1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thu hút thị trường khách nga và cộng đồng nói tiếng nga vào việt nam tại công ty du lịch quốc tế nhật minh hà nội 04

63 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Thu Hút Thị Trường Khách Nga Và Cộng Đồng Nói Tiếng Nga Vào Việt Nam Tại Công Ty Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh
Tác giả Trương Đức Thao
Người hướng dẫn THS. Trương Tử Nhân
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 216,64 KB

Cấu trúc

  • Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHÁCH DU LỊCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH (2)
    • 1.1. Khái niệm về khách du lịch (3)
      • 1.1.1. Khái Niệm (3)
      • 1.1.2. Phân loại (4)
        • 1.1.2.1. Phân loại khách du lịch theo quốc tịch và theo khu vực địa lý (4)
        • 1.1.2.2. Phân loại khách du lịch theo mục đích chuyến đi (5)
        • 1.1.2.3. Phân loại khách theo độ tuổi và giới tính (5)
        • 1.1.2.4. Phân loại khách theo khả năng thanh toán (6)
    • 1.2. Khái niệm về nhu cầu (6)
      • 1.2.1. Khái niệm nhu cầu du lịch (6)
      • 1.2.2. Nhu cầu của khách du lịch (6)
        • 1.2.2.1. Nhu cầu thiết yếu (6)
        • 1.2.2.2. Nhu cầu đặc trưng (7)
        • 1.2.2.3. Nhu cầu bổ sung (8)
      • 1.2.3. Động cơ đi du lịch của khách (8)
        • 1.2.3.1. Động cơ về thể lực (9)
        • 1.2.3.2. Động cơ về văn hoá, giáo dục (9)
        • 1.2.3.3. Động cơ về giao tiếp (9)
        • 1.2.3.4. Động cơ về thân thế, địa vị, uy danh (10)
      • 1.2.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu của việc nghiên cứu đặc điểm nguồn khách (10)
    • 1.3. Một số biện pháp nhằm thu hút khách du lịch đối với công ty lữ hành (11)
      • 1.3.1. Một số nhân tố tác động tới việc thu hút khách trong kinh doanh lữ hành (11)
        • 1.3.1.1. Nhóm các nhân tố chủ quan (11)
        • 1.3.1.2. Nhóm các nhân tố khách quan (12)
      • 1.3.2. Một số biện pháp cơ bản nhằm thu hút khách du lịch của doanh nghiệp (13)
        • 1.3.2.1. Hoàn thiện chính sách giá (13)
        • 1.3.2.2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm (13)
        • 1.3.2.3. Hoàn thiện chính sách phân phối (14)
        • 1.3.2.4. Xúc tiến Marketing hỗn hợp (15)
        • 1.3.2.5. Một số cách đặc biệt khác (16)
  • Chương II: ĐẶC ĐIỂM KHÁCH DU LỊCH NGA VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHÁCH DU LỊCH NGA CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH QUỐC TẾ NHẬT MINH (18)
    • 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh trụ sở Hà Nội (18)
      • 2.1.1. Lịch sử hành thành và phát triển của công ty (18)
        • 2.1.1.1. Tên, địa chỉ, giấy phép kinh doanh (18)
        • 2.1.1.2. Người đại diện theo pháp luật (18)
        • 2.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh (19)
      • 2.1.2. Chức năng của công ty (20)
      • 2.1.3. Các yếu tố cấu thành (21)
        • 2.1.3.1. Tầm nhìn (21)
        • 2.1.3.2. Sứ mệnh (22)
        • 2.1.3.3. Mục tiêu (22)
        • 2.1.3.4. Chiến lược (23)
      • 2.1.4. Điều kiện kinh doanh hiện tại (24)
        • 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty (24)
        • 2.1.4.2. Chức năng của từng bộ phận (25)
        • 2.1.4.3. Đặc điểm lao động của công ty (26)
        • 2.1.4.4. Đặc điểm về cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty (27)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thực tế của công ty trong 3 năm (doanh số, lợi nhuận) (28)
      • 2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh (28)
      • 2.2.2. Một số phân tích đánh giá (29)
      • 2.3.1. Vài nét về đất nước, con người Nga (30)
        • 2.3.1.1. Vị trí địa lý (30)
        • 2.3.1.2. Khí hậu (30)
        • 2.3.1.3. Kinh tế (30)
        • 2.3.1.4. Tôn giáo (30)
        • 2.3.1.5. Ẩm thực (30)
        • 2.3.1.6. Tính cách dân tộc (31)
        • 2.3.1.7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các vấn đề trên (31)
      • 2.3.2. Mối quan hệ giữa hai nước Nga-Việt (31)
      • 2.3.3. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Nga (32)
        • 2.3.3.1. Lý do người Nga chọn Việt Nam làm điểm đến du lịch (32)
        • 2.3.3.2. Thói quen tiêu dùng của khách Nga khi du lịch tại Việt Nam (33)
        • 2.3.3.3. Cơ cấu khách Nga tới Việt Nam qua công ty (34)
        • 2.3.3.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu (36)
    • 2.4. Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới nhằm tăng cường (0)
      • 2.4.1. Nâng cao chất lượng nguồn lao động (36)
      • 2.4.2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm (37)
      • 2.4.3. Hoàn thiện chính sách giá (39)
      • 2.4.4. Hoàn thiện chính sách phân phối (39)
      • 2.4.5. Tăng cường các hoạt động xúc tiến Marketing (40)
  • Chương III: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH LÀ NGƯỜI NGA TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH QUỐC TẾ NHẬT MINH (42)
    • 3.1. Xu hướng phát triển của thị trường khách Nga tại Việt Nam và công ty (42)
      • 3.1.1. Xu hướng phát triển tổng thể thị trường du lịch nước ta (42)
      • 3.1.2. Xu hướng phát triển thị trường khách Nga tại Việt Nam (43)
      • 3.1.3. Xu hướng phát triển của thị trường khách Nga tại công ty (44)
    • 3.2. Một số đề xuất giải pháp nhằm thu hút khách Nga tại công ty (45)
      • 3.2.1. Về phía công ty (45)
        • 3.2.1.1. Nguồn nhân lực (45)
        • 3.2.1.2. Chính sách sản phẩm (46)
        • 3.2.1.3. Chính sách giá (49)
        • 3.2.1.4. Chính sách phân phối (49)
        • 3.2.1.5. Quan hệ với nhà cung ứng (50)
        • 3.2.1.6. Quan hệ với các doanh nghiệp lữ hành gửi khách (51)
        • 3.2.1.7. Quan hệ với chính quyền và các cơ quan hữu quan (51)
        • 3.2.1.8. Các mối quan hệ cá nhân khác (0)
      • 3.2.2. Về phía Nhà nước và tổng cục du lịch (52)
  • KẾT LUẬN (54)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHÁCH DU LỊCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH

Khái niệm về khách du lịch

Mặc dù là ngành kinh tế ra đời muộn so với nhiều ngành kinh tế khác nhưng trong những thập niên gần đây, du lịch đã phát triển mạnh mẽ, đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.Nền kinh tế thế giới ngày một phát triển, cùng với đó là đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, làm cho nhu cầu đi du lịch cũng tăng theo, số người đi du lịch ngày càng nhiều và nhu cầu du lịch của họ cung ngày càng đặc biệt và tổng hợp.Từ góc nhìn của các nhà nghiên cứu về du lịch thì khách du lịch có thể được hiểu như sau:

Theo một nhà kinh tế học người Áo thì: khách du lịch là những người đặc biệt, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên, để thỏa mãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.

Theo một nhà kinh tế người Anh thì: Để trở thành khách du lịch cần có 2 điều kiện sau: thứ nhất là phải xa nhà một thời gian dưới một năm; thứ hai là phải dùng những khoản tiền kiếm được ở nơi khác.

Theo khái niệm năm 1963 được đưa ra tại hội nghị quốc tế về du lịch họp tại Roma-Italia thì: “Khách du lịch là những người khởi hành khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình, đi đến một nơi khác mà không nhằm mục đích kiếm tiền, phải có thời gian lưu lại lớn hơn 24h (hoặc sử dụng ít nhất một tối trọ) đồng thời chỉ lưu lại đó dưới một năm sau đó lại quay trở về

Theo định nghĩa của Hội nghị quốc tế về du lịch họp tại Hà Lan năm 1989 thì: Khách du lịch quốc tế là những người đi hoặc sẽ đi tham quan một nước khác, với các mục đích khác nhau trong khoảng thời gian nhiều nhất là 3 tháng, nếu quá 3 tháng phải được cấp giấy phép ra hạn Sau khi kết thúc thời gian tham quan, lưu trú, du khách bắt buộc phải rời khỏi nước đó và trở về hoặc đến nước khác; Khách du lịch nội địa là những người đi xa nhà với khoảng cách ít nhất là 50 dặm vì các lý do khác nhau trừ khả năng thay đổi chỗ làm việc trong khoảng thời gian cùng ngày hoặc qua đêm.

