Triết lý kinh doanh: + Phạm vi: ảnh hưởng tới các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hẹp hơn triết học , áp dụng chung cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh + Có tính chuyên m
Trang 1Giảng viên: Trần Thị Vân
Tổ thực hiện: Tổ 5 – Nhóm 2 - Lớp ĐHKT3A1
Vũ Thị Thanh Thảo
Võ Thị Kiều Oanh Trần Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Thương Nguyễn Thị Phương Thảo
Lê Thị Ngọc Yến
Trang 3Câu 1: Hãy định nghĩa và phân biệt các khái niệm sau: Triết lý, triết lý kinh doanh, triết lý doanh nghiệp.
Khái niệm
Triết lý: Triết lý là những tư tưởng có tính triết học ( tức là sự phản ánh đã đạt đến
trình độ sâu sắc và khái quát cao ) được con người rút ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn, định hướng cho hành động của con người
Triết lý kinh doanh: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực
tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh
Triết lý doanh nghiệp: Triết lý doanh nghiệp là lý tưởng, là phương châm hành
động, là hệ giá trị và mục tiêu chung của doanhn ghiệp chỉ dẫn cho hoạt động nhằm làm cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh
Trang 4 Khác nhau
Triết lý:
+ Phạm vi: ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống con người như: triết lý sống, triết lý marketing…
+ Triết lý không phải chỉ là sản phẩm của các nhà triết học chuyên nghiệp
Triết lý kinh doanh:
+ Phạm vi: ảnh hưởng tới các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh ( hẹp hơn triết học) , áp dụng chung cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh + Có tính chuyên môn
+ Là sản phẩm của những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế
Triết lý doanh nghiệp:
+ là sự cụ thể hóa triết lý kinh doanh vào trong hoạt động sống của một tổ chức, cơ quan
+ Áp dụng cho từng doanh nghiệp
+ Được hình thành từ các nhà lãnh đạo và sáng lập doanh nghiệp
+ Là lý tưởng, phương châm hành động, là hệ giá trị mục tiêu chung của doanh nghiệp, chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh nhằm lam cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh
Trang 5Câu 2: Có công ty gọi triết lý kinh doanh của nó là triết lý phát triển Theo bạn
nói như vậy đúng không? Vì sao?
Trả lời:
Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm ,suy ngẫm, khái quát hóa của những chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh
Vai trò của triết lý kinh doanh:
+ Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để quản lý chiến lượccủa doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn, tạo sức mạnh to lớn cho
thành công của doanh nghiệp Triết lý kinh doanh có vai trò:
Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của doanh nghiệp Đảm bảo nhất trí về mục đích trong doanh nghiệp Định rõ mục đích của doanh nghiệp
vàchuyển dịch các mục đích này thành các mục tiêu cụ thể Nội dung của triết lý kinh doanh là điều kiện hết sức cần thiết thiết lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách hiệu quả Một kế hoạch mang tínhchiến lược bắt đầu với việc xác định một triết lý kinh doanh một cách rõ ràng Triếtlý kinh doanh được xem là bước chuẩn bị đầu tiên trong quản lý của doanh nghiệp mà cụ thể là
quản lý chiến lược.Triết lý kinh doanh là cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức Sứ mệnh hay mục đích của doanh nghiệp là một môi trường bên trong có ảnhhưởng đến các bộ phận chuyên môn như sản xuất, kinh
Trang 6Một bộ phận chuyên môn phải dựa vào mục đích hay sứ mệnh của công ty để viếtra mục tiêu của bộ phận mình.Đối với tầng lớp cán bộ quản trị, triết lý kinh doanh là một văn bản pháp lývà cơ sở văn hoá để họ có thể đưa ra các quyết định quản lý quan trọng, có tínhchiến lược Theo Peters & Waterman, nhờ có sự định hướng của triết lý kinh doanhmà những nhà quản lý có được “chìa khoá vàng” mở cánh cửa thành công.
+ Triết lý kinh doanh là một công cụ để giáo dục, phát triển nguồn nhân
lựcvà tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi nhằm tạo nênmột phong cách làm việc , sinh hoạt chung của doanh nghiệp, đậm đà văn hoá củatổ chức đó Với việc vạch ra lý tuởng và mục tiêu kinh doanh thể hiện ở phần
sứ mệnh,triết lý kinh doanh giáo dục cho công nhân viên chức đầy đủ về lý
tưởng, về côngviệc trong một môi trường văn hoá tốt, nhân viên sẽ tự giác phấn đấu vươn lên.Do triết ký kinh doanh đề ra một hệ giá trị đạo đức chuẩn làm căn
cứ đánhgiá mọi hành vi của các cá nhân trong tổ chức nên nó có vai trò trong việc điềuchỉnh hành vi của nhân viên trong việc xác định bổn phận, nghĩa vụ của mỗi nhânviên đối với tương lai của sự phát triển của tổ chức Như vậy, vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp có thể so sánh với bất kì nguồn lực nào khác trong tổ chức
Trang 7Nhận xét về tầm quan trọng của triết lý kinh doanh Uwayaki :
Bí mật của các doanh nghiệp trong cuốn “chưa hề thất bại” viết :
“Nguồn tài sản trong kinh doanh của doanh nghiệp, hiểu theo nghĩa rộng, ngoài người, tiền của hay vật tư hàng hoá, còn bao gồm những nguồn tài sản mắt thường không nhìn thấy được nhưng lại có tác dụng vô cùng
to lớn Bộ phận quan trọng nhất của nguồn tài sản vô hình đó là triết lý kinh doanh và phong thái kinh doanh là cốt lõi của phong thái doanh
Trang 8Câu 3 : Phân tích các nội dung chính và hình thức thể hiện của một văn bản triết lý doanh nghiệp?
