Tài liệu bồi dưỡng công tác kiểm tra nội bộ trường học

23 3.7K 12
Tài liệu bồi dưỡng công tác kiểm tra nội bộ trường học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I-CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA : Nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của các sở, phòng GD-ĐT đã được xác định bởi các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Thanh tra năm 2004, Nghị định 41/2005/NĐ-CP ngày 23/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Nghị định 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục, Luật giáo dục 2005 và Thông tư 43/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 hướng dẫn thanh tra trường học và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo. (Hiện nay Luật Thanh tra năm 2010 quy định công tác thanh tra của các cấp, các ngành đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2011, sau này sẽ có các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện) Đối với các trường học, các trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX), nhà nước đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của Thủ trưởng các cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là trường học): - Điều 52 của Nghị định 41/2005 xác định: ” Cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thành lập tổ chức thanh tra nội bộ hoặc bố trí cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ để giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra”. Tài liệu tập huấn công tác Kiểm tra nội bộ trường học –hè 2011 1 CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC A-Những vấn đề chung. I-Cơ sở pháp lý của công tác thanh tra, kiểm tra. II-Mục đích- Nguyên tắc thanh tra. III-Hoạt động thanh tra hành chính-thanh tra chuyên ngành. IV-Ban thanh tra nhân dân ở trường học. V-Các nhiệm vụ chung của công tác thanh-kiểm tra trường học. B-Thanh tra (Kiểm tra) nội bộ trường học. I-Mục đích, yêu cầu công tác kiểm tra nội bộ. II-Đối tượng, nội dung kiểm tra nội bộ. III-Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội bộ. 1-Lập kế hoạch. 2-Quy trình kiểm tra. 3-Kiểm tra hành chính. 4-Kiểm tra chuyên đề chuyên môn. IV-Hồ sơ kiểm tra nội bộ.  - Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục (GDPT, GDTX) xác định nhiệm vụ của Thủ trưởng đơn vị, các Tổ trưởng: kiểm tra (hoặc giám sát), đánh giá về chất lượng, hiệu quả công tác của các thành viên trong đơn vị, trong Tổ. - Trong các năm gần đây, nhiều Bộ ( GD-ĐT, Nội vụ, Tài chính) đã có nhiều văn bản liên quan đến công tác kiểm tra của Thủ trưởng cơ sở giáo dục (xem phụ lục 1 đính kèm ). II-MỤC ĐÍCH – NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG THANH TRA: ( Theo Luật Thanh tra được Quốc Hội khoá XII thông qua ngày 15/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011) 1-Mục đích hoạt động thanh tra: -Nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; -Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; -Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; -Phát huy nhân tố tích cực; -Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; -Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2-Nguyên tắc hoạt động thanh tra: -Tuân theo pháp luật; -Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; -Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; -Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. III-HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH -THANH TRA CHUYÊN NGÀNH: Hoạt động thanh tra hành chính Hoạt động thanh tra chuyên ngành Cơ quan tiến hành -Cơ quan quản lý nhà nước (Chính phủ; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; UBND tỉnh, huyện, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh) -Cơ quan thanh tra nhà nước (Thanh tra Chính phủ, TTra bộ, TTra sở, TTra huyện) -Các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực (Bộ, Sở), -Các cơ quan thanh tra chuyên ngành (Thanh tra bộ, Thanh tra Sở) và cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành như Tổng cục, Cục thuộc bộ, Chi cục thuộc sở). Đối tượng của thanh tra Các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan tiến hành hoạt động thanh tra. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành. Mục đích thanh tra Xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức và cá nhân trực thuộc. Xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn-kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực. Cơ quan tiến hành có thể xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm. IV-Ban thanh tra nhân dân ở trường học:(Theo Luật Thanh tra 2010) Tài liệu tập huấn công tác Kiểm tra nội bộ trường học –hè 2011 2 1-Tổ chức thanh tra nhân dân: -Ban thanh tra nhân dân (BTTND) ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu. -BTTND có từ 3 đến 9 thành viên là người lao động hoặc đang công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. -Nhiệm kỳ của BTTND là 02 năm. -Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên BTTND không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị công nhân, viên chức bãi nhiệm và bầu người khác thay thế. 2-Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của BTTND: *Nhiệm vụ: giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở đơn vị. *Quyền hạn: -Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó. -Khi cần thiết, được người đứng đầu đơn vị giao xác minh những vụ việc nhất định. -Kiến nghị với người đứng đầu đơn vị khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua việc giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân, viên chức. *Hoạt động: -BTTND do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chỉ đạo hoạt động. -Căn cứ Nghị quyết của Hội nghị công nhân viên chức và sự chỉ đạo của BCH CĐCS, BTTND đề ra chương trình công tác theo từng quý, từng năm. Nội dung giám sát có thể là việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; việc sử dụng các loại quỹ, việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của đơn vị; việc tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với cá nhân, bộ phận trong đơn vị; Chú ý: Nhiệm vụ của BTTND khác với nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ (KTNB) của hiệu trưởng. KTNB là xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, nhiệm vụ được giao của cá nhân, bộ phận trong đơn vị. Nhiệm vụ của BTTND cũng khác với nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước, của thanh tra nhà nước. Tuy nhiên, mục đích chung của hoạt động thanh tra nhà nước, kiểm tra nội bộ (KTNB) và thanh tra nhân dân đều nhằm phòng ngừa, phát hiện hành vi vi phạm chính sách, pháp luật của nhà nước; phát huy nhân tố tích cực; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. V- CÁC NHIỆM VỤ CHUNG CỦA CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA TRƯỜNG HỌC: Thanh tra, kiểm tra trong trường học gồm các nhiệm vụ sau: kiểm tra, đánh giá, tư vấn và thúc đẩy. 1- Kiểm tra: Xem xét việc tuân thủ các quy định, quy chế có liên quan đến công việc của CB, GV, NV. Tùy vào nội dung thanh-kiểm tra, CB kiểm tra có thể xem xét hồ sơ sổ sách, quan sát tiết dạy, dự giờ, kiểm tra chất lượng học tập học sinh, để thu thập thông tin về nhiệm vụ được giao cho CB, GV, NV đối chiếu với quy định của các cấp quản lý nhà nước, của ngành hay những quy định của đơn vị. Kiểm tra đi liền với đánh giá. 2- Đánh giá: Xác định mức độ chất lượng công việc của đối tượng kiểm tra. Tài liệu tập huấn công tác Kiểm tra nội bộ trường học –hè 2011 3 Căn cứ vào kết quả kiểm tra và đối chiếu với chuẩn (hoặc mục tiêu, tiêu chí) để đánh giá chất lượng công việc có tính đến đối tượng và bối cảnh cụ thể (đầu vào, các nhân tố khách quan). Chú ý: chuẩn (hay các tiêu chí) đánh giá phải có trước khi kiểm tra và phải được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng của CB kiểm tra cũng như đối tượng kiểm tra. Ngoài ra, CB kiểm tra cũng cần phải nghiên cứu kết quả trong lần kiểm tra trước đó-nếu có- để đánh giá mặt tiến bộ, những hạn chế, tồn tại so với lần kiểm tra trước. Đánh giá mang dấu ấn cá nhân của người đánh giá. Kiểm tra và đánh giá làm cơ sở cho nhiệm vụ tư vấn và thúc đẩy. 3- Tư vấn: Đưa ra lời khuyên, chỉ ra các biện pháp phù hợp để hoàn thiện công việc. Đây là nhiệm vụ quan trọng khi kiểm tra quy chế, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ của CB, GV, NV. Nhiệm vụ này được thực hiện trong quá trình trao đổi, đối thoại giữa người kiểm tra với đối tượng sau khi thu thập, phân tích thông tin và đánh giá chất lượng công việc của đối tượng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nầy, CB kiểm tra phải dự kiến các nội dung cần trao đổi; khi tiến hành trao đổi cần xây dựng trạng thái tâm lý tốt cho đối tượng kiểm tra, nên gợi ý để đối tượng kiểm tra tự nhận xét, phân tích những mặt mạnh, yếu. Qua đó CB kiểm tra chọn lọc các thông tin đánh giá và đưa ra những lời khuyên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hoặc công việc mà đối tượng đang phụ trách. 