1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một Số Giải Pháp Nhằm Thúc Đẩy Triển Khai Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Hoả Hoạn Và Các Rủi Ro Đặc Biệt Tại Bic.docx

94 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 251,23 KB

Cấu trúc

  • 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI (1)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt (1)
    • 1.2. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt (3)
      • 1.2.1. Sự cần thiết (3)
      • 1.2.2. Tác dụng (6)
  • 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT (8)
    • 2.1. Đặc điểm của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt (8)
    • 2.2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm (10)
      • 2.2.1. Đối tượng bảo hiểm (10)
      • 2.2.2. Phạm vi bảo hiểm (10)
    • 2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm (15)
      • 2.3.1. Giá trị bảo hiểm (15)
      • 2.3.2. Số tiền bảo hiểm (15)
    • 2.4. Phí bảo hiểm (16)
    • 2.5. Hợp đồng bảo hiểm (18)
      • 2.5.1. Nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm (18)
      • 2.5.2. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên (20)
    • 2.6. Giám định và bồi thường (22)
      • 2.6.1. Quy trình giám định tổn thất (22)
      • 2.6.2. Giải quyết bồi thường (24)
  • 3. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM (25)
    • 3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh bảo hiểm (25)
    • 3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm (26)
  • CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH TRIỀN KHAI BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (1)
    • 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (28)
      • 1.1. Lịch sử hình thành công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (28)
      • 1.2. Giới thiệu về công ty BIC (30)
      • 1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của từng bộ phận (30)
        • 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty (30)
        • 1.3.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận (32)
      • 1.4. Lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm mà BIC cung cấp (33)
      • 1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIC (35)
        • 1.5.1. Kết quả chung (35)
        • 1.5.2. Một số kết quả cụ thể (40)
    • 2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ RỦI RO ĐẶC BIỆT (44)
      • 2.1. Kết quả triển khai của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt (44)
      • 2.1. Khâu khai thác (45)
        • 2.1.1 Quy trình khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt (45)
        • 2.1.2. Các kênh khai thác (49)
        • 2.1.3. Kết quả và hiệu quả khai thác (51)
      • 2.2. Khâu kiểm soát tổn thất (57)
      • 2.3. Khâu giám định và bồi thường (58)
      • 2.4. Hoạt động tái bảo hiểm (65)
      • 2.5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt (68)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ (28)
    • 1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI BIC (70)
      • 1.1. Thuận lợi (70)
      • 1.2. Khó khăn (72)
    • 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC TRIÊN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT (0)
      • 2.1. Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo để không ngừng nâng (74)
      • 2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng (76)
      • 2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo (77)
      • 2.4. Mở rộng kênh khai thác qua đại lý, môi giới đồng thời tận dụng thế mạnh là thành viên của BIDV (79)
      • 2.5. Tăng cường hợp tác với cảnh sát PCCC khu vực và người tham (80)
      • 2.6 Nâng cao hiệu quả công tác giám định bồi thường (81)
      • 2.7. Củng cố và mở rộng quan hệ tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm với các đối tác trong và ngoài nước (82)
      • 3.1. Đối với cơ quan Nhà nước (83)
      • 3.2. Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (84)
      • 3.3. Đối với hoạt động công ty................................................................86 KẾT LUẬN (86)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (88)

Nội dung

CHƯƠNG 2 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Ths Nguyễn Thị Lệ Huyền CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 1 1 Lịch s[.]

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI

Lịch sử hình thành và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

Tại những thành phố đông đúc của thế kỷ XVII ở châu Âu, hầu hết nhà cửa đều dựng bằng gỗ, trong khi đó mọi người dùng lửa để sưởi ấm, chiếu sáng và đun nấu Do đó mà rủi ro nhà bị bắt lửa là rất dễ xảy ra Để đề phòng nguy cơ xảy ra rủi ro này thì vào ban đêm ở các thành phố thị trấn đều có đội tuần tra để nhắc nhở các nhà về nguy cơ cháy đồng thời nhà nào cũng dự trữ các xô chứa nước để kịp thời dập những đám cháy nhỏ Còn khi có ngôi nhà nào đó bị cháy rụi thì tất cả các hàng xóm sẽ hợp sức với nhau để giúp xây dựng lại ngôi nhà Hoạt động này chỉ mang tính chất tương hỗ, giúp đỡ nhau chứ không mang tính chất bảo hiểm.

Năm 1591 hiệp hội bảo hiểm cháy đầu tiên ra đời ở Đức với tên gọi là FeuerCasse Và sau một thời gian ngắn thì xuất hiện thêm một số tổ chức nhưng không để lại dấu ấn gì Bảo hiểm cháy chỉ thực sự ra đời sau vụ cháy thảm khốc ở thủ đô Luân Đôn nước Anh vào 2/9/1666 Vụ cháy trong 4 ngày đã hủy diệt 13.000 căn nhà trong đó có hơn 100 nhà thờ, cùng nhiều tài sản giá trị khác Với sự thiệt hại quá lớn không thể cứu trợ được từ vụ cháy khiến các nhà kinh doanh của Anh phải nghĩ đến việc cộng đồng cùng chia sẻ rủi ro trong hỏa hoạn bằng cách đứng ra thành lập những Công ty bảo hiểm hoả hoạn như : “ Fire Office ” (năm 1667), “ Friendly Society ” (năm 1684), “ Hand and Hand ” (năm 1696), “ Lom Bard House ” (năm 1704) Lúc đó Công ty bảo hiểm Lloyds đã ra đời nhưng chỉ hoạt động trong lĩnh vực hàng hải Mãi tới thế kỷ XX mới chuyển sang hoạt động cả lĩnh vực nội địa và tái bảo hiểm. Nước Pháp do ảnh hưởng của vụ hỏa hoạn ở Luân Đôn, nên năm 1786 công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên mới được thành lập đó là “ Company

L'assurance Centree L'incendi ” và “ Company Royade ” (năm 1788) Kể từ đó cho đến nay thì bảo hiểm hỏa hoạn đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới và ngày càng phát triển Đây còn là nghiệp vụ truyền thống chiếm tỷ trọng doanh thu cao của các doanh nghiệp bảo hiểm. Ở Việt Nam thì đây cũng là một nghiệp vụ được triển khai sớm vào cuối những năm 1989 sau khi có quyết định 06/ TCQĐ ngày 17/1/1989 của

Bộ trưởng Bộ Tài Chính và Bảo Việt là doanh nghiệp đầu tiên triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy Sau một thời gian thực hiện để phù hợp hơn với thực tế Bộ Tài Chính đã ban hành thêm một số quyết định: quyết định số 142/TCQĐ về quy tắc và biểu phí mới và quyết định số 212/TCQĐ ngày 12/4/1993 ban hành biều phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt với mức phí tối đa thay cho biểu phí cũ theo quyết định số 142/TCQĐ và mới nhất là quyết định 28/2007/QĐ- BTC ngày 24/04/2007 về quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy bắt buộc Với việc ban hành nghị định 130/2006/NĐ - CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã làm cho thị trường bảo hiểm cháy trở nên là chiếc bánh hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm.

Tính đến năm 1990 thì nước ta đã có khoảng 16 doanh nghiệp triển khai nghiệp vụ này với giá trị bảo hiểm lên tới 6200 tỷ đồng Mặc dù đối tượng bảo hiểm chủ yếu của doanh nghiệp là các kho xăng dầu còn phần lớn các khách sạn, chợ, nhà máy … có giá trị lớn vẫn chưa được bảo hiểm xong năm 1994 thì loại hình này đã được triển khai ở hầu hết 53 tỉnh thành phố với tổng giá trị bảo hiểm 27000 tỷ đồng Còn giai đoạn 1994-1995 thì có sự xuất hiện của một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo Minh, Pjico, Bảo Long… đã hâm nóng thị trường bảo hiểm cháy Từ đó cho đến nay thì chúng ta tiếp tục chứng kiến sự phát triển đa dạng và sôi động của thị trường bảo hiểm cháy với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như PTI, BIC, MIC,ABIC…Và từ ngày 01/01/2008 cuộc cạnh trạnh trong thị trường bảo hiểm cháy sẽ diễn ra khốc liệt hơn, khi Việt Nam sẽ thực hiện lộ trình cam kếtWTO, các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài sẽ được khai thác sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trong đó có bảo hiểm cháy nổ.

Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

Trong cuộc sống hàng ngày mỗi người đều thấy được tầm quan trọng của lửa, nó không chỉ giúp con người nấu chín thức ăn mà còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế Nhưng lửa cũng là nguyên nhân của nhiều vụ tổn thất to lớn về người và của Ngày nay, nguy cơ cháy nổ gia tăng và kéo theo đó là những thiệt hại ngày càng nặng nề Việc ngăn chặn hoả hoạn phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự phòng ngừa của từng hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp và mỗi người dân

Trên thế giới hàng năm có trung bình khoảng 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô la.Cháy không chỉ xảy ra ở các nước chậm phát triển mà còn xảy ra ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức…nơi mà khoa học công nghệ đạt đến đỉnh cao của sự hiện đại và an toàn thì cháy vẫn xảy ra ngày một tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Ở Việt Nam trong vòng 30 năm (4/10/1961 - 4/10/1991) xảy ra 566036 vụ cháy làm chết 2574 người, bị thương 4479 người, thiệt hại ước tính 948 tỷ đồng Con số thống kê giai đoạn 1996 - 2003 cả nước xảy ra 8.015 vụ cháy gây thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng trong đó cháy lớn chiếm 2.47%, thiệt hại lên tới 67.25% tổng thiệt hại Cùng với quá trình phát triển, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước những năm đổi mới, cơ sở vật chất của nền kinh tế được đầu tư lớn, số lượng doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng, do đời sống được cải thiện, ngay các gia đình cũng trang bị nhiều tiện nghi hơn , việc gia tăng sử dụng điện, xăng dầu, khí đốt, vật tư hàng hĩa dễ cháy làm cho nguy cơ cháy nổ cao gấp nhiều lần so với trước Trong giai đoạn từ 2002 - 2006 cả nước đã xảy ra 11.795 vụ cháy gây thiệt hại 1.710 tỷ đồng Những năm gần đây nước ta đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy với thiệt hại lớn như:

Ngày 16/12/2006 cháy chợ lớn Quy Nhơn gây thiệt hại hơn 120 tỉ đồng Gần 1.000 hộ tiểu thương lâm cảnh điêu đứng, gặp rất nhiều khó khăn khi tái lập hoạt động kinh doanh, buôn bán Do không mua bảo hiểm hỏa hoạn, toàn bộ thiệt hại đều dồn lên các tiểu thương Một số doanh nghiệp (DN) thuê mặt bằng sản xuất tại khu vực chợ đối mặt với nguy cơ phá sản.

19 giờ 30 ngày 21/12/2007 Toàn bộ nhà xưởng chế biến gỗ của Công ty TNHH Cheer Hope Việt Nam -thuộc Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Đồng Nai) bị thiêu rụi, hàng nghìn công nhân nguy cơ thất nghiệp Sau gần 10h tàn phá, đám cháy đã thiêu rụi và làm sập đổ toàn bộ nhà xưởng với diện tích khoảng 2.200m2 Thiệt hại tính 12 tỷ đồng.

Lúc 4h ngày 18/1/2007, một trận hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại chợ Di Linh (huyện Di Linh, Lâm Đồng), thiêu rụi gần 50 gian hàng, quầy sạp thuộc các ngành hàng điện máy, giày dép, vải sợi, tạp hóa, ước tính thiệt hại khoảng

5 tỉ đồng Đây là lần thứ hai chợ Di Linh bị cháy chỉ trong vòng 13 tháng, lần trước vào ngày 28/12/2005.

Lúc 11 giờ 35 ngày 11/7/2008, tại Công ty Thùy Dương thuộc khu công nghiệp Vũng Áng - Hà Tĩnh đã xảy ra một vụ hỏa hoạn dữ dội kéo dài nhiều giờ đồng hồ Toàn bộ khu chứa gỗ dăm khoảng 8000m3 sơ chế đã bị thiêu cháy hoàn toàn cùng với máy móc thiết bị nhà xưởng, tính thiệt hại của vụ hỏa hoạn này trên 10 tỷ đồng.

Lúc 14 giờ chiều nay 15/4/2008 cháy lớn đã xảy ra tại khu vực nhà xưởng của Cty liên doanh ASC Charwie (đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) Đám cháy đã thiêu rụi hơn 10.000 m2 nhà xưởng, ước tính thiệt hại hơn 10 tỷ đồng.

Năm 2008 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1.993 vụ cháy, trong đó 1.734 vụ cháy ở các cơ sở, nhà dân và 259 vụ cháy rừng “ Hỏa tặc ” đã cướp đi sinh mạng của 52 người, làm 200 người khác bị thương; thiệt hại về tài sản, trị giá 609,1 tỷ đồng và 1.500 héc-ta rừng Cháy lớn xảy ra 27 vụ, chiếm 1,35% tổng số vụ cháy, gây thiệt hại 495,14 tỷ đồng, chiếm 81,3% tổng thiệt hại Ngoài ra, trên địa bàn cả nước cũng đã xảy ra 30 vụ nổ làm chết 7 người, bị thương

34 người Thiệt hại về tài sản từ các vụ nổ ước tính trị giá gần 625 triệu đồng.

Hiện nay với lượng khí thải CO2 rất lớn từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng đã làm khí hậu trái đất ngày càng nóng lên do đó mà rủi ro cháy tự nhiên là rất cao Điều đó đã được chứng minh qua hàng loạt vụ cháy rừng xảy ra ở Malaixia, Inđônêxia và cả Việt Nam là do hạn hán kéo dài Những vụ cháy này đã thiêu trụi hàng vạn ha rừng thiệt hại lên tới hàng tỷ USD không chỉ vậy khói và bụi từ các vụ cháy còn bay sang các nước trong khu vực gây hiệu quả nặng nề về môi trường. Để đối phó với cháy con người đã sử dụng nhiều biện pháp như phòng cháy chữa cháy, nâng cao trình độ nhận thức, tuyên truyền … Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường các hoạt động sản xuất, đầu tư xây dựng… ngày một gia tăng, khối lượng hàng hóa vật tư tập trung rất lớn, công nghệ sản xuất đa dạng phong phú Nên khi xảy ra cháy họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn thậm chí là phá sản Vì vậy để khắc phục hậu quả của cháy thì bảo hiểm được coi là một biện pháp hữu hiệu nhất Khi tham gia bảo hiểm, người tham gia còn nhận được các dịch vụ tư vấn để đề phòng hạn chế tổn thất từ phía doanh nghiệp bảo hiểm.

Khi tham gia bảo hiểm nói chung cũng như bảo hiểm cháy nói riêng đều mang lại cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng những lợi ích kinh tế thiết thực:

Thứ nhất góp phần ổn định tài chính, ổn định sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp hoặc cá nhân khi gặp phải rủi ro Cháy có thể xảy ra ở bất cứ đâu mà ta không thể lường trước vì nguyên nhân xảy ra cháy rất nhiều. Những tổn thất do cháy gây ra là rất lớn như đối với cá nhân, hộ gia đình là toàn bộ giá trị tài sản nằm trong ngôi nhà của họ Còn với doanh nghiệp không những bị thiệt hại về tài sản, mà còn làm gián đoạn đến hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận cũng như uy tín của doanh nghiệp Nhưng khi tham gia bảo hiểm cháy thì cá nhân, doanh nghiệp sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường nhanh chóng kịp thời từ đó giảm gánh nặng về tài chính, nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh Từ đó họ khôi phục, phát triển kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường như vậy sẽ tạo ra ổn định chung cho xã hội.

Thứ hai tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phòng nguy cơ hỏa hoạn giúp cho cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn Khi tham gia bảo hiểm cháy, người tham gia phải nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm Phí này ngoài dùng để bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì nó còn được sử dụng trong công tác đề phòng hạn chế tổn thất Thông qua việc thông kê xác định nguyên nhân của các vụ cháy, khu vực thường xảy ra cháy,trang bị cho khách hàng những phương tiện phòng cháy chữa cháy…Ngoài ra doanh nghiệp bảo hiểm còn phối hợp với nhà nước thực hiện công tác tuyền truyền phổ biến kiến thức phòng cháy chữa cháy cho toàn dân, đầu tư trang thiết bị phòng cháy chữa cháy…Những hoạt động này không chỉ có đối tượng tham gia bảo hiểm được lợi mà xã hội cũng trở nên an toàn hơn.

Thứ ba bảo hiểm cháy là chỗ dựa tình thần cho người tham gia bảo hiểm, giúp họ yên tâm trong cuộc sống và trong hoạt động sản xuất kinh doanh Với việc đóng một khoản phí với tỷ lệ nhỏ so với giá trị tài sản tham gia bảo hiểm thì các cá nhân, doanh nghiệp sẽ nhận được sự giúp đỡ từ công ty bảo hiểm để khắc phục hậu quả khôn lường Hiện nay xu hướng tòan cầu hóa nên rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vì thế mà rất nhiều khu công nghiệp, công trình cao ốc mọc lên san sát với số vốn lên tới hàng trăm tỷ đồng mà nguy cơ cháy xảy ra ở đây là luôn thường trực Vì thế bảo hiểm cháy sẽ giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh Ngoài ra hợp đồng bảo hiểm cháy còn là một bằng chứng của sự đảm bảo để doanh nghiệp có thể vay vốn từ ngân hàng Nếu rủi ro xảy ra thì doanh nghiệp sẽ được bồi thường từ phía nhà bảo hiểm và sẽ đảm bảo khả năng trả nợ cao hơn các doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm.

