Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc tầm hiểu biết của con người ngày càng tăng lên và việc tiếp cận với những điều mới lạ của thế giới bên ngoài là không mấy khó khăn nhất là với thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và sáng tạo. Một trong những đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất chính là sinh viên. Mạng xã hội trở thành một xu hướng không thể thiếu đối với thanh niên nói chung và đối với sinh viên nói riêng. Với đặc thù là những người trẻ tuổi, có tri thức, có tính năng động nên sinh viên là đối tượng rất dễ dàng tiếp cận những cái mới. Ở Việt Nam nói chung và Đại học Thương Mại nói riêng các mạng xã hội đó tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức có nhiều cơ hội chia sẻ những thông tin của mình, nhất là trong thời kì dịch bệnh Covid diễn ra một cách phức tạp, nhờ có mạng xã hội mà sinh viên duy trì được việc học tập online, nắm bắt được tình hình dịch bệnh một cách nhanh chóng nhất để từ đó biết cách phòng tránh bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình, xã hội. Nhưng đó cũng là thách thức đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành về đảm bảo nội dung và phạm vi hoạt động. Thông qua mạng xã hội, giới trẻ có thể dễ dàng truy cập vào bằng cách phương tiện khác nhau như: điện thoại, máy tính... Nhưng nó như một con dao hai lưỡi, ưu điểm nhiều nhưng nhược điểm cũng nhiều không kém. Bên cạnh những thuận tiện, hữu ích mạng xã hội còn đưa đến những hiện tượng tiêu cực, đó chính là hiện tượng “khủng hoảng thông tin”, gây rối dư luận, gây “nghiện online” đặc biệt là đối với giới trẻ. Một lượng lớn những thông tin không có nguồn gốc chính thống, chưa được kiểm duyệt, nhằm mục đích nói xấu, bôi nhọ người khác, hoặc kích động, phản động… Hệ lụy của việc “nghiện” mạng xã hội là: năng suất lao động giảm, học tập sao lãng, sức khỏe không tốt (giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi…). Bên cạnh đó, sự phát tán thông tin từ mạng xã hội rất nhanh và dễ dàng, tạo môi trường để những kẻ xấu lợi dụng, gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần của người dùng mạng xã hội. Những tác hại tiêu cực từ internet, đã phần nào làm hạn chế các giá trị đạo đức, văn hóa nhân văn của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Vậy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên đại học Thương Mại là gì? Để làm rõ vấn đề này, nhóm 7 quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương mại” để nghiên cứu.
Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kì 4.0, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet đang diễn ra một cách chóng mặt, nhất là trong giai đoạn thế giới đang phải gánh chịu đại dịch Covid 19, con người hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nhau thì càng khẳng định rõ ràng vị thế quan trọng của mạng xã hội đối với con người là vô cùng to lớn Trong hầu hết chúng ta thì các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube…đã quá quen thuộc, nó được sử dụng hàng ngày nhất là đối với thế hệ trẻ thì mạng xã hội như một công cụ để kết nối trong công việc, học tập, là bữa ăn tinh thần giải trí sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng…
Hiện nay, số lượng sử dụng mạng xã hội ngày càng gia tăng đặc biệt là đối với thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong độ tuổi 15-23 tuổi Theo ước tính số lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam tăng rất nhanh, khoảng 17% số người trưởng thành thường xuyên trao đổi qua mạng với những người không hề quen biết và tỉ lệ nghịch với độ tuổi. Qua đây cho chúng ta thấy được rằng mạng xã hội giúp kết nối con người lại gần nhau hơn.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc tầm hiểu biết của con người ngày càng tăng lên và việc tiếp cận với những điều mới lạ của thế giới bên ngoài là không mấy khó khăn nhất là với thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và sáng tạo Một trong những đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất chính là sinh viên Mạng xã hội trở thành một xu hướng không thể thiếu đối với thanh niên nói chung và đối với sinh viên nói riêng. Với đặc thù là những người trẻ tuổi, có tri thức, có tính năng động nên sinh viên là đối tượng rất dễ dàng tiếp cận những cái mới Ở Việt Nam nói chung và Đại học Thương Mại nói riêng các mạng xã hội đó tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức có nhiều cơ hội chia sẻ những thông tin của mình, nhất là trong thời kì dịch bệnh Covid diễn ra một cách phức tạp, nhờ có mạng xã hội mà sinh viên duy trì được việc học tập online, nắm bắt được tình hình dịch bệnh một cách nhanh chóng nhất để từ đó biết cách phòng tránh bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình, xã hội Nhưng đó cũng là thách thức đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành về đảm bảo nội dung và phạm vi hoạt động.
Thông qua mạng xã hội, giới trẻ có thể dễ dàng truy cập vào bằng cách phương tiện khác nhau như: điện thoại, máy tính Nhưng nó như một con dao hai lưỡi, ưu điểm nhiều nhưng nhược điểm cũng nhiều không kém Bên cạnh những thuận tiện, hữu ích mạng xã hội còn đưa đến những hiện tượng tiêu cực, đó chính là hiện tượng “khủng hoảng thông tin”, gây rối dư luận, gây “nghiện online” đặc biệt là đối với giới trẻ Một lượng lớn những thông tin không có nguồn gốc chính thống, chưa được kiểm duyệt, nhằm mục đích nói xấu, bôi nhọ người khác, hoặc kích động, phản động… Hệ lụy của việc “nghiện” mạng xã hội là: năng suất lao động giảm, học tập sao lãng, sức khỏe không tốt (giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi…) Bên cạnh đó, sự phát tán thông tin từ mạng xã hội rất nhanh và dễ dàng, tạo môi trường để những kẻ xấu lợi dụng, gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần của người dùng mạng xã hội Những tác hại tiêu cực từ internet, đã phần nào làm hạn chế các giá trị đạo đức, văn hóa nhân văn của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay Vậy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên đại học Thương Mại là gì? Để làm rõ vấn đề này, nhóm 7 quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương mại” để nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại. Đưa ra giải pháp nhằm giúp cho sinh viên có những lựa chọn đúng đắn trong việc sử dụng mạng xã hội.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại Trên cơ sở đó đưa ra lời khuyến nghị cho sinh viên về việc sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất, cân bằng giữa việc học tập và giải trí và các hàm ý nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng về công nghệ thông tin.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sử dụng mạng xã hội của sinh viên đại học Thương Mại.
- Đánh giá mức độ và chiều tác động của từng nhân tố đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên đại học Thương Mại.
- Tìm ra nhân tố nào tác động mạnh nhất đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên đại học Thương Mại từ đó đưa ra các hàm ý cho sinh viên trong việc sử dụng mạng xã hội một cách khoa học, tránh gây lãng phí thời gian Về phía nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên hiểu rõ về mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội để từ đó đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất trong việc
“nên” hay “không nên” sử dụng mạng xã hội.
Câu hỏi nghiên cứu
- Cảm giác thích thú có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại không?
- Xã hội có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại không?
- Tính hữu ích có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại không?
- Nhận thức có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại không?
- Dễ sử dụng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại không?
Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết (H1): Cảm giác thích thú ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại.
- Giả thuyết (H2): Xã hội ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội sinh viên Đại học Thương Mại.
- Giả thuyết (H3): Tính hữu ích ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại.
- Giả thuyết (H4): Nhận thức ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại.
- Giả thuyết (H5): Dễ sử dụng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại.
Ý nghĩa nghiên cứu
- Việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại” đã đem lại ý nghĩa đối với sinh viên, gia đình, cộng đồng và xã hội.
- Đối với sinh viên: Góp phần bổ sung thêm một số lý luận để sinh viên đưa ra các quyết định sử dụng mạng xã hội, và giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả.
- Đối với gia đình và nhà trường: Cung cấp một số thông tin, tư liệu để hỗ trợ giáo dục, các cán bộ đoàn thể tham khảo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình giúp họ có thể xây dựng chiến lược định hướng giáo dục đạo đức và nhân cách sinh viên một cách đúng đắn Ngoài ra còn góp phần tuyên truyền để vận động hình thành và củng cố kiến thức đến việc quyết định sử dụng mạng xã hội.
Thiết kế nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trường Đại học Thương Mại.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 8/2021 đến tháng 11/2021.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Đại học Thương Mại.
Đối tượng nghiên cứu
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội.
Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 5 chương:
Chương 1 Giới thiệu đề tài
Chương 2 Tổng quan nghiên cứu
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 Kết quả phân tích số liệu nghiên cứu và thảo luận
Chương 5 Ý nghĩa và kết luận
2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trình bày các kết quả nghiên cứu trước đó
Các kết quả nghiên cứu nước ngoài
F Calisir, L Atahan, M Saracoglu (2013) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng mạng xã hội của 155 sinh viên các trường ở Thổ Nhĩ Kỳ Nghiên cứu chỉ ra tính dễ sử dụng được cảm nhận, tính hữu ích được cảm nhận và sự thích thú được cảm nhận là những yếu tố quan trọng quyết định đến ý định sử dụng Người ta cũng thấy rằng sự thích thú được nhận thức có ảnh hưởng đáng kể đến tính hữu ích được cảm nhận.
Said A Salloum, Chaker Mhamdi, Barween Al Kurdi và Khaled Shaalan (2018) đã tiến hành nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội vào năm 2018.
Họ đã tiến hành khảo sát sức ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng xã hội, tính dễ sử dụng, tính hữu ích, nhận thức quyết định hành vi sử dụng mạng xã hội của 408 sinh viên
IJITLS - UAE Bằng phương pháp khảo sát định tính và định lượng thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn họ đưa ra kết luận cảm nhận dễ sử dụng ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp theo là tính hữu ích Hai nhân tố tác động tiếp theo là ảnh hưởng xã hội và nhận thức.
A.W.V Athukorala (2018), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quyết định đến phương tiện truyền thông của 425 sinh viên trường Đại học Vũ Hán, Trung Quốc Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng chính đến việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên quốc tế là quyền riêng tư, sự tiện lợi và thời gian Các yếu tố còn lại cũng tác động đến việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên là chi phí, bản quyền, độ tin cậy, rủi ro pháp lý.
Các tác giả Jingyan Lu a, Qiang Hao b, Mengguo Jing (2016) đã nghiên cứu cách thức sử dụng mạng xã hội mới của sinh viên tại trường công và trường tư Hong Khong. Kết quả nghiên cứu 186 học sinh cho thấy các nhân tố ảnh hưởng: kỉ luật cá nhân, nhân tố tác động ngoại cảnh, nhân tố thái độ, ý kiến của người dùng có ảnh hưởng lớn nhất.
Nghiên cứu của Christy M.K Cheung, Pui-Yee Chiu và Matthew K.O Lee (2011) về vấn đề tại sao sinh viên sử dụng mạng xã hội phạm vi là những người sử dụng mạng Facebook với số lượng mầu là 182 đã cho thấy các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tầm quan trọng của sinh viên trong việc sử dụng mạng xã hội: duy trì mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, nâng cao xã hội, giá trị giải trí, hiện diện xã hội Trong đó yếu tố hiện diện xã hội là yếu tố quan trọng nhất.
Liqiong Liu, Liyi Zhang, Pinghao Ye, Qihua Liu (2018) đã thực hiện nghiên cứu sử dụng mạng xã hội của 400 sinh viên các trường đại học tại Trung Quốc Nghiên cứu đã hỗ trợ những phát hiện và cho thấy rằng tồn tại một mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa giá trị được nhận thức và ý định sử dụng mạng xã hội (SNS) của người tiêu dùng. Các sinh viên tin rằng việc họ sử dụng các bản nâng cấp SNS hiệu quả của họ khi SNS mang lại giá trị cao cho việc học tập và cuộc sống của họ; do đó, ý định sử dụng SNS được củng cố Nhận thức mà SNS nâng cấp cá nhân hiệu suất ảnh hưởng đến sáng kiến sử dụng SNS của sinh viên đại học, điều này cho phép họ tích cực tham gia vào các hoạt động SNS và tăng cường chú ý đến phát triển SNS-sự lựa chọn.
Budhi Kristianto (2017) khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội của học sinh Indonesia đã xác định sáu yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thái độ của trẻ em đối với việc sử dụng SNS là Mức độ dễ sử dụng được cảm nhận; Trải nghiệm dòng chảy; Mức độ hữu ích được cảm nhận; Tính hiệu quả của công nghệ; Rủi ro và Khả năng tiếp cận công nghệ, tiếp Ba tác động ít quan trọng hơn do Trải nghiệm công nghệ, Mức độ ảnh hưởng của phụ huynh và Mức độ ảnh hưởng của bạn bè được cảm nhận
Các kết quả nghiên cứu trong nước
Tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội của sinh viên, Đoàn Thị Kim Loan và Lưu Thị Trinh (2016) đã sử dụng mô hình chấp nhận Tam Dựa trên lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ TAM để khảo sát và phân tích các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng mạng xã hội của 450 sinh viên các trường đại học ở Thành phố Biên Hòa Đồng Nai Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố tác động gián tiếp lên ý định sử dụng mạng xã hội của sinh viên là các yếu tố thái độ sử dụng, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi, tác động trực tiếp lên ý định sử dụng theo thứ tự giảm dần như sau: quy chuẩn chủ quan; thái độ sử dụng; và nhận thức kiểm soát hành vi.
Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2014) nghiên cứu vấn đề sử dụng mạng xã hội của sinh viên được thực hiện tại 6 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của 4.247 sinh viên từ năm thứ nhất tới năm thứ 4 Kết quả thu được đó chính là vấn đề bảo mật thông tin và áp lực khi sử dụng mạng xã hội.
Tống Thị Thu Hương (2014) thông qua nghiên cứu về vấn đề nhu cầu sử dụng mạng xã hội của 300 sinh viên trường đại học FPT đã chỉ ra có năm yếu tố chính tác động đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên: giới tính và độ tuổi; môi trường sống; sở thích, hứng thú của các cá nhân đối với mạng xã hội; nhu cầu bày tỏ tâm trạng, tình cảm của cá nhân; tính hấp dẫn và lợi ích của mạng xã hội đem lại Cả năm yếu tố tác động mạnh mẽ đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên đại học FPT.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Trâm, Nguyễn Thị Mai Trang (2015) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Facebook của 363 người sử dụng Facebook tại Việt Nam Kết quả cho thấy có ba yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi sử dụng Facebook tại Việt Nam là tính hữu dụng, tính dễ sử dụng và tính khích lệ Trong đó
“Tính hữu dụng” có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định sử dụng Facebook
Tác giả Nguyễn Thị Bắc (2018) với công trình nghiên cứu "Hành vi sử dụng mạng xã hội của 300 sinh viên Đại học Hải Dương, bằng lý thuyết tâm lý học hành vi và qua quá trình khảo sát sinh viên đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Hải Dương Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố như: Môi trường xã hội, điều kiện sinh hoạt, phương tiện vật chất, nhận thức của sinh viên, động cơ của sinh viên, đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên đã ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Hải Dương.
Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2014) nghiên cứu về thực trạng của sinh viên và mạng xã hội Từ số liệu điều tra bằng bảng hỏi trên 4205 có sử dụng mạng xã hội sinh viên ở 6 thành phố lớn, các tác giả đã chỉ ra: trong các mạng xã hội sinh viên thường dùng thì Facebook được sử dụng nhiều nhất (chiếm 86%), với thời gian trải dài từ
1 giờ đến dưới 5 giờ/ngày Sinh viên sử dụng mạng xã hội chủ yếu cho nhu cầu tương tác và giải trí, mặc dù mức độ chịu áp lực từ việc sử dụng mạng xã hội ở sinh viên chưa đáng báo động, nhưng khí sinh viên càng có nhu cầu sử dụng mạng xã hội cao thì càng có nguy cơ chịu áp lực từ mạng xã hội.
Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái (2015) Thông qua nội dung, nhóm tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề liên quan đến cách thức sử dụng mạng xã hội việc công khai và bảo mật thông tin trên mạng xã hội, các loại nhu cầu sử dụng mạng xã hội, tự đánh giá bản thân của sinh viên sử dụng và những áp lực tâm ý từ việc sử dụng mạng Từ đó, tác giả chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong quản lý của nước ngoài về việc sử dụng mạng xã hội và trình bày một số kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để việc sử dụng mạng của giới trẻ thực sự mang lại lợi ích và tránh rủi ro không mong muốn khi tham gia vào mạng xã hội.
Trần Thị Mình Đức và Bùi Thị Thanh Hiền (2015) sau khi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội đối với 4205 sinh viên trong 6 thành phố lớn đã cho ra kết quả là có 5 loại hình hoạt động chính được sinh viên hướng tới khi sử dụng là tương tác bạn bè, giải trí (đạt mức cao), sự thể hiện bản thân (mức trung bình), kinh doanh và cuối cùng là, thử nghiệm cuộc sống (đạt mức thấp) Những sinh viên tham gia vào nhiều loại hình hoạt động trên mạng xã hội là những người sử dụng mạng xã hội trên 5 giờ/ngày, có nhiều bạn trên mạng, thường xuyên giao tiếp.
Cơ sở lý luận- các khái niệm và các lý thuyết liên quan
Các khái niệm
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, để chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được qua quá trình học.
Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến, là nơi mà mọi người có thể xây dựng các mối quan hệ ảo với những người có chung tính cách, sở thích, nghề nghiệp hoặc với cả những người có mối quan hệ ngoài đời thực.
Hành vi là hành động và cách cư xử được các cá nhân, sinh vật, hệ thống hoặc thực thể nhân tạo thực hiện kết hợp với chính họ hoặc môi trường của họ, bao gồm các hệ thống hoặc sinh vật khác xung quanh cũng như môi trường vật lý.
Các lý thuyết liên quan
2.2.2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM
Mô hình Chấp Nhận Công Nghệ (TAM) dựa trên lý thuyết về hành động có lý do (TRA) bắt nguồn từ lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) Theo lý thuyết của hành động có lý trí con người đủ lý trí để thái độ và chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng đến ý định hành vi, do đó tạo ra mối tương quan cao với hành vi thực tế Lý thuyết này rất hữu ích để giải thích sự chấp nhận của người dùng để sử dụng hệ thống thông tin TAM được đề xuất bởiDavis và cộng sự Như một cách để giải thích và dự đoán công nghệ sự chấp nhận của một hệ thống thông tin bởi người dùng cuối của nó Nó đề xuất sáu cấu trúc; sử dụng hệ thống thực tế, hành vi ý định sử dụng, thái độ đối với việc sử dụng, nhận thức tính hữu ích, tính dễ sử dụng được cảm nhận và bên ngoài đặc trưng Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không có thái độ hòa giải đối với hành vi sức mạnh giải thích của mô hình là tốt như nhau Tham chiếu đã thêm các chuẩn mực chủ quan như một phần của xã hội ảnh hưởng như một yếu tố quyết định trực tiếp đến cả ý định và nhận thấy sự hữu ích trong phần mở rộng TAM.
TAM cơ bản giải thích và dự đoán ý định sử dụng và sử dụng theo hai cấu trúc chính, tính hữu ích được nhận thức và dễ dàng nhận thức sử dụng Hai yếu tố này dễ dẫn đến hiểu và thực hiện Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, dựa trên các phần mở rộng của phương pháp TAM, các cấu trúc khác đã được bao gồm trong mô hình có thể trở nên quan trọng trong bối cảnh của mạng xã hội di động Đó là sự thích thú nhận thức được, ảnh hưởng xã hội và nhận thức giá trị di động.
