Bài viết này trình bày về sử dụng tỷ số ROA để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản, các biện pháp để cải thiện tỷ số ROA, tuy nhiên nếu quá chú trọng vào ch
VẬN DỤNG TỶ SỐ ROA (Return on assets) ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆPThS. Thái NinhTóm tắt:Bài viết này trình bày về sử dụng tỷ số ROA để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản, các biện pháp để cải thiện tỷ số ROA, tuy nhiên nếu quá chú trọng vào chỉ tiêu này để nâng cao khả năng sinh lời của tài sản trong ngắn hạn có thể dẫn đến những rủi ro trong dài hạn của doanh nghiệp.I. ĐẶT VẤN ĐỀViệc phân tích báo cáo tài chính, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh (ROA) là một trong những tỷ số để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp qua đó giúp nhà quản lý đề ra những quyết định quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh về khả năng sinh lời của việc sử dụng tài sản.Vậy thì chỉ tiêu ROA có lợi gì? Vì sao nhà quản lý không so sánh lợi nhuận của các đơn vị trực thuộc mình để xem đơn vị nào sinh lợi nhiều nhất? Giả sử bạn là người quản lý trong 1 tổng công ty X có 2 đơn vị trực thuộc A và B. Trong năm cả hai nhà quản lý thuộc 2 đơn vị A và B đều báo cáo lợi nhuận đạt được của họ là 500trđ. Bạn đánh giá họ như nhau? Câu trả lời của bạn sẽ thay đổi khi biết rằng đơn vị trực thuộc A sử dụng số tài sản trị giá 7.000trđ, đơn vị B sử dụng tài sản trị giá 5.000trđ, lúc này có sự khác biệt: đơn vị trực thuộc B sử dụng số tài sản nhỏ hơn đã tạo ra lợi nhuận bằng đơn vị A sử dụng số tài sản lớn hơn. Điều đó cho thấy đơn vị B đã quản lý tài sản hiệu quả hơn đơn vị A. Điều này đòi hỏi nhà quản lý đơn vị A cần ra những quyết định để cải thiện tình hình hoạt động của đơn vị mình để tăng khả năng sinh lời của tài sản.II. NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀTrong phân tích tài chính, ROA được chia thành 2 bộ phận là doanh lợi doanh thu và vòng quay tổng vốnLợi nhuận=Lợi nhuậnXDoanh thu thuầnTổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản1 Việc phân tích chỉ tiêu này cung cấp thông tin hữu ích về một công ty một cách tổng quát. Ví dụ: ta có thể xác định một công ty đang sử dụng chiến lược lợi nhuận cao, vòng quay tài sản thấp hay không? Trong đó doanh lợi doanh thu cao nhưng doanh thu so với tài sản thấp. Hay ngược lại một công ty sử dụng chiến lược doanh lợi doanh thu thấp nhưng vòng quay tổng tài sản cao (các siêu thị).Bảng 1: Tính toán chỉ tiêu ROA ở hai đơn vị A và B thuộc tổng công ty XChỉ tiêu Đơn vị A Đơn vị B 1. Doanh thu thuần 23000 7000 2. Chi phí kinh doanh 22100 6650 3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 900 350 4. Tổng tài sản bình quân 22000 6100 5. ROA = 0.041 0.057Trong cơ cấu phân quyền, người quản lý cấp cơ sở đóng tại những nơi xa đơn vị chính có thể ra một số quyết định độc lập, có cơ hội phát triển và thực hành các kỹ năng để thực hiện trách nhiệm của họ, có cơ hội để trở thành nhà quản lý cấp cao trong tương lai. Ngoài ra sự thỏa mãn trong công việc của người quản lý cấp cơ sở được nâng lên do họ kiểm soát được toàn bộ trong phạm vi của mình và có niềm tự hào là người được làm chủ.Tại đơn vị A có hệ số ROA < đơn vị B, như vậy nhà quản lý đơn vị A sẽ tìm cách cải thiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay tổng tài sản của đơn vị mình để tăng khả năng sinh lời của tài sản. 1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thuĐể cải thiện chỉ tiêu doanh lơi doanh thu, nhà quản lý thường nghỉ đến việc tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu. Trong trường hợp này nhà quản lý đơn vị A muốn tạo ra lợi nhuận trên 1000đ doanh thu nhiều hơn, họ thường chú trọng vào việc kiểm soát chi phí để gia tăng thành phần tỷ suất lợi nhuận trong ROA hoặc tăng giá bán, tuy nhiên tăng giá bán thường gặp khó khăn do sức ép của cạnh tranh.Nhà quản lý A quyết định cắt giảm một số chi phí để kỳ tới cải thiện doanh lợi doanh thu của ROA (A cắt giảm 300trđ chi phí sản xuất chung và 50trđ chi phí quản lý như: Thay đổi phương pháp khấu hao, giảm chi phí bảo trì MMTB, giảm chi phí nghiên cứu phát triển, giảm các bộ phận hỗ trợ và những công việc không cần thiết). Nếu quyết định của nhà quản lý A được triển khai ta có:Bảng 2: ROA trước và sau khi cắt giảm chi phí2 Doanh lợi doanh thuxVòng quay tổng tài sản= ROAROA trước khi giảm chi phí 0,039 x 1,05 = 0,04ROA sau khi giảm chi phí 0,054 x 1,05 = 0,057Ngoài chiến lược cắt giảm chi phí nhà quản lý A có thể cải