Một văn bản triết lý doanh nghiệp gồm 3 nội dung cơ bản :
Sứ mệnh và các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp
Sứ mệnh và các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp:
+ Bất kì một văn bản triết lý doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc nêu ra sứ
mệnh của doanh ngiệp hay con goi là tôn chỉ mục đích của nó Đây là phần nội dung
có tính khái quát cao, giàu tính triết học
+ Sứ mệnh và các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp Là bản tuyên bố lý do tồn tại của doanh nghiệp
+ Sứ mệnh là phát biểu của doanh nghiệp mô tả doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp làm nhũng gì,làm vì ai? Và làm như thế nào? Mục tiêu định hướng của doanh
nghiệp là gì?
Ví Dụ:
Sứ mệnh của Vinamilk “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh
dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
Sứ mệnh của Viettel: "Chúng tôi luôn lấy sáng tạo là sức sống , lấy thích ứng
nhanh làm sức mạnh cạnh tranh , không ngừng phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá hợp lý để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng của
Trang 9 Phương thức hành động :
+ Mỗi doanh nghiệp có tính đặc thù cao, phụ thuộc vào thị trường, triết học và các
tư tưởng kinh doanh và các tư tương triết học về hoạt động kinh doanh, công tác
quản trị doanh nghiệp của các nhà lãnh đạo Trong nội dung có điểm chung là hệ
thống các giá trị và biện pháp quản lý của doanh nghiệp:
+ Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp là những niềm tin căn bản thường không được nói ra của những người làm việc trong doanh nghiệp ,giá trị này bao gồm
- Những nguyên tắc của doanh nghiệp
- Lòng trung thành và cam kết
- Hướng dẫn hững hành vi ứng xử mong đợi ý nghĩa to lớn của sứ mệnh giúp tạo
ra một môi trường làm việc trong đó có những mục đích chung
Mỗi công ty thành đạt đều có các giá trị văn hóa của nó Hệ thống giá trị là cơ sở
để quy định xác lập nên các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh của công ty
+ Biện pháp và phong cách quản lý:
Tổ chức ,quản lý doanh nghiệp là nhiệm vụ trung tâm và có vai trò quyết định đối với việc thực hiện sư mệnh và các mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp Phong cách và biện pháp quản lý của mỗi công ty thành đạt đều có điểm đặc thù, sự khác biệt lớn so với các công ty khác Nguyên nhân của sự khác biệt này xuất phát từ nhiều yếu tố như thị trường, môi trường kinh doanh, văn hóa dân tộc và đặc biệt la tư tưởng triết học về quản lý người lãnh đạo Triết lý về quản lý doanh nghiệp là cơ sở để lựa chọn,
đề xuất các biện pháp quản lý, qua đó nó củng cố một phong cách quản lý kinh doanh đặc thù của công ty
Trang 10 Nguyên tắc tạo một phong cách ứng xử giao tiếp và hoạt đọng kinh doanh đặc
thù của doanh nghiệp :
-Doanh nghiệp tồn tại nhờ môi trường kinh doanh nhất định, trong đó có những mối quan hệ với xã hội bên ngaòi… Cần duy trì,phát triển các mối quan hệ để phục vụ cho việc kinh doanh mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp nhằm tạo ra môi trường thuân lợi và nguồn lực phát triển cho doanh nghiệp
2 Hình thức thể hiện của triết lý doanh nghiệp:
Được thể hiện bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau:
- Nhiều văn bản triết lý doanh nghiệp được in ra trong các cuốn sổ nhỏ phát cho nhân viên, một số doanh nghiệp có triêt lý kinh doanh dưới dạng một câu khẩu hiệu, triết ký được rút gọn trong một chữ, bài hát, công thức
- Tính chất triết học của văn bản triết lý doanh nghiệp khác nhau giưa các công ty
mà còn giữa các chủ thể công ty và còn phu thuộc vào nền văn hóa dân tộc của họ
- Độ dài của văn bản triết lý cũng khác nhau giữa các chủ thể công ty và còn phụ thuộc vào nền văn hóa dân tộc của họ
- Văn phong của các văn bản triết lý doanh nghiệp thường giản dị mà hùng hồn, ngắn gọn mà sâu lắng, dễ hiểu mà dễ nhớ Để tạo ấn tượng, có công ty nêu triết
lý kinh doanh nhấn mạnh vào tính độc đáo, khác thường của mình
Trang 11Ví dụ:
• Triết lý kinh doanh của ACB: “ tăng trưởng bền vững, quản lý rủi ro hiệu quả, duy trì
khả năng sinh lợi cao và chỉ số tài chính tốt, đầu tư chiều sâu vào con người và xây dựng văn hóa công ty lành mạnh”
- Lợi ích người tiêu dùng là mối quan tâm hàng đầu của công ty và nó được thể
hiện qua mái nhà của logo Nó có ý nghĩa bao trùm lên trên các lợi ích khác
- Bên cạnh đó, lợi ích xã hội là lợi ích nền tảng mà Sapharco luôn phấn đấu đạt
được, bời vì lợi ích này sẽ nâng đỡ tất cả các lợi ích khác Vì thế, nó được thể
hiện qua phần nền nhà của logo
- Phần kết nối giữa mái nhà và nền nhà là lợi ích cùa đối tác, khách hàng và
công ty Nó thể hiện phương châm "đôi bên cùng có lợi", cùng nhau phát triển vì
lợi ích chung của ngưởi tiêu dùng và xã hội
Sự cân đối hài hòa giữa các lợi ích này chính là sự đảm bảo cho sự phát triển
Triết lý kinh doanh của Sapharco là luôn làm hài hòa
lợi ích người tiêu dùng, lợi ích xã hội, lợi ích đối tác
và lợi ích công ty với nhau Điều này được cách điệu
qua hình ảnh chợ Bến Thành trên logo của Sapharco
Trang 12Câu 4: Vai trò của triết lý doanh nghiệp trong sự phát triển của doanh nghiệp đó.
•Vai trò của triết lý doanh nghiệp
Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng chiến lược và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp Triết lý doanh nghiệp tạo ra sức mạnh to lớn góp vào sự thành công của doanh nghiệp.
•Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp: Xác định sứ mệnh, các giá trị cốt lõi
và phương thức hoạt động, quản lý của doanh nghiệp, nên triết lý kinh doanh trở thành yếu tố quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp Sứ mệnh và giá trị cốt lõi có ý nghĩa định hướng sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp, hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp tới một mục đích chung Trong khi các yếu tố khác của văn hóa doanh nghiệp có thể thay đổi, thì sứ mệnh và giá trị cốt lõi doanh nghiệp thường không thay đổi Vì vậy, triết lý doanh nghiệp trở thành nền tảng của văn hóa doanh nghiệp.
• Triết lý doanh nghiệp là cơ sở xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp: Chỉ khi
có một sứ mệnh rõ ràng, doanh nghiệp mới xác định được các mục đích, mục tiêu cụ thể hướng tới Sứ mệnh, các giá trị cốt lõi chính là yếu tố chi phối tới toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý của doanh nghiệp Các bộ phận chuyên môn phải dựa vào sứ mệnh chung của toàn
doanh nghiệp để đưa ra mục tiêu riêng cho mình Các kế hoạch chiến lược mang tính lâu dài phải được bắt nguồn từ sứ mệnh chung của doanh nghiệp Triết lý doanh nghiệp chính là công cụ để hướng dẫn cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
• Triết lý doanh nghiệp là cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp: Mọi thành
viên trong doanh nghiệp gắn kết với nhau bởi một mục tiêu chung mà họ cùng hướng tới Triết lý doanh nghiệp chính là sợi dây kết nối các thành viên trong doanh nghiệp với nhau, đồng thời là tiêu chuẩn chung để đánh giá mỗi thành viên Việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải dựa trên các giá trị chung và sứ mệnh chung của doanh nghiệp.
Trang 13Câu 5: Vì sao nói triết lý doanh nghiệp là trụ cột của văn hóa doanh nghiệp?
Trả lời: Sở dĩ nói: triết lý doanh nghiệp là trụ cột của văn hóa doanh nghiệp
Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp: Xác định sứ
mệnh, các giá trị cốt lõi và phương thức hoạt động, quản lý của doanh nghiệp, nên triết
lý kinh doanh trở thành yếu tố quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp Sứ
mệnh và giá trị cốt lõi có ý nghĩa định hướng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp tới một mục đích chung Trong khi các yếu tố khác của văn hóa doanh nghiệp có thể thay đổi, thì sứ mệnh và giá trị cốt lõi doanh
nghiệp thường không thay đổi Vì vậy, triết lý doanh nghiệp trở thành nền tảng của văn hóa doanh nghiệp Các kế hoạch chiến lượcmang tính lâu dài phải được bắt nguồn từ
sứ mệnh chung của doanh nghiệp Vì vậy, triết lý doanh nghiệp chính là công cụ để
hướng dẫn cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp
Nó chính là cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp: Mọi thành viên trong doanh nghiệp gắn kết với nhau bởi một mục tiêu chung mà họ cùng hướng tới Triết lý doanh nghiệp chính là sợi dây kết nối các thành viên trong doanh nghiệp với nhau, đồng thời là tiêu chuẩn chung để đánh giá mỗi thành viên.Việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải dựa trên các giá trị chung và sứ mệnh chung của doanh nghiệp
Trang 14Câu 7: Hãy bình luận về triết lý của một công ty mà bạn biết ? Trả lời:
Công ty H@sitec
Giới thiệu công ty
Công ty TNHH MTV Thông tin tín
hiệu ĐS Hà Nội (H@sitec) Với
nhiệm vụ chính của là cung cấp
sản phẩm, dịch vụ công ích quản
lý, bảo trì KCHTĐS về TTTH thuộc
phạm vi 11 tỉnh thành phố phía
bắc của Việt Nam; Xây lắp các
công trình, dự án về: viễn thông,
tín hiệu, điều khiển trong giao
thông; công trình công nghiệp,
công trình dân dụng; Tư vấn lập
dự án đầu tư xây dựng chuyên
ngành viễn thông, tín hiệu điện
Địa chỉ : Số 11A, phố Nguyễn
Khuyến, phường Văn Miếu,
quận Đống Đa, Tp Hà Nội;
Logo công ty
Trang 15Triết lý kinh doanh Hasitec
Kinh doanh cũng là một nghệ thuật thậm chí còn mang tính nhân văn, chẳng kém
gì các môn nghệ thuật khác như hội họa hay âm nhạc Triết lý kinh doanh của chúng tôi là: "An tòan trong quản lý- Hiệu quả trong điều hành" và "Vị trí hàng đầu là một sự bắt đầu mới"
1.An toàn
- An toàn là tiêu chí hàng đầu trong quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh;
- An toàn chạy tàu, an toàn giao thông là quan trọng hơn cả;
- Nhưng tuyệt đối không vì "an toàn" mà "không dám mạo hiểm" làm theo cách nghĩ, đi theo lối đi của riêng mình
2 Hiệu quả
- Chặt chẽ, công khai, công bằng trong điều hành, quản lý nhằm hướng tới một sự chủ động cao nhất của các tổ chức trong công ty;
- Uy tín gắn với hiệu quả thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội trong công ty;
- Hiệu quả là thước đo, là tiêu chí đánh giá mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
Triết lý kinh doanh của
Trang 163 Bắt đầu mới
- Cái đáng phải làm mà chưa làm hoặc
"quên" chưa làm - Là sự bắt đầu mới;
- Cái mới là cái chưa biết (có thể đúng hoặc
có thể sai) - Là sự bắt đầu mới;
- Cái tôi lớn quá, nay điều chỉnh bé lại một
chút - Là sự bắt đầu mới;
