I. Khái niệm &vai trò:
Nhà ga Saint Éxupéry
Santiago Calatrava là kiến trúc sư, kỹ sư và điêu khắc gia nổi tiếng người Tây Ban Nha. Cơng trình của ơng bao gồm nhiều thể loại: cầu, bảo tàng, sân bay, nhà ga...
nhà ga St Éxupéry nằm tại một địa điểm cho phép Calatrava có những thử nghiệm táo bạo về hình khối. Cùng với đó, u cầu của chủ đầu tư về một cơng trình vừa mang tính cơng năng vừa có tính biểu tượng đã góp phần tạo ra một cơng trình kiến trúc có tính biểu tượng cao nhất của kiến trúc thế kỷ 20.
Khơng có nhiều bảng chỉ dẫn bên trong nhà ga
Về cơ bản, cơng trình bao gồm nhà ga chính, các lối dẫn lên tàu và một cầu bộ hành nối nhà ga chính với sân bay ở cách đó khơng xa. u cầu quan trọng nhất đối với cơng trình là phải phân luồng và hướng dẫn cho một lượng hành khách đông đúc và luôn vội vã
Thay cho việc phân luồng và hướng dẫn hành khách bằng vơ số những bảng hiệu chi chít như thường thấy trong những nhà ga khác, Calatrava đã sử dụng chính cấu trúc của cơng trình vào việc này, được thể hiện qua kích cỡ của các cấu kiện, cách sắp xếp chúng cũng như cách làm cho chúng xuất hiện, lập đi lập lại bên trong cơng trình.
Ánh sáng trong cơng trình khá dịu ở trung tâm nhà ga, rực rỡ hơn ở các lối dẫn lên tàu và ở bên ngoài. Với cách thiết kế đó, Calatrava đã tạo cho hành khách một trải nghiệm thú vị và có phần lãng mạn.
Ánh sáng êm dịu bên trong nhà ga chính / Cầu thang xoắn ốc có vai trị như một tác phẩm điêu khắc trang trí.
Lối dẫn từ nhà ga chính ra chỗ lên tàu
Đường tàu và lối dẫn lên tàu được bao bọc bởi một kết cấu trải dài qua hơn 50m. Những cấu kiện bêtơng này tạo ra hình ảnh như một tổ ong, và là sự bổ sung hoàn hảo về mặt thị giác cho phần kết cấu mái của nhà ga chính.
Phía cổng trước cơng trình, một cấu kiện bêtơng hình chữ V liên kết bốn khung thép cong lớn, vươn dài ra phía trước như muốn chào đón hành khách bước vào nhà ga. Hai khung thép ở giữa chạy theo đường sống mái tạo nên một hệ kết cấu giống như xương sống của cơng trình.
Phía trên của những đường tàu cao tốc là những ơ vịm tạo ra bởi những khung bêtông đặt xéo, đan vào nhau, tạo ra các ơ hình thoi trên mái.Khoảng trống giữa các ô này đươc phủ bằng kính, hoặc bằng các tấm bêtơng đúc sẵn.Những ơ này xuất hiện một cách đều đặn, chúng cho phép hành khách có thể nhận ra được hình ảnh chung của cơng trình, và một cách hết sức nhẹ nhàng, chúng hướng hành khách đi đến những nơi họ cần.
Cũng như phần lớn các cơng trình khác do Calatrava thiết kế, nhà ga St Éxupéry cũng bị chỉ trích bởi sự tiêu tốn một ngân sách quá lớn. Tuy nhiên, điều đáng tiếc hơn hết là một sai lầm trong quy hoạch liên vùng đã dẫn đến kết quả là mỗi ngày chỉ có một chuyến tàu cao tốc liên vùng chạy qua nhà ga này, một con số hết sức khiêm tốn so với công suất của nhà ga theo thiết kế ban đầu. Vai trị của nhà ga trong mạng lưới giao thơng đã không thể lớn như là vị thế của nó trong giới kiến trúc.Nhưng cũng chính vì nhà ga ln trong tình trạng vắng vẻ, những hành khách có dịp đi qua đây, lại có cơ hội tuyệt vời để chiêm ngưỡng một tác phẩm kiến trúc vào dạng độc đáo nhất trên thế giới.