thiện ROA bằng cách quản lý có hiệu quả những tài sản do đơn vị kiểm soát để tăng vòng quay tổng tài sản 2. Số vòng quay tổng tài sảnMuốn tăng vòng quay tổng tài sản thì nhà quản lý cần lượng tài sản mà họ kiểm soát ở mức thấp hơn, trong khi vẫn duy trì hoặc tăng doanh thu. Nhà quản lý đơn vị A có những quyết định trong phạm vi đơn vị mình để cải thiện số vòng quay tổng tài sản như: có kế hoạch thúc đẩy việc thu hồi công nợ để giảm các khoản phải thu, giảm mức tồn kho nguyên liệu, thành phẩm, công cụ, đồng thời sắp xếp lại dây chuyền sản xuất để loại bỏ bớt máy móc thiết bị không cần thiết… như vậy giảm bớt giá trị tài sản sẽ thực hiện được. Giả sử số tài sản giảm bớt trong năm tới giá trị 1.000trđ, ta có ROA trước và sau khi cắt giảm chi phíBảng 3: ROA trước và sau khi cắt giảm tài sảnDoanh lợi doanh thuxVòng quay tổng tài sản= ROAROA trước khi giảm tài sản0,039 x 1,05 = 0,04ROA sau khi giảm tài sản 0,039 x 1,1 = 0,043 3. Tăng doanh lợi doanh thu và tăng vòng quay tổng vốnNếu nhà quản lý đơn vị A quyết định kết hợp cả 2 chương trình cắt giảm chi phí và giảm giá trị tài sản thì ROA sẽ như sauBảng 4: ROA trước và sau khi cắt giảm chi phí và giảm giá trị tài sảnDoanh lợi doanh thuxVòng quay tổng tài sản= ROAROA trước khi giảm chi phí và 0,039 x 1,05 = 0,043 giảm tài sảnROA sau khi giảm chi phí và giảm tài sản0,054 x 1,1 = 0,06Những phân tích trên cho thấy nhà quản lý đơn vị A có thể cải thiện ROA trong ngắn hạn bằng cách tăng doanh lợi doanh thu, số vòng quay tổng tài sản hoặc cả hai. Trong kinh doanh, nhà quản lý ra các quyết định để cải thiện các chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả hoạt động của họ, tuy nhiên chỉ chú tâm đến các kết quả trong ngắn hạn có thể không có lợi trong dài hạn 4. Nhược điểm khi dùng ROA để đánh giá khả năng sinh lờiNhư chúng ta đã biết những nhà quản lý là những người được chủ sở hữu thuê nên mục tiêu của việc lựa chọn tiêu chí đánh giá tình hình hoạt động của họ là sao cho lợi ích của nhà quản lý đi cùng lợi ích của chủ sở hữuChỉ tiêu ROA có đạt được mục đích này hay không? Nếu dùng ROA để đánh giá sẽ khiến nhà quản lý tìm cách gia tăng lợi nhuận cao nhất và sử dụng ít tài sản nhất, muốn vậy họ có động cơ gia tăng tử số (lợi nhuận) và giảm bớt mẫu số (tài sản) của ROAĐiều này dẫn đến khích lệ các quyết định trong ngắn hạn, nhưng có thể dẫn đến hậu quả không tốt về hoạt động của công ty trong dài hạn. Theo phân tích trên đơn vị A cắt giảm chi phí thì có thể hy sinh các hoạt động đầu tư trong tương lai như chi phí nghiên cứu phát triển, thay đổi phương pháp khấu hao. Điều này cải thiện được lợi nhuận hoạt động trong kỳ nhưng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mất thị phần và giảm khả năng sinh lợi trong tương lai. Nhà quản lý cũng có thể cắt giảm chi phí trong năm bằng cách cắt giảm chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị trong năm, điều này cải thiện được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, tuy nhiên có thể dẫn đến phải tiêu tốn nhiều chi phí sửa chữa hoặc phải thay thế máy móc thiết bị trong tương lai.Đơn vị A tìm cách tăng cường thu hồi công nợ phải thu, giảm số ngày bán chịu; giảm hàng tồn kho có thể dẫn đến giao hàng không đúng hạn, không chủ động trong SX khi thực hiện kế hoạch; không chú trọng trong việc đầu tư tài sản cố định có thể dẫn đến chất lượng sản phẩm có vấn đề, những quyết định này có thể dẫn đến mất khách hàng trong tương lai.III. KẾT LUẬN4 Tóm lại chỉ tiêu ROA có nhiều ưu điểm để dùng làm cơ sở đánh giá khả năng sinh lời trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng nếu quá chú trọng vào nó nhà quản lý ra các quyết định trong ngắn hạn có thể dẫn đến hậu quả không tốt đến khả năng sinh lời trong dài hạn của doanh nghiệp như đã phân tích.IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Nguyễn Văn Công (2010), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội2. Nguyễn Minh Kiều (2010), Bài giảng Phân tích tài chính, Nhà xuất bản thống kê3. Ngô Kim Phượng, Lê Thị Thành Hà (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh4. Tập thể giảng viên bộ môn Tài chính trường đại học Nha trang (2009), Bài giảng Phân tích tài chính – lưu hành nội bộ5 . VẬN DỤNG TỶ SỐ ROA (Return on assets) ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆPThS. Thái NinhTóm tắt:Bài. vốn kinh doanh (ROA) là một trong những tỷ số để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp qua đó giúp nhà quản lý đề ra những quyết định quản lý nhằm