- Cái tránh nhiệm, cái chung nhỏ quá, nay
điều chỉnh lại lớn lên một chút - Là sự bắt
Trang 17Câu 8: Bình luận về triết lý kinh doanh của dân tộc ta trong một câu tục ngữ hoặc
vị trí con người trong xã hội, mặc dù ai cũng biết rằng “phi thương bất phú” Nhưng việc
làm giàu do buôn bán lại không được xem trọng Những người Nho học coi khinh việc làm giàu bằng con đường buôn bán, bởi vì họ quan niệm, làm giàu bằng nghề buôn là
lừa gạt, là bất nhân, “vi phú bất nhân, vi nhân bất phú” Sau này nghề buôn được đánh
giá cao hơn, được xã hội xem trọng hơn Chuyện buôn bán và kinh nghiệm đã được
người xưa đúc kết trong rất nhiều tục ngữ, ca dao Trong đó câu châm ngôn "Một lần
bất tín, vạn lần bất tin" - như một kim chỉ nam không chỉ trong cuộc sống mà còn trong công việc kinh doanh
Tín là sự tin cậy lẫn nhau, là không thất hứa, là phải thực hiện đúng đúng cam kết Chữ tín trước hết phải giữ chính mình Người không giữ được Chữ tín với bản thân là
kẻ bạc nhược, thiếu bản lĩnh, không bao giờ có nghiệp lớn Nó không dám chịu trách nhiệm với mình thì cũng không hy vọng gì họ dám chịu trách nhiệm với người khác Cho nên chữ tín thường đi đến với danh dự, mà danh dự là sự bảo đảm cho sự nghiệp nếu đấy quả là sự nghiệp nếu đấy quả là sự nghiệp theo đúng nghĩa của nó Vậy nên tuy không được đưa lên đầu trong Ngũ thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) những người
Trang 18Giờ đây đạo quân tử đã bị lãng quên, bị loại khỏi những chuẩn mực của đạo lý và lối sống Nghĩa là chữ Tín cũng thay đổi, có thời ít người còn nhớ đến Cho đến khi giông bão đi qua, người ta mới hiểu giông bão chỉ là nhất thời, những giá trị thật được đúc kết bằng xương máu cả nghìn đời vẫn bền vững qua những biến cải, như biển vẫn mãi là biển sau bão tố Chữ Tín trở về thường trực trong tâm thức xã hội Ai cũng phải giữ chữ tín nhưng giữ chữ tín như thế nào, mỏi người mỗi khác Người có quyền chức phải giữ Tín với dân, trong đó có cấp dưới của mình Biết bao triều đại suy tàn, mục nát bởi
đã bội tín với lời thể thuở dựng cờ khởi nghĩa, mang gươm mở nước hoặc trong các cuộc hưng phế cung đình Nguyễn Trãi nói: làm lật thuyền mới biết sức dân là nước Đẩy thuyền qua sóng cả hay lật thuyền đều là dân Những người bình thường, nói rộng hơn là mọi thành viên trong xã hội, cũng phải trọng chữ tín Làm sao có thể có một
người lãnh đạo tốt, một tổ chức xã hội lành mạnh nếu các thành viên không nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh, không tôn trọng lời hứa, lừa gạt cấp trên và lừa gạt nhau Trên chiến trường hay trong cuộc sống, nguy hiểm nhất không phải là đối phương trước mặt,
mà là những kẻ phản bội Không phải vô cớ mà đạo lý Việt Nam coi lừa thầy phản bạn
là một tội ác về đạo đức không thể tha thứ
Chữ Tín trong " Từ điển tiếng Việt”, được giải thích là tin thực, không gian dối Còn chữ Tín trong kinh doanh được hiểu như thế nào?
Trong đời thường cũng như trong kinh doanh, Tín chính là lòng tin (chí ít) giữa hai chủ thể - người này với người khác doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác rộng hơn là giữa một người với nhiều người, một doanh nghiệp với nhiều doanh nghiệp Không phải ngẫu nhiên mà ta có được niềm tin trong bạn bè hay doanh nghiệp này có uy tín với doanh nghiệp kia
Trang 19Chữ Tín được bắt đầu từ những cam kết Giữa hai người đã hứa hẹn với nhau, cho dù khó khăn cản trở nhưng vẫn làm đúng những gì đã hứa Vậy là ta đã có chữ Tín với bạn Giữa các doanh nghiệp thì cam kết chính là Hợp đồng kinh tế Nó bao gồm nhiều điều khoản mà quan trọng nhất (với doanh nghiệp thực hiện) là giá cả, số lượng, chất lượng và thời hạn giao hàng (Xin chỉ bàn về những gì phải làm để có được chữ Tín) Trong cơ chế thị trường, mọi thứ hàng hóa đều được niêm yết giá nhưng giá cả thì biến động Như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cập nhật thông tin từ giá cả, nguồn cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, nhiên liệu, cho đến đơn giá nhân công và các loại chi phí
mà không chỉ ở trong nước Từ đây mới xây dựng được cơ cấu giá thành sản phẩm và đưa ra được đơn giá ký kết (giá bán) trong Hợp đồng Để đảm bảo số lượng sản phẩm
và thời hạn giao hàng thì bộ phận kế hoạch phải nắm vững năng lực sản xuất của
doanh nghiệp (nhân công và tay nghề, trang thiết bị, nhà xưởng ) cùng các điều kiện khách quan (điện, nước, nhiên liệu, nguồn cung cấp ) Từ đây sẽ lên được tiến độ thực hiện Nếu giao hàng đúng tiến độ, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng thì doanh
nghiệp đã xây dựng được những chữ Tín đầu tiên với khách hàng Với các doanh
nghiệp thương mại còn có phương thức kinh doanh hậu mãi Nghĩa là hàng hóa do
khách hàng mua được chăm sóc định kỳ sau khi bán Đúng hẹn (dù trời nắng hay mưa)
và làm không vụ lợi, nhân viên của doanh nghiệp đến bảo hành, bão dưỡng hàng hóa của khách như chăm sóc cho chính mình Vậy là anh ta đã gây được Chữ Tín của
doanh nghiệp trong lòng bạn hàng
Trang 20Tất cả những gì đã nói mới chỉ là lý thuyết còn thực tế thì sao?