4- Thúc đẩy: Nêu các đề nghị để đối tượng thực hiện; kiến nghị với thủ trưởng đơn vị hoặc cơ quan quản lý giáo dục-nếu cần. Nhằm xác định hướng hoàn thiện năng lực chuyên môn của GV, NV, người cán bộ kiểm tra cần đề nghị cụ thể những ưu điểm để phát huy, nhân rộng; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hoặc khắc phục những hạn chế, yếu kém nào; qua đó có thể kiến nghị với các cấp quản lý GD-ĐT các giải pháp nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện của cả hệ thống (các bộ phận trong đơn vị trường học hoặc liên trường). Chú ý: -Đối với những sai sót chủ quan của đối tượng kiểm tra, những đề nghị khắc phục cần có nêu thời hạn hoàn thành để sau đó tổ chức kiểm tra lại. -Cần phân biệt sự khác nhau giữa tư vấn và thúc đẩy. Tư vấn là CB kiểm tra đưa ra lời khuyên và thúc đẩy là đề nghị (có tính chất bắt buộc đối tượng phải thực hiện) hoặc kiến nghị (đối với các cấp quản lý để giúp đỡ, tạo điều kiện thúc đẩy sự hoàn thiện của đối tượng kiểm tra hoặc của cả hệ thống). -Các đề nghị đưa ra phải cụ thể, phải khả thi sao cho đối tượng kiểm tra có thể thực hiện được sau một thời gian nhất định, không đưa ra những đề nghị có tính chất phương hướng lâu dài. B-KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC. Căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn của Bộ, Thanh tra Sở GDĐT đã có định hướng đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ (KTNB) của trường học với những nội dung cụ thể sau: I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC KTNB: 1- Mục đích: Tăng cường công tác kiểm tra hành chính và kiểm tra chuyên đề chuyên môn nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót của cán bộ, GV, nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. 2- Yêu cầu: Kiểm tra phải khách quan, chính xác; đánh giá xếp loại đúng mức độ, đúng thực chất trong mối tương quan nội bộ và sự phát triển của từng cá nhân, làm cơ sở để đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức đồng thời phục vụ cho công tác thi đua khen thưởng vào cuối mỗi năm học. Tài liệu tập huấn công tác Kiểm tra nội bộ trường học –hè 2011 4 II-ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG CÔNG TÁC KTNB: 1- Đối tượng: Tất cả CB, GV, NV đều phải được kiểm tra, đánh giá ít nhất 1 lần trong năm họckiểm tra lại để đánh giá sự khắc phục hạn chế, xác định sự tiến bộ so với lần kiểm tra trước. Trong nhà trường, đối tượng kiểm tra đông đảo nhất là GV và cũng là lực lượng quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, GV là đối tượng kiểm tra chủ yếu của công tác KTNB. 2- Nội dung kiểm tra: + Đối với cán bộ, viên chức không trực tiếp giảng dạy: lấy các nhiệm vụ cụ thể được giao trong quy chế hoạt động của đơn vị làm nội dung kiểm tra. Do đó, các trường học phải có Quy chế hoạt động, trong đó nhất thiết phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể các chức danh trong nhà trường, hằng năm phải có điều chỉnh nội dung phân công cho phù hợp. Chẳng hạn, đối với nhân viên kế toán, nội dung kiểm tra có thể là việc lập hồ sơ thanh quyết toán tài chính theo quy định, việc công khai tài chính theo phân công của nhà trường ; Đối với các phó hiệu trưởng, tổ trưởng, nội dung kiểm tra có thể là công tác quản lý, xây dựng kế hoạch, thực hiện các mặt công tác được giao, … + Đối với GV các cấp học: nội dung kiểm tra có thể là một trong các nội dung như: thực hiện các quy định, quy chế chuyên môn (việc thực hiện chương trình giảng dạy, thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng; thực hiện các quy định về hồ sơ sổ sách chuyên môn; thực hiện việc kiểm tra đánh giá học sinh theo quy chế của ngành, ); thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm; kết quả bồi dưỡng học sinh yếu, kém; việc thực hiện các yêu cầu đổi mới về chuyên môn (các chuyên đề chuyên môn dạy học bộ môn đã được triển khai đến GV); thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp (hồ sơ sổ sách chủ nhiệm, thực hiện nhiệm vụ phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc hạn chế học sinh bỏ học, giáo dục học sinh cá biệt,…); thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm; III-TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC KTNB: Để công tác KTNB trường học được tiến hành có chất lượng, đáp ứng mục đích yêu cầu đã nêu trên, vào đầu năm học Hiệu trưởng cần tổ chức việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ (KTNB) kèm theo chương trình công tác hàng tháng và ra quyết định thành lập Ban (hoặc Tổ) KTNB và