1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề cương môn học quản trị kinh doanh hệ cao đẳng

5 1,4K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 236,91 KB

Nội dung

Đề cương môn học quản trị kinh doanh hệ cao đẳng

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HỆ CAO ĐẲNG

MSMH: QT350CV01

A Mục tiêu chung

Đợt thực tập giúp sinh viên:

– Hội nhập vào môi trường thực tế của doanh nghiệp

– Vận dụng những kiến thức đã học vào công việc bán hàng và marketing, lập kế hoạch kinh doanh tại doanh nghiệp

– Biết ứng xử trong các mối quan hệ tại doanh nghiệp

B Kiến thức đã được trang bị

Sau gần 3 năm học, sinh viên đã có một số kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực sau:

– Nghiệp vụ bán hàng và marketing

Quản trị bán hàng

Chăm sóc khách hàng

Thương mại điện tử

Nghiệp vụ ngoại thương

Kỹ thuật khuyến mãi và quảng cáo

Quan hệ công chúng

Lập kế hoạch kinh doanh

Quản trị hệ thống phân phối

– Nghiệp vụ Quản trị

Quản trị nhân sự

Quản trị hành chính

Soạn thảo văn thư

Luật trong kinh tế

Kỹ thuật thương lượng

Trang 2

– Nghiệp vụ Tin học

Tin học văn phòng

– Ngoại ngữ

Trình độ tương đương TOEIC 500

C Công việc chuẩn bị trước khi thực tập

– Chuẩn bị resume (CV) và cover letter, kỹ năng phỏng vấn, gửi thông tin đến các công ty có nhu cầu tuyển thực tập sinh trong lĩnh vực quan tâm

– Sinh viên được khuyến khích tự tìm chỗ thực tập liên quan đến chuyên ngành học Trong trường học phải nhờ nhà trường tìm chỗ thực tập thì sinh viên phải chấp nhận chỗ được giao dù sau đó

có tự tìm được chỗ khác mà sinh viên cho là tốt hơn Việc tự ý bỏ chỗ thực tập mà nhà trường tìm sẽ bị hình thức kỷ luật cao nhất là bị 0 điểm

– Sinh viên sau khi có chỗ thực tập phải chuyển phiếu tiếp nhận thực tập cho cơ quan tiếp nhận điền vào và gửi lại văn phòng Khoa Kinh tế - Thương mại

– Sinh viên nên tự ghi ra những mục tiêu, mong muốn đạt được từ đợt thực tập để sau này so sánh với những gì thực sự đạt được (xem Danh mục các sản phẩm thực tập)

D Công việc thực tập sinh có thể hỗ trợ

– Thực hiện kế hoạch công việc theo thời gian

– Tìm hiểu – quan sát – học hỏi các thông tin về nghiệp vụ chuyên môn: công việc thư ký, quản trị văn phòng, kinh doanh, marketing, bán hàng, v.v…

– Xây dựng thông tin khách hàng

– Gặp gỡ – trao đổi – tư vấn khách hàng; soạn thảo tài liệu – hợp đồng kinh doanh; thương lượng, triển khai thực hiện hợp đồng; chăm sóc khách hàng, …

– Lập các báo cáo về hoạt động kinh doanh

– Lập kế hoạch kinh doanh tổng thể – chi tiết

– Các công việc soạn thảo văn bản, tổ chức, quản trị, tổ chức sự kiện, hành chính – văn phòng

E Yêu cầu cần đạt

– Sinh viên phải bảo đảm thực tập toàn thời gian (8 giờ một ngày, 5-6 ngày trong một tuần tùy theo lịch làm việc của doanh nghiệp) trong suốt thời gian 15 tuần thực tập Việc không tuân thủ đủ thời gian thực tập sinh viên có sẽ bị kỷ luật với mức cao nhất là đình chỉ thực tập và bị 0 điểm; – Tôn trọng kỷ luật và nội quy doanh nghiệp, có tác phong nghiêm túc, cẩn thận và hết lòng vì công việc; sẵn sàng học hỏi, tiếp thu kiến thức mới với tinh thần cởi mở, tranh thủ sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên tại nơi thực tập;

– Đảm bảo thực hiện tốt công việc tại nơi thực tập với trách nhiệm cao, chính xác, đúng thời hạn đảm bảo các nguyên tắc bí mật về các thông tin, số liệu, dữ liệu của đơn vị thực tập;

