1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty đóng tàu và vận tải kim sơn

56 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 530,5 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế xã hội nước ta hiện nay, tiền lương là sự biểu hiệnbằng tiền của sản phẩm cần thiết được tạo ra trong các doanh nghiệp, đượcphân phối cho người lao động dựa vào số lượn

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG, QUẢN LÝ LAO

ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐÓNG TÀU VÀ

1.1 Đặc điểm lao động tại Công ty Đóng tàu và Vận tải

1.2 Đặc điểm quản lý lao động tại Công ty Đóng tàu và

1.3 Đặc điểm về chính sách tiền lương và quản lý tiền

1.4 Chế độ trích nộp và sử dụng các quỹ tại Công ty Đóng

tàu và Vận tải Kim Sơn:

1.4.1 Các khoản trích theo lương

15 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG

TY ĐÓNG TÀU VÀ VẬN TẢI KIM SƠN

2.1 Kế toán tiền lương tại Công ty Đóng tàu và Vận tải

Kim Sơn:

2.1.1 Thủ tục chứng từ, tài khoản sử dụng:

21

21 21

22

Trang 2

a Tính lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội

b Thanh toán tiền lương

2.2 Kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty Đóng

tàu và Vận tải Kim Sơn:

2.2.1 Hệ thống chứng từ và tài khoản sử dụng:

a Chế độ trích lập và sử dụng các quỹ

b Phương pháp hạch toán

43 43 43 45

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN

THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC

KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐÓNG

TÀU VÀ VẬN TẢI KIM SƠN

3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán tại Công ty

Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn:

3.1.1 Những ưu điểm:

3.1.2 Nhược điểm

3.2.2 Phương hướng chung để hoàn thiện phần Kế toán

tiền lương, các khoản trích theo lương tại Công ty Đóng tàu

và Vận tải Kim Sơn

3.3 Điều kiện thực hiện các kiến nghị

49

49 49 50

51 54

Trang 3

DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

1 BHXH: Bảo hiểm xã hội

2 BHYT: Bảo hiểm y tế

3 BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

4 KPCĐ: Kinh phí công đoàn

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Biểu 1: Phân loại lao động theo trình độ chuyên môn

Biểu 2: Phân loại lao động theo chức năng

88

Biểu 3: Bảng chấm công của Công ty Đóng tàu và

Biểu 5 : Bảng thanh toán lương phòng Tổ phun cát 1 32

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý Công Ty Đóng tàu

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý Công Ty Đóng tàu

Sơ đồ 3: Trình tự hạch toán tiền lương theo hình thức

Trang 5

Trong nền kinh tế xã hội nước ta hiện nay, tiền lương là sự biểu hiệnbằng tiền của sản phẩm cần thiết được tạo ra trong các doanh nghiệp, đượcphân phối cho người lao động dựa vào số lượng và chất lượng lao động mà họhao phí trong quá trình sản xuất xã hội.

Sức lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nhờtác động của lao động mà tư liệu sản xuất biến đổi thành sản phẩm, doanhnghiệp phải chi ra các khoản tiền để bù đắp và tái tạo sức lao động dưới hìnhthức tiền lương Khoản chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm và dịch

vụ của doanh nghiệp sản xuất ra Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiềncủa chi phí nhân công mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian,khối lượng công việc mà họ cống hiến cho doanh nghiệp.Tiền lương là đònbẩy kinh tế để kích thích cho người lao động làm việc tích cực với năng suất,chất lượng và trách nhiệm cao Tiền lương cũng là thước đo đánh giá hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Cáckhoản trích theo lương cũng là một cách trả lương cho người lao động để tạo

ra hiệu quả kinh tế cao, giúp người lao động yên tâm hơn trong sản xuất vớinhững lợi ích đã và đang được hưởng Hạch toán tiền lương và các khoảntrích theo lương, sử dụng lao động hợp lý là một trong những biện pháp hạ

Trang 6

giá thành sản phẩm Do vậy, hạch toán tốt tiền lương sẽ góp phần nâng caohiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Như vậy, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương có vị tríquan trọng trong công tác quản lý lao động, sử dụng lao động có hiệu quả,nâng cao chất lượng lao động, năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩmcũng là mục tiêu của các doanh nghiệp đề ra

Vì vậy, tôi chọn đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngcho đề án môn chuyên ngành của mình

Kết cấu của đề án gồm ba chương:

Chương 1: Đặc điểm lao động, quản lý lao động tiền lương tại Công

ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn.

Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn.

Trang 7

CHƯƠNG 1:

ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG, QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TẠI

CÔNG TY ĐÓNG TÀU VÀ VẬN TẢI KIM SƠN 1.1 Đặc điểm lao động tại Công ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn:

Công ty hiện có 482 lao động Trong đó, có 138 lao động là cán bộcông nhân viên nữ, độ tuổi trung bình là 35, hệ số cấp bậc công việc bìnhquân là 4/7

Biểu 1: Phân loại lao động theo trình độ chuyên môn

TT Trình độ chuyên môn Số lao động Tỷ trọng

Lao động trong Công ty phân bố thành 3 mảng: CBCNV khối cơ khí là

370 lao động ; gián tiếp là 60 lao động; còn lại là 52 lao động khối vận tải

TT Cơ cấu lao động Số lao động Tỷ trọng

Nhận xét: Số lao động khối cơ khí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Công

ty Đây là lực lượng lao động chính trong Công ty

1.2 Đặc điểm quản lý lao động tại Công ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn:

Trang 8

Trước đây, do sản lượng sản xuất nhỏ, công nghệ kỹ thuật còn giảnđơn, số lượng công nhân còn ít nên cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến Song

kể từ khi Công ty được đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô sản xuất thì cơ chế

tổ chức kiểu trực tuyến không còn phù hợp với sản xuất kinh doanh kiểu quy

mô lớn Cơ cấu này vừa đảm bảo được việc thực hiện chế độ một lãnh đạo,vừa phát huy được quyền dân chủ, sáng tạo, độc lập tương đối của các phòngban trong tổ chức

Nhiệm vụ chức năng cụ thể được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý Công Ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn.

*/ Giám đốc Công ty:

Giám đốc là người quản lý Công ty theo chế độ một thủ trưởng, cóquyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động của Công ty Giám đốc phảichịu trách nhiệm trước Tổng Công ty, trước pháp luật và toàn thể người laođộng trong Công ty về kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tuân thủ Phápluật của Công ty

*/ Phó Giám đốc kỹ thuật phụ trách sản xuất:

Trang 9

Phó Giám đốc kỹ thuật phụ trách sản xuất chịu trách nhiệm giám sátviệc điều hành sản xuất, đảm bảo công tác sản xuất đạt chất lượng và đúng kếhoạch đặt ra, điều hành Công ty khi Giám đốc vắng mặt nếu được uỷ quyền.

*/ Phòng Tổ chức – Cán bộ:

Phòng Tổ chức – Cán bộ có chức năng chính là tham mưu cho Giámđốc Công ty về việc sắp xếp và bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao độngcho phù hợp với công việc, đảm bảo các chế độ cho người lao động theochính sách, chế độ của Nhà nước và quy chế của Công ty

*/ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Vật tư:

Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Vật tư có nhiệm vụ lên kế hoạch tính toán,thiết kế, giám sát thi công, kiểm tra chất lượng sản phẩm

Cung ứng vật tư đúng chất lượng, chủng loại theo yêu cầu sản xuất,nghiệm thu khối lượng sản phẩm để thanh, quyết toán với khách hàng và nộibộ

*/ Phòng Tài chính - Kế toán:

Phòng Tài chính - Kế toán có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toàn bộ hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong đơn vị Qua đó, Giám đốc có thể thấy rõ đượccác mặt hoạt động kinh tế tài chính của Công ty một cách liên tục, toàn diện

và có hệ thống các loại vật tư, tài sản, tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế…

*/ Phòng kinh doanh:

Thực hiện việc soát xét hợp đồng và ký hợp đồng dưới sự phê duyệtcủa Giám đốc Công ty Ngoài ra, Phòng còn quản lý khai thác an toàn, hiệuquả 05 đoàn tàu đẩy có tổng trọng tải 6.000 tấn