phân công từng thành viên thực hiện kế hoạch đó. Thông thường có các cách xây dựng kế hoạch: từ dưới lên (hiệu trưởng chỉ định hướng chung cho mỗi tổ chuyên môn, tổ văn phòng, sau đó từng tổ đề ra nội dung và đối tượng kiểm tra cụ thể từng thời gian, báo cáo lên để hiệu trưởng tổng hợp thành kế hoạch chung), từ trên xuống (hiệu trưởng lập dự thảo kế hoạch, chương trình công tác KTNB và đưa về các tổ nghiên cứu, thảo luận và đề xuất điều chỉnh-nếu có, sau đó hiệu trưởng tổng hợp và xây dựng thành kế hoạch chung). Kế hoạch, chương trình và ban công tác kiểm tra nội bộ phải được công khai để mọi người trong đơn vị biết và phấn đấu thực hiện. Ngoài hình thức kiểm tra theo kế hoạch, hiệu trưởng cũng có thể tổ chức kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện tổ chức (bộ phận), cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của trường, hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao. Trong tổ chức thực hiện công tác KTNB, cần chú ý mấy vấn đề thuộc về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra sau đây: 1- Lập kế hoạch KTNB: -Cấu trúc của kế hoạch KTNB năm học gồm 5 phần: đặc điểm tình hình có liên quan đến công tác KTNB, mục đích-yêu cầu, nội dung và đối tượng kiểm tra, tổ chức thực hiện và chương trình công tác KTNB theo từng tháng. Mẫu (tham khảo) kế hoạch KTNB được đính kèm ở phụ lục 2. Tài liệu tập huấn công tác Kiểm tra nội bộ trường học –hè 2011 5 - Việc phân công được đưa vào phần tổ chức thực hiện kế hoạch KTNB. - Các khái niệm kiểm tra hành chính và kiểm tra chuyên đề trong kế hoạch KTNB cần được hiểu một cách thống nhất trong nội bộ ngành như sau: +Kiểm tra hành chính là kiểm tra việc chấp hành các quy định về nhiệm vụ của cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường. Những quy định này do Bộ ban hành trong các quy chế, điều lệ về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc những quy định nhằm cụ thể hoá quy chế, điều lệ do sở, phòng GDĐT, nhà trường đề ra. +Kiểm tra chuyên đề là kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề chuyên môn về dạy học của GV. Theo đó chỉ có GV dạy lớp mới là đối tượng thanh kiểm tra chuyên đề mà thôi. Nội dung chuyên đề là những vấn đề chuyên môn sâu của từng bộ môn đã được Hội đồng bộ môn, Tổ (nhóm) chuyên môn triển khai để GV thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Cần lưu ý, việc phân biệt 2 khái niệm như trên có tính chất tương đối. 2- Quy trình kiểm tra: Vận dụng các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đã nêu ở mục V phần A, quy trình này có từ 3 đến 4 bước: chuẩn bị, tiến hành kiểm tra - đánh giá - tư vấn - thúc đẩy, kết thúc, sau kiểm tra. 3- Kiểm tra hành chính: Có nhiều nội dung kiểm tra hành chính đối với CB, GV, NV trong nhà trường, do các đối tượng đều có những nhiệm vụ khác nhau. Riêng với GV dạy lớp, kiểm tra hành chính có thể có các nội dung tổng hợp như: việc thực hiện quy định, quy chế chuyên môn; kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm (trình độ nắm kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của chương trình kế hoạch dạy học bộ môn), kiểm tra kết quả dạy học, kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp. Sau đây là các nội dung kiểm tra hành chính được nêu lên để tham khảo. 3.1- Kiểm tra việc thực hiện quy chế, quy định chuyên môn của GV: Theo Hướng dẫn 106 /TTr ngày 31/03/2004 của Thanh tra Bộ GDĐT, kiểm tra việc thực hiện quy chế, quy định chuyên môn của GV gồm: - Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục. - Soạn bài, chuẩn bị bài theo quy định. - Kiểm tra và chấm bài theo quy định. - Tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. - Bảo đảm thực hành thí nghiệm. - Bảo đảm các hồ sơ chuyên môn. - Tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ. - Thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm. Trong thực tế, tuỳ vào tình hình cụ thể của đơn vị mình, hiệu trưởng hoặc tổ trưởng chuyên môn có thể kết hợp một vài phần nội dung trên để làm nội dung kiểm tra hành chính. Chẳng hạn kết hợp việc thực hiện chương trình với việc bảo đảm thực hành thí nghiệm làm một, hay kết hợp việc soạn bài với việc kiểm tra và chấm bài, trong một đợt kiểm tra. a- Chuẩn bị. -Phổ biến nội dung kiểm tra và tiêu chí đánh giá, xếp loại trước khi kiểm tra. Đây là một biện pháp quan trọng thúc đẩy GV thực hiện các quy định. -Soạn mẫu Biên bản kiểm tra và phổ biến cho các thành viên trong Ban KTNB tham gia trực tiếp đợt kiểm tra này. - Soạn Phiếu khảo