôn:Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, Giảipháp từ bản thân phụ nữ nông thôn.Ngoài ra, để các giải pháp có tính khả thitrongthựctế,LuậnánđãnêumộtsốkhuyếnnghịvớiChínhphủ,cácbộ/ngành,Uỷban nhân dântỉnh/thành phốvàHội LHPNViệt Nam.

KẾTLUẬN Ở Việt Nam, phụ nữ nông thôn là lực lượng có đóng góp lớn trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Tuy nhiên, vị thếcủa phụ nữ nông thôn Việt Nam trong các lĩnh vực của đời sống, quan hệ xãhội và trong gia đình chưa được phát huy đầy đủ, quyền năng kinh tế của họcòn nhiều hạn chế Với mục đích đánh giá thực trạng từ đó đề xuất giải phápnâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểumớiởViệtNamgiaiđoạn2020-

Ngày đăng: 02/07/2023, 20:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w