GMS- Mô hình quản lý kinh tế bền vững
Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh 1 GMS – MÔ HÌNH QUẢN LÝ KINH TẾ BỀN VỮNG TS. Nguyễn Tiến Dũng ThS. Nguyễn Xuân Hà1 ThS. Lê Thị Tuyết2 Các lý thuyết kinh tế đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, chúng được sản sinh ra từ yêu cầu, đòi hỏi của thực tế nhằm giải thích các hiện tượng kinh tế đang diễn ra (tìm và giải thích các quy luật kinh tế chi phối các hiện tượng kinh tê này), tìm ra con đường phát triển, . Mỗi lý thuyết kinh tế cũng chỉ phù hợp với những hoàn cảnh lịch sử nhất định và không có một lý thuyết kinh tế nào có khả năng áp dụng được cho mọi quốc gia. Do mỗi quốc gia có đặc điểm về tự nhiên, xã hội khác nhau; có xuất phát điểm kinh tế khác nhau, có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng khác nhau. Vậy, lý thuyết kinh tế và mô hình quản lý kinh tế nào phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kinh tế học và vai trò của nhà nước trong việc tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, đồng thời nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Tác giả mạnh dạn đề xuất mô hình quản lý kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững và dựa vào nền tảng con người làm trung tâm. GMS là mô hình quản lý tiên tiến không chỉ tiếp nhận các nguyên lý quản trị hiện đại nhất của phương Tây mà còn kế thừa các tư tưởng triết học sâu sắc của phương Đông về xã hội và con người. GMS chính là khoa học về hành vi con người, được rút tỉa sáng tạo, tổng hợp từ những chuyên ngành kinh tế, đạo đức, triết học, tâm lý, văn hóa, quản trị. GMS còn tìm hiểu từ lịch sử các bài học thành công hay thất bại của nhân loại trong quá trình tìm kiếm sự hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ xã hội. GMS cố gắng tiếp thu chọn lọc các kết quả nghiên cứu bổ ích trong các ngành khoa học, xã hội, chính trị, chiến lược cạnh tranh, quân sự và đổi mới công nghệ. 1. Kinh tế học và vai trò của nhà nước trong việc tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững Chúng ta đều biết kinh tế học nghiên cứu xã hội – con người lựa chọn cách sống như thế nào và họ tương tác với nhau như thế nào. Kinh tế học thông thường ủng hộ nền kinh tế thị thường vì nó hiệu quả. Chúng ta có thể bắt đầu với lý thuyết kinh tế hiện nay về thị trường tự do. Một thị trường tự do vận hành thông qua trao đổi tự nguyện. Trường hợp đơn giản nhất là đổi hàng lấy hàng. Tôi có gạo nhưng không có thịt để ăn cùng, anh có thịt con bò nhưng không có gạo. Tôi đổi một ít gạo của tôi lấy một ít thịt của anh. Cả hai chúng ta đều có lợi, nếu không thì chúng ta đã không chịu đổi. Cả hai chúng ta đều trải nghiệm “cái được qua trao đổi”. Điều này có thể xảy ra giữa các cá nhân cũng như giữa các nước với nhau. Thị trường tự do bao gồm nhiều người mua và người bán với vô số hàng hóa và dịch vụ khác nhau, tất cả mọi người đều quan tâm trước hết đến lợi ích riêng của mình. Song cho dù quá trình ra quyết định có tính chất phân tán và có những người ra quyết định chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, nền kinh tế thị trường tự do vẫn phát triển theo hướng thúc đẩy phúc lợi kinh tế chung. Trong cuốn Bàn về bản chất và nguồn gốc của cải của các dân tộc, Adam Smith đã cho rằng khi tác động qua lại với nhau trên thị trường, các hộ gia đình và doanh nghiệp dường như bị 1, 2 GAMI Group. Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh 2 dẫn dắt bởi “bàn tay vô hình”. Khi các hộ gia đình và doanh nghiệp nhìn vào giá cả khi đưa ra quyết định mua và bán cái gì, họ đã vô tình tính đến ích lợi và chi phí xã hội mà hành vi của họ tạo ra. Kết quả là, giá cả hướng dẫn các cá nhân đưa ra quyết định mà trong nhiều trường hợp cho phép tối đa hóa lợi ích xã hội. Mặc dù thị trường tự do thường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế, “bàn tay vô hình” thường hướng dẫn thị trường phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. Song vì nhiều nguyên nhân, đôi khi bàn tay vô hình không hoạt động. Bàn tay vô hình không đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế được phân phối một cách công bằng. Nền kinh tế thị trường thưởng công cho mọi người dựa vào năng lực của họ trong việc tạo ra những vật mà người khác sẵn sàng mua. Điều này không đảm bảo rằng mọi người đều có lương thực đầy đủ, quần áo tốt và sự chăm sóc y tế thích hợp. Như vậy, trong một số trường hợp Chính phủ có thể cải thiện được tình hình thị trường, các chính sách công như chính sách thuế, hệ thống phúc lợi xã hội, giúp đạt được sự phân phối các phúc lợi kinh tế một cách công bằng hơn. Theo Keynes, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế, những chính sách này nhằm tăng cầu tiêu dùng. Ông cũng cho rằng Chính phủ có vai trò to lớn trong việc sử dụng những chính sách kinh tế: chính sách thuế, chính sách tiền tệ, lãi suất . nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.2 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Sự tác động qua lại giữa tổng cung và tổng cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm ‐ tỷ lệ thất nghiệp, mức giá ‐ tỷ lệ lạm phát là cơ sở để giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào. Mặt khác vai trò của chính phủ ngày càng được coi trọng. Việc mở rộng kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước, không chỉ vì thị trường có những khuyết tật, mà còn vì xã hội đặt ra các mục tiêu mà thị trường dù có hoạt động tốt cũng không thể đáp ứng được. Theo Samuelson, trong nền kinh tế hiện đại, chính phủ có bốn chức năng cơ bản: thiết lập khuôn khổ pháp luật; xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế; thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập. 2 John Maynard Keynes (1883‐1946) , Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ Dẫn chứng 1: Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản Xã hội chúng ta đang sống đã phân hóa quá nhiều hơn chúng ta muốn, vì trong quá trình không ngừng tìm kiếm “tính hiệu quả” chúng ta đã phân cực chính mình thành kẻ giàu và người nghèo. Chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở người ta làm việc cật lực để làm giàu cho kẻ khác với hy vọng, thường là không đúng chỗ, rằng bản thân họ cũng sẽ giàu lên. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, sự tăng trưởng phụ thuộc vào việc làm cho người này ganh tỵ với người khác để rồi người này mong muốn điều mà người khác có. Chủ nghĩa cộng sản có một lý tưởng, đó là sự công bằng và phồn vinh cho mọi người, nhưng chủ nghĩa cộng sản muốn thành hiện thực, nên theo con đường mà K.Marx đã chỉ rõ, phải dựa trên cơ sở nền kinh tế tư bản phát triển. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản là một cơ chế, nhưng hình như nó lại thiếu một lý tưởng. Phải chăng tất cả chỉ là để làm giàu cho bản thân mình, hay là cuộc sống còn có nhiều cái khác nữa? Bởi dù chúng ta có kiếm được tiền thì vẫn chưa đủ. Trong nền kinh tế tương lai, khi tri thức là tài sản chúng ta sẽ phải đảm bảo cho mọi người có quyền là chủ một phần tài sản đó và sự giàu có do họ mang lại. Mọi người phải trang bị cho mình tri thức theo nghĩa rộng nhất. Các công ty cần phải nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc đào tạo, giáo dục. Chính phủ cần phải đầu tư vào lĩnh vực tri thức cho mọi công dân của mình, nếu không xã hội sẽ ngày càng trở nên phân hóa hơn bao giờ hết. Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh 3 Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa ngày nay, một quốc gia – một nền kinh tế, không chỉ lo phát triển kinh tế của riêng mình mà phải hướng đến sự “phát triển bền vững” trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nền tảng là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (mục tiêu là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. Một nền kinh tế thị trường lành mạnh đòi hỏi phải có một trình độ văn minh nhất định và đòi hỏi tính thiêng liêng của lời hứa. Một xã hội không nhìn thấy tương lai trong những cam kết và nghĩa vụ cộng đồng sẽ nhìn thấy sự sụp đổ về kinh tế. 2. Năng lực cạnh tranh quốc gia Sự thịnh vượng của một quốc gia được tạo ra chứ không phải kế thừa. Nó không phát triển từ sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất, hay giá trị tiền tệ của một quốc gia giống như điều mà kinh tế học cổ điển khăng khăng khẳng định. Khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực của các ngành trong việc đổi mới và nâng cấp của quốc gia đó3. Theo Michael E. Porter, có bốn đặc tính tổng quát của một quốc gia, hình thành nên môi trường có thể làm tăng hoặc giảm lợi thế cạnh tranh một quốc gia. Hình 1: Hệ thống các nhân tố quyết định lợi thế quốc gia Chiến lược công ty, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh Điều kiện về yếu tố sản xuất Điều kiện cầu Những ngành liên quan và bổ trợ Cơ hộiChính phủ 3 Michael E. Porter, Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, Trang 156 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh 4 Thứ nhất, điều kiện về nhân tố sản xuất: vị trí của quốc gia trong các nhân tố sản xuất cần thiết để cạnh tranh trong ngành nghề đó, ví dụ: lao động có tay nghề hay cơ sở hạ tầng; Thứ hai, điều kiện về nhu cầu thị trường: tính chất của nhu cầu trong nước về sản phẩm hay dịch vụ của ngành nghề đó; Thứ ba, các ngành nghề bổ trợ và có liên quan: sự có mặt hay thiếu vắng tại quốc gia đó những ngành nghề cung ứng và ngành nghề có liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế; Thứ tư, chiến lược, cơ cấu và tính thi đua của doanh nghiệp: điều kiện tại quốc gia đó quyết định việc thành lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp như thế nào và bản chất của sự cạnh tranh trong nước. Các quốc gia có khả năng thành công cao nhất trong các ngành nghề hay các phân đoạn ngành nghề nào đó khi “viên kim cương” của các quốc gia đó ở trạng thái thuận lợi nhất. ʺViên kim cươngʺ là một hệ thống các nhân tố có tác động củng cố qua lại lẫn nhau. Ảnh hưởng của một nhân tố quyết định tuỳ thuộc vào các nhân tố khác. Ví dụ, điều kiện về nhu cầu thị trường thuận lợi sẽ không dẫn đến lợi thế cạnh tranh nếu tính thi đua của các doanh nghiệp không đủ để khiến doanh nghiệp phản ứng với các điều kiện thị trường đó. Những lợi thế trong một nhân tố quyết định có thể tạo ra hay phát triển thêm những lợi thế trong các nhân tố quyết định khác. Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào duy nhất chỉ một hay hai nhân tố quyết định có khả năng xảy ra trong những ngành nghề phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, hay những ngành nghề ít liên quan đến kỹ thuật tinh vi hay kỹ năng cao. Lợi thế như thế thông thường sẽ không bền vững, vì có tốc độ thay đổi nhanh chóng và các đối thủ quốc tế có thể dễ dàng xóa bỏ. Có đầy đủ các thuận lợi trong toàn bộ ʺviên kim cươngʺ rất cần thiết cho việc đạt được và duy trì sự thành công khi cạnh tranh trong những ngành nghề sử dụng nhiều kiến thức ‐ những ngành nghề hình thành nền tảng của nền kinh tế tiên tiến. Lợi thế trong mỗi nhân tố quyết định không phải là điều kiện tiên quyết cho lợi thế cạnh tranh trong một ngành nghề nào đó. Sự tác động lẫn nhau giữa các lợi thế trong các nhân tố quyết định mang lại những lợi ích có tính chất tự củng cố lẫn nhau ‐ mà các đối thủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vô hiệu hoá hay sao chép. Ngoài ra còn có hai nhân tố có thể ảnh hưởng đến hệ thống quốc gia và cũng cần thiết để hoàn chỉnh lý thuyết của chúng ta. Đó là cơ hội và nhà nước. Cơ hội là những sự kiện phát triển ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, ví dụ như những phát minh thuần tuý, những đột phá về kỹ thuật căn bản, chiến tranh, những biến chuyển chính trị bên ngoài và thay đổi về nhu cầu thị trường nước ngoài. Yếu tố cơ hội có thể tạo ra sự gián đoạn, làm thức tỉnh hoặc tái cấu trúc ngành nghề và cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp của một quốc gia nào đó loại bỏ các doanh nghiệp của một quốc gia khác. Cơ hội đã từng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi lợi thế cạnh tranh ở nhiều ngành nghề. Nhân tố cuối cùng cần thiết cho việc hoàn chỉnh bức tranh toàn cảnh là nhà nước. Chính quyền các cấp có thể cải tiến hay giảm thiểu lợi thế quốc gia. Có thể thấy vai trò này rõ nhất bằng cách kiểm tra xem các chính sách ảnh hưởng như thế nào đến mỗi nhân tố quyết định. Chính sách chống độc quyền sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong nước. Các quy định có thể thay đổi điều kiện nhu cầu thị trường trong nước. Đầu tư vào giáo dục có thể thay đổi điều kiện về nhân tố sản xuất. Chi ngân sách có thể kích thích những ngành nghề bổ trợ và liên quan. Nếu thực hiện chính sách mà không cân nhắc liệu chúng có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống các nhân tố quyết định ra sao thì dẫn đến khả năng làm giảm lợi thế quốc gia thay vì gia tăng lợi thế cạnh tranh. Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh 5 Những điều trên cho thấy, nhà nước có tác động quan trọng đến năng lực cạnh tranh quốc gia, nhà nước có thể tác động theo hướng tích cực hay tiêu cực. Vậy làm thế nào để quản lý kinh tế phát triển bền vững trong đó vai trò quản lý kinh tế của nhà nước có tác động tích cực đến sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay? 3. Mô hình quản lý kinh tế bền vững Dựa trên quan điểm chính là mọi tổ chức của xã hội từ nhỏ đến lớn lấy con người là đối tượng, là trung tâm thì mới có cơ sở để tồn tại. Trong thập niên gần đây, người ta không chỉ thảo luận mà còn bắt tay vào thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội, phát triển kinh tế bền vững bằng cách tôn trọng môi trường. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển phải có nghĩa vụ với các quốc gia chậm phát triển. Những nhận thức này khởi nguồn từ sự tư duy cơ bản là con người tôn trọng con người. Triết lý này là điểm chung của các nền văn minh, văn hóa Đông ‐ Tây. Hệ thống Quản lý tiên tiến (GMS) ‐ hướng phát triển bền vững HÌNH 2: SƠ ĐỒ CẤU TRÚC GMS Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh 6 Hệ thống Quản lý tiên tiến chỉ ra con đường đi đến sự phát triển bền vững thông qua việc kết nối giữa lý thuyết và thực hành nhằm giúp cho các quốc gia đối mặt thành công với những thay đổi hay thách thức của thời đại. Cơ sở lý luận của GMS nằm sâu trong môn khoa học về các ứng xử của con người. Đặc biệt GMS không chỉ tiếp nhận các nguyên lý quản trị hiện đại nhất của phương Tây, mà còn kế thừa các tư tưởng triết học sâu sắc của phương Đông về xã hội và con người. GMS được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu làm cách nào để mỗi thành viên (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức,…) trong một quốc gia có thể đạt được kết quả tốt nhất trong cuộc đời, trong công việc. GMS chính là khoa học về hành vi con người, được rút tỉa sáng tạo, tổng hợp từ những chuyên ngành kinh tế, đạo đức, triết học, tâm lý, văn hóa, quản trị. GMS còn tìm hiểu từ lịch sử các bài học thành công hay thất bại của nhân loại trong quá trình tìm kiếm sự hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ xã hội. GMS cố gắng tiếp thu chọn lọc các kết quả nghiên cứu bổ ích trong các ngành khoa học, xã hội, chính trị, chiến lược cạnh tranh, quân sự và đổi mới công nghệ. Sơ đồ cấu trúc GMS được mô tả dưới hình tượng một quả tên lửa đẩy (hình 2), đóng vai trò như một phương tiện đặc biệt quan trọng nhằm giúp các quốc gia tiến nhanh về phía trước, đến những vùng đất lạ chưa khai sáng, vượt qua các thử thách, chinh phục những đỉnh cao mới trong việc thực hiện các sứ mệnh và mục tiêu cao cả của mình. GMS bao gồm 6 phân hệ: 1. Đích nhắm tối thượng Con người sẽ hạnh phúc hơn nếu họ có tình thương, và con người sẽ hạnh phúc hơn nếu họ có lòng tri ân những gì họ có. Hạnh phúc không chỉ phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài và các mối quan hệ, nó còn phụ thuộc vào thái độ và hành vi của chính chúng ta. Hành vi tốt của một người bao giờ cũng kéo theo hành vi tốt của nhiều người khác. Chính mong muốn có tiếng tốt, được thừa nhận, cảm giác công bằng, trước sức ép từ cạnh tranh bên ngoài đối với cả nhóm (hay một tổ chức mà chúng ta thuộc về)… đã vượt qua tính ích kỷ cố hữu của chúng ta, giúp tạo ra các động lực cho sự hợp tác giữa mọi người, vì một mục tiêu chung có lợi hơn cho một tập thể. Đó là điều thiện chung của chúng ta. Chúng ta ai cũng muốn có được một cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc và luôn nỗ lực để đạt được điều này. Nhưng mỗi người lại là một thành viên trong tổ chức và rộng hơn là một thành phần trong tổng thể xã hội rộng lớn. Vậy đích nhắm tối thượng chính là thang bậc nhu cầu cao nhất (theo thang bậc nhu cầu của Maslow) ở mỗi vai trò khác nhau: Ở mỗi cá nhân chính là sự hướng thiện. Ở tổ chức chính là phục vụ xã hội, vì những mục đích cao cả hơn lợi nhuận. Ở một quốc gia chính là phục vụ nhân loại, vì một thế giới tốt đẹp hơn. Một xã hội sẽ không thịnh vượng nếu mọi người không thể cam kết với nhau, họ phải giữ lời hứa, kể cả sau đó việc đó có thể bất lợi cho họ. Luật pháp, và ngay cả nhu cầu về quyền lực, tiền bạc là những cơ chế không thích hợp để cưỡng chế nó. Có một cơ chế hiệu quả hơn đó là sự cưỡng chế được gọi là sự cam kết và lòng tin. Các thành viên trong một quốc gia cùng hướng đến một mục đích chung – vì một thế giới tốt đẹp hơn (phồn vinh) khi có được niềm tin vào nhau. 2.Tư duy hài hòa Trong mỗi con người, tổ chức đều tồn tại những mâu thuẫn. Các lực đối kháng tạo ra các nghịch lý, điều này làm cuộc sống sinh động hơn. Các xu thế đối nghịch nhau như: phân tách và sáp nhập; chủ trương hướng nội và hướng ngoại; tập trung quyền lực và sự phân quyền; Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh 7 mục tiêu trước mắt và lâu dài, lạm phát và thất nghiệp… có thể sẽ không bao giờ được dung hòa một lần và cho mọi thứ. Trong thế kỷ 21, các lãnh đạo sẽ phải đối mặt với việc phải tiếp xúc lượng lớn thông tin ngày càng tăng, họ sẽ phải trau dồi khả năng tư duy vừa nhìn thấy bức tranh toàn cảnh đồng thời với một khả năng tập trung vào các điểm cốt lõi. Mặc dù hai phẩm chất trên mâu thuẫn nhau, nhưng thực tế đòi hỏi phải có một sự kết hợp như vậy. Vì vậy cần biết hài hòa (tư duy Âm – Dương), nhìn nhận sự việc trong một hệ thống tổng thể hoàn chỉnh với nhiều thành phần, mối quan hệ, đặc tính đối lập. Dẫn chứng 2: Tư duy Âm – Dương Quy luật Bản chất: Bản chất vạn vật là không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm. Quy luật Quan hệ: Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau: âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm. Như vậy, một quốc gia cũng cần có khả năng tư duy hệ thống cao. Tư duy hệ thống là một trực giác – tạo nên kết hợp tinh tế nhằm làm cho những hệ thống sống mang đặc tính độc đáo riêng của nó. Tư duy hệ thống là viên đá nền tảng cho một xã hội không ngừng học tập để tăng trưởng giá trị tri thức của nền kinh tế tri thức. Dẫn chứng 3: Các đặc tính cơ bản của hệ thống Một hệ thống thường bao gồm năm đặc tính. Năm đặc tính này thường cùng nhau tương tác hình thành nên lối ứng xử của một quốc gia như một hệ thống đa trí tuệ và có chủ đích. • Tính chất mở: Các hệ thống tự tổ chức chỉ có thể hiểu được trong bối cảnh tương tác với môi trường xung quanh chúng; • Tính chủ đích: Các hệ thống tự tổ chức tương tác với bên ngoài thông qua các hành động lựa chọn ứng xử có chủ đích đến mục tiêu nhất định; • Tính đa chiều: Mọi hệ thống tự tổ chức đều có năng lực nhìn nhận rõ những quan hệ bổ sung trong các xu hướng đối lập và tạo dựng nên các tổng thể hữu hiệu ghép lại từ những phần rời đơn điệu; • Tính nổi trội: Một hệ thống tự tổ chức biểu hiện ra bên ngoài, bằng một vài đặc tính nổi trội hình thành từ nhiều khả năng riêng lẻ của các thành phần hệ thống; • Tính phản trực giác: Mọi hệ thống tự tổ chức luôn phản ứng lại với mọi tác động bên ngoài đến hệ thống bằng một chuỗi ứng xử nội tại không dự đoán trước. Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh 8 Nếu chúng ta không nhận biết được cấu trúc của hệ thống, chúng ta sẽ bị làm tù nhân trong hệ thống. Ngược lại, học và hiểu những cấu trúc hệ thống mà chúng ta tồn tại trong đó sẽ cho phép ta bắt đầu một quá trình tự giải phóng khỏi những lực cản không nhìn thấy trước đây, và hoàn thiện khả năng đối phó, thậm chí có thể thay đổi chúng, tức là nảy sinh một năng lực sáng tạo mới. 3.Thiết kế tổ chức nền kinh tế Một quốc gia, một nền kinh tế muốn vận hành tốt, thực thi được chiến lược phát triển kinh tế, hiệu quả đòi hỏi phải được thiết kế tốt, nền kinh tế phải có cấu trúc tổ chức, cấu trúc vận hành và cấu trúc hài hòa. Dẫn chứng 4: Chính phủ hiệu quả của Trung Quốc • Trung Quốc có nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới, với ¼ dân số địa cầu và có sức ảnh hưởng ngày càng lớn đối với thương mại toàn cầu trong nhiều lĩnh vực. Để đạt được điều này Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện những cải cách táo bạo, có kế hoạch phát triển dài hạn và mục tiêu rõ ràng, đồng thời xây dựng một chính phủ hiệu quả với các yếu tố: • Quyền lực: Trung Quốc có chế độ phong kiến lâu đời và con người quen với thừa nhận và tôn trọng quyền lực của chính phủ. Do đó, Chính phủ có thể dựa vào quyền lực của mình để xây dựng và thực hiện chính sách đảm bảo sự công bằng xã hội. • Cơ cấu tinh gọn: Chính phủ tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý, duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ công, tạo ra hệ thống an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Bất kỳ cái gì có thể được quy định bởi thị trường thì nên được làm thông qua thị trường và bất kỳ cái gì cần hợp tác vĩ mô thì sử dụng hành chính công và tổ chức phi chính phủ. • Vai trò năng động: Sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và lời tư vấn từ các công ty, các tổ chức phi chính phủ và chuyên gia trong lĩnh vực liên quan và khuyến khích các công ty theo sát các chỉ dẫn hành chính và chính sách ưu đãi. • Trung thực và sạch sẽ: quản lý của chính phủ được tách ra khỏi quản lý công ty; mối quan hệ giữa công chức chính phủ và lãnh đạo công ty được giám sát chặt chẽ, bất kì hành vi phạm pháp nào đưa ra, yêu cầu hay nhận hối lộ sẽ bị trừng phạt. Nguồn: Studies on economic reforms and development in China, trang 119 Cấu trúc tổ chức của quốc gia phải được coi là “phần mềm” – trí tuệ của quốc gia. Chúng ta hiểu rằng muốn có một tổ chức xuất sắc phải biết tạo ra một cấu trúc tổ chức phù hợp. Có nhiều mô hình cấu trúc trong phạm vi biên giới quốc gia có ảnh hưởng đến việc thực thi chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Đó là cấu trúc chính trị; cấu trúc kinh tế ở tầm vĩ mô có ảnh hưởng tương đối đến tỷ trọng tiêu dùng đầu tư, chi tiêu của chính phủ và thương mại; cấu trúc tổ chức hoạt động của chính phủ được cấu trúc hoạt động theo chức năng bao gồm các bộ, ngành và chính quyền địa phương,… với những chức năng quyền hạn khác nhau nhằm bảo đảm tổ chức và quản lí có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế của nhà nước. Người lãnh đạo quốc gia (thủ tướng) phải như một kiến trúc sư sẽ liên tục điều chỉnh hình thức và nội dung của tổ chức cho phù hợp, dựa vào hai câu hỏi sau đây: ‐ Cần phải có các chính sách nào và cách thực thi ra sao nhằm thực hiện các hoạt động để quốc gia phát triển? ‐ Những năng lực cốt lõi nào cần cho quốc gia? Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh 9 Một cấu trúc tổ chức tốt chưa đủ cần phải có một cấu trúc vận hành hiệu quả, bao gồm các quá trình quản lý nguồn nhân lực, quá trình lập ngân sách, quá trình kiểm soát tốt với các biện pháp khuyến khích tác động đến hành vi của từng cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế và mang lại những thay đổi lớn cho nền kinh tế, làm sao người lãnh đạo quốc gia có thể tác động vào sự trì trệ của tổ chức để vận động theo kịp những cơ hội mới. Ngoài ra, hệ thống tốt cũng cần có một cấu trúc hài hòa đảm bảo đưa hệ thống đạt đến chân – thiện – mỹ, đi theo đúng đạo của tự nhiên. Cấu trúc hài hòa chính là sự cân bằng Âm dương, Ngũ hành4: Hình 3: Hài hòa Ngũ hành Hài hòa trong các mối quan hệ đối lập (Âm – Dương) trước mỗi quyết định, mỗi hành động phải cân nhắc điều thuận – nghịch, cái lợi ‐ cái hại, cái trước mắt ‐ cái lâu dài…, trong lãnh đạo, chúng ta đặc biệt quan tâm sự cân bằng giữa công tác lãnh đạo chiến lược (Leader) với công tác điều hành (Manager) và; Hài hòa trong các mối quan hệ tương sinh tương khắc (Hài hòa Ngũ Hành). Hài hòa ngũ hành đòi hỏi cần phải cân nhắc các mối quan hệ tương sinh tương khắc giúp hệ thống có khả năng hành động hiệu quả và khả năng tự điều chỉnh cao. Cân bằng là điều mà triết lý Nho giáo yêu cầu để đạt được thịnh vượng: “Nếu đạt được trung hòa, Khổng Tử viết trong sách Trung dung, thì “trời và đất sẽ định vị đúng chỗ, vạn vật sinh sôi nảy nở”. Trong một quốc gia để được trung hòa, các cá nhân, tổ chức cần phải phụ thuộc lẫn nhau vì lợi ích của tập thể (vì lợi ích của doanh nghiệp hay rộng hơn vì lợi ích của quốc gia) và gắn với tinh thần triết lý trung dung5. 4.Nguồn nhiên liệu cho GMS GMS được hình thành và xây dựng trên cơ sở kết nối giữa lý thuyết và thực hành, thấm nhuần các tư tưởng tiến bộ của văn minh nhân loại trong các ngành khoa học, kỹ thuật, tư tưởng triết học lớn, kế thừa các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, GMS tiếp thu được những quan điểm tiên tiến và nhân văn trong bộ môn kinh tế học vì sự phát triển. Như vậy, nguồn nguyên liệu quý giá cho GMS phát triển chính là Triết học, Kinh tế, Văn hóa và Khoa học. Triết học: Phật giáo là hệ thống triết học vô thần, đề cao trí tuệ, giác ngộ và giải thoát; Phật giáo coi cuộc đời là bể khổ, gốc của cuộc đời là bể khổ, gốc của bể khổ là lục dục: Tham, Sân, Si, Hỷ, Ái, Nộ; do vậy, muốn diệt khổ thì phải diệt dục. Phật đã từng được xem là quốc giáo nên các triều đại phong kiến tại Việt Nam trong khoảng thế kỷ XI – XIV đã có rất nhiều chính sách khuyến khích đạo Phật phát triển. Nếu Phật giáo là hệ thống điều hòa hành vi trên phương diện tâm lý cá nhân, thì Nho giáo là hệ thống điều hòa trên diện đạo đức – đạo lý, vốn làm nền tảng cho hành vi mỗi người trong xã hội. Trong thời kỳ ổn định và phát triển đất 4 Âm dương Ngũ hành là triết lý cốt lõi của phương Đông (Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… ) về quy luật vận động chung của mọi hệ thống, bao trùm và xuyên suốt trong tự nhiên và xã hội. 5 Nguyên tắc xử thế trung dung – nghĩa là duy trì một đời sống và thế giới quan quân bình và hợp nhất. Chữ “trung” tóm lược tinh túy của các giáo điều Khổng Tử gắn liền với biện pháp chiết trung: tránh các cực đoan và giữ một vị trí ôn hòa chín chắn. Lão Tử, người sống trước Khổng Tử một chút và là ông tổ của học thuyết đạo gia, cũng khuyên hành xử trung dung trong triết lý khai sáng của mình. Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh 10 nước thì Nho giáo tỏ ra là một công cụ hữu hiệu trong việc trị nước. Nho giáo cung cấp cho các nhà lãnh đạo hệ thống lý thuyết và các bài học kinh nghiệm về đạo trị nước, về mặt tổ chức nhà nước và quản lý xã hội. Nó phân biệt rạch ròi quan hệ vua – tôi, đề cao tư tưởng trung quân, ái quốc. Như vậy, ứng dụng Nho giáo vào công tác điều nền kinh tế Việt Nam là vô cùng cần thiết và phù hợp. Kinh tế học: Như đã phân tích ở phần 1, lý thuyết kinh tế hiện nay về thị trường tự do là một thị trường vận hành thông qua trao đổi tự nguyện. Kinh tế học thông thường ủng hộ nền kinh tế thị thường vì nó hiệu quả. Mọi trao đổi có thể làm lợi cho những người liên quan sẽ diễn ra một cách tự động ‐ miễn là thị trường thật sự tự do. Như vậy tất cả cái khả năng “được lợi từ doanh thương” sẽ thành hiện thực. Một nền kinh tế thị trường lành mạnh đòi hỏi phải có một trình độ văn minh nhất định và đòi hỏi tính thiêng liêng của lời hứa. Một xã hội không nhìn thấy tương lai trong những cam kết và nghĩa vụ cộng đồng sẽ nhìn thấy sự sụp đổ về kinh tế. Văn hóa: Chúng ta đều biết rằng nền đạo đức Việt Nam là một tổng hòa các quan niệm, các lý tưởng hết sức lâu đời của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và truyền thống từ ngàn xưa thờ cúng tổ tiên của người Việt. Cái tổng thể đó in sâu vào ý thức xã hội Việt dưới dạng một thứ chủ thuyết đặc trưng gọi là “đạo”. Theo quan niệm Việt Nam thì chính đạo (“con đường chân chính”) thể hiện ở lòng yêu mến cha mẹ, kính nể người trên và giữ tròn lễ nghĩa. Khoa học: Chúng ta đều biết rằng, loài người thường xuyên học hỏi từ tự nhiên. Vì vậy, rất nhiều ý tưởng sáng tạo trong khoa học hay đời sống hàng ngày đều có tính mô phỏng tự nhiên, nhiều cơ cấu tổ chức được mô phỏng những sinh vật sống, các hệ sống. Một nền công nghệ được sinh vật hóa giúp công nghệ trở nên thông minh hơn, giống với sự sống hơn, phù hợp với con người và tập quán của con người hơn. Chúng ta có thể làm cho công nghệ (bao hàm cả công nghệ quản lý) trở nên thân thiết hơn, nhưng chỉ bằng cách cho công nghệ có được sự phức tạp của sinh vật. Có hai cách thức để tăng và tối ưu hóa khả năng thích nghi là: thà khảo sát kỹ lưỡng để tìm ra đúng việc làm hơn là chỉ làm công việc cho đúng; thứ đến, phải có khả năng buông bỏ thành công khi đã leo tới tột đỉnh, quay lại và đi tiếp. Đó chính là nguyên lý “phá hủy sáng tạo”6. Chính sự hiểu biết này sẽ tạo ra thành công hay thất bại trong thế kỷ 21. 