Theo điều 20 trong pháp lệnh về du lịch của Việt Nam thì: Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.Khách du lịch nội địa là công

4 trên lãnh thổ Viêt Nam.Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

Chú ý theo pháp lệnh này thì có một số nhóm đối tượng sẽ không được coi là khách du lịch là:

Những người đi làm ở Đại sứ quán, làm cho các tổ chức quốc tế do Liên hợp quốc thành lập.

Những người đi với mục đích kiếm tiền kể cả có hợp đồng lao động hay không.

Nhân viên quân sự của Liên hợp quốc Đi với mục đích chính trị hay di cư tị nạn.

Những sinh viên đi du học ở nước ngoài.

1.1.2.1 Phân loại khách du lịch theo quốc tịch và theo khu vực địa lý

Do khách du lịch của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi vùng lãnh thổ…đều có những đặc điểm đặc trưng riêng về tâm lý, về phong cách tiêu dùng…nên phân chia theo cách này sẽ giúp nhà kinh doanh du lịch hiểu rõ các đối tượng khách đến từ các quốc gia khác nhau để có chính sách phục vụ thích hợp.

Theo tiêu chí này thì Tổ chức Du lịch Thế giới phân chia khách du lịch thành:

Khách du lịch quốc tế (International tourist): Là tất cả những người nước ngoài hoặc những người định cư ở nước ngoài đến một quốc gia nào đó và những người đang định cư tại một quốc gia nào đó đi ra nước ngoài với mọi mục đích khác nhau trừ mục đích lao động kiếm tiền trong khoảng thời gian trên 24 giờ, hoặc sử dụng ít nhất một tối trọ, nhựng không vượt quá 365 ngày.

Khách du lịch quốc tế lại được chia thành hai loại là: Khách du lịc quốc tế chủ động (inbound tourist) là lượng khách nước ngoài vào một nước và khách du lịch quốc tế thụ động (outbound tourist) là lượng khách của một nước ra ngước ngoài. Khách du lịch nội địa (internal tourist): Là tất cả những nười đang định cư trên lãnh thổ của một quốc gia nào đó, đi đến một nơi khác trên lãnh thổ quốc gia đó không quá 12 tháng với mọi mục đích trừ lao động kiếm tiền.

Khách du lịch trong nước (Domestic): Domestic=internal tourist+inbound tourist.Tức là khách du lịch trong nước bằng tổng lượng khách du lịch nội địa và

SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 khách du lịch quốc tế chủ động.Đây là số liệu thống kê về tổng lượng khách du lịch tại một thị trường cụ thể nào đó, xác định tại một thời điểm cụ thể nào đó.

Khách du lịch quốc gia (national tourist): National tourist=internal tourist+outbound tourist.Nghĩa là khách du ịch quốc gia bằng tổng lượng khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế thụ động.Đây là số liệu thống kê tổng lượng khách du lịch của một quốc gia nào đó đi du lịch tại một thời điểm.

1.1.2.2 Phân loại khách du lịch theo mục đích chuyến đi:

Khách du lịch công vụ: là khách đi du lịch với mục đích giải quyết công việc, tìm kiếm bạn hàng, đối tác, dự hội nghị, hội thảo…Nơi đến của đối tượng khách này thường là ở các thành phố lớn, thủ đô, các trung tâm kinh tế, văn hóa…Họ thường là các thương nhân, thương gia, các nhà hoạt động chính trị, các chuyên gia…nên khả năng thanh toán của họ rất cao, có đòi hỏi rất lớn và đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn.

Khách du lịch với mục đích nghỉ ngơi giải trí: Chủ yếu khách muốn nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, tránh những ồn ào, bụi bặm nơi đô thị, họ muốn tìm đến những nơi thanh bình, yên tĩnh, có không khí trong lành, mát mẻ.Nên tránh những phiền toái thường xảy ra trong chuyến đi.

Khách du lịch thể thao: Bao gồm các vận động viên, cổ động viên Đây là loại hình du lịch xuất hiện để đáp ứng lòng ham mê các hoạt động thể thao như: Bóng đá, bóng rổ, các môn thể thao khác Dòng khách thường đổ về những nơi có các sự kiện thể thao đặc biệt.Vì vậy, các nhà kinh doanh du lịch rất nên chú trọng đến các sự kiện thể thao để có kế hoạch thu hút tốt nhất số lượng khách về với doanh nghiệp mình.

Khách du lịch thăm thân: Đây là loại khách đi với mục đích thăm thân nhân, người nhà kết hợp đi du lịch

Khái niệm về nhu cầu

1.2.1 Khái niệm nhu cầu du lịch

Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp).Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong xã hội và trình độ sản xuất xã hội.Trình độ sản xuất xã hội càng cao, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch của con người ngày càng trở nên cấp thiết.

Nhu cầu du lịch xuất hiện ở trên tất cả các cấp độ nhu cầu trong tháp nhu cầu của Maslow.

1.2.2 Nhu cầu của khách du lịch

Khi một người nào đó quyết định đi du lịch tức là họ đã có thời gian rỗi, có khả năng thanh toán và có thể đã có sự hỗ trợ của các nhà kinh doanh lữ hành, lúc đó họ đã là cầu thực sự và trở thành khách du lịch.Nhu cầu trong chuyến hành trình của một khách du lịch được chia làm ba loại: Nhu cầu thiết yếu; Nhu cầu đặc trưng; Nhu cầu bổ sung.

Loại nhu cầu này là nhu cầu cơ bản không thể thiếu được trong mỗi chuyến đi, tuy nhiên chúng không có tính chất quyết định cho việc lựa chọn chương trình du lịch cũng như chất lượng của chương trình du lịch.Nhóm nhu cầu thiết yếu bao gồm những nhu cầu như: nhu cầu vận chuyển, nhu cầu ăn uống và nhu cầu lưu trú.

SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48

Nhu cầu vận chuyển: Nhu cầu này của khách du lịch phát sinh do tính cố định của tài nguyên du lịch và được hiểu là sự di chuyển của khách du lịch từ nơi ở thường xuyên đến một nơi khác để tiêu dùng sản phẩm du lịch và quay trở về nơi ở thường xuyên của họ.Ở tại điểm du lịch đó cũng phát sinh nhu cầu đi lại vì một chương trình du lịch được xây dựng thường có đến nhiều nơi xung quanh tài nguyên du lịch chính.Ngày nay, do đời sống kinh tế - xã hội đã được nâng lên rất nhiều và sự ra đời của nhiều loại hình vận chuyển nên nhu cầu này dần được thỏa mãn một cách tối đa.Một số yếu tố ảnh hưởng tới mong muốn thỏa mãn nhu cầu đi lại của khách du lịch là: Khoảng cách di chuyển; mục đích chính của chuyến đi; khả năng thanh toán; thói quen tiêu dùng; tình trạng sức khoẻ

Nhu cầu lưu trú và ăn uống: Đây là nhu cầu tất yếu phải có trong thời gian thực hiện chuyến đi.Các khách sạn mọc lên như nấm chính là để thỏa mãn nhu cầu này của khách du lịch.Mức độ thể hiện nhu cầu lưu trú và ăn uống của khách tuỳ thuộc vào các yếu tố như: khả năng thanh toán của khách; hình thức tổ chức chuyến đi; thời gian của chuyến đi; khẩu vị ăn uống; sở thích, đặc điểm cá nhân của du khách; mục đích chính cần thỏa mãn trong chuyến đi; giá cả, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch

Nhu cầu thiết yếu được thỏa mãn một cách đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển hàng loạt những nhu cầu mới.Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cũng như khách sạn sẽ phải đặc biệt quan tâm phục vụ nhu cầu này của du khách và phải luôn nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường du lịch trong và ngoài nước.Ngày nay, do chất lượng cuộc sống thường nhật của người lao động đã tăng lên rõ rệt, đặc biệt là về nhà ở và phương tiện đi lại, nên càng đòi hỏi các nhà lữ hành phải chú trọng đặc biệt đến nhu cầu này nhằm tránh trường hợp đi du lịch lại khổ hơn ở nhà hoặc không bằng gia đình tự tổ chức

1.2.2.2 Nhu cầu đặc trưng: Đây là những nhu cầu có thể có đầy đủ, có thể thiếu trong một chương trình du lịch nhưng việc thỏa mãn những nhu cầu này mang tính chất quyết định đến sự lựa chọn các chương trình du lịch cũng như chất lượng của các chương trình đó.Nhu cầu đặc trưng bao gồm nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí; nhu cầu giao tiếp; nhu cầu tìm hiểu.

Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí về bản chất đây là nhu cầu thẩm mỹ, nó chính là mong muốn của con người được cảm nhận về chương trình du lịch, về tài

8 mãn được nhu cầu này của khách du lịch đòi hỏi các nhà kinh doanh du lịch phải tạo ra được những sản phẩm có chất lượng phù hợp với giá cả của chương trình đã xây dựng.Muốn thỏa mãn nhu cầu này của khách du lịch, phải phụ thuộc vào các yếu tố sau: đặc điểm cá nhân của khách; đặc điểm tâm lý xã hội của nhóm;văn hoá và tiểu văn hoá; giai cấp; nghề nghiệp; mục đích chuyến đi; khả năng thanh toán; thị hiếu thẩm mỹ

Nhu cầu giao tiếp: Trong cuộc sống thường ngày cũng như khi đi du lịch, nhu cầu giao tiếp của khách du lịch vẫn luôn cần được thỏa mãn.Bởi lẽ, du khách muốn mở rộng giao tiếp, muốn trao đổi thông tin để mở rộng mối quan hệ của mình và tự hoàn thiện mình.Điều đó càng dễ dàng thực hiện khi tham gia một chương trình du lịch, thông qua ngôn ngữ, hình ảnh họ mới được tiếp nhận ở điểm du lịch.

Nhu cầu tìm hiểu: Bị chi phối bởi mục đích chuyến đi nên có một số người tham gia vào chương trình du lịch chủ yếu là để nghiên cứu về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên nhìn chung khi tham gia vào một chương trình du lịch khách du lịch thường có nhu cầu tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ ở nơi đến du lịch để không ngừng trau dồi kiến thức cho riêng mình.

Việc thu hút khách tham gia vào chương trình du lịch của doanh nghiệp mình là vấn đề đặt lên hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp du lịch, vì thế các doanh nghiệp du lịch nên chú trọng thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của khách du lịch để thu hút khách.

1.2.2.3 Nhu cầu bổ sung: Đây là những nhu cầu có thể có, có thể không phát sinh trong chuyến hành trình du lịch, chúng không mang tính thiết yếu cũng không mang tính quyết định.Những nhu cầu này có thể là nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp cho bản thân (cắt tóc, giặt là, trang điểm); nhu cầu mua sắm (hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng cá nhân ); nhu cầu về thông tin liên lạc (Internet, Fax, Telex ); nhu cầu về y tế để chăm sóc sức khoẻ; nhu cầu rèn luyện thể thao (chơi Golf, Tenis ).Ngoài ra, còn rất nhiều những nhu cầu phát sinh khác mà cuộc sống hiện đại cần có.Hiện nay, các nhà kinh doanh du lịch đang hướng tới việc khai thác nhu cầu này để thu lợi nhuận.

Nói tóm lại, một trong những yếu tố nhằm thu hút khách của doanh nghiệp du lịch là hiểu được nhu cầu của họ là gì, họ mong muốn gì, làm thế nào để thỏa mãn họ một cách tốt nhất.

1.2.3 Động cơ đi du lịch của khách

SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 Để hiểu rõ về động cơ đi du lịch, cần phải tìm hiểu thế nào là động cơ hành vi của một cá nhân.Động cơ hành vi được hiểu là nội lực được sinh ra từ nhu cầu mong muốn cần được thỏa mãn.Động cơ đi du lịch của con người cũng không nằm ngoài lý thuyết động cơ hành vi nói chung.Và động cơ đi du lịch được bắt nguồn từ nhu cầu của con người.Tuy nhiên, cũng cần phân biệt rõ giữa động cơ đi du lịch với các động cơ khác:

Một số biện pháp nhằm thu hút khách du lịch đối với công ty lữ hành

1.3.1 Một số nhân tố tác động tới việc thu hút khách trong kinh doanh lữ hành:

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch của một doanh nghiệp lữ hành.Thông thường, có thể chia làm hai nhóm nhân tố là: nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan.

1.3.1.1 Nhóm các nhân tố chủ quan:

Nhóm các nhân tố chủ quan là những nhân tố bên trong mà doanh nghiệp có khả năng kiểm soát, thay đổi, khắc phục để phù hợp với doanh nghiệp.Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút khách của doanh nghiệp du lịch, trong đó phải kể đến một số nhân tố có tính chất quyết định như:

Vị thế của doanh nghiệp: khách du lịch khi có nhu cầu đi du lịch thì họ luôn mong muốn được đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình.Để thỏa mãn được điều đó, họ thường gửi gắm chuyến đi của mình vào một doanh nghiệp đã có uy tín trên thị trường.Như vậy, các doanh nghiệp lữ hành ngoài việc thu hút khách còn phải luôn chú trọng tới vấn đề giữ uy tín.Ngày nay, chữ tín càng có giá trị cao, bởi vì con người khi đã có một giá trị cuộc sống nhất định thì điều họ cần hơn cả chính là sự tin tưởng, tin cậy lẫn nhau.Trong cuộc chiến của các doanh nghiệp du lịch, giữ vững được chữ tín trên thị trường đã và sẽ mãi là một vũ khí sắc bén để thu hút khách.do vậy nhà kinh doanh lữ hành cần đặt chữ tín lên hàng đầu trong kinh doanh.

Chất lượng của các chương trình du lịch: thể hiện ở chỗ khách du lịch tham gia chương trình du lịch có được đáp ứng những yêu cầu của mình một cách tốt nhất

12 giới thiệu hay không?Họ có bị cảm thấy là mình đang bi “ mắc lừa: hay không?Bởi vì hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp du lịch vì muốn thu hút khách tham gia chương trình du lịch của mình, đã thông qua quảng cáo để đưa ra những chương trình hấp dẫn nhưng khi tổ chức lại không như những gì hứa hẹn nên đã để lại cảm giác và ấn tượng không tốt cho khách du lịch.

Chất lượng của các nhân viên phục vụ trong suốt chuyến đi, ví dụ về hướng dẫn viên có nhiệt tình hay không, các thuyết trình viên có giới thiệu hấp dẫn, truyền cảm hay không?Đặc biệt là các hướng dẫn viên, họ là người chịu trách nhiệm đối với đoàn khách trong suốt chuyến đi, vì vậy chất lượng phục vụ của họ phải tốt.Góp phần không nhỏ nữa là chất lượng phục vụ của nhân viên trong các khách sạn.Thông thường các chương trình du lịch kéo dài ít nhất là 2 đến 3 ngày, nên khách du lịch phải nghỉ lại tại các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ, chất lượng phục vụ của các nhân viên trong khách sạn cũng phải đảm bảo để thu hút được khách

Ngoài ra, còn phải kể đến trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành.Chính họ là những người quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, định hướng và xây dựng các mục tiêu chiến lược giúp doanh nghiệp đẩy mạnh việc tăng cường thu hút khách.

Giá cả của các chương trình du lịch: hiện nay trên thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt nên các doanh nghiệp buộc phải hạ giá thành đến mức tối đa, nên 0wr một góc độ nào đó chất lượng không đảm bảo như cam kết.Vì vậy các doanh nghiệp nên chú ý đến giá thành và giá bán của sản phẩm.Cần sử dụng chính sách giá như một công cụ đắc lực để thu hút khách.Vấn đề đặt ra ở đây là sử dụng chính sách đó như thế nào cho phù hợp để vừa hấp dẫn được khách lại thu được lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

1.3.1.2 Nhóm các nhân tố khách quan:

Nhóm nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài tác động vào mà doanh nghiệp không có khả năng hoặc ít có khả năng thay đổi cũng như kiểm soát được. Đặc thù quốc gia: Những đặc thù này tạo nên một lợi thế cạnh tranh rất lớn, nó thể hiện ở thể chế chính trị, điều kiện lịch sử, vị trí địa lý, tiềm năng về kinh tế và tài nguyên du lịch…Tính đặc thù này đặc biệt quan trọng vì cho dù tình hình du lịch trên Thế giới có thuận lợi đến đâu, nhưng trong bối cảnh quốc gia đó không tốt về tình hình kinh tế hay tình hình chính trị thì chắc chắn ngành du lịch nước đó cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, kéo theo là khách du lịch trên Thế giới không có ý định đến

SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 quốc gia đó du lịch.Có thể nói hoà bình và ổn định chính trị ở một đất nước, một khu vực là nhân tố đầu tiên quyết định cho sự phát triển của ngành du lịch.

Các đối thủ cạnh tranh: nếu càng có nhiều doanh nghiệp lữ hành cùng kinh doanh trên cùng một địa bàn, một khu vực gần kề nhau hoặc cùng thu hút một thị trường khách…, sẽ dẫn đến cung vượt quá cầu thì có ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút khách về với doanh nghiệp của mình.

Các nhà cung cấp: nếu doanh nghiệp lữ hành có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp khách và các nhà cung ứng sản phẩm riêng lẻ thì sẽ luôn giữ được nguồn khách, ổn định cho doanh nghiệp, gây được uy tín lớn.Ngược lại, nếu doanh nghiệp lữ hành không có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng và nhà cung cấp thì khó có thể thu hút được khách du lịch về doanh nghiệp mình.

Các sự kiện đặc biệt trên Thế giới như: các hội nghị, hội thảo có tính chất quốc tế, các đại hội thể thao, các giải bóng đá lớn cũng góp phần vào việc tăng số lượng khách tham gia chương trình du lịch.

1.3.2 Một số biện pháp cơ bản nhằm thu hút khách du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành:

1.3.2.1 Hoàn thiện chính sách giá

Giá là một trong các nhân tố tác động mạnh đến tâm lý khách hàng cũng như nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.Nó quyết định chủ yếu đến mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được.Ngày nay, khi mà trình độ của con người ngày càng cao, nhu cầu ngày càng lớn thì độ nhạy cảm về giá cũng ngày càng tăng.Do đó khi xây dựng chiến lược sản phẩm cần phải định ra một chính sách giá phù hợp.Tuỳ theo chu kỳ sống của sản phẩm, những thay đổi về mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, tuỳ theo sự vận động của thị trường, và chi phí kinh doanh, tuỳ theo thời vụ của mùa du lịch và tuỳ theo chính sách giá của các đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp kinh doanh đưa ra chính sách giá của mình, sử dụng từng mức giá phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh cụ thể để lôi cuốn khách hàng.

1.3.2.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm

Chính sách sản phẩm là phương thức kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở thoả mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ kinh doanh.Trong chính sách sản phẩm thì chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng đáp

ĐẶC ĐIỂM KHÁCH DU LỊCH NGA VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHÁCH DU LỊCH NGA CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH QUỐC TẾ NHẬT MINH

Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh trụ sở Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hành thành và phát triển của công ty

2.1.1.1 Tên, địa chỉ, giấy phép kinh doanh

Tên đầy đủ : Công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh Tên Tiếng Anh : Nhat Minh International Tourism Co.,Ltd

Năm thành lập : Ngày 03 tháng 6 năm 2005 theo giấy phép kinh doanh số: 0102020874 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Vốn điều lệ: 20,000,000,000 đồng (hai mươi tỷ đồng)

Danh sách thành viên góp vốn

Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức

Giá trị vốn góp ( đồng )

Tập thể Viện công cụ và cơ giới hóa Nông nghiệp, phố Phương Mai, phường

Phương Mai-Quận Đống Đa-Hà Nội

Tập thể Viện công cụ và cơ giới hóa Nông nghiệp, phố Phương Mai, phường

Phương Mai-Quận Đống Đa-Hà Nội

2.1.1.2 Người đại diện theo pháp luật

Chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm giám đốc

Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH HOÀI Giới tính: Nữ

Sinh ngày: 30/05/1970 Dân tộc: Kinh Quốc tịch:

Chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số: 011848815

Ngày cấp: 30/12/2005 Nơi cấp: Công an Hà Nội

SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Tập thể Viện công cụ và cơ giới hóa nông nghiệp, phố Phương Mai, phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chỗ ở hiện tại: Số nhà 31, ngõ 629/12, phố Kim Mã, phường Kim Mã, Quận

Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch quốc tế Nhật Minh được thành lập do việc tách ra từ công ty trách nhiệm hữu hạn viễn thông Nhật Minh vào tháng 3 năm 2005.Hiện công ty có trụ sở chính tại số 22-ngõ 9-đường Đào Tấn- Ba Đình-Hà Nội.Vị trí công ty nằm ở một nơi rất đẹp và thuận lợi, với một mặt ngõ rộng, mặt kia là mặt tiền phố Đào Tấn.Hơn nữa lại rất gần các khách sạn lớn như: Daewoo, Bảo Sơn, Dan Ly…,đường đi sân bay cũng rất thuận tiện.Càng tuyệt vời hơn khi bên cạnh công ty lại là văn phòng đại diện của hãng hàng không Vladivostok avia lines của Nga. Được thành lập và hoạt động năm 2001, công ty trách nhiệm hữu hạn viễn thông Nhật Minh hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực viễn thông và dịch vụ hàng không.Nhật minh làm đại lý chính thức của công ty viễn thông Sfone, làm đại lý vé may bay cấp I cho Viêt Nam airlines, làm đại diện cho hãng hàng không Transaero airlines, S7 airline và Vladivostok avia lines của Nga.

Sau 5 năm hoạt động, nhận thấy nhu cầu du lịch của khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga đến Việt Nam ngày càng tăng, dựa trên những thế mạnh về hàng không cũng như những am hiểu về thị trường khách Nga, ông Lê Văn Nghĩa giám đốc Nhật Minh ngày đó đã chuyển hướng và tách thành công ty TNHH du lịch quốc tế Nhật Minh do bà Nguyễn Thị Thanh Hoài làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc.

2.1.1.3 Ngành nghề kinh doanh Đại lý cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông.

Cung cấp các dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ giao nhận, vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách. Đại lý bán vé máy bay, đại lý vận tải hàng không.

Dịch vụ tư vấn và giới thiệu việc làm trong nước (không bao gồm môi giới và tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động)

Kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

20 Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ trong các lĩnh vực: tin hoc, ngoại ngữ hàng không và du lịch, thư ký văn phòng, hướng dẫn viên du lịch, nghiệp vụ hàng không. Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.

Xuất nhập khẩu các mặt hàng của công ty kinh doanh.

Dịch vụ cho thuê xe các loại.

Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hàng hóa bằng ô tô.

Vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng.

2.1.2 Chức năng của công ty a Chức năng kinh doanh lữ hành:

Tổ chức các tour du lịch đón khách du lịch người Nga (chủ yếu là Vladivostok và Moscow) và cộng đồng nói tiếng Nga vào du lịch tai Việt Nam.(thường là nghỉ tại Việt Nam vào dịp tết cổ truyền của Việt Nam hoặc vào mùa nghỉ đông của Nga).Tour chủ yếu là các tour đi Sài Gòn-Phan Thiết-Mũi Né-Ninh Thuận, Bình Thuận, Nha Trang…Nói chung là Sài Gòn và các khu du lịch biển miền trung.

Tổ chức các tour cho các doanh nghiệp Việt Nam đi tham dự hội trợ, hội thảo, xúc tiến đầu tư, du lịch tại Liên bang Nga.

Tổ chức các chuyến đi du lịch thăm viếng người thân cho người Việt có người thân đang sống, học tập và làm việc tại Nga.

Tổ chức các tour du lịch đưa người Việt Nam đi du lịch tại nhiều thành phố của Trung Quốc bằng ô tô hoặc tàu hỏa và đón khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam.

Tổ chức các tour đi Thái Lan theo các chương trình phục vụ mua sắm, tham quan, chăm sóc sức khỏe…Chủ yếu vẫn là mua sắm.

Thực hiện các hoạt động nhận khách, gửi khách, ghép đoàn với các công ty lữ hành, hãng lữ hành gửi và nhận khách trong và ngoài nước. b Kinh doanh dịch vụ:

Cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh, giao nhận hàng hóa hàng không, làm các dịch vụ về visa hộ chiếu, tư vấn du học, xuất khẩu lao động… c Đào tạo và phát triển: Đào tạo nghiệp vụ hàng không, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, đào tạo nghiệp vụ văn phòng, ngoại ngữ (tiếng Nga). d Kinh doanh vận chuyển:

Cho thuê xe du lịch, vận tải hàng hóa, hành khách bằng ô tô, vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng.

SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 e Kinh doanh ăn uống:

Hiện nay Nhật Minh đã có một nhà hàng chuyên phục vụ khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga tại số 60 phố Đào Tấn-Ba Đình-Hà Nội.

Tương lai công ty đang xúc tiến xây dựng các nhà hàng kiểu Nga tại một số điểm đến ưa thích của khách hàng mục tiêu như tại Nha Trang, Ninh Thuận, Sài Gòn.

Như vậy Nhật Minh đang hướng tới xây dựng một chính sách khá hoàn hảo trong khâu vận chuyển hành khách.Cụ thể là: khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam bằng con đường hàng không, khi đến các điểm tham quan du lịch thì công ty có thể phục vụ chuyên chở bằng chính ô tô của mình, sẵn sàng có hướng dẫn viên của công ty trực tiếp dẫn đoàn đi trong và ngoài nước.Và để từng bước hoàn thiện hơn trong việc cung cấp dịch vụ của mình, Nhật Minh đang xúc tiến việc xây dựng các nhà hàng kiểu Nga tại một số điểm đến phổ biến của khách, các khách sạn mini, khu nghỉ dưỡng…Ngoài ra liên kết với các hãng hàng không Nga để mở các đường bay mới tới Sài Gòn, Cam Ranh-Khánh Hòa.

2.1.3 Các yếu tố cấu thành

Nhật Minh chủ yếu tập trung hoạt động thu hút khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga vào Việt Nam.Với lợi thế về mối quan hệ thân thiện và hợp tác lâu dài với các hãng hàng không của Liên bang Nga và một số hãng hàng không khác trên thế giới, Nhật Minh đang hướng tới trở thành công ty lữ hành lớn chuyên về inbound thông qua vận chuyển hàng không.

Có thể nói Nhật minh là một điển hình trong việc liên kết hoàn hảo giữa hàng không và du lịch, liên kết này ngày càng được mở rộng và chặt chẽ, từ việc những ngày đầu chỉ làm đại lý vé cho các hãng hàng không thì nay đã có thê lien kết với chính những hãng hàng không đó để mở các đường bay tới các điểm đến du lịch.Cụ thể là năm 2004, tổng giám đốc Nhật Minh là ông Lê Văn Nghĩa đã đóng cổ phần và cùng với hãng Vladivostok avia lines của Nga để thành lập công ty cổ phần Vladivostok tại Việt Nam và mở đường bay Hà Nội-Vladivostok rồi sau đó là Hồ Chí Minh-Vladivostok và trong năm 2011 này sẽ có thêm đường bay mới Moscow- Uzbekitan-Cam Ranh.

Nhật Minh cũng hướng tới những sản phẩm du lịch hoàn hảo và giảm thiểu những tác động từ bên ngoài, từ các nhà cung ứng dịch vụ tại điểm đến bằng việc

22 cho xây dựng các văn phòng chi nhánh, các nhà hàng kiểu Nga, các khách sạn mini tại một số điểm đến.

Quảng bá hình ảnh đất nước, con người việt nam đến với bạn bè nước Nga và cộng đồng nói tiếng Nga.

Xây dựng tình hữu nghị, đoàn kết gắn bó giữa nhân dân hai nước Nga-Việt. Khơi dậy những tiềm năng du lịch của đất nước nhằm phát triển ngành du lịch cả nước nói chung, đặc biệt là tiềm năng du lịch của các tỉnh ven biển phía Nam nói riêng.

Tạo công ăn việc làm và từng bước nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động trong công ty nói chung và của anh chị em làm du lịch nói riêng.

Thực trạng hoạt động kinh doanh thực tế của công ty trong 3 năm (doanh số, lợi nhuận)

2.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Du Lịch Quốc

Bảng 2: Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2006-2008 (đv: vnđ)

STT Chỉ tiêu Mã số Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 261,806,432

2 Các khoản giảm doanh thu 2

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=1-2) 10 261,806,432

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20-11) 20 34,933,444 578,086,160 894,449,127

6 Doanh thu về hoạt động tài chính 21 6,705,751

Trong đó: Chi phí lãi vay 23 64,074,927

8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 94,374,011 573,746,877 794,092,387

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 +21-22-24) 30 -52,734,816 4,339,283 36,281,813

Lỗ năm trước theo văn bản duyệt quyết toán 41 20,365,902 7,047,918 0

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 0 3,772,306 11,425,208

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60P-51) 60 -7,047,918 9,700,215 29,379,106

SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48

Biểu đồ 1: Doanh thu hàng năm của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh

2.2.2 Một số phân tích đánh giá

Từ biểu đồ trên ta có thể thầy rằng doanh thu của công ty tăng liên tục tăng lên Năm 2007 so với 2006 là 1314.8% Năm 2006 doanh thu của công ty thấp chỉ hơn 200tr bởi vì công ty lúc đó mới được thành lập trong một thời gian ngắn nên khách hàng quen thuộc chưa biết đến công ty mà chỉ biết đến công ty mẹ là công ty TNHH viễn thông Nhật Minh Tuy nhiên, sang đến năm 2007 là hơn 3,4 tỷ đồng tăng hơn 1314,8% so với năm 2006 ; năm 2008 là hơn 4,9 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2007 là gần 143 % và 2006 là1880,2 % Nguyên nhân chủ yếu khiến doanh thu của công ty ngày càng tăng và cao hơn nhiều so với năm 2006 là do uy tín của công ty đã bắt đầu được khách du lịch chú ý tới đồng thời các chính sách quảng cáo của công ty trong thời gian qua đã bắt đầu phát huy hiệu quả Và có thể nói rằng thương hiệu của công ty đã và đang bắt đầu được biết tới

2.3 Đặc điểm nguồn khách du lịch là người Nga và cộng đồng nói tiếng Nga

2.3.1 Vài nét về đất nước, con người Nga

Diện tích: 17075200 km2 lớn nhất thế giới.Bao gồm 14 múi giờ, nằm trên 2 châu lục.

Nga tiếp giáp với nhiều quốc gia và Biển.

Hầu hết các vùng của Nga có mùa đông kéo dài, khí hậu khắc nghiệt.

Mùa hè ở Nga ngắn và tương đối mát mẻ và lượng mưa là không đều.

Vùng Nga Âu có khí hậu ôn hòa nhất, vùng phía bắc là lạnh nhất, vùng viễn đông cũng khá ôn hòa.

Nhìn chung kinh tế Nga không ổn địnhh, nhưng sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư không quá lớn.

Kinh tế Nga chủ yếu dựa trên sản xuất công nghiệp và khai khoáng, Nga có nhiều tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là giàu mỏ và khí đốt.

Hiện nay kinh tế Nga đang đi vào ổn định và phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.Nhu cầu du lịch cũng từ đó mà tăng theo.

Chính thống giáo Nga: Niềm tin dựa trên kinh thánh và hệ thống truyền thống xác định bởi bảy hội đồng giáo hội toàn thế giới.

Những giáo phái cơ đốc phi chính thống: Liên Xô là cái nôi của rất nhiều những giáo phái cơ đốc giáo không chính thống.Những giáo phái này giống như nhà thờ chính thống Nga.Ngoài ra còn một số lớn tín đồ Thiên chúa giáo La Mã và đạo tin lành.

Người Nga thích ăn các món nướng, quay, các món nấu phải nhừ, thích ăn các loại thịt phải xay nhỏ, bỏ lò, rán hay om có sốt, kiêng ăn chim bồ câu.

Người Nga thường ăn các loại rau như: Bắp cải, dưa chuột, đặc biệt là dưa chuột muối chua, cà chua, khoai tây, xà lách ăn kèm với các loại thịt viên

Người Nga thích uống rượu Voska và đặc biệt là Voska đỏ.

SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48

Người Nga thẳng thắn, rất khoát, dễ thỏa thuận, họ thường bộc lộ tình cảm làm cho người khác dễ gần, ít lễ nghi, cởi mở, dễ hòa mình và thích nghi với môi trường xung quanh.

Người Nga rộng lượng và chân thành trong các mối quan hệ, công việc và tình cảm rất rõ ràng.

Người Nga rất hiếu kỳ với cái mới và họ thường thích kết hợp chuyến nghỉ ngơi ở vùng biển và tham quan các danh lam thắng cảnh, nét văn hóa độc đáo của nước sở tại

Lịch là từ 25 – 45 tuổi, đã có gia đình Họ thường đi cùng vợ (hoặc chồng) và con Vì thế, thông thường, ngoài những kì nghỉ vào mùa đông, khách Nga cũng chọn những chuyến du lịch vào mùa hè để đi cùng con cái

Thông thường, những người Nga đi du lịch đến những nơi xa Theo thống kê của ngành du lịch Nga thì lứa tuổi khách Nga đi du lịch như Việt Nam là những người có thu nhập cao nên chi tiêu nhiều hơn so với dịch vụ trọn gói, nhưng họ vẫn rất quan tâm đến giá cả.

Người Nga khi đi du lịch đã quen với các dịch vụ trọn gói, như tiền phòng không chỉ bao gồm tiền ăn sáng mà còn bao gồm cả ăn trưa và ăn tối. Đa số người Nga không biết tiếng của các nước khác.Nên việc sử dụng những tờ hướng dẫn, những thực đơn không có tiếng Nga đối với họ rất khó khăn, không khác nào bị “tra tấn”.

