phân tích nhận định tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho bảo hiểm

14 1.3K 8
phân tích nhận định tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho bảo hiểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TP.HCM, tháng 9 năm 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Phân tích nhận định “Tái bảo hiểm bảo hiểm lại cho bảo hiểm” GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng SVTH : Trương Quang Chính – NH06 Phùng Thị Hải Linh – NH06 Trương Thị Lan Phương – NH06 Dương Cao Kiều Quyên – NH06 Lê Thị Tuyết Thanh – NH06 Nguyễn Thị Thanh Tuyền – NH06 MỤC LỤC Lời mở đầu 2 I. Tổng quan về tái bảo hiểm 3 1.Khái niệm 3 2. Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm 3 3. Mối quan hệ trong tái bảo hiểm 6 4. Cơ sở pháp lý 6 5. Sự cần thiết của tái bảo hiểm 6 6.Tác dụng của tái bảo hiểm 7 7. Ưu nhược điểm của tái bảo hiểm 7 8. Phân loại 8 II. Phân tích nhận định “Tái bảo hiểm bảo hiểm lại cho bảo hiểm” 8 III. Vài nét về thực trạng tái bảo hiểm 11 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống, dù muốn hay không, ở bất kỳ nơi đâu, thời điểm nào, bất cứ vật thể, chủ thể nào cũng chứa đựng trong nó một rủi ro tiềm ẩn. Rủi ro đó có thể làm cho chúng ta bị tổn thất đi một thứ gì đó. Và chúng ta luôn muốn có thể loại bỏ hoặc ít nhất cũng có thể giảm thiểu được những rủi ro cũng như những tổn thất đó. Để làm được điều đó, thông thường chúng ta hay chọn cách tránh né rủi ro. Đương nhiên nếu chúng ta có thể tìm cách tránh né được những rủi ro mà chúng ta nhận ra được một điều rất tốt. Chẳng hạn như, chúng ta sợ bị tai nạn giao thông, ta có thể ở nhà, tốt nhất không ra đường. Nhưng như vậy có khả thi không, chúng ta không thể suốt ngày chỉ ở trong nhà, chúng ta còn công việc, còn việc học hành, xã hội… và thậm chí nếu chúng ta ở trong nhà cũng không hoàn toàn chắc chắn chúng ta không thể bị tai nạn nào đó. Từ đó, ta thấy không phải lúc nào cũng có thể tránh né được rủi ro. Khi không thể tránh né và cũng không có phương thức nào để giải quyết, ta đành phải gánh chịu rủi ro, như ví dụ trên chẳng hạn, khi biết không thể nào tránh né được tai nạn, chúng ta đành phải chấp nhận rủi ro ra đường để hoạt động. Nhưng việc chấp nhận rủi ro không phải một điều mà chúng ta nên làm, đối với những tổn thất nhỏ, chúng ta có thể chấp nhận nó, nhưng đối với những tổn thất lớn, hiển nhiên chúng ta không thể gánh chịu toàn bộ nó. Khi đó mọi người thường tìm cách giảm thiểu được những tổn thất đó càng nhiều càng tốt bằng cách giảm thiểu được những nguy cơ có thể dẫn đến tổn thất đó. Nhưng cũng thật khó để tìm ra được những nguy cơ có thể xảy ra, chúng ta có thể có cách khác khả thi hơn, đó hoán chuyển một phần rủi ro sang người khác. Đây chính cách mà bảo hiểm hoạt động. Khi ta nhận thấy xung quanh có một rủi ro nào đó có thể khiến ta có thể bị tổn thất một phần tài sản hay thể chất, tinh thần… trong tương lai, ta có thể mua một bảo hiểm cho rủi ro đó, để khi tổn thất xảy ra, chúng ta không phải một mình gánh chịu hoàn toàn những tổn thất đó. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm “sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít”. Thật vậy, trong số những người tham gia bảo hiểm cho một rủi ro nào đó, không phải bất kỳ ai trong số đó cũng gặp phải tổn thất. Chính vì thế, khi một người phải gánh chịu tổn thất, công ty bảo hiểm có thể sử dụng tiền của những người còn lại để bù đắp tổn thất cho người bị tổn thất. Khi có càng nhiều người tham gia bảo hiểm, quỹ bảo hiểm sẽ ngày càng lớn. Quỹ này trước hết được sử dụng để bù đắp tổn thất và đồng thời cũng mang lại lợi nhuận cho nhà kinh doanh bảo hiểm cũng như thu nhập cho xã hội (thông qua thuế, phí). Từ đó, bảo hiểm giúp đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thường xuyên và liên tục. Như đã phân tích ở trên, một rủi ro có thể được hoán chuyển và giảm thiểu thông qua bảo hiểm, và người đứng ra bảo hiểm cho các rủi ro mà xã hội gặp phải các tổ 3 chức nhận bảo hiểm. Nhưng đến lượt mình, các tổ chức này cũng trở thành đối tượng được bảo hiểm. Khi bảo hiểm cho một rủi ro hoặc nhiều rủi ro, mà tổn thất của nó khi xảy ra vượt ngoài khả năng tài chính của mình, cũng giống như các đối tượng được bảo hiểm khác, các tổ chức này phải tìm cách hoán chuyển rủi ro của mình và giảm thiểu rủi ro bằng cách đi mua một bảo hiểm tại một tổ chức khác có quy mô lớn hơn, đủ sức để san sẻ những tổn thất có thể xảy ra đối với những rủi ro mà mình đang bảo hiểm. Từ đó xuất hiện một nghiệp vụ mới – tái bảo hiểm _mà người ta vẫn nói một cách chung và dễ hiểu “tái bảo hiểm bảo hiểm lại cho bảo hiểm”. Để làm rỏ nhận định này trước hết ta cần phải hiểu một cách tổng quan về tái bảo hiểm. I. Tổng quan về tái bảo hiểm 1.Khái niệm: Tái bảo hiểm nghiệp vụ mà qua đó một tổ chức bảo hiểm chuyển cho một tổ chức bảo hiểm khác một phần rủi ro mà anh ta đã chấp nhận bảo đảm cho người được bảo hiểm, thông qua hợp đồng tái bảo hiểm. Nói cách khác, tái bảo hiểm phương pháp phân tán rủi ro mà tổ chức bảo hiểm sử dụng để nhượng một phần trách nhiệm trước đối tượng được bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm khác bằng hợp đồng tái bảo hiểm. Như vậy, “tái bảo hiểm sự bảo hiểm cho những rủi ro mà người bảo hiểm phải gánh chịu”. Nói cách khác, tái bảo hiểm quá trình người bảo hiểm chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác bằng cách nhượng lại cho họ một phần phí bảo hiểm qua hợp đồng tái bảo hiểm. Như vậy hành động "bảo hiểm" được "bảo hiểm" lại một lần nữa nên người ta gọi "reinsurance" hay "tái bảo hiểm". 2. Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm: Như chúng ta đều biết, ngành bảo hiểm không phải một khái niệm trùng lặp mà nó mang tính chất giai cấp sâu sắc, vì một mặt bản chất và nhiệm vụ của nó được xác định qua những trật tư xã hội khác nhau và quy luật kinh tế cơ bản của xã hội đó, đồng thời mặt khác hoạt động của nó có tác dụng trở lại đối với sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của xã hội đó. Vì vậy, sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng đều gắn chặt với sự phát triển của xã hội và của nền sản xuất hàng hóa. 2.1. Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm Vào giai đoạn cuối cùng của thời đại trung cổ, khi ngành bảo hiểm bắt đầu phát triển và mở rộng ở châu Âu thì nhu cầu tái bảo hiểm đã xuất hiện và ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế TBCN. Trước tiên, nghiệp vụ tái bảo hiểm được tiến hành cho loại hình bảo hiểm vận chuyển hàng hải, sau này dần dần được mở rộng sang bảo hiểm cháy, BHNT. 4 Nước Ý nước đầu tiên chứng kiến sự ra đời của dịch vụ tái bảo hiểm. Bản giao ước cổ nhất được biết đến với tính chất pháp lý như một hợp đồng tái bảo hiểm đã được ký kết tại thành phố Genés vào năm 1370 giữa một bên hai thương nhân hoạt động với tư cách nhà tái bảo hiểm với một bên đại diện cho một nhà bảo hiểm. Hợp đồng tái bảo hiểm này được ký kết nhằm đảm bảo dịch vụ bảo hiểm cho các hàng hóa gửi đi bằng đường biển từ Genés đến Bruges. Sau này với sự phát