1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.

214 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 3,9 MB

Cấu trúc

  • 1. Hướng nghiên cứu về báo mạng điện tử và thông điệp truyền thông trên báo mạng điện tử (25)
  • 2. Hướng nghiên cứu về quy trình sản xuất thông điệp ảnh báo chí (30)
  • 3. Hướng nghiên cứu về phân tích thông điệp ảnh báo chí (35)
  • 4. Đánh giá tổng quát về các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và đề (43)
  • Chương 1: THÔNG ĐIỆP ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN (48)
    • 1.1. Hệ thống khái niệm (48)
    • 1.2. Đặc trưng và vai trò của thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử (57)
    • 1.3. Các yếu tố cấu thành thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử (69)
    • 1.4. Phân loại ảnh báo chí trên báo mạng điện tử theo các nhóm chủ đề (83)
    • 1.5. Những tiêu chí đánh giá thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử (86)
    • 1.6 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu (90)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG THÔNG ĐIỆP ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (95)
    • 2.1 Tổng quan về các báo mạng điện tử khảo sát (95)
    • 2.2 Khảo sát thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện (98)
    • 2.3 Nghiên cứu trường hợp thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử về đại dịch COVID-19 ở Việt Nam năm 2021 (126)
    • 2.4 Đánh giá thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay (141)
  • Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG ĐIỆP ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI (149)
    • 3.1 Những vấn đề đặt ra đối với thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay (149)
    • 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới (163)
    • 3.3 Khuyến nghị (185)
  • KẾT LUẬN (195)
    • Ảnh 2.2: Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi tình hình đời sống của người dân tại khu nhà trọ trên đường Nguyễn Thị Định ở Thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) (0)
    • Ảnh 2.4: Loạt ảnh đăng trong Phóng sự ảnh “Đêm trắng ở “thành trì” cuối cùng chặn COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Đinh Đức Long đăng trên Dân trí ngày 22/7/2021 (0)
    • Ảnh 2.5: Ảnh đăng trong phóng sự ảnh “"Cân não" giành sự sống cho 600 thai (0)
    • Ảnh 2.6 Thông điệp ảnh báo chí “Bộ đội trắng đêm băng đồng, bám biển tuyến biên giới Tây Nam” đăng trên báo Vietnamnet ngày 26/4/2021 (0)
    • Ảnh 2.7: Bộ đội dùng xe đạp thồ tiếp tế thực phẩm cho người dân phường 2, 127 (0)
    • Ảnh 2.8: Tác phẩm tranh sơn dầu “Những đóa hướng dương” của tác giả Hà Châu (Quảng Nam) (0)
    • Ảnh 2.9: Hình ảnh các y, bác sỹ lan tỏa thông điệp cả nước chung tay quyết tâm chống dịch COVID-19 (0)
    • Ảnh 2.10: Bức tranh đạt giải Nhất cuộc thi vẽ tranh cổ động với chủ đề Phòng chống dịch COVID-19 (0)
    • Ảnh 2.11: Thông điệp ảnh báo chí trong bài viết “Dòng người chạy xe máy về quê (0)
    • Ảnh 2.12: Loạt ảnh trong phóng sự ảnh “Những phận người lặng lẽ ra đi trong đại dịch COVID-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh” đăng tải trên báo DT ngày 19/11/2021 (0)
    • Ảnh 2.13: Thông điệp ảnh báo chí nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn thổi saxophone trước (0)

Nội dung

Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.

Hướng nghiên cứu về báo mạng điện tử và thông điệp truyền thông trên báo mạng điện tử

1.1 Nghiên cứu trên thế giới

Sự phát triển của mạng Internet đã dẫn tới sự ra đời của báo mạng điện tử. Tuy xuất hiện sau các loại hình báo chí khác, báo mạng điện tử lại có khả năng thực hiện tất cả nhiệm vụ của các loại báo chí khác (phát thanh, truyền hình, báo ảnh) một cách nhanh chóng nhất Theo các tài liệu nghiên cứu, tờ báo mạng điện tử đầu tiên là tờ Chicago Tribune ra đời tháng 5/1992 tại Mỹ Cũng có tài liệu cho rằng, tờ báo mạng điện tử đầu tiên ra đời tháng 10/1993 tại khoa Báo chí thuộc Đại học Florida (Mỹ) Năm 2003, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức thảo luận và thống nhất tên gọi loại hình này là báo mạng điện tử, tức là báo điện tử tồn tại, phát triển và quảng bá trên mạng Internet Luận án thống nhất sử dụng tên thống nhất tên gọi báo mạng điện tử.

Các nghiên cứu trên thế giới đưa ra nhiều các định nghĩa, cách hiểu khác nhau về khái niệm về báo mạng điện tử với những đặc trưng riêng của nó.

Trong cuốn sách Online Journalism - a critical primer (Báo chí trực tuyến - một căn bản quan trọng) (Nxb Pluto Press, năm 2001), tác giả Jim Hall nhấn mạnh, báo mạng điện tử đang “cách mạng hóa” cách đọc tin tức Sự phát triển của Internet đã thay đổi hoàn toàn cách khán giả tương tác với tin tức - các câu chuyện được đăng tải ngay khi xảy ra, độc giả thường mong đợi có thể truy cập cả nguồn tin tức và quan điểm của chính quyền Tin tức trực tuyến và mô hình sở hữu phương tiện truyền thông đặt ra một số câu hỏi cấp bách về tính chính xác, quyền tự chủ báo chí, tự do ngôn luận Thông qua cuốn sách, tác giả Jim Hall đã cung cấp một hướng dẫn toàn diện về lĩnh vực báo mạng điện tử đang nổi lên và xem xét các vấn đề mà nó đặt ra Tác giả khảo sát các bài viết để tìm hiểu các công nghệ và quy ước mới mà báo mạng điện tử đã mở ra, đặc biệt là lĩnh vực báo chí trực tuyến ở Mỹ vàAnh, hai quốc gia có sự phát triển công nghệ mới đặc biệt nhanh chóng Tác giả sử dụng các nghiên cứu điển hình như Monicagate và cuộc chiến ở Kosovo để minh họa cả cơ hội và hạn chế của báo mạng điện tử Tác giả khẳng định: dưới tác động của Internet, chúng ta đang sống trong một xã hội thông tin Internet đã thay đổi căn bản công nghiệp tin tức và điều này đòi hỏi mỗi nhà báo phải có cách làm việc mới, nhất là cách truyền tải thông điệp truyền thông.

Trong cuốn sách Key concepts in Journalism (Các khái niệm chính trong báo chí) (Nxb SAGE Publications Ltd, năm 2009) đưa ra định nghĩa: “Báo mạng điện tử có thể mô tả như tin tức và thông tin có chất lượng được đăng tải trên Internet (cụ thể là trên world wide web)” [123, tr.182] Công nghệ của phương tiện truyền thông mới này cho phép nội dung được thể hiện đa dạng hơn các phương tiện truyền thông truyền thống như báo in, phát thanh, truyền hình, đưa đến sự nổi lên của dạng thức trình bày tin tức liên quan chặt chẽ đến các ứng dụng đa phương tiện, tương tác, liên kết siêu văn bản và cá nhân hóa Đồng thời, dẫn đến sự xuất hiện của thế hệ nhà báo đa phương tiện, mặc dù những kỹ năng cơ bản vẫn dựa trên nền tảng báo chí trước đây.

The Online Jounarlism (Cẩm nang báo trực tuyến) (Nxb Pearson Education

Limited, Anh, năm 2011) của tác giả Paul Bradshaw và Liisa Rouhumaa cung cấp cho độc giả những kiến thức và kỹ năng làm báo mạng điện tử Tác giả khẳng định: Thử thách lớn nhất của mà các nhà báo phải đối mặt trong bối cảnh truyền thông mới là biết sử dụng công cụ nào khi cần thiết Nó không đơn thuần là các kỹ năng mang tính kỹ thuật (mặc dù đây cũng là một yếu tố quan trọng), nhưng hơn đó, là các khái niệm, suy nghĩ một cách sáng tạo về các câu chuyện và tập hợp, thu thập các thông tin và sau đó phát triển thành tin, bài cho báo mạng điện tử.

Là một trong những cuốn giáo trình hữu dụng cho sinh viên ngành báo chí và truyền thông, Search: Theory and Practice in Journalism Online (Nghiên cứu:

Lý thuyết và thực hành báo chí trực tuyến) (Nxb Bloomsbury Academic, năm

2013) của tác giả Murray Dick đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về lý thuyết và thực tiễn trong tiềm năng nghiên cứu báo chí trong các công cụ trực tuyến khác nhau như: nghiên cứu ban đầu về lý thuyết tìm kiếm, quyền riêng tư, niềm tin và quyền trực tuyến, phương tiện truyền thông xã hội, đa phương tiện và xác minh tài liệu trực tuyến, tổng quan quan trọng về lý thuyết trong đạo đức trực tuyến, xác minh và sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trong báo chí trực tuyến…

Từ năm 1997, tạp chí Quê hương chính thức được phát hành trên mạng Internet và được coi là tờ báo mạng điện tử đầu tiên của Việt Nam đến nay. Ở Việt Nam, có rất nhiều công trình mang tính nền tảng, cơ sở lý luận báo chí hay giáo trình chuyên ngành, nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp về báo mạng điện tử. Đó là: Truyền thông đại chúng (2001) của Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản (2006, 2013, 2018) của Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu

Hằng, Cơ sở lý luận báo chí (2011, 2013, 2018) của Nguyễn Văn Dững, Báo chí - truyền thông hiện đại (2011), Nguyễn Văn Dững, Giáo trình Lý thuyết truyền thông (2013) của Lương Khắc Hiếu, Cơ sở lý luận báo chí và truyền thông (Đinh Hường

- Dương Xuân Sơn), Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính và phong cách (Hà Minh Đức), Cơ sở lý luận báo chí (Nguyễn Văn Hà)… Những công trình nghiên cứu cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về các khái niệm cơ bản của lý luận báo chí như: khái niệm và đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động của báo chí, chức năng, nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí, đối tượng, công chúng, cơ chế tác động của báo chí… Đây cũng chính là những đặc điểm, chức năng, nguyên tắc hoạt động… của báo mạng điện tử, là nền tảng lý thuyết của báo mạng điện tử mà luận án kế thừa để triển khai Trong nội dung của các cuốn sách nêu trên cũng đã đề cập đến quá trình truyền thông, các yếu tố của quá trình truyền thông, thông điệp… Từ đó, tác giả luận án áp dụng, xây dựng khung lý thuyết, đưa ra các tiêu chí của thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử.

Trong sách Truyền thông đại chúng (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2001), tác giả Tạ Ngọc Tấn đưa ra khái niệm: Truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi, thông qua các phương tiệp đại chúng Theo các tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng trong cuốn sách “Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” (Nxb Thông tin và Truyền thông, năm 2018), truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự tuyến tính thời gian, trong đó, bao gồm các yếu tố chính: Nguồn, thông điệp, kênh truyền thông, người nhận, phản hồi, nhiễu Trong đó, thông điệp truyền thông là tập hợp ký hiệu có cấu trúc chặt chẽ, có nghĩa, được dùng để trao đổi giữa chủ thể và công chúng/nhóm đối tượng truyền thông.

Là một trong những tác giả có nhiều nghiên cứu liên quan đến báo mạng điện tử, tác giả Nguyễn Thị Trường Giang đã xuất bản rất nhiều giáo trình về báo mạng điện tử: Báo mạng điện tử: Những vấn đề cơ bản (2011); Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử (2014); Báo mạng điện tử: Đặc trưng và phương pháp sáng tạo (2014); Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử (2014); Giáo trình Lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử (2016)… Đây là những nghiên cứu có tính hệ thống về sự phát triển của Internet, sự ra đời của báo mạng điện tử ở Việt Nam Những kết quả nghiên cứu trên không chỉ là hệ thống cơ sở lý luận, mà còn là hướng dẫn thực hành báo mạng điện tử Tác giả luận án sẽ kế thừa, áp dụng cơ sở lý luận và thực hành báo mạng điện tử trong công trình nghiên cứu Cụ thể: Báo mạng điện tử:

Những vấn đề cơ bản đã đưa những nội dung cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của Internet, lịch sửa ra đời và sự phát triển của báo mạng điện tử; đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử; mô hình tòa soạn và quy trình sản xuất thông tin của báo mạng điện tử; cách viết và trình bày nội dung báo mạng điện tử; trình bày nội dung báo mạng điện tử Trong Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, tác giả

Nguyễn Thị Trường Giang khẳng định, báo mạng điện tử là loại hình báo chí đa phương tiện, nghĩa là không chỉ truyền tải thông tin bằng văn bản, hình ảnh, đồ họa mà cả âm thanh, video và các chương trình tương tác Đây là cuốn sách đầu tiên đề cập đến đặc trưng và phương pháp sáng tạo các thể loại báo chí trong chuyên ngành báo mạng điện tử một cách hệ thống, bài bản và quy mô nhất Tác giả đã vừa hệ thống những vấn đề lý thuyết, vừa đề cập đến những vấn đề thực tế bằng cách bao quát nhiều kỹ năng thực hành cho từng thể loại khác nhau trong sáng tạo tác phẩm.

Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử giới thiệu tổng quan về diễn đàn trên báo mạng điện tử như khái niệm về diễn đàn trên báo mạng điện tử, vai trò của diễn đàn trên báo mạng điện tử…, và đặc biệt, nêu lên một số đánh giá về tác động của diễn đàn trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay Diễn đàn báo mạng điện tử là loại hình trao đổi thông tin khá mới mẻ, thể hiện một trong những đặc trưng của báo mạng điện tử Đây là chuyên trang, chuyên mục chương trình dành riêng cho công chúng công khai phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về một vấn đề nào đó Nó giúp người đưa tin và người nhận tin tăng cường tương tác với nhau, thể hiện sự chia sẻ, phản biện của công chúng Đây cũng là một trong những đặc điểm của báo chí hiện đại ngày nay, thể hiện tính đại chúng và bản chất dân chủ của nền báo chí Những kiến thức và kỹ năng báo mạng điện tử mà tác giả Nguyễn Thị Trường Giang chuyển tải qua các sách giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo là cơ sở lý luận quan trọng đối với luận án.

Giáo trình báo trực tuyến (Nxb Đại học Quốc gia, năm 2015) của nhóm tác giả Huỳnh Văn Thông, Phan Văn Tú, Huỳnh Minh Tuấn, Triệu Thanh Lê, Ngô Thị Thanh Loan, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp lát cắt về tổng quan báo mạng điện tử, tổ chức hoạt động và quy trình sản xuất, tác nghiệp báo mạng điện tử Đặc biệt, cuốn sách dành 1 chương để nói về mối quan hệ giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử, khẳng định, truyền thông xã hội cung cấp thông tin, đề tài và là công cụ PR cho các hoạt động và thông tin của báo mạng điện tử; là kênh tương tác giữa công chúng và báo chí; là công cụ để báo mạng điện tử tổ chức phong trào xã hội Đây cũng là một trong những cách tiếp cận khi khảo sát thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử.

Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí (Nxb.Thông tin và Truyền thông, năm

Hướng nghiên cứu về quy trình sản xuất thông điệp ảnh báo chí

2.1 Nghiên cứu trên thế giới

Ngay từ khi ra đời, nhiếp ảnh đã song hành cùng với báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng trong việc truyền tải thông tin đến công chúng.

On Photography (Bàn về nhiếp ảnh) (năm 1977) của tác giả Susan Sontag do Trịnh Lữ chuyển dịch, được coi là “chuỗi tiểu luận về ý nghĩa và sự nghiệp của ảnh chụp” Tuy đã hơn 45 năm trôi qua, những vấn đề mà tác giả đề cập trong cuốn sách vẫn mang tính thời sự Ví dụ, bàn về thú vui chụp ảnh hằng ngày của dân chúng, tác giả đã có những nhận xét chuẩn, ví dụ hiện tượng nghiện “chụp ảnh tự sướng - selfie” ngày nay như một đáp án đúng cho một dự báo chính xác về một xã hội tiêu thụ và toàn cầu hoá Được đánh giá là một tiểu luận quan trọng và độc đáo về ý nghĩa và sự nghiệp nhiếp ảnh, cuốn sách là nguồn gợi ý sâu sắc về những đặc điểm của thông điệp hình ảnh.

The Photography handbook (Sổ tay Nhiếp ảnh) (Nxb Routledge, năm 2003), tác giả Terence Wright giới thiệu về lý luận, các nguyên tắc trong thực hành nhiếp ảnh, cung cấp các hướng dẫn cho nghiên cứu về nhiếp ảnh, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế một chuỗi các quy trình từ tiền sản xuất đến chỉnh sửa hậu kỳ để có một bức ảnh đẹp với các chủ đề như các khái niệm nhiếp ảnh, lựa chọn định dạng máy ảnh, góc máy ảnh, khẩu độ, chú thích ảnh, phỏng vấn các biên tập viên, nhiếp ảnh gia và biên tập viên hình ảnh, ứng dụng và tác dụng của các công nghệ mới trong thực hành nhiếp ảnh và một cuộc thám hiểm của sự thay đổi từ hình ảnh

“analog” sang ảnh kỹ thuật số… Ông cũng mong muốn rằng, những người yêu thích nhiếp ảnh, các nhiếp ảnh gia, các nhà truyền thông áp dụng lý thuyết nhiếp ảnh này một cách hiệu quả khi phản ánh về những vấn đề văn hóa, xã hội Đây cũng là một trong những nền tảng kiến thức để tác giả kế thừa, xây dựng tiêu chí đánh giá thông điệp ảnh báo chí.

Trong cuốn Flash Journalism: How to Create Multimedia News Packages (Flash Journalism: Cách tạo các gói tin tức đa phương tiện) (Nxb Routledge, năm

2005), tác giả Mindy McAdams đưa hướng dẫn về thực hiện phóng sự ảnh trên báo mạng điện tử trên phần mềm flash Cuốn sách là một cẩm nang hướng dẫn các nhà báo để kể một câu chuyện và cách tạo hình ảnh động như bản đồ, hình minh họa và sơ đồ bằng Flash, tích hợp các cuộc phỏng vấn bằng âm thanh và ảnh chất lượng cao vào một gói tin tức hoàn chỉnh cho báo mạng điện tử Cuốn sách là cẩm nang cho các nhà báo, phóng viên báo chí như lời giới thiệu về nó: “Nếu bạn là một biên tập viên báo mạng điện tử hoặc phóng viên ảnh hoặc nhà báo, cuốn sách là nguồn tài nguyên sẽ giúp bạn trau dồi kỹ năng trong lĩnh vực báo chí hiện nay”.

Type, Image, Message (Chữ, hình ảnh, thông điệp), (Nxb Rockport Pub, năm 2006), hai tác giả Nancy Skolos, Thomas Wedell chỉ ra rằng, đọc một hình ảnh khác với việc đọc một câu chữ Trong câu chữ, các ký tự tạo thành từ, các từ tạo thành câu, các câu tạo nên khái niệm Còn hình ảnh thì được tạo bởi màu sắc, ánh sáng, hình thể và cảm xúc Tất cả những yếu tố của hình ảnh sẽ đưa ra thông điệp về thời gian, không gian và ý niệm Ngôn ngữ của hình ảnh ngắn gọn và không cần biểu đạt ý nghĩa bằng văn bản Chữ là một dạng truyền thông bằng văn bản, còn hình ảnh là một dạng truyền thông bằng hình Cuốn sách đã cung cấp các kiến thức cho việc nghiên cứu thông điệp của hình ảnh và so sánh với chữ viết.

Nguyên bản tiếng Anh “Asscociated Press Guide to Photojournalism” củaBrian Horton, được tác giả Trần Đức Tài dịch, xuất bản cuốn sách “Ảnh báo chí”(Nxb Thông tấn, năm 2013) Không nói về các kỹ thuật nhiếp ảnh, cách vận hành máy ảnh, đo sáng, bố cục nhiếp ảnh, tác giả Brian Horton đã chia sẻ về tiến trình tư duy của nhà nhiếp ảnh để có được những khoảnh khắc đắt giá và tiến trình tư duy của người biên tập ảnh trong việc “tìm kiếm những gì chứa đựng trong bức ảnh”, tức là thông điệp hình ảnh Theo tác giả, muốn có được bức ảnh tốt, nhà nhiếp ảnh phải biết phát hiện câu chuyện trong cái nhìn của mình “Nhìn thấy câu chuyện” là một kỹ năng quý giá để cung cấp cho người xem những nội dung ý nghĩa Đó là những kỹ năng thực hành nhiếp ảnh rất hữu ích để luận án dựa vào đó khảo sát thông điệp ảnh báo chí.