Kinh tế thị trường gắn liền với lợi nhuận Để tích lũy lợi nhuận có nhiều cách, chẳng hạn thực hiện tốt nhiều đơn hàng để dần tích tiểu thành đại Cách làm này phải có thời gian và phải kiên trì Có doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu thị trường và tìm ra nhiều "mặt hàng độc" tạo ngay ra lợi nhuận cao
Và trong thực tế, có doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cao trong thời gian ngắn thông qua việc giảm giá thành sản phẩm một cách không chính đáng Việc giảm chi phí nhân công, chí phí quản lý, tiết kiệm trong sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm là khó nên
nhiều doanh nghiệp đã chọn mua nguyên, phụ liệu với giá thấp Vì nguyên, phụ liệu
chiếm tỷ trọng đến 70% giá trị sản phẩm nên việc làm này đã tạo chênh lệch đáng kể giữa giá bán và giá thành sản phẩm
Có doanh nghiệp lại tìm cách giảm định mức nguyên, phụ liệu để hạ giá thành sản
phẩm Chẳng hạn trong công nghiệp ôtô chỉ cần giảm một vài “zem” độ đầy tôn làm vỏ
xe thì đã giảm đáng kể giá thành mà người tiêu dùng lại không hề có cảm giác Có
doanh nghiệp đã giảm tiêu chuẩn của thép làm khung hoặc bỏ đi một vài thiết bị an toàn (với lý giải ở Việt Nam chưa cần thiết)
Như vậy đã tạo ra lợi nhuận thật cho doanh nghiệp nhưng tạo ra chất lượng xấu cho hàng hóa, ảnh hưởng tới người tiêu dùng
Trang 21Là lãnh đạo của một công ty công nghệ sáng tạo nhất thế giới, để thuyết phục được toàn bộ các nhân viên và các cổ đông là các sáng tạo
đó sẽ mang lại thành công, Steve đã tạo ra một lòng tin tưởng tuyệt đối của tất cả các bộ phận vào chiến lược của Apple và đã tạo ra những sản phẩm sáng tạo đáng mong đợi nhất, đưa Apple trở thành công ty công nghệ có vốn hóa lớn nhất thế giới
Một ví dụ gần gũi hơn thường được
nhắc đến là bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc của Vinamilk, thương hiệu đầu tiên của Việt Nam lọt vào top 200 doanh nghiệp xuất sắc
nhất châu Á do Forbes bình chọn Trong cơn bão khủng khoảng melamine, chính bà là người
đã đứng ra truyền thông và tạo dựng lòng tin cho hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam rằng các sản phẩm của Vinamilk hoàn toàn không chứa melamine Khi một người lãnh đạo cấp cao nhất của một thương hiệu uy tín đã đích thân truyền đi thông điệp sẽ tạo một niềm tin mạnh mẽ từ khách hàng và từ đó họ thêm tin
Trang 22Vậy các lãnh đạo tạo lòng tin bằng những gì? Đó chính là Tâm và Tầm Trước hết họ phải có trình độ để đủ tầm lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững Giỏi không chưa
đủ, họ phải có tâm và tâm ở đây chính là nhân cách sống Làm sao để nhân viên tôn trọng về cách hành xử, cách điều hành và tựu chung lại là nhân cách sống đáng trân trọng
Khi một lãnh đạo của các tập đoàn lớn như HP liên quan đến bê bối tình ái với nhân
viên cấp dưới thì ngay lập tức uy tín của tập đoàn bị ảnh hưởng và người lãnh đạo đó ngay lập tức bị cách chức vì nhân cách sống không phù hợp, ảnh hưởng tới lòng tin của
cổ đông và nhân viên vào công ty Việc xây dựng lòng tin cũng phải được thực hiện theo
hệ thống từ trên xuống dưới Những lãnh đạo cấp trung của công ty cũng đóng vai trò rất quan trọng vì nếu không tạo dựng được lòng tin với cấp dưới của mình, họ cũng
sớm muộn gì bị đào thải ra khỏi hệ thống công ty
Ca dao, tục ngữ nói lên những kinh nghiệm, những nghệ thuật, những
phương thức kinh doanh của cha ông Lẽ dĩ nhiên, mỗi thời mỗi khác, việc kinh doanh ngày nay không giống như ngày xưa, nhưng những gì được lưu truyền qua ca dao, tục ngữ sẽ mãi mãi là bài học hữu ích đối với những ai quan tâm đến chuyện kinh doanh
Trang 23Câu 9: Bạn có tin rằng Bill Gate sẽ tặng 95% tài sản mà ông kiếm đựơc cho xã hội hay không? Theo bạn, những người như ông ta hoạt động kinh doanh với triết lý gì?
Ngày 27.6 đánh dấu sự kiện trọng đại trong giới công nghệ thông tin, khi
“ông vua” phần mềm thế giới Bill Gates “dứt áo” rời tập đoàn Microsoft, để dành toàn bộ thời gian và tâm nguyện cho quỹ từ thiện mang tên vợ chồng ông
“Bill&Melinda Gates”.
Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates (BMGF) bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ vào năm 1997 rồi chính thức khai trương vào năm 2000 Vợ chồng Gates đã cam kết sẽ trao tặng hết 95% tài sản khổng lồ của mình (hiện ước tính khoảng 46 tỉ USD) Vắc-xin và tạo hệ miễn dịch cho trẻ em là mục tiêu chính của quỹ Đến nay BMGF đã chi tổng cộng 28,8 tỉ USD Hồi đầu năm, BMGF đã tặng cho Liên minh Vắc-xin và miễn dịch toàn cầu (Gavi) 750 triệu USD – một trong những món quà cá nhân lớn nhất lịch sử Những lần tài trợ trước đó của vợ chồng Bill Gates đã giúp tiêm phòng viêm gan siêu vi B cho 43 triệu trẻ em, giúp giảm 39% tỷ lệ trẻ em bị sởi… Ngoài ra, BMGF còn chi mạnh cho các
dự án khoa học nghiên cứu vắc-xin và thuốc men, trong đó phải kể đến chương trình trị giá 35 triệu USD để thử nghiệm vắc-xin chống sốt rét ở Zambia
Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên vì ông bà Gates không dành phần lớn tài sản của mình
để lại cho con cái Hiện họ đang có 3 đứa con nhỏ nhưng Melinda không tỏ ra lo lắng:
“Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm
phải trao tặng nó cho thế giới Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy mà phải đợi đến những dịp như sinh nhật mới được tặng hay đợi cho đến khi chúng tự để dành đủ tiền”.
Trang 24Tính đến đầu năm 2005, tỷ phú này đã cam kết
số tiền 28 tỷ USD cho nhiều dự án cứu tế, từ
thiện, y tế và giáo dục Tức ông đã đem cho
không đến 38% tổng tài sản của mình
Có một câu chuyện mà bà Melinda Gates
kể về chồng mình mỗi khi được ai đó hỏi về triết
lý của Bill Gates trong sự nghiệp làm từ thiện Đó
là việc đã xảy ra từ năm 1997, trước khi hai vợ
chồng cùng nhau thành lập quỹ từ thiện Bill &
Melinda Gates Hồi đó, suốt hơn một tháng Bill
Gates luôn mang theo trong cặp tài liệu của mình
lá thư do một cặp vợ chồng người Mỹ gửi đến
Họ “xin” Bill Gates ủng hộ 20.000 USD để tiến hành ca phẫu thuật cấy ghép thận cho đứa con của mình Bill đã rất trăn trở và cuối cùng đành phải nhờ đến ý kiến của vợ
“Nếu có 20.000 USD, em sẽ ủng hộ cho một ca phẫu thuật hay mua vắc xin cho hàng trăm ngàn đứa trẻ khác ở châu Phi?”
Bà Melinda không tiết lộ cuối cùng Bill Gates đã giải quyết lá thư đó ra sao nhưng 10 năm sau ông đã có một câu hỏi vô cùng ấn tượng khi nói chuyện trước “cả một biển” sinh viên trường đại học Harvard: “Với một nguồn lực nhất định, chúng ta phải làm gì để mang lại lợi ích cho nhiều người nhất?”
Trang 25Câu hỏi đó cũng chính là câu trả lời của Bill
Gates, người đang là chủ nhân của quỹ từ
thiện lớn nhất thế giới với hàng chục tỷ USD
“Trong số 10 USD mà thế giới dành ra cho các
hoạt động từ thiện, có ít nhất 1 USD mang tên
Bill Gates”, Rick Cohen – Cựu Chủ tịch Ủy ban
quốc gia Hoa Kỳ về các hoạt động từ thiện có
lần đã phát biểu
Ít ai biết rằng con đường từ vị trí của một ông
trùm công nghệ đến người đứng đầu quỹ từ
thiện lớn nhất thế giới của Bill Gates không hề
dễ dàng Đó là cả một chặng đường dài và
chuyển biến chậm chạp
Trước khi Quỹ Bill & Melinda Gates được thành lập, Bill Gates đã rất “sợ” phải ủng hộ tiền cho một hoạt động nào đó bởi theo lý giải của Bill việc đó sẽ làm ông sao nhãng mục tiêu kinh doanh của mình
Nhưng khi đã chính thức rời xa các công việc tại Microsoft, Bill Gates lại khiến không ít người ngạc nhiên về sự nhiệt tình trong các chiến dịch từ thiện của mình Có lần, trong chuyến thăm những bệnh nhân AIDS ở châu Phi của bà Melinda, các phóng viên đã không thể nhịn cười khi thấy Bill “lăng xăng” quanh vợ như thể một gã hộ lý mới tập sự
“Tôi biết, tôi không giỏi trong những việc này và sẽ chẳng bao giờ giỏi nhưng tôi cũng biết đó là việc quan trọng và thế giới của chúng ta sẽ bớt đi nhiều nỗi đau khổ”, Bill tâm
Trang 26Triết lý của Bill Gates đã rất rõ ràng và logic
giống như những sản phẩm phần mềm mà công
ty Microsoft của ông đã sáng tạo ra: Làm từ thiện
là tạo ra tác động lớn nhất đến lĩnh vực y tế và
giáo dục giúp mọi người vượt qua sự thiệt thòi
Trong những năm qua, Bill đã đóng góp một phần
không nhỏ vào các chương trình tiêm phòng
vắcxin chống sốt rét cho trẻ em châu Phi, xây
dựng trường học, xây dựng thư viện, tham gia
các chuơng trình chống đói nghèo toàn cầu…
Không chỉ tự mình thực thi các chương trình từ thiện, vợ chồng nhà tỷ phú này còn
đứng ra kêu gọi các quốc gia cùng với mình thành lập chương trình liên ứng toàn cầu cho vắcxin và chủng ngừa (GAVI) Năm 2000, BMG đã đóng góp 750 triệu USD và hiện nay chương trình này đã có ngân sách hơn 8 tỷ USD, được ủng hộ từ gần 10 quốc gia
“Nhưng một trong những thách thức lớn nhất của chúng tôi là phải đạt được hiệu quả cao nhất cho số tiền mình đã bỏ ra”, Heidi Sinclair, người phát ngôn của Quỹ BMG nói
và đó cũng chính là lý do cả Bill Gates và vợ luôn tất bật với những chuyến đi khắp thế giới của mình Họ làm từ thiện nhưng không ngồi ở nhà để điều khiển như những vị tỷ phú khác mà thường xuyên đích thân đi đến những điểm đói nghèo, lạc hậu và khốn khó
Trang 27Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Con số 95% tổng tài sản mà Bill Gates đưa ra để làm từ thiện cho xã hội chỉ là con số tượng trưng, nhưng Bill gates đang và sẽ cố gắng để làm những gì
có thể để giúp đỡ những người nghèo,cung cấp vắc xin, thuốc uống … Nhằm nâng cao phúc lợi xã hội cho con người.Điều này không chỉ là từ thiện
mà nó còn giúp xây dựng hình ảnh của công ty micrsoft trong mắt công chúng, qua việc làm từ thiện Bill Gates không chỉ cải thiện hành ảnh của mình trong mắt công chúng đúng ra đó là một chiến lược kinh doanh mới lạ của ông
Trang 28 Triết lý của Bill Gate:
Phát biểu và hành động của Bill Gates đã thể hiện rõ triết lý của ông: “Hàng tỷ
người cần đến những lợi ích mà kỷ nguyên máy tính đem lại cùng nhiều nhu cầu cơ bản khác, nhưng họ không có cơ hội được hưởng những lợi ích này Nếu muốn cải thiện
cuộc sống của họ, chúng ta cần có những đổi mới ở nhiều mức độ khác nhau Không chỉ
là cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ mà là cần phải ở nhiều lĩnh vực khác
Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên phi thường bởi chúng ta có thể dành thời gian tìm ra cách đáp ứng những nhu cầu của người nghèo mà vẫn có được lợi nhuận và tìm
ra con đường tốt hơn cho việc giảm đói nghèo trên thế giới”
Đó chính là cách “kinh doanh” mà Bill gates khác với những người khác, khác với công ty khác và cũng chính điều này đã làm cho microsoft phát triển không ngừng Sau những gì mà chúng ta thấy Bill Gates đã làm cho xã hội chúng ta có thể phần nào hiểu
được triết lý kinh doanh của ông là gì, cách mà Bill Gates chọn là “làm từ thiện vừa là để
trợ giúp, hỗ trợ nhằm nâng cao phúc lợi xã hội vừa là để xây dựng thương hiệu,hình ảnh của bản thân cũng như của tập đoàn Microsoft trong mắt công chúng:” Đây quả là điều
mà không chỉ là các công ti, các tập đoàn lớn cần học hỏi mà ngay chính chúng ta cũng cần biết để xây dựng một văn hóa kinh doanh lành mạnh và có ý nghĩa cho xã hội
Trang 29Câu 10: Trình bày cách thức và quá trình xây dựng một văn bản triết lý doanh nghiệp ? Vì sao ở nước ta hiện nay còn ít công ty quốc doanh có triết lý doanh nghiệp của mình?
Cách thức xây dựng một văn bản triết lý doanh nghiệp:
1 Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý doanh nghiệp:
Điều kiện về cơ chế pháp luật:
Triết lý kinh doanh là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, thậm chí có từ nền kinh tế tự sản tự tiêu Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, nó
ra đời khi nền kinh tế thị trường đã trải qua giai đoạn sơ khai, đến giai đoạn phát triển, xuất hiện tính chất cạnh tranh công bằng thì cũng xuất hiện nhu cầu về lối kinh doanh hợp đạo lý, có văn hóa đối với các doanh nghiệp Những doanh nghiệp nào chọn kiểu kinh doanh có văn hóa sẽ phải tính đến chuyện xác định sứ mệnh và tạo lập triết lý kinh doanh của mình Đây là điều kiện khách quan cho sự ra đời của các triết lý doanh
nghiệp - triết lý công ty, tập đoàn…
Triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp không xuất hiện trong các nền kinh tế hoạch hóa tập trung
Trong cơ chế kinh tế hàng hóa – hình thức sơ khai của nền kinh tế thị trường có ít triết
lý kinh doanh và không có triết lý doanh nghiệp
Thể chế kinh tế thị trường được xây dựng tương đối hoàn thiện tạo ra điều kiện cạnh tranh công bằng, minh bạch sẽ khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa,
có triết lý tốt đẹp, cao cả
Trang 30Điều kiện về bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp.
Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của một doanh nghiệp nhưng các ý tưởng cơ bản bao giờ cũng xuất phát từ người lãnh đạo và sáng lập doanh nghiệp
Nhân cách và phong thái của nhà sáng lập doanh nghiệp thường được in đậm trong sắc thái của triết lý doanh nghiệp
Trong nhân cách của nhà doanh nghiệp, các yếu tố bản lĩnh và phẩm chất đạo đức
có tác động trực tiếp tới sự ra đời và nội dung của triết lý kinh doanh do họ đề xuất Nếu một nhà kinh doanh kém năng lực thì sẽ không có cơ hội rút ra các triết lý kinh doanh Trường hợp khác, nếu mà doanh nghiệp có năng lực kinh doanh, thậm chí giỏi quản lý song ông ta không dám hoặc không muốn nói lên quan điểm cá nhân thì cũng không có được triết lý kinh doanh
Trường hợp lý tưởng nhất cho triết lý doanh nghiệp ra đời, về phía chủ thể kinh doanh
là người lãnh đạo vừa có năng lực vừa có đủ bản lĩnh và nhiệt tình truyền bá những
nguyên tắc, giá trị của bản thân với mọi nhân viên Trong thực tế, những nhà quản trị doanh nghiệp này có phong thái như một nhà truyền giáo, rất say sưa với sứ mệnh và
có niềm tự hào về truyền thống thành đạt của công ty theo một triết lý đặc thù của
doanh nghiệp đó
Tóm lai, triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của người làm kinh doanh giỏi, nói, viết giỏi
Trang 31Điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh đạo.
Các doanh nghiệp trong những năm đầu tiên mới thành lập thường phải đối mặt với thách thức có tồn tại được hay không nên chưa đặt ra vấn đề về triết lý kinh doanh
Một số doanh nghiệp sau khi qua giai đoạn đầu buộc phải tìm cách phát huy mọi
nguồn lực của mình để phát triển ; cùng với việc đẩy mạnh đầu tư, phát triển công nghệ
và nâng cao hiệu suất, nó cũng cần xác định bản sắc văn hóa của mình, trong đó có vấn
đề về triết lý doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp tồn tại, phát triển càng lâu dài, số nhân viên của nó càng nhiều hơn thì vấn đề văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh của nó càng trở nên cấp bách hơn Các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với việc tạo lập một triết lý doanh nghiệp cụ thể Bản thân những người này cũng cần có kinh nghiệm và thời gian để kiểm nghiệm, đánh giá về giá trị của các tư tưởng này trước khi có thể công
bố trước nhân viên Kinh nghiệm “ độ chín” của các tư tưởng kinh doanh và quản lý
doanh nghiệp là yếu tố chủ quan song không thể thiếu đối với việc tạo lập một triết lý doanh nghiệp
Trong thực tiễn kinh doanh, các công ty độc lập phải sau 10 năm thành lập mới có được một văn bản triết lý của riêng họ Các công ty có ý thức xây dựng triết lý kinh
doanh ngay từ giai đoạn khởi nghiệp và coi đó là một chương trình có thể rút ngắn rút ngắn thời gian của quá trình trên song cũng phải mất vài năm mới có thể có một văn vản triết lý thực sự có giá trị
Trang 32Điều kiện về sự chấp nhận của đội ngũ cán bộ, công nhân viên.
Triết lý doanh nghiệp muốn trở thành triết lý chung của toàn thể doanh nghiệp khi được toàn thể nhân sự trong doanh nghiệp chấp thuận
Muốn vậy, nội dung của triết lý phải đảm bảo được lợi ích của tầng lớp lao động chứ không chỉ lợi ích của tầng lớp quản lý và các nhà đầu tư, nó phải khẳng định được rằng các lợi ích mà nhân viên thu được sẽ tỷ lệ thuận với sự đóng góp của họ và nhờ vậy, công ty sẽ có một tương lai lâu dài, tươi sáng
Tóm lại, doanh nghiệp cần có một môi trường bên trong lành mạnh và nền văn hóa
là yếu tố quan trọng để tiếp tục thành công, cần phải có một triết học quản lý được thể hiện bằng văn bản, gửi đến tất cả các nhân viên như một văn bản đạo lý giáo dục cho tất cả cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp
Trang 33Ở nước ta hiện nay còn ít công ty quốc doanh có triết lý doanh nghiệp của mình
Điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý doanh nghiệp còn thiếu thốn:
Điều kiện về cơ chế pháp luật:
Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, nó ra đời khi nền kinh
tế thị trường đã trải qua giai đoạn sơ khai, đến giai đoạn phát triển, xuất hiện tính chất cạnh tranh công bằng thì cũng xuất hiện nhu cầu về lối kinh doanh hợp đạo lý, có văn hóa đối với các doanh nghiệp nhưng nước ta hiện nay mới bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường nên những triết lý kinh doanh xây dựng được còn thấp
Nền văn hoá quốc doanh được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa
có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh
tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao
Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến
Tuy doanh nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hầu hết các sản phẩm dịch vụ công ích, các điều kiện hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật cho các thành phần kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và là nguồn thu chủ yếu của ngân
sách nhà nước nhưng so với yêu cầu hội nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung còn phải phấn đấu rất nhiều
Trang 34Điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh đạo.
- Xuất phát điểm của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, cung cách làm ăn còn
lạc hậu, kém hiệu quả, lại gặp môi trường vĩ mô không thuận lợi như cơ chế thị trường chưa phát triển, hệ thống luật pháp chưa ổn định, thủ tục hành chính rườm rà, nhiêu khê, … Tất cả những điều này là một thách thức lớn đối với Việt Nam khi phải đối đầu với các doanh nghiệp có trình độ cao hơn hẳn của các nước trong khu vực và trên thế giới
- Các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng những công nghệ còn lạc hậu, cũ kỹ dẫn đến
hao tốn nhiều nhiên liệu, giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm kém, khó bề cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác
Điều kiện về bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp.
- Trình độ quản lý của cán bộ, trình độ chuyên môn của người lao động trong các
doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, thiếu kiến thức, thiếu năng lực và tầm nhìn còn hạn
chế, thường chỉ chạy theo những mục tiêu trước mắt mà ít có những doanh nghiệp xây dựng được cho mình một định hướng chiến lược phát triển trong dài hạn, một cung
cách làm ăn bài bản
- Các doanh nghiệp Việt Nam còn ít hiểu biết về thị trường thế giới, về luật pháp quốc
tế, về cung cách làm ăn của các đối thủ cạnh tranh, vẫn còn có những doanh nghiệp có
tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp, bảo hộ của Nhà Nước, cho rằng hội nhập là công việc của Chính phủ, không phải là việc của doanh nghiệp, …
+ Thực trạng tài chính khó khăn Do thiếu vốn, các doanh nghiệp phải đi vay dẫn đến nợ
vòng vo, nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đồng thời cũng không có khả
Trang 35+ Hưởng đặc quyền nên thiếu chủ động Trên thực tế các DNNN vẫn còn được hưởng
nhiều đặc quyền nên tạo ra sự ỷ lại, bị động, động lực bị triệt tiêu Với việc chuyển từ độc quyền nhà nước sang độc quyền doanh nghiệp đã làm cho giá đầu vào một số dịch
vụ quá cao, làm mất khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm Việt Nam nói chung
Điều kiện về sự chấp nhận của đội ngũ cán bộ, công nhân viên
Nhân viên còn ỷ lại, thiếu chủ động, ít sáng tạo trong công việc.
=> Do đó doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ít triết lý kinh doanh
Trang 36Câu 11:
Điều kiện
để triết lý kinh doanh phát huy tác dụng
Vai trò của bộ phận lãnh đạo
Sự thực hiện của các cấp trong DN
Vai trò của chính phủ, Nhà nước
Môi trường
Câu 11: : Giải pháp nào để phát huy triết lý kinh doanh ở nước ta hiện nay?
Trang 37Giải pháp phát huy triết lý kd của các doanh nghiệp Việt Nam
và kiên trì vận dụng, phát huy nó vào hoạt động kd
NN tiếp tục thực hiện đổi mới, hoàn thiện thể chế KTTT để tạo ra môi trường kd thuận lợi, công bằng và minh