triển rộng rãi về những mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các thành phố của nước Ý và giữa các nước Bắc Âu, đặc biệt nước Anh dịch vụ tái bảo hiểm đã phát triển lên một bước. Nhưng sau đó đã xuất hiện nhiều vụ lạm dụng có tính cách con buôn gây ra nhiều phản ứng chống lại bản chất tái bảo hiểm. Trong những vụ này các nhà bảo hiểm đã lợi dụng hình thức tái bảo hiểm để phân tán rủi ro nhưng theo tỷ lệ phí thấp hơn nhiều so với phí bảo hiểm gốc để kiếm lời. Đây nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời đạo luật cấm các hoạt động tái bảo hiểm hàng hải ở nước Anh trong một thời gian dài từ 1746 đến 1864. Đạo luật này đã vô hình chung tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Lloyd’s phát huy ảnh hưởng của mình bằng cách đồng bảo hiểm và sau 1864 đã nghiễm nhiên trở thành thị trường tái bảo hiểm quan trọng nhất thế giới. Trong thời gian này các hình thức tái bảo hiểm khác cũng đã xuất hiện, ví dụ như tái bảo hiểm cháy … Lúc đầu nghiệp vụ tái bảo hiểm được các công ty bảo hiểm tiến hành, điều đó có ý nghĩa họ vừa tiến hành bảo hiểm gốc vừa đồng thời tiến hành cả tái bảo hiểm. Hình thức tái bảo hiểm duy nhất được sử dụng đó hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn cho từng rủi ro riêng lẻ. 2.2. Giai đoạn từ giữa thế kỷ thứ 19 đến giữa thế kỷ 20: Giữa thế kỷ thứ 19 nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa đã có những bước tiến nhảy vọt do áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Quan hệ thương mại giữa các nước được mở rộng và phát triển mạnh. Do đó hình thức hợp đồng tái bảo hiểm trao đổi qua lại giữa các nhà bảo hiểm như trên không còn đáp ứng được nhu cầu. Điều kiện này dẫn đến sự tất yếu khách quan cho việc thành lập các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Năm 1846 tại Kohn (Đức) công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên đã ra đời lấy tên công ty Tái bảo hiểm Kohn. Tiếp theo đó một số công ty tái bảo hiểm có tên tuổi trên thị trường thế giới hiện nay cũng đã được thành lập như công ty tái bảo hiểm Thụy Sĩ (Swiss Re) năm 1863, công ty tái bảo hiểm London (London Guarantee Reinsurance co.Ltd) năm 1869, công ty tái bảo hiểm Munich năm 1880. Việc thành lập các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp một sự kiện có tính chất quan trọng trong việc phát triển của ngành bảo hiểm. Qua đó các công ty bảo hiểm gốc đã có sẵn trong tay nguồn đảm bảo đắc lực cho hoạt động kinh doanh của họ và nhờ đó các công ty bảo hiểm gốc không còn phải e ngại hoặc lo sợ khi phải cung cấp thông tin và số liệu cho việc chào các hợp đồng tái bảo hiểm. Từ đó khả năng cạnh tranh của các công ty bảo hiểm gốc được tăng lên. Như vậy sự chuyên môn hóa dịch vụ tái bảo hiểm đã có thể đáp ứng được những yêu cầu của công ty bảo hiểm gốc một cách thỏa đáng. Khả năng phục vụ của các công ty tái bảo hiểm cũng được cải tiến thêm bằng việc mở rộng tái bảo hiểm ra các loại hình bảo hiểm khác và lan rộng ra các thị trường bảo 5 hiểm nước ngoài thúc đẩy ngành bảo hiểm ngày càng phát triển. Trong thời kỳ này kỹ thuật của tái bảo hiểm cũng được cải tiến. Nhiều hình thức và phương pháp tái bảo hiểm đã được xây dựng. Trong giai đoạn này, hai cuộc chiến tranh thế giới cùng với các cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát tiền tệ đã làm tổn hại lớn đến sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và ngành tái bảo hiểm nói riêng. Bị tổn hại nhiều nhất phải kể đến các công ty tái bảo hiểm Đức. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới này, các giới tư bản độc quyền đã lấy vốn và quỹ tiền tệ bảo hiểm (trong đó có dự trữ phí của bảo hiểm nhân thọ) của các công ty bảo hiểmtái bảo hiểm để chi phí cho chiến tranh. Trong khi đó các công ty tái bảo hiểm của những nước không bị chiến tranh đe dọa đã vươn lên, nắm lấy thị trường tái bảo hiểm quốc tế, ví dụ như công ty tái bảo hiểm Thụy Sĩ đã phát triển lên thành một công ty tái bảo hiểm đồ sộ. Ngoài ra, trong thời gian này có rất nhiều công ty tái bảo hiểm đã ra đời nhất ở Mỹ, Thụy Sĩ. 2.3. Giai đoạn sau chiến tranh thế giới lần thứ hai: Thế chiến II đã kết thúc năm 1945 với sự thắng lợi của Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít đến tận gốc rễ. Nó đã mở ra một giai đoạn mới của lịch sử loài người cũng như nền kinh tế và ngành bảo hiểm. Hệ thống XHCN ra đời, phong trào giải phóng dân tộc của nhiều nước thuộc địa đã giành được thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế mới, cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước đầu sỏ ngày càng gay gắt, tất cả các sự kiện trên đều ảnh hưởng đến sự phát triển của tái bảo hiểm. Giai đoạn này được đặc trưng qua các biến động lớn sau: - Sự phục hồi nhanh chóng của các công ty tái bảo hiểm của CHLB Đức: Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, các công ty tái bảo hiểm Đức đã bị cắt đứt quan hệ với quốc tế và năm 1947 lại bị cấm không cho hoạt động ở nước ngoài. Nhưng ngay sau khi lệnh cấm này được bãi bỏ năm 1950 thì các công ty tái bảo hiểm ở CHLB Đức đã nhanh chóng khôi phục lại địa vị truyền thống của mình và thiết lập các quan hệ quốc tế rộng rãi. Nhiều công ty tái bảo hiểm mới được thành lập. Hoạt động bảo hiểmtái bảo hiểm được phát triển với tốc độ nhanh. Đến những năm 70 tổng doanh thu phí của thị trường CHLB Đức đã chiếm vị trí thứ ba trên thế giới, sau Nhật và Mỹ. - Sự thành lập các công ty bảo hiểm nhà nước ở các nước XHCN : sự kiện này ảnh hưởng lớn đến chiều hướng phát triển của tái bảo hiểm quốc tế. Các nước XHCN đã tiến hành biện pháp độc quyền về tái bảo hiểm và hạn chế quan hệ với thị trường tái bảo hiểm tư bản chủ nghĩa. Đồng thời ở các nước XHCN không tiến hành tái bảo hiểm cho các loại hình bảo hiểm đối nội. - Trong những nước chậm phát triển hoặc mới giành được độc lập những tổ chức độc quyền tái bảo hiểm, cục bộ hay toàn phần đã được thành lập nhằm bảo vệ lợi ích riêng của họ (Achentina, Braxin, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập). Sự kiện này có tác dộng làm thu hẹp khả năng hoạt động của các công ty tái bảo hiểm quốc tế ở những nước đó. - Nhiều công ty tái bảo hiểm mới được thành lập và càng ngày có nhiều công ty 6 bảo hiểm tiến hành đồng thời dịch vụ tái bảo hiểm. Do đó cuộc cạnh tranh giữa họ ngày càng gay gắt và dưới nhiều hình thức khác nhau. - Trong thời gian này, hình thức tái bảo hiểm không theo tỷ lệ hình thức tối ưu nhất đáp ứng được nhu cầu đảm bảo của các công ty bảo hiểm gốc và ngày càng được phổ biến rộng rãi. Điều này làm cho các nhà tái bảo hiểm, có khó khăn hơn trong việc tính phí phù hợp với phần rủi ro mà họ phải gánh chịu. Thêm vào đó khả năng xảy ra tổn thất ngày càng tăng. Vì vậy, đặc điểm của giai đoạn này chiều hướng ngày càng giảm của kết quả kinh doanh nghiệp vụ tái bảo hiểm thuần túy, nhưng đồng thời chiều hướng ngày càng tăng của kết quả kinh doanh đầu tư quỹ tiền tệ bảo hiểm thông qua lãi suất cao. 3. Mối quan hệ trong tái bảo hiểm: Sơ đồ tái bảo hiểm: Đối tượng bảo hiểm: rủi ro Người được bảo hiểm: người tham