Báo cáo Tập tài liệu nhà công cộng: Công trình giao thông
TẬP TÀI LIỆU NHÀ CÔNG CỘNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG LỜI MỞ ĐẦU Là một trong những thể loại của công trình công cộng, việc thiết kế, xây dựng các công trình giao thông đòi hỏi kiến trúc sư phải có những hiểu biết nhất định về hạng mục này. Để đáp ứng yêu cầu đó, nhóm sinh viên kiến trúc Bách Khoa XD11KT xin giới thiệu tập tài liệu nhà công công nhóm công trình giao thông. Tập tài liệu được soạn với hệ thống như sau: Phần 1:Công trình giao thông đường bộ. Phần 2: Công trình giao thông sắt. Phần 3: Công trình giao thông thuỷ. Phần 4: Công trình giao thông hàng không. Phần 5: Giới thiệu tác giả tiêu biểu. Mục tiêu cơ bản của tập tài liệu công cộng này nhằm xây dựng kiến thức cơ bản về thể loại công trình từ phân loại, lịch sử phát triển, công năng, thành phần, xu hướng phát triển.…Ngoài ra tài liệu cũng cung cấp một số công trình tiêu biểu, tác giả tiêu biểu cho thể loại này.Tập tài liệu trình bày rõ ràng có kèm theo hình ảnh minh hoạ bởi ngôn ngữ có sức biểu cảm và hàm súc nhất của kiến trúc là ở đường nét và hình khối. Những kiến thức sẽ giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong việc hiểu biết một cách hệ thống tiến hành thiết kế thể loại công trình này. Dù đã cố gắng tìm kiếm nghiêm túc nhưng trong quá trình biên soạn, tổng hợp tài liệu không tránh khỏi những sai xót. Rất mong được sự góp ý từ độc giả để tập tài liệu được hoàn thiện hơn. Nhóm sinh viên XD11KT LỊCH SỬ 65 NĂM PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM Kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập Bộ Giao thông công chính đến nay (28.8.1945), Ngành GTVT Việt Nam đã trải qua hơn 65 năm tồn tại và phát triển, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của đất nước với nhiều thời kỳ sôi nổi, hào hùng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Câu nói giản dị của Bác không chỉ nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của GTVT trong sự nghịêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là lời nhắc nhở nhiệm vụ đối với những người làm công tác GTVT trong quá khứ, hiện tại và tương lai sau này. Có thể nói lịch sử hình thành, phát triển và trưởng thành của mình, lớp lớp thế hệ cán bộ, công nhân, lao động Ngành GTVT Việt Nam đã luôn theo lời chỉ dạy của Bác Hồ, luôn nỗ lực phấn đấu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Giai đoạn 1945 - 1954: GTVT phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp 30 năm đầu tiên của thế kỷ XX, để thực hiện chính sách khai thác triệt để thuộc địa, thực dân Pháp đã xây dựng một hệ thống giao thông từ Bắc vào Nam nhưng chủ yếu nhằm phục vụ công cuộc cai trị và bóc lột. Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 28.8.1945, Hồ Chủ Tịch đã chính thức ký quyết định thành lập Bộ Giao thông Công chính thuộc Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và giao cho nhân sĩ yêu nước Đào Trọng Kim làm Bộ trưởng. Cũng từ đây, hệ thống giao thông đã thực sự trở thành tài sản của người Việt Nam, phục vụ người dân nước Việt. Tuyến đường goòng bắc qua sông ở Bồng Sơn (Bình Định) để phục vụ kháng chiến chống Pháp Thời kỳ mới thành lập Bộ Giao thông Công chính đứng trước những khó khăn rất nặng nề với 6 nhiệm vụ rất căn bản: (1) Vận tải quân, lương phục vụ cho kháng chiến Nam Bộ và các chiến trường khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra (12.1946); (2) Phá hoại cầu đường ngăn chặn quân địch