Thứ tư góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước Nguồn thu chủ yếu của các công ty bảo hiểm là từ phí đóng của khách hàng Đây là nguồn vốn rất lớn góp phần đầu tư phát triển kinh tế xã hội, nộp thuế cho ngân sách Nhà nước để từ đó Nhà nước có điều kiện tái đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm cho người lao động từ đó thúc đẩy xã hội và tăng trưởng kinh tế Ngoài ra bảo hiểm cháy còn góp phần tăng thu ngoại tệ thông qua hoạt động tái bảo hiểm Vì đây là một nghiệp vụ có giá trị lớn nên để đảm bảo khả năng thanh toán cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thì hoạt động tái bảo hiểm là đương nhiên và chủ yếu cho nhà tái nước ngoài.

Thứ năm góp phần làm giảm nạn thất nghiệp - đây là vấn đề mà Chính phủ rất quan tâm và luôn tìm mọi cách để tạo ra công ăn việc làm cho xã hội.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

Đặc điểm của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

Hỏa hoạn là một trong những rủi ro mang lại hậu quả thiệt hại nặng nhất, khi cháy xảy ra có ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế, xã hội của các quốc gia chính vì thế loại hình bảo hiểm này không chỉ ra đời sớm mà còn rất phát triển Khi triển khai nghiệp vụ này ta cần phải tính đến các đặc điểm sau:

Thứ nhất đối tượng tham gia bảo hiểm rất đa dạng, đó là tất cả tài sản trong nền kinh tế Các loại tài sản trong nền kinh tế tham gia bảo hiểm gồm nhiều chủng loại khác nhau thì khả năng gặp rủi ro hỏa hoạn cũng khác nhau. Thậm chí ngay cùng một loại tài sản nhưng rủi ro liên quan đến từng bộ phận của tài sản cũng khác nhau Chính sự phức tạp này đã làm cho việc đánh giá và quản lý rủi ro cũng như việc tính phí của nhân viên bảo hiểm gặp nhiều khó khăn Nếu tính toán không chính xác, hợp lý thì một mặt sẽ ảnh hưởng đến yếu tố cạnh tranh, mặt khác sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Để khắc phục sự khó khăn này doanh nghiệp bảo hiểm đã chú trọng trong khâu đào tạo tuyển dụng để có được cán bộ chuyên môn giỏi trong khâu đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất.

Thứ hai số tiền bảo hiểm trong nghiệp vụ này thường rất lớn nên khi triển khai nghiệp vụ này các doanh nghiệp nhất tính phải tính đến việc phân tán rủi ro như tái hay đồng bảo hiểm Bởi đối tuợng tham gia bảo hiểm hỏa hoạn thường là các công trình kiến trúc, nhà máy xí nghiệp… có giá trị rất lớn.Ngoài ra các doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến tài chính của quỹ dự phòng Mặc dù có thể xác định khá chính xác phí bảo hiểm nhưng các vụ cháy xảy có biên độ dao động tổn thất là rất lớn và hậu quả khó lường Vì thế việc đảm an toàn cho quỹ dự phòng là hết sức cần thiết Và khi triển khai nghiệp vụ này nhà bảo hiểm nên phối hợp chặt chẽ với người tham gia bảo hiểm bằng một loạt các công tác nhằm đề phòng hạn chế tổn thất Nếu làm tốt công tác này thì rủi ro hỏa hoạn sẽ được hạn chế, hậu quả thiệt hại chắc chắn sẽ giảm.

Thứ ba phạm vi bảo hiểm cũng như các rủi ro của bảo hiểm là rất rộng và phong phú như: cháy, nổ, sét… các rủi ro này rất dễ xảy ra trong cuộc sống do những tác động của tự nhiên hoặc do sự cố ý của người tham gia bảo hiểm để mong kiếm được khoản bồi thường từ phía nhà bảo hiểm Do đó các doanh nghiệp bảo hiểm cần có quy định rõ ràng cụ thể về nghĩa vụ phải làm của khách hàng khi vụ chảy xảy ra để hạn chế gian lận của người tham gia bảo hiểm.

Thứ tư hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn có tính chất tái tục Cũng như hợp đồng bảo hiểm tài sản khác hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt có thời hạn bảo hiểm thường là một năm, khi hết hạn thì hợp đồng tái tục.

Vì thế mà các doanh nghiệp bảo hiểm phải đặc biệt quan tâm đến công tác dịch vụ chăm sóc khách hàng cả trước, trong và sau khi bán sản phẩm thì mới tái tục thành công.

Thứ năm các hoạt động trong nghiệp vụ hỏa hoạn đặc trưng mang tính kỹ thuật Vì đối tượng là các máy móc kỹ thuật, công trình xây dựng… nên quá trình triển khai sẽ liên quan nhiều đến yếu tố kỹ thuật Điều này được thể hiện rõ ở từng khâu: xác định giá trị bảo hiểm, phân chia đơn vị rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất, xác định nguyên nhân cháy, giá trị thiệt hại.Bên cạnh đó bảo hiểm hỏa hoạn là nghiệp vụ có liên quan đến chuyên môn phòng cháy chữa cháy nên việc giám định và giải quyết bồi thường là hết sức phức tạp đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm.

Đối tượng và phạm vi bảo hiểm

Các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải xác định chính xác đối tượng bảo hiểm để chuẩn bị phương án: đánh giá quản lý tốt rủi ro,tính phí đúng phù hợp và có kế hoạch kết hợp với chủ tài sản xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy hiệu quả nhất. Đối tượng của bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt là tất cả các loại tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các cá nhân đơn vị trong kinh tế. Đối tượng này tương đối rộng và được phân loại theo các nhóm sau:

 Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng( trừ đất đai).

 Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.

 Sản xuất vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho.

 Nguyên vật liệu sản phẩm làm dở thành phẩm, thành phẩm trên dây truyền sản xuất.

 Các loại tài sản khác ( kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn).

Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm Trong bảo hiểm cháy thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại sau:

 Thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản.

 Chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau cháy.

 Chi phí dọn dẹp hiện trường. a Rủi ro được bảo hiểm

A Hỏa hoạn gồm : cháy, sét, nổ.

 Cháy: được bảo hiểm nếu hội tụ cả ba yếu tố

+ Thực sự phát ra ánh lửa.

+ Ngọn lửa đó không phải là lửa chuyên dùng.

+ Lửa đó phải là bất ngờ, ngẫu nhiên.

+ Động đất, núi lửa phun hoặc biến động khác của thiên nhiên. + Thiệt hại gây ra bởi: tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt, hoặc đang trong quá trình xử lý có nhiệt, hoặc tài sản bị đốt cháy theo lệnh của bất kỳ cơ quan công quyền nào hoặc cháy do lửa ngầm dưới đất.

+ Bất kỳ thiệt hại nào gây ra bởi hoặc do hậu quả của việc cháy rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoang mạc, rừng nhiệt đới dù là ngẫu nhiên hay không hoặc đốt với mục đích làm sạch đất đai.

 Sét đánh: người tham gia bảo hiểm sẽ được bồi thường cho rủi ro này nếu tham gia bảo hiểm và tài sản bị phá hủy do sét đánh trực tiếp gây cháy Nnếu sét đánh không gây cháy, phát ra lửa mà ảnh hưởng đến tài sản thì không được bồi thường.

 Nổ: nồi hơi hoặc hơi đốt sử dụng với mục đích duy nhất là phục vụ sinh hoạt nhưng loại trừ thiệt hại gây ra do động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên.

 Thiệt hại xảy ra đối với nồi hơi, bình đun nước bằng hơi tiết kiệm (economizers), bình chứa, máy móc hoặc thiết bị có sử dụng áp lực hoặc đối với các chất liệu chứa trong các máy móc thiết bị đó do chúng bị nổ.

 Thiệt hại gây ra bởi hoặc do hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của các hành động khủng bố của một người hoặc một nhóm người nhân danh hoặc có liên quan đến bất kỳ tổ chức nào.

C Máy bay và các phương tiện hàng không hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi trúng.

D Gây rối, đình công, công nhân bê xưởng hoặc những hành động của những người tham gia các cuộc gây rối lao động hay những người có ác ý không mang tính chất chính trị Nhưng loại trừ những thiệt hại sau:

 Do tịch thu, phá hủy hoặc trưng dụng theo lệnh của Chính phủ và nhà cầm quyền.

 Tổn thất do mất thu nhập, tổn thất do chậm trễ, tổn thất do mất thị trường hay bất kỳ tổn thất thiệt hại nào mang tính chất hậu quả hoặc mang tính chất gián tiếp khác dưới bất kỳ hình thức nào.

E Hành động ác ý Thiệt hại đối với tài sản mà nguyên nhân trực tiếp là hành động ác ý của bất cứ người nào nhưng loại trừ những thiệt hại do trộm cắp hay cố gắng thực hiện hành động trộm cắp BIC chỉ đồng ý bảo hiểm rủi ro này khi người được bảo hiểm mua bảo hiểm cho rủi ro D.

F Động đất hoặc núi lửa phun, bao gồm cả lụt và nước biển tràn do hậu quả của động đất, núi lửa phun hoặc cháy do lửa ngầm dưới đất.