gia bảo hiểm Người nhượng TBH Nhà bảo hiểmbảo hiểm gốc Người nhận TBH Nhà bảo hiểm HĐ TBH lần 1 Người nhận TBH Nhà bảo hiểm HĐ TBH lần 2 4. Cơ sở pháp lý: Trong tái bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ cần biết nhà bảo hiểm gốc ban đầu và người duy nhất chịu trách nhiệm đảm bảo cho rủi ro của mình chứ không cần biết đến người nhận tái bảo hiểm. Nếu có rủi ro, thiệt hại xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm gốc chịu trách nhiệm bồi thường đầy đủ cho người được bảo hiểm theo đúng hợp đồng bảo hiểm gốc. Sau đó, tổ chức bảo hiểm gốc sẽ được tổ chức nhận tái bảo hiểm bồi thường lại theo hợp đồng tái bảo hiểm. Trường hợp công ty bảo hiểm gốc bị phá sản, người được bảo hiểm không có quyền khiếu nại tổ chức nhận tái bảo hiểm. 5. Sự cần thiết của tái bảo hiểm: Có thể thấy sự cần thiết của tái bảo hiểm qua các lí do sau: 7 - Phân tán rủi ro: Chia nhỏ rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận cho 1 hoặc nhiều doanh nghiệp khác. - An toàn: một trong những lí để mua bảo hiểm người được bảo hiểm muốn giảm bớt âu lo về sự không chắc chắn của tổn thất. Mua bảo hiểm tạo ra yếu tố an tâm. Và chính tổ chức bảo hiểm cũng muốn tìm kiếm sự an toàn, an tâm và đạt được những điều này bằng việc tái bảo hiểm. - Góp phần ổn định tỷ lệ bối thường: tổ chức bảo hiểm gốc có thể tránh sự biến động trong các khoản chi bổi thường trong một năm và qua nhiều năm bằng việc tái bảo hiểm. - Tăng cường khả năng nhận bảo hiểm: tổ chức bảo hiểm có thể có giới hạn về tài chính đối với mức độ rủi ro mà họ có thể chấp nhận. Vì vậy dịch vụ có thể bị từ chối hay chỉ được chấp nhận một phần. Bằng cách tái bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm gốc có khả năng tăng năng lực của họ để chấp nhận dịch vụ, khuếch đại dung lượng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, giúp doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận được với các hợp đồng bảo hiểm với quy mô lớn hơn. - Lợi ích vĩ mô trên thị trường bảo hiểm: một lợi ích cuối cùng chi phí rủi ro được dàn trải trong toàn thị trường bảo hiểm. Bằng việc tái bảo hiểm cho các tổ chức này và một số tổ chức khác, rủi ro không chỉ tác động vào một nền kinh tế mà rủi ro của một quốc gia được san sẻ trên toàn thế giới. - Có những loại đối tượng bảo hiểm có giá trị bảo hiểm lớn. - Có những loại rủi ro có tính chất đặc biệt nguy hiểm. - Khả năng tài chính. - Lý do chủ quan. 6.Tác dụng của tái bảo hiểm: - Tăng khả năng nhận bảo hiểm - Ổn định tình hình kinh doanh, khả năng tài chính của tổ chức bảo hiểm. - Sửa chữa được tính không đồng đều, sự chênh lệch của cộng đồng các rủi ro được bảo hiểm, sự chênh lệch giữa các rủi ro và khả năng tài chính khó khăn của tổ chức bảo hiểm. - Tăng thu cho tổ chức bảo hiểm. - Giúp cho những công ty bảo hiểm nhỏ mới ra đời được ổn định và phát triển. 7. Ưu nhược điểm của tái bảo hiểm: - Ưu điểm: Tạo tâm lý an toàn cho các công ty bảo hiểm, cân bằng các dịch vụ bảo hiểm, bảo vệ các dịch vụ đó khỏi ảnh hưởng của các sự cố lớn có tính thảm họa, đảm bảo tài chính cho các công ty bảo hiểm. - Nhược điểm: Ở mặt khác, tái bảo hiểm có liên quan tới việc chuyển nhượng một 8 phần, thậm chí phần lớn chi phí bảo hiểm cho công ty tái bảo hiểm. Do đó, tái bảo hiểm có thể làm tăng hoặc giảm một cách đáng kể các chỉ tiêu tài chính của công ty bảo hiểm. 8. Phân loại: Căn cứ vào tính chất các loại tái bảo hiểm, toàn bộ các hợp đồng tái bảo hiểm được phân làm ba loại: - Tái bảo hiểm tạm thời hay nhiệm ý: loại hợp đồng dùng để giải quyết việc phân tán rủi ro một cách tạm thời và cũng một loại hợp đồng tái bảo hiểm ra đời đầu tiên trong lịch sử tái bảo hiểm. - Tái bảo hiểm cố định hay bắt buộc: theo sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, phương pháp tái bảo hiểm cho toàn bộ tổng lượng rủi ro được bắt đầu được áp dụng rộng rãi. Đó hình thức tái bảo hiểm bắt buộc (hay còn gọi tái bảo hiểm cố định). Trên thực tế chỉ khi nào trách nhiệm vượt ra ngoài hợp đồng tái bảo hiểm cố định, người ta mới thu xếp hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời. Tính chất của hợp đồng tái bảo hiểm cố định không cho phép tổ chức nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm lựa chọn rủi ro. - Tái bảo hiểm mở sẵn hay dự ước: đây loại tái bảo hiểm kết hợp giữa tái bảo hiểm tạm thời và tái bảo hiểm cố định II. Phân tích nhận định “Tái bảo hiểm bảo hiểm lại cho bảo hiểm” Trước hết xét đến mối quan hệ trong tái bảo hiểm, mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm gốc_Công ty bảo hiểm ban đầu_ và người được bảo hiểm được thể hiện qua hợp đồng bảo hiểm gốc. Mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm gốc và công ty tái bảo hiểm_ Công ty bảo hiểm cho công ty bảo hiểm gốc_được thể hiện trong hợp đồng tái bảo hiểm, theo đó hợp đồng tái bảo hiểm lần hai có thể được thiết lập nếu người nhận tái bảo hiểm tiếp tục nhượng tái bảo hiểm. Và không có mối quan hệ bắc cầu nào giữa các chủ thể tham gia trong mỗi hợp đồng, khách hàng của công ty gốc không cần biết đến sự có mặt của công ty tái bảo hiểm, họ hoàn toàn không liên quan đến nhau. Nhưng tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc nên nó luôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc. Thêm vào đó, dù bảo hiểm hay tái bảo hiểm thì chúng đều bảo hiểm chung cho cùng một rủi ro của cùng một đối tượng bảo hiểm, vấn đề sau khi bảo hiểm cho một rủi ro hoặc nhiều rủi ro, mà tổn thất của nó khi xảy ra vượt ngoài khả năng tài chính của mình, cũng giống như các đối tượng được bảo hiểm khác, các tổ chức bảo hiểm này phải tìm cách hoán chuyển rủi ro của mình và giảm thiểu rủi ro bằng cách đi mua một bảo hiểm tại một tổ chức khác có quy mô lớn hơn, đủ sức để san sẻ những tổn thất có thể xảy ra đối với những rủi ro mà mình đang bảo hiểm vì vậy mà người ta thường nói "tái bảo hiểm chính bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm" bởi những tổn thất mà các công ty bảo hiểm phải gánh chịu đã được dàn trải ra. Điều này càng làm cho chúng ta thấy rõ nhận định “tái bảo hiểm bảo hiểm lại cho bảo hiểm” thể hiện ở chỗ tái bảo hiểm bảo hiểm lại cho cùng một rủi ro của cùng một 9 đối tượng bảo hiểm đã được bảo hiểm trước đó và tái bảo hiểm chỉ tồn tại khi bảo hiểm gốc vẫn tồn tại. Nếu xét ở gốc độ cơ sở pháp lý của tái bảo hiểm thì trong tái bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ cần biết nhà bảo hiểm gốc ban đầu và người duy nhất chịu trách nhiệm đảm bảo cho rủi ro của mình chứ không cần biết đến người nhận tái bảo hiểm. Nếu có rủi ro, thiệt hại xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm gốc chịu trách nhiệm bồi thường đầy đủ cho người được bảo hiểm theo đúng hợp đồng bảo hiểm gốc. Sau đó, tổ chức bảo hiểm gốc sẽ được tổ chức nhận tái bảo hiểm bồi thường lại theo hợp đồng tái bảo hiểm. Trường hợp công ty bảo hiểm gốc bị phá sản, người được bảo hiểm không có quyền khiếu nại tổ chức nhận tái bảo hiểm. Từ đó ta có thể thấy sự tách biệt trong trách nhiệm bồi thường của các nhà bảo hiểm, trách nhiệm bồi thường của tổ chức bảo hiểm gốc dựa vào thực tế thiệt hại và hợp đồng bảo hiểm gốc, trong khi các tổ chức nhận tái bảo hiểm sẽ bồi thường lại cho công ty bảo hiểm gốc dựa trên thiệt hại và hợp đồng tái bảo hiểm nhưng có một điểm chung giữa trách nhiệm bồi thường của các nhà bảo hiểm cùng căn cứ vào thiệt hại thực tế của cùng một đối tượng bảo hiểm, vấn đề tổ chức nhận tái bảo hiểm sẽ phải bồi thường lại cho tổ chức bảo hiểm gốc theo hợp đồng tái bảo hiểm. Điều này càng chứng minh rõ hơn nữa nhận định “tái bảo hiểm bảo hiểm lại cho bảo hiểm”. Cũng như nguyên tắc của bảo hiểm ở trên “sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít”. Một công ty tái bảo hiểm cũng sẽ có nhiều hợp đồng nhận bảo hiểm cho công ty bảo hiểm với những rủi ro xác định. Và tất nhiên không phải trường hợp tái bảo hiểm nào cũng xảy ra tổn thất, vì vậy một công ty tái bảo hiểm cũng lại lấy khoản tiền từ quỹ bảo hiểm của mình – được đóng góp từ phí tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm khác - để bù đắp cho thiệt hại mà một tổn thất xảy ra. Một ví dụ đơn cử cho trường hợp này Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Việt Nam (VINARE) trong năm 2009 đã tiến hành thu xếp các hợp đồng tái bảo hiểm cho Công ty Cổ phần bảo hiểm Bảo Tín như sau: + Tái bảo hiểm bắt buộc nghiệp vụ hàng hải cho Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) với tỷ lệ là: 20%. Phần còn lại sẽ được tái theo các hợp đồng tái bảo hiểm cố định cho Vinare với mức giới hạn trách nhiệm của hợp đồng lên đến 6.000.000 USD (tương đương 106.800.000.000 VND) +Tái bảo hiểm hợp đồng cố định nghiệp vụ tài sản, cháy và các rủi ro đặc biệt với mức giới hạn trách nhiệm của hợp đồng 14.000.000 USD (tương đương 249.000.000.000 VND) +Tái bảo hiểm hợp đồng cố định nghiệp vụ kỹ thuật, xây dựng lắp đặt với mức giới hạn trách nhiệm của hợp đồng 15.000.000 USD (tương đương 267.000.000.000 VND) +Và thực hiện thu xếp các dịch vụ tái bảo hiểm tạm thời với các nhà tái trong nước và hàng đầu thế giới. Để nhìn rõ hơn nữa về nhận định trên, ta có thể xét đến sự giống nhau về vai trò 10 [...]... có ý kiến cho rằng, qua nghiệp vụ tái bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm chỉ chuyển cho tổ chức tái bảo hiểm một phần rủi ro mà anh ta đã chấp nhận đảm bảo chứ không phải toàn bộ rủi ro, vậy thì nhận định tái bảo hiểm bảo hiểm lại cho bảo hiểm còn đúng hay không? Như đã nói ở trên, hợp đồng bảo hiểm gốc và hợp đồng tái bảo hiểm hai hợp đồng hoàn toàn tách biệt với nhau Một hợp đồng bảo hiểm gốc có... được tái bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng của nhiều công ty tái bảo hiểm khác nhau, và mỗi hợp đồng này bảo hiểm cho những rủi ro khác nhau Ở đây ta có thể xem tái bảo hiểm như bảo hiểm Nếu đối tượng của bảo hiểm tài sản, nhân mạng…, thì đối tượng của tái bảo 11 hiểm đặc biệt hơn – đó chính bảo hiểm Chính yếu tố này yếu tố cho thấy rõ nhất sự tách biệt giữa tái bảo hiểmbảo hiểm và càng làm cho. .. Người được bảo hiểm : VNPT Nhà bảo hiểm : Bảo Việt và PTI và hợp đồng bảo hiểm gốc được kí giữa VNPT, Bảo Việt và PTI Người nhận tái bảo hiểm : bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm gốc 15 công ty quốc tế và 7 công ty trong nước.Trong đó các công ty trong nước nhận tái khoảng 10% Bảo hiểm cho nhà máy lọc dầu Dung Quất : Theo hợp đồng bảo hiểm PVI sẽ cung ứng một chương trình bảo hiểm tổng thể cho Cty TNHHMTV... bảo hiểm giúp các công ty bảo hiểm có khả năng nhận nhiều hợp đồng bảo hiểm hơn Khi chưa có tái bảo hiểm, do năng lực tài