2.2 Nghiên cứu trong nước Ảnh báo chí (Nxb Thông tấn, năm 2006) của tác giả Nguyễn Tiến Mão đã cung cấp những kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh và ảnh báo chí Đây là một cuốn cẩm nang nghề nghiệp cho phóng viên ảnh báo chí khi cung cấp những vấn đề lý luận nghiệp vụ ảnh báo chí một cách có hệ thống qua các nội dung: đặc điểm của ảnh báo chí, vai trò, ý nghĩa xã hội của ảnh báo chí, lý thuyết về thể loại ảnh.

Kỹ thuật tạo hình nhiếp ảnh (Nxb Văn hóa - Thông tin, năm 2010) của tác giả Đỗ Phan Ái đã cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản và những kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật nhiếp ảnh và các phương pháp tạo hình nhiếp ảnh Để có được một tác phẩm ảnh tốt, cần rất nhiều yếu tố như xử lý ánh sáng, màu sắc, đường nét, lựa chọn góc độ, phạm vi khuôn hình, xử lý các mối quan hệ giữa đối tượng chính và đối tượng phụ, bối cảnh Đây là những tiêu chí để đánh giá chất lượng và hiệu quả thông điệp ảnh báo chí.

“Những gì chưa dạy ở trường báo chí” (Nxb Văn hóa - văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014) của tác giả Trần Công Khanh chia sẻ những kinh nghiệm làm báo quý báu của mình, đặc biệt là ảnh báo chí Ông nhấn mạnh: Ảnh báo chí là những bức ảnh phải chứa đựng những thông tin trực thuật mang tính ký sự cao Ảnh phải chuyển tải một chủ đề chính và có một tiêu điểm rõ ràng,phải truyền tải thông tin mới ngay từ cái nhìn đầu tiên, phải đi vào điểm chính không gây bất kỳ mơ hồ nào; phải thường xuyên ghi nhận hình ảnh về những nhân vật đang làm những việc lý thú, được quan tâm Những đặc tính, yêu cầu của ảnh báo chí mà tác giả Trần Công Khanh cũng chính là yêu cầu đối với thông điệp ảnh báo chí. Ảnh tin (Nxb Thông tin và truyền thông, năm 2016) của tác giả Vũ Huyền

Nga nhằm cung cấp cho độc giả cũng như người học ngành báo Ảnh các kiến thức từ lý thuyết đến kỹ năng thực hành để sáng tạo thể loại ảnh tin Theo tác giả, sự phát triển của hệ thống báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay với xu hướng báo chí đa phương tiện buộc người phóng viên ngoài kỹ năng viết, phải trang bị thêm kỹ năng chụp ảnh Thể loại ảnh tin là thể loại ảnh báo chí năng động, có khả năng mang đến lượng thông tin nhanh nhất, hấp dẫn nhất, phù hợp với xu thế của báo mạng điện tử hiện nay Theo tác giả luận án, thể loại ảnh báo chí có mối liên hệ chặt chẽ với thông điệp ảnh báo chí truyền đạt.

Giáo trình phóng sự ảnh (Nxb Thông tấn, năm 2022) của tác giả Vũ Huyền

Nga, cung cấp những kiến thức nền tảng cũng như kỹ năng thực tiễn cho độc giả khi nghiên cứu về phóng sự ảnh - một thể loại ảnh báo chí đòi hỏi những kỹ năng và phẩm chất riêng biệt của nhà báo Phóng sự ảnh báo chí là bao gồm các bức ảnh sinh động, được gắn kết, xâu chuỗi với nhau, ghi lại những khoảnh khắc, đem lại thông tin quan trọng và cảm xúc, không có sự can thiệp, không dàn dựng, không làm thay đổi bản chất của đối tượng Đây cũng là những kiến thức cơ bản để luận án áp dụng khi khảo sát, phân tích thông điệp ảnh báo chí. Đề tài nghiên cứu khoa học “Ảnh thời sự - tài liệu” (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2017), tác giả Dương Quốc Bình đã làm rõ những vấn đề cơ bản của nhiếp ảnh báo chí, Ảnh báo chí thuộc thể loại ảnh thời sự - tài liệu như: khái niệm, đặc điểm, quy trình tác nghiệp Đề tài cũng giới thiệu một số tác giả và tác phẩm ảnh báo chí nổi tiếng trên thế giới như: Eman Mohammed, nữ phóng viên ảnh duy nhất tại dải Gaza, nhiếp ảnh gia người New Zealand Robin Hammind dành trọn sự nghiệp cho các đề tài liên quan đến quyền sống, quyền con người trong quá trình phát triển của thế giới, nhiếp ảnh gia tài liệu người Nga Pavel Volkov với các đề tài mang tính xã hội và cuộc sống tại Đông Âu Đây là những nguồn tư liệu để tác giả luận án tham khảo, nghiên cứu cách biểu đạt thông điệp ảnh báo chí của các tác giả nước ngoài.

Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ảnh báo chí (năm

2013) do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam tổ chức đã khẳng định vai trò to lớn của ảnh báo chí nói chung và ảnh thời sự trong nền báo chí cách mạng Việt Nam Đó là những tác phẩm O du kích nhỏ của Phan Thoan,

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước của Minh Trường, Chiếm căn cứ Đầu Mầu của Đoàn Công Tính, Tải đạn của Lê Chí Hải, Phúc Tân kêu gọi trả thù của Vũ Ba, Chạy đâu cho thoát của Mai Nam, Nhằm thẳng quân thù mà bắn của Vũ Tạo, Tiểu đội nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc của Văn Sắc… Tuy nhiên, trong đời sống báo chí hiện nay, còn ít những bức ảnh có tính chân thật, hấp dẫn và thuyết phục như trên Ảnh báo chí vẫn còn nhiều khuôn mẫu về nội dung và hình thức Theo nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến phát biểu tại hội thảo, tính chuyên nghiệp trong nghề ảnh báo chí thể hiện trước hết ở nhận thức ảnh báo chí như một loại hình báo chí độc lập, chuyên nghiệp trong đào tạo, chuyên nghiệp trong sử dụng lao động và chuyên nghiệp trong phổ biến sản phẩm ảnh… Tính chuyên nghiệp của báo chí sử dụng ảnh được bộc lộ rõ trong công việc biên tập và trình bày, chọn ảnh; việc chọn ảnh nào, xếp ở vị trí nào, chọn kích cỡ nào là rất quan trọng… Đối với tòa soạn báo, nên thay đổi quan niệm không đúng về ảnh báo chí, không coi nhẹ ảnh báo chí, cần có những phóng viên ảnh chuyên sâu một số lĩnh vực Ban Thư ký - Tòa soạn cần một biên tập ảnh chuyên trách.

Hội thảo tác nghiệp ảnh báo chí (năm 2013) do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (Red) (Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức đã đưa ra các ý kiến, giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển của ảnh báo chí trên báo in, báo điện tử Các tham luận và ý kiến tại hội thảo đề cập đến các nội dung như tác quyền ảnh báo chí, các hình thức vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí nói chung và tác quyền ảnh báo chí nói riêng Các ý kiến cũng thống nhất, đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng ảnh báo chí như: Tăng cường chất lượng giáo viên chuyên nghiệp có kinh nghiệm thực tế; tổ chức các khóa đào tạo thường niên trong mỗi tòa soạn về ảnh báo chí; chặt chẽ, nghiêm túc trong khâu lựa chọn ảnh tại mỗi tòa soạn báo; tăng cường hợp tác với các tổ chức báo chí trong và ngoài nước

Hướng nghiên cứu về phân tích thông điệp ảnh báo chí

3.1 Hướng nghiên cứu trên thế giới

Trong cuốn sách Image, Music, Text (Hình ảnh, Âm nhạc, Văn bản) (Nxb. Fontana Press, năm 1977), tác giả Roland Barthes đã phân tích về mối quan hệ giữa hình ảnh và âm thanh, văn bản Roland Barthes đã khẳng định đặc trưng “hình ảnh là những thông điệp không có bộ mã” [120, tr.17] Vì vậy, hình ảnh thường phải kết hợp với các yếu tố khác như tiêu đề, chữ viết, chú thích, tên ấn phẩm để tạo ra ý nghĩa của hình ảnh Đây là những gợi mở quan trọng để phân tích thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử.

Reading National Geographic Paperback (Nxb University of Chicago

Press, năm 1993) của nhóm tác giả Catherine A Lutz và Jane L Collins do thể hiện kết quả nghiên cứu phân tích nội dung gần 600 bức ảnh được đăng trên tạp chí trong gần 3 thập kỷ qua Lutz và Collins cho rằng, với việc mã hóa hình ảnh một cách đúng đắn, cẩn thận, chính xác thì việc phân tích nội dung có thể được sử dụng để giải thích ý nghĩa văn hóa của hình ảnh Thông qua việc phân tích nội dung 600 bức ảnh, Lutz và Collins tìm hiểu cách mà các phóng viên ảnh, người biên tập, người thiết kế trình bày chọn ảnh và viết bài nhằm tạo ra những đại diện cho nền văn hóa mà họ mong muốn Phương pháp nghiên cứu phân tích nội dung các bức ảnh của nhóm tác giả Lutz và Collins có ý nghĩa tham khảo cho luận án ở nhiều góc độ từ phương pháp nghiên cứu, cơ sở lý luận và các khía cạnh thực tiễn của thông điệp ảnh báo chí.

Trong cuốn sách Picture Theory (Lý thuyết hình ảnh) (Nxb Routledge, năm

1994), tác giả W.J.T Mitchell cho biết khi bắt đầu cuốn sách về Lý thuyết hình ảnh,

“chúng ta vẫn chưa biết chính xác hình ảnh là gì, mối quan hệ của chúng với ngôn ngữ là gì, cách chúng hoạt động trên các nhà quan sát và trên thế giới, lịch sử của chúng như thế nào” WJT Mitchell đặt câu hỏi chính xác là hình ảnh (và lý thuyết về hình ảnh) đang làm gì bây giờ, vào cuối thế kỷ 20, khi sức mạnh của hình ảnh được cho là lớn hơn bao giờ hết, và “lượt hình ảnh” thay thế “lượt quay ngôn ngữ” trong nghiên cứu văn hóa Cuốn sách này làm rõ tác động qua lại giữa “cái nhìn thấy được” và “cái có thể đọc” được trong các nền văn hóa, từ văn học đến nghệ thuật thị giác cho đến phương tiện truyền thông đại chúng.

Quanlitative reseachring with text, image and sound: A Practical Handbook

(Nxb SAGE Publications, năm 2007) của tác giả Martin W Bauer và George Gaskell, cung cấp một loạt các phương pháp nghiên cứu để phân tích có hệ thống dữ liệu xã hội (văn bản, hình ảnh, âm thanh) Tác giả đưa ra 5 bước phân tích thông điệp hình ảnh theo hình thức ký hiệu học và biểu tượng, đặc biệt là đối với hình ảnh quảng cáo.

Images in use - Towards the critical analysis of visual communication (Hình ảnh ứng dụng - Hướng tới phân tích quan trọng về giao tiếp bằng hình ảnh) (Nxb. John Benjamins Publishing Company, năm 2011), nhóm tác giả Matteo Stocchetti và Karin Kukkonen cho rằng “các phân tích về hình ảnh dường như chỉ quan tâm với việc phê bình hình thức văn hóa và mỹ học, trong khi những vấn đề mang tính xã hội lại hoàn toàn bị bỏ lơ, hoặc bị cho là thứ yếu” [139, tr.1] Đưa ra một loạt các nghiên cứu trường hợp qua các cuộc khảo sát về truyền thông hình ảnh về các nội dung chính trị, văn hóa, người nổi tiếng tác giả đã đưa ra kết luận “những phân tích mang tính phê phán có thể làm sáng tỏ các đặc tính phức tạp và hàm chứa quyền lực của truyền thông thị giác” Vì vậy, họ đề xuất việc phân tích hình ảnh bằng cách phải đặt hình ảnh vào bối cảnh xã hội của nó và xác định tác động thực sự của hình ảnh,

“tìm hiểu xem chúng được sử dụng trong quá trình thương thỏa giá trị - cũng chính là quá trình đấu tranh vì quyền lực xã hội như thế nào” [139, tr 8].

Visual Communication: Images with Messages (Truyền thông thị giác: Hình ảnh với thông điệp) (Nxb Wadsworth Publishing Company, năm 2013) của tác giả

Paul Martin Lester, tái bản lần thứ 6 Tác giả khẳng định, giao tiếp bằng hình ảnh cũng quan trọng như giao tiếp bằng lời nói, ngôn ngữ “Nhận thức trực quan được sử dụng trong tất cả các hình thức truyền thông, cho dù đó là thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh, truyền hình, video hoặc phương tiện tương tác” Vì vậy, những kiến thức, kinh nghiệm của Paul Martin Lester về truyền thông đại chúng, truyền thông thị giác, phóng sự ảnh sẽ là những chỉ dẫn quý báu để luận án hoàn thành được mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ đề ra.

Visual communication theory and research, A mass communication perspective

(Lý thuyết và nghiên cứu truyền thông thị giác, Một quan điểm truyền thông đại chúng), (Nxb Palgrave Macmillan, năm 2014) của nhóm tác giả Mary Angela Bock, Shahira Fahmy, Wayne Wanta Theo đó, nghiên cứu truyền thông thị giác có một lịch sử nghiên cứu, có ứng dụng sâu sắc trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn Nghiên cứu một cách có hệ thống về hình ảnh trực quan là một phương pháp rất quan trọng để hiểu về thế giới và hiểu về chính mỗi con người Trong Chương 4 của cuốn sách: Says What: Research on the Content in the Visual

Communication (Nói gì: Nghiên cứu về nội dung trong giao tiếp trực quan), các tác giả đã đề cập đến nhiều phương pháp của phân tích nội dung hình ảnh theo định lượng hoặc định tính Tuy nhiên, nếu kết hợp các phương pháp với nhau bao gồm nhiều cấp độ phân tích sẽ đưa ra những kết quả đánh giá chi tiết về nội dung hình ảnh Song song với các cuốn sách có nội dung về truyền thông thị giác, phân tích hình ảnh, có rất nhiều nghiên cứu khoa học về nội dung này.

Trong Reading Images - The grammar of visual design (Đọc hình ảnh - Ngữ pháp của thiết kế trực quan) (Nxb Routledge, năm 2020), tác giả Kress và Van Leeuwen đã đưa ra phương pháp phân tích tín hiệu hình ảnh theo ba siêu chức năng xây dựng trên nền tảng khung lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống của Halliday và được gọi là lý thuyết phân tích diễn ngôn đa phương thức Theo Kress và Van Leeuwen, hình ảnh cũng tương tự như ngôn ngữ, có thể mô tả các quá trình, các tham thể tham gia trong các quá trình, các chu cảnh trong đó, các tham thể và quá trình được biểu hiện.

Cũng theo hướng nghiên cứu phân tích diễn ngôn đa phương thức, trong

Discourses in Place: Language in the Material (Nxb Routledge, năm 2003), tác giả Ron Scollon, Suzie Wong Scollon cũng đề cập tới cách phân tích diễn ngôn đa thức với cách tiếp cận là tập trung vào bối cảnh (context) và sự tương tác tình huống (situated interaction), tức là tập trung phân tích hành động được thực hiện bởi tham thể xã hội có tương tác hoặc thông qua các phương tiện đa phương thức.

Economou đã áp dụng cơ sở lý thuyết phân tích hình ảnh của Kress và Van Leeuwen để nghiên cứu hình ảnh thời sự trên báo chí theo hướng đa phương thức trong luận án tiến sỹ của mình “Photos in the News: Appraisal analysis of visual semiosis and verbal-visual intersemiosis”( năm 2009) Cách phân tích thẩm định hình ảnh trong luận án cung cấp bằng chứng mới về sức mạnh tư tưởng và đánh giá của hình ảnh thời sự Bằng cách xác định các lựa chọn ký hiệu học liên quan đến việc định vị đánh giá của người đọc bằng các văn bản ngôn ngữ trực quan, luận án có thể đóng góp vào thực hành phản ánh và thông tin nhiều hơn Do đó, ngoài việc tạo ra những tiến bộ về mặt lý thuyết, những phát hiện này còn phù hợp với báo chí và giáo dục vào thời điểm mà tác động của hình ảnh đang thay đổi quan niệm của chúng ta về đọc viết.

Nghiên cứu Picturing Afghan Women: A Content Analysis of AP Wire

Photographs During the Taliban Regime and after the Fall of the Taliban Regime(Hình ảnh phụ nữ Afghanistan: Phân tích nội dung các bức ảnh chụp của AP trong chế độ Taliban và sau khi chế độ Taliban sụp đổ) (năm 2004) của tác giả Shahira

Fahmy nghiên cứu mô tả về người phụ nữ Afghanistan, so sánh hình ảnh của họ trong chế độ Taliban và sau khi chế độ Taliban sụp đổ qua 284 bức ảnh của hãng

AP Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi chế độ Taliban sụp đổ, những người phụ nữ ở đây vẫn mặc áo trùm, che kín toàn bộ cơ thể và khuôn mặt, nhưng họ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động, tương tác, gần gũi với xã hội hơn và thể hiện sự bình đẳng giới Đây là một nghiên cứu phân tích nội dung hình ảnh và những ý nghĩa tượng trưng của các biểu tượng xuất hiện trong hình ảnh như Burqa Đây là một loại áo dài của phụ nữ Afghanistan, có phần vải để trùm lên đầu, phía trước một tấm lưới dày che mặt làm họ chỉ có thể nhìn từ trong ra ngoài Theo tư tưởng của phương Tây, Burqa tượng trưng cho sự phục tùng hoặc là biểu tượng của sự đàn áp giới tính Việc mặc burqa thể hiện sự phi nhân cách hóa của phụ nữ, thể hiện người phụ nữ bất lực, phục tùng, thụ động, dễ bị tổn thương và bị thống trị Cách phân tích những nội dung hình ảnh, ý nghĩa liên tưởng, biểu trưng của những dấu hiệu xuất hiện trong ảnh báo chí là một chỉ dẫn để tác giả áp dụng khi triển khai luận án. Nghiên cứu A visual framing analysis of British press photography during the 2006

Đánh giá tổng quát về các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và đề

Ở hướng nghiên cứu thứ nhất về báo mạng điện tử và thông điệp truyền thông trên báo mạng điện tử, cung cấp những cứ liệu có tính chất là cơ sở lý luận, xác định khái niệm, vị trí, vai trò của thông điệp truyền thông nói chung và thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử nói riêng Đồng thời, nắm rõ các kiến thức, khái niệm, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ về báo chí như: nhà báo, tác phẩm báo chí, thể loại báo chí, bản chất và cơ chế tác động của báo chí, chức năng, nhiệm vụ của báo chí, sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung cũng như đối với báo mạng điện tử nói riêng Đó cũng là một trong những căn cứ để xác lập mẫu nghiên cứu khảo sát các tác phẩm báo chí và phân loại tác phẩm báo chí Đây cũng là cơ sở để xây dựng tiêu chí của thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử Từ đó, phân tích, luận giải các số liệu khảo sát thu thập để đưa ra các kết luận và đề xuất các giải pháp khoa học cho mục tiêu nghiên cứu. Đối với hướng nghiên cứu về quy trình sản xuất thông điệp ảnh báo chí, giúp tác giả luận án hệ thống các công trình liên quan trực tiếp đến ảnh báo chí như: phân loại ảnh báo chí, các lý thuyết truyền thông liên quan đến ảnh báo chí, cơ sở lý thuyết về ảnh báo chí như đặc điểm, vai trò, tính chất của ảnh báo chí, các nguyên tắc tạo hình nhiếp ảnh (nguyên tắc sử dụng ánh sáng, bố cục, màu sắc, thời cơ bấm máy…) Đây cũng là những tham khảo và gợi ý hữu ích để tác giả luận án nghiên cứu và xây dựng lý thuyết về thông điệp ảnh báo chí, làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Đối với hướng nghiên cứu về phân tích thông điệp ảnh báo chí, đây là hướng nghiên cứu trực tiếp liên quan đến luận án Tổng luận các công trình liên quan đến phân tích thông điệp ảnh báo chí trên thế giới và Việt Nam cho thấy, hướng nghiên cứu thông điệp ảnh báo chí có cơ sở cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn Đây là hướng nghiên cứu luôn mang tính thời sự trong nghiên cứu truyền thông đại chúng từ nhiều thập niên trước Hướng nghiên cứu thông điệp ảnh báo chí luôn gắn với các vấn đề mang tính toàn cầu như: chiến tranh, xung đột sắc tộc tôn giáo, khủng bố, bình đẳng giới, nạn đói nghèo, bầu cử… Với sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet, trong một thế giới “tràn ngập hình ảnh” như hiện nay, hướng nghiên cứu về thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử là một hướng nghiên cứu quan trọng và cần thiết Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu nói trên, có thể nhận thấy, các công trình nghiên cứu thông điệp ảnh báo chí là một nội dung nghiên cứu không mới, đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, đặc biệt từ góc độ báo chí học Tuy nhiên, còn một số hạn chế như sau:

- Các nghiên cứu về thông điệp ảnh báo chí trên các loại hình báo chí khác nhau, chủ yếu là thông điệp hình ảnh trên truyền hình, thông điệp ảnh trên báo in,tạp chí… chứ chưa có công trình nào nghiên cứu thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử.

