BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI LÊ THANH HUYỀN NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN[.]
Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
HQKD là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động khác Trong quá trình hoạt động, đây luôn là vấn đề được tổ chức kinh tế quan tâm hàng đầu, bởi vì dựa vào nó, DN có thể đánh giá được khả năng hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của mình, và đưa ra các quyết định phù hợp Dưới góc độ tài chính, các nhà kinh tế thường tiến hành phân tích HQKD của
DN dựa vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty với hệ thống các chỉ tiêu tài chính được lựa chọn Theo nhiều nhà kinh tế học như Kim Clark và Fujimoto (1991), Suwignjo, Bititci và Carrie (2000), James và John (2005), Brigham
(2010), việc đánh giá HQKD thường được thực hiện dựa trên việc phân tích các chỉ số được thiết kế để hiển thị mối quan hệ giữa các khoản mục trong báo cáo tài chính, qua đó nhà nghiên cứu có thể đánh giá tình hình tài chính nói riêng và thực trạng kinh doanh nói chung của DN trong sự so sánh ở nội bộ công ty và giữa các công ty với nhau Các nhà kinh tế học cho rằng phép đo HQKD có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về các biện pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề tồn đọng trong DN, chính vì vậy, đã có nhiều công trình khoa học được tiến hành để hệ thống hóa các chỉ tiêu tài chính có thể sử dụng để đánh giá HQKD của DN
Venkatraman và Ramanujam (1986) đã đặt nền tàng cho nghiên cứu HQKD trong bài báo “Measurement of business performance in strategy research: A comparison of approaches” Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã đưa ra hai hệ thống chỉ tiêu để đo lường HQKD bao gồm: chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu hoạt động Các tác giả cùng nhấn mạnh để đânhs giá HQKD, chỉ tiêu về tài chính phải bao gồm các chỉ số tính trên giá trị sổ sách và các chỉ số dựa trên giá trị thị trường Bên cạnh đó, hai nhà kinh tế học cũng khuyễn nghị sử dụng các chỉ tiêu hoạt động trong việc đánh giá HQKD của DN.
Dựa trên nghiên cứu của của Venkatraman và Ramanujam (1986), Murphy và cộng sự (1996) đã phân chia các tiêu chí đánh HQKD thành 8 nhóm: mức độ hiệu quả, mức độ tăng trưởng, tỷ suất sinh lợi, quy mô công ty, tính thanh khoản, mức độ thành công/ thất bại, thị phần và đòn bẩy tài chính Trong đó, các tác giả cũng nhấn mạnh mức độ hiệu quả, mức độ tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận là những chỉ tiêu đóng vai trò quan trọng nhất khi đánh giá HQKD của một doanh nghiệp.
Bên cạnh các chỉ tiêu cơ bản, Chen và Dodd (1997) đã đưa ra mô hình về giá trị gia tăng kinh tế (Economic value added- EVA) để đánh giá hiệu quả DN trong công trình nghiên cứu “An empirical examination of a new corporate performance measure”
C Walsh (2008) đánh giá HQKD của DN dựa khả năng sinh lợi Thông qua việc giải thích cụ thể các chỉ số tài chính, tác giả giúp cho các nhà quản lí DN nhận ra những thay đổi quan trọng trong hoạt động của công ty và những tác động của nền kinh tế mà họ cần phải chú ý tới Các chỉ số đã cho thấy mối quan hệ tồn tại giữa các phần khác nhau của một DN, và sự cần thiết của sự cân bằng tương đối giữa các bộ phận này Do đó, kết quả phân tích các chỉ số tài chính sẽ giúp các nhà quản lý phối hợp với nhau hiệu quả hơn Ngoài ra, tác giả cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của DN Có thể nói, đây là một cuốn cẩm nang về tài chính của các nhà quản trị nói chung và các giám đốc tài chính nói chung.
Higgins (2007) cũng hệ thống hóa lý thuyết để đánh giá kết quả hoạt động của
DN dựa trên kết quả hoạt động tài chính Trong tác phẩm của mình, tác giả đã trình bày một cách chi tiết các nguồn số liệu cần thiết để phục vụ cho hoạt động phân tích tài chính và những chỉ số quan trọng, thông qua đó có thể có được những nhận xét cơ bản về tình hình tài chính của DN Các chỉ tiêu tài chính được hệ thống lại tương đối đầy đủ bao gồm nhóm chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn, nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu rủi ro cơ cấu nợ, nhóm chỉ tiêu rủi ro cơ cấu chi phí… Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ rõ các mối liên hệ giữa các chỉ số và đào sâu phân tích các thuật ngữ tài chính nhằm giúp cho việc phân tích được chính xác hơn.
Theo nghiên cứu của R.Simon (2000), kết quả hoạt động của DN không chỉ được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu tài chính thông thường Tác giả đã hệ thống hóa được một số phương pháp phi tài chính thông qua đó có thể đưa ra được nhận định về kết quả hoạt động của DN Tài liệu cũng đưa ra hướng dẫn cho các DN xây dựng hệ thống kiểm soát và quản lý nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguyễn Tấn Bình (2008) đã đưa ra được nhóm các hệ số tài chính cơ bản để đánh giá HQKD của DN như các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính…, kèm theo đó là các ví dụ cụ thể để minh họa cho lý thuyết Tuy nhiên,hiện nay, các nhà phân tích tài chính đã phát triển thêm các thước đo khác là MVA (Market value added) và EVA (Economic value added), tác giả chưa đề cập đến hai giá trị này khi đánh giá HQKD của doanhh nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống các chỉ tiêu để đo lường và đánh giá HQKD, nhưng vì chưa có sự thống nhất việc lựa chọn các chỉ tiêu để đưa vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, các khoa học có thể sử dụng rất nhiều chỉ tiêu kinh tế khác nhau Trong khi Maryanee và Don (2006) dùng chỉ số lợi nhuận (LN) trên tổng tài sản (ROA) làm thước đo hiệu quả sử dụng tài sản trong DN,
James và John (2005) sử dụng ROS làm thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DN Graham (2007) lại cho rằng tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu (VCSH) (ROE) là tỷ lệ quan trọng nhất trong các chỉ số đo lường hiệu suất tài chính vì nó có thể thúc đẩy giá cổ phiếu tăng lên Tuy nhiên, trong các nghiên cứu gần đây, các học giả tin rằng không thể tìm thấy một biến đại diện duy nhất để xác định hiệu quả tài chính nói riêng và HQKD nói chung (Crockett 1997, Houben và Kakes 2004 và Schinasi 2004). Almajali et al (2012) lập luận rằng có nhiều cách đo lường HQKD, và mỗi chỉ số lại đưa tới những thông tin khác nhau Ví dụ, ROS cho thấy một công ty kiếm được bao nhiêu LN so với doanh thu của nó, ROA giải thích khả năng sử dụng tài sản của công ty và ROE cho thấy các nhà đầu tư kiếm được bao nhiêu từ khoản đầu tư của họ Mặc dù vậy, trong các công trình khoa học tìm hiểu về HQKD của DN, tỷ số LN trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời (TSSL) của vốn chủ sở hữu (VCSH) (ROE), TSSL của vốn đầu tư (VĐT) (ROC) và hệ số LN trên doanh thu (ROS) và Tobin’s Q là các thước đo được nhiều nhà kinh tế sử dụng, như nghiên cứu của Ross, Westerfield, & Jordan
(2010), Walker (2001), Waddock và Graves (1997), Ruf và cộng sự (2001), Margarita
(2004), James và John (2005), Gerwin, Hans và Arjen (2007), Haniffa và Hudaib
(2006), Holdiness, Kroszner và Sheejan (1999), Cho (1998) và Morck, Shleifer và Vishny (1988).
(Bảng tóm tắt tổng quan nghiên cứu về các chỉ tiêu đo lường HQKD của DN được trình bày chi tiết trong Phụ lục 1)
1.1.2 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của DN, nhiều công trình khoa học đã được thực hiện với những phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp định tính, định lượng (dựa trên số liệu sơ cấp hoặc/và số liệu thứ cấp) hay có sự phối hợp cả phương pháp định tính và định lượng)
Luận án tiến sỹ "Financial and Operational Performance of Privatized Cement Industrial Units of Pakistan" được thực hiện bởi Yaseen Ghulam năm 2012.
Tác giả đã kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá hiệu suất hoạt động và tài chính của các công ty được tư nhân hóa thuộc ngành công nghiệp xi măng tại Pakistan Thông qua nghiên cứu, tác giả kết luận rằng đã có sự thay đổi rất lớn về hiệu quả tài chính ở các DN kể từ khi giai đoạn tư nhân hóa bắt đầu, và khả năng sinh lời chịu ảnh hưởng tương đối lớn từ điều kiện kinh tế, luật và các luật lệ khác Trong nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế, tác giả đã sử dụng phương pháp bao dữ liệu phi tham số (non – parametric Data Envelopment Analysis, viết tắt là DEA) trên cơ sở phân tích giới hạn, kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật của các công ty tư nhân hóa đã không cải thiện trong giai đoạn 1993-2011 Tuy nhiên, nhờ vào hiệu quả chi phí tăng lên, năng suất yếu tố tổng hợp được cải thiện Nghiên cứu này cũng đã kiểm tra mức độ cạnh tranh trong giai đoạn hậu cải cách bằng cách sử dụng các chỉ số cạnh tranh phổ biến Nghiên cứu kết luận rằng ngành công nghiệp đã chuyển từ giai đoạn cạnh tranh cao, không chịu sự chi phối của thị trường sang một giai đoạn chịu tác động từ sức mạnh thị trường và trở nên tương đối kém cạnh tranh Việc đánh giá HQKD và sự tác động của các yếu tố đến HQKD được tác giả tiến hành rất công phu, nhưng HQKD ở trong luận án mới chỉ được đánh giá dựa trên số liệu kế toán mà chưa đề cập tới các chỉ số có tính tới giá trị thị trường Chính vì vậy, mục tiêu “tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu doanh nghiệp” chưa được đánh giá nhiều trong luận án.
Luận án tiến sỹ " The Contribution of Tangible and Intangible Resources, and
Capabilities to A Firm’s Profitability and Market Performance: Empirical Evidence from Turkey " được thực hiện bởi Rifat Kamasak năm 2013 Tác giả cũng sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Tác giả đã tiến hành đánh giá mức độ tác động các nguồn lực hữu hình và vô hình đến hiệu quả thị trường và khả năng sinh lời của DN dựa trên các thước đo thị phần, doanh thu và LN Bởi vì nghiên cứu tập trung vào việc phát triển mô hình, vậy nên phương pháp hồi quy phân cấp được khai thác sử dụng Luận án được thiết kế tuần tự, bắt đầu từ các phương pháp định tính như phỏng vấn sâu, nghiên cứu tài liệu, thực hiện khảo sát, sau đó là phương pháp định lượng bằng việc kiểm tra thực nghiệm một loạt các giả thuyết liên quan đến sự tác động của của các nguồn lực và khả năng vào HQKD của công ty Phân tích dữ liệu định tính chỉ ra văn hóa tổ chức, tài sản, vốn nhân lực, quy trình kinh doanh và khả năng kết nối mạng là những yếu tố quan trọng nhất quyết định tới HQKD của công ty. Kết quả khảo sát cho thấy tài nguyên vô hình có đóng góp lớn hơn cho hiệu quả hoạt động công ty so với tài nguyên hữu hình Trong luận án, HQKD đã dựa trên cả số liệu kế toán và dữ liệu thị trường, tuy nhiên, do mục tiêu là tìm ra biến mới để phát triển mô hình cũ, nên kết quả nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào các số liệu một năm tài chính (năm 2013), vì vậy, luận án đã không đưa ra được những tác động trong dài hạn của các yếu tố đến HQKD của DN.
Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp Việt Nam (2020) định nghĩa DN “là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” Trong quá trình tồn tại, DN sẽ có nhiều mục tiêu khác nhau được quyết định bởi chủ sở hữu DN, dựa trên nhận định về tình hình kinh tế, chiến lược kinh doanh… Tuy nhiên, dưới góc độ tài chính, mục tiêu của DN là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu Để đạt được mục tiêu này, LN là yếu tố được quan tâm hàng đầu, bởi vì nó có thể phản ánh phần nào kết quả của quá trình đầu tư,sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại DN Tuy nhiên, nếu như nhà phân tích tài chính chỉ tập trung vào tổng mức lợi nhuận, kết luận đưa ra sẽ không phản ánh được mức độ hoàn thành mục tiêu hoạt động của DN Bởi vì có những trường hợp lợi nhuận tăng nhưng lại không tăng được giá trị cho chủ sở hữu Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi cụ thể Nói một cách khác, vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm đó là “hiệu quả kinh doanh” chứ không phải là lợi nhuận đơn thuần (Nguyễn Thu Thủy, 2011).
Khi gắn "hiệu quả" vào hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, Paul A. Samuelson (1989) cho rằng: "Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người" Lebas
(1995) nhận định "hiệu quả liên quan đến việc triển khai và quản lý tốt các nội dung của mô hình nhân quả, điều này có thể dẫn đến việc đạt được kịp thời các mục tiêu đã định trong những ràng buộc cụ thể đối với công ty và ở các tình huống khác biệt” Xét dưới góc độ này, HQKD được hiểu là mức độ tận dụng các yếu tố đầu vào để tạo nên sản phẩm hay dịch vụ Nghiên cứu của Venkatraman và Ramanujam (1986), Murphy và các cộng sự (1996), Kim và Takahiro (1991) cũng nhấn mạnh rằng HQKD hướng tới sự so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra ban đầu, do đó, hoạt động này được thực hiện thông qua các số liệu liên quan được lấy từ báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế và một số những nguồn dữ liệu khác Chúng được thu thập, tính toán, so sánh và giải thích để chỉ ra tình trạng tài chính, khả năng sinh lời, và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Suwignjo, Bititci and Carrie, 1997).
Bàn về vấn đề này, nhiều nhà kinh tế Việt Nam cũng đưa ra các quan điểm tương tự Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2002) xem xét HQKD thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa kết quả thu về như doanh thu, lợi nhuận, so với các yếu tố bỏ ra như tài sản, vốn chủ sở hữu, sử dụng cho kinh doanh Tác giả Nguyễn Văn Công
(2009) định nghĩa HQKD “là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân, tài, vật, lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất” Phát triển từ các khái niệm này, khi phân tích HQKD, tác giả Nguyễn Văn Tạo (2004) không chỉ là sự so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra; mà còn đánh giá “việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào” Tác giả Trần Thị Thu Phong (2012) cũng nhận định rằng
“HQKD là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của DN vào kinh doanh sao cho hao phí nguồn lực là thấp nhất nhưng lợi ích mang lại là cao nhất. Lợi ích mang lại không chỉ cho bản thân DN mà còn cho cả xã hội” Tác giả Nguyễn Năng Phúc định nghĩa “HQKD là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất” Theo quan điểm của tác giả Vẫn Văn Linh và Đặng Ngọc Hùng, “HQKD là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí bỏ ra ít nhất để đạt được kết quả đó”.
Tóm lại, HQKD là một phạm trù kinh tế được biểu hiện thông qua hệ thống chỉ tiêu so sánh giữa kết quả đầu ra với yếu tố nguồn lực đầu vào nhằm đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở giúp doanh nghiệp có phương hướng để hoàn thành các mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn Đây cũng chính là quan điểm xuyên suốt của luận án Dưới góc độ này, luận án tiến hành phân tích HQKD của các DN ngành thực phẩm, sử dụng kết quả này làm cơ sở để xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của DN.
1.2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích HQKD có thể định nghĩa là việc chia các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, trên cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu (GS,TS Bùi Xuân Phong (1999)).
Dựa vào mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, hoạt động phân tích HQKD của DN có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau Pierre và các cộng sự (2009) định nghĩa phân tích HQKD là quá trình thu thập, phân tích và hoặc báo cáo thông tin liên quan đến hiệu quả tài chính của một cá nhân, nhóm hoặc tổ chức kinh tế Trần Thị Thu Phong (2012) nhận định phân tích HQKD “là việc xem xét, đối chiếu, so sánh và đánh gíá HQKD của DN thông qua các chỉ tiêu hiệu quả giữa hiện tại và quá khứ của DN, giữa hiệu quả của DN mình với các hiệu quả của DN khác trong cùng ngành, cùng lĩnh vực” Việc đánh giá HQKD bao gồm cả việc nghiên cứu quy trình so sánh kết quả kinh doanh với kế hoạch ban đầu Như vậy, theo cách hiểu này, sự phân tích HQKD của DN cần phải được tiến hành một cách toàn diện cả về không gian và thời gian, cả về mặt định tính và định lượng Các tác giả Venkatraman và Ramanujam (1986), Murphy và các cộng sự (1996) cho rằng, trước hết, sự phân tích HQKD (business performance) nên tập trung vào các chỉ số hiệu quả tài chính (financial performance), bởi vì những chỉ số này có thể bước đầu phản ánh được khả năng đáp ứng các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp Tiếp theo, sự phân tích này cần được mở rộng đến hiệu quả hoạt động (operational performance), tức là phân tích tới các số liệu về thị phần, chất lượng sản phẩm, hiệu quả marketing, giá trị gia tăng, , chỉ như thế thì việc đánh giá về HQKD mới có thể toàn diện Theo Brigham (2010) việc đánh giá HQKD thường được thực hiện dựa trên việc phân tích các chỉ số được thiết kế để hiển thị mối quan hệ giữa các khoản mục trong báo cáo tài chính, qua đó nhà nghiên cứu có thể đánh giá tình hình tài chính nói riêng và thực trạng kinh doanh nói chung của doanh nghiệp trong sự so sánh ở nội bộ công ty và giữa các công ty với nhau Rouf (2011) cho rằng những gì các công ty cung cấp cho các nhà đầu tư là khả năng dễ dàng đánh giá được giá trị của một công ty và điều này mang lại cho họ rất nhiều lợi thế Đây là lý do tại sao HQKD của một công ty có thể được xác định từ các báo cáo tài chính chi tiết của tổ chức Với mục tiêu đánh giá HQKD qua phân tích tài chính, các nhà nghiên cứu James và John (2005) đã chỉ ra rằng hoạt động này cần phải được thực hiện để phân tích tình trạng tài chính của DN ở nhiều mặt, và công cụ được sử dụng nhiều nhất để kiểm tra tài chính nội bộ doanh nghiệp chính là các chỉ tiêu tài chính.
Mặc dù có những quan điểm khác nhau về việc phân tích HQKD, nhưng có thể hiểu, phân tích HQKD của DN được hiểu là việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá HQKD của các DN
Phân tích HQKD thường dựa vào thông tin trong các báo cáo tài chính và các nhóm hệ số, qua đó đưa ra nhận định về mức độ hoàn thành mục tiêu của DN Trong quá trình tồn tại, DN sẽ có nhiều mục tiêu khác nhau được quyết định bởi chủ sở hữu
DN, dựa trên nhận định về tình hình kinh tế, chiến lược kinh doanh… Tuy nhiên, dưới góc độ tài chính DN, mục tiêu của DN là nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu. Mục tiêu này được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu như sau:
+ Tối đa hóa LN sau thuế: Đây là một chỉ tiêu được nhiều đối tượng quan tâm nhưng nó có hạn chế là không phản ánh được sự gia tăng của giá trị cho chủ sở hữu.
+ Tối đa hóa LN trên cổ phần: Chỉ tiêu này có thể khắc phục được những hạn chế của chỉ tiêu trên Tuy nhiên, nó vẫn bị hạn chế ở một số điểm, bao gồm: chưa xét đến yếu tố thời gian của tiền và độ dài của LN kỳ vọng; chưa xem xét đến yếu tố rủi ro; không cho phép sử dụng chính sách cổ tức để tác động đến giá cổ phiếu trên thị trường.
+ Tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu: Đây là một mục tiêu đáp ứng yêu cầu hợp lý của DN và chủ sở hữu DN Khi theo đuổi mục tiêu này, hiệu quả kinh doanh đã được xem xét cả ở góc độ thời gian, rủi ro và một số yếu tố khác Nếu quy các loại hình doanh nghiệp khác theo góc độ của công ty cổ phần và thị trường chứng khoán, các chủ sở hữu là các cổ đông thì tối đa hóa giá trị tài sản của các cổ đông cũng là tối đa hóa giá trị thị trường cổ phần của doanh nghiệp Tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp cũng chính là tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu, đây là mục tiêu bao quát nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1.1 Tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế vĩ mô
DN không phải hoạt động trong môi trường chân không mà tồn tại trong mối quan hệ tương tác qua lại với nhiều đối tượng trong nền kinh tế, vì vậy, những thông tin của nền kinh tế cần phải được khai thác trong quá trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của DN Ở giai đoạn tăng trưởng, các cơ hội kinh doanh thuận lợi thường được mở rộng Cụ thể, khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng, dẫn đến sự gia tăng trong sức tiêu thụ sản phẩm của các DN Ngoài ra, sự tăng trưởng kinh tế vĩ mô cũng khiến cho các kênh huy động vốn trực tiếp và gián tiếp hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận các nguồn vốn để tái sản xuất và mở rộng qui mô kinh doanh, tăng doanh thu và LN Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước có thể sẽ thu hút nhiều công ty nước ngoài tham gia vào cung ứng sản phẩm, làm gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường. Trong khi đó, ở giai đoạn suy thoái của nền kinh tế, các cơ hội kinh doanh thường bị thu hẹp do ảnh hưởng của sự thắt chặt chi tiêu và sự co hẹp trong VĐT do tích lũy của các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh tế giảm Điều này khiến cho doanh thu và LN của các DN nói chung, và DN ngành thực phẩm nói riêng có xu hướng giảm sút nhanh chóng và tình hình tài chính của các DN thường trở nên khó khăn hơn Tuy nhiên, sự suy thoái kinh tế lại có thể khiến cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào và chi phí nhân công rẻ hơn, sự cạnh tranh bớt gay gắt hơn, được Chính phủ hỗ trợ nhiều hơn, dẫn đến những cải thiện tích cực cho HQKD Như vậy, sự tác động của yếu tố tăng trưởng kinh tế vĩ mô cần được xem xét dưới nhiều góc độ, để từ đó, các DN có thể có những biện pháp phù hợp để nâng cao HQKD của công ty.
Lạm phát là một biến số của kinh tế vĩ mô có khả năng làm thay đổi giá cả của tất cả các hàng hóa, dịch vụ, vì vậy, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến HQKD của mọi DN. Trong thực tế, tác động của lạm phát tới các DN có cả mặt tích cực và tiêu cực Một mặt, khi lạm phát được duy trì ở mức độ vừa phải (thường ở mức một con số), nó chính là một yếu tố kích thích tái sản xuất và mở rộng Hai nhà kinh tế học Mundell(1963) và Tobin (1965) đã chỉ ra rằng, lạm phát khiến cho con người hạn chế giữ tiền mặt, thay vào đó, họ đổ tiền vào các tài sản sinh lợi Điều này làm gia tăng tích lũy vốn trong nền kinh tế và thúc đẩy cho kinh tế phát triển Đây là một điều kiện giúp cho các DN có thể cải thiện HQKD.
Tuy nhiên, khi lạm phát ở mức từ hai con số trở lên, tác động tích cực của nó sẽ dần biến mất và bị thay thế bởi những ảnh hưởng tiêu cực Khi đó, sức mua của đồng tiền bị giảm sút nghiêm trọng, khiến cho chi phí sản xuất tăng, làm tăng giá cả hàng hóa đầu vào dẫn đến sự suy giảm trong sức tiêu thụ của sản phẩm đầu ra Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát cao có thể kéo theo sự gia tăng trong lãi suất cho vay, khiến các công ty không tiếp cận được nguồn vốn, hoặc phải chấp nhận một gánh nặng trả lãi lớn Đây thực sự là một khó khăn đối với các công ty phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vay nợ ngắn hạn Nghiêm trọng hơn, tỷ lệ lạm phát cao có thể dẫn tới nguy cơ các công ty không bảo toàn được vốn kinh doanh, gây ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của DN Trong bối cảnh đó, các DN thường phải cần phải có những chính sách phù hợp để chống đỡ lại tác động tiêu cực của lạm phát.
Tóm lại, lạm phát là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hoạt động của các DN nói chung, và DN ngành thực phẩm nói riêng, vì vậy, việc đánh giá chiều hướng và mức độ tác động của yếu tố này đến HQKD của DN là cần thiết Đây chính là cơ sở để các nhà quản lý có thể lựa chọn các giải pháp phù hợp trong trường hợp lạm phát xảy ra, qua đó cải thiện tình hình kinh doanh của công ty.
1.3.1.3 Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Đây là yếu tố liên quan đến lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, khi các DN tạo được lợi thế cạnh tranh, HQKD của các DN có thể được cải thiện nhanh chóng Lợi thế cạnh tranh có thể được tạo nên từ những quyết định đúng đắn, mà theo định nghĩa của các nhà khoa học, đây được xem như một trong các nội dung của chiến lược cạnh tranh Porter’s (1985) định nghĩa chiến lược cạnh tranh là việc tìm kiếm một vị trí cạnh tranh thuận lợi trong một ngành, nhằm thiết lập một vị trí có lợi và bền vững trước các đối thủ kinh doanh, qua đó tạo nên lợi thế cạnh tranh cho DN Theo ông, có ba chiến lược chung khả thi dựa trên lợi thế cạnh tranh: khác biệt hóa sản phẩm với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm vượt trội; dịch vụ khách hàng hoặc hình ảnh; dẫn đầu về chi phí tổng thể trong ngành; và tập trung vào một nhóm người mua, vị trí địa lý hoặc phân khúc thị trường cụ thể. Đối với các DN ngành thực phẩm, việc lựa chọn tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty Theo khái niệm này, khi các DN chọn một trong các hệ thống tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, họ sẽ phải xét đến mức độ phù hợp của những tiêu chuẩn này với chiến lược kinh doanh và khả năng đáp ứng của công ty, qua đó giúp cho công ty đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề rất được quan tâm hiện nay, đặc biệt là khi đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến sức khỏe của người tiêu dùng và dễ mang đến những bệnh tật nguy hiểm về lâu dài Chính vì vậy, đối với các DN thực phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến HQKD trong ngắn hạn và dài hạn của DN.
Một mặt, các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm khiến cho các DN tốn nhiều chi phí hơn Mỗi loại chứng chỉ sẽ có những quy định về mức độ an toàn thực phẩm khác nhau Như vậy, khi mức độ vệ sinh thực phẩm càng cao, chi phí đầu vào sẽ càng tốn kém, dẫn tới giá thành sản phẩm tăng lên Vì thu nhập của các DN trong lĩnh vực chế biến thực phẩm chịu sự ảnh hưởng lớn từ thu nhập của người mua hàng, nên trong ngắn hạn, vấn đề này có thể làm giảm sức tiêu thụ sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh với các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ, khó lòng chiếm lĩnh thị trường ở các vùng có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, việc tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm lại khiến cho các DN có cơ hội phát triển lâu dài Vì doanh thu của các DN trong lĩnh vực chế biến thực phẩm bị tác động bởi sở thích của người tiêu dùng, nên các chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm uy tín có thể giúp DN chiếm được niềm tin của người mua, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh với các công ty khác Ngoài ra, với xu thế toàn cầu hóa, sự mở rộng thị phần sang các quốc gia phát triển là một hướng đi được nhiều DN lựa Khi đó, các chứng chỉ uy tín chính là điều kiện tiên quyết giúp cho DN có thể xuất khẩu hàng hóa một cách thuận lợi.
Như vậy, các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến HQKD của DN Chính vì thế, việc lựa chọn hệ thống tiêu chuẩn đánh giá về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần được quyết định dựa trên việc xem xét vấn đề một cách toàn diện.
Các DN nói chung và các DN ngành thực phẩm nói riêng chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ sự sẵn có và giá cả của nguồn nguyên vật liệu, vì vậy, khi nguồn cung ứng hàng hóa đầu vào ổn định và dồi dào, DN có thể tránh được các tổn thất do ngưng trệ về sản xuất hay sự gia tăng giá cả do khan hiếm nguồn hàng, qua đó ổn định được giá cả sản phẩm đầu ra và cải thiện được HQKD.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
HQKD của các DN nói chung và các DN ngành thực phẩm nói riêng chịu sự tác động lớn của thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và nước ngoài Khi thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, các DN có thể tăng doanh thu, từ đó cải thiện HQKD của công ty Bên cạnh đó, yếu tố này có thể hạn chế sự phụ thuộc của các DN vào thu nhập và sở thích của người tiêu dùng bằng cách cung ứng sản phẩm cho các thị trường khác nhau.
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế (hệ thống giao thông, hệ thống liên lạc, viễn thông, điện, nước…) có ảnh hưởng trực tiếp đến HQKD của DN nói chung và các DN ngành thực phẩm nói riêng Bởi vì nhiều DN, đặc biệt là các DN ngành thực phẩm, thường được đặt tại các vùng ngoại ô, nông thôn, nên cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống liên lạc, viễn thông phát triển thì lưu thông hàng hóa sẽ thuận tiện, là điều kiện để tiết kiệm chi phí trong quá trình kinh doanh, và ngược lại.
Lãi suất tín dụng là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động tài chính của các DN nói chung và các DN ngành thực phẩm nói riêng, bởi vì các DN phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Chính vì vậy, trong công tác huy động vốn, DN luôn phải cân nhắc tới yếu tố lãi suất trước khi đưa ra quyết định và xu hướng chung là khi lãi suất tăng sẽ tác động làm giảm cầu đầu tư của
DN và ngược lại Mặt khác, lãi suất tăng cao còn có tác động giảm cầu tiêu dùng của xã hội do xu hướng tăng tiết kiệm và giảm tiêu dùng trong phân bổ thu nhập cá nhân, từ đó hoạt động kinh doanh của DN cũng bị ảnh hưởng.
Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với DN
Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước như chính sách thuế, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu, quy chế về quản lý và khấu hao tài sản cố định,… thể hiện sự định hướng của Nhà nước đối với DN Tài chính DN cần xem xét đến yếu tố này để tận dụng được các lợi thế từ chính sách và luôn tuân thủ pháp luật.
Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính Để đáp ứng nhu cầu về vớn nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh, hoạt động của
Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu
2.1.1.1 Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong tới hiệu quả kinh doanh của doanh
(1) Ảnh hưởng của sức mạnh tài chính
- Khả năng thanh toán Đã có nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng khả năng thanh khoản có khả năng tác động tới HQKD của DN Adams và Buckle (2003) sử dụng khả năng thanh toán hiện thời để xác định khả năng hoàn trả các khoản nợ của DN với các chủ nợ mà không phải sử dụng các giải pháp như bảo lãnh và đầu tư hay bán tài sản tài chính Nghiên cứu đã chỉ ra một mối quan hệ dương và có ý nghĩa thống kê giữa khả năng thanh khoản và HQKD của DN Fazzari và cộng sự (1988) đã thu thập dữ liệu của 421 công ty sản xuất của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1970-1984 và kết quả cho thấy mức độ thanh khoản có tác động đáng kể đến HQKD của công ty Hu và các cộng sự (2006) đã nghiên cứu dữ liệu của các công ty niêm yết của Trung Quốc và chỉ ra rằng khả năng thanh khoản có mối tương quan tích cực đáng kể với HQKD của công ty Seema và cộng sự (2011) đã đo lường các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN khu vực công trong một khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 2007 Để thực hiện nghiên cứu, các tác giả đã xác định mức độ ảnh hưởng của khả năng thanh khoản thông qua hai chỉ số hệ số khả năng thanh toán hiện thời và hệ số khả năng thanh toán nhanh Kết quả cho thấy sự gia tăng mức độ thanh khoản đã mang lại tác động mạnh mẽ đến hiệu quả tài chính, qua đó cải thiện HQKD của các công ty.
Tùy vào mục tiêu và lĩnh vực nghiên cứu, các nhà phân tích lựa chọn một số chỉ tiêu liên quan để đại diện cho khả năng thanh toán để đưa vào mô hình Trong thực tế, hệ số khả năng thanh toán tức thời và hệ số khả năng thanh toán nhanh là hai chỉ số được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn để đưa vào mô hình nghiên cứu Tuy nhiên, các công ty thực phẩm phụ thuộc khá nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu mua nguyên vật liệu đầu vào, và giá trị của hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, khối lượng hàng tồn kho của các DN trong ngành là tương đối lớn và không ổn định khi nền kinh tế có sự thay đổi hoặc xuất hiện những dự báo bất thường về yếu tố bên ngoài khiến cho giá nguyên vật liệu có khả năng biến động mạnh trong tương lai Chính vì vậy, nếu không loại bỏ hàng tồn kho, khả năng thanh toán của các
DN sẽ không được đánh giá đúng mức và dữ liệu của yếu tố này cũng khó đảm bảo điều kiện có xu hướng để phân tích hồi quy Xuất phát từ những nguyên nhân kể trên, hệ số khả năng thanh toán nhanh sẽ được lựa chọn làm đại diện của Khả năng thanh toán trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của DN.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Mặc dù vậy, khi đánh giá về sức mạnh tài chính của DN, các nhà phân tích vẫn cần phải sử dụng các hệ số khác để đánh giá về khả năng thanh toán của công ty.
Dựa vào các nghiên cứu đi trước, giả thuyết về tác động của khả năng thanh toán đến HQKD trong luận án được đặt ra như sau:
Giả thuyết: Khả năng thanh toán có ảnh hưởng tích cực tới HQKD của DN
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mức độ tác động đánh kể của hiệu quả hoạt động đến HQKD của DN thuộc nhiều ngành nghề khác nhau.
Wu, Li và Zhu (2010) đã sử dụng tỷ lệ vòng quay tổng tài sản để phản ánh việc quản lý tài sản của công ty Họ phân tích thực nghiệm những yếu tố tác động đến HQKD của các DN nông nghiệp niêm yết trên sàn bằng nhiều mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tích cực đáng kể giữa hệ số sinh lời tổng tài sản và vòng quay tổng tài sản của các DN nông nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán Qua đó, các tác giả rút ra kết luận hiệu quả hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty các được nghiên cứu Nó tác động trực tiếp đến khả năng, tốc độ tăng doanh thu và mở rộng quy mô của công ty. Seema et al (2011) đánh giá hiệu quả hoạt động của DN bằng cách sử dụng vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản dài hạn và vòng quay tài sản ngắn hạn Các tác giả chỉ ra rằng doanh thu thấp là dấu hiệu của việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực sẵn có và
DN chưa khai thác hết công suất hay tiềm năng của tài sản Thông thường, vòng quay tổng tài sản của công ty càng cao thì tài sản được sử dụng càng hiệu quả Và kết quả cũng cho thấy khi tài sản càng được khai thác tốt thì HQKD của DN càng tăng Dinh và Sha (2011) sử dụng vòng quay tổng tài sản để đánh giá HQKD của DN Các tác giả đã thu thập dữ liệu của Công ty TNHH Công nghiệp Lâm nghiệp Cát Lâm và sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Kết quả cho thấy vòng quay tổng tài sản có mối tương quan tích cực với hiệu quả tài chính Các nhà phân tích kết luận rằng khi hiệu quả sử dụng tài sản càng cao thi hiệu quả hoạt động của công ty càng cao.
Khi xem xét để lựa chọn hệ số đại diện cho khả năng hoạt động của mẫu nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy các vòng quay tài sản ngắn hạn, dài hạn và tổng tài sản trung bình ngành có sự tăng/giảm khá giống nhau qua các năm, vì vậy, việc phân tích cả ba chỉ số trong mô hình sẽ không đưa lại hiệu quả cao.
Bảng 2.1: Vòng quay tài sản ngắn hạn, vòng quay tài sản dài hạn và vòng quay tổng tài sản trung bình của ngành thực phẩm
Vòng quay tài sản ngắn hạn 2.84 2.96 2.73 2.9 2.69 2.5
Vòng quay tài sản dài hạn 4.63 4.67 4.5 4.53 3.79 3.85
Vòng quay tổng tài sản 1.76 1.81 1.7 1.78 1.57 1.51
(Nguồn: Niên giám thống kê 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019)
Trong khi đó, ROS được sử dụng làm thước đo hiệu quả của hoạt động kinh doanh, mà ROS và vòng quay tổng tài sản thường có xu hướng ngược nhau nên các nhà nghiên cứu thường tìm hiểu hệ số LN doanh thu trong mối quan hệ với vòng quay tổng tài sản.
Xuất phát từ hai nguyên nhân kể trên, trong luận án, chỉ số tài chính vòng quay tổng tài sản sẽ được sử dụng làm yếu tố đại diện cho hiệu quả hoạt động trong mô hình. Đây là một chỉ số tương đối phù hợp với ngành nghiên cứu Đối với các DN trong ngành, tài sản dài hạn và ngắn hạn đều có tác dụng quan trọng như nhau, trong khi tài sản dài hạn đảm bảo khả năng phát triển lâu dài cho DN thông qua việc đầu tư máy móc, mặt bằng…, thì tài sản ngắn hạn giúp cho DN có thể đảm bảo cho những nhu cầu ngắn hạn như nguyên vật liệu đầu vào, hàng tồn kho,… Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả hoạt động trên tổng tài sản là phù hợp với đặc trưng ngành nghề.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu
Tổng tài sản bình quân Mặc dù vậy, khi đánh giá về sức mạnh tài chính của DN, các nhà phân tích vẫn cần phải sử dụng các hệ số khác để đánh giá về khả năng hoạt động của công ty.
Dựa vào các nghiên cứu đi trước, giả thuyết về tác động của khả năng hoạt động đến HQKD trong luận án được đặt ra như sau:
Giả thuyết: Khả năng hoạt động có ảnh hưởng tích cực tới HQKD của DN
Các chỉ số trong đòn bẩy tài chính đề cập đến tỷ lệ thành phần của từng loại vốn trong tổng nguồn vốn của công ty Cấu trúc vốn của một DN là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, qua đó tác động mạnh mẽ đến HQKD (Ram et al, 1996). Mặc dù đã có nhiều chuyên gia tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tỷ số nợ và HQKD ở nhiều lĩnh vực, quốc gia và quy mô khác nhau, nhưng vẫn chưa thể đưa ra một câu trả lời nhất quán về mối quan hệ của hai yếu tố này.
- Tỷ số nợ và HQKD có mối quan hệ tương quan tích cực.
Nghiên cứu của Masulis và Ronald W (1980) đã chỉ ra mối tương quan tích cực giữa giá cổ phiếu phổ thông và đòn bẩy tài chính của DN, và hiệu quả tài chính của DN có mối tương quan tích cực với mức độ sử dụng nợ Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Comett và Travlos (1989) cho thấy đòn bẩy tài chính có mối tương quan dương với giá trị DN, lý do được nếu ra là đòn bẩy tài chính và giá trị DN được coi là hai biến nội sinh, chúng thay đổi cùng hướng khi các biến ngoại sinh thay đổi Wang và Yang
(1998) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính, quy mô DN và LN của 461 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải; và thấy rằng ba tỷ lệ này có mối quan hệ tích cực Hong và Shen (2002) đã điều tra dữ liệu của 221 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải từ năm 1995 đến 1997; và kết luận cấu trúc vốn của công ty có mối tương quan tích cực với hiệu quả tài chính.
- Tỷ số nợ và HQKD có mối quan hệ tương quan ngược chiều.
Titman và Wessels (1988) đã thu thập dữ liệu bảng của 469 công ty niêm yết ở
Mỹ trong lĩnh vực sản xuất từ năm 1972 đến năm1982, các tác giả đã tìm thấy mối tương quan nghịch giữa tỷ suất LN và tỷ lệ nợ Rajan và Zingalas (1995) đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy và HQKD của công ty, và mối quan hệ này sẽ biểu hiện rõ rệt hơn khi quy mô của công ty tăng lên Hall, Hutchin et al (2000) đã nghiên cứu tác động của tỷ lệ nợ dài hạn và ngắn hạn đến khả năng sinh lời của DN Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn có mối quan hệ nghich với HQKD của công ty Booth
(2001) đã sử dụng 10 công ty ở các nước đang phát triển làm mẫu, và thấy rằng có mối tương quan nghịch giữa cấu trúc vốn và HQKD của công ty ở chín quốc gia (trừ Zimbabwe) Ram và cộng sự (2003) đã thu thập báo cáo tài chính và dữ liệu thị trường vốn của 566 công ty lớn của Ấn Độ để nghiên cứu vấn đề này Họ phát hiện ra rằng cấu trúc vốn có mối quan hệ tiêu cực với hiệu quả tài chính của một công ty Các nhà phân tích chỉ ra rằng việc tăng nợ sẽ dẫn đến sự gia tăng rủi ro phá sản và rủi ro tài chính của công ty.
- Tỷ số nợ của năm trước có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của DN trong năm sau.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp t-test được sử dụng để kiểm định giả thuyết về sự khác biệt về giá trị trung bình của hai mẫu, trong đó một mẫu là các DN thực phẩm được công nhận là đạt tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn thực phẩm ISO 22000 và mẫu còn lại là nhóm chưa có một trong hai chứng chỉ trên Ý nghĩa của mô hình hồi quy được xác định ở khoảng tin cậy 95% và mức ý nghĩa 5%.
Giả thuyết Ho được đưa ra là không có sự khác biệt về HQKD giữa hai nhóm
DN thực phẩm, trong đó, nhóm 1 là nhóm có giấy chứng nhận ISO 22000, nhóm 2 là các DN còn lại Nếu giá trị Pr(|T| > |t|) lớn hơn 0.05 thì giả thuyết Ho được chấp nhận, khi đó, có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về HQKD giữa các DN có chứng chỉ hay chưa có chứng chỉ về an toàn thực phẩm Ngược lại, nếu Pr(|T| > |t|) nhỏ hơn 0.05 thì giả thuyết
- Sức mạnh tài chính của DN:
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu
Ho bị bác bỏ, khi đó, sự phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cho từng nhóm
DN là cần thiết và có ý nghĩa khoa học.
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu đối với mô hình tĩnh
2.2.2.1 Các phương pháp ước lượng được sử dụng đối với dữ liệu bảng trong mô hình tĩnh
(Cơ sở lí thuyết về các ước lượng OLS, FE và RE được trỉnh bày chi tiết trong phụ lục 6)
Cách tiếp cận vấn đề các yếu tố ảnh hưởng tới HQKD của DN đơn giản nhất là dùng hồi quy OLS, trong đó, dữ liệu sử dụng là dữ liệu chéo và không có sự xem xét đến yếu tố thay đổi theo thời gian của các quan sát.
Trong ước lượng FE, hiệu ứng thời gian và hiệu ứng không gian đều được xem xét khi đánh giá tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc Mô hình hiệu ứng tác động cố định rõ ràng ưu điểm hơn so với mô hình kết hợp tất cả các quan sát, tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của mô hình là tạo ra nhiều biến giả nên dẫn đến trường hợp đa cộng tuyến giữa các biến giả.
(3) Ước lượng RE Ước lượng RE tương đối giống với ước lượng FE Tuy nhiên trong mô hình REM, hệ số chặn được cố định, giá trị của nó bằng giá trị trung bình của các hệ số chặn trong FEM Sự khác nhau giữa hệ số này được đưa vào sai số ngẫu nhiên (εi).
(4) Hồi quy phân vị (hồi quy lượng tử)
Hồi quy phân vị bắt đầu được xây dựng và phát triển từ năm 1978, và ngày càng được sử dụng nhiều hơn do những lợi ích đặc biệt mà nó có thể đem lại so với hồi quy tuyến tính thông thường Khi sử dụng phương pháp ước OLS, phương pháp ước lượng FE/RE, các điểm ngoại lai đã bị loại bỏ để đảm bảo tính hiệu quả và không chệch của ước lượng Để có thể có kết luận tổng quát hơn cho vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKD của DN, hồi quy phân vị được sử dụng trong luận án Phương pháp hồi quy phân vị có điểm tương đồng với phương pháp hồi quy OLS ở chỗ cả hai đều hỗ trợ ước lượng mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích. Tuy nhiên, trong khi hồi quy OLS ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc, phương pháp hồi quy phân vị lại ước lượng giá trị của biến phụ thuộc tại từng phân vị τ của biến phụ thuộc (với τ thuộc khoảng (0,1)) τ = 0.5 thể hiện trung vị Bên cạnh đó, khác với phương pháp OLS hay các phương pháp khác, phương pháp hồi quy phân vị không ước lượng các hệ số được thực hiện qua quy tắc tối thiểu hóa bình phương phần dư mà thông qua tối thiểu hóa các phần dư lấy theo giá trị tuyệt đối theo trọng số Hồi quy phân vị được phát triển bởi Koenker và Bassett (1978) đảm bảo rằng mối quan hệ ngẫu nhiên giữa các biến ngẫu nhiên có thể được phân tích với độ chính xác cao hơn. Thay vì tập trung vào giá trị trung bình với các điều kiện nhằm loại bỏ tính chệch của ước lượng, hồi quy phân vị cung cấp kết quả rõ ràng hơn về tác động của các biến giải thích đối với biến được giải thích trên các phân vị khác nhau của toàn bộ phân phối. Hao và Naiman (2007) khẳng định rằng các mô hình hồi quy phân vị không bị ảnh hưởng bởi các giá trị ngoại lai và có nhiều thế mạnh so với các mô hình hồi quy tuyến tính và hồi quy phân vị “đặc biệt phù hợp khi phân tích trên mô hình hồi quy có sự hiện diện của phương sai thay đổi hoặc trong mẫu số liệu mà hàm phân phối của biến phụ thuộc bất đối xứng quanh giá trị trung bình Khi đó, hàm hồi quy phân vị trên các phân vị khác nhau sẽ có sự khác biệt rõ rệt, cho thấy tác động không giống nhau của biến độc lập đến biến phụ thuộc ở những phân vị khác nhau” Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng hồi quy phân vị vẫn có điểm yếu là chưa có đủ lý thuyết để phát hiện và xử lý hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi Chính vì vậy, hồi quy phân vị cần được thực hiện bên cạnh những hồi quy khác như OLS, FE, RE để đạt được mục tiêu đánh giá toàn diện sự tác động của các yếu tố vi mkoo, vĩ mô và tài chính đến HQKD của DN.
Trong nghiên cứu, luận án lựa chọn các phân vị 10, 25, 50, 75, 90 Việc lựa chọn này cũng nhất quán với một số nghiên cứu khác sử dụng hồi quy phân vị trong việc đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến HQKD của DN của Fekri AliShawtari và cộng sự (2016), Hoàng Thị Việt Hà và các cộng sự (2019)
(5) Phương pháp phân rã Oaxaca – Blinder
Phương pháp phân rã được xây dựng và phát triển bởi hai nhà kinh tế học Blinder (1973) và Oaxaca (1973), phương pháp này được sử dụng để tìm ra nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt trong giá trị trung bình của biến phụ thuộc giữa các nhóm. Ban đầu, phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu lí do tạo ra sự khác nhau về thu nhập giữa người da đen và người da trắng (Blinder, 1973), giữa nam và nữ (Oxaca
(1973), Simon và cộng sự (1999), Simon (2002), Luiz (2007), ) Sau này, nó được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về các lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực kinh tế vi mô và tài chính, như nghiên cứu về sự khác nhau trong tỷ lệ tồn tại giữa
DN Nhà nước và DN phi Nhà nước (Nguyễn Minh Hà, 2011), nguyên nhân khác biệt trong sở hữu cổ phiếu theo sắc tộc (Cong Wang, 2007), lí do dẫn tới sự khác nhau trong các khoản tín dụng giá cao (Chau Do, Irina, 2007),… Trong luận án, phương pháp này được sử dụng để xem xét yếu tố nào đóng vai trò chính dẫn tới sự chênh lệch về giá trị trung bình của các biến được giải thích (HQKD của DN ngành thực phẩm ở Việt Nam).Phương pháp phân rã Oaxaca – Blinder là kỹ thuật thống kê phân tách chênh lệch trung bình của biến phụ thuộc thành ba nhóm thành phần (hiệu ứng đặc điểm, hiệu ứng cấu trúc và hiệu ứng
Mô hình Y i,t = * + *X i,t + i,t là phù hợp Kiểm định H20: i = * với mọi i [1,N)
Kiểm định H10: i = * và i = * với mọi i [1,N)
Mô hình Y i,t = * + *X i,t + i,t là phù hợp
Mô hình Y i,t = i + *X i,t + i,t là phù hợp
Mô hình Y i,t = i + i X i,t + i,t là phù hợp tương tác) hoặc thành hai nhóm thành phần (hiệu ứng đặc điểm (Composition effect) và hiệu ứng cấu trúc (Structure effect)) Trong luận án, chệnh lệch trung bình của HQKD giữa doanh DN có giấy chứng nhận ISO 22000 và các DN còn lại sẽ được phân tách thành hai nhóm thành phần Phương pháp Oaxaca-Blinder sẽ cung cấp các thông tin về nguyên nhân của sự khác biệt: bao nhiêu phần trăm của chênh lệch là do giá trị/đặc tính của biến giải thích (hiệu ứng đặc điểm), và bao nhiêu phần trăm là do độ lớn của hệ số hồi quy (hiệu ứng cấu trúc) (Phương pháp được trình bày chi tiết trong phụ lục 7)
2.2.2.2 Quy trình kiểm định mô hình
Luận án sử dụng quy trình kiểm định của Hsiao (2003) để lựa chọn ước lượng phù hợp với mẫu nghiên cứu (Quy trình kiểm được trình bày chi tiết trong phụ lục 8)
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm định Để thực hiện những kiểm định mà Hsiao đưa ra, luận án sẽ thực hiện theo các bước sau đây (theo Baltagi (2008) và Gujarati (2004))
Bước 1 : Thực hiện ước lượng Pooled OLS, FE, RE Bước 2 : Lựa chọn giữa ước lượng OLS và FE
Giả thuyết H0 được đưa ra là tất cả các hệ số i đều bằng 0 Nếu giả thuyết H0 được chấp nhận với mức ý nghĩa 5% thì ước lượng OLS là phù hợp vì không có sự khác biệt giữa các đối tượng và thời điểm Ngược lại, nếu giả thuyết H 0 bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5% thì mô hình tác động cố định (FEM) là phù hợp, khi đó, cần phải lựa chọn giữa ước lượng FE và ước lượng RE.
Bước 3 : Lựa chọn giữa ước lượng OLS và RE
Trong bước này, giả thuyết H0 là sai số của ước lượng thô không bao gồm các sai lệch giữa các đối tượng hoặc các thời điểm là không đổi Phương pháp nhân tử Lagrange (LM) với kiểm định Breusch-Pagan được sử dụng để kiểm định(Baltagi,
Dữ liệu nghiên cứu
- Số liệu sử dụng để phân tích là số liệu tính theo năm tài chính, vì vậy, mẫu nghiên cứu tạo nên 300 quan sát là 50 công ty được nghiên cứu trong 6 năm (từ năm
2014 đến năm 2019) Để đảm bảo ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu được khai thác từ những nguồn tin cậy và minh bạch sau:
+ Các số liệu thứ cấp lấy từ báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thường niên, và một số chỉ số số tài chính (giá chứng khoán, hệ số beta,…) của các DN được công khai trên website của DN hoặc website của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, các công ty cổ phần chứng khoán.
+ Sử dụng các nguồn dữ liệu đáng tin cậy khác như: Tổng cục thống kê, Bộ tài chính, Kho bạc Nhà nước, …
+ Dữ liệu về phần bù rủi ro thị trường lấy từ website của GS,TS Aswarth Domadaran.
- Dữ liệu sử dụng trong luận là thông tin của 50 DN ngành thực phẩm niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán uy tín của Việt Nam Các DN được lựa chọn để nghiên cứu phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ DN bắt đầu hoạt động kinh doanh trước năm 2014 nhằm đảm bảo dữ liệu bảng cân bằng.
+ DN phải niêm yết trên sàn chứng khoán ít nhất từ năm 2017, điều kiện này sẽ hạn chế vấn đề thiếu số liệu (missing data), giúp cho việc phân tích HQKD dựa trên giá trị thị trường được hiệu quả hơn.
Trong mẫu nghiên cứu, năm 2014, có 38 DN niêm yết Năm 2015, có 41 DN niêm yết Năm 2016, 44 DN niêm yết Năm 2017, tất cả các DN đã niêm yết.
+ Số lượng các DN có chứng nhận ISO 22000 và các DN còn lại phải tương đương nhau để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu Trong luận án có 26 doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 22000, và 24 doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này (Thông tin chi tiết của các DN thuộc mẫu nghiên cứu được trình bày chi tiết tại phụ lục 9)
Việc sử lý số liệu trong luận án được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của phần mềm STATA 14 Sau khi được đưa vào phần mềm, dữ liệu sẽ được xử lý sơ bộ qua các bước như sau:
Trước hết, việc kiểm tra và làm rõ nguyên nhân của các dữ liệu bị sót (missing data) sẽ được tiến hành Bước tiếp theo là phát hiện và xử lý dữ liệu ngoại lai (outliers). Theo Hair et al (2006), điểm ngoại lai là một giá trị quan sát có sự khác biệt đáng kể với các giá trị quan sát khác Những điểm ngoại lai có ảnh hưởng tiêu cực đến độ chính xác của mô hình dự đoán, vì vậy, việc xử lý điểm ngoại lai đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu định lượng.
Sau đó, bước kiểm định nghiệm đơn vị (Panel unit root test – PURT) sẽ được thực hiện, vì các dữ liệu bảng thường không có tính dừng, và việc sử dụng những dữ liệu này để thực hiện hồi quy sẽ không cho kết quả chính xác (Gujarati (2003)) Để tránh xảy ra vấn đề này, tất cả các biến được sử dụng trong nghiên cứu đều phải được kiểm định nghiệm đơn vị Vì dữ liệu trong nghiên cứu là dữ liệu cân bằng, nên phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị của Levin, Lin & Chu (2002) sẽ được sử dụng trong luận án (Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị được trình bình chi tiết tại phụ lục 10)
Kết quả của kiểm định PURT cho thấy tất cả các biến đều không có nghiệm đơn vị (p-value nhỏ hơn 0.05) Như vậy, với mẫu nghiên cứu là 50 DN ngành thực phẩm trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019, các biến đề xuất trong mô hình tĩnh và động (bao gồm bốn chỉ số đo lường HQKD (ROE, ROC, ROS, Tobin’s Q), nhóm chỉ số vĩ mô (GDP, CPI), sức mạnh tài chính (nhóm chỉ số tài chính (khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, tỷ số nợ hiện tại và quá khứ), thời gian kinh doanh, quy mô DN, tăng trưởng doanh thu)) đều phù hợp cho bước phân tích tiếp theo.
Chương 2 của luận án đã xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu bao gồm hai dạng mô hình tĩnh và động để đánh giá tác động trong ngắn hạn và dài hạn của các yếu tố đến HQKD của DN Các yếu tố ảnh hưởng tới HQKD được chia làm hai nhóm bên ngoài và bên trong doanh nghiệp Nhóm yếu tố thuộc môi trường bên ngoài DN bao gồm Tình hình tăng trưởng kinh tế vĩ mô (được đo bằng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội), lạm phát (được đo lường bằng chỉ số CPI) và quy định an toàn thực phẩm (được đánh giá qua việc đáp ứng các tiêu chuẩn ISO 22000) Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp bao gồm sức mạnh tài chính của doanh nghiệp (được đo bằng khả năng thanh toán nhanh (đại diện cho khả năng thanh toán), vòng quay tổng tài sản (đại diện cho hiệu quả hoạt động), tỷ số nợ trên tổng tài sản (đại diện cho khả năng quản lý nợ)), tốc độ tăng trưởng hay khả năng chiếm lĩnh thị trường (được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu), quy mô doanh nghiệp (được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản), thời gian kinh doanh Đối với mô hình tĩnh, các phương pháp hồi quy tác động trung bình, phương pháp hồi quy phân vị và phân tích phân rã Oaxaca - Blinder được lựa chọn sử dụng trong luận án Bên cạnh đó, các bước kiểm định đã được xây dựng để lựa chọn mô hình phù hợp và kiểm định các khuyết tật của mô hình Đối với mô hình động, do vấn đề nội sinh nên ước lượng GMM hệ thống được lựa chọn để đo lường sự tác động của các yếu tố đến HQKD của các DN ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Thực trạng ngành thực phẩm ở Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019
3.1.1 Doanh nghiệp thực phẩm ở Việt Nam
Theo Nicolas Minos (1998), chế biến thực phẩm được là quy trình chế biến các mặt hàng nông nghiệp thành các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống con người, bao gồm các hoạt động như làm sạch, phân loại, bảo quản, xây xát, đóng hộp, đông lạnh, chế biến,… Quỹ Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế (2010) định nghĩa chế biến thực phẩm là bất kỳ hoạt động chế biến có chủ ý nào trong thực phẩm, biến đổi các nguyên liệu thô không ăn được được thành các loại thực phẩm hữu ích hơn, ổn định và ngon miệng hơn cho con người.
Ngành thực phẩm luôn được xem như nền tảng cho sự phát triển ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nông nghiệp Đây là một bộ phận hợp thành của công nghiệp, thực hiện các hoạt động bảo quản, giữ gìn, cải biến và nâng cao giá trị sử dụng của nguyên liệu từ nông nghiệp thông qua quá trình cơ nhiệt hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, và là một kênh dẫn nối giữa người nông dân (hoặc ngư dân) và người tiêu dùng cuối cùng (Nicolas Minos (1998)).
Như vậy, có thể định nghĩa các DN trong ngành thực phẩm là các tổ chức kinh doanh thực hiện hoạt động chế biến thực phẩm để phục vụ cho cuộc sống của con người, hoạt động như một kênh dẫn nối giữa người nông dân (hoặc ngư dân) và người tiêu dùng cuối cùng.
Tại Việt Nam, các DN được phân định, sắp xếp vào các ngành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 6 tháng 7 năm 2018 số 27/2018/QĐ-TTg. Dựa trên các tiêu chí sắp xếp về “ngành kinh tế”, hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được chia làm 5 cấp, trong đó có 21 ngành cấp 1; 88 ngành cấp 2; 242 ngành cấp 3;
486 ngành cấp 4 và 734 ngành cấp 5 Ngành thực phẩm là ngành cấp 2, được mã hóa bằng hai số 10 theo ngành cấp 1 là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Ngành thực phẩm được chia thành 8 ngành cấp 3; 16 ngành cấp 4 và 26 ngành cấp 5 (phụ lục 11). Ngành này được định nghĩa là “ngành bao gồm: Các hoạt động xử lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia súc và thủy sản thành thực phẩm và đồ uống phục vụ cho con người và động vật” Nó còn bao gồm hoạt động “sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm trung gian khác nhau mà không phải là thực phẩm trực tiếp, các hoạt động tạo ra các phụ phẩm có giá trị nhỏ hơn hoặc lớn hơn (ví dụ như da sống có từ giết mổ gia súc, bánh dầu từ sản xuất dầu)” Ngành này cũng gồm “các hoạt động liên quan đến các loại sản phẩm khác nhau như: thịt, cá, hoa quả và rau, mỡ và dầu, sản phẩm sữa, sản phẩm bột gạo xay, cho động vật ăn, sản phẩm thực phẩm khác và đồ uống Sản xuất có thể được thực hiện cho chính mình cũng như là cho bên thứ ba như trong giết mổ truyền thống” Một vài hoạt động khác cũng được xem như là sản xuất như hoạt động chế biến thực hiện trong các hiệu bánh mỳ, cửa hàng bánh ngọt và các cửa hàng chế biến thịt, nơi bán sản phẩm của họ) mặc dù có sự bán lẻ sản phẩm tại các cửa hàng của người sản xuất.
Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục thống kê, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019, số lượng DN ngành thực phẩm tăng từ 5,820 lên 8,883 công ty và luôn chiếm tỷ trọng từ 1.4% đến 1.6% tổng số DN hoạt động trong cả nước Đây là ngành công nghiệp có số lượng công ty nhiều thứ 2 trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, qua đó, thể hiện vị trí quan trọng, không thể thay thế của ngành Bên cạnh đó, số liệu này đã phần nào cho thấy mức độ phát triển và mở rộng của ngành là tương đối tốt.
Do đặc thù của các DN thực phẩm Việt Nam là quy mô nhỏ, số lượng công ty ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK không nhiều Tính đến năm 2019, chỉ có 88 DN niêm yết Mặc dù vậy, các công ty trong ngành đang phát triển mạnh mẽ Trong giai đoạn 2014 -2019, số lượng DN niêm yết trên TTCK đã tăng 2.1 lần Đây là những DN lớn, có khả năng trở thành các DN hàng đầu, tạo nên khả năng cạnh tranh cho ngành thực phẩm ở Việt Nam Khi HQKD của các DN niêm yết trên TTCK được cải thiện, nó có thể thúc đẩy cho sự phát triển của các DN khác cùng ngành.
Bảng 3.1: Số lượng DN ngành thực phẩm
DN niêm yết trên TTCK 42 47 54 72 77 88
DN chưa niêm yết trên
(Nguồn: Niên giám thống kê 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019)
3.1.2 Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp ngành thực phẩm ở Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019
Các DN ngành thực phẩm khác với các tổ chức kinh doanh thuộc lĩnh vực sản xuất khác ở một số khía cạnh quan trọng, chủ yếu liên quan đến nguyên liệu thô và sở thích của người tiêu dùng.
Thứ nhất , nhu cầu về vốn và hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là vốn cố định, trong các DN ngành thực phẩm chịu sự ảnh hưởng lớn từ đặc điểm của nguồn nguyên liệu thô Nguồn cung cấp nguyên liệu cho các công ty chế biến thực phẩm thường mang tính thời vụ cao, dẫn tới nhu cầu về vốn ngắn hạn thường cao hơn các ngành nghề khác Để giảm thiểu chi phí liên quan đến tính thời vụ của nguyên vật liệu, các công ty thường nỗ lực tích trữ hàng hóa để chế biến trái vụ khi có thể Trong trường hợp nguyên liệu khó bảo quản, các DN phải sử dụng đến một số giải pháp như sản xuất xen kẽ với các mặt hàng khác hay tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế từ nhập khẩu Tuy nhiên, dù có nhiều chiến lược kinh doanh được đặt ra, đa phần các nhà máy chế biến thực phẩm đều phải chấp nhận đình trệ sản xuất một hay một vài quãng thời gian trong năm Do đó, đối với ngành thực phẩm, hiệu quả hoạt động của tài sản cố định không cao đôi khi không đồng nghĩa với sự yếu kém trong quản lý mà là do đặc trưng của ngành nghề. Tuy nhiên, đặc tính này cũng tạo nên khoản lãng phí không nhỏ đối với các DN, vì vậy, các nhà lãnh đạo luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề này Chính vì đặc điểm này, sự biến động về hiệu quả sử dụng tài sản, đặc biệt là tài sản cố định, của các DN ngành thực phẩm thường có xu hướng chuyển động khá gần với xu hướng tăng/giảm của chỉ số giá sản xuất công nghiệp trong ngành.
Bảng 3.2: Sự thay đổi chỉ số giá nguyên vật liệu và hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn 2014 - 2019
Chỉ số giá nguyên – nhiên
Vòng quay tài sản ngắn hạn 2.84% 2.96% 2.73% 2.90% 2.69% 2.50%
Vòng quay tài sản dài hạn 4.63% 4.67% 4.50% 4.53% 3.79% 3.85%
(Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019) Thứ hai , các DN ngành thực phẩm thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc quản lý về chi phí đầu vào hơn các ngành nghề khác Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí của các công ty thực phẩm, thường là 50-80% ở các nước đang phát triển, điều này khiến cho việc thu mua nguyên liệu thô chất lượng cao với giá thấp trở thành một trong các vấn đề quan trọng, quyết định tới sự thành bại của một DN trong ngành Tuy nhiên, nguồn cung cấp nguyên liệu thô rất khó dự đoán và thường thay đổi khá nhiều từ năm này sang năm khác Ở Việt Nam, các DN ngành thực phẩm thường sử dụng sản phẩm ngành nông – lâm – thủy sản là nguyên liệu đầu vào, điều này khiến cho sự thay đổi về chỉ số giá sản xuất 1 của hai ngành khá tương đồng với nhau.
1 Chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản là chỉ tiêu thống kê tương đối (tính bằng
%) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của các loại sản phẩm nông,lâm nghiệp và thuỷ sản do người sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trực tiếp bán ra Chỉ
Chỉ số giá sản xuất nông - lâm - thủy sản Chỉ số giá sản xuất ngành thực phẩm
Biểu đồ 3.1: Chỉ số giá sản xuất giai đoạn 2014 – 2019
(Nguồn: Niên giám thống kê 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019)
Biểu đồ đã phần nào thể hiện những khó khăn về chi phí nguyên vật liệu đầu vào mà ngành phải đối diện trong giai đoạn nghiên cứu Điều này khiến cho việc ổn định chi phí nguyên liệu đầu vào trở nên khó khăn Do đó, giá cả và LN có thể dao động tương đối mạnh giữa các năm Để hạn chế sự biến động về giá cả hay khan hiếm nguồn hàng hóa đầu vào, nhiều DN phải sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro hoặc chuyển dịch rủi ro như ký kết hợp đồng cố định giá cả với nhà cung cấp, hay thiết lập quy trình sản xuất khép kín Tuy nhiên, các giải pháp này có thể sẽ dẫn tới những rủi ro khi giá nguyên vật liệu giảm mạnh trên thị trường Chính vì vậy, đối với các DN thực phẩm, kỹ năng và sự linh hoạt trong mua sắm là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của công ty trên thị trường.
Thứ ba , các DN gặp nhiều trở ngại trong việc đảm bảo HQKD ổn định qua các năm do ảnh hưởng của chất lượng hàng hóa đầu vào Do tính chất dễ hỏng, khó bảo quản của thực phẩm, chất lượng của nguyên liệu thô trở nên khó kiểm soát Bên cạnh đó, việc đánh giá chất lượng nguyên liệu là một quy trình phức tạp, chịu sự tác động khá lớn từ những nhận định chủ quan của người chịu trách nhiệm mua sắm hàng hóa đầu vào, điều này có thể dẫn đến sự chênh lệch giá của nguyên liệu thô và những mâu thuẫn giữa người sản xuất và chế biến Đặc điểm này có thể khiến cho chất lượng và giá cả hàng hóa đầu ra không ổn định, gây ra tác động tiêu cực đến triển vọng phát triển dài hạn của DN.
Thứ tư, hoạt động kinh doanh của các các công ty chế biến thực phẩm chịu sự chi phối rất lớn từ các quy định về sức khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng Ngoài ra, họ có thể phải đối mặt với áp lực chính trị và/hoặc sự kiểm soát của Chính phủ để đảm bảo quyền lợi cho nông dân hoặc ổn định về giá cho người tiêu dùng Trong giai đoạn nghiên cứu, số lượng vụ ngộ độc có xu hướng giảm đi, cho thấy các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm của Chính phủ đang phát huy tác dụng. số giá sản xuất công nghiệp thực phẩm là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá chung qua thời gian của các sản phẩm thực phẩm.