2.2.2.2 Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA)
Theo Fishbein và Ajzen (1985) đề xuất mô hình Hành vi Hợp lý (TRA - Theory of Reasoned Actions) giải thích và dự đoán ý định hành vi trong các trường hợp chấp nhận một sản phẩm công nghệ Mô hình TRA dựa trên giả định rằng người tiêu dùng đưa ra những quyết định hợp lí trên cơ sở những thông tin mà họ biết Lý thuyết này chỉ ra rằng
“ý định” là dự đoán tốt nhất của hành vi cuối cùng và ý định đồng thời được xác định bởi thái độ và các quy chuẩn chủ quan Ajzen, I (1991) đã kế thừa và phát triển từ lý thuyết Hành vi Hợp lý để cho ra đời lý thuyết Hành vi Dự đoán được (TPB – Theory of Planned Behavior) Lý thuyết TPB cho rằng con người có thể thực hiện một dạng hành vi nhất định nếu họ tin rằng hành vi này sẽ mang lại kết quả nhất định nào đó có giá trị, rằng tầm quan trọng của những kết quả này sẽ có giá trị và đồng thuận với hành vi và họ có những nguồn lực, khả năng và cơ hội cần thiết để thực hiện hành vi đó Lý thuyết TPB gồm một tập các mối quan hệ giữa thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức về kiểm soát hành và dự định hành vi.
Hình 1: Mô hình nghiên cứu theo lý thuyết TPB
2.2.2.3 Lý thuyết lựa chọn hợp lý
Lý thuyết này được áp dụng để giải thích vì sao sinh viên lựa chọn mạng xã hộiFacebook để sử dụng trong quá trình học tập, tương tác với bạn bè, gia đình, tham gia hoạt động ngoại khóa và hỗ trợ cho việc làm thêm Từ đó, dẫn đến sự thay đổi như thế nào trong đời sống của sinh viên.
2.2.2.4 Lý thuyết xã hội hóa
Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng về công nghệ thông tin, cùng với sự hội nhập và giao thoa văn hóa mạnh mẽ, môi trường thông tin đại chúng ngày càng trở nên quan trọng Đây là phương tiện, công cụ để truyền tải những thông tin, giá trị, trao đổi thông tin, giao lưu Truyền thông đại chúng rút ngắn khoảng cách về thời gian và không gian khiến cho con người gần gũi nhau hơn Sự ra đời của mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa con người đến với những khám phá mới,quan niệm mới nhanh chóng hơn.
Mô hình nghiên cứu
Từ phần tổng quan nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu (Hình 2) và các giả thiết nghiên cứu như sau:
Calisir, F., Atahan, L., & Saracoglu, M (2013, October) Factors affecting social network sites usage on smartphones of students in Turkey In Proceedings of the World Congress on Engineering and Computer Science (Vol 2, No 1, pp 23-25). Tống T T H (2014) Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học FPT (Doctoral dissertation, ĐHQGHN) Liu, L., Zhang, L., Ye, P., & Liu, Q.
(2018) Influencing Factors of University Students' Use of Social Network Sites:
An Empirical Analysis in China International Journal of Emerging Technologies in Learning, 13(3) Elciyar, K (2020) A study to understand factors affecting social network usage Intermedia International E-journal, 7(13), 515-526 Cảm giác thích thú có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng mạng xã hội Sử dụng mạng xã hội đem lại các trải nghiệm thú vị cho người sử dụng từ các tính năng do mạng xã hội cung cấp Vì vậy giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:
H01: Cảm giác thích thú ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐHTM.
Theo Calisir, F., Atahan, L., & Saracoglu, M (2013, October) Factors affecting social network sites usage on smartphones of students in Turkey In Proceedings of the World Congress on Engineering and Computer Science (Vol 2, No 1, pp.23-25) Loan,Đ.T.K.,&Trinh,L.T (2016) Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội của sinh viên: Trường hợp khảo sát tại các trường đại học ở Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai Tạp chí Khoa học của Đại học Lạc Hồng, 5, 42-46.Quyết, N Những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng facebook của sinh viên đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh Tống T T H (2014).Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học FPT (Doctoral dissertation, ĐHQGHN) Đức,T.T.M.&Thái,B.T.H(2014) Tìm hiểu phân tích thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Việt Nam Ảnh hưởng của môi trường xã hội được hiểu là hành vi của một cá nhân được xác lập vì bị chi phối bởi hành vi của người xung quanh (Fishbein & Ajzen, 1975) Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ mức độ mà một cá nhân nhận thấy rằng những người khác quan trọng tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới Một số sinh viên tham gia mạng xã hội để kết nối cộng đồng, duy trì mối quan hệ với bạn bè Trong khi đó, một số khác tham gia chỉ vì được sự mời gọi của bạn bè hoặc người xung quanh (Decman, 2015) Do đó giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:
H02: Ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐHTM.
Theo Calisir, F., Atahan, L., & Saracoglu, M (2013, October) Factors affecting social network sites usage on smartphones of students in Turkey In Proceedings of the World Congress on Engineering and Computer Science (Vol 2, No 1, pp. 23-25) Loan, Đ.T.K.,&Trinh,L.T (2016) Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội của sinh viên: Trường hợp khảo sát tại các trường đại học ở Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai Quyết, N Những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng facebook của sinh viên đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh Tống T T H (2014) Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học FPT (Doctoral dissertation, ĐHQGHN) Elciyar, K (2020) A study to understand factors affecting social network usage Intermedia International E- journal, 7(13), 515-526 Theo Davis (1989), tính hữu ích là giá trị mong đợi, được khách hàng nhận ra khi họ thực hiện hoàn thành một tác vụ dựa trên hệ thống. Tính hữu ích được phân loại theo từng cấp độ khác nhau dựa trên sự chấp nhận hoặc tin tưởng của người tiêu dùng Đối với SV, tính hữu ích là yếu tố quan trọng tác động tích cực lên ý định sử dụng facebook, qua đó giúp họ duy trì việc học tập qua mạng (Sanchez et al 2014) Do đó giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:
H03: Tính hữu ích ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐHTM.
Theo Calisir, F., Atahan, L., & Saracoglu, M (2013, October) Factors affecting social network sites usage on smartphones of students in Turkey In Proceedings of the World Congress on Engineering and Computer Science (Vol 2, No 1, pp. 23-25) Loan,Đ.T.K.,&Trinh,L.T (2016) Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội của sinh viên: Trường hợp khảo sát tại các trường đại học ở Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai Tạp chí Khoa học của Đại học Lạc Hồng, 5, 42-46 Bắc,
N T (2018) Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học Hải Dương Nhận thức là quan trọng trong việc đưa các quyết định Do đó giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:
H04: Nhận thức ảnh hưởng tới quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐHTM.
Theo Calisir, F., Atahan, L., & Saracoglu, M (2013, October) Factors affecting social network sites usage on smartphones of students in Turkey In Proceedings of the World Congress on Engineering and Computer Science (Vol 2, No 1, pp. 23-25) Loan,Đ.T.K.,&Trinh,L.T (2016) Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội của sinh viên: Trường hợp khảo sát tại các trường đại học ở Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai Tạp chí Khoa học của Đại học Lạc Hồng, 5, 42-46. Cheung, C M., Chiu, P Y., & Lee, M K (2011) Online social networks: Why do students use facebook? Computers in human behavior, 27(4), 1337-13 Trần, Đ T. M., & Bùi, T T H (2015) Các loại hình hoạt động trên mạng xã hội của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng VNU Journal of Science: Social Sciences and Humanities, 31(2) Nguyen, T., & Nguyen, T (2015) AN EMPIRICAL STUDY
OF FACTORS AFFECTING ACTUAL USE OF FACEBOOK IN VIETNAM. Science and Technology Development Journal, 18(1), 90-103 Kristianto, B.