chính có hạn, cho một số rủi ro xảy ra tổn thất lớn, một công ty bảo hiểm chỉ có thể nhận bảo hiểm một phần hoặc từ chối bảo hiểm; nhưng khi có tái bảo hiểm của một công ty bảo hiểm lớn hơn, công ty này (công ty bảo hiểm gốc) có thể chấp nhận bảo hiểm cho những rủi ro đó Tuy nhiên,...của bảo hiểmtái bảo hiểm đối với xã hội Cũng giống như bảo hiểm, vai trò của tái bảo hiểm đối với xã hội cũng rất lớn Nếu bảo hiểm làm giảm bớt sự lo âu cho các doanh nghiệp, cá nhân thì tái bảo hiểm tạo cho các công ty bảo hiểm một sự an toàn, giảm bớt sự lo âu về những tổn thất mà mình phải gánh chịu Nếu bảo hiểm giúp các doanh nghiệp nhanh chóng quay lại quá trình tái sản xuất, thì tái bảo hiểm. .. công ty bảo hiểm tham gia bảo hiểm_ dưới hình thức tái bảo hiểm_ nhằm đảm bảo cho khả năng bồi thường khi tổn thất xảy ra, phòng trách sự phá sản một khi giá trị bảo hiểm mà công ty tiếp nhận vượt quá khả năng tài chính của mình, nhưng vẫn đảm bảo thu được lợi nhuận thông qua mức giữ lạitái bảo hiểm đơn thuần hình thức bảo hiểm lại cho bảo hiểm mà trong đó hợp đồng bảo hiểm gốc chính đối tượng... công ty bảo hiểm bảo hiểm một cách bất chấp rủi ro Họ sẳn sàng đưa ra mức phí bảo hiểm thấp hơn cả mức phí của công ty tái bảo hiểm Tình trạng này dẫn đến nguy cơ nếu có sự cố xãy ra dẫn đến tổn thất cho các doanh nghiệp được bảo hiểm và công ty bảo hiểm gốc bắt buộc phải bồi thường thì công ty tái bảo hiểm sẽ từ chối thanh toán cho công ty bảo hiểm gốc vì hợp đồng bảo hiểm giữa công ty bảo hiểm gốc... và bảo hiểm và càng làm cho chúng ta thấy rõ hơn nhận định trên nếu tách nó thành hai vế tái bảo hiểm chính bảo hiểm và “đối tượng được tái bảo hiểm bảo hiểmbảo hiểm III Vài nét về thực trạng tái bảo hiểm Hoạt động tái bảo hiểm có ý nghĩa hết sức quan trọng khi nó có thể giúp doanh nghiệp (DN) gia tăng lợi ích, nhưng cũng có thể khiến DN bảo hiểm phá sản nếu đánh giá không đúng mức rủi ro... bảo hiểm mọi rủi ro tài sản và bảo hiểm trách nhiệm kết hợp với tổng giá trị lên tới 3 tỷ USD Với năng lực cùng kinh nghiệm lâu năm trong giao dịch với thị trường tái bảo hiểm quốc tế ,PVI đảm bảo gói bảo hiểm cho giai đoạn vận hành của nhà máy có chi phí rất cạnh tranh với phạm vi bảo hiểm rộng, đảm bảo an toàn tối đa cho hoạt động của nhà máy Bên cạnh đó , PVI cũng mua hợp đồng bảo hiểm cho bảo hiểm. .. dẫn đến việc các hãng tái bảo hiểm từ chối chi trả nếu xảy ra sự cố Theo quy định, để thực hiện một hợp đồng dịch vụ bảo hiểm xây dựng cho các công trình có vốn đầu tư trên 50 triệu USD, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước (nhà bảo hiểm gốc) buộc phải thu xếp việc tái bảo hiểm với các doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có mức độ tín nhiệm nhất định nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho dự án Hiện đã có . ro. - Tái bảo hiểm mở sẵn hay dự ước: đây là loại tái bảo hiểm kết hợp giữa tái bảo hiểm tạm thời và tái bảo hiểm cố định II. Phân tích nhận định Tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho bảo hiểm Trước. càng làm cho chúng ta thấy rõ nhận định tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho bảo hiểm thể hiện ở chỗ tái bảo hiểm bảo hiểm lại cho cùng một rủi ro của cùng một 9 đối tượng bảo hiểm đã được bảo hiểm. hiểu là tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho bảo hiểm . Để làm rỏ nhận định này trước hết ta cần phải hiểu một cách tổng quan về tái bảo hiểm. I. Tổng quan về tái bảo hiểm 1.Khái niệm: Tái bảo hiểm

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan