NỘI DUNG
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HẦM BIOGAS
Sơ lược về cấu tạo và hoạt động của Biogas
Công nghệ Biogas xuất hiện trên thế giới từ rất sớm và qua thời gian đã có rất nhiều cải tiến và ứng dụng Cấu tạo trong các nhà máy sẽ phức tạp hơn nhiều Để tiện theo dõi, tôi sẽ chia các loại hình Biogas thành hai loại: trong khu vực nông thôn và khu vực công nghiệp.
Trong khu vực nông thôn, hầu hết các hầm Biogas được áp dụng ở các nước đang phát triển là những thiết bị đơn giản, hoạt động theo chế độ nạp nguyên liệu bổ sung thường xuyên Hầm Biogas được xây dựng cho các hộ gia đình riêng biệt
Loại 1: Hầm Biogas có nắp hình vòm cuốn
Hình mô tả sau đây là sơ đồ thiết kế của một hầm Biogas, trong quá trình xây dựng cần đảm bảo những kỹ thuật cần thiết: hầm phải kín, xây bằng gạch để không rò rỉ, phần bể thải phải cao hơn hầm phân huỷ nhưng chiều ngang của lối vào và lối ra là bằng nhau.
Cấu tạo của Hầm Biogas bao gồm các bộ phận sau:
Ngăn trộn: là nơi mà nước và phân động vật được trộn lẫn với nhau trước khi vào ngăn phân huỷ.
Ngăn phân huỷ: là nơi mà phân và nước từ ngăn trộn được lên men và sinh ra khí ga Ngăn này phảo chắc chắn và hoàn toàn kín Một vòm cố định thu thập lượng khí ga được sinh ra trước khi sử dụng Khí ga này sẽ đẩy lớp cặn sang ngăn áp lực.
Ngăn áp lực: thu các lớp cặn lắng từ ngăn phân huỷ, khi sử dụng khí ga, các chất cặn lắng ở dạng lỏng trong ngăn áp lực sẽ chảy ngược lại vào ngăn phân huỷ để đẩy khí ga ra Ngăn áp lực cũng thu các loại phân thừa Ngăn này có đường ống thoát ở đáy hầm, khi cổng của hầm lưu trữ mở ra thì phân và nước sẽ đẩy phần cặn ở đáy hầm qua đường ống này.
Ngăn chứa và lọc cát: thu phần cặn lắng có thể sử dụng được như là phân bón để cải thiện đất cho sản xuất nông nghiệp hoặc bán ra thị trường.
Ga tích luỹ được sẽ đẩy phần cặn và nước trong đáy ngăn phân huỷ để chảy vào ngăn áp lực Khi sử dụng khí ga thì nước trong ngăn áp lực sẽ chảy ngược lại vào ngăn phân huỷ và sẽ đẩy khí ga ra để sử dụng Hệ thống này được gọi là hệ thống động lực Nó sẽ hoạt động thường xuyên nếu không có rò rỉ hoặc quá trình lên men được kiểm soát Hầm Biogas đảm bảo tiêu chuẩn có thể hoạt động hơn 10 năm.
Hình 1.2 a & b: Mô hình hệ thống thu khí biogas áp dụng đối với hộ gia đình riêng biệt (loại hình tròn và hình trụ)
Cấu tạo của các hầm Biogas ở nông thôn khá đơn giản, có thể được xây dựng theo hình trụ tròn hoặc hình trụ đứng.
Trên đây là mô hình những hầm Biogas theo lý thuyết, nhưng trong thực tế thường xây dựng theo dạng hình tròn, kiểu dáng này được áp dụng ngay khi đưa vào nông thôn Việt Nam Mô hình hầm Biogas phổ biến trong thực tế:
Hình 1.3: Mô hình hầm Biogas trong thực tế (Ví dụ mô hình bể Đức – Thái Lan) Đối với các hầm xây dựng giành riêng cho các hộ gia đình, Các hầm này có 5 bộ phận như sau:
Bộ phận phân huỷ: là nơi chứa nguyên liệu và đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho quá trình phân huỷ kỵ khí xảy ra Đây là bộ phận chủ yếu của hầm, hay còn gọi là thể tích phân huỷ.
Bộ phận chứa khí: Khí sinh ra từ bộ phận phân huỷ được thu và chứa ở đây Yêu cầu cơ bản của bộ phận chứa khí là phải kín.
Lối vào: Là nơi để nạp nguyên liệu bổ sung vào bể phân huỷ.
Lối ra: Nguyên liệu sau khi đã phân huỷ được lấy ra (gọi là bã thải) qua đây để nhường chỗ cho nguyên liệu mới bổ sung vào
Lối lấy khí: Khí được đưa từ bộ phận tích khí tới nơi sử dụng qua lối lấy khí này.
Về cơ bản thì cấu tạo của Biogas luôn có 5 bộ phận cơ bản trên. Khi xây dựng thì nhà vệ sinh được liên kết với các hầm Biogas và cũng được phổ cập hoá cho việc xử lý chất thải của con người Vì vậy, nhiều mô hình Biogas được xây dựng liên kết với nhiều hộ gia đình riêng biệt như một khu chung cư nhưng điều này cần sự quản lý chặt chẽ.
Hạn chế của mô hình này khi ứng dụng vào Việt Nam là: Bản vẽ thiết kế phức tạp, thi công xây dựng khó khăn vì đòi hỏi sự chính xác cao, trong khi trình độ thợ xây ở các vùng nông thôn hiện nay còn rất hạn chế Do vậy việc phổ cập và nhân rộng để phát triển mô hình có khó khăn Khi diễn ra quá trình phân huỷ, áp lực ga trong hầm lớn (áp lực này tương đương với áp lực 80 cm cột nước) nên chỉ cần một vết nứt nhỏ của hầm có thể làm cho ga bị thất thoát hoàn toàn Đồng thời lớp váng xuất hiện và phát triển gây trở ngại, khó khăn lớn cho sự phân huỷ trong hầm Hầm phân huỷ thường xảy ra hiện tượng thiếu nước, hiệu quả sản xuất ga thấp Và giá thành xây dựng hầm so với mức thu nhập vùng nông thôn hiện nay là khá cao từ 4 – 5 triệu đồng/1
Loại 2: Biogas bằng túi chất dẻo
Mô hình này được du nhập từ Cô-lôm-bia Về cấu tạo, túi ủ biogas được cấu tạo bởi 2 – 3 lớp túi ni-lông lồng vào nhau làm một, dài 7 – 10 m, đường kính 1.4m được đặt nửa chìm nửa nổi trên mặt đất Túi này được gắn với hệ thống ống sành tạo đầu vào và đầu ra.
Túi dự trữ có nhiệm vụ thu và giữ khí sinh học từ túi ủ để dẫn tới bếp sử dụng Mô hình này có những thuận lợi là rẻ tiền, dễ lắp đặt, dễ sử dụng, nhưng cũng có những bất lợi sau:
Túi ủ Biogas bằng ni-lông dễ bị thủng do các tác động cơ học, vật liệu chất dẻo dễ bị lão hoá dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời và mô hình chiếm diện tích đất gần 10 m 2 vì túi Biogas này đặt nửa chìm nửa nổi trên mặt đất, làm cho nhiều gia đình ở Đồng Bằng Sông Hồng do chật chội nên không có điều kiện về đất đai để áp dụng.
Lịch sử phát triển của Biogas
Cuối những năm 1890 đánh dấu sự xuất hiện của một loại bể chứa phân được đậy kín bởi việc đăng ký bản quyền của Louis Mouras (ở Pháp) Đến năm 1930, phân huỷ hiếm khí các phế thải nông nghiệp để tạo ra khí ga bắt đầu xuất hiện Phong trào này phát triển mạnh ở Pháp và Đức vào những năm 1940 (khoảng thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ 2) Những năm 1960, quá trình ủ lên men tạo khí ga chỉ được chú trọng áp dụng để xử lý phân động vật Nhưng đến năm 1970 khi cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra đã tạo tiền đề cho việc phát triển phân huỷ yếm khí phân thải để sản xuất ra khí đốt Một số công trình nghiên cứu và kết quả thành công đánh dấu sự phát triển này là:
Cuốn sách Sản xuất Mêtan từ phân lợn bằng quá trình Mesophillic của tác giả Humenik và cộng sự, năm 1979.
Tài liệu về phân huỷ yếm khí của Hội nghị quốc tế về Chất thải chăn nuôi, năm 1980.
Tuy nhiên, những năm sau đó mối quan tâm giành cho công nghệ Biogas bị suy giảm do giá thành của nhiên liệu tạo ra thấp và do gặp phải một số vấn đề kỹ thuật với bể ủ Biogas Mối quan tâm này chỉ thực sự được phục hồi vào những năm 1990, được đánh dấu bởi:
Chương trình AgSTAR của Mỹ về xử lý chất thải và sản xuất năng lượng: kết quả là 75 hệ thống ủ cho các trại nuôi lợn và trại sản xuất bơ sữa.
Dự án NCSU Smithfield, năm 2001 ở trang trại Barham về khôi phục tài nguyên sinh học - Xử lý chất thải chăn nuôi lợn và ử Biogas ở nhiệt độ thường.
Cuốn sách Smithfield Belt System - Ủ biogas cho chất thải khô, ở nhiệt độ cao của Humenik và cộng sự năm 2004.
Trên đây là những nghiên cứu lý thuyết về công nghệ biogas Vận dụng kết quả này trong thực tế đã thành công ở nhiều nước như Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Thuỵ Điển, Lavita, Ledniznis và một số nhà máy đã được thiết kế ở các quốc gia khác nhau tại Châu Á và Châu Phi Các giải pháp giữa chế biến và tái chế chất thải hữu cơ có những lợi ích lớn như: Biến đổi chất thải hữu cơ thành những nguồn tài nguyên có giá trị thương mại, tiết kiệm đất cho những nơi chôn lấp chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường do chất thải độc hại và mang lại sự vững mạnh về khả năng tài chính cho các đô thị hay cộng đồng nơi nhà máy phục vụ.
Công nghệ Biogas ngày càng phát triển và hướng tới nhiều đặc tính tốt hơn Điều đầu tiên được nhắc đến trong hoàn cảnh thiều đất đai như hiện nay là công nghệ phải gọn nhẹ, thiết kế tiết kiệm không gian Chức năng của hệ thống ổn định, sản xuất ra khí, chế tạo phân bón trung tính Công việc duy tu bảo trì thuận tiện Để đảm bảo hơn nữa cho tài chính thì chi phí vốn, chi phí vận hành mang tính cạnh tranh cao và tự động hoá kiểm soát toàn bộ quy trình.
Công nghệ khí sinh học đang chú ý phát triển để xử lý chất thải công nông nghiệp ở các nước đang phát triển lẫn các nước phát triển
Riêng Trung Quốc, tính tới cuối năm 1988 đã có 2719 công trình khí sinh học cỡ lớn và trung bình đã được xây dựng tại các trại chăn nuôi, nhà máy chế biến thực phẩm, khu dân cư (trung bình tốc độ tăng là 300 công trình /năm). Hàng năm sản xuất 20 triệu m 3 khí sinh học, cung cấp cho 5.59 triệu gia đình sử dụng và phát điện với công suất 866kW, sản xuất thương mại 24900 tấn phân bón và 7000 tấn thức ăn gia súc. Ở Cộng hoà Liên bang Đức việc xây dựng các công trình khí sinh học tăng từ 100 thiết bị/năm trong những năm 1990 lên tới 200 thiết bị/năm vào năm
2000 Hầu hết các công trình có thể tích phân huỷ từ 1000 – 1500 m 3 , công suất khí từ 100 – 500m 3 Năm 1996 – 1997, nhà thầu đã xây dựng một nàh máy khí vi sinh tại Pastitz, công suất 2880 tấn/ngày Thiết kế kỹ thuật và xây dựng hệ thống điều khiển bằng máy tính và điện cho nhà máy khí vi sinh Năm 1999 – 2000, ởMering đã đấu thầu cho việc thiết kế kỹ thuật và xây dựng hệ thống kiểm soát điện tại một nhà máy khí vi sinh, đây là nhà máy chế biến thịt và xương.
Từ năm 1999 – 2001 tư vấn hợp tác cùng với nhà máy khí vi sinh Aarhus Nord, Đan Mạch, liên hệ đến công trình mở rộng nhà máy tiếp nhận nguồn rác hộ gia đình đã được phân loại.
Ngay từ những năm 1960, chiến dịch phổ biến hầm ủ biogas đã rầm rộ và đạt được một số kết quả đáng kể ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ Biogas được xem như là một giải pháp quan trọng cho vấn đề cung cấp năng lượng và bảo vệ môi trường vùng nông thôn. Quá trình trộn và ủ hỗn hợp chất thải hữu cơ, bùn và phế thải nông nghiệp trong hầm ủ Biogas không những cho người nông dân khí đốt mà còn cả phân bón ruộng.
Công nghệ biogas đã được nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam từ những năm 1960 Tuy nhiên thời điểm trước năm 1980, chỉ có một vài nghiên cứu nhỏ lẻ diễn ra tại một số Viện nghiên cứu và Trường đại học Các nghiên cứu thử nghiệm với hầm ủ biogas có thể tích khoảng 15 – 20 m 3 đã được tiến hành nhưng gặp phải một số hạn chế như không đủ nguyên liệu đầu vào và cấu trúc hầm không hợp lý Tóm lại, do những hạn chế về kỹ thuật cũng như quản lý nên những nghiên cứu này đã không đạt kết quả và nhanh chóng chấm dứt.
Chỉ thực sự đến những năm 1990 cuộc vận động phát triển công nghệ hầm ủ biogas mới trỗi dậy ở Việt Nam với sự trợ giúp kỹ thuật của cácViện nghiên cứu và các trường đại học chuyên ngành, thu được một số thành công: oHầm biogas xây bằng gạch, nắp kim loại nổi (Viện Năng Lượng) oHầm biogas xây bằng gạch nắp dạng vòm (Viện Năng Lượng) oHầm biogas xi măng cốt tre, nắp hình trụ Loại này sau đó không được áp dụng do bị nứt, rò rỉ. oHầm biogas xi măng cốt thép nắp hình trụ (Đại học Cần Thơ)
Quá trình nghiên cứu đã được chuẩn bị rất chi tiết và được triển khai rất nhiều dự án Biogas trong những năm gần đây: oTrung tâm Năng Lượng mới, Đại học Cần Thơ tiếp tục phát triển các kiểu bể biogas ở miền Nam với sự hợp tác của Đức và Thái Lan. oDự án SAREC S2 VIE 22 bao gồm Viện chăn nuôi, Đại học Cần Thơ, Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, Đại học Nông nghiệp Huế phát triển thiết bị ủ Biogas bằng túi nhựa, sau đó phổ biến rỗng rãi trên cả nước. oTừ những năm 1994, Hội VAC Việt Nam dưới sự giúp đỡ củaOxfam – Quebec (Canada) đã khởi động dự án thử nghiệm lắp đặt 10 thiết bị biogas túi nhựa Sau đó, với sự giúp đỡ của tổ chức FAO, UNICEF, JIVC,TOYOTA (Nhật Bản), hội VAC Việt Nam tiếp tục mở rộng hoạt động này trên phạm vi cả nước Tổng cộng hội VAC đã lắp đặt 5000 thiết bị ủ Biogas trên phạm vi 40 tỉnh thành.
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng Biogas tại 16 tỉnh miền Bắc và miền Trung do
Mô hình Số lượng đã xây dựng và lắp đặt
Hiện trạng bị hỏng, không hoạt động
Tỷ lệ hỏng không còn hoạt động
Túi Biogas bằng chất dẻo 3224 2385 74%
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu, phát triển cộng đồng nông thôn oThời kỳ 1995 – 1998, trên địa bàn 16 tỉnh miền Bắc và miền Trung, VACVINA đã tiến hành triển khai chương trình phát triển Biogas, thông qua các hoạt động: Xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn đào tạo cán bộ kỹ thuật cho địa phương, hỗ trợ kỹ thuật cho các gia đình nông dân xây dựng hầm Biogas. Đây là số liệu thử nghiệm, tỷ lệ thất bại còn rất lớn, những hạn chế của mô hình còn rất nhiều nên cần được nghiên cứu, cải tiến
Năm 1996, chương trình vệ sinh môi trường và nước sạch quốc gia đã phát động phong trào biogas, hàng trăn bể biogas bằng các loại vật liệu khác nhau như gạch, xi măng, composit đã được lắp đặt ở một số tỉnh như Hà Tây,Nam Định.
Loại bể composit có nhiều ưu điểm, tuy nhiên giá thành đắt nên không khả thi với đại đa số nông dân Cho đến nay loại bể Biogas phổ biến nhất là loại hình vòm xây bằng gạch. oTừ những năm 1998, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh trên cả nước cùng với nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống và nhận thức về cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường ở nông thôn, công nghệ biogas trở nên nổi tiếng và được đón nhận ở mọi nơi Cho đến thời điểm này đã có khoảng 20000 bể Biogas trên phạm vi cả nước, trong đó 12000 bể nhựa Tuy nhiên, so với tỷ lệ nông thôn chiếm tới 75% dân số Việt Nam (80 triệu người) thì số lượng bể Biogas này vẫn còn khiêm tốn. oTừ những năm 2003, dự án hợp tác Hà Lan - Việt Nam với số vốn hơn 1 triệu USD tài trợ cho xây dựng bể sản xuất Biogas qui mô hộ gia đình và khu dân cư ở một số tỉnh Việt Nam.
Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm, Hà Nội
Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía Đông của thành phố Hà Nội, nằm về một phía của bờ sông Hồng Nơi đây thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú thuận lợi cho chăn nuôi và phát triển nông nghiệp, là đầu mối cung cấp thịt và rau quả cho thành phố Hà Nội.
Hình 2.1: Bản đồ mô tả huyện Gia Lâm, Hà Nội
Huyện Gia Lâm là đường biên của thành phố Hà Nội, phía Đông và phía Nam giáp với tỉnh Hưng Yên, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp quận Long Biên Trước tháng 11 năm 2003 khi quận Long Biên chưa được thành lập thì diện tích của huyện là 172.9 km 2 Năm 2003, khi quận này được thành lập thì diện tích chỉ còn 108.4466 km 2 Gia Lâm có vị trí thấp nhất của Thủ Đô là xã Gia Thuỵ, 12 m so với mặt nước biển Vị trí đẹp có sông Hồng, sông Đuống và kênh Gia Thượng chảy qua.
Dạng địa hình chủ yếu của Gia Lâm là đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi đại, bãi bồi cao và bậc thềm Diện tích nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 15 m đến 20 m so với mức nước biển
Khí hậu của vùng tiêu biểu với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Thuộc vùng nhiệt đới, huyện quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời dồi dào và có nhiệt độ cao Do ảnh hưởng của biển, Gia Lâm có độ ẩm và lượng mưa khá lớn.
- Trung bình hàng năm, nhiệt độ không khí 23,6 0 C, độ ẩm 79%, lượng mưa 1245 mm.
- Mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa Gia Lâm có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Sự luân chuyển giữa các mùa làm cho khí hậu thêm phong phú, đa
- Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa hè, khí hậu nóng, thỉnh thoảng có mưa rào, nhiệt độ trung bình 29,2 0 C
- Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa thu Thời tiết khô ráo, trời cao, xanh ngắt, gió mát, nắng vàng.
- Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là mùa đông, thời tiết lạnh, khô ráo.
- Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân, cây cối xanh tốt.
- Nhiệt độ thấp nhất là 2,7 0 C vào tháng 1 năm 1955, nhiệt độ cao nhất là 48,8 0 C vào tháng 5 năm 1926.
Vào đầu tháng 11 năm 2008, thời tiết biến đổi thất thường , một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến nhiều cư dân thiệt mạng, gây thiệt hại cho toàn thành phố ước tính 3000 tỷ đồng, thiệt hại rau màu rất nhiều cho huyện Gia Lâm.
Huyện Gia Lâm tính tới nay có 22 đơn vị hành chính gồm hai thị trấn: Trâu Quỳ, Yên Viên và các xã: Ninh Hiệp, Yên Thường, Yên Viên, Trung Mầu, Phù Đổng, Đình Xuyên, Đông Dư, Cổ Bi, Đa Tốn, Dương Xá, Kim Sơn,
Lệ Chi, Đặng Xá, Phú Thị, Văn Đức, Dương Quang, Kim Lan, Bát Tràng,Dương Hà, Kiêu Kỵ Tổng diện tích tự nhiên là 144 km 2
Số dân của toàn huyện tính đến thời điểm tháng 6 năm 2004 là
Dân cư sống tập trung, mật độ dân số là 1791 người / km 2 , thấp hơn so với mật độ trung bình của thành phố Hà Nội là 2881 người / Km 2 Mật độ này được coi là cao gấp 10 lần so với mức trung bình cả nước, nằm trong thành phố có mật độ cao nhất cả nước.
- Kinh tế chung của toàn thành phố Hà Nội
Tính đến năm 2002, GDP Hà Nội đạt 20.280 tỷ đồng chiếm 7,8% tổng sản phẩm của cả nước với tốc độ tăng trưởng 10,37% so với năm 2001. Trong đó tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 2,4%, ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 38,8% và ngành dịch vụ chiếm 58,8% Tốc độ tăng trưởng những năm 2000 – 2002 của Hà Nội đều tăng hơn 10% mỗi năm.
Mỗi hộ gia đình trên địa bàn Hà Nội có trung bình từ 4 tới 6 người,thu nhập của người dân khá cao, xấp xỉ 31 800 000 đồng/người/năm Đây là số tiền trung bình của cư dân Hà Nội, như vậy bất kỳ già, trẻ, lớn, bé, khoẻ mạnh hay khuyết tật, miễn sinh sống trên địa bàn Hà Nội là hàng năm đều làm ra được khoản tiền trên
- Đặc điểm kinh tế của Gia Lâm
Gia Lâm là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, hoạt động kinh tế chủ yếu ở đây là nông nghiệp Bên cạnh đó, huyện cũng chủ trương phát triển những tiềm năng vốn có Gia Lâm đã quy hoạch và xây dựng khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Sài Đồng, tiếp tục tới đây sẽ mở rộng và phát triển các khu công nghiệp nhiều hơn nữa.
Nông nghiệp của Gia Lâm rất phát triển, Rescard đã nghiên cứu tình hình chăn nuôi của hai xã Trung Mầu và Phù Đổng để nhận thấy tiềm năng thực hiện Biogas Tính tới tháng 5 năm 1999, cả hai xã có 15 168 người dân, với 3811 hộ gia đình, bình quân nhân khẩu 4 người/hộ; bình quân đất thổ cư 55 m 2 / hộ. Chăn nuôi gia súc lớn ở hai xã này rất phổ biến.
Hình 2.2: Số lượng gia súc lớn tại hai xã Trung Mầu, Phù Đổng, huyện Gia Lâm
SỐ LƯỢNG GIA SÚC TẠI HAI XÃ
Lợn thịt Lợn nái Bò sữa Trâu bò cày Tổng
Tổng số trâu, bò, lợn có tới 8790 con, bình quân 2,5 con/hộ Hai xã Phù Đổng và Trung Mầu đều là hai vùng trọng điểm chăn nuôi lợn nái của huyện Gia Lâm và trong vòng chục năm trở lại đây đã phát triển mạnh chăn nuôi bò sữa Số bò sữa nuôi ở hai xã này liên tục chiếm 80% trong huyện Gia Lâm và trên 30% số lượng bò sữa của toàn thành phố Hà Nội.
Nếu tính lượng phân trung bình thải ra 1ngày của 1 bò sữa là 15 kg, của 1 trâu, bò cày kéo 12 kg, của 1 lợn là 3 kg, của 1 người là 0,2 kg thì đã có trên 50 tấn phân chuồng tươi và trên 3 tấn phân chuồng bắc, tổng cộng trên 53 tấn phân tươi được thải ra 1 ngày, 1600 tấn 1 tháng và 19200 tấn 1 năm.
Qua điều tra cho thấy các hộ chăn nuôi bò sữa đều đẩy một phần phân, nước thải xuống cống rãnh quanh nhà hay thu gom lại chất đống ở cạnh bờ đê Phần lớn các hộ chăn nuôi đều làm chuồng trại sát nhà ở, chuồng trại quanh nhà gây mất vệ sinh do chất thải của vật nuôi gây nên Thêm vào đó, các hộ dân đều dùng than tổ ong để đun nấu Lượng than đốt 1 ngày có thể lên tới 12 tấn
(360 tấn than/ tháng, 4320 tấn than/ năm) tạo ra lượng khói, bụi và lượng khí