(2017) Factors Affecting Social Network Use by Students in Indonesia Journal of Information Technology Education, 16(1) Người sử dụng sẽ có ý định sử dụng mạng xã hội khi cảm thấy nó dễ dàng sử dụng và có đầy đủ các điều kiện thuận tiện như điều kiện tài chính, điều kiện tiếp cận dịch vụ như rất dễ dàng để có một tài khoản xã hội cũng như sử dụng mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi… Thang đo này phản ánh được cảm nhận việc dễ dàng và không hề phức tạp khi sử dụng, dễ dàng học cách sử dụng và dễ dàng trở thành người thành thạo Do đó giả thuyết được đề xuất là:
H05: Dễ sử dụng ảnh hưởng tới quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐHTM
Từ tổng quan nghiên cứu trên, mô hình nghiên cứu được đề xuất:
Hình 2: Mô hình nghiên cứu
3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiếp cận nghiên cứu
Sử dụng đan xen phương pháp tiếp cận định lượng và tiếp cận định tính Cụ thể về định tính, nhóm nghiên cứu thông qua người được phỏng vấn nhằm thu thập được thông tin cần thiết và đào sâu về các nhân tố quyết định đến hành vi sử dụng mạng xã hội thông qua lời nói, thái độ, ngoài ra còn tìm thêm những sự phát hiện mới trong quá trình cuộc phỏng vấn Còn về định lượng, nhóm nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát sẽ đưa ra thống kê nhằm phản ánh số lượng, đo lường và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua các quy trình: xác định mô hình nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu và những phát hiện trong nghiên cứu được trình bày theo ngôn ngữ thống kê Người nghiên cứu sẽ đứng bên ngoài hiện tượng nghiên cứu nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.
Tổng thể nghiên cứu
Tổng thể nghiên cứu là sinh viên trường Đại học Thương Mại.
Nghiên cứu định tính
Quy trình nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính nhằm xác định mô hình, các nhân tố, các biến đo lường phù hợp cho nghiên cứu đối với người tiêu dùng.
- Thảo luận nhóm (nhóm nghiên cứu) để xây dựng bảng câu hỏi định tính đầy đủ, rõ ràng.
- Tiến hành phỏng vấn với 2-3 người để phát hiện thiếu sót, từ đó hoàn thiện bảng hỏi định tính.
- Chọn lọc thông tin, kết hợp với những nghiên cứu trước để đưa ra mô hình nghiên cứu và bổ sung, hoàn thiện bảng hỏi định lượng phục vụ cho khâu khảo sát.
- Tiến hành phỏng vấn 5 sinh viên của trường Đại học Thương mại.
- Tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Nhóm sử dụng phỏng vấn sâu có cấu trúc.
Phỏng vấn sâu là phương pháp được sử dụng để tìm hiểu thêm thông tin của cá nhân hay để khẳng định mang tính đậm sâu hơn về một điều gì đó.
Mục đích phỏng vấn: Bổ sung, kiểm tra những thông tin thu nhập được thông qua phương pháp bảng hỏi Nhằm tìm hiểu các nhân tố quyết định đến hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
Khách thể phỏng vấn: 5 sinh viên của trường Đại học Thương mại.
Nội dung phỏng vấn: phỏng vấn về các các nhân tố quyết định đến hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Nguyên tắc phỏng vấn: Cuộc phỏng vấn được tiến hành trong bầu không khí thân thiện, cởi mở, nhằm tạo cho sinh viên tâm trạng thoải mái, tránh đối đầu với khách thể để tạo cho họ cảm giác tin tưởng, thân thiện.
Các bước trong quá trình phỏng vấn: thời gian và cách thức phỏng vấn được sắp xếp linh hoạt sao cho phù hợp, thuận tiện nhất cho người được phỏng vấn.
Phân tích và xử lý dữ liệu
Nghiên cứu định tính xử lý số liệu bằng cách ghi chép các câu trả lời, mã hóa dữ liệu, tạo ra các nhóm thông tin và kết nối các dữ liệu lại với nhau.
Nhóm thực hiện 5 bài phỏng vấn được mã hoá: N7-12, N7-34, N7-56, N7-78 và N7-910.
Nghiên cứu định lượng
Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu nghiên cứu
Quy trình chọn mẫu gồm:
Xác định tổng thể cần nghiên cứu
Xác định kích thước mẫu
Xác định phương pháp chọn mẫu
Tiến hành chọn mẫu và điều tra
Phương pháp chọn mẫu: với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhóm đã tiến hành khảo sát với bất kỳ sinh viên của Đại học Thương Mại để có kết quả khách quan nhất về các yếu tố ảnh hưởng.
Phương pháp chọn kích thước mẫu nghiên cứu: Do nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu là phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội nên kích thước mẫu cần ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát (Hair và cộng sự,
1998) [14] Theo đó, với bảng câu hỏi 25 biến quan sát, nghiên cứu cần thu thập kích thước mẫu tối thiểu là 125 mẫu Tuy nhiên do một số yếu tố khách quan,nhóm khảo sát được hơn 300 phiếu và tiến hành nhập liệu, xử lý dữ liệu Kích thước mẫu hợp lệ cuối cùng là 300 mẫu.
Quy trình nghiên cứu định lượng
1 Tìm câu hỏi nghiên cứu
Thu thập và phân tích dữ liệu phù hợp với phù hợp với câu hỏi và các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra.
Lựa chọn thang đo và thiết kế bảng câu hỏi
Xác lập cách thức chọn mẫu và điều tra
Lựa chọn công cụ thống kê phù hợp để phân tích số liệu.
Trình bày kết quả phân tích dữ liệu
Diễn giải kết quả theo ngôn ngữ thống kê và ngôn ngữ nghiên cứu
Kết quả nào là khẳng định lại từ trong lý thuyết
Kết quả nào là đóng góp mới.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Thu thập thông qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu trước đây đã từng nghiên cứu về các nhân tố quyết định đến hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Kế thừa và phát triển các nhân tố quyết định đến hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại họcThương Mại Từ đó, xác định được biến độc lập và biến phụ thuộc nhóm sẽ sử dụng để nghiên cứu vấn đề Biến độc lập sẽ gồm: cảm giác thích thú, ảnh hưởng xã hội, hữu ích, nhận thức và dễ sử dụng Biến phụ thuộc là quyết định hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại.
Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua bằng bảng câu hỏi soạn sẵn với kích thước mẫu n00 dưới hình thức điền link khảo sát online trên Google form được tiến hành bắt đầu từ ngày 06/10/2021 Nội dung phiếu khảo sát bao gồm: Thông tin cá nhân,các nhân tố quyết định đến hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học ThươngMại.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Đối với dữ liệu thứ cấp: So sánh và tìm sự khác biệt, từ đó tổng hợp lại những vấn đề mà ở những đề tài trước đó chưa làm được để bổ sung và hoàn thiện ở đề tài của nhóm mình.
Đối với dữ liệu sơ cấp: Sau khi thu thập được 300 mẫu, các dữ liệu được mã hóa,làm sạch và xử lý trên phần mềm SPSS 20.0; Quá trình phân tích dữ liệu được tiến hành bao gồm: thống kê mô tả; Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ sốCronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá (EFA); Phân tích hồi quy bội.
Xây dựng thang đo của đề tài
Sau khi xây dựng mô hình, bảng khảo sát được thiết kế với mục đích thu thập những nhân tố quyết định đến hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Phần chính của bảng hỏi bao gồm 25 biến quan sát Căn cứ vào thang đo sơ bộ tiến hành khảo sát thử trên mẫu 10 sinh viên để điều chỉnh và hoàn thiện câu hỏi với kích thước mẫu n00. Thang đo của các biến với 5 mức độ:
Mức 1: hoàn toàn không đồng ý
Cảm giác thích thú(CG)
CG1 Trang mạng xã hội rất thú vị với tôi
CG2 Sử dụng trang mạng xã hội rất thú vị
CG3 Tôi có rất nhiều niềm vui trên mạng xã hội
CG4 Sử dụng trang mạng xã hội cho tôi trải nghiệm thú vị Ảnh hưởng xã hội (XH)
XH1 Tôi sử dụng MXH vì bạn bè tôi tham gia nhiều.
XH2 Tôi sử dụng MXH vì người thân cũng tham gia.
XH3 Tôi sử dụng MXH vì bạn bè/ người thân mời tham gia
XH4 Tôi nhận ra lợi ích của MXH qua báo đài
HI1 Sử dụng MXH giúp có thêm nhiều bạn bè.
HI2 Sử dụng MXH giúp duy trì thời gian kết nối với bạn bè.
HI3 Sử dụng MXH là phương tiện liên lạc có chi phí phù hợp với SV.
HI4 Sử dụng MXH giúp tiết kiệm thời gian kết nối với bạn bè.
NT1 MXH là loại hình giải trí hấp dẫn giúp giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng.
NT2 MXH là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau.
NT3 MXH giúp mọi người giao lưu và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả.
NT4 MXH là kênh quảng cáo, marketing của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
NT5 MXH là một xã hội ảo online, mang nhiều đặc tính tương tự như xã hội thực
NT6 MXH là một phần tất yếu của cuộc sống hàng ngày.
NT7 MXH là công cụ tuyệt vời để nâng cao, bổ sung kiến thức, kỹ năng.
SD1 Tôi thành thạo trong việc sử dụng mạng xã hội.
SD2 Các tính năng của mạng xã hội rất dễ để tôi sử dụng
SD3 Tôi thấy mạng xã hội rất dễ sử dụng.
Quyết định hành vi sử dụng mạng xã hội (QĐ).
QĐ1 Tôi thấy mạng xã hội đem lại nhiều lợi ích
QĐ2 Tôi vẫn sẽ tiếp tục sử dụng mạng xã hội
QĐ3 Tôi sẵn lòng chia sẻ nhiều tiện ích của mạng xã hội cho bạn bè
Bảng 3 1: Bảng thang đo nghiên cứu
4 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
4.1.1 Phân tích thống kê mô tả
Mẫu được đưa vào nghiên cứu chính thức với n = 300 Các đặc điểm như năm học, giới tính, khoa được trình bày dưới đây. a, Bảng thống kê sinh viên năm
- Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu được 300 phiếu, cụ thể bảng 4.1 cho thấy thống kê sinh viên năm
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Bảng 4 1: Bảng thống kê sinh viên năm (Nguồn: xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0)
Nhận xét: Kết quả điều tra sinh viên trường Đại học Thương Mại trong các khóa đào tạo bao gồm sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư Trong sinh viên được khảo sát thì thu được 35 phiếu của sinh viên năm nhất (chiếm 11,7%), 192 phiếu của sinh viên năm hai (chiếm 64%), 50 phiếu của sinh viên năm 3 (chiếm 16,7%) và số phiếu của sinh viên năm cuối là ít nhất, 23 phiếu (chiếm 7,7%) Điều này có thể giải thích rằng do nhóm sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và tiếp cận chủ yếu được sinh viên năm hai. b, Bảng thống kê giới tính
- Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu được 300 phiếu, cụ thể bảng 4.2 cho thấy thống kê giới tính
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Bảng 4 2: Bảng thống kế giới tính
(Nguồn: xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0)
Nhận xét: Theo kết quả bảng trên cho thấy số phiếu sinh viên nữ trả lời cao hơn nhiều so với sinh viên nam, trong 300 sinh viên được khảo sát thì có 193 sinh viên nữ (chiếm 64,3%), có 106 sinh viên nam (chiếm 35,3%) và 1 bạn giới tính khác (chiếm 0,3%) Điều này được giải thích do trường Đại học Thương mại là một trong những trường đại học thuộc khối ngành kinh tế vì vậy số sinh viên theo học đa phần là sinh nữ giới Chính vì vậy tỷ lệ trả lời của nữ giới áp đảo hơn nam giới cũng là điều dễ hiểu c, Bảng thống kê khoa của sinh viên
- Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu được 300 phiếu, cụ thể bảng 4.3 cho thấy thống kê khoa của sinh viên
Valid Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương Mại điện tử (IS) 35 11.7 11.7 11.7
Khoa Kế toán - Kiểm toán (D) 11 3.7 3.7 15.3
Khoa Khách sạn - Du lịch (B) 13 4.3 4.3 19.7
Khoa Kinh tế - Luật (FP) 9 3.0 3.0 22.7
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế (E) 135 45.0 45.0 67.7
Khoa Lý luận chính trị (M) 1 3 3 68.0
Khoa Quản trị kinh doanh (A) 16 5.3 5.3 82.7
Khoa Quản trị nhân lực (U) 14 4.7 4.7 87.3
Khoa Tài chính - Ngân hàng
Viện hợp tác quốc tế 7 2.3 2.3 100.0
Bảng 4 3: Bảng thống kê khoa của sinh viên
(Nguồn: xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0)
Nhận xét: Trong 300 phiếu khảo sát thu được, đa số là sinh viên học tại khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế chiếm tới 45% với 135 phiếu, chiếm thứ hai là Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương Mại với 11,7% tương đương 35 phiếu. d, Bảng thống kê thời gian sử dụng
- Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu được 300 phiếu, cụ thể bảng 4.4 cho thấy thống kê thời gian sử dụng
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Bảng 4 4: Bảng thống kê thời gian sử dụng
(Nguồn: xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0)
Nhận xét: Theo số liệu khảo sát từ 300 sinh viên có 206 người dành trên 3 tiếng một ngày để sử dụng mạng xã hội (chiếm 68,7%) Tiếp theo là 64 người dành từ 2-3 tiếng một ngày để sử dụng mạng xã hội (chiếm 21,3%) Thứ ba là 24 người dành từ 1-2 tiếng một ngày để sử dụng mạng xã hội (chiếm 8%) Cuối cùng chỉ có 6 người dành thời gian dưới 1 tiếng để sử dụng mạng xã hội chỉ chiếm 2%.