1.3 Đặc điểm về chính sách tiền lương và quản lý tiền lương tại Công ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn:

1.3.1 Các hình thức trả lương đơn vị áp dụng:

Trang 10

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể lựa chọn việc trả lương cho người lao độngtheo nhiều phương pháp và theo nhiều hình thức khác nhau dựa vào đặc điểmhoạt động sản xuất kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý doanhnghiệp Tiền lương ở doanh nghiệp áp dụng theo một số hình thức sau:

- Hình thức trả lương theo thời gian

- Hình thức trả lương theo sản phẩm

a Hình thức trả lương theo thời gian:

Hình thức trả lương theo thời gian thực hiện việc tính trả lương chongười lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thànhthạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động Hình thức nàyđược áp dụng dưới các bộ phận làm việc ổn định như: bộ máy quản lý, các bộphận phục vụ chung, công nhân các dây chuyền sản xuất có tính ổn địnhcao… Việc trả lương theo hình thức này thông qua bảng chấm công của các

bộ phận để xác định thời gian cho từng người Bảng chấm công phải dotrưởng các bộ phận trực tiếp chấm công và phải để công khai, thuận tiện chomọi người theo dõi Cuối tháng, trưởng các bộ phận trực tiếp tổng hợp côngcủa từng người và thông báo cho mọi người biết, sau đó chuyển về kế toánlàm căn cứ tính tiền lương cho từng người theo tháng

Đơn vị tính tiền lương theo thời gian là lương tháng, lương ngày vàlương giờ

- Lương tháng: được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong cácthang lương ( Nhân viên hành chính, nhân viên hoạt động không có tính chấtsản xuất…)

- Lương ngày: là tiền lương trả cho người lao động theo mức lươngngày và số ngày làm việc thực tế theo tháng

- Mức lương giờ: được áp dụng để trả cho người lao động trực tiếptrong thời gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm

Trang 11

Công thức tính:

Tiền lương được hưởng

của NLĐ trong tháng =

Tổng số ngày cônglàm việc trong tháng *

Đơn giá lương ngàyngày công

- Đơn giá lương ngày công được tính như sau:

Đơn giá lương

Trả lương theo sản phẩm phụ thuộc vào đơn giá tiền lương của một sảnphẩm, công đoạn chế biến sản phẩm và số lượng công việc mà người lao độnghoàn thành đủ tiêu chuẩn quy định Để thực hiện tính lương theo sản phẩmphải đảm bảo các điều kiện sau:

- Xây dựng đơn giá tiền lương sản phẩm (định mức lao động)

- Phải tổ chức hạch toán được chính xác kết quả của từng người hoặctừng nhóm lao động

- Doanh nghiệp phải bố trí đầy đủ việc làm cho người lao động và côngviệc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải kiểm tra, nghiệm thu sảnphẩm chặt chẽ

c Hình thức trả lương sản phẩm tập thể:

Được áp dụng đối với công việc cần một tập thể công nhân thựchiện.Vì vậy, hình thức này tính chung cho cả tập thể ( tổ), sau đó tiến hànhchia lương cho từng người trong tập thể ( tổ) Đồng thời do sản lượng của

Trang 12

công nhân không trực tiếp quyết định đến tiền lương của họ nên không kíchthích họ tăng năng suất lao động Do đó, cần tổ chức theo dõi mức độ thamgia của từng cá nhân trong tập thể, vận dụng cách chia lương cho phù hợp( theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật, hay theo thời gian làm việc, cấpbậc kỹ thuật kết hợp với bình điểm hoặc hệ số hưởng lương)

Hình thức này có tác dụng làm cho công nhân quan tâm đến kết quả sảnxuất chung của cả tập thể ( tổ), góp phần nâng cao trình độ cho công nhân.Tuy nhiên, tuỳ vào tinh thần lao động, sức khoẻ, sự nhanh nhẹn, tháo vát hoặckết quả sản xuất chung của từng cá nhân nên trong một giới hạn nào đó tiềnlương của mỗi người chưa thật gắn với thành tích của cả tập thể ( tổ)

d Tiền lương sản phẩm có thưởng:

Là kết hợp theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp về chế độ tiền thưởngtrong sản xuất Áp dụng hình thức này nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,giảm mức phế phẩm, tiết kiệm nguyên liệu…

Như vậy, thông qua việc nghiên cứu các hình thức tiền lương, cácdoanh nghiệp tuỳ theo hình thức sản xuất, tính chất công việc cũng như yêucầu quản lý của đơn vị mình mà lựa chọn hình thức lương phù hợp, vừa phảnánh đầy đủ chi phí lao động trong sản xuất, vừa tạo động lực thúc đẩy ngườilao động nâng cao năng suất và yên tâm gắn bó với công việc của mình

*/ Một số chế độ khác có tính chất lương:

- Chế độ thưởng:

Ngoài chế độ tiền lương, các doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chế

độ tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuấtkinh doanh

Trong cơ cấu thu nhập của người lao động thì tiền lương có tính ổnđịnh thường xuyên, còn tiền thưởng chỉ là phần bổ sung thêm và phụ thuộcvào các chỉ tiêu thưởng, kết quả sản xuất kinh doanh

Trang 13

Nguyên tắc thực hiện chế độ thưởng:

+ Đối tượng xét thưởng: là những người lao động có đóng góp vào kếtquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ Mức thưởng: Mức thưởng của một năm không thấp hơn một thánglương theo nguyên tắc sau:

/ Căn cứ vào hiệu quả đóng góp của người lao động đối với doanhnghiệp, thể hiện qua năng suất, chất lượng công việc

/ Căn cứ vào thời gian làm việc tại doanh nghiệp, người có thời gianlàm việc nhiều thì được thưởng nhiều hơn

/ Chấp hành nội quy, kỷ luật của doanh nghiệp

+ Các loại tiền thưởng:

/ Tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh ( thường xuyên): thực chất làmột phần quỹ lương được tách ra để trả cho người lao động dưới hình thứctiền thưởng theo một tiêu chí nhất định

/ Tiền thưởng về chất lượng sản phẩm: khoản tiền này được tính trên cơ

sở tỷ lệ quy định chung ( không quá 40%) và phần chênh lệch giữa sản phẩmcao cấp với sản phẩm có phẩm cấp thấp

/ Tiền thưởng về tiết kiệm vật tư: là khoản tiền thưởng tính trên cơ sởgiá trị tiết kiệm được so với định mức và tỷ lệ quy định ( không quá 40%)

/ Tiền thưởng thi đua ( không thường xuyên): là loại tiền thưởng khôngthuộc quỹ lương mà trích từ quỹ khen thưởng và được trả dưới hình thức phânloại ( quý, năm)

Tiền thưởng được lấy từ quỹ khen thưởng của doanh nghiệp, quỹ tiềnthưởng được trích từ lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế tức lợi, thanh toán cáckhoản công nợ… nhưng tối đa không quá 50% quỹ tiền lương thực hiện củadoanh nghiệp

- Chế độ phụ cấp:

Trang 14

Theo điều 4 Thông tư liện Bộ số 20/LB – TT ngày 02/06/1993 của liên

Bộ lao động Thương binh Xã hội – Tài chính, người lao động còn đượchưởng các loại phụ cấp sau:

+ Phụ cấp làm đêm ( ca 3):

Phụ cấp

làm đêm =

Tiền lương cấp bậc, chức vụ( kể cả phụ cấp theo giờ) *

30%

( hoặc 40%) *

Số giờlàm đêmTrong đó:

/ 30% đối với những công việc không thường xuyên làm về ban đêm/ 40% đối với những công việc thường xuyên làm theo ca ( chế độ làm

ca 3) hoặc chuyên làm ca đêm

+ Phụ cấp làm thêm ( thêm giờ, thêm ca, ngày lễ)

/ 150% tiền lương nếu làm thêm vào ngày thường

/ 200% nếu làm việc vào các ngày nghỉ lễ, tết, chủ nhật

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài số giờ trả chonhững giờ làm thêm, người lao động còn được hưởng phụ cấp làm đêm

+ Phụ cấp lưu động: là hình thức nhằm bù đắp cho những người làmmột số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi làmviệc, điều kiện sinh hoạt không ổn định và nhiều khó khăn Loại phụ cấp này

áp dụng đối với nghề và công việc mà tính chất lưu động chưa xác định trongmức lương

Hiện nay, Nhà nước áp dụng gồm có 3 mức: 0,6 ; 0,4 ; 0,2 so với mứclương tối thiểu, được trả theo số ngày thực tế lao động và được tính cùng với

kỳ trả lương

+ Phụ cấp trách nhiệm: nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sảnxuất hoặc làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm công tácquản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm

Trang 15

Gồm có 03 mức: 0,1 ; 0,2 ; 0,3 so với mức lương tối thiểu tuỳ thuộcvào công việc quản lý của mỗi lao động.

+ Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với công nhân viên chức đến làm việc

ở những nơi có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, ảnh hưởng tới đời sốngcủa người lao động

Gồm có các mức hệ số phụ cấp sau: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5 so với mứclương tối thiểu Nhà nước quy định

Cách tính:

Phụ cấp khu vực = Hệ số khu vực * Lương tối thiểu hiện hành

+ Phụ cấp độc hại: áp dụng cho những doanh nghiệp có người lao độnglàm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ củangười lao động như: thợ lặn, dầu khí, khai thác mỏ…

1.3.2 Chính sách tiền lương áp dụng cho Công ty:

Công ty áp dụng chính sách tiền lương theo cấp bậc và theo chức vụđối với cán bộ quản lý và áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm đối vớicông nhân sản xuất

1.4 Chế độ trích nộp và sử dụng các quỹ tại Công ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn:

1.4.1 Các khoản trích theo lương:

Các khoản trích theo lương nhằm đảm bảo vật chất, góp phần ổn địnhđời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp rủi ro, ốm đau,thai sản, suy giảm khả năng lao động Trong các doanh nghiệp nhà nước hiện

có các khoản trích theo lương như sau:

a Bảo hiểm xã hội (BHXH): ( Lương cơ bản)

Bảo hiểm xã hội: là một chính sách kinh tế - xã hội quan trọng của Nhànước, nó không chỉ xác định khía cạnh kinh tế mà nó còn phản ánh chế độ xãhội BHXH là sự đảm bảo ở mức độ nhất định về mặt kinh tế cho người lao

Trang 16

động và gia đình họ BHXH chỉ thực hiện chức năng bảo đảm khi người laođộng và gia đình họ gặp rủi ro như ốm đau, thai sản, tuổi già, tai nạn laođộng, thất nghiệp, chết… BHXH nhằm đáp ứng các nhu cầu an toàn về đờisống kinh tế của người lao động và gia đình.

Theo NĐ 152/2006/NĐ – CP quy định: Quỹ BHXH tính theo tỷ lệ22% Trong đó:

+ Người sử dụng lao động: phải nộp 16% tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh

+ Người lao động: nộp 6% trừ vào lương của người lao động

Hiện nay ở Việt Nam đang thực hiện các khoản BHXH:

- Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản

- Trợ cấp công nhân viên bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp

- Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động

- Trợ cấp công nhân viên về khoản tiền tuất

- Chi công tác quản lý quỹ BHXH

* Tài khoản sử dụng: TK 3383

* Kết cấu nội dung:

Bên Nợ: BHXH phải trả cho người lao động hoặc nộp cho cơ quan quản lý

quỹ

Bên Có: Trích quỹ BHXH tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc trừ vào

thu nhập của người lao động

Số dư bên Có: BHXH chưa nộp

Số dư bên Nợ: BHXH chưa được cấp bù

b Bảo hiểm y tế ( BHYT): ( Luơng cơ bản)

Là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người tham gia đóng bảohiểm, giúp họ phần nào trang trải tiền khám, chữa bệnh, tiền thuốc

Trang 17

Mục đích của BHYT là một mạng lưới góp phần bảo vệ sức khoẻ chotoàn cộng đồng bất kể địa vị xã hội, mức thu nhập cao hay thấp.

Hiện nay, BHYT được thực hiện theo luật BHYT số 25/2008/QH12,ngày 14/11/2008 quy định: mức trích quỹ BHYT là 4,5% Trong đó:

+ Người sử dụng lao động: phải nộp 3% tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh

+ Người lao động: nộp 1,5% trừ vào lương của người lao động

* Tài khoản sử dụng: TK 3384

* Kết cấu nội dung:

Bên Nợ: Nộp BHYT

Bên Có: Trích BHYT tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc trừ vào thu

nhập của người lao động

Số dư bên Có: BHYT chưa nộp

c Bảo hiểm thất nghiệp ( BHTN):( Lưong cơ bản)

Theo chế độ tài chính hiện hành: Tỷ lệ đóng BHTN là 3% Trong đó:+ 1% do Nhà nước hỗ trợ

+ 1% trừ vào lương của người lao động

+ 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh

* Tài khoản sử dụng: TK 3389

* Kết cấu nội dung:

Bên Nợ: Chi tiêu quỹ BHTN

Bên Có: Trích quỹ BHTN

Số dư bên Có: Quỹ BHTN còn lại.

d Kinh phí công đoàn ( KPCĐ):

Là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp Đây là nguồn đápứng cho nhu cầu chi tiêu của công đoàn như trả lương cho công đoàn chuyên

Trang 18

trách, phục vụ công tác của bộ máy công đoàn ( hội họp, quản lý phí…), hoạtđộng văn hoá thể thao, thăm hỏi và các hoạt động khác.

Theo chế độ tài hiện hành: KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng sốlương phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ ( tínhvào chi phí sản xuất kinh doanh)

* Tài khoản sử dụng: TK 3382

* Kết cấu nội dung :

Bên Nợ: Chi tiêu KPCĐ tại các đơn vị, hoặc nộp KPCĐ cho công đoàn cấp

trên

Bên Có: Trích KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh

Số dư bên Có: KPCĐ chưa nộp, chưa chi

Số dư bên Nợ: KPCĐ vượt chi

1.4.2 Quỹ tiền lương:

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanhnghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sửdụng Bao gồm các khoản sau:

- Tiền lương tính theo thời gian, tính theo sản phẩm, lương khoán

- Tiền lương trả cho người lao động trong phạm vi chế độ quy định

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất donguyên nhân khách quan, trong thời gian điều động công tác, làm nghĩa vụtheo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, đi học

- Các khoản phụ cấp làm đêm, thêm giờ

- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên

- Các khoản tiền chi trợ cấp xã hội cho công nhân viên trong thời gian

ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…

Xét về phương diện hạch toán, tiền lương của doanh nghiệp được chiathành hai phần:

Trang 19

+ Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thờigian họ thực hiện nhiệm vụ chính bao gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụcấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất.

+ Tiền lương phụ: là tiền lương phải trả cho người lao động trong thờigian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độquy định như: nghỉ phép, nghỉ lễ tết, học, họp, nghỉ ngừng sản xuất do nguyênnhân khách quan…

Các khoản tiền thưởng được trích từ quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi

Trang 20

Sau khi đã kiểm tra các chứng từ, kế toán tiến hành tính lương, tínhthưởng, tính trợ cấp phải trả cho người lao động theo hình thức trả lương, trảthưởng đang áp dụng trong doanh nghiệp trên cơ sở các bảng thanh toánlương, thưởng, kế toán tiến hành lập chứng từ phân bố tiền lương, tiền thưởngvào chi phí sản xuất kinh doanh Kế toán ghi:

Nợ TK 622: Phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641: Chi phí bán hang

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 334: Phải trả công nhân viên

Các khoản trừ vào lương của công nhân viên:

Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên

Có TK 141: tạm ứng

Có TK 138: Phải thu khác

Trang 21

Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác

Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

1.2.2 Kế toán chi tiết tiền lương.

a Tính lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội:

- Căn cứ vào các chứng từ như “ Bảng chấm công”; “ Phiếu xác nhậnsản phẩm hoặc công việc hoàn thành”, “ hợp đồng giao khoán”, kế toán tínhtoán tiền lương thời gian, tiền lương sản phẩm, tiền ăn ca cho người lao động

- Căn cứ vào các chứng từ “ Phiếu nghỉ hưởng BHXH”, “Biên bản điềutra tai nạn lao động”… Kế toán tính trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên vàphản ánh vào “ Bảng thanh toán BHXH”

- Căn cứ vào “ Bảng thanh toán tiền lương” của từng bộ phận để chitrả, thanh toán tiền lương cho công nhân viên, đồng thời phải tổng hợp tiềnlương phải trả trong kì theo từng đối tượng lao động, tính toán trích BHXH,BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định kế quả tổng hợp, tính toán được phản ánhtrong “ Bảng phân bố tiền lương và BHXH” ( Mẫu số 01/BPB)

b Thanh toán tiền lương:

- Việc chi trả lương ở doanh nghiệp do thủ quỹ thực hiện, thủ quỹ căn

cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương”, “Bảng thanh toán BHXH” để chi trảlương và các khoản khác cho công nhân viên

1.2.3 Kế toán tổng hợp tiền lương

Kế toán tiền lương sử dụng tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên vàcác tài khoản có liên quan

a TK sử dụng :

Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán cáckhoản phải trả cho CNV của doanh nghiệp về tiền lương và các khoản khácthuộc về thu nhập của CNV

b Kết cấu nội dung TK 334:

Trang 22

Bên Nợ: - Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản đã thanh

toán cho CNV

- Các khoản khấu trừ của CNV

Bên Có: - Số dư đầu kỳ cho biết các khoản tiền lương, tiền thưởng…

của đơn vị hiện có đầu kỳ

- Trong kỳ xác định tiền lương phải thanh toán cho CNV

- Xác định các khoản tiền thưởng, BHXH phải thanh toán.Tài khoản này được mở chi tiết theo hai nội dung: Thanh toán tiềnlương và các khoản khác

c Phương pháp hạch toán:

- Kế toán căn cứ vào các chứng từ để xác định tiền lương và phụ cấpphải thanh toán cho CNV:

Nợ TK 622: Phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất

Nợ TK 627: Phải trả nhân viên phân xưởng

Nợ TK 641: Phải trả nhân viên bán hang

Nợ TK 642: Phải trả CNV quản lý doanh nghiệp

Có TK 334: Phải trả CNV

- Xác định các khoản tiền thưởng được trích từ quỹ khen thưởng, phúclợi thanh toán cho CNV

Nợ TK 431: Quỹ khen thưởng

Nợ TK 415: Quỹ phúc lợi doanh nghiệp

Trang 23

Có TK 111: tiền mặt.

Có TK 112: Tiền gửi ngân hang

- Khấu trừ các thu nhập của CNV

+ Nộp BHXH, BHYT theo quy định

+ Khấu trừ các khoản tạm ứng chưa hoàn lại

+ Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

+ Khấu trừ các khoản tiền bồi thường, các khoản nhờ đơn vị nộp hộ

Có TK 1381, 1388: Phải bồi thường

- Trường hợp một số cá nhân đi vắng chưa lĩnh tiền lương cuối tháng

kế toán kết chuyển về TK 3388 để nhận sau

Nợ TK 334

Có TK 3388: Phải trả khácKhi nhận kế toán ghi:

Nợ TK 3388

Có TK 111, 112

Trang 24

BHXH phải trả trực

ti p ếp

TK338TK111, 112

và các khoản khác cho

CNV

Trừ lương, BHXH và

Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp lương

Hình thức trả lương chủ yếu mà Công ty áp dụng là hình thức trả lươngtheo sản phẩm và hình thức trả lương theo thời gian

Căn cứ vào chứng từ ban đầu là Bảng chấm công, bảng tính lương vàthanh toán tiền lương, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương cho các đối tượng

và vào sổ chi tiết thanh toán, bảng tổng hợp chi tiết nhật ký chung sổ cái bảng cân đối phát sinh – báo cáo kế toán

-*/ Bảng chấm công:

Bảng chấm công là cơ sở để kế toán tính lương cho từng bộ phận vìtrên bảng chấm công thể hiện các loại công như: công sản phẩm ( đối với khối

Trang 25

trực tiếp sản xuất), công thời gian ( đối với khối văn phòng), các loại côngthời gian khác như công phép, lễ, hộc, họp, công nghỉ hưởng BHXH…

Trang 26

Biểu 3: B ng ch m công c a Công ty óng t u v V n t i Kim S nảng chấm công của Công ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn ấm công của Công ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn ủa Công ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn Đ àu và Vận tải Kim Sơn àu và Vận tải Kim Sơn ận tải Kim Sơn ảng chấm công của Công ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn ơn

Đơn vị: Công ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn

Bộ phận: Phòng TCHC - LĐTL

Mẫu số: 01a – LĐTL

( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG CHẤM CÔNG Tháng … năm ….

Số

Ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ

Cột xếp loại

Số công hưởng lương thời gian

Số công hưởng lương sản phẩm

Tổng công phép

Tổng công lễ, học, họp

Số công hưởng BHXH

Số công nghỉ vô

lý do

Số công nghỉ

có lý do

Tổng cộng:

Trang 27

*/ Thủ tục thanh toán lương:

Ở Công ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn tiền lương trả cho người laođộng được thanh toán một lần từ ngày 15 đến ngày 25 hàng tháng Sau khixác định được khối lượng sản phẩm hoàn thành, số công thực tế mà CBCNV

đi làm Kế toán tính lương và tổng hợp lương

Sau khi làm thủ tục xin rút tiền gửi Ngân hàng về quỹ tiền mặt để trảlương tháng cho CBCNV của Công ty

*/ Bảng thanh toán lương:

Nội dung bảng thanh toán lương

- Bảng thanh toán lương phản ánh tổng số tiền lương mà người laođộng được hưởng trong tháng

- Căn cứ vào bảng chấm công của toàn bộ các bộ phận sản xuất, phòngban trong Công ty, kế toán thanh toán lương của Công ty tiến hành tính lương

và lập bảng thanh toán lương của từng bộ phận

A Đối với hình thức trả lương theo thời gian:

Hình thức trả lương theo thời gian thực hiện việc tính trả lương chongười lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thànhthạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động Hình thức nàyđược áp dụng dưới các bộ phận làm việc ổn định như: bộ máy quản lý, các bộphận phục vụ chung, công nhân các dây chuyền sản xuất có tính ổn địnhcao…

Ví dụ: Bảng thanh toán lương tháng 03/2011 của phòng TCHC – LĐTL

Trang 28

BIỂU 4: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG

BHXH BHYT BHTN

Công Tiền Côn

g Tiền Công Tiền Công Tiền Công Tiền Công Tiền

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý Công Ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn. - hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty đóng tàu và vận tải kim sơn
Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy quản lý Công Ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn (Trang 8)
Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp lương - hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty đóng tàu và vận tải kim sơn
Sơ đồ 2 Hạch toán tổng hợp lương (Trang 24)
Biểu 3: Bảng chấm công của Công ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn - hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty đóng tàu và vận tải kim sơn
i ểu 3: Bảng chấm công của Công ty Đóng tàu và Vận tải Kim Sơn (Trang 26)
BIỂU 4: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty đóng tàu và vận tải kim sơn
4 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 28)
Biểu 6: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH - hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty đóng tàu và vận tải kim sơn
i ểu 6: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Trang 35)
Sơ đồ 3: Trình tự hạch toán tiền lương theo hình thức Chứng từ ghi sổ - hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty đóng tàu và vận tải kim sơn
Sơ đồ 3 Trình tự hạch toán tiền lương theo hình thức Chứng từ ghi sổ (Trang 36)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty đóng tàu và vận tải kim sơn
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (Trang 42)
Sơ đồ 4: Hạch toán các khoản trích theo lương như sau: - hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty đóng tàu và vận tải kim sơn
Sơ đồ 4 Hạch toán các khoản trích theo lương như sau: (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w