Kỹ năng suy nghĩ phán đoán

4 441 1
Kỹ năng suy nghĩ phán đoán

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật suy nghĩ phán đoán

10 Kỹ năng sống dành cho thanh thiếu niên KỸ NĂNG SUY NGHĨPHÁN ĐOÁN I) MỤC ĐÍCH: 1. Trẻ cần biết suy nghó có phán đoán để đối phó với những dư luận xã hội sai lầm (về giá trò của vật chất, của quyền lực…), những quan điểm truyền thống trong gia đình không còn phù hợp, những áp lực của bạn xấu, tránh những mối quan hệ có nhiều nguy cơ, như các mối quan hệ với người lạ trên internet… 2. Trẻ nắm được những bước cơ bản của tiến trình “suy nghó có phán đoán”: a. Nhận thông tin. b. Phân tích thông tin: những ý chính trong thông tin? Mục đích của người hoặc nơi cung cấp thông tin (nếu có) c. Đánh giá mức độ: đúng – sai; tích cực - tiêu cực của thông tin. d. Tiếp nhận hoặc từ chối sử dụng thông tin. II) PHƯƠNG TIỆN: Mỗi nhóm: 1 số tờ A0 (tùy số hoạt động) + chì màu + 1 tờ A4. Bản “thông tin: của HDV: khoảng 3 “thông tin”, tình huống sau. Trình bày trên bảng lớn hoặc trên giấy A0, sao cho cả lớp theo dõi được dễ dàng. 1. Phân tích mẫu quản cáo: “điện thoại di động SamSung SGH-D500 thêm khẳng đònh cho ĐẲNG CẤP 5 SAO”. 2. Tình huống: A nhân danh tình bạn đề nghò B giúp bạn ấy một việc là nhờ B đến nhà A nói (dối) với cha mẹ A là A đi học nhóm với B nguyên ngày mai, để A đi chơi với nhóm C. B cảm thấy phân vân, không biết nghó thế nào cho đúng. Em hãy giúp B phân tích xem thế nào là TÌNH BẠN đúng nghóa? 3. Hãy cho biết ý kiến của nhóm em về nhận đònh sau đây: “thế giới GIAO TIẾP TRÊN INTERNET (trong các phòng chat) là một thế giới ảo, gồm những con người ảo”. Sau đó em rút ra kết luận nào? III) THỜI GIAN: khoảng 180 phút (tuỳ thuộc vào số nhóm) IV) TIẾN HÀNH: chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4-6 trẻ. Tuỳ điều kiện thực tế, HDV sẽ tổ chức cho trẻ tham gia. 1. Phân tích vấn đề: Hoạt động 1: 10 Kỹ năng sống dành cho thanh thiếu niên Phân tích mẫu quảng cáo: “điện thoại SamSung SGH-D500 thêm KHẲNG ĐỊNH CHO ĐẲNG CẤP 5 SAO” (15 phút). a. Phân tích thông tin: những ý chính trong thông tin? Mục đích của người hoặc nơi cung cấp thông tin? Theo em “ĐẲNG CẤP 5 SAO” trong câu trên ý muốn nói gì? b. Em nghó gì về việc sẽ đạt được “ĐẲNG CẤP 5 SAO” bằng cách sử dụng điện thoại di động đó? Theo em, nếu chọn những đồ vật bên ngoài như đồng hồ, điện thoại, xe đời mới để tạo ra “giá trò” của mình thì có những điều hay và không hay nào? Có thể chọn cách nào khác để tạo ra “giá trò” của em không? Cách nào? (chăm lo, xây dựng những phẩm chất tốt đẹp như: có tinh thần cầu tiến – trung thực – biết tôn trọng người khác …) c. Tiếp nhận hoặc từ chối sử dụng thông tin? Lý do? d. (5 phút/nhóm) các nhóm giới thiệu kết quả của nhóm mình trước tập thể. Hoạt động 2: A và B là đôi bạn thân. A nhân danh tình bạn đề nghò B giúp bạn ấy một việc là nhờ B đến nhà A nói (dối) với cha mẹ A là A đi học nhóm với B nguyên ngày mai, để A đi chơi ca với nhóm C. B cảm thấy phân vân, không biết nghó thế nào cho đúng. Em hãy giúp B phân tích xem A nhân danh tình bạn như thế là đúng hay sai? a. Thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi sau(10 phút/nhóm): b. Hãy liệt kê những giá trò cần có trong tình bạn. (trung thực – tôn trọng – chia sẻ – giúp nhau ngày càng tốt hơn …) c. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các giá trò ấy. d. p dụng vào trường hợp trên để trả lời câu hỏi: A nói như thế là đúng hay sao? 2. Chọn 2 nhóm tình nguyện Nhóm 1 đóng vai bạn A để đưa đưa ra mọi lý lẽ nhằm thuyết phục B. Nhóm 2 đóng vai B, lý luận để từ chối. Mỗi nhóm cử ra một đại diện để đóng vai A và B. Hai bạn này đối thoại, tranh luận trước lớp. Các thành viên nhóm quan sát, nhắc nhở bạn mình. Trong lúc ấy, HDV chia bảng thành 2 cột, một bên cho A, một bên cho B. mỗi nhóm cử đại diện lên bảng ghi ý kiến cho bạn mình. Cả lớp trao đổi về 2 quan điểm. HDV tổng kết và liệt kê những giá trò trong tình bạn. Và tại sao B không nên chấp nhận lời đề nghò của A. Hoạt động 3: 10 Kỹ năng sống dành cho thanh thiếu niên Hãy cho biết ý kiến của nhóm em về nhận đònh sau đây: “thế giới giao tiếp trên internet (trong các phòng chat) là một thế giới ảo, gồm những con người ảo”. Em đồng tình hay không đồng tình với nhận đònh trên? Nêu các lý do? Từ các lý do vừa kể, theo em nên lưu ý những điều gì khi giao tiếp trên internet với người quen? Với người lạ? Em có nghe những chuyện không hay xảy ra khi giao tiếp vời người lạ không?  Thảo luận trong nhóm(10 phút/nhóm).  Đại điện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm (2 phút/nhóm). Có thể minh hoạ thêm bằng cách vẽ hình.  Trao đổi ý kiến giữa các nhóm (15 phút).  Sau khi tất cả các nhóm đã trình bày xong, HDV kết luận: khi sử dụng internet để giao tiếp, trước hết chú ý sử dụng những trang web có uy tín, các trang web đứng đắn. Tốt nhất chỉ nên sử dụng internet giao tiếp với người quen (chat với bạn bè, cha mẹ …). Khi sử dùng internet tạo các mối quan hệ với người lạ, nhất là trên các trang web lạ, các phòng “chat công cộng” phải hết sức cẩn thận, không đi quá xa trong mối quan hệ vì có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong đó. Hoạt đôïng 4: A nói: “mình có khiếu về văn nên đònh thi vào ngành văn ở đại học Sư phạm. Nhưng cha mẹ mình nói làm nhà giáo nghèo lắm và muốn mình học tin học hay quản trò kinh doanh. Cãi lời cha mẹ thì sợ bò cho là bất hiếu. Nghe theo lời cha mẹ thì mình không cảm thấy hứng thú chút nào? Mình còn sợ sẽ chán nản nữa. Mình phải làm sao?” Chia nhóm thảo luận: a. Nếu ở vò trí của A thì bạn sẽ hành động như thế nào? b. Có hiếu hay bất hiếu là thế nào? c. Bạn giải quyết vấn đề này như thế nào? HDV tổng hợp: mỗi cá nhân đều có quyền phát triển bằng cách lựa chọn những ngành nghề phù hợp với năng khiếu. Tiền không phải là tiêu chuẩn đánh giá giá trò của ngành nghề. Hạnh phúc mới là quan trọng và không ai tìm được hạnh phúc khi thực hiện kế hoạch do người khác vạch ra. Có hiếu không phải là răm rắp tuân theo ý cha mẹ mà thương yêu, chăm sóc; nhất là phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già. Chúng ta có thể không đồng ý với cha mẹ nhưng có thể thuyết phục bằng cách ăn nói nhẹ nhàng, lễ phép và luôn tỏ thái độ yêu thương, chăm sóc cha mẹ. V) KẾT LUẬN: 10 Kỹ năng sống dành cho thanh thiếu niên Trong cuộc sống ta có thể có những bước đi sai lầm vì vôïi vã chấp nhận một thông tin, chạy theo một phong trào hoặc quá thụ động không dám biểu lộ ý kiến riêng hay sở thích của mình. Do đó, duy nghó có phán đoán rất quan trọng. Trước một thông tin, dư luận xã hội, lời rủ rê của bạn bè hay cả ý kiến của người thân, ta nên xem xét mặt phải và mặt trái của vấn đề trước khi quyết đònh. Nếu không ta có thể hối tiếc cả đời. . 10 Kỹ năng sống dành cho thanh thiếu niên KỸ NĂNG SUY NGHĨ CÓ PHÁN ĐOÁN I) MỤC ĐÍCH: 1. Trẻ cần biết suy nghó có phán đoán để đối phó với những dư luận xã. quan hệ với người lạ trên internet… 2. Trẻ nắm được những bước cơ bản của tiến trình suy nghó có phán đoán : a. Nhận thông tin. b. Phân tích thông tin: những ý chính trong thông tin? Mục. hoặc quá thụ động không dám biểu lộ ý kiến riêng hay sở thích của mình. Do đó, duy nghó có phán đoán rất quan trọng. Trước một thông tin, dư luận xã hội, lời rủ rê của bạn bè hay cả ý kiến

Ngày đăng: 24/05/2014, 19:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan