Xây dựng mục đích của việc dạy và học theo tinh thần UNESCO ThS Nguyễn Ngọc Lâm Giám đốc Đào tạo Kỹ năng Công Ty CP Vinawin... Mục tiệu học của chúng ta là gì?• Học để sống tốt, lành mạ
Trang 1Xây dựng mục đích của việc dạy
và học theo tinh thần UNESCO
ThS Nguyễn Ngọc Lâm Giám đốc Đào tạo Kỹ năng Công Ty CP Vinawin
Trang 2Tham khảo ý kiến
Hiện nay chúng ta học để làm gì?
Trang 3Hiện nay chúng ta học để làm gì?
• Học để được lên lớp
• Học để có bằng
• Học để có nghề
• Học để vào đại học
• Học để làm việc
• Học để vừa lòng cha mẹ
• Học vì bị buộc phải học
• …
Trang 4Tham khảo ý kiến
Tình hình học hiện nay như thế nào?
Trang 5Những khó khăn khi học hiện nay
• Lo lắng nhiều
• Chịu nhiều áp lực
• Sợ: vừa khóc vừa học
• Bị stress
• Học nhiều nhưng vẫn thiếu
• Hai thái cực: chỉ lo học, chỉ lo chơi
• Mục tiệu học không rõ ràng
Trang 6Mục tiệu học của chúng ta là gì?
• Học để sống tốt, lành
mạnh (học làm
người)
• Học để biết
• Học cách học
• Học để làm việc
• Học để giao tiếp với
cộng đồng
• Học để hòa nhập
(sống với nhau)
Trang 7Học và dạy theo tinh thần UNESCO là
gì?
Ngay từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tổ chức UNESCO nêu lên 4 trụ cột của cải cách giáo dục:
1 Học để biết (Nắm được những công cụ để “hiểu”)
2 Học để làm (Có khả năng sáng tạo tác động vào
môi trường của mình)
3 Học để cùng chung sống (Tham gia và hợp tác
với người khác)
4 Học để làm người (Sự tiến triển quan trọng nẩy
sinh từ 3 trụ cột trên)
Trang 8Học và dạy theo tinh thần UNESCO là
gì?
Như vậy là nhắm đến
4 mục tiêu:
1 Nhận thức
2 Kỹ năng
3 Con người có nhân cách
4 Quan hệ giữa con người
với con người
Tóm lại, đó là học để làm
người
Trang 9NHẬN THỨC
• Việc mở rộng kiến thức giúp
nhận thức được các khía cạnh
khác nhau của môi trường,
kích thích năng lực phê phán
và tư duy
• Học cách học: Tập luyện năng
lực tập trung, khả năng nhớ và
tư duy
DẠY: Hai chiều, trao đổi, môi
trường thân thiện, vui vẻ
Trang 10KỸ NĂNG
• Giúp sớm thích nghi với công
việc tương lai
• Gắn chặt với vấn đề đào tạo
nghề nghiệp
• Kỹ năng cơ bản và kỹ năng
chuyên môn
• Kinh nghiệm sống
• Học cách xử lý có hiệu quả
DẠY: Thực hành, kỹ năng xã
hội, xây dựng năng lực, giao
lưu tạo sự gắn bó đồng đội,
xử lý tình huống và sáng
tạo
Trang 11CON NGƯỜI CÓ NHÂN CÁCH
• Hiểu biết về chính mình
• Khám phá người khác
• Tự đặt mình vào vị trí
người khác để hiểu phản
ứng của họ
DẠY : Cần đối thoại, tranh
luận làm phong phú mối
quan hệ thầy trò, giúp
khám phá bản thân
Trang 12QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI CON NGƯỜI
• Học để cùng chung sống với
người khác
• Phát triển toàn diện (trí tuệ,
nhạy cảm, trách nhiệm cá
nhân…)
• Biết cách ứng xử xã hội
• Tự xác định mình phải làm
gì trong những hoàn cảnh
khác nhau
DẠY: Khuyến khích tinh
thần phê phán, thừa nhận
sự khác biệt và tương
đồng giữa mọi người, tự ra
quyết định cho chính mình
Trang 13Môi trường thân thiện
• Phương pháp giảng dạy theo
phương hướng “Lấy người học
làm trung tâm” giúp các thầy
cô có được mối quan hệ thân
thiện với học sinh vì học sinh
được xem là nhân vật trung tâm
của quá trình giáo dục Các em
được tôn trọng và được tự do bày
tỏ ý kiến cá nhân mình Mối
quan hệ thầy trò sẽ gần gũi hơn,
thoải mái hơn Người thầy cần
học cách lắng nghe ý kiến của
học sinh và biết chấp nhận
những ý kiến “đối lập” và cũng
có thể hoàn thiện kiến thức thêm
nhờ tranh luận với học trò
Trang 14Môi trường thân thiện
• Việc dạy thiên về "dạy thể chất,
dạy phương pháp, dạy hành động,
dạy làm người" Do vậy, cách dạy,
học, đánh giá, thi cử sẽ khác hơn
trước đây, làm cho người dạy,
người học đều hứng thú, chủ động,
sáng tạo, tự tin Học sinh đến
trường để được giao tiếp, vui chơi,
được bộc lộ năng khiếu, sở thích,
được thể hiện mình, để thấy mình
thành công, để phấn khởi và để tự
tin bước vào đời
Trang 15CÓ NIỀM VUI ĐỂ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Có như vậy các em học sinh
mới thấy thật sự thoải mái và
yêu mến trường như nhà của
mình Mỗi khi xa trường một
ngày các em chỉ mong chóng
trở lại trường để có niềm vui
Học sinh sẽ gắn bó với trường
học và mỗi ngày đến trường mới
thực sự là một ngày vui của các
em
Đó cũng là môi trường giúp các
em phát triển một cách toàn
diện
Trang 16CÁM ƠN
SỰ CHÚ Ý LẮNG
NGHE
CỦA
QUÝ VỊ