tiến quân đánh chiến các vùng tự do, các căn cứ kháng chiến với âm mưu đánh nhanh thắng nhanh; (3) Thiết lập các đường dây giao liên, giữ giao thông liên lạc thông suốt các miền Bắc - Trung - Nam phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ; (4) Sửa chữa, mở đường các vùng tự do, vùng kháng chiến và đi sâu vào các vùng hậu cứ của địch để phục vụ các chiến dịch đánh địch trên khắp các chiến trường đồng thời gia tăng phục vụ sản xuất; (5) Vận tải hàng hoá, hành khách, vận chuyển lương thực, quân đội tham gia các chiến dịch tấn công giai đoạn 1945 - 1954; (6) Làm nhiệm vụ quốc tế chi viện cho Lào, Campuchia v.v. Đoàn xe vận tải phục vụ chiến dịch Đông Xuân (1953 - 1954) Thành tựu nổi bật của Ngành giao thông công chính thời kỳ này là đã cùng toàn dân tham gia thực hiện các phong trào do Chính phủ phát động và chỉ đạo như “Tiêu thổ kháng chiến”: Phá đường, cầu, cống và các hệ thống giao thông khác để ngăn chặn địch vận chuyển lương thực, thực phẩm, súng đạn Hàng ngàn các đoạn, các cung đường bộ, hàng trăm cầu lớn đã bị phá huỷ và trở thành vật cản ngăn chặn sự xâm lược của địch. Một thành công lớn của ngành giao thông thời kỳ này là công tác mở đường phục vụ các chiến dịch tiến tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Tuy không được đầu tư nhiều về tài chính nhưng sức dân, sự đoàn kết và dũng cảm của toàn quân, toàn dân đã mở ra những kỳ tích của ngành giao thông Giai đoạn 1954 - 1964: GTVT xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam Trong thời kỳ này, do nhiệm vụ mới của đất nước là khôi phục phát triển kinh tế miền Bắc để chi viện cho chiến trường miền Nam, Chính phủ đã quyết định đổi tên Bộ Giao thông Công chính thành Bộ Giao thông và Bưu điện do ông Nguyễn Văn Trân làm Bộ trưởng. Cơ cấu, bộ máy tổ chức của Bộ cũng được nâng lên ngang tầm với nhiệm vụ, chức năng cụ thể được Chính phủ giao. Cơ cấu của Bộ bao gồm: Văn phòng Bộ, Tổng cục Đường sắt, Tổng cục Bưu điện, Nha Giao thông; Ngành vận tải Đường thuỷ; Sở Vận tải, Ty Công chính phi trường và Trường Cao đẳng giao thông công chính. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hữu Mai cắt băng khánh thành cầu Việt Trì (1957) Nhiệm vụ lớn nhất của Ngành GTVT trong thời kỳ này là khôi phục lại hệ thống giao thông đã phá hỏng trong kháng chiến chống Pháp để phục vụ phát triển kinh tế miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong 10 năm (1954 - 1964) hệ thống đường sắt miền Bắc đã được xây dựng và khôi phục lại với những tuyến đường chính là Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn. Những tuyến đường này đã có vai trò quan trọng phục vụ đi lại, khôi phục kinh tế miền Bắc trong nhều năm thời điểm đó và còn phát huy tác dụng đến bây giờ. Một tuyến đường sắt khác được xây dựng là Hà Nội - Thái Nguyên cũng hoàn thành trong giai đoạn này. Về giao thông đường bộ, đường thuỷ cũng được Nhà nước đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến quốc lộ phía Bắc và một số cảng sông cũng hình thành, trong đó cảng Hải Phòng có vai trò lớn nhất trong vận chuyển hàng hoá phía Bắc và giao thương với nước ngoài. Nhiều cây cầu mới, con đường mới có tính huyết mạch cũng đã được mở mang xây dựng vừa bằng sức dân, vừa có sự đầu tư của Nhà nước. Ngành GTVT còn tham gia thi công các sân bay như: Nội Bài (trước đây gọi là Đa Phúc), Hoà Lạc (Hà Tây), Vinh (Nghệ An) và sân bay Kép (Bắc Giang). Nhìn chung, thời kỳ này Việt Nam đã hình thành một mạng lưới giao thông tuy không