Bảng 3.3: Tình hình ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam giai đoạn 2014 -2019
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu báo cáo Chính phủ 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019)
Một mặt, đây là một tín hiệu đáng mừng đối với các DN ngành thực phẩm, vì nó giúp cho các DN có thể cạnh tranh với các sản phẩm không sản xuất theo dây chuyền, từ đó giúp cho các DN thâm nhập vào thị trường ở các địa phương nghèo hoặc vùng sâu, vùng xa Tuy nhiên, điều này làm nảy sinh vấn đề về lựa chọn hệ thống chỉ tiêu an toàn thực phẩm, vì nếu như DN chọn các chứng chỉ đơn giản, khả năng phát triển lâu dài sẽ không được đảm bảo, nhưng nếu như DN lựa chọn các chứng chỉ nghiêm ngặt hơn, chi phí có thể phát sinh rất cao, làm giảm HQKD của DN.
Thực trạng hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu
3.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa vào số liệu kế toán
Trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ suất sinh lời trung bình của mẫu nghiên cứu có những biến động khá phức tạp (kết quả được trình bày tại phụ lục 14) ROE trung bình của các DN là – 6%, dao động từ -101.9% đến 29.11%, ROC trung bình đạt mức cao nhất là năm 2016 (17.18%), nhưng giảm mạnh vào năm tiếp theo xuống mức -0.5%, hay ROS trung bình hàng năm dao động khá lớn từ -56.9% đến -5.25% Nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi thực trạng kinh doanh của một số DN thực phẩm lớn CTCP Ntaco,CTCP Việt AN,… Chính vì vậy, để có đánh giá chính xác hơn về mức độ sinh lời của loại vốn này, việc tính toán chỉ số tài chính theo trọng số là cần thiết.Các chỉ số tài chính dựa trên số liệu kế toán khác cũng cho thấy HQKD của các DN ngành thực phẩm còn thấp so với tiềm năng phát triển của ngành.
Bảng 3.10: Các chỉ số tài chính được tính theo trọng số
ROA ROE ROC ROS ROFA BEP
(Nguồn: Tính toán theo số liệu Báo cáo tài chính của các DN thực phẩm niêm yết)
Tỷ sất sinh lời của tổng tài sản của DN không ổn định trong giai đoạn nghiên cứu, cụ thể, cả chỉ số ROA và BEP đều tăng khá nhiều trong năm 2015 nhưng hai chỉ số này lập tức giảm mạnh ở năm tài chính tiếp theo Trong năm 2018, hai chỉ số này được cải thiện đáng kể, nhưng đến năm 2019, mức độ sinh lời của tài sản của các DN lại sụt giảm xuống mức tương đối thấp.
Chỉ số ROFA cho biết hiệu quả sử dụng tài sản cố định của DN, đây là một chỉ số được các nhà quản trị DN thực phẩm khá quan tâm, do DN trong ngành thường phải đầu tư nhiều vốn vào máy móc, thiết bị và nhà xưởng Tuy nhiên, cũng giống như các chỉ số tài chính về khả năng sinh lời khác, ROFA của các DN thuộc mẫu nghiên cứu tăng giảm khá nhiều trong giai đoạn 6 năm vừa qua Chỉ số ROFA của các DN có sự giảm mạnh trong năm 2014, 2016, 2017, cho thấy mức độ sinh lời của tài sản cố định đã không được khai thác hiệu quả trong giai đoạn này.
ROE trung bình trọng số của các DN được khảo sát đạt mức cao nhất là vào năm 2015 (23.66%) và có xu hướng tăng dần từ năm 2016 đến năm 2018, tuy nhiên,chỉ số này giảm mạnh xuống mức 3.57% vào năm 2019 ROE là một chỉ số tài chính quan trọng đối với các DN, bởi vì theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, ROE càng cao hơn chi phí sử dụng VCSH (r e ) thì DN càng có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.Theo số liệu bảng 4.2, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019, số DN có mức ROE tốt tương đối ổn định, và đang có xu hướng tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu, cho thấy sự cải thiện trong mức độ sinh lời của vốn Riêng năm 2019, mặc dù ROE trung bình theo trọng số giảm mạnh, nhưng số lượng DN có ROE lớn hơn re lại đạt mức cao nhất trong 6 năm Số liệu này tương đối phù hợp với thực trang kinh tế vĩ mô trong giai đoạn vừa qua Điều này cũng cho thấy, trong năm 2019, xuất hiện những biến động đã ảnh hưởng chung đến toàn bộ nền kinh tế và ngành thực phẩm, khiến cho re giảm Vì vậy, nhóm yếu tố bên ngoài DN cần phải được xem xét kĩ lưỡng trong quá trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của các công ty thực phẩm.
Bảng 3.11: Thống kê số DN có ROE lớn hơn r e
(Nguồn: Số liệu thống kê từ phần mềm Stata 14)
Khi ROC được tính trung bình theo trọng số, chỉ số tài chính này cũng cho thấy, nhìn chung, HQKD của các DN không cao trong giai đoạn nghiên cứu, ROC đạt mức cao nhất ở năm 2015 (11.5%) và đang có xu hướng giảm dần từ năm 2017 đến năm
2019 Chỉ số ROC là một chỉ số tài chính được nhiều nhà nghiên cứu ưa thích khi muốn đánh giá về HQKD của DN, và ROC được xem là tốt nếu như nó lớn hơn chi phí sử dụng vốn.
Bảng 3.12: Thống kê số DN có ROC lớn hơn WACC
(Nguồn: Số liệu tính toán từ phần mềm Stata 14)
Tuy nhiên, trong giai đoạn nghiên cứu, số lượng DN có ROC lớn hơn WACC không cao, chỉ dao động từ 12 đến 21 DN Số lượng DN có ROC “tốt” thấp hơn số lượng DN có mức ROE hấp dẫn, điều này đưa đến những nhận định ban đầu về hiệu quả không cao của sử dụng nợ của các công ty thực phẩm Số liệu thống kê cho thấy, tỷ trọng nợ trên tổng tài sản của các công ty đang có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn nghiên cứu, điều này đã tạo nên những gánh nặng về chi phí cho DN Kết quả phân tích ROC chỉ ra rằng nhiều DN đã không khai thác được triệt để hiệu quả của những khoán vốn vay, dẫn đến HQKD khi đo lường bằng chỉ số sinh lời ROC không được như mong đợi.Theo số liệu tính toán ROS trung bình trọng số, chỉ số này cũng chỉ đạt mức cao nhất vào năm 2015 là 7.9%, và chỉ số này có sự giảm nhẹ từ 7.61% vào năm 2018 xuống 7.05% vào năm tài chính tiếp theo Kết quả thống kê trung bình của chỉ số ROS của các DN tương đối thấp, và số lượng công ty có hệ số LN doanh thu cao hơn ROS trung bình ngành hàng năm cũng không cao, điều này cho thấy quan hệ giữa LN ròng dành cho nhà đầu tư và doanh thu của nhiều công ty chưa đạt mức hấp dẫn Trong mẫu nghiên cứu, một số DN như công ty cổ phần Ntaco, công ty cổ phần Việt An có chỉ sốROS rất thấp, nguyên nhân là do sử dụng nợ không hiệu quả, khiến cho chi phí lãi vay cao nhưng doanh thu không cao như kỳ vọng Bên cạnh đó, trong năm 2017, công ty cổ phần Việt An phải chịu chi phí xử lý công nợ của các khoản phải thu không có khả năng thu hồi lên đến 116 tỷ đồng, khiến cho chỉ số ROS của công ty giảm sâu xuống mức -2881.44%, gây ảnh hưởng tới chỉ số ROS trung bình toàn ngành.
Bảng 3.13: Thống kê số DN có ROS lớn hơn ROS trung bình ngành
(Nguồn: Số liệu tính toán từ phần mềm Stata 14)
Như vậy, kết quả phân tích các chỉ số tài chính đã phần nào phản ánh một HQKD không khả quan trong giai đoạn nghiên cứu và việc điều tra nguyên nhân của hiện tượng trên là vô cùng cần thiết, vì từ năm 2014 đến năm 2019, nền kinh tế vĩ mô ở Việt Nam được đánh giá cao với mức tăng trưởng GDP tương đối tốt Bên cạnh đó, chỉ số tiêu dùng (CPI ) cũng được kiểm soát dưới 5%, đây được xem như mức lạm phát lý tưởng để thúc đẩy phát triển sản xuất.
3.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa trên giá trị thị trường
Số liệu về chỉ số dựa trên giá trị thị trường đã phản ánh mức độ quan tâm của các nhà đầu tư đến các DN ngành thực phẩm
Bảng 3.14: Các chỉ số tài chính tính theo giá trị thị trường
(Nguồn: Tính toán theo số liệu Báo cáo tài chính của các DN thực phẩm niêm yết)
Mặc dù kết quả đo lường HQKD dựa trên báo cáo tài chính không cao, nhưng các DN ngành thực phẩm vẫn tạo được sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, thể hiện qua chỉ số Tobin’s Q trung bình của ngành tương đối tốt, và dao động ổn định trong khoảng 1.08 và 1.22 từ năm 2014 đến năm 2019
Bảng 3.15: Thống kê số DN có Tobin’s Q lớn hơn 1
(Nguồn: Số liệu tính toán từ phần mềm Stata 14)
Số lượng công ty có chỉ số Tobin’s Q lớn hơn 1 hàng năm khá cao Như vậy,các nhà đầu tư đánh giá ngành thực phẩm là ngành có tiềm năng phát triển, điều này có thể giúp cho các DN dễ dàng thu hút vốn để tái sản xuất và mở rộng hơn Chỉ sốTobin’s Q khả quan có thể xuất phát từ việc đánh giá khả năng thanh toán và khả năng hoạt động của các DN Mặc dù các công ty vay nợ nhiều, nhưng chỉ số thanh toán nhanh trung bình vẫn cao hơn 1, điều này thể hiện khả năng của các công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn với các tài sản có tính thanh khoản cao nhất Chỉ số vòng vay tổng tài sản trung bình là 1.49, dao động từ 1.37 đến 1.62 trong khoảng thời gian nghiên cứu Chỉ số này không phải là quá cao đối với ngành chế biến, sản xuất thực phẩm, tuy nhiên, nó cũng tạo ra sức hút nhất định đối với các nhà đầu tư.
Số liệu về chỉ số PE và MVA cũng cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư đến các DN ngành thực phẩm Tuy nhiên, khoảng cách khá lớn của các chỉ số giữa các năm cũng cho thấy sự phát triển chưa ổn định của ngành Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp phù hợp để cải thiện HQKD, qua đó làm vững chắc niềm tin của các nhà đầu tư đối với các DN trong ngành là thực sự cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động phức tạp như hiện nay.
Nếu các chỉ số tính trên giá trị thị trường như Tobin’s Q, PE, MVA cho thấy tiềm năng phát triển của ngành là khá tốt, thì chỉ số EVA đưa tới những thông tin không mấy tích cực về HQKD của các DN thực phẩm trong giai đoạn 2014 – 2019. EVA được sử dụng rộng rãi để đánh giá về HQKD của DN, và nó là tiêu chí được nhiều nhà phân tích sử dụng để đánh giá kết quả thực sự của hoạt động quản lý DN. Các nhà quản lý và chủ sở hữu của DN đều kỳ vọng EVA là một số dương, vì EVA dương là sự đảm bảo rằng LN sau thuế lớn hơn chi phí tính bằng tiền của vốn Hay nói cách khác, EVA dương cho thấy DN có HQKD tốt Tuy nhiên, số liệu trong bảng 3.14 đã chỉ ra rằng, trừ năm 2018, EVA trung bình của 50 công ty được nghiên cứu đều nhỏ hơn 0 Nghiên cứu sâu hơn về số liệu của từng DN cho thấy có 50% số quan sát trong mẫu nghiên cứu có EVA âm, và 40/50 DN có ít nhất 1 năm có mức EVA nhỏ hơn 0. EVA thấp phần nào phản ánh hiệu quả của hoạt động quản lý DN chưa cao Điều này dẫn tới nhu cầu về việc nghiên cứu phương án để nâng cao hiệu quả quản lý của DN, qua đó cải thiện HQKD thực sự của công ty.
Tóm lại, số liệu thống kê cho thấy ngành thực phẩm có tiềm năng tốt, thu hút được sự chú ý từ phía các nhà đầu tư, tuy nhiên, HQKD đo lường bằng giá trị sổ sách kế toán và chỉ số EVA của các đối tượng nghiên cứu không đạt mức cao trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều thuận lợi.Như vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến HQKD của các DN thực phẩm, đo lường mức độ tác động của chúng để đề xuất được những giải pháp nâng cao HQKD là một việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
3.2.3 Thực trạng các yếu tố môi trường bên ngoài và yếu tố bên trong của các doanh nghiệp
3.2.3.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp
(1) Tăng trưởng kinh tế vĩ mô và lạm phát
Nền kinh tế vĩ mô ở Việt Nam phát triển khá tốt trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019 Mặc dù phải phải vươn lên từ một nền tảng vô cùng yếu ớt, tính đến năm 2019, Việt Nam được đánh giá là một trong các nước có nền kinh tế phát triển tốt trong cả trung hạn và dài hạn, điều này được thể hiện rõ ràng thông qua các chỉ số kinh tế trong suốt sáu năm vừa qua.
Biểu đồ 3.9: Tăng trưởng GDP và CPI của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019
(Nguồn: Niên giám thống kê 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019)
Việc duy trì mức tỷ lệ tăng trưởng GDP ổn định ở mức từ 5.98% đến 7.08% trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019 đã đưa Việt Nam vào nhóm các nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới Bên cạnh đó, chỉ số CPI, sau một thời gian biến động mạnh, đã được ổn định ở mức hợp lý từ năm 2015 đến năm 2019.
quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm ở Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019
Kết quả kiểm định t-test
(Kết quả trình bày chi tiết ở phụ lục 15)
Theo kết quả kiểm định t-test, không có sự khác nhau về TSSL của VCSH giữa các DN đạt tiêu chuẩn ISO 22000 và các DN còn lại Tuy nhiên, khi HQKD được đo lường bằng các chỉ số tài chính TSSL của VĐT, hệ số LN doanh thu và tỷ số Tobin’s Q thì tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm DN Kết quả trung bình của ba chỉ số đều cho thấy các DN sở hữu chứng nhận ISO 22000 có HQKD tốt hơn nhóm
DN còn lại Cụ thể, nhóm DN có giấy chứng nhận ISO 22000 có ROC là 7.6%, ROS là 3.8% và Tobin’s Q là 1.31 Trong khi đó, 3 chỉ số này ở nhóm DN còn lại lần lượt là 6%,
-37%, và 0.99 Kết quả này phần nào cho thấy việc đáp ứng các tiêu chuẩn ISO 22000 có tác động tích cực đến HQKD của DN Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về sự khác biệt của hai nhóm công ty, khi phân tích sự tác động của các yếu tố đến HQKD, luận án sẽ tiến hành phân tích riêng cho từng nhóm
Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của
(Kết quả được trình bày chi tiết ở phụ lục 16)
Theo số liệu của bảng ma trận hệ số tương quan, tồn tại mối quan hệ tương quan cùng chiều có ý nghĩa thống kê giữa biến ROE với Khả năng hoạt động, Tốc độ tăng trưởng và Tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, hệ số LN trên VCSH lại tương quan ngược chiều, có ý nghĩa thống kê với Tỷ số nợ Hệ số Pearson cho thấy mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa ROC với các biến Khả năng thanh toán, Khả năng hoạt động, Quy mô DN, và Khả năng chiếm lĩnh thị trường, và mối quan hệ ngược chiều với biến tỷ số nợ.Trong khi đó, biến ROS có mối quan hệ tương quan cùng chiều, có ý nghĩa thống kê với Khả năng thanh toán, Khả năng hoạt động, Quy mô kinh doanh và Tốc độ tăng trưởng Chỉ có biến Đòn bẩy có mối quan hệ tương quan âm, có ý nghĩa thống kê với biến hệ số LN doanh thu Phân tích mối quan hệ tương quan giữa biến Tobin’s Q với các biến còn lại cũng đưa tới kết quả tương tự Hệ số Q của Tobin có mối quan hệ cùng chiều, có ý nghĩa thống kê với Khả năng thanh toán, Khả năng hoạt động, Quy mô kinh doanh, Thời gian kinh doanh, Tốc độ tăng trưởng, trong khi đó Tobin’s Q tương quan ngược chiều, có ý nghĩa thống kê với biến
4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến
(Kết quả được trình bày chi tiết tại phụ lục 17)
Theo kết quả kiểm định đa cộng tuyến, tồn tại mối quan hệ đa cộng tuyến giữa biến GDP với một hoặc vài biến độc lập còn lại Để giải quyết vấn đề này, biến GDP sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu Khi đó, kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến cho thấy VIF của tất cả các biến đều nhỏ hơn 10, thể hiện các biến đều phù hợp để thực hiện bước nghiên cứu tiếp theo.
4.2.3 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khi hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng hệ số lợi nhuận trên VCSH.
4.2.3.1 Kết quả hồi quy kiểm định tác động trung bình
(Kết quả các kiểm định được trình bày chi tiết tại phụ lục 18)
Kết quả kiểm định cho thấy, mô hình tác động cố định (FEM) phù hợp với mẫu nghiên cứu, tuy nhiên, vì tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi nên ước lượng sai số chuẩn vững sẽ được sử dụng để đánh giá tác động của các yếu tố đến ROE.
Bảng 4.1: Kết quả hồi quy theo ước lượng sai số chuẩn vững
(Nguồn: Tính toán bằng phần mềm Stata 14)
Kết quả hồi quy theo ước lượng sai số chuẩn vững tương tự như hồi quy theo mô hình tác động cố định, trong đó, mức độ sử dụng nợ có ảnh hưởng tiêu cực đến HQKD, cho thấy việc sử dụng nợ của các công ty là không hợp lý, và các công ty chưa khai thác được triệt để hiệu quả của đồng vốn vay Điều này khá phù hợp với những kết quả phân tích bên trên, chứng tỏ việc xác định lại một cơ cấu vốn hợp lý với khả năng sử dụng vốn cũng đang là một vấn đề mà các DN cần nghiên cứu và giải quyết.
Ngược lại, ảnh hưởng của yếu tố quy mô kinh doanh là một tác động cùng chiều, chứng tỏ, khi quy mô DN tăng lên, HQKD sẽ được cải thiện Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quy mô kinh doanh của các công ty thực phẩm ở Việt Nam còn manh mún,nhỏ lẻ, khiến cho các DN chưa khai thác được hết tiềm năng của thị trường trong và ngoài nước.
Tóm lại, nếu HQKD được đo lường bằng TSSL VCSH thì chỉ có hai yếu tố có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên là tỷ số nợ và quy mô kinh doanh, trong đó tỷ số nợ có tác động ngược chiều và quy mô kinh doanh có tác động cùng chiều Như vậy, trong ngắn hạn, nếu DN muốn cải thiện chỉ số tài chính ROE thì phương án điều chỉnh tỷ trọng nợ hoặc quy mô kinh doanh sẽ hiệu quả hơn so với việc thay đổi các yếu tố còn lại.
4.2.3.2 Kết quả hồi quy phân vị
Bảng 4.2: Kết quả hồi quy phân vị
(Sai số chuẩn được đặt trong ngoặc, *** p < 0.01, ** p < 0.05, * p < 0.1)
(Nguồn: Tính toán bằng phần mềm Stata 14)
Kết quả hồi quy phân vị tương đối khác biệt so với kết quả hồi quy tuyến tính. Biến khả năng thanh toán, biến tỷ số nợ, biến tốc độ tăng trưởng doanh thu và chỉ số giá tiêu dùng không có tác động có ý nghĩa thống kê lên HQKD của doanh ở mọi phân vị Điều này cho thấy những biến này không có nhiều ảnh hưởng lên TSSL VCSH, nên nếu như DN muốn nhanh chóng thay đổi chỉ số tài chính ROE, sự điều chỉnh trong khả năng thanh toán nhanh, nợ ngắn hạn, tổng nợ là không hiệu quả
Trong khi đó, khả năng hoạt động có tác động dương, có ý nghĩa thống kê lênHQKD của DN ở mọi phân vị (trừ phân vị 90) Chỉ số này đạt giá trị lớn nhất là0.0740167 ở phân vị 10 và có xu hướng giảm dần khi phân vị tăng lên Như vậy, ở phân vị thấp, việc cải thiện khả năng hoạt động sẽ tác động tích cực hơn đến hệ số LN trên VCSH.
Hai biến còn lại là quy mô kinh doanh và thời gian kinh doanh chỉ có ý nghĩa thống kê ở phân vị 25 và 50 Quy mô kinh doanh có tác động dương lên HQKD, chứng tỏ rằng trong một chừng mực nhất định, sự thay đổi trong quy mô kinh doanh có thể dẫn tới sự thay đổi cùng chiều của chỉ số ROE Ngược lại, thời gian kinh doanh có tác động tiêu cực lên HQKD Tác động của thời gian kinh doanh khác với kỳ vọng, nhưng nó lại phù hợp với giải thích mà Barron và cộng sự (1994) và Coad và cộng sự, 2011) đưa ra Các nhà nghiên cứu này cho rằng, mặc dù thời gian kinh doanh tăng lên có thể giúp cho DN tích lũy nhiều kinh nghiệm, nhưng nó lại có tác động tiêu cực tới sự linh hoạt trong kinh doanh như khả năng ứng dụng công nghệ mới, nắm bắt nhu cầu khách hàng, khai thác thị trường tiềm năng,…, điều này khiến cho DN khó hòa nhập với những thay đổi của môi trường kinh doanh, và trở thành nguyên nhân khiến cho HQKD giảm sút.
4.2.4 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khi hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng hệ số lợi nhuận trên vốn đầu tư
4.2.4.1 Kết quả hồi quy kiểm định tác động trung bình
(1) Kết quả hồi quy kiểm định tác động trung bình cho toàn bộ mẫu
(Kết quả các kiểm định được trình bày chi tiết tại phụ lục 19)
Kết quả kiểm định cho thấy, mô hình tác động cố định phù hợp với mẫu nghiên cứu, tuy nhiên, vì tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi nên ước lượng sai số chuẩn vững sẽ được sử dụng để đánh giá tác động của các yếu tố đến ROC.
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy theo ước lượng sai số chuẩn vững
(*** p < 0.01, ** p < 0.05, * p