– Tạo mối quan hệ tốt với nhân viên và khách hàng trong và ngoài doanh nghiệp thực tập;

Trang 3

– Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực tập; tận dụng các cơ hội học tập thực tiễn do doanh nghiệp tổ chức như các chương trình đào tạo, hội thảo, …;

– Hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao; sắp xếp thời gian viết báo cáo thực tập tốt nghiệp có chất lượng và đúng thời hạn quy định

F Các thông tin cần thiết

– Thời gian thực tập

– Phản ánh thực tập

– Hạn nộp báo cáo

– Lịch thuyết trình báo cáo

– Thư ký Khoa hỗ trợ

Các thông tin sẽ được giảng viên điều phối Thực tập công bố chi tiết

G Các tài liệu, hồ sơ cần phải nộp sau đợt thực tập

1) Sổ nhật ký thực tập:

– Viết theo ngày

– Nội dung công việc

– Kết quả thực hiện

– Vấn đề gặp phải trong ngày hôm đó và việc ứng dụng các kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng phân tích để giải quyết vấn đề

– Sổ nhật ký phải được công ty xác nhận theo tuần

2) Phiếu nhận xét sinh viên thực tập của cơ quan tiếp nhận

3) Báo cáo thực tập (xem hướng dẫn về cấu trúc của báo cáo phía dưới)

H Đánh giá môn học

Sinh viên đăng ký học môn “Thực tập tốt nghiệp” được đánh giá theo các thành phần sau:

1) Sổ nhật ký thực tập (được xem xét cho điểm thêm từ 0.5 đến 1 điểm nếu sinh viên không có danh mục sản phẩm thực tập)

2) Phiếu nhận xét của cơ quan tiếp nhận thực tập (20%)

3) Báo cáo thực tập (20%)

4) Trình bày báo cáo thực tập (60%)

5) Danh mục sản phẩm thực tập (không bắt buộc Nếu có làm, sinh viên nhận được điểm thưởng

từ 1 đến 2 điểm tùy vào mức độ chi tiết, đầy đủ và chính xác)

Cấu trúc chung của bài báo cáo thực tập tốt nghiệp:

Các trang thông tin tổng quát

Trang 4

– [ii] Trang dẫn

– [iii] Tóm tắt [Trích yếu]

– [iv] Lời cảm ơn

– [v] Mục lục

– [vi] Danh mục bảng biểu (nếu có)

– [vii] Danh mục hình ảnh (nếu có)

– [viii] Danh mục từ viết tắt (nếu có)

Các trang thông tin chính

– Mở đầu [Đặt vấn đề]

– [1] Tổng quan công ty thực tập (thông tin liên hệ, hình thức sở hữu, ngành hoạt động)

– [2] Thực trạng hoạt động (sản phẩm/dịch vụ, nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh doanh trong thời gian gần đây)

– [3] Công việc thực hiện

– [4] Những vấn đề đã phát hiện trong thời gian thực tập hoặc làm việc

– [5] Cách giải quyết vấn đề

– [6] Phân tích hiệu quả của các giải pháp sinh viên đề xuất đã được/không được công ty đưa vào

áp dụng

– [7] Nhận xét và đề xuất

– Kết luận

Các trang thông tin tổng quát (tt)

– [ix] Tài liệu tham khảo (nếu có)

– [x] Phụ lục (nên đưa danh mục sản phẩm thực tập vào đây nếu có)

– [xi] Nhận xét của công ty thực tập

– [xii] Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

– [xiii] Thông tin liên hệ sinh viên

Một số đề tài gợi ý:

– Cải thiện hoạt động bán hàng

– Cải thiện hoạt động marketing

– Cải thiện việc lưu trữ tài liệu, quản trị văn phòng

– Lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm

– Lập và triển khai thực hiện kế hoạch khuyến mãi - quảng cáo hoặc truyền thông marketing

Trang 5

Phần dành cho quản lý (không phát cho sinh viên)

Họ tên (các) giảng viên xây dựng đề cương lần này:

Nguyễn Thiên Phú

Ngày cập nhật: 22/2/2012

Người duyệt đề cương:

Họ và Tên Chức vụ Chữ ký

Ngày duyệt: / /

Lượng giá đề cương loại: ٱ Đạt ٱ Tốt

Họ và Tên Chức vụ Chữ ký

Ngày lượng giá: / /

(gởi Bản lượng giá cùng với ĐCMH này)

Ngày đăng: 24/01/2013, 09:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w