sát HS-nếu có. -CB kiểm tra thu thập các thông tin của đối tượng kiểm tra có liên quan đến nội dung kiểm tra (có thể xem các biên bản thanh tra lần trước, hồ sơ thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo, biên bản họp tổ, ). Tài liệu tập huấn công tác Kiểm tra nội bộ trường học –hè 2011 6 -Thông báo cho đối tượng lịch làm việc và các loại hồ sơ sổ sách cần thiết phục vụ cho nội dung kiểm tra. b- Tiến hành : b.1-Kiểm tra: Tuỳ theo nội dung kiểm tra cụ thể, CB kiểm tra xem xét hồ sơ sổ sách chuyên môn của đối tượng kiểm tra. - Kiểm tra toàn bộ giáo án trong năm học xem có soạn đủ số lượng không và có bảo đảm chất lượng không: xem kỹ một số giáo án cảm thấy GV đã soạn kỹ và một số giáo án cảm thấy còn sơ sài để đánh giá chất lượng bài soạn, xem các loại giáo án đặc trưng như bài dạy mới, bài luyện tập, bài ôn tập. - Ðối chiếu lịch báo giảng, sổ đầu bài, vở ghi của học sinh với phân phối chương trình kế hoạch giảng dạy của Bộ để xem xét việc thực hiện chương trình của GV. Nếu cần, đối chiếu thêm vở soạn bài, sổ dạy bù, dạy thay của GV. - Kiểm tra sổ điểm, túi đựng bài kiểm tra của học sinh, các loại vở của học sinh đã được chấm để xem số lượng bài kiểm tra có đủ theo quy định không, cách ra đề có phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình không; chấm bài có chữa không, cho điểm có chính xác công bằng không, việc trả bài kiểm tra và ghi điểm vào sổ có đúng quy định không. - Kiểm tra việc thực hành thí nghiệm: qua sổ ghi đầu bài các tiết thực hành, sổ mượn đồ dùng thực hành thí nghiệm, vở ghi thực hành của học sinh, xem các đồ dùng dạy học GV tự làm. - Kiểm tra việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng: xem sổ tự bồi dưỡng, sổ dự giờ, trao đổi về những nội dung chuyên môn trong sổ họp tổ, nhóm chuyên môn, - Kiểm tra thực tế việc dạy thêm để xem xét nội dung dạy, số lượng học sinh học thêm, điều kiện về cơ sở vật chất, học phí có đúng quy định và đúng với bản đăng ký dạy thêm không. b.2-Đánh giá: Bằng hình thức nêu ưu, khuyết điểm khi trao đổi với đối tượng và ghi tóm tắt vào biên bản kiểm tra. Ngoài ra, CB kiểm tra có thể đánh giá bằng hình thức xếp loại theo từng tiêu chí đánh giá đã phổ biến trước. Sau đây là gợi ý các tiêu chí đánh giá xếp loại các nội dung kiểm tra trên: * Ðánh giá việc thực hiện chương trình . Tốt: Thực hiện đủ và đúng tiến độ chương trình kế hoạch của Bộ kể cả việc thực hành thí nghiệm, trừ trường hợp nhà trường chưa có đủ điều kiện CSVC-kỹ thuật bảo đảm cho việc thí nghiệm, thực hành (nhân tố khách quan). Khá: Thực hiện đủ và đúng tiến độ chương trình kế hoạch của Bộ kể cả việc thực hành thí nghiệm, trừ trường hợp nhà trường chưa có đủ điều kiện. Có thể thay đổi thứ tự một số bài dạy do yêu cầu khách quan nhưng không ảnh hưởng đến việc xây dựng kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Ðạt yêu cầu: Thực hiện đủ chương trình kế hoạch của Bộ kể cả việc thực hành, thí nghiệm, trừ trường hợp nhà trường chưa có đủ điều kiện. Chưa đạt yêu cầu: Dạy không đầy đủ lý thuyết và thực hành (trong khi có điều kiện). * Ðánh giá việc soạn giáo án, chuẩn bị bài. Tốt: - Soạn đủ bài, đúng phân phối chương trình. - Từ 80% trở lên số giáo án có chất lượng: thể hiện được hoạt động cụ thể trên lớp của thầy và trò, có hệ thống câu hỏi gợi mở phù hợp với nội dung bài dạy, loại bài dạy . Khá: - Soạn đủ bài, đúng phân phối chương trình. - Từ 70% trở lên số giáo án có chất lượng: thể hiện được hoạt động cụ thể trên lớp của thầy và trò, có chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở. Tài liệu tập huấn công tác Kiểm tra nội bộ trường học –hè 2011 7 Ðạt yêu cầu: - Soạn đủ bài, đúng phân phối chương trình. - Từ 50% trở lên số giáo án có chất lượng: thể hiện được hoạt động cụ thể trên lớp của thầy và trò. Chưa đạt yêu cầu, là một trong hai trường hợp sau đây: - Soạn không đầy đủ, hoặc không đúng phân phối chương trình. - Trên 50% số giáo án chỉ ghi tóm tắt nội dung bài dạy hoặc không thể hiện hoạt động cụ thể trên lớp của thầy và trò. *Ðánh giá việc kiểm tra học sinh, chấm chữa bài. Tốt: - Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu chương trình (chuẩn kiến thức, kỹ năng và có phân hoá đối tượng HS). - Kiểm tra học sinh đủ số lần điểm kiểm tra theo quy định. - Chấm trả bài kịp thời và ghi điểm vào sổ theo quy định, chữa bài chu đáo. - Chấm chính xác, công bằng. Khá: - Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu chương trình (chuẩn kiến thức, kỹ năng và có phân hoá đối tượng HS). - Kiểm tra học sinh đủ số lần điểm kiểm tra theo quy định. - Chấm bài kịp thời và ghi điểm vào sổ theo quy định, nhưng chữa bài còn sơ sài. - Chấm chính xác, công bằng. Ðạt yêu cầu: - Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu chương trình (chuẩn kiến thức, kỹ năng). - Kiểm tra học sinh đủ số lần điểm kiểm tra theo quy định. - Chấm bài kịp thời và ghi điểm vào sổ theo quy định, chỉ cho điểm mà không chữa. - Cho điểm quá rộng hoặc quá chặt nhưng vẫn bảo đảm công bằng. Chưa đạt yêu cầu, có một trong các biểu hiện sau đây: - Nội dung kiểm tra chưa phù hợp với yêu cầu chương trình. - Không kiểm tra đủ số lần điểm kiểm tra theo quy định. - Chấm thiếu chính xác, không công bằng. * Ðánh giá công tác thực hành, thí nghiệm. Tốt: - Tận dụng đồ dùng, thiết bị sẵn có của trường và cố gắng tự tạo đồ dùng dạy học để làm đủ việc thí nghiệm và các tiết thực hành theo yêu cầu của chương trình. - Bảo đảm an toàn trong thực hành, thí nghiệm. Khá: - Tận dụng đồ dùng dạy học, thiết bị sẵn có của trường để bảo đảm đầy đủ thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu của chương trình (nếu có đủ thiết bị). - Bảo đảm an toàn trong thực hành, thí nghiệm. Ðạt yêu cầu: - Có ý thức sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị sẵn có của trường để thực hiện từ 80% trở lên các thí nghiệm, các tiết thực hành theo yêu cầu của chương trình (trừ những bài chưa có thiết bị hoặc thiết mới chưa được hướng dẫn sử dụng). - Bảo đảm an toàn trong thực hành, thí nghiệm. Chưa đạt yêu cầu, có một trong các biểu hiện sau đây: - Không thực hiện đầy đủ việc thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu của chương trình mặc dù nhà trường có thiết bị. - Không bảo đảm an toàn trong thực hành, thí nghiệm. * Ðánh giá công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Tài liệu tập huấn công tác Kiểm tra nội bộ trường học –hè 2011 8 Tốt: Thực hiện đầy đủ và có kết quả tốt chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch của các cấp quản lý; có chương trình tự học tự bồi dưỡng với nội dung thiết thực phục vụ chuyên môn có kết quả, có ý thức học hỏi đồng nghiệp, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp. Khá: Thực hiện đầy đủ nghiêm túc chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch của các cấp quản lý, đạt kết quả khá. Có ý thức học hỏi đồng nghiệp. Ðạt yêu cầu: Thực hiện đầy đủ nghiêm túc chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch của các cấp quản lý, kết quả đạt yêu cầu. Có ý thức học hỏi đồng nghiệp. Chưa đạt yêu cầu: Không thực hiện đầy đủ chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch của các cấp quản lý hoặc có thực hiện nhưng không đạt yêu cầu. b.3-Tư vấn: CB kiểm tra chuẩn bị dự thảo kết quả kiểm tra, đánh giá và những nội dung cần tư vấn, sau đó trực tiếp trao đổi với GV là đối tượng kiểm tra. Chú ý: những vấn đề kỹ thuật sau: -Khi đánh giá bằng cách nêu ưu, khuyết điểm, CB kiểm tra nên cân nhắc, chọn lọc và khái quát những ưu khuyết điểm chính, (thông thường phân tích khoảng 3 ưu điểm và 3 khuyết điểm chính là vừa). -Nội dung tư vấn là những biện pháp, giải pháp cụ thể, khả thi đối với GV nhất là những cách làm đã có hiệu quả ở những nơi khác, tránh chung chung. Sau đây là một số nội dung cần tư vấn để GV hoàn thiện trong nhiệm vụ soạn, giảng, chấm chữa bài và thực hành thí nghiệm: * Soạn giáo án. - Chưa nắm được cấu trúc một giáo án đã được phổ biến, chưa thể hiện được hoạt động của thầy và trò trong tiết dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học. - Chưa thể hiện rõ phương pháp và hình thức tổ chức dạy học (làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm nhỏ). * Chấm bài, chữa bài. - Chưa soạn kỹ tiết kiểm tra (đối với kiểm tra từ 1 tiết trở lên) theo đúng hướng dẫn; biểu điểm chưa chi tiết, chưa hợp lý dẫn đến chấm bài không chính xác hoặc không phân loại trình độ học sinh. * Thực hành, thí nghiệm. - Lúng túng trong biểu diễn thí nghiệm làm mất nhiều thời gian của tiết học; kết quả thí nghiệm không chính xác do thiếu chuẩn bị, tập dượt trước. - Còn lúng túng trong việc tổ chức cho học sinh thực hành. - Thiếu đầu tư trong việc sưu tầm, tự tạo đồ dùng dạy học. * Tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. - Chưa vận dụng những điều đã được bồi dưỡng vào giảng dạy và giáo dục. - Chưa có phấn đấu tốt trong tự bồi dưỡng về công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học theo hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục. b.4-Thúc đẩy: Nhiệm vụ thúc đẩy nhằm giúp GV phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, thiếu sót tạo điều kiện cải thiện cả hệ thống. - Khẳng định những kinh nghiệm tốt của GV, đồng thời tìm cách phổ biến cho GV khác nhằm góp phần thúc đẩy hệ thống hoặc bộ phận hoàn thiện công việc. - Phát hiện những thiếu sót, yếu kém của GV, đưa ra những đề nghị khả thi để yêu cầu GV khắc phục trong một thời hạn nhất định; mặt khác phát hiện những khó khăn khách quan để kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho đối tượng làm tốt nhiệm vụ. Sau đây là những loại thiếu sót, khó khăn của GV thường gặp trong kiểm tra thực hiện quy chế, quy định về chuyên môn, CB kiểm tra cần chú ý phát hiện để đưa ra đề nghị, kiến nghị : Tài liệu tập huấn công tác Kiểm tra nội bộ trường học –hè 2011 9 * Đề nghị đối với GV (có thời hạn kèm theo mỗi công việc) - Dạy bù, thực hiện lại phần chương trình nào? - Soạn đầy đủ giáo án, cần sửa chữa cách soạn giáo án ở phần nào? (theo hướng đổi mới phương pháp dạy học). - Kiểm tra học sinh bổ sung cho đủ quy định; chấm lại bài nào để bảo đảm công bằng? - Bố trí việc giúp đỡ những học sinh yếu kém chưa nắm được chuẩn kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của bài nào, chương nào (thông qua kết quả kiểm tra đánh giá của GV đối với học sinh). - Thực hiện chu đáo các hồ sơ chuyên môn khác (sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm, sổ đầu bài, ) theo quy định. - Bồi dưỡng những nội dung gì về chuyên môn nghiệp vụ và bằng cách nào?. *Kiến nghị đối với nhà trường. - Sắp xếp lại phòng học, bố trí lại thời gian học. - Trang bị thêm đồ dùng dạy học (bằng nhiều giải pháp khác nhau). - Thay đổi phân công GV hợp lý hơn trong điều kiện cụ thể hiện có để bảo đảm chất lượng. c- Kết thúc kiểm tra: - Tập hợp hồ sơ kiểm tra: Thành viên Ban KTNB được phân công kiểm tra lập biên bản kiểm tra, có chữ ký của CB kiểm tra và đối tượng được kiểm tra, kèm theo các phiếu khảo sát, tự đánh giá của đối tượng kiểm tra-nếu có, - Hoàn thành hồ sơ KTNB, gồm: Báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu (phụ lục 5) (nếu có nhiều đối tượng trong đợt kiểm tra và CB kiểm tra không phải là hiệu trưởng hay giám đốc TTGDTX), kèm theo các biên bản, tài liệu khác-nếu có. - Gởi hồ sơ KTNB về Thủ trưởng đơn vị để tổng hợp tình hình công tác KTNB trong tháng. d- Sau kiểm tra. - Thông báo công khai kết quả KTNB bằng hình thức niêm yết các báo cáo kết quả kiểm tra (bản sao) hoặc công bố trong các cuộc họp trường, họp tổ chuyên môn (do hiệu trưởng tổng hợp từ các Báo cáo kết quả KTNB thông báo). - Theo dõi việc khắc phục hạn chế, thiếu sót của đối tượng kiểm tra và tổ chức kiểm tra lại theo thời hạn đã ghi trong đề nghị (CB kiểm tra) và báo cáo cho Thủ trưởng đơn vị. Lưu ý: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn nhằm mục đích đôn đốc việc chấp hành quy định của ngành đồng thời phát hiện những việc làm, cách làm có hiệu quả để nhân rộng ra và nhắc nhở, đề nghị khắc phục các sai sót của GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Do đó: + Cần có nhiều GV được kiểm tra cùng một nội dung và sau khi kiểm tra hết các đối tượng GV, Ban KTNB cần đánh giá chung nhằm rút kinh nghiệm cho cả đơn vị. Do đó cần phải thông báo kết quả kiểm tra. + Cùng một nội dung kiểm tra quy chế chuyên môn nhưng yêu cầu cụ thể có thể khác nhau ở mỗi thời điểm kiểm tra, phù hợp với trình độ và sức phấn đấu của đội ngũ CB, GV, NV. Các nội dung, yêu cầu kiểm tra, đánh giá, tư vấn, đề nghị đối với các đối tượng kiểm tra được ghi thành Biên bản kiểm tra (xem phụ lục 4 đính kèm). Trong kế hoạch, chương trình công tác tháng về kiểm tra nội bộ, cần báo trước nội dung kiểm tra và danh sách GV, NV được kiểm tra để tác động đến sự phấn đấu của đối tượng kiểm tra. 3.2- Kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm. Theo Hướng dẫn 106, nội dung kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm của GV gồm: - Trình độ nắm các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, về giáo dục thái độ của chương trình, nội dung giảng dạy. Tài liệu tập huấn công tác Kiểm tra nội bộ trường học –hè 2011 10 [...]... thảo luận thống nhất nội dung cụ thể một vài chun đề chun mơn ở một số mơn có điều kiện để kiểm tra trong năm học 2011-2012, rút kinh nghiệm cho các tổ chun mơn khác và cho các năm sau IV-HỒ SƠ KIỂM TRA NỘI BỘ: 14 Tài liệu tập huấn cơng tác Kiểm tra nội bộ trường học –hè 2011 Hồ sơ kiểm tra nội bộ của trưòng là một loại hồ sơ minh chứng phục vụ cho cơng tác thanh tra tồn diện trường học, vừa phục vụ việc... năm học: - Kế hoạch và chương trình cơng tác kiểm tra nội bộ năm học (xem phụ lục 2) - Quyết định thành lập Ban KTNB (xem phụ lục 3) - Báo cáo kết quả kiểm tra (xem phụ lục 5) có kèm theo các Biên bản kiểm tra (phụ lục 4) và Phiếu dự giờ (nếu có dự giờ) - Phiếu theo dõi cơng tác thanh -kiểm tra tại trường (xem phụ lục 6) để tổng hợp kết quả kiểm tra trong mỗi năm học -Báo cáo cơng tác kiểm tra nội bộ. .. VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ………………… , ngày tháng năm BIÊN BẢN KIỂM TRA -Cán bộ kiểm tra :1- chức vụ: 2- chức vụ: -Đối tượng kiểm tra : -Ngày kiểm tra : I-NỘI DUNG KIỂM TRA: 19 Tài liệu tập huấn cơng tác Kiểm tra nội bộ trường học –hè 2011 II-ĐÁNH... đối tượng kiểm tra thực hiện trong thời gian tới: +Bộ phận ……………………………………………………………………… +Cá nhân …………………………………………………….………………… -Kiến nghị với BGH trường: CÁN BỘ KIỂM TRA Đính kèm: -Các Phiếu (Biên bản) kiểm tra -Các phiếu dự giờ Phụ lục 6 PHIẾU THEO DÕI CÔNG TÁC KIỂM TRA Đơn vị: …… ……………………… Năm học: ……………………………… ………………… Ngày Kiểm tra Họ tên CB, GV,NV được kiểm tra Nội dung kiểm tra (*)... phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh a-Chuẩn bị: tương tự mục 3.1.a , CB kiểm tra có các việc cần chuẩn bị: -Phổ biến nội dung kiểm tra và tiêu chí đánh giá, xếp loại -Soạn mẫu Biên bản kiểm tra và phổ biến cho các thành viên trong Ban KTNB tham gia trực tiếp đợt kiểm tra này -CB kiểm tra tập hợp các thơng tin chun mơn của đối tượng kiểm tra, (thơng qua biên bản kiểm tra lần gần nhất),... CƠNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ -Việc kiểm tra đánh giá, xếp loại CB, GV, NV, đánh giá các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục, đánh giá học sinh,…do hiệu trưởng tổ chức tiến hành gọi chung là cơng tác thanh tra (kiểm tra) nội bộ Thơng thường việc kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ mơn dựa theo Quy chế 40 Dưới đây chỉ nêu các văn bản liên quan đến cơng tác. .. cáo định kỳ về Thanh tra Sở (2 lần/năm), trực tiếp kiểm tra các đối tượng: Cán bộ thiết bị, Thư viện, văn thư, Thủ quỹ, Kế tốn; dự giờ các GV mơn: … ; kiểm tra các tổ chun mơn:….… +Các Phó hiệu trưởng: *Chun mơn:………………………… *Ngồi giờ: …………………………… *Cơ sở vật chất: ………………………… 17 Tài liệu tập huấn cơng tác Kiểm tra nội bộ trường học –hè 2011 +Các Tổ trưởng: hàng tháng kiểm tra cơng tác hành chính chun mơn... -Danh mục các văn bản có liên quan đến cơng tác kiểm tra nội bộ PL2 -Mẫu ( tham khảo) Kế hoạch KTNB năm học và QĐ thành lập Ban KTNB PL3 -Mẫu ( tham khảo) Quyết định thành lập Ban KTNB PL4 -Mẫu ( tham khảo) Biên bản kiểm tra PL5 -Mẫu (tham khảo) Báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ PL6 -Phiếu theo dõi cơng tác thanh -kiểm tra tại trường PL7 -Mẫu Báo cáo cơng tác KTNB (trường lập để báo cáo định kỳ về sở hoặc... …………………………………………………………………………………………………………… III-NỘI DUNG , ĐƠI TƯỢNG, CHỈ TIÊU KIỂM TRA: A -Kiểm tra hành chính: 1 -Kiểm tra hồ sơ sổ sách của CB, GV, NV:100% CB, GV, NV được kiểm tra định kỳ hằng tháng 2 -Kiểm tra việc thu-chi các loại quỹ, việc cơng khai tài chính theo quy định (kế tốn, thủ quỹ) 3 -Kiểm tra việc thực hiện chấm, trả bài theo quy định: ….( có thể nêu cụ thể chỉ tiêu cho mỗi tổ chun mơn bao nhiêu GV được kiểm tra) 4 -Kiểm tra thực... TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Lần thứ - Năm học 20 -20 -Thời gian kiểm tra: từ Khai giảng năm học đến ngày ………………… -Tổng số CB-GV-NV: …… (trong đó: BGH: …, GV: …., CB,NV: …… ) I Hoạt động kiểm tra: Nội dung kiểm tra Số người được kiểm 1-Thực hiện hồ sơ chun mơn 2-Thực hiện chương trình giảng dạy 3-Thực hiện chế độ kiểm tra, cho điểm 4-Tích hợp giáo dục 5-Sử dụng TBDH, … 6-Chấp hành quy định dạy thêm 22 Tài . TÁC KTNB: Để công tác KTNB trường học được tiến hành có chất lượng, đáp ứng mục đích yêu cầu đã nêu trên, vào đầu năm học Hiệu trưởng cần tổ chức việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ (KTNB) . giao. Trong tổ chức thực hiện công tác KTNB, cần chú ý mấy vấn đề thuộc về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra sau đây: 1- Lập kế hoạch KTNB: -Cấu trúc của kế hoạch KTNB năm học gồm 5 phần: đặc điểm tình. liên quan đến công tác KTNB, mục đích-yêu cầu, nội dung và đối tượng kiểm tra, tổ chức thực hiện và chương trình công tác KTNB theo từng tháng. Mẫu (tham khảo) kế hoạch KTNB được đính kèm ở

Ngày đăng: 26/05/2014, 17:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan