Hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á – chi nhánh Hà Nội
MỤC LỤC PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2 1.1.1. Khái quát về ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội 2 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 2 1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 3 1.2.1. Cơ cấu tổ chức 3 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận 3 PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI 6 2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh 6 2.1.1. Hoạt động huy động vốn 6 2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn 6 2.1.3. Hoạt động trung gian 6 2.1.4. Hoạt động khác 6 2.2. Quy trình của hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội 7 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội 10 2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản 16 2.4.1. Nhóm tỷ số phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động 16 2.4.2. Nhóm tỷ số đánh giá khả năng thanh toán 17 2.4.3. Nhóm tỷ số phản ánh chất lượng tín dụng 18 2.4.4. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời 19 2.5. Tình hình sử dụng lao động 20 2.5.1. Cơ cấu nhân sự của ngân hàng Đông Á Hà Nội 20 2.5.2. Chính sách lương thưởng, phúc lợi, đãi ngộ, đào tạo người lao động 21 PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 21 3.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh 21 3.2. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đông Á Hà Nội 22 3.2.1. Ưu điểm 22 3.2.2. Tồn tại 22 3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 22 3.3.1. Đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng 23 3.3.2. Tăng cường kiểm soát nợ và hạn chế nợ quá hạn 23 3.4. Định hướng phát triển 24 PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1. Khái quát về ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội - Tên doanh nghiệp : ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội - Tên giao dịch : DONG A COMMERCIAL JOIN STOCK BANK - Tên viết tắt : EAB - Hội sở : + Địa chỉ : 130 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam + Điện thoại : (+84.8) 3995 1483 – 3995 1484 + Fax : (+84.8) 3995 1603 – 3995 1614 + E-mail : 1900545464@dongabank.com.vn + Website : www.dongabank.com.vn - Chi nhánh Hà Nội : + Địa chỉ : 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội + Điện thoại : 0437. 336 113 – 0438. 439 753 + Fax : 0437. 339871 - Giá trị cốt lõi : “Ngân hàng Đông Á – Người bạn đồng hành tin cậy” 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Được sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước, chi nhánh ngân hàng Đông Á Hà Nội được thành lập vào ngày 17/09/1993 sau khi thành lập ngân hàng Đông Á được một năm. Sự ra đời của chi nhánh Hà Nội là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự phát triển của toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á. Ngân hàng Đông Á với hội sở tại thành phố Hồ Chí Minh dần dần mở rộng địa bàn hoạt động của mình trên Hà Nội cũng như toàn quốc. Kể từ ngày thành lập, ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng phát triển và mở rộng. Cho đến nay, hoạt động chi nhánh ngân hàng Đông Á Hà Nội đã dần ổn định và đang trên đà phát triển, lần lượt thành lập được 10 chi nhánh cấp 2 trực thuộc và đã chuyển thành phòng giao dịch trực thuộc phân bố đều khắp địa bàn Hà Nội. 2 1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 1.2.1. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Đông Á Hà Nội và các phòng ban (Nguồn : Phòng hành chính) 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận - Giám đốc: Giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo kinh doanh, hướng dẫn, thực hiện công việc theo sự ủy quyền của giám đốc Hội Sở, chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến ngân hàng: bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… các cán bộ, nhân viên ngân hàng. Xét duyệt, thiết lập 3 Giám đốc Phó giám đốc Các phòng giao dịch Phòng thẻ Phòng ngân quỹ Phòng kế toán Phòng tín dụng và kinh doanh Phòng hành chính PGD Bạch Mại PGD Cầu Giấy PGD Ba Đình PGD Kim Liên PGD Hồ Gươm PGD Minh Khai PGD Long Biên PGD Thanh Xuân PGD Hà Đông PGD Hưng Yên các chính sách hoạt động và đề ra chiến lược kinh doanh, đại diện chi nhánh ký hợp đồng với khách hàng. - Phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh, công tác kế hoạch và được giám đốc ủy quyền, ký duyệt mức cho vay theo quy định. Đồng thời, tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính, kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh. - Phòng giao dịch trực thuộc ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội: Chi nhánh ngân hàng Đông Á Hà Nội bao gồm tất cả 10 phòng giao dịch trực thuộc bao gồm: PGD. Bạch Mai, PGD. Kim Liên, PGD. Hồ Gươm, PGD. Hưng Yên, PGD. Thanh Xuân, PGD. Minh Khai, PGD. Cầu Giấy, PGD. Ba Đình, PGD. Hà Đông, PGD. Long Biên. Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh ngân hàng Đông Á Hà Nội là đơn vị hạch toán báo sổ, có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước và trực thuộc sự quản lý của chi nhánh ngân hàng Đông Á TP. Hà Nội. Thực hiện các nghiệp vụ do chi nhánh Hà Nội uỷ quyền bao gồm: + Huy động tiết kiệm bằng VND, vàng và ngoại tệ. + Mở tài khoản tiền gửi và thực hiện các hình thức thanh toán qua NH. + Chuyển tiền nhanh, thu chi hộ và các dịch vụ khác về ngân quỹ; + Thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối. + Cho vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá trị và các khoản vay theo uỷ quyền của chi nhánh Hà Nội. + Dịch vụ thanh toán thẻ DONGACARD. + Quản lý, theo dõi, thu nợ, thu lãi hồ sơ tín dụng do chi nhánh Hà Nội chuyển cho chi nhánh thực hiện. + Tiếp nhận hồ sơ thanh toán quốc tế, tín dụng TCKT chuyển về chi nhánh Hà Nội thực hiện. - Phòng thẻ: + Thực hiện tổ chức phổ biến, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở tài khoản thẻ ATM. + Thực hiện phát hành thẻ ATM + Cung cấp thông tin về tình hình rút tiền cũng như gửi tiền của khách hàng. + Trực tiếp quản lý tình hình hoạt động về lĩnh vực phát hành thẻ của các chi nhánh cấp 2 trực thuộc. + Thực hiện các hoạt động nhằm phát triển mở rộng thị trường thẻ của ngân hàng Đông Á tại địa bàn Hà Nội. 4 - Phòng ngân quỹ: + Quản lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh + Chuyển ,nhận tiền từ ngân hàng Nhà nước, các chi nhánh cấp 2 trực thuộc và các quỹ phụ . + Phòng thực hiện xuất-nhập tiền mặt , bảo đảm đầy đủ lượng tiền mặt , ngoại tệ cho hoạt động của toàn chi nhánh. - Phòng kế toán: + Cung cấp các thông tin về tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của chi nhánh + Tổ chức, phổ biến, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ việc thực hiện nghiệp vụ kế toán, tài chính, thanh toán, thực hiện các chính sách và chế độ kế toán. + Phòng có nhiệm vụ lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán, đánh giá tài chính và hiệu quả kinh doanh của toàn chi nhánh. - Phòng tín dụng và kinh doanh: Phòng Tín dụng phục vụ cho vay vơi đối tượng là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các thành phần kinh tế tư nhân ,cá thể, hộ gia đình. Tham mưu cho Giám đốc trong các vấn đề : + Tổ chức kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng , + Thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại như : trình mở L/C vay vốn, bảo lãnh ngân hàng. + Tham mưu cho giám đốc tổ chức thực hiện, áp dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới các khách hàng theo sự phân công của chi nhánh. + Tham mưu cho giám đốcvề thực hiện thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại theo hướng dẫn và chỉ đạo của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á. - Phòng hành chính: + Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng , chế độ, pháp luật của Nhà nướcvà của ngành về các mặt: + Tổ chức bộ máy, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh. + Tham mưu cho ban giám đốcvề công tác chi tiêu nội bộ, công tác quản lý xây dựng , quản lý tài sản. + Tham gia thực hiện phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện công tác hành chính, quản trị ,bảo vệ, hậu cần, phục vụ các mặt hoạt động của chi nhánh. 5 PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh 2.1.1. Hoạt động huy động vốn Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội, được huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ từ mọi nguồn vốn trong nước dưới nhiều hình thức. - Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn , tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của tổ chức dân cư. - Huy động kỳ phiếu, trái phiếu với kỳ hạn khác nhau. - Mượn vốn của tổ chức tài chính trung gian trên thị trường tiện tệ. - Ngoài ra, khi cần vốn cho nhu cầu thanh toán hay cho vay, đầu tư khác ngân hàng có thể vay vốn từ các ngân hàng khác, vay trên thị trường tài chính hay vay của ngân hàng Trung ương. 2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội cũng rất đa dạng bao gồm nhiều hình thức : - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh. - Trực tiếp thực hiện hoặc làm đại ly cho thuê tài chính. - Thực hiện nghiệp vụ chuyển đổi ngoại hối. - Chiết khấu các chứng từ có giá. - Thanh toán trong và ngoái nước giữa các khách hàng. - Tư vấn tài chính. - Ngân hàng đại lý. 2.1.3. Hoạt động trung gian Khi thực hiện hoạt động này, ngân hàng đóng vai trò trung gian, cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng. Bao gồm: cung cấp các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, dịch vụ tư vấn, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ uỷ thác, dịch vụ đại lý Những hoạt động này khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản phí giúp tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. 2.1.4. Hoạt động khác Ngoài các hoạt động cơ bản trên, ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ khác như: bảo quản tài sản hộ, cho thuê thiết bị,… 6 2.2. Quy trình của hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội Giai đoạn 1: Quy trình xét duyệt cho vay, bao gồm 3 bước Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, phân công giải quyết hồ sơ vay - Hướng dẫn thủ tục cho khách hàng + Khi khách hàng (KH) có nhu cầu vay vốn sẽ liên hệ với phòng tín dụng tại Hội sở, các chi nhánh, phòng giao dịch để được hướng dẫn thủ tục. + Nhân viên tín dụng (NVTD) hướng dẫn đầy đủ, chi tiết các thủ tục, điều kiện và giấy tờ cần thiết về việc vay vốn. + Khách hàng vay vốn, NVTD sử dụng mẫu “Phiếu tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh” đánh dấu vào những khoản mục KH cần nộp, ghi ngày giao dịch, ký tên giao cho khách hàng. - Tiếp nhận hồ sơ + Khi KH gởi hồ sơ, NVTD nhận và kiểm tra đối chiếu với “Phiếu tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh” + NVTD ghi nhận hồ sơ vay ở “Sổ theo dõi hồ sơ KH”, chuyển toàn bộ hồ sơ vay cho lãnh đạo tín dụng phân công. - Phân công giải quyết hồ sơ vay + Căn cứ vào “Sổ theo dõi hồ sơ KH”, Lãnh đạo tín dụng lập “Phiếu phân công” phân công NVTD cụ thể giải quyết hồ sơ vay. + NVTD được phân công hồ sơ vay phải chủ động liên hệ với khách hàng để xếp lịch thẩm định, đảm bảo qiải quyết hồ sơ vay đúng thời hạn quy định. Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn Đối với tín dụng ngắn hạn: Thời gian thẩm định tối đa 03 ngày làm việc kể từ lúc nhận đầy đủ hồ sơ vay. - Thẩm định hồ sơ pháp lý + NVTD xác định KH đang hoạt động SXKD đúng với ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh. + NVTD kiểm tra người đại diện ký kết và thực hiện hồ sơ vay vốn phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu là người được ủy quyền thì phải có văn bản xác định thẩm quyền của người này. - Thẩm định tình hình tài chính của KH - Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh (SXKD) 7 + NVTD kiểm tra xem mặt hàng kinh doanh của KH có phù hợp với Giấy đăng ký kinh doanh không. + Dựa trên phương án SXKD do KH xây dựng để đánh giá tính khả thi của phương án. Việc đánh giá này nhằm ước lượng sự hợp lý của các chỉ tiêu: giá bán, giá mua, các loại chi phí như quản lý, giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, kho bãi, chứng từ, khấu hao, hoa hồng môi giới… - Thẩm định tài sản thế chấp cầm cố Đối với những KH có hồ sơ giao dịch thường xuyên và liên tục với ngân hàng (bình quân 30 ngày có một khoản vay) thì việc thẩm định thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của KH không nhất thiết phải thực hiện cho mỗi lần vay. Tùy vào mức độ phát sinh hồ sơ, NVTD có thể kết hợp thẩm định và tái thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của KH 6 tháng/ 1lần. Đối với tín dụng trung – dài hạn : - Thẩm định hồ sơ pháp lý NVTD phải kiểm tra: + Bên đi vay phải có quyết định thành lập hợp pháp, giấp phép kinh doanh đang còn trong thời hạn cho phép. Thời hạn hoạt động còn lại phải đảm bảo dài hơn thời gian xin vay ít nhất 1 năm. + Bên vay hiện đang kinh doanh đúng với ngành nghề đã đăng ký, mục đích sử dụng vốn vay phải đúng cho hoạt động SXKD như đã đăng ký trong giấy phép. + Kiểm tra người đại diện ký kết và thực hiện hồ sơ vay vốn phải là người đứng đầu doanh nghiệp. Nếu là người được ủy quyền thì phải có các văn bản xác định thẩm quyền của những người này. - Thẩm định tình hình tài chính của KH - doanh nghiệp - Thẩm định dự án đầu tư – phương án SXKD của KH Dựa trên dự án đầu tư (phương án SXKD) do KH xây dựng, để đánh giá tính khả thi của phương án, NVTD sẽ đánh giá 2 vấn đề là phân tích phi tài chính và phân tích tài chính của dự án. - Thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố Bước 3: Quyết định cho vay - Trình duyệt hồ sơ vay + NVTD lập tờ trình hồ sơ vay ngắn hạn hoặc trung – dài hạn, nêu rõ ý kiến vay hay không cho vay. + Thời gian NVTD trình hồ sơ vay cho lãnh đạo tín dụng xét duyệt: 8 Đối với vay ngắn hạn: tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vay đầy đủ. Sau đó tối đa 2 ngày, lãnh đạo tín dụng phải duyệt hồ sơ vay trong đó nêu rõ ý kiến cho vay hay không cho vay, 1 ngày sau khi LĐTD đã duyệt, NVTD sẽ thông báo cho KH bằng văn bản hay điện thoại. Đối với vay trung – dài hạn: tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vay đầy đủ. Sau đó tối đa 10 ngày, lãnh đạo tín dung phải duyệt hồ sơ vay trong đó nêu rõ ý kiến cho vay hay không cho vay. Và tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ KH, NVTD phải thông báo kết quả về việc cho vay. - Hoàn tất thủ tục pháp lý, công chứng, nhận và lưu giữ TSĐB, ĐKGDĐB, BH TSĐB + Nếu hồ sơ vay được LĐTD duyệt cho vay, NVTD lập hợp đồng thế chấp hoặc cầm cố TSĐB và chuẩn bị thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo. + Khi KH đã hoàn tất thủ tục công chứng, NVTD tiến hành thủ tục nhận và lưu giữ TS thế chấp hoặc cầm cố. Giai đoạn 2: Phát tiền vay (Giải ngân) Khi hồ sơ vay đã hoàn tất hết các thủ tục pháp lý, tiến hành giải ngân cho KH, KH nhận tiền sẽ lập “Giấy nhận nợ”. NVTD thực hiện các bước sau: Đối với vay ngắn hạn: + Lập 3 bản hợp đồng tín dụng (HĐTD), và lập phiếu nhập ngoại bảng TS thế chấp hoặc cầm cố (nếu có) + Sau khi KH ký HĐTD, NVTD trình Lãnh đạo có thẩm quyền ký. NVTD giao cho KH 1 bản hợp đồng vay, chuyển cho ngân quỹ 1 bản hợp đồng và phiếu chi. Bộ phận ngân quỹ thực hiện thủ tục giải ngân tiền mặt hoặc kế toán sẽ thực hiện chuyển khoản vào tài khoản KH. Đối với vay trung - dài hạn: + Lập 4 bản HĐTD, lập và ký phiếu nhập ngoại bảng TS thế chấp hoặc cầm cố (nếu có), phiếu đề xuất chi. + Sau khi KH ký HĐTD, NVTD trình Lãnh đạo có thẩm quyền ký. NVTD giao cho KH 1 bản hợp đồng vay, giao cho kế toán viên 2 bản HĐTD, phiếu đề xuất chi. Bộ phận kế toán và ngân quỹ thực hiện thủ tục giải ngân cho KH. Giai đoạn 3: Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thu nợ Bước 1: Theo dõi hồ sơ, thu nợ, thu lãi, tái thẩm định - Theo dõi hồ sơ, thu nợ, thu lãi 9 + NVTD phải thường xuyên theo dõi hồ sơ vay do mình phụ trách từ khi phát vay vốn cho đến khi hồ sơ vay thanh lý, thường xuyên cập nhật thông tin phát cho vay, thu nợ, thu lãi - Tái thẩm định - Sau khi giải ngân, NVTD sẽ tiến hành thẩm định: Đối với vay ngắn hạn: Nếu KH có hồ sơ vay trên 6 tháng hoặc có hồ sơ vay phát sinh thường xuyên, liên tục, NVTD tiến hành tái thẩm định ít nhất 6 tháng một lần trong năm. Đối với vay trung – dài hạn: thời gian thực hiện tái thẩm định định kỳ 12 tháng và khi có yêu cầu. Bước 2: Cơ cấu lại thời gian trả nợ, chuyển và xử lý nợ quá hạn - Cơ cấu lại thời gian trả nợ + NVTD nhận được công văn xin cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc khoanh nợ của KH, sẽ tiến hành xem xét, trình LĐTD. Sau đó NVTD sẽ thông báo cho KH bằng văn bản. - Chuyển và xử lý nợ quá hạn + Khi đến hạn mà KH không trả được nợ, và không được duyệt cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc khoanh nợ thì NVTD báo cáo với LĐTD xem xét chuyển sang nợ quá hạn. + Sau khi chuyển sang nợ quá hạn, NVTD phải tích cực đôn đốc KH thanh toán nợ và thường xuyên kiểm tra hoạt động SXKD, tình hình tài chính, và công nợ của KH. Tối đa 3 tháng kể từ ngày chuyển sang nợ quá hạn, sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi mà vẫn chưa thu hồi được đầy đủ nợ, Bộ phận TD sẽ tiến hành khởi kiện và báo cáo quá trình xử lý cho Ban Giám Đốc. Bước 3: Thanh lý và lưu hồ sơ vay KH - Khi KH thanh toán đầy đủ vốn và lãi, NVTD tiến hành thanh lý hồ sơ vay, đồng thời giải chấp tài sản thế chấp/cầm cố. NVTD đóng dấu thanh lý trên bìa hồ sơ vay và trên HĐTD, ghi ngày thanh lý và ký tên kế bên dấu đóng. - Sau khi KH tất toán hồ sơ vay, NVTD lưu trữ hồ sơ tín dụng tại bộ phận. 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội Sau đây là báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội trong 2 năm gần đây là năm 2009 và 2010. 10 [...]... tại trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đông Á Hà Nội 3.2.1 Ưu điểm Việc triển khai hiệu quả cấp tín dụng và tỷ lệ nợ quá hạn ở chi nhánh luôn ở dưới mức cho phép Doanh số cho vay và dư nợ luôn tăng trưởng hàng năm Trong việc cho vay khách hàng là các tổ chức kinh tế, ngân hàng Đông Á đã xác định hoạt động kinh doanh mang tính chu kỳ, do đó không chỉ cho vay khi khách hàng thiếu vốn hoặc khi khách... tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội Em xin chân thành cảm ơn ngân hàng hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội, và giảng viên Vũ Thị Tuyết trong bộ môn kinh tế trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo thực tập này 24 25 ... ngân hàng Nhà nước Việt Nam 3.Tiền, vàng gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng ( TCTD ) khác -Tiền vàng gửi tại các TCTD khác - Cho vay các TCTD khác - Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác 4.Chứng khoán kinh doanh - Chứng khoán kinh doanh - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 5.Cho vay khách hàng -Cho vay khách hàng -Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 6.Chứng khoán đầu tư -Chứng khoán đầu tư... nền kinh tế và chính sách thắt chặt tín dụng của ngân hàng Nhà nước, khiến việc huy động vốn của ngân hàng Đông Á nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung cũng gặp rất nhiều khó khăn Do vậy, việc gia tăng các khoản nợ ngân hàng nhà nước Việt Nam là điều dễ thấy, ngân hàng Đông Á đã vay nợ ngân hàng Nhà nước 140.000 triệu đồng, lớn hơn rất nhiều so với năm 2009 là 4 triệu đồng + Tiền gửi của khách hàng. .. doanh 7.Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 8.Thu nhập từ hoạt động khác 9 .Chi phí từ hoạt động khác Lãi thuần từ hoạt động khác 10.Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 11 .Chi phí tiền lương 12 .Chi phí khấu hao và khấu trừ 13 .Chi phí hoạt động khác TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 14.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phi dự phòng rủi ro tín dụng 15 .Chi phí dự phòng rủi ro... thiếu vốn hoặc khi khách hàng đang phát triển mà điều quan trọng là ngân hàng đã biết cùng khách hàng tháo gỡ khi khách hàng gặp khó khăn và đồng hành cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho sự phát triển của doanh nghiệp Bên cạnh việc cho vay tổ chức kinh tế, ngân hàng cũng quan tâm đến việc cấp tín dụng cho tiểu thương tại các chợ, cho cán bộ công nhân viên, cho các doanh nghiệp vay tiêu dùng... cho chi nhánh trong hoạt động tín dụng 3.3.2 Tăng cường kiểm soát nợ và hạn chế nợ quá hạn Song song với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác theo dõi và thu nợ Chi nhánh cần thường xuyên kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, không để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích Thông qua quá trình theo dõi, ngân hàng có thể nắm bắt được khả năng tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng. .. câp các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh, lắp đặt máy ATM Nhìn chung, chi phí hoạt động của ngân hàng Đông Á Hà Nội đều tăng so với năm 2009, nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, tín dụng, dịch vụ của ngân hàng Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính : triệu đồng TÀI SẢN 31/12/2010 31/12/2009 12 So sánh Tuyệt Tương đối đối ( % ) TÀI SẢN 1.Tiền mặt, vàng bạc á quý 2.Tiền gửi tại ngân hàng. .. xuất kinh doanh có trở ngại, thua lỗ, hàng hóa tồn kho không tiêu thụ được, thì ngân hàng mới có biện pháp kịp thời để xử lý khoản vay của khách hàng Hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh trong 2 năm qua khá tốt nhưng vẫn phát sinh nợ quá hạn Giải pháp để khắc phục, hạn chế nợ quá hạn là chi nhánh cần phải nâng cao khả năng dự đoán mức độ ảnh hưởng của các biến động về kinh tế - xã hội đến các ngành... huy động giảm là do, tốc độ tăng của vốn huy động lớn hơn tốc độ tăng của dư nợ cho vay Việc áp dụng thông tư 13 và 19 từ ngày 01/10/2010, khiến các ngân hàng trong đó có ngân hàng Đông Á Hà Nội, buộc phải hạn chế tín dụng nhưng vẫn phải đẩy mạnh huy động Đối với ngân hàng Đống Á Hà Nội, vốn huy động tăng chủ yếu từ các khoản mục như, các khoản nợ chính phủ và ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vay các tổ . vụ các mặt hoạt động của chi nhánh. 5 PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh 2.1.1. Hoạt động. 6 2.1.3. Hoạt động trung gian 6 2.1.4. Hoạt động khác 6 2.2. Quy trình của hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội 7 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1. Khái quát về ngân hàng Đông Á – Chi