1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động cho clb nhà quản lý

33 591 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 242 KB

Nội dung

Thôngqua đó, họ có thể tích lũy thêm những kiến thức và kỹ năng để xây dựng chomình, cho tổ chức của mình các kế hoạch và quy trình tổ chức thực hiện kếhoạch một cách tối ưu nhất nhằm nâ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới, kinh tế nước nhà đã

và đang có những chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực Sự chuyển đổi cơcấu kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát huy tác dụng, khẳngđịnh được vị thế của nước ta trên trường quốc tế Khi Việt Nam chính thứctrở thành một thành viên của “ngôi nhà lớn – WTO”, tham gia vào một “sânchơi mới”, cũng tức là chúng ta đang đứng trước những cơ hội và nhữngthách thức mới Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp, các tổ chức có thểkhai thác các nguồn lực một cách hiệu quả đáp ứng với nhu cầu phát triểnkinh tế một cách bền vững, thực hiện tốt mục tiêu kinh tế - xã hội? Điều đó,đòi hỏi Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức cần có những kếhoạch hoạt động cụ thể, quy trình triển khai kế hoạch khoa học, phù hợp vớimục tiêu cũng như chiến lược phát triển của mình nhằm tổ chức, khai tháccác nguồn lực một cách hiệu quả nhất

Đối với những sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên Đại học Kinh

tế Quốc dân nói riêng và đặc biệt là sinh viên CLB Nhà quản lý, những nhàquản lý tương lai, họ cần được đào tạo, rèn luyện một cách khoa học và có

hệ thống về kế hoạch cũng như quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch Thôngqua đó, họ có thể tích lũy thêm những kiến thức và kỹ năng để xây dựng chomình, cho tổ chức của mình các kế hoạch và quy trình tổ chức thực hiện kếhoạch một cách tối ưu nhất nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanhcũng như thực hiện được các mục tiêu của tổ chức với hiệu quả và hiệu lựccao nhất Bằng phương pháp thu thập thông tin, phân tích tài liệu và phương

pháp quan sát thực tế, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình tổ chức

Trang 2

thực hiện kế hoạch hoạt động cho CLB Nhà quản lý – Khoa Khoa học quản lý - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân” nhằm đưa ra một số các giải

pháp để hoàn thiện hơn quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động choCLB Nhà quản lý, góp phần vào sự phát triển chung của Câu lạc bộ

Kết cấu và nội dung nghiên cứu của đề tài

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC

HIỆN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 1.1 Tổng quan về kế hoạch hoạt động của tổ chức

Lập kế hoạch là một trong những chức năng của quản lý Trên giác độ

ra quyết định, lập kế hoạch là một loại ra quyết định đặc thù để xác định mộttương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ chức của họ Nếuhình dung, lập kế hoạch bắt đầu từ rễ cái của một cây sồi đồ sộ, rồi từ đómọc lên các “nhánh” tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, thì kế hoạch là chứcnăng khởi đầu và trọng yếu đối với nhà quản lý

Lập kế hoạch không phải là một sự kiện đơn thuần có bắt đầu và kếtthúc rõ ràng Nó là một quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứng được vớinhững biến động diễn ra trong môi trường của mỗi tổ chức Trên nghĩa này,lập kế hoạch được coi là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn bằngviệc xác định các phương án hành động để đạt được những mục tiêu cụ thểcủa tổ chức Trong quá trình hoạt động của một tổ chức, những yếu tố khôngchắc chắn có nguồn gốc rất đa dạng Loại yếu tố không chắc chắn thứ nhấtgọi là không chắc chắn về trạng thái Chúng liên quan đến một môi trườngkhông thể dự đoán được Loại thứ hai là không chắc chắn về sự ảnh hưởng,tức là sự ảnh hưởng của những biến đổi của môi trường là không thể dựđoán được Một loại yếu tố không chắc chắn nữa là không chắc chắn về hậuquả, tức là không dự đoán được những hậu quả của các quyết định