G Giông bão nhưng loại trừ thiệt hại

 Nước thoát ra khỏi ranh giới của các nguồn nước tự nhiên hay nhân tạo hoặc bất kỳ thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn nước và lụt do nước biển.

 Gây ra do sương mù, lún hoặc sụt lở đất

 Hàng rào, cổng ngõ và các động sản ngoài trời bị hư hại.

 Xảy ra đối với các tòa nhà đang trong giai đoạn xây dựng, sủa chữa trừ khi tất cả các cửa, lỗ hổng của tòa nhà đã được hoàn thành.

I Nước thoát ra từ các bể chứa nước, thiệt hại chưa nước hoặc đường ống dẫn nước nhưng loại trừ thiệt hại do nước thoát ra hay rò rỉ từ hệ thống chữa cháy tự động hoặc thiệt hại đối với bất kỳ ngôi nhà nào bỏ trống hoặc không có người sử dụng.

Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới của tài sản được bảo hiểm Việc xác định chính xác giá trị của tài sản là quan trọng vì đó là căn cứ để bồi thường chính xác giá trị thiệt hại khi có rủi ro xảy ra.

Tài sản tham gia bảo hiểm cháy thường có giá trị lớn và rất khác nhau bởi vậy khi xác định giá trị bảo hiểm cũng phải chia ra thành từng loại:

 Giá trị của văn phòng nhà xưởng được xác định theo giá trị mới hoặc giá trị còn lại

+ Giá mới là giá xây dựng ngôi nhà gồm cả chi phí khảo sát thiết kế. + Giá trị còn lại bằng giá mới trừ đi hao mòn theo thời gian Hao mòn theo thới gian được tính theo mức khấu hao thực tế trên sổ sách kế toán.

 Giá trị bảo hiểm của máy móc, thiết bị và các loại tài sản cố định được xác định dựa trên cơ sở giá mua mới bao gồm cả chi phí lắp đặt hoặc giá trị còn lại.

 Giá trị bảo hiểm của thành phẩm, bán thành phẩm được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất.

 Giá trị bảo hiểm của hàng hóa mua về để trong kho, cửa hàng được xác định trên cơ sở giá mua cộng với chi phí chuyên chở.

Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm và được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm Đây là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Nó chính là giới hạn trách nhiệm của nhà bảo hiểm Tức là, trong bất kỳ trường hợp tổn thất nào thì số tiền bồi thường của nhà bảo hiểm không được vượt quá số tiền bảo hiểm.

Cở sở để xác định số tiền bảo hiểm là giá trị bảo hiểm Tùy theo từng đối tượng tham gia bảo hiểm mà có cách xác định số tiền bảo hiểm khác nhau. Đối với tài sản cố định thì căn cứ vào giá trị bảo hiểm của tài sản Đối với tài sản lưu động là giá trị thường xuyên biến động Do vậy mà có hai phương án xác định số tiền bảo hiểm.

 Theo giá trị trung bình của tài sản tức là khách hàng tham gia bảo hiểm ước tính và thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết giá trị của hàng hóa trung bình trong kho, cửa hàng Trong thời gian bảo hiểm giá trị trung bình này được coi là số tiền bảo hiểm Khi tổn thất xảy ra thì doanh nghiệp bồi thường thiệt hại thực tế không vượt quá giá trị trung bình này.

 Theo giá trị tối đa tức là khách hàng tham gia bảo hiểm căn cứ vào giá trị tài sản tối đa ở một thời điểm nào đó để kí hợp đồng tham gia bảo hiểm Như vậy nhà bảo hiểm và khách hàng phải thỏa thuận 3 vấn đề:

+ Tính toán số tiền bồi thường nếu rủi ro xảy ra.

Mỗi một phương án đều có những phức tạp riêng, tuy nhiên nếu tính toán theo giá trị trung bình cũng đơn giản hơn, dễ theo dõi hơn bởi vậy giúp cho nhà bảo hiểm dễ tính toán và đi đến kí kết.

Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm phải nộp cho công ty bảo hiểm ngay sau khi cấp đơn Việc xác định chính xác phí sẽ quyết định đến kết quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty Phí bảo hiểm có thể nộp một lần hoặc nhiều lần do 2 bên thỏa thuận Mức phí tuyệt đối được tính toán như sau:

Trong đó: Sb : số tiền bảo hiểm

Nhà bảo hiểm cần phải tính toán phí bảo hiểm sau đó lập thành 1 bảng tỷ lệ phí ứng với từng loại tài sản hoặc từng nhóm tài sản R1 phụ thuộc vào các yếu tố:

 Vật liệu xây dựng nên công trình bảo hiểm.

+ Công trình loại D: sử dụng vật liệu nặng khó bắt lửa.

+ Công trình loại N: sử dụng vật liệu trung gian đó là vật liệu nhiều chất hóa học trộn với vật liệu thiên nhiên.

+ Công trình loại L: sử dụng vật liệu dễ bắt lửa.

 Ảnh hưởng của các tầng nhà.

 Cách phân chia đơn vị rủi ro.

 Bao bì đóng gói chủng loại hàng hóa và cách thức xếp đặt. Đa số các loại tài sản tham gia bảo hiểm có tỷ lệ phí thuần được xác định trên cơ sở: tổng giá trị số đơn vị rủi ro tham gia bảo hiểm và tổng số đơn vị rủi ro tham gia bị hỏa hoạn hoặc tổng số tiền bảo hiểm hỏa hoạn và tổng số tiền bồi thường tổn thất Trường hợp này thường được áp dụng với các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh được một số năm nhất định Đối với công ty mới thành lập thì dựa vào biểu phí của nước ngoài sau đó điều chỉnh cho phù hợp.

Với đơn vị rủi ro có tính đồng nhất cao

Tổng số đơn vị rủi ro tham gia bảo hiểm bị hỏa hoạn

Tổng số đơn vị rủi ro tham gia bảo hiểm hỏa hoạn Hoặc đối với tài sản phức tạp đa dạng

Tổng số tiền bồi thường hỏa hoạn

Tổng số tiền bảo hiểm hỏa hoạn

Trong thực tế việc xác định R1 lại có một loạt vấn đề phức tạp vì kết cấu của một loại tài sản thường rất khác nhau, khả năng chịu lửa cũng khác nhau Trong khi đó khách hàng chỉ muốn tham gia bảo hiểm trọn gói vì vậy nhà bảo hiểm còn có 2 cách tính R1 chủ yếu sau:

Cách 1 : Xác định R1 theo phân loại

Phương pháp này phù hợp với tái sản tương đối đồng nhất: nhà cửa, công trình kiến trúc Theo phương pháp này cần phải kết hợp các đơn vị có thể so sánh với nhau cùng một loại sau đó tính tỷ lệ phí cho mỗi loại Khi xác định R1 theo phân loại cần chú ý đến: vật liệu xây dựng, khả năng phong cháy chữa cháy của người sử dụng, hiện vật bố trí bên trong bên ngoài.

Cách 2 : Xác định R1 theo danh mục được thực hiện theo các bước.

Bước 1: Rà soát lại danh mục tài sản tham gia bảo hiểm sau đó phân chia thành các danh mục khác nhau.

Bước 2: Căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh để chọn tỷ lệ phí thích hợp trong bảng tỷ lệ phí sẵn có.

Bước 3 : Điều chỉnh tỷ lệ phí đã chọn theo các yếu tố tăng, giảm phí.

Hợp đồng bảo hiểm

2.5.1 Nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận của người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm, theo đó người tham gia phải nộp phí bảo hiểm còn nhà bảo hiểm sẽ chi trả tiền bồi thường khi rủi ro xảy ra.

Khi soạn thảo hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

 Nguyên tắc công bằng hai bên cùng có lợi: tức là hai bên phải tôn trọng lợi ích của nhau và phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định.

 Nguyên tắc bàn bạc thống nhất: các bên tham gia phải tỏ rõ ý muốn của mình và phải đạt được sự thống nhất về ý muốn đó để hạn chế việc hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn.

 Nguyên tắc tự nguyện: các bên tham gia bảo hiểm không được dựa vào ưu thế kinh tế hoặc ý muốn của mình để ép bên kia ký kết hợp đồng.

 Nguyên tắc không làm tổn hại lợi ích chung của xã hội.

Nội dung của hợp đồng thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia và được ghi dưới điều khoản hợp đồng Hợp đồng bảo hiểm thường gồm có các nội dung cơ bản sau:

 Thông tin về công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.

 Đối tượng, địa điểm tham gia bảo hiểm.

 Thời hạn bảo hiểm và hiệu lực hợp đồng: thời hạn bảo hiểm thường là 1 năm kể từ ngày nộp phí cho đến 16giờ chiều ngày cuối cùng của thời hạn bảo hiểm Sau khi kết thúc hợp đồng người tham gia có thể yêu cầu công ty bảo hiểm tiến hành tái tục Hiệu lực bảo hiểm tính từ khi hai bên ký kết hợp đồng và khách hàng nộp phí bảo hiểm theo đúng qui định.