hiện đại nhưng bước đầu phục vụ tốt nhịêm vụ của thời kỳ cách mạng mới. Hồ Chủ Tịch đến thăm công trường khôi phục đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan và cầu Phủ Lạng Thương (Bắc Giang) (25/1/1955) Trong lĩnh vực vận tải, các ngành vận tải đường bộ, đường sông, đường sắt đều có nhiều bước phát triển vượt bậc so với trước năm 1954. Vận tải đường sắt trong 10 năm (1954 - 1964) đã đảm nhận trên 20% khối lượng vận chuyển toàn ngành, thực hiện sản lượng luân chuyển hàng hoá trên 50%. Vận tải đường bộ đã đảm nhiệm từ 30 - 40% khối lượng vận chuyển hàng hoá và hành khách cả nước với đội ngũ các xí nghiệp vận tải hành khách và hàng hoá quốc doanh. Công nghiệp GTVT được hình thành với một số chuyên ngành tuy còn hạn hẹp nhưng đã tự túc sản xuất được một số mặt hàng phục vụ ngành. Trong công nghiệp GTVT thời kỳ này, nổi bật nhất là Nhà máy toa xe lửa Gia Lâm đã đã hình thành được nhiều phân xưởng quan trọng làm tiền đề cho công nghiệp đóng tàu đường sắt sau này như phân xưởng sửa chữa đầu máy, đóng mới toa xe, rèn, đúc v.v. Ngày 18/12/1965, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị cắt băng khánh thành đầu máy Tự Lực mang tên "Nguyễn Văn Trỗi" Đoàn tàu qua cầu Hàm Rồng trong ngày khánh thành 19/5/1964 Nhân dân các dân tộc Mai Châu (Hòa Bình) làm đường mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội miền núi Giai đoạn 1964 - 1975: GTVT chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ và chi viện cho giải phóng miền Nam. Đây là thời kỳ đầu đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Ngành GTVT kể từ khi thành lập. Hai đặc điểm nổi bật của Ngành thời kỳ này là GTVT phục vụ sự nghiệp củng cố và phát triển kinh tế miền Bắc và chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường miền Nam. Cũng trong giai đoạn này, Ngành GTVT đã nhận được một sự đầu tư đáng kể của Nhà nước và viện trợ giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ) và Trung Quốc. San lấp hồ bom bảo đảm giao thông thông suốt Những sự kiện nổi bật ghi dấu ấn của Ngành trong giai đoạn này là đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử với phong trào “Tất cả vì miền Nam thân yêu” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, Ngành GTVT Việt Nam đã lập nên những kỳ tích huy hoàng, góp phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt. Ngành GTVT đã đi đầu trong cuộc kháng chiến với tất cả những con đường có thể mở được, từ đường mòn Hồ Chí Minh trên bộ đến đường đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Những “con đường mòn” này về cơ bản vẫn dựa vào sức dân là chủ yếu song đã đóng vai trò quan trọng, nhất là trong việc vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí cho chiến trường miền Nam. Lịch sử sẽ còn nhắc lại những chiến công dũng cảm của cán bộ chiến sĩ, nhân viên Ngành GTVT với các sáng kiến đã đi vào huyền thoại trong cả vận tải đường bộ, đường thuỷ và hàng không. Đội thanh niên xung phong 759, đơn vị anh hùng sửa chữa đường bảo đảm giao thông ở Quảng Bình Với ngành đường sắt, trong giai đoạn 1964 - 1975 đã liên tục đảm bảo giao thông suốt trong điều kiện địch đánh phá dữ dội. Ngành đường sắt đã làm 3.915 mét cầu tạm, 82km đường và 274,5km dây thông tin và vận chuyển được 4,16 triệu tấn hàng hoá. Cán bộ, nhân viên và tự vệ ngành đường sắt đã bắn rơi hàng chục máy bay các loại và dò phá được hàng ngàn quả bom nổ chậm ở các chiến trường trọng điểm miền Nam. Với ngành vận tải ô tô đã hình thành 5 công