Tóm lại, lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọncác phương thức để đạt được các mục tiêu đó Nếu không có các kế hoạchcác nhà quản lý có thể không biết tổ chức, khai thác con người và các nguồn

Trang 4

lực khác của tổ chức một cách hiệu quả, thậm chí không có một ý tưởng rõràng về cái họ cần tổ chức và khai thác Không có kế hoạch, nhà quản lý vàcác nhân viên của họ sẽ có rất ít cơ hội để đạt được mục tiêu của mình,không biết khi nào và ở đâu phải làm gì Lúc này, việc kiểm tra sẽ trở nên rấtphức tạp Ngoài ra, trong thực tế, những kế hoạch tồi tệ cũng thường ảnhhưởng xấu đến tương lai của toàn bộ tổ chức

Hiện nay, các kế hoạch của một tổ chức có thể phân loại theo rấtnhiều tiêu thức khác nhau, có thể phân loại theo hình thức thể hiện, theo thờigian thực hiện Còn cách phân loại theo cấp kế hoạch thì có hai cấp kế hoạchtiêu biểu là kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp

- Các kế hoạch chiến lược do những nhà quản lý cấp cao của tổ chức thiết kếnhằm xác định những mục tiêu tổng thể của tổ chức Các kế hoạch chiếnlược liên quan đến mối quan hệ giữa con người của tổ chức với các conngười của những tổ chức khác

- Các kế hoạch tác nghiệp bao gồm những chi tiết cụ thể hoá của các kếhoạch chiến lược thành những hoạt động hàng năm, hàng quý, hàng tháng,hàng tuần, thậm chí hàng ngày như kế hoạch nhân công, kế hoạch tiến độ, kếhoạch nguyên vật liệu và tồn kho … Mục đích đặt ra đối với các kế hoạchtác nghiệp là bảo đảm mọi người trong tổ chức đều hiểu về các mục tiêu của

tổ chức và xác định rõ trách nhiệm của họ liên quan thế nào trong việc thựchiện các mục tiêu đó và tiến hành các hoạt động ra sao để đạt được nhữngkết quả dự kiến Loại kế hoạch này chỉ liên quan đến con người trong chính

tổ chức

1.2 Quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch

Quá trình tổ chức triển khai kế hoạch có thể coi như một quá trình liêntục gồm 3 giai đoạn, được mô phỏng qua sơ đồ sau:

Trang 5

Giai đoạn 1:

Chuẩn bị triển khai

1 Xây dựng và quyết định cơ cấu về mặt tổ chức triểnkhai kế hoạch

2 Xây dựng chương trình hành động (lập kế hoạchtriển khai)

5 Xây dựng cơ chế phối hợp

6 Giải quyết xung đột

Giai đoạn 3:

Kiểm tra thực hiện

1 Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá

2 Tiến hành giám sát, đo lường, đánh giá và đưa racác sáng kiến mới

3 Điều chỉnh

4 Tổng kết và kiến nghịHiện nay, quy trình này thường được biểu hiện dưới dạng sơ đồ hìnhtròn như dưới đây:

Trang 6

1.2.1 Chuẩn bị triển khai kế hoạch

1.2.1.1 Xây dựng và quyết định cơ cấu về mặt tổ chức triển khai kế hoạch

Việc xây dựng và quyết định cơ cấu về mặt tổ chức để triển khai kếhoạch sẽ nhằm xác định rõ mối tương quan giữa các hoạt động cụ thể; nhữngnhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ gắn liền với các cá nhân, bộ phận, phân hệcủa tổ chức Từ đó, các nhà quản lý sẽ hình thành được một cơ cấu tổ chức

Chỉ đạo thực hiện

Kiểm tra thực hiện Chuẩn bị

triển khai

Trang 7

để thực hiện kế hoạch Sau đó, để đảm bảo những nguồn lực tốt nhất (tài lực,vật lực, nhân lực, thông tin) ta phải xây dựng được các chương trình, dự án.

1.2.1.2 Xây dựng chương trình hành động

Các bộ phận, phân hệ của bộ máy chịu trách nhiệm tổ chức triển khaithực hiện kế hoạch, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ được cấp trên giao phó

sẽ xây dựng các chương trình hành động (các kế hoạch thấp hơn, cụ thể hơn)

để đưa kế hoạch vào thực hiện một cách hiệu quả nhất, phù hợp với thựctiễn Tức là phải xây dựng các phương hướng và biện pháp tổ chức triểnkhai cụ thể cho tổ chức của mình và trình cấp trên thông qua Ở đây, các bộphận, phân hệ triển khai thực hiện phải lập kế hoạch tác nghiệp để chuẩn bịtriển khai kế hoạch, trong đó cần xác định được các vấn đề cốt yếu sau:

- Thời gian và thời hạn triển khai kế hoạch

- Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn

- Danh mục công việc cần phải thực hiện

- Tiến độ thực hiện công việc

- Sự phân bổ các nguồn lực cho từng mục tiêu trong từng giai đoạn

1.2.1.3 Thể chế hóa thành các văn bản

Cho dù kế hoạch có hoàn hảo đến đâu, quá trình tổ chức thực hiện nó

có được diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả hay không thì việc thểchế hóa thành các văn bản nhằm hướng dẫn và cụ thể hoá các kế hoạch chotừng đơn vị, bộ phận, các phân hệ và các đối tượng của kế hoạch được biết

và thực hiện đóng vai trò quan trọng Nó quy định hay hướng dẫn nhữngngười, những bộ phận nào có chức năng, quyền hạn để thực hiện công việc,nhiệm vụ

1.2.1.4 Tổ chức tập huấn

Trang 8

Tiến hành tổ chức tập huấn cho những cá nhân, những bộ phận chịutrách nhiệm tổ chức triển khai kế hoạch và cho các đối tượng chủ yếu của kếhoạch để trang bị cho họ những kiến thức, những kỹ năng cần thiết để họ cóthể thực hiện kế hoạch một cách thành công với hiệu quả và hiệu lực caonhất.

cá nhân, bộ phận phân hệ trong tổ chức cũng như các đối tượng chịu ảnhhưởng của kế hoạch (bên ngoài tổ chức) sẽ nhanh hơn, mọi người có thể tiếpcận và hiểu nhanh hơn về nội dung kế hoạch, nghĩa vụ hay lợi ích của họtrong việc thực hiện kế hoạch Từ đó, vận động được sự đồng tình ủng hộ từbên trong tổ chức, của các yếu tố bên ngoài tổ chức

1.2.2.2 Tổ chức thực hiện chương trình

Tổ chức thực hiện chương trình là quá trình nhằm xác định những côngviệc cần phải làm và phân công cho những cá nhân, bộ phận hay phân hệđảm nhận các công việc đó, tạo mối quan hệ ngang dọc trong tổ chức Tùyvào từng loại kế hoạch, tùy điều kiện mà tổ chức có thể áp dụng những quytrình tổ chức thực hiện chương trình theo những cách thức khác nhau Trongmỗi bước của quá trình đó, cần xác định và đặt những câu hỏi theo phươngpháp 5W + 1H Phương pháp này có thể hiểu:

Trang 9

 What: Đặt câu hỏi với What nhằm xác định công việc, chương trình đó làgì?

 Why: Tại sao phải thực hiện?

 Who: Ai là người thực hiện, làm công việc đó?

 Where: Công việc đó được thực hiện ở đâu?

 When: Khi nào công việc đó bắt đầu được thực hiện và kết thúc?

 How: Làm thế nào để thực hiện được công việc đó?