 Rủi ro được bảo hiểm.

 Quyền lợi được bảo hiểm.

 Điều kiện và điều khoản bảo hiểm: đây là các điều khoản bổ sung với hạn mức trách nhiệm tối đa của nhà bảo hiểm với việc: cải tạo và sửa chữa, bổ sung tài sản cố định, chi phí chữa cháy, các tài sản bên ngoài, phí chuyên gia, chi phí dọn dẹp hiện trường, phí khôi phục dữ liệu…

 Mức miễn bồi thường: là số tiền mà người tham gia phải tự gánh chịu trong trường hợp có tổn thất xảy ra Có 2 loại miễn thường

+ Miễn thường có khấu trừ là người bảo hiểm chỉ giải quyết bồi thường số tiền vượt mức khấu trừ quy định

+ Miễn thường không khấu trừ là số tiền được thỏa thuận trước trong hợp đồng, khi số tiền khiếu nại tổn thất nhỏ hơn số tiền đó thì công ty bảo hiểm không bồi thường, khi lớn hơn thì sẽ bồi thường không khấu trừ.

 Phí bảo hiểm và cách thức nộp phí: có thể thanh toán 1 lần hoặc nhiều lần và phương thức thanh toán có thể là tiền mặt hoặc chuyển khoản.

 Trách nhiệm của các bên.

 Các điều khoản chung về hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hay hợp đồng chỉ được bổ sung khi có sự đồng ý của cả hai bên Các bên sẽ nỗ lực giải quyết các bất đồng phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

2.5.2 Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

2.5.2.1 Đối với người tham gia.

 Quyền lợi của người tham gia.

+ Chọn doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Yêu cầu được giải thích các điều khoản, điều kiện bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận, được trả tiền bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

+ Có quyền hủy bỏ hợp đồng hoặc thay đổi một số điều khoản.

Có quyền tái tục khi hợp đồng hết hiệu lực.

 Nghĩa vụ của người tham gia.

+ Tuân thủ các quy định đã nêu trong đơn bảo hiểm và các điều khoản của hợp đồng, cung cấp đầy đủ và chính xác mọi thông tin liên quan đến rủi ro được bảo hiểm trước khi mua bảo hiểm mà bên bảo hiểm cần tìm.

+ Tạo điều kiện và hỗ trợ cán bộ bảo hiểm tham gia khảo sát, đánh giá rủi ro tài sản trước khi mua bảo hiểm và khi có tổn thất xảy ra.

+ Đóng phí đầy đủ theo thời gian và phương thức đã thỏa thuận.

+ Thông báo cho doanh nghiệp ngay khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến tài sản bị tổn thất theo hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

2.5.2.2 Đối với công ty bảo hiểm.

 Quyền lợi của công ty bảo hiểm.

+ Yêu cầu khách hàng áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất theo qui định của pháp luật.

+ Hủy bỏ hợp đồng hoặc từ chối trả tiền bồi thường cho khách hàng khi có hiện tượng trục lợi và vi phạm các điều khoản hợp đồng.

 Nghĩa vụ của công ty bảo hiểm.

+ Cung cấp cho khách hàng bộ hợp đồng bảo hiểm bao gồm: hợp đồng bảo hiểm và đơn bảo hiểm, thông báo thu phí bảo hiểm.

+ Thực hiện nghiêm túc việc giải quyết khiếu nại, bồi thường cho khách hàng trên cơ sở đơn bảo hiểm và các điều khoản bổ sung.

+ Khi xảy ra tổn thất phải phối hợp với khách hàng và các bên liên quan để đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tổn thất, phối hợp với khách hàng và tổ chức giám định để giám định tổn thất nhanh nhất, đảm bảo tính chính xác.

+ Hướng dẫn kịp thời đầy đủ, cụ thể các yêu cầu về lập hồ sơ khiếu nại cần thiết để yêu cầu bồi thường tổn thất hay thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm.

+ Phối hợp với các bên liên quan thu thập hồ sơ bồi thường khi xảy ra tổn thất, thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm.

Giám định và bồi thường

2.6.1 Quy trình giám định tổn thất.

Quy trình giảm định tổn thất hỏa hoạn thường được chia ra thành các bước cụ thể như sau:

Bước 1 : Nhận thông tin tổn thất Sau khi nhận được thông báo thì người có được giao nhiệm vụ có trách nhiệm

 Thu thập những thông về tên và địa chỉ điện thoại người phụ trách giải quyết tổn thất bảo hiểm của khách hàng và sau đó có thể thu thập thêm thông tin:

+ Đối tượng, địa điểm và thời điểm xảy ra tổn thất.

+ Sơ đồ diễn biến và nguyên nhân tổn thất.

+ Mức độ và giá trị thiệt hại ước tính.

+ Hướng biện pháp hạn chế tổn thất đã áp dụng.

 Yêu cầu người được bảo hiểm cung cấp thông báo tổn thất bằng văn bản và cập nhật thông tin vào sổ khiếu nại hàng năm của đơn vị.

 Hướng dẫn người được bảo hiểm lập thông báo tổn thất theo mẫu hướng dẫn của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt.

Bước 2 : Xử lý thông tin tổn thất.

 Thu thập các thông tin hoặc tài liệu liên quan đến bảo hiểm cho đối tượng tổn thất như.

+ Hồ sơ khai thác để kiểm tra các thông tin: Đối tượng tổn thất có tham gia bảo hiểm không, tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm không hay tình hình đóng phí của khách hàng.

+ Các thỏa thuận về thông báo và phối hợp giải quyết liên quan khác như: trách nhiệm đồng bảo hiểm, chỉ định giám định độc lập

+ Các quy định phối hợp và thông báo tái bảo hiểm khi phát sinh giải quyết tổn thất.

 Báo cáo ngay cho cấp trên và đề xuất phương án xử lý.

 Đối với những tổn thất lớn hoặc phức tạp đòi hỏi có kiến thức chuyên ngành thì các đơn vị có thể sử dụng các dịch vụ công tác giám định bồi thường: giám định thiệt hại, tính toán tổn thất…

Bước 3: Giám định tại hiện trường.

Công tác giám định được thực hiện dưới sự có mặt của người tham gia bảo hiểm Và đây cũng là khâu quan trọng vì nó là căn cứ để xét giải quyết bồi thường Như vậy giám định viên phải thực hiện một số công việc:

 Thu thập thông tin về tổn thất.

 Chụp ảnh, mô tả hiện trường đồng thời đánh giá sơ bộ diễn biến, nguyên nhân tổn thất

 Đề xuất và phối hợp với người được bảo hiểm cùng cơ quan liên quan khác thực hiện biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất.

 Lập biên bản hiện trường mô tả chi tiết hiện trạng, nêu sơ bộ diễn biến và dự đoán nguyên nhân tổn thất, ước tính mức độ thiệt hại, ý kiến của các bên liên quan.

Bước 4 : Lập báo cáo giám định.

 Kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của hồ sơ nếu phát hiện thấy thiếu sót hoặc không hợp lý thì phải có văn bản yêu cầu người được bảo hiểm bổ sung hoặc giải trình rõ ràng.

 Khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì phải tiến hành xem xét các chứng cứ tài liệu để đư ra kết luận chính xác về thiệt hại Từ đó lập báo cáo giám định cuối cùng nêu rõ nguyên nhân và mức độ tổn thất.

Bước 5: Đưa ra phương án giải quyết.

 Lập tờ trình phương án giải quyết gồm: trách nhiệm bảo hiểm, xác định giá trị thu hồi, mức khấu trừ, chế tài…

 Trình duyệt phương án giải quyết.

Căn cứ vào biên bản giám định nhà bảo hiểm tiến hành bồi thường cho người tham gia bảo hiểm theo một trong hai phương pháp sau:

Phương pháp 1: Bồi thường theo qui tắc tỷ lệ số tiền bảo hiểm.

 Nếu tại thời điểm xảy ra cháy mà số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm thì.

Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế * Số tiền bảo hiểm

 Nếu tại thời điểm xảy ra hỏa hoạn mà giá trị thực tế của tài sản bằng số tiền bảo hiểm thì số tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất thực tế.

 Nếu tại thời điểm xảy ra hỏa hoạn mà giá trị thực tế của tài sản trên thị trường lớn hơn giá trị tài sản khi tham gia bảo hiểm thì.

Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế * Giá trị tài sản khi tham gia bảo hiểm

Giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất

 Nếu tại thời điểm tài sản bị phá hủy khi mà tài sản đó được bảo hiểm bằng một hợp đồng bảo hiểm khác thì trong bất kỳ trường hợp nào nhà bảo hiểm cũng chỉ bồi thường theo mức tổn thất phân bổ cho hợp đồng mà mình bảo hiểm theo tỷ lệ.

Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế *

Giá trị tài sản đánh giá khi tham gia bảo hiểm Giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất

Phương pháp 2:Bồi thường theo qui tắc tỷ lệ phí.

Trong bảo hiểm cháy thì chi phí bảo hiểm rất cao do vậy mà số tiền bảo hiểm mà khách hàng lựa chọn thường rất lớn nên khách hàng thường thỏa thuận nộp phí làm nhiều lần Trong trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng cách tính phí này.

Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế Phí bảo hiểm đã đóng

Phí bảo hiểm lẽ ra phải đóng

CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM

Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh bảo hiểm

Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, một loại hình bảo hiểm và cả doanh nghiệp được phản ánh ở hai chỉ tiêu chủ yếu: Doanh thu và Lợi nhuận.

Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm Nó là chỉ tiêu để tính toán và phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm

Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi ra trong kỳ phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh trong vòng một năm.

Qua 2 chi tiêu trên ta xác định được lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong năm Có 2 chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập cá nhân

Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận cũng có thể tính riêng cho từng nghiệp vụ Nhưng khi tính toán cần chú ý: các khoản thu, chi nào có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ thì tính cho nghiệp vụ đó còn chi phí quản lý thì được phân bổ theo tỷ lệ doanh thu phí của nghiệp vụ so với tổng doanh thu phí bảo hiểm nói chung.

TÌNH HÌNH TRIỀN KHAI BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

1.1 Lịch sử hình thành công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là xu thế tất yếu, nhất là trong bối cảnh hội nhập toàn diện Kinh tế thị trường đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm Sự phong phú về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tốc độ tăng trưởng cao về kinh tế, mức thu nhập ngày càng cao của nhiều tầng lớp dân cư, tính đa dạng phức tạp của các loại rủi ro là những nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến việc hình thành nhu cầu về bảo hiểm trong xã hội.Trải qua quá trình hoạt động và phát triển, cùng với việc mở cửa thị trường trong bối cảnh hội nhập đã có rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm ra đời.

Tiền thân của Công ty bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và Phát triển (BIC) là Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Bảo hiểm QBE của Australia, được thành lập và hoạt động theo giấy phép đầu tư số 2126/GP của Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 1999 Sau 6 năm hoạt động, công ty chưa đáp ứng được mong đợi của hai bên đối tác, BIDV đã quyết định mua lại phần vốn góp của QBE trong Liên doanh Ngày 28/12/2005, sau giao dịch chuyển nhượng vốn và theo giấy phép điều chỉnh số 11/GPDC4/KDBH ngày

27/12/2005 của Bộ trưởng bộ Tài chính, hội đồng quản trị BIDV đã ký quyết định thành lập Công ty Bảo hiểm BIDV và BIC chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2006.

Bộ Tài chính đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động số 11GP/KDNH cho BIC vào ngày 10 tháng 4 năm 2006 với thời hạn hoạt động là 89 năm. Theo Quyết định số 292/QĐ - HĐQT ngày 28 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ban đầu thành lập BIC có vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, do Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đầu tư 100% vốn, có con dấu riêng và hạch toán độc lập Do quá trình phát triển nhanh chóng của BIC, từ thời điểm đó tới nay, Bộ Tài chính đã thêm 5 lần cấp giấy phép điều chỉnh hoạt động cho BIC, bao gồm:

Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC1/KDBH ngày 10/05/2006 cho phép BIC thành lập các chi nhánh tại Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng.

Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC2/KDBH ngày 27/09/2006 cho phép BIC thành lập các chi nhánh tại Bình Định, Tây Nguyên, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ.

Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC3/KDBH ngày 17/10/2006 nâng vốn điều lệ của BIC lên 200 tỷ VNĐ.

Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC4/KDBH ngày 07/09/2007 nâng vốn điều lệ của BIC lên 500 tỷ VNĐ và thành lập thêm 3 chi nhánh tại

Hà Nội, Hải Dương và Quảng Ninh.

Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC5/KDBH ngày22/08/2008 cho phép BIC thành lập thêm 7 chi nhánh mới: Tây Hà Nội, Tây Bắc, Thái Nguyên, Đông Bắc, Khánh Hòa, Bắc Tây Nguyên và Bình Dương. Đây là giao dịch chuyển nhượng vốn đầu tiên của thị trường bảo hiểmViệt Nam, một trong 10 sự kiện của ngành bảo hiểm Việt Nam năm 2006 và đặc biệt hơn, đây là lần đầu tiên có một doanh nghiệp Việt Nam mua lại một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Công ty Bảo hiểm BIC được hình thành trong chiến lược chuyển đổi mô hình của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành một Tập đoàn tài chính hàng đầu của Việt Nam

1.2.Giới thiệu về công ty BIC.

Tên Việt Nam : Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Tên tiếng anh : BIDV Insurance Company / Tên viết tắt : BIC.

Sologan : Tận tâm cho sự an tâm

1.2.2 Trụ sở chính. Địa chỉ : Tầng 10, tháp A, Vincom City Towers, 191 Bà

Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại : (84-4)3 220 0282

Email : bic@bidv.com.vn.

Giám đốc : Ông Phạm Quang Tùng

Hiện nay BIC còn có 19 chi nhánh và 30 phòng kinh doanh khu vực và 1000 đại lý đặt tại các tỉnh thành trong cả nước Tất cả các chi nhánh của BIDV tại các tỉnh và thành phố trên toàn quốc là đại lý bảo hiểm của BIC.

1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của từng bộ phận.

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.

1.3.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận.

 Trụ sở chính có vai trò định hướng, quản lý, điều hành, hỗ trợ kinh doanh nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, giám sát các hoạt động kinh doanh.

 Các chi nhánh thực hiện các hoạt động kinh doanh theo hướng phát triển của công ty, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng, nghiên cứu phát triển thị trường và thực hiện các hoạt động sau bán hàng.

+ Phòng phát triển kinh doanh tiến hành khai thác các sản phẩm bảo hiểm và thực hiện trọn gói các khâu: chào bán, cấp đơn và hoàn thành thủ tục cấp đơn bảo hiểm.

+ Phòng phi hàng hải tham mưu cho ban giám đốc và thực hiện quản lý toàn diện hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhóm nghiệp vụ phi hàng hải trong toàn công ty.

+ Phòng hàng hải đầu mối tiếp nhận, thẩm định, duyệt, trình duyệt chấp nhận rủi ro các đơn hợp đồng bảo hiểm vượt thẩm quyền của các chi nhánh và đơn vị kinh doanh trực thuộc Công ty đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải.

+ Phòng tài sản kỹ thuật quản lý các hoạt động kinh doanh bảo hiểm tài sản kỹ thuật như: bảo hiểm rủi ro xây dựng lắp đặt, Bảo hiểm đổ vỡ máy móc, bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm nồi hơi…

+ Phòng đầu tư có nhiệm vụ xác định phương thức và cách thức tiến hành đầu tư để thu lại được lợi nhuận cho công ty.

+ Phòng dự án chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty trong việc xây dựng, quản lý, theo dõi và triển khai thực hiện các kế hoạch của công ty

+ Phòng tái bảo hiểm có nhiệm vụ xem xét các hợp đồng bảo hiểm có mức trách nhiệm lớn hơn mức giới hạn trách nhiệm của công ty và tiến hành tìm các nhà tái phù hợp.

+ Phòng giám định bồi thường trực tiếp tiến hành công tác giám định, bồi thường theo trách nhiệm của mình Kiểm tra giám sát hoạt động bồi thường tại các đơn vị trực thuộc công ty.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI BIC

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam năm qua đã có một bước tăng trưởng khả quan Là một trong những nghiệp vụ mũi nhọn của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt năm qua tăng khá, đóng góp đáng kể vào mức tăng toàn thị trường nói chung và của BIC nói riêng Và những thuận lợi chủ yếu giúp BIC có được thành công trong nghiệp vụ này phải kể đến.

Thứ nhất môi trường pháp lý đã có nhiều thay đổi Nhiều chính sách chế độ quản lý của cơ quan Nhà nước chức năng được ban hành có tác động tích cực tới thị trường Môi trường pháp lý thuận lợi đó đã thúc đẩy thị trường bảo hiểm xe hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tăng trưởng lâu dài Cụ thể: thông tư82/TCLN ban hành ngày 31/12/1991 có qui định “ Nhà nước không cho phép ghi giảm vốn ở trường hợp tài sản bị tổn thất do những rủi ro mà công ty bảo hiểm trong nước đã tiến hành triển khai ” Như vậy để bảo vệ hoạt động của doanh nghiệp trước những nguy cơ, trong đó hỏa hoạn thì biện pháp tối ưu,hiệu quả nhất đó là mua bảo hiểm Hơn nữa, trong loại hình bảo hiểm bắt buộc có bảo hiểm hỏa hoạn điều này được ghi rõ tại mục 2 điều 8 của luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 Và trong điều 9 của luật PCCC năm 2001 cũng qui định những doanh nghiệp phải mua bảo hiểm hỏa hoạn Trong thời gian vừa qua bảo hiểm hỏa hoạn đã nhận được sự hỗ trợ về mặt pháp lý từ phía Nhà nước: thông qua nghị định 130/2006/NĐ-CP năm 2006 của Chính phủ qui định về chế độ bảo hiểm hỏa hoạn nổ bắt buộc và quyết định 28//2007/QĐ-BTC năm 2007 qui định về biểu phí bảo hiểm hỏa hoạn bắt buộc Với hiệu lực của 2 văn bản pháp luật này ngoài việc tạo ra một tiềm năng khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt to lớn đối với BIC còn góp phần lành mạnh hóa thị trường bảo hiểm hỏa hoạn, với định hướng tăng cường năng lực và chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, xóa bỏ dần cạnh tranh dưới hình thức giảm phí vô tội vạ.

Thứ hai dấu hiệu khởi sắc của môi trường đầu tư nước ngoài, sự hình thành và phát triển của các Tổng công ty Nhà nước cũng như sự lớn mạnh về qui mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp tư nhân theo hướng không ngừng minh bạch hóa về quản lý tài chính, cắt giảm chi phí cùng với trình độ nhận thức về bảo hiểm của nhiều tầng lớp dân cư đã được cải thiện đáng kể sẽ là những tiền đề quan trọng để bảo hiểm hỏa hoạn phát triển.

Thứ ba với thế mạnh là một công ty bảo hiểm của BIDV ,cùng đội ngũ cán bộ đã có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Vì vậy ngoài kênh bán hàng truyền thống BIC còn thúc đẩy mạnh mẽ kênh bán hàng Bancassurance trên toàn bộ hệ thống BIDV và nhiều ngân hàng khác BIC đã tận dụng tối đa lợi thế quy mô hoạt động và mạng lưới BIDV dựa vào nền tảng khách hàng do BIDV giới thiệu Đây là một lợi thế của công ty so với các doanh nghiệp bảo hiểm khác Khách hàng thường đến ngân hàng vay vốn chủ yếu cho cho các dự án, công trình hay mua sắm trang thiết bị để mở rộng sản xuất… với số tiền bảo hiểm rất lớn Những tài sản này đều thuộc đối tượng bảo hiểm nên đã được BIC khai thác triệt để.

Thứ tư bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt đã được triển khai ngay từ khi công ty mới thành lập với tên gọi là Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc Khi BIDV mua lại cổ phần của QBE trong liên doanh thì tiếp tục phát triển nghiệp vụ này trở thành sản phẩm truyền thống với doanh thu tương đối cao Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của Liên doanh nên nghiệp vụ này có nhiều điệu kiện để ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn về kỹ thuật.

Có được kết quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tương đối tốt như hiện nay thì BIC cũng phải đương đầu với những khó khăn.

Thứ nhất cơn bão tài chính bắt đầu từ những tháng cuối năm 2007 này đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước trên thế giới bị chững lại, suy thoái và nhiều nước trước đây có tốc độ tăng trưởng khá thì nay đã phải điều chỉnh tốc độ tăng trưởng giảm đi, trong đó có Việt Nam Đây là vấn đề mấu chốt nhất có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính nói chung và thị trường bảo hiểm Việt Nam nói riêng Kinh tế - xã hội nước ta năm 2008 có nhiều biến động: Giá dầu thô, lương thực, thực phẩm nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước, lạm phát gia tăng Trước tình hình trên Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp trong đó có thắt chặt tiền tệ, kìm chế tăng giá, tiết giảm đầu tư và tiết kiệm. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng lớn tới ngành bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt nói riêng.

Thứ hai trong điều kiện môi trường ngành hướng tới thị trường mở với sự hoạt động năng động của một số công ty bảo hiểm mới Thách thức cơ bản mà BIC phải đối mặt trong lĩnh vực này là từ sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ chính là Bảo Việt, Bảo Minh và Pjico về phương thức tiếp cận khách hàng, cơ chế tài chính Theo cam kết WTO thì kể từ ngày 1/1/2008, doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc và Việt Nam cũng cho phép thành lập chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO đối với dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ…Sự tham gia này sẽ tạo sức ép cạnh tranh lớn với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cũng như BIC Hiện nay trên thị trường có nhiều doanh nghiệp sử dụng công cụ cạnh tranh hạ phí để giành giật khách hàng chiếm lĩnh thị phần Tỷ lệ phí bảo hiểm cho các đơn bảo hiểm tài sản vẫn tiếp tục giảm mạnh Vấn đề càng trở nên đáng báo động khi tình trạng hạ phí không chỉ xảy ra đối với các rủi ro tốt mà ngay cả đối với các rủi ro có độ nguy hiểm cao như da giầy, may mặc Bên cạnh việc hạ phí thì điều kiện điều khoản bảo hiểm cũng tiếp tục mở rộng Những vấn đề tồn tại cơ bản của thị trường bảo hiểm hỏa hoạn Việt Nam thời gian vừa qua đã tiếp tục tạo những khó khăn cho chính các công ty trên thị trường, trong đó có BIC khi thu xếp tái bảo hiểm với thị trường quốc tế.

Thứ ba ý thức về việc mua bảo hiểm hỏa hoạn nổ không chỉ với nhiều doanh nghiệp mà cả với người dân chưa cao, chủ yếu là do người dân chưa quen với việc bảo hiểm tài sản Nhiều doanh nghiệp mặc dù có lợi nhuận rất cao nhưng họ cũng không muốn tham gia bảo hiểm, họ không coi đây là một khoản chi phí bắt buộc mà xem là một chi phí có thể tiết kiệm Vì thế ngay cả khi Nhà nước quy định những cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ hỏa hoạn, nổ cao phải mua bảo hiểm hỏa hoạn thì những doanh nghiệp này tìm mọi cách trốn tránh Hiện nay cả nước có khoảng 60.000 doanh nghiệp nhưng mới chỉ có 10% các doanh nghiệp mua bảo hiểm hỏa hoạn, nên đây đâng là một thị trường hết sức rộng lớn chưa được khai thác Do vậy mà doanh nghiệp bảo hiểm cần có chiến lược tuyên truyền thật rộng rãi để doanh nghiệp và người dân nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thân của bảo hiểm để thay đổi thói quen “ tự chịu rủi ro” từ bao đời nay.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC TRIÊN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

đã làm nhiều cán bộ chuyển sang công ty khác vì vậy mà kéo theo cả lượng khách hàng cũ không tái tục tại BIC Sự mất đi khách hàng đã ảnh hưởng đến doanh thu của nghiệp vụ và của toàn công ty

2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TRIÊN KHAI NGHIỆP

VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT.

2.1 Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo để không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ khai thác.

Nhân lực là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của mỗi công ty Vì vậy, các doanh nghiệp không tiếc công sức đầu tư cho công tác tuyển dụng với mong muốn xây dựng được đội ngũ nhân sự trình độ cao Đặc biệt đối với ngành kinh doanh dịch vụ như bảo hiểm thì chất lượng đội ngũ khai thác viên là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của công ty Vì quá trình khai thác mọi thái độ, phong cách làm việc của cán bộ khai thác có ảnh hưởng quyết định đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời đây cũng là lực lượng tạo nguồn thu chủ yếu cho công ty Trong khi đấy, nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là một nghiệp vụ phức tạp yêu cầu người làm công tác khai thác không những có trình độ chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm, kỹ năng khai thác chuyên nghiệp và am hiểu về công tác phòng cháy chữa cháy.

Cán bộ khai thác phải đảm nhiệm nhiều khâu như: tìm kiếm, thuyết phục khách hàng, đánh giá rủi ro, quản lý hợp đồng bảo hiểm, thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất Vì vậy mà BIC cần nên xây dựng một quy trình tuyển dụng khoa học, chính xác và hợp lý nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu công việc Và phải có chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực, kể cả ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với mục tiêu phát triển của mình.

Ngoài việc cán bộ khai thác phải tự học hỏi để nâng cao kiến thức thì doanh nghiệp nên định kỳ tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng Hoạt động này là hết sức cần thiết vì khi đó sẽ tận dụng tối đa kinh nghiệm thực tế của cán bộ khai thác lâu năm thông qua việc giải quyết các vấn đề khó khăn cụ thể khi tiếp xúc với khách hàng Đồng thời, lập kế hoạch cử cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo chuyên sâu nhằm xây dựng được đội ngũ nhân viên giỏi làm nòng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai Ngoài ra, có thể tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn, thể thao và các vấn đề xã hội khác Qua việc kiểm tra khả năng ứng xử của nhân viên nói chung và cán bộ khai thác nói riêng, BIC có thể một mặt khen thưởng để khích lệ, mặt khac có thể rút ta những yếu kém hiện tại để có thể có biện pháp cải thiện kịp thời Từ đó, ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ của BIC Đối với những cán bộ khai thác mới hay cũ, cần làm cho họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc thường xuyên nghiên cứu học tập để cập nhật những kiến thức về chuyên môn và những kiến thức xã hội, gắn với lý luận với thực tiễn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả.

Trong chính sách đãi ngộ cán bộ cần chú trọng đến trình độ, năng lực của cán bộ và có chính sách thỏa đáng đối với những cán bộ tạo doanh thu lớn cho công ty Cần có chế độ lương thưởng khác nhau gắn với hiệu quả công việc và duy trì chính sách thưởng phạt nghiêm minh, áp dụng kỷ luật trong công việc đối với cán bộ như: qui định về thời gian làm việc, thái độ làm việc,trách nhiệm đối với công việc…

Công ty nên thường xuyên mời các chuyên gia phòng cháy chữa cháy về nói chuyện theo chuyên đề hoặc cử cán bộ theo học các lớp đào tạo của phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố để nâng cao kiến thức về phòng chống cháy nổ Vì đây là nghiệp vụ đặc thù liên quan đến kỹ thuật phòng cháy chữa cháy Làm được như vậy thì cán bộ khai thác mới tư vấn được cho khách hàng các biện pháp để đề phòng hạn chế tổn thất do hỏa hoạn gây ra.

2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng.

Hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước nên mức phí bảo hiểm, các điều khoản bảo hiểm bổ sung gần như không có sự khác biệt, các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể nâng cao tính cạnh tranh, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng Do vậy để duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại cũng như khách hàng trong tương lai, các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và BIC nói riêng phải không ngừng nâng cao công tác chăm sóc và hỗ trợ khách hàng.

Chăm sóc khách hàng: Hiểu theo nghĩa đen thì bảo hiểm có nghĩa là bảo đảm chia sẻ, bồi thường cho khách hàng khi có nguy hiểm xảy ra Theo xu hướng hiện đại ngày nay là làm sao bảo đảm cho khách hàng hạn chế (không có) nguy hiểm xảy ra khi mua bảo hiểm Để làm được việc này, công tác chăm sóc khách hàng phải được quan tâm đúng mức và duy trì thường xuyên qua các công việc cụ thể như: hướng dẫn khách hàng cách bảo quản, sử dụng trang thiết bị, trang bị các công cụ hỗ trợ hỏa hoạn, thiên tai….xem như là một khoản hậu mãi cho khách hàng Khuyến cáo khách hàng thực hiện các qui định về an toàn trong sản xuất kinh doanh, nhất là những hạng mục đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm Làm tốt được điều này, không những BIC hạn chế được nhiều rủi ro có nguy cơ dẫn đến bồi thường mà còn tạo thêm được lòng tin, sự an tâm của khách hàng đối với đơn vị và trở thành những khách hàng truyền thống cho những kỳ tái tục tiếp theo.

Công ty phải tạo mọi điều kiện để khách hàng nhận được bồi thường nhanh, đúng với các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm Thực tế cho thấy đã có nhiều khách hàng khi ký hợp đồng mua bảo hiểm cũng chưa thực sự am hiểu về các từ ngữ chuyên môn được sử dụng trong hợp đồng bảo hiểm, tận dụng sơ hở này- khi xảy ra sự cố, một số nhân viên bảo hiểm đã cố tình bắt bí khách hàng, và thế là chuyện lót tay lại xảy ra là một điều hiển nhiên mà không ít lần khách hàng phải ngậm ngùi cho xong việc.

Cần có biện pháp giữ chân khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống và giữ mối liên hệ thường xuyên với khách hàng Vì chi phí cho việc có được một khách hàng mới lớn hơn nhiều so với giữ chân một khách hàng cũ. Đồng thời khách hàng cũ có khả năng sẽ lôi kéo được khách hàng mới về doanh nghiệp Muốn giữ được mối liên hệ thường xuyên với khách hàng cán bộ khai thác có thể thay mặt công ty thực hiện các chuyến viếng thăm lịch sự, hướng dẫn họ cách phòng cháy chữa cháy hoặc gửi đến khách hàng những tấm thiệp mừng sinh nhật, thiệp mừng nhân ngày lễ kỷ niệm … Những món quà nhỏ luôn là công cụ gây cảm tình với khách hàng một cách hiệu quả Bạn sẽ không phải chi phí quá nhiều để thể hiện sự quan tâm của bạn tới khách hàng, mà chỉ cần phát huy óc sáng tạo của mình cùng với một món quà nhỏ hay tấm thiệp mừng xinh xắn cũng đủ để thắt chặt mối quan hệ giữa bạn với khách hàng trong một tương lai lâu dài.

2.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo.

Hoạt động tuyên truyền quảng cáo có tác dụng tạo ấn tượng ban đầu về doanh nghiệp bảo hiểm đối với công chúng để bộ phận khai thác có thể tiếp cận khách hàng và tư vấn về sản phẩm bảo hiểm phù hợp Công ty có thể tiến hành hoạt động quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: phát thanh truyền hình, qua mạng truyền thông internet, báo, tạp chí và biển quảng cáo Công ty đã có website riêng phục tốt cho việc tìm kiếm thông tin chi tiết về sản phẩm khi khách hàng có nhu cầu Nhưng BIC cũng nên sử dụng những hình ảnh sinh động, đoạn phim mô tả một số vụ cháy mà công ty đã giải quyết bồi thường…Qua đây khách hàng có thể tiếp nhận thông tin một cách sinh động khi nghe và nhìn, do đó những thông tin thu nhận được có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua bảo hiểm của khách hàng Đồng thời thông qua hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ tạo điệu kiện để công chúng nhận biết về thương hiệu và hình ảnh cũng như các dịch vụ gia tăng của công ty.

Công tác quảng cáo nên chú trọng đến thế mạnh, các sản phẩm triển khai, những khách hàng lớn đang tham gia bảo hiểm hỏa hoạn ở công ty… Đồng thời gây sự chú ý của công chúng đến những dịch vụ khác biệt và sản phẩm bảo hiểm của BIC tốt hơn so với sản phẩm của công ty khác Có thể quảng cáo bằng pano, tờ giới thiệu sản phẩm, áp phích, biển quảng cáo…Việc sử dụng biển quảng cáo có thể thực hiện ở nhiều nơi như trên xe buýt, trên tàu hay những nơi công cộng như sân bay, ga tàu hoặc rạp chiếu bóng Hình ảnh quảng cáo cần nêu bật được lợi ích của khách hàng khi tham gia bảo hiểm của công ty.

Thường xuyên tổ chức những đợt tuyên truyền, giáo dục về bảo hiểm,thông tin rộng rãi trên các phương tiện có sức lan tỏa nhanh như: báo, đài truyền thanh, truyền hình Tổ chức các chương trình cập nhật kiến thức về bảo hiểm ở các trường học, cơ quan lớn, … nhằm nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của khách hàng về tầm quan trọng, những lợi ích thiết thực mà các sản phẩm bảo hiểm mang lại khi có sự cố phát sinh Ngoài ra có thể nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp qua một số hoạt động như: tài trợ thể thao, làm từ thiện,quan hệ công chúng Quan hệ công chúng có tính trung thực, khách quan và truyền miệng đặc trưng của hoạt động này Hoạt động này sẽ cung cấp thêm thông tin, giáo dục, tạo sự hiểu biết, có tầm bao quát lớn và tạo được sự tin cậy cho khách hàng.

2.4 Mở rộng kênh khai thác qua đại lý, môi giới đồng thời tận dụng thế mạnh là thành viên của BIDV. Đại lý và môi giới họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng Đây là kênh khai thác truyền thống của công ty Họ là người trực tiếp tư vấn cho khách hàng về sản phẩm bảo hiểm, thực hiện thủ tục ký kết hợp đồng Như vậy khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền của

Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là một trong những nghiệp vụ cho doanh thu cao ở BIC Kết quả này có được một phần là bảo hiểm thực sự cần thiết trong kinh doanh của họ, phần lớn vì đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc hoặc do đại lý môi giới tư vấn rằng sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn là tốt đối với họ Vì vậy mà việc mở rộng đại lý là rất cần thiết, đặc biệt ở những nơi mà doanh nghiệp chưa có chi nhánh hoạt động đồng thời cũng giảm chi phí cho doanh nghiệp BIC có thêm thế mạnh so với các công ty bảo hiểm khác là ngoài kênh phân phối truyền thống BIC còn sử dụng ngân hàng như một kênh phân phối Với những khách hàng lớn đến BIDV vay vốn để xây dựng nhà xưởng, mua sắm tài sản để mở rộng sản xuất kinh doanh… đều được tư vấn để mua loại sản phẩm bảo hiểm phù hợp.

Ngày đăng: 27/06/2023, 15:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11.Trang web: http://www.avi.org.vn.http://www. bic.vn Link
1. Giáo trình kinh tế bảo hiểm, Trường đại học kinh tế Quốc Dân Chủ biên TS. Nguyễn Văn Định Khác
3. Tạp chí bảo hiểm: tháng 1/2007, tháng1/2006, tháng2/2005 Khác
4. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 Khác
5. NĐ130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ qui định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc Khác
6. QĐ 28/2007/QĐ - BTC ngày 24/04/2007 của Bộ tài chính qui định qui tăc và biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc Khác
9.Hồ sơ năng lực 2006, 2007 của BIC Khác
10. Báo cáo kết quả kinh doanh của BIC (2006-2008) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w