ty vận tải hỗn hợp có tổng 1.271 xe phục vụ chủ yếu chiến trường miền Nam. Ngành vận tải đường biển với những con tàu “không số” trên đường mòn Hồ Chí Minh trên biển đã lập hàng trăm kỳ tích mà cho đến tận bây giờ vẫn chưa được nhiều người biết tới. Bộ trưởng Bộ GTVT Phan Trọng Tuệ thăm tàu Hồng Hà sau chuyến mở luồng Nhật Bản thắng lợi trở về Đoàn xe tải chờ hàng chi viện cho miền Nam đang vượt qua ngã ba Đồng Lộc, một trong những địa điểm bị đánh phá ác liệt nhất Một đoàn xe đang vượt ngầm chuyển xăng dầu vào Nam (1971) Những người đứng đầu Ngành GTVT giai đoạn này là Bộ trưởng Dương Bạch Liên và Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ - các Bộ trưởng đã ghi dấu ấn đậm nét trong Ngành với các chiến công làm rạng rỡ truyền thống Ngành GTVT sau này. Giai đoạn 1975 - 1985: GTVT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN Sự tàn phá của chiến tranh trong một giai đoạn dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống giao thông cả hai miền Nam, Bắc. Năm 1975 không còn một tuyến đường bộ nào ở miền Bắc đạt cấp kỹ thuật đồng bộ. Phương tiện vận tải của tất cả các ngành giao thông miền Bắc đều thiếu thốn và lạc hậu. Đường bộ có 861 xe, máy và thiết bị các loại, trong đó chỉ có hơn 50% là còn sử dụng được. Đường biển mới có khoảng 4 vạn tấn phương tiện các loại nhưng đều cũ kỹ và không phù hợp với luồng tuyến. Các ngành kinh tế công nghiệp GTVT đều suy yếu bởi thiếu nguồn tài chính đầu tư trong một giai đoạn dài Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ 4 của Đảng (Tháng 12.1976) đã đề ra yêu cầu phải “tích cực mở mang GTVT và thông tin liên lạc vì thực tế không cân đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và không cân đối giữa các bộ phận trong nội bộ ngành ” Thực hiện chủ trương đó, Ngành GTVT đã chấn chỉnh và tổ chức lại bộ máy hoạt động và hình thành một bộ máy mới với các chức năng đầy đủ hơn, đáp ứng thực tế. Hàng loạt Sở GTCC ra đời trên toàn quốc và hàng trăm các doanh nghiệp quốc doanh của ngành đường sắt, đường bộ, hàng không, vận tải biển đã ra đời và giữ vững mô hình hoạt động đến năm 1986. Trên công trường xây dựng cầu Thăng Long (1984) [...]... HÌNH ẢNH CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ XƯA VÀ NAY HÌNH ẢNH MỘT SỐ CÔNG TRÌNH THÔNG ĐƯỜNG BỘ ( bến xe, trạm xe buýt, trạm thu phí, ) GIAO XU HƯỚNG Hệ thống điều khiển giao thông thông minh (ITS) ITS là công nghệ mới phát triển trên thế giới, được sử dụng để giải quyết các vấn đề của giao thông đường bộ, bao gồm tai nạn và ùn tắc giao thông ITS sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông. .. của giao thông đường bộ, bao gồm tai nạn và ùn tắc giao thông ITS sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết giữa con người, hệ thống đường giao thông và phương tiện giao thông lưu thông trên đường thành một mạng lưới thông tin và viễn thông phục vụ cho việc lưu thông tối ưu trên đường cao tốc Hệ thống ITS Hong Kong sử dụng hệ thống CCTV và các cảm biến để thu thập thông. .. thống đường giao thông và phương tiện giao thông lưu thông trên đường thành một mạng lưới thông tin và viễn thông phục vụ cho việc lưu thông tối ưu trên đường cao tốc Các cảm biến sẽ được lắp đặt trên mặt đường để thu thập các thông tin về luồng giao thông, khí hậu, thời tiết,…các thông tin này được hệ thống máy tính phân tích và xử lý, sau đó cung cấp trở lại cho tài xế về tình hình giao thông trên... LỊCH SỬ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Luật giao thông, biển số xe, bằng lái, đèn giao thông hay những khái niệm khác liên quan đến ngành giao thông đường bộ đã trở nên quá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết rõ lịch sử hình thành và phát triển của chúng Luật giao thông đầu tiên Đối với những người sống trong thế kỷ 19, thuật ngữ giao thông không bao giờ đi kèm với nhựa đường, xe hơi, đèn giao thông, tín... đường để thu thập các thông tin về luồng giao thông, khí hậu, thời tiết, các thông tin này được hệ thống máy tính phân tích và xử lý, sau đó cung cấp trở lại cho tài xế về tình hình giao thông trên đường để tài xế chọn giải pháp giao thông tối ưu, giúp hạn chế tối đa tai nạn và ùn tắc giao thông, đảm bảo thời gian đi lại ngắn nhất và an toàn nhất cho các phương tiện đang lưu thông trên đường Đây là... giao thông nối nhau xuất hiện lần đầu tiên tại thành phố Salt Lake năm 1917 khi giao thông tại 6 ngã tư được điều khiển bằng một công tắc Năm 1920 chứng kiến sự nổi lên của đèn giao thông tự động tại thành phố Houston 5 năm sau, Anh vốn là quốc gia khởi nguồn mới bắt đầu lắp đặt hệ thống đèn giao thông tại thành phố Wolverhampton Hệ thống tín hiệu giao thông đầu tiên Như đã nói ở trên, tín hiệu giao thông. .. về tình hình giao thông trên đường (tai nạn, ùn tắc giao thông, thời tiết…) để tài xế chọn giải pháp giao thông tối ưu, giúp hạn chế tối đa tai nạn và ùn tắc giao thông, đảm bảo thời gian đi lại ngắn nhất và an toàn nhất cho các phương tiện đang lưu thông trên đường Theo ông Seong J.Namkoong, Giám đốc trung tâm dữ liệu về đường cao tốc Hàn Quốc, giao thông cũng là một cách để hiểu được con người Bởi... người- xe cộ- đường sá Thông minh hóa hệ thống giao thông chính là giảm vai trò của con người trong điều hành giao thông Khi con người không còn vai trò gì thì sẽ đạt đến mức tự động hóa Đây chính là mục tiêu cao nhất của ITS Để đạt được mục tiêu này, ITS phải có 3 giai đoạn: thu thập thông tin, xử lý thông tin và đưa thông tin được xử lý tới người tham gia giao thông ITS là công nghệ mới phát triển... lốp, lu diezen và tập trung vào hai khâu lớn là sửa chữa tàu biển, phương tiện thiết bị công trình lắp ráp ô tô, sửa chữa đầu máy và đóng toa xe (3) Về xây dựng cơ bản: kiên quyết dành vốn và các điều kiện khác cho những công trình trọng điểm và các công trình có khả năng hoàn thành để đưa vào khai thác Công tác duy tu, quản lý đường bộ, chất lượng công trình được coi trọng (4) Về thông tin liên lạc:... sắt, Đường sông, Hàng hải, Hàng không, Đăng kiểm, Giám định và Quản lý chất lượng công trình giao thông Ngoài ra là một số đơn vị sự nghiệp (Viện, trường, báo, tạp chí, Sở Y tế ) và các doanh nghiệp Đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ Từ năm 1996 trở lại đây, trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông, nhiều công trình giao thông đã được triển khai Trong 10 năm (từ 1996 đến 2005) Ngành GTVT đã tiến hành . công nhóm công trình giao thông. Tập tài liệu được soạn với hệ thống như sau: Phần 1 :Công trình giao thông đường bộ. Phần 2: Công trình giao thông sắt. Phần 3: Công trình giao thông thuỷ TẬP TÀI LIỆU NHÀ CÔNG CỘNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG LỜI MỞ ĐẦU Là một trong những thể loại của công trình công cộng, việc thiết kế, xây dựng các công trình. thuỷ. Phần 4: Công trình giao thông hàng không. Phần 5: Giới thiệu tác giả tiêu biểu. Mục tiêu cơ bản của tập tài liệu công cộng này nhằm xây dựng kiến thức cơ bản về thể loại công trình từ phân