Lưu ý rằng, với HOW, có thể mở rộng nghĩa của nó là:

- Bằng cách nào? Với câu hỏi này, tức là cần xây dựng các hướng dẫn hayhướng dẫn vận hành các bộ phận

- Đo lường như thế nào? Xác định hệ thống tiêu chuẩn cho từng công việccho quy trình

Sau khi xác định được những yếu tố cốt lõi theo phương pháp 5W +1H, bước tiếp theo là cần định biên công việc, tức là:

- Xác định một LIST các công việc và bộ phận phải thực hiện các công việcđó

- Nhóm các công việc có cùng tính chất vào một nhóm

- Ước lượng thời gian để thực hiện các công việc đó

- Phân công công việc để thực hiện sao cho đảm bảo thời gian, đúng thờilượng, đảm bảo tiến độ của chương trình

1.2.2.3 Vận hành các quỹ

Tổ chức các quỹ và sự vận hành của các quỹ, thực chất là việc sửdụng đồng tiền vào việc tổ chức thực hiện kế hoạch Ở đây, cần xác định rõnguồn huy động của các quỹ, quản lý thống nhất và minh bạch, rõ ràng từviệc hình thành quỹ đến khâu sử dụng nó để việc thực hiện các công việc

Trang 10

một cách suôn sẻ, đảm bảo mục tiêu của kế hoạch được thực hiện một cáchhiệu quả.

1.2.2.4 Đàm phán và làm trung gian đàm phán

Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong muốn cóđược từ người khác Đó là quá trình giao tiếp qua lại được thiết kế nhằm đạtđược thỏa thuận trong khi giữa ta và bên kia có những quyền lợi có thể chia

sẻ và những quyền lợi đối kháng Như vậy, với việc đàm phán và làm trunggian đàm phán, bằng những nghệ thuật đàm phán, chúng ta có thể sẽ thuđược nhiều những lợi thế từ phía đối tác, từ phía những nhà tài trợ để có thểđẩy nhanh tiến độ thực hiện công việc

1.2.2.5 Xây dựng cơ chế phối hợp

Trong thực tế, phối hợp là quá trình năng động và liên tục được thựchiện nhờ cả các công cụ chính thức và phi chính thức Quá trình tổ chứctriển khai kế hoạch có được thực hiện đúng tiến độ, các nguồn lực có đượchuy động và sử dụng một cách hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vàoviệc xây dựng một cơ chế phối hợp Đó là sự phối hợp giữa các cá nhân,giữa các bộ phận, phân hệ trong tổ chức hay giữa những chủ thể này vớinhững lực lượng bên ngoài tổ chức Sự phối hợp đó được thực hiện thôngqua các kế hoạch, qua các hệ thống tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, các công cụ

cơ cấu, giám sát trực tiếp, qua các công cụ của hệ thống thông tin, truyềnthông và tham gia quản lý; văn hóa tổ chức cũng là một công cụ hữu hiệugiúp cho sự phối hợp thêm nhịp nhàng hơn, gắn kết giữa các bộ phận và conngười của tổ chức trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch thành một khốithống nhất, làm tăng cường khả năng phối hợp để đạt mục đích chung

1.2.2.6 Giải quyết xung đột

Trang 11

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch xuất hiện nhiều những mâuthuẫn, xung đột xảy đến là không tránh khỏi Xung đột có thể xảy ra ở nhiềucấp độ từ nhỏ tới lớn Mức độ xung đột cao sẽ làm giảm sự phối hợp, giảmnăng suất lao động, tạo sự mất kiểm soát trong tổ chức,… Những mâu thuẫn,xung đột này có thể do đụng độ về tính cách hay va chạm trong giao tiếp,hoặc xuất hiện trong quá trình tổ chức khi một đối tượng bị xâm phạm tới lợiích của họ Do đó việc giải quyết xung đột sẽ phần nào quyết định đến sựthành bại của việc tổ chức triển khai kế hoạch thông qua các bước như:

- Lắng nghe

- Ra quyết định đình chiến

- Tìm gặp các bên liên quan tìm hiểu thông tin

- Tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề

- Vận dụng nghệ thuật giải quyết xung đột để giải quyết

1.2.3 Kiểm tra sự thực hiện

1.2.3.1 Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kiểm tra

Tiêu chuẩn kiểm tra là những chuẩn mực mà các cá nhân, tập thể và tổchức phải thực hiện để đảm bảo cho toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện kếhoạch có hiệu quả

Các tiêu chuẩn của kiểm tra rất phong phú do tính chất hoạt động củacác tổ chức, các bộ phận và các cá nhân; hoặc do sự đa dạng của các sảnphẩm dịch vụ được tạo ra; hoặc do có nhiều những kế hoạch, chương trìnhđược xây dựng Tuy nhiên do các kế hoạch có thể rất khác nhau, do tínhphức tạp của các hoạt động thực hiện kế hoạch, và do các nhà quản trị khôngquan sát hết được mọi thứ nên sẽ có những tiêu chuẩn đặc biệt được xâydựng ở những hoạt động thiết yếu

Một số dạng tiêu chuẩn chủ yếu:

Trang 12

- Các mục tiêu của tổ chức, của kế hoạch, bộ phận, con người Mục tiêu lànhững tiêu chuẩn kiểm tra tốt nhất vì đó là thước đo sự thành công của các

kế hoạch; là căn cứ đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức và mức độ hoànthành công việc của các cá nhân, tập thể, các phân hệ Các mục tiêu nàythường được biểu hiện dưới dạng định tính và định lượng

- Các tiêu chuẩn thực hiện chương trình: là cơ sở để đánh giá việc thực hiệncác chương trình có hiệu quả hay không? Đó là các chỉ tiêu về thời hạn, chiphí các nguồn lực, các tiêu chuẩn phi chính thức khác

- Các chỉ tiêu chất lượng về đối với sản phẩm và dịch vụ, tiêu chuẩn về vốn,các định mức kinh tế - kỹ thuật trong phân phối sản phẩm cũng được xâydựng

Tuy nhiên, khi xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn này cũng cần chú ýtới một số yêu cầu:

Thứ nhất, cần cố gắng lượng hóa các tiêu chuẩn kiểm tra tới mức có

thể và số lượng các tiêu chuẩn cần được hạn chế ở mức tối thiểu

Thứ hai, các tiêu chuẩn được xác định cần phải linh hoạt, phù hợp với

đặc điểm của từng tổ chức, từng bộ phận, con người trong tổ chức, hợp lývới từng quá trình thực hiện kế hoạch cụ thể

Thứ ba, cần có sự tham gia rộng rãi của những người thực hiện trong

quá trình xây dựng các tiêu chuẩn để kiểm tra hoạt động của chính họ

1.2.3.2 Tiến hành giám sát, đo lường và đánh giá việc thực hiện kế hoạch

Công việc giám sát, đo lường và kiểm tra được thực hiện trong suốtquá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch Đó là những sự giám sát,kiểm tra ở từng bộ phận, phân hệ nhằm xác định được những sai lệch hayyếu điểm để khắc phục tức thời Tuy vậy, cũng cần xem xét sự phù hợp giữa

Trang 13

kết quả đo lường so với hệ thống các tiêu chuẩn Nếu thực sự phù hợp vớicác tiêu chuẩn, nhà quản trị sẽ có kết luận mọi việc vẫn diễn ra theo đúng kếhoạch và không cần sự điều chỉnh Nhưng nếu kết quả thực hiện không phùhợp với tiêu chuẩn thì sự điều chỉnh là cần thiết Lúc này, cần phân tích cácnguyên nhân của sự sai lệch và những hậu quả của nó đối với cả quá trìnhthực hiện cũng như sự tác động tiêu cực của nó đến hoạt động của tổ chức.