2.3.1.7 Ý nghĩa của việc nghiên cứu các vấn đề trên

Việc nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, dân số, kinh tế, văn hoá, lối sống của người Nga có ý nghĩa rất lớn đối với nhà kinh doanh du lịch.Bởi vì trên thế giới có rất nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc lại mang đặc điểm riêng của mình.Du lịch là một ngành dịch vụ, điều quan trọng là phải làm sao cho mọi đối tượng khách đều được thỏa mãn, chính vì vậy khi kinh doanh du lịch họ phải biết được người đang đối diện với mình là ai, thuộc dân tộc nào, dân tộc đó có đặc điểm gì? Nắm bắt được đặc điểm của họ mới hiểu được họ, phục vụ họ một cách chu đáo hơn, và ngày càng thu hút được họ hơn

2.3.2 Mối quan hệ giữa hai nước Nga-Việt

Mối quan hệ hợp tác giữa Liên bang Nga và Việt Nam ngày càng được mở rộng.Liên bang Nga và Việt Nam là hai nước đã có mối quan hệ lâu đời và gắn

32 bó.Trong những năm gần đây hợp tác về du lịch giữa Việt Nam và Nga ngày càng tăng Nhờ đó, các chương trình quảng bá được thực hiện nhiều hơn, đường bay cũng nhiều

Hợp tác về du lịch giữa hai nước Nga- Việt ngày càng được mở rộng.Việt Nam – Liên bang Nga ngày càng có nhiều hợp tác về du lịch và văn hoá.Đó là các tuần lễ văn hoá Việt Nam tại Liên bang Nga là cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quảng bá hình ảnh và giới thiệu cho người Nga biết về Việt Nam.Ngoài ra, Nga cón thường xuyên tổ chức các hội trợ quốc tế về du lịch đây là cơ hội quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam và là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp giới thiệu về công ty và sản phẩm của công ty.Và một thuận lợi nữa là từ đầu tháng 1/2009, khách Nga có thể đến Việt Nam trong vòng 15 ngày không cần visa.

2.3.3 Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Nga

2.3.3.1 Lý do người Nga chọn Việt Nam làm điểm đến du lịch

Liên bang Nga và Việt Nam là hai nước anh em đã có quan hệ ngoại giao gắn bó từ lâu đời.Có rất nhiều nguyên nhân thúc đẩy người Nga sang Việt Nam, và dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:

Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới nhằm tăng cường

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2006, 2007, 2008 của công ty)

Qua bảng trên, ta thấy tỉ lệ khách là nam giới luôn luôn cao hơn nữ giới.Điều này rất dễ hiểu, bởi vì trên thế giới số lượng nam giới đi du lịch thường cao hơn nữ giới.Đối với thị trường khách Nga của công ty thì số khách có độ tuổi từ 25 đến 50 chiếm tỉ trọng cao nhất và luôn ở mức trên dưới 60% Đây là đoạn thị trường chính của công ty.Khách Nga ở lứa tuổi này sang Việt Nam không chỉ là đi du lịch.

Ngoài ra khi phân theo độ tuổi ta thấy đối tượng khách theo độ tuổi khá ổn định, do vậy các sở thích tiêu dùng sản phẩm cũng khá ổn định.Do vậy công ty nên dành nhiều nghiên cứu cho việc hoàn thiện các sản phẩm sẵn có để phù hợp hơn đối với nhu cầu của khách.

2.3.3.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Nghiên cứu, thống kê số lượng khách nhằm đánh giá hiệu quả các chương trình du lịch mà công ty đang khai thác.

Phân loại khách theo độ tuổi và giới tính giúp công ty chọn ra được đoạn thị trường mục tiêu mà công ty có thể phụ vụ tốt nhất.

Ngoài ra việc nghiên cứu này còn giúp công ty thấy được xu hướng tiêu dùng sản phẩm du lịch của khách để làm cơ sở cho việc tạo ra các sản phẩm mới

2.4 Thực trạng và phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới nhằm tăng cường thu hút khách du lịch Nga

2.4.1 Nâng cao chất lượng nguồn lao động

Chất lượng nguồn lao động là nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững, đặc biệt là trong du lịch.Vì chất lượng của một sản phẩm du lịch phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, thái độ phục vụ của các nhân viên.Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hài lòng của khách và như thế nó sẽ là nhân tố tạo ra sự thu hút khách du lịch.

Lực lượng lao động hiện nay của Nhật Minh được đánh giá là có trình độ tương đối cao so với mặt bằng chung.Toàn bộ các lao động trong công ty đều có trình độ đại học và trên đại học.Công ty có 2 nhân viên làm ở phòng du lịch là người Nga, họ đều nói thành thạo tiếng Việt và tiếng Anh.Trình độ trên đại học là 3 người, trong đó có hai người tốt nghiệp thạc sĩ của đại học Ngoại ngữ khoa Anh - Nga, một nữ thạc sĩ người Nga tốt nghiệp cao học ngành ngôn ngữ học của đại học quốc gia Hà nội Nhưng lao động có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực du lịch thì chưa có, chưa có nhân viên nào được đào tạo cơ bản về du lịch tại các trường đại

SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 học.Điều này có thể ảnh hưởng tới chất lượng các chương trình và mục tiêu phát triển về du lịch của công ty trong tương lai.

Tổng số lao động của công ty tương đối ổn định nhưng hay có sự thay đổi nhân sự giữa phòng du lịch với phòng vé, điều này tạo nên sự linh hoạt trong tận dụng và sử dụng tối đa thời gian lao động thực tế của nhân viên.Nhưng cũng tạo ra sự thiếu ổn định trong công việc, mức độ tập trung cho công việc của nhân viên bị giảm, tinh thần trách nhiệm đối với công việc có thể bị giảm xuống.Chưa kể đến là đội ngũ này còn có cái nhìn rất chộp giật trong kinh doanh du lịch.Họ không thực sự đam mê làm ở phòng du lịch mà tìm nhiều cách để được sang làm ở phòng vé, vì tại phòng vé họ có nhiều cơ hội hơn về quan hệ cũng như thu nhập cả chính thức và không chính thức.

Trước tình hình này, công ty vẫn chưa có hướng khắc phục hợp lý.Thu nhập của các nhân viên của phòng du lịch vẫn thấp, nhân viên của phòng du lịch vẫn rời bỏ công ty.Giải pháp tạm thời mà công ty đưa ra chỉ là: các nhân viên phòng du lịch có thể làm thêm theo các chuyến bay, họ có thêm thu nhập từ việc đưa đón khách tại sân bay, họ có thể có thu nhập thêm từ việc gửi hay nhận hàng hóa.Nhưng thu nhập này không ổn định và khiến người lao động không yên tâm làm việc.

Công ty cũng tính đến việc tuyển dụng lao động tốt nghiệp đại học chuyên ngành về du lịch nhưng với chính sách như thế này thì họ thật khó có thể tồn tại lâu dài tại công ty hoặc giả có ở lại thì họ cũng sẽ tìm cách làm về hàng không để phục vụ các mục đích cá nhân.

2.4.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm

Sản phẩm đặc trưng của các công ty lữ hành là các chương trình du lịch, mà đặc biệt là các chương trình du lịch trọn gói.Để xây dựng một tour du lịch trọn gói, Nhật Minh đã nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu, sở thích, mối quan tâm của khách du lịch, đồng thời căn cứ vào nguồn tài nguyên du lịch, môi trường, điều kiện thực tế tại điểm du lịch.Qua khảo sát thực tế, Nhật Minh đã tập trung vào khai thác các tour chính như: Hà Nội-Hạ Long; Huế Đà Nẵng; Hồ Chí Minh-Vũng Tàu-Phú Quốc; Phan Thiết-Đà Lạt-Nha Trang…, nhằm thu hút du khách Nga.

Các sản phẩm du lịch hiện tại mà công ty đang khai thác:

Hiện nay, công ty TNHH du lịch quốc tế Nhật Minh đang kinh doanh một số sản phẩm thuộc các lĩnh vực du lịch như:

Tổ chức bán và thực hiện các tour đưa khách Nga đến các tỉnh phía Nam như

Tour Đà Nẵng: 14 ngày 13 đêm nghỉ tại khách sạn Nirvana 5* với các mức giá cho các nhóm khách cụ thể như sau (giá này không bao gồm giá vé máy bay vào Việt Nam):

Tour du lịch này là hình thức du lịch nghỉ dưỡng, với 12–13 ngày nghỉ ngơi tại khách sạn không có hướng dẫn viên.Như vậy công ty chỉ đảm nhận phần đón khách,đưa khách về khách sạn và sau đó là đón khách, đưa khách ra sân bay sau khi kết thúc chương trình.

Tour đi Đà Lạt: tour trăng mật dành cho 2 người với mức giá 180 USD/ngày. Theo chương trình, khách sẽ được ở phòng deluxe tại khách sạn 4 sao Ngọc Lan ở trung tâm thành phố Đà Lạt, hướng ra hồ Xuân Hương Khách sẽ được cung cấp các dịch vụ bổ sung phù hợp với một kì trăng mật lãng mạn.

Các tour du lịch đến Bình Thuận: hiện nay, công ty TNHH du lịch quốc tế Nhật Minh là công ty đưa lượng khách lớn thứ hai vào điểm du lịch này Các tour du lịch đến đây chủ yếu cũng là các tour nghỉ dưỡng tại các khu resort lớn tại tỉnh này như: Đồi Sứ, Romana, The Palms…

Nhìn chung, các sản phẩm du lịch của công ty còn thiếu đa dạng và chưa khai thác được hết tiềm năng, nghĩa là số lượng chương trình du lịch không nhiều, lợi nhuận mang lại chưa lớn.Các chương trình du lịch của công ty hiện chưa có nhãn hiệu riêng, chủ yếu sử dụng nhãn hiệu của các nhà cung ứng dịch vụ du lịch như các hãng hàng không, các khu nghỉ dưỡng…Chủng loại sản phẩm của công ty hiện nay cũng đang rất ít, hiện chỉ dừng lại ở các chương trình du lịch nghỉ dưỡng dài ngày tại các khu resort ven biển Nam Trung Bộ.Tuy nhiên với lợi thế đây là thị trường mới và với lợi thế hợp tác lâu năm với các đối tác Nga, công ty hiện vẫn đang có một nguồn khách tuy không lớn nhưng tương đối ổn định.Các chiến dịch quảng cáo của công ty tại nước Nga đang dần dần phát huy hiệu quả, tên tuổi của công ty đang dần được biết đến và định vị trong tâm trí khách hàng.

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH LÀ NGƯỜI NGA TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH QUỐC TẾ NHẬT MINH

Xu hướng phát triển của thị trường khách Nga tại Việt Nam và công ty

3.1.1 Xu hướng phát triển tổng thể thị trường du lịch nước ta

Ngày nay khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang nổi lên là một thị trường du lịch hấp dẫn và mới lạ đối với du khách.Khách du lịch quốc tế đến với khu vực này đã lien tục tăng cao đến trên 10 lần và thu nhập ngoại tệ từ hoạt động du lịch của khu vực này cũng tăng khoảng 5 lần trong 30 năm gần đây.

Nước ta với lợi thế là quốc gia nằm trên đường giao thông quốc tế, là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á.Con người Việt Nam nhân hậu, mến khách, Đất nước Việt Nam với bề dày lịch sử vẻ vang với nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và nơi đây có rất nhiều cảnh đẹp kỳ vĩ, hoang sơ tất cả những điều đó đã giúp Việt Nam trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch từ khắp mọi nơi trên Thế giới.

Ngày nay, mặc dù tình hình Thế giới đang có nhiều biến động, song Việt Nam vẫn được coi là một trong các quốc gia có hệ số an toàn cao nhất Thế giới, chính vì vậy ngành du lịch Việt Nam vẫn đang trên con đường hội nhập và phát triển.Việt Nam luôn mở cửa hợp tác toàn diện về mọi mặt với phương châm: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên Thế giới.Trong du lịch, Đảng và nhà nước ta xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Việt Nam đã có nhiều hiệp định hợp tác song phương với các quốc gia và tổ chức như: Cu Ba, Pháp, Nga và 8 nước ASEAN; ký kết các hiệp định đa phương với các tổ chức như: WTO, APEC, và trong khuôn khổ các nước ASEAN Vào năm 1981, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), năm

1989 là thành viên của PATA, năm 1996 là thành viên của ASEANTA.Ngoài ra, Việt Nam còn hợp tác với trên 1.000 hãng du lịch lữ hành trên Thế giới, với trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.Đây là những bước đi quan trọng, cần thiết để du lịch Việt Nam đến với thị trường du lịch Thế giới và khẳng định mình trên chính thị trường đó

Trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hoá và du lịch sinh thái Với việc xây dựng các

SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 chương trình, các điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước.Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu du lịch tập trung tại các trung tâm lớn, nâng cao trình độ nghiệp vụ của các nhân viên nhằm phù hợp với tất cả các loại khách khác nhau.

Nhìn chung trong những năm gần đây, nhà nước ta đã có nhiều chủ chương, biện pháp nhằm thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam cho nên thị trường khách du lịch quốc tế tương đối ổn định và phát triển, đặc biệt là thị trường khách du lịch Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga phát triển rất tốt

3.1.2 Xu hướng phát triển thị trường khách Nga tại Việt Nam

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng Đất nước cùng với việc coi trọng các hoạt động đối ngoại, Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế, coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế tới Việt Nam.

Với nền kinh tế phát triển, ngày càng có nhiều người Nga đi du lịch nước ngoài dài ngày và thường chi tiêu nhiều cho du lịch.Các con số thống kê cho thấy, năm 2007, có khoảng 34 triệu lượt người Nga đi du lịch nước ngoài, tăng 14% so với năm 2006 Hiện tại, cứ năm người Nga thì có một người sử dụng dịch vụ du lịch trong vài tuần Đây là một xu hướng sẽ còn phát triển vì nếu so sánh chi phí đi du lịchtrong nước hiện nay của người Nga, chẳng hạn như đi nghỉ ở biển Đen thì giá còn đắt hơn đi nước ngoài.Bên cạnh đó, việc quảng bá du lịch và dịch vụ du lịch nội địa ở Nga hiện nay cũng chưa tốt lắm.Những năm trước, người Nga hay có xu hướng đến những quốc gia như Tuynisi, Ai Cập, Hi Lạp…nhưng những năm gần đây, Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan và Việt Nam đang trở thành lựa chọn ưu tiên của du khách Nga.

Trong thời gian từ tháng 1-2006 đến tháng 9-2008, tốc độ tăng trưởng của khách Nga đến Việt Nam là 50%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của khách quốc tế đến Việt Nam vốn đạt từ 10 – 20% Mặc dù Nga chưa nằm trong top 10 nước có lượng khách đến Việt Nam nhiều nhất, nhưng các doanh nghiệp lữ hành cũng như các khách sạn, nhà nghỉ ven biển đang xem đây là lượng khách tiềm năng.Xác định thị trường khách du lịch Nga là thị trường khách tiềm năng của du lịch Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều hoạt động tích cực trong quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế-xã hội với Nga để mọi ngành kinh tế đều có cơ hội

Việt nam và Nga hợp tác với nhau trong việc đưa khách Nga vào Việt Nam tham quan du lịch.Rào cản pháp lý để đưa khách Nga vào nước ta cũng được mở rộng và thông thoáng hơn bằng việc bắt đầu từ ngày 1/1/2009, Chính Phủ Việt Nam cho phép Khách Nga và cộng đồng Nga vào Việt Nam sẽ không cần xin cấp thị thực nếu dưới 15 ngày.

Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch thì trong những năm gần đây, Liên bang Nga luôn đứng trong top 10 thị trường có khách du lịch đến Việt nam đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.Theo số liệu của tổng cục thống kê thì: năm 2004, có khoảng 12.250 khách du lịch từ Liên bang nga và cộng đồng nói tiếng Nga đến Việt nam, tăng 42% so với năm 2003; đặc biệt năm 2005, lượng khách tăng đột biến, lên tới 23.800, tăng hơn 94% so với năm 2004.Chỉ trong 8 tháng năm 2006 con số này đã lên tới 19.000 khách.

Theo khảo sát của Saigontourist, phần lớn khách Nga đến Việt Nam thích nghỉ dài ngày cùng gia đình tại các khu nghỉ cao cấp ven biển miền Trung và miền Nam như Đà Nẵng, Phan Thiết, Mũi Né, Phú Quốc Năm 2009, Việt Nam đã đón khoảng

50 nghìn lượt du khách Nga và hy vọng trong năm 2010, con số này đạt 100 nghìn lượt người.

Tuy về số lượng thì khách Nga đến Việt nam chưa nhiều bằng khách Trung Quốc, Mỹ, Nhật…Nhưng lại có sự tăng trưởng đều đặn và ngà càng cao.Ngoài ra chi tiêu bình quân một khách Nga cho một chương trình du lịch tại Việt Nam cũng khá cao, khoảng 1.458 USD, trong đó chi tiêu ngoài tour gần 610 USD, cao hơn khoảng 40% mức chi tiêu trung bình của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Một số đề xuất giải pháp nhằm thu hút khách Nga tại công ty

Hiện nay Nhật Minh đang có một lợi thế rất lớn là sở hữu một lực lượng lao động có trình độ cao, được đào tạo bởi các trường đại học danh tiếng.Nhưng cũng chính lợi thế này khiến công ty sẽ phải đối mặt với một thách thức vô cùng lớn là làm sao để người lao động có thể trung thành với công ty, cống hiến hết sức mình cho công ty.Muốn vậy công ty phải có những sách kích thích người lao động làm việc như:

Trả lương thỏa đáng, thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động theo qui định của nhà nước và có các hình thức động viên khen thưởng kịp thời đối với nhân viên.

Tạo điều kiện để người lao động có môi trường tốt nhất để họ có thể phát huy hết các phẩm chất cá nhân của mình như: có không gian làm việc tiện nghi, gi nhận những ý tưởng đóng góp của nhân viên, cấp kinh phí đào tạo nhân viên khi cần thiết…

Quan tâm đến đời sống của anh chị em nhân viên trong công ty và hơn thế nữa là cuộc sống của gia đình họ, để họ cảm tháy đến công ty như ở nhà của mình, làm việc cho công ty như làm việc cho chính mình. Đối với các lao động ở nước ngoài công ty cần cân đối với giá cả tiêu dùng tại nới sở tại để có mức lương thỏa đáng và có hình thức trả lương hợp lý đê gia đình của họ ở trong nước được yên tâm.VD như: công ty sẽ thỏa thuận với người lao động một mức thực lĩnh của họ là bao nhiêu phần trăm nào đó, còn lại công ty sẽ trả trực tiếp cho người thân của họ ở Việt Nam

Trong tuyển dụng mới nên chú ý tới các nguồn lao động được đào tạo chuyên môn về lữ hành du lịch để phục vụ cho chiến lược lâu dài của công ty.

Với định hướng phát triển của công ty về du lịch như đã trình bày ở trên thì trước mắt công ty cần xây dựng một đội ngũ các nhân viên theo hướng: sẽ tuyển dụng và đào tạo một số nhân viên chủ chốt “cứng” được đào tạo chuyên sâu về du lịch, có tình yêu thực sự với ngành, có những kiến thức về kinh doanh du lịch để tham gia xây dựng định hướng phát triển công ty.Đội ngũ này sẽ đóng vai trò nòng cốt cho sự phát triển của công ty, họ sẽ chỉ chuyên sâu vào một lĩnh vực, còn các nhân viên khác vẫn hoạt động linh hoạt giữa phòng vé và phòng du lịch.Trong dài hạn, khi công ty mở rộng hoạt động về du lịch thì cần tạo ra đội ngũ lao động chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hơn về du lịch, nghĩa là phải tạo ra một mức độ chuyên sâu cho công việc ngay từ khâu tuyển dụng, bởi vì hiện nay hệ số luân chuyển lao động của Nhật Minh là khá cao.Các lao động ở đây lúc làm hàng không khi thì làm du lịch nên họ không thể tập trung tốt được.

Tạo cho người lao động có động cơ làm việc mạnh mẽ như: cơ hội thăng tiến, cơ hội về kinh tế, phải để cho họ nhìn thấy mình sẽ có tương lai khi ở đây…

Nhìn chung chính sách đối với nguồn nhân lực của Nhật Minh chưa thực sự tốt, nhân viên vẫn rời bỏ công ty.Nếu cứ tuyển dụng nhân viên mới và đào tạo sau đó khi người lao động làm quen với công việc rồi lại bỏ đi thì rõ ràng Nhật Minh chỉ đóng vai trò là kẻ đi đào tạo hộ lao động cho các doanh nghiệp khác, đó là chưa kể đến nhân viên ra đi sẽ mang theo cả nguồn khách của họ nữa, mà trong kinh doanh hàng không và du lịch thì yếu tố nguồn khách gần như là quan trọng nhất.

3.2.1.2 Chính sách sản phẩm a Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị hình ảnh của công ty

Hiện nay Nhật Minh đang có một số điểm mạnh sau:

 Am hiểu về thị trường khách du lịch Nga và cộng đồng nói tiếng Nga.

 Có mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung ứng dịch vụ của Nga, đặc biệt là các hãng hàng không.

 Có lợi thế về cung cấp dịch vụ vận chuyển: ngoài việc là đại lý cho các hãng hàng không Nga, công ty còn cung cấp dịch vụ cho thuê xe ô tô theo hợp đồng.

Bên cạnh đó công ty vẫn tồn tại một số các điểm yếu như:

 Nguồn nhân lực có kinh nghiệm về kinh doanh du lịch còn thiếu và còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48

 Quy mô hoạt động của công ty trong lĩnh vực du lịch thuộc dạng nhỏ, năng lực tài chính chưa thực sự cao.

 Khả năng thương lượng với các nhà cung cấp trong nước không cao.

Tuy nhiên trong sự phát triển chung của ngành du lịch và xu hướng phát triển của thị trường khách Nga, công ty cũng đang đứng trước những cơ hội không nhỏ

 Công ty TNHH du lịch quốc tế Nhật Minh là một trong những công ty dẫn đầu về việc kinh doanh với thị trường khách Nga.

 Khách Nga đang có xu hướng lựa chọn đi du lịch tại khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn.

 Thị trường khách Nga đang được Nhà nước và các doanh nghiệp trong nước quan tâm phát triển, hợp tác Nga–Việt ngày càng được mở rộng.

 Các doanh nghiệp Nga đang rất quan tâm đến việc kinh doanh du lịch tại Việt Nam.

Ngoài ra công ty còn gặp một số bất lợi, thách thức:

 Thị trường khách Nga là thị trường khá mới đối với du lịch Việt Nam.Tuy thị trường này có tỷ lệ tăng của lượng khách đến rất cao nhưng vẫn chưa thực sự ổn định nằm trong top 10 nước có lượng khách đến Việt Nam du lịch nhiều nhất.

 Khách Nga rất hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài

 Mức độ cạnh tranh đối với thị trường này đang tăng rất nhanh.

Theo các phân tích trên, công ty nên lựa chọn đoạn thị trường nhỏ, sử dụng chiến lược marketing tập trung.Trước mắt, công ty nên coi vùng Viễn Đông và Moscow là thị trường mục tiêu cho công ty, đồng thời cần có chiến lược mở rộng mạng lưới quảng bá, hợp tác kinh doanh tới các bang, thành phố khác trong các vừng lân cận.

Sau khi xác định được thị trường mục tiêu, công ty cần định vị hình ảnh của mình tại thị trường này Việc này sẽ tạo cho công ty cơ hội để phát triển thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để định vị hình ảnh của mình, công ty cần làm những công việc sau:

Xây dựng các sản phẩm của công ty có gắn liền với thương hiệu Nhật Minh.

Xây dựng chất lượng đội ngũ nhân viên và chất lượng sản phẩm tốt và ổn định.

Quảng bá hình ảnh của công ty trên nhiều phương tiện đại chúng. b Công ty cần đưa ra các quyết định về đa dạng hóa chủng loại sản phẩm.

Hiện tại, hệ thống sản phẩm của công ty còn khá đơn điệu, chưa thật sự có sức hút đối với du khách.Chủ yếu hiện nay công ty gần như chỉ đảm nhiệm vai trò là người trung gian chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển giữa khách du lịch và các khu nghỉ dưỡng.Do vậy, tuy lượng khách công ty nhận khá cao, trung bình từ

500 – 700 khách mỗi năm, nhưng hiệu quả kinh doanh đem lại chưa cao Để khắc phục vấn đề này, công ty có thể xây dựng và phát triển thêm các tour du lịch do công ty thực hiện gần như trọn gói (trừ dịch vụ lưu trú): từ vận chuyển khách từ Nga về Việt Nam bằng máy bay, vận chuyển khách dưới mặt đất bằng ô tô, hướng dẫn tham quan cho khách và cung cấp các dịch vụ bổ sung khác. Với đặc điểm ưa thích sử dụng dịch vụ trọn gói của khách Nga, việc phát triển các tour du lịch như thế sẽ giúp khách hàng hài lòng hơn với công ty, từ đó, công ty sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn hiện nay.

Ngày đăng: 27/06/2023, 16:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH du lịch Quốc tế Nhật Minh - Giải pháp thu hút thị trường khách nga và cộng đồng nói tiếng nga vào việt nam tại công ty du lịch quốc tế nhật minh hà nội 04
Bảng 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH du lịch Quốc tế Nhật Minh (Trang 25)
Bảng 2: Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2006-2008 (đv: vnđ) - Giải pháp thu hút thị trường khách nga và cộng đồng nói tiếng nga vào việt nam tại công ty du lịch quốc tế nhật minh hà nội 04
Bảng 2 Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2006-2008 (đv: vnđ) (Trang 28)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w