- Các nghiên cứu về thông điệp ảnh báo chí đều hướng tới nội dung cụ thể, riêng lẻ Đây là các công trình nghiên cứu thực nghiệm, chưa có sự tổng hợp, bao quát, hệ thống một cách toàn diện về thông điệp ảnh báo chí.

- Nghiên cứu thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử lại là lĩnh vực khá mới mẻ và hấp dẫn, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này một cách chi tiết, chuyên sâu và có hệ thống, đặc biệt là nhìn nhận dưới góc độ báo chí học và khoa học liên ngành bằng phương pháp phân tích nội dung hình ảnh trong các đơn vị tin, bài viết được đăng tải Trong bối cảnh hiện nay, báo mạng điện tử hiện nay ngày càng phát huy những ưu thế của mình trong việc truyền thông thông điệp, hấp dẫn độc giả hơn những loại hình báo chí khác, thì việc nghiên cứu thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng tử để nâng cao hiệu quả truyền thông là điều hết sức cần thiết.

Trên cơ sở kế thừa những giá trị khoa học từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, luận án mong muốn làm đầy các khoảng trống trong nghiên cứu về thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử.

Trong Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được phê duyệt năm 2019, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu “phải phát triển báo chí phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ và thông tin, truyền thông thế giới Kết hợp chặt chẽ các loại hình báo chí đồng thời phát huy lợi thế của các phương tiện, dịch vụ thông tin Internet nhằm chủ động cung cấp thông tin chính thống, có định hướng, tăng diện bao phủ trong nước và quốc tế; hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng” Và việc sắp xếp hệ thống các báo điện tử phải “gắn với đổi mới công nghệ, quản lý nhằm phát huy tối đa lợi thế về bao phủ thông tin, khả năng tương tác, tìm kiếm thông tin và xâu chuỗi sự kiện, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ đa phương tiện, trở thành công cụ hữu hiệu định hướng thông tin mạng”.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên Internet Từ đó, có thể thấy rằng báo mạng điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ và là một trong những loại hình báo chí chủ lực của báo chí cách mạng Việt Nam.

Từ những kết quả phân tích, luận giải của tổng quan nêu trên, luận án đã kế thừa những giá trị khoa học của các công trình đi trước làm cơ sở để phát triển hướng nghiên cứu của luận án Luận án tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

Một là, tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống về thông điệp báo chí nói chung, thông điệp ảnh báo chí trên mạng báo mạng điện tử nói riêng Từ đó, xây dựng cơ sở lý thuyết và căn cứ thực tiễn cho việc phân tích thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay Đưa ra khái niệm, làm rõ đặc trưng và vai trò, xây dựng các tiêu chí của thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử để làm căn cứ khảo sát thực trạng thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.

Hai là, tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay để làm rõ các yếu tố cấu thành thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử Thông điệp ảnh báo chí đã đáp ứng được các yêu cầu truyền thông về ảnh báo chí trên báo mạng điện tử hay chưa?

Ba là, làm rõ những vấn đề đặt ra; kiến nghị, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.

Kết quả tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu là quá trình tìm kiếm, phân tích thông tin có liên quan đến chủ đề “Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử” nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát về các giá trị mà các công trình đi trước đã đạt được; từ đó, luận án tiếp cận, kế thừa, học hỏi các giá trị nghiên cứu. Đồng thời, cung cấp một hệ thống lý luận, bằng chứng thực tiễn nghiên cứu về ảnh báo chí; báo mạng điện tử, là điều kiện cho việc hình thành tư duy, nhận thức về vấn về thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử.

Các công trình nghiên cứu về báo mạng điện tử được triển khai theo hướng nghiên cứu về lý thuyết như khái niệm, đặc điểm, ưu điểm, hạn chế, xu hướng phát triển Hướng nghiên cứu về nội dung báo chí - truyền thông thường được triển khai trong phạm vi nghiên cứu báo in và truyền hình, chưa được nghiên cứu nhiều trên báo mạng điện tử Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm về phân tích nội dung thông điệp ảnh báo chí ở nhiều góc nhìn khác nhau, nhưng chưa có công trình nào đề cập trực diện đến nghiên cứu nội dung thông điệp ảnh báo trên báo mạng điện tử.

Việc nghiên cứu tổng quan cho thấy, hướng nghiên cứu về thông điệp ảnh báo chí trên thế giới và ở Việt Nam khá phổ biến, được triển khai bằng các nghiên cứu thực nghiệm và các phương pháp nghiên cứu khác nhau, từ phương pháp nghiên cứu định lượng đến phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính Các nghiên cứu đã tiếp cận nhiều phương thức về nội dung, hình thức của thông điệp ảnh báo chí về một chủ đề cụ thể Các nghiên cứu cũng chỉ ra được tầm quan trọng của thông điệp ảnh báo chí trong việc tác động làm thay đổi nhận thức, định hướng hành vi của độc giả. Ở Việt Nam, nghiên cứu về thông điệp ảnh báo chí tập trung chủ yếu về một nội dung cụ thể chứ chưa có nghiên cứu tổng quan về thông điệp ảnh báo chí nói chung và thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử nói riêng Dưới cách tiếp cận báo chí học, chưa có một công trình nghiên cứu thực nghiệm nào đề cập trực diện việc nghiên cứu thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.

Từ kết quả nghiên cứu tổng quan, tác giả luận án kế thừa các giá trị nghiên cứu đi trước về báo mạng điện tử, thông điệp truyền thông, thông điệp ảnh báo chí. Đặc biệt, tác giả kế thừa những kết quả về hướng nghiên cứu về phân tích nội dung thông điệp, mặt khác, cung cấp hệ thống lý luận và bằng chứng thực tiễn nghiên cứu thông điệp ảnh báo chí tại Việt Nam.

THÔNG ĐIỆP ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

Hệ thống khái niệm

Bức ảnh chụp tòa nhà Steinway Hall, Manhattan, New York là bức ảnh báo chí đầu tiên trên thế giới, được đăng tải trên tờ The New York Daily Graphic (Mỹ) năm

1873, đánh dấu một hình thức truyền tải thông tin mới của báo chí là ảnh báo chí.

Theo Hội Nhiếp ảnh Mỹ PSA (Photographic Society of America), ảnh báo chí là những tác phẩm ảnh gồm các ảnh đơn hoặc bộ ảnh có tính năng “kể chuyện” (story telling) Có nghĩa là có tính truyền tải thông tin sinh động, thuộc loại các hình ảnh được đăng tải hằng ngày trên báo chí truyền thông đại chúng, bao gồm những đề tài biểu hiện sự chú ý quan tâm của con người, những tư liệu thời sự hoặc những biến cố, sự kiện đột xuất bất ngờ (những bức ảnh dàn dựng hay dùng thủ thuật phòng tối hoặc vi tính để thay đổi thực trạng đều bị loại) Giá trị báo chí, truyền tải thông tin sẽ được ưu tiên đánh giá trước tính nghệ thuật của bức ảnh [152, tr.57].

Theo tác giả Brian Horton, ảnh báo chí kể lại câu chuyện bằng hình ảnh, tường thuật với chiếc máy ảnh, ghi nhận một khoảnh khắc trong thời gian, cái phút giây điển hình khi một hình ảnh đúc kết một câu chuyện [97, tr.17] Tác giả nhấn mạnh và đề cao cách kể chuyện bằng hình ảnh và “khoảnh khắc quyết định” của ảnh báo chí. Ở Việt Nam, có 4 hướng quan niệm về ảnh báo chí:

Thứ nhất, ảnh báo chí là ảnh thời sự được sử dụng trên báo chí để tăng vẻ đẹp hoặc tạo sự hấp dẫn và phong phú cho số báo, trang báo.

Thứ hai, ảnh báo chí là hình ảnh phản ánh những sự kiện thời sự, vấn đề thời sự được mọi người quan tâm, không nhất thiết phải sử dụng trên mặt báo, trên báo mạng điện tử.

Thứ ba, ảnh báo chí là tất cả những ảnh đăng trên báo, dù là thể loại ảnh nào, có nội dung, phương thức thể hiện, đề tài phản ánh là gì.

Thứ tư, ảnh báo chí là ảnh thông tin báo chí.

Theo tác giả Nguyễn Tiến Mão, ảnh báo chí là một trong những hình thức thông tin của báo chí, thông qua việc phản ánh các hoạt động của thực tiễn của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động, nhằm mang lại cho người xem một lượng thông tin một giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định [51, tr.39] Tác giả cũng đề cao về hình thức thông tin bằng ảnh báo chí và đòi hỏi lượng thông tin đó phải có một giá trị tư tưởng và thẩm mỹ.

Theo tác giả Phạm Thành Hưng, ảnh báo chí là một loại hình thông tin thị giác, một thành tố đặc biệt quan trọng của báo in, tạp chí in và báo điện tử [42, tr.9] Do tác động bằng con đường thị giác trực tiếp, ghi nhận sự việc cụ thể qua kỹ thuật sử dụng ánh sáng trong không gian ba chiều, ảnh báo chí thường đem lại cho người xem cảm giác là sự vật được mô tả, ghi nhận chính xác hơn, đáng tin hơn lời lẽ, ngôn từ của người viết báo Tác giả nhấn mạnh về sự thông tin của hình ảnh thật hơn, chính xác hơn là của ngôn từ.

Theo tác giả Hà Huy Phượng, ảnh báo chí là những bức ảnh có nội dung thông tin diễn tả thời sự, khách quan, chân thực các sự kiện, vấn đề của hiện thực bằng hình ảnh và đạt các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, nghệ thuật [69, tr.74] Tác giả nhấn mạnh về sự chân thật khách quan, tính thời sự của ảnh báo chí và đặt ra yêu cầu về chất lượng nghệ thuật của bức ảnh.

Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, tác giả luận án đưa ra khái niệm về ảnh báo chí. Ảnh báo chí là hình thức thông tin của báo chí bằng hình ảnh (ảnh chụp), phản ánh khách quan, chân thực đời sống xã hội, đem lại một lượng thông tin và một giá trị thẩm mỹ nhất định, được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Từ khái niệm trên, có thể làm rõ một số tính chất của ảnh báo chí như sau:

Thứ nhất, khách quan, chân thật Đây là yêu cầu đầu tiên của ảnh báo chí bởi tính xác thực, chân thật của ảnh báo chí tạo nên tính hấp dẫn và sự thuyết phục của thông tin được truyền tải bằng hình ảnh Tính khách quan, chân thật cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí nói chung và ảnh báo chí nói riêng. Ảnh báo chí phản ánh hiện thực khách quan qua các đối tượng, con người cụ thể, có giới hạn về không gian và thời gian nhất định Phóng viên ảnh phải biết lựa chọn các đối tượng, chi tiết cần phản ánh mang tính điển hình, đặc trưng; tùy theo từng chủ đề, đối tượng cụ thể để có thể loại và cách phản ánh cho phù hợp.

Thứ hai, tính thời sự Ảnh báo chí phải phản ánh được nội dung nhanh nhạy, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của độc giả Tính thời sự cũng thể hiện sức mạnh của ảnh báo chí Những bức ảnh báo chí nào được sử dụng trước, đến với công chúng nhanh nhất, sớm nhất sẽ hấp dẫn, hiệu quả, tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn những bức ảnh được sử dụng sau.

Thứ ba, tính đại chúng Ảnh báo chí có tính đại chúng khi phản ánh những sự kiện, hiện tượng được công chúng quan tâm và có ý nghĩa xã hội; được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng Hình thức thể hiện của ảnh báo chí phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh sự trừu tượng để độc giả có thể hiểu cùng thông điệp mà ảnh báo chí đưa ra.

Thứ tư, tính thẩm mỹ Bên cạnh yếu tố thông tin, ảnh báo chí ngày càng được đề cao về yếu tố thẩm mỹ Bản thân bức ảnh phải thể hiện được cái đẹp - cái đẹp trong cuộc sống được nhà báo phát hiện, bắt gặp và phản ánh qua hình ảnh Để thể hiện được tính thẩm mỹ của bức ảnh, đòi hỏi nhà báo phải xác định được chủ đề, lựa chọn chi tiết, tận dụng các khả năng tạo hình như bố cục, ánh sáng, màu sắc, đường nét…, và khoảnh khắc bấm máy quyết định Tính thẩm mỹ của bức ảnh càng cao thì càng có tác động mạnh mẽ, truyền cảm sâu sắc tới độc giả.

Thứ năm, tính tài liệu, thể hiện ở khả năng lưu trữ tư liệu lịch sử những vấn đề mang ý nghĩa xã hội bằng thông tin hình ảnh Biểu hiện tính tài liệu của ảnh báo chí là khoảnh khắc bấm máy điển hình mà đối tượng bộc lộ đúng cao trào, bản chất. Mỗi chi tiết nhà báo lựa chọn để phản ánh đều trung thành, trung thực với lịch sử.

Phân biệt ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật

Đặc trưng và vai trò của thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

1.2.1 Đặc trưng của thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

Một trong những chức năng cơ bản nhất của báo chí là chức năng thông tin - giao tiếp Báo chí ra đời và phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của con người và xã hội Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử là một bộ phận của thông điệp báo chí nên có đặc trưng thông tin Tính thông tin của thông điệp ảnh báo chí được thể hiện ở chỗ nội dung thông điệp ảnh báo chí cung cấp cho độc giả về những thông tin về sự kiện, hiện tượng, vấn đề, chân dung con người trong cuộc sống hằng ngày, những vấn đề người dân quan tâm Thông tin của thông điệp ảnh báo chí được chuyển tải qua hình ảnh, chú thích ảnh, nội dung bài viết đăng tải cùng hình ảnh Những yếu tố cấu thành thông điệp ảnh báo chí cung cấp cho độc giả những cứ liệu, sự nhận biết, thông số về sự kiện, hiện tượng, vấn đề, con người đang diễn ra thông qua lăng kính của nhà báo.

Tính thông tin của thông điệp ảnh báo chí luôn là yếu tố có trước, mang tính trực tiếp và thể hiện ngay ở tầng nhận thức đầu tiên hay cấp độ nhận thức đầu tiên của độc giả đối với thông điệp Thông điệp ảnh báo chí phác họa cho người đọc những yếu tố thông tin thông qua các chi tiết được mô tả trong hình ảnh và yếu tố văn bản đi cùng hình ảnh Đây là điểm mạnh riêng biệt mà chỉ thông điệp ảnh báo chí mới có được.

Tính thông tin trong thông điệp ảnh báo chí được thể hiện một cách khách quan, chân thực theo đúng nguyên tắc hoạt động của báo chí và ảnh báo chí Những thông tin trong thông điệp ảnh báo chí thể hiện đúng bản chất, thời điểm khoảnh khắc điển hình, đặc trưng của đối tượng, sự vật, sự việc qua hình ảnh.

Với kênh truyền là báo mạng điện tử, thông điệp ảnh báo chí phản ánh thông tin đã và đang xảy ra, gắn chặt với các sự kiện, hiện tượng xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày được công chúng quan tâm Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử thể hiện rõ nhất tính thông tin là các thông điệp phản ánh các sự kiện thời sự. Ở chiều ngược lại, thông tin là cấp độ thứ nhất của thông điệp ảnh báo chí, là cái có trước, nên bức ảnh nào không có thông tin, không phải ảnh báo chí đúng nghĩa thì sẽ không tạo thành thông điệp ảnh báo chí. Đặc trưng tính thông tin của thông điệp ảnh báo chí là phản ánh sự vật, hiện tượng, con người qua những khoảnh khắc quyết định, điển hình, thông điệp ảnh báo chí có độ tin cậy cao và có sức thuyết phục độc giả hơn so với các loại thông điệp báo chí khác “Một bức ảnh có giá trị hơn ngàn lời nói” Chính sự phản ánh trung thực, khách quan hiện thực sinh động, đúng và trúng thời điểm đã tạo nên tính thông tin của thông điệp ảnh báo chí.

1.2.1.2 Tính tư tưởng, tính khuynh hướng

Nếu như tính thông tin là cấp độ thứ nhất của thông điệp ảnh báo chí thì tính tư tưởng, tính khuynh hướng là cấp độ ý nghĩa thứ hai của thông điệp ảnh báo chí. Với thông điệp ảnh báo chí, nếu chỉ nhìn thấy và hiểu cấp độ thông tin thứ nhất của thông điệp ảnh báo chí là chưa đầy đủ; cần phải tìm hiểu ý nghĩ cấp độ thứ hai của thông điệp ảnh báo chí Ở cấp độ này, đối tượng được phản ánh của thông điệp ảnh báo chí không chỉ là sự biểu thị của một cá nhân, một sự kiện, một sự việc cụ thể mà biểu thị các tư tưởng, ý nghĩa gắn liền với chúng Theo Schapiro, trong cấp độ này, việc tìm hiểu thông điệp ảnh báo chí là phân tích hình ảnh dưới dạng các dấu hiệu và mối quan hệ của chúng với các dấu hiệu khác trong hệ thống dấu hiệu được đánh giá [162].

Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn, tư tưởng là một thành tố có vai trò quyết định trong nội dung tác phẩm báo chí [77, tr.18] Như vậy, tính tư tưởng cũng là một đặc trưng rất quan trọng của thông điệp ảnh báo chí Trong thông điệp ảnh báo chí, tư tưởng không xuất hiện cụ thể như các yếu tố cấu thành là hình ảnh, chú thích ảnh, văn bản đi cùng hình ảnh… Tư tưởng là yếu tố trừu tượng, thể hiện sự biểu đạt thống nhất của mọi yếu tố cấu tạo nên thông điệp ảnh báo chí, thúc đẩy và hướng dẫn nhận thức của công chúng đối với thông tin mà thông điệp ảnh báo chí phản ánh Tất cả các yếu tố cấu tạo nên thông điệp ảnh báo chí đều nhằm biểu đạt một tư tưởng nhất định Tư tưởng đó phải có ý nghĩa đối với đời sống xã hội, mang tính phổ biến Tính tư tưởng, tính khuynh hướng của thông điệp ảnh báo chí chính là thể hiện quan điểm tư tưởng, lập trường, thái độ của nhà báo, tòa soạn trước các sự kiện, sự việc, hiện tượng, con người được phản ánh thông qua thông điệp Vì vậy, để thể hiện được tính tư tưởng của thông điệp ảnh báo chí, cần phải lựa chọn được các chi tiết trong hình ảnh, chú thích ảnh, văn bản đi kèm để đảm bảo tính thuyết phục của tư tưởng.

Thông qua thông tin được phản ánh, cấp độ ý nghĩa thứ hai của thông điệp ảnh báo chí thường thể hiện những giá trị tiềm ẩn đằng sau bức ảnh, chiều sâu tư tưởng của thông điệp ảnh báo chí Thông điệp ảnh báo chí cung cấp cho người xem một lượng thông tin nhất định, một giá trị tư tưởng một sự nhận định về sự kiện, một vấn đề đang xảy ra Ý nghĩa xã hội của thông điệp ảnh báo chí được thể hiện qua tính tư tưởng Tính tư tưởng của thông điệp ảnh báo chí đòi hỏi phải yêu cầu cao hơn của tính thông tin, luôn có sự tác động vào phương diện nhận thức của người tiếp nhận Tính tư tưởng rất quan trọng đối với thông điệp ảnh báo chí nói riêng và tác phẩm báo chí nói chung Vì vậy, để có tư tưởng tiến bộ, đúng đắn, có tác động tích cực đến độc giả, đòi hỏi các nhà báo, tòa soạn phải thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của mình Báo chí cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo toàn diện,

“tự giác đứng trên lập trường của tư tưởng giai cấp công nhân, tự giác đấu tranh vì quyền và lợi ích của nhân dân, vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” [18, tr.306].

Khác với thông điệp bằng văn bản, ký tự, thông điệp ảnh báo chí vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ, có sự tác động trực tiếp tới độc giả thông qua hình ảnh.

Những hình ảnh “O du kích nhỏ giương cao súng, thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu” của tác giả Phan Thoan, hay “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của tác giả Minh Trường, “Nụ cười chiến thắng”, “Lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castrie”, “Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm tại Sài

Gòn”, “Xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập”… mãi in đậm vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc Những hình ảnh đó truyền đi thông điệp về sức mạnh của dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước và đấu tranh cách mạng, quân dân Việt Nam đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, giành thắng lợi từng bước đến giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.

Trên thế giới, những khoảnh khắc - những hình ảnh chân thực nhất về nạn đói thảm khốc ở châu Phi như “Kền kền chờ đợi”, nạn khủng bố “Người đàn ông nhảy lầu từ trung tâm thương mại thế giới trong vụ khủng bố 11/9/2001”, vấn nạn di cư “Em bé Syria gục chết trên bờ biển”… làm lay động lòng người, cùng với đó là những cảm xúc lo sợ, xót xa, thương cảm, ám ảnh…

Một trong những yếu tố tạo nên cảm xúc cho các thông điệp ảnh báo chí nói trên chính là tính thẩm mỹ Tính thẩm mỹ của thông điệp ảnh báo chí thể hiện ở các yếu tố Một là, bản thân hình ảnh trước hết phải là hình ảnh đẹp, hiện thân của cái đẹp Khi sáng tạo thông điệp ảnh báo chí, tác giả phải vận dụng các yếu tố tạo hình của bức ảnh như: màu sắc, bố cục, đường nét và sự tinh tế, nhạy cảm của bản thân để tạo nên một bức ảnh đẹp, có thông điệp gửi đến độc giả Tác giả phải xác định được chủ đề, đối tượng phản ánh, chi tiết trong ảnh, màu sắc, bố cục, ánh sáng, góc đứng… và bắt đúng khoảnh khắc quyết định Theo tác giả Nguyễn Tiến Mão, “về mặt lý luận, tính thẩm mỹ là kết quả của một quá trình cảm thụ và lao động nghiêm túc của nhà báo” [51, tr.103] Hai là, ngoài việc phản ánh cái đẹp vốn có của bức ảnh, thông điệp ảnh báo chí còn góp phần giáo dục thẩm mỹ cho công chúng thông qua những hình ảnh đẹp trong bức ảnh để bồi dưỡng cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh. Thông điệp ảnh báo chí có tính thẩm mỹ sẽ khơi dậy trong mỗi cá nhân những rung động về cái đẹp, không vô cảm trước những vẻ đẹp đa dạng của cuộc sống Từ đó, hình thành, bồi đắp các giá trị Chân - Thiện - Mỹ trong cuộc sống của con người Tính thẩm mỹ của thông điệp ảnh báo chí vừa có tác dụng nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của con người, vừa có tác dụng hướng dẫn, uốn nắn những sở thích và quan niệm lệch lạc, phản cảm trong đời sống xã hội.

Rõ ràng, khi tính thẩm mỹ càng cao thì thông điệp ảnh báo chí càng có sự tác động mạnh mẽ, truyền cảm, sâu sắc đối với độc giả.

Henri Cartier Bresson đã nói “Nhiếp ảnh đối với tôi không phải là sự phát minh mà là sự phát hiện” Trong hàng loạt sự kiện, sự việc, nhà nhiếp ảnh phải chọn những sự kiện, sự việc, vấn đề, con người tiêu biểu, điển hình để phản ánh. Henri Cartier Bresson chụp bức ảnh “Một nhà tù mẫu mực của nước Mỹ năm 1977” Người tù thò cánh tay và cẳng chân ra ngoài song sắt Tay và chân gày gò, tiều tụy, bàn tay nắm lại Hình tượng người tù chính trị này là tiếng thét phẫn nộ tố cáo nhà cầm quyền đầy đọa con người. Đề cập đến tính biểu tượng của thông điệp ảnh báo chí, theo Panofsky (1970), khi thông điệp hình ảnh là “xác định những nguyên tắc cơ bản bộc lộ thái độ cơ bản của một quốc gia, một thời kỳ, một giai cấp, một quan điểm tôn giáo hoặc triết học”.

Nó tập hợp các biểu tượng và đặc điểm phong cách của hình ảnh thành một diễn giải mạch lạc cung cấp “lý do” đằng sau các biểu tượng được phân tích.

Theo Roland Bathes (1977), hình ảnh được hiểu với tư cách là sự thể hiện ý thức hệ, là “chủ nghĩa tượng trưng mang tính biểu tượng”.

Các yếu tố cấu thành thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

1.3.1 Các yếu tố tạo hình

Theo tác giả Nguyễn Thị Hằng Thu, đối tượng phản ánh của tác phẩm báo chí là sự kiện, vấn đề, hiện tượng, con người [89, tr.43] Vì vậy, luận án phân chia đối tượng phản ánh của thông điệp ảnh báo chí thành 2 nhóm: 1) Sự kiện, hiện tượng, vấn đề; 2) Chân dung nhân vật/con người.

Nhóm thứ nhất “Sự kiện, vấn đề, hiện tượng đều” là chất liệu cơ bản, quan trọng nhất để tạo nên thông điệp ảnh báo chí để đánh giá chất lượng thông tin Sự kiện chi phối các nội dung khác của thông điệp ảnh báo chí và là cơ sở để lựa chọn, vận dụng các yếu tố hình thức để tạo nên thông điệp ảnh báo chí So với sự kiện, vấn đề có kết cấu nội dung phức tạp hơn bởi vấn đề không phải phản ánh 1 mối quan hệ mà là tổng hợp nhiều mối quan hệ giữa các đối tượng Ví dụ, đó có thể là các vấn đề thuộc các lĩnh vực chính trị, văn hóa - xã hội, kinh tế… Hiện tượng là chất liệu cơ bản để tạo nên thông điệp ảnh báo chí Hiện tượng có thể mới xuất hiện, mang tính tiêu cực hoặc tích cực.

Nhóm thứ hai “Chân dung nhân vật/con người” cũng là chất liệu cơ bản để tạo nên thông điệp ảnh báo chí Với đối tượng phản ánh là con người, thông điệp ảnh báo chí sẽ tái hiện những nhân vật có đặc điểm nổi trội, là tích cực hoặc là tiêu cực Con người là đối tượng được ưu ái nhiều hơn trước ống kính máy ảnh của các nhiếp ảnh gia ở nhiều thể loại [63, tr.81] Đối tượng phản ánh là con người có thể chia theo nhiều đối tượng như nhân vật tích cực để ngợi ca, học tập, làm theo; nhân vật phản diện để phê phán, loại bỏ; nhân vật nổi tiếng công chúng tò mò muốn biết; nhân vật có số phận thiệt thòi cần được cảm thông.

1.3.1.2 Chi tiết trong ảnh báo chí

Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn, thông qua các chi tiết, nhà báo mô tả phản ánh sự kiện [78, tr.11] Như vậy, chi tiết là một bộ phận rất quan trọng trong tác phẩm báo chí, góp phần thể hiện rõ thông điệp mà tác phẩm báo chí muốn truyền đạt Người làm báo phải chọn được những chi tiết đắt để tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn và giúp cho công chúng nhớ lâu tác phẩm. Để thể hiện được ý nghĩa muốn truyền đạt, thông điệp ảnh báo chí cần có đối tượng phản ánh và những chi tiết để làm rõ đối tượng phản ánh đó Vì vậy, chi tiết trong ảnh báo chí cũng là yếu tố cấu thành nên thông điệp ảnh báo chí.

Chi tiết được hiểu là phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng, vấn đề hoặc nhân vật được phản ánh Chi tiết có thể là một hành vi, một lời nói, một cử chỉ của con người, một sự vật hay một trạng thái cụ thể của hoàn cảnh diễn ra sự kiện.

Theo tác giả Hữu Thọ, những chi tiết đắt độc đáo làm cho người đọc càng hứng thú, hướng người đọc tới những tư tưởng và hành động nhất định [83, tr.119] Vì vậy, mỗi vấn đề có nhiều sự kiện, mỗi sự kiện lại có nhiều chi tiết nên cần phải có sự lựa chọn những chi tiết nói lên bản chất của sự kiện.

Theo tác giả Nguyễn Thị Thoa, nhóm đối tượng phản ánh là “việc”, có chi tiết tả, chi tiết thuật (kể), chi tiết luận - bàn, chi tiết lấp đầy [85, tr.162] Tác giả cũng cho biết, với các nhóm đối tượng phản ánh là người, thì có các loại chi tiết như: chi tiết ngoại hình, chi tiết nội tâm, chi tiết hành động, chi tiết về hoàn cảnh, bối cảnh lịch sử, xã hội; chi tiết tình huống thử thách, biến cố xã hội… mà con người đó xuất hiện.

Như vậy, việc phát hiện ra các chi tiết, tình tiết tiêu biểu trong các tác phẩm báo chí nói chung và trong thông điệp ảnh báo chí nói riêng thể hiện năng khiếu, sự tinh tế của nhà báo Việc lựa chọn chi tiết đưa vào thông điệp ảnh báo chí của tác giả phải đảm bảo trên nguyên tắc chi tiết đó có thật Việc lựa chọn các chi tiết khác nhau của các tác giả có thể dẫn tới những cách hiểu khác nhau, những cách giải thích khác nhau về một sự kiện, hiện tượng, vấn đề và con người Chi tiết đắt giá là một trong những yếu tố tạo nên sức nặng của tác phẩm và thông điệp báo chí.

Trong thông điệp ảnh báo chí, chi tiết có thể là những con người, những hành động có thực được chắt lọc qua góc nhìn của người chụp ảnh Trong quá trình sáng tạo thông điệp ảnh báo chí, cần chọn được những chi tiết đắt để góp phần thể hiện, phản ánh rõ nội dung mà mình muốn thể hiện Đó có thể là một trạng thái, cử chỉ, nét mặt, dáng đứng… của đối tượng được phản ánh.

1.3.1.3 Bố cục - Khuôn hình ảnh báo chí

Bố cục là làm cho các bộ phận khác nhau của đối tượng hợp thành một thể thống nhất.

Bố cục ảnh báo chí là sự tổ chức, sắp xếp các mối quan hệ giữa đối tượng chính, đối tượng phụ và bối cảnh thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, làm cho nội dung bức ảnh được chân thực, rõ ràng, hình thức đẹp Bố cục của ảnh báo chí là sự sắp đặt những yếu tố phụ trong vị trí so sánh với yếu tố chính sao cho yếu tố chính bao giờ cũng nổi bật.

Các yếu tố trong hình ảnh được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm giúp cho người đọc nhận thức được ngay nội dung của tác phẩm đồng thời nâng cao sức tác động của ảnh báo chí đối với cảm xúc của người xem Một bố cục thích hợp nâng cao rất nhiều sức biểu cảm của mỗi bức ảnh Sự sắp xếp các bức ảnh dựa trên sự tổng hợp giữa bố cục đường nét và bố cục của ánh sáng Đồng thời, vai trò của những mảng khối trong ảnh là không thể bỏ qua Bố cục của ảnh giúp cho người ta hiểu rõ ý đồ của tác giả cũng như những vấn đề mấu chốt của sự kiện mà người phóng viên muốn đề cập tới.

Bố cục là biện pháp nghệ thuật tích cực nhất đối với việc lột tả chủ đề và tạo nên hình thức cho đối tượng phản ánh Nếu người chụp không tạo bố cục cho bức ảnh sẽ dẫn tới việc chi tiết trong ảnh cũng ngẫu nhiên, bừa bãi, không có mục đích. Đối tượng phản ánh sẽ bị “chìm nghỉm” trong bức ảnh, nhạt nhẽo, đơn điệu.

Song song với đó, các khuôn hình của ảnh chụp cũng có ảnh hưởng tới việc

“đọc” thông điệp ảnh báo chí của độc giả Khuôn hình của ảnh chụp gồm có 4 khung hình: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh và đặc tả Khoảng cách của người chụp và đối tượng được chụp quyết định sự gần gũi, sự thân mật, sự tách rời cảm xúc giữa người chụp và đối tượng Cụ thể:

Toàn cảnh: Tái hiện cho độc giả thấy được toàn bộ sự kiện và không gian xảy ra sự kiện Độc giả có thể cảm nhận được hoàn cảnh, vị trí, không khí diễn biến của sự việc, sự kiện được phản ánh.

Trung cảnh: chụp chủ thể từ đầu gối hay từ eo đến đỉnh đầu, tái hiện hình ảnh đối tượng/ con người cụ thể đang tham gia vào một hoạt động Đây là khuôn hình được sử dụng phổ biến trong nhiếp ảnh.

Phân loại ảnh báo chí trên báo mạng điện tử theo các nhóm chủ đề

Để khảo sát thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay, tác giả luận án phân loại ảnh báo chí trên báo mạng điện tử theo các nhóm chủ đề khác nhau.

Căn cứ 4 đặc trưng của thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử như đã trình bày ở trên: Tính thông tin; Tính tư tưởng, tính khuynh hướng, Tính thẩm mỹ; Tính biểu tượng, tác giả luận án chia ảnh báo chí theo các nhóm chủ đề khác nhau:

(1) Thứ nhất, ảnh báo chí về hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước (2) Thứ hai, ảnh báo chí gắn với tin tức thời sự hằng ngày (3) Thứ ba, ảnh báo chí về chân dung nhân vật/con người (4) Thứ tư, ảnh báo chí về các sự kiện, hiện tượng, vấn đề chuyên biệt, điển hình.

1.4.1 Ảnh báo chí về hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước

Theo Luật Báo chí năm 2016, báo chí ở nước ta là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân Vì vậy, thông tin về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thông tin chính trị của các cơ quan báo chí. Ảnh về lãnh đạo Đảng, Nhà nước là các hình ảnh phản ánh thông tin về hoạt động đối nội, đối ngoại xoay quanh chức năng, nhiệm vụ của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể chính trị, các bộ, ban, ngành Trung ương… Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có thể coi là đại diện của đất nước Ảnh về lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ cung cấp những thông tin tường tận, sinh động về hoạt động cũng như những vấn đề xoay quanh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Sự hiểu biết của công chúng về lãnh đạo Đảng, Nhà nước giúp tăng cường nhận thức về chính trị và niềm tin vào sự lãnh đạo của đội ngũ này vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay Việc phản ánh bằng hình ảnh thông tin của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với mục tiêu làm cho công chúng hiểu và làm theo đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Ảnh báo chí về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước không chỉ đại diện cho cá nhân con người, mà còn đại diện cho đất nước, quốc gia Việt Nam Từ đó, truyền đi thông điệp mang tính chất lãnh đạo, chỉ đạo.

Xét về các đặc trưng của thông điệp ảnh báo chí, ảnh báo chí về hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước thường mang tính chất thông tin, tư tưởng, có thể mang tính biểu tượng.

1.4.2 Ảnh báo chí gắn với tin tức thời sự hằng ngày

Báo chí ra đời đáp ứng nhu cầu thông tin của con người Tin tức thời sự hằng ngày là một nội dung quyết định, giữ vai trò chính yếu của báo chí Tin tức cũng là một thể loại thông dụng nhất trong báo chí, nó phản ánh trực tiếp, khách quan, ngắn gọn nhưng kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa quan trọng, có thật, mới xảy ra trong đời sống xã hội. Đặc trưng tiêu biểu của ảnh báo chí là phản ánh hiện thực khách quan bằng hình ảnh Ảnh báo chí gắn với tin tức thời sự hằng ngày thường là ảnh tin, với tính chất nhanh chóng, trực tiếp, khách quan phản ánh chân thực những sự kiện, vấn đề thời sự Ảnh tin là hình thức thông tin ngắn gọn và súc tích với hình ảnh làm chủ đạo, được cấu trúc bằng một bức ảnh, diễn tả trọn vẹn về một sự việc, sự kiện vừa mới xảy ra, kèm theo phần chú thích cô đọng, ngắn gọn và dễ hiểu Đây cũng là thể loại sớm nhất của ảnh báo chí.

Xét về các đặc trưng của thông điệp ảnh báo chí, ảnh báo chí gắn với tin tức thời sự hằng ngày thông thường sẽ mang đặc trưng của thông điệp ảnh báo chí là tính thông tin.

1.4.3 Ảnh báo chí về chân dung nhân vật/con người

Việc khắc họa chân dung con người bằng ảnh báo chí là một trong những nội dung phản ánh quan trọng của thông điệp ảnh báo chí Trong đó, con người được khắc họa bằng ảnh báo chí với những tính chất đặc trưng nhất, ở những quan hệ bản chất và thái độ cơ bản nhất Thông điệp ảnh báo chí nổi trội hơn các loại hình thông điệp khác ở chỗ, có thể miêu tả chân dung nhân vật một cách chính xác. Không phải mất công ngồi đọc các ngôn từ của thông điệp chữ viết, công chúng có thể nhận thức được đối tượng phản ánh một cách trực tiếp qua thị giác. Ảnh chân dung về con người phản ánh về con người thật, tiêu biểu, có tính chất điển hình trong những bối cảnh điển hình Ảnh chân dung con người có thể là tích cực hay tiêu cực, hạnh phúc hay bất hạnh, đáng biểu dương hay phê phán, cần đồng cảm hay khuyến khích Hình ảnh chân dung của con người được chụp trong bối cảnh điển hình, thường là hình ảnh tiêu biểu gắn với công việc chủ đạo của họ, cung cấp những thông tin quan trọng nhất.

Vì vậy, xét về đặc trưng của thông điệp ảnh báo chí, ảnh báo chí về chân dung con người thường mang tính thông tin, tính tư tưởng, tính thẩm mỹ, tính biểu tượng.

1.4.4 Ảnh báo chí về các chủ đề chuyên biệt, điển hình

Tính điển hình là khả năng biểu hiện tập trung và rõ nhất bản chất của một nhóm đối tượng điển hình.

Một trong những xu hướng của báo chí hiện đại là xu hướng phi đại chúng hóa, tức là phản ánh một nội dung chuyên sâu, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của công chúng Việc hình thành các sản phẩm báo chí chuyên biệt đáp ứng nhu cầu của công chúng đã trở thành yêu cầu cấp thiết của đời sống. Ảnh báo chí có nội dung chuyên biệt là ảnh báo chí có nội dung chuyên sâu về một lĩnh vực hoặc có đối tượng mục tiêu rõ ràng nhằm phục vụ tốt nhất cho khán giả Ảnh báo chí thuộc nhóm này chỉ phản ánh nội dung đủ và đúng với nhu cầu mà đối tượng cần Ảnh có nội dung chuyên biệt phản ánh sự kiện, hiện tượng,vấn đề với nội dung sâu sắc, hấp dẫn và đa chiều, tiếp cận dưới nhiều góc độ Ảnh báo chí chuyên biệt hướng tới một nhóm công chúng nhất định, có những đặc điểm,những mối quan tâm chung hoặc xoay quanh một lĩnh vực, một chủ đề.

Vì vậy, xét về đặc trưng của thông điệp ảnh báo chí, ảnh báo chí về các chủ đề chuyên biệt, điển hình thường mang tính thông tin, tính tư tưởng, tính thẩm mỹ,tính biểu tượng.

Những tiêu chí đánh giá thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

1.5.1 Thông điệp ảnh báo chí phải rõ ràng, chân thật Đây là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất của thông điệp ảnh báo chí, cũng thể hiện nguyên tắc khách quan, chân thật của báo chí nói chung Bằng các hình ảnh rõ ràng, chân thật, nhiều nhà báo đã cung cấp những bằng chứng đầy chân thực về lẽ phải và công lý, bênh vực cho quyền sống và quyền hạnh phúc của con người. Những tấm ảnh đã xoay vần cả thế giới, làm chuyển hướng bánh xe của lịch sử Đó là sức mạnh của sự thực và chân lý mà nhiếp ảnh truyền tải Nhà báo Australia Wilfred Burchett có hơn 100 bức ảnh về Việt Nam với các chủ đề về Chiến khu Việt Bắc, Điện Biên Phủ, về cuộc sống thường nhật và hoạt động lao động sản xuất của người dân miền Bắc giai đoạn 1954-1956, những bức ảnh được chụp trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam những năm 1963 - 1964, toàn cảnh miền Bắc Việt Nam năm 1966 trong đó, quân dân miền Bắc đoàn kết dốc sức sản xuất, chiến đấu chống Mỹ Bằng những thông điệp ảnh báo chí rõ ràng, chân thật, ông đã giúp nhân dân thế giới hiểu rõ hơn và ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do của Tổ quốc, góp phần quan trọng tập hợp dư luận thế giới phản đối cuộc đấu tranh phi nghĩa tại Việt Nam.

Tính rõ ràng, chân thật thể hiện ở chỗ, các yếu tố cấu thành nên thông điệp ảnh báo chí như đã nói ở trên (các yếu tố tạo hình, các yếu tố văn bản, cách thức truyền tải) đều thể hiện một nội dung trung thực, rõ ràng để độc giả dễ hiểu, không hiểu nhầm hoặc có những cách hiểu khác nhau Thông điệp ảnh báo chí phản ánh hiện thực khách quan, sinh động, ghi lại sự kiện ở giây phút điển hình nhất của sự kiện Vì vậy, thông điệp ảnh báo chí phải có hình ảnh cô đọng, điển hình; văn bản đi kèm với hình ảnh phải súc tích, đủ lượng thông tin cần thiết, giúp độc giả hiểu rõ thực chất nội dung sự kiện bởi ảnh báo chí là một lát cắt tiêu biểu của sự kiện. Không một lời nào, không một bài văn nào và không một bức vẽ chính xác nào lại có thể làm hồi sinh một khoảnh khắc đã qua một cách đầy đủ ấn tượng và toàn diện bằng những bức ảnh báo chí, bởi nó mang tính hiện thực sâu sắc Mô tả chiến tranh ở Li Băng (Lebanon), Adnan Hajj, phóng viên ảnh kỳ cựu nổi tiếng của hãngReuters chụp cảnh máy bay Israel ném bom ngoại ô thủ đô Beirut Để cảnh bom nổ rùng rợn hơn, tác giả đã dùng phần mềm photoshop làm tăng độ đậm của khói Khi sự việc bị phát hiện, hãng Reuters lập tức sa thải phóng viên ảnh này Tất cả ảnh lưu trữ của anh hơn 30 năm qua tại hãng Reuters đều bị loại ra khỏi danh mục và vĩnh viễn không được sử dụng Theo Bob Riha, một phóng viên ảnh tự do, Cựu Nhiếp ảnh gia của USA Today, người xây dựng nên Photographer, Getty Images / Getty Archives khẳng định: Một bức ảnh truyền thông tốt là bức ảnh phải trung thực ngay từ khi bắt đầu Các phóng viên ảnh chuyên nghiệp tuân thủ đạo đức nghề nghiệp bằng cách không thay đổi bức ảnh gốc Mặc dù được phép chỉnh sửa màu sắc, cắt cúp ảnh và thay đổi kích thước, nhưng ông khuyến cáo, không nên chỉnh sửa “để làm cho bức ảnh đẹp hơn”.

1.5.2 Thông điệp ảnh báo chí phải phù hợp về mặt chính trị, tư tưởng

Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí là tính khuynh hướng Bất kỳ tác phẩm báo chí nào cũng đều bộc lộ tính khuynh hướng Như đã nêu ở trên, nếu như tính thông tin là cấp độ thứ nhất của thông điệp ảnh báo chí thì tính tư tưởng, tính khuynh hướng là cấp độ ý nghĩa thứ hai của thông điệp ảnh báo chí Điều này đòi hỏi thông điệp ảnh báo chí cũng phải có sự phù hợp về mặt chính trị, tư tưởng Báo chí cách mạng Việt Nam luôn đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện và trực tiếp của Đảng; sự quản lý của Nhà nước; sự đồng hành, tin tưởng của nhân dân Sự phù hợp về mặt chính trị, tư tưởng của thông điệp ảnh báo chí chính là sự phù hợp với chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các quy tắc và giá trị xã hội, với văn hóa và lối sống cộng đồng, dân tộc, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.

Thực tiễn đã minh chứng vai trò quan trọng của báo chí và thông điệp của báo chí, trong đó có thông điệp ảnh báo chí trong việc tạo sự chuyển biến nhận thức của cộng đồng Đặc biệt, báo chí có các chức năng quan trọng như: chức năng thông tin - giao tiếp, chức năng tư tưởng, chức năng khai sáng - giải trí, chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội, có vai trò hướng dẫn và định hướng dư luận,hình thành chuẩn mực văn hóa ứng xử, ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức trong gia đình và xã hội Để thực hiện được các chức năng quan trọng đó, thông điệp báo chí nói chung, trong đó thông điệp ảnh báo chí phải có nhiệm vụ truyền thông, tác động vào suy nghĩ, nhận thức của công chúng, từ đó tác động vào hành vi, để mỗi người có cách ứng xử đúng đắn Như vậy, thông điệp phải phù hợp với các quy tắc và giá trị xã hội, với văn hóa và lối sống cộng động, dân tộc, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.

Với sức lan tỏa rộng khắp, tác động tức thời, nhanh và mạnh mẽ tới công chúng, thông điệp ảnh báo chí đã góp phần đắc lực trong việc phát hiện, phản ánh những bất cập, thói hư, tật xấu trong văn hóa, góp phần xây dựng chuẩn mực văn hóa ứng xử tốt đẹp; truyền thông, cổ động cho các cuộc vận động xây dựng văn hóa ứng xử; phát hiện cổ vũ những gương người tốt, những điển hình, những cách làm hay; phê phán những biểu hiện lệch chuẩn về văn hóa ứng xử… Một trong những mục tiêu cuối cùng của thông điệp ảnh báo chí là tạo sự chuyển biến hành vi trong xã hội để ứng xử văn hóa hơn, xây dựng nếp sống văn hóa nhận thức của cộng đồng, xây dựng đời sống văn hóa, hướng con người tới các giá trị Chân - Thiện - Mỹ.

1.5.3 Thông điệp ảnh báo chí phải phù hợp với đối tượng tiếp nhận Để đạt được hiệu quả tối ưu trong truyền thông, một trong những yếu tố quan trọng quyết định là thông điệp ảnh báo chí phải phù hợp với đối tượng tiếp nhận, phù hợp với đối tượng công chúng của báo mạng điện tử đó Điều đó cũng có nghĩa là thông điệp ảnh báo chí phải phù hợp với tôn chỉ mục đích của tờ báo, thông điệp pải thể hiện rõ và hài hòa giữa mục tiêu truyền thông của chủ thể truyền thông đối với nhu cầu, mong muốn của đối tượng tiếp nhận Thông điệp phải đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tư duy của đối tượng.

Hiện nay, vẫn còn tình trạng các báo mạng điện tử của các cơ quan chủ quản theo các lĩnh vực khác nhau nhưng lại không đưa các thông điệp báo chí theo đúng tôn chỉ mục đích của báo mình Vì mục tiêu câu view, câu like, các tờ báo mạng điện tử lại chuyển hướng làm kinh tế báo, phớt lờ các nội dung được quy định trong giấy phép hoạt động của tờ báo Điều này sẽ không tạo nên hiệu quả truyền thông, thậm chí, có tác dụng ngược lại.

Trước hết, tác giả của thông điệp ảnh báo chí phải dựa vào những thế mạnh của báo mạng điện tử và khắc phục những hạn chế của báo mạng điện tử để sáng tạo nên những thông điệp phù hợp Cụ thể như: thông điệp ảnh có phải có sự nhanh chóng, tức thời, đi trước các loại hình báo chí khác; hấp dẫn độc giả bằng những hình ảnh to, rõ nét, màu sắc bắt mắt nhằm khơi gợi tình cảm và hướng mạnh vào nhận thức lý trí của đối tượng công chúng.

1.5.4 Thông điệp ảnh báo chí phải phù hợp với nội dung tác phẩm

Thông điệp ảnh báo chí và nội dung trong tin, bài viết đăng cùng được xem xét là các yếu tố tạo thành một chỉnh thể để làm nổi bật lên thông điệp của tác phẩm báo chí Vì vậy, thông điệp ảnh báo chí và nội dung tác phẩm phải có sự thống nhất với nhau, không thể để tình trạng “bài viết một đằng, ảnh một nẻo”.

Thông điệp ảnh báo chí có tác dụng minh chứng cho bài viết, được coi là 1 dạng keyword (từ khóa) cho bài viết Nội dung thông điệp phải thể hiện ít nhất một phần nội dung bài viết hoặc phần lớn nội dung bài viết Ngược lại, nội dung bài viết giải thích, làm rõ và làm sâu sắc hơn thông điệp ảnh báo chí.

Thông điệp ảnh báo chí và nội dung bài viết phải có quan hệ chặt chẽ, qua lại lẫn nhau như: phản ánh cùng một đối tượng (sự kiện, hiện tượng, vấn đề, con người); hướng tới cùng một chủ đề, lực chọn góc độ để phản ánh, lựa chọn các chi tiết để dẫn dắt, phân tích, chứng minh, lý giải Thông điệp ảnh báo chí và nội dung tin, bài đều hướng tới bộc lộ quan điểm, thái độ, cảm xúc của tác giả trước hiện thực khách quan.

1.5.5 Thông điệp ảnh báo chí phải có giá trị về nhận thức, thẩm mỹ

Mỗi thông điệp ảnh báo chí đều khắc họa một mảnh ghép của hiện thực xã hội và cuộc sống của con người, trong đó, diễn tả đầy đủ những nỗi đau, nỗi mất mát, hay sự đồng cảm, sẻ chia của công chúng toàn thế giới khi đón nhận những thông điệp đầy trách nhiệm của người cầm máy Để thực hiện được điều đó, thông điệp ảnh báo chí phải có giá trị về nhận thức, thẩm mỹ, tạo được những cảm xúc cho độc giả Với tính chất “trực quan sinh động”, thông điệp ảnh báo chí giúp cho độc giả có nhận thức về đúng - sai, tích cực - tiêu cực.

Tính thẩm mỹ của thông điệp ảnh báo chí không chỉ bao hàm cái đẹp của hình thức ảnh báo chí Nếu chỉ có cái đẹp hình thức, bức ảnh sẽ chỉ giống như hình ảnh trang trí Nhưng để tạo ấn tượng, rung cảm trong lòng công chúng, thông điệp ảnh báo chí không chỉ đẹp về hình thức mà còn giàu giá trị lịch sử, nhân văn sâu sắc Khi thiếu đi tính thẩm mỹ, khả năng khái quát hóa, điển hình hóa ở thông điệp ảnh báo chí sẽ không còn nữa.

Trong bức ảnh Thiếu nữ cầm bông hoa (Tác giả: Marcrimoun), cô Janerose tay nâng niu bông hoa, tiến về nhóm cảnh vệ với súng và lưỡi lê trong tay Hình ảnh cô gái và bông hoa cúc trắng khiến người xem phải suy nghĩ Cô Janerose chia sẻ: Những người lính lẩn tránh ánh mắt của tôi Tôi không hề có ý khiêu khích họ, tôi chỉ muốn nói với họ đôi chút về tình yêu Nếu tất cả mọi người đều đồng cảm với những số phận con người trong chiến tranh, chứng kiến sự bấp bênh giữa sự sống và cái chết của người thân và chính mình thì sẽ không còn tồn tại các cuộc chiến vô nghĩa Mỗi một bức ảnh báo chí xuất sắc đều là một thông điệp hòa bình. Bởi ảnh báo chí là tiếng nói đanh thép bài trừ cái xấu, cái ác, bảo vệ tự do và hạnh phúc vốn có của con người. Để mang lại giá trị về nhận thức và thẩm mỹ của thông điệp ảnh báo chí,người chụp ảnh phải lựa chọn được sự khát quát điển hình Có nghĩa là, phải tìm ra trong hiện thực khách quan một hình tượng điển hình mang sự thật bản chất, chứa đựng nội dung thẩm mỹ tự nhiên, đủ sức rung động người xem Thông điệp ảnh báo chí giúp khơi gợi công chúng suy nghĩ, đánh giá, khám phá những cái mới của cuộc sống xung quanh họ, giúp họ tìm kiếm những kiến thức và giá trị thẩm mỹ.

Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

Bên cạnh các lý thuyết như: lý thuyết báo chí học, lý thuyết xã hội học truyền thông đại chúng, luận án sử dụng một số lý thuyết sau:

1.6.1 Lý thuyết truyền thông thị giác

Truyền thông thị giác (Visual Communication) là cách truyền tải nội dung thông tin về sự kiện, vấn đề, nhân vật thông qua sự hỗ trợ bằng thị giác Truyền thông thị giác không chỉ là truyền thông điệp bằng ảnh báo chí, mà còn bao gồm nhiều thể loại khác như: đồ họa, bản vẽ, tranh ảnh, video… Trên thực tế hiện nay, ảnh báo chí trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cụ thể là báo mạng điện tử ngày càng có sự tác động mạnh mẽ đến với công chúng, nhưng dường như các phân tích, nghiên cứu mang tính hệ thống về ảnh báo chí ở Việt Nam chưa nhiều. Luận án chỉ nghiên cứu lý thuyết truyền thông thị giác thông qua phương tiện là ảnh báo chí được đăng tải trên báo mạng điện tử.

Truyền thông thị giác có những đặc trưng như sau:

Một là, không giống như những thông điệp bằng ngôn từ, thông điệp ảnh không phải lúc nào cũng truyền tải một thông điệp hoàn chỉnh, đầy đủ Do vậy, có thời điểm truyền thông bằng hình ảnh phải kết hợp với các yếu tố khác như bài báo, chú thích ảnh, box thông tin, đồ họa để tạo ra thông điệp hoàn chỉnh truyền tải tới công chúng Tuy vậy, thông điệp ảnh vẫn có sự thuyết phục, hấp dẫn người xem bởi tái hiện lại hiện thực, gây ấn tượng về thị giác, tác động đến cảm xúc, nhận thức và hành vi của công chúng.

Hai là, thông điệp ảnh thường cung cấp cho công chúng những gợi ý, chỉ dẫn trực quan hơn là những tuyên bố rõ ràng Những thông điệp ảnh không đưa ra tuyên bố “công chúng nên làm gì, phải làm gì”, mà thường đưa ra những hệ quả, kết quả để người xem tự nhận thức và quyết định hành vi của mình Như vậy, hạn chế của việc thông điệp ảnh không phải lúc nào cũng diễn tả một thông điệp hoàn chỉnh, đầy đủ nhưng đó cũng lại là ưu thế của thông điệp ảnh báo chí Đó là, tác động trực tiếp đến công chúng, giảm nhẹ gánh nặng nhận thức cho công chúng và dễ dàng được tiếp nhận, gây ấn tượng mạnh mẽ và cảm xúc mạnh mẽ.

Hiểu được nguyên lý truyền thông thị giác sẽ giúp nâng cao hiệu quả thông điệp ảnh báo chí nhằm thu hút, hấp dẫn công chúng, đưa ra gợi ý và chỉ dẫn cho công chúng nên làm gì.

1.6.2 Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự

Walter Lippman (1922) là người đầu tiên nghiên cứu Thiết lập chương trình nghị sự với nội dung “Thế giới bên ngoài và những hình ảnh trong đầu chúng ta”.

“Hình ảnh” được đề cập ở đây chính là liên quan đến các vấn đề được đề cập trong tin tức Các nhà truyền thông sẽ lựa chọn đưa các tin tức nào, bỏ qua tin tức nào Những nội dung được đưa tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng có tác động mạnh mẽ đến công chúng, trong đó, từ mức độ đưa tin các nội dung, công chúng biết được nội dung nào là quan trọng.

Cha đẻ của Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting Theory) là Maxwell Mccombs và D.Shaw (1972), hai nhà nghiên cứu truyền thông người

Mỹ Dựa trên nghiên cứu về những bản tin về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm

1968 và các cuộc điều tra ảnh hưởng tới cử tri, hai tác giả đã chỉ ra mối quan hệ tương quan sâu sắc giữa sự phán đoán của cử tri về những vấn đề quan trọng trước mắt và những vấn đề mà các hãng truyền thông đưa tin nhiều và nhấn mạnh, đưa ra kết luận: “Thiết lập chương trình nghị sự là một quá trình, nó vừa có thể ảnh hưởng đến việc người ta đang suy nghĩ những vấn đề gì, vừa ảnh hưởng đến việc người ta suy nghĩ thế nào” [155, tr.28].

Fahmy, Cho, Wanta và Song (2006) đã nghiên cứu phản ứng cảm xúc đối với vụ việc tấn công ngày 11/9 sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với việc nhớ lại hình ảnh của các cá nhân ngày 11/9 Kết quả nghiên cứu của họ phát hiện rằng, nếu các cá nhân phản ứng với các cuộc tấn công bằng nỗi buồn hoặc sốc, họ sẽ lưu trữ hình ảnh trong trí nhớ của họ là hình ảnh của những người nhảy xuống từ các tòa nhà.

Lý thuyết này cho rằng, truyền thông đại chúng có chức năng thiết lập chương trình nghị sự cho công chúng, các tin tức và hoạt động đưa tin của cơ quan truyền thông ảnh hưởng đến sự phán đoán của công chúng tới những chuyện đại sự của thế giới xung quanh Việc đưa tin của cơ quan truyền thông là hoạt động có mục đích Cơ quan truyền thông chọn ra những vấn đề hoặc nội dung mà họ coi là quan trọng nhất để sắp xếp, cung cấp thông tin cho công chúng, từ đó, có sự ảnh hưởng lớn đến nhận thức và phán đoán của công chúng tới môi trường xung quanh. Xây dựng chương trình nghị sự là quá trình các phương tiện truyền thông đại chúng thể hiện các vấn đề nhất định một cách thường xuyên và nổi bật, làm cho phần lớn công chúng nhận thức rằng vấn đề này quan trọng hơn vấn đề kia. Để biết được nhà truyền thông có áp dụng lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự vào việc truyền tải thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử, nghiên cứu của luận án sẽ quan sát:

Một là, những nội dung nào của ảnh báo chí được đề cập, xuất hiện nhiều trên báo mạng điện tử.

Hai là, sự xuất hiện của ảnh báo chí trên báo mạng điện tử với tần suất lớn.

Ba là, vị trí xuất hiện chuyên trang, chuyên mục của những bức ảnh báo chí. 1.6.3 Lý thuyết đóng khung

Cha đẻ của thuyết đóng khung (Framing theory) là Erving Goffman, một nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ Erving Goffman đưa ra khái niệm: “Khung là những giản đồ diễn giải (schemata of interpretation) cho phép con người “xác định, tiếp nhận, định dạng và dán nhãn cho vô số những sự diễn biễn ra trong cuộc sống của họ” [136, tr.21] Những nhà nghiên cứu tiếp sau Goffman đã phát triển lý thuyết này áp dụng cho lĩnh vực truyền thông đại chúng.

Theo Tankard và các đồng nghiệp, khung được mô tả là ý tưởng tổ chức trung tâm cho nội dung tin tức cung cấp bối cảnh và gợi ý vấn đề là gì thông qua việc sử dụng lựa chọn, nhấn mạnh, loại trừ và xây dựng [150, tr.277] Theo William A Gamson, nhà xã hội người Mỹ, “khung là ý tưởng tổ chức giúp giải nghĩa về các sự kiện liên quan, cũng như gợi ý xem đâu mới là vấn đề cần xem xét”

[136] Quá trình “đóng khung” của báo chí là “gần như hoàn toàn ngầm ẩn, được thừa nhận như lẽ tất nhiên Cả nhà báo lẫn công chúng đều không nhận ra rằng đây thực chất là một quá trình kiến tạo mang tính xã hội (social construction), mà chỉ đơn giản xem nó là việc phóng viên phản ánh lại sự kiện” Việc đóng khung chính là quá trình “quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ, và cái gì được nhấn mạnh” Nói tóm lại, tin tức cho chúng ta biết về một thế giới đã được “đóng gói”.

Theo Robert Entman, nhà khoa học chính trị người Mỹ, “quá trình đóng khung chủ yếu liên quan đến tới việc lựa chọn (selection) và làm nổi bật (salience)”

[135] Việc đóng khung chính là việc lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật lên trên văn bản truyền thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc/và một cách xử lý Theo ông, các phóng viên ảnh đưa tin một cách khách quan, trung thực, nhưng họ vẫn có thể truyền tải một khung thống nhất của các sự kiện tin tức đến đối tượng mục tiêu của họ.

Có thể nhận thấy, ngay cả khi hình ảnh không được dàn dựng, chúng vẫn cần được lựa chọn trong một khung hình Những cách lựa chọn hình ảnh để đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ góp phần định hình cách giải thích của người truyền thông về thế giới bằng cách tạo ra những nhận thức chung, ảnh hưởng và điều chỉnh sự hiểu biết trong thực tiễn Việc tạo khung bằng hình ảnh sẽ dễ được chấp nhận hơn so với việc tạo khung bằng các tin, bài báo Điều này do tính chất thực tế của ảnh, khả năng bắt chước hình dạng của thế giới và khả năng truyền đạt ấn tượng rằng chúng là những dấu ấn vật lý thực tế của hiện thực thị giác Khi các phóng viên chụp ảnh, họ không thể thu toàn thế giới vào khung của bức ảnh Họ chỉ chọn một phần của tác phẩm thực để xuất hiện trong khung ảnh, đồng thời loại bỏ các thứ khác Vì vậy, lý thuyết đóng khung sẽ xem xét việc lựa chọn nội dung nào được đưa vào ảnh, tại sao phóng viên ảnh lại chọn nội dung này mà không phải là nội dung khác; nội dung đó có ảnh hưởng gì đến số lượt xem nội dung không?

Như vậy, áp dụng theo lý thuyết đóng khung trong nghiên cứu việc truyền tải thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử là rất hữu ích và phổ biến Bởi vì, hình ảnh sẽ “đóng khung” mạnh hơn ngôn ngữ/văn bản viết vì “đóng khung” vào tiềm thức, nhận thức của công chúng Công chúng dễ dàng chấp nhận khung này một cách vô thức Do vậy, việc “đóng khung” bằng hình ảnh là một cách hữu hiệu để nhà báo, tòa soạn thực hiện mục tiêu của mình trong quá trình truyền thông.

Bên cạnh đó, cũng cần nhận thức rõ rằng, công chúng báo chí cũng có

“khung” nhận thức riêng của mình, được tạo lập bởi kiến thức và kinh nghiệm của công chúng Song song với việc các nhà truyền thông truyền tải thông điệp theo

“khung” của mình, công chúng cũng tiếp nhận thông điệp truyền thông theo

THỰC TRẠNG THÔNG ĐIỆP ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Tổng quan về các báo mạng điện tử khảo sát

Với slogan “Báo tiếng Việt nhiều người xem nhất”, báo điện tử VnExpress ra đời từ tháng 2/2001, có cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học và Công nghệ Theo thống kê của trang Similarweb.com, báo VnExpress luôn có số lượng truy cập cao nhất trong số các tờ báo, trang mạng điện tử ở Việt Nam về mảng tin tức và truyền thông, đứng thứ 6 trong tất cả các website ở Việt Nam.

Bảng 2.1 Thông tin về báo VNE (Nguồn: Similarweb)

Báo VnExpress có lợi thế là độ tuổi trung bình làm việc tại tờ báo dao động từ 31- 32 tuổi Hiện tại, có khoảng 200 nhà báo, phóng viên, biên tập viên công tác tại tòa soạn, trong đó, có 80 nhân viên công nghệ Độ tuổi đọc báo nhiều nhất là từ

18 - 34 Trong đó, tỷ lệ độc giả nam là 59,18%; tỷ lệ độc giả nữ là 40,82%.

Một điểm nổi bật của VnExpress là báo có nền tảng kỹ thuật công nghệ tốt nhất trong số các tờ báo điện tử ở Việt Nam, với các nội dung báo mạng điện tử hiện nay, có nhiều hình thức độc đáo cho người xem Tòa soạn báo VnExpress cũng luôn tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ làm báo tiên tiến trên thế giới trên tờ báo của mình nhằm mang lại trải nghiệm thuận tiện cho người dùng.

Bộ phận ảnh trong báo VnExpress:

Hiện nay bộ phận ảnh trong Báo VnExpress có 3 phóng viên ảnh (2 phóng viên miền Bắc, 1 phóng viên ảnh miền Nam) Bộ phận thư ký tòa soạn phụ trách trực tiếp bộ phận ảnh.

Với tiêu chí “Vì Việt Nam hùng cường”, báo Vietnamnet thành lập từ năm 1997; đến năm 2003, báo chính thức được cấp phép là báo mạng điện tử, là một trong những tờ báo có mặt trong thời kỳ đầu xuất hiện loại hình báo mạng điện tử ở Việt Nam Cơ quản chủ quản của báo là Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bảng 2.2: Thông tin về báo VNN (Nguồn: Similarweb) Độ tuổi đọc báo Vietnamnet nhiều nhất cũng từ 18 - 34 tuổi, trong đó, tỷ lệ độc giả nam là 59,72%, tỷ lệ độc giả nữ là 40,28%.

Bộ phận ảnh trong báo Vietnamnet:

Hiện nay bộ phận ảnh trong báo Vietnamet có 6 phóng viên, bao gồm cả cộng tác viên có lương Một trưởng bộ phận phụ trách bộ phận ảnh.

Với slogan “Tin tức mới nhất, Thông tin nhanh chính xác được cập nhật hàng giờ”, báo mạng điện tử Dân trí ra đời năm 2005 trên nền tảng của tờ Tin tứcViệt Nam Khi mới thành lập, Dân trí trực thuộc Hội Khuyến học Việt Nam Từ tháng 7/2020, cơ quan chủ quản báo là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Bảng 2.3: Thông tin về báo DT (Nguồn: Similarweb)

Theo thống kê của Google, đến nay, mỗi tháng có bình quân Dân trí có 900 triệu pageviews; mỗi ngày có bình quân trên 10 triệu lượt người truy cập vào báo Dân trí tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó 20% người truy cập từ nước ngoài Địa chỉ của tờ báo xếp thứ 9 trong Top 10 từ khóa có tốc độ "tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu" Đây cũng là từ khóa mang tên Việt Nam duy nhất trong bảng xếp hạng. Độ tuổi đọc báo Dân trí nhiều nhất cũng từ 18 - 34 tuổi, trong đó, tỷ lệ độc giả nam là 63,06%; tỷ lệ độc giả nữ là 36,94%.

Bộ phận ảnh trong báo Dân trí

Về mặt hành chính, báo Dân trí chưa có ban Ảnh riêng biệt.

Về mặt nghiệp vụ, báo Dân trí có khối Nội dung Media (gồm Ảnh và Video), tương đương với các khối nội dung khác như Thời sự, Văn hóa, Giải trí, Thể thao, Du lịch,… Khối Media gồm 8 nhân sự gồm: 1 trưởng khối phụ trách tại khu vực Hà Nội và quán xuyến toàn quốc, 1 phó khối phụ trách khu vực Thành phố

Hồ Chí Minh và 6 nhân viên.

* Đánh giá chung, 3 tờ báo mạng điện tử được chọn khảo sát đều chưa có ban ảnh riêng biệt, số lượng phóng viên ảnh ít so với phóng viên viết và các bộ phận khác của báo mạng điện tử.

Về quy trình của bộ phận ảnh, hằng tuần, báo có cuộc họp giao ban giữa BanBiên tập, Bộ phận thư ký tòa soạn và các trưởng khối nội dung để triển khai các đề tài, công việc trong tuần Khối Media tiếp nhận công việc do Ban biên tập giao,nhận đặt hàng nội dung ảnh báo chí của các khối nội dung khác Song song với đó,phóng viên của khối Media cũng phải tự lên ý tưởng, đề tài để đăng ký với lãnh đạo khối Trưởng khối sẽ báo cáo Ban biên tập để quyết định triển khai các tuyến nội dung, đề tài như thế nào Tất cả các nội dung đề tài về ảnh báo chí đã được duyệt đều phải có deadline nhất định Các sản phẩm ảnh báo chí do phóng viên, cộng tác viên gửi về, trưởng khối Media tiếp nhận, biên tập, điều chỉnh, đề nghị phóng viên bổ sung, sửa đổi (nếu có); sau đó, gửi lên trình duyệt và trực tiếp xuất bản.

Khảo sát thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện

2.2.1 Các yếu tố tạo hình

Thông điệp ảnh báo chí có đối tượng phản ánh bao gồm 2 nhóm: 1) Sự kiện, hiện tượng, vấn đề; 2) Chân dung con người Kết quả khảo sát cho thấy, nhóm: 1) Sự kiện, hiện tượng, vấn đề là đối tượng được phản ánh nhiều nhất với tỷ lệ tính chung cả

3 báo là 93,1% Đối tượng phản ánh là nhân vật/chân dung con người chiếm tỷ lệ chung ở 3 báo rất thấp là 6,9%.

Tương quan giữa các tờ báo về nội dung này có sự tương đương nhau Cụ thể: Với đối tượng phản ánh là sự kiện, hiện tượng, vấn đề, là cao nhất là VNE với 98,1%, DT là 90%, thấp nhất là VNN với 89,4%.

Với đối tượng phản ánh là nhân vật/chân dung con người, tỷ lệ ở báo VNN chiếm 10,6%, ở DT là 10% và ở VNE là 1,9%.

Biểu đồ 2.1 Đối tượng phản ánh của thông điệp ảnh báo chí

(Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Kết quả cho thấy, đối tượng phản ánh là sự kiện, hiện tượng, vấn đề chiếm dung lượng lớn nhất và gấp nhiều lần so với các trong đối tượng phản ánh là nhân vật/ chân dung con người trong thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử Điều này cũng phù hợp với đặc trưng của báo mạng điện tử tính tức thời và tính phi định kỳ. Thông tin trên báo mạng điện tử được cập nhật thường xuyên, liên tục, cho phép độc giả tiếp cận thông tin nhanh chóng, không phụ thuộc vào không gian và thời gian. Thông điệp ảnh báo chí đã làm tốt đặc trưng về tính thông tin.

Tuy nhiên, với tính chất, con người là đối tượng được ưu ái nhiều hơn trước ống kính máy ảnh của các nhiếp ảnh gia ở nhiều thể loại Thông điệp ảnh báo chí nổi trội hơn các loại hình thông điệp khác ở chỗ, có thể miêu tả chân dung nhân vật một cách chính xác thì thông điệp ảnh báo chí chưa làm tốt việc phản ánh chủ đề là nhân vật/chân dung con người.

Kết quả khảo sát về các nhóm chủ đề trong thông điệp ảnh báo chí như sau:

Biểu đồ 2.2 Phân loại các nhóm chủ đề trong thông điệp ảnh báo chí (Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Trong đó, nhóm ảnh về tin tức thời sự hằng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất, chung ở

3 báo là 86%; nhóm ảnh về con người trong cuộc sống đời thường chiếm 32,6%;nhóm ảnh về hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước chiếm 7% và nhóm ảnh chiếm về các chủ đề chuyên biệt, điển hình chiếm 4,8%.

Về nhóm ảnh tin tức thời sự hằng ngày, báo VNE chiếm tỷ lệ phản ánh cao nhất với 89,8%; báo DT chiếm 85%, báo VNN chiếm 81,3%.

Về nhóm ảnh con người trong cuộc sống đời thường, báo VNE chiếm tỷ lệ phản ánh cao nhất là 40,8%; báo VNN chiếm tỷ lệ phản ánh là 34,4%; báo DT chiếm tỷ lệ thấp nhất là 24,4%.

Về nhóm ảnh hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, báo VNN chiếm tỷ lệ phản ánh cao nhất là 11,2% Báo VNE chiếm tỷ lệ 5,3%; báo DT chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,4%.

Về nhóm ảnh báo chí về các chủ đề chuyên biệt, điển hình, báo VNN chiếm tỷ lệ phản ánh cao nhất là 5,9%; báo VNE chiếm tỷ lệ là 5,6% và báo DT chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,4%.

Xét về các đặc trưng của thông điệp ảnh báo chí, thông điệp ảnh báo chí đã làm tốt về đặc trưng là tính thông tin Tính tư tưởng, tính thẩm mỹ, tính biểu tượng của thông điệp ảnh báo chí còn chiếm tỷ lệ thấp so với tính thông tin của thông điệp ảnh báo chí. Đánh giá chung, thông điệp ảnh báo chí đã và đang trở thành một trong những nội dung truyền thông quan trọng của báo mạng điện tử bởi đây là thông tin vừa có tính thuyết phục, vừa có tính khách quan và thu hút độc giả Thông điệp ảnh báo chí đã đóng góp rất nhiều vào việc quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Thông điệp ảnh báo chí cung cấp cho công chúng những cứ liệu xác định về cuộc sống, con người, sự kiện, sự việc đang diễn ra dưới sự chứng kiến của nhà báo Những thông tin trong hình ảnh và các yếu tố văn bản đi cùng hình ảnh được tác giả diễn tả khách quan, bản chất, thể hiện đúng đặc trưng, thời điểm điển hình của đối tượng phản ánh Đó là sự chắt lọc và cô đọng hiện thực, chỉ bản chất hiện thực được sáng rõ Thông điệp ảnh báo chí tiêu biểu luôn chứa đựng nhiều phương diện nghĩa Thứ nhất, là nghĩa biểu thị của thông điệp, tái hiện lại sự kiện, hiện tượng, vấn đề Thứ hai, là mối quan hệ của sự kiện đó trong tổng thể vấn đề hiện thực của xã hội Quan trọng hơn, thông điệp ảnh báo chí không chỉ dừng lại khả năng sao chép hình hài sự kiện, hiện tượng, vấn đề mà còn lột tả bản chất, thấu hiểu và đồng cảm với sự kiện Từ đó, thúc đẩy hành động trong sâu thẳm nhận thức và tình cảm mỗi người xem sau khi đón nhận thông điệp Hàm lượng ý nghĩa chứa đựng trong thông điệp càng phong phú, càng giải đáp được nhiều câu hỏi của độc giả thì thông điệp đó càng có giá trị.

2.2.1.2 Chi tiết trong ảnh báo chí

Luận án khảo sát chi tiết trong ảnh báo chí theo cách phân loại như sau: 1) Ngoại hình nhân vật (hình dáng bên ngoài, trang phục) 2) Hành vi, cử chỉ (bắt tay, trao tặng, chỉ tay…) 3) Biểu cảm của nét mặt (Cười, cau mày,…) 4) Trạng thái/tâm trạng (vui, buồn, bình thản, tức giận…) 5) Về hoàn cảnh, bối cảnh không gian Kết quả khảo sát cách sử dụng chi tiết trong ảnh báo chí được thể hiện như sau:

Biểu đồ 2.3: Cách khai thác chi tiết trong ảnh báo chí (Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Về tương quan chung giữa ba báo, chi tiết về ngoại hình nhân vật được sử dụng nhiều nhất, chiếm tỉ lệ cao nhất (85,6%); trong đó, DT có tỷ lệ nhiều nhất, với 90,3%, VNE là 88,2% và VNN là 78,2%.

Chi tiết được sử dụng nhiều thứ 2 là chi tiết về hành vi, cử chỉ của nhân vật (75,8%); trong đó, DT có tỷ lệ nhiều nhất với 79,1%, VNN là 77,6%, VNE là 70,6%.

Thứ ba là chi tiết về hoàn cảnh, bối cảnh, không gian (56,9%); trong đó, VNE chiếm tỉ lệ cao nhất là 73,5%; VNN là 53,2%, DT là 43,8%.

Thứ tư là chi tiết về biểu cảm, nét mặt ( 47,8%); trong đó, VNN có tỷ lệ cao nhất là 49,7%, VNE có tỷ lệ là 48,8%; DT có tỷ lệ là 45%.

Có tỷ lệ thấp nhất là chi tiết về trạng thái, tâm trạng của nhân vật chiếm tỷ lệ 37,7% Trong đó, VNE có tỷ lệ cao nhất là 46,8%, VNN có tỷ lệ là 37,9% và DT có tỷ lệ là 28,5%.

Có thể khẳng định, các tác giả cũng luôn chú ý và tìm ra, miêu tả những chi tiết đắt giá trong ảnh báo chí để làm nổi bật được thông điệp muốn truyền tải Đó là những chi tiết trong thông điệp ảnh báo chí làm lay động trái tim độc giả từ tâm dịch: Hình ảnh nam bác sĩ trẻ ở Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vui vẻ được đồng nghiệp cắt tóc (cạo trọc đầu) trước khi lên đường chi viện cho Bắc Giang; các y bác sỹ đứng nghiêm trang tưởng niệm, tiễn biệt khi biết tin cha đẻ của một cán bộ đang làm việc trong bệnh viện dã chiến, các chiến sỹ trẻ của Học viện Quân Y nằm lăn ra đất, ngủ thiếp đi vì kiệt sức; hình ảnh bé gái 20 tháng tuổi òa khóc khi thấy mẹ là bác sỹ được điều động vào hỗ trợ tâm dịch, xuyên màn đêm lấy mẫu xét nghiệm, hình ảnh tấm lưng phồng rộp và bỏng rát vì mặc đồ bảo hộ kín mít trong thời tiết nóng, những vết hằn in trên da do việc sử dụng khẩu trang y tế nhiều giờ, những giọt mồ hôi chảy ròng ròng đằng sau tấm chắn giọt bắn…

Nghiên cứu trường hợp thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử về đại dịch COVID-19 ở Việt Nam năm 2021

tử về đại dịch COVID-19 ở Việt Nam năm 2021

Theo lý thuyết “Thiết lập chương trình nghị sự”, một nội dung được nhắc tới liên tục, thường xuyên và làm nổi bật thì công chúng sẽ luôn nhớ tới nội dung đó, coi đây là một nội dung quan trọng.

Trong năm 2021, "Đại dịch COVID-19" là từ khóa nóng nhất trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong năm 2021 không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới Tại Việt Nam, đã ghi nhận 2 đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 3 và lần thứ 4, lây lan trong cộng đồng, đặc biệt đại dịch bùng phát tại các tỉnh, thành phố phía Nam đã gây tác động tiêu cực và làm xáo trộn đến mọi mặt của đời sống. Nhưng cũng chính trong đại dịch cam go, phức tạp, tình yêu, sự sẻ chia, đoàn kết chưa bao giờ trở nên ấm áp và lan tỏa rộng lớn như vậy Đây chính là sức mạnh đã giúp đất nước vượt qua những ngày tháng nguy nan, tiếp tục phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới Theo nghiên cứu của tác giả, báo mạng điện tử ở Việt Nam năm 2021 đã truyền tải những thông điệp này bằng ảnh báo chí, tạo ấn tượng và tác động tới nhận thức của công chúng.

Khảo sát thông điệp ảnh báo chí về đại dịch COVID-19 tại Việt Nam trong năm 2021, có thể nhận thấy những nội dung chính như sau:

2.3.1 Thông điệp ảnh báo chí về sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao quyết liệt, chủ động trong phòng, chống dịch COVID-19

Bằng thông điệp ảnh báo chí, báo mạng điện tử ở Việt Nam đã truyền tải thông điệp về sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt, chủ động kịp thời của BộChính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID- 19 trong công tác phòng, chống dịch với mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết Công tác phòng chống dịch đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả của cả hệ thống chính trị.

Phân tích thông điệp ảnh báo chí Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi tình hình đời sống của người dân tại khu nhà trọ trên đường Nguyễn Thị Định ở Thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh 2.2: Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi tình hình đời sống của người dân tại khu nhà trọ trên đường Nguyễn Thị Định ở Thành phố Thủ Đức

(Thành phố Hồ Chí Minh) (Ảnh đăng trên VNE ngày 27/8/2021). Đây là hình ảnh trong bài viết “Thủ tướng: Người dân còn lúng túng chưa biết gọi ai khi cần” của chuyên mục Thời sự, đăng trên VNE ngày 27/8/2021. Thông điệp ảnh báo chí phản ánh sự kiện Thủ tướng dành thời gian tới thăm hỏi, động viên người dân tại khu nhà trọ hẻm 966, đường Nguyễn Thị Định, phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức.

Về các chi tiết trong ảnh: người đứng đầu Chính phủ đến tận nơi, kiểm tra mọi điều kiện cần thiết nhất để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người dân đang thực hiện giãn cách và phòng chống dịch, cúi xuống, ân cần bắt tay và trò chuyện với cháu bé; tặng nhu yếu phẩm cho người dân thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với người dân đang thực hiện giãn cách xã hội Bên cạnh đó,chiếc áo của Thủ tướng thấm đẫm mồ hôi thể hiện sự không ngại khó khăn vất vả(thời tiết nắng nóng, nguy cơ lây truyền dịch bệnh) của Thủ tướng xuống tận nơi ở của người dân để thăm hỏi.

Về bố cục hình ảnh: đây là bố cục trung cảnh Đối tượng được chụp từ đầu gối hoặc thắt lưng đến đỉnh đầu Khung ảnh chụp sẽ bao gồm chủ thể và hậu cảnh để người xem có thể dễ dàng cảm nhận về nhân vật trong bức ảnh.

Về góc máy ảnh: đây là góc máy thấp, người chụp đặt ống kính ở dưới nhìn lên sự vật, thể hiện sự tôn trọng và tầm ảnh hưởng khác nhau của các nhân vật trong ảnh.

Về các yếu tố kỹ mỹ thuật khác trong ảnh: đây là ảnh màu, rõ nét, đường nét trong ảnh là các đường thẳng đứng, thể hiện sự nghiêm túc của bức ảnh và các nội dung truyền đạt.

Về các yếu tố văn bản: hình ảnh có chú thích với 3 nội dung (Ai, làm gì, ở đâu), cách thể hiện chú thích ảnh là cung cấp thông tin cho phần hình ảnh, bổ trợ thông tin cho hình ảnh Nội dung thông điệp ảnh báo chí phản ánh một phần nội dung thông điệp ảnh báo chí và tin, bài viết đăng cùng Nội dung của thông điệp ảnh báo chí nhằm cung cấp thông tin và cổ vũ khích lệ hành động kiên cường chống dịch.

Phân tích thông điệp ảnh báo chí Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 của Việt Nam Ảnh 2.3: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vaccine

Nanocovax mũi 2 (đăng trên báo VNN sáng 26/3/2021).

Thông điệp ảnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vaccineCOVID-19 Nano Covax, loại vaccine do Việt Nam sản xuất và đang trong giai đoạn 2 thử nghiệm đăng trên báo VNN ngày 26/3/2021 đã góp phần tuyên truyền chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất từ trước đến nay.

Về các chi tiết trong ảnh, các y tá của Học viện Quân Y đang tiêm vaccine cho Phó Thủ tướng.

Về bố cục hình ảnh: đây là bố cục trung cảnh, thường được người chụp sử dụng nhiều nhất.

Về góc máy: đây là góc máy ngang đối tượng Tư thế ngồi đối diện của người chụp ảnh đối với đối tượng được chụp tạo cảm giác kết nối mạnh mẽ, cho phép người xem kết nối về mặt cảm xúc với chủ thể được phản ánh.

Thông điệp ảnh báo chí Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vaccine COVID- 19 trên người đã lan tỏa thông điệp mạnh mẽ, tác động vào cảm xúc của người dân, tạo sự an tâm của người dân khi tiêm phòng vaccine để phòng, chống dịch Từ đó, động viên, khuyến khích người dân không chờ đợi lựa chọn vaccine, tự giác tham gia tiêm chủng với nhận thức “Vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”.

2.3.2 Thông điệp ảnh báo chí về tinh thần trách nhiệm, nỗ lực không mệt mỏi của các lực lượng chức năng nơi tuyến đầu chống dịch

Trong hành trình của gần 600 ngày chống dịch, đất nước ta đã sống trong sức mạnh của sự đoàn kết, sự đồng lòng của mọi tầng lớp nhân dân với sự quyết liệt, quyết tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, của sự chia sẻ, của tình yêu thương và nhân ái… Điều đặc biệt, chúng ta đã chứng kiến những nghĩa cử cao cả, đẹp đẽ, những đức hy sinh, những trái tim nhiệt huyết, những tấm lòng nhân ái tỏa sáng… của đội ngũ bác sĩ, cán bộ và nhân viên y tế, thầy thuốc trên cả nước, họ không chỉ có trái tim nhân ái, nhân hậu mà còn trí tuệ thông minh, nghị lực kiên cường, sự chịu đựng bền bỉ, đặc biệt khi cuộc chiến diễn ra rất gay go.

Đánh giá thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay

Dựa trên những tiêu chí đánh giá thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử được xây dựng ở Chương 1, dựa trên kết quả khảo sát thực trạng thông điệp ảnh báo chí theo các yếu tố cấu thành, kết quả nghiên cứu trường hợp thông điệp ảnh báo chí về đại dịch COVID-19 trên báo mạng điện tử ở Việt Nam năm 2021, có thể đánh giá về thông điệp ảnh báo chí trên báo điện tử như sau:

Thứ nhất, cung cấp thông tin phong phú về mọi mặt của đời sống xã hội một cách rõ ràng, chân thật, góp phần nâng cao nhận thức cho công chúng.

Các kết quả khảo sát về thực trạng thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử cho thấy thông điệp ảnh báo chí đã cung cấp thông tin phong phú về mọi mặt của đời sống xã hội đến với công chúng Thông điệp ảnh báo chí phản ánh bức tranh khá rõ nét về tất Thông điệp ảnh báo chí cung cấp thông tin qua những qua việc phản ánh sự vật, hiện tượng, con người trong khoảnh khắc quyết định, điển hình Với các sự kiện quan trọng của đất nước, được xã hội quan tâm, khi sự kiện đang diễn ra, thông điệp ảnh báo chí đã cung cấp thông tin cho công chúng một cách trực tiếp nhất và nhanh chóng nhất.

Theo kết quả khảo sát thể hiện trong Biểu đồ 2.10: Mục đích của thông điệp ảnh báo chí, thông điệp ảnh báo chí có mục đích cung cấp thông tin chiếm tỷ lệ rất cao trên 93% ở cả 3 báo điện tử được khảo sát Kết quả này thể hiện rõ đặc trưng tính thông tin và đáp ứng tiêu chí rõ ràng, chân thật của thông điệp ảnh báo chí.

Trong năm 2021, trên báo mạng điện tử, thông điệp ảnh báo chí phong phú về nội dung, đa dạng về đề tài, đã thể hiện, phản ánh sâu sắc đời sống chính trị - ngoại giao, kinh tế, hay các sự kiện văn hóa - xã hội nổi bật trong và ngoài nước; làm “sống” lại với những khoảnh khắc lịch sử đáng ghi nhớ Thông điệp ảnh báo chí cũng khắc họa đậm nét muôn mặt đời sống xã hội từ những sự cố như tai nạn giao thông, hỏa hoạn, phận người hay những khoảnh khắc đời thường dung dị, ngập tràn cảm xúc.

Thứ hai, góp phần cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đối tượng được phản ánh trong thông điệp ảnh báo chí không chỉ đơn thuần là hình ảnh hay hoạt động của một cá nhân, một sự việc cụ thể, mà đó còn là sự biểu thị các tư tưởng gắn liền với chúng Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử đã góp phần cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với các quy tắc và giá trị xã hội, với văn hóa và lối sống cộng đồng, dân tộc, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững Từ đó, thể hiện được tính chính trị, tư tưởng của thông điệp ảnh báo chí.

Năm 2021, thông điệp ảnh báo chí tái hiện dấu ấn đậm nét về Đại hội Đảng lần thứ XIII, một Đại hội "Đoàn kết - Dân chủ -Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển"; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tác phẩm ảnh “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, tặng quà gia đình thương binh tỉnh Gia Lai” của tác giả Lê Trí Dũng, Thông tấn xã Việt Nam phản ánh lại sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc với tỉnh Gia Lai, một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên - địa bàn chiến lược về quốc phòng và an ninh của cả nước Bức ảnh này ghi lại hình ảnh Tổng Bí thư vào thăm gia đình thương binh Đinh Phi, hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở làng Tung Ke 2, xã Ayun, huyện Chư Sê, Gia Lai Hình ảnh người lãnh đạo cao nhất của Đảng giản dị ngồi trên bậc cửa, nắm tay, tặng quà và ân cần hỏi thăm cuộc sống của thương binh Đinh Phi gây ấn tượng mạnh với bà con địa phương và đoàn công tác bởi sự gần gũi, thân thiết Vượt ra khỏi sự kiện, bức ảnh gửi thông điệp khẳng định tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, củng cố niềm tin của dân với Đảng, thể hiện lòng Đảng, lòng dân gắn bó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,người lãnh đạo cao nhất của Đảng, giản dị ngồi trên bậc cửa của căn nhà nhỏ lợp tôn, thăm hỏi và tặng quà thương binh Đinh Phi Ngồi đối diện, người thương binh dân tộc thiểu số với ánh mắt tươi vui, như muốn gửi trọn niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên với Đảng, mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ kính yêu lựa chọn Dẫu đời sống của người dân Ayun còn nhiều vất vả, nhưng bà con nơi đây luôn giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng, một lòng tin và đi theo Đảng, Bác Hồ, đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Những thông điệp ảnh báo chí về bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, khẳng định sự đồng bộ, thống nhất về cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ, tạo nền tảng vững chắc và điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Thông điệp ảnh báo chí phản ánh cuộc bầu cử diễn ra dân chủ, đúng luật, an toàn trong bối cảnh cả hệ thống chính trị, toàn dân và toàn quân nỗ lực phòng, chống đại dịch COVID-19.

Thông điệp ảnh báo chí về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam ngày càng có chuyển biến tích cực, hiệu quả Đất nước Việt Nam đã vượt qua đại dịch COVID-19 bằng sự đoàn kết, đồng lòng, bằng sự quyết tâm và nỗ lực hết mức Nhiều tác phẩm thể hiện được toàn cảnh về cuộc chiến không khoan nhượng của con người trước đại dịch COVID -19 với sức sống mãnh liệt trong mọi hoàn cảnh Trong những thời điểm khó khăn, thử thách gay gắt nhất của dịch bệnh, xuất hiện rất nhiều tấm gương, nghĩa cử cao đẹp, lay động lòng người.

Bên cạnh đó, nhiều thông điệp ảnh báo chí đã “chạm đến” các vấn đề nóng trong xã hội như vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó nóng bỏng nhất là vấn đề chống biến đổi khí hậu, bảo vệ động vật hoang dã… Nhiều tác phẩm miêu tả sống động về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, những thân phận trong đời sống.

Kết quả khảo sát cho thấy, thông điệp ảnh báo chí đã phù hợp về mặt chính trị, tư tưởng, phù hợp với các quy tắc và giá trị xã hội, với văn hóa và lối sống cộng đồng, dân tộc, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.

Thứ ba, phù hợp với nội dung tác phẩm.

Luận án khảo sát mối quan hệ giữa nội dung thông điệp ảnh báo chí và tin, bài đăng cùng theo Kết quả này cũng chính là sự phản ánh sự phù hợp của thông điệp ảnh báo chí với nội dung tác phẩm đăng cùng Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ nội dung thông điệp ảnh báo chí phản ánh hoàn toàn theo nội dung tin, bài đăng cùng thông điệp ảnh chiếm tỷ lệ lớn nhất 38% Tỷ lệ thông điệp ảnh báo chí “phản ánh phần lớn” nội dung tin bài đăng cùng chiếm tỷ lệ lớn thứ 2.

Như vậy, thông điệp ảnh báo chí đã có sự phù hợp với nội dung tác phẩm báo chí thông tin văn bản đã có sự hỗ trợ và mở rộng đối với thông tin ngay trong hình ảnh, nhưng tỷ lệ đó chưa cao Vẫn còn tồn tại tình trạng nội dung thông điệp ảnh báo chí hoàn toàn không phản ánh nội dung tin, bài đăng cùng Phần hình ảnh là tiền đề, cơ sở xuất phát những thông tin, lập luận, lý lẽ phần lời Phần lời phải luôn dựa vào phần hình ảnh để gợi mở, làm rõ thêm những nội dung tư tưởng, thông điệp mà phần hình ảnh truyền tải; đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng đắn, chính xác về sự kiện, hiện tượng, vấn đề mà thông điệp ảnh báo chí đề cập Do đó, cần nâng cao chất lượng quan hệ giữa thông điệp ảnh và nội dung văn bản để làm nổi bật phương diện ý nghĩa muốn truyền tải Kết quả khảo sát cho thấy, thông điệp ảnh báo chí bước đầu được tiêu chí phải phù hợp với nội dung tác phẩm.

Thứ tư, đem lại giá trị về nhận thức, thẩm mỹ, góp phần cổ vũ thúc đẩy yếu tố tích cực trong hành động.

Theo kết quả khảo sát ở tiết 2.2 Khảo sát thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay theo các yếu tố cấu thành thông điệp ảnh báo chí, có thể khẳng định, thông điệp ảnh báo chí ở Việt Nam đem lại giá trị về nhận thức, thẩm mỹ. Đó là những thông điệp ảnh báo chí với tính thẩm mỹ ở các yếu tố tạo hình như: sử dụng những chi tiết đắt giá trong ảnh báo chí thể hiện được trạng thái, tâm trạng của nhân vật để làm nổi bật lên thông điệp muốn truyền tải Đối tượng được phản ánh, khắc họa với những thao tác cụ thể, chính xác Khuôn hình tạo cho người xem mối liên hệ thân thiết, gần gũi, có giao tiếp với đối tượng được phản ánh Có sự sáng tạo bố cục ảnh báo chí Các báo mạng điện tử rất chú trọng tới các yếu tố kỹ, mỹ thuật của ảnh báo chí để cung cấp cho người xem những hình ảnh rõ nét với chất lượng cao Thông thường, dung lượng ảnh từ 100 - 500kb Có những trường hợp đặc biệt, dung lượng ảnh lớn hơn 2Mb Ảnh báo chí được trình bày trên những vị trí quan trọng của trang báo, có những chuyên mục riêng để đăng tải. Đó là những thông điệp ảnh báo chí đem lại giá trị thẩm mỹ, góp phần cổ vũ thúc đẩy yếu tố tích cực trong hành động Thông điệp ảnh báo chí có tác động tới thị giác của con người, tức là tác động nhanh nhất tới thái độ, nhận thức, tình cảm của con người, từ đó, dẫn tới thay đổi hành vi Đơn cử, thông điệp ảnh báo chí Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 đã tạo sự an tâm cho người dân khi tiêm phòng vaccine để phòng, chống dịch bệnh Từ đó, khuyến khích người dân không chờ đợi, lựa chọn vaccine, tự giác tham gia tiêm chủng và

“Vaccine tốt nhất là vaccine đươc tiêm sớm nhất”.

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG ĐIỆP ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Những vấn đề đặt ra đối với thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay

Từ thực trạng thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay đã khảo sát ở Chương 2, luận án làm rõ những vấn đề đặt ra đối với thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.

3.1.1 Từ các yếu tố cấu thành thông điệp ảnh báo chí

3.1.1.1 Đối tượng phản ánh và các yếu tố tạo hình

Về đối tượng phản ánh, nhóm: 1) Sự kiện, hiện tượng, vấn đề là đối tượng được phản ánh nhiều nhất với tỷ lệ tính chung cả 3 báo là 93,1% Đối tượng phản ánh là nhân vật/chân dung con người chiếm tỷ lệ chung ở 3 báo rất thấp là 6,9%. Thông thường, con người là đối tượng được ưu ái nhiều hơn trước ống kính máy ảnh của các nhiếp ảnh gia ở nhiều thể loại Thông điệp ảnh báo chí nổi trội hơn các loại hình thông điệp khác ở chỗ, có thể miêu tả chân dung nhân vật một cách chính xác Như vậy, thông điệp ảnh báo chí chưa làm tốt việc phản ánh chủ đề là nhân vật/chân dung con người.

Nhóm ảnh về tin tức thời sự hằng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất, chung ở 3 báo là 86%; nhóm ảnh về con người trong cuộc sống đời thường chiếm 32,6%; nhóm ảnh về hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước chiếm 7% và nhóm ảnh chiếm về các chủ đề chuyên biệt, điển hình chiếm 4,8%.

Xét về các đặc trưng của thông điệp ảnh báo chí, thông điệp ảnh báo chí đã làm tốt về đặc trưng là tính thông tin Tính tư tưởng, tính thẩm mỹ, tính biểu tượng của thông điệp ảnh báo chí còn chiếm tỷ lệ thấp so với tính thông tin của thông điệp ảnh báo chí.

Về chi tiết trong ảnh báo chí, còn chú trọng nhiều những chi tiết về ngoại hình, hành vi, cử chỉ, hoàn cảnh, bối cảnh không gian (85,6%) Những chi tiết về trạng thái tâm trạng, biểu cảm nét mặt chưa được khai thác triệt để (37,7%) Những chi tiết về trạng thái tâm trạng, biểu cảm nét mặt sẽ làm tăng sự sống động trong hình ảnh, gợi cảm xúc và sự thuyết phục mạnh mẽ với người xem.

Về bố cục ảnh báo chí, khuôn hình đặc tả chiếm tỷ lệ rất thấp trong thông điệp ảnh báo chí (2,7%) Những chi tiết cụ thể trong khuôn hình, thể hiện tính cách, trạng thái của nhân vật ít được sử dụng, chưa tạo sự kết nối mạnh mẽ giữa người xem và đối tượng phản ánh.

Khuôn hình chụp ảnh thường chụp theo bố cục chính diện (chiếm 61,1%), lớn gấp 8 lần so với bố cục chéo bên (8.9%) Chưa có sự phong phú, đa dạng trong khuôn hình của thông điệp ảnh báo chí.

Về sự sáng tạo bố cục, tuy đã có những sự sáng tạo nhất định nhưng chưa phong phú đa dạng, chưa khai thác về các hình thức đa dạng sáng tạo Các báo điện tử đều có những cách khai thác sáng tạo bố cục na ná như nhau.

Về đường nét của ảnh báo chí, các tác giả cũng mới khai thác những đường nét hay sử dụng trong ảnh báo chí như đường thẳng đứng, đường nằm ngang, chưa khai thác những đường nét khác hàm chứa các yếu tố nghệ thuật như đường cong (2%), đường song song (3%).

3.1.1.2 Các yếu tố văn bản

Về chú thích ảnh, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, cần đáp ứng tối thiểu 1 chú thích phải trả lời được 3 yếu tố (Ai/cái gì, làm gì, ở đâu) để tăng ý nghĩa bổ trợ và giải thích cho hình ảnh, tăng hiệu quả thông điệp ảnh báo chí.

Về tin, bài đăng cùng thông điệp ảnh báo chí, vẫn còn tình trạng thông điệp ảnh báo chí hoàn toàn không phản ánh nội dung tin, bài đăng cùng.

Về mục đích của thông điệp ảnh báo chí, mục đích “Cung cấp thông tin” chiếm tỷ lệ rất lớn, chung ở 3 báo là 95,4% Vẫn còn tồn tại những thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử không rõ hoặc không xác định được mục đích. Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử mới chỉ dừng lại ở mức thông tin nhằm tăng cường hiểu biết Mới có tỷ lệ rất ít thông điệp ảnh báo chí góp phần thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi, cổ vũ, khích lệ hành động.

3.1.1.3 Các yếu tố trong quá trình sáng tạo

Về khoảnh khắc bấm máy, tình trạng khoảnh khắc quyết định không thể hiện trên bức ảnh chiếm (23%) và tình trạng không xác định được khoảnh khắc quyết định ở bức ảnh (27,3%), chiếm tỷ lệ lớn trong quá trình sáng tạo Như vậy, ảnh báo chí chưa thể hiện rõ nhất cao trào, cảm xúc về mặt tạo hình của đối tượng được phản ánh, chưa phát huy được hiệu quả của thông điệp ảnh báo chí.

Về góc máy, có sự chênh lệch lớn giữa các góc máy được sử dụng trong hình ảnh Đó là, góc máy ngang tầm đối tượng chiếm tỷ lệ 91,2%, trong khi góc máy thấp hơn đối tượng có tỷ lệ là 2,8%, góc máy cao hơn đối tượng có tỷ lệ 19,8%.

Về biên tập ảnh, chọn lựa và xử lý hậu kỳ, ở tòa soạn hiện nay chưa có bộ phận biên tập ảnh riêng Giống như dòng chảy của ảnh báo chí thế giới, ở Việt Nam hiện nay, các tòa soạn cũng đã cắt giảm biên chế ở vị trí ảnh báo chí Chỉ những tòa soạn báo mạng điện tử lớn mới có một vài phóng viên ảnh; các tòa soạn hiện nay thường tích hợp bộ phận ảnh vào ban Media (Ảnh - Video) Chỉ duy nhất Thông tấn xã Việt Nam có Ban biên tập ảnh bởi đây là đơn vị quốc gia, là nguồn thông tin, phản ánh, cung cấp các thông tin bằng ảnh cho các phương tiện thông tin đại chúng và các đối tượng trong và ngoài nước Vấn đề đặt đối với ảnh báo chí Việt Nam hiện nay là thiếu khâu/bộ phận biên tập ảnh Công việc này thường bị xem nhẹ hoặc bỏ qua, hoặc rất yếu Người biên tập ảnh sẽ biết đọc ảnh, xử lý phần văn bản, cắt cúp bố cục, phối hợp với họa sỹ tổ chức tin, bài nhằm làm nổi bật thông điệp bằng ảnh báo chí Trên thực tế, nếu có người biên tập ảnh tốt, thông điệp ảnh báo chí sẽ được nâng cao chất lượng rất nhiều Bên cạnh đó, tình trạng “viên chức cầm máy ảnh” trong tác nghiệp ảnh báo chí hay “những bức ảnh báo chí salon” đang còn tồn tại chưa được khắc phục triệt để.

Giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới

3.2.1 Về đối tượng phản ánh và các yếu tố tạo hình

Thứ nhất, chú trọng phản ánh về chân dung nhân vật/con người

Cần có chú điều chỉnh về liều lượng thông tin các đối tượng phản ánh của thông điệp ảnh báo chí cho hợp lý Đối tượng phản ánh của thông điệp ảnh báo chí cần chú trọng phản ánh về đối tượng con người, đặc tả thái, độ, cảm xúc của chân dung con người; qua các hình ảnh báo chí về chân dung con người, các câu chuyện của họ để gửi gắm những thông điệp tới độc giả Chúng ta cần hướng ống kính về con người, về về số phận con người Theo quy luật truyền thông, những nội dung thông điệp càng liên quan đến số phận con người, càng gần khoảng cách về mặt địa lý thì càng được độc giả quan tâm Những bức ảnh không có nhân vật/con người khó nói cho độc giả biết cái gì đang xảy ra.

Trong số các tác phẩm thắng giải Ảnh báo chí thế giới suốt sáu thập niên qua, hình ảnh Việt Nam gần như chỉ xuất hiện trong các khuôn hình thời chiến và hậu chiến: Từ Em bé Napalm của Nick Út đến vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức qua ống kính của Malcolm W Browne, hay những nạn nhân chất độc da cam được ghi lại bởi Marie Dorigny Đến năm 2012, Maika Elan làm nên lịch sử khi trở thành nữ nhiếp ảnh gia người Việt đầu tiên đoạt giải Ảnh báo chí thế giới Bộ ảnh The Pink Choice (Yêu là yêu) - đoạt giải nhất trong hạng mục Vấn đề đương đại, kể câu chuyện về những cặp đôi đồng tính tại Việt Nam qua những khung hình thân mật và nhân văn - cũng là dấu mốc giúp câu chuyện Việt trên diễn đàn Ảnh báo chí thế giới thoát khỏi cái bóng u ám của thời chiến.

Năm 2021, “The First Embrace” (Cái ôm đầu tiên) là bức ảnh của năm tại giải Ảnh báo chí thế giới năm 2021 của nhà báo ảnh Mads Nissen (Đan Mạch) cho thấy một hướng tiếp cận mềm mại về đại dịch Len lỏi vào đời sống của người dân Brazil thời COVID-19, Nissen đã tới thăm các nhà dưỡng lão - nơi anh bắt được khoảnh khắc một cụ già 85 tuổi cảm nhận hơi ấm con người lần đầu tiên sau 5 tháng nhờ cái ôm của một nữ y tá qua màng ngăn cách.

Tác phẩm chiến thắng ở hạng mục Câu chuyện của năm là Habibi (ảnh) của Antonio Faccilongo (Ý) Với quyết tâm duy trì nòi giống gia đình, những người vợ Palestine có chồng bị giam trong nhà tù Israel tìm mọi cách để tuồn tinh trùng chồng ra ngoài, sau đó dùng để thụ thai trong ống nghiệm Nhiều năm theo đuổi đề tài xung đột Israel - Palestine, bằng cách rời ống kính khói vũ khí và xung đột, nhiếp ảnh gia người Ý kể một câu chuyện xúc động về ý chí, sự quả cảm, quyền mang thai và phẩm giá con người trong chiến tranh.

“Tư duy ảnh báo chí Việt Nam đang quen với sự khái quát và khái quát luôn có sự giống nhau Tại sao chúng ta lại thích xem phim? Vì phim là những câu chuyện về con người mang tính cá nhân hóa Những tác phẩm ảnh báo chí thế giới cũng đề cao tính cá thể nên thường lột tả cá nhân con người Tác phẩm ảnh báo chí nói câu chuyện cá nhân, còn độc giả tự cảm nhận ý nghĩa và thông điệp” (Trích PVS 1).

“Tôi cho rằng tư duy ảnh báo chí hơi khác với Việt Nam Họ luôn hướng về con người, hướng về tính nhân văn Cái khác của ảnh báo chí thế giới là họ phản ánh người dân nhiều hơn, phản ánh thực thể đang sống nhiều hơn Những chính sách của Chính phủ thể hiện qua chính cuộc sống của người dân” (Trích PVS 5)

Thứ hai, tăng tính thẩm mỹ và giá trị thông điệp ảnh báo chí

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn và khả năng thuyết phục của thông điệp chính là tính khác biệt [19, tr.279] Vì vậy, với những yêu cầu về nội dung và hình thức của thông điệp ảnh báo chí như đã nêu, điều quan trọng phải tạo sự khác biệt của thông điệp, để tăng tính hấp dẫn và tính thuyết phục công chúng Không nên có sự lặp lại, sự bắt chước, sao chép thông điệp ảnh báo chí giữa các báo mạng điện tử với nhau.

Khi tạo ra các sự khác biệt, bản sắc thông điệp, thông điệp đó luôn phải đảm bảo những tiêu chí đã được đặt ra: rõ ràng, chân thật; phù hợp về mặt chính trị, tư tưởng; phù hợp với đối tượng tiếp nhận; phù hợp với nội dung tác phẩm báo; có giá trị về mặt nhận thức, thẩm mỹ, tạo ra sự rung cảm, sáng sủa, ấn tượng Các thông điệp phải đảm bảo theo đúng các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tôn chỉ mục đích của tòa soạn, phù hợp với các quy tắc và giá trị xã hội, với văn hóa và lối sống cộng đồng, dân tộc, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững Sự khác biệt không thể đi ngược lại những yêu cầu, quy định nêu trên.

Cần có sự áp dụng những cách thức chụp ảnh nghệ thuật trong chụp ảnh báo chí nhằm tăng tính thẩm mỹ và giá trị của thông điệp ảnh báo chí.

Mặc dù ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí khác nhau, người sáng tạo phải hiểu hơn về giá trị biểu tượng của ảnh, thoát ly ra khỏi ảnh minh họa, để sáng tạo ra những thông điệp ảnh báo chí vừa truyền tải giá trị thông tin, nhưng tách riêng một mình, bức ảnh vẫn có tính biểu tượng Đặc biệt, chú ý tới những bức ảnh chụp về chân dung con người, đặc tả họ Ví dụ chụp ảnh các chiến sỹ đi cứu hỏa, nhưng tách ra khỏi bài viết vẫn có giá trị biểu tượng Đó là những giọt mồ hôi rơi, khuôn mặt, ánh mắt, các anh đang rất quyết liệt để chiến đấu với giặc lửa Đó là hạn chế của thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay chưa được đầu tư, nâng cấp.

“Sự khác biệt, ấn tượng, độc đáo trong thông điệp ảnh báo chí phải bắt nguồn từ sự phát hiện đề tài, cách thức thể hiện, sự tìm tòi, sáng tạo của phóng viên Tuy nhiên, điều đó, hiện nay rất hiếm và không nhiều.” (Trích PVS 8).

Gần đây nhất, những hình ảnh trong tang lễ Nữ hoàng Anh Elizabeth II của các hãng thông tấn Reuters, AFP, Guardian, AP lại không hề mang cảm giác tang thương, u ám, ủ rũ, mà mang lại cho người đọc một sự xúc động, trang trọng và bình yên.

Cùng thể hiện về sự ngập lụt của đường phố Hà Nội sau cơn mưa lớn chiều ngày 29/5/2022, hình ảnh người đàn ông đứng trên chiếc xe Mercedes tiền tỷ chết máy giữa "biển nước" tại khu Kengnam của tác giả Nguyễn Tiến Anh Tuấn báo điện tử Dân trí đã gây sốt trên tất cả báo mạng điện tử và được chia sẻ nhanh chóng mạng xã hội, được chia sẻ VTV dẫn nguồn lại Tác giả muốn gửi đi thông điệp: Những tòa nhà cao nhất Hà Nội lại bị ngập sâu nhất, những người giàu có vẫn phải chấp nhận những sự rủi ro nhất định Vấn đề ngập lụt ở những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng chắc chắn, đây là một cách thể hiện riêng biệt của ảnh thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam.

Nội dung thông điệp ảnh báo chí cần góp phần bồi đắp các giá trị xã hội và văn hóa dân tộc, hướng con người tới Chân - Thiện - Mỹ, làm những điều tích cực.Khi chọn lựa để đưa các thông điệp ảnh báo chí, các tòa soạn báo cần hạn chế tối đa hoặc tránh những nội dung thông điệp mang tính chất phản cảm, phản văn hóa, hoặc vô tình

“vẽ đường cho hươu chạy”, “hướng dẫn những hành động xấu xa”.

“Những nội dung thông điệp ảnh báo chí đó sẽ làm cho độc giả cảm thấy cuộc sống thật đen tối, mất niềm tin, mất niềm tin cả vào văn hóa dân tộc” (Trích PVS 3).

Chủ đề phản ánh và các yếu tố tạo hình của thông điệp ảnh báo chí phải dựa trên sự khách quan, chân thật.

Hiện nay, có các gian lận về hình ảnh trong thông điệp ảnh báo chí như sau:

Khuyến nghị

3.3.1 Đối với các cơ quan báo chí

Thứ nhất, nâng cao nhận thức và đề cao vai trò, tầm quan trọng của thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử.

Không phải ngẫu nhiên nhắc tới thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử hiện nay là nhắc tới những báo mạng điện tử, tạp chí điện tử có lượng truy cập lớn như: VnExrpess, Dân trí, Vietnamnet, Tuổi trẻ, ZingNews… Bên cạnh những hình ảnh thời sự (breakingnews), kèm theo đó là các chuyên mục chuyên về ảnh (với những tên gọi khác nhau) như: Ảnh (VnExpress), Photostory (Dân trí), Ảnh (Vietnamnet), Ảnh (Tuổi trẻ), Lens (ZingNews)… Đó là các nhóm ảnh, phóng sự ảnh, ảnh chuyên đề tập trung ở các đề tài thời sự, chân dung nhân vật Mỗi sản phẩm là sự kết hợp của hình ảnh ấn tượng và câu chuyện cảm xúc được ghi lại qua góc nhìn của các nhiếp ảnh gia, phóng viên ảnh. Để đạt được những thành công đó, chắc chắc cần có 2 yếu tố: 1) Tòa soạn đề cao vai trò của truyền tải thông điệp ảnh báo chí và 2) Đội ngũ phóng viên có tố chất Hai yếu tố này bổ sung, kích thích sự phát triển lẫn nhau Vì sự đề cao vai trò của việc truyền tải thông tin thị giác nên lãnh đạo cơ quan báo chí có sự quan tâm, cho phép, khuyến khích việc sử dụng nhiều ảnh trên trang báo và sử dụng nhiều ảnh trong cùng 1 một bài viết, tạo điều kiện cho phóng viên ảnh làm việc Phóng viên có cơ hội được thỏa sức sáng tạo, được áp dụng những cách thức, phương thức thể hiện mới của ảnh báo chí trên báo mạng điện tử Trung bình trong một phóng sự ảnh là 10 - 20 ảnh được sử dụng với nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau.

Nếu một tòa soạn có phóng viên giỏi, nhưng lãnh đạo cơ quan lại không đề cao tuyến thông tin hình ảnh, những người trực tiếp biên tập, duyệt và xuất bản ảnh lên trang không có kiến thức về nhiếp ảnh, không biết cách làm nâng tầm bức ảnh thì phóng viên ảnh không có “đất dụng võ” và thông điệp ảnh báo chí không đạt được hiệu quả mong đợi.

Song song với đó, cần có “đầu ra” cho ảnh báo chí Nếu phóng viên ảnh đã vô cùng vất vả, dấn thân, lăn lội để có được những bức ảnh “nóng”, phản ánh từ hiện trường, nhưng sản phẩm của họ không được sử dụng, hoặc được sử dụng ít thì không khuyến khích được phóng viên ảnh tâm huyết, cống hiến hết mình cho công việc, đồng thời, làm giảm sức mạnh của thông điệp ảnh báo chí.

Vì vậy, lãnh đạo các cơ quan báo chí cần phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử thì mới có thể nâng cao chất lượng thông điệp ảnh báo chí.

“Về nhận thức, nếu một tòa soạn đề cao vai trò của thông điệp ảnh báo chí, có yêu cầu cao thì sẽ có phóng viên ảnh tốt, những bức ảnh đẹp Nếu tòa soạn chỉ hài lòng, bình bình, thế là được rồi thì sẽ chẳng bao giờ có những bức ảnh tốt, thông điệp tốt” (Trích PVS 7).

“Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của thế giới, Việt Nam có ít cơ quan quan tâm và có cơ chế khuyến khích sử dụng ảnh một cách tốt nhất, ít lượng phóng viên có tố chất riêng nổi trội Mặc dù dàn trải các báo đều có phóng viên ảnh, nhưng trong số đó là các viên chức mẫn cán cầm máy - chụp ảnh cho công việc” (Trích PVS 2).

“Từ trước tới nay, các cơ quan báo chí thường hay đề cao nội dung tin, bài, nhưng hiện nay, hình ảnh đang được đề cao trong môi trường truyền thông Đơn cử, hình ảnh lãnh đạo Đảng và Nhà nước không chỉ đại diện cho cá nhân con người, mà còn đại diện cho cả đất nước, con người Việt Nam Trước đây, nhiều báo lựa chọn, đề cao phóng viên viết giỏi, lấy ảnh của Thông tấn xã Việt Nam.Nhưng hiện nay, nhiều báo đã cử những phóng viên ảnh giỏi để tháp tùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong các chuyến công tác tại nước ngoài Có thể, những phóng viên ảnh này viết chưa sâu bằng các phóng viên viết, nhưng những hình ảnh họ gửi về lại cực kỳ hữu ích đối với báo mạng điện tử, cần tính tức thời, nhanh chóng, lan tỏa Rõ ràng, để thúc đẩy thông tin điện tử, các tòa soạn cần đề cao hình ảnh Khai mạc Hội nghị Trung ương, khoảng 30 phút sau, các báo đã đăng tải hình ảnh, nội dung có thể cập nhật sau Hay gần đây là một vụ cháy ở Bình Dương, thông tin đầu tiên đến với độc giả cũng là hình ảnh” (Trích PVS 1).

“Mong muốn của tôi là mọi người phải chung tay để nâng cao chất lượng thông điệp ảnh báo chí, từ Ban biên tập, bộ phận thư ký và các phóng viên ảnh đều phải có ý thức về hình ảnh Thứ hai, phóng viên phải quyết tâm với những bài viết của họ, trong bài của họ phải có bức ảnh đẹp Nếu mọi người không cùng chung tay thì sẽ rất khó để phát triển Nếu người này làm tốt, người kia làm không tốt thì tờ báo nhìn sẽ hổ lốn, đang có bức ảnh đẹp tự nhiên lại có bức ảnh xấu nên sẽ làm tờ báo không thể nào tốt được” (Trích PVS 10).

Thứ hai, nâng cao năng lực tác nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phóng viên về tác nghiệp các loại hình báo chí trong môi trường hiện nay.

Các cơ quan báo chí cần đặt ra yêu cầu thường xuyên về công tác đào tạo, tự đào tạo và đào tạo lại cho phóng viên trong quá trình tác nghiệp, đặc biệt đối với thể loại ảnh báo chí, video clip, video trực tiếp (livestream). Đào tạo các phóng viên ảnh báo chí cơ bản thành phóng viên “3 trong 1”, viết tin, bài, chụp ảnh, quay video, livestream các sự kiện, đặc biệt là với các phóng viên thường trú… Để từ đó, với bất kỳ sự kiện nào, các phóng viên trong tòa soạn đều có thể tác nghiệp.

Cử các phóng viên, biên tập ảnh tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn, các workshop, triển lãm của khu vực, thế giới để tăng cường trao đổi nghiệp vụ.

Thứ ba, cần tăng cường nguồn lực và chất lượng khâu/bộ phận biên tập ảnh.

Thực hiện chủ trương của Đảng là sáp nhập bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, tại các cơ quan báo chí, một người phải kiêm nhiệm nhiều việc, không có một ban chuyên về ảnh hoặc có phận biên tập ảnh riêng, ngoại trừ Thông tấn xã Việt Nam Thông thường, đối với các cơ quan báo chí chưa có bộ phận biên tập ảnh riêng, thông thường, người chụp - biên tập đều là phóng viên ảnh Lãnh đạo các bộ phận, các khối nội dung, thư ký tòa soạn, lãnh đạo cơ quan kiêm việc chọn ảnh, duyệt ảnh.

Một vấn đề đặt ra ở các cơ quan báo chí hiện nay là, người duyệt ảnh thường là lãnh đạo tòa soạn hay bộ phận thư ký, chỉ duyệt về tư tưởng chính trị của bức ảnh, chỉnh sửa hình thức như lãnh đạo không thiếu tay chân, không nhắm mắt, không há miệng quá to,…; chưa duyệt được về tính nghệ thuật hay hình tượng biểu trưng của thông điệp ảnh báo chí Việc duyệt ảnh chưa nâng tầm được bức ảnh và điều này cũng không hề dễ dàng.

Vì vậy, cần đề cao vị trí, vai trò của bộ phận biên tập ảnh thì mới có thể nâng cao chất lượng thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử.

“Biên tập viên ảnh phải là người rất giỏi, “trùm” lên tất cả các tác phẩm ảnh, kể ra “đầu vào” và “đầu ra” của hình ảnh Trong 100 file ảnh đưa về, chỉ chọn được

1 ảnh Biên tập viên chí là thư ký tòa soạn về hình ảnh cho tòa soạn” (Trích PVS 5)

“Biên tập viên ảnh cần nhận thức rõ thế nào là ảnh báo chí Những người quản lý báo chí, trong Ban biên tập của tòa soạn đôi khi cũng không phải am tường về ảnh báo chí, nhưng họ quản lý cả một tờ báo, trong đó có ảnh báo chí. Đó là một vấn đề của rất nhiều tòa soạn báo Việt Nam hiện nay Những người chọn ảnh đăng báo đôi khi lại không biết nhiều về ảnh báo chí Thường là phóng viên viết, biên tập viên viết, có kinh nghiệm lâu năm để họ chọn theo một cách mơ hồ, tôi cảm thấy thế này, tôi cảm thấy thế kia, theo thói quen, chứ không có lý luận. Còn những người làm ảnh chuyên nghiệp, bài bản, họ có lý thuyết, có lý luận trong khâu chọn, biên tập ảnh để nói chứ không phải vu vơ bằng “cái tôi cảm Khâu chọn ảnh là khâu rất quan trọng vì nó quyết định cho sự thành bại, sự hấp dẫn của bức ảnh Vì ảnh và Tít như cổng thông tin đầu tiên/cửa lớn đi vào trang báo Tít hay, ảnh hấp dẫn sẽ thu hút được người đọc Nếu ảnh không hấp dẫn thì ngay đầu tiên sẽ ko thu hút độc giả Người chọn ảnh phải có cái nhìn tỉnh táo dựa trên 3 tiêu chí: Sức sống, ý nghĩa và sự phù hợp.” (Trích PVS 7).

Ngày đăng: 23/06/2023, 11:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Phan Ái, Nguyễn Tiến Mão (2002), Ảnh báo chí, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Phan Ái, Nguyễn Tiến Mão (2002), "Ảnh báo chí
Tác giả: Đỗ Phan Ái, Nguyễn Tiến Mão
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2002
2. Đỗ Phan Ái (2010), Kỹ thuật và tạo hình nhiếp ảnh, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Phan Ái (2010), "Kỹ thuật và tạo hình nhiếp ảnh
Tác giả: Đỗ Phan Ái
Nhà XB: Nxb. Văn hóa - Thông tin
Năm: 2010
3. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb. Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Anh (2003), "Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí
Tác giả: Hoàng Anh
Nhà XB: Nxb. Lao động
Năm: 2003
4. Vũ Tuấn Anh (2022), Giáo trình phương pháp nghiên cứu truyền thông, Nxb. Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Tuấn Anh (2022), "Giáo trình phương pháp nghiên cứu truyền thông
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 2022
8. Hoàng Đình Cúc - Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Đình Cúc - Đức Dũng (2007), "Những vấn đề của báo chí hiện đại
Tác giả: Hoàng Đình Cúc - Đức Dũng
Nhà XB: NxbLý luận chính trị
Năm: 2007
9. Đỗ Quý Doãn (2014), Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Quý Doãn (2014), "Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Quý Doãn
Nhà XB: Nxb. Thông tin và Truyền thông
Năm: 2014
10. Đức Dũng (2000), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức Dũng (2000), "Sáng tạo tác phẩm báo chí
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nxb. Văn hóa - Thông tin
Năm: 2000
11. Đức Dũng (2001), Viết báo như thế nào?, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức Dũng (2001), "Viết báo như thế nào
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nxb. Văn hóa - Thông tin
Năm: 2001
12. Nguyễn Văn Dững - Hoàng Anh (biên dịch), (1998), Nhà báo - bí quyết kỹ năng nghề nghiệp, Nxb. Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dững - Hoàng Anh (biên dịch), (1998), "Nhà báo - bí quyết kỹ năng nghề nghiệp
Tác giả: Nguyễn Văn Dững - Hoàng Anh (biên dịch)
Nhà XB: Nxb. Lao Động
Năm: 1998
13. Nguyễn Văn Dững (2000, 2001), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, tập 1, tập 2, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dững (2000, 2001), "Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn
Nhà XB: Nxb. Văn hóa - Thông tin
14. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), "Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản
Tác giả: Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị Hà Nội
Năm: 2006
15. Nguyễn Văn Dững (2006), Tác phẩm báo chí tập 2, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dững (2006), "Tác phẩm báo chí tập 2
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: Nxb. Lý luận chính trị
Năm: 2006
16. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dững (2011), "Báo chí truyền thông hiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
17. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và Dư luận xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dững (2011), "Báo chí và Dư luận xã hội
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2011
18. Nguyễn Văn Dững (2018), Cơ sở lý luận báo chí. Nxb. Thông tin và và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dững (2018), "Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: Nxb. Thông tin và vàTruyền thông
Năm: 2018
19. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2018), Truyền thông Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2018), "Truyền thông Lý thuyết và kỹnăng cơ bản
Tác giả: Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng
Nhà XB: Nxb. Thông tin và Truyền thông
Năm: 2018
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2021
21. Hà Đăng (2002), Nâng cao năng lực và phong cách của phóng viên báo chí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị - Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Đăng (2002), "Nâng cao năng lực và phong cách của phóng viên báo chítrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Hà Đăng
Nhà XB: Nxb. Chính trị - Quốc gia
Năm: 2002
22. Vũ Cao Đàm (2012), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Cao Đàm (2012), "Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb. Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
23. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính chung và phong cách, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Minh Đức (2000), "Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính chung và phong cách
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w