Từ đó đưa ra những sự điều chỉnh phù hợp hay những sáng kiến mới nhằmkhắc phục tình trạng đó cũng như phát huy thế mạnh sẵn có, đổi mới quátrình thực hiện

1.2.3.3 Điều chỉnh

Bước này cần thiết nếu trong quá trình giám sát, đo lường và kiểm trathấy có sự thiếu sót, sai lệch của hoạt động và kết quả so với các tiêu chuẩn

và qua phân tích thấy rằng sự điều chỉnh là cần thiết Đó là những tác động

bổ sung trong quá trình quản trị để khắc phục những sai lệch của quá trình tổchức thực hiện trong thực tiễn hoạt động so với mục tiêu, kế hoạch đề ranhằm không ngừng cải tiến hoạt động

Quá trình điều chỉnh phải tuân thủ một số nguyên tắc:

- Chỉ điều chỉnh khi thật cần thiết

- Điều chỉnh đúng mức đọ, tránh tùy tiện, tránh gây tác dụng xấu

- Phải tính đến hậu quả khi tiến hành điều chỉnh

- Tránh bỏ lỡ thời cơ

- Tùy theo điều kiện mà kết hợp các phương pháp điều chỉnh hợp lý

Để hoạt động điều chỉnh thu được kết quả cao cần xây dựng mọtchương trình điều chỉnh khoa học và hợp lý, trong đó cần trả lời các câu hỏinhư: Mục tiêu điều chỉnh? Ai tiến hành điều chỉnh? Nội dung điều chỉnh làgì? Sử dụng những biện pháp điều chỉnh nào? Thời gian điều chỉnh? …

Trang 14

1.2.3.3Tổng kết việc thực hiện kế hoạch

Đây là bước cuối cùng của giai đoạn kiểm tra sự thực hiện kế hoạch

và cũng là nhiệm vụ cuối cùng của quá trình tổ chức triển khai thực hiện kếhoạch của các tổ chức nhằm đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện kế hoạch

để có thể đánh giá được những “cái được”, “cái mất” của kế hoạch Đồngthời, cũng đánh giá được những tiềm năng chưa được huy động để có thểđưa vào sử dụng trong những kế hoạch sau

Công việc tổng kết thực hiện kế hoạch phải được tổ chức khoa học,khách quan với chi phí thấp nhất và nó thường được giao cho những tổ chứcchuyên trách thực hiện Sau khi tổng kết và rút kinh nghiệm, có thể đưanhững kiến nghị lên cấp trên để thực hiện các kế hoạch khác một cách hiệuquả và thành công hơn

1.3 Các yếu tố tác động lên quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch

Việc đưa các kế hoạch kinh tế xã hội vào thực tiễn thực hiện khôngphải là đơn giản, nhanh chóng mà đó là một quá trình phức tạp, đầy biếnđộng, chịu tác động của một loạt các yếu tố, làm thúc đẩy hoặc cản trở việc

tổ chức thực hiện các kế hoạch Nếu đó là những vấn đề phức tạp, có liênquan đến nhiều lĩnh vực hoạt động, hay vấn đề xuất phát từ nhiều nguyênnhân, khía cạnh khác nhau thì sẽ làm cho quá trình tổ chức thục hiện gặpnhiều khó khăn, phức tạp đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc.Trong quá trình xây dựng kế hoạch các nhà quản lý cũng đã tiến hànhnghiên cứu và dự báo môi trường, nhằm xác định các cơ hội thách thức tácđộng đến kế hoạch, các cơ hội và thách thức đó cũng là các yếu tố cơ bản tácđộng lên quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch Các yếu tố tác động này cóthể chia 2 nhóm:

1.3.1 Môi trường bên trong

Trang 15

Sự ảnh hưởng, tác động của các yếu tố thuộc về môi trường bên trongđược thể hiện ở một số yếu tố như sau:

Thứ nhất, các yếu tố về giao tiếp và truyền đạt gồm công tác tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục cho những người thực hiện kế hoạch về nội dung

và các yếu tố của kế hoạch Nếu thông tin hay mối quan hệ trong tổ chứckhông trọn vẹn, sự truyền đạt không rõ ràng thì hoạt động thực hiện kếhoạch sẽ đi chệch hướng, không đạt được mục tiêu chính của kế hoạch đãvạch ra

Thứ hai, bộ máy tổ chức thực hiện kế hoạch Nếu bộ máy này hoạt

động kém hiệu quả, những cá nhân, bộ phận làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện

kế hoạch thiếu tinh thần trách nhiệm thì sẽ làm cho việc thực hiện gặp nhiềukhó khăn Hoặc dẫn đến không thực hiện được hết quá trình tổ chức thựchiện kế hoạch

Thứ ba, thủ tục hành chính, để có thể đưa các kế hoạch vào thực hiện

thì cần hợp lý hoá, hợp pháp hoá các kế hoạch; Các bộ phận chức năng trong

tổ chức lập ra những quy chế, thủ tục cần thiết để tạo môi trường thực hiện

kế hoạch, tạo trình tự ổn định và rành mạch cho quá trình tổ chức thực hiện

kế hoạch cũng như sự quản lý rõ ràng hơn., tránh sự xáo trộn hay cản trởviệc thực hiện các kế hoạch

Thứ tư, nguồn kinh phí thực hiện, việc thực hiện bất kỳ một kế hoạch

nào cũng đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định Trong quá trình tổ chứcthực hiện các tổ chức cần khai thác triệt để các nguồn đầu tư và sử dụngnguồn kinh phí phải đúng mục đích, mang tính hiệu quả

1.3.2 Môi trường bên ngoài

Sự tác động của các nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp haygián tiếp của kế hoạch và quá trình tổ chức thực hiện Nó có thể là những tác

Trang 16

động tích cực nhưng cũng có thể đó là những tác động mang tính tiêu cực.Nếu như các kế hoạch được mọi người ủng hộ và góp sức thì tiến độ cũngnhư quá trình tổ chức thực hiện sẽ được nhanh chóng và hiệu quả hơn rấtnhiều.

Bối cảnh về kinh tế - xã hội, về chính trị, luật pháp, chính là môitrường của kế hoạch, môi trường của quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch.Những thay đổi trong điều kiện về xã hội sẽ giúp cho quá trình nhận thứcvấn đề của kế hoạch nhanh chóng hơn, xã hội càng hiện đại văn minh, tiến

bộ bao nhiêu thì việc tổ chức thực hiện kế hoạch càng thuận lợi bấy nhiêu.Hay sự biến động về chính trị cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình thực hiện,nếu xã hội rối ren, tình hình chính trị không ổn định thì việc thực hiện quátrình tổ chức thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại Và những thay đổitheo hướng tích cực những điều kiện về kinh tế thì có thể coi là “chất xúctác”, giảm bớt sự khó khăn cho quá trình đó

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH Ở CLB NHÀ QUẢN LÝ 2.1 Tổng quan về CLB Nhà quản lý và kế hoạch hoạt động

Câu lạc bộ Nhà quản lý là câu lạc bộ sinh viên trực thuộc khoa Khoahọc quản lý - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hoạt động dưới sự chỉ đạo

và định hướng của Ban chủ nhiệm khoa Khoa học quản lý Câu lạc bộ đượcthành lập vào ngày 20/09/2006 lấy tên là Câu lạc bộ Sinh viên Khoa họcquản lý sau được đổi tên thành CLB Nhà quản lý

Mục đích hoạt động của CLB là tạo ra một môi trường lành mạnh,một sân chơi bổ ích cho sinh viên trong Khoa có thể học tập và hoạt động, là

Ngày đăng: 27/05/2014, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w