- Bảng thống kê mức độ sử dụng facebook
- Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu được 300 phiếu, cụ thể bảng 4.5 cho thấy thống kê mức độ sử dụng facebook
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Vali Hiếm khi 13 4.3 4.3 4.3 d Không sử dụng 1 3 3 4.7
Bảng 4 5: Bảng thống kê mức độ sử dụng facebook
(Nguồn: xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0)
Nhận xét: Có tới 286 người trên 300 người sử dụng mạng xã hội Facebook thường xuyên chiếm tới 95,3% Mức độ hiếm khi sử dụng mạng xã hội chỉ có 13 người và chiếm 4,3%. Chỉ có duy nhất một người không sử dụng mạng xã hội Facebook Từ kết quả thu được chứng tỏ mạng xã hội Facebook rất được mọi người ưa chuộng và sử dụng.
- Bảng thống kê mức độ sử dụng Instagram
- Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu được 300 phiếu, cụ thể bảng 4.6 cho thấy thống kê mức độ sử dụng Instagram
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Bảng 4 6: Bảng thống kê mức độ sử dụng Instagram
(Nguồn: xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0)
Nhận xét: Trong số 300 người có 117 người thường xuyên sử dụng Instagram chiếm 39% Mức độ hiếm khi sử dụng Instagram là 125 người và chiếm 41,7% Số người không sử dụng chiếm 19,3% tương đương 58 người.
- Bảng thống kê mức độ sử dụng Zalo
- Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu được 300 phiếu, cụ thể bảng 4.7 cho thấy thống kê mức độ sử dụng Zalo
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Bảng 4 7: Bảng thống kê mức độ sử dụng Zalo
(Nguồn: xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0)
Nhận xét: Có khá nhiều người sử dụng Zalo thường xuyên chiếm tới 66,7% với số lượng 200/300 người Mức độ hiếm khi sử Zalo là 95 người và chiếm 31,7% Chỉ có 5 người không sử dụng Zalo chiếm 1,7%.
- Bảng thống kê mức độ sử dụng Youtube
- Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu được 300 phiếu, cụ thể bảng 4.8 cho thấy thống kê mức độ sử dụng Youtube
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Bảng 4 8: Bảng thống kê mức độ sử dụng Youtube
(Nguồn: xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0)
Nhận xét: Có tới 226 người trên 300 người sử dụng Youtube thường xuyên chiếm tới 75,3% Mức độ hiếm khi sử dụng Youtube có 66 người và chiếm 22% Số người không sử dụng rất ít là 8 người chiếm 2,7%
- Bảng thống kê mức độ sử dụng Tiktok
- Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu được 300 phiếu, cụ thể bảng 4.9 cho thấy thống kê mức độ sử dụng Tiktok
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Bảng 4 9: Bảng thống kê mức độ sử dụng Tiktok
(Nguồn: xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0)
Nhận xét: Có tới 181 người trên 300 người sử dụng Tik Tok thường xuyên chiếm tới 60,3% Mức độ hiếm khi sử dụng mạng xã hội Tiktok có 71 người và chiếm 23,7% Số người không sử dụng Tiktok là 48 người chiếm 16%.
- Bảng thống kê mức độ sử dụng Twitter
- Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu được 300 phiếu, cụ thể bảng 4.10 cho thấy thống kê mức độ sử dụng Twitter
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Vali Hiếm khi 64 21.3 21.3 21.3 d Không sử dụng 221 73.7 73.7 95.0
Bảng 4 10: Bảng thống kê mức độ sử dụng Twitter
(Nguồn: xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0)
Nhận xét: Có tới 221 người trên 300 người không sử dụng trang mạng xã hội Twitter chiếm tới 73,7% Mức độ hiếm khi sử dụng mạng xã hội Twitter có 64 người và chiếm 21,3% Còn lại 15 người thường xuyên sử dụng Twitter chỉ chiếm 5% Từ kết quả trên cho thấy trang mạng xã hội Twitter không phổ biến đối với sinh viên Đại học Thương Mại vì vậy số người sử dụng thường xuyên là không nhiều. e, Bảng thống kê mục đích sử dụng
- Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu được 300 phiếu, cụ thể bảng 4.11 cho thấy thống kê mục đích sử dụng
Valid Cập nhật tin tức mới 21.7 21.7 21.7
Chia sẻ, giao lưu sở thích cá nhân 16.1 16.1 37.8
Kết nối bạn bè, người thân 25.3 25.3 82.7
Tham gia các hoạt động trên mạng xã hội 17.3 17.3 100.0
Bảng 4 11: Mục đích sử dụng
(Nguồn: xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0)
Nhận xét: Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên chủ yếu là kết nối bạn bè, người thân (25,3%), tiếp theo là cập nhật tin tức mới (21,7%) Ngoài ra các bạn sinh viên sử dụng mạng xã hội còn với các mục đích như: chơi game, giải trí (19,6%), tham gia các hoạt động trên mạng xã hội (17,3%) và chia sẻ giao lưu sở thích cá nhân (16,1%).
4.1.1.2 Mô tả các biến quan sát a, Bảng thống kê mô tả yếu tố xã hội
- Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu được 300 phiếu, cụ thể bảng 4.12 cho thấy thống kê mô tả yếu tố xã hội.
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng 4 12: Bảng thống kê mô tả yếu tố xã hội
Với yếu tố xã hội (XH), trên thang đo ta thấy giá trị trung bình đều lớn hơn 3.7 cho thấy những đánh giá khảo sát của sinh viên hầu như không ý kiến và đồng ý với các biến trong bảng khảo sát Ở biến thứ nhất có độ lệch chuẩn lớn hơn 1 thì đa phần mọi người đánh giá nhận định đó là khác nhau Điều này cho thấy các nhận định của sinh viên là đang dạng, có người hoàn toàn đồng ý với biến quan sát đó và cũng có người phản đối. b, Bảng thống kê mô tả hữu ích
- Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu được 300 phiếu, cụ thể bảng 4.13 cho thấy thống kê mô tả hữu ích.
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng 4 13: Bảng thống kê mô tả yếu tố hữu ích
Với yếu tố hữu ích (HI), trên thang đo ta thấy giá trị trung bình đều lớn hơn 3.9 cho thấy những đánh giá khảo sát của sinh viên hầu như là đồng ý với các biến trong bảng khảo sát Độ lệch chuẩn ở đây thấp (thấp nhất là 0.898 và cao nhất là 0.943) Điều này cho thấy các nhận định của sinh viên là không đa dạng. c, Bảng thống kê mô tả yếu tố nhận thức
- Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu được 300 phiếu, cụ thể bảng 4.14 cho thấy thống kê mô tả yếu tố nhận thức.
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng 4 14: Bảng thống kê mô tả yếu tố nhận thức
Với yếu tố nhận thức (NT), trên thang đo ta thấy giá trị trung bình đều lớn hơn 3.5 cho thấy những đánh giá khảo sát của sinh viên hầu như là không ý kiến hoặc đồng ý với các biến trong bảng khảo sát Ở các biến đều có độ lệch chuẩn lớn hơn 1, đa phần mọi người đánh giá nhận định đó khác nhau Điều này cho thấy các nhận định của sinh viên là đa dạng có người hoàn toàn đồng ý và cũng có người phản đối. d) Bảng thống kê mô tả yếu tố dễ sử dụng
- Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu được 300 phiếu, cụ thể bảng 4.15 cho thấy thống kê mô tả yếu tố dễ sử dụng.
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng 4 15: Bảng thống kê mô tả yếu tố dễ sử dụng
Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả định lượng
Tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính bội
Sẽ chia sẻ cho mọi người
Mình sẽ chia sẻ tiện ích mạng xã hội đến mọi người N7-12
Mình đồng ý vì nếu nhiều người chia sẻ được những thông tin tích cực thì năng lượng tích cực sẽ được lan tỏa rộng hơn
Mình sẽ chia sẻ với mọi người để mọi người sử dụng và tận hưởng những cái lợi ích mà mạng xã hội đem lại N7-56 Mình chắc chắn sẽ chia sẻ N7-78 Mình sẽ giới thiệu mạng xã hội cho mọi người N7-
Bảng 4 35: Bảng nghiên cứu định tính
Nhìn chung các cuộc phỏng vấn đều hỏi đúng trọng tâm nên người được phỏng vấn trả lời rất nhiệt tình Qua đó có thể thấy rằng mạng xã hội là một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, từ những lợi ích cá nhân như giải trí, học tập, duy trì và kết nối bạn bè người thân cho đến những lợi ích toàn xã hội như phát triển kinh tế, xã hội, nâng tầm tiếp cận kiến thức của nhân loại nhờ những thông tin, hình thức quảng bá hiệu quả của mạng xã hội Để khai thác được tối đa sức sử dụng của mọi người, hầu hết các trang mạng xã hội đều dễ sử dụng, tối ưu hoá các tính năng nhằm đem lại trải nghiệm tốt nhất Từ kết quả phỏng vấn trên dễ dàng thấy rằng mọi người sẽ tiếp tục sử dụng mạng xã hội và giới thiệu mạng xã hội tới mọi người.
5 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả đo lường
Dựa trên tổng quan lý thuyết, mô hình nghiên cứu mà nhóm xây dựng đã được phát triển cho nghiên cứu này Nghiên cứu được phân tích và làm rõ dựa trên 300 mẫu sinh viên của trường Đại học Thương mại để từ đó nhóm có thể góp phần đưa nó vào thực tiễn
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ý định sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương mại ở mức tương đối, giá trị trung bình khoảng [3-4] Chính vì vậy, nhà trường cũng như bản thân các bạn sinh viên cần phải có giải pháp cho vấn đề này để có thể giảm bớt đi sự phụ thuộc vào mạng xã hội của sinh viên
Về thang đó sử dụng nghiên cứu, kết quả cho thấy toàn bộ thang đo đều là đáng tin cậy (Cronbach's Alpha > 0.4)
Về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội của trường Đại họcThương mại, nghiên cứu cho thấy rằng có 5 yếu tố tác động đến hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên từ mạnh đến yếu nhất.
Hàm ý của kết quả nghiên cứu
Về nhân tố xã hội
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy nhân tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội (Beta= 0.39, sig= 0.367) Theo nghiên cứu định tính, ảnh hưởng xã hội tác động đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên đại học Thương Mại qua: dùng mạng xã hội qua bạn bè giới thiệu, kết nối bạn bè, gia đình sử dụng mạng xã hội để kết nối, bạn bè người thân mới tham gia hay là kết nối, mua sắm online, cập nhật tin tức, xu hướng và học tập Tuy nhiên có bạn sinh viên cho rằng việc sử dụng mạng xã hội là không hẳn do có người mời, cụ thể: “Mình không hẳn là do mọi người mời” (N7-910). Theo kết quả nghiên cứu định lượng, giả thuyết XH1 “Tôi sử dụng MXH vì bạn bè tôi tham gia nhiều’’ là giả thuyết được đồng ý nhiều nhất, XH4 là ‘’Tôi nhận ra lợi ích của MXH qua báo đài’’ là giả thuyết xếp thứ ba chỉ sau XH2 “Tôi sử dụng MXH vì người thân cũng tham gia”, cuối cùng là “Tôi sử dụng MXH vì bạn bè/ người thân mời tham gia” Ở đây, các bạn sinh viên dễ bị tác động bởi việc bạn bè tham gia nhiều – những người cùng thế hệ với họ nên họ sẽ thoải mái hơn trong việc kết nối, học hoit tiếp đến là gia đình giúp họ có cơ hội được gắn kết với gia đình của mình dù bất cứ nơi nào đặc biệt là các bạn sinh viên xa nhà, thời đại công nghệ - thông tin nên việc quảng bá mạng xã hội cũng giảm bớt đi phần nào niềm tin của các bạn với mạng xã hội, và để tham gia một mạng xã hội thì các bạn sinh viên sẽ gần như không chọn những mạng xã hội được mời tham gia
Hầu hết các sinh viên đều bị ảnh hưởng bởi mức độ phổ biến của mạng xã hội, có những sinh viên ảnh hưởng bởi gia đình hoặc bạn bè Điều này chứng minh xã hội ảnh hưởng đến tâm lý của các bạn, các bạn dễ bị thu hút bởi môi trường bên ngoài, dễ bị lôi kéo Do vậy, bản thân sinh viên cần có lập trường cho riêng mình, xác định mục tiêu khi mình sử dụng mạng xã hội này là gì Về phía gia đình cần có sự kiểm soát cho những ứng dụng mà con cái của mình dùng, bên cạnh đó nhà trường nên tuyên truyền những ứng dụng hữu ích cho học tập.
Về nhân tố cảm giác thích thú
Cảm giác thích thú cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên (Beta = 0.351, sig=