5.Các động cơ tăng trưởng của GMS GMS với hình tượng là một tên lửa đẩy đưa các quốc gia tiến về phía trước đã bao hàm ý nghĩa là một cỗ máy với các động cơ thích hợp để tạo ra sự chuyển động theo chủ đích nào đó. Các động cơ vận hành trong cỗ máy GMS bao gồm: xã hội học tập; định hướng con người; cải cách đổi mới; kết nối và toàn cầu hóa. Xã hội học tập là một xu thế mới trong quá trình phát triển của nhân loại ở thời kỳ hậu công nghiệp. Đó cũng là đòi hỏi của yêu cầu phát triển kinh tế, của tiến bộ khoa học và của sự phát triển con người thời đại mới. Trong xã hội học tập, mỗi người đều có nhiều cơ hội học tập: Học tập ở nhà trường, học tập trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa. Do đó, hệ thống giáo dục không chỉ bó hẹp trong các loại hình nhà trường, mà còn trong các hình thức học ngoài nhà trường. Đó là hệ thống giáo dục mềm dẻo, tạo ra sự đa dạng của các ngành học, hình thức học, về những kênh liên thông giữa các loại hình khác nhau. Nền giáo dục trong xã 6 Creative destruction: Thuật ngữ ‘Phá hủy sáng tạo” do nhà kinh tế học người Áo – Joseph Schumpeter đưa ra nhằm mô tả quá trình mà các công ty tạo ra giá trị mới cho xã hội thông qua việc liên tục tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới theo những cách tốt hơn để làm cho sản phẩm dịch vụ hiện có ngày càng tốt hơn nữa. [...]... thế giới; tạo lập vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế qua lộ trình gia nhập WTO. Quá trình này đòi hỏi việc quản lý kinh tế vĩ mô cần có những thay đổi thích ứng 20 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh với xu thế và tình hình mới. Muốn duy trì sự phát triển bền vững của một quốc gia, chúng ta phải luôn hun đúc tinh thần dân tộc. Một con người có tính cách, một dân tộc có phẩm cách. ... các cấu trúc xã hội sẽ trở nên không hợp lý, do đó làm giảm năng lực cạnh tranh, đấy là một khía cạnh rất quan trọng. Mục tiêu cải cách của các chính phủ hiện nay là nâng cao năng lực cạnh tranh chứ không phải tạo ra sự chừng mực hay là tạo được tính bền vững của sự phát triển. Nhưng, nếu không có sự bền vững trong phát triển của từng nền kinh tế hoặc từng quốc gia thì không tạo tính bền vững toàn cầu được, ... Từ trước đến nay, vì nhiều yếu tố hạn chế lịch sử, phần lớn các chiến lược phát triển kinh tế quốc gia đều được hoạch định một cách rất “lạc quan”, thường là tăng trưởng tuyến tính. Tình hình thực tế đã chứng minh rằng, phát triển kinh tế thường không hề “tuyến tính”, chỉ tăng trưởng một chiều như mong muốn chủ quan. Để phát triển cần những tiếp cận khác cho phù hợp với quy luật phát triển kinh tế thị trường thế giới. Hệ thống quản trị của 1 quốc gia thường có những nét đặc trưng riêng, vì vậy điều quan trọng nhất để có thể hội nhập và cạnh ... kết và các năng lực của lãnh đạo xác định hiệu quả của quản lý, tổ chức không thể chỉ phụ thuộc vào các cá nhân riêng biệt. Quản lý hiệu quả phải được thể chế hóa để được bền vững. Khi các quá trình tổ chức được thiết kế tốt thì hệ thống quản lý vẫn có thể tiếp tục thực hiện các chức năng, thậm chí khi có sự thay đổi trong lãnh đạo. Trong môi trường năng động và phức tạp, cấu trúc hệ thống và các nối kết phải được ... theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu”, “lấy phân phối theo lao động làm hình thức chính, khuyến khích làm giàu đi đôi với giảm nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế . Kết luận Việt Nam đang có sự chuyển dịch kinh tế lớn lao. Đó là sự chuyển dịch, phát triển để hội nhập với nền kinh tế thế giới; tạo lập vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế qua lộ trình ... người là trung tâm của sự phát triển, hay nói cách khác, con người là động lực tạo nên sự phát triển, và phát triển phải vì hạnh phúc của con người. Vì vậy, mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam thời kỳ mới phải lấy con người làm trung tâm và động lực cho sự phát triển; lấy công bằng xã hội làm định hướng trong mục đích chính trị và kinh tế; tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển hài hòa. Lịch sử phát triển của thế giới tự nhiên đã tự nó chỉ ra rằng tiến hóa là quy luật phát triển ... Giữ tôn giáo (quốc gia), tạo văn hóa (nổi trội) Giữ văn hóa (nổi trội), tạo kinh tế (tăng trưởng) Giữ kinh tế (tăng trưởng), tạo phát triển (bền vững) ” Hệ thống GMS như một tên lửa đẩy sẽ góp phần giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, vững vàng “vươn ra biển lớn”. Muốn thế cần nắm vững và áp dụng triệt để các nguyên lý của GMS, đó là: Nhắm tới đích cao cả, vì xã hội, vì con người; ‐ Học cách tư duy hài hòa; ... dịch), Tranh hợp hay Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh, NXB Thống kê, GAMI Book, 2005; 4 M Bramdenburger & B.J Nalebuff (Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc Liên dịch), Tư duy chiến lược (Lý thuyết trò chơi thực hành), NXB Tri thức, GAMI Book, 2007; 5 Peter F Ducker (Vũ Tiến Phúc dịch), Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI, NXB Trẻ TP.HCM, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế Châu Á- Thái Bình... Tranh - Tạo Lập Và Duy Trì Thành Tích Vượt Trội Trong Kinh Doanh, NXB Trẻ, 2008; 8 N.Gregory Mankiw (nhóm dịch giả ĐH KTQD), Nguyên lý Kinh tế học, NXB Thống Kê, 2003 9 Trương Đình Tuyển, Toàn cầu hóa kinh tế - cách tiếp cận, cơ hội và thách thức, Báo Nhân dân Điện tử, ngày 17/01/2005; 10 Đinh Quang Ty, Toàn cầu hóa và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 54 – 2004; 11 Noel... cách, những người thực hiện các chương trình cải cách. Dẫn chứng 5: Cải cách kinh tế của Trung Quốc Ngày 18/12/1978, nhà lãnh đạo thiên tài Đặng Tiểu Bình cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có một quyết định làm thay đổi vận mệnh của cả dân tộc: Cải cách và mở cửa nền kinh tế Sau 30 năm, cải cách kinh tế giúp cho Trung Quốc tăng trưởng ở mức đáng kinh ngạc, với mức tăng trung bình hàng năm là 9,8% trong giai . Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh 1 GMS – MÔ HÌNH QUẢN LÝ KINH TẾ BỀN VỮNG TS. Nguyễn Tiến Dũng ThS. Nguyễn Xuân Hà1 ThS. Lê Thị Tuyết2 Các lý thuyết kinh tế đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, chúng được sản sinh ra từ yêu cầu, đòi hỏi của thực tế nhằm giải thích các hiện tượng kinh tế đang diễn ra (tìm và giải thích các quy luật kinh tế chi phối các hiện tượng kinh tê này), tìm ra con đường phát triển,... Mỗi lý thuyết kinh tế cũng chỉ phù hợp với những hoàn cảnh lịch sử nhất định và không có một lý thuyết kinh tế nào có khả năng áp dụng được cho mọi quốc gia. Do mỗi quốc gia có đặc điểm về tự nhiên, xã hội khác nhau; có xuất phát điểm kinh tế khác nhau, có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng khác nhau. Vậy, lý thuyết kinh tế và mô hình quản lý kinh tế nào phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kinh tế học và vai trò của nhà nước trong việc tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, đồng thời nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Tác giả mạnh dạn đề xuất mô hình quản lý kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững và dựa vào nền tảng con người làm trung tâm. GMS là mô hình quản lý tiên tiến không chỉ tiếp nhận các nguyên lý quản trị hiện đại nhất của phương Tây mà còn kế thừa các tư tưởng triết học sâu sắc của phương Đông về xã hội và con người. GMS chính là khoa học về hành vi con người, được rút tỉa sáng tạo, tổng hợp từ những chuyên ngành kinh tế, đạo đức, triết học, tâm lý, văn hóa, quản trị. GMS còn tìm hiểu từ lịch sử các bài học thành công hay thất bại của nhân loại trong quá trình tìm kiếm sự hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ xã hội. GMS cố gắng tiếp thu chọn lọc các kết quả nghiên cứu bổ ích trong các ngành khoa học, xã hội, chính trị, chiến lược cạnh tranh, quân sự và đổi mới công nghệ. 1. Kinh tế . GMS – MÔ HÌNH QUẢN LÝ KINH TẾ BỀN VỮNG TS. Nguyễn Tiến Dũng ThS. Nguyễn Xuân Hà1 ThS. Lê Thị Tuyết2 Các lý thuyết kinh tế đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, chúng được sản sinh ra từ yêu cầu, đòi hỏi của thực tế nhằm giải thích các hiện tượng kinh tế đang diễn ra (tìm và giải thích các quy luật kinh tế chi phối các hiện tượng kinh tê này), tìm ra con đường phát triển,... Mỗi lý thuyết kinh tế cũng chỉ phù hợp với những hoàn cảnh lịch sử nhất định và không có một lý thuyết kinh tế nào có khả năng áp dụng được cho mọi quốc gia. Do mỗi quốc gia có đặc điểm về tự nhiên, xã hội khác nhau; có xuất phát điểm kinh tế khác nhau, có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng khác nhau. Vậy, lý thuyết kinh tế và mô hình quản lý kinh tế nào phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kinh tế học và vai trò của nhà nước trong việc tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, đồng thời nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Tác giả mạnh dạn đề xuất mô hình quản lý kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững và dựa vào nền tảng con người làm trung tâm. GMS là mô hình quản lý tiên tiến không chỉ tiếp nhận các nguyên lý quản trị hiện đại nhất của phương Tây mà còn kế thừa các tư tưởng triết học sâu sắc của phương Đông về xã hội và con người. GMS chính là khoa học về hành vi con người, được rút tỉa sáng tạo, tổng hợp từ những chuyên ngành kinh tế, đạo đức, triết học, tâm lý, văn hóa, quản trị. GMS còn tìm hiểu từ lịch sử các bài học thành công hay thất bại của nhân loại trong quá trình tìm kiếm sự hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ xã hội. GMS cố gắng tiếp thu chọn lọc các kết quả nghiên cứu bổ ích trong các ngành khoa học, xã hội, chính trị, chiến lược cạnh tranh, quân sự và đổi mới công nghệ. 1. Kinh tế